ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
KHOA TRIẾT HỌC
NGUYỄN THỊ BẠCH YẾN
VAI TRÒ PHẬT GIÁO
VỚI VĂN HOÁ TINH THẦN VIỆT NAM
THỜI LÝ – TRẦN (1010 – 1400)
LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC
Hà Nội - 2003
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
KHOA TRIẾT HỌC
NGUYỄN THỊ BẠCH YẾN
TÊN ĐỀ TÀI:
VAI TRÒ PHẬT GIÁO
VỚI VĂN HOÁ TINH THẦN VIỆT NAM
THỜI LÝ – TRẦN (1010 – 1400)
Chuyên ngành: chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử
MÃ SỐ : 50102
LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học
TS . Phạm văn sinh
HÀ NỘI - 2003
MỤC LỤC
Lời nói đầu …………………………………………………………… . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………… .1
2. Tình hình nghiên cứu …………………………………………………. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ………………………………… 3
4. Cơ sở lí luận , thực tiễn và phương pháp nghiên cứu ………………… 4
5. Cái mới của luận văn ……………………………………………… 4
6. ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn ………………………………4
7. Kết cấu của luận văn ………………………………………………… .4
Chương I : Phật giáo Thời Lý - Trần…………………………… 6
1.1. Phật giáo Thời Lí (1010 – 1225) ………………………………… 6
1.1.1. Khái quát quá trình du nhập phật giáo ở Việt Nam trước Thời Lý 6
1.1.2. Thiền phái Thảo Đường Thời Lý ………………………… 13
1.2. Phật giáo thời Trần (1226 –1400) ……………………………… 18
1.2.1. Bối cảnh xã hội Thời Trần và sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm
Yên Tử……………………………………………………… 18
1.2.2. Những đại biểu tư tưởng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử 18
Chương II : Những ảnh hưởng tích cực của phật giáo trong
đời sống tư tưởng và tín ngưỡng Việt Nam Thời Lý –Trần 27
2.1. Vai trò của phật giáo với tư tưỏng Việt Nam Thời Lý – Trần………27
2.1.1. Phật giáo với Tư tưởng Quốc gia độc lập, tự chủ và thống nhất 27
2.1.2. Phật giáo với tư tưởng nhân ái Việt Nam………………… 36
2.1.3. Phật giáo với tư tưởng yêu nước Việt Nam ……………… 42
2.2. Phật giáo với đời sống văn hoá tín ngưỡng Việt Nam Thời Lý –
Trần… 48
2.2.1. Những đặc trưng của tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng Việt Nam
Thời Lý – Trần ………………………………… ……………… 48
2.2.2. Ảnh hưởng tích cực của tín ngưỡng phật giáo với sinh hoạt văn
hoá tín ngưỡng Việt Nam thời Lý - Trần……………………… 52
Kết luận chung…………………………………………………… 58
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………… 62
1
A. MỞ ĐẦU
1 . Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, gồm hơn năm mƣơi tộc ngƣời cộng
cƣ nằm trên một khu vực điạ lí. Nơi có điều kiện giao lƣu khu vực và quốc tế,
trong suốt các thời kỳ lịch sử. Dân tộc Việt Nam đƣợc hình thành từ rất sớm,
trên nền tảng là nền văn hoá chung, thống nhất và đa dạng. Việt Nam nằm
giữa hai nền văn hoá đồ sộ là Ân độ và Trung Hoa, do vậy nền văn hoá Việt
Nam chịu ảnh hƣởng trực tiếp của cả hai nền văn hoá đó. Nhƣng trong suốt
quá trình phát triển dân tộc Việt Nam vẫn giữ đƣợc cho mình một bản sắc văn
hoá dân tộc, độc đáo trong suốt mấy ngàn năm lịch sử.
Trong lịch sử một ngàn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, dân tộc Việt
Nam đã vƣợt qua đƣợc một thử thách vô cùng gay go trƣớc âm mƣu kiên
quyết đồng hoá bằng vũ lực và bằng chính trị nền văn hoá Việt Nam của các
triều đại phong kiến phƣơng Bắc.
Đến thời Lý – Trần là thời kỳ lịch sử vẻ vang, oanh liệt của dân tộc ta.
Trong thời kỳ này Phật giáo đã trở thành quốc giáo, Phật giáo giữ vai trò là
một trụ cột lớn của hệ tƣ tƣởng và văn hoá Việt Nam, chính Phật giáo đã góp
phần tạo ra sức mạnh tổng hợp của xã hội Việt Nam trong các cuộc kháng
chiến chống quân xâm lƣợc phƣơng Bắc để xây dựng và bảo vệ một nhà nƣớc
độc lập thống nhất.
Nhƣ vậy, Phật giáo đã trở thành một trong những cuội nguồn sức mạnh,
là sức sống tinh thần và vũ khí tinh thần của con ngƣời Việt Nam trong lịch
sử. Trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc ta, Phật giáo đã để lại những dấu
ấn sâu rộng trong lịch sử tƣ tƣởng và văn hoá nƣớc nhà. Vì vậy, nghiên cứu
vai trò của Phật giáo với văn hoá tinh thần Việt Nam ở triều đại Lý – Trần là
vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng, nó không những góp phần
tìm hiểu tinh hoa tƣ tƣởng và văn hoá dân tộc trong quá khứ, mà còn giúp
chúng ta tìm hiểu tính cách của con ngƣời Việt Nam trong lịch sử. Từ đó ,
2
nhằm phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc .
Ngày nay, dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhân dân ta
đang tiến hành công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nƣớc, nhằm mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn
minh , giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, là những nhiệm vụ to lớn
và cấp bách của toàn Đảng, toàn dân ta. Để có thể thực hiện thành công những
nhiệm vụ to lớn ấy, bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế , việc không ngừng
nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, những hiểu biết về nền văn
hoá dân tộc, về những giá trị tinh thần truyền thống của cha ông để rồi từ đó
có sự thẩm định chính xác, khoa học. Nêu lên những mặt tích cực cần phát
huy, những mặt hạn chế lịch sử cần có biện pháp khắc phục thích hợp trong
sự nghiệp xây dựng con ngƣời mới xã hội – xã hội chủ nghĩa. Đó là lí do mà
chúng tôi chọn đề tài: Vai trò của phật giáo với văn hoá tinh thần Việt nam
thời Lí – Trần . cho công trình nghiên cứu khoa học
2 . Tình hình nghiên cứu.
Cho tới nay ở nƣớc ta đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Phật
giáo, mà điển hình là một số công trình sau đây :
Năm 1993 nhà xuất bản khoa học đã phát hành cuốn “ Lịch sử tƣ tƣởng
Việt Nam” ( do P. G. S Nguyễn Tài Thƣ chủ biên), khi trình bày về lịch sử tƣ
tƣởng việt nam thời Lý – Trần. cuốn sách đã giành hẳn một chƣơng để viết về
Phật giáo và triết học của các thiền sƣ. Trong phần này các tác giả đã chú
trọng trình bày những tƣ tƣởng triết học của các thiền sƣ thời Lý – Trần.
Các tác phẩm “ Việt Nam Phật giáo sử luận” ( 2 tập) của Nguyễn Lang.
“ Lịch sử Phật giáo Việt Nam” của thƣợng toạ Thích Minh Tuệ. “ Phật giáo
việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIII” của Trần Văn Giáp. Trong những
công trình này các tác giả đều có những nhận xét khác nhau về vai trò của
Phật giáo ở Việt Nam trên một số phƣơng diện khác nhau.
- Uỷ ban khoa học xã hội đã mở hai cuộc hội thảo khoa học tại Hà Nội (
tháng 12 – 1984) và thành phố Hồ Chí Minh ( tháng 3 - 1985 ). với chủ đề “
3
Mối quan hệ giữa Phật giáo và lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam” sau đó đã cho ra
mắt bạn đọc cuốn “ Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam”, đã
đƣợc xuất bản năm 1986 do Viện Triết học thuộc Uỷ ban khoa học xã hội phát
hành. đây là cuốn tài liệu gồm nhiều bài phát biểu, nhiều bản tham luận khoa
học rất khác nhau.Tham gia hội thảo có tác giả là nhà nghiên cứu, có tác giả là
nhà tu hành, nhà tuyên huấn, nhà báo…do đó các ý kiến rất phong phú, thậm
chí đối lập nhau. Điều này cho thấy việc đánh giá về vai trò của Phật giáo
trong lịch sử tƣ tƣởng và văn hóa Việt nam là hết sức phức tạp.
Trên một số tạp chí nghiên cứu mà điển hình là tạp chí Triết học cũng có
một số bài đề cập về vai trò của Phật giáo trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam. “
Thử bàn về một vài tƣ tƣởng Phật giáo” của tác giả Nguyễn Hùng Hậu đăng
trên tạp chí Triết học 1/3 – 1989; “ Đạo đức Phật giáo với kinh tế trị trƣờng”
của tác giả Hoàng Thị Thơ đăng trên tạp chí số 7 tháng 7- 2002.v.v.
Gần đây nhà xuất bản khoa học xã hội đã xuất bản cuốn “ Đại cƣơng
Triết học Phật giáo Việt Nam” ( năm 2002) của PGS. TS Nguyễn Hùng Hậu,
trong cuốn sách này tác giả đã giành nhiều trang nói về thế giới quan và nhân
sinh quan của Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần.
Điểm qua tình hình nghiên cứu, có thể nhận thấy vấn đề Phật giáo Việt
nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới, và có những nhận định khác
nhau. Nhƣng đặc biệt là cho đến nay vẫn chƣa có một công trình nào nghiên
cứu một cách có hệ thống về vai trò Phật giáo với văn hoá tinh thần Việt Nam
thời Lý – trần.
3 . Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
Mục đích của luận văn là phân tích vai trò tích cực của Phật giáo đối
với văn hoá tinh thần Việt Nam, trên hai lĩnh vực tƣ tƣởng và tín ngƣỡng thời
Lý – Trần ( 1010 – 1400),
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu quá trình du nhập của Phật giáo dẫn tới sự hình thành thiền
Phái Thảo Đƣờng và thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Để từ đó làm rõ đặc điểm
4
của phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần.
- Luận văn tập trung phân tích một cách có hệ thống nhằm làm rõ vai
trò tích cực của Phật giáo với lĩnh vực tƣ tƣởng và tín ngƣỡng, trong nền văn
hoá tinh thần Việt Nam thời Lý – Trần.
4. Cơ sở lí luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu.
Cơ sở lí luận và thực tiễn của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác-
LêNin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về
tôn giáo. Những tƣ liệu lịch sử đã đƣợc các bộ môn lịch sử khảo cứu, sắp xếp
một cách có hệ thống.
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu sau. Phƣơng pháp lịch sử và
lôgíc, phƣơng pháp phân tích- tổng hợp , phƣơng pháp trừu tƣợng hoá- khái
quát hoá, phƣơng pháp đối chiếu- so sánh
5 . Cái mới của luận văn
Luận văn đã trình bày tổng quan quá trình du nhập và phát triển Phật
giáo ở Việt Nam trong lịch sử, từ đầu công nguyên đến giai đoạn Lý – Trần
Khảo cứu có hệ thống những ảnh hƣởng lớn nhất của Phật giáo với sự
phát triển văn hoá tinh thần Việt Nam giai đoạn Lý – Trần trên hai lĩnh vực là
hệ tƣ tƣởng và sinh hoạt tôn giáo tín ngƣỡng
6 . Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn
Tác giả hy vọng những kết quả nghiên cứu đó có thể góp phần làm phong
phú thêm nguồn tƣ liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập
môn lịch sử triết học phƣơng đông cũng nhƣ lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam hiện
nay ở nƣớc ta.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ
lục. Luận văn đƣợc kết cấu gồm : 2 chƣơng và 4 tiết
5
B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
PHẬT GIÁO THỜI KỲ LÝ – TRẦN
1.1. Phật giáo thời Lý ( 1010 – 1225)
1.1.1- Khái quát quá trình du nhập Phật giáo ở Việt Nam trƣớc thời Lý
6
Phật giáo đƣợc truyền bá vào Việt Nam từ khoảng đầu Công nguyên. Xã
hội Việt Nam thời kỳ đó phân chia thành hai tầng lớp, tầng lớp trên là các
quan lại Trung Quốc và một số thuộc viên ngƣời Việt, họ mang thế giới quan
Nho giáo và phƣơng thuật phƣơng Bắc, tầng lớp dƣới là những ngƣời nông
dân bản xứ trồng lúa nƣớc, họ tin ở sức mạnh của ông Trời trên cao có thể
khuyến thiện, trừng ác, tin ở các hiện tƣợng tự nhiên nhƣ mây, mƣa, sấm,
chớp, núi, sông… coi đó là những vị thần có thể phù trợ cho con ngƣời hoặc
gây cho con ngƣời những tai hoạ.
Trong bối cảnh tín ngƣỡng và văn hoá đó, Phật giáo đã đƣợc truyền bá
vào Việt Nam. Thuyết “nhân quả nghiệp báo” của đạo Phật phù hợp với quan
niệm ông Trời trừng phạt kẻ ác, ban thƣởng cho ngƣời lành. Những quan niệm
công đức, tam bảo, cúng dƣờng, luân hồi, nghiệp báo… không có quan niệm
nào chống đối tín ngƣỡng Giao Châu hồi ấy. Đạo Phật đã thấm vào văn hoá
của ngƣời Việt một cách tự nhiên và dễ dàng.
Trung tâm Phật giáo cổ xƣa nhất ở nƣớc ta là Luy Lâu- trụ sở của Giao
Chỉ, và cũng là trung tâm thƣơng mại quốc tế. Từ đây có các tuyến đƣờng bộ
và thuỷ nối liền với Bành Thành và Lạc Dƣơng (Trung Hoa). Do đó các nhà
buôn ấn Độ và Trung á đến đây buôn bán từ rất sớm và cùng với họ là các vị
tăng đến truyền đạo và hành đạo ở đây. Tại đây đã xuất hiện một tác phẩm
Phật giáo nổi tiếng viết bằng chữ Hán đó là cuốn “Lí hoặc luận” của Mâu Tử
(thế kỷ thứ II). Một dấu tích khác là chuyện “Chử Đồng Tử đi tu” đƣợc chép
trong cuốn “Lĩnh Nam trích quái”. Câu truyện nói đến một nhà tu ấn Độ ngoài
đảo có phép lạ, nói tới cả Chử Đồng Tử và Tiên Dung cả hai ngƣời đều giác
ngộ, về sau bỏ chuyện buôn bán đi tìm thầy học đạo. Qua câu truyện có thể
thấy sự hấp dẫn của đạo Phật đối với ngƣời dân Việt cả bình dân lẫn quý tộc.
Qua nhiều thế kỷ với tƣ cách là trụ sở của Giao Chỉ, từ Luy Lâu đã có
điều kiện truyền bá và phát triển đạo Phật ra nhiều vùng. Tuy kẻ đô hộ ở đây
là ngƣời phƣơng Bắc vốn mang thế giới quan Nho giáo, đạo Hoàng Lão và
phƣơng thuật phƣơng Bắc; vốn có tƣ tƣởng bá quyền và thái độ kì thị dân tộc,
7
nhƣng qua thực tế họ không thể không thừa nhận ƣu thế của đạo Phật so với
đạo Nho và đạo Hoàng Lão, về giải thích nỗi khổ, về con đƣờng thoát khổ, về
tạo nghiệp, về thế giới an lạc của chúng sinh…. Nó chứng minh sức mạnh mẽ
của Phật giáo ngay từ buổi đầu du nhập, sự gắn bó của đạo Phật với nền văn
hoá dân tộc.
Tuy nhiên Phật giáo Luy Lâu lúc này không hoàn toàn giống Phật giáo
nguyên thuỷ, cũng không hoàn toàn giống Phật giáo ở ấn Độ đƣơng thời.
Trong thực tế nó đã bị biến dạng do truyền thống dân tộc, tƣ tƣởng và tín
ngƣỡng của ngƣời Việt. Phật giáo Luy Lâu có nét tƣơng tự nhƣ tín ngƣỡng
dân gian của dân cƣ nông nghiệp. Chẳng hạn Phật đƣợc quan niệm nhƣ một
ông thần có ở khắp mọi nơi, có thể biết đƣợc nỗi suy tƣ và hành vi của con
ngƣời, có thể cứu vớt ngƣời tốt, trừng trị kẻ xấu. Đức Phật nhƣ một vị thần
linh có phép lạ, có thể biến hoá thành các hiện tƣợng tự nhiên, có thể biến các
hiện tƣợng tự nhiên xung quanh con ngƣời thành các vị thần thánh linh thiêng
mang phúc, trừ hoạ nhƣ: hòn đá, tƣợng Tứ Pháp trong truyện “Man nƣơng”
hay cái gậy, cái nón trong truyện “Chử Đồng Tử”. Từ Luy Lâu, Phật giáo lan
truyền ra khắp đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Hiện tƣợng “Tứ
pháp” của Luy Lâu đã phổ cập ra nhiều vùng ở đất nƣớc. Nhân dân ta tiếp thu
Phật giáo thời kỳ này chủ yếu là những tƣ tƣởng bình đẳng, bác ái, cứu khổ,
cứu nạn, gần gũi với đạo lí dân tộc, những nghi lễ của Phật giáo đều cầu mong
an ủi những ngƣời dân đang bất lực trƣớc cuộc đời và xã hội, tạo ra một tôn
giáo, hệ tƣ tƣởng làm đối trọng với Nho giáo, với hệ tƣ tƣởng của các triều đại
phong kiến phƣơng Bắc.
Ngay từ những buổi đầu, Phật giáo Việt Nam (Phật giáo Luy Lâu) đã
mang trong mình những mầm mống để hình thành các khuynh hƣớng Phật
giáo Việt Nam sau này. Đó là khuynh hƣớng Phật giáo dân gian đƣợc bắt đầu
từ Khâu Đà La, khuynh hƣớng thiền đã có từ Khƣơng Tăng Hội, khuynh
hƣớng hoà đồng tam giáo lấy Phật giáo làm cơ sở của các vua Lý-Trần đã có
mầm mống từ Mâu Tử trong “Lí hoặc luận”… Cái đầu tiên nguyên sơ, mộc
mạc, nhƣng chứa đựng mọi cái đa dạng, phức tạp có thể phát triển sau này.
8
Trong quá trình truyền bá đạo Phật ở Việt Nam trƣớc thế kỷ X, haidòng
Thiền có ảnh hƣởng lớn nhất tới Phật giáo giai đoạn Lí – Trần là dòng thiền Tì
Ni Đa Lƣu Chi và dòng Thiền Vô Ngôn Thông.
* Dòng thiền Tì Ni Đa Lƣu Chi:.
Năm 580, thiền sƣ ấn Độ là Tì Ni Đa Lƣu Chi sang truyền giáo và lập ra
phái thiền thứ nhất ở Việt Nam. Tác phẩm “Thiền uyển tập anh” đã ghi lại lai
lịch của Tì Ni Đa Lƣu Chi nhƣ sau: “Thiền sƣ ngƣời miền Nam nƣớc Thiên
Trúc dòng dõi Bà la môn, từ nhỏ đã có trí vƣợt lên thế tục, từng đi nhiều nơi
trong nƣớc Tây Trúc mong đƣợc thiền tâm ấn của Phật nhƣng pháp duyên
chƣa gặp gỡ, rồi ông lại xách gậy đi về phía Đông Nam. Năm Nhâm Ngọ, niên
hiệu Đại Kiến thứ sáu nhà Trần (Trung Quốc) lần đầu tiên đến kinh đô Trƣờng
An gặp lúc Chu Vũ Đế tàn sát Phật giáo, ông đi về đất Nghiệp (Hồ Nam) hồi
đó tổ thứ ba của thiền tông Trung Hoa là Tăng Xán lánh nạn đến ẩn ở núi Tƣ
Không, gặp Tăng xán thấy phong độ phi phàm ông đem lòng kính mộ” [39. Tr
27]. Nhƣ vậy, ông tổ sáng lập ra phái thiền thứ nhất ở Việt Nam là một tăng sĩ
ấn Độ, nhƣng lại đƣợc Tăng Xán là vị tổ thứ ba của thiền tông Trung Hoa
truyền pháp.
Nhƣ vậy, thiền ở Việt Nam trở thành tông phái bắt đầu từ Tì Ni Đa Lƣu
Chi. Thiền phái này hình thành từ khi Tì Ni Đa Lƣu Chi sang Việt Nam năm
580, và đƣợc truyền thừa cho đến cuối thời Lý, đầu thời Trần, tức là tồn tại
trong vòng 6 thế kỷ, gồm 19 thế hệ và 28 vị thiền sƣ còn đƣợc ghi lại đƣợc
trong “Thiền uyển tập anh”.
Những kinh điển Phật giáo mà các thiền sƣ của thiền phái này quan tâm,
theo cả hai tài liệu Trung Quốc và Việt Nam đều nói rằng ông tổ của thiền
phái này – Tì Ni Đa Lƣu Chi- đã dịch “kinh Tƣợng đầu” và “ Kinh Tổng trì”.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng kinh Tƣợng đầu (Gayasirsa) là kinh có tính
chất thiền học, mang màu sắc của văn hệ Bát nhã, nói về bản chất của giác
ngộ.
Tổng trì là niệm tuệ lực có thể tổng nhiếp, chắp trì vô lƣợng Phật pháp.
9
Một số nhà nghiên cứu cho đây là kinh của Mật giáo, đang phát triển mạnh ở
ấn Độ lúc đó. Nếu vậy, ngay từ đầu trong tƣ tƣởng của ngƣời khai tổ thiền
phái này đã mang hai yếu tố có liên hệ mật thiết với nhau, đó là thiền và mật,
thể hiện qua một số thiền sƣ nhƣ Ma Ha, Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh. Trong
phong cách của họ vừa thể hiện nhƣ một thiền sƣ lại vừa tu trì các yếu tố Mật
giáo.
Cuốn kinh điển nổi tiếng của hệ Bát nhã mà thiền phái này rất quan tâm
là kinh Kim Cƣơng, (Kim Cƣơng bát nhã bà la mật).
Nội dung của bản kinh Kim cƣơng nói về một loại trí tuệ siêu việt viên
mãn, có thể đƣa hành giả từ “bến mê sang bờ bến giác”. Đây là thiền phái giữ
vững sự định tâm để cho trí tuệ Bát nhã (Prajna) vốn có trong mỗi hành giả
xuất hiện, giúp hành giả chứng đƣợc thực tƣởng của vạn pháp. Qua đây ta thấy
thiền sƣ Tì Ni Đa Lƣu Chi không đi theo hƣớng cực đoan “Bất lập văn tự, giáo
ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật”, mà còn coi trọng
cả kinh sách. Nói cách khác, thiền phái này là sự kết hợp giữa Thiền với Mật
trên cơ sở nòng cốt là Thiền tông, yếu tố Mật giáo thấy bàng bạc ở nhiều nhà
sƣ. Và cũng nhờ yếu tố Mật giáo này mà phái Tỳ Ni Đa Lƣu Chi gần với tín
ngƣỡng phong thuỷ, sấm kí, cầu đảo, điều phục tà ma, bốc thuốc chữa bệnh rất
thịnh hành ở Trung Quốc và Việt Nam.
Các nhà sƣ ở thiền phái này hầu hết đều xuất gia từ nhỏ (nhƣ Thanh
Biện, Pháp Thuận, Pháp Dung…), có ngƣời đến tuổi trƣởng thành mới xuất
gia (Vạn Hạnh, Trì Bát, Huệ Minh…). Có một số nhà sƣ thuở nhỏ học Nho
sau mới theo Phật nhƣ Thiền Ông, Huệ Sinh, Viên Học. Cá biệt có ngƣời thi
đỗ tiến sĩ sau mới xuất gia nhƣ Trí Thiền. Các nhà sƣ trong thiền phái Tỳ Ni
Đa Lƣu Chi đều là những trí thức lớn, họ giỏi cả tiếng Phạn lẫn tiếng Hán nhƣ
Ma Ha, thông suốt tam giáo nhƣ Vạn Hạnh, Viên Thông… vì vậy họ có công
phò vua giúp nƣớc dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ cố vấn cho vua, đứng
ngang hàng các đại thần, thái tử. Sƣ Vạn Hạnh còn là trụ cột của triều đình.
Nhiều nhà sƣ giúp dân chống hạn, chữa bệnh, bài trừ các hủ tục lạc hậu nhằm
10
góp phần phát triển văn hoá, tuyên truyền điều thiện, giáo dục đạo đức lành
mạnh. Nhiều thiền sƣ chẳng hạn nhƣ Trịnh Thiền, luôn nghĩ việc mƣu lợi dân
sinh. Với những đóng góp đó, các nhà sƣ đã góp phần to lớn tạo nên khuôn
mặt văn hoá của nƣớc ta trong những buổi đầu dựng nƣớc và giữ nƣớc kéo dài
cho đến thời Lý-Trần, thời kì phát triển vẻ vang nhất của lịch sử dân tộc.
Tóm lại: về tông phái, thiền phái Tỳ Ni Đa Lƣu Chi là dòng Thiền đầu
tiên ở Việt Nam còn thấy ghi lại đƣợc một cách tƣơng đối đầy đủ. Sự xuất
hiện của nó là do những điều kiện khách quan và chủ quan, bên trong và bên
ngoài của xã hội Việt Nam khi đó quy định. Trong những buổi đầu dựng nƣớc
và giữ nƣớc, nó là dòng tƣ tƣởng tiến bộ, các thiền sƣ đã tham gia tích cực và
đóng góp có hiệu quả cho đời sống xã hội lúc đó. Đây là dòng thiền chứa đựng
trong mình một số yếu tố của Mật giáo, nhƣng đời sống tu hành lại mang đậm
màu sắc ấn Độ. Tƣ tƣởng triết học của thiền phái này nhất là giai đoạn đầu
cũng chịu ảnh hƣởng chủ yếu của Phật giáo ấn Độ. Nhƣ vậy, ngay từ những
thế kỷ đầu tiên khi Phật giáo du nhập cho đến thế kỷ thứ IX (trƣớc thiền phái
Vô Ngôn Thông xuất hiện), Phật giáo mang nặng màu sắc ấn Độ. Giai đoạn
này lại hầu nhƣ trùng với thời kì Bắc thuộc. Điều đó phần nào lí giải rằng
chính Phật giáo này cùng với tín ngƣỡng văn hoá bản địa đã giúp cho nhân
dân Việt Nam tránh đƣợc sự đồng hoá về văn hoá của các triều đại phong kiến
phƣơng Bắc.
* - Dòng thiền Vô Ngôn Thông:
Theo “Thiền uyển tập anh”, Vô Ngôn Thông (Bất Ngữ Thông) Họ Trịnh,
ngƣời Quảng Châu, năm 820 sang Việt Nam tạo lập nên dòng thiền thứ hai,
Thiền phái Vô Ngôn Thông. Cũng bắt đầu từ Vô Ngôn Thông, Phật giáo Việt
Nam mang đậm màu sắc của Thiền tông Trung Quốc, đặc biệt là dòng Nam
Phƣơng của lục tổ Huệ Năng. Huệ Năng đặc biệt chú ý đến vấn đề kiến tính và
đốn ngộ, điều đặc sắc ở ông là đề cao tinh thần nhập thế, điều này thể hiện rõ
trong luận điểm nổi tiếng :
“ Phật pháp tại thế gian
11
Bất ly thế gian giác
Ly thế mích Bồ Đề
Kháp nhƣ cầu thố giác”.
Mặt khác, Huệ Năng phát triển những vấn đề nhƣ định tuệ, toạ thiền, sám
hối, cơ duyên, đốn tiệm, hộ pháp… lên một bƣớc sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, bề
thế hơn, hệ thống hơn. Điều này thể hiện rõ trong tác phẩm “Pháp bảo đàn
kinh” của lục tổ Hệ Năng
Theo “Thiền uyển tập anh”: “Vô Ngôn Thông tính cẩn trọng, trầm lặng,
nói ít hiểu nhiều, thông đạt sự lí. Sƣ nghe câu nói của Bách Trƣợng (720-814)
“Tâm địa nhƣợc không tuệ nhật tự chiếu” mà sở đắc”. [39. Tr 167]. Năm 820,
sƣ sang chùa Kiến Sơ Việt Nam, chỉ ngồi quay mặt vào tƣờng, không nói một
lời, chuyên chú tu tập thiền định suốt mấy năm liền. Thiền phái Vô Ngôn
Thông tồn tại từ năm 820 đến khoảng những năm 30 của thế kỷ XIII (Theo
“Thiền uyển tập anh”) và kéo dài cho đến thiền Trúc Lâm Yên Tử. Nhƣng vì
sự ra đời của thiền Trúc Lâm Yên Tử đánh dấu một bƣớc ngoặt trong việc
hình thành một nền Phật giáo Việt Nam nên có thể nhận định thời gian tồn tại
của thiền phái Vô Ngôn Thông kéo dài từ năm 820 đến 1299, năm Nhân Tông
xuất gia vào núi Yên Tử (Lấy pháp hiệu là Hƣơng Vân Đại Đầu Đà) hình
thành nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam. Nhƣ vậy thiền phái này tồn
tại trong vòng 479 năm gồm 15 thế hệ và 38 thiền sƣ (trừ sƣ tổ Vô Ngôn
Thông) còn ghi lại trong “Thiền uyển tập anh”.
Điều đặc biệt của thiền phái Vô Ngôn Thông là ở chỗ các thiền sƣ đều
chú tâm vào đạo, bởi vậy gần nhƣ không thấy chuyện phù phép, bùa chú, bốc
thuốc, cầu đảo… nhƣ thiền phái Tỳ Ni Đa Lƣu Chi. Ngoài điều đó có thể thấy
phong cách của một số thiền sƣ phái Vô Ngôn Thông cũng không có nhiều
điểm khác phong cách của các thiền sƣ phái Tỳ Ni Đa Lƣu Chi, đó là phong
cách của các tăng sĩ Phật giáo nói chung, phong cách giản dị, thanh tịnh.
Chẳng hạn nhƣ sƣ Quảng Trí mặc áo vá, ăn hạt, kết bạn với sơn tăng Minh
Huệ. Sƣ Bảo Giám không mấy khi chú ý đến bản thân, sƣ thƣờng ăn vận đồ xô
12
gai, hàng tơ lụa không bao giờ đụng đến, năm này qua năm khác sƣ vẫn giữ
một mực nhƣ thế. Cứu Chỉ tu hạnh đầu đà cả năm không bƣớc chân xuống
núi, Không Lộ chuyên chú tu trì Pháp Đà La Ni. Viên Chiếu tinh thông phép
Tam quán của kinh Viên Giác. Tín Học cũng chuyên tâm nghiên cứu phép
Tam quán của kinh Viên Giác. Trong nhiều năm, hàng ngày sƣ chỉ ăn một
bữa, hình dung khô héo tiều tuỵ, dứt hết lòng ham muốn. Đại Xả thƣờng xoã
tóc quên ăn, không ở hẳn một nơi cố định….
Nhìn chung, những lối sống mà ta phân tích trên không phải là điểm nổi
trội của thiền phái Vô Ngôn Thông mà cái nổi trội chúng ta chỉ ra ở trên là các
thiền sƣ của phái này đều chú tâm vào đạo thiền, làm nổi bật rõ những nguyên
lí, nguyên tắc, con đƣờng, biện pháp của thiền để đƣa hành giả tới giác ngộ,
cái đó bàng bạc ở thiền tông Trung Quốc. Từ đó ta có thể thấy thiền phái Vô
Ngôn Thông ảnh hƣởng của Phật giáo Trung Quốc, đặc biệt là thiền của Huệ
Năng sâu đậm hơn Phật giáo ấn Độ.
Đến đây chúng ta thấy sự khác nhau giữa thiền phái Tỳ Ni Đa Lƣu Chi
và Vô Ngôn Thông ở mấy điểm sau:
* Thiền Tỳ Ni Đa Lƣu Chi mang màu sắc của Phật giáo ấn Độ trong khi
thiền phái Vô Ngôn Thông mang rõ sắc thái của Phật giáo Trung Quốc.
* Nếu nhƣ thiền Tỳ Ni Đa Lƣu Chi đã có tinh thần nhập thế rõ nét thì
thiền phái Vô Ngôn Thông còn có tinh thần nhập thế tích cực hơn. Điều này
thể hiện rõ ở nhánh Vô Ngôn Thông Yên Tử với luận điểm nổi tiếng:
“Dĩ thiên hạ chi dục vi dục, dĩ thiên hạ chi tâm vi tâm”
* Về mặt lí luận, thiền phái Vô Ngôn Thông phát triển bề thế hơn, sâu
sắc hơn thiền phái Tỳ Ni Đa Lƣu Chi.
Tóm lại: Dòng thiền Vô Ngôn Thông là dòng thiền thứ hai của Phật giáo
Việt Nam mà sách xƣa còn ghi lại đƣợc một cách tƣơng đối đầy đủ. Sự xuất
hiện của dòng thiền này là do sự phát triển mạnh mẽ của thiền tông Nam
Trung Quốc và Phật giáo An Nam lúc bấy giờ. Mặt khác cũng có thể do nhu
cầu phát triển văn hoá của xã hội ta khi đó đòi hỏi có sự đa dạng hơn, phong
13
phú hơn. Bởi vậy, bên cạnh một tông phái thiền mang đậm màu sắc ấn Độ, đã
xuất hiện một phái thiền mang màu sắc Trung Quốc, đó là thiền phái Vô Ngôn
Thông. Sự xuất hiện của thiền phái Vô Ngôn Thông bên cạnh thiền phái Tỳ Ni
Đa Lƣu Chi phải chăng nói lên rằng ở Việt Nam thế kỷ IX đã diễn ra cuộc
tranh giành ảnh hƣởng giữa văn hoá ấn Độ và văn hoá Trung Quốc mà đại
diện là Phật giáo ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc? Sự biến mất của thiền phái
Tỳ Ni Đa Lƣu Chi thời Trần phải chăng nói lên khuynh hƣớng Trung Quốc
thời kì này đã thắng thế và đó phải chăng là bƣớc quá độ để văn hoá Trung
Quốc mà đại diện là Nho giáo chiếm vai trò chủ đạo ở thời Lê?.
Đây là những vấn đề có tầm cỡ lí luận vô cùng lí thú, nhƣng vẫn còn ít
công trình đề cập đến khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử tƣ
tƣởng Việt Nam nói riêng.
1.1.2 . Thiền phái Thảo Đƣờng thời Lý
Năm 1069, vua Lý Thánh Tông đem quân chinh phạt Chiêm Thành,
chiếm các châu Địa Lý (phủ Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), Ma Linh (các
huyện Minh Linh và Do Linh, tỉnh Quảng Trị) và Bố Chính (các huyện Bình
Chánh, Minh Chanh và Bố Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình). Theo Sách “An
nam chí lƣợc” của Lê Tắc, trong số những tù nhân bắt đƣợc ở Chiêm Thành
trong cuộc chinh phạt ấy có một vị thiền sƣ Trung Hoa tên là Thảo Đƣờng. Vị
thiền sƣ này bị bắt chung với những ngƣời Chiêm Thành và chẳng ai biết ngài
là thiền sƣ. Khi về tới kinh đô, vua chia những tù nhân bắt đƣợc cho các quan
để làm ngƣời phục dịch, tình cờ thiền sƣ Thảo Đƣờng đƣợc chia cho một vị
tăng lục, một chức vụ trông coi về tăng sƣ. Một hôm, trong lúc vị tăng lục đi
vắng, Thảo Đƣờng lật xem thử những bản ngữ lục thiền học chép tay để trên
bàn của chủ. Thấy các bản này có nhiều chỗ chép sai quá, Thảo Đƣờng chịu
không nổi bèn cầm bút sửa chữa. Khi vị tăng lục về, khám phá ra chuyện ấy,
rất lấy làm ngạc nhiên bèn đem tự sự tâu lên vua. Vua cho vời đến hỏi, thì biết
đó là thiền sƣ Thảo Đƣờng ở Trung Hoa nhân đi qua Chiêm Thành truyền giáo
mà bị bắt. Khâm phục về sức học và đạo đức của Thảo Đƣờng, vua liền phong
14
thiền sƣ làm Quốc sƣ. Thiền học của Thảo Đƣờng có những sắc thái mới lạ,
do đó có một thiền phái nữa đƣợc thành lập, lấy tên là thiền phái Thảo Đƣờng.
Thiền sƣ Thảo Đƣờng trụ trì tại chùa Khai Quốc, ngay tại kinh thành Thăng
Long.
Sách “Thiền uyển tập anh” có ghi rằng thiền sƣ Thảo Đƣờng thuộc
truyền thống thiền của thiền sƣ Tuyết Đậu Minh Giác ở Trung Hoa. Thiền sƣ
Tuyết Đậu tịch năm 1052, trong khi thiền sƣ Thảo Đƣờng đƣợc phong quốc sƣ
ở Đại Việt vào năm 1069. Có thể nhận định Thảo Đƣờng là đệ tử trực tiếp của
Tuyết Đậu và là anh em đồng sƣ với các thiền sƣ Nghĩa Hoà, Trí Phƣớc và
Truyền Tông.
Thiền sƣ Tuyết Đậu thuộc hệ thống thiền phái Vân Môn: Ông đƣợc xem
nhƣ là ngƣời phục hƣng thiền phái Vân Môn. Ông là ngƣời Tứ Xuyên, họ Lý,
rất giỏi văn chƣơng, đi xuất gia với thiền sƣ Quang Tộ, nhờ một gậy của thầy
mà khai ngộ. Ông ở bên thầy 5 năm, trú tại núi Linh ẩn 3 năm nữa, rồi về chùa
Tƣ Khánh ở núi Tuyết Đậu mở trƣờng dạy học. Vua Tống ban hiệu cho ông là
Minh Giác Đại sƣ, ông tịch năm 73 tuổi. Lúc sinh thời, thiền sƣ có rút những
trích yếu từ 1700 cổ tắc trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, làm ra 100 bài
tụng cổ. Sau này Viên Ngộ thiền sƣ đã bổ túc tác phẩm này tạo thành tác
phẩm “Bích Nham tập”, một tác phẩm trọng yếu trong thiền môn, xƣa nay
đƣợc gọi là cuốn sách quý nhất của phái thiền (Tông môn đệ nhất thủ). Sau
khi thiền sƣ mất, các đệ tử thu góp lại những ngữ cú, thi ca và kệ tụng của ông
làm thành các tác phẩm Động Đình Ngữ Lục, Tuyết Đậu Khai Đƣờng Lục,
Bộc Truyền Tập, Tổ Anh Tập, Tụng cổ Tập, Niên Hƣơng Tập và Tuyết Đậu
Hậu Lục.
Một đặc điểm của phái Tuyết Đậu là chủ trƣơng sự dung hợp giữa Phật
giáo và Nho giáo. Điểm này đã ảnh hƣởng tới Phật giáo Việt Nam đời Trần.
Vân Môn và Tuyết Đậu đều là những thiền sƣ bác học và có khuynh hƣớng
văn học; cả hai ngƣời đều nhắm tới sự hoằng dƣơng thiền học trong giới trí
thức, đƣa Nho giáo tới gần đạo Phật và trở nên phật tử. Chính khuynh hƣớng
15
Nho Phật tổng hợp này đã thống trị tƣ tƣởng Trung Hoa trong buổi đầu nhà
Tống. Đây là giai đoạn hình thành cực độ của thiền phái Vân Môn tại Trung
Hoa. Cũng vì quá thiên trọng về giới thƣợng lƣu trí thức nên những sinh hoạt
tín ngƣỡng Phật giáo bình dân (nhƣ ở đời Đƣờng) bị bỏ rơi và thiếu sót trong
thiền phái Vân Môn. Rất khó xác định thiền sƣ Thảo Đƣờng tham dự biên tập
các bộ ngữ lục của thiền sƣ Tuyết Đậu hay không. Điều có thể khẳng định là
khi hành đạo ở Đại Việt, ông đã sử dụng Tuyết Đậu Ngữ Lục. Rất có thể Thảo
Đƣờng là pháp hiệu của một trong những vị đệ tử của Tuyết Đậu đã tham dự
biên tập các bộ ngữ lục.
Thiền sƣ Thảo Đƣờng đã giảng Tuyết Đậu Ngữ Lục nhiều lần tại chùa
Khai Quốc, khuynh hƣớng thiền học trí thức và thi ca đã từ đó ảnh hƣởng tới
hai thiền phái Tỳ Ni Đa Lƣu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thiền sƣ Minh trí
(mất năm 1190) và Quảng Nghiêm (mất 1190) của phái Vô Ngôn Thông
chẳng hạn, đã rất hâm mộ Tuyết Đậu Ngữ Lục. Các thiền sƣ Viên Chiếu (mất
1090) và Trí Bảo (mất 1190) của phái Tỳ Ni Đa Lƣu Chi là những ngƣời đã
chịu ảnh hƣởng nhiều về khuynh hƣớng thiền học trí thức và thi ca của phái
Tuyết Đậu. Sau này thiền phái Trúc Lâm của đời Trần còn tiếp tục chịu ảnh
hƣởng này.
Sách “Thiền uyển tập anh” còn ghi lại tên tuổi của 19 ngƣời thuộc thiền
phái Thảo Đƣờng, kể cả thiền sƣ Thảo Đƣờng, phân làm 6 thế hệ:
Thế hệ thứ I : Thảo Đƣờng.
Thế hệ thứ II: Lý Thánh Tông; Bát Nhã; Ngộ Xá.
Thế hệ thứ III: Ngô ích; Thiệu Minh; Không Lộ; Định Giác.
Thế hệ thứ IV: Đỗ Vũ; Phạn âm; Lý Anh Tông; Đỗ Đô.
Thế hệ thứ V : Trƣơng Tam Tạng; Chân Huyền; Đỗ Thƣờng.
Thế hệ thứ VI: Hải Tịnh; Lý Cao Tông; Nguyễn Thức; Phạm Phụng
Ngự.
Trong số 19 ngƣời thuộc thiền phái Thảo Đƣờng đƣợc ghi lại trong sách
16
“Thiền uyển tập anh”, có 10 vị là ngƣời xuất gia, kể cả Thảo Đƣờng: Thảo
Đƣờng, Thiệu Minh, Phạn Âm, Đỗ Đô, Trƣơng Tam Tạng, Chân Huyền, Hải
Tịnh, Bát Nhã, Không Lộ và Định Giác đồng thời cũng thuộc thiền phái Vô
Ngôn Thông. Ta thấy có 9 vị là cƣ sĩ, phần nhiều là vua với quan: Thánh
Tông, Anh Tông, Cao Tông đều là vua; Ngô ích là quan Tham chính, Đỗ Vũ
là quan Thái phó, Đỗ Thƣờng cũng là quan Thái phó, Nguyễn Thức là quan
Quản giáp. Vì những lí do trên mà thiền phái Thảo Đƣờng đã không đủ sức
tạo nên một truyền thống sinh hoạt Tăng viện độc lập có thể lƣu truyền về sau,
ảnh hƣởng của thiền phái này chỉ đáng kể về mặt học tập.
Nếu nhƣ nhìn qua sự trình bày trên thì thiền phái Thảo Đƣờng xuất hiện
ở Việt Nam mang tính ngẫu nhiên. Sự thực nhƣ ta đã phân tích ở trên, sự xuất
hiện của thiền phái Thảo Đƣờng có nguồn gốc sâu xa ở hiện thực chính trị- xã
hội. Trƣớc khi thiền phái thảo Đƣờng xuất hiện thì ở Việt Nam đã có hai thiền
phái: Tỳ Ni Đa Lƣu Chi mang sắc thái của Phật giáo ấn Độ, chí ít là đến nửa
đầu thế kỷ thứ XIV; thiền phái Vô Ngôn Thông là dòng thiền từ Trung Hoa
sang. Trƣớc triều Lý, các triều đại nhƣ Ngô (939-965), Đinh (966- 980), Tiền
Lê (980- 1009) đều tồn tại không lâu. Nhà Lý (1010- 1225) cai quản đất nƣớc
tƣơng đối lâu dài với sự thống nhất độc lập về lãnh thổ, kinh tế, chính trị, văn
hoá. Cái đó quy định đòi hỏi cần có một hệ tƣ tƣởng độc lập cho nhà nƣớc
Đại Việt lúc bấy giờ. Hai thiền phái đều không thoả mãn nhu cầu này, bởi lẽ
một cái thì nghiêng về ấn Độ, một cái thì ngả về Trung Hoa. Trƣớc tình hình
đó, Lý Thánh Tông (1054- 1071) có thái độ thân dân, có lòng nhân từ cởi mở.
Ông chịu ảnh hƣởng rõ lí tƣởng của Nho giáo “dân chi phụ mẫu” (làm cha mẹ
dân). Mặt khác, chỉ đến thời ông mới công khai lấy Nho học bổ sung cho kiến
thức đƣơng thời. Ngoài ra, ông còn là nhân vật trọng yếu khai sinh ra tông
phái Thảo Đƣờng.
Đi theo khuynh hƣớng có tính chất tổng hợp, vừa tôn sùng Phật giáo, lại
vừa đúc cả tƣợng của Bà- la- môn giáo nhƣ Phạm Thiên (Brahma), Đế Thích
(Indra) để trong chùa, phiên dịch âm nhạc Chiêm Thành, tiếp thu những tinh
hoa văn hoá cổ thời Hùng Vƣơng cùng với những tín ngƣỡng dân gian nông
17
nghiệp thể hiện qua những việc xây lầu chung một cột sáu cạnh hình hoa sen,
có liên hệ mật thiết với việc đi cầu tự của nhà vua. Lý Thánh Tông đã xây
dựng một nền Phật giáo có tính chất tổng hợp, đó là sự kết hợp giữa Thiền,
Tịnh, Nho, Lão. Theo các tài liệu sử thì sở trƣờng của Thảo Đƣờng là về đạo
học, lại tinh thông kinh Phật, lúc tịch ngồi kiết toạ nhƣ kiểu toà sen, theo thầy
đi du học đất Chiêm Thành, nhƣ vậy, rất có thể Thảo Đƣờng thuộc Thiền học
đi từ Lão học sang Phật học. Thực ra hƣớng này mang đặc trƣng trí thức bác
học đã có từ thế kỷ II, thể hiện rõ ở Mâu Bác. Đây chính là khuynh hƣớng
tổng hợp tam giáo, lấy Phật giáo làm cơ sở. Nhƣng khuynh hƣớng có tính chất
bác học này đƣợc kết hợp với tín ngƣỡng dân gian nông nghiệp, cái linh phù
Linga- Yoni của dân Chiêm Thành dƣới ảnh hƣởng ít nhiều của Nho giáo đã
biến thành một cột gắn liền với lễ cầu tự, mong sự sinh hoá lâu dài (Diên
Hựu), phải chăng đó là nét đặc trƣng của Thiền học Thảo Đƣờng? Nếu vậy thì
thiền phái Thảo Đƣờng là sự chắt lọc, kết tinh của văn hoá Trung Hoa, văn
hoá ấn Độ, văn hoá Chiêm Thành và văn hoá Đại Việt đƣợc thể hiện trong
“Truy tố cảnh sách”.
Tóm lại: Không thoả mãn với thiền phái Tỳ Ni Đa Lƣu Chi có khuynh
hƣớng nghiêng về ấn Độ, thiền phái Vô Ngôn Thông ngả về Trung Hoa, để
đáp ứng nhu cầu của một nƣớc độc lập tự chủ, cƣờng thịnh, hùng mạnh, đánh
sang phƣơng Bắc, dẹp và bắt phía Nam thuần phục, một đế quốc “Đại Việt”.
Về văn hoá, Lý Thánh Tông đã đi theo khuynh hƣớng tổng hợp. Từ đó tất yếu
làm nảy sinh phải có một hệ tƣ tƣởng tổng hợp để tƣơng xứng với thực tiễn xã
hội hoành tráng lúc bấy giờ. Chính vì vậy mà thiền phái Thảo Đƣờng ra đời.
1.2 - Phật giáo thời Trần ( 1226 – 1400)
1.2.1. Bối cảnh xã hội thời Trần và sự ra đời của thiền phái Trúc
Lâm Yên Tử.
Sau thời kỳ hoàng kim của nhà Lý, đất nƣớc rơi vào cuộc khủng
khoảng kinh tế, chính trị, xã hội trầm trọng.Vào cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ
XIII cùng với sự sụp đổ của chính quyền trung ƣơng nhà Lý, các lãnh chúa
18
phong kiến địa phƣơng nổi dậy cát cứ. Tình trạng nông dân và những ngƣời tự
do ngày càng tồi tệ bởi lẽ, một mặt, họ bị quan lại bóc lột nặng nề, sƣu cao
thuế nặng, mặt khác tai nạn bất thƣờng, mất mùa liên miên, tiêu biểu là nạn
đói khủng khiếp năm 1181, làm có nơi qúa nửa số dân bị chết đói. Để tránh tô
thuế và nghĩa vụ lao động, nhiều ngƣời đã rời bỏ quê hƣơng, sống tha phƣơng
cầu thực. Sự bất bình trong dân chúng ngày càng tăng. ở những vùng rừng núi
đã xuất hiện những cuộc khởi nghĩa, trong đó lớn nhất là cuộc khởi nghĩa của
Thanh Lôi (1140-1141), Lê Văn (1180-1182), Phí Lăng (1202-1215). Toàn bộ
đất nƣớc trong những năm 20 của thế kỷ XIII là sự hỗn loạn gây nên bởi
những chiến tranh tƣơng tàn giữa các nhóm phong kiến. Trong các nhóm
phong kiến cát cứ khi đó, nhóm có ảnh hƣởng lớn nhất là nhà Trần ở Hải ấp
(Thái Bình), Đoàn Thƣơng ở Hoàng Châu (Hải Hƣng), Nguyễn Tƣ ở Quốc
Oai (Hà Tây), Nguyễn Nộn ở Bắc Giang. Thủ đô Thăng Long nhiều lần bị
đánh phá. Các vua Lý bất lực, khi thì dựa vào nhóm này, khi thì dựa vào nhóm
khác.
Trong quá trình đấu tranh giữa các nhóm phong kiến, dòng họ Trần dần
dần thâu tóm đƣợc lực lƣợng và cuối cùng đã chinh phục tất cả các lực lƣợng
cát cứ khác. Vua cuối cùng của nhà Lý- Lý Huệ Tông bị bệnh tâm thần, không
có con trai, buộc phải nhƣờng ngôi cho con gái- Lý Chiêu Hoàng- 7 tuổi.
Đồng thời nhà Trần tập trung vào tay mình những chức vụ quan trọng nhất của
triều đình. Năm 1226, theo kế hoạch của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng
nhƣờng ngôi cho chồng mình là Trần Cảnh lên ngôi, sáng lập ra triều Trần
(1226- 1400).
Về kinh tế, nếu cuối triều Lý bị suy thoái thì với triều Trần, lực lƣợng sản
xuất bắt đầu đƣợc phục hồi và phát triển. Nhà Trần đề ra chủ trƣơng khai khẩn
đất hoang, đắp đê quai vạc ngăn nƣớc mặn, úng lụt. Bởi vậy, số làng quê tăng
lên nhanh chóng. Trong các lộ, tỉnh, nhà Trần đều có ngƣời theo dõi đê điều,
canh tác đất hoang…. Sự biến đổi trong cơ sở kinh tế, trong thƣợng tầng kiến
trúc nhà nƣớc tạo nên những yếu tố tích cực thúc đẩy văn hoá, tinh thần, tƣ
tƣởng phát triển, tạo cho xã hội một sinh khí mới, một sức mạnh mới có thể
19
đƣơng đầu với các cuộc ngoại xâm.
Về mặt văn hoá tƣ tƣởng, nhà Trần vẫn đề cao Phật giáo- tôn giáo đƣợc
đa số dân chúng tin theo. Nhƣng Phật giáo thời Lý có những ba thiền phái: Tỳ
Ni Đa Lƣu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đƣờng. Nhà Trần đã chinh phục
thống nhất đƣợc các lực lƣợng cát cứ của triều Lý, bởi vậy, muốn thu về một
mối những lực lƣợng cát cứ về tinh thần, tƣ tƣởng. Nếu nhiệm vụ thứ nhất do
Trần Thủ Độ đảm nhiệm, thì nhiệm vụ thứ hai do Trần Thái Tông đứng ra
gánh vác. Cũng chính vì lí do đó mà ba thiền phái thời Lý hầu nhƣ biến mất
(nói đúng ra chỉ còn thiền phái Vô Ngôn Thông) và học thuyết Không Hƣ của
Trần Thái Tông ra đời. Đây là học thuyết tổng hợp của cả thiền, tịnh, Nho,
Lão… tổng hợp tƣ tƣởng của các thiền phái trƣớc. Có thể nói rằng, hệ thống tƣ
tƣởng Trần Thái Tông là tập đại thành đầu tiên của Phật giáo Việt Nam.
Ý đồ tạo nên một hệ tƣ tƣởng mới mà Trần Thái Tông là ngƣời mở đầu
của nhà Trần đã rõ. Nhƣng chẳng bao lâu sau khi thành lập triều đại, quân
Nguyên Mông lại lăm le xâm lƣợc bờ cõi, và đầu năm 1258 quân Nguyên bắt
đầu tiến hành xâm lƣợc nƣớc ta lần thứ nhất. Bởi vậy, ý đồ này đành phải gác
lại. Sau ba cuộc kháng chiến hào hùng, oanh liệt, thắng lợi, khí thế đất nƣớc,
tinh thần dân tộc đƣợc thổi bùng lên mạnh mẽ chƣa từng thấy. Y thức độc lập
tự cƣờng đƣợc thổi thêm luồng sinh khí mới. Bởi vậy, nhiệm vụ, ý đồ trƣớc
kia đáng lẽ phải hoàn thành, thì nay đƣợc đặt ra một cách cấp bách, gay gắt
hơn bao giờ hết. Trần Nhân Tông (1258-1308) cháu của Trần Thái Tông đã
đứng ra đảm nhiệm trọng trách này. Sau khi giành thắng lợi trong cuộc kháng
chiến cuối cùng năm 1288, 5 năm sau ông nhƣờng ngôi cho con, rồi đi chu du
khắp thiên hạ học hỏi đạo Phật, để đến tháng 8 năm 1299, ông lên Yên Tử
hình thành nên một thiền phái mới mang đậm màu sắc Việt Nam, thiền phái
Trúc Lâm Yên Tử.
Nhìn tổng thể, Phật giáo thời Trần so với các thời trƣớc, đó là bƣớc phát
triển mới về lí luận. Nhiều vấn đề tinh tế của Phật học đã đƣợc các thiền sƣ
thời Trần đi sâu. Nhiều thiền viện thời Pháp Loa đã ra đời, tạo sự nhất trí thiền
20
giáo tƣơng hỗ đồng hành không tách rời nhau. Từ đó, về mặt lí luận, Phật giáo
thời Trần có nhiều đóng góp quan trọng cho Phật giáo Việt Nam và Phật giáo
thế giới. Nhiều tác phẩm Phật giáo, đặc biệt là các bản ngữ lục ra đời. Không
chỉ về mặt lí luận, về mặt giáo hội thì giai đoạn Trần, đặc biệt là Phật giáo
Trúc Lâm cũng có sự tiến bộ vƣợt bậc, lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo
Việt Nam có sự quy định tƣơng đối chặt chẽ về chức vụ sƣ tăng trong cả nƣớc.
Bắt đầu từ đây, tăng nhân đều có sổ và thuộc quyền quản lí của giáo hội.
Phật giáo thời Trần đƣợc mở đầu từ Trần Thái Tông, là sự nối tiếp theo
hƣớng tổng hợp của Phật giáo thời Lý. Phật giáo thời Trần vẫn là sự tổng hợp
của tam giáo (Nho, Phật, Lão), lấy Phật giáo làm cơ sở, trụ cột. Điều này thể
hiện rõ nhất ở Trần Thái Tông. Nếu kể riêng Phật giáo thì trong Phật giáo có
cả thiền, tịnh, mật; trong đó thiền là nòng cốt. Các kinh sách mà các thiền sƣ
thời Trần hay tụng đọc là kinh Kim Cƣơng, Lăng Già, Thủ Lăng Nghiêm và
Duy Ma.
Theo tƣ tƣởng của kinh Kim Cƣơng, muốn chứng ngộ chân lý thì không
đƣợc để tâm vọng động. Muốn tâm không vọng động thì phải thực hiện
nguyên tắc Vô Trụ, nhờ vô Trụ mà sinh tâm thanh tịnh, khi tâm thanh tịnh thì
Phật Nhật ( mặt trời Phật – giác ngộ) tự chiếu sáng. Khi đó thực tƣớng các
pháp hiển hiện rõ ràng. Theo “ Pháp Bảo Đàn Kinh” – Tƣơng truyền là của
Lục tổ Huệ Năng, chính Lục Tổ đã đắc pháp ở câu “ Ƣng vô sở trụ nhi sinh kỳ
tâm” trong kimh Kim Cƣơng. Ơ Việt Nam Trần Thái Tông cũng tự thuật rằng
nhờ câu đó mà khai mở trí tuệ bát nhã.
Nội dung Kinh Lăng Già: chủ yếu nói về việc chứng tu chân lí tuyệt đối.
Thế giới bên ngoài chỉ là biểu hiện của cái tâm, thế giới không hiện hữu bên
ngoài tâm, cái thực sự hiện hữu là tâm, cho nên vấn đề cốt lõi là phải tự mình
thể hiện trong nội tại, nội tâm. Đối tƣợng chủ yếu của giáo lí Lăng Già là sự
nhận thức nội tại, từ đó tạo ra sự chuyển biến tâm linh trong toàn bộ đời sống
con ngƣời. Nhƣ vậy, Lăng Già tự đề cao tầm quan trọng của thể chứng nội tại.
Sự thể chứng này không bao giờ đạt đƣợc bằng suy tƣởng triết học, mà chỉ có
21
thể đạt đƣợc bằng trực giác, siêu việt ngôn ngữ. Lăng Già đề cao thông điệp
tâm tức Phật, Phật tức tâm:
“Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tích thành Phật”
Kinh Thủ Lăng Nghiêm: Đại ý kinh này Phật dạy chúng sinh phải trở về
với chân tâm thƣờng trụ, với thể tính, theo Phật, chƣ Phật và chúng sinh có
một bản thể chân tâm. Vì chúng sinh mê muội chân tâm nên phải chịu sinh tử
luân hồi, còn chƣ Phật tỏ ngộ chân tâm nên đƣợc tự tại giải thoát. Vì vậy mà
Phật dạy: “Ta là Phật đã thành, còn chúng sinh là Phật sẽ thành”.
Kinh Duy Ma: Là một kinh đại thừa với tƣ tƣởng mang đạo vào đời, làm
sáng đẹp cho đời mà không bị đời làm cho ô nhiễm. Sự xuất hiện kinh Duy
Ma đánh dấu bƣớc mở đầu cho khuynh hƣớng duy tâm Phật giáo.
Ngoài ra, các kinh điển Phật giáo thời Trần còn chú ý tới các bản ngữ lục,
chẳng hạn nhƣ Tuyết Đậu ngữ lục, Đại Tuỳ ngữ lục, Bích Nham tập….
1.2.2. Những đại biểu tƣ tƣởng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Phật giáo thời Trần có nhiều gƣơng mặt tiêu biểu nhƣng nổi bật hơn cả
là: Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thƣợng Sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và
Huyền Quang. Trong 5 vị này chỉ có 3 vị cuối là xuất gia. Tuệ Trung Thƣợng
Sĩ là cƣ sĩ, còn Trần Thái Tông đã lên núi Yên Tử có ý xuất gia nhƣng do yêu
cầu của xã tắc lại phải về ngồi lên ngai vua trị vì trăm họ.
* Trần Thái Tông:
Trần Thái Tông tức Trần Cảnh, sinh năm 1218, là con thứ của Trần Thừa
(anh họ Trần Thủ Độ). Trần Thái Tông không chỉ là ngƣời đôn hậu khoan
dung, ông còn là một nhà chỉ huy quân sự, lãnh đạo toàn dân đánh tan cuộc
xâm lƣợc của quân Nguyên Mông lần thứ nhất. Ngoài ra, ông còn là một nhà
văn, nhà thơ, nhà tƣ tƣởng, nhà văn hoá. Tác phẩm của ông có nhiều nhƣng
22
hiện nay chỉ còn hai bài thơ (gửi nhà sƣ Đức Sơn ở am Thanh Phong; Tiền sứ
Bắc Trƣơng Hiền Khanh).
Bài minh do ông viết để dạy Hoàng tử, bài bia để tại sinh từ Trần Thủ
Độ; Thiền tông chỉ nam tự, Kim Cƣơng Tam Muội kinh tự và một tác phẩm
nổi tiếng xƣa nay là Khoá Hƣ Lục. Trần Thái Tông đã có đóng góp lớn trong
triết học và Phật học Việt Nam. Những tác phẩm tƣ tƣởng của ông đã tạo nên
tập đại thành đầu tiên của lịch sử triết học Việt Nam cũng nhƣ của Phật giáo
Việt Nam. Những tƣ tƣởng triết học của Trần Thái Tông tạo nên một hệ thống
tƣơng đối hoàn chỉnh, chặt chẽ bao gồm cả bản thể luận, nhận thức luận và
đạo đức học. Thiền luận của ông là sự tổng hợp tam giáo dựa trên những
nguyên lí căn bản cuả thiền học. Một đóng góp mới, cụ thể trong Phật giáo và
thiền học của ông là ông đã đề ra một hệ thống nguyên lí luyện tập, chia ngày
đêm làm sáu thời, mỗi thời sám hối một căn, nhằm đƣa con ngƣời về trạng
thái hƣ tâm (tâm hƣ). Ông cũng là một trong những ngƣời đầu tiên của triều
Trần tự áp dụng đối với bản thân mình phƣơng pháp đi đến giác ngộ mang đặc
sắc của Phật giáo Việt Nam. Đó là “Dĩ chúng vi tâm kỷ”. Và ông đã thành
công.
* Tuệ Trung Thƣợng Sĩ:
Tụê Trung Thƣợng Sĩ (1230-1291) là anh ruột của Trần Quốc Tuấn. Từ
nhỏ Tuệ Trung đã tỏ ra có bản chất thanh cao, tính tình thuần hậu, hiểu sâu
biết rõ nhiều điều. Lớn lên ông theo học thiền sƣ Tiêu Dao- ngƣời đã kết hợp
nhánh Vô Ngôn Thông Thăng Long với nhánh Vô Ngôn Thông Yên Tử vào
cuối Lý đầu Trần. Mặc dù là cƣ sĩ (không xuất gia), nhƣng ông là một nhà
thiền học có bản lĩnh, thông minh sắc sảo, một ngôi sao sáng trong vƣờn thiền
Việt Nam. Ông đƣợc vua Trần Thánh Tông (1240- 1290) tôn làm sƣ huynh và
gọi bằng cái tên cao quý- Thƣợng Sĩ.
Những di huấn và trƣớc tác của ông đƣợc tập hợp trong cuốn Thƣợng Sĩ
ngữ lục. Sách này do Pháp Loa biên lục, Trần Nhân Tông khảo đính và Trần
Khắc Trung đề bạt. Bản sớm nhất có tên là Trúc Lâm Tuệ Trung Thƣợng Sĩ