Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ĐỘNG THÁI CỦA NHÀ NƯỚC – DÂN TỘC VÀ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÀ NƯỚC - DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.68 KB, 81 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------‫---------- ٭٭٭٭ ٭٭٭٭٭‬

TRẦN THỊ HUYỀN

ĐỘNG THÁI CỦA NHÀ NƯỚC – DÂN TỘC
VÀ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÀ NƯỚC
- DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------‫---------- ٭٭٭٭ ٭٭٭٭٭‬

TRẦN THỊ HUYỀN

ĐỘNG THÁI CỦA NHÀ NƯỚC - DÂN TỘC
VÀ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÀ NƯỚC
- DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

Chuyên ngành : Triết học
Mã số

: 602280



Giáo viên hướng dẫn: TS. ĐỖ MINH HỢP

HÀ NỘI - 2009


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tồn cầu hóa là một q trình mang tính khách quan của thời đại, đã,
đang có ảnh hưởng và tác động khơng nhỏ đến những lĩnh vực mà nó lướt qua
trên thế giới này. Q trình này đang chi phối vận mệnh khơng chỉ của mỗi cá
nhân, mà của cả quốc gia, dân tộc, châu lục, cho đến toàn thể nhân loại. Đúng
như N.Rosneau đã nhận xét: “… trong khi người ta vẫn chưa hình dung về
những đổi thay ấy đến nơi đến chốn, thì hơi thở của chúng đã bao trùm khắp
nơi, giăng mắc khắp các nước, xuyên thấu vào từng bước đi của đời sống,
thẩm lậu vào mọi giai tầng trong xã hội – tóm lại là ngấm sâu vào tất cả các
yếu tố cấu thành nên đời sống toàn cầu. Những biến động như vậy đang làm
cho cái trật tự mà trên đó vốn trụ vững các quan niệm về gia đình, cộng đồng,
đất nước và thế giới nói chung trở nên mâu thuẫn và bất định” [48; 7,8]. Các
nhà nước – dân tộc mặc dù có lịch sử hình thành tương đối lâu dài (chính thức
được đánh dấu sau hịa ước Westfalen 1684), song trong cơn lốc xốy của
tồn cầu hóa cũng khơng tránh khỏi bị ảnh hưởng dẫn đến những biến đổi
nhất định. Tuy nhiên, những biến đổi này thực sự thế nào: có thuần nhất, đơn
tuyến hay khơng hay đa dạng và phong phú, làm nên những xu hướng khác
nhau của cùng một đối tượng? Có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề
này và nhìn chung chưa thống nhất, bởi trên thực tế, đối tượng cũng không hề
vận động một cách thuần nhất, đơn hướng. Vậy thì, trong bối cảnh ấy, nhà
nước - dân tộc đang có những chuyển biến ra sao, vai trị của nó trong tương
lai sẽ như thế nào? Liệu rằng cùng với tồn cầu hóa, nhà nước - dân tộc sẽ dần
mất đi địa vị và vai trị vốn có trước kia của mình, nhường chỗ cho những

thiết chế mang tính siêu dân tộc, thay thế nhà nước - dân tộc trong quá khứ để
giải quyết những vấn đề chung của nhà nước, hay nó vẫn giữ lại vai trị lịch
sử trong kỉ nguyên mới và hoàn thành những chức

1


năng mới trong việc giải quyết những vấn đề sống cịn do tồn cầu hóa làm
nảy sinh?
Chúng ta chỉ nhận thấy một cách khái quát rằng, nhà nước - dân tộc
thực sự đang có những biến đổi nhất định và sự biến đổi ấy đang đưa lại
những hệ quả tương ứng trong xu hướng quan hệ giữa các nhà nước - dân tộc,
giữa các nền văn minh trong kỉ nguyên mới. Nó có thể tạo dựng một mối
quan hệ hịa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trong tương lai, song
cũng có thể xung đột và chiến tranh. Nguy cơ này không đơn thuần nằm
trong dự báo, trong tưởng tượng, mà thực chất đang bộc lộ ra trong hiện thực.
Sự xung đột không chỉ diễn ra giữa các quốc gia, các nền văn hóa, văn minh
mà hơn thế, còn là các cuộc xung đột sắc tộc nằm trong lòng một quốc gia –
dân tộc.
Vấn đề ở chỗ, cái gì đã làm nên những xu hướng nêu trên? Phải chăng
là các nguyên nhân kinh tế, chính trị hay vấn đề tài nguyên mà các học giả đã
từng lý giải bao lâu nay hay cịn có một ngun nhân nào khác mà chúng ta
chưa thực sự chú ý đến và chính nó mới là ngun nhân thực sự cho những
xung đột trong kỉ nguyên này? Sự hoài nghi này hẳn khơng phải khơng có cơ
sở khi mà trong cuốn sách “Sự đụng độ giữa các nền văn minh”, S.Huntington
đã dự báo rằng “sự đụng độ giữa các nền văn minh sẽ trở thành nhân tố chi
phối chính trị thế giới, ranh giới giữa các nền văn minh sẽ là chiến tuyến cho
tương lai”[39; 3]. Ta chưa vội bàn về tính đúng đắn của dự báo này, nhưng rõ
ràng nó khiến chúng ta phải suy ngẫm. Phải chăng văn hóa là một nhân tố to
lớn tiềm ẩn nguy cơ xung đột bên cạnh những nguyên nhân khác? Liệu rằng

chúng ta có thể chờ đợi và hy vọng một giải pháp nào cho vấn đề xung đột
hay hịa bình từ chính nhân tố này? Văn hóa nổi lên như một nhân tố nổi bật
trong kỉ nguyên mới, nó có thể là nhân tố gây xung đột song phải chăng chính
nó là nhân tố tích cực thúc đẩy hịa bình. Đặc biệt, trong bối cảnh tồn cầu
hóa, văn hóa đang đứng trước nguy cơ mất bản sắc, thậm chí bị đồng hóa bởi
những nền văn hóa lớn, những siêu cường về kinh tế, tài chính và quân sự. Để
2


giải quyết vấn đề trên, nhà nước - dân tộc sẽ đóng vai trị gì trong việc giữ
vững bản sắc văn hóa, tránh mọi nguy cơ đồng hóa, nhất thể hóa về văn hóa.
Vì vậy, nghiên cứu động thái của các nhà nước – dân tộc và quan hệ giữa
chúng trở nên cần thiết trong bối cảnh mới hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Nhà nước – dân tộc là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học
cũng như được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên,
xét dưới góc độ các xu hướng vận động cũng như triển vọng quan hệ giữa các
nhà nước – dân tộc thì chưa có nhiều nghiên cứu của các học giả trong nước.
Cịn với các học giả nước ngồi, vấn đề này chỉ thực sự được bàn đến nhiều
trong thời gian gần đây (tập trung từ sau năm 2000).
Dự báo về xu hướng vận động của thế giới – mà hạt nhân là các nhà
nước - dân tộc, nhiều nhà khoa học nhận định rằng, thế kỷ XXI tồn tại một xu
hướng nổi bật, đó là sự phát triển đơn cực hay đa cực của thế giới.
Cùng với xu hướng đơn cực Mỹ đang có tham vọng là chủ nhân của thế
giới đó. J.Bzedinsky thừa nhận rằng, sự tập trung quyền lực vào tay một quốc
gia ngày càng đặc trưng cho nền chính trị thế giới. Do vậy, Mỹ khơng những
là siêu cường đầu tiên mà cịn là siêu cường duy nhất và cuối cùng trên thế
giới. Trong bài “Sự hình thành trật tự thế giới mới” S.Kortunov cũng khẳng
định thêm cho điều này: sau năm 2001, trật tự thế giới cũ đã sụp đổ, chưa kể
đến sự sụp đổ của hệ thống lưỡng cực trong chiến tranh lạnh vào đầu thập kỉ

90 và hệ thống mới đang được thiết lập cũng đã sụp đổ quá nhanh. Thế giới
đang hình thành hai xu hướng đối lập: đơn cực hay đa cực? Nếu đó là thế giới
một cực, thì đó là sự thống trị hồn tồn của nước Mỹ, cịn nếu đó là đa cực,
thì nó sẽ là sự chia sẻ quyền lực giữa nhiều cường quốc có tiềm lực về kinh tế,
tài chính, qn sự trên thế giới. Khơng chỉ vậy, sự phát triển đơn hướng và
đơn cực này không đơn thuần thể hiện trong các lĩnh vực kinh tế, quân sự nêu
trên, mà hơn thế đó là sự nổi lên của một nền văn minh, một nền văn hóa
mang tính tồn cầu, nói cách khác, đó là tính đơn hướng trong sự phát triển
3


của văn hóa. N.N.Fedotova trong bài “Liệu có thể có một nền văn hóa thế
giới”; Thêm nữa, Anatoli Utkin trong bài “Cơ cấu địa- chính trị của thế kỷ
XXI” cũng khẳng định xu hướng này khi cho rằng, một trong năm xu hướng
đang đưa cộng đồng đến một trạng thái mới, trong đó có yếu tố sự thiết định
của trạng thái đơn cực. Đồng thời họ cũng khẳng định rằng cơ sở của tính đơn
cực là sức mạnh của Mỹ.
Tuy nhiên, khát vọng bá quyền đó thực sự khơng phản ánh những
chuyển biến thật sự đang diễn ra và các xu hướng mới trong khơng gian chính
trị tồn cầu. Sau một vài thế kỷ giữ địa vị thủ lĩnh, nền văn minh phương Tây
khơng đảm nhận được vai trị thủ lĩnh của mình, thậm chí nó cịn làm tăng hố
ngăn cách giữa các nước giầu và các nước nghèo, đẩy nhân loại đến hai cuộc
thế chiến thảm khốc. Nhiều dự báo cho rằng, sự thống trị của nền văn minh
phương Tây đang biến mất và ngày càng chuyển dần sang phương Đông, bởi
nhiều quốc gia Châu Á đang thực sự trỗi dậy. Trong Các bài viết, như “Phải
chăng Mỹ đang mất ưu thế? Đổi mới trong thế giới toàn cầu hóa” của Adam
Segal và “Sự di chuyển quyền lực tồn cầu đang hình thành. Phải chăng Mỹ
đã sẵn sàng” của James F.Hoge đã góp phần khẳng định nhận định trên của
các nhà nghiên cứu nổi tiếng về văn minh là P.Sorokin và A.Toynbee.
Trong bối cảnh nêu trên, cơ cấu quyền lực của nhà nước cũng đang có

sự biến đổi to lớn. Xét theo chiều dọc, cơ cấu quyền lực đang dần chuyển dịch
lên trên cho các tổ chức toàn cầu và các liên minh văn minh, hoặc chuyển
dịch xuống dưới cho các cơ cấu thị chính. Khái qt các cơng trình nghiên
cứu của các học giả về động thái của nhà nước - dân tộc; chúng ta có thể tạm
chia hai xu hướng cơ bản như sau: một mặt, xu hướng đề cao vai trò của nhà
nước – dân tộc trong bối cảnh tồn cầu hóa mặc dù nó cũng có những thay đổi
và chuyển biến nhất định về vai trò, nội dung, đặc điểm, v.v.. Mặt khác, nhiều
học giả cũng cho rằng, cùng với tồn cầu hóa, vai trị của nhà nước – dân tộc
cũng mất đi, hoặc suy giảm hoặc biến dạng thành những hình thái khác, chủ
quyền quốc gia cũng khơng cịn thiêng liêng và bất khả xâm phạm như trước
4


đây, bởi cùng với tồn cầu hóa, các đường biên giới quốc gia trở nên mềm đi
và bị đục thủng bởi những dịng lưu thơng về vốn, khoa học, cơng nghệ, nhân
công, v.v..
Với xu hướng cho rằng, trong bối cảnh tồn cầu hóa, nhà nước dân tộc
thực sự khơng cịn ý nghĩa, nhường chỗ cho những thiết chế toàn cầu, thiết
chế “siêu dân tộc” đảm nhiệm vai trò của một chính phủ tồn cầu. Trong bài
viết “Trường hợp chủ quyền chia sẻ”, Stephen D.Krasner, cho rằng, cần phải
có một tổ chức nào đó, có thể là Liên hiệp Quốc, NGO, WTO, WB, v.v.. đứng
lên đại diện cho các nhà nước - dân tộc bằng cách mỗi quốc gia đó chia sẻ
quyền lực, tự hạn chế quyền lực của mình nhờ tuân thủ theo những quy định
chung của tổ chức đó một cách tự nguyện. Chủ quyền chia sẻ giúp cho các
thiết chế trở nên dân chủ hơn. Trong bài “Sự thành lập nhà nước và nhà nước
phi dân tộc”, Joel S.Migdal cho rằng: nhà nước - dân tộc vẫn tồn tại, nhưng
khơng theo đúng nghĩa khởi thủy của nó, nếu trước đây nhà nước gắn liền với
vấn đề chủ quyền và chủ quyền là thiêng liêng và bất di bất dịch, thì ngày nay
chủ quyền là một khái niệm khó nắm bắt. Điều đó có nghĩa là vai trị của nhà
nước thực sự suy giảm trong bối cảnh toàn cầu hóa. Trong khi đó, nhờ đường

biên giới ấy mà cộng đồng mới được khu biệt và được định danh bằng thuật
ngữ dân tộc. Đồng thời, xu thế tồn cầu hóa cùng với việc thành lập các thiết
chế nhà nước ở phạm vi rộng hơn không đi liền với chủ quyền quốc gia đã
được định hình, thí dụ, chủ quyền ở EU là chủ quyền đóng góp và nhà nước
khơng phải là nhà nước - dân tộc mà là nhà nước - phi dân tộc. Trong bài “Sự
khủng hoảng của toàn cầu hóa” J.K.GalBraith viết rằng, cuộc thử nghiệm
theo thuyết tự do mới trong kinh tế đã thất bại, sự đồng thuận Washington,
biểu tượng của niềm tin vào tồn cầu hóa đã sụp đổ. Đó là khuynh hướng tin
tưởng tuyệt đối vào sự hoạt động của thị trường mà không cần sự quản lý của
nhà nước, gạt vai trò của nhà nước ra bên ngồi nền kinh tế. Trong “Tồn cầu
hóa kinh tế và các thiết chế lãnh đạo toàn cầu” của Keith Griffin cho rằng,
tồn cầu hóa đang làm suy yếu ý nghĩa của chủ quyền quốc gia. Trong khi đó,
5


hiện nay, chúng ta đang sở hữu một nền kinh tế toàn cầu, nhưng lại thiếu
những thiết chế cần thiết cho một chính thể tồn cầu. Xét về lâu dài, chúng ta
không thể chấp nhận hoạt động đơn phương của một quốc gia là bá chủ của
tương lai. Do đó, cần bàn đến những thiết chế lãnh đạo toàn cầu. Nhưng sự
chuyển dịch đó có thể đưa đến sự hình thành nhà nước toàn cầu cùng với sự
tập trung quyền lực vào nó hay khơng? Thêm vào đó, cộng với xu hướng đơn
cực đang nổi lên trong giai đoạn hiện nay, sự hình thành một nhà nước tồn
cầu vơ tình tạo cơ hội cho sự thống trị của một siêu cường trên thế giới và,
điều đó sẽ đe dọa sự ổn định của nhân loại.
Tuy nhiên, bên cạnh luận điểm về sự phát triển đơn cực của thế giới, có
rất nhiều người bày tỏ sự lạc quan, tin tưởng của mình vào một phương án
khác, khi họ chứng minh xu hướng đơn cực là không thể và không khả thi. Đó
là những luận cứ như: sự vươn lên mạnh mẽ của nhiều cường quốc khác trên
thế giới đối chọi với Mỹ, Mỹ không thể đơn phương đủ sức giải quyết các vấn
đề toàn cầu, Mỹ đang gặp phải sự phản kháng của chính người dân Mỹ, cũng

như của các quốc gia khác trên thế giới, v.v.. Tất cả những điều này hạn chế
tham vọng bá quyền của Mỹ và dẫn tới kết luận về tính tất yếu của thế giới đa
cực. Ta có thể thấy rõ điều này trong bài viết: “Tính tất yếu của thế giới đa
cực” của Badzanov mặc dù khơng khẳng định rõ về tính tất yếu của thế giới
đa cực, nhưng nhiều nhà khoa học khác cũng khơng tán đồng với xu hướng
mang tính đơn cực đó, thí dụ A.Toffler cho rằng sự cơng khai xu hướng bá
quyền của một quốc gia nào đó sẽ chỉ xuyên tạc thô thiển các sự kiện và thu
hẹp đáng kể nhãn quan lịch sử. Nhiều học giả khác như: Dugin, Platonov,
Paranin, v.v., cũng bày tỏ quan điểm này khi coi sự hình thành một chính phủ
thế giới với sự thống trị của Mỹ là một điều nguy hiểm và không thể chấp
nhận được với các nền văn minh khác. Trật tự thế giới mới trong bối cảnh như
vậy là một thảm họa và bất công. Và, xu hướng phát triển hiện nay càng củng
cố niềm tin của họ về mơ hình thế giới đa cực, cùng với sự nổi lên của nhiều
cường quốc và các nền văn minh khác ngoài phương Tây. Cuộc đấu tranh
6


giữa hai mơ hình trên thực chất là cuộc đấu tranh giữa nền văn minh công
nghiệp và nền văn minh hậu công nghiệp.
Sở dĩ xác định xu hướng, cũng như mơ hình phát triển trong tương lai
của thế giới là quan trọng bởi nó liên quan trực tiếp tới vấn đề triển vọng quan
hệ giữa các nhà nước - dân tộc trong tương lai. Việc xác định các mơ hình dẫn
tới những dự báo tương ứng cho vấn đề trên của nhân loại. Do đó, dự báo về
triển vọng quan hệ của các nhà nước - dân tộc được rất nhiều các học giả quan
tâm. Tựu chung lại, có hai kịch bản cho vấn đề nêu trên là: sự hình thành trật
tự thế giới mới có thể đưa các quốc gia đến xu thế hịa bình ổn định, song
cũng có thể đưa đến một kết cục bi quan là chiến tranh và xung đột không chỉ
diễn ra trong nội bộ các dân tộc, các nền văn minh, các tôn giáo mà cịn trên
quy mơ tồn cầu. Trong bài viết “Chiến tranh trong trật tự quốc tế mới” dựa
trên sự tổng thuật 4 cuốn sách của 4 tác giả, Michael clarke đã đưa ra kết luận

rằng, ngày nay thế giới phương Tây đang gặp phải những vấn đề nhất định. Kỉ
nguyên hiện đại được đặc trưng bởi chiến tranh và nguy cơ chiến tranh, đó là
cuộc tranh giành giữa các quốc gia đủ sức hùng mạnh và giầu có, v.v. Trong
bài viết “Địa lý học mới về xung đột”, tác giả trên cũng khẳng định rằng, kỉ
nguyên của những xung đột, tranh giành tài nguyên vẫn chưa chấm dứt. Các
cuộc xung đột xung quanh các nguồn tài nguyên. Các tác giả khác cũng khẳng
định khơng những xung đột ngồi biên giới quốc gia, mà cả nội chiến, xung
đột sắc tộc và tôn giáo vẫn đang hàng ngày hàng giờ âm ỉ cháy. Trong bài viết
“Tôn giáo và xung đột sắc tộc – theo lý thuyết” của James.Kurth khẳng định
rằng, xung đột sắc tộc là một đặc điểm không thể bác bỏ được trong mơi
trường chính trị - xã hội hiện nay. Đồng thời ông cũng vạch ra những xung
đột và phương thuốc chữa trị cho nó. Trong bài “Cuộc nội chiến giữa các nền
văn minh” D.Dragunskij coi đó thực chất là xung đột giữa các hệ giá trị, các
hình mẫu thế giới, các bản sắc văn hóa,v.v. cùng với sự xuất hiện của mạng
internet toàn cầu, hay gần nhất là dự báo của S. Huntington về sự đụng độ

7


giữa các nền văn minh, trong đó điển hình là 7 nền văn minh lớn trên thế
giới,v.v.
Bên cạnh những dự báo về nguy cơ chiến tranh, xung đột, vẫn tồn tại
những tư tưởng hết sức lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của nhân
loại sau những màn mây mù bao phủ. Và, hơn thế, những học giả, những
chính khách, nhiều tổ chức trên thế giới đang làm tất cả và nỗ lực hết sức vì
một tương lai tươi sáng của nhân loại. Họ đang và sẽ tìm kiếm những mơ hình
trong đó sự tác động qua lại có hiệu quả giữa các nước và các khu vực khác
nhau, thay thế cho những liên hệ tạo nên nguy cơ cũng như hiểm họa của sự
đụng độ giữa các nền văn minh – gọi đó là sự đối thoại giữa các nền văn
minh. Điều này đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố và lấy năm

2001 là năm đối thoại giữa các nền văn minh, Tổ chức Giáo dục, Khoa học,
Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) cũng đã xác định vấn đề này là mục
tiêu chiến lược của thời kỳ 2002 -2007.
Như vậy có thể thấy, cùng với q trình tồn cầu hóa thế giới đang có
những bước chuyển to lớn. Những bước chuyển đó đã và đang được phản ánh
ngày một đầy đủ trong các nghiên cứu của các học giả trên thế giới. Để nhìn
nhận rõ hơn về vấn đề “nóng bỏng” này, nhất thiết cần có sự nghiên cứu bài
bản và cơng phu. Bước đầu, trong phạm vi của một luận văn thạc sỹ, chúng
tôi cố gắng khái quát những xu hướng chuyển biến cơ bản nêu trên của thế
giới, trong đó hạt nhân trung tâm là các nhà nước - dân tộc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Làm rõ động thái của các nhà nước dân tộc, cũng như triển
vọng quan hệ giữa các nhà nước này trong bối cảnh tồn cầu hóa văn hố
- Nhiệm vụ:
- Phân tích những biến đổi của nhà nước dân tộc trong bối cảnh tồn
cầu hóa nói chung và tồn cầu hố văn hóa nói riêng qua đó khẳng định vai
trị của nhà nước dân tộc trong viêc giữ lại bản sắc văn hóa cho mỗi dân tộc
trong bối cảnh tồn cầu hóa văn hóa.
8


- Khái quát nguy cơ chiến tranh, xung đột và những nhân tố thúc đẩy,
cũng như chống lại xu hướng trên trong bối cảnh tồn cầu hóa.
- Nêu rõ triển vọng hịa bình, hợp tác, cũng như những giải pháp cho
việc chung sống hịa bình giữa các nền văn hóa, văn minh trong bối cảnh tồn
cầu hóa.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận
- Cơ sở lý luận: luận văn sử dụng những nguyên lý của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Phương pháp luận: Phân tích, lơgic – lịch sử, hệ thống – cấu trúc

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các nghiên cứu về động thái của nhà nước dân tộc và quan hệ quốc tế
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu đối tượng trong bối cảnh tồn cầu hóa
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần làm rõ những biến đổi của các nhà nước – dân tộc, đặc biệt
là vai trò của nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề mới nảy sinh do
quá trình tồn cầu hóa đem lại, qua đó phân tích triển vọng trong quan hệ của
các nhà nước – dân tộc trong bối cảnh tồn cầu hóa.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn
gồm hai chương và 4 tiết.

9


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. ĐỘNG THÁI CỦA NHÀ NƢỚC - DÂN TỘC
TRONG BỐI CẢNH TỒN CẦU HĨA
1.1.

Động thái của nhà nƣớc - dân tộc và những chuyển biến chính trị

mang tính tồn cầu
Q trình tồn cầu hố làm chuyển biến triệt để các nhà nước - dân tộc.
Những biến đổi này, một mặt, phản ánh những động thái mang tính khách
quan do tác động của bối cảnh thế giới, nhưng thực chất ẩn chứa đằng sau
những chuyển biến đó là thái độ, cũng như cách thức hành xử của các nhà
cầm quyền, đặc biệt là các nhà cầm quyền của các siêu cường trên thế giới.
Điều đó tạo ra động thái của các nhà nước - dân tộc trong bối cảnh mới.
Bàn về động thái có nghĩa là bàn về trạng thái biến đổi, biến động.

Trong trường hợp này, chúng ta bàn về những chuyển biến, biến đổi của nhà
nước – dân tộc dưới tác động của tồn cầu hóa, đặc biệt là tồn cầu hóa văn
hóa. Cần phải nhấn mạnh điều này, vì văn hóa ngày càng đóng một vai trị
quan trọng trong đời sống của lồi người. Văn hóa là một lĩnh vực chịu tác
động mạnh mẽ của toàn cầu hóa. Tồn cầu hóa văn hóa trở thành một bộ phận
cấu thành của tồn cầu hóa nói chung. Điều quan trọng hơn là văn hóa đóng
vai trị là một trong những nhân tố đảm bảo sự hội nhập thành cơng, chủ động
và qua đó là bảo vệ bản sắc văn hóa, chủ quyền dân tộc, chống lại nguy cơ
đồng hóa văn hóa, lệ thuộc văn hóa. Nhìn từ góc độ này, chúng ta thấy rõ cần
phải nghiên cứu động thái của nhà nước – dân tộc như chỉnh thế duy nhất
hoàn thành chức năng bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh tồn cầu
hóa, tiếp biến văn hóa tồn cầu.
Chúng ta biết rằng tồn cầu hố đang có những tác động khơng nhỏ đến
động thái của các nhà nước - dân tộc. Tuy nhiên, ta có thể tạm chia ra hai
khuynh hướng chuyển dịch của nhà nước - dân tộc xét từ hai góc độ. Thứ
nhất, với tư cách là một yếu tố trong chỉnh thể toàn cầu, nhà nước - dân tộc
dần chuyển một phần quyền lực của mình lên trên theo hướng xây dựng một
10


nhà nước chung hay một chính phủ tồn cầu. Trong đó, nhà nước tồn cầu
thực chất là sự thống lĩnh của một quốc gia, một cường quốc có sức mạnh về
kinh tế, tài chính, qn sự nhưng khơng hẳn đã là một đại diện tiêu biểu cho
văn hóa nhân loại. Thứ hai, là khuynh hướng “phi nhà nước hóa” nền kinh tế
xã hội. Về thực chất, đây là hai khuynh hướng khác nhau về hình thức biểu
hiện nhưng về bản chất thì là một. Nó đều nhằm hướng đến phá bỏ vai trò của
các nhà nước - dân tộc với tư cách chỉnh thể, thay vào đó là một nhà nước phổ
biến bao trùm lên tất cả các nhà nước khác, nhà nước “siêu nhà nước”. Trên
thực tế, nhà nước này rất khó thực thi vì nhiều lí do khác nhau. Hơn thế, trong
điều kiện tồn cầu hố, nhà nước - dân tộc vẫn chưa thể mất đi vai trò của

mình. Tuy nhiên, việc say mê cơng khai sự hùng mạnh như vậy là rất nguy
hiểm, vì nó tất yếu sinh ra phản ứng đáp lại của các nền văn minh và các
cường quốc thế giới khác hồn tồn khơng có ý muốn chịu đựng sự khống chế
của bất kỳ một nền văn minh nào đang làm mất bá quyền của mình. Điều đó
làm tăng nguy cơ xung đột giữa các nền văn minh, góp phần tác động đến
quan hệ giữa các quốc gia - dân tộc cũng như các nền văn minh trong bối
cảnh mới, đưa đến xu hướng đối đầu và đụng độ giữa các nền văn minh cũng
như trong nội bộ các nước. Sự xung đột ấy rất có thể sẽ phá hủy hồn tồn
nền văn minh của nhân loại bởi nó sẽ là cuộc chiến tranh mang tính hủy diệt.
Điều này là khơng thể chấp nhận được với tất cả những người từng trải
nghiệm hai cuộc thế chiến của thế kỷ trước - hậu quả của cái gọi là chủ nghĩa
duy lý, của nền văn minh cơng nghiệp. Thế giới đã có nhiều thay đổi sau hai
cuộc thế chiến nhưng những trang sử đó sẽ khơng thể phai với những người
có lương tri.
Với tư cách một thiết chế xã hội, nhà nước ( với tư cách là các quốc gia
tiền dân tộc - Ở Châu Âu vào thế kỷ XVIII, các quốc gia phi dân tộc điển hình
thường là các đế quốc đa dân tộc (ví dụ Đế quốc Nga, Đế quốc Pháp, Đế quốc
Anh, Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Ottoman) và là một số quốc gia nhỏ có
quy mơ "dưới" một dân tộc. Về trường hợp một đế quốc, thơng thường nó

11


theo chế độ quân chủ, người lãnh đạo có thể là một vị vua (Anh), Hoàng đế
(Pháp) hay Sultan Hồi giáo (Ottoman). Và tất nhiên, thành phần dân cư của đế
quốc rất đa dạng về dân tộc và ngôn ngữ. Nhưng trong số đó chỉ có một cộng
đồng dân tộc nắm địa vị thống trị, và thường ngôn ngữ của dân tộc thống trị là
ngơn ngữ chính thức của đế quốc, các thành viên trong hoàng tộc cũng
thường thuộc dân tộc thống trị này. Lãnh thổ của các đế quốc cũng không chỉ
nằm giới hạn trong phạm vi châu Âu, có một số đế quốc có lãnh thổ trải rộng

khắp trên nhiều châu lục khác nhau (Ottoman, Anh,...) Ở trường hợp thứ hai,
một số quốc gia nhỏ ở châu Âu có thể có thành phần dân tộc khơng q phức
tạp, nhưng cũng là những nước quân chủ, được thống trị bởi một gia đình
vương tộc. Lãnh thổ có thể thay đổi bằng việc kết thông gia giữa các vương
tộc với nhau, qua đó lãnh thổ các quốc gia này hợp nhất với nhau hoặc mở
rộng thêm. Ở một vài khu vực của Châu Âu, ví dụ Đức, một số "quốc gia"
nhỏ cũng tồn tại. Các "quốc gia" này có hệ thống chính quyền, luật pháp riêng
biệt được các nước lân bang công nhận về mặt độc lập, chủ quyền. Người
đứng đầu khơng nhất thiết là "vua", mà có thể là một Cơng tước hay một giám
mục,... Và vì chúng q nhỏ, nhiều khi văn hóa và ngơn ngữ của các "quốc
gia" này hoàn toàn giống như các nước lân bang. Một vài quốc gia trong số
này bị các phong trào dân tộc chủ nghĩa lật đổ vào thế kỷ XIX. Một số quốc
gia dân tộc như Anh và Pháp thì lại lớn mạnh lên thông qua việc sáp nhập một
vài trong số này. Các tư tưởng tự do như mậu dịch tự do đóng một vai trị
quan trọng trong việc thống nhất nước Đức, tiền đề là sự thành lập Đồng minh
thuế quan Zollverein. Và các cuộc chiến tranh Áo-Phổ (1864) và chiến tranh
Pháp - Phổ (1870) quyết định sự thống nhất hoàn toàn. Các đế quốc khác, như
Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Ottoman tan rã sau Thế chiến thứ nhất, cịn Đế
quốc Nga thì trở thành Liên bang Xô Viết vào năm 1922. Một số quốc gia nhỏ
tồn tại đến ngày nay: Liechtenstein, Andorra, Monaco, Cộng hòa San Marino.
Vatican không được liệt vào danh sách, mặc dù trước đây từng có một nước
Giáo hồng. Lãnh thổ và tình trạng chủ quyền hiện có là nhờ vào Hiệp ước
Lateran ký với Ý (vào năm 1929) đã xuất hiện khoảng một nghìn năm.
12


Bước tiến tiếp theo là thành lập các nhà nước hùng mạnh hay các liên
minh nhà nước trong khuôn khổ các nền văn minh thế hệ thứ nhất (Sumerơ,
Ai Cập cổ, Ấn Độ cổ, Trung Quốc cổ, v.v.), chúng thường xuyên thay đổi
biên giới của mình, tương tác và gây chiến với nhau, v.v.. Sau đó đã xuất

hiện một thiết chế nhà nước mới - các đế chế thế giới: Đế chế Alexander
Makedonya, Đế chế La Mã, Đế chế Vidantia - các đế chế đã chinh phục một
phần các nền văn minh khác; Xu hướng hợp nhất quyền lực chính trị và quyền
lực tôn giáo đã diễn ra ở thời Trung cổ. Các tôn giáo thế giới và đại diện của
chúng - các giáo hội, giới tăng lữ đã cố gắng khống chế bộ máy nhà nước, sử
dụng tiềm lực và khả năng của nó. Bắt đầu từ thế kỷ XVI đã xuất hiện các đế
chế thế giới thế hệ thứ hai - đầu tiên là Đế chế Tây Ban Nha, sau đó là Đế chế
Anh. Phần lớn thế kỷ XX (sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất) đã trở thành
giai đoạn hưng thịnh và suy vong ngắn ngủi của các đế chế thế giới kiểu mới,
có cơ sở là sự thống nhất về lợi ích tư tưởng và chính trị, chứ khơng phải là về
lợi ích tơn giáo. Trong suốt thế kỷ XX, các đế chế thế giới, cả thế hệ thứ hai,
lẫn thế hệ thứ ba, đều đã đi vào quá khứ. Hàng loạt nhà nước liên bang đã tan
rã. Số lượng nhà nước độc lập đã tăng lên nhiều lần. Các nhà nước - dân tộc
hành động trên diễn đàn quốc tế như là chủ thể chính của luật quốc tế. Xu
hướng cơ bản trên diễn đàn địa chính trị trong suốt thế kỷ XX là sự phi liên
kết làm xuất hiện những nhà nước bình quyền.
Tuy nhiên, một xu hướng đối lập đang xuất hiện ở thế kỷ XXI: sự phát
triển đơn cực hay đa cực của thế giới? Hiện nay, Mỹ đang có kỳ vọng đóng
vai trị là chủ nhân của thế giới đơn cực, J.Bzedinsky cho rằng sư tập trung
quyền lực vào tay một quốc gia là khơng điển hình cho nền chính trị thế giới.
Tuy nhiên, điều này thuộc về một tương lai rất xa vời, cịn hiện thời ơng vẫn
phải cơng nhận và kêu gọi Mỹ trở thành thủ lĩnh vô điều kiện và là người kiến
tạo một trật tự thế giới mới: "Mục đích chính trị của Mỹ phải tuyệt đối cấu
thành từ hai bộ phận: cần phải củng cố địa vị thống trị của mình, ít nhất là
trong thời hạn tồn tại của một thế hệ, nhưng tốt hơn là ở một thời hạn kéo dài
13


hơn, và cần phải tạo ra một cơ cấu địa chính trị có khả năng làm giảm bớt
những chấn động và sự căng thẳng không tránh khỏi, do những chuyển biến

chính trị - xã hội gây ra, đồng thời cũng hình thành hạt nhân địa chính trị cùng
nhau chịu trách nhiệm về việc cai quản thế giới mà khơng có chiến tranh"[5;
254]. Như các sự kiện sau đó cho thấy, điều này thể hiện tín điều của các thủ
lĩnh hiện nay của các nền văn minh Bắc Mỹ và Tây Âu, họ dành vai trị "hạt
nhân địa chính trị" của trật tự thế giới cho NATO, qua đó cố gắng kiện toàn
sự thống trị đang biến mất của nền văn minh phương Tây ở thế kỷ tới.
Cuối thế kỷ XX được đặc trưng bởi việc tăng cường tự ý thức chính trị
của các nền văn minh khu vực và bởi việc bắt đầu đối kháng giữa chúng như
đường phân chia cơ bản của địa chính trị thế kỷ XXI. Đó là giai đoạn mà nền
văn minh công nghiệp, nền văn minh vốn đề cao yếu tố duy lý và kĩ thuật
đang dần đi vào dĩ vãng, nhường chỗ cho nền văn minh hậu cơng nghiệp
mang tính nhân đạo. Đây quả thực là cuộc đấu tranh và thay thế lẫn nhau giữa
hai hệ giá trị. Trong bối cảnh đó nhà nước - dân tộc cũng có những chuyển
biến đáng kể.
1.1.1. Xu hướng đơn cực và đa cực trong thế giới, những nhân tố gia
tăng và phản kháng
Mơ hình thứ nhất của thế kỉ này (xu hướng đơn cực) hướng vào việc duy
trì sự thống trị vốn có ở thời đại cơng nghiệp của nền văn minh phương Tây
dưới biến thái Bắc Mỹ của nó ở thế kỷ XXI. Hệ tư tưởng của mơ hình này
được thể hiện rõ nhất trong cuốn sách đã nhắc tới của J.Bzedinsky "Bàn cờ
lớn". Về thực chất, mơ hình này duy trì quan điểm phổ biến từ lâu về Pax
American. Nước Mỹ tin vào sức mạnh của hệ tư tưởng Mỹ khi mà hầu hết các
nước trong hệ thống XHCN trước đây đi theo con đường TBCN. Thế giới lúc
này dường như đang phát triển chỉ theo một con đường mà Mỹ là một siêu
cường. Trong bối cảnh đó, nước Mỹ hồn tồn tự nhiên coi mình có nhiệm vụ
lãnh đạo thế giới trong tiến trình vận động tới tự do và thịnh vượng. Mỹ
mang gánh nặng là người lập pháp, quan tòa và cảnh sát … Với một số người

14



nước Mỹ khơng chỉ đi đầu mà cịn là đế chế ở tầm toàn thế giới “Pax
American”. Những năm 90, giới chức trách Washington chia thế giới làm 4
nhóm: nhóm nịng cốt (thân Mỹ), nhóm đang chuyển đổi (chuyển động theo
hướng gần Mỹ), nhóm thù địch (ngồi vịng kiểm sốt), nhóm những nước
khơng thành cơng (bất ổn, nội chiến). Nhiệm vụ của Mỹ chuyển những nước
cịn lại vào nhóm các nước nịng cốt. Sự kiện ngày 11/9/2001 đã thơi thúc một
cuộc thập tự chinh mới. Quan niệm về an ninh quốc gia mà người Mỹ công bố
ngày 20/9/2002 là “chúng tôi sẽ bảo vệ nước Mỹ … ở ngay tại nước Mỹ và ở
nước ngoài, phát hiện và tiêu diệt mối nguy hiểm ngay khi nó chưa đến biên
giới nước Mỹ” [3; 5]. Động cơ kinh tế tác động to lớn đến chiến lược của Mỹ,
Mỹ cần thâm nhập vào các thị trường mới, điều chính yếu là muốn đảm bảo
lâu dài sử dụng các nguồn năng lượng, do đó, tích cực xúc tiến ngun tắc
thương mại tự do, tìm mọi cách mở rộng các nguồn năng lượng. Lực lượng
chiếm đóng chiếm lĩnh hầu hết các khu vực trên thế giới với chiến lược xóa
vùng trắng.
Trong lịch sử bản thân Mỹ cũng đã có những tư tưởng về sự bá quyền;
năm 1824 Tổng thống Jackson tuyên bố: “nước Mỹ là nước được Chúa Trời
ban cho vận mệnh mà ngay cả Hy Lạp Cổ đại và La Mã cổ đại thời hoàng kim
cũng phải ghen tỵ” [3; 5]. Trong suốt tiến trình lịch sử tiếp theo, các nhà cầm
quyền Mỹ đã luận chứng cho quyền bành trướng và quyền bá chủ của mình
bằng các lập luận về vận mệnh định trước cho nước Mỹ đưa nhân loại tới
tương lai tươi sáng, về sự cần thiết của các cuộc thập tự chinh chống lại các
lực lượng “phản động” không chấp nhận giá trị của Mỹ. Sau khi Liên Xô sụp
đổ, những tư tưởng trên lại bùng lên.
Những người biện hộ cho thế giới đơn cực cho rằng, biểu hiện chính của
tính đơn cực trong quan hệ quốc tế hiện nay là ở chỗ, Mỹ cho phép mình thực
hiện mọi hành động mà không gặp phải sự phản kháng nào từ bên kia. Tuy
nhiên, giờ đây Mỹ khơng có cơ hội để chiếm được địa vị thống trị nữa, bởi
tương quan lực lượng trong sự đối kháng địa chính trị ở thế kỷ XXI ngày càng

thiên về hướng có lợi cho mơ hình đa cực.
15


Chúng ta vẫn có quyền tin tưởng vào những kịch bản lạc quan mà nhiều
quốc gia trên thế giới đang dầy công xây dựng nhằm chống lại xu hướng bá
quyền của bất kì một cường quốc nào trên thế giới.
Mơ hình thế giới đa cực mà Nga, Trung Quốc và Ấn Độ kiên định, mà
các nền văn minh Mỹ Latinh, Hồi giáo và châu Phi quan tâm, xuất phát từ
việc đề cao vai trò của các nền văn minh trước đây lệ thuộc hay bị đẩy xuống
hàng thứ yếu trong khơng gian địa chính trị thế giới, từ sự cần thiết tạo ra trật
tự thế giới bảo đảm quyền bình đẳng giữa các nền văn minh, loại bỏ sự thống
trị của bất kỳ siêu cường nào. Mặc dù sự vượt trội về kinh tế và quân sự của
phương Tây vẫn được giữ lại, song các nền văn minh phương Đông vượt trội
nhiều lần phương Tây về dân số, ngày càng đóng một vai trị đáng kể hơn
trong nền chính trị thế giới. Cả nền văn minh Mỹ Latinh cũng bộc lộ các dấu
hiệu độc lập hay trung lập đối với lời tuyên bố quyền thế giới của láng giềng
phương Bắc. Do vậy, có thể giả định rằng tương quan lực lượng trong sự đối
kháng địa chính trị ở thế kỷ XXI ngày càng thiên về hướng có lợi cho mơ
hình đa cực, bởi hiện khơng có sự chấp nhận thụ động chung các áp chế của
Mỹ. Sự phản đối đang tăng lên của các nước có ảnh hưởng lớn như Nga,
Trung Quốc, Ấn Độ, các nước hồi giáo, v.v., còn những nước ngồi vịng
kiểm sốt thì nỗ lực chế tạo vũ khí hàng loạt, họ coi đó là phương thuốc vạn
năng để đối phó với tấn cơng từ bên ngồi, thậm chí dùng đến cả những biện
pháp khủng bố. Những nước đồng minh kiên quyết chống lại chính sách vũ
lực ngồi khn khổ của Liên hiệp quốc và luật pháp quốc tế. Đã xuất hiện
các dấu hiệu cho thấy các nước khơng hài lịng với Mỹ muốn hợp tác rộng rãi
với nhau để kiềm chế Mỹ.
Vậy, có phải sau chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới đã chuyển thành
một cực khơng? Như đã thấy điều đó đã khơng xảy ra. Châu Âu, Trung Quốc,

Nhật Bản, v.v., đã đứng vững và thể hiện tính độc lập. Nga (giữa những năm 50)
vươn lên ngang tầm với Mỹ. Thế giới bắt đầu nói về tính hai cực trong quan hệ
quốc tế (mặc dù vẫn kém Mỹ trong nhiều chỉ số về sức mạnh tổng lực).
16


Có rất nhiều người tin tưởng vào chủ nghĩa lạc quan. Trong nhiều thế
kỷ, tính một cực khơng được cơng nhận trong quan hệ quốc tế. Mặc dù trong
lịch sử, các quốc gia thường xuyên thực hiện tham vọng đó. Thứ nhất, Mỹ
chịu hậu quả tiêu cực từ phương thức dùng bạo lực để phổ biến các chuẩn
mực của mình. Ví dụ, Iran dưới sức cưỡng ép của Mỹ sinh ra không phải nền
dân chủ mà là chế độ Hồi giáo cứng rắn, đã 20 năm nay thách thức Mỹ. Rút
cuộc người ta nhận rõ tính vơ lợi của việc Washington dùng lưỡi lê thiết lập
nền dân chủ ở các nước khác. Thứ hai, sự phản đối từ chính những người dân
Mỹ. Thứ ba, trong bối cảnh đình trệ sâu sắc, Washington buộc phải tính tốn
tài chính kĩ hơn. Tiền chi cho “xuất khẩu” dân chủ và bá quyền lãnh đạo quân
sự trên phạm vi toàn cầu sẽ ngày càng ít đi. Thứ tư, nhiều vấn đề phức tạp
trong thế giới phụ thuộc lẫn nhau này chỉ có thể giải quyết được khi hợp tác
chặt chẽ và bình đẳng với các thành viên và cộng đồng thế giới – không coi
thường họ, không làm cho họ phản ứng tiêu cực và chống lại Mỹ. Ví dụ, đó là
khủng bố quốc tế, phổ biến vũ khí hạt nhân, xung đột khu vực và cục bộ, v.v.,
trong đó khả năng của Mỹ không phải là vô hạn. Như vậy, cho dù Mỹ ngày
càng muốn tiến tới bá quyền lãnh đạo, nhưng thực tế của thế giới sẽ khiến Mỹ
đi tới những chính sách hợp lý hơn.
Ý tưởng cô lập Mỹ bằng các tam giác, tứ giác càng phản tác dụng và
nguy hiểm. Nếu điều đó thành hiện thực thì khơng tránh khỏi đưa nhân loại
đến thảm họa toàn cầu. Thời gian gần đây, ở Nga, người ta tích cực tuyên
truyền sự phục hồi mơ hình thế giới hai cực, trong đó thế giới Bắc Đại Tây
Dương do Mỹ cầm đầu sẽ đối đầu với thế giới Á - Âu do Nga cầm đầu. Lập
trường này được diễn đạt rõ ràng trong dự thảo mang tính quan điểm "Con

đường của chúng ta: triển vọng phát triển có tính chiến lược của nước Nga ở
thế kỷ XXI".
Những người ủng hộ mơ hình Á - Âu chỉ ra mối nguy hiểm thống trị
của mơ hình địa chính trị hướng tới việc thành lập "chính phủ thế giới" với sự
thống trị của Mỹ và với nền "chun chính tự do chủ nghĩa tồn cầu" có các
17


đặc điểm của chủ nghĩa cực quyền kiểu mới trên quy mơ tồn cầu là khơng
thể chấp nhận được đối với các nền văn minh khác. Đối với mọi dân tộc và
mọi nền văn minh còn lại trên trái Đất đã phát triển theo con đường khác và
lơgíc khác, việc gán ép các kết quả của con đường phương Tây, Bắc Đại Tây
dương một cách cực quyền, bằng sức mạnh, là tuyệt đối bất công, không chấp
nhận được, xấu xa, mang tính cáo chung, phi đạo lý. "Trật tự thế giới mới "thể
hiện trong bối cảnh như vậy, như là thảm hoạ và chun chính, như là một
hình thức mới của quyền bá chủ thuộc địa, của sự nô dịch, của sự bóc lột, của
sự thống trị" [55; 87]. A.Dugin đề nghị xây dựng một sự đối trọng toàn cầu
đối với mơ hình Bắc Đại Tây Dương về "trật tự thế giới mới":"Việc xây dựng
sự đối trọng toàn cầu như vậy là nội dung phát triển chủ yếu trong tương lai
của nước Nga, là cơ sở cho chiến lược toàn cầu, cho con đường lịch sử của
nền văn minh". Con đường dẫn tới đó được coi là sự vận động tới mơ hình hai
cực và chỉ trong tương lai xa vời - tới mơ hình đa cực. "Phương thức duy nhất
để tránh khỏi chủ nghĩa cực quyền của phương Tây là việc xây dựng một hệ
thống cân bằng chiến lược hai cực mới, mà xuất phát từ đó thì cần phải vận
động tới hệ thống đa cực hiện thực" [55; 87]. Nước Nga cần phải trở thành
trung tâm của cực thứ hai như là "trục địa lý của lịch sử", như là hạt nhân của
Á - Âu nhờ dựa vào liên minh quân sự với Iran, Irắc, Xiri, Livi, cũng như với
Xecbia, Bungari, Rumania, Hy Lạp, Makêđơnia Chính Thống giáo và có thể
là với Trung Quốc, Ấn Độ, nhờ dựa vào việc xây dựng hệ thống đối trọng
toàn cầu" [55; 95, 128, 132]. Đó là "mơ ước viển vơng" về việc xây dựng một

mặt trận thống nhất của các nền văn minh nhằm chống lại "trật tự thế giới
mới". Trung tâm của mặt trận đó là liên minh của Nga với các nước Hồi giáo
cực đoan nhất.
Theo cách trình bày như vậy, mơ hình địa chính trị Á - Âu khơng hơn
gì một sự khơng tưởng phản động mà khơng được cho phép trở thành hiện
thực. Nó là phản động, vì nó định hướng vào việc quay về q khứ, về thế
giới hai cực thời suy tàn của nền văn minh cơng nghiệp. Nó là khơng tưởng
18


vì, thứ nhất, ở thế kỷ XXI, khơng một nền văn minh nào có thể hợp nhất các
nền văn minh khác dưới ngọn cờ của mình, chỉ có thể đi theo con đường hợp
tác và cộng tác có lợi ích chung của các nền văn minh; thứ hai, vì sau khi chịu
thất bại nặng nề trong cuộc đấu tranh giữa các nền văn minh, khi có tỷ trọng
kinh tế khơng đáng kể và tiềm lực giảm dần, Nga không thể trở thành sức hấp
dẫn để cố kết các nền văn minh khác trong những thập niên sắp tới. Kỳ vọng
lãnh đạo thế giới chống phương Tây không căn cứ trên các lực lượng hiện
thực và thể hiện là vô căn cứ. Đúng là nước Nga cùng với nguồn trí tuệ hiện
có của nó có thể có đóng góp khơng nhỏ cho việc hình thành tư tưởng thế giới
đa cực, song nó khơng có khả năng lãnh đạo việc xây dựng một thế giới như
vậy. Cần phải thừa nhận rằng, Nga khơng phải là trung tâm của chu kỳ địa
chính trị lớn tiếp theo.
Như vậy, có thể nói Mỹ đóng vai trò quan trọng nhất trong đảm bảo
tiến bộ kinh tế và ổn định chính trị trên thế giới với tư cách là nước phát triển
nhất và có ảnh hưởng nhất chứ không phải với tư cách là nước bá quyền. Tất
cả chúng ta đang phụ thuộc vào Mỹ và ngược lại. Vì đó là đặc thù của thế giới
tồn cầu hóa hiện nay. Cũng đã có thời gian nước Mỹ hiểu rất rõ ưu thế của
thế giới đa cực. Tổng thống Nixon trả lời phỏng vấn rằng: “chúng ta cần phải
nhớ rằng thời kì cân bằng lực lượng là thời kì duy nhất trong lịch sử trái đất
mà chúng ta có được thế giới trong suốt một thời gian khá dài. Khi mà một

trong số các nước mạnh hơn rất nhiều so với đối thủ tiềm tàng của nó thì nguy
cơ chiến tranh xuất hiện. Tôi nghĩ rằng thế giới của chúng ta sẽ trở nên an
toàn hơn, hiện đại hơn nếu chúng ta có nước Mỹ mạnh, nước Nhật mạnh,
Nga, Trung Quốc mạnh … thêm vào đó mỗi nước sẽ làm cân bằng các nước
khác” [3; 8]. Hiện nay một xu hướng đa cực khác hiện đại hơn đang được đề
xuất với Mỹ, đó là xu hướng đa cực hướng tới hợp tác trên cơ sở quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau ngày càng tăng.
Trong bối cảnh chung của nền chính trị thế giới như vậy, hạt nhân của
nó là các nhà nước – dân tộc đang có những chuyển biến cơ bản nào? Liệu
19


rằng nhà nước - dân tộc với những đặc trưng truyền thống vẫn được duy trì
hay sẽ có những biến đổi? Những chức năng trước đây vốn gắn liền với các
nhà nước - dân tộc vẫn được đảm bảo hay sẽ được thay thế bởi những chức
năng khác?
1.1.2. Nhà nước – dân tộc và những chuyển biến nền tảng trong bối
cảnh tồn cầu hóa
Nhà nước - dân tộc là thuật ngữ riêng có của nền chính trị phương Tây,
dùng để chỉ mơ hình nhà nước hậu trung cổ ở Châu Âu, được lấy theo mốc
ước định là hòa ước Westfalen. Mơ hình nhà nước – dân tộc được phân biệt
với các mơ hình nhà nước đã từng tồn tại trong lịch sử như “nhà nước thành
bang” và với các đế chế phong kiến bằng dấu hiệu dân tộc, tức bởi tính chất
của cộng đồng mà nó quản lý. Những giá trị mang tính nền tảng mà mơ hình
nhà nước - dân tộc vốn trụ vững trên đó, là quan niệm về lãnh thổ, xã hội
cơng dân, tổ chức chính quyền, chủ quyền. Bốn yếu tố này gắn bó khơng tách
rời nhau, giả định và chi phối lẫn nhau: lãnh thổ là ranh giới tuyệt đối để phân
biệt môi trường trật tự bên trong với mơi trường vơ chính phủ bên ngồi.
Trong khn khổ lãnh thổ ấy, ý niệm về xã hội công dân và về công bằng mới
được thực hiện. Người ta cũng chỉ đề cập đến một chính quyền trung ương

trong khn khổ khơng gian được định hình bởi biên giới quốc gia, dĩ nhiên
quyền lực và chính quyền trung ương ấy chỉ được quan niệm là tối cao với tư
cách là chủ quyền trong không gian ấy mà thôi. Xét từ giác độ lịch sử, các
khái niệm nhà nước - dân tộc và chủ quyền quốc gia là những khái niệm riêng
có của nền văn minh phương Tây. Chúng chỉ mới được chia sẻ với các dân
tộc khác trên thế giới vào thế kỷ XX khi gắn với phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc của các nước thứ ba [48; 178].
Tồn cầu hóa cùng với sự bành trướng của nó như một xu thế tất yếu,
khách quan của thời hiện đại đang hàng ngày hàng giờ tác động đến những
yếu tố mà nó cuốn vào, trong đó có nhà nước – dân tộc. Hiện nay, người ta
tranh cãi nhau khơng phải ở chỗ tồn cầu hóa có tác động hay không tác động
20


đến nhà nước – dân tộc mà người ta bàn đến những tác động này sẽ đưa đến
những kết cục ra sao. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này, chúng
ta có thể tạm khái quát thành bốn xu hướng chính như sau:
1. Nhà nước – dân tộc với chủ quyền vẫn tiếp tục tồn tại bởi sức sống
nội tại của chính chúng và bởi chính lợi ích của cộng đồng do chúng quản lý.
2. Sự tiêu vong tất yếu của nhà nước – dân tộc cùng với chủ quyền để thay
vào đó là những hình thức cai trị mới tương ứng. 3. Nhà nước và chủ quyền
có năng lực biến đổi để thích nghi với hồn cảnh mới, nhưng sự tồn tại của
chúng khơng cịn ngun nghĩa do phải chia sẻ quyền với những tác nhân phi
nhà nước để tạo ra các mạng quản lý phi trung tâm. 4. Xu thế phân rã của nhà
nước – dân tộc cùng với chủ quyền chỉ tỏ ra là tương hợp với các nhà nước
phương Tây. Với các nhà nước phương Đơng, mơ hình nhà nước dân tộc vẫn
là một phương thức cai trị không thể thay thế [48; 190, 191].
Có thể thấy, tồn cầu hóa đã và đang động chạm đến những giá trị nền
tảng mà mơ hình nhà nước truyền thống vốn trụ vững trên đó: vấn đề lãnh
thổ, xã hội cơng dân, tổ chức chính quyền và chủ quyền. Đó là những yếu tố

tồn tại trong mối liên hệ tác động lẫn nhau. Sự biến đổi của bất kì một yếu tố
nào cũng tác động đến các yếu tố còn lại. Đặc biệt, trong bối cảnh tồn cầu
hóa, những giá trị nền tảng này đang có những biến đổi sâu sắc.
Biến dạng lãnh thổ: lãnh thổ của nhà nước là ranh giới tuyệt đối để
phân biệt môi trường trật tự bên trong với môi trường vô chính phủ bên ngồi.
Ý niệm về xã hội cơng dân và về công bằng xã hội cũng như quyền lực chỉ
được xác định trong khuôn khổ lãnh thổ của nhà nước. Tồn cầu hóa đang
làm cho sự phân định ranh giới ấy mất đi tính tuyệt đối, dẫn đến các yếu tố
khác cũng biến đổi theo, dấy lên làn sóng đánh giá lại số phận, bản chất của
nhà nước. Chính quyền của nhà nước chỉ có hiệu lực chi phối các cá nhân và
tập thể trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Nhưng hiện nay, những kết nối
internet, những dòng chảy hàng hóa, dịch vụ, kĩ thuật, tài chính và nhân khẩu
đang làm cho không gian sống của các cá nhân và cộng đồng trở nên đa chiều,
21


phức hợp và khơng đồng đẳng. Điều đó có nghĩa là không gian xã hội của các
dân tộc sẽ ngày càng phá vỡ không gian địa lý. Giờ đây, mọi người đều nhận
thấy, đường biên giới của hệ thống nhà nước thuộc mơ hình Westfalen trước
kia đang bị đục thủng bởi những “lực lượng mềm” của tồn cầu hóa, như
dịng chảy tài chính, thương mại, du lịch, cơng nghệ thơng tin và truyền thông
đại chúng. Biên giới của các dân tộc đang bị đục thủng, trở nên dễ thâm nhập
và các xã hội trong lịng nó ngày càng mang tính đa sắc tộc. Thay vì các địa
bàn được khu biệt bởi lịch sử và sắc tộc như trước kia, các nhà nước ngày nay
ngày càng trở thành những không gian chung để cho các dịng lưu thơng chảy
qua, những luồng tư tưởng, những dòng di cư, ma túy, những kẻ khủng bố,
tiền bạc, hàng hóa, vi khuẩn, chất thải, v.v., tất cả đều vượt qua các đường
biên giới quốc gia. Các đường biên giới đang bị xói mịn từ phía trên lẫn phía
dưới. Từ phía trên là từ các chính phủ, các đường biên giới trở nên mềm đi và
linh động hơn. Cịn từ phía dưới là do các dịng người nhập cư tràn từ biên

giới này sang biên giới khác. Tình hình hịa nhập dân cư và hàng hóa nói trên
đã làm tăng ý thức về lợi ích tương hỗ cũng như làm tăng nhận thức về các
mối đe dọa chung. Giờ đây, lợi ích và hiểm họa nằm chủ yếu ở không gian
xuyên biên giới, chứ không phải chỉ ở trong biên giới.
Biến dạng về xã hội công dân hay cơ cấu dân tộc trong lòng nhà nước:
khả năng nhà nước trong việc củng cố và duy trì tính gắn kết giữa các nhóm
cấu thành cộng đồng dân tộc đang suy giảm. Những mối liên hệ và những lợi
ích xun biên giới do tồn cầu hóa mang lại đang bào mòn cái ý niệm về một
cộng đồng dân tộc nằm trong vịng tay nhà nước [48; 198]. Thơng qua phân
cơng lao động tồn cầu và thị trường tồn cầu, các cá nhân và các nhóm tự
định vị theo một trật tự liên kết mới mà thường không trùng với các liên kết
cộng đồng dân tộc đã tồn tại trước đó. Việc tham dự vào các hoạt động tồn
cầu quả thực đang làm xói mịn ý niệm mình thuộc về một cộng đồng dân tộc
nào đó, đồng thời tính cố kết của các dân tộc cũng dễ bị tổn thương trước làn
sóng nhập cư ngày một gia tăng. Thêm vào đó, yếu tố này có ảnh hưởng trực
22


tiếp đến việc tái phân phối của cải và thu nhập trong một xã hội. Vì việc tái
phân bổ này trong tâm thức của người dân chỉ là chia sẻ với những người có
cùng giá trị văn hóa chung với họ. Vì thế, tình hình sẽ khác đi, nếu các xã hội
bản địa bị đục thủng và tràn ngập những người nhập cư. “Việc gia tăng khơng
ngừng các dịng vật chất và tinh thần luân chuyển xuyên biên giới của tồn
cầu hóa đã làm cho khơng một nhà nước dân tộc nào trên thế giới cịn giữ
được tính thuần nhất về chủng tộc và sắc tộc”[48, 198].
Tình trạng trên khiến cho khối cư dân trong lòng nhà nước dân tộc
ngày càng trở nên đa dạng và do đó, cũng làm suy giảm lực cố kết trong lòng
dân tộc. Mặt khác, vai trò quản lý của nhà nước đối với khối cư dân ấy cũng
đang gặp phải khó khăn ngày một nhiều hơn, trước tính linh động quốc tịch,
cũng như những mối liên hệ xuyên quốc gia mà những cá thể đó đem lại cho

xã hội.
Biến dạng cơ cấu quyền lực trung ương: theo dòng chảy của lịch sử,
quyền lực trung ương dần trở thành một thứ quyền lực tập trung và tối cao,
mặc dù có nhiều thời kỳ, quyền lực này phải chia sẻ. Trong bối cảnh tồn cầu
hóa hiện nay, khuynh hướng phân mảnh tiềm ẩn trong lịch sử đang gia tăng rõ
rệt, đặc biệt với một số nhà nước nhỏ, yếu chức năng và quyền lực của chúng
bị suy giảm rất nhiều trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế tồn cầu, thay
vào đó là sự gia tăng của các nhân tố phi nhà nước. Sự phân mảnh của quyền
lực nhà nước chịu tác động của rất nhiều các nhân tố, trong đó phải kể đến
một số tác nhân tiêu biểu: tác nhân doanh nghiệp, các tác nhân vơ chính phủ,
các tác nhân tồn tại dưới dạng các vấn đề mang tính tồn cầu, gọi chung lại
đây là những tác nhân phi nhà nước. Những tác nhân này sẽ dẫn đến những
kết cục hết sức khó đốn cho vấn đề nhà nước, một số sẽ trở thành đối thủ,
một số khác sẽ trở thành đối tác. Nhưng bản thân sự xuất hiện của những
nguồn quyền lực này cũng đã thể hiện rõ cái nhu cầu chia sẻ khối quyền lực
vốn dĩ tập trung trong tay nhà nước.

23


×