Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tìm hiểu những biểu hiện về cái cao cả trong tư tưởng Nguyễn Trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.32 KB, 92 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========




ĐẶNG THU HƢƠNG




TÌM HIỂU NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ CÁI CAO CẢ
TRONG TƢ TƢỞNG NGUYỄN TRÃI






LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC











HÀ NỘI - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========



ĐẶNG THU HƢƠNG




TÌM HIỂU NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ CÁI CAO CẢ
TRONG TƢ TƢỞNG NGUYỄN TRÃI





LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Đỗ Huy









HÀ NỘI - 2014


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 11
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CỘI NGUỒN TƢ TƢỞNG CỦA
NGUYỄN TRÃI VỀ CÁI CAO CẢ 11
1.1 Lý luận chung về cái cao cả 11
1.2. Cơ sở hình thành cái cao cả trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi 28
1.2.1. Bối cảnh lịch sử 28
1.2.2 Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Trãi 32
1.2.3. Những tiền đề lý luận 36
Chƣơng 2: NHẬN DIỆN CÁI CAO CẢ TRONG TƢ TƢỞNG
NGUYỄN TRÃI 40
2.1 Cái cao cả trong tƣ tƣởng yêu nƣớc của Nguyễn Trãi 40
2.2 Cái cao cả trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi về sức mạnh của nhân dân 48
2.3. Cái cao cả thể hiện trong tƣ tƣởng khoan dung của Nguyễn Trãi 58
2.4 Cái cao cả trong khát vọng hoà bình của Nguyễn Trãi 60
2.5 Cái cao cả trong bi kịch của Nguyễn Trãi 63
2.6 Cái cao cả trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Trãi 69
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85




2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu Ức Trai, là vị đệ nhất đại thần khai quốc
nhà Hậu Lê, một nhà bác học lớn, nhà tư tưởng, nhà văn hóa kiệt xuất đã
được tổ chức UNESCO tôn vinh là Danh nhân văn hóa thế giới. Năm 1980,
trong lời khai mạc Lễ kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi, cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng đã viết: “ mọi người chúng ta đều không khỏi ngạc nhiên
trước tầm vóc rộng lớn và cao sâu của cuộc đời và hoạt động của Nguyễn
Trãi: nhà chiến lược, nhà tư tưởng, nhà thơ, đồng thời là một con người có
cuộc sống cao thượng và trong sáng lạ lùng” [20; 408]
1
.
Là một nhân vật vĩ đại về nhiều mặt, rất hiếm có trong lịch sử, tư tưởng
của Nguyễn Trãi là đề tài thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu bởi nó rất
phong phú, đa dạng, mang tầm vóc giá trị lý luận to lớn. Tư tưởng mỹ học của
Nguyễn Trãi là một mặt hợp thành biện chứng trong toàn bộ tư tưởng của
ông. Nó hướng tới cái tốt đẹp, tới những mơ ước, khát vọng cao cả của con
người cho dù họ đang gặp những nỗi bất hạnh của đói nghèo, chiến tranh và
áp bức
Nguyễn Trãi không phải là một nhà mỹ học với những công trình
nghiên cứu, những hệ thống lý luận, phạm trù mỹ học chuyên biệt. Nhưng
qua khối lượng tác phẩm đồ sộ và qua chính cuộc đời, sự nghiệp, nhân cách,
tư tưởng của ông, chúng ta có thể nhận diện được những biểu hiện phong
phú của tư tưởng mỹ học, đặc biệt là tư tưởng về cái cao cả. Chính những tư
tưởng thẩm mỹ này đã góp phần tỏa sáng nhân cách và tầm vóc vượt thời đại
của người anh hùng Nguyễn Trãi.



1
Từ đây trở đi, số thứ nhất chỉ thứ tự của tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo; số thứ hai chỉ số trang
được trích dẫn trong tài liệu.


3
Việt Nam là một quốc gia có nền văn hoá giàu bản sắc với bề dày truyền
thống và những thành tựu rực rỡ. Bản sắc ấy không phải là một cái gì tĩnh tại,
nó luôn vận động trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nó
được hun đúc và đúc kết thành một cơ cấu, một hệ thống giá trị mà ở đó chủ
nghĩa yêu nước, lòng nhân ái khoan dung, tinh thần cộng đồng, ý chí tự lực tự
cường được mọi người tin tưởng mong muốn noi theo và gìn giữ. Bản sắc
ấy được hội tụ và kết tinh trong những nhà văn hóa tiêu biểu của thời đại.
Nguyễn Trãi là một nhà văn hóa như thế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội
nhập như hiện nay, việc xây dựng và phát triển nền văn hóa của Việt Nam
đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn, đặc biệt là với vai trò ngày
càng đắc lực của văn hóa, một “sức mạnh mềm” trong việc khẳng định và
quảng bá hình ảnh, vị thế của Việt Nam ra cộng đồng thế giới. Để có thể “hội
nhập nhưng không hòa tan”, trước hết chúng ta phải giữ gìn và tiếp tục phát
huy những truyền thống tốt đẹp, tinh hoa của dân tộc, trong đó không thể
không kể đến những đóng góp của Nguyễn Trãi. Đó chính là một trong những
tiền đề cần thiết để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
như Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
VIII đã đề ra - một nền văn hóa thống nhất và đa dạng, chứa đựng những tinh
hoa, bản sắc và sức sống của những giá trị dân tộc bền vững.
Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Tìm hiểu
những biểu hiện về cái cao cả trong tư tưởng Nguyễn Trãi” làm đề tài
nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ Triết học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Nguyễn Trãi là một đề tài lớn đối

với các nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc nghiên cứu và


4
đánh giá tư tưởng Nguyễn Trãi ở nước ta đã có từ thế kỷ XV, năm 1464, khi
Lê Thánh Tông chính thức minh oan cho Nguyễn Trãi và khẳng định sự
nghiệp của ông “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo” và theo lệnh của Lê
Thánh Tông, Trần Khắc Kiệm đã bỏ ra 13 năm để sưu tập các tác phẩm của
Nguyễn Trãi, biên khảo tóm tắt tiểu sử Nguyễn Trãi và in ở đầu cuốn “Ức
Trai thi tập” năm 1480.
Kể từ đó đến nay, nhiều công trình nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp, con
người, tư tưởng của Nguyễn Trãi đã được công bố, đặc biệt là từ nửa sau của
thế kỷ XX, khi hòa bình lập lại ở miền Bắc: kỷ niệm 520 năm ngày mất của
Nguyễn Trãi (1962) và đặc biệt là kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi (1980)
với nghị quyết của UNESCO tôn vinh ông là Danh nhân văn hóa thế giới.
Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị đã được xuất bản như:
- “Nguyễn Trãi, một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam” của Trần
Huy Liệu (1962), Nxb Sử học, Hà Nội: Khái quát về thân thế, lý tưởng, quan
niệm, đức độ, tác phong, chủ trương xây dựng đất nước và vai trò của Nguyễn
Trãi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và giải phóng đất nước.
- “Mấy vấn đề về sự nghiệp và thơ văn Nguyễn Trãi: Nhân kỷ niệm 520
năm ngày Nguyễn Trãi mất” (1963), của các tác giả Phạm Văn Đồng, Trần Huy
Liệu, Trần Văn Giàu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội: Đó là những bài viết,
nhận định sâu sắc về Nguyễn Trãi nhân kỷ niệm 520 năm ngày mất của ông -
người anh hùng dân tộc, nhà quân sự lỗi lạc, tư tưởng của ông qua thơ văn
- “Nguyễn Trãi” của Trần Huy Liệu (1969), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Cuốn sách đã tái hiện bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIV đầu thế
kỷ XV, gia đình, thân thế, sự nghiệp và các hoạt động của Nguyễn Trãi;
nguồn gốc và nội dung tư tưởng, phương pháp tư tưởng của Nguyễn Trãi; sự
chỉ đạo chiến lược chiến thuật qua các giai đoạn của cuộc kháng chiến chống



5
quân Minh; ý tưởng xây dựng đất nước và sự nghiệp thơ văn của ông. Nói
cách khác, tác giả đã nghiên cứu Nguyễn Trãi trên các khía cạnh nhà chính
trị, nhà quân sự thiên tài, nhà văn học, nhà tư tưởng kiệt xuất.
- “Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước” của Nguyễn Lương Bích, Nxb
Quân đội nhân dân (1973). Tác phẩm trình bày có hệ thống toàn bộ sự nghiệp
đánh giặc, cứu nước và những hoạt động của Nguyễn Trãi trong 15 năm, từ
sau khi đánh thắng quân Minh tới ngày ông mất, trong đó đã cố gắng làm rõ
mấy điểm:
Một là, Nguyễn Trãi là người yêu nước và yêu dân; ông vừa tận trung
với nước vừa tận hiếu với dân. Đó là một đặc điểm rất lớn trong tư tưởng và
đạo đức làm người của Nguyễn Trãi, vì tận hiếu với dân là điều rất hiếm có
trong các thời đại trước.
Hai là, Nguyễn Trãi không chỉ đơn thuần là nhà tư tưởng quân sự như
các nhà binh pháp thời cổ. Ông là nhà chính trị và quân sự lỗi lạc. Tư tưởng
chính trị vĩ đại của ông đã soi đường cho sự hình thành và phát triển những tư
tưởng quân sự ưu tú của ông.
Ba là, Nguyễn Trãi là người yêu nước thiết tha đồng thời là nhà chính trị
dân chủ kiên cường của dân tộc ta ở đầu thế kỷ XV. Ở Nguyễn Trãi, tư tưởng
và hành động gắn chặt làm một. Ông đã kết hợp lòng yêu nước với lòng yêu
dân, tinh thần dân tộc dưới ý thức dân chủ để đánh giặc, biết dựa vào dân, động
viên nhân dân, phát động chiến tranh nhân dân để đánh giặc, đánh giặc bằng
mọi cách, đánh giặc trên mọi mặt: quân sự, chính trị, ngoại giao và địch vận.
- “Kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi” của Phạm Văn Đồng, Võ
Nguyên Giáp, Nguyễn Khánh Toàn, (1982), Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội. Đây là tập kỷ yếu của hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 600 năm sinh
Nguyễn Trãi, gồm rất nhiều các bài viết, tham luận do các giáo sư, tiến sĩ, các
nhà khoa học đọc tại hội thảo. Trong đó, có những nhận định rất xác đáng

về Nguyễn Trãi.


6
- “Tư tưởng Nguyễn Trãi trong tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam” của
Võ Xuân Đàn (1996), Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. Công trình này đưa
đến một cái nhìn khái quát về tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam và vị trí,
vai trò của Nguyễn Trãi. Trong tiến trình ấy, Nguyễn Trãi đã đánh một mốc
son quan trọng.
- “Nguyễn Trãi toàn tập: Tân biên” của Mai Quốc Liên, Nguyễn Khuê,
Nguyễn Quảng Tuân, (2000), Nxb Trung tâm nghiên cứu Quốc học; Văn
học. Đây là công trình tập hợp các tác phẩm của Nguyễn Trãi: thơ chữ Hán,
thơ chữ Nôm và văn chính luận.
- “Nguyễn Trãi - Tác phẩm và dư luận” của Lê Trí Viễn, Trần Thị Băng
Thanh (2002), Nxb Văn học, Hà Nội. Công trình này giới thiệu những tác
phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi và những nhận định, đánh giá, bình luận
xung quanh tác phẩm của ông.
- “Nguyễn Trãi - Hợp tuyển thơ” của soạn giả Gia Dũng, Nxb Hội nhà
văn, 2009. Đây là một công trình khá đồ sộ, gồm 5 phần:
Phần I: Về Nguyễn Trãi: tập hợp những bài viết, những bài phát biểu
của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, của các độc giả, các chính khách,
các nhà nghiên cứu phê bình… trong và ngoài nước về sự nghiệp vĩ đại của
Nguyễn Trãi. Phần II: Thơ Nguyễn Trãi, gồm các tác phẩm: Bình Ngô đại
cáo, Phú Chí Linh, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập. Phần III: Chí Linh Côn
Sơn - Địa linh nhân kiệt, tập hợp các thể loại văn học: Thơ, phú, bài minh
được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm (có dịch nghĩa và dịch thơ) của vua, của
các đại quan và các bậc danh Nho về Chí Linh Côn Sơn địa linh nhân kiệt có
nội dung liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi - Ức Trai tiên
sinh. Phần IV: Thơ hiện đại viết về Nguyễn Trãi, tập hợp các tác phẩm thơ
của hàng trăm thi sĩ, nhà thơ nổi tiếng viết về Nguyễn Trãi, mà nội dung đề

cập đến rất nhiều khía cạnh của cuộc đời và sự nghiệp của vĩ nhân, đương


7
nhiên về vụ án thảm khốc Lệ Chi Viên cũng được phản ánh qua hình tượng
thơ rất sâu sắc và đầy cảm xúc. Phần V: Phụ lục, giới thiệu những hoạt động
tôn vinh Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi và Lễ
nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ.
Nguyễn Trãi cũng là đề tài của nhiều công trình luận án, luận văn. Tiêu
biểu như: “Thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm Nguyễn Trãi - quan niệm thẩm mỹ
và phương thức nghệ thuật”, Luận án Tiến sĩ ngữ văn, Viện khoa học xã hội
Việt Nam của tác giả Phạm Thị Ngọc Hoa (2012); “Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi trong dòng thơ Nôm Đường luật Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Ngữ
văn, trường Đại học sư phạm Hà Nội của tác giả La Kim Liên (2005); “Vấn
đề con người và giáo dục con người trong tư tưởng Nguyễn Trãi, Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm”, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Khoa học
xã hội, 2011
Trên các báo, tạp chí chuyên ngành: Triết học, Lịch sử, Văn học, Ngôn
ngữ… trong nhiều năm qua đều có đăng tải các chuyên luận, khảo luận, bài
viết về Nguyễn Trãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến như:
Địa vị của Nguyễn Trãi trong quá trình phát triển của lịch sử văn học
Việt Nam (1980) của tác giả Nguyễn Văn Hoàn, tạp chí Văn học, số 4;
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong sự nghiệp giải phóng dân
tộc ở thế kỷ XV (1998) của Nguyễn Thị Thục Anh, tạp chí Triết học, số 6;
Nhân cách nhà Nho trong con người Nguyễn Trãi (1998) của Nguyễn
Văn Bình, tạp chí Triết học, số 4;
Nhận thức lại thái độ thẩm mỹ của Nguyễn Trãi (2007), của Nguyễn
Phạm Hùng, tạp chí Khoa học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội, số 1;
Về mối quan hệ tam giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi (2005) của Trần

Nguyên Việt, tạp chí Triết học, số 7


8
Về tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi (2009) của Doãn Chính, tạp chí
Triết học, số 9;
Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy, các công trình nghiên cứu từ trước
tới nay tập trung nhiều nhất vào sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi
là một nhân vật lịch sử vĩ đại. Điều rất đáng tiếc cho chúng ta là những tư liệu
gốc về ông hiện còn lại quá ít ỏi sau cái án tru di tam tộc thảm khốc, tuy nhiên
những gì còn lại cho đến ngày nay vẫn khẳng định ông là một tác gia lớn của
văn học trung đại Việt Nam với những đóng góp quan trọng về nội dung cũng
như hình thức nghệ thuật.
Những chuyên đề nghiên cứu về từng mặt sự nghiệp của Nguyễn Trãi,
đã góp phần làm bật lên chân dung một nhà quân sự, nhà chính trị tài giỏi,
nhà tư tưởng có tầm vóc lớn lao, vượt ra khỏi khuôn khổ của thời đại.
Tuy nhiên, với tư tưởng mỹ học của Nguyễn Trãi, có thể thấy, sự đầu tư
của giới nghiên cứu còn chưa nhiều và chưa thật xứng đáng. Vấn đề nghiên
cứu các tư tưởng mỹ học chuyên biệt của ông gần như là một khoảng trống.
Tính chất vượt thời đại với tầm vóc lớn lao về tư tưởng, nhân cách khiến ta
không thể không nghiên cứu tư tưởng mỹ học của ông. Bởi nó thống nhất với
những tư tưởng khác của Nguyễn Trãi, giúp ta có cái nhìn toàn diện hơn, sâu
sắc hơn về nhân vật lịch sử vĩ đại này. Tuy nhiên, những tư tưởng mỹ học của
một danh nhân văn hóa vĩ đại như Nguyễn Trãi hay Hồ Chí Minh là một đề tài
có phạm vi rất rộng lớn với biểu hiện phong phú về các quan hệ thẩm mỹ và
không thể chỉ qua một vài công trình mà có thể khái quát hết được. Trong
khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ bước đầu tìm hiểu những biểu hiện về
cái cao cả trong tư tưởng Nguyễn Trãi trên cơ sở nghiên cứu các tác phẩm
tiêu biểu và từ chính cuộc đời, sự nghiệp, nhân cách của ông. Chắc chắn đây
chỉ là cố gắng ban đầu của tác giả say mê những công trình đồ sộ của một

nhân cách vĩ đại trong lịch sử quan hệ thẩm mỹ của dân tộc.


9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: nhận diện và khái quát những biểu hiện của cái cao cả trong
tư tưởng Nguyễn Trãi.
- Nhiệm vụ:
+ Chỉ rõ cơ sở lý luận chung về cái cao cả.
+ Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Nguyễn Trãi về cái cao cả.
+ Phân tích những biểu hiện của cái cao cả trong tư tưởng Nguyễn Trãi.
+ Đánh giá ý nghĩa của tư tưởng Nguyễn Trãi về cái cao cả trong lịch sử
tư tưởng Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: tư tưởng của Nguyễn Trãi về cái cao cả.
- Phạm vi nghiên cứu: cuộc đời, sự nghiệp và một số tác phẩm tiêu biểu
của Nguyễn Trãi.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử; cơ sở lý luân mỹ học Mác - Lênin.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử: đặt các sáng tác của Nguyễn Trãi trong bối cảnh
vận động chung của dòng văn học trung đại Việt Nam, rộng hơn là môi trường
văn hóa Hán - Nôm. Mặt khác, căn cứ vào một số sự kiện chính trong cuộc đời
tác giả để lý giải và phân tích một số luận điểm đưa ra trong luận văn.
- Phương pháp phân tích tác phẩm: muốn hiểu được quan niệm thẩm mỹ
và những biểu hiện của cái cao cả trong tư tưởng Nguyễn Trãi, cần căn cứ trên
chính tác phẩm của tác giả.



10
- Phương pháp so sánh: so sánh thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn
Trãi, so sánh tác phẩm của Nguyễn Trãi với nhiều tác giả đương thời nhằm
mục đích phát hiện ra nét độc đáo, sáng tạo của Nguyễn Trãi.
- Phương pháp hệ thống: toàn bộ sáng tác của Nguyễn Trãi là một hệ
thống có sự thống nhất và đa dạng trong quan niệm về thẩm mỹ nói chung và
cái cao cả nói riêng.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã chỉ ra những biểu hiện của cái cao cả trong tư tưởng
Nguyễn Trãi để góp phần làm sâu sắc hơn ý nghĩa của tư tưởng Nguyễn Trãi
trong lịch sử và những giá trị của nó đối với thời đại hiện nay.
7. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn đã làm rõ hơn cơ sở lý luận và cội nguồn tư tưởng Nguyễn Trãi
về cái cao cả.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc
học tập, nghiên cứu cho sinh viên, học viên cao học và độc giả quan tâm đến
tư tưởng Nguyễn Trãi, đặc biệt là tư tưởng mỹ học của ông.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 8 tiết.


11
NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CỘI NGUỒN TƢ TƢỞNG
CỦA NGUYỄN TRÃI VỀ CÁI CAO CẢ
1.1 Lý luận chung về cái cao cả
Cái cao cả là một bộ phận hợp thành hệ thống khách thể thẩm mỹ trong
đời sống của con người. Cái cao cả, cái tuyệt vời, cái trác tuyệt, cái hùng vĩ,

cái cao thượng, đều là những khái niệm dịch từ thuật ngữ sublime.
Phạm trù cái cao cả xuất hiện trong khoa học muộn hơn phạm trù cái
đẹp. Sở dĩ lý luận về cái cao cả được nghiên cứu muộn hơn cái đẹp bởi vì
trong thời kỳ cổ đại, với tư duy vũ trụ luận, con người còn hòa nhập một cách
chỉnh thể đối với tự nhiên. Vũ trụ là một cơ thể tuyệt đối và con người hòa
nhập vào đó. Trong khái niệm cái đẹp (kallos) của người Hy Lạp thì ý nghĩa
hòa hợp của con người với tự nhiên được biểu hiện là ý nghĩa chính. Trải qua
vài thế kỷ, con người đã vươn lên tách mình ra khỏi tự nhiên, và khẳng định
sức mạnh của mình, con người đã đặt tự nhiên to lớn trong quan hệ với năng
lực cải tạo của mình. Lý thuyết về cái cao cả lúc đầu là khái quát cách sống
của con người gắn với việc làm chủ các giá trị tinh thần của con người. Phong
cách sống cao thượng; phong cách nói hùng biện; phong cách viết hùng tráng,
mạnh mẽ gắn với niềm tự hào sâu sắc của bản thân con người là đối tượng
quan trọng xác lập các lý thuyết về cái cao cả đầu tiên trong lịch sử mỹ học.
Thoạt đầu, lý thuyết về cái cao cả được nghiên cứu theo ý nghĩa tu từ học
chứ không phải là mỹ học. Vào thế kỷ thứ I đầu công nguyên, một người học
trò của Apôllôdore là Tsetsili, một nhà tu từ học nổi tiếng của Hy Lạp sinh tại
thành phố Kalắcty thuộc Sisin đã viết tác phẩm bàn về cái cao cả. Trong bài
này ông trình bày các quy tắc riêng của phong cách cao cả, các vấn đề kỹ thuật
của ngôn từ hùng biện, phân loại các tu từ và cách chuyển nghĩa, các phong
cách của nghệ thuật diễn thuyết. Khi đó, cơ sở xuất hiện lý luận về cái cao cả


12
ngoài nguyên tắc hùng biện phát triển, còn do nghệ thuật Hy Lạp cổ đại đã sản
sinh ra những hình tượng vĩ đại Héc-quyn, A-sin, Prô-mê-tê, sự hiện diện của
các Kim tự tháp và phong cách sống cao cả cho phép sự xuất hiện phổ biến hơn
lý luận về cái cao cả.
Người đầu tiên phát hiện ra phạm trù cái cao cả là Pxêpđôlongin. Trong
luận văn Bàn về cái cao cả, ông đã kể ra một loạt nguồn gốc của cái cao cả.

Theo Pxêpđôlongin thì cái cao cả gắn với ba lĩnh vực chính: lĩnh vực tự nhiên,
lĩnh vực tinh thần và lĩnh vực thần thánh.
Trong lĩnh vực tự nhiên, ông cho rằng, con người không bao giờ trải qua
cảm xúc cao cả trong dạng của những con suối nhỏ cho dù chúng trong trẻo,
thuần khiết và có ích. Nhưng con người ta phải kinh dị khi nhìn thấy sự kỳ vĩ
của sông Nin, sông Đanuyp, sông Ranh, nhất là khi nhìn thấy đại dương, núi
lửa phun trào những dòng diêm sinh nóng bỏng Không phải lửa do chính con
người phát hiện ra mà lửa thần gợi nên ở con người cảm xúc về cái cao cả.
Trong lĩnh vực tinh thần, cái cao cả thể hiện ở tư tưởng và niềm say mê
phi thường vẻ đẹp của ngôn từ kết hợp với các tư tưởng vĩ đại. Cái cao cả là cái
giá trị bên trong, đối lập với cái khuếch trương bên ngoài. Cái cao cả là lòng
kiêu hãnh cự tuyệt hạnh phúc mà mình được hưởng. Nó đối lập với tính hiếu
danh nhỏ nhen, với lòng khao khát thống trị người khác. Nói cách khác cao cả
là một phong cách nghiêng về các giá trị tinh thần, ít bon chen về vật chất.
Trong lĩnh vực thần thánh, theo Pxêpđôlongin thì cái cao cả bao gồm cả
lực lượng siêu nhiên hùng mạnh biểu thị sự vĩ đại của Chúa. Cảm xúc về cái
cao cả nâng con người lên tới mức vĩ đại của thần linh. Cái cao cả làm cho con
người gần gũi với thần linh. Những nhận xét cho rằng chính những hiện tượng
mà con người chưa lĩnh hội được và đối lập với con người đều hiện ra là những
hiện tượng thực sự cao đẹp. Và chính qua đó, có một hạt nhân hợp lý bao hàm
trong những nhận xét của Pxêpđôlongin.


13
Theo Pxêpđôlongin quy mô lớn của hiện tượng, sức mạnh phi thường đặt
trước con người và các thước đo thông thường không thể đo được sự vật - đó
là bản chất của cái cao cả.
Trong thế kỷ XVIII ở châu Âu có một nhà mỹ học lớn đã bàn sâu sắc và
có hệ thống hơn về phạm trù cái cao cả. Đó là Etmun Buker (1729-1797), nhà
mỹ học Anh với tác phẩm Nghiên cứu triết học về nguồn gốc nhận thức của

chúng ta về cái đẹp và cái cao cả (xuất bản năm 1756). Tác phẩm đã phân
tích mối quan hệ giữa cái đẹp và cái cao cả. Theo Buker, cái cao cả là những
dạng biểu hiện to lớn của tự nhiên như bão tố, sấm chớp và các hiện tượng to
lớn khác của xã hội thường mang lại tình cảm tiêu cực cho con người. Tuy
nhiên, con người cần phải tồn tại, phải bảo tồn và sinh tồn. Cái cao cả đã làm
cho con người duy trì được cuộc sống của mình. Nếu không có những hiện
tượng cao cả thì con người không vươn tới các hành động cao cả.
Khác với khái niệm cao cả do Pxêpđôlongin và Buker đã nêu lên, nhà mỹ
học lớn, sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức I.Kant (1724-1804) đã phát
triển những tư tưởng của mình về cái cao cả trong công trình Phê phán năng
lực phán đoán. Ở quyển II Phân tích pháp về cái cao cả ông đã nghiên cứu
biện chứng pháp của năng lực phán đoán thẩm mỹ từ quan năng về cái đẹp
sang cái cao cả. Ông đã nghiên cứu cái cao cả về mặt độ lớn: chất và lượng.
Cái cao cả tạo nên sự kinh ngạc về lượng, về cái vô hạn và khác với giá trị về
chất do cái đẹp tạo nên. Kant không quan tâm sâu sắc tới các hiện tượng cao
cả nảy sinh trong đời sống, ông chỉ quan tâm tới các hiện tượng ấy liên quan
gì đến xúc cảm thẩm mỹ mà thôi. Kant đã giải quyết cái cao cả trong mối
quan hệ độc lập với cái đẹp. Ông nói: những cây sến cao vút và bóng râm tĩnh
mịch trong khu rừng cấm là cao cả. Những vườn đầy hoa nở, những lùm cây
con con là đẹp. Đêm là cao cả, ngày là đẹp. Cái cao cả làm cảm động, cái đẹp
làm say mê. Cái cao cả và cái đẹp đều cho ta xúc cảm, nhưng trạng thái xúc


14
cảm khác nhau. Tình cảm cao cả thỏa mãn xen lẫn dữ dội, khủng khiếp, tình
cảm đẹp, khoái lạc, vui tươi. Nếu cái đẹp được đặc trưng ở chất thì cái cao cả
được đặc trưng ở lượng.
I.Kant chia thành ba loại tình cảm cao cả: tình cảm cao cả khủng khiếp;
tình cảm cao cả thanh cao và tình cảm cao cả huy hoàng. Cao cả khủng khiếp
là trình độ thấp nhất của cái không hoàn hảo, sự thoái hóa về đạo đức. Theo

Kant, danh từ cao cả chỉ những cái gì to lớn vượt ra ngoài mọi sự so sánh. Cái
cao cả là cái gì mà đem so sánh với nó thì mọi cái khác đều nhỏ bé. Người ta
dễ thấy rằng, trong thiên nhiên không có một cái gì dù chúng to lớn đến đâu
đi chăng nữa cũng không thể vượt được tầm kiểm soát của năng lực phán
đoán. Kant đi tìm cơ sở cho cái cao cả trong tâm hồn con người. Theo Kant,
cái cao cả là quan niệm của lý trí, quan niệm về sự vô hạn, không thể chứa
trong một hình thức cảm tính nào. Cái ta gọi là cao cả là biểu tượng của ta do
ta phán đoán mà suy xét, nó ứng vào khách thể chứ không phải bản thân
khách thể. Cái cao cả là do trí tưởng tượng và sự thích thú của ta tạo ra chứ
không phải đối tượng tạo ra. Cái cao cả là do ta quyết định chứ không phải
bản thân đối tượng quyết định.
Nếu nhiều nhà mỹ học trước đây đã quan niệm cái cao cả như những
quang cảnh đồ sộ uy hiếp con người: biển cả, thác lớn, bão táp, sấm, thú dữ,
sóng thần, núi lửa… thì I. Kant cho rằng, niềm tự hào, sự ngạc nhiên của chủ
thể về cái cao cả do chính bản thân chủ thể khắc phục sự sợ hãi mà có. Cảm
quan cao cả về uy lực là sức mạnh tinh thần của con người để vượt mọi thử
thách, bất chấp khó khăn, khinh thường mọi lực lượng, khắc phục mọi sợ hãi.
Nhờ khắc phục sự sợ hãi mà tình cảm cao cả mới đạt đến được tự do. Nói
cách khác, những phân tích của Kant chỉ ra rằng, những hiện tượng ấy trở
thành cái cao cả khi người thưởng thức nó được bảo vệ: “Trận cuồng phong
như muốn quét sạch mặt đất, biển cả đang cuộn sóng, thác nước đổ ầm ào tạo


15
ra cảnh tượng con người trở nên nhỏ bé trước chúng, nhưng nếu ta được bảo
vệ, được an toàn thì cảnh tượng này đầy hấp dẫn và chúng ta được nhân sức
mạnh tâm linh vượt ra ngoài những bé nhỏ đời thường, tạo cho ta dũng khí và
sức mạnh so với sức mạnh siêu phàm của tự nhiên”. Cái cao cả là biểu hiện
sức mạnh kỳ diệu của con người đứng trước tự nhiên, làm cho con người vượt
mọi hiểm nguy, đứng cao hơn hiểm nguy.

Quan niệm về cái cao cả của Kant là một quan niệm tình cảm. Ông
không công nhận đối tượng cao cả có tính vật chất vì ngay từ đầu ông đã
khẳng định tính cao cả không có trong tự nhiên. Nếu nghệ thuật phản ánh
những hiện tượng cao cả ấy, nếu các hiện tượng cao cả ấy xảy ra ở những
người khác không mang lại cho ta nỗi lo sợ thì sự hồi hộp và tình cảm xúc
động trong ta mang yếu tố khoái cảm trở thành thẩm mỹ. Kant cũng cho rằng,
vì sự cao cả đích thực chỉ tâm hồn con người mới nắm bắt được, cho nên phải
chuẩn bị tâm hồn về mặt này. Nói cách khác, muốn có tình cảm về cái cao cả
phải có sự rèn luyện về đức hạnh. Muốn có một phán đoán cao cả nhất thiết
phải được huấn luyện cả về năng lực nhận thức lẫn phán đoán thẩm mỹ. Sự
pha tạp giữa cái quyến rũ và cái sợ hãi trong tình cảm cao cả có thể chia
người ta thành người có văn hóa và người thiếu văn hóa. Những người đã
được văn hóa chuẩn bị rồi thì vượt qua nhanh chóng sự khiếp sợ, tự tin và
chiếm lĩnh sự quyến rũ. Còn nếu chưa được văn hóa chuẩn bị, con người cảm
thấy bé nhỏ, nỗi cực nhọc và sự hiểm nguy rất lớn. Quan niệm này của Kant
có điểm hợp lý, bởi sự cảm thụ thẩm mỹ thật sự đòi hỏi chủ thể phải được
giáo dục về thẩm mỹ và có một kiến thức phong phú về văn hóa nói chung.
Khác với I.Kant, nhà mỹ học duy tâm khách quan Hêghen (1770-1831)
có hai định nghĩa về cái cao cả. Đó là “cái cao cả là ưu thế của ý niệm đối với
hình thức” và “cái cao cả là biểu hiện về cái vô hạn”. Ứng dụng quan niệm
này vào trong phân tích cái cao cả trong lĩnh vực nghệ thuật, Hêghen gọi giai


16
đoạn này là giai đoạn của nghệ thuật lãng mạn. Trong nghệ thuật lãng mạn thì
cái cao cả biểu hiện trong diện mạo nội dung đè nén hình thức. Tinh thần vượt
khỏi hình thức là bản chất của cái cao cả. Nói đến cái cao cả là nói đến mối
quan hệ của ý niệm và vô hạn. Cái cao cả đối lập với ý niệm hữu hạn, ý niệm
vô hạn là bản chất của cái cao cả. Nó là giai đoạn cao trong sự vận động của
tinh thần tuyệt đối. Nghệ thuật lãng mạn là nghệ thuật cao cả, bởi các hoạt

động âm nhạc, hội họa, thơ ca là gắn với tinh thần tuyệt đối nhất. Nghệ thuật
tôn giáo là nghệ thuật cao cả bởi vì nó gắn liền với tình yêu cao thượng và sự
cứu rỗi. Hêghen đã cho các loại hình nghệ thuật âm nhạc, hội họa, thi ca là
các hình thức biểu hiện rõ nhất của cái cao cả.
Đối lập với quan niệm của Hêghen, nhà mỹ học dân chủ cách mạng Nga
Tsécnưsépxki trong luận án Tiến sĩ Quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật đối với
hiện thực xuất bản năm 1855 đã phân tích toàn diện các mảng yếu tố của cái
cao cả trong mỹ học Hêghen và trình bày hệ thống lý luận về cái cao cả của
mình. Tsécnưsépxki đã đúng khi phê phán quan niệm về cái cao cả của
Hêghen, đó là những quan niệm không chú ý đến bản thân sự tồn tại của cái
cao cả. Ông cho rằng: Cái cao cả không phải là ở ưu thế của ý niệm đối với
hiện tượng mà là tính chất của bản thân hiện tượng. Bản thân cuộc sống là cao
cả chứ không phải ý niệm gợi ra trong thâm tâm cái cao cả. “Núi Cadơbếch
hùng vĩ là tự nó. Biển hùng vĩ là tự nó. Xêda, Catông vĩ đại là tự nó chứ
không phải ý niệm về cái vô hạn tạo ra”.
Về bản chất “Cái cao cả là cái to lớn hơn tất cả những cái mà ta đem so
sánh với nó”. “Một vật cao cả là một vật có quy mô vượt hẳn những vật mà ta
đem so sánh với nó, hiện tượng cao cả là hiện tượng mạnh hơn những hiện
tượng khác mà ta đem so sánh với nó” [72;38]. Và cũng từ đó, ông tách cái
cao cả ra khỏi cái đẹp. “Cái cao cả không phải là một sự biến dạng của cái
đẹp, quan niệm về cái cao cả hoàn toàn khác với quan niệm về cái đẹp, giữa


17
chúng không có mối quan hệ bên trong và cũng không có sự đối lập bên
trong”[72;171]. Điều này lại bộc lộ mặt thiếu sót về phép biện chứng khi ông
tách rời một cách tuyệt đối giữa cái đẹp và cái cao cả. Hơn nữa, ông cũng
chưa quan niệm được chất và lượng của bản thân cái thẩm mỹ. Có những đại
lượng rất to lớn nhưng nó không có ý nghĩa thẩm mỹ của cái cao cả. Đúng là
cái cao cả mạnh hơn, to lớn hơn, phi thường hơn nhưng đó phải là cái đẹp

mạnh hơn, cái đẹp to lớn hơn, cái đẹp phi thường hơn mới là cái cao cả. Cái
cao cả chính là cái đẹp lý tưởng. Nó đặc trưng bằng chất và số lượng gắn với
lý tưởng và là mức độ phát triển hài hoà hơn, sâu sắc hơn, mạnh mẽ hơn và có
ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn của cái đẹp.
Có thể thấy, những quan niệm trên về cái cao cả có những điều hợp lý,
nói về một cái to lớn, tình cảm vĩ đại. Song trong mỗi quan điểm đều tuyệt đối
hoá các mặt quan hệ thẩm mỹ. Kant tuyệt đối hoá mặt chủ thể khắc phục sự
sợ hãi. Hêghen tuyệt đối hoá sự vận động của tinh thần tuyệt đối.
Tsécnưsépxki tuyệt đối hoá mặt lượng của đối tượng thẩm mỹ. Nguyên nhân
chủ yếu của những hạn chế của họ chính là ở chỗ, họ không có quan niệm
đúng đắn về mối quan hệ giữa tự nhiên và con người, vật chất và lao động.
Khác với tất cả các quan niệm về cái cao cả trước đó, trên cơ sở tiếp thu
những quan niệm về cái cao cả của nền mỹ học truyền thống châu Âu, Mác và
Ăngghen giải thích cái cao cả xuất hiện trong quá trình lao động và chiến đấu
của con người. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác tin tưởng mạnh mẽ vào khả
năng cải tạo thế giới của con người và tin tưởng tương lai con người với các
phát minh khoa học của mình có thể chinh phục được các lực lượng tự nhiên,
do đó đã quan niệm: Bản chất thật sự của con người là vĩ đại, là cao cả hơn
nhiều so với bản chất tưởng tượng của tất cả mọi vị “thần” có thể vốn chỉ là
sự phản ánh mơ hồ và sai lệch của chính con người.


18
Trong quan niệm mỹ học này của Ăngghen, xuất phát từ cách hiểu cái
cao cả không phải là cái vốn có của tự nhiên, mà nó sản sinh ra từ thực tiễn
thẩm mỹ của con người, con người đã hiến dâng năng lực bản chất của mình
chinh phục tự nhiên và do đó con người cũng trở thành cao cả. Cái cao cả
thuộc về con người. Cái cao cả nhất trong tự nhiên, trong xã hội là lao động
sáng tạo của con người, con người là sản phẩm trực tiếp của tự nhiên, nó phát
huy năng lực bản chất của mình theo quy luật cái đẹp. Tính thẩm mỹ của cái

cao cả phụ thuộc vào sức mạnh của con người.
Trong mỹ học Mác - Lênin, cái cao cả thể hiện tập trung, thực chất ở
những sự kiện hoặc những hiện tượng trọng đại gợi ra trong con người một tình
cảm đặc biệt, gắn liền với sự kính trọng, khâm phục, tự hào và vui sướng. Cái
cao cả nảy sinh từ những hiện tượng có quy mô, sức mạnh, ý nghĩa lớn lao.
Trước hết, mỹ học Mác - Lênin coi cái cao cả không phải là một ý niệm
mà là sản phẩm của thực tiễn thẩm mỹ. Thống nhất với các nhà mỹ học duy
vật coi cái cao cả là một hiện tượng khách quan, song mỹ học Mác - Lênin
không thể chấp nhận quan niệm cho rằng, cái cao cả là cái to lớn hơn cái ta
đem ra so sánh với nó.
Cái cao cả cần được xem xét trong quan hệ thẩm mỹ chứ không phải
trong quan hệ thực dụng. Một hiện tượng tự nhiên được gọi là cao cả khi nó
nằm trong quan hệ thực tiễn thẩm mỹ của con người và nói rõ sức mạnh bản
chất của con người. Nó cao cả đối với con người và loài người, các hiện
tượng tự nhiên chưa được phát hiện bản chất cao cả của nó.
Nói rằng cái cao cả tồn tại khách quan, nhưng khách quan trong quan hệ
với thực tiễn thẩm mỹ của con người. Con người với ý thức thẩm mỹ của
mình ngày càng hoàn thiện mình sẽ không ngừng làm phong phú các hiện
tượng cao cả của con người hiện đại đã làm chủ các đỉnh núi cao, khống chế
được bão tố, nắm được quy luật của biển cả tạo ra một trình độ văn hóa mới,
cái mà Kant đòi hỏi sự cần thiết nhất của xúc cảm cao cả.


19
Có thể tán thành một phần nào với các nhà mỹ học duy vật rằng cái cao
cả mạnh hơn, phi thường hơn sự vật cùng loại, nhưng thực chất là cái đẹp
mạnh hơn, cái đẹp lý tưởng hơn, cái đẹp tiềm năng hơn, chứ không phải cái
ngoài thẩm mỹ. Tsécnưsépxki đã tách cái cao cả ra khỏi cái đẹp, do đó ông
không thể nào giải thích đúng bản chất thẩm mỹ của cái đẹp.
Theo quan niệm của mỹ học Mác - Lênin, cái cao cả được đặc trưng bởi

chất lượng và gần gũi với lý tưởng. Nó là cái đẹp trở về với nó tập trung hơn,
mạnh mẽ hơn và có ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn.
Cái cao cả phải tạo được niềm vui, sự khâm phục, sự hào hứng trong quá
trình con người vươn lên làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản
thân mình.
Có thể nói, cái cao cả là một phạm trù mỹ học cơ bản, thể hiện bản chất
của con người trong quan hệ thẩm mỹ mang giá trị cái đẹp mạnh hơn, gần
gũi với lý tưởng xã hội tiên tiến.
Như vậy bản chất thẩm mỹ của cái cao cả chính là phẩm chất thẩm mỹ
của các hiện tượng, các quá trình lịch sử có một quy mô đồ sộ, các hình tượng
nghệ thuật hoành tráng, biểu hiện sức mạnh bản chất của con người trong lao
động, trong chiến đấu, mở ra những khát vọng mới để con người không
ngừng hoàn thiện bản thân mình và cuộc sống quanh mình.
* Bản chất cái cao cả trong cuộc sống
Cái cao cả được biểu hiện trong cuộc sống mang yếu tố thẩm mỹ trước
hết là những cái đẹp của con người. Đó là những cái đẹp trong lao động,
trong các hành vi, trong các quan hệ ứng xử, trong đạo đức của con người.
Cái đẹp đó được nhân rộng ra, phát triển cao hơn trong hoàn cảnh khó khăn,
cái đẹp từ cái thẩm mỹ bình thường đã mang yếu tố của cái cao cả. Cái cao cả
trong cuộc sống thể hiện cố gắng không ngừng của con người, vươn lên thực
hiện các nhiệm vụ có ý nghĩa xã hội rộng lớn được nhiều người tôn vinh.


20
Cuộc sống của con người là một quá trình chinh phục tự nhiên, cải tạo xã
hội và khẳng định con người là chủ thể của sự phát triển lịch sử. Khát vọng
vươn lên, sức mạnh bản chất của con người được khẳng định trong quá trình
lao động, chiến đấu, trong việc đáp ứng và giải quyết những yêu cầu và nhiệm
vụ của chính bản thân cuộc sống. Quá trình ấy cũng nhằm đáp ứng và thoả
mãn những nhu cầu thẩm mỹ nói chung của con người.

Cái cao cả bao gồm những hiện tượng muôn màu, muôn vẻ trong tự
nhiên, xã hội. Cũng như cái đẹp, cái cao cả là một thuộc tính thẩm mỹ khách
quan của những hiện tượng tự nhiên, xã hội. Nhưng khác với cái đẹp, cái cao
cả gắn liền với ý nghĩa xã hội phi thường của đối tượng. Nó mang trong bản
thân sức mạnh tiềm tàng to lớn, một quyền lực đặc biệt gợi lên những tình
cảm có tác dụng nâng con người vượt lên trên cái tầm thường, nhỏ mọn và
giúp con người đấu tranh với cái thấp hèn.
Những sự kiện hùng vĩ của tự nhiên như biển cả, sóng dữ, thác nước,
những dãy núi đồ sộ, bão táp, bầu trời lóng lánh sao và thiên nhiên bát ngát
mênh mông đều là những hiện tượng cao cả, nó mở ra cho con người những
khả năng vô tận để chinh phục.
Quá trình phát triển của lịch sử loài người cũng là quá trình con người
từng bước khám phá, biến đổi, chinh phục tự nhiên nhằm hiện thực hóa, khách
quan hóa những nhu cầu, mong muốn, tình cảm, ý chí chủ quan của con người.
Thiên nhiên đối với con người không còn là một thế lực huyền bí, khủng khiếp,
rùng rợn luôn luôn rình rập, đe dọa cuộc sống của con người bằng những tai
họa nó gây ra. Một khi con người đã nắm bắt được những quy luật của tự nhiên
và hoạt động tuân theo những quy luật khách quan ấy, những hiện tượng kỳ vĩ
của tự nhiên sẽ mang lại cho con người những khả năng mới hầu như vô tận để
tiếp tục đồng hóa chúng. Giữa tự nhiên và con người là đôi bạn đồng hành
chung thủy, một mối quan hệ biện chứng, hài hòa. Trong mối quan hệ đó, con


21
người là “tồn tại của tự nhiên đối với con người, còn tự nhiên thì rõ ràng trở
thành tồn tại của con người đối với con người” [52;182].
Cuộc sống của con người là một quá trình sáng tạo không ngừng và khát
vọng vươn lên của con người đã làm nảy sinh sức mạnh của nó. Quá trình
phát triển của lịch sử xã hội sẽ từng bước làm xuất hiện những khía cạnh mới,
những phẩm chất, thuộc tính ngày càng có ý nghĩa to lớn hơn đối với con

người, ngày càng đặt con người vào việc phải giải quyết các vấn đề khó khăn,
phức tạp hơn. Trong lao động cũng như trong chiến đấu, con người luôn luôn
được thử sức với những nhiệm vụ lớn hơn sức có sẵn của mình.
Sức mạnh bản chất của con người thể hiện ở khả năng lao động và sức
sáng tạo. Sự kiên trì, dũng cảm, sáng tạo cho sự phát triển đất nước, chống
nghèo nàn, lạc hậu đều mang ý nghĩa thẩm mỹ của cái cao cả. Nói cách khác,
cái cao cả chính là thể hiện cái khả năng cải tạo thế giới to lớn của con người
với những khát vọng mang tính chất lý tưởng thẩm mỹ sâu sắc. Biển cả, sóng
dữ, thác nước, bầu trời là nơi con người chinh phục. Hiện tượng thẩm mỹ
càng hùng vĩ thì sức mạnh bản chất của con người càng cao. Con người đã
chinh phục những đỉnh cao lý tưởng in bóng mình trên các mái nhà của thế
giới. Con người đã quật ngã được các đợt sóng thần, ru biển ngủ trong tiếng
thở bình yên.
Trong những trận chiến đấu, cái cao cả được biểu hiện rõ rệt hơn bao giờ
hết. Chiến đấu vì sự giải phóng con người, chiến đấu chống áp bức bóc lột,
xâm lược với khí phách kiên cường, lý tưởng tiên tiến. Những cuộc cách
mạng xã hội lớn lao, những cuộc đấu tranh long trời chuyển đất của quần
chúng nhân dân có ý nghĩa sâu rộng với một dân tộc, một giai đoạn lịch sử,
một thời đại, những cống hiến cho một sự nghiệp chính nghĩa, cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới tốt đẹp không có áp bức bất công,
không còn nghèo nàn, lạc hậu là những cuộc đấu tranh vĩ đại. Đó là cuộc tấn


22
công vào những thế lực dã man, tàn bạo giành lấy văn minh tươi sáng và cái
đẹp. Đó là cuộc đấu tranh chứa đầy những huyền thoại về cái cao cả.
Trong sự nghiệp lao động và chiến đấu của nhân loại nói chung và nhân
dân ta nói riêng, rất nhiều con người bình thường đã trở thành chiến sĩ thi đua,
anh hùng lao động, anh hùng các lực lượng vũ trang với những phẩm chất
thẩm mỹ cao cả. Những con người này đã biết đặt lợi ích cao quý của cộng

đồng vào các hoạt động sống, lao động và chiến đấu của mình. Họ đã phải
vượt qua rất nhiều khó khăn, khắc phục muôn ngàn trở ngại thực hiện thắng
lợi các mục tiêu cao cả của cộng đồng. Các hoạt động của họ mang dấu ấn
của dân tộc và thời đại, đáp ứng các chuẩn mực thẩm mỹ về cái cao cả mà cả
cộng đồng đã dùng làm thước đo. Có thể nói, chủ nghĩa anh hùng là một hiện
tượng thẩm mỹ nổi bật của cái cao cả trong cuộc sống. Nhưng theo các nhà
kinh điển, chủ nghĩa anh hùng không phải là phẩm chất thẩm mỹ cá nhân chỉ
có ở một vài người, cũng không phải là những phẩm chất sẵn có. Mà đó là
những phẩm chất gắn với thực tiễn thẩm mỹ của mọi người. Mỗi người bình
thường nếu thực hiện được xuất sắc các lý tưởng thẩm mỹ của xã hội về
những phương diện nhất định đều vươn lên được cái cao cả.
Các vĩ nhân đều là những con người cao cả. Họ chính là những sứ giả
của lịch sử, với sứ mệnh to lớn, cao cả mà lịch sử đã đặt ra và họ đã hoàn
thành những nhiệm vụ ấy với một ý nghĩa thẩm mỹ sâu rộng. Sức sống mãnh
liệt và hoạt động phong phú của các vĩ nhân đã truyền đến các chủ thể thẩm
mỹ của thời đại tình cảm tôn trọng và biết ơn.
Quá trình phát triển của cái cao cả là đi từ cái bình thường tới cái phi
thường, sau đó cái phi thường lại trở thành cái bình thường mới. Trong cái bình
thường đó đã chứa đựng yếu tố phi thường. Đó là quá trình hoàn thiện các lực
lượng bản chất của con người. Cái vòng khâu thẩm mỹ cứ diễn biến liên tục.


23
Cái đang đến với lý tưởng trở thành cái lý tưởng, cái đã hoàn thiện, cái lý tưởng
trở thành cái phi thường ở một môi trường thẩm mỹ mới. Các cấp, các bậc của
trường thẩm mỹ đang đánh dấu tính chất và hiệu lực của cái cao cả.
Cái anh hùng mang nội dung tích cực của quá trình lịch sử. Cái vĩ đại của
lịch sử là nhân dân đã được tổ chức, được liên hiệp theo lý tưởng xã hội, đạo
đức, thẩm mỹ tiến bộ. Động lực của lịch sử là quần chúng nhân dân. Nhân dân
là anh hùng cao quý nhất của lịch sử. Khi thu hút được sức mạnh của nhân dân

thì các anh hùng sẽ xuất hiện. Anh hùng là người nhìn xa, thấy trước, tập hợp
được nguyện vọng của đông đảo nhân dân. Anh hùng là người đưa nhân dân đi
đúng quy luật tất yếu của lịch sử.
Những người anh hùng chân chính của dân tộc thường có ý chí và nghị
lực phi thường. Lòng nhân ái bao la ở họ đã tạo cho anh hùng một diện mạo
văn hóa…
Đức tính khiêm tốn và giản dị của những anh hùng là sức mạnh vĩ đại
nhất của họ. Phẩm chất đạo đức này không làm mất đi uy tín của anh hùng.
Phẩm chất thẩm mỹ của anh hùng không phải ở sự thổi phồng quyền lực,
quyền lực không phải phương tiện tiến thân của anh hùng. Tình cảm nhân
hậu, lòng yêu cái thiện, cái mỹ là sức mạnh để anh hùng vươn lên từ trong
nhân dân.
Sức mạnh lý tưởng và tình cảm lớn lao của con người đều được đưa vào
nghệ thuật anh hùng ca và nghệ thuật hoành tráng. Đây là một trong những
mảng nghệ thuật biểu hiện sức mạnh bản chất của con người. Ngày nay, với
các công trình kiến trúc đồ sộ, với việc đưa con người ra khỏi sức hút của trái
đất và cả việc con người từ bỏ các khát vọng xấu xa của mình đã chứng tỏ
những lực lượng bản chất của con người đang phát huy. Tiềm năng của con
người là phong phú. Cái cao cả chờ đón mọi sức mạnh bản chất của con
người để tiếp tục khái quát những nét thẩm mỹ mới.

×