ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THỊ MẬN
TƯ TƯỞNG NGUYỄN AN NINH
VỀ VĂN HOÁ, CHÍNH TRỊ, TÔN GIÁO
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 80
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Hòa Hới
Hà Nội – 2011
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
A. MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. 8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 8
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 9
6. Ý nghĩa, đóng góp của luận văn. 9
7. Kết cấu của luận văn. 9
B. NỘI DUNG 10
CHƯƠNG 1: ĐIỀUKIỆN KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN CHO SỰ
HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG NGUYỄN AN NINH
(1900-1943) 10
1.1. Sự biến đổi chính trị - kinh tế-xã hội trong và ngoài Việt Nam đầu
thế kỷ XX 10
1.1.1. Tình hình thế giới tác động vào Việt Nam đầu thế kỉ XX 10
1.1.2. Những biến đổi của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX 13
1.2. Nhân tố tư tưởng cho sự hình thành tư tưởng Nguyễn An Ninh 19
1.2.1. Tư tưởng truyền thống, tư tưởng dân chủ tư sản và tư tưởng vô sản 19
1.2.2. Các xu hướng phân hoá tư tưởng ở những người trí thức Tây học
(trong những năm 20 của thế kỷ XX) 25
1.3. Nguyễn An Ninh: Sự nghiệp - tác phẩm 30
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CHỦ YẾU CỦA
NGUYỄN AN NINH 40
2.1. Tư tưởng Nguyễn An Ninh về văn hóa 40
2.2. Tư tưởng của Nguyễn An Ninh về chính trị 57
2.3. Tư tưởng Nguyễn An Ninh về tôn giáo 73
2.4. Giá trị và hạn chế trong tư tưởng Nguyễn An Ninh 92
C. KẾT LUẬN 96
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
1
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam khi các phong trào đấu
tranh theo tư tưởng Cần Vương phong kiến thất bại, thì trên lĩnh vực tư tưởng đã
xuất hiện nhiều trào lưu hướng theo tư tưởng dân chủ tư sản để định hướng cho
các phong trào yêu nước tiếp tục tìm cách đưa dân tộc tiến bộ để tiến tới giành
lại độc lập dân tộc. Trong bước chuyển đó, nhiều nhà yêu nước Việt Nam đã tiếp
biến luồng gió dân chủ từ phương Tây thổi qua các nước Đông Á như Nhật Bản,
Trung Quốc vào giữa lúc cuộc đấu tranh do các văn thân lãnh đạo đang bế tắc và
họ đã tiếp tục dấn thân theo định hướng đó.
Ngọn gió hướng theo dân chủ ấy đã khơi dậy một phong trào Duy tân
sôi nổi suốt phần tư đầu của thế kỷ XX. Ở những mức độ và sắc thái khác
nhau đã xuất hiện những gương mặt tiêu biểu cho bước chuyển từ lập trường
yêu nước phong kiến sang tính chất dân chủ tư sản như Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh, Trần Quý Cáp…Tiếp đó đã xuất hiện một thế hệ trí thức trẻ tiếp
cận với những lý tưởng dân chủ ngay tại Châu Âu, trên đất nước Pháp - xứ sở
đã sản sinh ra nó, là những trí thức Tây học yêu nước như Phan Văn Trường,
Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền. Cùng với thế hệ các nhà Nho duy tân,
tiếp nối thế hệ trước họ góp phần rất lớn trong việc truyền bá giá trị tư tưởng
dân chủ tư sản phương Tây và dần hướng theo tư tưởng cách mạng vô sản.
Nhưng những nghiên cứu về họ lại chưa được quan tâm nghiên cứu một cách
có hệ thống để đánh giá khách quan về vai trò, đóng góp của họ đối với lịch
sử tư tưởng Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX. Vì vậy, rất cần đi
sâu nghiên cứu những đóng góp cho lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn cận
đại của các trí thức Tây học yêu nước này.
Một trong những đại diện tiêu biểu cho lớp người trí thức Tây học là
Nguyễn An Ninh. Theo đánh giá của nhiều học giả và cách mạng lão thành như
Trần Văn Giàu, ông là một trí thức yêu nước tiêu biểu nửa đầu thế kỷ XX. Tư
2
tưởng của ông được thể hiện trên nhiều lĩnh vực phong phú như tư tưởng chính
trị, văn hoá, tôn giáo…đã góp phần thức tỉnh tư duy, ý chí đấu tranh của đông
đảo các tầng lớp nhân dân để chống lại chính sách mị dân của thực dân Pháp.
Tuy nhiên, trước đây do khói lửa chiến tranh chia cắt đất nước và những
biến động của lịch sử tiếp theo làm chúng ta chưa có điều kiện sâu sát khai thác
nhiều giá trị tinh thần tư tưởng của Nguyễn An Ninh. Một phần vì phần lớn tác
phẩm của ông được viết bằng tiếng Pháp xứ thuộc địa Nam Kỳ bị kiểm duyệt khi
ấy nên bị cắt xén hủy hoại nhiều. Phần nữa do nguồn tư liệu ở các kho lưu trữ
hải ngoại chưa có thể khai thác đầy đủ nên việc nghiên cứu và đánh giá tư tưởng
của Nguyễn An Ninh để thấy được cống hiến của ông chưa được thực sự đầy đủ
chính xác mà mới chỉ dừng lại ở một số nhận định chung chung, chưa đi sâu vào
các lĩnh vực tư tưởng triết học văn hóa, triết học tôn giáo ông có nhiều đóng góp.
Những vấn đề này đối với nước ta trong công cuộc đổi mới toàn diện đang đặt ra
nhiều vấn đề cấp thiết. Nên trong tổng kết thực tiễn cần kết hợp nghiên cứu di
sản trước đây nhằm bổ sung, phát triển lý luận phục vụ sự nghiệp phát triển đất
nước, cần rút ra các bài học trong truyền thống huy động sức mạnh tổng hợp của
truyền thống và hiện đại. Cho nên, chúng ta cần tiếp tục, nghiên cứu sâu hơn
những nội dung, đặc điểm tư tưởng của các nhân vật trí thức Tây học giai đoạn
này nói chung và Nguyễn An Ninh nói riêng.
Chính vì vậy, chúng tôi chọn hướng nghiên cứu là “Tìm hiểu tư tưởng
Nguyễn An Ninh” song do điều kiện hạn chế của mình, hiện nay ở luận văn này
chúng tôi tập trung vào nội dung là “Tƣ tƣởng của Nguyễn An Ninh về văn
hoá, chính trị, tôn giáo” để từ đó góp phần làm sáng tỏ và hệ thống lại tư tưởng
cuả ông. Qua đó góp phần đánh giá đúng vai trò, đóng góp của Nguyễn An Ninh
trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam cận đại, cũng như xác lập cơ sở cho
việc chúng ta kế thừa, phát huy những tư tưởng tiến bộ đó vận dụng trong công
tác nghiên cứu, giảng dạy cũng như trong việc gợi ý xây dựng đường lối chính
sách để phát triển và bảo vệ đất nước hiện nay.
3
2. Tình hình nghiên cứu
Từ trước đến nay, đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu về cuộc
đời và tư tưởng của Nguyễn An Ninh. Năm 1943 khi ông qua đời cho đến năm
1961 ở miền Nam hầu như chưa có một chuyên đề, chuyên luận nào viết về ông
chỉ có một số bài bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của
nhân dân Nam bộ đối với Nguyễn An Ninh được đăng trên báo Thần Chung,
Tiếng Dội Miền Nam như: “Những ngày cuối cùng của nhà cách mạng Nguyễn
An Ninh tại Côn Đảo” (Tiếng Dội Miền Nam, từ ngày 15 đến 30/8/1961) của
Nguyễn Ngọc Danh nói về cuộc đời hoạt động cách mạng kiên cường của
Nguyễn An Ninh cho đến trút hơi thở cuối cùng; “Nguyễn An Ninh vị lãnh tụ
của nhân dân miền Nam anh hùng” (Báo Dân Quyền, số đặc biệt ngày 15,
16/8/1964) ca ngợi tài năng, đức độ của Nguyễn An Ninh với lịch sử dân tộc,
đặc biệt là bày tỏ tình cảm sâu đậm của nhân dân miền Nam đối với ông.
Năm 1961, có cuốn sách “Hội kín Nguyễn An Ninh” của tác giả Việt Tha
– Lê Văn Thử. Sách nói về cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn An Ninh,
nói về ưu, khuyết điểm của ông trong phong trào Hội kín. Tác giả cũng bày tỏ
lòng tôn kính và sự đóng góp to lớn của Nguyễn An Ninh đối với phong trào
cách mạng và lịch sử tư tưởng dân tộc. Ông nhận định rằng, chính Hội kín
Nguyễn An Ninh “là một con đường khai phá đầu tiên cho Đảng Cộng sản Đông
Dương được vào tổ chức dễ dàng ở Nam Kỳ”. Tuy nhiên có một số ý kiến trong
sách này chưa chuẩn xác như trong đó đã cho rằng, Nguyễn An Ninh thối chí
viết thư gửi Thống đốc Le Fol để xin thả ông ra khi ông bị giam ở Khám Lớn lần
đầu tiên vào năm 1926.
Năm 1971, có cuốn sách “Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh - thân thế và
sự nghiệp” của Bà Phương Lan - Bùi Thế Mỹ. Cuốn sách đã được đăng trên nhật
báo Cấp tiến, từ ngày 7/6 đến ngày 7/10/1970, chủ yếu nói chi tiết về tiểu sử
cuộc đời hoạt động của Nguyễn An Ninh. Bà đánh giá cao lòng yêu nước, vai trò
lãnh tụ khơi dậy ý chí đấu tranh chuẩn bị cho cách mạng trong quần chúng Nam
4
kỳ của Nguyễn An Ninh. Tuy nhiên, cuốn sách vẫn mang những yếu tố định
kiến, thông tin sai lệch về những ngày cuối đời của ông tại Côn Đảo như cho
rằng ông nhụt chí, tin theo Thiên Chúa giáo và bị Cộng sản ép buộc…
Rải rác trong thời gian 1954-1972, báo chí Sài Gòn đã có nhiều bài viết
nhỏ về cuộc đời hoạt động cách mạng của ông. Họ ca ngợi tài năng, đạo đức,
đóng góp của ông đối với lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, các bài báo thường sơ lược
tiểu sử hoặc tập trung ca ngợi tinh thần yêu nước của ông là chính. Tuy vậy còn
có những nhận định sai lệch như cho rằng ông chơi thân với Đệ tam - Đệ tứ
nhưng không bị Cộng sản hoá…
Riêng ở miền Bắc (giai đoạn trước giải phóng miền Nam), những tư liệu
về Nguyễn An Ninh hầu như rất hạn chế, chưa có một công trình nào nghiên cứu
về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn An Ninh. Vì thế, ngay trong các Văn kiện
Đảng hay các tư liệu của các trường Đại học ở miền Bắc giai đoạn này cũng có
những nhận định, không được đầy đủ và chính xác về ông thậm chí cho rằng,
ông là tiểu tư sản cách mạng nửa vời, có xu hướng thân Trôtxkit.
Sau khi đất nước được giải phóng, có điều kiện tiếp cận nhiều chiều các
nhà nghiên cứu lịch sử dần dần công bố các công trình giúp đông đảo người đọc
ngày càng có cái nhìn chính xác và đầy đủ hơn về nhân vật lịch sử này. Nổi bật
có công trình “Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng
tháng Tám” của Trần Văn Giàu (1975), NXB KHXH. Tuy nhiên trong công
trình nghiên cứu này ông cũng chỉ mới nêu ra một số đóng góp tư tưởng yêu
nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản của Nguyễn An Ninh trong tiến trình tư
tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Đến năm 1986, khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới toàn diện, các
nguồn tư liệu ở hải ngoại được khai thác thì đánh giá về Nguyễn An Ninh đã
được xem xét lại với nhiều nhận định khác nhau qua lăng kính khoa học lịch
sử. Tiêu biểu nhất là cuộc hội thảo về Nguyễn An Ninh vào năm 1987, tại Bảo
tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh do Ban Tuyên huấn Thành uỷ chủ
5
trì. Trong Kỷ yếu của Hội thảo, ông Dương Đình Thảo - Trưởng ban Tuyên
huấn Thành uỷ cho rằng, Nguyễn An Ninh là thần tượng của đồng bào Nam
kỳ, dân chúng biết rõ về ông, không cần “tô đỏ” nhưng cấm “bôi đen” hình
tượng về ông. Có thể nói đây là quan điểm khoa học lịch sử đổi mới được
đồng thuận lớn nhiều ý kiến tán thành như Hà Huy Giáp, Nguyễn Văn Linh,
Trần Văn Giàu. Mặc dù có nhiều nhận định về quan điểm lý luận của Nguyễn
An Ninh và các đánh giá còn khác nhau, nhưng tựu chung lại đều công nhận
công lao to lớn và đóng góp quý báu của Nguyễn An Ninh đối với sự nghiệp
cách mạng giải phóng dân tộc.
Cũng từ sau cuộc hội thảo này, hàng loạt bài viết, bài báo, sách, tạp chí bắt
đầu bày tỏ quan điểm, nhìn nhận, đánh giá lại nhân vật Nguyễn An Ninh như:
Cuốn sách “Nguyễn An Ninh”, NXB TPHCM (1988) là tập hợp những bài
viết của những người một thời hoạt động cách mạng cùng ông như Phan Văn
Voi, Trương Thị Be, Mai Huỳnh Hoa, Nguyến Thị Lựu… Và những bài tham
luận, bài phát biểu của Hà Huy Giáp, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trân đều
cung cấp những tư liệu xác đáng khoa học và chuẩn xác về tư tưởng, lập trường
yêu nước cách mạng của Nguyễn An Ninh.
Sách “Sự tiến hoá liên tục của Nguyễn An Ninh, một lãnh tụ cách mạng
hùng biện” của Hà Huy Giáp (1989), NXB TP Hồ Chí Minh, đã có thêm tư liệu
về tư tưởng Nguyễn An Ninh.
Ngày 19/9/1990, ông Trần Bạch Đằng có bài trên báo Nhân Dân nói về
Nguyễn An Ninh. Ông cho rằng, Nguyễn An Ninh chưa có một chỗ đứng đúng
tầm của cụ trong giai đoạn lịch sử Việt Nam cận đại, cần phải đánh giá lại về
đóng góp của ông.
Năm 1990, hội thảo lần thứ 2 về Nguyễn An Ninh, được tổ chức ở Bảo
tàng Cách mạng Việt Nam tại Hà Nội, do Viện Sử học phối hợp với Bảo tang
tổ chức. Hội thảo tiếp tục làm rõ về ông và đặt ra những vấn đề cần nghiên
cứu tiếp như:
6
- Có phải Nguyễn An Ninh là một trong những người đưa chủ nghĩa Mác-
Lênin vào Việt Nam?
- Tại sao Nguyễn An Ninh xây dựng lực lượng Thanh niên Cao vọng hùng
hậu nhưng lại trao tổ chức này cho Đảng Cộng sản?
- Sự thật về những năm cuối đời của Nguyễn An Ninh tại Côn Đảo? Ông
có suy sụp tinh thần hay không?
Ngoài ra còn một số bài viết trên một số báo, trên các tạp chí như:
- “Nguyễn An Ninh một luật sư, một nhà báo yêu nước” của Nguyễn Quốc
Hồng, báo Pháp luật số 33 ngày 14-20/8/1990.
- “Tôi tuy ở ngoài Đảng nhưng trái tim tôi thuộc về Đảng” của Đỗ Quang
Hưng, báo Đại đoàn kết số 48, năm 1990.
- “Nguyễn An Ninh trong tiến trình tư tưởng Việt Nam” của Lê Sỹ Thắng,
tạp chí triết học, số 1 năm 1991.
Để mọi người hiểu rõ hơn về Nguyễn An Ninh, Nguyễn An Tịnh - con trai
thứ tư của ông đã sưu tầm tư liệu cuộc đời sự nghiệp của ông in thành tác phẩm:
“Nguyễn An Ninh” NXB Trẻ, 1996. Đây là công trình nghiên cứu tiêu biểu, sưu
tầm trong hơn 20 năm, thu thập tương đối đầy đủ những tư liệu về Nguyễn An
Ninh, bao gồm 2 bài diễn thuyết tại Sài Gòn, 145 bài báo đăng trên các báo như
La Cloche Fêlée, Le Paria, Trung Lập, La Lutte , 7 tác phẩm dịch và viết.
Trong cuốn sách còn có một số bài viết của các nhà nghiên cứu là những bậc tiền
bối hoạt động cùng Nguyễn An Ninh như Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Hà
Huy Giáp, Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng…
Đến năm 2003, Hội thảo khoa học lần thứ 3 mang tên “Nguyễn An Ninh –
nhà trí thức cách mạng” được tổ chức tại nhà tưởng niệm Nguyễn An Ninh -
quận 12, TP Hồ Chí Minh. Hội thảo đã tập trung các bài viết, bài tham luận
thành cuốn sách “Nguyễn An Ninh nhà trí thức yêu nước” do Tạp chí Xưa và
Nay và NXB TP Hồ Chí Minh phát hành.
Ngoài ra có thêm các bài báo nghiên cứu trên một số tạp chí như:
7
“Tư tưởng và hoạt động của nhà yêu nước Nguyễn An Ninh” của Tô Bửu
Giám, tạp chí KHXH, số 5, năm 2003.
“Nguyễn An Ninh và tôn giáo” của Đỗ Quang Hưng, tạp chí Nghiên cứu
tôn giáo, số 11, năm 2003.
“Tìm hiểu sự tiếp nhận tư tưởng Mácxít về tôn giáo của Nguyễn An Ninh
qua tác phẩm “Phê bình Phật giáo” của Đỗ Thị Hoà Hới, tạp chí Nghiên cứu tôn
giáo, số 1, năm 2004.
Sách “Cùng anh đi suốt cuộc đời” là hồi ký của bà Trương Thị Sáu
(2004), NXB Trẻ.
Sách “Nguyễn An Ninh- Tôi chỉ làm cơn gió thổi” của Nguyễn Thị Minh
(2005), NXB Trẻ.
Đặc biệt để góp phần làm sáng tỏ hơn, chính xác hơn nữa về Nguyễn
An Ninh, tháng 6/2009 Trung tâm Nghiên cứu Quốc học cùng NXB Văn học
đã cho ra mắt cuốn “Nguyễn An Ninh - Tác phẩm” và cuốn “Nguyễn An Ninh
qua hồi ức của những người thân”. Trong đó, cuốn sách “Nguyễn An Ninh –
Tác phẩm” do ông Nguyễn Sơn và bà Nguyễn Thị Minh (con rể và con gái
của Nguyễn An Ninh) sưu tập, xử lý toàn bộ tài liệu gốc của gia đình. Cùng
với sự giúp đỡ nhiệt tình của các nhà khoa học đã trực tiếp dịch các tác phẩm
của Nguyễn An Ninh viết bằng tiếng Pháp sang tiếng Việt. Đọc tập sách gồm
1.366 trang này, chúng ta sẽ thấy rõ hơn cuộc đời và đóng góp của nhà yêu
nước Nguyễn An Ninh - một người con ưu tú của đất nước, một trí thức ngành
luật trẻ tuổi của Việt Nam trong cao trào đấu tranh cho độc lập, dân chủ, dân
sinh vào thời kỳ nước ta còn là thuộc địa của thực dân phương Tây. Trong Lời
nói đầu của sách này, Mai Quốc Liên, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc
học đã có đoạn viết: “Chúng tôi xin đề nghị tất cả những ai, tất cả những cơ
quan có dính đến lịch sử, văn hóa, giáo dục, hành chính hãy cố gắng đọc
ông - dù chỉ một phần thôi cũng được - rồi cùng nhau suy nghĩ nên làm gì để
phát huy cái di sản tinh thần vĩ đại của ông” [ 48;11].
8
Tuy nhiên, Lại Nguyên Ân gần đây có một số khảo cứu chính xác lại một
số bài của Nguyễn An Ninh trong thời gian đăng trên báo Trung Lập đăng trên
Tạp chí Xưa và Nay số 375-376 ra tháng 3 năm 2011.
Năm 1999 có luận văn thạc sĩ triết học của Phạm Thị Đoạt (Viện Triết học)
cũng đã đi vào nghiên cứu đóng góp về tư tưởng của ông song mới tập trung vào
hai phương diện đó là “Tư tưởng Nguyễn An Ninh về Nho giáo và tôn giáo”.
Bên cạnh đó, có nhiều bài viết, hồi ký…nói về những đóng góp, công lao,
ca ngợi Nguyễn An Ninh còn lưu giữ lại tại nhà tưởng niệm Nguyễn An Ninh-
quận 12, hay nhà thờ Nguyễn An Ninh-133 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận,
TP Hồ Chí Minh như hồi ký “Thương về Nguyễn An Ninh” của Huỳnh Văn Một;
“Tôi biết gì về cuộc đời Nguyễn An Ninh” của Nguyễn Văn Trân do Đài Tiếng
nói Long An thu thanh tháng 11/1975.
Có thể thấy, từ góc độ lịch sử cuộc đời, hoạt động, tư tưởng của Nguyễn
An Ninh đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Song mỗi tác giả lại tập
trung vào một số khía cạnh riêng, hoặc họ mới chú ý nghiên cứu về một phương
diện trong cuộc đời cũng như tư tưởng của ông. Kế thừa và tiếp thu kết quả của
những người đi trước trong điều kiện tư liệu đầy đủ hơn góc nhìn sâu hơn, trong
khuôn khổ của luận văn thạc sĩ triết học, chúng tôi cố gắng tiếp cận từ góc độ
triết học tôn giáo, triết học văn hóa, triết học giá trị làm rõ thêm một số đóng góp
nội dung tư tưởng về văn hoá, chính trị, tôn giáo của Nguyễn An Ninh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
* Đối tượng nghiên cứu: Một số nội dung tư tưởng cơ bản của Nguyễn An
Ninh về văn hoá, chính trị, tôn giáo.
* Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống hóa tư tưởng chủ yếu của Nguyễn An
Ninh về văn hoá, chính trị, tôn giáo trong di thảo của ông nhằm đáp ứng yêu cầu
thực tiễn cách mạng Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
* Mục đích của luận văn:
Hệ thống hóa các tiền đề cho sự hình thành, phát triển tư tưởng Nguyễn
An Ninh và các nội dung về lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, chính trị, tôn giáo của
9
ông. Từ đó chỉ ra vai trò, ý nghĩa, đóng góp của ông đối với lịch sử tư tưởng
Việt Nam đầu thế kỷ XX.
* Nhiệm vụ của luận văn:
- Phân tích những tiền đề chính trị, kinh tế - xã hội - tư tưởng của nước ta
và của tình hình thế giới đầu thế kỷ XX, cho sự hình thành và phát triển tư
tưởng Nguyễn An Ninh nói chung và tư tưởng văn hoá, chính trị, tôn giáo của
ông nói riêng.
- Hệ thống hóa, làm rõ hơn nội dung tư tưởng về lĩnh vực văn hoá, chính
trị, tôn giáo của ông, từ đó chỉ ra vai trò, đóp góp của Nguyễn An Ninh trong
tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu.
* Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về việc kế thừa và phát
huy các giá trị truyền thống của dân tộc.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn cơ bản sử dụng phương pháp của lịch sử triết học vận dụng vào
để nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học dân tộc đồng thời sử dụng các phương
pháp nghiên cứu như phân tích- tổng hợp, lôgic-lịch sử, hệ thống- cấu trúc, đối
chiếu, so sánh, phương pháp liên nghành triết học tôn giáo, triết học văn hóa…
6. Ý nghĩa, đóng góp của luận văn.
- Qua việc đi sâu nghiên cứu tư tưởng Nguyễn An Ninh luận văn góp
phần hệ thống hóa làm sáng tỏ thêm nội dung tư tưởng triết học Việt Nam cận
hiện đại và chỉ ra giá trị tư tưởng của ông đối với lịch sử tư tưởng triết học
Việt Nam.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên
cứu, học tập lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn cận hiện đại.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của
luận văn gồm có hai chương, bảy tiết.
10
B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: ĐIỀUKIỆN KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN CHO
SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG NGUYỄN AN NINH
(1900-1943)
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng của Nguyễn An Ninh gắn liền
với sự biến đổi của điều kiện chính trị, kinh tế-xã hội trong xã hội Việt Nam đầu
thế kỷ XX, cùng với những tác động của nhân tố thời đại, hoàn cảnh xuất thân,
quê hương. Những điều kiện khách quan và chủ quan đó tác động rất lớn tới sự
hình thành và phát triển tư tưởng của ông.
1.1. Sự biến đổi chính trị - kinh tế-xã hội trong và ngoài Việt Nam đầu
thế kỷ XX
1.1.1. Tình hình thế giới tác động vào Việt Nam đầu thế kỉ XX
Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã diễn ra những thay
đổi lớn về đời sống chính trị, kinh tế. Chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển sang
chủ nghĩa đế quốc và trở thành một hệ thống thế giới khi các công ty độc quyền
ra đời, khoa học kỹ thuật phát triển với một lực lượng sản xuất to lớn, nhưng của
cải lại tập trung vào tay một số ít người. Đó chính là mâu thuẫn nội tại trong lòng
xã hội tư bản chủ nghĩa. Để duy trì nguồn lực cho hệ thống, các nước đế quốc
còn đi xâm chiếm tranh giành, xâu xé thuộc địa, vào hùa với nhau để xâm lược
cưỡng bức nô dịch các dân tộc nhỏ yếu trong vòng kìm kẹp thuộc địa của chúng.
Lần lượt cuối thế kỷ các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam đã trở thành
thuộc địa. Do vậy, tại các nước thuộc địa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sang
thế kỷ XX đã không còn là hành động riêng rẽ của mỗi nước chống lại sự xâm
lược và thống trị của riêng mỗi dân tộc, mà trở thành cuộc đấu tranh chung của
các dân tộc thuộc địa, càng ngày càng hòa nhập gắn với cuộc đấu tranh của giai
cấp vô sản quốc tế chống lại giai cấp tư sản ở chính quốc. Trong bối cảnh đó, các
trào lưu tư tưởng tiên tiến phương Tây đặc biệt là chủ nghĩa Mác-Lênin ngày
11
càng có điều kiện xâm nhập và tác động trực tiếp mạnh mẽ đến các nước phương
Đông trong đó có Việt Nam.
Cuối thế kỷ XIX, ở khu vực Châu Á, hòa vào xu hướng của thời đại thì
hầu như tất cả các nước trước khi bị thực dân xâm lược đều còn nằm trong phạm
trù chế độ phong kiến lạc hậu. Lúc này, với phương Đông, văn minh phương
Tây vẫn có sức hấp dẫn, thêm vào đó nước Nhật duy tân từ năm 1868, đã nhanh
chóng phát triển thành quốc gia có nền sản xuất tư bản phát triển trở thành biểu
tượng cho sự văn minh tiến bộ ở phương Đông. Tuy nhiên Nhật Bản đã mau
chóng trở thành nước đế quốc chủ nghĩa bắt đầu tiến hành xâm lược các nước
trong khu vực như Lưu Cầu, Triều Tiên, Trung Quốc. Từ giữa thế kỉ XIX đến
cuối thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây cùng với Nhật, đua nhau xâu xé
Trung Quốc và Trung Quốc đã từ nước phong kiến độc lập trở thành phong kiến
nửa thuộc địa. Do vậy tinh thần cách mạng của nhân dân Trung Quốc lên cao,
khuynh hướng duy tân phát triển mạnh mẽ nhất là trong giới trí thức xuất thân từ
sĩ phu phong kiến cuối thế kỷ XIX hay giai cấp tư sản mới hình thành dưới ảnh
hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây. Họ nhận ra sự lạc hậu của
phong kiến và hướng tới tư tưởng dân chủ tư sản. Đặc biệt cuộc vận động biến
pháp Mậu Tuất 1898 ở Trung Quốc và sau đó là thành công của cách mạng Tân
Hợi năm 1911 tạo điều kiện khách quan cho sự hình thành và phát triển của
phong trào Duy Tân, phong trào Đông du, phong trào Đông Kinh nghĩa thục sôi
nổi ở nước ta đầu thế kỷ XX. Các sĩ phu Việt Nam bước đầu được làm quen với
tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây. Nhưng trước sau các phong trào đó đều bị
dập tắt. Vì vậy, Việt Nam những năm hai mươi của thế kỷ XX tiếp tục ảnh
hưởng chung của khu vực, nhất là ảnh hưởng của tư tưởng các nhà dân chủ tư
sản phương Tây khi Việt Nam phụ thuộc vào Pháp. Ảnh hưởng của tư tưởng dân
chủ tư sản ở Việt Nam qua các trí thức Tây học lúc này không chỉ có ý nghĩa đẩy
nhanh sự chuyển biến dứt khoát từ tư tưởng “quân chủ lập hiến” sang “dân chủ
chủ nghĩa”, mà quan trọng hơn nó còn nâng dần nấc thang nhận thức của những
12
người yêu nước Việt Nam lên trình độ mới hòa vào xu thế tiến bộ chung hướng
tới tư tưởng dân chủ vô sản của thế giới tạo bước chuyển trong tiến trình tư
tưởng Việt Nam, song nó vẫn cần được tiếp tục nâng cao hơn nữa nhờ sự tiếp
nối của thế hệ mới sau đó.
Như trên đã nói, mâu thuẫn thuộc về bản chất của xã hội tư bản đã phát
triển đến cực độ, tất yếu cách mạng vô sản sẽ nổ ra. Sự thắng lợi của cách mạng
vô sản Tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra một thời đại mới - Thời đại cách
mạng vô sản. Từ đây là thời kỳ tư tưởng chính trị thế giới có bước phát triển
nhảy vọt về chất. Tư tưởng vô sản, chủ nghĩa Mác-Lênin đã trở thành hệ tư
tưởng cách mạng tiên tiến nhất của thời đại, còn tư tưởng dân chủ tư sản đang
trở nên bất cập trên thế giới.
Cuối những năm 20 của thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng trong phong trào
công nhân Châu Âu diễn ra ngày càng gay gắt, dẫn đến sự chuyển biến trong
nội bộ các đảng Xã hội dân chủ thuộc Quốc tế II. Tháng 3-1919, Lênin thành
lập quốc tế III - Quốc tế Cộng sản, đưa phong trào công nhân thoát khỏi ảnh
hưởng chủ nghĩa cải lương theo đuôi các chính quyền tư sản của các đảng Xã
hội. Tác phẩm “Sơ thảo lần thứ nhất các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin
và các văn kiện Đại hội II Quốc tế Cộng sản III đánh dấu sự nhận thức mới,
khẳng định về mặt lý luận việc thực hiện mối quan hệ hữu cơ giữa cách mạng
vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Và bước phát
triển về lý luận và thực tiễn đó tác động một cách mạnh mẽ đến phong trào giải
phóng dân tộc ở Châu Á trong đó có Việt Nam. Luận cương còn ảnh hưởng sâu
sắc đến bước chuyển tư tưởng của các nhà yêu nước đang đi tìm con đường giải
phóng cho dân tộc mình trong đó có các nhà yêu nước Việt Nam nhất là
Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn An Ninh và chủ nghĩa Mác- Lênin đã ảnh hưởng
quyết định tới tư tưởng của họ.
Thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga và luận cương của Lênin đem
lại cho các nhà yêu nước cũng như nhân dân Việt Nam ta có một luồng sinh khí
13
mới, một niềm tin mới vào con đường giành độc lập dân tộc. Cách mạng Tháng
Mười làm cho điều kiện lịch sử và tương quan lực lượng trên thế giới thay đổi.
Đặc biệt ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười đã tạo nên một bước chuyển
mới trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-
1918), để đẩy nhanh quá trình khai thác thuộc địa lần thứ II nước ta xuất hiện
tầng lớp trí thức Tây học đông đảo phục vụ cho bộ máy cai trị thực dân. Họ cũng
bị phân hoá thành hai xu hướng: xu hướng dân tộc cải lương hợp tác với Pháp
theo chủ nghĩa “Pháp-Việt đề huề” và xu hướng dân tộc cách mạng chống Pháp
đến cùng. Cùng với thực tiễn phong trào cách mạng trong nước và thế giới, tác
động của cách mạng Tháng Mười Nga và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, một
số trí thức Tây học chân chính và nhiệt huyết đã chuyển từ tư tưởng dân chủ tư
sản cách mạng đến chỗ giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin. Họ là những người góp
phần truyền bá tư tưởng Mác-Lênin từ rất sớm vào quần chúng và đưa phong
trào yêu nước lên một trình độ mới, tiến bộ nhất giải quyết triệt để vấn đề dân
tộc-dân chủ ở Việt Nam.
Những tiền đề trên đã dội vào Việt Nam và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự
hình thành và phát triển tư tưởng Nguyễn An Ninh.
1.1.2. Những biến đổi của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX
* Trước năm 1858, Việt Nam là một quốc gia phong kiến tập quyền chuyên
chế. Chế độ phong kiến Việt Nam có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu lại bị chính
sách “bế quan tỏa cảng”, đối ngoại sai lầm của nhà Nguyễn kìm hãm nên làm cho
đất nước càng lạc hậu, yếu kém, lùi xa xu thế phát triển của thời đại và cuối cùng bị
thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
Khi cơ bản thôn tính xong Việt Nam với Hiệp ước Patơnốt (1884) thực
dân Pháp liền thiết lập hệ thống cai trị duy trì bộ máy phong kiến Việt Nam đã
lỗi thời dưới quyền điều hành của chúng, chia Việt Nam thành 3 kỳ với 3 chế độ
cai trị khác nhau. Đầu thế kỷ XX, chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất và
lần thứ hai của Pháp đã làm nảy sinh một loạt các hình thức hoạt động kinh tế
14
mới, làm thay đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam dẫn đến sự xuất hiện giai cấp vô sản
và tầng lớp trung gian tiểu tư sản trí thức.
* Sau năm 1896, khi đàn áp xong cuộc khởi nghĩa cuối cùng của phong
trào Cần Vương, Pháp bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa quy mô lớn lần thứ
nhất ở Việt Nam (1897-1919) với mục tiêu biến nước ta thành thị trường độc
chiếm, bóc lột nhân công rẻ mạt, vơ vét tài nguyên nông sản với giá rẻ mạt, bán
hàng công nghiệp Pháp giá cao để thu lợi nhuận tối đa. Đến năm 1919, sau khi
bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Pháp tiến hành khai thác
thuộc địa Việt Nam quy mô lớn lần thứ hai với trọng tâm là nông nghiệp, khai
mỏ, công nghiệp chế biến nông sản.
Kết quả của 2 lần khai thác, dưới tác động của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa ở thuộc địa do Pháp du nhập vào làm cho nền kinh tế nông nghiệp
tự nhiên cũ bị phá vỡ dần chuyển sang nền kinh tế thuộc địa - tư bản chủ nghĩa,
có bước phát triển nhanh chóng nhưng cũng tạo ra một cơ cấu kinh tế què quặt
mất cân đối dẫn đến sự phân hoá thiếu triệt để của cơ cấu, giai cấp xã hội.
Sau khi mới được thiết lập, chính quyền thực dân-phong kiến thi hành
hàng loạt các chính sách cải cách chính trị- hành chính nhằm đối phó lại những
biến động đang diễn ra trong xã hội Việt Nam. Mục tiêu của Pháp là mở rộng cơ
sở xã hội nhưng không ảnh hưởng đến nền tảng thống trị và thuộc địa, và chúng
tiếp tục sử dụng giai cấp địa chủ và tay sai người Việt làm công cụ cho việc cai
trị. Sau khi đã xây dựng và củng cố được quyền lực của mình, trên thực tế thực
dân Pháp tìm cách hạn chế và dần gạt bỏ vai trò của triều đình phong kiến trong
công việc điều hành quốc gia. Công cuộc cải cách về chính trị-hành chính sau
thế chiến thứ nhất với những biểu hiện như tăng cường số lượng công chức
người Việt trong bộ máy hành chính thuộc địa đã lôi kéo một bộ phận nhỏ tầng
lớp trên gồm một số nhà tư sản và địa chủ có quyền lợi đứng về phía Pháp để
chống lại nhân dân ta.
15
* Từ những năm 20 của thế kỷ XX, chính sách cai trị của thực dân Pháp
làm cho xã hội phân hoá ngày càng sâu sắc, nông thôn và thành thị đều có những
biến chuyển rõ rệt. Những biến đổi về cơ cấu xã hội tất yếu có ảnh hưởng đến tư
tưởng Việt Nam, đến tính chất của cuộc đấu tranh cách mạng diễn ra trong giai
đoạn đó và sau này của nhân dân ta. Xã hội Việt Nam có sự phân hoá mạnh giữa
các giai cấp, tầng lớp cũ và mới. Bên cạnh hai giai cấp cũ là địa chủ phong kiến
và nông dân, thời kỳ này đã xuất hiện những tầng lớp và giai cấp mới tương ứng
với cơ cấu kinh tế thực dân nửa phong kiến: đó là giai cấp công nhân, tư sản,
tầng lớp tiểu tư sản. Sự ra đời trước sau không theo tiền lệ cũ ở các nước phát
triển chủ nghĩa tư bản “tự nhiên”: công nhân ra đời trước tư sản, tư sản, tiểu tư
sản đã trở thành giai cấp chứ không phải là tầng lớp trung gian như trước đây.
Bản thân giai tầng tiểu tư sản cũng có sự phân hoá thành tiểu tư sản trí thức và
bình dân, trong tiểu tư sản trí thức lại bao gồm trí thức Nho học và trí thức Tây
học. Các trí thức có sự phân hoá theo các khuynh hướng tư tưởng cũ, mới khác
nhau. Một bộ phận trong đó trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp thu các hệ tư tưởng tiến
bộ mới từ bên ngoài vào, trở thành lãnh tụ tinh thần cho các khuynh hướng, trào
lưu tư tưởng ở Việt Nam. Tuy cơ cấu xã hội Việt Nam trong thời kỳ này có
nhiều biến động nhưng chưa đạt tới mức làm thay đổi toàn bộ xã hội cổ truyền.
Tương ứng với cơ cấu giai cấp phức tạp đó, kiến trúc thượng tầng của xã hội
Việt Nam cũng phức tạp không kém, bao gồm nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
Những điều đó đã ảnh hưởng tới sự phát triển tư tưởng Nguyễn An Ninh.
* Đến đầu thế kỷ XX, về văn hoá, giáo dục, nhằm mục đích nô dịch
nhân dân ta, thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hoá nô lệ, gây tâm lý
vong bản, và triệt để dùng thủ đoạn phát triển tôn giáo, mê tín dị đoan để mê
hoặc nhân dân. Chúng còn ra sức ngăn chặn mọi ảnh hưởng của nền văn hoá
dân chủ tiến bộ Pháp vào Việt Nam, đem văn hoá phản động trụy lạc nhồi
vào đầu óc nhân dân để dễ cai trị. Thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu
dân” nhằm “làm cho dân ngu để dễ trị”, đó là chính sách ưa thích nhất của
16
nhà cầm quyền ở thuộc địa. Chúng đào tạo những người chỉ biết thừa hành
hơn là sáng tạo, xây dựng một nền giáo dục thực dân nửa phong kiến. Một
mặt, chúng lợi dụng những hạn chế trong nền giáo dục phong kiến lạc hậu so
với thời đại để kìm hãm đầu óc tiến bộ. Mặt khác, chúng từng bước xây
dựng một nền giáo dục thực dân để phục vụ cho việc khai thác thuộc địa với
quy mô ngày càng lớn và tăng cường nô dịch nhân dân về nhiều mặt. Đến
những năm 20 của thế kỷ XX, thực dân Pháp tiến hành “cải cách giáo dục”,
cắt đứt với giáo dục truyền thống, bằng việc tạo ra một nền giáo dục Pháp-
Việt lai căng, què quặt. Đây là nền giáo dục nhằm mục tiêu tuyên truyền cho
chính sách thực dân xâm lược bóc lột của Pháp, truyền bá tiếng Pháp và tạo
ra ảnh hưởng của văn hoá Pháp đối với trí thức văn thân, tiếp tục đào tạo tay
sai cho Pháp. Nó làm cho người Việt Nam trở thành những “con trâu, con
ngựa” cực kỳ ngoan ngoãn, những tên “mắt mù tai điếc”, “tay chân tê liệt”
như Phan Bội Châu từng nhận xét, đó là một nền giáo dục hủ bại của Pháp
biến người Việt Nam thành những kẻ phục tùng.
Tuy vậy, dưới tác động của tư tưởng dân chủ tư sản nhiều phong trào
đấu tranh đã liên tục nổ ra ở nhiều nơi giành được một số thắng lợi. Chọi lại
với âm mưu nô dịch của thực dân phương Tây hướng theo tấm gương nỗ lực
duy tân ở Nhật Bản, cách mạng Tân Hợi, thôi thúc những người yêu nước
Việt Nam đón nhận luồng tư tưởng tiến bộ mới khác hẳn tư tưởng Nho giáo
trước đây. Từ sự tác động này, hàng loạt hình thức hoạt động đấu tranh tiến
bộ so với trước đó ở nước ta đã diễn ra.
Mở đầu là hoạt động của hội Duy tân do Phan Bội Châu đứng đầu, chủ
trương lớn của Hội là kêu gọi thanh niên hưởng ứng Phong trào Đông du
sang Nhật để học hỏi. Đầu năm 1907, Phan Bội Châu và các du học sinh bị
chính phủ Nhật trục xuất, phong trào thất bại. Ông sang Thái Lan và sau đó
sang Trung Quốc tiếp tục thành lập tổ chức Việt Nam quang phục hội vào
năm 1912 tiếp tục đấu tranh yêu nước.
17
Song song với phong trào Đông du, ở trong nước thời kỳ này có phong
trào Đông kinh nghĩa thục do Nguyễn Quyền, Lương Văn Can sáng lập. Hoạt
động của trường nhằm chấn hưng việc học, mở mang dân trí, chống bảo thủ,
đề cao tinh thần yêu nước, tuyên truyền tư tưởng mới (tư tưởng dân chủ tư
sản). Ảnh hưởng của Đông kinh nghĩa thục rất lớn đối với nhân dân và không
ngừng mở rộng. Trước ảnh hưởng đó, thực dân Pháp lo ngại phong trào sẽ gây
tổn hại cho Pháp nên thẳng tay đàn áp. Tháng 11/1907, trường bị đóng cửa,
một số người bị bắt. Sau năm 1920, một số người mãn hạn tù đày lại tiếp tục
đấu tranh ôn hòa công khai như Huỳnh Thúc Kháng, Lương Văn Can… Đó là
cuộc vận động Duy tân do Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý
Cáp lãnh đạo nhằm “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” sôi nổi diễn ra ở
khắp Trung kỳ nhưng cuối cùng đều bị thực dân Pháp khủng bố. Chính chủ
trương, tư tưởng của Phan Châu Trinh sau này đã ảnh hưởng rất lớn đến suy
nghĩ và hành động của Nguyễn An Ninh. Cả hai ông đều nhận thức rất rõ phải
bổ khuyết phê phán những hạn chế bất cập của văn hoá theo hệ tư tưởng Nho
giáo cũ, khôi phục phát triển nền học vấn mới, chấn hưng khí thế nước nhà,
nâng cao văn hóa, tư tưởng cho nhân dân sau đó mới đủ sức mạnh để đánh
thắng kẻ thù.
Trong những năm 20 của thế kỷ XX cùng với hoạt động của các sĩ phu
yêu nước, nhiều trí thức Tây học cũng dùng báo chí làm công cụ đấu tranh để
bộc lộ những quan điểm chính trị của mình. Hoạt động báo chí văn hoá đã
diễn ra sôi nổi trên cả nước. Có những tờ báo in bằng tiếng Pháp: “Diễn đàn
bản xứ” của Bùi Quang Chiêu mang tư tưởng quốc gia cải lương, tờ “Chuông
rè” của Nguyễn An Ninh và “An Nam” của Phan Văn Trường đều công khai
đả phá chế độ thực dân chống lại chủ nghĩa “Pháp-Việt đề huề”. Bên cạnh đó,
xuất hiện nhiều tờ báo tiếng Việt phản ánh các nguyện vọng về tự do, dân chủ
của nhân dân, tuyên truyền tư tưởng văn hoá tiến bộ như: tờ “Tiếng dân” của
Huỳnh Thúc Kháng ở Huế, “Pháp-Việt nhất gia” của Trần Huy Liệu, Lê
Thanh Lực ở Sài Gòn.
18
Thời kỳ này còn diễn ra các sự kiện đấu tranh vũ trang kiểu cũ như khởi
nghĩa Duy Tân-Huế (6/1916), khởi nghĩa Thái Nguyên (8/1917). Các cuộc khởi
nghĩa này đều không thành công, bị dìm trong bể máu.
Những hoạt động đấu tranh sôi nổi trên các mặt trận công khai hợp pháp
và cả bí mật bất hợp pháp của nhân dân ta đều có ảnh hưởng đến Nguyễn An
Ninh, thôi thúc ông lao vào cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp, khi tuổi đời
còn rất trẻ, và tư tưởng của ông đã hình thành từ yêu cầu thực tiễn đó.
Từ năm 1925, ở Việt Nam đã xuất hiện những tổ chức tiến bộ và cách
mạng: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Tân Việt cách mạng Đảng, Thanh
niên Cao Vọng Đảng…Thông qua các tổ chức này, tư tưởng Mác-Lênin tích cực
được truyền bá vào nước ta thúc đẩy phong trào cách mạng chuyển nhanh theo
hướng vô sản. Song song với khuynh hướng này còn có Việt Nam Quốc dân
Đảng là tổ chức tiêu biểu nhất theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở
Việt Nam do các trí thức tiểu tư sản lãnh đạo. Nhưng do tổ chức lỏng lẻo, đường
lối thiếu triển vọng, thiếu một cơ sở kinh tế và giai cấp đủ mạnh…nên nó không
có khả năng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc. Sự phát
triển ngày càng cao của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản ở
Việt Nam từ năm 1925 trở đi đã đặt ra một nhu cầu thành lập một chính đảng
cách mạng có khả năng tập hợp lực lượng dân tộc, gánh vác vai trò lãnh đạo sự
nghiệp giải phóng đất nước. Ở Nam Kỳ, An Nam Cộng sản Đảng là một trong ba
tổ chức cộng sản tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào
tháng 8 năm 1929. Đại hội thành lập An Nam cộng sản Đảng năm 1929 được tổ
chức tại phòng 1, lầu 2, nhà số 1 đường Nguyễn Trung Trực (thời Pháp thuộc -
năm 1929 là đường Philippini), phường Bến Thành quận 1, thành phố Hồ Chí
Minh. Với sự ra đời và hoạt động sôi nổi của tổ chức này mà những trí thức có
tầm hiểu biết như Nguyễn An Ninh càng vững tin vào thắng lợi của dân tộc sẽ
trở thành hiện thực dưới sự lãnh đạo của Đảng hoạt động theo tư tưởng Mác
xít. Có thể nói, trong giai đoạn này Nguyễn An Ninh đã tự giác hoạt động như
19
một người Cộng sản. Sau đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời tháng 2/1930
trên cơ sở thống nhất 3 tổ chức Cộng sản ở 3 miền là An Nam Cộng sản Đảng,
Đông Dương Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Sự ra đời
của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-
Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đang dâng cao khắp cả
nước càng củng cố sự tin tưởng của Nguyễn An Ninh vào con đường mình đã
chọn đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Ngay sau khi ra đời Đảng đã lãnh
đạo phong trào Xô Viết-Nghệ Tĩnh 1930-1931, phong trào Mặt trận dân chủ
1936-1939, phong trào khởi nghĩa Nam Kỳ 1940 và giành thắng lợi cách mạng
Tháng Tám 1945.
Tóm lại, những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tình hình
chính trị, kinh tế-xã hội ở Việt Nam diễn ra khá phức tạp, có nhiều biến động
lớn. Sự biến động đó có nhiều nguyên nhân, từ những vận động biến chuyển
mâu thuẫn trong nội bộ nước ta đồng thời cũng chịu tác động mạnh mẽ của
những diễn biến trong khu vực và trên thế giới. Những tiền đề này đã chi phối
và ảnh hưởng tới tư tưởng, ý thức hệ của các nhà yêu nước Việt Nam trong đó
có Nguyễn An Ninh.
1.2. Nhân tố tƣ tƣởng cho sự hình thành tƣ tƣởng Nguyễn An Ninh
Những biến đổi sâu sắc trong đời sống chính trị, kinh tế-xã hội trong và
ngoài nước là điều kiện, nguyên nhân khách quan dẫn đến sự hình thành và phát
triển trong tư tưởng Nguyễn An Ninh. Nguồn gốc quá trình hình thành và phát
triển tư tưởng của Nguyễn An Ninh không chỉ kế thừa các giá trị truyền thống
dân tộc mà còn chịu ảnh hưởng của các luồng tư tưởng khác nhau đang diễn ra
trong nước và trên thế giới.
1.2.1. Tư tưởng truyền thống, tư tưởng dân chủ tư sản và tư tưởng vô sản
Trước hết, đó là những yếu tố tư tưởng truyền thống Việt Nam mà tiêu
biểu nhất là chủ nghĩa yêu nước với nội dung chính yếu là độc lập dân tộc và cố
kết cộng đồng. Đây vừa là tình cảm là đạo đức, lối sống, vừa là ý thức chính trị
20
của nhân dân Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc. Trải qua mọi thách
thức, người Việt Nam đã luôn đứng vững trên mục tiêu đó để không ngừng sáng
tạo, chọn lọc, tiếp thu, cải biến các tri thức của các luồng tư tưởng tôn giáo, văn
hoá, triết học từ bên ngoài vào, sắp xếp lại theo hệ thống của mình làm cho tư
tưởng, nhận thức Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú, tiến bộ, hiện đại mà
không xa rời bản sắc độc đáo. Nguyễn An Ninh là người kế tục những giá trị tốt
đẹp đó của tư tưởng yêu nước truyền thống.
Suốt chiều dài lịch sử phong kiến Việt Nam, Nho giáo luôn là hệ ý thức
cốt lõi độc tôn của nhà nước. Do bị bế quan tỏa cảng, tầng lớp trí thức Nho học
không biết đến phương Tây phát triển kinh tế, kỹ thật như thế nào. Khi thực dân
Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn không thể tìm ra một kế sách nào có thể
cứu nước hiệu nghiệm. Có thể nói, hệ ý thức phong kiến với cốt lõi là Nho giáo
ở Việt Nam lúc đó đã hoàn toàn bất lực khi giải quyết các vấn đề mà lịch sử đặt
ra lúc bấy giờ. Một cuộc đi tìm hệ tư tưởng mới, tìm thế giới quan mới, tìm con
đường cứu nước của các trí thức diễn ra sôi nổi ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đại
diện cho chủ nghĩa yêu nước tiêu biểu giai đoạn này là các nhà Nho yêu nước
duy tân Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng luôn trăn trở tìm
đường cứu nước, cứu dân. Họ tiếp thu cái mới, tiến bộ của nhân loại, chủ trương
duy tân đất nước theo tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, đặc biệt là các trào
lưu tư tưởng của phong trào Khai sáng Pháp thế kỷ XVII, XVIII tiêu biểu là các
nhà tư tưởng Vônte, Môngtexkiơ, Rutxô. Tư tưởng này vào nước ta theo con
đường “Tân văn, tân thư” qua Trung Quốc, Nhật Bản và qua sự tuyên truyền
“hình thức” của thực dân Pháp cùng với sự tiếp thu trực tiếp tại phương Tây của
người Việt Nam. Người Việt Nam tìm thấy ở đây những yếu tố tiến bộ mới mẻ
nhất là tư tưởng chống phong kiến chuyên chế, đồng thời tư tưởng kinh tế tư
bản, các học thuyết triết học chính trị, các trào lưu văn học nghệ thuật đã tạo ra
sự bừng khởi mà các trí thức yêu nước Việt Nam đang mong mỏi tìm con đường
mới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Mặc dù, trên thế giới vào đầu thế kỷ XX,
21
tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản đã trở nên lỗi thời, nhưng lúc đó ở phương
Đông nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nó vẫn đang là những tư tưởng tiến bộ,
là nhu cầu của thời cuộc. So với hệ tư tưởng phong kiến, những khái niệm tư sản
về “dân quyền”, “cộng hoà”, “tự do”, “bình đẳng”, “bác ái” vẫn là khái niệm
mới, đem lại một thứ “cách mạng” trong tư tưởng, trong ý thức người Việt Nam
đang tìm đường giải phóng. Cách mạng dân chủ tư sản vẫn là một tư tưởng tiến
bộ có khả năng động viên nhiều người đứng lên chống Pháp và triều đình phong
kiến tay sai, thúc đẩy Việt Nam tiến bộ.
Tư tưởng dân chủ tư sản từ Tân văn, Tân thư truyền bá vào nước ta có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến phong trào giải phóng dân tộc đầu của thế kỷ XX nhưng nó
cũng bị khúc xạ méo mó, không còn giữ được tinh thần khai sáng của thời kỳ
đang lên vì nó được tiếp thu gián tiếp. Tuy nhiên, một số yếu tố tư tưởng đó phù
hợp với những biến đổi kinh tế đang diễn ra của xã hội nước ta và được các sỹ
phu tiến bộ có xu hướng “tư sản hoá” chuyển tải và vận dụng trên vũ đài chính
trị. Tiếp theo các nhà Nho duy tân là thế hệ trí thức Tây học như Phan Văn
Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền có điều kiện tiếp thu tại “quê
hương” của tư tưởng dân chủ tư sản nên nội dung nhận thức được nâng cao hơn
người trước mà ở phần chương 2 chúng ta sẽ tiếp tục đi sâu tìm hiểu
Đầu thế kỷ XX, tuy cùng một mục tiêu cứu nước, cùng một điều kiện lịch
sử, nhưng tư tưởng và hành động của các nhà nho yêu nước duy tân thời kỳ này
theo khuynh hướng dân chủ tư sản lại xuất hiện hai xu hướng tiêu biểu:
• Xu hướng vũ trang bạo động là chủ trương dùng bạo lực đánh đuổi
thực dân Pháp giành độc lập sau mới canh tân đất nước, đại biểu cho khuynh
hướng này là Phan Bội Châu. Ông là người đóng vai trò chủ yếu trong việc
làm chuyển hướng tư tưởng Việt Nam từ hệ tư tưởng phong kiến đến hệ tư
tưởng dân chủ tư sản. Khi nghiên cứu lịch sử các cuộc vũ trang chống Pháp,
Phan Bội Châu và các cộng sự của ông hiểu rõ thế và lực của ta so với địch
trong các trận chiến đấu ông đang tiến hành. Họ coi tiếp tục giữ vững chủ
22
nghĩa yêu nước là vũ khí tinh thần và quyết tâm tổ chức một cuộc cách mạng
mới với việc quy tụ các lực lượng dân tộc là chủ yếu, kết hợp tìm kiếm bạn
đồng minh trên thế giới vào đầu thế kỷ XX tất cả được định hướng mới theo
tư tưởng dân chủ tư sản. Tuy nhiên phong trào cứu nước dưới sự lãnh đạo
của Phan Bội Châu lại trực tiếp chịu ảnh hưởng của nước Nhật hùng cường
sau cải cách Minh Trị (1868) và thực tiễn ở Trung Quốc. Ông đã suy tính
rằng, chỉ có cầu viện Nhật may ra có kết quả, mà “Nhật là nước quân chủ thì
những người đi cầu viện phải soi đường lối chính trị của mình với chế độ
nước Nhật”. Vì thế, với thực tiễn ở Nhật Bản, Trung Quốc sau 8 năm vận
động cách mạng, dưới ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi (1911), Phan Bội
Châu đã cải tổ Duy tân hội thành Việt Nam Quang phục hội (1912), chuyển
từ chủ nghĩa quân chủ sang chủ nghĩa dân chủ và cuối đời ông, Phan Bội
Châu đã dần tiệm cận đến với tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tư tưởng cách
mạng vô sản.
• Xu hướng ôn hòa cải lương là chủ trương đấu tranh công khai yêu
nước ôn hoà yêu cầu nhà cầm quyền phải thực hiện chính sách dân chủ, xoá
bỏ nhà nước phong kiến lạc hậu, tự lực tự cường và dần đem lại độc lập cho
dân tộc, đại biểu cho khuynh hướng này là Phan Châu Trinh. Ông chủ
trương đấu tranh công khai thông qua con đường cải cách canh tân đất nước
bằng việc sử dụng giá trị tinh thần tư tưởng tiến bộ của cuộc cách mạng tư
sản Pháp 1789. Phan Châu Trinh muốn lợi dụng chiêu bài khai hoá của thực
dân Pháp để đấu tranh hợp pháp, đưa ra chủ trương “bất bạo động”, “bất
vọng ngoại” đối lập với Phan Bội Châu. Ông đã dốc hết tâm sức vào con
đường ôn hòa cứu nước và góp phần quan trọng vào phong trào Duy tân đầu
thế kỷ. Nhưng thực tiễn cho thấy, ông đã không hiểu bản chất thật sự của
thực dân Pháp chúng chỉ lợi dụng hình thức những tư tưởng tiến bộ của cách
mạng tư sản để phục vụ cho âm mưu tuyên truyền, lừa mị thực dân của
chúng. Ông bế tắc trong tư tưởng và hoạt động thất bại là tất yếu.
23
Với những nội dung và mục tiêu của phong trào Duy tân, phong trào
Đông du và Đông Kinh nghĩa thục cuộc vận động giải phóng dân tộc đã thể hiện
một bước tiến so với phong trào cuối thế kỷ XIX. Nhưng trên một khía cạnh nào
đó sự tồn tại đồng thời cuả hai xu hướng bạo động và cải lương đầu thế kỷ XX
đã bộc lộ tính chất non yếu của phong trào do các sĩ phu lãnh đạo hướng theo tư
tưởng dân chủ tư sản. Cả hai phương pháp trên đều chưa có đường lối và phương
pháp đấu tranh chung làm ngọn cờ dẫn phong trào dân tộc đi đến thắng lợi.
Nhưng nó cũng tạo ra bước phát triển mới của tư tưởng Việt Nam.
Tiếp theo phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỷ XX, chúng
ta còn phải nhắc tới vai trò của các trí thức Tây học. Những người này thông qua
nhiều hoạt động yêu nước như các tổ chức xuất bản báo chí và vận động quần
chúng tổ chức các phong trào xã hội, các trí thức tiểu tư sản góp phần truyền bá
tư tưởng dân chủ tư sản vào nước ta rất mạnh mẽ. Nó đã phản ánh được một
phần nguyện vọng tự do, dân chủ của tầng lớp trí thức tiểu tư sản yêu nước và
một số quần chúng. Đây chính là những biểu hiện nhận thức mới của tầng lớp
thanh niên trí thức tiểu tư sản trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng đấu tranh vì độc
lập, dân chủ tuy tính chất đậm nhạt ở mỗi nhóm có khác nhau.
Phong trào dân tộc của tư sản và tiểu tư sản diễn ra sôi nổi như cuộc
đấu tranh tẩy chay Hoa kiều (1919), chống độc quyền cảng Sài Gòn (1923).
Trên đà phát triển ấy, phong trào yêu nước này đã trở thành cao trào đấu
tranh đòi tự do dân chủ thông qua phong trào đòi ân xá Phan Bội Châu, đám
tang Phan Châu Trinh và vụ đón rước Bùi Quang Chiêu. Và sau đó đã thành
lập Đảng Lập hiến năm 1927, Đảng Việt Nam Quốc dân Đảng 1927-1929.
Thông qua hoạt động này uy tín của trí thức tiểu tư sản dần dần được nâng
cao, lôi cuốn tập hợp quần chúng đấu tranh trực diện chống kẻ thù qua cao
trào ái quốc dân chủ công khai những năm 1925-1926, hàng loạt các tổ chức
cách mạng và nhóm chính trị của trí thức tiểu tư sản như Đảng Thanh niên
do Trần Huy Liệu chủ xướng, Hội Phục Việt, Thanh niên Cao vọng Đảng do