Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Giáo dục lý luận chính trị với việc hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên các trường cao đẳng ở Phú Thọ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.9 KB, 100 trang )

đại học quốc gia hà nội
Trung tâm Đào tạo, bồi d-ỡng Giảng viên Lý luận Chính trị






Đặng Văn Luận



giáo dục lý luận chính trị với việc hình thành và
phát triển nhân cách của sinh viên các tr-ờng
cao đẳng ở Phú Thọ hiện nay






luận văn thạc sĩ triết học










Hà Nội - 2009
đại học quốc gia hà nội
Trung tâm Đào tạo, bồi d-ỡng Giảng viên Lý luận Chính trị




Đặng Văn Luận



giáo dục lý luận chính trị với việc hình thành và
phát triển nhân cách của sinh viên các tr-ờng
cao đẳng ở Phú Thọ hiện nay

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.80


luận văn thạc sĩ triết học





Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Đình Cúc







Hà Nội - 2009
Những chữ viết tắt trong luận văn


CNXH:
Chủ nghĩa xã hội
CNH - HĐH:
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CSCN:
Cộng sản chủ nghĩa
KTTT:
Kinh tế thị tr-ờng
KTQT:
Kinh tế quốc tế
LLCT:
Lý luận chính trị
Nxb:
Nhà xuất bản
NSQ:
Nhân sinh quan
TGQ:
Thế giới quan
XHCN:
xã hội chủ nghĩa








1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1. Nhân cách sinh viên và vai trò của giáo dục lý luận chính trị
trong việc hình thành, phát triển nhân cách của sinh viên
1.1. Nhân cách sinh viên và quá trình hình thành, phát triển nhân cách của
sinh viên
1.2. Vai trò của giáo dục lý luận chính trị trong việc hình thành và phát triển
nhân cách của sinh viên các trường cao đẳng
Chương 2. Giáo dục lý luận chính trị với việc hình thành và phát triển
nhân cách của sinh viên các trường cao đẳng ở Phú Thọ hiện nay -
thực trạng và vấn đề đặt ra
2.1. Thực trạng giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường cao đẳng
ở Phú Thọ hiện nay
2.2. Những vấn đề đặt ra cho giáo dục lý luận chính trị trong việc hình thành
và phát triển nhân cách của sinh viên các trường cao đẳng ở tỉnh Phú
Thọ hiện nay
Chương 3. Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò
của giáo dục lý luận chính trị trong việc hình thành, phát triển
nhân cách của sinh viên các trường cao đẳng ở Phú Thọ hiện nay
3.1. Phương hướng nâng cao vai trò của giáo dục lý luận chính trị trong việc
hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên các trường cao đẳng ở
Phú Thọ hiện nay
3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của giáo dục lý luận
chính trị trong việc hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên các
trường cao đẳng ở Phú Thọ hiện nay
KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
3

9

9

20



31

31


42


56


56


64
77
79
86


2

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


CNXH:
Chủ nghĩa xã hội
CNH - HĐH:
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CSCN:
Cộng sản chủ nghĩa
KTTT:
Kinh tế thị trường
KTQT:
Kinh tế quốc tế
LLCT:
Lý luận chính trị
Nxb:
Nhà xuất bản
NSQ:
Nhân sinh quan
TGQ:
Thế giới quan
XHCN:
Xã hội chủ nghĩa








3
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã khẳng định rằng: con người vừa là sản phẩm của
lịch sử, vừa là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính mình. Vì vậy, tồn tại xã hội như
thế nào sẽ tạo ra con người như thế ấy. Kế thừa và vận dụng sáng tạo những quan
điểm mác-xít, ở Việt Nam, Đảng ta luôn chú trọng đến yếu tố con người, coi con
người vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Hiện
nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá (CNH - HĐH) vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng khẳng định: “Lấy
việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và
bền vững”. CNH - HĐH vì con người và dân tộc Việt Nam, bằng sức mạnh của con
người và dân tộc Việt Nam. Điều đó nói lên tầm quan trọng của nguồn lực con
người đối với sự phát triển đất nước. Chính bởi vậy, việc xây dựng con người Việt
Nam, đặc biệt là nguồn lực trẻ phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo
đức, thể chất… càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Trong "Di chúc", Hồ Chí Minh
cũng nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân phải luôn ghi nhớ rằng, "Bồi dưỡng thế hệ cách
mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết"

[59, tr.510]. Luận điểm
đó chứa đựng thế giới quan khoa học của một lãnh tụ cách mạng, phản ánh tầm nhìn
xa trông rộng của một nhà hiền triết, một nhà văn hóa lớn; nó đã trở thành một chân
lý của cách mạng.
Là một bộ phận đông đảo và thành phần ưu tú trong thanh niên, sinh viên có
vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Họ có những phẩm chất

quý báu như trẻ khỏe, học thức, ham học v.v. Họ thật sự là đại biểu cho sức sống
của thanh niên, sức mạnh của dân tộc. Đánh giá rất cao vai trò của thế hệ trẻ, Hồ
Chí Minh viết: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi
trẻ là mùa xuân của xã hội"

[54, tr.167].


4
Tuy nhiên, bên cạnh những phẩm chất ưu tú nói trên, thì những tác
động tiêu cực do mặt trái của nền kinh tế thị trường (KTTT) cũng đã làm xói mòn
không ít những thang bậc phẩm chất tốt đẹp vốn có của sinh viên. Một bộ phận
trong số họ có những biểu hiện xuống cấp về mặt đạo đức, nhân phẩm, sống buông
thả, thực dụng, thiếu trách nhiệm, chạy theo lối sống tiêu dùng xa hoa, lãng phí, có
tâm lý hưởng thụ, có nhiều hành vi lệch chuẩn: “Không ít trường hợp vì đồng tiền
và danh dự mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng
nghiệp” [18, tr.46]. Thanh niên, sinh viên tỉnh Phú Thọ nói chung và sinh viên các
trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng, cũng tồn tại cả hai mặt: ưu và
nhược điểm của những phẩm chất trên của thanh niên, sinh viên cả nước.
Dẫu biết rằng, trong cơ chế mới, sự phát triển của mỗi cá nhân nói riêng và sự
phát triển của xã hội nói chung đều không đứng ngoài quy luật giá trị, quy luật thị
trường; nhưng điều đó không có nghĩa là yếu tố thị trường sẽ làm cho nhân cách của
con người trở nên méo mó. Vậy làm thế nào để thanh niên, sinh viên trên địa bàn
Phú Thọ nói chung và sinh viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh nói riêng
thông qua giáo dục - đào tạo có thể xây dựng được những con người không chỉ có
khả năng làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại mà còn có bản lĩnh chính
trị vững vàng, trung thành với Tổ quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), xứng
đáng là người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) vừa “hồng” vừa
“chuyên” như lời dạy của Bác Hồ. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải có sự chung
tay góp sức của giáo dục nhà trường cùng giáo dục gia đình và giáo dục xã hội,

cũng như sự nỗ lực vươn lên không ngừng trong học tập và rèn luyện đạo đức của
mỗi cá nhân sinh viên. Trong đó, công tác tư tưởng, giảng dạy lý luận chính trị
(LLCT) ở nhà trường đại học, cao đẳng đóng vai trò rất quan trọng và cần phải
được tiến hành thường xuyên.
Nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục LLCT đối với sự nghiệp giáo
dục, Đảng ta đã rất chú trọng tới vấn đề đổi mới công tác giáo dục lý luận, tư tưởng
nhằm: “Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt
là lý tưởng sống, lối sống năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người

5
Việt Nam” [20, tr.106]. Để thực hiện được điều đó, Đảng ta khẳng định cần phải kết
hợp chặt chẽ giữa giáo dục lý luận và giáo dục đạo đức cho sinh viên. Giáo dục đạo
đức bằng tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức nhân văn, lịch sử dân tộc và bản
sắc văn hoá dân tộc, ý chí vươn lên của bản thân và tiền đồ của đất nước.
Là một giảng viên trẻ trực tiếp giảng dạy bộ môn LLCT ở một trường cao
đẳng trên quê hương đất tổ Phú Thọ anh hùng, tác giả rất mong muốn được đóng
góp một số ý kiến nhỏ của mình, nhằm góp phần khôi phục sức hấp dẫn vốn có của
môn LLCT đối với tầng lớp tri thức trẻ trong các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời thông qua đó góp phần đào tạo được những con người trẻ tuổi vừa
“hồng” vừa “chuyên”, nhằm thực hiện lời căn dặn và mong muốn của Chủ tịch Hồ
Chí Minh khi Người về thăm tỉnh là “xây dựng Phú Thọ thành tỉnh tiên tiến”. Vì
vậy, tác giả chọn đề tài: “Giáo dục lý luận chính trị với việc hình thành và phát
triển nhân cách của sinh viên các trường cao đẳng ở Phú Thọ hiện nay” làm
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Những vấn đề về giáo dục lý luận chính trị
Vấn đề giáo dục LLCT có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như: Đề tài
KX 10 - 09D do PGS.TS Tô Huy Rứa nghiên cứu: “Đổi mới nội dung, chương
trình đào tạo giảng viên lý luận chính trị các trường đại học, cao đẳng”, Hà Nội

1994. Đề tài KX 10-09 GS. Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm: “Đổi mới quy hoạch
đào tạo cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học Mác-Lênin - kiến nghị và giải
pháp”, Hà Nội 1996. PGS.TS Nguyễn Thế Kiệt: “Giảng dạy lý luận Mác-Lênin và
vấn đề phát triển năng lực tư duy lý luận cho sinh viên”, Tạp chí Nghiên cứu lý
luận, số 5/1999; TS Lương Gia Ban: “Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và
đổi mới chương trình các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nhà
xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2002; PGS. TS Nguyễn Tĩnh Gia: “Giáo dục lý
luận chính trị và đạo đức cho cán bộ hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 22/2001.
Hoàng Anh “Giáo dục lý luận Mác-Lênin với việc hình thành và phát triển nhân

6
cách ở sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay”, Luận án tiến
sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2006. Các công trình khoa học
này, đã tập trung làm rõ vai trò quan trọng của giáo dục LLCT, của giảng viên, của
môi trường xã hội có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và phát triển nhân
cách ở sinh viên đại học trong công cuộc đổi mới đất nước, khẳng định nhiệm vụ
quan trọng giáo dục LLCT cho sinh viên cần phải được quan tâm hơn nữa.
2.2. Những vấn đề về nhân cách và sự tác động của giáo dục lý luận chính trị
đến việc hình thành, phát triển nhân cách
Vấn đề về nhân cách và sự tác động đến việc hình thành nhân cách có rất nhiều
tác giả quan tâm nghiên cứu như: Hoàng Văn Tuấn “Phát triển nhân cách người
cán bộ ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
hiện nay” Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Hà Nội 1998.
Trần sĩ Phán: “Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của
sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” Luận án tiến sĩ triết học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 1999; Lê Thị Thuỷ: “Vai trò của đạo đức
đối với sự hình thành nhân cách của con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới
hiện nay”, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội 2000. Các công trình khoa học trên đã tập trung làm rõ sự tác động của môi
trường kinh tế xã hội với việc hình thành nhân cách của sinh viên, từ đó các tác giả

đề xuất vai trò của giáo dục LLCT trong việc tạo lập môi trường kinh tế xã hội lành
mạnh, định hướng các hoạt động xã hội khác của sinh viên theo hướng tích cực, hạn
chế tiêu cực trong công cuộc đổi mới của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Như vậy, qua các tài liệu tham khảo chúng tôi chưa thấy có công trình nào trực
tiếp làm rõ vai trò của giáo dục LLCT trong việc hình thành và phát triển nhân cách
của sinh viên các trường cao đẳng trên địa bàn Phú Thọ hiện nay. Để góp phần nhỏ
vào việc nhận thức và giải quyết vấn đề này, tác giả chọn đề tài: “Giáo dục lý luận
chính trị với việc hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên các trường cao
đẳng ở Phú Thọ hiện nay”.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

7
3.1. Mục đích
Luận văn làm rõ vai trò của giáo dục LLCT trong việc hình thành và phát triển
nhân cách của sinh viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, đề xuất một
số phương hướng và giải pháp cơ bản, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục LLCT
trong việc hình thành, phát triển nhân cách của sinh viên các trường cao đẳng trên
địa bàn tỉnh hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để có thể đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ các khái niệm nhân cách và những nhân tố tác động đến quá trình
hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên các trường cao đẳng trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ.
- Làm rõ vai trò của giáo dục LLCT trong việc hình thành và phát triển nhân
cách của sinh viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Phân tích thực trạng nhân cách của sinh viên các trường cao đẳng trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục LLCT trong việc hình thành, phát triển nhân cách của sinh viên cao đẳng
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn đi sâu vào phân tích những phẩm chất
chủ yếu của nhân cách sinh viên các trường cao đẳng ở Phú Thọ hiện nay.
- Những nhân tố cơ bản có tác động đến việc quá trình hình thành và phát triển
nhân cách của sinh viên các trường cao đẳng ở Phú Thọ hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu về vai trò giáo dục LLCT đối việc hình thành và phát
triển nhân cách của sinh viên các trường cao đẳng chuyên nghiệp hệ chính quy ở
Phú Thọ. Luận văn không nghiên cứu vai trò giáo dục LLCT đối việc hình thành và

8
phát triển nhân cách của sinh viên trong các trường cao đẳng nghề, các lớp cao đẳng
tại chức, đại học tại chức, liên thông, liên kết trên đia bàn tỉnh Phú Thọ.
- Luận văn chỉ khảo sát hoạt động dạy, học và các hoạt động xã hội của sinh
viên các trường cao đẳng ở Phú Thọ hiện nay.
- Về thời gian, luận văn chủ yếu khảo sát hoạt động và học trong giai đoạn đổi
mới hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận của đề tài là dựa trên những quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản
Việt Nam, đồng thời kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học của
các tác giả trước đó có liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên
phương pháp biện chứng duy vật. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến các phương
pháp như: lịch sử - lôgic; phân tích tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp
điều tra xã hội học
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Đóng góp về mặt khoa học:
- Phân tích thực trạng nhân cách của sinh viên các trường cao đẳng chuyên

nghiệp chính quy trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Đánh giá tình hình giáo dục LLCT với việc hình thành và phát nhân cách của
sinh viên các trường cao đẳng ở tỉnh Phọ Thọ trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất các phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục LLCT với việc hình thành và phát nhân cách sinh viên, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ nói riêng và của đất nước nói chung.
6.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:
- Ở mức độ nhất định kết quả nghiên cứu của luận văn làm phong phú thêm tư
liệu tham khảo cho giảng dạy các môn khoa học LLCT.

9
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng chương trình, nâng
cao chất lượng giảng dạy và học LLCT ở các trường cao đẳng ở tỉnh Phú Thọ nói
riêng và các trường cao đẳng nói chung trong giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương 6 tiết.

10
Chương 1
NHÂN CÁCH SINH VIÊN VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ TRONG VIỆC HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
CỦA SINH VIÊN

1.1. Nhân cách sinh viên và quá trình hình thành và phát triển nhân cách của
sinh viên
1.1.1. Nhân cách sinh viên
1.1.1.1. Khái niệm nhân cách, nhân cách sinh viên
Triết học Mác ra đời đã đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử tư tưởng nhân
loại, lần đầu tiên đưa ra quan điểm: con người là một thực thể sinh học - xã hội. Mặt

sinh học và mặt xã hội có quan hệ mật thiết với nhau, chế ước lẫn nhau. Mặt sinh
học không thuần túy là mặt sinh học mà là sinh học xã hội. Mặt xã hội, không trừu
tượng, trống rỗng, hư vô mà nó là sự phản ánh hiện thực của tồn tại sinh học - xã
hội. Con người sinh ra và phát triển không chỉ tuân theo những quy luật sinh học mà
còn chịu sự tác động của quy luật xã hội. Sự hoàn thiện bản chất xã hội trong mỗi
con người cũng đồng thời là quá trình hoàn thiện nhân cách.
Để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm nhân cách sinh viên, trước tiên chúng ta tìm
hiểu các khái niệm liên quan khác như: con người, cá nhân, nhân cách.
Khi bàn về vấn đề con người C.Mác và Ph.Ăngghen đặc biệt chú ý bản chất xã
hội của con người, chứng minh vai trò của hoạt động thực tiễn tham gia vào quá
trình hình thành nên bản chất con người. Con người bằng hoạt động lao động của
mình luôn tìm mọi cách để chinh phục tự nhiên phục vụ mục đích của chính bản
thân mình. Lao động, như Ph.Ăngghen đã viết, “Là điều kiện cơ bản, điều đầu tiên
của toàn bộ đời sống loài người và như thế đến một mức mà trên ý nghĩa nào đó,
chúng ta cần phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người” [48, tr.641].
Trong quá trình lao động, một mặt, con người có quan hệ phụ thuộc vào tự nhiên,
nhưng mặt khác, lại luôn tìm mọi cách để cải tạo tự nhiên, làm chủ tự nhiên. Nhờ
vào “sức mạnh bản chất của con người” làm nên một “tự nhiên thứ hai”. Cái tự

11
nhiên thứ hai ấy, theo C.Mác là quá trình con người sáng tạo văn hóa theo quy luật
của cái đẹp. Chính trong quá trình lao động cải biến tự nhiên, cải biến xã hội, con
người cải biến chính bản thân mình. Như vậy, lao động của con người chính là yếu
tố khẳng định vai trò chủ thể sáng tạo ra lịch sử, chủ thể của sự phát triển chính bản
thân con người.
Bản chất con người, một mặt chịu sự tác động của môi trường và hoàn cảnh
lịch sử mà con người tồn tại, nhưng mặt khác, chính con người cũng tạo ra hoàn
cảnh cho phù hợp với mục đích, nhu cầu và lợi ích của bản thân con người. Trong
“Luận cương về Phoiơbắc” viết năm 1845, C.Mác nhấn mạnh: “Đời sống xã hội, về
thực chất là có tính thực tiễn” [47, tr.12]. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện

chứng cho rằng: “Bản chất con người không phải một sự trừu tượng cố hữu của cá
nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những
quan hệ xã hội” [47, tr.12]. Đây là luận điểm nổi tiếng của triết học Mác về bản chất
con người. Luận điểm đó đã trở thành cơ sở khoa học cho các cách tiếp cận nghiên
cứu về con người.
Như vậy, nhân cách là của con người, chỉ có con người mới có nhân cách
nhưng chúng ta cũng không thể đồng nhất con người với nhân cách. Con người là
một thực thể sinh học - xã hội. Các yếu tố sinh học ở mỗi con người chỉ được tạo
nên để hình thành nhân cách, phản ánh về mặt xã hội, phản ánh mức độ cá thể hóa,
tính độc đáo trong mỗi cá nhân con người. Nhân cách là sự thống nhất biện chứng
giữa yếu tố xã hội và yếu tố cá nhân trong mỗi con người.
Khái niệm “cá nhân chỉ con người cụ thể sống trong một xã hội nhất định với
tư cách một cá thể, một thành viên của xã hội ấy; do những đặc điểm riêng biệt của
mình mà phân biệt với các thành viên khác của xã hội” [30, tr.615]. Chính những
hoạt động xã hội đã quy định những phẩm chất cá nhân như biết nhìn nhận, suy
nghĩ, đánh giá thực tế cuộc sống. V.I.Lênin viết: “Chúng ta căn cứ vào giá trị để xét
đoán những tư tưởng và tình cảm thực của các cá nhân có thực? Tất nhiên, căn cứ
đó chỉ có thể là những hoạt động của các cá nhân ấy, và một khi vấn đề chỉ là tư

12
tưởng và tình cảm xã hội thì cần phải nói thêm. Những hoạt động xã hội của cá
nhân tức là những sự kiện xã hội” [38, tr.531].
Như vậy, cá nhân là một khái niệm triết học dùng để chỉ một con người, với tư
cách là một thành viên của xã hội, là sản phẩm của sự phát triển của xã hội, là chủ
thể của hoạt động, chủ thể của từng quan hệ xã hội và chủ thể của nhận thức trong
một điều kiện lịch sử - xã hội nhất định.
Sự phát triển của cá nhân trong những điều kiện lịch sử xã hội xác định là sự
phát triển hài hòa giữa thể chất cường tráng và một tinh thần lành mạnh. Đứa trẻ
sinh ra chưa phải là cá nhân mà chỉ mang những tiềm năng của cá nhân, để trở
thành cá nhân đứa trẻ phải hoà mình vào trong các hoạt động xã hội. Quá trình đó là

sự vận động bản thân chủ thể của con người để tự xác lập nhân cách của riêng mình.
Nhân cách được hình thành trong từng con người cụ thể, trong từng cá nhân
nhưng không phải là cá nhân. Nhân cách được thể hiện thông qua các cá nhân, từng
cá nhân cụ thể bộc lộ nhân cách trong toàn bộ đời sống của mình. Điều kiện xã hội,
đời sống của mỗi cá nhân có tác động đến các cá nhân, đồng thời tác động đến nhân
cách của mỗi cá nhân.
Như vậy, nhân cách đã được cá thể hóa ở từng cá nhân. Nhân cách được hình
thành và phát triển trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất và trong quan hệ
giữa con người với con người. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin khi giải
quyết vấn đề con người, đặc biệt đã chú ý đến bản chất xã hội của con người, lý giải
các quan hệ xã hội tham gia vào sự hình thành bản chất ấy cũng như vai trò của
thực tiễn đối với sự bộc lộ sức mạnh bản chất người tới sự hình thành và phát triển
nhân cách. Triết học Mác-Lênin quan niệm nhân cách là “những cá nhân con người
với tính cách là sản phẩm của sự phát triển xã hội, chủ thể của lao động, của giao
tiếp, của nhận thức bị quy định bởi những điều kiện lịch sử cụ thể của đời sống xã
hội” [74, tr.196]. Với quan niệm như vậy, nhân cách con người không phải cái gì
nhất thành bất biến mà nó vận động cùng với sự vận động biến đổi của thực tiễn xã
hội.

13
Với định nghĩa trên, khi nói đến nhân cách, trước hết là nói đến nhân cách của
con người hiện thực, gắn liền với bản chất xã hội của nó, là sản phẩm của những
hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Theo đó nhân cách là “đặc trưng xã hội
của con người là phẩm chất xã hội của con người” [25, tr 59]. Quá trình này, có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi
người. Trong sự phát triển nhân cách, các yếu tố sinh học di truyền, tâm sinh lý là
cơ quan tự nhiên mà trên cơ sở đó hình thành nên những đặc điểm lịch sử - xã hội
của nhân cách.
Thứ hai, nhân cách là nhân cách của từng cá nhân riêng biệt, cụ thể có mối
quan hệ mật thiết với điều kiện tự nhiên, xã hội xung quanh. Quá trình tự đánh giá

nhân cách của mình là quá trình cá nhân thực hiện những hành vi cho mình và cho
người khác theo “yêu cầu” chung của xã hội - là quá trình hình thành và phát triển
của nhân cách.
Từ sự phân tích trên, chúng tôi đưa ra khái niệm nhân cách sinh viên như sau:
Nhân cách sinh viên là những cá nhân sinh viên với tính cách là sản phẩm của sự
phát triển xã hội, chủ thể của lao động, của học tập, của giao tiếp, bị quy định bởi
những môi trường hoàn cảnh cụ thể của đời sống xã hội mà trong đó sinh viên
sống, học tập, quan hệ xã hội.
1.1.1.2. Đặc trưng của nhân cách sinh viên
Đặc trưng nhân cách sinh viên, theo quan niệm phổ biến hiện nay, bao gồm
nhóm thuộc tính tâm lý chủ yếu và những đặc trưng sau:
Xu hướng của nhân cách sinh viên
Xu hướng của nhân cách sinh viên là sự hướng tới mục tiêu học tập, nghề
nghiệp ổn định có việc làm, để có thể nuôi sống bản thân và gia đình họ sau này, từ
đó có thể xác lập một vị trí nhất định trong xã hội. Xu hướng nhân cách của sinh
viên được biểu hiện ở nhiều mặt như: nhu cầu, hưởng thụ, lý tưởng, thế giới quan.
Nhu cầu của sinh viên là biểu hiện của xu hướng về nguyện vọng, ước muốn,
nhu cầu đó, cần phải được thỏa mãn để sống, học tập và hoạt động. Trong đó có nhu
cầu về tự nhiên, như ăn, uống, ngủ, nghỉ ; về mặt tinh thần xã hội như học tập, giao

14
tiếp, sinh hoạt văn hóa, thẩm mỹ. Nhu cầu của sinh viên mang tính lịch sử và không
có giới hạn. Nhu cầu của sinh viên “được thực hiện thì trở thành lợi ích, nó đóng vai
trò động lực to lớn thúc đẩy cá nhân hoạt động đạt tới mục tiêu, từng bước thực hiện
hoá hoài bão lý tưởng chính trị xã hội của mình” [2, tr.62].
Hứng thú của sinh viên là thái độ của họ với sự vật hiện tượng nào đó, vừa có
ý nghĩa quan trọng trong đời sống, vừa đem lại cho họ những cảm hứng. Hứng thú
của người sinh viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động của họ. Chính
những hứng thú đó đã hướng sinh viên vào những hoạt động có tính định hướng,
làm cho hoạt động của họ tích cực, sáng tạo, có hiệu quả hơn.

“Lý tưởng là những khát khao, nguyện vọng, những tư tưởng về tương lai tốt
đẹp mà con người hằng mong muốn vươn tới” [45, tr.178]. Lý tưởng có vai trò rất
quan trọng đối với hoạt động của sinh viên. Sinh viên có lý tưởng cao đẹp, thì sẽ
vừa có yêu cầu cao với bản thân, vừa có trách nhiệm đối với những công việc của
người khác. Quá trình hiện thực hoá lý tưởng bắt đầu từ việc xác định và củng cố
niềm tin, bởi niềm tin sẽ trở thành một động lực quan trọng đối với hoạt động của
sinh viên.
Thế giới quan là hệ thống quan điểm tư tưởng của con người về tự nhiên, xã
hội và bản thân mình, xác định phương châm hoạt động của con người. Thế giới
quan của sinh viên quyết định thái độ của họ đối thế giới xung quanh, quyết định
phương hướng phát triển nhân cách. Nó là kim chỉ nam cho mọi hành động, tạo ra
lối sống, lẽ sống của sinh viên.
Năng lực sinh viên
Năng lực sinh viên là khả năng của sinh viên có thể thực hiện một loại hoạt
động nào đó, làm cho hoạt động ấy đạt kết quả nhất định. Vì thế, khi nói đến năng
lực, bao giờ cũng nói đến năng lực về một hoạt động nhất định. Những thuộc tính cá
nhân, nếu phù hợp với những yêu cầu của hoạt động nào đó, đảm bảo cho hoạt động
đó diễn ra có kết quả, sẽ là thành phần của năng lực về hoạt động đó. Năng lực của
con người hình thành trong hoạt động thực tiễn và sẽ phát triển lên nhờ hoạt động
ấy. Năng lực là mặt đặc biệt quan trọng của nhân cách, tạo nên giá trị của nhân

15
cách. Năng lực chủ yếu được hình thành trong quá trình sống rèn luyện và hoạt
động của cá nhân. Những đặc điểm năng khiếu chỉ là điều kiện, là tiền đề cho sự
phát triển một năng lực, chứ không quyết định năng lực. Xã hội là yếu tố rất quan
trọng hình thành phát triển năng lực. Năng lực được phân ra làm nhiều loại: năng
lực tái tạo, năng lực sáng tạo, năng lực chung và năng lực riêng, năng lực nghiên
cứu học tập, năng lực tổ chức quản lý Một năng lực nào đó có thể bao gồm nhiều
năng lực khác, chẳng hạn như năng lực quản lý bao gồm: năng lực tư duy, năng lực
quan sát, năng lực truyền đạt, năng lực giáo dục, năng lực kế hoạch hóa Năng lực

quan hệ mật thiết với tính cách, nhiều khi tính cách là một yếu tố quan trọng tạo nên
năng lực. Đánh giá năng lực của một người không chỉ dựa vào kết quả công việc,
mà còn phải dựa vào nhiều yếu tố như phương thức hoàn thành công việc, tính độc
lập và độc đáo khi thực hiện công việc; tính sáng tạo của phương thức thực hiện;
hiệu suất thực hiện; điều kiện để hoàn thành công việc; thời gian hoàn thành; sự
phát triển những tình huống đột biến; mức độ kết qủa công việc
Tính cách sinh viên
Tính cách sinh viên là một tổ hợp những nét riêng của sinh viên, phản ánh mối
quan hệ của họ với hiện thực và biểu hiện ở những hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ của
sinh viên đó. Ở một cá nhân có nhiều nét tính cách, những nét tính cách tốt như
khiêm tốn, tính kỷ luật, lòng yêu thương, sự dũng cảm, đồng thời vừa có những nét
tốt vừa có những nét xấu. Rất ít khi một người chỉ thuần nhất một nét hoặc tốt, hoặc
xấu. Chúng ta thường đánh giá một người tốt hay một người xấu, dựa trên những
nét tốt hay xấu chiếm tỷ lệ nhiều hay ít, hoặc nội dung của chúng quan trọng như
thế nào đối với xã hội, đối với con người trong hoàn cảnh, tình huống nhất định.
Tính cách phản ánh mối quan hệ giữa con người với hiện thực. Tính cách là
thái độ của con người với thế giới xung quanh, đối với những người khác nhau. Nó
được biểu hiện chủ yếu ở sự tác động qua lại giữa người này với người khác và với
xã hội, đó chính là sự cư xử của cá nhân với mọi người trong xã hội. Vì thế, tính
cách nói lên bộ mặt đạo đức của con người trong xã hội, tính cách hình thành trong
hoạt động giao lưu cá nhân, nó phụ thuộc vào hoạt động giao lưu, đồng thời thể

16
hiện ở những qúa trình đó. Tính cách phụ thuộc vào sự giáo dục của xã hội và sự
rèn luyện của bản thân cá nhân. Tính cách là hệ thống thái độ của cá nhân đối với
hiện thực.
Tính cách của sinh viên có ảnh hưởng quan trọng góp phần thúc đẩy hoặc kìm
hãm sự phát triển của xã hội và tập thể. Nó có tác dụng phát triển hoặc kìm hãm
phát triển nhân cách. Nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thuộc tính tâm lý khác của
nhân cách như xu hướng, năng lực và khí chất. Nhưng xét cho đến cùng, xu hướng

của sinh viên và năng lực của họ cũng là những biểu hiện của tính cách. Bởi vậy,
tính cách là cái gốc, cái căn bản của con người, nó quyết định sự hình thành và phát
triển nhân cách của con người.
Khí chất sinh viên
Khí chất sinh viên là sự biểu hiện về mặt cường độ, tốc độ nhịp độ của các
hoạt động tâm lý trong hành vi cử chỉ, cách nói năng của cá nhân sinh viên. Khí
chất như thế nào sẽ quy định hành vi cử chỉ, lời ăn tiếng nói theo một hình thức
tương ứng. Khí chất tạo nên cái riêng của mỗi sinh viên, nó làm cho tâm lý sinh
viên biểu hiện ra bên ngoài theo một sắc thái nhất định. Dưới ảnh hưởng của khí
chất, những hành vi cử chỉ của các sinh viên mang sắc thái riêng biệt của họ. Chính
những sắc thái riêng của sinh viên góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân
cách độc đáo của họ.
1.1.2. Những nhân tố tác động đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách
ở sinh viên
Con người sinh ra chưa có nhân cách, nhân cách chỉ được hình thành và phát
triển thông qua các yếu tố sau:
1.1.2.1. Sự hình thành và phát triển nhân cách gắn liền với sự phát triển của con
người qua giáo dục, tự giáo dục và hoạt động thực tiễn
Con người ra đời và tồn tại cùng giáo dục, chính giáo dục và quá trình tự giáo
dục đã tạo nên sự khắc biệt giữa con người và con vật. V.I.Lênin thì khẳng định
giáo dục là phạm trù vĩnh cửu. Khi con người sinh ra chưa có nhân cách mà chỉ là
bản tính tự nhiên, trong quá trình sống, trưởng thành thông qua các hoạt động thực

17
tiễn của xã hội mà trực tiếp là giáo dục hình thành nên bản tính của con người. Vậy
“Giáo dục là hiện tượng xã hội, trong đó một tập hợp xã hội (nhóm người) đã tích
lũy được vốn kinh nghiệm nhất định truyền đạt lại cho nhóm xã hội khác nhằm giúp
họ tham gia vào đời sống xã hội, giúp họ hiểu biết các chuẩn mực, khuân mẫu, giá
trị xã hội để xây dựng thành nhân cách phù hợp với sự đòi hỏi của lợi ích xã hội”
[29, tr.45].

Theo Hồ Chí Minh, giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con
người cũ, xây dựng con người mới. Người nói:
“ Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu,
Phần lớn đều do giáo dục mà nên” [53, tr.383].
Vai trò của giáo dục đối với việc hình thành và phát triển nhân cách được thể
hiện qua nội dung và hình thức giáo dục. Một là, giáo dục vạch ra phương hướng,
tạo dựng lên những hình mẫu nhân cách cho phù hợp với yêu cầu bản chất của chế
độ xã hội đương thời, thông qua nội dung giáo dục giá trị nhân cách, qua mục tiêu
giáo dục mẫu hình nhân cách của nhà trường và xã hội. Hai là, giáo dục truyền thụ
vốn văn hoá truyền thống của dân tộc, kế thừa bảo tồn và phát triển những giá trị
truyền thống tốt đẹp. Giá trị truyền thống là cơ sở nền tảng để hình thành giá trị
nhân cách của con người. Ba là, thông qua giáo dục và bằng giáo dục hướng thế hệ
trẻ đến một tương lai tốt đẹp. Giáo dục có khả năng uốn nắn những hành vi lệch lạc
trong sự phát triển nhân cách, tạo dựng những hình mẫu nhân cách mới đáp ứng đòi
hỏi xã hội.
Những phẩm chất giáo dục của nhân cách được hình thành chủ yếu là quá trình
giáo dục và tự giáo dục. Từ cách nhìn đó, nhân cách chính là sự kết tinh các giá trị
văn hoá tinh thần mà cá nhân có được thông qua sự học hỏi để vươn lên cái hay, cái
đẹp, cái thiện của chính mình.
Thực tiễn xã hội cho thấy, để tồn tại và phát triển, con người phải sản xuất và
chính trong quá trình sản xuất, con người tạo ra các mối quan hệ xã hội và ngược
lại, các mối quan hệ xã hội này lại quy định toàn bộ đời sống xã hội và bản chất mỗi

18
người. Như C.Mác đã nói: “Bản thân xã hội sản xuất ra con người với tính cách là
con người như thế nào thì nó cũng sản xuất ra xã hội như thế” [50, tr.169].
1.1.2.2. Sự hình thành và phát triển nhân cách là quá trình thống nhất giữa cá nhân
và xã hội, giữa mặt sinh học và mặt xã hội
Những yếu tố bẩm sinh, di truyền là tiền đề vật chất, là điều kiện cho sự phát
triển nhân cách. Nhân cách phải dựa vào tiền đề sinh học, một tư chất di truyền học,

một cá thể sống, một cấu trúc phức tạp và phát triển cao, có giác quan, hệ thần kinh
trung ương, bộ não. Yếu tố sinh học chỉ là tiền đề vật chất cho sự hình thành nhân
cách. Nhưng chỉ có tiền đề sinh học thôi thì con người chưa thành con người theo
đúng nghĩa của nó. Khi nói đến con người là nói đến vấn đề cá nhân, cá tính, nhân
cách. Nhưng cá nhân, nhân cách luôn chứa đựng những sắc thái tính chất xã hội,
chính vì vậy C.Mác nhấn mạnh con người là sản phẩm của xã hội, của môi trường
xã hội mà con người sống và hoạt động. Yếu tố xã hội ở đây là yếu tố xã hội trong
con người, nó là cái cùng với yếu tố sinh học tạo thành một chỉnh thể thống nhất
sinh học - xã hội trong con người, là những yếu tố kết tinh trong bản chất con người
phân biệt con người với con vật.
Mối quan hệ giữa cá nhân - xã hội thể hiện như mối quan hệ giữa cái chung
và cái riêng trong phép biện chứng duy vật. Cá nhân nằm trong các quan hệ xã hội
(mà các quan hệ xã hội đó chính là sự tác động giữa cá nhân với nhau), nhưng qua
đó, cá nhân đồng thời tích cực giành lấy bản chất xã hội của các quan hệ xã hội đó,
làm cho bản chất ấy thành bản chất bên trong của mình, thành bản chất cá nhân.
Nhân cách là mức độ “nội tâm hoá” bản chất xã hội của con người trong những điều
kiện lịch sử cụ thể. Do vậy, con người muốn chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội
và làm phong phú nhân cách của mình thì phải có sự hoạt động tích cực, bởi sự
phong phú tinh thần hiện thực của cá thể hoàn toàn phụ thuộc vào sự phong phú của
những quan hệ hiện thực của nó.
Trong cả cuộc đời mình, ở con người luôn diễn ra sự quan hệ với mọi người
xung quanh và cộng đồng xã hội. Chính những quan hệ xã hội ấy là nhân tố quyết
định hoạt động, hành vi của con người. Môi trường xã hội chính là nguồn gốc trực

19
tiếp mà ở đó, con người hấp thụ và cũng rút ra những tư tưởng, tri thức, kinh
nghiệm của mình. Con người sẽ không thể tồn tại, phát triển được nếu không có sự
giao tiếp với thế giới xung quanh, với cộng đồng người, với xã hội. Hệ thống các
quan hệ xã hội không phải là cái gì trừu tượng, xa lạ, mà do chính con người tạo ra.
Các mối quan hệ xã hội này, lại quy định toàn bộ đời sống xã hội và bản chất mỗi

người. Như vậy, điều kiện xã hội đã tạo ra con người - nghĩa là “giai đoạn lịch sử
nào thì sẽ có những chủ thể - tức nhân cách mang những đặc trưng riêng của giai
đoạn đó” [79, tr.57].
1.1.2.3. Đặc điểm tâm lý sinh viên với sự hình thành, phát triển nhân cách ở họ
Sinh viên cùng với đặc điểm chung của tuổi trẻ còn có những đặc điểm riêng
khác như: lứa tuổi tuyệt đại bộ phận từ 18 đến 22 là lứa tuổi dễ thay đổi, chưa định
hình rõ rệt về nhân cách, có nhiều ước mơ và năng lực sáng tạo đầy cảm quan lãng
mạn, thích tiếp xúc, thích các hoạt động tập thể, hay tìm tòi, hồn nhiên cởi mở Có
một số hiểu biết tương đối rộng, nhưng do thiếu khiêm tốn nên đôi khi thích “ba
hoa”, phê phán mọi điều, muốn chiếm vị trí độc đáo. Một số tính tình thiếu nhất
quán, một mặt tỏ ra bình tĩnh, có nguyên tắc, có trách nhiệm, đồng thời có cả hoài
bão, lãng mạn lẫn thiếu tự tin; lạc quan quá mức lẫn hoang mang dao động. Tất cả
những đặc điểm đó làm cho tâm lý sinh viên đặc biệt phức tạp ảnh hưởng lớn đến
quá trình hình thành và phát triển nhân cách ở họ. Do đó, trong giai đoạn này, sự
định hướng giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội, đặc biệt là giáo dục LLCT
là hết sức cần thiết đối với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên. Bác
Hồ từng dạy: “Óc những người trẻ tuổi trong sạch như tấm lụa, nhuộm xanh thì nó
xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ” [51, tr.56].
Như vậy, sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài và
phức tạp. Trong quá trình đó, có mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố bên trong
và yếu tố bên ngoài, giữa cái sinh học và cái xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau
và vai trò của mỗi yếu tố đó thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của mỗi người.
Trong quá trình sống, con người có được những kinh nghiệm sống, niềm tin, thói
quen và ngược lại, khi tiếp nhận bất cứ việc gì, nhân cách cũng dựa trên chuẩn

20
mực xã hội để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Không chỉ thế, họ còn dựa
vào những cái bên trong, những kinh nghiệm của mình để đánh giá, tiếp nhận hay
gạt bỏ cái bên ngoài. Quá trình này luôn gắn với năng lực tự đánh giá, tự ý thức của
mỗi người và do vậy, gắn với quá trình tự giáo dục, quá trình thường xuyên tự hoàn

thiện mình của nhân cách.
1.1.2.4. Môi trường gia đình, nhà trường, kinh tế - xã hội tác động đến sự hình
thành và phát triển nhân cách sinh viên
Qúa trình hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên diễn ra một cách
biện chứng giữa môi trường gia đình - nhà trường - xã hội. Trong đó, môi trường
gia đình có ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình thành và phát triển nhân cách ở sinh
viên. Sinh viên được sinh ra trong gia đình hoà thuận, hạnh phúc, có sự chia sẻ cảm
thông lẫn nhau giữa các thành viên, đặc biệt là sự quan tâm của cha, mẹ đối với con
cái sẽ là điều kiện cho việc hình thành và phát triển nhân cách tích cực. Ngược lại,
những sinh viên được sinh ra trong môi trường gia đình không hoà thuận, không
hạnh phúc, có sự giáo dục không tốt, không có sự chăm sóc, chia sẻ quan tâm lẫn
nhau giữa các thành viên trong gia đình, thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình
hình thành và phát triển nhân cách ở họ. Vì vậy, trong giai đoạn này vai trò của giáo
dục LLCT sẽ góp phần hạn chế những tác động tiêu cực, phát huy những mặt tích
cực trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách mới – nhân cách sinh viên ở
xã hội XHCN, mà theo Hồ Chí Minh: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có
con người xã hội chủ nghĩa, muốn có con người xã hội chủ nghĩa phải có tư tưởng
xã hội chủ nghĩa, muốn có tư tưởng xã hội chủ nghĩa thì phải gột rửa tư tưởng cá
nhân chủ nghĩa ” [57, tr.303].
Môi trường văn hoá trường học có vai trò lớn tác động đến sự hình thành và
phát triển nhân cách của sinh viên, khi bước chân vào môi trường các trường cao
đẳng, nhân cách của các em chưa ổn định, dễ thay đổi. Vì vậy, nếu môi trường văn
hoá giáo dục lành mạnh, có tính nhân văn, có truyền thống tốt đẹp, tổ chức được
nhiều hoạt động đoàn thể tích cực sẽ giúp sinh viên có điều kiện giao lưu, nâng cao

21
hiểu biết về kiến thức xã hội, từ đó góp phần tích cực vào hình thành và phát triển
nhân cách cho họ.
Môi trường kinh tế - xã hội cũng có vai trò quan trọng trong quá trình hình
thành và phát triển nhân cách của sinh viên. Trong quá trình sống, học tập tại

trường, nhân cách của sinh viên không chỉ chịu tác động môi trường gia đình, nhà
trường mà còn bị ảnh hưởng môi trường kinh tế - xã hội nữa. Môi trường kinh tế xã
hội lành mạnh, sẽ có tác động đến tích cực đến quá trình hình thành và phát triển
nhân cách ở sinh viên. Ngược lại môi trường kinh tế xã hội thiếu lành mạnh, sẽ có
tác động đến tiêu cực đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách ở sinh viên.
Sự hình thành nhân cách trước hết, bị quy định bởi điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể.
Dựa trên quan điểm duy vật về lịch sử, sự hình thành và phát triển nhân cách như
một quá trình vận động.
Như vậy, nhân cách không phải là một cái gì đó đã hoàn tất, mà là quá trình
luôn đòi hỏi sự trau dồi thường xuyên trong những môi trường, hoàn cảnh kinh tế -
xã hội cụ thể.
1.2. Vai trò của giáo dục lý luận chính trị trong việc hình thành và phát triển
nhân cách của sinh viên các trường cao đẳng
1.2.1. Giáo dục lý luận chính trị và một số khái niệm liên quan
1.2.1.1. Khái niệm giáo dục lý luận chính trị
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về giáo dục LLCT, chúng tôi đã
tổng hợp thành mấy loại ý kiến sau:
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, giáo dục LLCT là sự giáo dục, truyền thụ chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước nhằm hình thành thế giới quan (TGQ) khoa học, nhân sinh quan
(NSQ) cộng sản cho sinh viên.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng, giáo dục LLCT là quá trình đào tạo, bồi dưỡng
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước nhằm hình thành cho sinh viên TGQ khoa học, NSQ cộng
sản chủ nghĩa (CSCN).

22
Loại ý kiến thứ ba cho rằng, giáo dục LLCT là sự giáo dục, tuyên truyền chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước nhằm hình thành TGQ khoa học, NSQ cộng sản và phương pháp

tư duy, phương pháp làm việc biện chứng cho sinh viên.
Cả ba loại ý kiến trên đều có yếu tố hợp lý. Thứ nhất, đều khẳng định vai trò
chủ thể trong giáo dục LLCT. Giáo dục LLCT cũng như công tác giáo dục nói
chung cần có chủ thể và khách thể giáo dục. Chủ thể là người truyền thông tin,
khách thể là người tếp nhận thông tin. Thứ hai, đều khẳng định nội dung giáo dục
LLCT là Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thứ ba, đều thừa nhận mục tiêu giáo dục là hình
thành TGQ, NSQ và (ý kiến thứ ba) phương pháp tư duy và phương pháp làm việc
biện chứng. Tuy nhiên, điểm hạn chế của những loại ý kiến này, trước hết là, không
thấy được vai trò của đối tượng giáo dục LLCT trong qúa trình tiến hành giáo dục.
Với những quan niệm này, đối tượng được giáo dục LLCT chỉ là những khách thể
thụ động tiếp nhận sự giáo dục, không được tham gia vào quá trình tự giáo dục. Thứ
tư, khi nói về mục đích giáo dục, các loại ý kiến trên chỉ nêu mục tiêu nhận thức mà
không nói được mục tiêu kỹ năng vận dụng để hình thành phương pháp làm việc
biện chứng của đối tượng và do đó cũng chưa nêu được mục tiêu thái độ đối với
việc tiếp nhận và vận dụng để hình thành tính tích cực chính trị xã hội.
Theo chúng tôi, khái niệm giáo dục LLCT là hoạt động nhận thức, vận dụng
và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm hình thành TGQ khoa học,
NSQ CSCN, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng, khoa học
nhằm góp phần nâng cao và phát huy tính tích cực chính trị - xã hội của các chủ thể
chính trị xã hội trong hoạt động thực tiễn .
Với quan niện như thế này, thứ nhất, giáo dục LLCT không chỉ là hoạt động
nhận thức mà còn là hoạt động thực tiễn nhằm hiện thực hoá nhận thức LLCT của
cả chủ thể và khách thể; thứ hai, đối tượng của LLCT là sinh viên cũng đồng thời là
chủ thể. Ở đây không có sự tách bạch “siêu hình” giữa chủ thể và khách thể, mà trái

×