ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGÔ MINH THUẬN
TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO Ở TỈNH THÁI BÌNH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI – 2009
98
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 5
Chương 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO TRONG TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 5
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo 5
1.1.1. Cơ sở lý luận 5
1.1.2. Cơ sở thực tiễn 15
1.2. Quan điểm về đoàn kết tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh 20
1.2.1. Đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo . 20
1.2.2. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau 24
1.3. Một số nguyên tắc và phương pháp về đoàn kết tôn giáo trong tư tưởng
Hồ Chí Minh 28
1.3.1. Một số nguyên tắc về đoàn kết tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh . 28
1.3.2. Một số phương pháp về đoàn kết tôn giáo trong tư tưởng Hồ Chí
Minh 34
Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN
KẾT TôN GIÁO Ở TỈNH THÁI BÌNH TỪ 1986 ĐẾN NAY 45
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa, tôn
giáo ở tỉnh Thái Bình 45
2.1.1. Vài nột về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa 45
2.1.2. Sơ lược tình hình tôn giáo và đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình
trước năm 1986 48
2.2. Quỏ trình xây dựng khối đoàn kết tôn giáo vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh ở tỉnh Thái Bình từ năm 1986 đến nay 55
2.2.1. Cụng cuộc đổi mới và những vấn đề cấp bách đặt ra trong việc xây
dựng khối đoàn kết tôn giáo tỉnh Thái Bình 55
99
2.2.2. Những chủ trương, nghị quyết, chính sách và giải pháp của Đảng
bộ, UBND, Mặt trận Tổ quốc, Ban tôn giáo tỉnh Thái Bình về xây dựng
khối đoàn kết tôn giáo từ năm 1986 đến nay 57
2.2.3. Những thành tựu và hạn chế trong việc triển khai xây dựng khối
đại đoàn kết tôn giáo ở Thái Bình qua hơn 20 năm đổi mới 68
2.3. Một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị về xây dựng khối đoàn kết
tôn giáo ở tỉnh Thái Bình. 84
2.3.1. Một số bài học kinh nghiệm 84
2.3.2. Một số kiến nghị 88
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hơn 70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên nền
tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhân dân ta đã vượt qua
nhiều khó khăn và thử thách; đồng thời thu được những thành tựu rất quan
trọng về kinh tế, chính trị – xã hội, văn hoá. Vì vậy, tại Đại hội VII, Đảng
khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”. Thực hiện tinh thần trên,
trong những năm đổi mới tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta tiếp tục vận
dụng, phát triển sáng tạo vào trong đời sống xã hội cũng đã giành được nhiều
thắng lợi to lớn. Đến Đại hội X, Đảng tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm:
“Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Tại Thái Bình, nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (năm
1991) đã xác định: “Mọi chủ trương, đường lối của Đảng bộ tỉnh trong quá
trình đổi mới cần dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và tình hình thực tiễn ở địa phương”. Quán triệt tinh thần nghị quyết
trên, Đảng bộ và chính quyền tỉnh nhiều năm qua luôn làm tốt công tác vận
dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện tốt các nhiệm vụ
chính trị, trong đó có nhiệm vụ xây dựng khối đoàn kết tôn giáo. Trên thực tế
cũng chỉ ra, Thái Bình là một tỉnh đông dân trong đó đồng bào theo các tôn
giáo chiếm gần 1/3 dân số của tỉnh, chủ yếu là ba tôn giáo chính: Công giáo,
Phật giáo và Tin lành giáo. Tỉnh xác định, đây là nguồn lao động dồi dào có
tiềm năng và sức sáng tạo mạnh mẽ, sẽ góp phần quan trọng vào việc thực
hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH của địa phương. Vì vậy, một trong
những nhiệm vụ chính trị đặt ra cho Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thái Bình
là phải xây dựng tốt khối đoàn kết toàn dân; trong đó đặc biệt chú trọng xây
2
dựng tốt khối đoàn kết tôn giáo, mục đích phát huy và tăng cường hơn nữa
sức mạnh nội lực của đồng bào tín đồ các tôn giáo nhằm tạo ra thế và lực đảm
bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững trên các mặt: chính trị, kinh tế - xã
hội, văn hoá hiện nay.
Xuất phát từ tình hình thực tế và nhiệm vụ chính trị của địa phương, tác
giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu: Tìm hiểu tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay -
làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành triết học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, đã có nhiều công trình của các nhà khoa học đi
sâu nghiên cứu về vấn đề tôn giáo nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
giáo nói riêng với nhiều góc độ, phương pháp, phạm vi nghiên cứu cũng khác
nhau như:
Trịnh Xuân Giới, Phó Trưởng ban dân vận Trung ương với đề tài: Tôn
giáo - những chỉ dẫn về tƣ tƣởng và nhân văn trong sự nghiệp cách mạng
của dân tộc, của Đảng ta, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, năm 2003; Hồ Trọng
Hoài, Trung tâm khoa học về tín ngưỡng và tôn giáo với đề tài: Hồ Chí Minh
về đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, năm 2003;
Lê Quang Vịnh, Trưởng ban Tôn giáo của Chính phủ với đề tài: Tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh về quản lý nhà nƣớc đối với tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà
Nội, năm 2003; Phạm Như Cương, nguyên Viện trưởng Viện khoa học xã hội
Việt Nam với đề tài: Các Mác-Ph.Ăngghen, Hồ Chí Minh về tôn giáo -
một số vấn đề có ý nghĩa phƣơng pháp luận và quan điểm, Nxb Tôn giáo,
Hà Nội, năm 2003; Nguyễn Xuân Oánh, Viện trưởng Viện chủ nghĩa xã hội
khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với đề tài: Hồ Chí Minh
về mối quan hệ giữa tôn giáo với chủ nghĩa xã hội, Nxb Tôn giáo, Hà Nội,
năm 2003; Đỗ Quang Hưng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo - Trung
tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia: Hồ Chí Minh và nền tảng luật
pháp tôn giáo ở nƣớc ta, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, năm 2003; Đặng Nghiêm
3
Vạn, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo: Hồ Chủ tịch với đặc
trƣng tôn giáo Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, năm 2003
Tại tỉnh Thái Bình cũng có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tôn
giáo như đề tài: Tình hình truyền đạo trái phép, tà đạo và mê tín dị đoan ở
Thái Bình, do Ban tôn giáo tỉnh Thái Bình thực hiện năm 1997; Di tích lịch sử
đền Trần, do Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình thực hiện năm 2001; Quản lý
nhà nƣớc về tôn giáo ở tỉnh Thái Bình; Phát triển đảng viên trong đồng bào
công giáo do trường Chính trị tỉnh Thái Bình đảm nhiệm, từ năm 2005 đến
2006 Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có đề tài khoa học nào nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình
trong giai đoạn đổi mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích
Thông qua việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo,
tác giả làm rõ việc Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thái Bình vận dụng tư tưởng
của Hồ Chí Minh vào xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở địa phương giai đoạn từ
1986 đến nay.
- Nhiệm vụ
Một là; trên cơ sở làm rõ nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
đoàn kết tôn giáo. Qua đó, tác giả thấy rõ được những nội dung, nguyên tắc và
phương pháp cơ bản về đoàn kết tôn giáo của Hồ Chí Minh.
Hai là; chỉ ra quá trình xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình
trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn từ 1986 đến nay.
Ba là; đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm xây dựng tốt khối đoàn
kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình từng bước đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu
4
Quá trình xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn từ 1986 đến nay.
Những chủ trương, nghị quyết, chính sách và giải pháp của Đảng bộ,
UBND, Mặt trận tổ quốc, Ban tôn giáo tỉnh Thái Bình về xây dựng khối đoàn
kết tôn giáo từ năm 1986 đến nay.
- Phạm vi nghiên cứu
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng khối đoàn kết tôn
giáo ở tỉnh Thái Bình từ năm 1986 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận: đề tài thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, nghị quyết của Đảng, các báo cáo
tổng kết hàng năm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, UBND các huyện về tôn giáo và
công tác tôn giáo.
- Phương pháp nghiên cứu: đề tài dựa trên phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử; kết hợp với các phương pháp tổng hợp, thống kê, so
sánh để làm rõ nội dung chủ yếu của đề tài.
6. Những đóng góp và ý nghĩa của luận văn
- Làm rõ việc Đảng bộ và chính quyền tỉnh vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh vào việc xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình trong những
năm đổi mới vừa qua.
- Đề xuất một số bài học kinh nghiệm mang tính định hướng trong việc xây
dựng khối đoàn kết tôn giáo ở địa phương tỉnh Thái Bình những năm tiếp theo.
- Kết quả nghiên cứu đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá
trình nghiên cứu, giảng dạy ở trường Đảng tỉnh và các trung tâm bồi dưỡng lý
luận chính trị tại các huyện, thị
7. Kết cấu nội dung nghiên cứu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luận
văn gồm 2 Chương, 6 tiết.
5
NỘI DUNG
Chương 1:
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO
TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
1.1. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo
1.1.1. Cơ sở lý luận
Hồ Chí Minh đã kế thừa, tiếp thu truyền thống đoàn kết của dân tộc
Việt Nam trong suốt thời kỳ dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ
nước. Đây chính là hệ tư tưởng quan trọng đã giúp cho nhiều thế hệ người
Việt Nam nói chung và Hồ Chí Minh nói riêng trong việc tổ chức, xây dựng
và tập hợp lực lượng cách mạng của toàn dân nhằm bảo vệ và xây dựng Tổ
quốc; đồng thời cảnh giác với các thế lực “thù trong, giặc ngoài” cũng như
các âm mưu muốn chia rẽ, bóc lột nô dịch dân tộc Việt Nam. Ngược lại chặng
đường lịch sử, nhìn lại quá khứ bất kỳ người dân Việt Nam yêu nước nào
cũng có thể cảm nhận thấy bức tranh toàn cảnh, đậm nét, oai hùng, oanh liệt
trong chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Một dân tộc nhỏ bé nhưng
đã biết đoàn kết lại thành một khối thống nhất với mong muốn tạo ra một sức
mạnh tổng hợp trong toàn dân tộc, để đứng lên đấu tranh đánh bại các thế giặc
lớn từ phương Bắc tràn sang xâm lược như: triều đại nhà Hán, nhà Nguyên,
nhà Minh, nhà Thanh mà triều đại nào cũng muốn xâm lược, bóc lột, nô dịch
thống trị dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên cũng rất khắc
nghiệt thường xuyên ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt sản xuất của
người dân, khi nắng “như thiêu, như đốt”, khi rét như “cắt da, cắt thịt”, không
những thế dân tộc Viêt Nam còn phải liên tục chống chọi, đối mặt với những
hiện tượng tự nhiên bất thường xảy ra như: bão gió, lũ lụt, hạn hán , nhưng
để trường tồn và phát triển trong điều kiện như trên thì chỉ có phương thức
6
sống duy nhất đó chính là tinh thần đoàn kết toàn dân, cố kết cộng đồng của
dân tộc Việt Nam.
Vì vậy, cần khẳng định tinh thần đoàn kết dân tộc có một giá trị rất quý
báu, thiết thực mang tính sống còn đảm bảo cho sự trường tồn và phát triển
lâu dài của dân tộc Việt Nam. Tinh thần đó đã nhanh chóng trở thành truyền
thống đoàn kết, gắn bó một cách tự nhiên nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ
khác, ăn sâu vào tiềm thức của từng cá nhân trong cộng đồng người Việt Nam
và được hun đúc bằng nhiều câu ca dao, tục ngữ cũng như tư tưởng triết lý
nhân sinh như:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng”
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Trong tư tưởng triết lý nhân sinh của con người Việt Nam:
“Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”.
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Đến thời đại Hồ Chí Minh, truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
được kế thừa và nâng lên thành tư tưởng đại đoàn kết mang tính chiến lược
cách mạng. Người chỉ ra, trong thời đại mới muốn đánh đổ được các thế lực
đế quốc thực dân xâm lược nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và
giải phóng con người, nếu chỉ dựa vào số ít người lao động thì cách mạng sẽ
nhanh chóng bị thất bại. Do đó, cách mạng muốn thành công thì phải tập hợp
được tất cả mọi lực lượng yêu nước lại. Cho nên, Người nói:
“Tôi khuyên
đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón ngắn
ngón dài. Nhưng ngắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy mươi triệu
7
con người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều là
giòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận
rằng đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít nhiều lòng ái quốc. Đối với
đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hoá họ. Có như
thế mới thành đoàn kết, có đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang.”[39,tr.
246-247].
Ngoài truyền thống đoàn kết nêu trên thì truyền thống yêu nước
cũng đồng hành cùng dân tộc trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ
nước. Cho nên, đối với mỗi người dân Việt Nam luôn ý thức sâu sắc về mối
quan hệ gắn bó mật thiết giữa nhà - làng – nước thành một khối thống nhất
không thể tách rời, nhờ vậy đã hình thành nên quan niệm sống “nước mất thì
nhà tan”. Vì vậy, mỗi khi có giặc ngoại bang đến xâm phạm bờ cõi, từ người
già đến người trẻ không phân biệt nam, nữ, dòng tộc, vùng, miền đều tham
gia đánh giặc. Điển hình như trong Hội nghị Diên Hồng mọi người đều đồng
tâm, nhất trí nêu cao tinh thần yêu nước dám xả thân cho nền độc lập dân tộc
của Tổ quốc hay trong các bài thơ, bài văn chính luận của các bậc tướng lĩnh
khi ra trận như: “Hịch tướng sỹ” của Trần Quốc Tuấn; “Nam quốc sơn hà”
của Lý Thường Kiệt; “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi đều khẳng định rõ
tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền thống
nhất toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc. Chính vì vậy, truyền thống yêu nước đã
nhanh chóng trở thành bức tường thành vững chắc nhất, kiên cố nhất trong
việc bảo vệ nền độc lập dân tộc lâu dài. Đến thời đại Hồ Chí Minh cũng đã
xuất hiện nhiều bậc tiền bối với tầm lòng yêu nước, thương dân như: Hoàng
Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Lương Văn
Can, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Quyền đã vạch ra nhiều con đường để cứu
nước và gây dựng các phong trào cách mạng nhằm nhằm giải phóng dân tộc
thoát khỏi cảnh lầm than nô lệ của thực dân Pháp xâm lược, nhưng đều bị thất
bại do không có lý luận cách mạng soi đường. Hồ Chí Minh lớn lên chứng
kiến cảnh nước mất, nhà tan đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, chịu cảnh áp
8
bức nô lệ “một cổ, ba chòng”. Vì vậy, Người đã quyết tâm đi sang phương
Tây tìm con đường cứu nước, cứu dân. Sau nhiều năm bôn ba ở Châu Âu,
Châu Mỹ, Châu Phi đã giúp Người tìm ra con đường cứu nước, giải phóng
cho dân tộc.
Bên cạnh những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam nêu trên, Hồ
Chí Minh còn tích cực tiếp thu những tinh hoa văn hoá phương Đông –
phương Tây thông qua các học thuyết Nho giáo, Phật giáo, Ki tô giáo; đặc
biệt là học thuyết Mác – Lênin về tôn giáo và đoàn kết tôn giáo. Nho giáo vào
Việt Nam từ thời Bắc thuộc (đầu CN), nhưng trong suốt thời gian đầu chống
Bắc thuộc Nho giáo chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam. Vì đó là văn
hoá xâm lược áp đặt, muốn đồng hoá - Hán hoá dân tộc, nhưng về sau do yêu
cầu khách quan của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất
nước Nho giáo ngày càng chiếm vị trị quan trọng trong đời sống của dân tộc
Việt Nam. Năm 1070 với sự kiện Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu thờ Chu
Công (Khổng Tử), khi đó Nho giáo mới được coi là tiếp nhận chính thức, đến
thế kỷ XV Nho giáo đã trở thành quốc giáo. Người Việt Nam đã chủ động
tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trong Nho giáo để phục vụ cho mục đích
chính trị của dân tộc như: thuyết “Tam cương”, “Ngũ thường” nhằm duy trì
tôn tư, trật tự trong xã hội cùng với các tư tưởng đạo đức như: Nhân, Nghĩa,
Lễ, Trí, Tín, “trung quân, ái quốc”; tu thân, tề gia trị quốc, bình thiên hạ với
khát vọng xây dựng một nền độc lập tự chủ thái bình thịnh trị Đến thời đại
Hồ Chí Minh, Nho giáo vẫn giữ một vị trí quan trọng trong công cuộc giải
phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hồ Chí Minh đã tích cực tiếp
thu, chọn lọc và vận dụng sáng tạo những tư tưởng tiến bộ của Nho vào trong
sự nghiệp cứu nước, cứu dân như: tư tưởng đạo đức trung với nước, hiếu với
dân; tư tưởng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tư tưởng tu thân tề gia trị
quốc bình thiên hạ; tư tưởng về xây dựng một “thế giới đại đồng” của Khổng
Tử, trong đó con người phải yêu thương tôn trọng lẫn nhau, trên dưới hoà
9
thuận không phân biệt đối xử. Người nói: “Khổng Tử vĩ đại (551 trước CN)
khởi xưởng thuyết đại đồng và truyền bá sự bình đẳng về tài sản. Ông từng
nói: “Thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng. Người ta không sợ thiếu, chỉ
sợ không đồng đều. Bình đẳng sẽ xoá bỏ nghèo nàn ,”[36,tr.35]. Bên cạnh
những ảnh hưởng lớn của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người dân Việt
Nam thì Phật giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới cũng ảnh hưởng rất sâu sắc
đến đạo đức, lối sống và thực hành đạo đức xã hội của dân tộc Việt Nam,
nhưng khác với Nho giáo vào Việt Nam bằng con đường xâm lược đồng hoá
dân tộc thì ngược lại Phật giáo vào Việt Nam bằng con đường hoà bình. Theo
Đại Việt sử ký toàn thư nhận định, Phật giáo truyền vào Việt Nam đầu tiên ở
trung tâm Luy Lâu (Bắc Ninh) cùng thời với các trung tâm Bành Thành, Lạc
Dương của Trung Quốc vào cuối thế kỷ thứ II (sau CN). Phật giáo vào Việt
Nam theo hai con đường, đường thuỷ thông qua buôn bán với thương gia Ấn
Độ, đường bộ thông qua giao lưu văn hoá với Trung Quốc. Đạo Phật đến với
Việt Nam bằng con đường hoà bình, giáo lý của đạo Phật rất gần gũi với quần
chúng nhân dân lao động với các tư tưởng về tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn
kết, cứu khổ, cứu nạn, yêu thương con người Vì vậy, Phật giáo đã sớm
chiếm được vị trị quan trọng trong đười sống tinh thần của dân tộc Việt Nam
và nhanh chóng trở thành tôn giáo của dân tộc. Đến thời đại Hồ Chí Minh,
Phật giáo đã ăn sâu vào lối sống của nhiều người dân Việt Nam trong đó có
Hồ Chí Minh; đặc biệt là các tư tưởng về tự do, từ bi, bình đẳng, bác ái, đoàn
kết, yêu thương giúp đỡ con người trong những lúc khó khăn, hoạn nạn.
Thông qua những tư tưởng tiến bộ của Phật giáo nêu trên đã góp phần hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo nhằm
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Người nói:
“Đức Phật là đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi
khổ nạn ”[40,tr.197].
10
Ngoài những yếu tố tiến bộ của Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đời
sống tinh thần và thực hành đạo đức xã hội của nhiều người dân Việt Nam nói
chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và đoàn kết tôn giáo nói riêng thì
đạo Công giáo xuất hiện muộn nhưng cũng có sự ảnh hưởng rất lớn đến đức
tin, lối sống của một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam, khác với Phật
giáo vào Việt Nam bằng con đường hoà bình thì Công giáo vào Việt Nam
bằng âm mưu mở rộng đất thánh của giáo sỹ phương Tây cùng với âm mưu
xâm lược của thực dân Pháp. Công giáo vào Việt Nam từ thế kỷ XVI do một
số giáo sỹ người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và người Pháp truyền giáo.
Trong thời kỳ đầu, việc truyền đạo vào Việt Nam chưa đạt kết quả cao do
những bất đồng về ngôn ngữ. Sang thế kỷ XVII việc truyền đạo mới đem lại
hiệu quả, người đóng vai trò lớn trong việc truyền giáo vào Việt Nam là một
Linh mục người Pháp Alexandre De Rhodes thông thạo tiếng Việt lại tận tuỵ
hết mình với sứ mệnh truyền đạo. Vì vậy, công cuộc truyền giáo đã từng bước
xây dựng được những cơ ban đầu ở Hà Tiên (Thanh Hoá), lôi kéo nhân dân đi
theo số lượng ngày một đông. Quá trình truyền đạo Công giáo vào Việt Nam
có những biến động rất phức tạp, do sự khác nhau về tín ngưỡng, văn hoá đối
với dân tộc. Triều đình nhà Nguyễn đã phải ba lần xuống chiếu để cấm đạo,
nhưng được sự tiếp tay bảo hộ của thực dân Pháp đối với đạo Công giáo ở
Việt Nam. Vì vậy, đạo Công giáo vẫn tồn tại và phát triển; đồng thời cũng có
những ảnh hưởng nhất định đến một bộ phận quần chúng nhân dân lao động
về đức tin, lối sống và thực hành đạo đức xã hội. Tư tưởng của đạo Công giáo
nhìn chung phản ánh những khát vọng của quần chúng nhân dân lao động về
cuộc sống tự do, hạnh phúc, yêu thương con người, thảo kính Cha Mẹ, đoàn
kết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày Đến thời đại Hồ Chí Minh,
đạo Công giáo đã chiếm được vị trí trong đời sống tinh thần của một bộ phận
quần chúng nhân dân lao động về đức tin, lối sống và thực hành xã hội. Chính
vì vậy, Hồ Chí Minh đă tiếp thu, vận dụng sáng tạo những ưu điểm tiến bộ
11
của đạo Công giáo vào việc xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, “Kính
Chúa, yêu nước”.
Người nói: “Chúa Giê Su dạy: Đạo đức là bác ái.
Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi.
Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa”[41,tr.225].
Theo Hồ Chí Minh thì tôn giáo nào cũng đạo đức, yêu thương chia sẻ
giúp đỡ con người trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Cho nên, Người đã
biết chủ động tìm kiếm và khai thác những điểm tương đồng, những giá trị
đạo đức trong các tôn giáo gắn với cách mạng Việt Nam, giữa đức tin tôn
giáo với tình yêu Tổ quốc; đồng thời biết tôn trọng và loại bỏ những cái dị
biệt về thế giới quan, hệ tư tưởng, nhu cầu tín ngưỡng nhằm huy động tất cả
các lực lượng yêu nước vào trong sự nghiệp "cứu nước, cứu dân", nhưng để
đạt được mục tiêu trên đòi hỏi phải có lý luận cách mạng soi đường. Vì vậy,
trong suốt hành trang đi tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Hồ Chí
Minh đã bắt gặp chủ nghĩa Mác- Lênin, tích cực học tập và tiếp thu chủ nghĩa
Mác - Lênin về thế giới quan duy vật, phương pháp làm việc biện chứng và về
tôn giáo. Đây được coi là nguồn gốc trực tiếp hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về tôn giáo và đoàn kết tôn giáo. Học thuyết Mác – Lênin đã chỉ ra tín
ngưỡng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang
đường, hư ảo lệch lạc từ thế giới hiện thực khách quan làm nảy sinh ra tôn
giáo. Cụ thể, Ăng Ghen khi nghiên cứu về tôn giáo đã khẳng định: “Tất cả
mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc con người –
của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự
phản ánh trong đó những lực lượng của trần thế đã mang hình thức của những
lực lượng siêu trần thế”[34,tr.437]. Các ông nhận định, tôn giáo là một hiện
tượng xã hội đặc biệt mang tính lịch sử, là thế giới quan lộn ngược trong việc
giải quyết mối quan hệ giữa con người với cái thế giới siêu nhiên, trong đó
12
sức mạnh trần gian đã mang hình thức sức mạnh siêu nhiên chi phối toàn bộ
đời sống của con người và cộng đồng người. Cho nên, bản chất tôn giáo về cơ
bản là phản ánh sai lệch tồn tại xã hội. Về nguồn gốc ra đời của tôn giáo, chủ
nghĩa Mác - Lênin chỉ ra tôn giáo ra đời dựa trên ba nguồn gốc cơ bản: nguồn
gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo, chủ nghĩa Mác- Lênin nhận định trong xã
hội cộng sản nguyên thuỷ do trình độ của lực lượng sản xuất và điều kiện sinh
hoạt vật chất thấp kém, con người yếu đuối và bất lực trước sức mạnh của
giới tự nhiên. Vì vậy, người nguyên thuỷ rất sợ hãi, sùng bái và tôn thờ những
thế lực tự phát trong tự nhiên đó là nguyên nhân kinh tế cho sự ra đời của tôn
giáo, nhưng khi lực lượng sản xuất phát triển và năng xuất lao động tăng của
cải trong xã hội dư thừa đã làm nảy sinh tư hữu về tư liệu sản xuất, giai cấp
hình thành, đối kháng giai cấp nảy sinh giữa những người đi áp bức và những
người bị áp bức; giữa kẻ giầu và người nghèo, người hạnh phúc và người khổ
đau trong xã hội khi đó đã nảy sinh các mối quan hệ giữa người với người
diễn ra rất phức tạp, bên cạnh đó con người còn chịu những tác động từ các
yếu tố tự phát, ngẫu nhiên, may rủi nằm ngoài ý muốn, khả năng điều chỉnh
hành vi của con người dẫn đến sự bị động, bất lực trước lực lượng tự phát nảy
sinh trong đời sống xã hội. Như vậy, chính sự bần cùng về kinh tế, nạn áp bức
về mặt chính trị, sự hiện diện của những bất công trong xã hội cùng với
những thất vọng, bất hạnh trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp bị trị đối
với giai cấp thống trị là nguồn gốc kinh tế - xã hội sâu xa cho sự ra đời của
tôn giáo. Bên cạnh nguồn gốc kinh tế - xã hội cho sự ra đời của tôn giáo thì
nguồn gốc nhận thức cũng đóng một vai trò quan trọng cho tôn giáo ra đời.
Theo quan điểm của chủ Mác - Lênin khẳng định, nguồn gốc nhận thức cho
sự ra đời của tôn giáo gắn liền với đặc điểm nhận thức của con người về thế
giới khách quan - đó là quá trình diễn biến rất phức tạp. Một mặt, hình thức
phản ánh phong phú, đa dạng mang tính khoa học thì khả năng nhân thức của
con người càng đầy đủ và chính xác về thế giới khách quan. Mặt khác, hình
13
thức phản ánh trừu tượng, hư ảo thì khả năng nhận thức của con người càng
xa rời và phản ánh sai lệch hiện thực khách quan, đây là cơ sở cho sự ra đời
của tôn giáo. Ngoài nguồn gốc kinh tế - xã hội, nguồn gốc nhận thức cho sự ra
đời của tôn giáo thì nguồn gốc tâm lý cũng là nguyên quan trọng cho tôn giáo
ra đời. Các nhà vô thần luận đã nhận định về các yếu tố tâm lý, trạng thái tình
cảm buồn, vui, sự sợ hãi do những tác động của các lực lượng tự phát trong
tự nhiên và xã hội đã dẫn đến việc con người phải nhờ cậy vào thần linh,
thượng đế làm nảy sinh cho sự ra đời của tôn giáo. Lênin đã đồng ý với quan
điểm trên của các nhà vô thần luận trong đó có Mác, Ăngghen; đồng thời
phân tích thêm nguồn gốc tâm lý cho sự ra đời của tôn giáo hiện đại đó là:
"Sợ hãi mù quáng trước thế lực của tư bản - mù quáng vì quần chúng nhân
dân không đoán trước được nó - là thế lực mà bất cứ lúc nào trong đời sống
của người vô sản và người tiểu chủ, cũng đe doạ và đem lại cho họ và đang
đem lại cho họ sự phá sản"đột ngột","bất ngờ","ngẫu nhiên", làm cho họ diệt
vong, biến họ thành một người ăn xin, một kẻ bần cùng, một gái điếm, và dồn
họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện
đại"[27,tr.515-516].
Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì tôn giáo ra đời
dựa trên ba nguồn gốc cơ bản: nguồn gốc kinh tế - xã hội, nguồn gốc nhận thức
và nguồn gốc tâm lý. Bên cạnh việc các nhà Mác xít luận giải về nguồn gốc
cho sự ra đời của tôn giáo thì đồng thời cũng chỉ ra những nguyên tắc mang
tính khoa học nhằm giải quyết những vấn đề tôn giáo nảy sinh trong đời sống
xã hội. Trước hết, để giải quyết vấn đề tôn giáo cần phải hết sức thận trọng
mềm dẻo, tỉ mỉ, linh hoạt và chính xác; đặc biệt không được tuyên chiến hoặc
bài xích tôn giáo đó là những hành động dại dột, vô Chính phủ không mang lại
hiệu quả. Chính điều này Lênin đã chỉ ra:
"Những lời tuyên chiến ầm ĩ với tôn giáo là dại dột
14
Tuyên chiến như là một phương thuốc tốt nhất làm kích động thêm sự
quan tâm của người ta đối với tôn giáo và làm cho tôn giáo đến chỗ tiêu vong
thực sự một cách khó khăn hơn"[27,tr. 511-512]. Mặt khác, các ông nhấn mạnh
khi giải quyết những vấn đề tôn giáo cần phải dựa trên quan điểm lịch sử - cụ
thể để xem xét, đánh giá và ứng xử một cách chính xác, khoa học; đồng thời
phải gắn việc giải quyết tôn giáo với công cuộc cải tạo xã hội hiện thực làm
cho xã hội ngày càng tiến bộ, không còn tình trạng áp bức, bất công trong xã
hội , con người phải được tự do hạnh phúc ở thế giới trần tục khi đó tôn giáo
không còn lý do để tồn tại, làm được điều đó phải gắn với việc xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội trong phạm vi mỗi nước và trên toàn thế giới. Ngoài ra,
khi giải quyết vấn đề tôn giáo cần phân biệt được rõ hai mặt chính trị và tư
tưởng trong tôn giáo, nhằm đấu tranh chống lại các thế lực phản động muốn lợi
dụng tôn giáo vào mục đích chính trị phản động làm ảnh hưởng đến sự nghiệp
cách mạng và lợi ích của quần chúng nhân dân lao động.
Hồ Chí Minh đã trung thành với học thuyết Mác – Lênin trong việc giải
quyết vấn đề tôn giáo, coi đó là quá trình lâu dài, phức tạp và rất khó khăn
gắn với việc xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam. Vì vậy, trong quá trình
hoạt động thực tiễn cách mạng, Người nhận thấy mục tiêu chung mà các tôn
giáo hướng tới hoàn toàn phù hợp với mục tiêu và công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam và nguyện vọng của số đông quần chúng nhân dân
lao động. Hồ Chí Minh chỉ ra: "Mục đích của Chính phủ ta theo đuổi chiến
đấu vì nền độc lập đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Song để đạt đến hạnh
phúc đó cho mọi người phải xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Nếu Chúa
Giê su sinh ra vào thời đại chúng ta và phải đặt mình trước nỗi khổ đau của
người đương thời, chắc Ngài sẽ là một người xã hội chủ nghĩa đi tìm con
đường cứu khổ loài người"[69,tr.79]; nguyện vọng của đồng bào tôn giáo là:
“Phần xác no ấm, phần hồn thong dong”. Vì vậy, Người luôn mong muốn và
cố gắng hết sức cho nước nhà sớm được độc lập, đồng bào ai cũng có cơm ăn,
15
áo mặc, ai cũng được học hành, ai cũng được hưởng cuộc sống tự do, hạnh
phúc thực sự trên thế giới trần tục, nhưng để hoàn thành nguyện vọng trên
Người đã chủ động xây dựng khối đoàn kết toàn dân; trong đó đặc biệt chú
trọng đoàn kết với đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo coi đó như một bộ
phận quan trọng trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm thực hiện
thắng lợi mục tiêu: “Độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc”.
Tóm lại: Trên phương diện lý luận, Hồ Chí Minh đã kế thừa, học tập và
tích cực vận dụng sáng tạo các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam cùng
với các tinh hoa văn hoá phương Đông và phương Tây trong các học thuyết
Nho giáo, Phật giáo, Công giáo; đặc biệt là chủ nghĩa Mác - Lênin về thế giới
quan duy vật và phương pháp luận, về tôn giáo và đoàn kết tôn giáo vào trong
sự nghiệp đấu tranh "giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc". Vì vậy, Người
khẳng định rõ:
“Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm của nó là tu dưỡng đạo đức cá nhân.
Tôn giáo Giê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái.
Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện
chứng.
Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó là chính sách của nó phù
hợp với điều kiện ở nước ta.
Khổng Tử, Giê Su, Các Mác chẳng có những ưu điểm đó sao? Họ là
những người mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội.
Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp nhau thành một khối,
tôi tin rằng họ nhất định sẽ chung sống với nhau hoà bình như những người bạn
thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”[54,15-16].
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn xã hội Việt Nam chỉ ra trong suốt quá trình đấu tranh dựng
nước và giữ nước, đặc biệt dưới triều đại Lý – Trần thì các tôn giáo như: Nho
16
giáo, Phật giáo cùng với các tín ngưỡng dân gian đã giữ vị trí quan trọng
trong việc củng cố, xây dựng xã hội phong kiến Việt Nam vững mạnh.
Đối với Phật giáo khi vào Việt Nam đã gắn kết giữa việc đời với việc
đạo trong suốt quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước. Vì vậy, đã xuất hiện
nhiều nhà sư với tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc đã tích cực tham gia
đấu tranh cho nền hoà bình, độc lập dân tộc tiêu biểu như: thiền sư Đỗ Thuận,
thiền sư Vạn Hạnh, thiền sư Lý Công Uẩn và hàng ngàn tăng ni, Phật tử
khác , đã đoàn kết dốc lòng giúp nước, giúp dân. Đến đầu thế kỷ XX, xuất
hiện ngày càng nhiều các tăng ni, Phật tử hăng hái tham gia vào các hoạt động
xã hội như: cuộc vận động đòi ân xá cho Phan Bội Châu và đám tang Phan
Châu Trinh. Thời Mỹ – Diệm, các Phật tử miền Nam tham gia tích cực vào
phong trào đấu tranh đòi hoà bình và độc lập dân tộc… Như vậy, trong suốt
quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước đặc biệt dưới triều đại nhà Lý, hệ
tư tưởng Phật giáo giữ vai trò chủ đạo trong đời sống văn hoá, tinh thần của
người dân Việt Nam. Bên cạnh Phật giáo thì Nho giáo là một học thuyết
chính trị – xã hội cũng có nhiều đóng góp lớn vào trong công cuộc bảo vệ và
xây dựng đất nước. Vì vậy, xuất hiện nhiều nhà Nho có tấm lòng yêu nước
thương dân sâu sắc tiêu biểu như: Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Chu Văn
An , đã đứng lên tổ chức, vận động tập hợp lực lượng toàn dân đoàn kết tham
gia đấu tranh chống lại giặc Nguyên Mông nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền,
thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam. Đến triều đại nhà Lê, Nho
giáo vẫn giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội với sự xuất hiện
của các nhà Nho yêu nước tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bình Khiêm ,
đã góp phần quan trong vào cuộc đấu tranh chống quân Minh xâm lược dân
tộc Việt Nam. Do đó, thắng lợi của cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước
dưới triều đại Trần – Lê có sự đóng góp rất lớn của hệ tư tưởng Nho giáo Việt
Nam.
17
Như vậy, trong xã hội phong kiến Việt Nam các tôn giáo khi vào Việt
Nam đã gắn kết với vận mệnh của dân tộc, với công cuộc dựng nước và giữ
nước, giữa việc đời với việc đạo. Vì vậy, đây chính là cơ sở để lý giải cho
việc tại sao ở Việt Nam không xảy ra chiến tranh hoặc sung đột giữa các tôn
giáo mà là sự kết hợp hài hoà của tam giáo đồng nguyên Nho – Phật – Lão
thành một khối thống nhất hoà chung cùng dòng chảy chủ lưu của dân tộc
Việt Nam đó là truyền thống yêu nước, đoàn kết toàn dân tộc.
Đối với đạo Công giáo có lịch sử vào Việt Nam muộn, có sự khác biệt
cơ bản về văn hóa, đức tin, lối sống so với truyền thống của dân tộc. Vì vậy,
khi vào Việt Nam đã dẫn tới những bất đồng về hệ tư tưởng, nhận thức và lối
sống do đó nhà Nguyễn đã nhiều lần xuống chiếu cấm đạo Công giáo hoạt
động trên lãnh thổ Việt Nam. Chính vì vậy, tạo ra mâu thuẫn bất đồng giữa
đạo Công giáo với dân tộc Việt Nam, giữa những người theo đạo Công giáo
với những người không theo đạo Công giáo là một trong những nguyên nhân
gây chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo dẫn đến tình cảnh “nước
mất, nhà tan”. Thực dân Pháp và sau này là đế quốc Mỹ đã lợi dụng những
điểm yếu trên của dân tộc Việt Nam, khoét sâu vào những bất đồng trong
nhân dân bằng việc đưa ra nhiều các chính sách như: “ngu dân”, "nô dịch”,
“chia để trị” nhằm chia rẽ giữa đồng bào theo và đồng bào không theo tôn
giáo, chia rẽ giữa các tôn giáo, giai cấp, dân tộc nhằm thống trị lâu dài ở Việt
Nam. Vì vậy, yêu cầu khách quan và cũng là nguyện vọng chung của người
dân Việt Nam là đoàn kết tôn giáo, thống nhất dân tộc nhằm xây dựng lại nền
độc lập dân tộc. Do đó, đã xuất hiện nhiều bậc tiền bối với tấm lòng yêu nước,
thương dân mong muốn củng cố, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết
tôn giáo nhằm thống nhất Tổ quốc, xây dựng lại nền độc lập dân tộc tiêu biểu
như: Phan Bội Châu đã đặt vấn đề tôn giáo trong vấn đề dân tộc, tuy nhiên do
có sự hạn chế về mặt lịch sử và những quan điểm chính trị chưa đúng đường
lối. Cho nên, tư tưởng đoàn kết tôn giáo của Phan Bội Châu còn có những
18
điểm bất cập ở chỗ: không nhận thức đúng về người Công giáo yêu nước chân
chính với kẻ đội lốt Thiên Chúa cam tâm bán nước, cầu vinh.
Hồ Chí Minh lớn lên chứng kiến cảnh "nước mất, nhà tan", thực dân
Pháp đến xâm lược tàn phá gia đình, quê hương, dân tộc; ngoài ra còn dùng
nhiều chính sách và thủ đoạn chính trị phản động ở Việt Nam; trong đó đặc
biệt là chính sách "chia để trị" nhằm chia rẽ tôn giáo, giai cấp, dân tộc để
thống trị lâu dài ở Việt Nam. Từ hoàn cảnh thực tiễn nêu trên, kết hợp với óc
quan sát và năng lực nhận thức đã giúp cho Hồ Chí Minh nhanh chóng nhận
thức rõ âm mưu và thủ đoạn chính trị của thực dân Pháp xâm lược. Do đó,
Người đã chủ động nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc và đoàn kết
tôn giáo không phân biệt giàu nghèo, dòng giống, tôn giáo, giai cấp, dân tộc
tất cả đều phải phấn đấu cho nền độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc của nhân
dân. Cho nên, Người nói: “Toàn thể đồng bào ta, không chia lương giáo, đoàn
kết chặt chẽ, quyết lòng kháng chiến, để giữ gìn non sông Tổ quốc, mà cũng
để giữ gìn quyền tôn giáo tự do”[39,tr.490].
Trong khi tình hình thực tiễn ở Việt Nam có nhiều diễn biến không
thuận lợi thì tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cũng diễn ra
hết sức phức tạp và có nhiều mâu thuẫn. Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh
đã chuyển sang chủ nghĩa đế quốc tăng cường đi xâm lược các nước thuộc địa
nhằm tìm kiếm nguồn nhân công rẻ mạt, tài nguyên thiên nhiên và thị trường
tiêu thụ sản phẩm Việt Nam trở thành một trong những miếng mồi béo bở
của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc. Chính tình hình thực tiễn trên, đã
làm xuất hiện nhiều mâu thuẫn lớn đó là: mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế với các
dân tộc thuộc địa và phụ thuộc; mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau;
mâu thuẫn giữa các nước đi theo con đường chủ nghĩa tư bản với các nước đi
theo con đường chủ nghĩa xã hội; mâu thuẫn giữa thế giới quan duy vật và
duy tâm, giữa tôn giáo và khoa học, giữa vô thần và hữu thần tất cả các mâu
19
thuẫn trên đã làm xuất hiện nhiều phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp, giải phóng con người diễn ra rộng khắp ở nhiều nước Á,
Phi, Mỹ latinh. Chủ tịch Hồ Chí Minh lớn lên trước hoàn cảnh nước nhà bị
chia cắt, bị biến thành nô lệ, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Người đã
quyết tâm đi ra nước ngoài tìm con đường cứu nước giải phóng cho dân tộc
Việt Nam. Sau nhiều năm, Người đã tìm ra con đường cứu nước giải phóng
cho dân tộc Việt Nam đó là làm cách mạng vô sản, nhưng muốn làm cách
mạng theo Người cần phải tổ chức, xây dựng và lôi kéo được đông đảo lực
lượng yêu nước trong nhân dân tham gia làm cách mạng; tức phải xây dựng
thành công khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam. Vì vậy,
Hồ Chí Minh xác định công tác xây dựng đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo
là nhiệm vụ quan trọng và là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu quyết định đến
thắng lợi của các phong trào cách mạng Việt Nam.
Tóm lại: Hồ Chí Minh đã nhận diện, đánh giá đúng đắn về tình hình
chính trị trong nước và trên thế giới; đặc biệt là những vấn đề liên quan đến
tôn giáo - một hình thái ý thức xã hội nhưng có sự ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống tinh thần, đạo đức, văn hoá và thực hành xã hội trong nhân dân. Vì vậy,
Người đã có thái độ rất tôn trọng, chân thành, cởi mở đối với các tôn giáo và
đồng bào tín đồ các tôn giáo trên tinh thần "đoàn kết tôn giáo, hoà hợp dân
tộc" nhằm thực hiện xây dựng thành công chiến lược đại đoàn kết toàn dân
tộc trên tinh thần không phân biệt giàu - nghèo, dòng giống, tôn giáo, giai
cấp, dân tộc đó chính là cách nhìn nhận rất khách quan, toàn diện, sâu sắc
vượt qua những hạn chế về mặt lịch sử của chủ tịch Hồ Chí Minh.
1.2. Quan điểm về đoàn kết tôn giáo trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
Xuất phát từ nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc,
thống nhất Tổ quốc. Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng khối đoàn kết dân tộc,
đoàn kết tôn giáo trên tinh thần chân thành, tích cực, cởi mở, đoàn kết hữu ái,
20
lâu dài; đặc biệt không phân biệt đối xử đối với các đồng bào có đạo, chức
sắc, nhà tu hành cũng như các tôn giáo đang tồn tại và hoạt động trong phạm
vi lãnh thổ quốc gia dân tộc Việt Nam. Vì vậy, nội dung đoàn kết tôn giáo
trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa mang tính dân tộc, vừa mang bản chất nhân
văn và tinh thần nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc ở chỗ hướng vào việc giải quyết
những tồn tại, bất công trong xã hội Việt Nam như: sự áp bức dân tộc, áp bức
giai cấp, áp bức con người. Cho nên, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn
giáo có những nội dung cơ bản sau:
1.2.1. Đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo
Đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo khác nhau về
hệ tư tưởng, thế giới quan, đức tin, nhu cầu tín ngưỡng, thực hành đạo đức xã
hội duy có một cái chung: Dưới ách thống trị của thực dân Pháp và sau này
là đế quốc Mỹ xâm lược thì đều bị nô dịch, chà đạp, bóc lột thậm tệ và chịu
ảnh hưởng các chính sách phản động của chủ nghĩa thực dân Pháp và sau này
là đế quốc Mỹ đó là: “ngu dân, nô dịch”,“chia để trị” nhằm chia rẽ đồng bào
theo tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không theo tín ngưỡng, tôn giáo điều
này đã gây ra những tổn thất rất nghiêm trọng đến sự nghiệp cách mạng Việt
Nam. Trước tình hình thực tiễn trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ý thức rất sâu
sắc về công tác xây dựng khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết đồng bào theo và
không theo tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Người coi đồng bào tôn giáo là
một bộ phận trong chiến lược đại đoàn kết của toàn dân tộc Việt Nam, quyết
định đến thắng lợi hay thất bại của đường lối cách mạng Việt Nam. Cho nên,
đối với Hồ Chí Minh việc xây dựng tốt khối đoàn kết tôn giáo vừa có cơ sở,
vừa có điều kiện thực tế nhằm hiện thực hoá việc xây dựng thành công khối
đoàn kết toàn dân tộc. Vì vậy theo Người, dù theo tôn giáo này hay theo tôn
giáo khác hoặc không theo tôn giáo chẳng qua chỉ là sản phẩm có tính lịch sử,
là sự thay đổi về đức tin và tâm linh tôn giáo, nhưng cũng đều có cội nguồn
21
sâu xa từ dòng giống “Con Lạc”, “cháu Hồng”. Cho nên, mỗi người dân Việt
Nam dù theo theo hoặc không theo tôn giáo, tất cả đều phải có trách nhiệm
với cộng đồng, với vận mệnh của Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết hợp, vận dụng rất linh hoạt giữa những
yếu tố truyền thống, lịch sử của dân tộc với bối cảnh hiện thực tôn giáo ở Việt
Nam. Người đã khái quát thành hai chữ rất gần gũi, thân thương “đồng bào”;
ở đây “đồng” với nghĩa là cùng, “bào” với nghĩa là bọc; tức đều trong bọc
trứng của Mẹ Âu Cơ mà sinh ra. Vì vậy, hễ là người Việt Nam hay có dòng
giống người Việt Nam thì bất kỳ ai cũng luôn nhớ về cội nguồn của dân tộc,
nhớ về ngày giỗ tổ 10/3 âm lịch hàng năm đã được lưu truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng
ba”. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đến thăm di tích lịch sử đền Hùng,
Người đã khơi dậy truyền thống lịch sử và lòng tự hào của dân tộc của người
Việt Nam qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước thông qua câu nói:
“Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Câu nói trên có ý nghĩa giá trị rất lớn, mang tính giáo dục nhân văn rất
cao cho những thế hệ đi sau cần phải có trách nhiệm đối với thế hệ đi trước
trong việc tiếp tục thực thi nghĩa vụ đối với dân tộc, đối với vận mệnh của đất
nước. Qua câu nói, Người như muốn nhắc nhở toàn thể chiến sĩ, đồng bào cả
nước về những giá trị truyền thống lịch sử và lòng tự hào của dân tộc Việt
Nam cần phải được bảo vệ và phát huy mạnh mẽ; đồng thời ngăn chặn không
cho bất kỳ kẻ thù nào xâm hại đến những giá trị to lớn đó. Đây không chỉ là
biểu tượng có sức mạnh quy tụ mọi tâm hồn Việt Nam dù theo hoặc không
theo tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là lương tâm, tình cảm và trách nhiệm của
từng cá nhân người Việt Nam đối với vận mệnh của Tổ quốc. Bên cạnh đó,
trong suốt quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Người xác định
và đặt nhiệm vụ đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo lên hàng đầu và luôn
22
giành nhiều thời gian và mối quan tâm đặc biệt cho công tác xây dựng cho
khối đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc. Thực tế cho thấy, ngay trong phiên
họp đầu tiên của Chính phủ cách mạng Việt Nam lâm thời năm 1946 khi đề
cập đến những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hoà. Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ lập trường của Người và Chính phủ về
vấn đề tôn giáo: “Thực dân phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào
giáo và đồng bào lương để dễ bề cai trị. Tôi đề nghị Chính phủ tuyên bố: TÍN
NGƯỠNG TỰ DO và lương – giáo đoàn kết”[39,tr.9]. Có thể khẳng định,
quan điểm trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhất quán “trước sau như một”,
theo Người khi quyền tự do tôn giáo được đảm bảo thì mọi tín đồ tôn giáo
mới tin và đi theo cách mạng Việt Nam; đồng thời khối đại đoàn kết toàn dân
và đoàn kết tôn giáo sẽ phát huy được sức mạnh. Cho nên, ngày 19
tháng 12
năm 1946, xuất phát từ nhiệm vụ cấp bách của cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ đứng trước nguy cơ một lần nữa cả dân tộc Việt Nam bị rơi vào tay thực
dân Pháp quay trở lại xâm lược. Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến, lay động hàng triệu người dân Việt Nam yêu nước, trong đó có
đồng bào tín đồ các tôn giáo tham gia bảo vệ Tổ quốc và thành quả cách
mạng. Người nói:
“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta
càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng dã tâm cướp nước ta
một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn
giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực