Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục đại học Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.56 KB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ




BÙI NGỌC DŨNG





KINH TẾ TRI THỨC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM







LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC














HÀ NỘI - 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
-



BÙI NGỌC DŨNG




KINH TẾ TRI THỨC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC




Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 80





Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. ĐOÀN VĂN KHÁI







HÀ NỘI - 2009

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ TRI
THỨC 8
1.1. KHÁI NIỆM KINH TẾ TRI THỨC 8
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Và PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI
THỨC 14
1.3. Đặc điểm của kinh tế tri thức 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRƯỚC YÊU CẦU PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC 39
2.1. Thực trạng giáo dục đại học Việt Nam 39
2.1.1. Những thành tựu cơ bản của giáo dục đại học Việt Nam 39
2.1.2.Những hạn chế chủ yếu của giáo dục đại học Việt Nam………46
2.2. Những vấn đề đặt ra đối với giáo dục đại học Việt Nam trước yêu
cầu phát triển kinh tế tri thức 55
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT

TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC…………………62
3.1. Nhận thức đúng bản chất, đặc điểm của kinh tế tri thức, vai trò của
giáo dục đại học đối với phát triển kinh tế tri thức và thực trạng
giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. 63
3.2. Tăng cường nguồn lực cho phát triển giáo dục đại học. 66
3.3. Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, phương pháp
giảng dạy và học tập, phương pháp đánh giá kết quả học tập theo
hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá”, đáp ứng yêu cầu của công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức. 70
3.4. Phát triển qui mô gắn với nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo
dục đại học. 76
3.5. Tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế trong giáo dục đại học…80
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84



1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, đặc
biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công
nghệ năng lượng mới,…từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, nền
kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ cả về cơ cấu, chức năng lẫn
phương thức hoạt động. Đây thực sự là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa
trọng đại - nền kinh tế đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri

thức.
Trong nền kinh tế tri thức, yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế là tri
thức và tiềm năng tạo ra tri thức, vì thế trên thế giới đang diễn ra cuộc chạy
đua gay gắt giữa các quốc gia để thu hút, chiếm hữu, khai thác nguồn lực trí
tuệ. Mặc dù các nước phát triển có ưu thế hơn hẳn trong cuộc cạnh tranh này,
nhưng kinh tế tri thức cũng tạo ra cơ hội cho các nước đang phát triển vươn
lên, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Cơ hội này sẽ trở thành
hiện thực nếu họ biết nắm bắt, khai thác tiến bộ của khoa học - công nghệ, tri
thức của nhân loại để phát huy nội lực, tăng cường sức mạnh tổng hợp của
quốc gia. Nhận thức rõ điều đó, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX
đã khẳng định “…tranh thủ ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến
hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển
kinh tế tri thức” [15, tr.25]. Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định “đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức” [16,
tr.87].
Để phát triển kinh tế tri thức, chúng ta không có cách nào khác là phải
nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ lao động
trong lĩnh vực khoa học, công nghệ - những người trực tiếp tham gia vào quá
trình sáng chế ra những tiến bộ khoa học - công nghệ và tiếp thu, áp dụng

2


những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại của thế giới vào sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều này đòi hỏi tất yếu phải tập
trung phát triển vượt bậc nền giáo dục nước nhà, đặc biệt là giáo dục đại học
vì nó trực tiếp tạo ra nguồn nhân lực trình độ cao - lực lượng nòng cốt trong
nền kinh tế tri thức. Bởi thế, Đại hội Đảng lần thứ X một lần nữa nhấn mạnh
vai trò “quốc sách hàng đầu” [16, tr.95] của giáo dục và đào tạo, khoa học và
công nghệ, và xác định một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là “Phát triển mạnh khoa học và công
nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức”
[16, tr.210].
Là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội, giáo dục đại học ở
nước ta trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, góp
phần đắc lực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên,
bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục đại học cũng đang bộc lộ
những hạn chế, bất cập về mặt lý luận cũng như thực tiễn, cần được khắc
phục. Mặt khác, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế
tri thức trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra những yêu cầu
mới đòi hỏi giáo dục đại học Việt Nam phải có sự đổi mới mạnh mẽ và toàn
diện trong toàn bộ hoạt động giáo dục để có được lời giải hữu hiệu cho một
câu hỏi tổng quát đầy hệ trọng là: Giáo dục đại học Việt Nam phải làm gì và
làm như thế nào để tăng nhanh quy mô gắn với nâng cao chất lượng và hiệu
quả giáo dục, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế tri thức? Đây thực sự là
một vấn đề lớn, cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, cần được
luận giải thấu đáo. Để góp phần làm rõ vấn đề trên, chúng tôi đã lựa chọn đề
tài nghiên cứu: “Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục đại
học Việt Nam”.

3


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thuật ngữ “Kinh tế tri thức” xuất hiện trong các công trình nghiên cứu
của các nhà khoa học Việt Nam chưa lâu, mới chỉ khoảng mười năm trở lại
đây, song do tính chất quan trọng của vấn đề - một vấn đề có tính thời sự, thời
đại và tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nước - kinh tế tri thức đã
nhanh chóng trở thành vấn đề được các nhà khoa học quan tâm. Ở nước ta đã

xuất hiện một số công trình nghiên cứu tìm hiểu về kinh tế tri thức dưới
những góc độ khác nhau và được trình bày dưới dạng các bài báo khoa học,
sách hoặc đề tài nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn, “Kinh tế tri thức - Thời cơ
và thách thức với nước ta”, Tạp chí Cộng sản, số 8/2000; “Tìm hiểu kinh tế
tri thức”, Tạp chí Thông tin lý luận, số 273/2000, của TS. Lê Minh Tâm và
Lê Huỳnh Trường; “Nền kinh tế tri thức và yêu câu đổi mới giáo dục Việt
Nam”, NXB Thế giới, Hà Nội, 2001, của TS.Trần Văn Tùng; “Kinh tế tri
thức và giáo dục - đào tạo phát triển người”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Kinh
tế tri thức, Trung tâm thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ quốc gia,
2001, của GS.VS Phạm Minh Hạc;“Động lực cho kinh tế tri thức”, Tạp chí
Lý luận chính trị, số 6/2003, của GS.VS Đặng Hữu; “Kinh tế tri thức và
những vấn đề đặt ra đối với đội ngũ trí thức Việt Nam”, đề tài nghiên cứu
khoa học cấp bộ, 2004, của PGS,TS Đoàn Văn Khái; “Kinh tế sáng tạo”, Tạp
chí Tia sáng, 4-12-2005, của Song Ca; “Tìm hiểu vấn đề “Đẩy mạnh công
nghịêp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức” trong Văn kiện
Đại hội X của Đảng”, Nxb Chính trị quốc gia, 2007, của GS.TS Chu Văn
Cấp; “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế
tri thức”, Tạp chí Cộng sản 2/2007, của GS. Vũ Đình Cự; “Quản lý tri thức
trong nền kinh tế hiện đại”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 8/2007,
của GS. Boris Mil’ner; “Một số thông tin bước đầu về xã hội tri thức”, nhiệm
vụ cấp bộ, 2008, của PGS,TS Nguyễn Văn Dân; “Diện mạo và triển vọng của
xã hội tri thức”, Nxb Khoa học xã hội, 2008, PGS,TS Nguyễn Văn Dân;

4


Về vấn đề giáo dục và giáo dục đại học, cũng có những công trình
nghiên cứu đề cập đến những khía cạnh khác nhau xung quanh tình hình giáo
dục nước ta hiện nay; việc đổi mới giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ cho công nghiệp hoá, hiện đại

hoá và phát triển kinh tế tri thức. Tiêu biểu như, “Nền giáo dục cho thế kỷ
XXI: Những triển vọng của Châu Á - Thái Bình Dương”, Viện Khoa học Giáo
dục Việt Nam, 1994; “Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài để thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Tạp chí Cộng sản, số 1/1997, của
GS.VS Nguyễn Văn Hiệu; “Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI”. Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2002 của GS.VS Phạm Minh Hạc và các tác giả khác;
“Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ 21”, Nxb Giáo dục,
Hà Nội, 2003, của Vũ Ngọc Hải, Trần Khánh Đức;“Công tác đào tạo đại học,
cao đẳng và ngành nghề để phát triển nguồn nhân lực ở nước ta”, Tạp chí Lý
luận chính trị, số 7/2003, của Nguyễn Khắc Chương; “Vấn đề kết hợp truyền
thống và hiện đại trong đổi mới giáo dục đào tạo đại học ở Việt Nam hiện
nay”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, 2006, của PGS,TS. Đoàn Văn Khái;
“Đổi mới giáo dục và người lãnh đạo: Thế giới thay đổi - giáo dục thay đổi”,
Tạp chí Tia sáng, số 17, 5-9-2006, của Ngô Việt Trung; “Khởi đầu chấn hưng
đại học bằng “tinh hoa””, Tạp chí Tia sáng, số 17, 5-9-2007, của GS.Bùi
Trọng Liễu; “Giáo dục đại học: Luận bàn vài điều cấp thiết”, Tạp chí Tia
sáng, số 18, 20-9-2007, của GS.Pierre Darriulat; “ Xây dựng một đại học
“hoa tiêu””, Tạp chí Tia sáng, số 19, 5- 10-2007, của GS. NGND Nguyễn
Văn Chiển; “Tiêu chuẩn của trường đại học đẳng cấp quốc tế”, Tạp chí Tia
sáng, số 19, 5-10-2007, của Nguyễn Văn Tuấn; “Đổi mới, nâng cao năng lực
vai trò, trách nhiệm, đạo đức của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo
dục trong xu thế Việt Nam hội nhập quốc tế”, Nxb Lao động - Xã hội, 2007;
“Phát triển giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh mới”, Tạp chí Cộng
sản, số 5/2007, của Phạm Đỗ Nhật Tiến; “Vài suy nghĩ về giáo dục đại học

5


trong thời đại mới”, Tạp chí Tia sáng 2-5-2008, của TS. Nguyễn Kim Dung;
“Dạy và học theo quan điểm học suốt đời”, Tạp chí Tia sáng, 4-8-2008, của

GS. Đỗ Đăng Giu; “Cải cách giáo dục đại học theo hướng tiếp cận các
trường đại học đẳng cấp quốc tế”, Tạp chí Cộng sản, số 24/2008, của TS.
Ngô Tứ Thành; “Giải pháp phát triển giáo dục: Từ góc nhìn nghiệp vụ sư
phạm”, Tạp chí Tia sáng, 25-5-2009, của GS. Hồ Ngọc Đại; “Làm gì để giáo
dục đại học nâng cao thứ hạng?”, báo Giáo dục thời đại, 2-7-2009, của Sông
Hồng;“Xã hội hóa giáo dục và vai trò của Nhà nước”, Thời báo kinh tế Sài
Gòn, 11-8-2009, của GS,TS. Nguyễn Vân Nam; “Hợp tác quốc tế để nâng
cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam”, Tạp chí Tia sáng, 19-08-2009,
của Ths. Phạm Văn Luân;
Tóm lại, xung quanh vấn đề kinh tế tri thức và vấn đề giáo dục và giáo
dục đại học ở Việt Nam hiện nay đã có những công trình nghiên cứu ở những
góc độ và mức độ khác nhau. Tuy vậy, chưa có chuyên khảo nào luận bàn
một cách có hệ thống về vị trí, vai trò của giáo dục đại học trong kinh tế tri
thức, những vấn đề mà kinh tế tri thức đặt ra đối với giáo dục đại học trong
điều kiện hội nhập quốc tế và những việc cần phải làm để đổi mới, phát triển
giáo dục đại học Việt Nam đáp ứng yêu cầu từng bước phát triển kinh tế tri
thức ở nước ta.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích nghiên cứu: Góp phần làm rõ bản chất của kinh tế tri thức
và những đòi hỏi của nó đối với giáo dục đại học Việt Nam; trên cơ sở đó, đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới, phát triển giáo dục đại học Việt
Nam đáp ứng yêu cầu từng bước phát triển kinh tế tri thức.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Với mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của
luận văn là:

6


Thứ nhất, luận giải những nội dung cơ bản về kinh tế tri thức, qua đó
góp phần làm sáng tỏ bản chất, đặc điểm, quá trình hình thành và phát triển

của kinh tế tri thức.
Thứ hai, lý giải vai trò của giáo dục đại học trong kinh tế tri thức, phân
tích thực trạng giáo dục đại học Việt Nam, từ đó làm rõ những vấn đề đặt ra
đối với giáo dục đại học trước yêu cầu phát triển kinh tế tri thức.
Thứ ba, trình bày một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới, phát triển
giáo dục đại học Việt Nam đáp ứng yêu cầu từng bước phát triển kinh tế tri
thức.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế tri thức và giáo dục đại học Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Đây là một đề tài rộng nên luận văn giới hạn ở
mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên. Trong từng vấn đề cụ thể, luận
văn cũng không thể đề cập tất cả mọi khía cạnh mà chỉ tập trung vào những
khía cạnh mà tác giả cho là quan trọng nhất.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên các tác phầm của
C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh và Văn kiện của Đảng Cộng
sản Việt Nam có liên quan đến đề tài. Luận văn cũng kế thừa các công trình
nghiên cứu của các tác giả đi trước trong và ngoài nước có liên quan đến đề
tài.
- Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng
là: phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh, lôgíc và lịch sử với tinh thần
lý luận kết hợp với thực tiễn trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ bản chất, đặc điểm, quá trình hình
thành và phát triển của kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục
đại học Việt Nam hiện nay trước yêu cầu phát triển kinh tế tri thức.

7



- Góp phần làm rõ thực trạng giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, trên
cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới, phát triển giáo dục
đại học đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tri thức ở nước ta trong thời gian
tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài tài liệu tham khảo, phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm
3 chương với 10 tiết.
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kinh tế tri thức.
Chương 2: Thực trạng giáo dục đại học Việt Nam và những vấn đề đặt
ra trước yêu cầu phát triển kinh tế tri thức.
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển giáo dục đại học
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tri thức.






8


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ TRI THỨC

1.1. Khái niệm kinh tế tri thức
Thập niên 80, 90 của thế kỷ XX chứng kiến sự xuất hiện của một hình
thái kinh tế mới chủ yếu dựa trên việc sản xuất, phân bổ và sử dụng tri thức.
Hình thái kinh tế này đã tác động sâu sắc và mạnh mẽ tới kinh tế thế giới, làm
thay đổi về căn bản cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động của mỗi nền
kinh tế. Vai trò cũng như tác động của nó tới kinh tế toàn cầu là điều không

thể phủ nhận. Tuy nhiên, để đưa ra được một cách hiểu, cách lý giải bao quát
và toàn diện về hình thái kinh tế này là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi.
“Kinh tế tri thức” - tên gọi phổ biến nhất của hình thái kinh tế này, là
một thuật ngữ xuất phát từ tiếng Anh, knowledge economy. Ngoài ra, còn một
số thuật ngữ khác tương đương như: “Nền kinh tế dựa trên tri thức”
(knowledge -based economy), “Nền kinh tế được dẫn dắt bởi tri thức”
(knowledge - driven economy), “Nền kinh tế dựa trên ý tưởng” (idea - based
economy), “Nền kinh tế học hỏi” (learning economy), “Xã hội thông tin”
(information society), “Nền kinh tế công nghệ cao” (high - tech economy),
“Nền kinh tế số hoá” (digital economy), “Nền kinh tế mới” (new economy)…
Thực ra, trong số những thuật ngữ trên, chỉ có thuật ngữ “Nền kinh tế dựa trên
tri thức” xem ra có nội hàm bao quát hơn, gần với thuật ngữ “Kinh tế tri
thức”.
Hiện nay, theo đánh giá chung của các nhà khoa học hàng đầu trên thế
giới, kinh tế tri thức mới đang định hình ở một số nước công nghiệp phát triển
như Mỹ và Nhật Bản. Ngay cả những quốc gia còn lại trong nhóm các nước
công nghiệp phát triển G8 cũng chỉ đang chuyển dần từng bước cơ cấu kinh tế
cho phù hợp với điều kiện mới; còn đối với các quốc gia đang phát triển, có
nước đang ở giai đoạn làm quen với khái niệm mới này. Do đó, hiện chưa có

9


một định nghĩa thống nhất hay một công thức cụ thể nào cho “kinh tế tri
thức”. Điểm chung duy nhất ở đây là tất cả đều thống nhất quan điểm về vị trí
cũng như vai trò tối quan trọng của tri thức trong nền kinh tế tri thức. Vậy, tri
thức là gì?
Những học thuyết về tri thức đã xuất hiện từ rất sớm. Khổng Tử coi
một người là có tri thức khi người đó hiểu được cái gì cần nói và làm thế nào
để nói ra được ý nghĩ của mình; tri thức là con đường dẫn đến thành công trên

trần thế. Còn theo Lão Tử, tri thức làm cho con người trở nên thông thái hơn
và khôn ngoan hơn. Tóm lại, theo các học thuyết cổ, tri thức là một khái niệm
chung chung, không định lượng được. Ngày nay, quan điểm về tri thức đã
thay đổi. Tri thức được hiểu là kết quả của nhận thức, là sự phản ánh trung
thực thế giới khách quan vào tư duy của con người, bao gồm tri thức cảm tính
và tri thức lý tính; tính đúng đắn của nó thể hiện bằng sự kiểm nghiệm của
thực tiễn. Tri thức về một sự vật, hiện tượng, lĩnh vực cụ thể (ví dụ tri thức về
kinh tế, tri thức về xây dựng…) là những kiến thức, sự hiểu biết về sự vật,
hiện tượng, lĩnh vực đó. Những kiến thức này có thể học được và người có tri
thức chuyên sâu trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực đó. Hơn nữa, tri thức
ngày nay đã chuyển từ số ít sang số nhiều, từ đặc quyền, đặc lợi của một số cá
nhân sang quyền lợi cơ bản của mọi tầng lớp trong cộng đồng, từ chỗ được
ứng dụng trong phạm vi nhỏ hẹp sang việc ứng dụng trên quy mô toàn cầu.
Bước chuyển này đã tạo ra sức mạnh cho tri thức, tạo ra giá trị mới cho xã
hội.
Vậy kinh tế tri thức là gì?
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế tri
thức. Có nhà nghiên cứu đã đồng nhất nền kinh tế sử dụng công nghệ cao với
kinh tế tri thức. Định nghĩa này không chính xác vì tri thức không thể chỉ có
công nghệ cao (bao gồm các công nghệ trụ cột là công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới và năng

10


lượng tái sinh, công nghệ không gian vũ trụ và khoa học kỹ thuật hải dương).
Đây là một cách hiểu hẹp vì nó đã tách rời tri thức về khoa học, công nghệ ra
khỏi tri thức rộng lớn hơn nhiều của con người cũng như tách rời khoa học,
công nghệ ra khỏi môi trường kinh tế - văn hoá - xã hội nói chung.
Khái quát hơn, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thành trong bài viết “Tản

mạn về kinh tế tri thức” đăng trên trang web http//:www.giaodiem.com ngày
08/01/2001 đã đưa ra định nghĩa: “Kinh tế tri thức là hình thái phát triển cao
nhất hiện nay của nền kinh tế hàng hoá tư bản, trong đó, công thức hoạt động
cơ bản Tiền - Hàng - Tiền được thay thế bằng công thức Tiền - Tri thức -
Tiền”. Định nghĩa này đã chỉ ra được tầm quan trọng của tri thức trong nền
kinh tế mới, tuy nhiên, nó mới chỉ đề cập đến tri thức trong môi trường kinh
tế, kinh doanh, khi tri thức thay thế vị trí của hàng hoá trong công thức cũ, có
nghĩa là tri thức là một dạng hàng hoá cao cấp, có thể dùng tiền mua được và
việc sử dụng tri thức mua được ấy mang lại lợi nhuận lớn hơn số tiền bỏ ra
ban đầu. Tuy nhiên, tri thức không chỉ tác động đến môi trường kinh tế mà
còn tác động đến nhiều môi trường khác trong nền kinh tế tri thức như môi
trường văn hoá, môi trường xã hội, môi trường giáo dục… Do đó, định nghĩa
ngày cũng chỉ là một định nghĩa hẹp, chưa bao quát được tổng thể vấn đề.
Cho đến nay, hầu hết các tài liệu quốc tế khi đề cập đến kinh tế tri thức
đều sử dụng định nghĩa đơn giản nhưng bao quát của Tổ chức Hợp tác và phát
triển kinh tế (OECD) đưa ra trong báo cáo “Kinh tế dựa trên tri thức” năm
1996. Theo báo cáo đó, “Kinh tế tri thức là một nền kinh tế trực tiếp dựa vào
việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức” hoặc “Kinh tế tri thức là kinh tế
trong đó tri thức đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế, xã hội
loài người”. Đây là những định nghĩa có tính khái quát cao, tuy nhiên trong
hai định nghĩa đó, theo chúng tôi, định nghĩa thứ nhất chuẩn hơn. Bởi vì, định
nghĩa này đã chỉ ra được những thuộc tính cơ bản quy định nội hàm của khái
niệm kinh tế tri thức, đó là: nền kinh tế trực tiếp dựa vào việc sản xuất, phân

11


phối và sử dụng tri thức. Đây cũng chính là những thuộc tính phản ánh bản
chất của nền kinh tế tri thức, thiếu những thuộc tính này nền kinh tế không
được gọi là nền kinh tế tri thức. Và với một nền kinh tế mang bản chất như

vậy, thì yếu tố tri thức có vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của loài người là điều đương nhiên, nó chính là hệ quả của nền kinh tế
trực tiếp dựa vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức. Trong khi đó,
định nghĩa thứ hai mới chỉ khẳng định trong nền kinh tế tri thức, yếu tố tri
thức đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của loài
người. Nhưng tính chất then chốt đó thể hiện như thế nào và tại sao nó lại
đóng vai trò then chốt, những câu hỏi cơ bản và quan trọng này chưa được
định nghĩa chỉ ra, và do đó, bản chất của nền kinh tế tri thức chưa được định
nghĩa làm sáng tỏ.
Nói tóm lại, định nghĩa thứ nhất là một định nghĩa có tính thông tin,
giúp người đọc dễ nắm bắt được vấn đề. Hơn nữa, định nghĩa này đã khắc
phục được nhược điểm của các định nghĩa trên, vừa cho thấy vị trí, vai trò của
tri thức trong nền kinh tế tri thức vừa chỉ ra được mối quan hệ giữa tri thức và
quá trình phát triển kinh tế, xã hội của loài người (bao gồm các môi trường
văn hoá, giáo dục, xã hội, kinh tế như đã nói ở trên). Tuy nhiên, khó khăn ở
đây là do mang tính khái quát cao nên định nghĩa có nhiều tầng ý nghĩa. Việc
tiếp cận, hiểu, đánh giá và vận dụng định nghĩa này tuỳ thuộc vào quan điểm,
thái độ đối với kinh tế tri thức cũng như địa vị, lợi ích và trí tuệ của các cá
nhân, tập đoàn hay quốc gia. Có hai phương pháp tiếp cận chính trong định
nghĩa này là phương pháp tiếp cận trực tiếp và phương pháp tiếp cận gián
tiếp.

12


* Phương pháp tiếp cận trực tiếp:
Phương pháp tiếp cận này dựa trên sự nhận thức toàn diện về tri thức
và kinh tế tri thức. Không mâu thuẫn với cách hiểu về tri thức ở trên, OECD
đã đưa ra một cách nhìn nhận mới về tri thức thông qua việc phân ra 4 loại tri
thức quan trọng gọi là “4 chữ W”. Đó là, “Biết cái gì” (know what), “Biết vì

sao” (know why), “Biết ai” (know who), “Biết làm thế nào” (know how). GS,
TS Ngô Quý Tùng của Trung Quốc đã bổ sung thêm 2 chữ W nữa là “Biết ở
đâu” (know where) và “Biết khi nào” (know when) vì trên thực tế, dù đã biết
cái gì, vì sao, ai làm và làm như thế nào nhưng nếu làm sai địa điểm và thời
gian thì vẫn có sai lầm.
Với nhận thức toàn diện về tri thức như trên, có thể hiểu định nghĩa của
OECD đã khẳng định rõ vai trò của tri thức trong nền kinh tế tri thức. Khác
với nền kinh tế nông nghiệp hay công nghiệp rất coi trọng các nhân tố vốn,
lao động, tài nguyên thiên nhiên,… trong nền kinh tế tri thức, tri thức, hay cụ
thể hơn là những hoạt động sản xuất, truyền bá và sử dụng tri thức, đã vượt
qua những lực lượng sản xuất truyền thống trên để vươn lên vị trí dẫn đầu, trở
thành nguồn lực chi phối mọi hoạt động tạo ra của cải vật chất trong xã hội.
Đã có một sự thay đổi lớn trong tư duy khi con người chấp nhận một yếu tố
vô hình là tri thức trở thành lực lượng sản xuất hàng đầu và dần dần xếp
xuống vị trí thứ yếu những lực lượng sản xuất hữu hình trước đây từng được
coi trọng. “6 chữ W” đang dần dần trở thành nguồn lực đóng góp nhiều nhất
cho tăng trưởng kinh tế.
Đây là cách hiểu trực tiếp xuất phát từ định nghĩa về kinh tế tri thức của
OECD cho thấy rõ vai trò của tri thức trong nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu đi
theo cách hiểu này sẽ gặp một mâu thuẫn là các nhà khoa học mặc dù đều
đồng ý là khoa học, công nghệ và tri thức chiếm hàm lượng và tỷ trọng lớn
nhất trong mỗi sản phẩm của nền kinh tế tri thức nhưng lại không thể thống
nhất được với nhau về phương pháp, cách thức đo lường cũng như con số cụ

13


thể của tỷ trọng ấy (hoạt động truyền bá và sử dụng tri thức chiếm tỷ trọng
bao nhiêu phần trăm thì được gọi là kinh tế tri thức? Có nhà nghiên cứu đưa
ra tỷ lệ tri thức chiếm 65% giá thành sản xuất và ít nhất là 35% giá trị sản

phẩm thì được gọi là kinh tế tri thức, có nhà nghiên cứu khác lại đưa ra tỷ lệ
80% và 40%). Đây là điểm chưa rõ ràng của cách tiếp cận này.
* Phương pháp tiếp cận gián tiếp:
Cách tiếp cận này khắc phục được điểm chưa rõ ràng của cách tiếp cận
trực tiếp. Theo đó, kinh tế tri thức thực chất là một loại môi trường kinh tế -
văn hoá - xã hội mới. Môi trường này có đặc tính phù hợp với việc học hỏi,
đổi mới và sáng tạo, trong đó tri thức tất yếu trở thành nhân tố sản xuất quan
trọng nhất đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Nếu hiểu theo cách này, tri thức
không còn thuần tuý là khoa học, công nghệ mới, cũng không chỉ là một nhân
tố trong phát triển kinh tế nữa. Nó là một nhân tố trong môi trường tổng thể
kinh tế - văn hóa - xã hội. Do vậy, cốt lõi của việc phát triển một nền kinh tế
tri thức là phát triển một nền văn hoá đổi mới, sáng tạo để tạo điều kiện thuận
lợi nhất cho việc sản xuất, khai thác và sử dụng mọi tri thức, mọi hiểu biết của
nhân loại. Như vậy, kinh tế tri thức có thể được hiểu như một giai đoạn phát
triển mới của toàn bộ nền kinh tế, hoặc nói rộng hơn, điều này sẽ dẫn tới một
giai đoạn phát triển mới của xã hội nói chung.
Đây là cách tiếp cận được nhiều người ủng hộ vì tính bao quát của nó.
Tuy nhiên, tuỳ theo mục đích nghiên cứu, kinh tế tri thức có thể được diễn đạt
theo cách này hay cách khác, được hiểu và tiếp cận theo cách này hay cách
khác. Tóm lại, kinh tế tri thức là một thuật ngữ mới, có thể được diễn giải với
độ linh hoạt cao. Mặc dù vậy, cách hiểu kinh tế tri thức như là một môi trường
tổng thể kinh tế - văn hoá - xã hội trong đó việc sản xuất, phổ biến và sử dụng
tri thức được tạo điều kiện thuận lợi tối đa là cách hiểu hợp lý hơn cả về bề
rộng cũng như bởi chiều sâu của nó. Phải nói rằng, để đưa ra được một định
nghĩa chính xác, nhất là định nghĩa cho một phạm trù mới hình thành, chưa

14


hoàn thiện là rất khó khăn. Song, dù là định nghĩa này hay định nghĩa khác,

vấn đề quan trọng nhất là định nghĩa đó phải chỉ ra được bản chất của hiện
tượng, giúp cho người đọc hiểu được thế nào là kinh tế tri thức để từ đó đánh
giá đúng vị trí cũng như tầm vóc của hình thái kinh tế mới này. Định nghĩa
thứ nhất đã đáp ứng được yêu cầu đó.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển kinh tế tri thức
Như đã trình bày trong phần 1.1, “kinh tế tri thức là một nền kinh tế
trực tiếp và chủ yếu dựa vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức”, có
nghĩa là tri thức là nhân tố quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế tri thức. Tuy
nhiên, không phải chỉ trong hình thái kinh tế ấy, con người mới biết tầm quan
trọng của tri thức. Bởi xét đến cùng, tri thức là nhân tố duy nhất phân biệt loài
người với loài vật, phân biệt sức sáng tạo với hành động bản năng, nên ngay
từ thời cổ xưa, con người đã biết sử dụng tri thức như một công cụ để làm
cuộc sống tốt đẹp hơn. Tri thức của loài người ngày càng được mở rộng hơn,
phong phú hơn và do đó, làm cuộc sống tiến tới đích văn minh nhanh hơn.
Chính vì vậy, có thể coi sự xuất hiện của kinh tế tri thức là một tất yếu khách
quan. Đó không phải là một bước nhảy đột biến mà là kết quả của một quá
trình phát triển lâu dài về khoa học, kỹ thuật, công nghệ và kinh tế thị trường.
Quá trình này có thể được chia thành 5 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1, từ năm 1770 đến 1825, bắt đầu từ nước Anh. Đây là thời
kỳ sơ khai của kinh tế thị trường. Con người lần đầu tiên đã biết đưa những
ứng dụng của khoa học vào trong đời sống qua những cải tiến về công cụ sản
xuất và đặc biệt là việc chế tạo được chiếc máy dệt hoàn chỉnh đầu tiên năm
1785. Máy dệt được ứng dụng rộng rãi đã đưa mức dệt của công nhân tăng
200 lần so với dệt thủ công. Ngoài ra, còn có phát minh dùng than đá nấu
gang thành sắt làm cho năng suất lao động trong ngành luyện kim tăng lên:
năm 1840 nấu được 650 - 750 nghìn tấn gang, năm 1853 đạt 2,7 triệu tấn,
năm 1872 lên tới 6,7 triệu tấn [56, tr.23]. Đặc biệt, việc phát minh ra máy hơi

15



nước của Jame Watt năm 1784 đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát
triển của nhân loại. Máy hơi nước trở thành biểu tượng của thời kỷ chủ nghĩa
tư bản phát triển. Phát minh này là điểm mốc đầu tiên của cuộc cách mạng
khoa học - kỹ thuật lần thứ nhất, cuộc cách mạng có công chuyển nền kinh tế
thế giới từ thời kỳ thủ công sang thời kỳ cơ khí hóa. Hơn thế nữa nó cũng mở
đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trong lịch sử và đưa nước Anh
lên vị trí lãnh đạo thế giới, đồng thời nhấn chìm Trung Quốc và Ấn Độ là hai
quốc gia vào thế kỷ XVII còn giàu hơn cả Châu Âu xuống hàng các nước
thuộc địa và ngày nay vẫn còn là nước đang phát triển. Tuy nhiên, ở thời kỳ
này, nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo trong nền kinh tế, công nghiệp đang ở
giai đoạn từng bước khẳng định vị trí của mình. Cuộc khủng hoảng kinh tế
năm 1825 đã kết thúc giai đoạn này.
Giai đoạn 2, từ năm 1826 đến 1875, phát minh chủ yếu ở Anh, Pháp,
Đức. Kinh tế thị trường phát triển dựa trên thành tựu của cuộc cách mạng
công nghiệp và cách mạng khoa học kỹ thuật thời kỳ trước. Nhờ đó, giao
thông thủy, bộ và ngành chế tạo đã phát triển mạnh. Công nghiệp phát triển
yêu cầu phải tăng cường các phương tiện giao thông và đường giao thông. Có
hai phương tiện giao thông mới xuất hiện là tàu thủy và tàu hỏa. Tuyến đường
sắt đầu tiên được xây dựng ở nước Anh là Manchester-Liverpool dài 27km.
Đến năm 1848, Liên minh Vương quốc Anh - Xcốtlen đã có tới 5.996 dặm
đường sắt, và ở Pháp vào năm 1869, tổng chiều dài đường sắt đã lên tới con
số 17.600km [56, tr.27]. Đường sắt phát triển nhanh đã huy động được nhiều
nhà tư bản công nghiệp lớn, chủ ngân hàng và các tầng lớp tư sản khác đầu tư
vào sản xuất công nghiệp, thúc đẩy công nghiệp phát triển mạnh hơn. Ngoài
ra, vào thời kỳ này, những ứng dụng của khoa học còn được sử dụng trong
chế tạo máy. Khi đã có máy dệt, đường sắt,… thì phải có một ngành cơ khí
chế tạo ra máy công cụ, đảm bảo độ chính xác, tinh vi. Các máy phay, máy
bào, máy tiện lần lượt thay thế các phương tiện thô sơ của thế kỷ XV - XVI.


16


Ngành cơ khí chế tạo ra đời, mở đầu thời kỳ có thể dùng máy để chế tạo ra
máy.
Nhờ cuộc cách mạng công nghiệp, nhờ việc ứng dụng những thành tựu
của khoa học kỹ thuật vào đời sống, diện mạo kinh tế - xã hội của cả ba quốc
gia này đã thay đổi đáng kể. Đến năm 1848, nước Anh đã trở thành “công
xưởng của thế giới” với sản lượng công nghiệp chiếm 45% tổng giá trị sản
lượng công nghiệp của toàn thế giới; năm 1870, mức chu chuyển hàng hóa
của thế giới tư bản là 37,5 tỷ mác thì riêng nước Anh (và thuộc địa Anh) đã
chiếm tới 14 tỷ mác. Cách mạng công nghiệp còn diễn ra ở nhiều nước tư bản
chủ nghĩa khác, bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ XVIII đến những năm 70
của thế kỷ XIX. Hệ thống công xưởng đại cơ khí đã thay thế hệ thống công
trưởng thủ công. Nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kỳ này
đã tăng nhanh hơn rất nhiều so với thời đại phong kiến. Cuộc khủng hoảng
những năm 70 của thế kỷ XIX đã kết thúc giai đoạn thứ hai này.
Giai đoạn 3, từ năm 1876 đến năm 1935, phát sinh chủ yếu ở Mỹ và
Đức. Trong lịch sử kinh tế tư bản chủ nghĩa, đây là giai đoạn phát triển và
khủng hoảng xen kẽ. Kinh tế thị trường phát triển lên giai đoạn chủ nghĩa tư
bản độc quyền bắt đầu từ khi có những phát minh mới trong các lĩnh vực sản
xuất, vận tải và đời sống. Trước hết phải kể đến những phát minh về năng
lượng. Ở thời kỳ này, điện và hơi đốt là nguồn năng lượng chủ yếu thay thế
cho hơi nước. Sự phát minh ra điện được các nhà khoa học ứng dụng trong
các ngành kinh tế (máy phát điện, máy biến thế, tàu chạy bằng điện, bóng đèn
điện…). Việc phát minh ra điện cho phép máy móc ở xa nơi cung cấp điện
vẫn có thể nhận được điện. Đây là một ưu thế lớn, cho thấy sự vượt trội của
điện so với hơi nước. Do dầu lửa cũng được phát hiện ra trong thời kỳ này,
người ta đã phát minh ra đầu máy chạy bằng đốt trong, và sau đó là ô tô (năm
1883 - 1885), đầu máy diesel (năm 1891).


17


Cuối thế kỷ XIX, số phát minh khoa học đã tăng lên đáng kể. Một cuộc
cách mạng thực sự đã diễn ra trong lĩnh vực vật lý học: phát hiện ra tia Rơn-
ghen (1895), hiện tượng phóng xạ (1896), điện tử (1897), radium (1898)…
đến những phát minh mới về nguyên tử và vũ trụ. Khoa học đã thu thập được
một khối lượng khổng lồ những tri thức về thế giới tự nhiên, tổng hợp lại ở
các thuyết cơ bản như thuyết Lượng tử và thuyết Tương đối…, tạo nền móng
cho khoa học hiện đại ngày nay. Theo tính toán của nhiều nhà khoa học, toàn
bộ lượng thông tin, tri thức trong thời kỳ này nhiều hơn cả tổng tri thức mà
loài người tích lũy được trong suốt 19 thế kỷ đã qua.
Song song với sự phát triển của khoa học kỹ thuật là sự xuất hiện của
nhiều ngành công nghiệp mới như ngành điện, ngành khai thác và chế biến
dầu lửa, ngành hóa chất, ngành cơ khí chế tạo ô tô mới ra đời. Đặc trưng cơ
bản nhất của những ngành mới nổi này so với những ngành truyển thống là
hàm lượng cơ khí, máy móc trong sản phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất Đây là
những ngành đòi hỏi tính khoa học cao và sự chính xác tuyệt đối. Cơ sở kỹ
thuật biến đổi đã kéo theo sự thay đổi trong sản xuất và quản lý kinh doanh.
“Chế độ Taylor” - chế độ quản lý theo phương châm “Củ cà rốt và chiếc gậy”
lần đầu tiên được biết đến. Phương pháp quản lý này đã cho thấy tính hiệu
quả và ưu việt hơn hẳn các phương pháp quản lý trước. Kinh tế thị trường
cũng tiến một bước mới khi hình thức tập trung vốn mới là công ty cổ phần
xuất hiện. Công ty cổ phần trở thành một hình thức trung gian giữa những
hãng riêng lẻ của thế kỷ XIX với tư bản độc quyền của thế kỷ XX. Nó đã mở
rộng được khả năng phát triển sản xuất và là bước đầu của các hình thức công
ty độc quyền sau này như cácten (về giá cả), xanhđica (về tiêu thụ), tờrớt (về
sản xuất và tiêu thụ), côngxoócxiom (sản xuất, tiêu thụ và tài chính). Lúc đầu
mô hình này chỉ xuất hiện ở một số ngành nhất định, nhưng về sau, theo mối

liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền này mở rộng ra nhiều ngành khác
trong nền kinh tế. Đến đầu thế kỷ XX, mô hình độc quyền trở nên phổ biến ở

18


các nước tư bản phương Tây. Sản xuất công nghiệp với quy mô lớn, độc
quyền lũng đoạn nền kinh tế đã là những nguyên nhân gây ra tình trạng sản
xuất thừa - nguyên nhân trực tiếp của cuộc Đại suy thoái năm 1929 - 1933.
Đây là thời điểm đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn thứ ba.
Giai đoạn 4, từ năm 1936 - 1982 xuất hiện chủ yếu ở Mỹ do các nước
đế quốc mạnh ở Châu Âu như Anh, Pháp, Đức… phải bước vào cuộc chiến
tranh thế giới lần 2 ( 1939 - 1945) nên không thể có điều kiện đầu tư cho phát
triển kinh tế cũng như kỹ thuật. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh gây tổn thất nặng
nề nhất trong lịch sử nhân loại này gây thiệt hại cho các nước Châu Âu bao
nhiêu thì mang lại lợi nhuận bấy nhiêu cho nước Mỹ. Mỹ không tham chiến,
cơ sở hạ tầng cũng không bị tàn phá bởi chiến tranh; hơn thế nữa, Mỹ còn lợi
dụng chiến tranh để làm giàu khi gần như là nước duy nhất bán vũ khí cho cả
hai phía tham chiến. Nếu như ở chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Mỹ thu về
35 tỷ đôla lợi nhuận thì đến chiến tranh thế giới lần thứ 2, lợi nhuận Mỹ thu
về do “ kinh doanh chiến tranh” đã lên tới 117,2 tỷ đô la. Khả năng tài chính
mạnh, cơ sở hạ tầng vững đã tạo điều kiện cho Mỹ chiếm được 1/2 sản lượng
công nghiệp, 3/4 kim ngạch xuất khẩu và 3/4 trữ lượng vàng trong thế giới tư
bản vào thời điểm năm 1945.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các nước trên thế giới bắt tay vào
tái thiết đất nước. Đây là thời điểm diễn ra cuộc cách mạng khoa học - kỹ
thuật lần thứ 2. Cuộc cách mạng này đã tác động mạnh mẽ, trực tiếp tới xu
hướng và tốc độ phát triển của lực lượng sản xuất. Mỗi năm thế giới có
khoảng 1.000.000 phát minh mới, làm xuất hiện 30 vạn mặt hàng mới [56,
tr.55]. Chính những phát minh này đã chuyển nền kinh tế thế giới từ thời kỳ

cơ khí hóa sang thời kỳ tự động hóa. Nắm bắt được xu thế này, trong chiến
lược phát triển của mình, Mỹ đã coi việc phát triển khoa học - kỹ thuật là
chiến lược ưu tiên nhằm hiện đại hóa sản xuất và chuyển nền kinh tế phát
triển theo chiều sâu. Ngoài ra, với tiềm lực sẵn có, Mỹ đã tìm cách lôi kéo

19


những chuyên gia giỏi của Tây Âu và các nước đang phát triển về Mỹ sinh
sống và làm việc. Chính vì vậy, có thể nói trung tâm của cuộc cách mạng
khoa học - kỹ thuật lần thứ 2 là ở Mỹ, nơi có số phát minh và công trình
nghiên cứu khoa học nhiều nhất trên thế giới. Mỹ đã dành 75% - 80% vốn
phát triển để đầu tư cho khoa học, kỹ thuật. Kết quả thu được là sự xuất hiện
của một loạt các ngành công nghiệp mới như điện tử, vi điện tử, công nghiệp
hóa học, công nghiệp vũ trụ… Đây là những ngành có hàm lượng khoa học
kỹ thuật cao, vốn đầu tư lớn nhưng lợi nhuận thu về còn lớn hơn rất nhiều lần.
Lần đầu tiên người ta ý thức được sâu sắc lợi ích của việc đầu tư vào khoa
học, kỹ thuật, coi đây là một lĩnh vực đầu tư mới đầy tiềm năng.
Khoa học, kỹ thuật phát triển kéo theo sự phát triển của kinh tế thị
trường. Trên thế giới cũng như ở nước Mỹ, dưới tác động của cuộc cách
mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ 2, quá trình tích tụ và tập trung tư bản, tích
tụ và tập trung sản xuất ngày càng diễn ra với tốc độ nhanh, trên quy mô lớn.
Đây là thời kỳ các tổ chức tư bản tài chính mở rộng và bành trướng quyền lực
kinh tế, chính trị. 18 tập đoàn tư bản lớn như Moocgan, Rockfeller,… đã
khống chế hầu hết các mạch máu kinh tế quan trọng của nước Mỹ. Các tập
đoàn này là những công ty xuyên quốc gia, phạm vi kinh doanh của nó trải
dài cả trong nước và ngoài nước với nhiều ngành nghề đa dạng khác nhau.
(Đây chính là cơ sở của xu hướng toàn cầu hóa ở giai đoạn 5).
Đến giữa thập kỷ 50 của thế kỷ XX, quá trình phục hồi kinh tế, tái thiết
đất nước của các quốc gia Tây Âu và Nhật Bản đã đạt được những kết quả

nhất định. Các nước này đều muốn vươn lên giành lấy vị trí vốn có của mình
trong thế giới tư bản như trước khi chiến tranh xảy ra. Sự lớn mạnh nhanh
chóng của Nhật Bản và Tây Âu đồng nghĩa với việc Mỹ mất dần địa vị thống
trị trong thế giới tư bản. Chỉ tính riêng trong công nghiệp, tỷ trọng giữa Mỹ -
Tây Âu - Nhật Bản đã thể hiện rất rõ nét: năm 1948, Mỹ chiếm 54,6%, Tây
Âu 28,8%, Nhật Bản 1,2%; đến năm 1973, Mỹ chiếm gần 40%, Tây Âu 31%,

20


Nhật Bản 9,2% [56, tr.58]. Như vậy, sức mạnh kinh tế của Tây Âu và Nhật
Bản cộng lại đã vượt Mỹ. Từ đây hình thành nên 3 trung tâm kinh tế của thế
giới: Mỹ - Nhật Bản - Tây Âu. Ba trung tâm này cạnh tranh với nhau rất mạnh
mẽ và mỗi động thái của nó đều ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế thế giới.
Nền kinh tế toàn thế giới bắt đầu cơ cấu lại, trang bị lại. Bên cạnh những
ngành kinh tế truyền thống gắn với nền đại công nghiệp, các ngành kinh tế
mới đã phát triển với tốc độ rất nhanh (điện tử - bán dẫn, máy tính, viễn
thông,…), trong đó các dịch vụ liên quan đến thông tin (ngân hàng, tư vấn,
thiết kế, bảo hiểm,…) phát triển mạnh. Thậm chí, ở một số quốc gia lĩnh vực
này chiếm tới trên 70% thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Đây chính là thời
điểm đánh dấu sự gia nhập của một yếu tố sản xuất mới trong nền kinh tế, đó
là thông tin. Các quốc gia cạnh tranh quyết liệt để giành thông tin, ai có thông
tin trước, kẻ đó là người chiến thắng. Vào khoảng năm 1979 - 1982, kinh tế
Mỹ suy thoái, chấm dứt giai đoạn thứ tư.
Giai đoạn 5, bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX. Giai đoạn này
cũng mở đầu tại nước Mỹ, khi quốc gia này muốn khôi phục vị trí bá chủ thế
giới của mình nhưng không phải qua công nghiệp mà qua công nghệ cao. Mỹ
đã sẵn sàng cho cuộc cách mạng khoa học - công nghệ; kinh tế thế giới
chuyển từ thời kỳ tự động hóa sang thời kỳ công nghệ cao. Theo các nhà
nghiên cứu, đây chính là thời điểm nền kinh tế tri thức hình thành và phát

triển với các mũi nhọn công nghệ cao: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu
mới, công nghệ năng lượng mới, công nghệ hàng không vũ trụ…
Trước hết, các ngành công nghệ cao được hình thành và trở thành
những mũi nhọn kinh tế của các quốc gia, trong đó hàng đầu là công nghệ
thông tin vì công nghệ thông tin đang đóng vai trò cốt lõi của cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ hiện đại. Nó phản ánh giai đoạn mới về chất của sản
xuất, trong đó hàm lượng trí tuệ là thành phần chủ yếu trong sản phẩm. Trong
cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, máy móc có thể trợ giúp một

21


phần trí tuệ con người, làm cho tốc độ tư duy tăng lên và năng lực tư duy
phức tạp mở rộng. Công nghệ thông tin bao gồm cả phần cứng như chế tạo
các vi mạch điện tử, máy vi tính, mạng máy tính,… và các phần mềm hệ
thống, phần mềm ứng dụng. Ngoài ra, phải kể đến các loại thiết bị viễn thông,
điện tử công nghiệp, điện tử tiêu dùng, điện tử y tế, điện tử quốc phòng,… Đó
đều là những bộ phận quan trọng của công nghệ thông tin. Nền kinh tế mới
được trang bị lại chủ yếu nhờ áp dụng công nghệ thông tin, tạo ra các “bộ não
- thần kinh” để tích hợp ngày càng rộng hơn trong toàn bộ nền kinh tế. Vì
vậy, công nghệ thông tin là yếu tố khoa học, là công nghệ cốt lõi, tạo ra điều
kiện kỹ thuật của toàn cầu hóa nhờ công nghệ thông tin toàn cầu, tức internet
với xa lộ thông tin.
Thứ hai, công nghệ sinh học đã chứng tỏ được tầm quan trọng của nó
trong thế giới hiện đại. Khoa học tiên tiến đã khám phá ra gen dưới dạng các
phân tử hình xoắn kép (ADN), hiểu rõ được mật mã của sự sống,… đã tạo ra
tiềm năng vô tận cho việc sản xuất các vật phẩm phục vụ cho nhu cầu của con
người như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và các vật liệu công
nghiệp để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người. Sự phát triển của
công nghệ sinh học, việc tạo ra những sinh vật và nhân giống chúng một cách

tối ưu đã mở ra những triển vọng vô cùng to lớn trong việc tăng năng suất lao
động, giải đáp những nhu cầu cuộc sống mà loài người trước đây chưa từng
biết đến.
Ngoài ra, nhiều công nghệ mới quan trọng khác như công nghệ vật liệu
mới, công nghệ năng lượng mới, công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ
Nano,… ra đời đã mở ra những tiềm năng mới, triển vọng mới. Ngày nay,
việc sử dụng nguồn điện nguyên tử, thủy điện và điện mặt trời ngày càng trở
nên phổ biến trong đời sống xã hội. Các vật liệu mới như chất dẻo đặc biệt,
vật liệu tổng hợp, sợi quang học,… thay thế dần các nguyên liệu truyển thống.

×