Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo về mối quan hệ giữa trời và người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam Đại Việt sử ký toàn thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.18 KB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
…………………………………..

VŨ THỊ THƠ

ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG NHO GIÁO
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRỜI VÀ NGƯỜI
TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM
(QUA “ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ”)

Luận văn Thạc sĩ

HÀ NỘI - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
…………………………………..

VŨ THỊ THƠ

ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG NHO GIÁO
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRỜI VÀ NGƯỜI
TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM
(QUA “ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ”)
chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.80

Luận văn Thạc sĩ
Người hướng dẫn khoa học:TS NGUYỄN THANH BÌNH



HÀ NỘI - 2012


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 4
2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................ 6
3. Mục đích và nhiệm vụ............................................................................. 11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 11
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .............................................. 12
6. Đóng góp và ý nghĩa của luận văn .......................................................... 12
7. Bố cục của luận văn ................................................................................ 12
CHƢƠNG 1: TƢ TƢỞNG CỦA NHO GIÁO VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA TRỜI VÀ NGƢỜI ......................................................................... 13
1.1.Quan niệm của Nho giáo về trời, mệnh trời .......................................... 14
1.2. Quan niệm của Nho giáo về con người ................................................ 31
1.3.Quan niệm của Nho giáo về mối quan hệ giữa trời và người ................. 45
Chƣơng 2: TƢ TƢỞNG VIỆT NAM ẢNH HƢỞNG BỞI TƢ TƢỞNG
NHO GIÁO VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRỜI VÀ NGƢỜI QUA BỘ
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƢ ............................................................... 64
2.1. Khái quát chung về bộ Đại Việt sử ký toàn thư .................................... 64
2.2. Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo về mối quan hệ giữa trời và người
trong Đại Việt sử ký toàn thư ...................................................................... 80
KẾT LUẬN ............................................................................................. 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... 121


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Nho giáo là một học thuyết triết học, học thuyết đạo đức, chính trị - xã
hội do Khổng Tử sáng lập ở Trung Hoa cuối thời Xuân Thu đã trải qua quá
trình phát triển với nhiều biến cố, thăng trầm. Từ thời Xuân Thu - Chiến
Quốc, qua các triều đại phong kiến đến phong trào Ngũ Tứ 1919, do phù
hợp với nhu cầu cai trị của giai cấp phong kiến Trung Quốc, Nho giáo được
xếp hàng đầu trong “cửu lưu thập gia” thời tiên Tần và là dịng chính của
văn hóa Trung Quốc. Sở dĩ, Nho giáo có thể đóng vai trị là hệ tư tưởng
chính thống của chế độ phong kiến tập quyền Trung Hoa bởi những tư
tưởng chính trị - đạo đức của nó, vốn được xây dựng trên một cơ sở triết
học vững chắc, đã phục vụ rất đắc lực cho mục đích cai trị của giới cầm
quyền phong kiến. Vì vậy, việc khái quát tư tưởng triết học Nho giáo nói
chung, tư tưởng Nho giáo về trời, về người và mối quan hệ giữa trời và
người nói riêng là việc làm khá hữu ích để hiểu, lý giải những triết lý cai trị
và quan niệm đạo đức của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Trong suốt thời
gian đầu, Nho giáo bị chống đối bởi phần lớn người Việt Nam, nhưng sau
đó, Nho giáo đã được các triều đại phong kiến Việt Nam: Lý, Trần, Lê,
Nguyễn tiếp nhận và sử dụng nhằm xây dựng quốc gia phong kiến Việt
Nam độc lập, tự chủ. Q trình đó đã tạo điều kiện để Nho giáo trở thành
một bộ phận quan trọng của kiến trúc thượng tầng xã hội, là ý thức hệ của
các triều đại phong kiến Việt Nam. Không ai có thể phủ nhận rằng, tư tưởng
Nho giáo nói chung, tư tưởng Nho giáo về mối quan hệ giữa trời và người
ảnh hưởng đậm nét và sâu sắc trong tư tưởng của người Việt Nam, chi phối
mọi lĩnh vực như chính trị, xã hội, quan hệ gia đình, dịng tộc của người Việt.


Trong những năm qua, ở Việt Nam có rất nhiều nhà nghiên cứu bàn về
Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó ở Việt Nam. Chắc chắn, vấn đề này sẽ
còn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu nhiều hơn nữa. Bởi vì, bản
thân học thuyết ấy, bên cạnh các giá trị mang tính lịch sử cịn có các giá trị

mang tính thời đại, và ở Việt Nam, tư tưởng Nho giáo, tuy có những hạn
chế nhất định song cũng mang nhiều triết lý về nhân sinh và đạo đức rất có
ý nghĩa.
Nghiên cứu ảnh hưởng của Nho giáo trong tiến trình lịch sử của xã hội
Việt Nam, chẳng những phải xem xét trong đời sống xã hội lắng đọng
những yếu tố văn hóa Nho giáo đã biểu hiện, đã trở thành phong tục, tập
quán, lối sống, cách ứng xử xã hội… mà còn phải đặc biệt chú ý đến tư
tưởng của các nhà Nho, nhà sử học Việt Nam thông qua nghiên cứu các bộ
quốc sử, đặc biệt là bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Bởi một trong những đặc
điểm nổi bật của triết học Việt Nam là ở nước ta từ xưa đến nay, triết học
thường được biểu hiện qua các hình thái ý thức xã hội khác như văn học, sử
học, hay chính trị học …
Sự ảnh hưởng của Nho giáo nói chung, tư tưởng Nho giáo về trời, người,
về mối quan hệ giữa trời và người nói riêng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam
được thể hiện qua bộ Đại Việt sử ký toàn thư rất phong phú và đa dạng trên
các lĩnh vực thế giới quan, tư tưởng chính trị, tư tưởng đạo đức… phần nào
thể hiện triết lý nhân sinh, tinh thần nhập thế của Nho giáo. Nghiên cứu vấn
đề này có ý nghĩa to lớn, bởi vì nó sẽ giúp chúng ta có thêm góc nhìn rõ hơn
về q trình người Việt đã tiếp nhận và cải biến tư tưởng Nho giáo trong
công cuộc dựng nước và giữ nước - đó cũng chính là q trình mà nhiều
nhà nghiên cứu gọi là “Việt Nam hóa Nho giáo”. Đồng thời, nghiên cứu vấn
đề này cịn có ý nghĩa giáo dục cho chúng ta lý tưởng cao cả và tinh thần
trách nhiệm trước xã hội, có thể và cần phải khai thác để xây dựng niềm tin
vào cuộc sống.


Xuất phát từ lý luận và thực tiễn ấy, chúng tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng
của tư tưởng Nho giáo về mối quan hệ giữa trời và người trong lịch sử tư
tưởng Việt Nam (qua Đại Việt sử ký toàn thư)” để nghiên cứu trong luận
văn Thạc sỹ triết học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, liên quan đến đề tài từ trước đến nay, đã có rất nhiều
cơng trình nghiên cứu. Trước hết phải kể đến các cơng trình nghiên cứu về
Nho giáo và ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam:
Ở lĩnh vực này, lại có hai hướng: hướng thứ nhất, nghiên cứu về Nho
giáo thông qua các tác phẩm kinh điển, sách vở của các nhà Nho; hướng thứ
hai, nghiên cứu về sự thể hiện của Nho giáo trong đời sống tư tưởng và xã
hội, con người Việt Nam kể từ khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam.
Tiêu biểu cho những nghiên cứu về Nho giáo thông qua các tác phẩm
kinh điển, sách vở của các nhà Nho là các cơng trình nghiên cứu của Phan
Bội Châu, Trần Trọng Kim, Quang Đạm.
Trong cuốn Khổng học đăng của Phan Bội Châu và Nho giáo của Trần
Trọng Kim, các tác giả đã thơng qua việc trình bày, phân tích một số phạm
trù, nguyên lý cơ bản của Nho giáo trong quá trình hình thành, phát triển
của nó để khẳng định, Nho giáo là một học thuyết triết học, học thuyết
chính trị - xã hội, học thuyết đạo đức. Cả hai ông đều đặc biệt đề cao những
yếu tố, nhân tố tích cực của Nho giáo, coi đạo đức Nho giáo có vai trị to
lớn trong việc giáo dục, hoàn thiện đạo đức con người và ổn định trật tự, kỷ
cương xã hội. Qua những nghiên cứu này, chúng ta cũng có thể thấy, thế
giới quan Nho giáo nói chung, tư tưởng Nho giáo về trời, về người, về mối
quan hệ giữa trời và người nói riêng được các tác giả trình bày rải rác thơng
qua việc tìm hiểu, đánh giá tư tưởng của các nhà Nho tiêu biểu của Trung
Quốc. Đồng thời, chúng ta cũng có thể thấy, tư tưởng về mối quan hệ giữa


trời và người của Nho giáo ảnh hưởng thế nào tới tư tưởng chính trị, tư
tưởng đạo đức của các nhà Nho.
Khác với hai cơng trình trên của Phan Bội Châu và Trần Trọng Kim thiên về ca ngợi và mong muốn giữ lại nhiều giá trị của Nho giáo, nhất là
những giá trị đạo đức Nho giáo, thì cuốn Nho giáo xưa và nay của Quang
Đạm đã tìm hiểu, đánh giá về Nho giáo trên cả hai mặt tích cực và hạn chế

của nó. Trong tác phẩm này, tác giả cũng dành hẳn một chương để nói về
tam tài: trời - đất - người. Tác giả cũng đã có những so sánh cụ thể về sự
khác nhau giữa quan niệm về trời của Nho giáo với quan niệm về trời của
Thiên chúa giáo. Đó là những nghiên cứu có tính chất gợi mở, làm nền tảng
cho chúng tơi trong những nghiên cứu ở luận văn này.
Nhìn chung, những cuốn sách trên đây là những cơng trình khá bổ ích
cho những người quan tâm và nghiên cứu Nho giáo. Song cũng do lập
trường, quan điểm và mục đích nghiên cứu Nho giáo ở các tác giả ít nhiều là
khác nhau, cho nên những tư tưởng, phạm trù của Nho giáo chưa được trình
bày, phân tích một cách tồn diện và có hệ thống, một số nhận định, đánh giá
về Nho giáo chưa thật khách quan, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu.
Trong hướng nghiên cứu về sự thể hiện của Nho giáo trong đời sống
tinh thần của xã hội và con người Việt Nam từ khi Nho giáo du nhập vào
nước ta, phải kể đến các cơng trình tiêu biểu của nhiều nhà nghiên cứu có
tên tuổi như các Giáo sư Đào Duy Anh, Vũ Khiêu, Nguyễn Tài Thư, Lê Sĩ
Thắng, Trần Văn Giàu, Trần Đình Hượu, Phan Huy Lê, Cao Xn Huy…
Trong những cơng trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã bắt đầu từ
những mệnh đề, tư tưởng, phạm trù của cơ bản của Nho giáo để nghiên cứu,
xem xét ảnh hưởng của nó trong các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội
và con người Việt Nam như: chính trị, đạo đức, tư tưởng, thế giới quan…
Qua các cơng trình nghiên cứu đó, ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo về mối


quan hệ giữa trời và người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam cũng được thể
hiện phần nào.
Cơng trình Nho học và Nho học ở Việt Nam của Giáo sư Nguyễn Tài
Thư đã có nhiều kiến giải mới về ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo đối với
xã hội và con người Việt Nam trong lịch sử. Đề cập tới phạm vi, ảnh hưởng
của Nho gáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tác giả cho rằng, ảnh hưởng
rõ nét của Nho giáo là trong lĩnh vực thế giới quan và nhân sinh quan.

Trong cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1, do Giáo sư Nguyễn Tài
Thư chủ biên đã trình bày khái quát ảnh hưởng của cả ba hệ tư tưởng Nho,
Phật, Lão từ khi du nhập vào Việt Nam cho tới thế kỉ XIX, trong đó, những
ảnh hưởng của quan niệm về trời, mệnh trời của Nho giáo cũng được tác giả
phân tích và minh chứng bằng nhiều ví dụ cụ thể.
Trong cuốn Bản sắc văn hóa Việt Nam, Giáo sư Phan Ngọc đã phân
tích cho thấy, những phạm trù cơ bản của Nho giáo như trung, hiếu, nhân,
nghĩa… khi vào Việt Nam cũng đã bị khúc xạ, đã được người Việt Nam
tiếp biến. Do vậy, những phạm trù này ở các nhà Nho Việt Nam có nội hàm
rộng hơn, phong phú hơn, mang nhiều yếu tố, tính chất nhân văn, nhân bản
hơn. Và theo ơng, chỉ như vậy, Nho giáo mới đóng một vai trị quan trọng
đối với lịch sử của dân tộc và ảnh hưởng nhất định đến nhiều mặt của văn
hóa Việt Nam.
Hướng nghiên cứu thứ hai này cũng được thể hiện ở một số cơng trình
tiêu biểu trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội phong kiến Việt Nam.
Điển hình nhất là những nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Duy Hinh, như:
thời Lý, ơng có nghiên cứu Hệ tư tưởng Lý; thời Trần, ông viết Hệ tư tưởng
Trần; thời Lê, ông viết Hệ tư tưởng Lê.


Ngoài ra, liên quan tới hướng nghiên cứu về Nho giáo và ảnh hưởng của
Nho giáo ở Việt Nam còn có rất nhiều những luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và
những bài viết được đăng ở các tạp chí Triết học, Nghiên cứu lịch sử, Văn học…
Liên quan tới đề tài trong luận văn này, chúng ta còn phải kể đến các
cơng trình nghiên cứu về bộ Đại Việt sử ký toàn thư.
Các nghiên cứu từ trước tới nay về bộ sử này thường đi theo hai
khuynh hướng chính: tìm hiểu về các tác giả đã tham gia soạn thảo, biên
chép Đại Việt sử ký toàn thư và nghiên cứu những nội dung tư tưởng được
phản ánh qua bộ sử.
Nghiên cứu về các tác giả đã tham gia soạn thảo, biên chép bộ Đại Việt

sử ký toàn thư có thể kể đến các cơng trình, bài viết sau: Bài viết của Trần
Văn Giáp: “Lược khảo về bộ Đại Việt sử ký tồn thư cùng tác giả của nó”,
đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 63/1964. Trong bài viết này, tác giả
đã lược khảo và liệt kê ra các bộ chính sử Việt Nam bắt đầu từ Đại Việt sử
ký của Lê Văn Hưu. Từ đó, tác giả phân tích, nhận định về các sử thần đã
biên chép bộ Đại Việt sử ký toàn thư mà hiện nay chúng ta đang có như thế
nào. Hay như trong cuốn Tìm về cội nguồn (1998), tập 1, của Giáo sư Phan
Huy Lê, do Nhà xuất bản Thế giới phát hành, cũng có một phần viết về Đại
Việt sử ký toàn thư: tác giả, văn bản, tác phẩm. Đây là cơng trình khảo cứu
rất cơng phu của Giáo sư về tác giả, văn bản và tác phẩm Đại Việt sử ký
toàn thư. Giáo sư giới thiệu về bố cục, một số nội dung chính của tác phẩm
cùng tồn bộ q trình cũng như cơng lao biên soạn của các tác giả bắt đầu
từ Lê Văn Hưu đến Phan Phu Tiên, Ngơ Sĩ Liên, Vũ Quỳnh, Phạm Cơng
Trứ, nhóm Lê Hy - Nguyễn Quý Đức.
Nghiên cứu về nội dung tư tưởng được phản ánh trong bộ Đại Việt sử
ký toàn thư là một hướng được nhiều học giả quan tâm. Về vấn đề này, có
thể kể đến những cơng trình, bài viết sau: Bài “Tư tưởng triết học của các


nhà sử học Việt Nam thế kỉ XV - XVII” của tác giả Minh Anh đăng trên
Tạp chí Triết học số 12/2007, tác giả đã trình bày và phân tích một cách
chung nhất tư tưởng triết học của các sử thần thơng qua bộ Đại Việt sử ký
tồn thư. Đó là các tư tưởng về sự vận động xã hội là do trời định, về vai trò
của nhân dân trong lịch sử, về quy luật xây dựng một xã hội thái bình, thịnh
trị. Trong cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1, do Giáo sư Nguyễn Tài
Thư chủ biên cũng có một phần nghiên cứu về hồn cảnh ra đời, nội dung
tư tưởng phản ánh trong Đại Việt sử ký toàn thư. Các tác giả khẳng định,
các sử thần biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư đã đứng trên hệ tư tưởng Nho
giáo để chép sử, khen chê, để đánh giá và bình luận về các nhân vật lịch sử,
các sự kiện lịch sử. Phó giáo sư Trần Nguyên Việt có bài: “Vấn đề dân sinh

trong Đại Việt sử ký toàn thư và ý nghĩa thời đại của nó” đăng trên Tạp chí
Triết học, số 4, tháng 4/2009. Tác giả đã xem xét vấn đề dân sinh từ góc độ
triết học xã hội và đời sống tinh thần của xã hội được thực hiện ở các triều
đại phong kiến Việt Nam, thông qua bộ Đại Việt sử ký tồn thư. Tác giả
nhận xét: “Có thể nói, khái niệm dân sinh lần đầu tiên đã được sử dụng
trong Đại Việt sử ký toàn thư theo đúng nghĩa của từ này” [57,tr 18] và
“Nhà nước phong kiến nào trong lịch sử cũng đều giương cao ngọn cờ nhân
nghĩa an dân, lấy đó làm thước đo sự thịnh trị của đất nước và tính đúng đắn
trong đường lối trị nước của triều đại mình” [57,tr 15].
Nhìn chung, những nghiên cứu nêu trên đều đã có những trình bày,
phân tích ít nhiều về tư tưởng Nho giáo về mối quan hệ giữa trời và người
và ảnh hưởng của tư tưởng này ở Việt Nam qua bộ Đại Việt sử ký toàn thư.
Tuy nhiên, cho đến nay, một cơng trình nghiên cứu có hệ thống, mang tính
chất tổng hợp, có sự so sánh cụ thể giữa các thời kì về vấn đề này là chưa
có. Do vậy, trên cơ sở kế thừa những cơng trình đi trước, những nghiên cứu


trong luận văn này hướng tới sự phân tích, tổng hợp, so sánh tư tưởng Nho
giáo về mối quan hệ giữa trời và người và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng
Việt Nam qua Đại Việt sử ký toàn thư.
3. Mục đích và nhiệm vụ
a. Mục đích: Tìm hiểu những giá trị và hạn chế chủ yếu trong tư tưởng
của Nho giáo về mối quan hệ giữa trời và người và phạm vi ảnh hưởng của
nó trong tư tưởng chính trị, tư tưởng đạo đức ở Việt Nam thể hiện trong bộ
Đại Việt sử ký toàn thư.
b. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung làm rõ những nội dung
chủ yếu sau đây:
- Trình bày một cách có hệ thống tư tưởng Nho giáo về trời, về người,
về mối quan hệ giữa trời và người.

- Trình bày bối cảnh ra đời, về các tác giả và quá trình biên soạn và giá
trị của bộ Đại Việt sử ký tồn thư.
- Trình bày ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo về mối quan hệ giữa trời
và người trên lĩnh vực chính trị và đạo đức trong Đại Việt sử ký toàn thư.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là nội dung tư tưởng Nho giáo về mối quan hệ
giữa trời và người và ảnh hưởng của tư tưởng ấy trong lịch sử tư tưởng Việt
Nam qua Đại Việt sử ký toàn thư.
- Phạm vi nghiên cứu: tác giả tập trung hệ thống, phân tích tư tưởng
Nho giáo về mối quan hệ giữa trời và người trong một số tác phẩm kinh
điển của Nho giáo và tìm hiểu những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo về
mối quan hệ giữa trời và người trong tư tưởng Việt Nam qua Đại Việt sử ký
toàn thư.


5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của luận văn là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt
Nam trong việc giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và
phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng đồng thời phương pháp
biện chứng duy vật của Triết học Mác - Lênin kết hợp với một số phương
pháp nghiên cứu khoa học khác như phương pháp lôgic - lịch sử, phương
pháp so sánh, phân tích, tổng hợp…
6. Đóng góp và ý nghĩa của luận văn
Luận văn khái quát một cách có hệ thống tư tưởng Nho giáo về mối
quan hệ giữa trời và người và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Việt Nam
thể hiện qua Đại Việt sử ký tồn thư.
Luận văn góp phần tìm hiểu về những ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt
Nam nói riêng và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung từ giai đoạn đầu của

lịch sử dân tộc tới thế kỷ XVII.
Kết quả của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những
người quan tâm tới Nho giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội
dung của luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.
Chương 1. Tư tưởng Nho giáo về mối quan hệ giữa trời và người, với
3 tiết.
Chương 2. Tư tưởng Việt Nam ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo về
mối quan hệ giữa trời và người qua bộ Đại Việt sử ký toàn thư, với 2 tiết.


CHƢƠNG 1
TƢ TƢỞNG CỦA NHO GIÁO
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRỜI VÀ NGƢỜI
Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc, có một truyền thống là các nhà tư
tưởng thường xuất phát từ quá khứ, lựa chọn lấy cái “sở đắc” rồi từ đó vận
dụng cho phù hợp với thời đại của mình. Quá trình ra đời, tồn tại và phát
triển của Nho giáo cũng theo truyền thống đó. Nho giáo do Khổng Tử (551
- 479 Tr.CN) sáng lập ở Trung Quốc cuối thời Xuân Thu thực chất cũng là
kết quả của một sự kế thừa. Trên cơ sở kho tàng văn hóa truyền thống
Trung Quốc có từ thời Hạ - Ân -Thương - Chu, Khổng Tử đã tổng kết, “san
định” những kinh sách đầu tiên của Nho giáo (Thi, Thư, Lễ, Dịch), với
phương châm “thuật nhi bất tác” cái đạo lớn của thánh hiền. Khi Khổng Tử
mất, học trị của ơng mỗi người lĩnh hội một phần đạo lý đó, bổ sung, phát
triển thêm lên cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế, dẫn tới tình trạng Nho
giáo từ sau Khổng Tử mất chia làm nhiều phái: Mạnh Tử, Tuân Tử; Đổng
Trọng Thư (Hán Nho); Chu Đơn Di, Trương Tái, Trình Hạo, Trình Di, Chu
Hy (Tống Nho)…
Với tư cách là một học thuyết triết học, Nho giáo cũng đưa ra hệ thống tư

tưởng về trời, về người, về mối quan hệ giữa trời và người. Những quan
niệm đó thể hiện rất phong phú trong thế giới quan của các nhà Nho tiêu
biểu từ Nho giáo tiên Tần đến Hán Nho, Tống Nho sau này, từ đó cho thấy
những mạch tư duy chuyển tiếp liên tục một cách lơgíc. Tuy nhiên, cùng
một vấn đề nhưng mỗi nhà Nho trong những thời kỳ khác nhau lại có cách
lý giải theo lập trường duy vật, duy tâm, nhất nguyên, nhị nguyên khác
nhau. Ngay trong mỗi thời đại, quan niệm của các nhà tư tưởng cũng đã có


sự khác nhau ít nhiều. Sự phong phú trong tư tưởng của các nhà Nho là kết
quả phản chiếu nhiều biến động trong lịch sử xã hội Trung Hoa rộng lớn.
Trước khi đi vào tìm hiểu tư tưởng Nho giáo về mối quan hệ trời - người,
có một số vấn đề chúng ta cần chú ý, đó là khái niệm thiên, trong chữ Hán,
có khi được dịch là Trời, có khi được dịch là giới tự nhiên. Tuy nhiên, trong
nhiều trường hợp “khơng có cách dịch nào là hồn tồn thích đáng” [27,tr
202]. Một nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc có nói:
“Có lẽ nếu giảng Thiên là “cõi tự nhiên” và “đấng thần linh” cai trị toàn cõi
tự nhiên - tùy lúc mà chú trọng một trong hai nghĩa này thì ta tiếp cận được
ý nghĩa của chữ Hán này” [27,tr 202]. Tương tự như vậy, với chữ nhân
(người), đôi khi các nhà Nho sử dụng để chỉ loài người - với tư cách là sản
phẩm tiến hóa cao nhất của giới tự nhiên nói chung, nhưng cũng có khi chữ
người ấy lại được sử dụng để chỉ từng giai tầng trong xã hội (quân tử, tiểu
nhân, lao lực, lao tâm, người thống trị, kẻ bị trị,…).
Trong luận văn này, chúng tôi cố gắng lý giải quan niệm Nho giáo về mối
quan hệ giữa trời và người theo sự đa nghĩa của hai khái niệm nói trên.
1.1. Quan niệm của Nho giáo về trời, mệnh trời
Trời và mệnh trời là tư tưởng cơ bản trong siêu hình học Nho giáo,
làm cơ sở để các nhà Nho xây dựng lên học thuyết chính trị xã hội của
mình. Qua kiến giải của các nhà Nho về trời, mệnh trời ta thấy, có hai
khuynh hướng về cơ bản là đối lập nhau, đó là duy vật và duy tâm, nhưng

quan điểm duy tâm là khuynh hướng bao trùm và có tính phổ biến.
1.1.1. Quan điểm duy tâm của các nhà Nho về trời, mệnh trời
Tư tưởng về trời, mệnh trời của Nho giáo được đặt nền móng từ trong
Kinh Thư, Kinh Thi - sách chép về chế độ và văn chương của bốn đời Ngu,
Hạ, Ân, Thương (Chu) do Khổng Tử sau này san dịch lại. Trong chương
Bàn Canh, sách Kinh Thư có chép những câu như: “Trời đã ban mệnh cho


ta lâu dài ở cấp dưới này” [Dẫn theo 59,tr 20]. Hay như trong chương Kim
Đằng có viết: “Chớ làm rơi mất mệnh quý của trời đã ban xuống”; “Ngày
nay, trời đã ra oai để làm nổi rõ cái đức của Chu Công” [Dẫn theo 59,tr 41].
Thời Hạ - Thương - giai đoạn đầu của lịch sử tư tưởng Trung Quốc, trời
được xem là vị thần tối cao có nhân cách. Qua những dẫn chứng có thể
thấy, trời sinh ra vũ trụ, con người, chi phối cuộc sống của con người. Đây
là những quan niệm hồn tồn mang tính chất duy tâm thần bí.
Khổng Tử - người sáng lập ra đạo Nho, ơng ít khi nói về trời và mệnh
trời. Như trong sách Luận ngữ có ghi lời Tử Cống nói rằng: “Phu Tử nói về
văn chương chúng ta thường được nghe, Phu Tử nói về bản tính và đạo trời,
chúng ta không thường được nghe” [23,tr 298]. Tuy nhiên, quan niệm về trời
và mệnh trời vẫn giữ vai trò quan trọng trong học thuyết của ông.
Nhiều đoạn trong Luận ngữ thể hiện rõ Khổng Tử cũng coi trời là
một đấng chúa tể của vũ trụ. Ơng từng nói rằng: “Hồi mười năm tuổi ta đã
để tâm trí vào việc học, ba mươi tuổi trí đã kiên định, bốn mươi tuổi khơng
cịn ngờ vực, năm mươi tuổi biết mệnh trời” [23,tr 216]. Hay “Trời sinh ra
ta có đức” [23,tr 360], rồi “mắc tội với trời, trốn đâu cho khỏi” [23,tr 250].
Có lúc, Khổng Tử lại coi mệnh trời có ý nghĩa quyết định đối với thân phận,
số phận của con người: “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời” [23,tr 476]
và đến mọi việc của con người: “Đạo có ta có được thi hành hay khơng là
do mệnh trời, phải phế bỏ cũng do mệnh trời” [23,tr 553]. Nhưng mặt khác,
cũng trong Luận ngữ, trời còn được Khổng Tử lý giải như quy luật tự nhiên:

“Trời có nói gì chăng? Bốn mùa cứ vận hành, các lồi vật sinh sơi, nẩy nở”
[23,tr 630].
Như vậy, với quan niệm về trời và mệnh trời như trên, rõ ràng tư
tưởng của Khổng Tử đã thể hiện lập trường duy vật, duy tâm lẫn lộn. Tuy
nhiên, xét đến cùng, quan niệm của Khổng Tử về trời về cơ bản là duy tâm.


Sau này, quan niệm duy tâm đó của ơng được nhiều nhà Nho tiếp tục và
phát triển.
Đến Mạnh Tử (372 - 289 Tr.CN) - nhà Nho tiêu biểu thời Chiến
Quốc, quan niệm duy tâm về trời và mệnh trời của Khổng Tử khơng chỉ
được ơng tiếp tục, cụ thể hóa mà cịn được ơng bổ sung, phát triển.
Trong sách Mạnh tử, đúng là có lúc ơng thể hiện quan điểm duy vật
khi coi trời là giới tự nhiên, là tổng thể vũ trụ: “Trời cao lồng lộng, các ngôi
sao trên trời xa tít, nhưng nếu ta tìm hiểu nhiều điều sẵn có, thì ta có thể ngồi
một chỗ mà tính đúng ngày đơng chí, nghìn năm sau cũng khơng hề sai”
[23,tr 1084], nhưng quan điểm mang tính duy vật này chỉ xuất hiện trong
cuốn Mạnh tử đúng một lần. Còn về cơ bản, cũng như Khổng Tử, quan niệm
của Mạnh Tử về trời và mệnh trời là duy tâm. Theo Mạnh Tử, trời là đấng
anh minh tối cao, sáng tạo và chi phối con người, vạn vật trong vũ trụ. Như
trong chương Tận tâm thượng, sách Mạnh tử có viết: “Hình thể, sắc thái là
bản tính trời cho” [23,tr 1326]. Hay “Trời sinh ra con người, khiến chỉ có một
gốc là cha mẹ” [23,tr 960]; “Trời sinh ra dân chúng” [23,tr 1139].
Cũng theo Mạnh Tử, do trời sinh ra con người, nên mọi sự vật, hiện
tượng trong thế giới, từ sự biến hóa của giới tự nhiên đến sự biến đổi của
đời sống xã hội, sự thay đổi lẫn nhau của các triều đại trong lịch sử, quyền
hành, chức tước của quý tộc, địa vị của thường dân đều bị chi phối bởi
quyền uy, ý chí của trời. Trời có thể ban thưởng chức tước, bổng lộc cho
người hiền đức, hoặc trừng phạt những kẻ tàn ác. Quan niệm này của Mạnh
Tử thể hiện trong đoạn đối đáp giữa ông và Vạn Chương như sau:

“Vạn Chương hỏi rằng: - Vua Nghiêu đem thiên hạ mà cho vua Thuấn,
việc đó có không?
Mạnh Tử đáp rằng: - Không. Thiên tử không thể đem thiên hạ mà cho
người khác.


- Vậy, vua Thuấn được thiên hạ thì ai cho ngài?
Đáp: - Trời cho đấy!” [23,tr 1127].
Tất cả những biến đổi tự nhiên và xã hội đó, Mạnh Tử quy lại là do
mệnh trời hay số mệnh: “Chẳng có điều gì là khơng do số mệnh” và ơng
khun người ta: “Hãy thuận theo ý trời mà chấp nhận số mệnh chính đáng”
[23,tr 1286].
Tuy có quan điểm duy tâm về trời và mệnh trời nhưng quan điểm của
Mạnh Tử lại thể hiện thái độ tích cực, khi ơng cho rằng: “Thành thực là
mệnh trời” [23,tr 1037] và mệnh trời chỉ giáng tai ương cho kẻ thất đức, hại
dân còn trời sẽ mang điều lành, ban thưởng cho người có đức, hết lòng giữ
đạo trời.
Đổng Trọng Thư (170 - 104 Tr.CN) là một nhà Nho được ví như
“ơng Khổng thời Hán”. Ơng có nhiều cơng lao trong việc đưa Nho học lên
địa vị độc tôn. Đổng Trọng Thư đã kết hợp quan niệm duy tâm của Nho
giáo Khổng - Mạnh với học thuyết Âm dương, ngũ hành để sáng tạo ra một
vị thần có nhân cách đứng trên cả vũ trụ - có ý thức, có đạo đức - đó là trời.
Theo Đổng Trọng Thư, trời là vị chúa tể tối cao chi phối tự nhiên và
xã hội, là ông tổ của vạn vật. Vai trị to lớn đó của trời được ông khẳng định
qua những câu nói như: “Trời là tổ của vạn vật, bao trùm khắp cả mà không
riêng tư” [Dẫn theo 59,tr 372], trời đặt ra mặt trời, mặt trăng, mưa gió để
điều hịa mọi vật, có âm dương, nóng lạnh để dựng ra mọi vật. Cho nên, nhà
vua, bậc thánh nhân bắt chước theo trời mà đặt ra đạo, cũng yêu thương
khắp cả mà không riêng tư. Ban bố thi hành nhân đức để làm cho đạo ấy
đầy đủ, đặt ra lễ nghĩa để dạy cái đạo ấy. Mùa xuân là cái trời dùng để sinh

ra mọi vật. Đạo người là cái nhà vua dùng để yêu thương. Mùa hạ là cái trời
dùng để làm cho mọi vật lớn lên, đức là cái nhà vua dùng để nuôi dưỡng.
Hình phạt là cái nhà vua dùng để trừng phạt [Dẫn theo 59,tr 374].


Tính chất duy tâm thần bí của Đổng Trọng Thư cịn biểu hiện khi ơng
cho rằng, trời có vai trị, uy quyền to lớn như vậy, cho nên, mọi sự vật, hiện
tượng cũng như mọi q trình biến hóa của tự nhiên, sự biến đổi, hưng vong
của xã hội đều là sự an bài, có mục đích của trời. Hồng đế là con của trời
nên được gọi là “thiên tử”. Âm dương, ngũ hành đều là thể hiện của mệnh
trời. Trời lấy dương làm mặt chủ đạo, lấy âm làm mặt phụ thuộc, dương
quý mà âm tiện. Như Đổng Trọng Thư nói: “Lẽ thường của trời đất là một
Âm một Dương. Dương là đức của trời, Âm là hình phạt của trời”… , “Đạo
trời lấy ba mùa: xuân, hạ, thu sinh thành và lấy một mùa đơng gây chết
chóc” [Dẫn theo 27,tr 203]. Nhưng với ơng, “Trời tín nhiệm Dương chứ
khơng tín nhiệm Âm, hiếu đức chứ khơng thích trừng phạt”.
Có thể thấy, trong hệ thống triết học của Đổng Trọng Thư nói chung,
quan niệm về trời của Đổng Trọng Thư nói riêng về căn bản dựa vào quan
điểm duy tâm của Nho giáo tiên Tần, đồng thời tiếp thu quan điểm của các
học phái khác, đặc biệt là quan điểm của học thuyết Âm dương, ngũ hành
(đã bị ông loại bỏ đi các yếu tố duy vật) để làm thành một hệ thống mang
tính chất thần học duy tâm, mang đậm màu sắc tôn giáo.
Như vậy từ Khổng Tử, Mạnh Tử đến Đổng Trọng Thư, quan điểm về
trời và mệnh trời của Nho giáo đã có nhiều sự khác biệt. Nếu ở Khổng Tử,
quan điểm của ơng cịn có chút dao động khi nói “trời sinh ra mọi thứ”,
nhưng lại có chỗ cho rằng: “trời có nói gì chăng? Mà vạn vật cứ sinh hóa
mãi”, thì đến Đổng Trọng Thư, học thuyết của ông là sự pha trộn giữa
những quan điểm có tính chất duy tâm trong triết học Khổng - Mạnh cùng
những quan niệm có tính chất thần bí, định mệnh. Đó chính là ngun nhân
khiến cho “cả hệ thống quan điểm luân lý, đạo đức của Đổng Trọng Thư

xây dựng trên quan điểm về trời và mệnh trời ấy bị xơ cứng, nặng nề và
mang tính duy tâm thần bí” [4; 365].


Trước đây, Khổng Tử và Mạnh Tử chưa đi sâu vào vấn đề bản thể
của vũ trụ, việc giải thích của các ơng về vấn đề đó chưa thật cụ thể, nhất
quán. Nhưng đến Đổng Trọng Thư, ông đã xuất phát từ lập trường của chủ
nghĩa duy tâm chủ quan mà đi sâu vào nghiên cứu vấn đề vũ trụ - về trời, và
đã đi tới một kết luận theo hữu thần luận, do đó hạ thấp Nho học xuống địa
vị thần học. Điều đó là do kết cấu giai cấp và do cơ sở chính trị - kinh tế của
thời đại đã làm cho ông trở thành người phát ngơn của giai cấp địa chủ, địi
hỏi ơng phải giải thích theo quan điểm của giai cấp thống trị xã hội đó, đồng
thời vĩnh viễn hóa cơ cấu của trật tự giai cấp hiện thời và lợi ích giai cấp mà
ông đại diện [59,tr 369].
Đến đời Tống, đời sống kinh tế - xã hội Trung Quốc có nhiều biến
đổi sâu sắc. Sau một thời gian dài chiến tranh, loạn lạc bởi cục diện “ngũ
đại thập quốc”, triều đại Tống đã thực hiện được sự thống nhất và ổn định
khá lâu về chính trị, văn hóa, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển phồn
vinh, thịnh vượng. Để bảo vệ trật tự, luân lý, cương thường của chế độ
phong kiến, các vua Tống đã rất đề cao Nho học, lấy Nho học làm hệ tư
tưởng chính thống. Đó chính là mảnh đất tốt để Nho giáo phát triển hưng
thịnh. Nếu như Hán Nho cho thấy tư tưởng duy tâm của Khổng Tử và Mạnh
Tử được kết hợp với thuyết Âm dương, ngũ hành, thì Nho giáo đời Tống
được bổ sung bằng các tư tưởng của Phật, Đạo, và do đó, đã sáng tạo nên
một hình thức mới của Nho học là Lý học. Điều này khiến cho “Tống nho
có hệ thống lý luận tinh vi, chặt chẽ và sâu sắc hơn nhiều so với Nho giáo
truyền thống” [4,tr 515].
Trong hệ thống triết học của Tống Nho chủ yếu tập trung lý giải các
cặp phạm trù triết học cơ bản “lý - khí” (đạo - khí), “tâm” - “vật” (tri hành). Qua đó, tư tưởng về trời - người, mối quan hệ giữ trời và người được
bộc lộ rõ rệt.



Về trời, trong quan niệm của Chu Đôn Di (1017 - 1073) - triết gia mở
đường cho lý học đời Tống - Minh cho rằng, “thái cực” bao hàm trong nó
hai thể động và tĩnh, tự vận động, biến hóa mà sinh ra Âm - Dương. Âm,
dương là hai mặt đối lập nhưng liên hệ, tương tác nhau mà sinh ra năm yếu
tố vật chất: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Sự tương tác của âm và dương, theo
ơng cũng chính là nguồn gốc sinh ra con người, vạn vật và làm lên sự biến
đổi trong thế giới. Ơng nói: “Vơ cực rồi thái cực. Thái cực động rồi sinh ra
khí dương, động đến cùng cực rồi lại tĩnh, tĩnh rồi sinh ra khi âm, tĩnh đến
cùng cực rồi trở lại về động … Rồi khí dương cứ biến động, khí âm cứ hợp
theo, mà sinh ra kim, mộc, thủy, hỏa và thổ. Năm chất khí cứ thuận theo thế
mà lan tràn ra và bốn mùa theo đó mà xoay vần. Đạo kiền thành ra nam, đạo
khôn thành ra nữ … Khí giao cảm với nhau mà hóa sinh mn vật, biến hóa
vơ cùng” [Dẫn theo 59,tr 517].
Theo Chu Đơn Di, sự biến hóa của vạn vật bắt nguồn từ sự tương tác
giữa Âm - Dương chính là sự thể hiện của đức lớn của trời đất. Ơng viết
trong sách Thơng thư như sau: “Giời lấy khi dương sinh ra muôn vật, lấy
khí âm để hồn thành mn vật. Sinh ra đó là nhân, hồn thành đó là nghĩa.
Cho nên, bậc thánh nhân ở bên trên lấy nhân mà tạo ra muôn vật, lấy nghĩa
mà uốn nắn muôn vật. Đạo giời được thực hành cho nên muôn vật đã thuận
theo, thánh đức được sửa sang cho nên muôn dân đã tiến hóa” [Dẫn theo
59,tr 551].
Có thể thấy, mặc dù lúc đầu Chu Đôn Di cho rằng, sự đắp đổi Âm Dương tạo ra cịn người và sinh vật, nhưng sau đó, ơng đã có những lý giải
mang tính chất duy tâm khi cho rằng, sự tương tác Âm - Dương đó là thể
hiện đức lớn của trời, và về thực chất, đức lớn của trời mới là nguyên nhân
để sinh ra vạn vật, con người, thậm chí cả nhân nghĩa, đạo đức của con
người… Ở đây, quan niệm về trời, mệnh trời, đức của trời trong quan niệm



của Chu Đôn Di được thể hiện một cách gián tiếp qua cặp phạm trù Âm Dương và sự đắp đổi giữa hai yếu tố Âm - Dương, dẫn đến quan niệm về vũ
trụ nói chung, về trời nói riêng của Nho giáo, đến thời Chu Đơn Di mà có
được một bước ngoặt trong tiến trình phát triển [59,tr 546].
Chu Đôn Di tuy được coi là người mở đường cho Lý học thời kỳ
Tống, Minh nhưng người thực sự đặt nền móng của Lý học Nho gia lại là
Trình Hạo (1032 - 1085) và Trình Di (1033 - 1107).
Tư tưởng về trời của hai anh em Trình Hạo và Trình Di được xây
dựng từ việc lý giải mối quan hệ giữa “lý” và “khí”. Theo Nhị Trình: “Lý
là cái bản thể, là khởi nguyên của thế giới vạn vật, khi âm - dương chưa
phân định, thế giới hỗn độn đó là “lý”, trên trời chỉ có một “lý”; “lý”
khơng sinh, không diệt, tồn tại cùng khắp, không ở đâu không có “lý”
[Dẫn theo 4,tr 527].
Cũng theo các ơng, khi cái “lý” ấy phân thành âm - dương gọi là
“khí”. “Khí” được hai ông lý giải, là cái vật chất, là nguyên liệu để sinh
thành vạn vật. Quá trình sinh thành, tồn tại, mất đi của vạn vật, theo họ là
do sự tụ - tán của khí: “Cái sinh ra vạn vật là khí tụ vậy, cái làm vạn vật
chết đi là khí tán vậy”. Khi đề cập đến mối quan hệ giữa lý và khí, hai anh
em họ Trình đều khẳng định, lý là cái có trước, khí là cái có sau, lý là gốc,
khí là ngọn.
Trong sách Minh Đạo án ngữ lục, hai ông lý giải rõ hơn về mối quan
hệ lý - khí như sau: Trình Hạo: “Cái lý của muôn vật trong giời đất không
cô độc mà phải có đơi, đều là tự nhiên thế”. “Mn vật khơng có cái nào
khơng có đơi, một âm - một dương. Dương lớn lên thì âm tiêu đi. Lý ấy suy
ra rộng lắm thay, người ta chỉ cần biết lý ấy mà thơi”. Trình Di: “Dùi cây
lấy lửa, người ta bảo lửa sinh ra từ gỗ, không đúng. Hai vật cọ sát vào nhau
dùng nhiều sức thì khi dương sinh. Nay lấy đá sát vào nhau thì cũng ra lửa,


khơng phải chỉ riêng gì gỗ, bởi vì trong trời đất khơng có một vật nào khơng
có âm - dương” [Dẫn theo 59,tr 571].

Ở đây, chúng ta thấy Trình Hạo, Trình Di, khi lý giải về mối quan hệ
lý - khí và vai trị của lý và khí trong việc sinh thành ra vạn vật, con người
đã thể hiện quan điểm biện chứng. Nhưng khơng dừng lại ở đó, Nhị Trình
cịn đồng nhất lý với trời. Như họ nói: “trên trời chỉ có một lý”, “về lý mà
nói tức là trời” [Dẫn theo 59,tr 572], rồi “vạn vật đều cùng một thiên lý”.
Với Nhị Trình, lý là cái tuyệt đối, vĩnh cửu, không thể thêm, bớt, không thể
sờ thấy, không thể nghe thấy, nhưng nó vẫn tồn tại: “Lý như là hư khơng,
chẳng có gì mà lại đủ cả, cái ấy làm sao nói được cịn mất, thêm bớt”. Khi
đồng nhất lý với trời, về thực chất trong quan niệm của Nhị Trình, lý chẳng
qua chỉ là tên gọi khác của trời mà thơi.
Mặc dù Trình Hạo và Trình Di đều khẳng định “trên trời chỉ có một
lý”, “vạn vật đều cùng một thiên lý”, nhưng quan điểm về lý - trời của Trình
Hạo và Trình Di cũng có điểm khác nhau. Nếu Trình Hạo gọi “Thiên Lý tức
lý tức tâm”, thì Trình Di lại cho rằng: “lý tức là từ trời, gọi là thiên lý”,
nhưng nó có ở tâm con người, “Ở trời là mệnh, ở nghĩa là lý, ở người là
tích, chủ của nó là tâm” [Dẫn theo 4,tr 532].
Sự khác biệt trong tư tưởng về lý - trời này ở Trình Hạo, Trình Di thì
khó có thể phân định rạch rịi. Tuy nhiên, nó chính là nguồn gốc để có
người cho rằng: “Trình Di là người sáng lập ra phái Lý học của Nho gia,
sau này được Chu Hy hồn thiện, cịn gọi là phái Trình Chu. Trình Hạo
sáng lập ra một phái khác được kế tục bởi Lục Cửu Uyên và được phát triển
đến đỉnh cao bởi Vương Thủ Nhân đời Minh. Phái này gọi là Tâm học, hay
phái Lục Vương” [4,tr 526].
“Lý” hay “thiên lý” không chỉ là nguyên tắc tối cao của giới tự nhiên
mà theo Nhị Trình, nó cịn là ngun tắc tối cao của đời sống xã hội. Nhị


Trình cho rằng: “Nhân ln cũng chính là thiên lý”. “Thiên lý” biểu hiện
trong đời sống xã hội con người, theo hai ơng, chính là các quy phạm đạo
đức, và các nguyên tắc, thể chế xã hội phong kiến. Đến đây, có thể thấy,

trong quan niệm của Nhị Trình: “Lý - trời quy định cả quy phạm đạo đức
các mối quan hệ xã hội loài người” [Dẫn theo 59,tr 576-577].
Tư tưởng duy tâm thần bí về lý và khí cũng như mối quan hệ giữa lý khí của Trình Di đã được Chu Hy (1130 - 1200) - một danh Nho đời Tống
tiếp tục và phát triển thành thế giới quan triết học tương đối có hệ thống.
Chu Hy tập trung lý giải mối quan hệ giữa lý - khí nhưng qua đó, ta thấy
quan điểm về trời, vai trị sáng tạo, chi phối của trời của ông cũng được bộc
lộ khá rõ nét.
Trước hết, Chu Hy một mặt thừa nhận sự tồn tại hiện thực của cái
mà ông gọi là “khí”, nhưng mặt khác, ơng cũng xác định, cái bản nguyên
tinh thần - mà ông gọi là “lý” tự nó tồn tại độc lập. Theo Chu Hy, mọi sự
vật hiện tượng trong vũ trụ đều do lý và khí tạo ra, như ơng viết: “Giữa
trời đất, có lý, có khí. Lý tức là cái đạo hình nhi thượng, là cái gốc sinh
ra mn vật; khí là những vật thể hình nhi hạ, là những khí cụ sinh ra
mn vật” [Dẫn theo 59,tr 596].
Cũng theo Chu Hy, sự thống nhất giữa lý và khí là nguồn gốc của
mọi sự vật hiện tượng. Ông lý giải điều này như sau: Nếu trước hết khơng
có cái “lý” ấy, thì dẫu có cái “khí” ấy tồn tại cũng khơng thể sinh ra sự vật
hiện tượng, nếu như khơng có cái khí ấy ngưng tụ thì cái lý ấy khơng có chỗ
treo mắc và cũng mất tác dụng. Lý và khí thống nhất mới có thể biểu hiện
được cái tác dụng sinh thành và tồn tại của tạo hóa. Tuy nhiên, trong sự
thống nhất ấy, Chu Hy lại cho rằng, lý là cái có trước, khí là cái có sau, như
ơng nói: “… lý chưa bao giờ có thể tách khỏi được khí, nó là cái hình nhi
thượng, khí là cái hình nhi hạ. Theo hình nhi thượng hạ mà nói, há lại chẳng


có trước sau hay sao, lý thì vơ hình, khí thì thơ sơ và có cặn” [Dẫn theo
59,tr 596]. Có người hỏi ơng, phải có cái lý ấy rồi sau mới có cái khí ấy,
vậy thì thế nào? Ơng trả lời: “cái đó vốn khơng thể nói được cái nào có
trước, cái nào có sau nhưng muốn thu tới nguồn gốc của nó, thì phải nó
rằng trước là có cái lý ấy”. Nhưng “lý” khơng phải là một vật gì khác, mà

vẫn tồn tại trong cái khí ấy, khơng có cái khí ấy thì cái lý ấy sẽ khơng có
chỗ “treo mắc”. Khí tức là kim, mộc, thủy, hỏa; lý tức là nhân, lễ, nghĩa, trí
[Dẫn theo 59,tr 596].
Ở đây, Chu Hy bộc lộ quan điểm duy tâm khách quan khá rõ trong
việc lý giải mối quan hệ giữa lý và khí. Ơng khơng thừa nhận tinh thần (lý)
được sinh ra từ vật chất (khí), ngược lại, ơng đã đem tinh thần đối lập với
vật chất, coi cái vật chất chỉ là biểu hiện của cái tinh thần.
Cũng qua quan điểm của Chu Hy về lý - khí, chúng ta thấy, nếu như
trước đây, Hán Nho coi trời là thực thể cao nhất, quyết định sự sinh hóa của
mn vật, con người, nhân luân của con người, nhưng trong tư tưởng của
Chu Hy, sự tương tác, hòa hợp giữa lý - khí mới là nguồn gốc của con
người, vạn vật trong vũ trụ; trời, đất thậm chí chỉ là sản phẩm của sự tương
tác ấy. Ông viết: “Hỏi: thời gọi là trước khi có giời đất, thì chung quy trước
đó có “lý” khơng? Đáp: trước khi chưa có trời đất thì chung quy cũng có
“lý”. Có cái “lý” ấy thì mới có trời đất ấy, nếu khơng có cái lý ấy thì cũng
khơng có trời đất, khơng có con người, khơng có mn vật, và tất cả đều
khơng có. Có “lý” mới có khí lưu hành và sinh ra mn vật” [Dẫn theo 59,tr
599]. Có thể thấy, trong quan niệm của Chu Hy, lý là cái bản nguyên, cái có
trước. Trời đất, vạn vật và cũng là kết quả của sự vận động, tương tác giữa
lý - khí mà thơi.
Rõ ràng, mối quan hệ giữa lý - khí được Chu Hy nhìn nhận theo quan
điểm duy tâm khách quan. Ơng đã sử dụng nó làm cơ sở để giải thích các


mối quan hệ trong xã hội. Theo ông, lễ, nghĩa, trí, tín là đạo lý. Hợp năm
yếu tố đó lại tạo thành cái thiên lý - là cái trọn vẹn duy nhất. Nhân, lễ,
nghĩa, trí, tín là các quy phạm đạo đức, nhưng vì nó là lý nên nó khơng có
hình dạng. Vì vậy, nó cần phải có ngũ ln (năm mối quan hệ của con
người trong xã hôi: vua - tôi, cha - con, anh - em, chồng - vợ, bằng - hữu)
để biểu hiện ra và phải thông qua những hành vi đạo đức của con người.

Lý học Tống Nho lấy tư tưởng Khổng Mạnh làm hạt nhân, nhưng nó
là một hệ thống chặt chẽ hơn, tinh vi hơn, nội dung cũng sâu sắc hơn so với
Nho học truyền thống. Có thể thấy rõ điều đó qua sự lý giải mối qua hệ lý khí như trên. Có thể nói, Tống Nho đã đưa Nho giáo nói chung, thế giới
quan Nho giáo nói riêng bước vào một giai đoạn phát triển cao hơn, mới
hơn cả về sắc thái lẫn nội dung.
1.1.2. Quan điểm duy vật của các nhà Nho về trời, mệnh trời
Đối lập với khuynh hướng duy tâm thần bí trong tư tưởng của các
nhà Nho về trời, mệnh trời, trong thế giới quan Nho giáo, chúng ta cũng có
thể tìm thấy những tư tưởng duy vật.
Trong sách Kinh Dịch, nguồn gốc của vũ trụ, vạn vật được lý giải
như sau: Thái cực sinh ra lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng
sinh bát quái, bát quái sinh vạn vật. Thái cực được hiểu là cực lớn, là cái
hỗn độn ban đầu (là khí). Rồi thái cực sinh lưỡng nghi, một nghi gồm nhiều
khí đục, nặng rơi xuống và kết hợp lại thành đất, gọi là âm; nghi kia gồm
những khí nhẹ, trong, lơ lửng trong khơng trung, hợp lại thành trời, gọi là
dương. Hai khí âm - dương luôn giao cảm với nhau và là nguồn gốc sinh ra
vạn vật, con người. Như vậy, theo Kinh Dịch, trời là sản phẩm của khí
dương mà thơi.Trong Kinh Dịch cũng có ghi: “có trời đất rồi mới có mn
vật, có mn vật mới có trai gái, có gái trai rồi mới có vợ chồng, có vợ


×