Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Quan điểm về tự do trong bàn về tự do của John Stuart Mill

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.85 KB, 120 trang )


















































ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







NGUYỄN HẢI HOÀNG








Quan điểm về tự do trong bàn về tự do của
John Stuart Mill


Chuyên ngành: Triết học
Mã số : 60.22.80




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS.Nguyễn Vũ Hảo









Hà Nội - 2008


1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Hệ thống chính trị cơ sở là một bộ phận quan trọng đặc biệt cấu thành hệ
thống chính trị nói chung. Đây là nơi có quan hệ trực tiếp với nhân dân, truyền
đạt và tổ chức cho mọi tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại địa phương. Vì thế, những
năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để tăng
cường, củng cố hệ thống chính trị cơ sở nhằm phát huy vai trò, sức mạnh của
nó trong sự nghịêp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tây Nguyên là một địa bàn có tầm quan trọng chiến lược về quốc
phòng, an ninh, về kinh tế, chính trị Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, Tây Nguyên đã có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt; đời sống của
nhân dân các dân tộc không ngừng được nâng cao; tình hình chính trị – xã hội
từng bước ổn định. Sự phát triển toàn diện của Tây Nguyên đã góp phần quan
trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước.
Tuy nhiên, những năm gần đây, trên địa bàn Tây Nguyên đang tiềm ẩn
những nhân tố gây mất ổn định chính trị - xã hội. Nhiều vụ tranh chấp, khiếu kiện
kéo dài, nhiều “điểm nóng” liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo liên tục xảy ra,
với tính chất ngày càng phức tạp, qui mô, mức độ ngày càng lớn. Các thế lực thù
địch đẩy mạnh các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, ra sức kích động tư
tưởng ly khai, tự trị, lôi kéo một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở đây, trong đó
có cả cán bộ cơ sở, tiến hành gây rối, gây bạo loạn chính trị, làm cho tình hình
chính trị – xã hội ở Tây Nguyên không ổn định, ảnh hưởng xấu đến công cuộc xây
dựng và phát triển toàn diện trên địa bàn này.
Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, nhưng nổi lên là sự hạn chế, yếu
kém của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây nguyên. Mặc dù Đảng, Nhà nước đã

2

ban hành nhiều chính sách, biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ
thống chính trị cơ sở, nhưng việc cụ thể hóa và thực thi những vấn đề đó tại
một địa bàn có tính đặc thù như Tây Nguyên vẫn còn nhiều bất cập.
Vì vậy, để đánh giá đúng thực trạng tình hình hoạt động của hệ thống
chính trị cơ sở ở Tây Nguyên và nêu lên một số vấn đề nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn chiến lược
này, chúng tôi lựa chọn “Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên hiện nay” làm đề tài luận
văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan.
Do vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, Tây Nguyên luôn là mục tiêu mà các thế lực thù địch tập
trung hoạt động chống phá nhằm thực hiện ý đồ của chúng đối với cách mạng
nước ta. Âm mưu cơ bản, lâu dài của các thế lực thù địch đứng đầu là đế quốc
Mỹ là tách Tây Nguyên ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, trực tiếp nắm giữ địa bàn
chiến lược, quan trọng này để khống chế các nước Đông dương, ngăn chặn các
phong trào cách mạng và khai thác tiềm năng to lớn của Tây Nguyên.
Sau Hiệp định Pa ri (1/1973), đế quốc Mỹ chấp nhận thất bại hoàn toàn,
buộc phải rút quân khỏi Miền Nam và địa bàn Tây Nguyên. Tuy vậy, đế quốc
Mỹ vẫn âm mưu quay trở lại Việt Nam và Tây Nguyên. Để thực hiện âm mưu
nói trên, chúng đã tiến hành nhiều phương thức thủ đoạn, sử dụng nhiều lực
lượng. Đặc biệt, sau khi tổ chức FULRO ở Tây Nguyên tan rã (1992), đế quốc
Mỹ đã đưa toàn bộ số cầm đầu, chỉ huy FULRO đang ở Campuchia (đã đầu
hàng UNTAC – cơ quan quân sự của LHQ tại Campuchia) cùng thân nhân
sang Mỹ, hậu thuẫn và chỉ đạo số này tập hợp lực lượng, thành lập tổ chức
phản động, như MFI, MDA, MHRO, ra sức hoạt động chống phán cách mạng

3
Việt Nam ở nước ngoài. Mặt khác, chúng ra sức kích động, tiếp tay cho bọn
phản động trong nước tập hợp lực lượng, tổ chức biểu tình, gây rối, gây bạo

loạn, làm mất ổn định chính trị trên địa bàn Tây Nguyên; điển hình là các vụ
biểu tình, bạo loạn 2/2001 và 4/2004 vừa qua. Một trong những hoạt động nổi
lên, đáng chú ý trên địa bàn Tây Nguyên thời gian qua là các thế lực thù địch
ra sức chỉ đạo bọn phản động trong nước tiến hành các hoạt động móc nối, tác
động, mua chuộc, khống chế đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị cơ sở nhằm làm
suy yếu, vô hiệu hoá hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở Tây Nguyên.
Chúng cho rằng, để thực hiện âm mưu chống phá cách mạng trên địa bàn Tây
Nguyên, điều quan trọng phải sử dụng chính người dân tộc thiểu số bản địa ở
Tây Nguyên, vì vậy, phải bằng mọi thủ đoạn để từng bước tạo dựng một bộ
máy chính quyền phản động ở Tây Nguyên do chúng nắm giữ và chi phối.
Ngày 4/11/2005, Hạ viện Mỹ đã thông qua “Dự luật chi ngân sách đối ngoại
năm 2006” (HR 3057), trong đó dành 2 triệu USD cho dự án thuộc chương
trình “Hỗ trợ Tây Nguyên”. Thực chất của chương trình này là cung cấp tài
chính để nuôi dưỡng, tiếp tay cho bọn phản động trong và ngoài nước tiến
hành các hoạt động gây mất ổn định chính trị, tiến tới lật đổ chính quyền, dựng
lên cái gọi là “Nhà nước Đê Ga độc lập” trên địa bàn Tây Nguyên.
Để đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch,
giữ vững ổn định chính trị – xã hội Tây Nguyên, một trong những nhiệm vụ
quan trọng là phải xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh,
vừa bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, an
ninh, quốc phòng, vừa vận động quần chúng DTTS nâng cao cảnh giác, đập
tan âm mưu, luận điệu xuyên tạc, kích động, phá hoại của các thế lực thù
địch trên địa bàn Tây Nguyên. Chính vì vậy, công tác xây dựng, củng cố,
bảo vệ hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên thời gian qua đã được Đảng,

4
Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm, với nhiều nghị quyết, chỉ thị liên
quan được ban hành và thực thi.
Ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ 5 BCHTƯ Đảng Cộng Sản Việt Nam
khoá IX, đã ra nghị quyết về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính

trị cơ sở ở xã, phường, thị trấn”. Ngày 18/1/2002 của Bộ Chính trị Ban chấp
hành Trung ương Đảng khoá IX ra Nghị quyết số 10/NQ – BCT “Về phát triển
kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng Tây Nguyên thời kỳ
2001 – 2010”. Ngày 9/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 03/TTg “Về
một số chủ trương, biện pháp cấp bách nhằm tiếp tục đấu tranh xoá bỏ tổ chức
phản động đòi thành lập „Nhà nước Đề ga độc lập” ở Tây Nguyên”. Thủ
tướng Chính phủ cũng ra Quyết định số 168/2001/ QĐ - TTg ngày 30/10/2001
“Về việc định hướng dài hạn kế hoạch 2001 – 2005 và những giải pháp cơ bản
phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên”; Quyết định số 132/2002/QĐ -
TTg ngày 8/10/2002 “Về việc giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào
dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên”. Để tăng cường sự chỉ đạo toàn diện
của Chính phủ đối với Tây Nguyên, ngày 9/3/2002, Thủ tướng Chính phủ ra
Quyết định số 258/QĐ - TTg “Về việc thành lập tổ chức thường trực xử lý các
vấn đề an ninh Tây Nguyên”.
Về phương diện xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên, ngày
5/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 253/QĐ - TTg về việc
phê duyệt đề án “Một số giải pháp củng cố kiện toàn chính quyền cơ sở ở vùng
Tây Nguyên giai đoạn 2002 – 2010”. Những Nghị quyết của Đảng và các văn
bản của Chính phủ là những định hướng sâu sắc để tiến hành công tác đảm bảo
an ninh cũng như xây dựng, củng cố và bảo vệ hệ thống chính trị cơ sở trên địa
bàn Tây Nguyên.

5
Bên cạnh đó, nhiều công trình khoa học nghiên cứu những vấn đề liên
quan đến xây dựng, củng cố và bảo vệ hệ thống chính trị cơ sở Tây Nguyên, ở
nhiều góc độ khác nhau đã được triển khai, thực hiện.
Về những vấn đề chung có liên quan đến hệ thống chính trị cơ sở ở Tây
Nguyên, một số đề tài, công trình nghiên cứu đã được thực hiện, như: Đề tài
khoa học cấp nhà nước (KX – 07- 03) về “Giải pháp đảm bảo an ninh trật tự ở
các vùng chiến lược Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Bắc góp phần phát triển

kinh tế – xã hội” (2005) do PGS, TS Trần Đại Quang, Bộ Công an, làm chủ
nhiệm; Đề tài cấp Bộ “Hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân
tộc ở Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay và những giải pháp về công tác an
ninh” (2001); “Công tác đảm bảo an ninh – trật tự vùng chiến lược Tây
Nguyên – thực trạng và giải pháp” (2004) do PGS, TS Nông Văn Lưu, Bộ
Công an, làm chủ nhiệm; “FULRO ở Tây Nguyên – những vấn đề đặt ra đối
với công tác an ninh”, Luận án Tiến sỹ Luật học của Hoàng Kông Tư
(2003); Sách chuyên khảo “Một số vấn đề về tôn giáo và đấu tranh chống
hoạt động lợi dụng tôn giáo ở Tây Nguyên” (2006) và “Công tác an ninh đối
với hoạt động tài trợ, đầu tư nước ngoài tại Tây Nguyên” (2007) của TS.
Trần Xuân Dung, Bộ Công an…
Những vấn đề liên quan trực tiếp đến hệ thống chính trị và hệ thống
chính trị cơ sở ở Tây Nguyên, có các đề tài, công trình nghiên cứu: Đề tài
cấp Nhà nước “Các giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở
Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay” (2001 - 2002) do PGS.TS Phạm
Hảo, Học viện CT - HC quốc gia Khu vực III làm chủ nhiệm, trên cơ sở
đánh giá tổng quát thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị,
cũng như các bộ phận cấu thành, đề xuất các quan điểm và giải pháp đổi
mới hoạt động của hệ thống chính trị ở Tây Nguyên trong giai đoạn hiện

6
nay; Luận án TS Luật học của Nguyễn Văn Thuân, Bộ Công an với đề tài
“Hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên và những vấn đề đặt ra đối với
công tác an ninh” (2006) vừa đánh giá khái quát thực trạng hoạt động, vừa
nêu ra một số giải pháp công tác an ninh góp phần bảo vệ hệ thống chính
trị cơ sở ở Tây Nguyên – ở góc độ khoa học an ninh.
Tất cả các đề tài nói trên đều được nghiên cứu công phu dưới ánh sáng
của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nghị quyết, chỉ thị của
Đảng, Nhà nước, Chính phủ, cùng với việc khảo sát toàn diện, khách quan tình
hình Tây Nguyên. Nội dung của các đề tài cơ bản đã đánh giá, làm rõ thực

trạng tình hình, âm mưu của các thế lực thù địch, công tác đảm bảo an ninh
trên địa bàn Tây Nguyên và đã đưa ra nhiều giải pháp có tính khả thi nhằm
đảm bảo an ninh vùng Tây Nguyên.
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu, khảo sát sâu sắc, có hệ
thống về hệ thống chính trị cơ sở ở địa bàn Tây Nguyên – từ góc độ chính trị
học. Vì vậy, hướng nghiên cứu cơ bản của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu
những vấn đề lý luận chung về hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cơ sở,
tiến hành khảo sát một cách có hệ thống hệ và toàn diện về thống chính trị cơ
sở ở Tây Nguyên, với tất cả những yếu tố tác động, những đặc điểm đặc thù, từ
đó kiến nghị những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ
thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục tiêu: Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng thực trạng hệ thống
chính trị cơ sở ở Tây Nguyên và dự báo tình hình có liên quan, nêu lên một số
giải pháp (có tính phương pháp luận) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên hiện nay.


7
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hệ thống chính trị và hệ thống
chính trị cơ sở.
+ Nghiên cứu những đặc điểm, những nhân tố tác động và thực trạng
hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên.
+ Dự báo một số nhân tố tác động, ảnh hưởng và xu hướng vận động
của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên thời gian tới.
+ Nghiên cứu một số giải pháp (có tính phương pháp luận) nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu tất cả các đặc điểm, các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến

hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên.
- Nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ
sở ở Tây Nguyên trên một số mặt cơ bản (tổ chức Đảng, hệ thống chính quyền
và đoàn thể nhân dân ở cơ sở).
- Địa bàn: 5 tỉnh Tây Nguyên là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk
Nông, Lâm Đồng .
- Thời gian nghiên cứu: Từ 1992 (khi tàn quân của tổ chức FULRO đầu
hàng cơ quan quân sự của Liên hiệp quốc - UNTAC tại Campuchia) đến nay.
Tuy nhiên, Luận văn còn sử dụng tư liệu, số liệu các thời kỳ, các địa bàn
khác để đối chứng.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính
sách của Đảng cộng sản Việt Nam, các chuyên khảo của các nhà khoa học

8
- Các phương pháp chính được sử dụng trong quá trình thực hiện
Luận văn: phương pháp khảo sát, tổng kết thực tiễn; phương pháp phân tích
tổng hợp; phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp chuyên gia, toạ
đàm, trao đổi
6. Đóng góp của Luận văn:
- Phân tích, luận giải những nhân tố tác động, những đặc điểm có tính
đặc thù của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên.
- Kiến nghị, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục,
luận văn được kết cấu thành 3 chương, 6 tiết.



















9
Chương 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ Ở TÂY NGUYÊN
1.1. Một số nhận thức về hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cơ sở
1.1.1. Hệ thống chính trị và hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
a, Hệ thống chính trị
Thuật ngữ “hệ thống chính trị” xuất hiện khá sớm, nó được các nhà kinh
điển chủ nghĩa duy vật biện chứng như C.Mác, Ph.ănghen, V.I. Lê nin dùng để
chỉ các hình thức chính trị, thiết chế chính trị, thể chế chính trị, cơ cấu chính
trị Về sau, thuật ngữ “hệ thống chính trị” được các nhà luật học Xô -Viết sử
dụng phổ biến từ những năm 80 của thế kỷ 20. Theo quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lê nin, chính trị và hệ thống chính trị là sản phẩm của những quan hệ
giai cấp và đấu tranh giai cấp, là sản phẩm của một giai đoạn lịch sử nhất định.
“Quá trình phát triển của xã hội loài người đã dẫn đến sự xuất hiện chế độ tư

hữu, xuất hiện sự phân hóa xã hội thành nhóm, các giai tầng có địa vị xã hội
khác nhau, có lợi ích không giống nhau”. [50, tr. 131].
Điều đó có nghĩa là, khi trong xã hội xuất hiện các giai cấp đối kháng,
các lực lượng chính trị – xã hội khác nhau, để bảo vệ, củng cố lợi ích của
mình, mỗi giai tầng xã hội, mỗi lực lượng chính trị – xã hội đã thiết lập các
thiết chế chính trị – xã hội khác nhau. Các thiết chế chính trị – xã hội luôn
đấu tranh và hợp tác với nhau vì lợi ích, vì sự tồn tại và phát triển của lực
lượng chính trị – xã hội mà họ đại diện, đồng thời vì sự tồn tại và phát triển
của xã hội nói chung.
Cùng với sự phát triển ngày càng cao của xã hội, sự phân hóa, chia tách
của các nhóm xã hội có cùng lợi ích ngày càng phong phú và đa dạng hơn theo
nhiều nguyên nhân, với nhiều dấu hiệu khác nhau. Chính điều đó đã làm trong

10
xã hội xuất hiện và tồn tại ngày càng nhiều lực lượng chính trị – xã hội, nhiều
thiết chế chính trị – xã hội khác nhau.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, các thiết chế chính trị – xã hội
luôn có sự liên hệ, ràng buộc với nhau, luôn tác động và ảnh hưởng qua lại
lẫn nhau. Điều này xảy ra trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Toàn bộ các thiết chế này tạo thành hệ thống chính trị – xã hội để nắm giữ
và thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội. Như vậy, có thể hiểu: “Hệ
thống chính trị là liên minh các thiết chế chính trị – xã hội có liên hệ mật
thiết với nhau, tồn tại và hoạt động nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển
của toàn xã hội; đồng thời bảo vệ lợi ích, thực hiện những mục đích của giai
cấp thống trị trong xã hội” [51, tr.300].
Cũng có thể có cách lý giải khác: Hệ thống chính trị là một hệ thống
các tổ chức và thể chế của giai cấp thống trị và chỉ giai cấp thống trị mà
thôi, như một tổng thể các thiết chế thể hiện quyền lực thống trị của một
giai cấp đối với toàn xã hội; Hệ thống chính trị là hình thức tổ chức bộ máy
của một giai cấp nào đó trong cuộc đấu tranh để giành và củng cố sự thống

trị của mình, là bộ máy thống trị giai cấp…(Chương trình khoa học – công
nghệ cấp nhà nước KX. 05).
Tuy nhiên, trong phạm vi Luận văn, chúng tôi tán thành hơn với định
nghĩa: Hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức, mà thông qua đó giai cấp
thống trị thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội. Như vậy, có thể hiểu hệ
thống chính trị là một cơ cấu, một chỉnh thể bao gồm các đảng phái chính trị,
nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ
pháp luật hiện hành gắn liề với tư tưởng và lợi ích của giai cấp cầm quyền,
nhằm duy trì, bảo vệ và phát triển chế độ xã hội đó.

11
Về cấu trúc, hệ thống chính trị bao gồm cấu trúc hình thức (mặt vật
chất) và mặt nội dung. Măt vật chất của hệ thống chính trị là một tập hợp các
thiết chế chính trị – xã hội được thành lập và hoạt động vì những mục đích
chính trị – xã hội khác nhau. Các thiết chế đó bao gồm Nhà nước, các đảng
phái chính trị, các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội, trong đó Nhà nước là tổ
chức quan trọng nhất. Các tổ chức đó được sắp xếp theo một trật tự khách
quan, khoa học và luôn có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau.
Mặt nội dung của hệ thống chính trị được hiểu là một cơ chế thực hiện
quyền lực chính trị trong xã hội. Có thể nói, quyền lực chính trị là cốt lõi của
hệ thống chính trị. Quyền lực đó được vật chất hóa bằng các thiết chế
chính trị – xã hội và được biểu hiện thông qua các quan hệ chính trị giữa
các lực lượng chính trị – xã hội. Quyền lực chính trị được thể hiện một
cách tập trung và trước hết ở lý tưởng chính trị, quan điểm, đường lối,
chính sách của các lực lượng chính trị – xã hội, ở pháp luật của Nhà nước.
Chính vì thế, hệ thống chính trị của mỗi nước có ảnh hưởng rất lớn tới sự
tồn tại, phát triển của mỗi nước nói riêng, của xã hội loài người nói chung.
Sự yếu kém, rạn nứt trong nội bộ của hệ thống chính trị thường được
chuyển hóa thành các xung đột chính trị – xã hội, cản trở tiến bộ xã hội.
b, Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa

Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, hệ thống chính trị
xã hội chủ nghĩa ra đời phải dựa trên tiền đề chính trị đó là thắng lợi của cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân giành chính quyền, thiết lập
chuyên chính vô sản, tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Tuy
nhiên, tiền đề chính trị sẽ mở đầu cho việc ra đời của hệ thống chính trị xã hội
chủ nghĩa, nhưng để tồn tại và phát triển, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
cần phải dựa trên những cơ sở khác, trong đó quan trọng nhất là cơ sở kinh tế.

12
Cơ sở kinh tế của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là chế độ công hữu xã
hội chủ nghĩa về các tư liệu sản xuất chủ yếu. Chế độ công hữu xã hội chủ
nghĩa về tư liệu sản xuất, với sự đa dạng về sở hữu, sự phát triển từ thấp đến
cao, không những quy định sự biến đổi về nội dung, hình thức của hệ thống
chính trị xã hội chủ nghĩa, mà còn là yếu tố đảm bảo sự vận hành có hiệu quả
của hệ thống đó. Nhưng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa còn dựa trên cơ sở
một nền sản xuất phát triển, với trình độ xã hội hoá cao và một cơ sở tư tưỏng
– văn hoá với tư cách là kim chỉ nam, là định hướng cho hoạt động của toàn bộ
hệ thống.
Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa khác về bản chất so với các hệ
thống chính trị trước đó. Mục đích của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, xoá bỏ áp
bức, bóc lột, xoá bỏ sự khác nhau giữa các gia cấp, giải phóng con người,
giải phóng xã hội.
Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa được nghiên cứu từ nhiều góc độ
khác nhau và cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, có một
điểm chung nhất cho mọi định nghĩa về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.
Đó là, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa được coi là cách thức tổ chức quyền
lực chính trị mà giai cấp công nhân nắm quyền thực hiện phù hợp với lợi ích
của giai cấp mình. Xuất phát từ những quan điểm nêu trên, có thể định nghĩa
hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa như sau: “Hệ thống chính trị xã hội chủ

nghĩa là liên minh các thiết chế chính trị –xã hội được thành lập, hoạt động
trong mối liên hệ chặt chẽ mà vai trò lãnh đạo thuộc về đảng của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động nhằm thực hiện triệt để quyền lực nhân dân, xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội”.[51, tr. 301]

13
Sự hình thành, phát triển của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là
một quá trình lịch sử và lâu dài với những bước thăng trầm khác nhau,
nhưng luôn giữ vững mục tiêu là xây dựng xã hội dân chủ, công bằng,
không có sự phân cực đối kháng giữa giàu và nghèo. Hệ thống chính trị xã
hội chủ nghĩa luôn phản ánh những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội đất nước. ở mỗi thời kỳ phát triển của đất nước, khi những điều kiện
kinh tế, chính trị, xã hội…có những thay đổi thì hệ thống chính trị cũng thay
đổi. Trong hệ thống chính trị có thể xuất hiện thêm những tổ chức chính trị
– xã hội mới và cũng có thể mất đi một tổ chức cũ, đồng thời cũng diễn ra
sự thay đổi trong bản thân mỗi tổ chức. Ngược lại, hệ thống chính trị cũng
tác động, ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất
nước. Ngoài ra, hệ thống chính trị của mỗi nước còn chịu ảnh hưởng của
môi trường quốc tế và cũng có ảnh hưởng tới đời sống chính trị quốc tế.
Hệ thống chính trị ở mỗi nước xã hội chủ nghĩa mang những nét đặc
thù, phản ánh những đặc điểm riêng về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
của nước đó. Tuy nhiên, do cơ sở kinh tế – xã hội có cùng bản chất nên hệ
thống chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa đều có chung những đặc trưng
cơ bản sau:
Một là, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa luôn đảm bảo tính thống nhất
cao và không đối kháng. Các bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị xã hội
chủ nghĩa đều tồn tại, hoạt động hợp pháp và luôn có sự liên hệ, tác động
qua lại mật thiết với nhau để đạt mục đích chung. Hệ thống chính trị xã hội
chủ nghĩa hình thành và phát triển trên cơ sở chế độ công hữu xã hội chủ
nghĩa về tư liệu sản xuất và sự thống nhất – không đối kháng về những lợi

ích cơ bản trong toàn xã hội

14
Hai là, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa do đảng tiền phong của giai
cấp công nhân lãnh đạo. Đây là yếu tố quyết định bản chất xã hội chủ nghĩa,
quy định mục đích, nội dung hoạt động của hệ thống chính trị đó.
Ba là, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa quán triệt nguyên tắc quyền
lực nhân dân, tức là hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa được hiểu là cách thức
tổ chức quyền lực chính trị để quyền lực thuộc về nhân dân. Quyền lực nhân
dân được thực hiện thông qua hệ thống chính trị với nguyên tắc thống nhất
không chia sẻ (nhất nguyên về chính trị), trong đó Nhà nước là nền tảng, là trụ
cột và đảng của giai cấp công nhân là hạt nhân lãnh đạo, đóng vai trò quyết
định trong việc thực hiện quyền lực nhân dân.
Bốn là, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa thể hiện tính tích cực chính
trị cao của quần chúng nhân dân lao động. Điều này được thể hiện trong các
hoạt động của quần chúng như: tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến
vào những quyết định của đất nước; tham gia vào hoạt động của các tổ chức,
đoàn thể xã hội với tư cách là thành viên hoặc người ủng hộ.
Năm là, cả hệ thống cũng như từng bộ phận trong hệ thống không ngừng
hoàn thiện và phát triển vì các mục tiêu, giá trị xã hội.
Ở Việt Nam, hệ thống chính trị mang đầy đủ những đặc trưng của hệ
thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Đó là tổng thể các hình thức chính trị – xã hội
được thành lập và hoạt động trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau, dưới sự lãnh
đạo thống nhất của Đảng cộng sản Việt Nam nhằm thực hiện triệt để quyền lực
chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Cấu trúc hình thức (mặt vật chất) của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam bao gồm các thành tố: Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
thành viên của Mặt trận, trong đó Đảng cộng sản Việt Nam là hạt nhân lãnh


15
đạo, Nhà nước là trung tâm quyền lực, là trụ cột. Hệ thống chính trị ở Việt
Nam được phân chia thành 4 cấp: cấp Trung ương, cấp tỉnh (thành phố), cấp
quận (huyện) và cấp phường (xã). ở Việt Nam, một hệ thống chính trị rộng
lớn, phức tạp, lại ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với nền kinh tế
nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường và chính sách mở cửa, hội
nhập…, đòi hỏi các thành tố cấu thành phải là một động lực tổng hợp của tất
cả các lực lượng chính trị – xã hội phấn đấu vì một mục tiêu chung, cùng tuân
theo một cơ chế vận hành và những nguyên tắc nhất định.
1.1.2. Hệ thống chính trị cơ sở
a, Khái niệm, cấu trúc của hệ thống chính trị cơ sở
Hiện nay, ở nước ta, đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng, cấp cơ sở là
cấp xã, phường, thị trấn. Đây là quan niệm phù hợp với tình hình thực tế, được
nhiều người tán thành. Tại hội thảo Khoa học - Thực tiễn “Xây dựng hệ thống
chính trị và đội ngũ cán bộ cơ sở” do Bộ biên tập tạp chí Cộng sản phối hợp
với Tỉnh ủy Hà Nam tổ chức vào ngày 19/6/2002, các nhà lý luận và quản lý
đều cơ bản thống nhất quan niệm về hệ thống chính trị cơ sở.
PGS,TS Trần Quang Nhiếp cho rằng: “Cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi
tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống và diễn ra mọi mặt hoạt động của
đời sống xã hội một cách sinh động. Hệ thống chính trị cơ sở có vai trò rất
quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước…” [60, tr. 46]. Theo PGS,TS
Nguyễn Chí Mỳ thì “hệ thống chính trị cơ sở là cấp độ cuối cùng trong cấu
trúc hệ thống chính trị của đất nước. Hệ thống chính trị cơ sở là cầu nối trực
tiếp đưa nghị quyết của đảng vào cuộc sống, là nơi cung cấp cơ sở thực tiễn sát
hợp nhất để đưa cuộc sống vào nghị quyết”… [60, tr. 50]. Còn PGS.TS
Nguyễn Hữu Khiển khẳng định: “Cấp xã, phường, thị trấn là một khâu quan

16
trọng trong hệ thống chính trị ở nước ta. Do đó cán bộ cơ sở là cán bộ của bộ

máy Đảng, Nhà nước, làm việc ở địa phương…” [60, tr. 51].
Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản khoa học xã hội, năm 1988, định
nghĩa: Cơ sở “đơn vị cấp dưới cùng, nơi trực tiếp thực hiện các hoạt động
như xản xuất, công tác…của một hệ thống tổ chức, trong quan hệ với các
bộ phận lãnh đạo cấp trên”.
Các văn bản của Đảng, Nhà nước có nội dung liên quan đều xác định
cấp cơ sở là cấp xã, phường, thị trấn. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa IX ghi: “Các cấp cơ sở phường, xã, thị
trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống. Hệ thống chính trị
cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân
thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng
cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân, huy động
mọi khả năng phát triển kinh tế – xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng
dân cư”. [31, tr.1]. Quyết định số 253/QĐ/TTg, ngày 5/3/2003 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Một số giải pháp củng cố kiện
toàn chính quyền cơ sở ở vùng Tây Nguyên, giai đoạn 2002 đến 2010” đã
xác định cấp cấp cơ sở là xã, phường, thị trấn.
Như vậy, từ những quan niệm và thực tế nêu trên, cho phép rút ra: Hệ
thống chính trị cơ sở của nước ta là hệ thống chính trị ở cấp xã, phường, thị
trấn, bao gồm: tổ chức Đảng cơ sở (các đảng bộ, chi bộ cơ sở); chính quyền
(HĐNN, UBND xã phường, thị trấn); Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã
hội (Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội Nông dân…) có
quan hệ mật thiết với nhau, trực tiếp tiến hành các hoạt động theo sự chỉ đạo
của cấp trên.

17
Trên cơ sở đó, có thể định nghĩa Hệ thống chính trị cơ sở như sau: Hệ
thống chính trị cơ sở là toàn bộ các thiết chế chính trị như tổ chức đảng,
chính quyền, các đoàn thể nhân dân được tổ chức và hoạt động theo những
nguyên tắc nhất định và gắn bó hữu cơ với nhau nhằm thực hiện sự lãnh

đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và phát huy quyền dân chủ của
nhân dân ở cơ sở [ 24, tr.10].
Hệ thống chính trị cơ sở là một cấp của hệ thống chính trị chung nên có
cấu trúc giống như cấu trúc của hệ thống chính trị, bao gồm: Tổ chức Đảng cơ
sở (các Đảng bộ, chi bộ cơ sở); Chính quyền cơ sở (Hội đồng nhân dân, ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn); Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của
Mặt trận (Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân…).
Theo Pháp lệnh cán bộ, công chức được ủy ban thường vụ Quốc hội
thông qua ngày 26/3/1998 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2000 và 2003), xuất bản
tháng 5/ 2006, tại Điều 1, khoản g, h quy định các nhóm cán bộ công chức ở
cơ sở bao gồm: những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ
trong thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó Bí thư
Đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội xã, phường, thị trấn (gọi
chung là cấp xã); những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh
chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân xã. Theo Pháp lệnh, trong chức
danh chuyên môn của ủy ban nhân dân xã, công an xã là bộ phận cấu thành
hữu cơ của hệ thống chính trị cơ sở, là lực lượng vũ trang bán chuyên trách,
nòng cốt trong giữ gìn an ninh trật tự tại cơ sở.
b, Đặc điểm của hệ thống chính trị cơ sở.
So với hệ thống chính trị nói chung, hệ thống chính trị cơ sở ở nước ta
có những đặc điểm cơ bản sau:

18
Thứ nhất, cấu trúc của hệ thống chính trị ở Việt Nam được xác định
gồm 4 cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh (thành phố), cấp huyện (quận) và cấp xã
(phường, thị trấn). Như vậy, hệ thống chính trị cơ sở ở nước ta là cấp cuối
cùng trong hệ thống chính trị. Mặc dù dưới cấp xã còn có thôn, bản, làng…,
nhưng đây không phải là một cấp hành chính độc lập, không có ngân sách, con
dấu, tư cách pháp nhân riêng.
Thứ hai, hệ thống chính trị cơ sở là cấp gần dân nhất, có quan hệ

chặt chẽ với nhân dân. Cán bộ cơ sở trực tiếp sống, công tác, sinh hoạt trên
địa bàn, hàng ngày tiếp xúc với nhân dân nên có thể hiểu được đầy đủ nhất
mọi tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy, cán bộ cơ sở được coi là
“cầu nối” giữa dân với Đảng.
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ V, khoá IX đã
nêu rõ: „Trong thời gian qua, hệ thống chính trị cơ sở ở nước ta được thiết lập
rộng rãi trên khắp các địa phương trên cả nước, từ thành thị đến nông thôn,
miền núi, biên giới, hải đảo…” [31.tr. 1]. Hiện nay trên toàn quốc có 10.538
đơn vị cơ sở bao gồm: 8.497 xã, 565 thị trấn, 1.026 phường. Như vậy, có thể
nói hệ thống chính trị ở nước ta được thiết lập trải rộng trên khắp các vùng
miền của đất nước. Do vậy, đông đảo đội ngũ cán bộ cơ sở là những người gần
dân, gắn bó với dân, nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
Thứ ba, hệ thống chính trị cơ sở là cấp trực tiếp truyền tải và tổ chức
thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Mọi
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước muốn được thực
hiện, trước hết phải đến được với dân; dân có hiểu mới thực hiện đúng. Muốn
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến được với mọi
người dân phải thông qua các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở,
vì đây là cấp gần dân nhất, trải khắp trên tất cả các địa bàn. Cấp cơ sở cũng là

19
cấp có điều kiện trực tiếp tổ chức, hướng dẫn nhân dân cùng thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Thứ tư, hệ thống chính trị cơ sở là cấp có bộ máy tổ chức đơn giản, đội
ngũ cán bộ thường không chuyên nghiệp và ít được đào tạo cơ bản. Cán bộ cơ
sở do nhân dân bầu ra, thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ nhất định, hết
nhiệm kỳ cán bộ cơ sở có thể được thay thế. Tuy vậy, đội ngũ cán bộ này lại
thực hiện nhiệm vụ quản lý toàn diện nhất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội ở cơ sở. Đó là lãnh đạo việc phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, chính
trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng ở địa phương; thực hiện chức năng quản lý

nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở cơ sở theo pháp luật;
vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, hăng hái tham gia các phong trào của địa phương.
Tuy đội phần đông ngũ cán bộ cơ sở còn chưa được đào tạo cơ bản,
song hệ thống chính trị cơ sở lại có vai trò quan trọng trong tổ chức quần
chúng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh, quốc
phòng. Từ những chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước, tùy
thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương, cán bộ cơ sở xây
dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức lực lượng và vận động quần chúng trên địa bàn
cùng tham gia thực hiện. Trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước, khi có những bất cập trong thực tế thì cấp cơ sở cũng là
cấp phát hiện đầu tiên để kiến nghị với Đảng, Nhà nước khắc phục kịp thời.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nền tảng của mọi công tác là cấp
xã” [54.tr. 458]. “Cấp xã gần dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm
được việc thì mọi công việc đều xong”. [55. tr. 371].
c, Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở

20
Những năm qua, hệ thống chính trị cơ sở ở nước ta đã khẳng định vai trò
to lớn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội ở cơ sở.
Trước hết, đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị cơ sở là lực lượng nòng
cốt, là hạt nhân đoàn kết, giáo dục, tổ chức nhân dân ở cơ sở để thực hiện chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; là chiếc cầu nối giữa
Đảng, chính quyền, mặt trận các cấp với đông đảo nhân dân ở cơ sở.
Mặt khác, cán bộ cơ sở vừa là người đại diện cho chính quyền nhân dân
trong quản lý Nhà nước ở địa phương, vừa là người trực tiếp lãnh đạo, tổ chức
thực hiện quyền hành pháp, quản lý và vận động quần chúng nhân dân tham
gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.
Hệ thống chính trị cơ sở là nơi quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân
được thực hiện rộng rãi (thông qua các hình thức tự quản) và quyền dân chủ

đại diện (thông qua HĐND và UBND) được phát huy, là nơi để thực hiện trực
tiếp khối đại đoàn kết toàn dân (thông qua mặt trận và các đoàn thể nhân dân)
và là nơi đảm bảo sự vững mạnh của chế độ cả về chính trị, kinh tế, văn hóa,
và quốc phòng – an ninh.
Không những thế, hệ thống chính trị cơ sở luôn là nơi cán bộ phát huy
vai trò là hạt nhân chính trị trong tổ chức và vận động nhân dân thực hiện một
cách chủ động, sáng tạo các nghị quyết của Đảng, đưa nghị quyết vào cuộc
sống và góp phần phản ánh cuộc sống vào nghị quyết.
Có thể nói, vai trò của hệ thống chính trị cơ sở luôn gắn chặt với vai trò
của đội ngũ cán bộ cơ sở. Có đội ngũ cán bộ cơ sở tốt sẽ thực sự làm cho hệ
thống chính trị cơ sở vững mạnh, thực sự góp phần làm cho cả hệ thống chính
trị xã hội chủ nghĩa vững chắc từ nền tảng ở cơ sở.

21
1.2. Các nhân tố tác động đến tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị
cơ sở ở Tây Nguyên
1.2.1. Nhân tố địa – kinh tế: Tây Nguyên là địa bàn có nhiều tiềm năng và
khả năng để phát triển các ngành kinh tế có giá trị cao, phục vụ dân sinh và
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tây Nguyên, hay còn gọi là cao nguyên Trung Bộ, gồm 5 tỉnh Kon
Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Số dân là 4.596.000 người
(tính đến 5/2005), bao gồm dân tộc Việt (Kinh), các dân tộc thiểu số bản địa và
các dân tộc thiểu số từ nơi khác đến, như miền núi phía Bắc, ven biển
Trung Bộ, Nam Trường Sơn và Đông Nam Bộ [28, tr. 5].
Với diện tích tự nhiên là 56.129 km
2
, nằm ở 11
0
13‟ – 15
0

15‟ vĩ độ Bắc,
107
0
02‟ – 109
0
05‟ kinh độ Đông, chiếm gần 17% diện tích cả nước, Tây
Nguyên là một vùng có điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đa đạng và
phong phú. Tây Nguyên là một sơn nguyên có tính đặc thù, với các dãy núi
cao phía Bắc (Ngọc Linh: 2598 m) và phía Nam (Chư Yang Sin: 2406 m), nối
tiếp là những dãy núi thấp khoảng 200 m và các cao nguyên (Kon Hà Nừng,
Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đắk nông, Di Linh – Bảo Lộc) có độ cao từ 300 –
1000 m. Vùng núi chiếm khoảng 2.930.000 ha, vùng cao nguyên hơn
2.000.000 ha, vùng bình nguyên và thung lũng khoảng 570.000 ha.
Tây Nguyên là vùng có diện tích đất đỏ bazan lớn nhất nước, khoảng
1.400.000 ha, rất thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp như chè, cà
phê, cao su, hồ tiêu và các loại cây ăn quả cao cấp, với năng suất, chất lượng
cao, sản lượnglớn. Ngoài ra, ở đây còn có khoảng 240.000 ha đất phù sa được
bồi do các con sông, suối.
Tài nguyên rừng đang là một thế mạnh của Tây Nguyên, với rất nhiều
loại (rừng lá rộng, rừng lá rụng vào mùa khô, rừng thông, tre nứa…) và trữ

22
lượng gỗ lớn, chiếm khoảng 45% trữ lượng gỗ của cả nước. Rừng Tây
Nguyên có nhiều loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, như các loại gỗ quý,
các loại cây dược liệu; có nhiều loại động vật, nhất là động vật hoang dã,
vừa có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho du lịch, xuất khẩu, vừa phục vụ cho
nghiên cứu khoa học.
Tây Nguyên cũng là nơi giàu về các loại khoáng sản, với trữ lượng lớn,
và chất lượng khá, như quặng bô xít có trữ lượng khoảng 3,05 tỉ tấn; quặng
vàng và vàng sa khoáng khoảng 8,82 tấn; quặng thiếc: 400.000 tấn; quặng sắt:

470 triệu tấn; than: 300 triệu tấn; đá xây dựng: 3 tỉ m
3

Tây Nguyên cũng là nơi giàu về tài nguyên nước và năng lượng thủy
điện. Với lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.900 mm, như vậy, mỗi
năm cả Tây Nguyên hứng được khoảng 106 m
3
nước mưa và chuyển vào
các dòng chảy sông, suối khoảng 48 tỉ m
3
. Nguồn nước ngầm ở đâycó thể
thoả mãn tốt cho các nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp chế biến, chăn nuôi và
tưới. Các sông, suối ở Tây Nguyên có độ dốc lớn, tạo ra tiềm năng thuỷ
điện, với trữ lượng khoảng 57 tỉ kwh, chiếm khoảng 21% trữ lượng thuỷ
điện cả nước [39, tr. 55-56].
Với những đặc thù về cảnh quan thiên nhiên và các truyền thống văn
hóa lâu đời, mang bản sắc độc đáo, cũng như có nhiều địa danh nổi tiếng, Tây
Nguyên là nơi có tiềm năng lớn về phát triển ngành du lịch, nơi hấp dẫn du
khách trong nước và quốc tế.
Những tiềm năng lớn mà thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho Tây Nguyên,
đó chính là những điều kiện, tiền đề vô cùng quan trọng, không chỉ cho riêng
Tây Nguyên, mà còn cho cả nước, trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, xoá bỏ nghèo nàn lạc hậu. Với những tiềm năng đó, không chỉ cho

23
phép Tây Nguyên phát triển một nền kinh tế đa dạng, toàn diện, mà còn cho phép
phát triển nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, những thế mạnh riêng có của Tây Nguyên.
Tây Nguyên còn là địa bàn giải quyết tình trạng thừa lao động quá mức
ở nhiều địa phương trong cả nước, cũng như khắc phục sức ép về sự gia tăng
dân số quá lớn của nước ta trong hơn hai thập kỷ qua. Tính đến 5/2005, dân số

Tây Nguyên 4.596.000 người, bình quân 82 người/km
2
. So với mật độ dân số
cả nước hiện nay gần 260 người/km
2
, thì mật độ dân số ở Tây Nguyên còn rất
thấp. Trong thời gian từ 1976 – 2005, dân số Tây Nguyên tăng hơn 3,6 lần,
chủ yếu là tăng cơ học. Riêng số di dân tự do đến Tây Nguyên trong thời gian
đó là khoảng 1 triệu người. Di dân, phân bố lại lao động trên phạm vi cả nước
và Tây Nguyên, không thuần túy là vấn đề kinh tế - xã hội, vấn đề đời sống,
mà còn là do yêu cầu bảo vệ kinh tế và các yêu cầu về tăng cường quốc phòng
và an ninh trên mọi vùng lãnh thổ của đất nước [40, tr. 15-16].
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, điều kiện địa lý – tự nhiên ở Tây
Nguyên cũng đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở vùng
này. Do địa hình hiểm trở, núi rừng trùng điệp, hoang vu, giao thông vận tải, đi
lại khó khăn , nên nhiều vùng dân cư tách biệt với bên ngoài, hạn chế giao
lưu, trao đổi nên đời sống kinh tế – xã hội trì trệ, đời sống văn hoá tinh thần
thấp kém Khí hậu ở Tây Nguyên rất khắc nghiệt, hàng năm có 2 mùa rõ rệt:
mùa khô nắng hạn kéo dài, cỏ cây trụi lá; mùa mưa ngút ngàn, các sông suối
ngăn cách các con đường giao lưu. Từ sau 1975, do sự tàn phá của con người,
tài nguyên thiên nhiên ở Tây nguyên bị sử dụng lãng phí, mất mát nghiêm
trọng: rừng bị tàn phá và xuống cấp, đất ba zan bị xói mòn, thoái hoá, môi
trường sinh thái bị phá vỡ Người dân Tây Nguyên đang phải đương đầu với
sự “trả thù ” của thiên nhiên.

24
1.2.2. Nhân tố địa – chính trị: Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược
quan trọng về quốc phòng - an ninh và là một mắt xích quan trọng trong
âm mưu của các thế lực thù địch đối với Việt Nam.
Tây Nguyên đã từng được ví như “nóc nhà của Đông Dương”, ai nắm

được Tây nguyên thì người đó sẽ khống chế được cả Đông Dương, khống
chế cả vùng duyên hải miền Trung, cửa ngõ vào Sài Gòn và Đông Nam Bộ,
khu vực ngã ba biên giới Việt Nam – Campuchia - Lào. Do vậy, vùng Tây
Nguyên có điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu với nhiều vùng trong
nước và quốc tế.
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Tây Nguyên là
một trong những địa bàn, căn cứ địa quan trọng, góp phần cùng cả nước
lập nên những chiến công hiển hách. Trong quá trình xâm lược và chiếm
đóng Tây Nguyên, thực dân Pháp đã gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ của
nhân dân các dân tộc nơi đây. Tiêu biểu cho tinh thần bất khuất chống
Pháp của các dân tộc Tây Nguyên là các cuộc khởi nghĩa của đồng bào
vùng Krông Ana, Krông Knô (1900) do N‟Gưh lãnh đạo, của đồng bào Xơ
đăng (1901), của đồng bào An Khê (1905); đặc biệt, cuộc khởi nghĩa của
N‟Trang Lơng (dân tộc M‟Nông) kéo dài 23 năm ở Đắk Lắk (1912 - 1935),
trong một thời gian dài đã giải phóng cả vùng cao nguyên rộng hàng vạn
cây số vuông, tiêu diệt nhiều sĩ quan, binh lính Pháp.
Thời kỳ kháng chiến 9 năm chống Pháp, Tây Nguyên nổi tiếng với
anh hùng Núp. Thời kỳ chống Mỹ, những chiến công chói lọi, như Plei
Me, Đức Cơ, Đắk Tô - Tân Cảnh đã khẳng định tinh thần bất khuất của
nhân dân các dân tộc Tây Nguyên. Trong cuộc Tổng tấn công mùa xuân
1975, Tây Nguyên được chọn làm chiến dịch mở màn, làm đột phá điểm,
càng khẳng định điều đó.

×