Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội theo quan niệm của Ki-tô giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 102 trang )


VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN TRIẾT HỌC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






PHẠM QUỲNH TRANG






VẤN ĐỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
THEO QUAN NIỆM CỦA KI-TÔ GIÁO







LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC







Hà Nội - 2009


VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN TRIẾT HỌC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







PHẠM QUỲNH TRANG







VẤN ĐỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI THEO QUAN NIỆM
CỦA KI-TÔ GIÁO

Chuyờn ngành : Triết học
Mó số : 60.22.80



LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ LAN HIỀN


HÀ NỘI - 2009


1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

Chương 1. CÔNG BẰNG XÃ HỘI THEO KITÔ GIÁO 12
1.1. Tìm hiểu chung về đạo Kitô 12
1.2 Khái niệm chung về công bằng xã hội 18
1.3 Quan niệm của Kitô giáo về vấn đề công bằng xã hội 23

Chương 2. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI THEO KITÔ GIÁO 49
2.1 Quan niệm về trách nhiệm xã hội 49

2.2 Vấn đề trách nhiệm xã hội theo quan niệm của Kitô giáo 54
2.2.1 Trách nhiệm của con người đối với những vấn đề về môi trường. 56
2.2.2 Trách nhiệm của con người đối với xã hội và ngược lại. 66
2.2.3 Trách nhiệm của con người đối với gia đình và với chính mình 75

KẾT LUẬN 92



2
KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
I. KINH THÁNH
Cl
Côlôxê
Lv
Lêvi
Cn
Châm ngôn
Mc
Máccô
1 Cr
1 Côrintô
Mt
Mátthêu
2 Cr
2 Côrintô
1 Pr
1 Phêrô
Ds
Dân số

2 Pr
2 Phêrô
Đnl
Đệ nhị luật
Rm
Rôma
Ep
Êphêxô
1 Sm
Sách Samuen quyển 1
Ga
Gioan
2 Sm
Sách Samuen quyển 2
Gl
Gala
St
Sáng thế
Hc
Huấn ca
Tb
Tôbia
Kh
Khải huyền
1 Tx
Thêxalônica 1
Kn
Khôn ngoan
Xh
Xuất hành

Lc
Luca



II. CÁC SÁCH KHÁC
CA
Centesimus annus
Thông điệp năm thứ 100 của Đức Thánh cha Gioan Phaolô II
GE
Gravissimum educationis
Tuyên ngôn về Giáo dục Kitô giáo của Cộng đồng Vaticanô II
GS
Gaudium et spes
Hiến chế về Mục vụ của Cộng đồng Vaticanô II
SRS
Sollicitudo rei socialis
Thông điệp Quan tâm đến vấn đề xã hội của Đức Thánh cha
Gioan Phaolô II
- Trích dẫn Kinh thánh: Sử dụng kí hiệu chung của Kitô giáo toàn cầu
là để trong dấu (…) các kí hiệu trong ngoặc lần lượt biểu thị: Tên sách viết
tắt, số thứ tự của đoạn, số thứ tự của câu. Ví dụ:
(Mc: 16, 15): Tin mừng theo thánh Mac-cô đoạn 16, câu 15.


3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Từ cuối thế kỷ XIX đến nay, với sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật, cách mạng vật chất, con người bắt đầu tin tưởng vào quyền

năng, uy thế, và sự sáng tạo vô biên của chính mình, có lối sống duy vật, đam
mê hưởng thụ vật chất hơn. Song, khi cuộc sống bị lệ thuộc quá nhiều vào kỹ
thuật, con người vì đã quá quen với những tiện nghi hiện đại, thích dùng
những phương tiện máy móc hơn cơ bắp… sẽ dẫn đến chỗ con người mất đi
sự nhạy cảm, sức “đề kháng” với môi trường bên ngoài, với sự biến đổi của tự
nhiên, của khí hậu. Cách mạng khoa học kỹ thuật cũng đã phá hỏng sự hài
hoà của thiên nhiên, dẫn đến con người hiện đại đang trong nguy cơ phải “đối
đầu” và chịu sự thách thức của thiên nhiên.
Thêm nữa, tham vọng của con người là vô hạn mà thiên nhiên là hữu
hạn, lấy cái hữu hạn để thoả mãn cái vô hạn tức là đã chặn ngay con đường
sống của chính mình, nguy cơ của sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự
huỷ diệt toàn cầu về môi sinh là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Thời đại toàn cầu hóa mà C.Mác đã nhìn thấy từ những năm cuối của
thế kỉ thứ XIX, khi Mác nhận định: "Ðại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế
giới, thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương, dân tộc vẫn tự
cung tự cấp, ta thấy phát triển những mối quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ
biến của các dân tộc" [39; tr. 602] dẫn tới nguy cơ của sự bất bình đẳng, sự
bất công và áp bức trong một dân tộc và giữa các dân tộc.
Quá trình toàn cầu hóa một mặt đã mang lại cho các Quốc gia dân tộc
những cơ hội chưa từng có, để phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho con
người, mặt khác đã hàm chứa trong nó những nguy cơ loại trừ và nẩy sinh
nhiều vấn đề xã hội, đặt các quốc gia dân tộc trước những thách thức mới: sự
phân tầng xã hội ngày càng sâu sắc, vấn đề bất bình đẳng, bất công xã hội,


4
vấn đề cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và nạn ô nhiễm môi trường, vấn đề
khủng bố và tội phạm quốc tế…Đặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng ấy thì
vấn đề Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội trở thành vấn đề nổi cộm hơn
bao giờ hết.

Như vậy, vấn đề bất công, bất bình đẳng ngày càng diễn ra sâu rộng
ngay trong lòng của xã hội hiện đại. Thiên nhiên và môi trường sống của con
người đang bị hủy hoại, cả nền đạo đức và văn hóa cũng đang bị xuống cấp
trầm trọng… Trách nhiệm này thuộc về chính con người chúng ta, những con
người sống trong thời hiện đại chỉ mải mê chạy theo những giá trị vật chất, lợi
ích của bản thân mà quên mất trách nhiệm của mình đối với môi trường tự
nhiên, môi trường xã hội, với gia đình và với chính bản thân mình.
Nói tóm lại, nhân loại đang đối diện với nghịch lí sâu thẳm của xã hội
hiện đại: một bên là những cơ hội to lớn về mọi mặt do cách mạng kỹ thuật
mang lại, bên kia là hàng loạt những thách thức mà con người phải đối mặt.
Bởi vậy, con người cần phải nhận thức một cách trưởng thành hơn về
nghĩa vụ, nhiệm vụ mới ở cấp độ toàn cầu. Trong đó, vấn đề trách nhiệm xã
hội, công bằng xã hội được đặt lên hàng đầu và trở thành một trong những
vấn đề quan trọng, đóng vai trò là nhân tố thúc đẩy sự phát triển bền vững của
xã hội.
Rất nhiều giải pháp được đặt ra nhằm giải quyết các vấn nạn của xã hội
hiện đại. Trong các giải pháp ấy, người ta cũng bắt đầu chú ý tham khảo
những giải pháp mà các tôn giáo đưa ra. Các nhà khoa học trở lại nghiên cứu
tôn giáo không chỉ để phê phán thế giới quan và nhân sinh quan của nó, mà
nghiên cứu tôn giáo từ góc độ tâm lý, văn hóa và đạo đức.
Trong sự nghiên cứu đó, họ nhìn nhận lại vai trò của tôn giáo trong sự
phát triển cộng đồng và đặc biệt chú ý đến những giải pháp của nó đối với
những vấn nạn nhân sinh.


5
Ở Việt Nam hiện nay, ngoài mười tôn giáo được công nhận tư cách
pháp nhân (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hòa hảo, Bahai, Hồi
giáo, Tịnh độ cư sĩ phật hội, Minh sư đạo, Minh lý đạo…) còn có nhiều loại
hình tôn giáo và tín ngưỡng khác. Tuy nhiên, chỉ có hai tôn giáo (có số lượng

tín đồ đông nhất là Phật giáo và Công giáo) có ảnh hưởng sâu đậm nhất đến
đời sống, tinh thần xã hội. Trong đó Công giáo với hơn bốn thế kỷ hiện diện,
đã ít nhiều có ảnh hưởng, tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hiện nay, trên tinh thần đổi mới nhận thức về tôn giáo, Đảng và Nhà
nước ta đã nhận định tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, trong tôn
giáo có những giá trị tốt đẹp về cả đạo đức và văn hóa. Các giáo lý tôn giáo
đều chứa đựng một số giá trị góp phần xây dựng nền đạo đức mới và văn hóa
mới cho con người việt Nam hiện nay.
Với những lí do nêu trên, tôi chọn đề tài “Vấn đề công bằng xã hội và
trách nhiệm xã hội theo quan niệm của Kitô giáo” làm đề tài nghiên cứu cho
Luận văn Thạc sĩ triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển
như vũ bão, và đang bước vào thời kì phát triển cực thịnh thì một số quốc gia
đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững. Một xã hội phát triển thật
sự phải là một xã hội “công bằng, dân chủ, và văn minh” trong đó con người
ý thức được trách nhiệm xã hội của mình, chính vì thế mà đã có nhiều công
trình nghiên cứu về vấn đề công bằng xã hội và vấn đề trách nhiệm xã hội,
đây cũng là chủ đề chính được đưa ra tại các hội thảo, các diễn đàn trong
những năm gần đây.
Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, Đại hội Giám mục thế giới, họp tại
Roma từ 30.09 đến 06.11.1972 cũng đã đề cập đến 2 vấn đề lớn, trong đó vấn
đề công bình trên thế giới được đặc biệt quan tâm và được đánh giá là một đề


6
tài quan trọng, quan trọng hơn cả đề tài chức vụ linh mục. Ngay phần giới
thiệu cuốn “Công bình trên thế giới”, Đại hội Giám mục đã khẳng định “chức
vụ linh mục tuy là một vấn đề đang làm sôi nổi dư luận nhưng là vấn đề nội
bộ của giáo hội Công giáo, công bình trên thế giới mới là vấn đề chung của

con người”. Đại hội đi vào nghiên cứu vấn đề công bình trên thế giới nhưng
chỉ nêu ra được những bất công mang tính tổng quát, còn mang nặng tính
chủ quan của giáo hội. Những người soạn thảo ra bản văn này cũng tự đánh
giá rằng đây là một vấn đề bao la mà các giám mục chỉ có rất ít thời gian
nghiên cứu vì thế khi bản văn được công bố“đã không làm cho ai thỏa mãn”
tuy nhiên tại đây vấn đề công bình cũng đã bắt đầu được đặt ra và nghiên
cứu. Từ đó đến nay vấn đề công bằng xã hội càng ngày càng được quan tâm
nhiều hơn.
Gần đây Viện triết học – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã phối hợp
với Hội hành động vì sự phát triển con người Thiên chúa giáo Đức
(MISEREOR) tổ chức hội thảo khoa học “Công bằng xã hội, trách nhiệm xã
hội và đoàn kết xã hội”. Hội thảo diễn ra từ ngày 15-16/10/2007- tại Hà Nội,
thông qua hội thảo các vấn đề công bằng và trách nhiệm xã hội được tiếp cận
dưới nhiều góc độ: kinh tế, chính trị và cả tôn giáo. Trước tiên hội thảo khẳng
định chủ đề mà hội thảo đang hướng đến là một chủ đề có ý nghĩa lí luận và
thực tiễn quan trọng, đồng thời là một trong những mối quan tâm lớn nhất
không chỉ của những nhà hoạt động chính trị, những nhà khoa học, những nhà
hoạt động tôn giáo mà còn là của toàn nhân loại hiện nay. Mặc dù có một số
bài viết về vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội theo quan điểm và
học thuyết của Giáo hội nhưng vẫn chỉ dừng lại ở những bài báo cáo, tham luận
chưa phải là một công trình nghiên cứu đầy đủ và cụ thể. Hơn nữa hội thảo chỉ
tập trung chủ yếu vào vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội nói chung
trong điều kiện hiện nay, không đi sâu khai thác ở khía cạnh tôn giáo.


7
Cũng trong hội thảo này, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã giới thiệu về
cuốn “Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo”, đây là công trình tập thể
của Ủy ban Bác ái xã hội thuộc Hội đồng giám mục Việt Nam. Tác phẩm
dường như là sự lên tiếng của Giáo hội trong thời đại mới, cần thiết phải đưa

ra một bản văn đầy đủ về các vấn đề xã hội để công bố đến toàn thể mọi
người trong và ngoài đạo, tác phẩm bao quát toàn bộ những vấn đề xã hội cả
kinh tế, chính trị, và văn hóa dưới nhãn quan của Giáo hội, ẩn sau đó là những
giá trị đạo đức, và tình yêu thương, nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm và
lương tâm của con người, để hướng đến một xã hội công bằng và một nền văn
minh đúng nghĩa, càng ngày càng chú ý tới sự phát triển toàn diện của con
người. “Học thuyết xã hội của Hội thánh đề ra những nguyên tắc suy tư,
những tiêu chuẩn phán đoán, những đường hướng hành động” (CA 24)
Nhưng cũng vì là một tập sách chứa đựng nhiều nội dung, nhiều khía cạnh,
khá phong phú và đa dạng lại muốn chuyển tải nhiều thông điệp cho nên các
vấn đề trong tập sách chủ yếu được trình bày dưới hình thức là những luận
điểm, vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội chưa được nêu ra một
cách rõ ràng và chưa được đi sâu phân tích.
Tạp chí Công giáo và Dân tộc- một diễn đàn khoa học của giới trí thức
Công giáo cũng đã đăng tải một số bài tiêu biểu về vấn đề công bằng và trách
nhiệm xã hội như: bài “Công bằng xã hội,trách nhiệm xã hội, đoàn kết xã hội
và liên đới xã hội” của Vương Đình Chữ; “Công bằng xã hội, trách nhiệm xã
hội và đoàn kết xã hội trong việc dấn thân xã hội của giáo hội” của Hồng y
Keith Patrich Oobrien; “Xây dựng xã hội công bằng theo học thuyết xã hội
Công giáo” của ĐGM. PhaoLo Bùi Văn Đọc, bài viết “Công bằng xã hội con
đường đi tới đó” của Mai Thanh Hải…
Trong các bài viết trên, các tác giả cũng đã làm sáng tỏ khái niệm Công
bằng xã hội, trên cơ sở thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay, các tác giả đã


8
đưa ra những lời giải đáp cho việc xây dựng một xã hội công bằng. Tuy
nhiên, phạm trù trách nhiệm xã hội và công bằng xã hội mặc dù được đề cập
đến dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng theo quan niệm của Kitô giáo thì vấn
đề này mới chỉ được nghiên cứu một cách sơ lược và chủ yếu dưới nhãn quan

thần học.
Trong nhiều năm trở lại đây, trên các sách báo, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ
triết học cũng đã đề cập đến vấn đề công bằng và trách nhiệm xã hội. Tiêu
biểu có luận án tiến sĩ của Trương Như Vương, luận án đi vào tìm hiểu tư
tưởng đạo đức trong bản văn cụ thể là Kinh thánh, tại đây, công bằng xã hội
được đề cập đến như một quan niệm về giá trị đạo đức của con người trong
rất nhiều những giá trị đạo đức khác. Tuy nhiên, vấn đề công bằng xã hội mới
chỉ được khai thác ở một góc hẹp từ khía cạnh đạo đức.
Vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội nói chung, không chỉ
được các học giả, giới trí thức Công giáo tâm, mà còn được sự quan tâm của
giới trí thức ngoài Công giáo như: GS TS Nguyễn Trọng Chuẩn với bài viết
“Kinh thế thị trường và trách nhiệm xã hội”, GS TS Lê Hữu Tầng đã từng viết
cuốn sách “về động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội” trong đó công bằng
xã hội được tác giả đề cập đến dưới góc độ là một động lực của sự phát triển
nội tại của xã hội. Ngoài ra GS TS Lê Hữu Tầng còn viết nhiều bài đăng tải
trên các tạp chí triết học và các hội thảo trong và ngoài nước như “Công bằng
xã hội và công bằng xã hội ở Việt Nam”…
Nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng quan tâm đến vấn đề này như:
MaxWeber với “Nền đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản”,
TS Trác Tân Bình với công trình nghiên cứu “Lí giải tôn giáo”; “Bàn về
tôn giáo Kitô”.
Trong các tác phẩm này các tác giả cũng đã đề cập đến một vài khía
cạnh của vấn đề công bằng xã hôi theo quan niệm của Kitô giáo…


9
Ngoài ra còn có nhiều bài viết, tuy không liên quan trực tiếp đến vấn đề
công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội trong Kinh thánh, nhưng cũng đã đặt
vấn đề về sự công bằng về sự công bằng và trách nhiệm nói chung như: “Phụ
nữ cũng là hình ảnh của Thiên Chúa” của Lm. Thiện Cẩm. Theo tác giả trong

xã hội cần có sự bình quyền giữa người nam và người nữ… Linh mục
Nguyễn Hồng Giáo đi vào nghiên cứu công bằng và bình đẳng ở khía cạnh
“Nhân phẩm và Nhân quyền trong học thuyết xã hội của Giáo hội”…
Tóm lại, vấn đề Công bằng và Trách nhiện xã hội nói chung và theo
Kitô giáo nói riêng càng ngày càng được đăng tải nhiều hơn trên các sách báo
dưới dạng các bài viết, các bài tham luận tại các hội thảo và một số luận án đã
được in thành sách…
Tuy nhiên tất cả các bài viết, các công trình nghiên cứu, các hội thảo
khoa học đó mới chỉ dừng lại ở những vấn đề chung, chưa đi vào nghiên cứu
cụ thể và toàn diện về vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội theo
quan niệm của Kitô giáo từ góc nhìn triết học. Chính vì vậy, tôi đã chọn
nghiên cứu vấn đề này làm đề tài cho luận văn thạc sĩ triết học của mình.
Khi đi vào nghiên cứu vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội
theo quan niệm của Kitô giáo, tôi cũng gặp phải một số khó khăn:
Thứ nhất: Công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội là vấn đề được
nhiều người quan tâm, nhưng vì là một đề tài mới, do đó nguồn tài liệu còn
vô cùng hạn hẹp.
Đặc biệt, tôi lại chọn nghiên cứu vấn đề công bằng và trách nhiệm xã
hội trong Thánh Kinh Kitô giáo - một bản văn có từ lâu đời, ngôn ngữ và tâm
thức có nhiều điểm khác biệt với chúng ta ngày nay. Và điều có thể khẳng
định ngay, chúng ta không hy vọng có thể tìm thấy tư tưởng về sự công bằng
và trách nhiệm xã hội rõ ràng như một định nghĩa, hay một khái niệm. Muốn
hiểu được Thánh kinh, phải vượt lên nghĩa đen, tìm nghĩa bóng, vượt lên cá


10
biệt tính và não trạng Do Thái, tìm trong Kinh thánh những tư tưởng về sự
công bằng và trách nhiệm xã hội qua những ẩn dụ, những lời tiên tri, dụ
ngôn, những lời răn của Chúa…
Thứ hai, Công giáo là một tôn giáo, có thể nói không mấy tương thích

với các triều đại chính trị ở Việt Nam và luôn có “vấn đề” với dân tộc. Do đó,
nó vẫn tạo ra những làn sóng dư luận đa chiều, khiến cho việc nghiên cứu tư
tưởng của tôn giáo này trở nên vô cùng nhạy cảm.
Khó khăn hơn hết, trước đó chưa có một công trình nào đi vào nghiên
cứu thật cụ thể và có hệ thống về vấn đề “Công bằng xã hội và trách nhiệm
theo quan niệm của Kitô giáo” từ góc độ triết học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Luận văn góp phần làm sáng tỏ và sâu sắc hơn khái niệm
công bằng và trách nhiệm xã hội theo quan niệm của Kitô giáo.
Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung vào giải
quyết những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ khái niệm công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội từ góc độ
triết học.
- Nghiên cứu, luận giải về vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã
hội theo quan niệm của Kitô giáo
- Rút ra ý nghĩa của vấn đề.
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lí luận: Luận văn dựa trên những quan điểm duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh cùng Đảng ta về vấn đề tôn
giáo nói chung và về vấn đề công bằng, trách nhiệm xã hội nói riêng.
-Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp
phân tích, tổng hợp, so sánh kết hợp với phương pháp logic và lịch sử. Ngoài


11
ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác như: kết hợp nghiên cứu
thực tế với nghiên cứu văn bản, phương pháp đối chiếu…
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn đã góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề
công bằng và trách nhiệm xã hội theo quan niệm của Kitô giáo trên bình

diện triết học.
- Luận văn cũng nêu lên một số những kiến giải riêng của tôi đối với
vấn đề công bằng và trách nhiệm xã hội.
- Kết quả của luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên
cứu và giảng dạy tôn giáo học và lịch sử triết học.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lí luận: kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nhỏ bé vào
những thành tựu khoa học nghiên cứu về lịch sử triết học nói chung và tôn
giáo học nói riêng, nhằm giải quyết tốt những vấn đề của thực tiễn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Việc làm rõ vấn đề công bằng xã hội và trách
nhiệm xã hội theo quan niệm của Kitô giáo góp phần hình thành ý thức về
công bằng và trách nhiệm để con người tự giác thực hiện nó trong quá trình
xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo luận văn
có nội dung gồm 2 chương và 5 tiết.



12
Chương 1
CÔNG BẰNG XÃ HỘI THEO KITÔ GIÁO
1.1. Tìm hiểu chung về đạo Kitô
Kitô giáo xuất hiện vào thế kỉ thứ I sau công nguyên ở vùng Palextin,
(thuộc về vùng Trung cận Đông ngày nay). Đạo Kitô ra đời trên cơ sở của đạo
Do Thái “và như một sự khai hoa đối với truyền thống đó” [28; tr. 9]… Người
Do Thái là một dân tộc ở phương Đông, có những đặc điểm tâm lí và văn hóa
của người phương Đông, cho nên khi đạo Kitô mới ra đời cũng mang mầu sắc
phương Đông rõ rệt.
Cho đến đầu công nguyên, người La Mã vẫn sùng bái đa thần, từ năm

63 trước công nguyên La-mã thôn tính vùng Palextin, nơi mà từ thế kỉ thứ VI
(TCN), người dân nơi đây đã theo một tôn giáo nhất thần gọi là đạo Do Thái.
Tuy nhiên khi trở thành một bộ phận của đế chế La Mã, người Do Thái phải
sống tạp cư với nhiều dân tộc khác, tất yếu phải tiếp xúc với nhiều luồng văn
hóa, tôn giáo mới. Thông qua sự tiếp xúc giao lưu này, thúc đẩy hình thành
một tôn giáo mới. Tôn giáo này là sự pha trộn giữa tinh thần Do Thái, văn hóa
Hy Lạp- La Mã, chủ nghĩa duy lí và cả triết học khắc kỉ. Vì vậy, mà không
mảy may nghi ngờ đạo Kitô được trưởng thành từ mảnh đất của đạo Do Thái,
nhưng đó là mảnh đất đã được thành phần ngoại lai thẩm thấu và bão hòa. Do
đó, trong thời kì bắt nguồn và giai đoạn đầu hình thành đạo Kitô đã có sự hòa
trộn giữa phương Tây và Phương Đông, giữa tinh thần Hy Lạp, La Mã và tinh
thần Do Thái. Cũng chính vì vậy, Kitô giáo trở thành tôn giáo chung của
phương Tây và phương Đông.
Người sáng lập ra Kitô giáo có tên là Giê-su, sách Tông đồ truyện kí đã
kể lại hoạt động của giáo phái này những ngày đầu mới thành lập, lúc đầu tín
đồ của đạo này chỉ là người Do Thái, thuộc miền nam Thổ Nhĩ Kì, lúc đó là


13
một phần của đế chế La Mã, sau đó theo chân những nhà truyền đạo mà đến
với những dân không Do Thái.
Song, để trở thành một tôn giáo lớn trên thế giới như ngày nay, Kitô
giáo trong quá trình phát triển và tìm chỗ đứng cho mình, đã phải trải qua rất
nhiều khó khăn, thử thách. Bước ngoặt lớn nhất diễn ra trong lòng Giáo hội
chính là các cuộc cải cách tôn giáo, đã thúc đẩy thêm một bước sự phân ly
Giáo hội. Những người khởi xướng các cuộc cải cách này chính là những con
chiên ngoan đạo của chúa, họ là những linh mục, những tu sĩ hay mục sư như:
Desiderius Erasmus, Martin Luther, J. Calvin…
Hơn nữa, trong nội bộ Đế chế La Mã - do sự khác biệt về chủ trương,
chính trị, ngôn ngữ, truyền thống văn hóa… Đặc biệt, đằng sau sự phân biệt

về giáo lý và lễ nghi, còn tiềm ẩn những quan hệ trần tục sâu sắc, dẫn đến
hình thành hai đế quốc là phương Tây và phương Đông. Cùng với nó, Kitô
giáo đã tách ra thành hai giáo hội Tây - Đông. Ban đầu, hai Giáo hội này có
chung một tín điều, lấy Rô-ma làm trung tâm, nhưng do mâu thuẫn nảy sinh
trong nội bộ hai Giáo hội ngày càng gay gắt, nên từ năm 974- 1054 thì phân
chia hẳn.
Từ sau thế kỷ thứ XI, Kitô giáo phân li thành hai giáo phái chính:
Catholic (Công giáo -nghĩa là “chung cho tất cả”) ở phía Tây, lấy Rô-Ma làm
trung tâm- gọi là Công giáo La Mã; Orthodoxe (Chính thống giáo) ở phía
Đông lấy Constantinople làm trung tâm nên còn gọi là Đông Chính giáo.
Đến năm 1520, cùng với sự phát triển của giai cấp tư sản, phong trào
cải cách tôn giáo do mục sư M. Luther người Đức cầm đầu, đã dẫn đến việc
tách từ khối Công giáo La Mã ra một dòng mới là Tin lành giáo. Có ba danh
từ dùng để chỉ đạo Tin lành: Protestantism (nghĩa là Thệ phản), Evangelism
(Phúc âm), Reformism (Cải cách). Đạo Tin Lành chịu ảnh hưởng đậm nét của
tư tưởng dân chủ tư sản và khuynh hướng tự do cá nhân, vì không thừa nhận


14
quyền lực của tòa thánh và cộng đồng chung mà đạo tin lành bị những người
Công giáo gọi là Protestantism - muốn ám chỉ những tín đồ có tư tưởng phản
lại Phúc Âm, phản lại Giáo lý của đạo Công giáo. Còn những người Tin Lành
thích gọi mình là Reformism, tức là, Đạo cải cách, nguyên từ Evangelism-
nghĩa là Tin Lành, Tin mừng, ngụ ý là tín đồ đọc và tìm hiểu Tin mừng trực
tiếp, không phải qua lời giảng giải của giáo quyền La-mã.
Ba giáo phái mới ra đời mặc dù hoạt động riêng rẽ, nhưng đều thờ đức
chúa trời và lấy Giê-su Kitô làm vị thánh tối cao, thừa nhận Cựu ước và Tân
ước là kinh điển chính thức của tôn giáo mình, còn các bản văn khác như
Giáo lí, Giáo luật thì có khác nhau. Như vậy, nói đến Kitô giáo cũng có nghĩa
là nói đến đạo Công giáo, có giáo hội trung tâm là Rô- ma ngày nay.

Đạo Kitô khi truyền vào Việt Nam được gọi theo nhiều tên khác nhau
như: đạo Gia tô, đạo Cơ đốc, đạo Kitô, đạo Thiên Chúa, rồi đạo Công giáo…
vì lý do sau:
Đạo Thiên Chúa, do giáo chủ Giê-su có biệt hiệu là Christos sáng lập,
người Phương tây gọi là Christianisme, khi truyền sang phương đông (đặc
biệt là khi vào Trung Quốc), người Trung Hoa có hai cách gọi: thứ nhất gọi
theo tên vị giáo tổ là Giê-su, phiên âm Hán-Việt là Gia tô. Thứ hai, theo biệt
hiệu phiên âm là Jilisisu, phiên âm Hán-Việt là Cơ Lợi Tư Đốc, khi gọi tắt là
đạo Cơ đốc, riêng ở Việt Nam ngay từ buổi đầu đã phiên âm là đạo Khirixito
hay Kirixito, gọi tắt là đạo Kitô.
Tuy nhiên, cách gọi Công giáo có phần tuỳ tiện như trên dẫn đến nhầm
lẫn giữa Công giáo và Kitô giáo nguyên thuỷ, giữa Công giáo và Tin Lành.
Về mặt khoa học, chúng ta cần phải thống nhất cách gọi chung là Công giáo,
tức là một nhánh của Kitô giáo nguyên thuỷ, có Giáo hội trung tâm là Rô-ma
ngày nay.


15
Từ Catholism có thể được hiểu theo hai nghĩa chính: Thứ nhất, theo
nguyên nghĩa là phổ quát, đây chính là một trong các thuộc tính của Giáo hội,
chính từ nghĩa này mà người “Catholic”ở Việt Nam tự nhận mình là người
Công giáo - hiểu đơn giản hơn là đạo chung cho mọi người, cho toàn thể nhân
loại, và cũng là chung cho mọi tạo vật, đó là con đường làm cho các sự vật
hiện tượng và chính bản thân con người trở nên hoàn mỹ, tốt lành, xứng hợp
với đạo trời đất.
Không phải ngẫu nhiên từ Catholic (Công giáo) lại được dùng cho đạo
của Giê-su, mà nguyên do xuất phát từ lời đức Giê-su Kitô trong phúc âm
thánh Mác-cô: “Hãy đi khắp cả thiên hạ rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ
tạo” (Mc: 16,15) và Giáo hội có tên Thiên Chúa vì có mặt trên khắp thế giới,
từ đầu này đến đầu kia của mặt đất, vì Giáo hội dạy bảo một cách phổ biến

mọi giáo điều cần cho nhận thức của con người không trừ điều nào, và thêm
nữa vì Giáo hội đem lại sự phụng thờ chân chính cho toàn nhân loại, từ bậc
vương giả đến hàng thứ dân, từ người thông thái đến kẻ dốt nát. Thứ nữa,
Catholic dùng để chỉ những người Cơ Đốc giáo thừa nhận quyền uy của Giáo
hội do giám mục Rô-ma tức Giáo hoàng đứng đầu, để phân biệt họ với tất cả
các người Cơ đốc giáo không thừa nhận quyền uy của Giáo hội này. Chính là
căn cứ vào nghĩa sau mà người ta đối lập đạo Thiên Chúa với đạo Tin lành.
Do nhu cầu mở rộng nước Chúa của đạo Công giáo sang khu vực
phương Đông, Giáo hội toàn cầu đã phát động phong trào truyền giáo và gửi
các thừa sai đi khắp nơi. Các giáo sĩ đầu tiên đặt chân đến Việt Nam vào thế
kỉ XVI đầu XVII, theo các tàu buôn của người Bồ Đào Nha tìm kiếm thị
trường mới. Như vậy, ngay từ buổi đầu, các giáo sĩ và các thương gia nước
ngoài đã câu kết chặt chẽ với nhau trên cơ sở hợp tác cùng có lợi. Lúc đầu các
thương gia và giáo sĩ khi đặt chân đến Việt Nam đêu tuân thủ rất nghiêm


16
chỉnh các quy định của triều đình phong kiến Việt Nam, và về phía mình, cả
triều đình phong kiến và người dân Việt Nam đều rất niềm nở đón tiếp họ.
Tuy nhiên, thế kỷ XVII - XVIII, chủ nghĩa thực dân trên thế giới ngày
càng phát triển và muốn mở mang thế lực của mình, nên dần dần, từ ngoại
thương đã mở rộng sang lĩnh vực chính trị, sự câu kết giữa giáo hội và các
cường quốc tư bản phương Tây là một tất yếu của quá trình phát triển của chủ
nghĩa tư bản và văn minh phương Tây lúc bấy giờ.
Vào thời điểm đó, tình hình chính trị ở Việt Nam ngày càng phức tạp,
cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn kéo dài mấy thế kỷ, cả hai chúa Trịnh -
Nguyễn đều muốn lợi dụng tầu buôn của nước ngoài để mua vũ khí chống lại
nhau, nên các tàu buôn nước ngoài dễ dàng cập bến vào Việt Nam, và trên các
tàu buôn ấy bao giờ cũng có các giáo sĩ đi theo để truyền đạo.
Sau này, dưới thời Nguyễn Ánh, đạo Kitô có nhiều thuận lợi để phát

triển, nhưng Nguyễn Ánh cũng như các đời vua nhà Nguyễn sau này, đều lo
ngại trước sự nhòm ngó của phương Tây, và sự phát triển nhanh của Kitô giáo
ở trong nước sẽ ảnh hưởng xấu đến thuần phong mĩ tục cổ truyền, quan trọng
là nguy cơ mất ngai vàng, nên các triều đại sau đều có chỉ dụ cấm đạo. Sau sự
kiện Pháp nổ súng đánh chiếm Đà Nẵng (1858), nhà Nguyễn thực hiện chính
sách cấm đạo gắt gao.
Sau hơn bốn thế kỉ truyền giáo vào Việt Nam, đến nay, Kitô giáo đã tạo
được cho mình một chỗ đứng vững chắc và có ảnh hưởng không nhỏ đối với
đời sống của người Việt Nam.
Trong luận văn của mình, tôi muốn tìm hiểu quan niệm về công bằng
và con đường để đạt đến sự công bằng xã hội, cũng như vấn đề trách nhiệm
xã hội theo đức tin Kitô giáo, chủ yếu khảo cứu trong văn bản Kinh thánh- vì
Kinh thánh chính là cơ sở lí luận để từ đó Giáo hội xây dựng nên Giáo lý,
Giáo luật của mình.


17
Kinh Thánh là bộ sưu tập những cuốn sách do nhiều người khác nhau
viết lại, bao gồm hai phần là Cựu Ước và Tân Ước. Cựu Ước gồm nhiều tập
sách ghi chép lịch sử của dân Do Thái thuở xưa, nên được ví như bản quốc sử
của người Do Thái. Cựu Ước gồm 39 cuốn sách, phần quan trọng nhất là sách
Torah (nghĩa là giảng dạy), gồm năm cuốn sách đầu tiên của Kinh thánh, được
các tín hữu Kitô gọi là Ngũ thư. Những câu chuyện có trong Ngũ thư giúp
những người Kitô hữu hiểu thêm về Thiên Chúa, về cuộc sống, về những người
xung quanh họ trong xã hội và về chính bản thân họ. Ngoài Ngũ kinh ra, Cựu
Ước còn bao gồm các sách: sử và truyện, sách thi phú, sách tiên tri.
Cựu Ước dài gấp ba lần Tân Ước. Tân Ước là giao ước mới giữa Thiên
Chúa và loài người, được thực hiện bởi một nhân vật lịch sử mang tên là Giê-su
Kitô. Chính vì vậy mà tất cả các bản văn Tân Ước đều quy chiếu về Đức Kitô.
Tân Ước chứa đựng lời của Đức Giê-su và các môn đệ đầu tiên của ngài, bao

gồm 27 quyển, với 3 mảng đề tài: Lịch sử - kể về cuộc đời và những việc làm
cũng như những lời răn dạy, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su; Phần
Thánh thư do các thánh Tông Đồ viết giảng giải về tín lí và luân lý, về hoạt động
truyền bá giáo lý; sách khải huyền bao gồm những lá thư viết cho bẩy hội thánh
và những bài tiên tri về sự ngự trị của Đức Giê-su trên thế giới.
Nghiên cứu và chú giải Kinh Thánh không còn là một đề tài mới mẻ,
nhưng nó luôn là một “miếng đất bỏ ngỏ” với nhiều cách giải thích khác
nhau. Đây là một lĩnh vực khó không chỉ đối với học giả ngoài Kitô giáo, mà
đối với cả chính các giáo sĩ và giới trí thức Công giáo, vì Kinh thánh là một
bản văn viết từ nhiều thế kỷ trước, việc giải thích nó như thế nào, Kinh Thánh
muốn nói gì ở chính thời điểm mà nó được biên soạn là rất khó khăn. Hơn
nữa, đọc Kinh Thánh, chúng ta cảm nhận thấy ngôn từ và tâm thức trong kinh
thánh có phần xa lạ đối với chúng ta. Mặc dù các nhà thần học luôn tìm cách
giải thích rằng, Thánh Kinh khi truyền giảng không dùng ngôn ngữ của triết


18
học, khoa học, mà dùng ngôn ngữ thánh linh, và thánh Phao- lô cũng đã tững
lưu ý rằng: giải thích điều thuộc linh phải bằng ngôn ngữ thuộc linh.
Đến nay Kinh Thánh đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới,
và được xem là di sản tinh thần chung của nhân loại, ở đó có những triết lí
đạo đức, nhân sinh, có nhiều vấn đề mà ngày nay chúng ta cần quan tâm
nghiên cứu.
1.2 Khái niệm chung về công bằng xã hội
Lẽ công bằng, bình đẳng đã được đề cập đến và đặt ra từ lâu trong lịch
sử xã hội loài người, ngay từ khi con người nhận thấy những bất công tồn tại
và ngày càng diễn ra sâu sắc trong lòng xã hội mà họ đang sống.
Trước hết, công bằng và bình đẳng giống và khác nhau như thế nào?
Và trong lịch sử xã hội loài người đã từng quan niệm như thế nào về vấn đề
“công bằng”, “bình đẳng”.

Trong lịch sử triết học, khái niệm “công bằng” đã được đề cập đến rất
sớm, ngay từ thời cổ đại, tư tưởng về công bằng đã được đề cập đến trong
triết học Hy Lạp cổ đại. Platon (427-347 TCN) đã nhiều lần nói đến lẽ công
bằng, khi nói về đức hạnh của linh hồn, Platon đã đưa ra 4 tiêu chuẩn: sự
thông thái, lòng dũng cảm, sự biết điều và công bằng. Với Platon, công bằng
được xem như một giá trị đạo đức cơ bản của con người, hơn nữa là một phần
trong linh hồn của mỗi người. Tuy Platon đã nhìn vấn đề công bằng như một
khái niệm thuộc về đạo đức và trên cơ sở duy tâm, nhưng ông cũng là một
trong những nhà tư tưởng của triết học Hy Lạp cổ đại đề cập đến vấn đề công
bằng khá sớm.
Cùng với Platon, Arixtot (384-322 TCN), cũng đưa ra những quan
điểm về sự công bằng. Theo ông, công bằng là sự bình đẳng giữa những
người có cùng địa vị xã hội. Quan điểm này của Arixtot phản ánh sự công
bằng trong xã hội có giai cấp. Theo Arixtot, công bằng chỉ là sự ngang bằng


19
nhau về quyền lợi của những người trong cùng một giai cấp, Arixtot không
tính đến sự công bằng trên tổng thể xã hội và vẫn thừa nhận sự không công
bằng giữa các giai cấp khác nhau. Đây cũng chính là điểm hạn chế lớn nhất
trong quan niệm về công bằng ở Arixtot.
Rutxo, nhà triết học khai sáng pháp cho rằng, xã hội tư bản là xã hội đã
hàm chứa trong nó những bất công. Chính chế độ sở hữu tư nhân làm cho xã
hội phân chia thành kẻ giàu và người nghèo, làm cho sự phân hóa xã hội ngày
càng trở nên sâu sắc. Vì vậy, công bằng xã hội ngày càng bị hủy hoại, để khắc
phục tình trạng này, chỉ có một cách là làm sao kiềm chế được bản tính tham
lam và ích kỉ của con người và “Khế ước xã hội” chính là việc cần làm ngay.
Chúng ta có thể nhìn thấy quan điểm hết sức duy tâm về mặt xã hội của Rutxo
mặc dù ông nhìn nhận vấn đề công bằng xã hội trên lĩnh vực kinh tế, vật chất,
bởi phương pháp mà ông đưa ra không dựa trên những tiền đề thực tế, khách

quan của đời sống xã hội, mà chỉ dựa trên những thỏa thuận mang tính chủ
quan của con người.
Triết gia Immanuel Kant (1724-1804) quan niệm rằng, sự xuất hiện xã
hội kéo theo sự hình thành con người xã hội, đó chính là một bước ngoặt lớn
trong lịch sử nhân loại. Nhưng cũng từ đó làm phát sinh nhiều mâu thuẫn xã
hội mà hạt nhân là tính đối kháng. Để loại bỏ được tính đối kháng sinh ra từ
những mâu thuẫn bất công trong xã hội, con người cần phải thiết lập một xã
hội công dân pháp quyền phổ biến, trong đó các thành viên có thể dành được
tự do trên cơ sở phải tôn trọng quyền tự do của người khác. Chỉ trong một xã
hội như vây mới có thể đạt tới mục đích tối cao của tự nhiên là phát triển mọi
tư chất bẩm sinh vốn có ở con người. Đây chính là bản chất đạo đức thể hiện
tinh thần công lý mà Kant đã đề cập đến. Mặc dù vậy, Kant đã biến tất cả
thành những quy định thuần túy của “ý chí tự do”, của ý chí tự nó và vì nó, và


20
do đó biến ý chí ấy thành những quy định khái niệm thuần túy về mặt tư
tưởng và những định đề về mặt đạo đức.
Như vậy, từ Platon, Arixtot, qua các nhà khai sáng thế kỷ XVII- XVIII
cho đến Kant đã đưa ra không ít những lí giải khác nhau về công bằng xã hội,
nhưng vẫn chưa đưa ra được một kết luận cuối cùng và hợp lí về công bằng
xã hội. Nhìn chung, tất cả đều thừa nhận sự khác biệt, bất bình đẳng về giai
cấp và chưa lí giải được nguồn gốc sâu xa của những bất công xã hội.
Các nhà kinh điển Mác – Lênin đã đặt nền móng cho quan niệm duy vật
lịch sử về công bằng xã hội. Để đạt được công bằng trong xã hội, chúng ta phải
xóa bỏ được quan hệ người bóc lột người, đồng thời từng bước tiến tới xóa bỏ
sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân
tay… mục đích cuối cùng là đạt được tính đồng nhất xã hội, tiến tới đạt được
sự công bằng toàn diện, đặc biệt trong việc phân phối của cải xã hội.
Chủ nghĩa Mác đã nhận định rằng, nội dung các khái niệm công bằng

và bất công mang tính lịch sử, do lịch sử quy định, chính vì thế, phải xuất
phát từ con người để lí giải xã hội, vì con người là trung tâm, là lí do tồn tại
của các mối quan hệ xã hội, phải đặt con người trong chính những mối quan
hệ xã hội ấy, tùy theo từng thời kì từng giai đoạn nhất đình để từ đó tìm ra lời
giải cho bài toán về công bằng xã hội.
Ngày nay, vấn đề công bằng vẫn là vấn đề được xã hội đặc biệt quan
tâm nghiên cứu. Và chừng nào những vấn đề “công bằng” và “bất công” còn
chưa được giải quyết thỏa đáng thì người ta vẫn còn bàn đến nó.
Trong từ điển đạo đức học của Nga, xuất bản năm 1989, khái niệm
công bằng được định nghĩa: “Công bằng được xác định như một khái niệm
của ý thức đạo đức thể hiện mối tương quan giữa các giá trị và phân phối cụ
thể các giá trị này giữa các cá thể” [75; tr. 333]


21
Theo từ điển Bách khoa Triết học, “Công bằng là khái niệm đạo đức-
pháp quyền, đồng thời là khái niệm chính trị- xã hội. Khái niệm Công bằng bao
hàm trong nó yêu cầu về sự phối hợp giữa vai trò thực tiễn của cá nhân (nhóm
xã hội) với địa vị của họ trong đời sống xã hội, giữa những quyền và nghĩa vụ
của họ, giữa làm và hưởng, giữa lao động và sự trả công, giữa tội phạm và sự
trừng phạt, giữa công lao và sự thừa nhận của xã hội. Sự không phối hợp trong
những quan hệ đó được đánh giá là sự bất công” [74; tr. 630]
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, công bằng là khái niệm về ý thức
đạo đức và ý thức pháp quyền chỉ điều chính đáng, tương ứng với bản chất và
quyền con người. Khác với khái niệm thiện và ác dùng để đánh giá những hiện
tượng riêng rẽ, khái niệm công bằng nêu ra sự tương quan giữa một số hiện
tượng theo quan điểm phân phối phúc và họa, lợi và hại giữa người với người.
Công bằng đòi hỏi sự tương xứng giữa vai trò của những cá nhân
(những giai cấp) với địa vị xã hội của họ, giữa hành vi với sự đền bù (lao
động và thù lao, công và tội, thưởng và phạt) giữa quyền với nghĩa vụ - không

có sự tương xứng trong những quan hệ ấy là bất công.
Trong một nghiên cứu khác, người ta đã khái quát: “Công bằng xã hội
là một phạm trù xã hội dùng để chỉ trình độ phát triển về phương diện xã hội
của con người (cá nhân và cộng đồng), được thực hiện và thể hiện trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tinh
thần, mà trước hết là lĩnh vực xã hội. Nó phản ánh mối quan hệ về nghĩa vụ
và quyền lợi giữa xã hội và cá nhân, nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa của
con người, của xã hội phù hợp với xu thế và tiến bộ xã hội. Công bằng xã hội
vừa là khát vọng của con người, vừa là động lực, là mục tiêu của sự phát triển
xã hội, của cách mạng xã hội chủ nghĩa, của sự nghiệp đổi mới theo định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta” [45; tr. 37]


22
Công bằng xã hội chính là sự ngang bằng nhau trong mối quan hệ giữa
người với người, dựa trên nguyên tắc thống nhất giữa nghĩa vụ và quyền lợi,
giữa cống hiến và hưởng thụ. Việc thực hiện công bằng xã hội còn là sự ứng
xử một cách hợp lí nhằm điều tiết mối quan hệ xã hội giữa các cá nhân, và
cộng đồng, trong quá trình tìm kiếm lợi ích. Để đạt được sự công bằng con
người phải có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện những việc làm mang lại lợi
ích cho xã hội và mang lại lợi ích cho chính cá nhân mình. Công bằng xã hội
có mối quan hệ mật thiết với tăng trưởng kinh tế, mặc dù công bằng được
thực hiện trên mọi phương diện của xã hội, nhưng quan trọng nhất vẫn là
trong lĩnh vực kinh tế bởi vì không thể có một xã hội công bằng nếu không có
một nền kinh tế phát triển đảm bảo cho lợi ích của mọi người, cơ sở để xóa bỏ
bất công xã hội.
Công bằng xã hội cũng là một khái niệm, một tiêu chuẩn mang tính đạo
đức vì đó là lý tưởng, mục đích mà nhân loại đang cố gắng để đạt được, là
điều kiện tiên quyết để xây dựng một xã hội văn minh và giàu có.
Công bằng là khái niệm mang tính lịch sử, tính giai cấp và được quy

định bởi hoàn cảnh lịch sử, như F. Angghen đã từng nhận xét: Công bằng của
người Hy Lạp và người La Mã là công bằng của chế độ nô lệ, công bằng của
các giai cấp tư sản năm 1789 là đã xóa bỏ chế độ phong kiến mà nó cho là bất
công…Mỗi xã hội khác nhau lại có quan niệm khác nhau về sự công bằng,
bình đẳng và mỗi giai cấp khác nhau cũng tồn tại những tư tưởng khác nhau
về sự công bằng.
Nói tóm lại, công bằng là không thiên vị, là bình đẳng, ngang hàng
nhau về địa vị và quyền lợi. Nói đến công bằng xã hội là nói đến sự ngang
bằng nhau giữa người và người trong mọi phương diện và mọi mối quan hệ
xã hội.


23
Công bằng xã hội chính là một phần, một dạng, một biểu hiện cụ thể
của bình đẳng xã hội và thực hiện công bằng xã hội chính là thực hiện một
phần của bình đẳng xã hội. Khi con người đạt đến sự công bằng thì cũng có
nghĩa là họ đã thiết lập được cho mình một sự bình đẳng xã hội.
1.3 Quan niệm của Kitô giáo về vấn đề công bằng xã hội
Tôn giáo nói chung và Kitô giáo nói riêng thường bị xem là những
lý thuyết mơ hồ và sai lầm của con người về thế giới và nhân sinh, hay
theo cách luận giải của Mác, tôn giáo là sự tự ý thức đã bị tha hoá của
con người.
Do vậy, về cơ bản, vấn đề công bằng xã hội là gì và bằng cách nào để
đạt được sự công bằng ấy, thì tôn giáo nói chung và Kitô giáo nói riêng
thường đi tìm ngay một lối thoát bằng luân lý, đạo đức chứ không lấy tư duy
khoa học để đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng hiện nay của nhân loại, thì các giải
pháp về kinh tế gần như chưa đem lại kết quả hữu hiệu, kinh tế thế giới nhìn
trên tổng thể thì tăng trưởng và giàu có hơn trước kia rất nhiều, nhưng gần 2/3
dân số thế giới hiện nay lại sống trong cảnh cùng cực của nghèo đói dưới mức

cho phép. Của cải xã hội làm ra ngày càng nhiều, nhưng con người vẫn bất
lực trong việc đảm bảo phân phối công bằng cho mọi người. Các chính sách
xã hội, cách mạng cho đến nay vẫn chưa giải quyết được vấn đề bạo lực và sự
biến động của xã hội. Dường như các giải pháp ấy lại đẩy con người từ trạng
thái bất công này sang trạng thái bất công khác.
Vậy, chúng ta có thể tham khảo các “lối thoát” về luân lý, đạo đức
trong việc giải quyết vấn đề “Công bằng xã hội” ở một tôn giáo đã từng có
ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hoá của châu Âu nhiều thế kỷ qua -
đó là Kitô giáo.

×