Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Phát triển y đức của học viện hệ đào tạo bác sỹ quân đội ở Học viện Quân y hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








NGUYỄN THANH TỊNH







PHÁT TRIỂN Y ĐỨC CỦA HỌC VIÊN HỆ ĐÀO
TẠO BÁC SỸ QUÂN ĐỘI Ở HỌC VIỆN QUÂN Y
HIỆN NAY







LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC






HÀ NỘI - 2009

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







NGUYỄN THANH TỊNH







PHÁT TRIỂN Y ĐỨC CỦA HỌC VIÊN HỆ ĐÀO
TẠO BÁC SỸ QUÂN ĐỘI Ở HỌC VIỆN QUÂN Y
HIỆN NAY


Chuyên ngành : Triết học
Mã số : 60 22 80





LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. DƯƠNG VĂN THỊNH



HÀ NỘI - 2009



1

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
3
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ Y ĐỨC VÀ PHÁT TRIỂN Y
ĐỨC CỦA HỌC VIÊN HỆ ĐÀO TẠO BÁC SỸ QUÂN ĐỘI Ở
HỌC VIỆN QUÂN Y
9
1.1.
Khái niệm và vai trò phát triển y đức của học viên Hệ
Đào tạo bác sỹ quân đội ở Học viện Quân y
9
1.2.

Một số yếu tố tác động đến sự phát triển y đức của học
viên Hệ Đào tạo bác sỹ quân đội ở Học viện Quân y
41
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG, YÊU CẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN
PHÁT TRIỂN Y ĐỨC CỦA HỌC VIÊN HỆ ĐÀO TẠO BÁC SỸ
QUÂN ĐỘI Ở HỌC VIỆN QUÂN Y HIỆN NAY
55
2.1.
Thực trạng và một số yêu cầu cơ bản phát triển y đức
của học viên Hệ Đào tạo bác sỹ quân đội ở Học viện
Quân y hiện nay
55
2.2.
Một số giải pháp cơ bản phát triển y đức của học viên
Hệ Đào tạo bác sỹ quân đội ở Học viện Quân y hiện nay
73
KẾT LUẬN
98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
100
PHỤ LỤC
108






2



BẢNG KÝ KIỆU CHỮ VIẾT TẮT

Viết đầy đủ
Viết tắt
Bác sỹ quân đội
BSQĐ
Chủ nghĩa xã hội
CNXH
Chính trị quốc gia
CTQG
Đạo đức cách mạng
ĐĐCM
Học viện Quân y
HVQY
Nhà xuất bản
Nxb
Quân đội nhân dân
QĐND
Sĩ quan quân y
SQQY
Xã hội chủ nghĩa
XHCN










3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội theo hướng
cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đang đặt ra những yêu
cầu mới đòi hỏi HVQY phải “Đào tạo những quân nhân, thanh niên tốt nghiệp
trung học phổ thông, đạt tiêu chuẩn quy định thành bác sỹ quân y có phẩm
chất chính trị vững vàng; có chuẩn mực về y đức; có kiến thức và kỹ năng
nghề nghiệp đảm nhiệm được chức trách, nhiệm vụ ở tuyến quân y cấp trung
đoàn ” [27, tr.8]. Để đạt được mục tiêu trên thì phát triển y đức của đội ngũ
này luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi lẽ, y thuật chỉ thực sự phát huy
tác dụng khi nó được hình thành và phát triển trên một nền tảng y đức vững
chắc, hướng thiện.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của đảng uỷ, chỉ huy các cấp; sự
nỗ lực cố gắng trong công tác giáo dục đào tạo của Học viện cùng với sự tự
giáo dục, rèn luyện ở mỗi học viên đã tạo ra xu hướng phát triển y đức của
học viên Hệ Đào tạo BSQĐ ở HVQY một cách khá tích cực. Có thể nói, đây
là điều kiện, động lực quan trọng để mỗi học viên phát triển và hoàn thiện
nhân cách, thúc đẩy họ phấn đấu, học tập, rèn luyện hoàn thành tốt mục tiêu,
yêu cầu đào tạo của Học viện.
Tuy nhiên, bên cạnh xu hướng tích cực đó, do sự tác động phức tạp của
tình hình kinh tế- xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ, đặc biệt là khi nước
ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), với sự tác
động của quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế, mặt trái của cơ chế thị trường,
cùng với sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch đã làm gia tăng những
thách thức đối với giá trị đạo đức và văn hóa truyền thống dân tộc. Các nấc
thang giá trị có sự thay đổi sâu sắc, việc phân biệt “đúng- sai”, “tốt- xấu” trong

nhiều trường hợp trở nên hết sức phức tạp. Những yếu tố ngoại lai, lai căng, có


4
điều kiện thâm nhập, phát triển làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hóa,
tinh thần của xã hội. Những “nọc độc” về văn hóa, chính trị thâm nhập vào
nước ta bằng nhiều con đường, với nhiều hình thức tinh vi khác nhau, đã làm
cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên nói chung và đội ngũ cán bộ
quân y (trong đó có cả học viên Hệ Đào tạo BSQĐ) nói riêng có biểu hiện “suy
thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống” [18, tr.22]. Điều đó được thể
hiện ở: lối sống cơ hội, thực dụng, thiếu ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ
phục vụ người bệnh, sa sút lương tâm của người thầy thuốc đang nảy sinh ở
một bộ phận học viên. Những biểu hiện tiêu cực nêu trên, nếu chậm được khắc
phục sẽ không chỉ làm xói mòn truyền thống tốt đẹp của quân đội, của Học
viện, làm phai mờ hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong nhân dân, gây bức xúc trong
dư luận xã hội, mà còn trực tiếp cản trở đến sự phát triển nhân cách, phát triển
y đức ở họ.
Để xây dựng môi trường chính trị tư tưởng, y đức, lối sống lành mạnh
làm cơ sở xây dựng HVQY “Trở thành một Học viện chính quy mẫu mực,
một trong những trung tâm khoa học kỹ thuật về y học ” [35, tr.17] và thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục- đào tạo đội ngũ sĩ quan- bác sỹ trẻ, nguồn
kế cận cán bộ quân y cho toàn quân, thì phát triển y đức của học viên Hệ Đào
tạo BSQĐ ở HVQY là một trong những vấn đề có tính cấp thiết hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Ở nước ngoài vấn đề giáo dục y đức đã được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu, tiêu biểu như: Johnston C., Haughton P. (2007), “Nhận thức của
sinh viên y khoa về chương trình giáo dục y đức”, J. Med. Ethics 33; Nigel C.
H. Stott (1983), “Vấn đề hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe”, Verlag Berlin
Heidelberg; Pappworth M. H. (1978), “Những lời giáo huấn về y đức”, Tiền
đề của y học, Butterworths Heinemann; Robet K. Mckinly and Pauline A. Mc

Avoy (1996), “Đạo đức trong thực hành y học”, Phương pháp lâm sàng,
Butterworth Heinemann. Trong các tác phẩm trên, các tác giả đã đề cập đến sự


5
cần thiết phải giáo dục y đức trong dạy học, trong thực hành lâm sàng và
chăm sóc sức khoẻ. Đồng thời, các tác giả còn chỉ ra những nguyên tắc trong
thực hành đạo đức nghề nghiệp của người bác sỹ [84], [89], [90], [Error!
Reference source not found.].
Ở Việt Nam từ trước đến nay, vấn đề đạo đức cách mạng và phát triển đạo
đức cách mạng thực sự thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học. Cho đến nay đã có nhiều công trình khoa học được công bố, trong đó
có một số công trình tiêu biểu như: “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh- truyền
thống, dân tộc và nhân loại”, Giáo sư Vũ Khiêu chủ biên, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội. 1993; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức”, Phó Giáo sư Thành
Duy chủ biên, Nxb CTQG, Hà Nội. 1996 Các công trình trên đã nghiên cứu
một cách sâu sắc và có hệ thống về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, khẳng định
vai trò, giá trị to lớn trong tư tưởng của Người đối với sự nghiệp cách mạng
Việt Nam. Bên cạnh đó, còn có các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về y đức như: “Một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát triển ở Việt
Nam”, Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Nguyên Phương chủ biên, Nxb Y học, Hà Nội.
1998; “Quán triệt quan điểm về y đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngành y
tế Việt Nam hiện nay”, Phan Việt Dũng- TS Trần Văn Thụy, Tạp chí Lý luận
chính trị, Số 3- 2003; “Quản lý y tế tìm tòi học tập và trao đổi”, Giáo sư, Tiến
sĩ khoa học Phạm Mạnh Hùng chủ biên, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 2004… Trong
những công trình này, các tác giả đã làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về y
đức và yêu cầu về phát triển y đức của người thầy thuốc cách mạng.
Từ khi đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, đã có nhiều tác
giả quan tâm nghiên cứu về tác động của cơ chế thị trường đến sự biến đổi giá trị
và thang giá trị đạo đức. Trong đó, có các công trình tiêu biểu như: “Sự biến đổi

của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức
mới cho cán bộ quản lý nước ta hiện nay”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chí Mỳ
chủ biên, Nxb CTQG, Hà Nội. 1999; “Vấn đề đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản


6
lý trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay”, Mai Xuân Hợi, luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội. 2005 Các công trình trên
đều đi đến khẳng định sự biến đổi giá trị và thang giá trị đạo đức hiện nay là tất
yếu, do đó cần có chiến lược định hướng đúng đắn cho sự phát triển đạo đức, để
xây dựng nền đạo đức cách mạng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Trong những năm qua, nhiều nhà khoa học cũng tập trung nghiên cứu ĐĐCM
của các đối tượng cụ thể trong quân đội và có các phạm vi nghiên cứu khác nhau
như: “Phát triển đạo đức ở thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình
hiện nay”, Nguyễn Hùng Oanh, luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội. 2002; “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội”, Phạm Văn
Nhuận, Nxb QĐND, Hà Nội. (2004) Trong đó, công trình của tác giả Nguyễn
Hùng Oanh đã phân tích làm rõ bản chất, quá trình phát triển đạo đức cách mạng ở
thanh niên quân đội, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp để phát triển đạo
đức cách mạng ở thanh niên quân đội hiện nay. Công trình của tác giả Phạm Văn
Nhuận đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của người cán bộ cách
mạng, trên cơ sở đó rút ra các vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận nhằm xây dựng
đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội ở nước ta hiện nay.
Vấn đề giáo dục y đức trong dạy học, trong thực hành lâm sàng và khám, chữa
bệnh đã được nhiều tác giả nghiên cứu như: Giáo sư Đỗ Nguyên Phương (1996),
Phát triển sự nghiệp y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Nxb Y học, Hà Nội.
Trong cuốn sách này, tác giả có bàn về y đức, y đạo và đòi hỏi cấp bách phải nâng
cao đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc trong giai đoạn hiện nay; Tiến sĩ
Nguyễn Thị Thanh Hà (2004), Giao tiếp của bác sỹ quân y với người bệnh, Nxb
QĐND, Hà Nội. Trong công trình này, tác giả đã đi sâu vào phân tích làm rõ bản

chất xã hội và tâm lý trong quá trình giao tiếp của bác sỹ quân y với người bệnh,


7
đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp của
bác sỹ quân y với người bệnh
Nhìn chung, các công trình khoa học trên đã ít nhiều bàn đến vấn đề đạo đức
nói chung cũng như y đức nói riêng ở các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có
một công trình nào đi vào nghiên cứu “Phát triển y đức của học viên Hệ Đào tạo
bác sỹ quân đội ở Học viện Quân y hiện nay”. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề này làm
đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn là: Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn phát
triển y đức của học viên Hệ Đào tạo BSQĐ ở HVQY, từ đó đề xuất một
số giải pháp cơ bản nhằm phát triển y đức của học viên Hệ Đào tạo BSQĐ
ở HVQY hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ khái niệm phát triển y đức và vai trò phát triển y đức của học
viên Hệ Đào tạo BSQĐ ở HVQY, đồng thời chỉ ra những yếu tố tác động đến
quá trình phát triển đó.
- Phân tích thực trạng và một số yêu cầu phát triển y đức của học viên
Hệ Đào tạo BSQĐ ở HVQY hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển y đức của học viên Hệ
Đào tạo BSQĐ ở HVQY hiện nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn



8
+ Cơ sở lý luận của đề tài là hệ thống các quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng ta
về ĐĐCM.
+ Cơ sở thực tiễn của đề tài là tình hình đời sống đạo đức xã hội, đời sống
đạo đức quân đội và của học viên Hệ Đào tạo BSQĐ ở HVQY những năm vừa
qua; các báo cáo tổng kết đánh giá của năm học; số liệu điều tra xã hội học về
thực trạng y đức và phát triển y đức của học viên Hệ Đào tạo BSQĐ ở HVQY.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, mà trực tiếp là quan điểm về mối quan hệ
biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, vận dụng vào nghiên cứu
quá trình phát triển y đức của học viên Hệ Đào tạo BSQĐ ở HVQY, luận
văn chủ yếu sử dụng tổng hợp các phương pháp: kết hợp giữa phân tích -
tổng hợp; diễn dịch - quy nạp; lôgíc - lịch sử; đi từ trừu tượng đến cụ thể;
hồi cứu; chuyên gia cùng với phân tích kết quả điều tra xã hội học và khảo
sát thực tế tại HVQY.
5. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển y đức của học viên Hệ Đào tạo
BSQĐ ở HVQY.
5.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sự phát triển y đức của học
viên Hệ Đào tạo BSQĐ ở HVQY trong những năm gần đây (chủ yếu từ
năm 2003 trở lại đây).
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Làm sáng tỏ một số nội dung lý luận về y đức, trên cơ sở đó đưa ra
quan niệm và vai trò phát triển y đức của học viên Hệ Đào tạo BSQĐ ở HVQY.
- Chỉ ra một số yếu tố tác động đến sự phát triển y đức của học viên Hệ
Đào tạo BSQĐ ở HVQY.



9
- Khảo sát thực trạng, xác định những yêu cầu và đề xuất các giải pháp
cơ bản nhằm phát triển y đức của học viên Hệ Đào tạo BSQĐ ở HVQY hiện
nay.
7. Ý nghĩa của luận văn
- Với những kết quả đã đạt được, luận văn góp một phần vào quá trình
nhận thức và hoạt động giáo dục đào tạo, nhằm phát triển y đức của học viên
Hệ Đào tạo BSQĐ ở HVQY.
- Luận văn có thể vận dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,
giảng dạy cho giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục ở HVQY.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Phần mở đầu; hai chương (04 tiết); kết luận; danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.


10
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ Y ĐỨC VÀ PHÁT TRIỂN
Y ĐỨC CỦA HỌC VIÊN HỆ ĐÀO TẠO BÁC SỸ QUÂN ĐỘI
Ở HỌC VIỆN QUÂN Y
1.1. Khái niệm và vai trò phát triển y đức của học viên Hệ Đào tạo
bác sỹ quân đội ở Học viện Quân y
1.1.1. Y đức và phát triển y đức của học viên Hệ Đào tạo bác sỹ quân
đội ở Học viện Quân y
Y đức
Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng
xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội. Những
nguyên tắc, chuẩn mực đó được thực hiện trong đời sống xã hội bởi niềm tin
cá nhân, lương tâm con người, bởi truyền thống và sức mạnh dư luận xã hội.

Trong đời sống hiện thực, cấu trúc của đạo đức bao gồm ý thức đạo đức, thực
tiễn đạo đức và quan hệ đạo đức. Trong xã hội có giai cấp, cả ba bộ phận đó
của đạo đức đều mang tính giai cấp.
Khi bàn về đạo đức Ph. Ăngghen khẳng định: “Nếu chúng ta thấy rằng
ba giai cấp trong xã hội hiện đại, giai cấp quý tộc phong kiến, giai cấp tư sản
và giai cấp vô sản, mỗi giai cấp đều có đạo đức riêng của mình, thì từ đó
chúng ta chỉ có thể rút ra kết luận nói rằng con người dù tự giác hay không
tự giác, rút cuộc đều rút ra những quan niệm đạo đức của mình từ những
quan hệ thực tiễn ” [39, tr.136]. Do những quan niệm đạo đức đều được
rút ra từ những quan hệ thực tiễn, nên “Trong thực tế, mỗi giai cấp và ngay
cả mỗi nghề nghiệp đều có đạo đức riêng của mình ” [40, tr.425] .Theo
đó, ngành y cũng có đạo đức riêng của mình đó là y đức. Xét về bản chất, y


11
đức là sự thể hiện cụ thể đạo đức tiến bộ của xã hội ở những con người làm
việc trong ngành y.
Quan niệm về y đức như vậy đã có từ rất sớm. Hyppocrate người được
coi là ông tổ của ngành y thời cổ đại Hy Lạp, cách đây hơn 2000 năm đã nêu
lên cơ sở đạo lý mà người làm nghề thuốc phải tuân theo và phải tuyên thệ
trước khi bước vào nghề. Trong lời thề của mình, ông đã chỉ rõ: “Tôi sẽ chỉ
dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh, tuỳ theo khả năng và sự phán đoán của
tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công, tôi suốt đời hành nghề trong sự vô
tư và cần thiết, dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người
bệnh ” Trích theo [85, tr.7-8].
Ở Việt Nam, đại danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ thứ XIV) đã khẳng định: Làm
thuốc là kế tục sự nghiệp của các bậc tiên thánh, phải có tấm lòng nhân nghĩa.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720- 1791) luôn nêu cao tấm gương y
đức, cả cuộc đời rèn luyện và phục vụ của mình, ông luôn tự nhắc nhở phải:
Tiến đức, tu nghiệp. Tiến đức là mỗi ngày phải rèn luyện cho toàn thiện, toàn

mỹ về đạo đức của người hành nghề y. Tu nghiệp là hàng ngày phải học tập
cho y thuật càng giỏi. Ông nói: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật, chuyên bảo
vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy
việc giúp người làm phận sự của mình và không đòi hỏi kể công” [68, tr.6].
Chủ Tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Đạo đức của người làm công tác y tế là
cần phải: “Thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt. Cần phải tận tâm, tận
lực phụng sự nhân dân. Lương y phải kiêm từ mẫu” [44, tr.88]. Đối với nhân
viên quân y Người còn ân cần khuyên nhủ: “Người thầy thuốc chẳng những có
nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật, mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm
yếu người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền” [43, tr.395]. Như
vậy, có thể nói vấn đề y đức đã được Chủ Tịch Hồ Chí Minh nâng lên một tầm
cao mới- y đức cách mạng. Theo tư tưởng của Người y đức không chỉ là lòng


12
yêu thương người bệnh vô bờ bến, mà còn là tinh thần hăng say với nghề nghiệp,
luôn tích cực trau dồi kiến thức để nâng cao năng lực chuyên môn và trình độ
toàn diện nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe của bộ đội và nhân dân. Người thầy thuốc cách mạng muốn hồng phải
chuyên sâu, muốn cho y đức được thực hiện đầy đủ và có ý nghĩa thực tiễn thì
không ngừng phải trau dồi y lý, y thuật và phải luôn biết tự làm giàu trí tuệ cho
mình.
Hiện nay, ở nước ta quan niệm về y đức có sự phát triển. Các nhà khoa học
đã đưa vào nội hàm của khái niệm những dấu hiệu mới. Tuy nhiên, do góc độ
tiếp cận khác nhau, nên quan niệm về y đức ở họ cũng còn những điểm khác biệt
nhất định. Từ góc độ ứng xử đạo đức có quan niệm: “Y đức trước hết là lối ứng
xử của người thầy thuốc trong mối quan hệ xã hội muôn màu muôn vẻ của cuộc
sống và trong mọi hoàn cảnh, thể hiện trên các mặt trách nhiệm, thái độ và tấm
lòng” [7, tr.25]. Từ góc độ hành vi đạo đức có quan niệm: “Y đức là những tiêu
chuẩn, quy tắc của đời sống xã hội nhằm điều chỉnh hành vi xử sự và quan hệ

của thầy thuốc với bệnh nhân cũng như đối với đồng nghiệp, nó xác định bổn
phận, lương tâm, danh dự và hạnh phúc của người thầy thuốc” [59, tr.251]. Từ
góc độ giá trị đạo đức có quan niệm: “Y đức là hệ thống những tiêu chuẩn,
nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận, nhằm đảm bảo cho người hành nghề
y phục vụ sức khoẻ nhân dân được tốt nhất” [69, tr.59].
Xem xét những quan niệm trên ta thấy, tuy về mặt hình thức có sự khác
biệt nhất định trong luận giải về y đức, song về mặt nội dung đều có những
điểm chung thống nhất, đều nói lên được những dấu hiệu bản chất của y đức
như: tinh thần và thái độ phục vụ, hành vi đối xử, bổn phận của người thầy
thuốc đối với bệnh nhân và những quy tắc xử sự đối với mọi người.
Xuất phát từ những quan niệm đó, bước đầu tác giả cho rằng: Y đức là
tổng hoà các giá trị chuẩn mực đạo đức của xã hội và đạo đức nghề nghiệp


13
nhằm điều chỉnh hành vi và các quan hệ xã hội của người thầy thuốc trong
những giai đoạn lịch sử nhất định.
Trong lịch sử phát triển của nhân loại đã và đang trải qua 5 hình thái
kinh tế- xã hội, tương ứng với 5 hình thái kinh tế - xã hội đó có năm kiểu đạo
đức. Y đức không phải là một kiểu đạo đức, mà nó chỉ là sự biểu hiện cụ thể
của một kiểu đạo đức xã hội trong một nghề cụ thể, đó là nghề y.
Do mục đích nghiên cứu, luận văn không đi sâu nghiên cứu các hình
thức y đức trong lịch sử, mà chỉ tập trung nghiên cứu y đức của người thầy
thuốc trong quân đội ta hiện nay. Y đức của người thầy thuốc trong quân đội
ta có sự thống nhất giữa cái phổ biến (các phẩm chất đạo đức xã hội- đạo
đức cách mạng), với cái đặc thù (các phẩm chất đạo đức của người quân
nhân cách mạng) và cái đơn nhất (các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp- y
đức).
Người thầy thuốc trong quân đội ta, trước hết là một công dân của xã
hội. Vì vậy, cùng với sự vận động của xã hội, ở họ tất yếu hình thành những

phẩm chất đạo đức xã hội. Đó là những phẩm chất đạo đức cách mạng của
con người Việt Nam do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây
dựng.
Theo Hồ Chí Minh ĐĐCM khác hẳn về chất so với đạo đức cũ. Trong
tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Bác cho rằng: Muốn trở thành người cách
mạng phải có ĐĐCM. ĐĐCM là thực hiện 5 điều: “Nhân, nghĩa, trí, dũng,
liêm” [42, tr.251]. “Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức
mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích
chung của Đảng, của dân tộc, của loài người” [42, tr. 252].
Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì thế
kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân.


14
Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ.
Vì thế mà không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền.
Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có
việc gì phải giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo
toan. Lúc Đảng giao việc thì bất kỳ việc to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Thấy
việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói. Không sợ người ta phê bình mình, mà
phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn.
Trí là không có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch,
sáng suốt. Dễ hiểu lý luận, dễ tìm phương hướng, biết xem người, biết xem
việc. Vì vậy, mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng
mà cất nhắc người tốt, đề phòng người gian. Người có trí phải có óc sáng tạo,
ham học, ham làm, ham tiến bộ, phải ra sức học tập, nắm vững phương pháp
biện chứng, những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác- Lênin để áp dụng
sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta.
Dũng là dũng cảm gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm
có gan sửa chữa. Cực khổ, khó khăn phải có gan chịu đựng. Có gan chống lại

những sự vinh hoa, phú quý không chính đáng. Nếu cần, thì có gan hy sinh cả
tính mệnh cho Đảng, cho tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát.
Liêm là không ham địa vị, không ham tiền tài, không ham sung sướng,
không ham người tâng bốc mình. Vì vậy, mà quang minh chính đại, không
bao giờ hủ hoá, chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ.
Ở khía cạnh khác, khi nói về những phẩm chất đạo đức cốt lõi của người
cách mạng, Hồ Chí Minh lại đặc biệt nhấn mạnh đến những phẩm chất: cần,
kiệm, liêm, chính. Kế thừa tư tưởng về đạo đức con người của Khổng Tử (551
tr.CN- 479 tr.CN)- một triết gia Trung Quốc thời cổ đại, Hồ Chí Minh khẳng
định: “Trời có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Đất có bốn phương: đông, tây,


15
nam, bắc. Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa, không
thành trời. Thiếu một phương, không thành đất. Thiếu một đức, không thành
người” [42, tr.631].
Khi phân tích cụ thể về nội dung của ĐĐCM, Người khẳng định ĐĐCM
là: Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, đó là điều chủ
chốt nhất; ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt
đường lối, chính sách của Đảng; đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên
lợi ích của cá nhân mình; hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; vì Đảng, vì dân
mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc; ra sức học tập chủ nghĩa
Mác-Lênin; luôn tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng, cải tiến công
tác của mình, cùng đồng chí mình tiến bộ.
Người thầy thuốc trong quân đội còn là người quân nhân cách mạng. Do
vậy, ngoài những phẩm chất chung của người cách mạng, ở họ còn có những
phẩm chất đạo đức của người quân nhân, đó là:
Thứ nhất, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, với
chế độ xã hội chủ nghĩa, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, quyết tâm phấn đấu hy sinh cho mục tiêu đó.

Trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc XHCN là phẩm chất đạo
đức cơ bản và bao trùm trong đời sống đạo đức quân đội, giữ vai trò định
hướng cho mọi suy nghĩ, hành động của mỗi cán bộ, đảng viên trong quân
đội, nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Trung thành với Đảng, với Tổ quốc XHCN là mỗi quân nhân xây dựng
cho mình niềm tin tất thắng với CNXH; phải thể hiện niềm tin đó bằng hành
động tích cực để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và quân đội giao
cho trong mọi điều kiện và hoàn cảnh; có ý chí quyết tâm và kiên quyết hành


16
động làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ địch chống phá Đảng, chống
phá chế độ XHCN; phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước công việc,
giữ gìn và bảo vệ truyền thống tốt đẹp của Đảng, dân tộc, quân đội. Tự giác
chấp hành kỷ luật quân đội, kỷ cương, pháp luật của Nhà nước, cống hiến tài
năng, trí tuệ, sức lực của mình, để đóng góp, thúc đẩy quá trình xây dựng
CNXH mau chóng đến thắng lợi.
Lòng trung thành của quân nhân đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân
trong phẩm chất đạo đức quân nhân cách mạng được thể hiện thông qua hoạt
động thực tiễn của quân nhân. Chính trong hoạt động thực tiễn sẵn sàng chiến
đấu, chiến đấu và lao động sản xuất sẽ chứng minh lòng trung thành của mọi
quân nhân với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH.
Sự giác ngộ lý tưởng và lòng trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân
của người quân nhân hiện nay phải được chuyển hóa thành bản lĩnh chính trị,
đạo đức vững vàng, thành động cơ và thói quen hành vi đạo đức mang tính ổn
định ở bên trong mỗi người quân nhân. Đồng thời, sự giác ngộ lý tưởng và lòng
trung thành của họ còn được biểu hiện ở định hướng chính trị trong các quan hệ
hàng ngày của mỗi người. Bởi lẽ, trong cuộc sống, người quân nhân có các mối
quan hệ hết sức phong phú, đòi hỏi họ phải có sự lựa chọn các chuẩn mực cho

phù hợp với sự định hướng giá trị và yêu cầu của xã hội, để sự giác ngộ đó
chuyển hóa vào các mối quan hệ xã hội, thực hiện chức năng định hướng giá trị
của đạo đức cách mạng đối với tình cảm, thái độ, hành vi của mỗi người.
Sự giác ngộ lý tưởng và lòng trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân
của người quân nhân hiện nay còn phải biểu hiện ở sự tự giác quán triệt và
chấp hành nghiêm chỉnh mọi nghị quyết, chỉ thị của Đảng, đảng ủy quân sự
các cấp và của chi bộ cấp mình; đồng thời đó còn thể hiện sự linh hoạt, sáng
tạo nhưng vẫn kiên định vững vàng về nguyên tắc trong tổ chức thực hiện và
vận động mọi người cùng thực hiện các nghị quyết và chỉ thị đó.


17
Thứ hai, nhận thức sâu sắc nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ
chính trị của quân đội, của đơn vị, nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, đánh bại
chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ và mọi âm mưu thủ đoạn của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong mọi tình huống, dũng cảm trong chiến
đấu, cần cù sáng tạo trong lao động, thực hiện chức năng đội quân chiến đấu, lao
động sản xuất và công tác.
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang thực hiện hai nhiệm vụ
chiến lược là: xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ đang đẩy mạnh chiến lược “Diễn
biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội đặc biệt với âm mưu “Phi chính trị hóa quân đội”
hòng từng bước làm suy yếu quân đội và xóa bỏ XHCN ở nước ta. Thực tế
những sự kiện trên thế giới gần đây như: chiến tranh I-rắc, Nam Tư, Trung
Đông cho thấy chủ nghĩa đế quốc không hề thay đổi bản chất xâm lược, hiếu
chiến, phản động toàn diện. Bởi vậy, chúng ta phải luôn nêu cao tinh thần cảnh
giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu, kịp thời đập tan mọi âm mưu thủ đoạn của
kẻ thù trong bất cứ tình huống nào. Đây là một đòi hỏi cao trong phẩm chất đạo
đức của quân nhân. Là quân đội cách mạng, quân đội của dân, do dân và vì dân,

quân đội ta có nhiệm vụ tham gia xây dựng CNXH. Nhiều công trình kinh tế
quan trọng của đất nước, nhiều chương trình dự án, phát triển kết cấu hạ tầng,
trồng rừng, xóa mù chữ, phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách
mạng đã làm sáng ngời bản chất cách mạng của quân đội ta. Đặc biệt, trước
những thiên tai bão lụt xảy ra gần đây, quân đội ta đã chứng tỏ là lực lượng xung
kích cùng nhân dân chống chọi với những thử thách khắc nghiệt, ứng cứu hỗ trợ
nhân dân khắc phục hậu quả với tinh thần vì nhân dân quên mình, được toàn
Đảng, toàn dân tin yêu, quý mến. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN
vẫn đòi hỏi mỗi quân nhân có tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hy sinh, đồng thời có


18
đức tính cần cù sáng tạo để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân
dân giao phó.
Lòng dũng cảm là một trong những phẩm chất cơ bản trong đạo đức của
quân nhân cách mạng. Nếu thiếu lòng dũng cảm trong giá trị đạo đức quân nhân,
thì quân nhân đó không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Trong hoạt động quân
sự, đặc biệt trong hoạt động chiến đấu có nhiều thử thách khắc nghiệt, ảnh hưởng
trực tiếp đến tính mạng của mỗi quân nhân. Vì thế, nếu người quân nhân không có
bản lĩnh, không có lòng dũng cảm thì khó có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Lòng dũng cảm là yếu tố quan trọng trong hệ thống những phẩm chất tinh
thần chiến đấu của bộ đội, trong sức mạnh chiến đấu của quân đội, góp phần quyết
định chất lượng thực hiện các nhiệm vụ trong chiến đấu, cũng như trong lao động,
sản xuất. Mỗi con người thiết tha yêu Tổ quốc, luôn nghĩ đến vận mệnh của đất
nước, nhưng không giám xả thân vì sự nghiệp, run sợ, hèn nhát trước kẻ thù, thì
chẳng làm được gì có ích cho nước, cho dân.
Dũng cảm trong chiến đấu, sáng tạo trong lao động sản xuất là đức tính đặc
thù của người quân nhân cách mạng, giúp họ có nghị lực, khí phách, có hành động
anh hùng và cao thượng, không sợ những hiểm nguy và vươn tới phẩm chất đạo
đức cao đẹp. Hình ảnh người “Chiến sĩ cộng sản” và anh “Giải phóng quân” trong

cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” hiện nay là biểu
tượng của lòng dũng cảm, cho thế hệ trẻ mãi mãi noi theo.
Trong điều kiện hiện tại, trước những tác động tiêu cực của mặt trái nền
kinh tế thị trường ở nước ta, đã có một số quân nhân giảm sút ý chí chiến đấu,
ngại lao động sản xuất, nhu nhược, sợ hãi trước những gian khó, hiểm nguy.
Không giám đấu tranh, sợ hi sinh quyền lợi bản thân trước những đòi hỏi của
sự nghiệp cách mạng cũng là biểu hiện yếu kém và suy thoái về đạo đức của
người quân nhân cách mạng. Do đó, trong điều kiện vừa có hòa bình để xây
dựng CNXH, vừa luôn luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc XHCN, đòi


19
hỏi mỗi quân nhân càng phải xây dựng ý chí luôn luôn sẵn sàng chiến đấu
cao; hăng say lao động sản xuất để nâng cao đời sống của đơn vị, dũng cảm
trong chiến đấu, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, sẵn sàng hy sinh
xương máu và hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng và hạnh phúc
của nhân dân. Trong cuộc sống, lao động, công tác người quân nhân luôn biết
vươn lên, vượt qua mọi khó khăn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ; tích cực kiên
trì học tập, nâng cao trình độ mọi mặt. Đồng thời, đạo đức cách mạng của họ
còn biểu hiện tinh thần thái độ tự giác, tích cực lao động sản xuất, coi đó là
nguồn vui, niềm hạnh phúc của mình.
Những nội dung trên luôn hòa quyện với nhau, thể hiện phẩm chất đạo đức
cách mạng cao đẹp của người quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Thứ ba, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, trung thực, thẳng thắn, không đặt
lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc, của cộng đồng,
đồng thời phải biết thực hành tiết kiệm, không tham ô lãng phí.
Tính kỷ luật tự giác là yêu cầu khách quan của xã hội đối với đạo đức
con người mới XHCN. Nhưng ở lĩnh vực quân sự, nó đòi hỏi cao hơn, nghiêm
ngặt hơn về sự phối hợp hành động của các thành viên, làm cho hoạt động của
mọi quân nhân được chỉ huy và hoạt động thống nhất. Kỷ luật quân đội thể

hiện tính kiên quyết, tính bắt buộc và yêu cầu phục tùng cao. Vì vậy, biết thể
hiện ý chí, tình cảm của mình một cách chủ động, sáng tạo, chấp hành tuyệt
đối và làm theo mệnh lệnh, chỉ thị, nhiệm vụ quân sự cấp trên giao cho là dấu
hiệu quan trọng của sự trưởng thành về phẩm chất đạo đức quân nhân.
Trong điều kiện lịch sử có bước phát triển mới, nhiệm vụ của quân đội
ngày càng nặng nề hơn, nhưng lại rất vinh quang. Để đáp ứng và hoàn thành
nhiệm vụ ấy, đòi hỏi ở mỗi quân nhân cần phải nêu cao hơn nữa ý thức chấp
hành kỷ luật của quân đội, đơn vị và phải trở thành ý thức tự giác của mỗi
người. Kỷ luật tự giác, nghiêm minh vừa thể hiện bản chất của quân đội cách


20
mạng, vừa thể hiện nhân cách của người quân nhân và đó cũng chính là vẻ
đẹp của đạo đức cách mạng, là cơ sở phát huy nhân tố con người, thể hiện chủ
nghĩa nhân đạo cộng sản và tính nhân văn sâu sắc.
Tự giác chấp hành kỷ luật của người quân nhân được biểu hiện cụ thể,
sinh động trong cuộc sống và mọi hoạt động diễn ra trong đơn vị. Tự giác
chấp hành kỷ luật là sự chấp hành vô điều kiện, triệt để và sáng tạo chức trách
và nhiệm vụ được giao một cách có hiệu quả. Đồng thời, nó còn được thể hiện
rõ nét ở sự vững vàng về bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu và chiến thắng
của mỗi quân nhân.
Chấp hành kỷ luật tự giác của người quân nhân thể hiện ở tính độc lập,
tự chủ trong hoạt động, thực sự chủ động và hợp đồng chặt chẽ, chính xác
trong hoạt động chiến đấu và xây dựng đơn vị, đồng thời còn đòi hỏi sự sáng
tạo, quyết đoán rất cao khi thực hiện nhiệm vụ trong đội hình chung, cũng
như khi làm nhiệm vụ độc lập. Mỗi người quân nhân coi đây vừa là lương
tâm, vừa là trách nhiệm của chính bản thân mình trước Đảng, Tổ quốc và
quân đội.
Chấp hành kỷ luật một cách tự giác của người quân nhân được thể hiện một
cách cụ thể trong quá trình sử dụng các loại vũ khí, phương tiện kỹ thuật hiện đại

ở đơn vị, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố con người và vũ khí tạo ra sức
mạnh chiến thắng kẻ thù. Phải coi việc chấp hành kỷ luật tự giác trở thành phong
cách của nếp sống văn hóa, một nét đẹp tinh thần của người quân nhân cách
mạng.
Chấp hành kỷ luật tự giác giúp cho người quân nhân có lối sống trong
sạch, lành mạnh, có thái độ ứng xử đúng đắn với mọi mối quan hệ trong và
ngoài quân đội, quan hệ cấp trên- cấp dưới; quan hệ đồng chí- đồng đội; quan
hệ mật thiết với nhân dân; giữ vững phẩm chất, nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ”.
Đó cũng chính là nhân cách tiêu biểu của con người mới trong lực lượng vũ


21
trang. Mỗi cán bộ, chiến sĩ là một nhân cách tiêu biểu trong tập thể quân
nhân. Việc chấp hành kỷ luật tự giác nghiêm minh đã tạo ra môi trường văn
hóa, môi trường kỷ luật, giúp họ phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Đồng thời, đó còn là những tấm gương sáng cho lớp lớp chiến sĩ mới trong
tương lai rèn luyện, noi theo.
Tính tự giác chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ,
kỷ luật của quân đội, quy định của đơn vị trong mỗi quân nhân, đòi hỏi họ phải
thường xuyên quán triệt kỹ mọi quy định đó, làm cho những nội dung đó thấm
sâu vào ý thức, thể hiện ra hành động, trở thành thói quen chấp hành mọi mệnh
lệnh của cấp trên. Việc thực hiện những quy định từ những sinh hoạt hàng ngày,
đến các quy định trong sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, lao động và công tác, ở
mọi lúc, mọi nơi, đó là yêu cầu khách quan của kỷ luật quân đội và pháp luật của
Nhà nước; đồng thời là một chuẩn mực đạo đức cách mạng của quân đội ta.
Đạo đức của người quân nhân cách mạng còn thể hiện ở tính trung
thực. Đây là phẩm chất đạo đức cơ bản của mỗi người. Trung thực là tôn
trọng lẽ phải, sự thật và chân lý; có thái độ khách quan, giám nói thẳng, nói
thật, đấu tranh chống cái sai, cái lạc hậu, bảo vệ cái đúng, cái tiến bộ. Trong
điều kiện hiện nay, tính trung thực của mỗi quân nhân đòi hỏi cao hơn, trung

thực đã trở thành một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá phẩm chất
đạo đức của mỗi người.
Trung thực là đức tính quý giá phù hợp với đạo đức cách mạng, là tinh
hoa văn hóa và truyền thống quý báu của dân tộc. Thiếu đi tính trung thực,
con người sẽ bị sa sút về phẩm chất đạo đức, trở thành kẻ dối trá, đạo đức giả,
ba hoa, khoác lác. Trong cuộc sống, cá biệt có những quân nhân do thiếu
trung thực đã phản bội lại lợi ích của Tổ quốc, trở thành kẻ lừa đảo, tham
nhũng, làm giàu bất chính trên mồ hôi, xương máu của nhân dân.
Bước vào giai đoạn xây dựng quân đội trong thời bình hiện nay, chúng ta
phải biết bảo vệ và phát triển truyền thống đạo đức quý giá của dân tộc; nâng


22
cao tính kỷ luật tự giác, xây dựng tính trung thực cho mọi cán bộ, chiến sĩ;
đồng thời phải tích cực đấu tranh chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá
nhân, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các lợi ích.
Muốn làm tròn nhiệm vụ của mình trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào,
mọi quân nhân phải chiến thắng bản thân mình, đều phải đối mặt với chủ
nghĩa cá nhân, đều phải đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên vị trí cao
nhất. Gắn chặt lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, một khi lợi ích cá nhân mâu
thuẫn với lợi ích tập thể thì đạo đức cách mạng đòi hỏi lợi ích cá nhân phải
phục tùng lợi ích của tập thể.
Trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là sự tác động của mặt trái cơ chế kinh
tế thị trường thường hay kích thích lòng ham muốn hưởng thụ, so sánh hẹp
hòi giữa cống hiến và hưởng thụ. Do vậy, người quân nhân phải luôn lấy lợi
ích của tập thể, của đơn vị mình làm mục tiêu để hành động, sẵn sàng đặt lợi
ích của đơn vị lên trên lợi ích của cá nhân mình. Đó cũng là yêu cầu phẩm
chất đạo đức của người cách mạng trong giai đoạn hiện nay.
Tiết kiệm vừa là yêu cầu, vừa là tiêu chuẩn và là nội dung đạo đức
cách mạng của người quân nhân. Phẩm chất này đã trở thành truyền thống

cao đẹp của quân đội ta. Hiện nay, đất nước ta còn nghèo, trang bị cho
quân đội về mọi mặt còn gặp nhiều khó khăn, công tác giáo dục, động viên
và tổ chức thực hành tiết kiệm trở thành nội dung cơ bản trong đạo đức
cách mạng của người quân nhân.
Thứ tư, tích cực học tập nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng nghề
nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ cách mạng và quân đội
trong giai đoạn mới.
Học tập để nâng cao trình độ mọi mặt là một yêu cầu khách quan đối với
mỗi quân nhân. Người quân nhân bên cạnh việc học tập lý luận cần phải tích
cực học tập nâng cao trình độ mọi mặt để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách
mạng mới. Bởi vì, ở giai đoạn cách mạng hiện nay phải có những con người


23
không chỉ có tinh thần thiết tha gắn bó với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
mà còn phải có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát huy tiềm
năng của con người và dân tộc Việt Nam, làm chủ tri thức và khoa học công
nghệ hiện đại, tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công
nghiệp và tính kỷ luật, có sức khỏe
Cùng với sự phát triển của đất nước, quân đội ta được đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất và nhiều loại vũ khí, trang thiết bị tối tân để xây dựng Quân đội
nhân dân Việt Nam theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng
bước hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của chiến tranh vũ khí
công nghệ cao. Sự nghiệp cách mạng mới đó đòi hỏi mỗi quân nhân không
ngừng phấn đấu, tích cực tự giác học tập, tu dưỡng đạo đức, nâng cao trình độ
về mọi mặt để hoàn thành tốt nhiệm vụ dược giao.
Tích cực học tập nâng cao trình độ của người quân nhân là một đòi hỏi
tất yếu khách quan nhằm đáp ứng sự nghiệp xây dựng quân đội cách mạng
trong tình hình mới. Do đó, đòi hỏi người quân nhân không chỉ thành thục cả

chiến thuật, thao tác kỹ thuật mà phải có cả kiến thức sâu rộng về khoa học xã
hội và nhân văn Trong đạo đức của người quân nhân quân đội ta hiện nay,
tính tích cực học tập trở thành tiêu chuẩn, thước đo để đánh giá phẩm chất đạo
đức của mỗi người cụ thể.
Thứ năm, kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa
quốc tế của giai cấp công nhân và tinh thần nhân đạo xã hội chủ nghĩa (lòng yêu
nước, chí căm thù giặc, tình đoàn kết quân - dân, tình đồng chí- đồng đội, tinh
thần đoàn kết quốc tế).
Chủ nghĩa yêu nước là tình yêu thương quê hương, đất nước, yêu con
người, lòng trung thành với Tổ quốc, khát vọng vươn tới tương lai tươi
sáng của dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước là giá trị cao nhất trong thang giá

×