Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Tìm hiểu một số tư tưởng triết học trong Kinh Dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.43 KB, 97 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN ANH NGUYÊN





TÌM HIỂU
MỘT SỐ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC
TRONG KINH DỊCH






LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC





HÀ NỘI - 2009





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN ANH NGUYÊN



TÌM HIỂU
MỘT SỐ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC
TRONG KINH DỊCH



Chuyên ngành: Triết học
Mã số : 60.22.80



LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS LÊ VĂN QUÁN







HÀ NỘI - 2009

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……Trang 1.
1. Tính cấp thiết của đề tài Trang 1.
2. Tình hình nghiên cứu…… Trang 2.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn……… Trang 10.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
của luận văn… Trang 10.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
của luận văn Trang 11.
6. Đóng góp của luận văn Trang 11.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Trang 11.
8. Kết cấu của luận văn Trang 11.
CHƢƠNG 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ
HÌNH THÀNH KINH DỊCH Trang 12.
1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội Trung Quốc Trang 12.
1.2. Tiền đề tƣ tƣởng Trang 23.
CHƢƠNG 2 TÌM HIỂU MỘT SỐ TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC
TRONG KINH DỊCH.……………… Trang 38.
2.1. Tƣ tƣởng về con ngƣời………………………… Trang 38.
2.2. Tƣ tƣởng về đạo đức…………………… Trang 45.
2.3. Quan niệm của Kinh Dịch
về sự tiến hóa xã hội con ngƣời…… Trang 60.
2.4. Một số biểu hiện ảnh hƣởng của Kinh Dịch

đối với các nhà tƣ tƣởng Việt Nam Trang 68
KẾT LUẬN.……………………………… Trang 83.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………… Trang 86.

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại có một giá trị rất lớn trong nền
văn minh nhân loại. Trong hệ thống tư tưởng triết học nổi tiếng đó có những
đóng góp rất lớn về mặt định hướng hoạt động thực tiễn nhằm thích ứng, cải
biến thực trạng xã hội đương thời; thúc đẩy sự phát triển xã hội tiến lên một
tầm cao mới. Những giá trị đó đã có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả các cá
nhân và xã hội.
Trên con đường đi tìm sự thích ứng của mỗi cá nhân trong việc khẳng
định cái tôi trong một cộng đồng, tập thể, xã hội; trong việc tu dưỡng đạo đức,
đối nhân xử thế, trong việc dụng binh, nhận xét về thời thế cũng như việc chờ
đợi thời cơ… Những vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra trong bất cứ thời đại
nào cũng có thể tìm hiểu được ít nhiều ở trong tư tưởng của cổ nhân. Người
xưa đã để lại cho chúng ta một nền tảng tri thức vô cùng phong phú trong đó
những tri thức về con người, xã hội là một phần vô cùng quan trọng và thực
sự qúy giá, thiết thực trong cuộc sống hôm nay. Việc nghiên cứu một số tư
tưởng triết học trong Kinh Dịch của luận văn cũng nhằm cố gắng làm rõ điều
đó.
Nghiên cứu Kinh Dịch thực chất là nghiên cứu những tư tưởng thể hiện
trong đó, nơi đây chứa đựng những tư tưởng về xã hội và con người nói
chung. Ở Trung Hoa có các nhà nghiên cứu đáng chú ý như Tào Thăng, Hứa
Hanh, Phùng Hữu Lan, Vưu Sùng Hoa, Thiệu Vĩ Hoa … Họ đã đạt được rất
nhiều thành tựu về cả nghiên cứu khoa học, lý luận cũng như về chiêm bốc,
độn giáp…

Ở Việt Nam, tình hình lịch sử - xã hội có những đặc điểm đặc thù so
với các nước nên tình hình nghiên cứu Kinh Dịch cũng có những điểm khác
biệt. Với nước ta, nhu cầu về xử lý những vấn đề thiết thực của cuộc sống
trong những thời điểm lịch sử nhất định được đề cao hơn so với việc nghiên

2
cứu học thuật một cách thuần túy. Do vậy, như học giả Nguyễn Hiến Lê nói
trong cuốn Kinh Dịch đạo của người quân tử là “Ở nước ta chưa có ai có thể
gọi là nhà Dịch học được”[46, 70]. Tuy vậy, theo ý kiến của người thực hiện
luận văn thì các học giả chuyên về Dịch học ở Việt Nam chưa nhiều nhưng họ
cũng đã ít nhiều đạt được những thành tựu nhất định, phần nhiều các nhà
nghiên cứu Kinh Dịch để ứng dụng vào hoạt động thực tiễn xã hội, do vậy các
tác phẩm nghiên cứu Kinh Dịch họ để lại không nhiều và rất tản mạn trong
các ghi chép khác nhau; cần phải được sưu tầm và tập hợp trong một thời gian
nhất định mới đạt được kết qủa.
Trong hoàn cảnh như vậy, nếu việc nghiên cứu và học tập Kinh Dịch
chỉ thuần túy dựa vào các bản dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt thì
chưa hẳn đã được trọn vẹn. Có nhiều nguyên nhân như bản thân các tác phẩm
nước ngoài chưa hẳn tất cả đã thể hiện được ý nghĩa của Kinh Dịch và việc
dịch tất cả các tác phẩm đó ra tiếng Việt là điều rất khó khăn. Đồng thời,
những tác phẩm ở nước ngoài chưa hẳn là đã phù hợp với chúng ta. Do vậy,
việc phải nghiên cứu Kinh Dịch một cách nghiêm túc và dựa trên tinh thần
của người Việt Nam là một đòi hỏi thực sự cần thiết nếu như chúng ta muốn
nắm được tinh thần của Dịch học và ứng dụng những tư tưởng tích cực của
Dịch vào việc xử lý các vấn đề của cá nhân và xã hội ở Việt Nam. Yêu cầu
này đang được đặt ra một cách nghiêm túc, có như vậy chúng ta mới hi vọng
có thể có tiếng nói riêng của mình trên diễn đàn học thuật và tư tưởng quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu
Kinh Dịch là một loại sách được xếp vào hàng kinh điển của Nho gia,
đứng đầu trong Ngũ Kinh (Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh

Xuân Thu). Việc nghiên cứu Kinh Dịch trong lịch sử đã đạt được rất nhiều
thành tựu với các nhà Dịch học tiêu biểu ở cả phương Tây và phương Đông.
Ở phương Tây, theo tìm hiểu trong các tư liệu chúng tôi được biết có
những nhà nghiên cứu về Kinh Dịch tiêu biểu như:

3
Meclatchie. Rev với A translation of the Confuchian Yi Kinh, or the
Classic of Changes (Thượng Hải, 1876). Cuốn này có một điểm rất lạ là tác
giả muốn đem những nghiên cứu về thần thoại để tìm hiểu những bí mật của
Kinh Dịch. Cuốn này có nhiều sự chú thích và phụ lục đính kèm.
Legge. J với The texts of Confucianism, Pt II, the Yi King (Oxford,
1899). Đây là một bản dịch sát và kỹ lưỡng bản Kinh Dịch in năm 1715 đời
Khang Hy nhà Thanh. Tuy nhiên, dịch giả không coi Kinh Dịch là một sách
bói, không tin môn bói Dịch, không có phần bàn về bói Dịch và những chú
thích của ông cũng còn sơ sài.
Wilhem. R với I Ging: das Buch der Wandlungen (Jena, 1924). Đây là
bản dịch đầy đủ, được nhiều người đọc ưa thích, bản này có lời giới thiệu rất
hay và lời mở đầu sâu sắc của Tiến sỹ C. Jung. Tuy nhiên, cách sắp xếp các
chương còn rắc rối, với những người mới đọc Dịch thì rất khó theo dõi. Sau
đó, Baynes. C lại dịch cuốn này ra tiếng Anh với nhan đề The I Ching or Book
of Changes (London, 1950). Từ bản I Ging: das Buch der Wandlungen của
Wilhem. R, Tienne Perrot. E đã dịch ra tiếng Pháp với tên gọi Yi King - Le
livre des transformations (Paris, 1971).
Blofeld. J với The Book of Change (London, 1965). Đây là một bản
dịch Kinh Dịch khác của học giả người Anh. Cuốn này nói kỹ về cách bói,
tuy nhiên tác giả không dịch những lời chú thích của Khổng Tử về Kinh Dịch.
Tác giả muốn nói nhiều về phần Dịch truyện.
Siu. R với The man of many qualities; A legacy of the I Ching
(Cambridge, 1968). Đây là một bản dịch mới nói riêng về phần Dịch kinh thời
kỳ Chu Văn Vương và Chu Công. Dịch giả trích dẫn trên 700 chỗ trong văn

học thế giới để giải thích phần kinh đó. Trong tác phẩm này, tác giả nói về
cách bói với những ý tưởng mới mẻ, hấp dẫn.
Ngoài ra, các học giả phương Tây đã vận dụng Kinh Dịch vào khoa học
kỹ thuật, đáng chú ý là:

4
Leibniz, nhà triết học và toán học người Đức (1646 - 1716) là người
đầu tiên nghĩ ra phép nhị phân thay cho phép thập phân bằng cách chỉ dùng
hai con số: Số 1 làm dương và số 0 làm âm để mã máy tính điện tử. Hai con
số này mỗi nhóm 6 số và gồm 64 nhóm. Khi có điện vào thì đèn bật là 1 và
khi điện tắt là 0, cứ như thế truyền các tín hiệu.
C. Jung, người gốc Thụy Sĩ, sinh năm 1875, cùng với Freud tạo ra khoa
phân tâm học. Ông là bạn của Wilhem. R, người đã dùng Kinh Dịch để tìm
hiểu tiềm thức con người, trong đó có cả việc bói toán.
Lưu Tử Hoa, một nhà bác học Trung Quốc ở Anh cũng nói đã vận dụng
nguyên lý “Bát quái” từ năm 1930, tìm ra quỹ đạo hành tinh thứ 10 trong hệ
Mặt trời.
Hai nhà vật lý học người Mỹ gốc Trung Quốc là Tsung Tao Lee (Lý
Chính Đạo), giáo sư đại học Princeton và Tchen Ninh Ang (Dương Chấn
Ninh), giáo sư đại học Columbia đã tuyên bố nhờ nghiên cứu Dịch học mà
biết rằng, trong thế giới điện tử, phía trái và phía phải không như nhau, dương
thì 9 mà âm thì 6, có tỷ số là 3/2. Hai ông chứng minh khi hạt nhân nguyên tử
nổ làm bắn ra những ly tử âm và ly tử dương, tia dương bắn xa hơn tia âm
theo tỷ lệ 3/2 tạo ra định luật số chẵn, lẻ. Hai ông đã được nhận giải Nobel
Vật lý năm 1957.
Và nhiều tác giả khác nữa
Hiện nay, trong giới học giả người Hoa, theo các tài liệu chúng tôi thu
thập được thì có các nhà nghiên cứu sau là đáng chú ý:
Cao Hanh và Lý Kính Trình trong những năm đầu nghiên cứu Kinh
Dịch đều khẳng định đó là sách để xem bói. Với Chu Dịch cổ kinh kim chú,

Chu Dịch tạp luận, Cao Hanh đã giải thích “trinh cát” của lời hào thứ 4 (âm)
quẻ Thủy Địa Tỷ là “bói gặp lời hào này, thì tốt” (Phệ ngộ thử hào tắc cát);
giải thích “gian trinh” ở lời hào thứ 3 (dương) quẻ Địa Thiên Thái là “Chiêm
vấn hoạn nạn chi sự, vị chi gian trinh” (bói hỏi việc hoạn nạn, gọi là gian
trinh).v.v Lúc đầu, cũng giống như Lý Kính Trình, qua quyển Chu Dịch cổ

5
kinh kim chú thể hiện rõ ràng lời nào của quẻ là cùng loại với giáp cốt bốc từ.
Ông giải thích lời hào của một quẻ, vẫn chưa kết hợp lời quẻ với hình tượng
quẻ, tên quẻ. Nhưng về sau ông đã thay đổi ý kiến và có cách nhìn mới về
quan hệ giữa lời hào, lời quẻ và tượng quẻ, do đó, cách giải thích chữ “trinh”
cũng đã có thay đổi. Ví dụ, trong bài Tư tưởng triết học của lời hào, lời quẻ
của Chu Dịch, ông đã giải thích lời hào thứ 3, quẻ Đại Súc: “Lương mã trục,
lợi gian trinh, nhật hàn dữ vệ, lợi hữu du vãng” là “Cưỡi ngựa tốt, (đi) xe
chắc, thì không sợ con đường gian nan và xa xôi”, không giải thích chữ
“trinh” thành “chiêm” (xem, bói) hoặc “chiêm vấn” (hỏi quẻ, xem bói).
Tương tự Cao Hanh, Lý Kính Trình lúc đầu giải thích chữ “trinh” ở
Kinh Dịch là “chiêm” (xem, bói), “chiêm” tức là “bốc vấn” (hỏi quẻ, xem
bói). Thực ra, “bốc vấn” (hỏi quẻ, xem bói) là nghĩa gốc của chữ “trinh”, còn
“chính” là nghĩa mở rộng. Về sau, khi viết Chu Dịch thông nghĩa ông thừa
nhận: “Hiểu rõ tên quẻ và lời hào của quẻ hoàn toàn có liên quan với nhau,
trong đó đa số, mỗi quẻ đều có một trung tâm tư tưởng, tên quẻ là tiêu đề của
nó”. Điều đó khẳng định sau này ông đã thay đổi cách nhìn nhận. Ông đã dẫn
ra những từ “trinh cát, hối vong, vô cữu” có trong hào đều là thuyết minh và
phán đoán sự lý. Những lời hào của quẻ cũng “có chứa đựng tư tưởng tác
giả”. Trên thực tế, hai ông đã có phương pháp nghiên cứu mới, lúc đầu hai
ông quan niệm Kinh Dịch là sách thuần túy để xem bói, nhưng về sau đã thay
đổi ý kiến.
Nhóm chỉnh lý Bạch thư ở mộ Mã Vương Đôi đời Hán với Mã Vương
Đôi Bạch thư Chu Dịch lục thập tứ quái thích văn. Trương Chính Long với

Bạch thư lục thập tứ quái bạt. Hào Lương với Bạch thư Chu Dịch đây là
các nhóm tác giả nghiên cứu về các văn bản Chu Dịch viết trên lụa được khai
quật trên các ngôi mộ cổ ở Trường Sa (Hồ Nam) và đã có những ý kiến nhận
định khác nhau về việc tìm hiểu Kinh Dịch khác với cách nghiên cứu truyền
thống.

6
Vưu Sùng Hoa với Mai hoa dịch tân biên. Ông Vưu Sùng Hoa muốn
đem những tri thức khoa học thời hiện đại để chú giải những luận điểm của
học giả Thiệu Khang Tiết đời Tống. Cuốn này đã được dịch giả Cao Hoàn
Diên Khánh dịch ra tiếng Việt (1997).
Fung Yu Lan (Phùng Hữu Lan) với A History of Chinese Philosophy
(1937). Hiện tác phẩm này đã được tác giả Lê Anh Minh dịch ra tiếng Việt
với nhan đề Lịch sử Triết học Trung Quốc (2006). Đây là một tác phẩm
nghiên cứu rất công phu về lịch sử triết học Trung Quốc do chính một học giả
người Trung Quốc viết, tác phẩm đã được giới nghiên cứu ở phương Tây
đánh giá rất cao và trở thành tài liệu nghiên cứu chính thức về lịch sử triết học
Trung Quốc trong các trường đại học ở phương Tây.
Gần đây, học giả Thiệu Vĩ Hoa với nhiều tác phẩm về dự đoán, bốc
quẻ… đã gây những tiếng vang và có thể coi như đã tạo nên “cơn sốt Dịch
học” trên diễn đàn Dịch học quốc tế; một số tác phẩm của ông đã được dịch ra
tiếng Việt như: Dự đoán theo tứ trụ (2002), Chu Dịch với dự đoán học
(2003)… Tuy nhiên, các tác phẩm này phần nhiều đi về chiêm bốc, độn giáp
nên trong phạm vi luận văn không có điều kiện khảo cứu sâu.
Ở Việt Nam, trước năm 1975 đã có ba bản dịch bộ Chu Dịch ra chữ
Quốc ngữ, đó là:
Kinh Dịch của Ngô Tất Tố, tác giả dựa vào bản Chu Dịch đại toàn đời
Minh - là bộ đầy đủ hơn hết - để dịch ra tiếng Việt. Bản dịch này của ông tuy
khá đầy đủ, song nhiều chỗ dịch vẫn qúa khó hiểu, do sử dụng nhiều từ Hán
Việt cổ, đôi khi ông cũng không dịch mà sử dụng luôn phiên âm tiếng Hán.

Nếu người nào không biết tiếng Hán thì khó mà có thể sử dụng được quyển
của ông.
Chu Dịch của cụ Phan Bội Châu, nguyên gốc là bản Dịch học chú giải.
Mặc dù cụ Phan dịch quyển này từ những năm 30 của thế kỷ XX khi thực dân
Pháp buộc cụ phải an trí ở Huế, song đến năm 1969 mới được Nhà sách Khai
Trí xuất bản với tên Chu Dịch. Cụ Sào Nam uyên thâm Hán học, cuộc đời

7
được trải nghiệm qua nhiều phong ba hùng tráng, lại để nhiều năm nghiên cứu
về Dịch nên cả phần dịch và phần bình bộ Kinh Dịch của cụ đều hết sức có
giá trị. Có lẽ, đây vẫn là một trong những bộ Kinh Dịch đầy đủ và chan chứa
nhiều tình cảm của người biên soạn nhất ở Việt Nam cho tới thời điểm này.
Kinh Chu Dịch bản nghĩa của Nguyễn Duy Tinh. Ngoài phần Kinh thì
Nguyễn Duy Tinh cũng dịch thêm phần Truyện (tức Thập dực), mà trong
cuốn của Ngô Tất Tố không có.
Gần đây, có một số tác giả khác dịch lại cuốn Chu Dịch song phần lớn
đã không vượt được những người đi trước. Chỉ có cuốn Kinh Dịch đạo của
người quân tử của Nguyễn Hiến Lê là khá đầy đủ nhưng thực ra vẫn còn một
số chỗ tác giả dịch rất khó hiểu, thậm chí dùng nguyên nghĩa đen của tiếng
Hán khi dịch ra tiếng Việt nên khi diễn đạt các hào có phần gượng ép; ngoài
ra khi dịch tác giả dùng ngôn ngữ khu vực Nam Bộ nên cũng gây một số khó
khăn cho các độc giả ở các địa phương khác.
Tuy vậy, đã xuất hiện một số cuốn như Chu Dịch đại truyện của Lê
Anh Minh, Kinh Dịch và cấu hình tư tưởng Trung Quốc của Dương Ngọc
Dũng và Lê Anh Minh giúp ích nhiều cho người đọc; đó là các bản dịch đầy
đủ, hoàn thiện và cập nhật. Ngoài việc căn cứ trên văn bản Hán cổ, các tác giả
- dịch giả còn đối sánh với nhiều bản dịch tiếng Trung Quốc hiện đại, tiếng
Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức… nên độ chính xác của văn bản rất cao.
Chính vì cuốn Kinh Dịch có một nội dung rất phong phú, nhiều chiều,
nên các tác phẩm nghiên cứu ở Việt Nam cũng có một nội dung rất khác

nhau. Những mảng tư tưởng được đề cập chủ yếu đến là bản thể luận, nhân
sinh quan, tượng số, thuật bói toán, độn giáp, v.v Ở đây chúng tôi xin được
phác thảo theo thứ tự thời gian những nét cơ bản về các tác phẩm được nhiều
người biết đến nhất.
Cuốn Chu Dịch của cụ Phan Bội Châu vừa là một bản dịch, vừa là tác
phẩm nghiên cứu có giá trị. Nét đặc sắc trong chú giải của cụ không chỉ gói
gọn trong các phần Phát đoan từ, Phàm lệ, Đề bạt từ mà còn đặc biệt được

8
thể hiện trong phần bình giảng của cụ đối với từng quẻ. Những nội dung cụ đề
cập về sự biến hóa cùng những quy luật của âm dương trời đất, nhất là các nội
dung liên quan đến triết lý sống của con người, tuy không dài dòng nhưng đã
“không khác gì dọn gai gốc mà thấy đường bằng, vẹt mây mù mà thấy mặt
trời, làm cho chân tướng triết học của Thánh hiền Đông phương bị che lấp
mấy trăm đời, nay được bày tỏ một cách sáng suốt, giá trị của bản sách này
không phải là ít” [13, 7 – 8].
Năm 1953, Nhà xất bản Vỡ Đất ở Hà Nội cho in quyển Một nhận xét về
Kinh Dịch của Nguyễn Uyển Diễm. Ông đặt ra nhiều vấn đề trái ngược với
các nhà nho đi trước, ví dụ như những phân tích và nhận định về việc Khổng
Tử không hề san định Kinh Dịch, hay Kinh Dịch là quyển sách đi từ triết học
đến bói toán v.v
Một trong những học giả viết nhiều về Kinh Dịch là Nguyễn Duy Cần.
Tác phẩm đầu tiên của ông về vấn đề này là Dịch học tinh hoa. Cuốn sách này
tập trung phân tích những thuật ngữ cơ bản trong Kinh Dịch để từ đó suy ra
các quy luật vận động của vạn vật. Bên cạnh việc dựng nên một bức tranh khá
mạch lạc về các nguyên lý chính của Dịch thì trong tác phẩm này Nguyễn
Duy Cần đã qúa cường điệu tính tiên tri và thần bí trong Kinh Dịch dựa trên
phương pháp so sánh một chiều, từ đó ông đã phú cho Kinh Dịch nhiều chức
năng mà nó chưa từng có. Tác phẩm thứ hai của Nguyễn Duy Cần, bổ trợ cho
cuốn trước là Chu Dịch huyền giải. Song đáng tiếc cuốn này nội dung không

có gì nhiều, hầu hết chỉ là nhắc lại những ý kiến cũ.
Một quyển được đầu tư rất nhiều và viết khá sâu là Kinh Dịch với vũ
trụ quan Đông phương của Nguyễn Hữu Lương. Nội dung tác phẩm này
tương đối khác với các cuốn khác, chủ yếu là bàn nhiều về Hà Đồ và Lạc
Thư, là những vấn đề tượng số học, từ đó tìm ra vũ trụ quan của Dịch nói
riêng và của phương Đông nói chung. Tuy chúng tôi không hoàn toàn đồng ý
với cách tiếp cận trên, song vẫn phải thừa nhận đây là một bộ sách khảo cứu
hết sức công phu và có giá trị không ít về mặt lý luận.

9
Trên đây là một số trước tác được viết và xuất bản trước năm 1975.
Bên cạnh đó còn có một số cuốn sách nữa, như Dịch, Kỳ môn độn giáp của
Nguyễn Mạnh Bảo, Bói Dịch của Thanh Bồ, Dịch học nhập môn của Đỗ Đình
Tuân song nội dung của các cuốn đó phần lớn là bói toán huyền bí hoặc y
dịch vì vậy ở đây chúng tôi không có điều kiện đề cập đến.
Từ sau năm 1975 đến nay, ở nước ta xuất hiện một số tác phẩm nghiên
cứu Dịch học đáng qúy như Tinh hoa văn hoá Phương Đông: Chu Dịch-nhân
sinh và ứng xử, Sách học Kinh Dịch, Chu Dịch với khoa học quản lý, Chu
Dịch vũ trụ quan, Các nhà tiên tri Việt Nam, Khảo luận tư tưởng Kinh Dịch
… của tác giả Lê Văn Quán. Đây là các tác phẩm phản ánh nhiều khía cạnh
nghiên cứu khác nhau của tác giả, bao gồm cả lịch sử hình thành Kinh Dịch
trong lịch sử, những ứng dụng của Dịch học trong các lĩnh vực khác nhau như
quản lý, lập quẻ, xem ngày giờ, ứng xử đạo đức rất có giá trị trong nghiên
cứu khoa học cũng như trong thực tiễn cuộc sống.
Nghiên cứu Chu Dịch do Trung tâm Trung Quốc học - Đại học Sư
phạm Hà Nội biên soạn. Đây là tập hợp các bài viết về Kinh Dịch dưới nhiều
góc độ khác nhau như thế giới quan, nhân sinh quan, đạo đức của các học
giả Nguyễn Tài Thư, Lê Văn Quán, Mai Xuân Hải, Phan Văn Các, Đặng Đức
Siêu…
Các bài viết Một vài suy nghĩ về thế giới quan trong Kinh Dịch và Triết

lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong phương châm xử thế và hành động của
Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Hùng Hậu. Đây là hai bài viết phản ánh về
thế giới quan trong Kinh Dịch và tìm hiểu triết lý “dĩ bất biến ứng vạn biến”
của Người, ở các bài viết này tác giả nhấn mạnh về khía cạnh đạo đức trong
việc nghiên cứu triết lý hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kinh dịch diễn giải Đạo lý mưu cầu tồn tại và phát triển do tác giả
Trần Trọng Sâm khảo cứu. Tuy nhiên, tác phẩm này phần nhiều đi về giải quẻ
và trích lại phần Dịch truyện như các tác phẩm đã có trước đây. Chưa thấy
được ý kiến riêng của tác giả về các vấn đề trong Kinh Dịch.

10
Từ điển Chu Dịch của Trương Thiện Văn. Người dịch: Trương Đình
Nguyên, Nguyễn Đức Sâm, Phan Văn Các, Mai Xuân Hải, Hoàng Văn Lâu,
Lương Gia Tĩnh, Trần Lê Sáng, Đặng Đức Siêu, Trần Ngọc Thuận, Lê Hạo,
Thích Thanh Quyết. Đây là bản dịch rất chi tiết cuốn Từ điển Chu Dịch của
tác giả Trương Thiện Văn. Các phần, mục, quẻ của Kinh Dịch được từ điển
giải thích rất chi tiết. Tuy nhiên, phải là những người nghiên cứu có trình độ
nhất định mới dùng được cuốn này.
Và nhiều tác giả với những tác phẩm khác nữa…
Nói một cách tổng quát có thể thấy rằng các tư tưởng trong Kinh Dịch
được nhiều tác giả tìm hiểu ở nhiều góc độ và đạt được nhiều thành tựu khác
nhau. Đây chính là những tiền đề quan trọng để chúng tôi có điều kiện thuận
lợi trong việc đi vào nghiên cứu tư tưởng triết học trong Kinh Dịch một cách
đầy đủ và sâu sắc hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích:
Luận văn trình bày một cách có hệ thống và có chiều sâu những tư
tưởng về con người và tư tưởng đạo đức, quan niệm về sự tiến hóa xã hội con
người trong Kinh Dịch; đồng thời bước đầu tìm hiểu một số ảnh hưởng của
Kinh Dịch đến các nhà tư tưởng Việt Nam.

Nhiệm vụ:
Để thực hiện các mục đích đã nêu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ cụ
thể cần phải giải quyết như sau:
Thứ nhất: Trình bày điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đề tư tưởng của sự
hình thành Kinh Dịch.
Thứ hai: Giới thiệu nội dung Kinh Dịch.
Thứ ba: Phân tích những tư tưởng về con người, đạo đức, quan niệm về
sự tiến hóa xã hội con người. Nêu lên những mặt tích cực và hạn chế của
những tư tưởng đó trong xã hội phong kiến ngày xưa.

11
Thứ tư: Luận văn bước đầu tìm hiểu một số biểu hiện ảnh hưởng của
Kinh Dịch đến các nhà tư tưởng Việt Nam (trong đó có Hồ Chí Minh).
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận:
Luận văn dựa trên Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc nghiên cứu lý luận, tư tưởng;
xem đó là cơ sở lý luận để nhìn nhận và phân tích một số tư tưởng triết học
được thể hiện trong Kinh Dịch.
Ngoài ra, luận văn còn kế thừa những thành tựu, kết qủa của các công
trình nghiên cứu trong và ngoài nước trên lĩnh vực nghiên cứu về triết học
phương Trung Quốc, lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp lôgíc, phương pháp so sánh.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu:
Các tư tưởng về con người, đạo đức, sự tiến hóa xã hội con người được
thể hiện trong Kinh Dịch và một số biểu hiện ảnh hưởng của Kinh Dịch đối
với các nhà tư tưởng Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu một số tư tưởng triết học trong
Kinh Dịch như tư tưởng về con người, đạo đức, sự tiến hóa xã hội con người trong
Kinh Dịch bằng cách khảo cứu chi tiết các văn bản Kinh Dịch hiện hành, phân
tích điểm tích cực và hạn chế của những tư tưởng đó và tìm hiểu một số biểu hiện
ảnh hưởng của Kinh Dịch đối với các nhà tư tưởng Việt Nam.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu và trình bày có hệ thống một số tư tưởng triết học
được thể hiện trong Kinh Dịch và một số biểu hiện ảnh hưởng của Kinh Dịch
đối với các nhà tư tưởng Việt Nam. Trên cơ sở đó góp một phần nhỏ vào việc

12
thúc đẩy tình hình nghiên cứu triết học phương Đông nói chung và Kinh Dịch
nói riêng; có ý nghĩa bảo tồn và gìn giữ những giá trị cổ truyền người xưa để lại.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ hơn giá trị một số tư tưởng triết học trong
Kinh Dịch, tạo điều kiện cho những ai quan tâm, tìm hiểu Kinh Dịch trong
lịch sử triết học Trung Quốc và một số biểu hiện ảnh hưởng của Kinh Dịch
đối với các nhà tư tưởng Việt Nam.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy về lịch sử
triết học Trung Quốc và phục vụ cho việc tìm hiểu, tham khảo của các bạn
sinh viên.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn
gồm có 2 chương, 6 tiết.


















13




CHƢƠNG 1
BỐI CẢNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KINH DỊCH

1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội Trung Quốc
Tam hoàng Ngũ đế là thời kỳ lịch sử đầu tiên của Trung Quốc. Đây là
các vị vua huyền thoại trong thời kỳ từ năm 2852 tới 2205 Trước Công
nguyên (TCN), thời kỳ ngay trước nhà Hạ.
Tam Hoàng là ba vị vua đầu tiên của nước này, thường được gọi là
Phục Hy, Hoàng Đế và Thần Nông.
Phục Hy, là người đầu tiên trong ba vị vua huyền thoại của Trung Quốc
cổ. Ông là một nhân vật văn hóa, được cho là người phát minh ra chữ viết,
nghề đánh bắt cá và bẫy thú.
Tương truyền cho rằng khởi nguyên của Kinh Dịch ngày nay là do ông

đọc ở bức Hà Đồ trên lưng con long mã dâng lên ở sông Hà (như hình dưới
đây).




Theo truyền thuyết, cách sắp xếp của Bát quái đã hiện lên trước ông
một cách thần bí. Cách sắp xếp này có trước khi Kinh Dịch được biên soạn.

14
Giới nghiên cứu về sau thống nhất đặt hình bát quái thời kỳ Phục Hy là Tiên
thiên Bát quái (như hình bên, trang 15).



Một số thuyết nữa lại cho rằng 64 quẻ của Kinh Dịch ngày nay có
được là do chính Phục Hy trùng quái lên. Tuy nhiên, qua một số nghiên cứu
khảo cổ thì có một số ý kiến cho rằng ở thời kỳ Phục Hy, Kinh Dịch chưa thể
xuất hiện đầy đủ. Phải đến thời kỳ Tây Chu thì Kinh Dịch mới hoàn tất được
phần Dịch Kinh, đến thời Chiến quốc với công san định và viết Dịch truyện
của Khổng Tử thì Kinh Dịch mới có được diện mạo cơ bản giống như chúng
ta vẫn thấy ngày nay.
Thần Nông là một trong các vị vua Trung Hoa đầu tiên dạy dân làm
ruộng, ông chế ra cày bừa và là vị vua đầu tiên làm lễ Tịch điền, đồng thời
trồng cây thuốc trị bệnh cho dân. Dân gian có câu nói: “Thần Nông giáo dân
nghệ ngũ cốc”, tức “Thần Nông dạy dân trồng ngũ cốc”.
Hoàng Đế là một thủ lĩnh huyền thoại, được người Trung Hoa coi là
thủy tổ. Chữ hoàng ở đây hàm nghĩa là mầu vàng, biểu trưng cho hành Thổ;
khác với chữ hoàng đế (vua) như chúng ta vẫn hiểu sau này.
Theo truyền thuyết, thời Hoàng Đế có nhiều phát minh sáng tạo của

nhiều người nhưng được quy chung cho Hoàng Đế như làm nhà, đóng xe
thuyền, may quần áo, kim chỉ nam, lịch pháp, y thuật (Hoàng Đế nội kinh
tương truyền là do Hoàng Đế viết), lịch cổ Trung Quốc lấy mốc bắt đầu từ
Hoàng Đế.

15
Nhà Hạ là triều đại đầu tiên được miêu tả trong các ghi chép sử học cổ
đại như Sử ký và Trúc thư kỷ niên. Nhà Hạ được vua Đại Vũ lập nên và kết
thúc ở vua Kiệt. Theo biên niên sử truyền thống dựa trên các tính toán của
Lưu Hâm thì nhà Hạ trị vì từ khoảng năm 2205 đến 1766 TCN. Mặc dù một
số học giả từng tranh cãi về sự tồn tại của triều đại này nhưng các chứng cứ
khảo cổ học lại chỉ ra sự tồn tại thực sự của triều đại nhà Hạ. Giới sử gia
Trung Hoa vẫn coi đây là triều đại đầu tiên của Trung Quốc, sau thời Tam
hoàng Ngũ đế và trước thời kỳ nhà Thương.
Với những cuộc khai quật gần đây tại các di chỉ thời đại đồ đồng sớm
tại Nhị Lý Đầu (Hà Nam), thật khó tách biệt truyền thuyết ra khỏi thực tế đối
với sự tồn tại của triều đại này. Hầu hết các nhà khảo cổ học Trung Quốc cho
rằng văn hóa Nhị Lý Đầu là nơi phát tích của nhà Hạ. Tuy nhiên, các nhà
khảo cổ học phương Tây vẫn không đồng ý về mối liên hệ giữa nhà Hạ và văn
hóa Nhị Lý Đầu.
Truyền thuyết nói rằng vua Vũ là người hiền, có công đào vét chín con
sông trị thủy trong nhiều năm. Trong thời gian đào vét sông, nhiều lần ông đi
ngang qua nhà mình mà không vào thăm. Với công lao như vậy, ông được
vua Thuấn chọn làm người truyền ngôi.
Trong thời nhà Hạ đã xuất hiện truyền thuyết khi vua Vũ trị thủy có
một con rùa thần dâng tấm đồ hình ở sông Lạc, lịch sử nghiên cứu Kinh Dịch
thường gọi là Lạc Thư (như hình dưới đây).




Hiện nay, cùng với Hà Đồ thời vua Phục Hy, Lạc Thư vẫn còn được
lưu truyền trong việc nghiên cứu lịch sử hình thành Kinh Dịch.

16
Năm 2208 TCN, vua Thuấn mất, Đại Vũ để tang ba năm rồi mới chính
thức lên ngôi. Sau khi lên trị vì thiên hạ, ông vẫn giữ lệ cũ cử hiền tài trong
nước để nối ngôi mà không có ý định truyền ngôi cho con trai là Khải. Đại Vũ
định cử ông Cao Dao thay mình làm vua sau này nhưng Cao Dao lại mất
trước ông, vì vậy Đại Vũ phong cho con cháu Cao Dao đất Anh và Lục, rồi
tiếp tục cử Bá Ích quản lý chính sự để chuẩn bị làm vua.
Năm 2198 TCN, vua Vũ đi tuần về phía đông, khi đến Cối Kê thì mất.
Bá ích không nhận ngôi vua mà nhường lại cho con trai của vua Vũ là Khải
rồi bản thân mình thì tránh ra ở phía nam Cơ Sơn. Do Khải cũng có nhiều uy
tín nên thiên hạ nhiều người quy phục ông làm vua. Từ đời vua Khải, nhà Hạ
giữ lệ cha truyền con nối, không truyền ngôi ra ngoài nữa.
Năm 2188 TCN, vua Khải mất, con là Thái Khang lên thay. Do Thái
Khang ham chơi bời, thích săn bắn mà không quan tâm đến việc chính sự dẫn
đến bị đảo chính, mất ngôi đến bốn đời; các vua nhà Hạ phải lưu lạc ở nước
ngoài. Đến đời Thiếu Khang mới khôi phục lại địa vị chính thống.
Năm 2058 TCN, vua Thiếu Khang mất, con là Trữ nối ngôi. Từ thời
vua Trữ truyền thêm được tám đời, đến thời Khổng Giáp thì nhà Hạ bắt đầu
suy (Do Khổng Giáp tin nhiều vào qủy thần và hoang dâm nên nhiều chư hầu
không thần phục nhà Hạ nữa).
Đến đời Hạ Kiệt tàn bạo, hoang dâm, mê nàng Muội Hỷ; dân chúng
oán ghét. Nhiều chư hầu nổi dậy chống lại nhà Hạ, Kiệt đem quân đánh dẹp
các chư hầu. Thủ lĩnh bộ lạc Thương là Thành Thang, là chư hầu của nhà Hạ
bị Kiệt bắt gian ở Hạ Đài. Sau một thời gian Thành Thang được thả ra, về
nước ông ra sức làm điều nhân đức, quy tập lực lượng. Năm 1767, Thành
Thang dấy binh đánh nhà Hạ, Kiệt thua phải chạy ra đất Minh Điều. Nhà Hạ
bị diệt, nhà Thương lên thay. Vua Thành Thang phong đất cho các con cháu

còn lại của nhà Hạ cũ, đến thời nhà Chu sau này đất đó gọi là nước Kỷ.
Nhà Thương là triều đại đầu tiên được ông nhận về mặt lịch sử. Theo
biên niên sử dựa trên các tính toán của Lưu Hâm thì nhà Thương trị vì từ

17
khoảng năm 1766 TCN đến khoảng năm 1122 TCN. Triều đại này bắt đầu từ
vua Thành Thang và kết thúc ở vua Trụ.
Do việc trị thủy thời kỳ nhà Thương còn nhiều hạn chế, lũ lụt, thiên tai
thường xuyên xảy ra nên triều đình phải thiên đô nhiều lần. Tới khoảng năm
1384 TCN đời vua Bàn Canh, triều đình nhà Thương đã chuyển kinh đô về
đất Ân và ổn định về sau này. Vì vậy, nhà Thương còn được gọi là nhà Ân.
Dưới thời nhà Thương, các dân cư trong khu vực dọc sông Hoàng Hà
đã đào được các con kênh, ngòi dẫn nước để tưới mùa màng; ngoài ra các đô
thị thời kỳ này cũng đã có kênh dẫn nước ra ngoài. Dân cư đã biết sản xuất
rượu, mở rộng thương mại và sử dụng tiền tệ dưới các dạng quy ước khác
nhau để giao dịch. Ngoài ra, kỹ thuật đúc đồng cũng đã xuất hiện trong thời
kỳ nhà Thương.
Khoảng năm 1300 TCN, chữ viết cổ của người Trung Hoa đã xuất hiện
ở thời kỳ văn minh nhà Thương - họ đã phát triển chữ viết có hơn ba nghìn ký
tự, một phần là tượng hình và một phần là tượng thanh. Loại chữ viết này
được phát hiện trên những phần phẳng của xương gia súc hay hươu nai, mai
rùa, yếm rùa Đó là những đoạn văn tản mạn ghi chép về những việc bói
toán. Những ký hiệu chữ viết này còn rất đơn giản, bằng cách dùi vào một cái
yếm (hoặc mai) rùa rồi đem hơ trên lửa; những đường nứt biểu tượng cho các
ký tự đã được quy ước sẽ hiện ra, cho biết câu trả lời về thời tiết, mùa màng,
xuất hành, liên kết, chiến tranh
Thời kỳ nhà Thương, người dân đã có niềm tin vào những lực lượng
thần bí. Họ coi các hiện tượng thiên nhiên là do nhiều vị thần sử dụng sức
mạnh thần thánh tạo ra, các vị thần được gọi chung là qủy thần. Có nhiều vị
thần cai quản những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống như mùa màng, sông

núi, mặt trăng, mặt trời
Nhà Chu là triều đại nối tiếp sau nhà Thương và trước nhà Tần. Nhà
Chu tồn tại lâu hơn bất cứ một triều đại nào khác trong lịch sử Trung Hoa và
trong thời kỳ nhà Chu đã xuất hiện việc sử dụng đồ sắt. Nhà Chu cũng là

18
khoảng thời gian khi hệ thống chữ viết cổ xuất hiện trên các đỉnh đồng thời
Tây Chu dưới hình thức những văn bản ghi chép cổ cuối thời Chiến Quốc.
Nhà Chu khởi nguồn ở sông Vị, phía tây nền văn minh Thương. Tổ tiên
bộ tộc Chu khởi nghiệp từ đất Thai (nay thuộc Vũ Công, Thiểm Tây), tương
truyền có tên là Khí, cũng gọi là Hậu Tắc. Về sau, Chu phát triển lên thành
một bộ lạc lớn và bắt đầu di cư về đất Mân (nay thuộc Tuần Ấp, Thiểm Tây).
Tại đây, họ bắt đầu mở rộng ảnh hưởng và trở thành thủ lĩnh của liên minh
các bộ lạc gần nền văn minh nhà Thương. Họ đóng đô ở đất Kỳ (nay thuộc
Kỳ Sơn, Thiểm Tây).
Tới đời Chu Văn Vương, liên minh bộ lạc này phát triển thành một
nước Chu hùng mạnh với kinh đô đóng ở đất Phong. Nước Chu trở thành một
đối trọng mạnh mẽ uy hiếp sự tồn tại của nhà Thương.
Chu Văn Vương mất đi, con trai là Cơ Phát lên thay lấy hiệu là Chu Vũ
Vương, tiếp tục nuôi ý định diệt Thương. Khi vua Thương là Trụ tàn bạo và
làm mất lòng dân. Chu Vũ Vương đã tranh thủ sự ủng hộ của các chư hầu oán
ghét nhà Thương hợp thành lực lượng to lớn. Vào năm 1123 TCN, nhà Chu
chiến thắng vua Trụ ở trận Mục Dã, Trụ phải tự thiêu. Nhà Chu thiết lập sự
thống trị của mình. Chu Vũ Vương tự xưng là thiên tử.
Trước khi nhà Chu trở thành bá chủ, Chu Văn Vương thời còn là chư
hầu của nhà Thương đã từng bị vua Trụ bắt giam khoảng ba năm ở ngục Dữu
Lý. Chính trong thời gian rất khó khăn này, ông đã bỏ nhiều công sức để tập
trung nghiên cứu và vẽ lại một hình bát quái mới với những ý nghĩa sắp đặt
các quẻ khác hẳn với cách sắp đặt trong Tiên thiên Bát quái của vua Phục Hy.
Giới nghiên cứu về sau gọi bát quái đó là Hậu thiên Bát quái (như hình dưới

đây). Tuy nhiên, cách diễn giải Kinh Dịch thời kỳ Chu Văn Vương vẫn còn
rất khó hiểu.

19


Tới khi nhà Chu diệt nhà Thương và lập nên một triều đại mới, nhu cầu
phải xây dựng một nền tư tưởng mới tiến bộ hơn, có sức lôi cuốn và tập hợp
nhân dân mạnh mẽ hơn thời kỳ nhà Thương trở nên cấp thiết. Trước tình hình
như vậy, Chu Công là con thứ của Chu Văn Vương đã dành nhiều tâm huyết
để chỉnh lý và đặt ra những lời giải quẻ khiến cho Dịch trở nên tương đối
mạch lạc và ứng dụng được nhiều hơn trong cuộc sống. Tính chất bói toán
nguyên thủy đã dần dần bớt đi, tính học thuật đã dần hình thành. Lịch sử
nghiên cứu gọi đây là thời kỳ hình thành Dịch kinh.
Nhà Chu coi tất cả đất đai thuộc về thần thánh và họ chính là những
đứa con của thần thánh, do vậy tất cả đất đai và dân cư trên đó đều thuộc về
nhà Chu (vua Chu xưng là thiên tử, tức con của Trời). Tự thấy rằng đất đai
chinh phục được qúa rộng lớn để một người có thể cai trị, các vua nhà Chu đã
chia đất đai thành những vùng khác nhau và chỉ định một người nào đó cai trị
dưới danh nghĩa của mình (gọi là chư hầu); lựa chọn một người thân trong họ,
những người có thể tin tưởng được hay một vị thủ lĩnh bộ lạc khác đã cùng họ
đi đánh nhà Thương trước đây để giao phó nhiệm vụ này. Mỗi vị chư hầu này
có quyền sắp đặt mọi việc ở trong lãnh thổ của mình, kể cả việc xây dựng lực
lượng vũ trang riêng. Ngoài ra, vua Chu còn ban cho họ những qùa tặng như
xe ngựa, vũ khí, người hầu, gia súc Các vị chư hầu được phong tước và
được truyền lại ngôi vị cho con trai mình, tước vị của chư hầu là cha truyền
con nối.
Để cai quản vùng đất của mình tốt hơn, những vị chư hầu nhà Chu lại
phong những tước nhỏ hơn cho những người thân cận của mình (gọi là các


20
công, khanh, đại phu ). Như thế, một hệ thống địa vị thứ bậc và tránh nhiệm
giữa người với người đã xuất hiện trong xã hội nhà Chu.
Thời nhà Chu, nông nghiệp đã được triều đình rất quan tâm và phát
triển tập trung. Tất cả đất đai trồng trọt đều thuộc sở hữu của qúy tộc, các qúy
tộc lại trao đất đai cho các nông dân của mình. Một mảnh đất như vậy sẽ chia
thành chín phần, hình chữ Tỉnh gọi là là phép tỉnh điền. Thu hoạch từ mảnh
đất nằm chính giữa sẽ thuộc về nhà nước, ở những mảnh xung quanh sẽ thuộc
về nông dân. Theo cách này thì nhà nước có thể tích trữ lương thực dư thừa
và đem ra dùng khi có việc cần thiết. Một số lĩnh vực sản xuất quan trọng đã
xuất hiện trong thời kỳ này như chế tạo đồ đồng, vũ khí và nông cụ. Những
ngành này đều thuộc quyền quản lý của tầng lớp qúy tộc.
Thời kỳ nhà Chu đã xuất hiện một vị thần gọi là Thượng đế và các vua
Chu cho rằng họ được cai trị bằng quyền lực của thần linh. Vua Chu là thiên
tử, là hiện thân của Thượng đế trên mặt đất và nhiệm vụ của họ là làm trung
gian giữa thần thánh và con người, thay mặt thần thánh coi sóc muôn dân. Bất
kỳ một sự chống đối nào nhằm vào họ cũng là sự chống đối lại ý muốn của
trời đất.
Để thuyết phục thần dân, đặc biệt là các qúy tộc về tính chính đáng của
quyền lực của mình, nhà Chu lập ra một hệ thống quyền lực mới mà họ gọi là
thiên mệnh hay mệnh trời. Khái niệm này về sau trở thành một phần trong
những lý thuyết về quyền lực ở Trung Quốc. Vua như một vị trí trung gian
giữa trời và đất; đặc tính của vua thể hiện hùng hồn điều này. Chữ Vương của
nghĩa này bao gồm đường ngang và một nét sổ dọc. Điều này thể hiện sự kết
nối giữa trời ở trên và đất ở dưới, thiên tử ở giữa. Đây thực chấp là sự ủy
nhiệm của trời đất. Nếu vị vua trở nên ích kỷ hay không được tín nhiệm,
không thể chăm sóc người dân được nữa thì trời sẽ chuyển sự ủy nhiệm đó
cho người khác. Cách duy nhất để biết được sự ủy nhiệm đó là thông qua việc
tiến hành lật đổ vua. Nếu việc lật đổ thành công thì sự ủy nhiệm không còn,
còn nếu việc lật đổ không thành công thì sự ủy nhiệm dành cho vị vua đó vẫn


21
còn. Quan niệm này cũng đã làm cho quan niệm của người Trung Quốc về
trời, vốn bắt nguồn từ khái niệm trước đó về một thượng đế trở thành một lực
lượng cai trị vũ trụ, đạo đức Chính khía cạnh đạo đức này của Trời đã ảnh
hưởng đến khuynh hướng chung của văn hóa và triết học Trung Quốc.
Chính trong thời Chu, các khái niệm về thiên mệnh đã được thể hiện
mạnh mẽ nhất. Chu Văn Vương, Chu Công đã dành nhiều tâm huyết để xây
dựng Kinh Dịch, làm cho việc ứng dụng Kinh Dịch vào cuộc sống trở nên dễ
dàng hơn nhiều. Một hệ tư tưởng mới của nhà Chu với những đặc điểm ưu
việt và trình độ cao hơn hệ thống tư tưởng của nhà Thương rất nhiều. Vào giai
đoạn Chu Công, phần thứ nhất của Kinh Dịch là Dịch kinh đã được hoàn thiện
về cơ bản.
Năm 771 TCN, khi Chu U Vương phế truất Thân hậu để đưa nàng Bao
Tự lên thay thế, kinh đô nhà Chu đã bị các lực lượng du mục phía bắc tràn
vào cướp phá do sự xúi giục của Thân hầu (cha Thân hậu). Chu U Vương bị
giết chết và con cả là thái tử Nghi Cữu được các qúy tộc chư hầu là Trịnh,
Tấn, Tần đưa lên làm vua, tức là Chu Bình Vương. Do kinh đô cũ đã bị cướp
phá nên Chu Bình Vương phải dời đô về Lạc Dương (nay thuộc Hà Nam)
năm 722 TCN. Từ đây bắt đầu giai đoạn Đông Chu và kết thúc khi bị nhà Tần
tiêu diệt năm 256 TCN.
Trong lịch sử Trung Quốc, giai đoạn Đông Chu lại được gọi là thời kỳ
Xuân Thu - Chiến Quốc. Thời Đông Chu chính là giai đoạn phát triển mạnh
mẽ nhất của tư tưởng và văn hóa Trung Hoa trong lịch sử. Giai đoạn này
những nhà tư tưởng lớn nhất đã sáng tạo ra những quan niệm khởi đầu về triết
học, đạo đức, học thuyết chính trị và văn hóa Trung Quốc. Trong thời kỳ
Xuân Thu, Trung Quốc gồm phần lớn là một nhóm các nước chư hầu hùng
mạnh nhưng chính thiên tử nhà Chu cũng chưa bao giờ có đủ sức mạnh để
xác lập được quyền kiểm soát các chư hầu của mình như các vua thời Tây
Chu. Chính vì sự không ổn định của cục diện thời Xuân Thu và sự xâm lấn

của các dân tộc du mục ở bên ngoài lãnh thổ nên các chư hầu phải liên minh

22
với nhau và chấp nhận một số vị bá chủ. Vì vậy, thời Xuân Thu là một giai
đoạn nguy hiểm và không chắc chắn. Các vị trí lãnh thổ chư hầu bị chuyển
dịch liên tục, các cuộc xâm lấn thường xuyên xảy ra và các liên minh được
lập nên rồi lại tan rã nhanh chóng đến không ngờ. Đúng như Trương Nghi,
Thừa tướng nước Tần đã nói “hợp tung như đống cát, dễ hợp mà dễ tan”.
Từ thời Chu Bình Vương về sau, “thiên tử” nhà Chu chỉ còn cai trị trên
danh nghĩa, quyền lực thực sự nằm trong tay các chư hầu hùng mạnh. Các
chư hầu tiến công lẫn nhau để giành lấy ngôi bá chủ, điều khiển các chư hầu
khác thay cho vai trò của vua Chu. Nhưng họ vẫn dựa trên danh nghĩa vua
Chu để ra lệnh cho các chư hầu. Trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc đã
xuất hiện các nước chư hầu mạnh nối nhau làm bá chủ gọi là Ngũ bá gồm Tề
Hoàn Công, Tấn Văn Công, Sở Trang Vương, Tần Mục Công, Tống Tương
Công. Một số nhà sử học lại đưa ra danh sách Ngũ bá khác là Tề Hoàn Công,
Tấn Văn Công, Sở Trang Vương, Ngô Vương Phù Sai và Việt Vương Câu
Tiễn.
Tới cuối thời Chiến Quốc, các chư hầu thậm chí cũng không cần biết
tới sự cai trị chỉ mang tính biểu tượng của thiên tử nhà Chu nữa mà họ tự
xưng vương. Chiến tranh giữa các chư hầu tàn khốc hơn, quy mô lớn hơn và
một loạt các nước nhỏ thời Xuân Thu đã bị tiêu diệt, chỉ còn lại khoảng 10
nước; trong đó có 7 nước lớn gọi là Chiến Quốc thất hùng bao gồm Tề, Yên,
Tần, Sở, Hàn, Triệu, Ngụy.
Nhà Chu lúc này chỉ còn cai quản vùng đất nhỏ bé giống như các chư
hầu còn sót lại chưa bị tiều diệt như Lỗ, Vệ Các vua chư hầu lớn muốn trở
thành vua của các ông vua.
Tới thế kỷ thứ 3 TCN, nước Chu bé nhỏ lại còn nảy sinh lục đục và hai
nước Hàn, Triệu lấy cớ can thiệp. Họ chia lãnh thổ nhỏ bé đó làm đôi và giao
cho hai vị tông thất cai quản gọi là Tây Chu Công và Đông Chu Công. Thiên

tử nhà Chu ở chung với Tây Chu Công. Từ đây, Tây Chu và Đông Chu tồn tại
song song và chỉ còn mang nghĩa phân chia trong phạm vi hẹp của vùng đất

×