Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.9 KB, 110 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





LÊ THỊ THUỲ DUNG



XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ THẨM
MỸ TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI
HỌC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY



Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS
Mã số :60 22 80




LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC




Người hướng dẫn: PGS.TS.PHẠM DUY ĐỨC






Hà Nội - 2006

1
MỤC LỤC
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
B. PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. Vai trò của môi trƣờng văn hóa thẩm mỹ đối với
sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên
1.1. Khái niệm văn hoá thẩm mỹ
1.2. Khái niệm môi trường văn hoá thẩm mỹ và tác động của nó
đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên
1.3. Nội dung chủ yếu của xây dựng môi trường văn hoá thẩm
mỹ
Chƣơng 2. Thực trạng và những giải pháp chủ yếu trong xây
dựng môi trƣờng văn hóa thẩm mỹ trong các trƣờng cao đẳng, đại
học ở Hà Nội hiện nay
2.1. Thực trạng xây dựng môi trường văn hóa thẩm mỹ trong các
trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội hiện nay
2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong xây dựng môi trường
văn hóa thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội hiện nay
2.3 Dự báo khái quát về xu hướng phát triển môi trường văn hoá
thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội trong thời kỳ đẩy
mạnh hội nhập quốc tế
2.4 Những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và phát triển môi
trường văn hoá thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội

hiện nay
C. PHẦN KẾT LUẬN
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TRANG
2
8


8

8

30

48



54


54


80


88




90


99
102



2
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta nói riêng, thế hệ trẻ ngày càng có vai trò
và vị trí đặc biệt quan trọng. Đại hội IX của Đảng đã xác định: “ Đối với thế hệ trẻ
chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo, phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo
đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài
năng, sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
tổ quốc”[16,126]. Sinh viên - bộ phận ưu tú nhất trong thế hệ trẻ, nguồn bổ sung
chủ yếu cho giới trí thức, là lực lượng chủ chốt, hay có thể nói là hiện thân tương
lai của đất nước. Sự phát triển toàn diện của sinh viên chính là tiền đề cho sự đóng
góp tích cực của họ đối với tiến bộ xã hội. Các trường cao đẳng, đại học là môi
trường chủ yếu cho giới trí thức tương lai được giáo dục và tự giáo dục. Hà Nội -
trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nước, là một trong những địa bàn có
nhiều trường cao đẳng đại học lớn của cả nước, nơi tập trung một lượng sinh viên
đông đảo nhất cả nước.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, sự phát triển
của khoa học kỹ thuật công nghệ chiếm vị trí vô cùng quan trọng, là một trong
những nhân tố có ý nghĩa quyết định trong sự thành công của sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ chú trọng phát triển
khoa học kỹ thuật công nghệ, ít quan tâm tới đời sống tình cảm, tinh thần con
người thì cùng với những mặt trái của nền kinh tế thị trường, đó sẽ là một trong
những nguyên nhân dẫn đến mất cân đối trong giáo dục và tình trạng suy thoái đạo
đức của sinh viên hiện nay. Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiện
giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

3
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng
các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống,
lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam”
[17,106].
Văn hóa thẩm mỹ hiện diện trong tất cả các hoạt động của con người, đặc
biệt nó tác động đến con người bằng cái đẹp và thông qua cái đẹp, trong sự hài hoà
với cái chân, cái thiện, cái có ích. Nó đánh thức không chỉ năng lực thẩm mỹ mà
toàn bộ năng lực sáng tạo tiềm ẩn, lay động những sợi dây tình cảm tinh tế nhất của
của tâm hồn con người. Tác động thẩm mỹ làm nảy sinh nhu cầu cảm thụ và sáng
tạo cái đẹp không chỉ trong lĩnh vực nghệ thuật mà trong toàn bộ hoạt động sản
xuất vật chất và tinh thần. Nhờ đó, nó tác động đến toàn bộ thế giới tinh thần, tình
cảm của con người, góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người nói
chung và sinh viên nói riêng.
Xây dựng môi trường văn hóa thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học
trên địa bàn Hà Nội là một trong những nhiệm vụ quan trọng để góp phần xây dựng
và phát triển nhân cách của giới trí thức tương lai, góp phần xây dựng con người
mới xã hội chủ nghĩa. Vì những lí do trên, việc đi sâu nghiên cứu đề tài “Xây dựng
môi trường văn hóa thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội hiện
nay” là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Dưới những hình thức và mức độ nhất định, vấn đề văn hóa thẩm mỹ đã
được đề cập đến từ lâu. Khái niệm văn hóa thẩm mỹ chỉ được sử dụng phổ biến bắt

đầu từ những năm 60, 70 của thế kỷ 20 trong giới nghiên cứu lý luận triết học, mỹ
học và văn hoá học.

4
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa thẩm mỹ. Ở Liên Xô trước
đây có:
Công trình chuyên khảo của M.X Cagan “Văn hóa thẩm mỹ của con người
Xô Viết”- Trường Đại học Tổng hợp Lêningrát, 1976, tác giả đã khảo sát bản chất
của văn hoá thẩm mỹ, xem giáo dục thẩm mỹ như một phương tiện hình thành nhân
cách và khẳng định vai trò của nghệ thuật trong sự phát triển nhân cách của con
người nói chung.
Giáo trình “Cơ sở lý luận văn hóa Mác- Lênin”, Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1983
của tập thể tác giả Liên Xô do giáo sư A.I.Ácnônđốp chủ biên đã giành cả chương
XV để trình bày về “Văn hóa thẩm mỹ xã hội chủ nghĩa”. Trong chương này tác
giả đã trình bày những quan niệm chung nhất về văn hoá thẩm mỹ, chức năng và
các lĩnh vực biểu hiện của nó. Văn hoá nghệ thuật được xem là hạt nhân của văn
hoá thẩm mỹ và là một nội dung quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho
nhân dân lao động. Tuy chưa đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh song các tác giả đã có
quan niệm rõ rệt về bản chất, chức năng, đặc thù của văn hoá thẩm mỹ.
Trong cuốn “Nguyên lý mỹ học Mác- Lênin” của IU.A. Lukin và V.C.
Xcachenrơsicôp, Nxb Sách giáo khoa Mác- Lênin, Hà Nội, 1984, các tác giả này
cho rằng: “Văn hoá thẩm mỹ được hình thành bởi các giá trị thẩm mỹ”.
Ở trong nước cũng có nhiều tác giả nghiên cứu như: Luận án tiến sĩ “Văn
hóa thẩm mỹ và sự phát triển năng lực sáng tạo của con người’ của Nguyễn Ngọc
Thu - Viện triết học, 1998; “Văn hóa thẩm mỹ và nhân cách” của Lương Thị
Quỳnh Khuê- Nxb CTQG, Hà Nội, 1995; “Xây dựng và phát triển nền văn hoá
thẩm mỹ ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong điều kiện đổi mới và hội
nhập quốc tế” của Xỉ Lửa Bun Khăm- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
2001; “Văn hóa thẩm mỹ và văn hóa nghệ thuật nâng cao năng lực sáng tạo của con


5
người” trong sách “Văn hóa mới Việt Nam, sự thống nhất và đa dạng” của Nguyễn
Văn Huyên – Nxb KHXH, Hà Nội, 1996; “Tính phổ quát và tính đặc thù trong các
khía cạnh thẩm mỹ của văn hóa” trong sách “Đạo đức học- mỹ học và đời sống văn
hóa nghệ thuật” của GS.TS Đỗ Huy – Nxb KHXH, Hà Nội 2002; …
Các công trình trên đã đề cập đến các vấn đề: khái niệm văn hóa, văn hóa
thẩm mỹ; bản chất, cấu trúc và chức năng của văn hóa thẩm mỹ; vai trò của văn
hóa thẩm mỹ trong sự hình thành và phát triển con người. Đồng thời các công trình
trên cũng đã đưa ra một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả của văn hóa thẩm mỹ.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có tác giả nào bàn đến vấn đề xây dựng môi
trường văn hóa thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học. Đây là một đề tài mới
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách đối với việc xây dựng nền văn hoá mới
trong xu hướng hội nhập ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn:
Góp phần làm sáng tỏ khái niệm văn hóa thẩm mỹ và môi trường văn hóa
thẩm mỹ, thông qua khảo sát thực trạng xây dựng môi trường văn hoá thẩm mỹ ở
một số trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Hà Nội, luận văn đánh giá và đề xuất
một số giải pháp xây dựng và phát triển môi trường văn hóa thẩm mỹ trong các
trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội hiện nay, nhằm góp phần phát triển nhân cách
sinh viên.
Để thực hiện được mục đích đó, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm
vụ như sau:

6
- Làm sáng tỏ khái niệm văn hóa thẩm mỹ và môi trường văn hóa thẩm mỹ.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng môi trường văn hoá
thẩm mỹ ở một số trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng và phát triển môi trường

văn hóa thẩm mỹ trong các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Văn hoá thẩm mỹ là một khái niệm rộng, ẩn chứa trong nhiều dạng hoạt
động khác nhau, gắn liền với sinh hoạt và cuộc sống của con người. Trong khuôn
khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung nghiên cứu, khảo sát và đánh giá vấn
đề xây dựng môi trường văn hóa thẩm mỹ ở một số trường cao đẳng, đại học trên
địa bàn Hà Nội hiện nay.
Khối trường khoa học xã hội và nhân văn: Đại học Khoa học Xã hội & Nhân
văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
Khối trường kỹ thuật- công nghệ: Đại học Bách khoa Hà Nội
Khối trường kinh tế: Học viện Tài chính
Khối trường cao đẳng: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận chủ yếu của quan điểm mỹ học
Mác- Lênin, tư tưởng về văn hóa nghệ thuật của chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối
và chính sách văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam.

7
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp các phương pháp lôgíc và lịch sử, phân tích và
tổng hợp, so sánh và thống kê, khảo sát xã hội học…để thực hiện mục tiêu và
nhiệm vụ của luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ
cho những người nghiên cứu, học tập và giảng dạy về văn hóa thẩm mỹ trong các
trường cao đẳng, đại học. Đồng thời, luận văn cũng có ý nghĩa gợi ý, khuyến nghị
đối với những người làm công tác quản lý và công tác giáo dục đào tạo trong các
trường cao đẳng, đại học hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được

kết cấu gồm 2 chương, 7 tiết.



8
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. VAI TRÕ CỦA MÔI TRƢỜNG VĂN HÓA THẨM MỸ
ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN
1.1. Khái niệm văn hoá thẩm mỹ
1.1.1 Định nghĩa về văn hoá thẩm mỹ
Văn hoá thẩm mỹ là khái niệm dùng để chỉ trình độ của con người trong
thưởng thức, đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ, nó biểu hiện trình độ tổng
hợp phát triển cao của văn hoá xã hội. Văn hóa thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng
hợp thành và là bộ phận hữu cơ của nền văn hóa nhân loại. Vì vậy, cần xem xét văn
hoá thẩm mỹ trong trong sự thống nhất với văn hoá từ bản chất, đặc trưng đến cấu
trúc, đồng thời văn hoá thẩm mỹ lại biểu hiện như một lĩnh vực văn hoá đặc thù.
Trên những phương diện tiếp cận khác nhau, khái niệm văn hoá được thể
hiện một cách phong phú và đa dạng. Năm 1952, A.L.Kroeber và C.L.Kluckhohn
đã trích lục được trên dưới 300 định nghĩa của các tác giả ở nhiều nước khác nhau
về văn hoá. Ngày nay, xu hướng chung là mở rộng nội hàm của khái niệm văn hoá.
Việc mở rộng nội hàm của khái niệm văn hoá được dựa trên cơ sở quan niệm của
Mác về sự đối tượng hoá những sức mạnh bản chất của con người trong các hoạt
động và giá trị hoạt động của họ. Từ đó, văn hoá được nhìn nhận như là mức độ thể
hiện và thực hiện các sức mạnh bản chất của con người trong mọi hoạt động xã hội,
đồng thời là bản thân phương thức hoạt động đó. Theo quan niệm triết học, văn hoá
được định nghĩa: “Văn hoá- toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con
người tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt
được trong lịch sử phát triển xã hội… Văn hoá là một hiện tượng lịch sử, phát triển
phụ thuộc vào sự thay thế các hình thái kinh tế xã hội” [71, 656].


9
Cũng xuất phát từ sinh hoạt hiện thực của con người, năm 1942 Hồ Chí
Minh đã đưa ra định nghĩa văn hoá: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn hoá nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng
ngày về ăn mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng
với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu
đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [47,431].
Theo quan điểm giá trị, Nguyễn Duy Quý và Đỗ Huy coi: “văn hoá là biểu
trưng của trình độ phát triển các quan hệ nhân tính, thông qua cách thức hoạt động
sống và sáng tạo theo chuẩn chân, thiện, mỹ, có nội dung xã hội cụ thể” [57,10].
Văn hoá là sản phẩm của hoạt động người, là kết quả sáng tạo của nhiều thế
hệ nhằm thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần không ngừng tăng lên của
con người. Văn hoá tồn tại trong tổng thể những sản phẩm do con người sáng tạo
ra. Nhưng không phải bất cứ cái gì con người tạo ra cũng là văn hoá mà chỉ trong
những sản phẩm vật chất và tinh thần phản ánh, chứa đựng những cái chân, thiện,
mỹ. Hơn nữa, văn hoá không phải là bản thân sản phẩm do con người sáng tạo ra
mà chỉ là dấu ấn biểu hiện trình độ sáng tạo, trình độ “con người” trên đó mà thôi.
Văn hoá là những hệ giá trị nhân văn được con người sáng tạo và phát triển
trong các mối quan hệ của họ với tự nhiên, xã hội và bản thân, đánh dấu trình độ
phát triển của “bản chất người” trong lịch sử xã hội và chi phối trở lại đời sống và
hoạt động của con người trong một cộng đồng nhất định. Văn hoá là hệ thống
những giá trị phong phú trong hiện thực. Các giá trị này biểu hiện trình độ phát
triển và những đặc tính riêng của mỗi dân tộc. Mỗi thế hệ vừa cải tạo, vừa sáng tạo
thêm nhiều giá trị mới trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những giá trị của thế hệ trước

10
để lại cùng tinh hoa văn hoá nhân loại làm cho nền văn hoá mỗi dân tộc không
ngừng phát triển.

Văn hoá thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng hợp thành và là một bộ phận
hữu cơ của nền văn hoá nhân loại. Trong giáo trình “Cơ sở lý luận văn hoá Mác-
Lênin”, tập thể tác giả Liên Xô do A.I.Ácnônđốp chủ biên đã dành cả một chương
(chương15) để trình bày “Văn hoá thẩm mỹ của xã hội xã hội chủ nghĩa”. Trong
chương này, tác giả đã trình bày những quan niệm chung nhất về văn hoá thẩm mỹ,
chức năng và các lĩnh vực biểu hiện của nó. Văn hoá nghệ thuật được xem là hạt
nhân của văn hoá thẩm mỹ và là một nội dung quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục
thẩm mỹ cho nhân dân lao động. Tuy chưa đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh song các
tác giả đã có quan niệm rõ rệt về bản chất, chức năng đặc thù của lĩnh vực văn hoá
này: “văn hoá thẩm mỹ là một thành tố nằm trong hệ thống văn hoá tinh thần. Chức
năng đặc thù của văn hoá thẩm mỹ là đem lại cho chủ thể con người một biểu
tượng trực quan một hiện thực như lý tưởng mong muốn”[1, 217].
Hai tác giả I.A.Lukin và Scacherosicốp đã cố gắng liệt kê những lĩnh vực
biểu hiện của văn hoá thẩm mỹ. Theo các ông “văn hoá thẩm mỹ được hợp thành
bởi các giá trị thẩm mỹ (tức là bởi những cái đẹp và cái cao cả trong mọi hoạt động
của con người, trong lĩnh vực lao động, trong các quan hệ xã hội, trong giao tiếp,
trong sinh hoạt, trong nghệ thuật); bởi những tập quán, phương thức, phương tiện
mà con người có được và sử dụng để cảm thụ, nhận thức, chiếm lĩnh các giá trị
này; bởi các năng lực tự hoạt động sáng tạo được thực hiện trong các công trình lao
động, khoa học và nghệ thuật có mang tính chất và ý nghĩa thẩm mỹ”[37,339].
Trong định nghĩa này, các tác giả đã xuất phát từ giá trị thẩm mỹ, coi đó như là đặc
trưng tiêu biểu của văn hoá thẩm mỹ.

11
M.X.Kagan trong chuyên khảo “Văn hoá thẩm mỹ của con người Xô Viết”
cho rằng: “Văn hóa thẩm mỹ là một hệ thống chỉnh thể phức tạp, bao hàm trong nó
tính nhạy cảm và những năng lực trí tuệ của con người, những quan niệm tộc loại
và nhóm của nó về “một cuộc sống tốt đẹp” và cuối cùng là những đối tượng hiện
thực và những hình thức của hành vi (giao tiếp) được sáng tạo bởi con người không
chỉ theo những quy luật tất yếu tự nhiên mà còn theo những quy luật cái đẹp”

[50,6].
Trong cuốn “Mỹ học với tư cách là một khoa học”, Đỗ Huy coi văn hoá
thẩm mỹ là biểu hiện tập trung của quan hệ thẩm mỹ. Văn hoá thẩm mỹ chính là
trình độ của con người trong thưởng thức, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ: “Văn hoá
thẩm mỹ là sự thể hiện những năng lực thẩm mỹ của bản chất con người. Đó là sự
thể hiện toàn bộ sức mạnh, khả năng sáng tạo có dự kiến của con người theo quy
luật cái đẹp. Trong quá trình thể hiện các lực lượng bản chất theo quy luật cái đẹp,
con người xác lập các quan hệ thẩm mỹ. Hành động lịch sử đầu tiên của con người
là thoả mãn nhu cầu thực dụng. Bản chất người là bản chất sáng tạo. Con người khi
sáng tạo ra đời sống xã hội thì nó cần tái sản xuất các thể chất cá nhân. Nó tạo ra
các hoạt động sống, kiểu sống nhất định, trạng thái nhất định của hoạt động sống.
Đó là quá trình hoàn thiện cuộc sống vươn tới giá trị chân thiện mỹ” [32,73].
Mặc dù có những khác biệt trong chi tiết song các định nghĩa trên đều thống
nhất ở chỗ cho rằng văn hoá thẩm mỹ là một phương diện đặc thù của văn hoá nói
chung. Nó không có lĩnh vực tồn tại riêng mà hoà quyện vào nền văn hoá, làm cho
nền văn hoá đạt tới sự vận hành “theo quy luật của cái đẹp”. Tính đặc thù của văn
hoá thẩm mỹ thể hiện ở nhân tố thẩm mỹ. Nó giúp con người cảm thụ, nhận thức,
đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ. Văn hoá thẩm mỹ là sự thể hiện và thực
hiện năng lực thẩm mỹ của con người trong các hoạt động xã hội.

12
Văn hoá nghệ thuật là hạt nhân của văn hoá thẩm mỹ. Bởi mục đích trực tiếp
của sáng tạo nghệ thuật chính là việc thể hiện những năng lực tinh thần, tình cảm,
cảm quan, những quan điểm và lý tưởng thẩm mỹ của con người. Như vậy, không
có nghĩa văn hoá thẩm mỹ chỉ tồn tại trong các hoạt động nghệ thuật mà nó còn tồn
tại trong những hoạt động ngoài nghệ thuật của con người. Dù trong lĩnh vực sản
xuất vật chất hay sản xuất tinh thần thì bản chất của con người chính là năng lực
sáng tạo một cách toàn diện, vươn tới cái đẹp, cái hài hoà, hoàn mỹ. Hoạt động của
con người bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng, kết quả cuối cùng của hoạt động
thẩm mỹ là việc tạo nên các giá trị thẩm mỹ. Do đó, ở đâu có hoạt động sống của

con người thì ở đó có văn hoá thẩm mỹ.
Văn hoá thẩm mỹ là một hệ thống chỉnh thể bao hàm bên trong nó những
năng lực tinh thần - thực tiễn đặc biệt, giúp con người có khả năng hoạt động theo
các quy luật của cái đẹp nhằm cảm thụ, nhận thức, đánh giá và sáng tạo các giá trị
thẩm mỹ. Nó là một phương diện đặc thù của văn hoá, góp phần to lớn vào việc
giáo dục cái đẹp cho con người, làm cho con người và xã hội ngày càng hoàn thiện
hơn.
1.1.2 Cấu trúc của văn hoá thẩm mỹ
Có nhiều quan điểm về cấu trúc của văn hoá thẩm mỹ. Đỗ Văn Khang cho
rằng văn hoá thẩm mỹ bao gồm: khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ và nghệ
thuật. Theo Lương Thị Quỳnh Khuê, văn hoá thẩm mỹ bao gồm: năng lực thẩm
mỹ, hoạt động thẩm mỹ và các giá trị thẩm mỹ. Chúng tôi cho rằng cấu trúc của
văn hoá thẩm mỹ bao gồm các yếu tố cơ bản sau: ý thức thẩm mỹ, năng lực thẩm
mỹ, hoạt động thẩm mỹ và giá trị thẩm mỹ.


13
1.1.2.1 Ý thức thẩm mỹ
Ý thức thẩm mỹ là một trong những hình thái ý thức xã hội của con người,
nó phản ánh tồn tại khách quan trong dạng hình tượng - tình cảm nhằm đáp ứng
nhu cầu sáng tạo hiện thực theo quy luật của cái đẹp.
Như mọi hình thái ý thức xã hội khác, ý thức thẩm mỹ là “hình ảnh chủ quan
của thế giới khách quan”, là một hình thức nhận thức thế giới của con người. Do
vậy, ý thức thẩm mỹ có mối quan hệ biện chứng với những điều kiện sinh hoạt vật
chất của xã hội (tồn tại xã hội). Là một hình thái ý thức xã hội, song ý thức thẩm
mỹ không đồng nhất với với các hình thái ý thức xã hội khác mà đặc trưng nổi bật
nhất của ý thức thẩm mỹ đó là tính chất hình tượng, tình cảm, tính chất cảm tính
của nó.
Nếu khoa học nhận thức thế giới bằng tư duy trừu tượng, tư duy khái niệm,
nghĩa là để đạt được cái bản chất của đối tượng thì người ta phải loại bỏ những gì là

riêng lẻ, cá biệt, cảm tính, chỉ giữ lại nét chung nhất phổ quát, khái quát chúng
thành những khái niệm, phạm trù, quy luật, công thức. Ngược lại, ý thức thẩm mỹ
phản ánh thực tại một cách toàn vẹn, sinh động, đầy sắc thái tình cảm, nhằm đáp
ứng nhu cầu thưởng thức, đánh giá và sáng tạo hiện thực. Tuy mang tính chất cảm
tính, nhưng ý thức thẩm mỹ không đơn thuần chỉ là sự phản ánh các yếu tố thuộc
hình thức bề ngoài của sự vật, hiện tượng. “Sự độc đáo diệu kỳ của ý thức thẩm mỹ
chính là ở chỗ vừa giữ được những ấn tượng cảm tính phong phú, nó vừa đồng thời
khái quát hoá, thâm nhập vào những mối liên hệ và quan hệ bản chất ẩn kín của các
hiện tượng”[52,110-111].
Ý thức thẩm mỹ có vai trò to lớn trong hoạt động thẩm mỹ nói riêng và trong
toàn bộ sự nghiệp cải tạo thiên nhiên và xã hội của con người nói chung. Thiếu đi

14
sự dẫn dắt của nó con người sẽ không thực hiện được sự “nhào nặn vật chất theo
quy luật của cái đẹp”.
Những đặc trưng cơ bản của ý thức thẩm mỹ được bộc lộ rõ nét trong các
thành tố của nó: cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ.
- Cảm xúc thẩm mỹ: là trạng thái rung cảm của con người trước các ấn tượng
thẩm mỹ nhận được khi con người tri giác các khách thể thẩm mỹ trong cuộc sống
và trong nghệ thuật.
Cảm xúc thẩm mỹ xuất hiện khi con người tiếp xúc trực tiếp với các hiện
tượng thẩm mỹ thông qua các giác quan. Các hiện tượng thẩm mỹ trong hiện thực
là vô cùng phong phú nên cảm xúc thẩm mỹ cũng vô cùng đa dạng. Đó có thể là sự
thích thú, hân hoan, vui sướng trước cái đẹp; là nỗi xót thương, đồng khổ trước cái
bi; là niềm cảm phục, tôn kính chiêm ngưỡng trước cái cao cả, cái anh hùng… Tuy
chịu sự quy định của khách thể thẩm mỹ nhưng cảm xúc thẩm mỹ không phụ thuộc
vào khách thể thẩm mỹ một cách tuyệt đối, nó còn phụ thuộc vào chủ thể cảm thụ,
tiếp nhận các khách thể đó.
Trong hoạt động thẩm mỹ, cảm xúc thẩm mỹ luôn bao hàm cả nhân tố lý
tính, trí tuệ. Bởi trong mỗi cảm xúc thẩm mỹ đều có sự chi phối trực tiếp của các bộ

phận hợp thành khác của ý thức thẩm mỹ như thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ.
Đó là những thành tố tuy vẫn biểu hiện trong hình thức hình tượng - cảm tính
nhưng đã mang đậm chất khái quát của tư duy lý luận. Các nhân tố thuộc về lý trí,
trí tuệ đóng vai trò quan trọng bậc nhất tạo nên độ nông sâu của cảm xúc thẩm mỹ.
- Thị hiếu thẩm mỹ: là khả năng của con người trong việc tiếp nhận đánh giá
một cách có phân hoá các đối tượng thẩm mỹ khác nhau của hiện thực, được biểu
hiện thông qua các xét đoán thái độ, cảm xúc… Nói cách khác, thị hiểu thẩm mỹ

15
biểu thị năng lực lựa chọn của con người trước cái đẹp, cái cao cả, cái xấu, cái bi,
cái hài trong đời sống và trong nghệ thuật.
Thị hiếu thẩm mỹ là sự thống nhất hài hoà giữa tình cảm và lý trí, giữa cảm
xúc và trí tuệ. Cảm xúc mang lại cho thị hiếu thẩm mỹ tính riêng biệt, độc đáo
trong đánh giá còn lý trí, trí tuệ mang lại tính định hướng cho sự lựa chọn của thị
hiếu thẩm mỹ. Nếu không có lý trí, trí tuệ thì sự đánh giá của thị hiếu thẩm mỹ
chẳng thể có được độ tin cậy như nó cần phải có.
Thị hiểu thẩm mỹ biểu hiện năng lực thẩm mỹ chủ quan của chủ thể, nhưng
sự hình thành, vận động và phát triển của nó không tách rời với các yếu tố xã hội.
Nói khác đi, thị hiếu thẩm mỹ là một quan hệ biện chứng của cái cá nhân và cái xã
hội, đươc biểu hiện thành năng lực thẩm mỹ của chủ thể xác định.
Bộ phận quan trọng nhất của thị hiếu thẩm mỹ là thị hiếu nghệ thuật, nó biểu
hiện năng lực lựa chọn đánh giá của con người trong lĩnh vực nghệ thuật. Thị hiếu
nghệ thuật có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của thị hiếu thẩm mỹ. Để có thị hiếu
nghệ thuật tốt, phải tiếp xúc thường xuyên với nghệ thuật và phải được trang bị tri
thức về nghệ thuật. Khi công chúng tham gia vào việc cảm thụ nghệ thuật một cách
tích cực, họ sẽ trở thành người đồng sáng tạo với nghệ sĩ, góp phần nâng cao thị
hiếu thẩm mỹ của xã hội.
- Lý tưởng thẩm mỹ: là quan niệm về cái đẹp hoàn mĩ, hoàn thiện, là ước mơ
về những giá trị thẩm mỹ cao nhất mà con người cho rằng cần phải có. Lý tưởng
thẩm mỹ là sự biểu hiện tập trung nhất của ý thức thẩm mỹ và là giai đoạn phát

triển cao nhất của nhận thức thẩm mỹ. Trong các giai đoạn của quá trình nhận thức,
lý tưởng là hình thái phản ánh đầy đủ, tập trung nhất cả hiện thực tồn tại, cả hiện
thực cần tồn tại trong khát vọng của con người.

16
Lý tưởng thẩm mỹ có mặt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Nhưng lĩnh vực
hoạt động cơ bản và chủ yếu của lý tưởng thẩm mỹ là ở nghệ thuật. Chỉ có trong
thế giới nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ mới được thể hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn
nhất. Trong nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ biểu hiện tập trung nhất ở hệ thống hình
tượng nghệ thuật, bởi đó chính là cái thể hiện cụ thể nhất và rõ nét nhất lý tưởng
thẩm mỹ của nghệ sĩ.
Lý tưởng thẩm mỹ không phải là một hiện tượng cá nhân. Nó là chiều hướng
phát triển cái đẹp của xã hội. Lý tưởng thẩm mỹ của cá nhân được định hướng,
được đánh giá bởi lý tưởng thẩm mỹ của xã hội. Mỗi giai cấp, mỗi dân tộc, mỗi
thời đại đều có những lý tưởng thẩm mỹ riêng. Lý tưởng thẩm mỹ là một bộ phận
quan trọng trong lý tưởng xã hội. Lý tưởng thẩm mỹ tiên tiến thống nhất với lý
tưởng chính trị- xã hội tiên tiến. Lý tưởng thẩm mỹ phản ánh những nhu cầu những
khát vọng và mục tiêu vươn tới của cá nhân và cộng đồng.
1.1.2.2 Năng lực thẩm mỹ
Năng lực thẩm mỹ là một tập hợp các khả năng thể hiện tâm lý, tư tưởng,
tình cảm cũng như phẩm chất đặc biệt về thể chất và tinh thần giúp cho con người
có khả năng cảm thụ, nhận thức, đánh giá và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ.
Năng lực thẩm mỹ là năng lực tinh thần, thực tiễn, là phẩm chất bậc cao của
con người và chỉ con người mới có. Con người có những năng lực bản chất hoàn
toàn khác về chất so với loài vật. Mác đã từng phân biệt sự khác nhau giữa con
người với con vật ở chỗ con vật hoạt động theo bản năng còn con người thì hoạt
động có mục đích, có sáng tạo. Hoạt động đầu tiên của con người là hoạt động sản
xuất, về bản chất là hoạt động sáng tạo. Hơn nữa, trong lao động, con người còn cải
biến chính bản thân mình. Trong “Biện chứng của tự nhiên” Ăngghen viết: “Lao
động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người và như thế đến


17
một mức mà trên một ý nghĩa nào đó chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo ra
chính bản thân con người”[44,641].
Thông qua lao động, thông qua hoạt động thực tiễn mà con người ngày càng
phát triển cả về mặt thể chất và tinh thần, đôi bàn tay trở nên khéo léo, các giác
quan phát triển, trí tưởng tưởng phong phú, tư duy hình tượng phát triển, nhờ đó
các hoạt động người trở thành các hoạt động thẩm mỹ. Mác viết: “Thông qua sự
phong phú đã được phát triển về mặt vật chất của con người thì sự phong phú về
tính cảm giác chủ quan của con người mới phát triển và một phần, thậm chí lần đầu
tiên mới sản sinh ra lỗ tai thính âm nhạc, con mắt thấy được cái đẹp của hình thức –
nói tóm lại là những cảm giác có khả năng về hưởng thụ có tính người và tự khẳng
định mình như một lực lượng bản chất của con người”[46,118].
Nhưng không phải ngay từ đầu hoạt động của con người đã là hoạt động
thẩm mỹ, chủ thể người đã đồng nghĩa với chủ thể thẩm mỹ. Lúc đầu, con người
lao động để làm ra những sản phẩm thực dụng nhằm thoả mãn các lợi ích cá nhân
và cộng đồng. Khi đó lao động chỉ đáp ứng những nhu cầu vật chất trước mắt.
Trình độ thao tác, các kinh nghiệm còn ít ỏi, con người chưa thể sản xuất, chế tác ra
được những sản phẩm thẩm mỹ. Do đó, ngay từ lúc đầu không phải mọi vật đã
được sáng tác “theo quy luật của cái đẹp”. Trải qua giai đoạn lịch sử khá dài, khi
con người không còn bị rơi vào tình trạng khốn cùng, dày vò vì những nhu cầu vật
chất tối thiểu trước mắt, khi các giác quan và tư duy hình tượng đã phát triển thì
năng lực thẩm mỹ mới hình thành và phát triển.
Năng lực thẩm mỹ là một phẩm chất bậc cao của con người. Với năng lực
bản chất này con người không chỉ là chủ thể người mà còn là chủ thể thẩm mỹ. Chủ
thể thẩm mỹ là chủ thể người xã hội có khả năng hưởng thụ, sáng tạo, đánh giá

18
thẩm mỹ thông qua các giác quan và được rèn luyện về sự đồng hoá thế giới về mặt
thẩm mỹ.

Sự hình thành và phát triển năng lực thẩm mỹ ở con người là cả một quá
trình học tập và rèn luyện, từ những rung cảm đầu tiên trước sự hùng vĩ của núi
non, những cánh cò trước những buổi chiều tà, từ câu ca của bà, từ ông bụt trong
chuyện cổ tích của mẹ đến sự thương cảm trước số phận éo le của đồng loại… Tất
cả những rung cảm đó đã ẩn chứa những giá trị thẩm mỹ, làm tâm hồn con người
được nhân văn hoá, làm cho năng lực thẩm mỹ ở con người hình thành và phát
triển.
Ở một khía cạnh khác, năng lực thẩm mỹ còn được hình thành từ yếu tố năng
khiếu bẩm sinh. Song nó được giải thích một cách biện chứng và khoa học. Không
có tài năng bẩm sinh thì ta sẽ giải thích ra sao khi thần đồng âm nhạc người Áo
Môza (1756-1791) mới 4 tuổi đã đàn lại được những bản nhạc vừa nghe, 7 tuổi đã
là nhạc sư, 14 tuổi đã ghi lại được bài thánh ca 9 bè. Ta không phủ nhận hiện tượng
năng khiếu bẩm sinh song tất cả những tài năng lỗi lạc của loài người đều do khổ
luyện mà nên. Nếu có được năng khiếu bẩm sinh mà thiếu ý chí và sự đam mê thì
khó có thể tạo thành một chủ thể sáng tạo tài năng. Năng khiếu chỉ là dấu hiệu của
tài năng còn hoạt động thực tiễn mới là yếu tố quyết định cho sự phát triển của
năng lực và tài năng. Có người cho rằng trong khoa học mọi sự thành công chỉ phụ
thuộc 1% vào năng khiếu bẩm sinh còn 99 % là mồ hôi và nước mắt. Hoạt động
thẩm mỹ cũng không nằm ngoài quy luật nghiệt ngã ấy.
Vì vậy, để phát triển năng lực thẩm mỹ với tính cách là một lĩnh vực hoạt
động đặc thù của con người chúng ta phải thúc đẩy việc xây dựng và phát triển các
nhu cầu, cảm xúc, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn, lành mạnh và cao đẹp.
Đây chính là những yếu tố quy định năng lực hoạt động thẩm mỹ của chủ thể.

19
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng chỉ trong chế độ xã
hội Xã hội Chủ nghĩa và Cộng sản Chủ nghĩa thì năng lực thẩm mỹ của con người
mới được phát huy theo đúng nghĩa của nó. Bởi đó là chế độ xã hội mang bản chất
nhân đạo, một chế độ mà trong đó mục tiêu duy nhất là tất cả vì con người, tất cả
cho sự phát triển hoàn thiện của con người với phẩm chất “sự phát triển tự do của

mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người”.
1.1.2.3 Hoạt động thẩm mỹ
Hoạt động là một hệ thống thao tác có tính chất kỹ thuật nhằm thực hiện
những mục đích nhất định. Ở loài vật, hoạt động chỉ là những tập tính hành vi có xu
hướng thích ứng với môi trường tự nhiên. Hoạt động của con người mang tính mục
đích, chủ động, sáng tạo nhằm khám phá bản chất của tự nhiên, xã hội và con
người.
Hoạt động thẩm mỹ là hoạt động đặc biệt chỉ có ở con người, biểu hiện sâu
sắc những phẩm chất văn hoá của hoạt động người nói chung. Hoạt động thẩm mỹ
là khái niệm phản ánh các hoạt động của con người do nhu cầu thẩm mỹ và mục
đích thẩm mỹ quy định nhằm tạo ra một giá trị thẩm mỹ nhất định. Hoạt động thẩm
mỹ là hoạt động của con người nhằm khám phá, nhận thức, thấu hiểu, chiếm lĩnh,
đánh giá và sáng tạo thế giới một cách thẩm mỹ.
Hoạt động thẩm mỹ chính là việc đưa các yếu tố thẩm mỹ vào các lĩnh vực
khác nhau của hoạt động người nhằm trau dồi sự sâu sắc, tinh tế về phương diện
thẩm mỹ trong toàn bộ hoạt động đời sống con người. Chính với nghĩa này mà
nhiều nhà nghiên cứu cho rằng văn hoá không bao giờ tồn tại dưới những hình thức
thô thiển, văn hoá nào cũng là văn hoá thẩm mỹ.

20
Hoạt động của con người khác căn bản về chất so với hoạt động của con vật
chính ở tính tự do, sáng tạo. Hoạt động thẩm mỹ chính là sự biểu hiện sâu sắc của
tính sáng tạo, tính tự do và khuynh hướng vươn tới cái đẹp.
Sáng tạo là một phẩm chất, một năng lực gắn liền với con người, tiêu biểu
cho con người. Nó được hình thành, phát triển và được thể hiện, thực hiện trong
mọi hoạt động sống của con người. Hoạt động sản xuất vật chất nói chung đều có
những quy tắc, quy trình nhất định. Ai nằm vững chúng đều có thể tham gia sản
xuất vật chất. Hoạt động thẩm mỹ cũng có những quy tắc chung nhưng không phải
bất cứ ai học thuộc các quy tắc là có thể sáng tạo nên các giá trị thẩm mỹ, giá trị
nghệ thuật. Sáng tạo thẩm mỹ đòi hỏi một năng lực đặc biệt. Người sáng tạo phải

kết hợp được trong bản thân mình không chỉ năng lực nhận thức mà cả năng lực
biểu hiện, không chỉ trí tuệ mà cả tình cảm, không chỉ óc phân tích, khả năng tư
duy lôgic mà cả năng lực cảm xúc, tưởng tượng, trực giác… Sáng tạo thẩm mỹ là
một hoạt động tinh thần đầy cá tính, tinh tế và đa dạng. Nghệ thuật là sáng tạo, sự
sáng tạo in đậm dấu ấn cá nhân, mỗi tác phẩm nghệ thuật là một giá trị đơn nhất.
Sáng tạo trong lĩnh vực thẩm mỹ còn bao gồm cả sáng tạo của người thưởng
thức. Cảm thụ thẩm mỹ là một quá trình thống nhất giữa giải mã các tín hiệu thẩm
mỹ từ các hiện tượng thẩm mỹ và bộc lộ thể hiện những năng lực thẩm mỹ của chủ
thể thụ cảm (tình cảm, thị hiếu, quan niệm, lý tưởng thẩm mỹ, các năng lực cảm
hứng, tưởng tượng, trực giác…). Năng lực sáng tạo của người thưởng ngoạn phụ
thuộc vào sự phong phú và chiều sâu phông văn hoá thẩm mỹ và phông văn hoá nói
chung của họ. Sự cảm thụ thẩm mỹ vừa có tính chung, vừa có tính cá biệt và luôn
mới mẻ.
Hoạt động thẩm mỹ là một hoạt động tự do. Khi con người làm chủ tâm hồn
mình, có cảm hứng sáng tạo, sinh ra cái đẹp. Nói như vậy không có nghĩa là các tác

21
phẩm nghệ thuật đều ra đời trong hoàn cảnh nên thơ, lãng mạn mà nhiều tác phẩm
ra đời trong hoàn cảnh éo le, nghiệt ngã. Phải có sự thôi thúc mạnh mẽ của tình yêu
nghệ thuật, có sự tự do của tâm hồn và tình cảm thì con người mới đạt được sự tự
giác cao trong hoạt động nghệ thuật, mới say mê, khát khao sáng tạo. Điều này
khẳng định tính tự do của hoạt động thẩm mỹ là biểu hiện phẩm chất văn hoá của
hoạt động người.
Hoạt động thẩm mỹ còn là một hoạt động đặc thù- hoạt động theo quy luật
của cái đẹp. Khi hoạt động con người tác động vào tự nhiên, đòi hỏi con người phải
hiểu biết tự nhiên, bắt tự nhiên khuất phục trước con người, cũng khi ấy con người
đã tạo ra cái đẹp, tạo ra khả năng thẩm mỹ.
Hoạt động thẩm mỹ như trên đã trình bày là loại hoạt động hướng tới toàn bộ
thế giới hiện thực, vừa khám phá vẻ đẹp của nó vừa thẩm mỹ hoá nó vì sự hoàn
thiện của con người.

1.1.2.4 Giá trị thẩm mỹ
Giá trị thẩm mỹ là kết quả của quá trình hoạt động thưởng thức, đánh giá và
sáng tạo thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ. Giá trị thẩm mỹ là một loại giá trị tinh thần
thể hiện quan hệ giữa đối tượng thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ.
Trong tác phẩm Tư bản và Phép biện chứng của tự nhiên, Mác và Ăngghen
đã khẳng định: Không có một sự vật nào không thông qua thực tiễn của con người
lại có thể trở thành đẹp được. Trước khi có con người, đúng là trái đất đã tồn tại
sông, núi, hoa cỏ, ánh sáng, bầu trời, mặt trăng và cả những động vật nguyên thuỷ
nữa. Chúng tồn tại độc lập với xã hội loài người, chúng không vì có hay không có
loài người mà biến đổi. Nhưng nó không phải là cái đẹp. Các giá trị thẩm mỹ không
tồn tại “tự nó”, tự thân như thế.

22
Trong hoạt động sáng tạo, con người đã đưa vào toàn bộ những đặc tính cá
nhân của mình như tình cảm, cảm xúc, sự khéo léo, tinh tế… vào sản phẩm làm nên
giá trị thẩm mỹ của sản phẩm. Vì vậy, mỗi một sản phẩm của hoạt động sáng tạo
không chỉ chứa đựng trong nó những giá trị xã hội mà mang đậm nét cá nhân của
chủ thể sáng tạo. Giá trị thẩm mỹ của sản phẩm sáng tạo chính là sự đối tượng hoá
của bản thân con người, là tấm gương phản chiếu nội tâm của chủ thể sáng tạo.
Giá trị thẩm mỹ mang tính chủ quan cảm tính của chủ thể thẩm mỹ. Cùng
một đối tượng thẩm mỹ nhưng dưới lăng kính của những chủ thể thẩm mỹ khác
nhau sẽ mang lại những giá trị thẩm mỹ khác nhau. Bản thân sự đánh giá của chủ
thể thẩm mỹ không tạo nên giá trị thẩm mỹ nhưng mọi giá trị thẩm mỹ đều phải
thông qua sự đánh giá của chủ thể thẩm mỹ thì mới được xác định.
Giá trị thẩm mỹ được bộc lộ từ cả hai mặt nội dung và hình thức của khách
thể thẩm mỹ. Bản thân nội tại khách thể thẩm mỹ đã chứa đựng những giá trị ngoài
giá trị thẩm mỹ như giá trị đạo đức, giá trị chính trị hay giá trị sử dụng… Sự hoàn
thiện về mặt hình thức của khách thể thẩm mỹ là một trong những điều kiện để biểu
hiện nội dung của khách thể thẩm mỹ.
Các giá trị thẩm mỹ được thể hiện dưới hình thức cái đẹp, cái cao cả, cái bi,

cái hài… trong đó cái đẹp là trung tâm. Đó là những giá trị được hình thành trong
quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực. Chính vì được hình thành trong
quan hệ thẩm mỹ, thực tiễn thẩm mỹ, nên cái cao cả, cái bi, cái hài… là những biến
thể, dạng phái sinh, các hình thức tồn tại khác của cái đẹp trong những điều kiện
nhất định. Vì vậy, tự phương diện giá trị, khi phân biệt văn hoá thẩm mỹ với các
dạng văn hoá khác người ta thường coi cái đẹp là tiêu chí tiêu biểu nhất cho tính
đặc thù của văn hoá thẩm mỹ.

23
Giá trị thẩm mỹ biểu hiện vô cùng đa dạng, nó có mặt ở toàn bộ các quan hệ
thẩm mỹ của con người. Tuy nhiên giá trị thẩm mỹ được biểu hiện cao nhất trong
giá trị nghệ thuật. Giá trị nghệ thuật khắc phục được những giới hạn về không gian,
thời gian của giá trị thẩm mỹ. Giá trị thẩm mỹ được coi là nguồn gốc, nền tảng và
tiền đề trực tiếp của giá trị nghệ thuật.
Giá trị thẩm mỹ là thuộc tính chung nhất, có vị trí bao trùm, là mục đích cuối
cùng và cao nhất của cái thẩm mỹ do quan hệ thẩm mỹ mang lại. Giá trị thẩm mỹ
có tác dụng nhân đạo hoá con người thông qua tình cảm đối với cái toàn vẹn, hài
hoà và hoàn thiện về mặt thẩm mỹ của thế giới hiện thực. Nó là sự biểu hiện của
quá trình phát triển tự do, tiến bộ của con người và xã hội.
Như vậy, giá trị thẩm mỹ là những giá trị văn hoá được tạo nên bởi hoạt
động của con người. Nó không chỉ tuân theo những quy luật tự nhiên, tất yếu mà
còn tuân theo những quy luật của cái đẹp. Bản chất của giá trị thẩm mỹ là sự xã hội
hoá ý nghĩa của đối tượng thẩm mỹ thông qua hoạt động đánh giá của chủ thể thẩm
mỹ.
Sự phát triển của văn hoá thẩm mỹ trong một xã hội cụ thể bao gồm hàng
loạt quan hệ thẩm mỹ giữa con người với tự nhiên, với truyền thống, với gia đình,
với các năng lực sáng tạo cá nhân và đặc biệt là liên quan chặt chẽ đến cương lĩnh
văn hoá, chính sách văn hoá của nhà nước cùng các tổ hợp, các thiết chế nhà văn
hoá, bảo đảm cho việc sáng tạo, truyền bá, bảo quản, gìn giữ các giá trị thẩm mỹ
và tiến hành chiến lược giáo dục thẩm mỹ cho toàn thể nhân dân lao động.

1.1.3. Chức năng xã hội của văn hoá thẩm mỹ
Văn hoá thẩm mỹ là một phương diện đặc thù của văn hoá. Chức năng của
văn hoá thẩm mỹ cũng giống như tất cả các lĩnh vực văn hoá khác là hoàn thiện con

24
người xã hội, đảm bảo cho con người sự phát triển tự do và toàn diện tất cả các khả
năng, tự khẳng định chính mình. Tuy nhiên, văn hoá thẩm mỹ lại đi sâu vào khía
cạnh cảm thụ, nhận thức và sáng tạo cái đẹp trong toàn bộ hoạt động của con
người. Vì vậy, văn hoá thẩm mỹ trực tiếp tác động tới các giác quan, cảm xúc của
con người, thông qua đó góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người.
Cụ thể văn hoá thẩm mỹ góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người
thông qua các chức năng xã hội cơ bản sau: chức năng nhận thức, chức năng giáo
dục, chức năng thẩm mỹ, chức năng giao tiếp và chức năng giải trí. Văn hoá thẩm
mỹ là một lĩnh vực đa chức năng. Trong đó, chức năng thẩm mỹ là chức năng bản
chất của văn hoá thẩm mỹ. Các chức năng khác là các chức năng phái sinh.
1.1.3.1 Chức năng thẩm mỹ
Đây là chức năng đặc biệt quan trọng của văn hoá thẩm mỹ, giúp cho con
người nhận được các giá trị thẩm mỹ của cuộc sống, tự nhiên và xã hội.
Con người luôn có nhu cầu hướng tới cái đẹp. Khi tiếp xúc với cái đẹp ta
cảm thấy dễ chịu, khoan khoái, phấn chấn trong lòng. Gần gũi với cái đẹp ta như
quên hết mọi lo âu, phiền muộn của đời thường. Cảm xúc thẩm mỹ là khả năng biết
rung động trước cái đẹp, ở mức độ nào đó nó tạo nên giá trị đạo đức ở con người.
Không phải ngẫu nhiên mà M. Goócki gọi mỹ học là đạo đức học của tương lai.
Cái đẹp tồn tại trong tự nhiên, do tạo hoá sinh ra. Nó tồn tại một cách khách
quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Trong tự nhiên, cái
đẹp vừa là khuôn mẫu vừa là sự gợi ý để con người tạo ra cái đẹp. Cái đẹp cũng tồn
tại trong xã hội, nó là kết quả hoạt động thực tiễn của con người dưới muôn hình
nghìn vẻ khác nhau. Cái đẹp còn tồn tại trong nghệ thuật, nó phản ánh chân thực
cái đẹp trong cuộc sống nhưng không hoàn toàn đồng nhất với cái đẹp trong tự
nhiên và trong xã hội. Bởi cái đẹp trong nghệ thuật chính là những cái đẹp trong

×