Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Biện chứng của sự lựa chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.06 KB, 95 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



Trịnh Thị Hiền




Biện chứng của sự lựa chọn con đường phát triển xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam





Luận văn ThS. Triết học : 60 22 80


Nghd. : TS Phạm Văn Chung


















1
MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC
1
MỞ ĐẦU
2
Chƣơng 1:
GIAI ĐOẠN ĐẦU TIÊN CỦA SỰ LỰA CHỌN CON ĐƢỜNG
PHÁT TRIỂN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
11
1.1. Quan điểm về biện chứng của sự lựa chọn con đƣờng phát
triển xã hội chủ nghĩa
11
1.2. Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nƣớc
14
1.3. Quan niệm về con đƣờng phát triển xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam trong giai đoạn từ những năm 20 đến đầu những năm 50 của

thế kỷ XX.
20
Chƣơng 2:
LỰA CHỌN CON ĐƢỜNG PHÁT TRIỂN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRONG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ MỚI
30
2.1. Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nƣớc giai đoạn 1954 -1975
31
2.2. Quan niệm về con đƣờng phát triển xã hội chủ nghĩa giai đoạn
1954 - 1975
36
2.3. Quan niệm về chủ nghĩa xã hội sau khi đất nƣớc thống nhất
(giai đoạn 1975 đến đầu những năm 80)
46
Chƣơng 3
LỰA CHỌN CON ĐƢỜNG PHÁT TRIỂN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
53
3.1. Hoàn cảnh lịch sử từ giữa những năm 80 đến nay
53
3.2. Quan niệm mới về con đƣờng phát triển xã hội chủ nghĩa giai đoạn
đổi mới
62
3.3. Một số bài học lựa chọn con đƣờng phát triển xã hội chủ nghĩa
trong giai đoạn hiện nay
76
KẾT LUẬN
81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
83



2
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và
phƣơng pháp luận. Hệ thống các nguyên lý, quy luật, phạm trù của nó
không chỉ phản ánh đúng hoạt động của thế giới tự nhiên, xã hội, tƣ duy và
là công cụ sắc bén để nhận thức thế giới khách quan, mà còn chỉ ra đƣợc
những cách thức định hƣớng đúng hoạt động cụ thể nhằm mang lại hiệu
quả cao trong thực tiễn. Nắm vững những nguyên tắc phƣơng pháp luận
của phép biện chứng duy vật không những là một nhân tố cơ bản để hình
thành thế giới quan khoa học, mà còn là điều kiện tiên quyết cho sự sáng
tạo của chính đảng cách mạng.
Mỗi thời đại lịch sử loài ngƣời đều có những nét đặc trƣng riêng biệt
nào đó, là sự biểu hiện đặc thù của những quy luật chung của sự phát triển
xã hội. Chỉ nhờ vào phƣơng pháp biện chứng, với tính cách là phƣơng pháp
khoa học duy nhất để nhận thức hiện thực, mới có thể tìm thấy, khám phá,
khái quát đƣợc cái mới trong xã hội. Nghiên cứu vai trò và ý nghĩa của
phép biện chứng duy vật nhằm giúp cho việc phân tích một cách khoa học
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Lý luận cũng nhƣ thực tiễn cho thấy rằng chủ nghĩa xã hội không ra
đời trên mảnh đất trống không, mà từ những cơ sở, tiền đề kinh tế, xã hội,
tƣ tƣởng xác định. Cho nên phát triển con đƣờng xã hội chủ nghĩa trong
giai đoạn hiện nay không thể phủ định sạch trơn cái cũ, trái lại phải biết
xây dựng cái mới trên cơ sở kế thừa, bổ sung và phát triển cái cũ, đó là biện
chứng của quá trình phát triển.
Từ cuối thế kỷ XX, lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội
trên thế giới đứng trƣớc những thách thức nghiêm trọng. Do sự biến động



3
sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dƣới tác động của cách mạng
khoa học - công nghệ, cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực, sự
tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa các nƣớc Đông
Âu.
Trƣớc tình hình đó, công cuộc đổi mới ở nƣớc ta đƣợc Đại hội VI của
Đảng khởi xƣớng năm 1986, bên cạnh nhiệm vụ cấp thiết trƣớc mắt là khắc
phục cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nảy sinh từ cuối thập kỷ 70 còn có
nhiệm vụ cơ bản lâu dài đó là xây dựng nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã
hội và xác định con đƣờng, cách thức đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Qua 20 năm đổi mới, nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đƣờng đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nƣớc ta ngày càng sáng tỏ hơn. Cho đến nay, Đảng ta đã bƣớc
đầu hình thành đƣợc những nét cơ bản của hệ thống quan điểm, lý luận về
chủ nghĩa xã hội và con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, làm cơ
sở khoa học cho đƣờng lối của Đảng, góp phần bổ sung và phát triển quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã
hội.
Nói tới nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đƣờng đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam, mỗi chúng ta đều đặt ra câu hỏi: chủ nghĩa xã hội là gì ?
và xây dựng chủ nghĩa xã hội nhƣ thế nào?. Đó là những câu hỏi về mô
hình và cách thức hiện thực hoá mô hình chủ nghĩa xã hội.
Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội đƣợc thông qua tại Đại hội VII năm 1991 đã nêu ra những
đặc trƣng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang từng bƣớc
xây dựng và xác định những phƣơng hƣớng chủ yếu đƣa nƣớc ta quá độ
tới chủ nghĩa xã hội. Có thể xem đó vừa là lý luận về con đƣờng đi tới chủ
nghĩa xã hội, vừa là mô hình về chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta. Qua thực tiễn
đổi mới kinh tế, nhất là với những nhận thức mới về tình hình thế giới



4
trong bối cảnh quốc tế và xu thế toàn cầu hoá hiện nay, Đảng ta thấy rõ
yêu cầu khách quan của việc xây dựng nền kinh tế thị trƣờng và chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế. Từ cơ chế thị trƣờng tới xây dựng thể chế kinh tế
thị trƣờng và chủ trƣơng phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa là một bƣớc tiến rất căn bản trong nhận thức lý
luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội.
Nhƣ vậy, chúng ta thấy rằng cái mới trong nhận thức lý luận về chủ
nghĩa xã hội mà chúng ta đạt đƣợc là ở chỗ, quan niệm về chủ nghĩa xã hội
đã từ những nhận thức chung, có phần trừu tƣợng và có khuynh hƣớng lý
tƣởng hoá hiện thực, thoát ly thực tiễn đến chỗ hình dung chủ nghĩa xã hội
ngày càng cụ thể thiết thực, đặc biệt là thấy rõ vai trò quyết định của lực
lƣợng sản xuất đối với quan hệ sản xuất. Nhận thức rõ, muốn đi tới chủ
nghĩa xã hội trƣớc hết phải tập trung phát triển mạnh mẽ lực lƣợng sản
xuất, từng bƣớc xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới. Nói cách
khác chúng ta đã thấy đƣợc tầm quan trọng của việc nắm vững quy luật
khách quan trong nhận thức và chỉ đạo thực tiễn.
Tóm lại, quan niệm, lý luận về con đƣờng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta
là một quá trình phát triển. Nó thể hiện rõ tính biện chứng của sự lựa chọn
con đƣờng phát triển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, của Đảng và nhân dân
ta, của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu quá trình biện chứng đó là
rất cần thiết không chỉ để hiểu, xây dựng niềm tin vào chủ nghĩa xã hội mà
còn góp phần chỉ đạo tổ chức thực tiễn quá trình ấy. Đó là lý do tôi chọn đề
tài luận văn thạc sĩ: Biện chứng của sự lựa chọn con đường phát triển xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.



5

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Về vấn đề phép biện chứng luận văn trực tiếp vận dụng phép biện
chứng mácxít đặc biệt là nguyên lý phát triển để nghiên cứu biện chứng của
sự lựa chọn con đƣờng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Vấn đề lựa chọn con đƣờng phát triển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
luôn là vấn đề cấp thiết không chỉ trƣớc đây mà ngay trong giai đoạn hiện
nay, nhất là khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Đề
cập đến vấn đề này có rất nhiều công trình nghiên cứu: về chủ nghĩa xã hội
và con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [5], học thuyết Mác về
hình thái kinh tế - xã hội và lý luận về con đƣờng phát triển xã hội chủ
nghĩa ở nƣớc ta [10], quá trình hình thành và phát triển quan điểm lý luận
của Đảng ta về con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội [33], tiến lên chủ nghĩa
xã hội bỏ qua chế độ tƣ bản chủ nghĩa ở Việt Nam [ 39], mấy vấn đề lý
luận và thực tiễn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
[41 ], nhận thức thực chất con đƣờng quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta
[50], những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đƣờng đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam [72], về định hƣớng xã hội chủ nghĩa và con
đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [79], chủ nghĩa xã hội từ lý luận
đến thực tiễn những bài học kinh nghiệm chủ yếu [75]. Mặc dù những tài liệu
này cho thấy các tác giả đã bàn luận rất toàn diện, sâu sắc về lý luận đi lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhƣng không có tài liệu nào bàn trực tiếp đến
biện chứng của sự lựa chọn con đƣờng phát triển xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát một
số tác phẩm, tài liệu tiêu biểu liên quan trực tiếp đến đề tài.
Đầu tiên là tác phẩm “về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam”, đƣợc nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội
xuất bản năm 2003 do GS. Nguyễn Đức Bình chủ biên. Nội dung chính của


6

cuốn sách nhằm tổng kết quá trình kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã
hội qua từng giai đoạn lịch sử, bắt đầu từ bƣớc đột phá của Nguyễn ái Quốc
mở ra con đƣờng mới cứu nƣớc đến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử hoàn
thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc, cả nƣớc cùng quá
độ lên chủ nghĩa xã hội; tổng kết quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam từ mô hình cũ đến mô hình mới nhằm rút ra những bài học kinh
nghiệm cần thiết và vạch ra phƣơng hƣớng và nội dung cơ bản của con
đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta hiện nay.
Để đạt đƣợc mục tiêu nói trên, cuốn sách đƣợc trình bày theo kết cấu
gồm ba phần:
Phần thứ nhất, đề cập đến con đƣờng cứu nƣớc và giải phóng dân tộc,
trong đó Nguyễn Ái Quốc đã mở ra bƣớc đột phá vƣợt qua các lối mòn của
những ngƣời đi trƣớc và đƣơng thời, đƣa ra đƣờng lối mới là “muốn cứu
nƣớc và giải phóng dân tộc phải đi theo con đƣờng cách mạng vô sản”.
Đƣờng lối đó đã dẫn dắt dân tộc ta đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám
và của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hoàn thành sự nghiệp
giải phóng dân tộc.
Phần thứ hai, tổng kết mô hình cũ về chủ nghĩa xã hội, nêu lên
những thành tựu và hạn chế của mô hìmh này. Sau đó trình bày quá trình
đổi mới toàn diện từ tƣ duy đến cách thức tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam và đƣa ra những nhận xét tổng quát về thời kỳ đổi mới,
đồng thời nêu lên những vấn đề cần tiếp tục đổi mới trong giai đoạn sắp
tới.
Phần thứ ba, là nội dung chính của công trình này, đề cập đến con
đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta hiện nay và sự nghiệp đổi mới của
chúng ta để trên cơ sở đó vạch ra phƣơng hƣớng và nội dung cơ bản của
việc phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa, đổi mới hệ thống chính trị.


7

Tuy vậy, nội dung của cuốn sách chƣa bàn trực tiếp đến sự lựa chọn
con đƣờng xã hội chủ nghĩa trải qua các giai đoạn lịch sử trong tiến trình cách
mạng của nƣớc ta và đặc biệt chƣa chỉ rõ tính biện chứng trong việc xây dựng
mô hình, phƣơng thức, con đƣờng phát triển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Tiếp đó là cuốn sách “chủ nghĩa xã hội từ lý luận đến thực tiễn
những bài học kinh nghiệm chủ yếu” do GS.TS Lê Hữu Tầng chủ biên đƣợc
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2003. Cuốn sách là một công
trình nghiên cứu công phu, mang tính hệ thống và khái quát, có những kiến
giải mới, góp phần làm sáng tỏ một phƣơng diện của chủ nghĩa xã hội hiện
còn ít đƣợc nghiên cứu - phƣơng diện chủ nghĩa xã hội đi từ lý luận đến thực
tiễn, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm bổ ích cho sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang tiến hành dƣới sự lãnh đạo của Đảng.
Bàn về các giai đoạn lịch sử cụ thể của sự lựa chọn con đƣờng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam, gần đây nhất tác giả Phạm Văn Chung với chuyên
đề dành cho nghiên cứu sinh và cao học mang tên “Học thuyết Mác về
hình thái kinh tế - xã hội và lý luận về con đường phát triển xã hội chủ
nghĩa ở nước ta”, đƣợc nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm
2006 đã tập trung xem xét nội dung khoa học của học thuyết Mác về hình
thái kinh tế - xã hội và mối liên hệ hữu cơ của nó đối với lý luận về con
đƣờng phát triển xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta. Từ việc nghiên cứu lịch sử
học thuyết Mác về hình thái - kinh tế - xã hội, cuốn sách xác định hai
phƣơng diện lý luận và phƣơng pháp luận của học thuyết và chỉ ra một
cách cụ thể vai trò phƣơng pháp luận của học thuyết này đối với việc xây
dựng nội dung khoa học của lý luận về con đƣờng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc
ta, thông qua luận giải một số vấn đề lý luận quan trọng cấp bách nhƣ cách
gọi tên con đƣòng phát triển ở nƣớc ta hiện nay, những yếu tố dẫn đến sự
hình thành con đƣờng xã hội chủ nghĩa và đặc điểm xuất phát của nó, về


8

nội dung của con đƣờng phát triển xã hội chủ nghĩa rút ngắn ở nƣớc ta
Tuy nhiên, trong khi bàn về các giai đoạn lựa chọn con đƣờng xã hội chủ
nghĩa ở nƣớc ta tác giả chƣa đề cập đến một cách cụ thể về mô hình cũng
nhƣ phƣơng thức hiện thực hoá mô hình ấy trong các giai đoạn lựa chọn.
Bàn trực tiếp về con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo
tiến trình phát triển lý luận có cuốn sách do Trần Hậu chủ biên [33]. Cuốn
sách đã vạch ra đƣợc những giai đoạn cơ bản trong sự hình thành lý luận về
con đƣờng phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta căn cứ vào các cƣơng
lĩnh, nghị quyết của Đảng qua các thời kỳ, các bài nói, bài viết của Chủ tịch
Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo của Đảng ta. Đây là cuốn sách có ý nghĩa
quan trọng về lịch sử lý luận của Đảng. Tuy nhiên theo chúng tôi, cuốn sách
này chủ yếu đề cập về mặt lịch sử lý luận chứ không bàn tập trung vào vấn
đề biện chứng của sự lựa chọn con đƣợng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta.
Tiếp theo là cuốn sách của tác giả Dƣơng Phú Hiệp [39]. Cuốn sách
này có nội dung rất rộng, một chƣơng trình lý luận sâu sắc và có ý nghĩa
quan trọng đối với quá trình phát triển ở nƣớc ta hiện nay. Có thể nói
chƣơng trình này đã bao quát toàn bộ vấn đề của lý luận về chủ nghĩa xã
hội. Nhƣng đi sâu vào một phƣơng diện nhất định của con đƣờng phát triển
xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta cụ thể là vấn đề biện chứng của sự lựa chọn con
đƣờng phát triển xã hội chủ nghĩa thì có lẽ do yêu cầu, mục đích đặt ra đối
với chƣơng trình mà các tác giả không tập trung vào những vấn đề chi tiết
nhƣ thế. Cho nên lựa chọn của chúng tôi về vấn đề này là nhằm đi sâu,
triển khai, cụ thể hơn một phƣơng diện trong hệ thống các vấn đề về con
đƣờng phát triển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Nhƣ vậy, vấn đề sự lựa chọn con đƣờng phát triển xã hội chủ nghĩa ở
nƣớc ta là vấn đề lý luận và thực tiễn rất cơ bản, trọng yếu, chi phối các hoạt
động tƣ tƣởng và lý luận của chúng ta hiện nay. Nó chẳng những liên quan


9

đến nhận thức, ý chí cách mạng mà còn liên quan đến đƣờng lối, chính sách,
giải pháp thực hiện. Nó chẳng những là vấn đề lý tƣởng, mục tiêu của những
ngƣời cộng sản, phƣơng hƣớng đi lên của đất nƣớc, mà còn là vấn đề trân
trọng quá khứ, kế thừa công lao của các thế hệ đi trƣớc, sự hy sinh của hàng
chục triệu con ngƣời, của cả dân tộc đã chiến đấu ròng rã trong hơn 70 năm.
Nó đang đặt ra nhiều vấn đề phải nghiên cứu, phải lý giải, trả lời. Nhìn
chung, ở các công trình nghiên cứu trên các tác giả đều đề cập đến sự lựa
chọn con đƣờng xã hội chủ nghĩa mang tính chất tất yếu, cũng nhƣ chỉ ra
những đặc trƣng của con đƣờng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta nhất là giai đoạn
hiện nay. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chƣa trình bày một cách chính diện,
có hệ thống nội dung vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Biện chứng của sự lựa chọn con đƣờng phát
triển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu quá trình xây dựng, phát
triển quan niệm về chủ nghĩa xã hội, cụ thể là về mô hình chủ nghĩa xã hội
và phƣơng thức để hiện thực hoá mô hình đó xem nhƣ là biểu hiện biện
chứng của sự lựa chọn con đƣờng phát triển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu: Nhằm chỉ ra biện chứng của sự lựa chọn con
đƣờng phát triển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, cụ thể là ở quá trình xây
dựng quan niệm về chủ nghĩa xã hội và phƣơng thức hiện thực hoá mô hình
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu
: Trên cơ sở tìm hiểu, nhận thức đúng đắn nội
dung phép biện chứng duy vật nhất là phép biện chứng của quá trình nhận
thức xã hội chủ nghĩa, đề tài thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:



10
Thứ nhất, Xác định những điều kiện khách quan, chủ quan dẫn đến
hình thành sự lựa chọn con đƣờng xã hội chủ nghĩa trong những năm 20
đến những năm 50 của thế kỷ XX
Thứ hai, Xác định những yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài quy định
sự lựa chọn con đƣờng chủ nghĩa xã hội trong những điều kiện lịch sử mới,
giai đoạn 1954 - 1975 và giai đoạn 1975 đến đầu những năm 80.
Thứ ba, Xác định những điều kiện giữa yếu tố nhân loại và yếu tố dân
tộc đƣa đến sự lựa chọn con đƣờng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới.
5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN
Cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam thể hiện qua các Văn kiện Đại hội Đảng.
Các phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu: Quan điểm
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp,
phƣơng pháp lôgic - lịch sử. Trong đó, phƣơng pháp nghiên cứu chủ đạo là
phƣơng pháp lôgic - lịch sử.
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu Biện chứng của sự lựa chọn con đường phát triển xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam không những có ý nghĩa về phƣơng diện lý luận mà còn
có ý nghĩa về phƣơng diện thực tiễn góp phần vào việc làm sáng tỏ quá trình
phát triển nhận thức, quan niệm về con đƣờng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu để tham khảo cho những
nghiên cứu liên quan.
7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Góp phần làm sáng tỏ quan niệm, nhận thức của Đảng và nhân dân
ta về con đƣờng phát triển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, cụ thể làm sáng tỏ
tính biện chứng của sự lựa chọn con đƣờng phát triển xã hội chủ nghĩa đó.



11
8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm: phần mở đầu, 3 chƣơng, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo.
CHƢƠNG 1
GIAI ĐOẠN ĐẦU TIÊN CỦA SỰ LỰA CHỌN CON ĐƢỜNG
PHÁT TRIỂN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

1.1. QUAN ĐIỂM VỀ BIỆN CHỨNG CỦA SỰ LỰA CHỌN CON
ĐƢỜNG PHÁT TRIỂN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Với phƣơng pháp trình bày luận văn là kết hợp giữa trình bày quan
điểm biện chứng duy vật với việc trình bày quá trình lựa chọn con đƣờng
phát triển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nên luận văn không chia thành một
chƣơng về vấn đề thế nào là lựa chọn con đƣờng xã hội chủ nghĩa và biện
chứng của sự lựa chọn con đƣờng xã hội chủ nghĩa đó. Tuy nhiên, để giúp
cho ngƣời đọc có thể theo dõi và hiểu rõ hơn về biện chứng của sự lựa chọn
con đƣờng phát triển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, cho nên chúng tôi dành
mục này để trình bày những quan điểm về biện chứng của sự lựa chọn con
đƣờng phát triển xã hội chủ nghĩa.
“Vấn đề lựa chọn con đƣờng phát triển xã hội chủ nghĩa đƣợc đặt ra
với những nƣớc tiền tƣ bản chủ nghĩa hoặc chƣa trải qua hoàn toàn giai
đoạn phát triển tƣ bản chủ nghĩa, khi trên thế giới chủ nghĩa tƣ bản không
còn là xu hƣớng duy nhất chi phối, khi chủ nghĩa xã hội đã trở thành một
phong trào, một xu hƣớng đang phủ định trực tiếp chế độ tƣ bản chủ nghĩa.
Việc Lênin lựa chọn con đƣòng xã hội chủ nghĩa cho nƣớc Nga cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX và nhiều nƣớc lựa chọn con đƣờng phát triển ấy, sau
khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mƣời Nga năm 1917 thắng lợi và
chế độ xã hội chủ nghĩa ra đời ở nƣớc Nga, đã chứng tỏ điều đó.



12
Lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa là lựa chọn con đƣờng phát
triển giữa nhiều khả năng, giữa những con đƣờng phát triển khác nhau ở
một nƣớc nào đó, trong đó chủ nghĩa xã hội đƣợc coi là con đƣờng đúng
đắn, tất yếu, phù hợp với những điều kiện, tiền đề phát triển của nƣớc đó,
phù hợp với xu hƣớng tất yếu của thời đại là chủ nghĩa xã hội và sự lựa
chọn đó cho phép có thể giải quyết đƣợc những nhiệm vụ lịch sử cấp bách,
sống còn đang đặt ra cho dân tộc và nhân dân nƣớc đó. Lựa chọn con
đƣờng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của cả một dân tộc con đƣờng đem lại hạnh phúc, tự do cho họ, là
xác định cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả một dân tộc con
đƣờng phát triển lâu dài, nhằm định hƣớng cho họ trong hoạt động sáng tạo
ra lịch sử của chính mình” [10, 153].
Nhƣ vậy, có thể hiểu sự lựa chọn con đƣờng phát triển xã hội chủ
nghĩa có một số điều kiện, tiền đề sau:
Thứ nhất, quốc gia, dân tộc đó phải là những nƣớc tiền tƣ bản chủ
nghĩa hoặc chƣa trải qua hoàn toàn giai đoạn phát triển tƣ bản chủ nghĩa.
Thứ hai, xu hƣớng, khuynh hƣớng chủ nghĩa xã hội đang ngày càng
trở thành một phong trào và tiến tới hình thành chế độ xã hội chủ nghĩa trên
thế giới.
Thứ ba, phải có những lực lƣợng đại diện cho đất nƣớc đứng lên lãnh
đạo cách mạng và lực lƣợng đó chỉ có thể là giai cấp vô sản.
Do đó, khi một quốc gia, dân tộc hội tụ đầy đủ những điều kiện, yếu
tố trên thì có thể lựa chọn con đƣờng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển của
quốc gia, dân tộc mình.
Về biện chứng của sự lựa chọn con đƣờng xã hội chủ nghĩa, có thể hiểu
là những quy luật chung, bản chất chung, đặc trƣng chung của chủ nghĩa xã



13
hội tác động, biểu hiện trên cơ sở những điều kiện lịch sử và hoàn cảnh thực
tế của từng quốc gia, dân tộc không giống nhau. Do đó, mỗi nƣớc trong khi
xác định mục tiêu chung và phƣơng hƣớng chung thống nhất theo lý tƣởng
chủ nghĩa xã hội lại có những quan niệm riêng về chủ nghĩa xã hội của mình,
về mục tiêu cụ thể, về mô hình, về phƣơng pháp, cách thức, bƣớc đi cụ thể
tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, bất cứ quốc gia nào cũng có thể áp dụng
các nguyên lý chung, nhƣng việc áp dụng chúng phải tuỳ lúc, tuỳ nơi, căn cứ
vào điều kiện lịch sử đƣơng thời, vì không thể có chủ nghĩa xã hội trừu
tƣợng nằm ngoài quốc gia, dân tộc. Chủ nghĩa xã hội hiện thực sinh thành và
phát triển trên mảnh đất mỗi nƣớc, mỗi dân tộc, phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh của đất nƣớc đó. Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: “Mỗi loại sự vật có một kiểu
phủ định riêng của nó”[24, 87].
Bên cạnh đó, sự lựa chọn con đƣờng xã hội chủ nghĩa đối với quốc
gia, dân tộc không chỉ diễn ra một lần là xong, mà là một quá trình phát
triển không ngừng, trải qua nhiều giai đoạn theo khuynh hƣớng đi lên. Nó
có sự kế thừa, bổ sung, hoàn thiện hơn và luôn luôn dựa trên sự phát triển
của thực tiễn, do chính yêu cầu của thực tiễn đặt ra và quay trở lại phục vụ
chính thực tiễn. Sự lựa chọn ấy đặt ra không chỉ một lần mà trải qua các
giai đoạn lịch sử khác nhau của đất nƣớc dù hoà bình hay trong chiến tranh,
thậm chí một nửa đất nƣớc có hoà bình và nửa kia đang trong chiến tranh
ác liệt thì sự lựa chọn ấy vẫn đƣợc khẳng định, tiếp tục và duy trì. Tuy
nhiên, nó có sự điều chỉnh, thay đổi về mô hình và phƣơng thức, con đƣờng
xây dựng chủ nghĩa xã hội sao cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử đặt
ra để cuối cùng nhằm một mục đích duy nhất là đƣa đất nƣớc tiến lên con
đƣờng chủ nghĩa xã hội.
Tóm lại, mỗi quốc gia, dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội theo những
nguyên lý, quy luật chung một cách thống nhất, nhƣng trong các điều kiện



14
lịch sử cụ thể khác nhau, lại thông qua các con đƣờng, hình thức và biện
pháp riêng biệt khác nhau, thậm chí trong một quốc gia, một dân tộc thì
trong mỗi giai đoạn lịch sử phát triển của mình cũng có những con đƣờng ,
phƣơng thức, mô hình khác nhau phù hợp với giai đoạn lịch sử đó. Do vậy,
không thể nói tới một khuôn mẫu, mô hình áp đặt cho mọi quốc gia, dân
tộc hay cho một quốc gia, một dân tộc trong suốt tiến trình phát triển của
nó, tính đa dạng của mô hình và con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội cũng là
điều tự nhiên nhƣ sự vận động của cuộc sống, của thế giới vốn muôn màu.
Đó chính là biện chứng của sự lựa chọn con đƣờng xã hội chủ nghĩa.
Lịch sử dân tộc từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
đến nay là lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nƣớc theo con đƣờng xã hội chủ
nghĩa, đã trải qua những bƣớc ngoặt quan trọng, mà ở đó vấn đề lựa chọn
con đƣờng phát triển luôn đƣợc đặt ra một cách gay gắt, cấp thiết, mang ý
nghĩa sống còn. Lịch sử đó đã chứng tỏ rằng, trong mỗi bƣớc ngoặt của nó,
con đƣờng mà dân tộc, nhân dân ta lựa chọn chỉ có một, đó là con đƣờng
phát triển xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong mỗi lần lựa chọn ấy, con
đƣờng xã hội chủ nghĩa đều mang những nội dung, bƣớc đi và hình thức
mới. Điều đó chứng tỏ rằng con đƣờng ấy không phải là cái gì đó cứng
nhắc, tĩnh tại, là một công thức, sơ đồ duy nhất đúng, vĩnh viễn, mà là một
quá trình không ngừng biến đổi. Quá trình đó chính là biện chứng của sự
lựa chọn con đƣờng phát triển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam [10, 154].
1.2. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TÌNH HÌNH TRONG NƢỚC
Bất cứ một quốc gia, dân tộc nào muốn tồn tại, phát triển nhịp bƣớc
cùng thời đại, đều phải có một tƣ tƣởng của mình hoặc chọn lấy một tƣ
tƣởng thích hợp với mình và đồng thời, kinh nghiệm lịch sử chỉ rõ, sự lựa
chọn ấy chỉ đƣợc coi là đúng đắn, hợp quy luật khi một mặt phải bắt nguồn
sâu xa từ thực tế đất nƣớc, từ tính cách của dân tộc, từ ƣớc vọng thiết tha



15
của nhân dân, mặt khác phải phù hợp với quy luật của xã hội, với xu thế
vận động tất yếu của nhân loại.
Sự lựa chọn mục tiêu phát triển của Việt Nam xét từ mọi góc độ
không nằm ngoài tính tất yếu ấy. Đây là một tiến trình lựa chọn kép đầy
khắc nghiệt của lịch sử, từ những cái đã, đang có và chúng đang vận động
trong lòng dân tộc, từ những cái đã, đang có và chúng đang vận động trong
đời sống nhân loại tiến bộ, đƣợc diễn ra trong bầu không khí xã hội Việt
Nam ngột ngạt, tiềm tàng đầy giông bão ở những năm 20 của thế kỷ XX.
1.2.1. Bối cảnh quốc tế
Từ giữa thế kỷ XIX, các nƣớc tƣ bản phƣơng Tây dần trở thành các
nƣớc đế quốc chủ nghĩa, càng ráo riết đua nhau tràn sang phƣơng Đông tìm
kiếm thị trƣờng, không chỉ để tiêu thụ hàng hoá mà cả đầu tƣ và khai thác
nguyên liệu cho công nghiệp chính quốc vì mục đích siêu lợi nhuận của nó.
Vận mệnh của nhiều dân tộc bị chủ nghĩa tƣ bản thực dân phƣơng Tây đe
doạ.
Bƣớc sang thế kỷ XX, trên phạm vi quốc tế, phần lớn các nƣớc châu
Á, châu Phi, Mỹ - Latinh đã trở thành thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc,
thực dân. Nhân dân các nƣớc thuộc địa bị chúng chà đạp lên những giá trị
văn hoá, tinh thần, tƣớc đoạt quyền lợi kinh tế và địa vị xã hội. Thách thức
lớn nhất của thời đại lúc đó là tìm ra phương sách để giải phóng dân tộc.
Sự tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc, thực dân đã dấy lên một phong trào thức
tỉnh của châu Á cùng với phong trào dân chủ tƣ sản ở Đông Âu bắt đầu từ
cuộc cách mạng 1905 ở Nga đã tạo thành một cao trào thức tỉnh các nƣớc
phƣơng Đông. Những phong trào dân tộc và cải cách dân chủ theo khuynh
hƣớng tƣ sản trở thành trào lƣu phổ biến và nổi bật ở nhiều nƣớc châu Á.
Hàng trăm triệu ngƣời dân hƣớng tới một cuộc sống mới với ánh sáng tự
do.



16
Mặc dù phong trào dân tộc theo khuynh hƣớng cách mạng tƣ sản diễn
ra hết sức sôi nổi, nhƣng cuối cùng đều bị thất bại. Nguyên nhân chủ yếu
của sự thất bại là do điều kiện lịch sử hạn chế, lãnh đạo các phong trào đều
chƣa nhận rõ đƣợc nhiệm vụ cơ bản, lực lƣợng cơ bản của cách mạng.
Thực tế đó cho thấy, hệ tƣ tƣởng tƣ sản không thể đủ khả năng lãnh đạo
một phong trào đấu tranh mạnh mẽ. Đồng thời, các cuộc cách mạng tƣ sản
chỉ nhằm mục đích xác lập và duy trì quyền lực của giai cấp tƣ sản và bảo
vệ sự tồn tại của phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa. Chúng chỉ đạt
đƣợc ý nghĩa tiến bộ và tích cực ban đầu khi giƣơng ngọn cờ chống chế độ
phong kiến quân chủ chuyên chế, tập hợp lực lƣợng xã hội để chống phong
kiến, giải phóng giai cấp tƣ sản, hình thành dân tộc tƣ sản và thiết lập chế
độ cộng hoà cùng nhà nƣớc tƣ sản và nền dân chủ tƣ sản. Độc lập dân tộc
giành đƣợc trong cách mạng tƣ sản, chỉ mở đƣờng cho giai cấp tƣ sản xác
lập vững chắc quyền lực thống trị của nó, chứ không giải phóng con ngƣời
và xã hội ra khỏi sự bóc lột, áp bức tƣ sản. Do đó, chủ nghĩa tƣ bản, giai
cấp tƣ sản và cách mạng tƣ sản chỉ thực hiện độc lập dân tộc một cách có
giới hạn, không triệt để. Độc lập dân tộc tƣ sản không những không thủ
tiêu áp bức bóc lột, mà còn duy trì và phát triển tới trình độ hiện đại tình
trạng áp bức bóc lột của tƣ sản đối với công nhân, nông dân và mọi tầng
lớp lao động làm thuê khác trong xã hội tƣ sản. Chủ nghĩa đế quốc đã tiến
hành chiến tranh xâm lƣợc để tìm kiếm thị trƣờng và thuộc địa. Chủ nghĩa
tƣ bản hiện đại ở thế kỷ XX tuy có những thay đổi về hình thức (chủ nghĩa
đế quốc, chủ nghĩa thực dân mới), song bản chất không thay đổi.
Nhƣ vậy, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, vấn đề xác định con
đường cách mạng đúng đắn trở thành yêu cầu bức thiết của sự nghiệp giải
phóng của các dân tộc trên thế giới. Với mục đích triệt để giải phóng giai
cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con ngƣời, chủ nghĩa



17
xã hội yêu cầu xoá bỏ căn nguyên kinh tế sâu xa của tình trạng ngƣời bóc
lột ngƣời là chế độ chiếm hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất sinh ra, xoá bỏ cơ
sở kinh tế sinh ra áp bức con ngƣời về chính trị và sự nô dịch con ngƣời về
tinh thần, ý thức. Do vậy, chủ nghĩa xã hội đã đáp ứng đƣợc nguyện vọng
của các dân tộc trên thế giới. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mƣời Nga
năm 1917 và sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nƣớc Nga đã khẳng
định rõ ràng xu thế tất yếu của thời đại, xu thế phát triển xã hội chủ nghĩa
của loài ngƣời.
1.2.2. Tình hình trong nƣớc
Việt Nam là nƣớc có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, là chiếc cầu nối
giữa châu Á và Thái Bình Dƣơng, giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam
Á hải đảo, nơi giao điểm của các luồng đƣờng, luồng hàng từ Đông sang
Tây, từ Nam lên Bắc, lại là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú… Đến giữa thế kỷ XIX chế độ phong kiến Việt Nam do triều đình nhà
Nguyễn đại diện đang trong quá trình khủng hoảng trầm trọng và suy vong.
Biểu hiện cụ thể của tình trạng đó là sự chia rẽ nội bộ sâu sắc, là sự bột
phát mãnh liệt của chiến tranh nông dân trên phạm vi cả nƣớc. Sau một thời
gian nhòm ngó lâu dài và chuẩn bị ráo riết về mọi mặt, sáng sớm ngày 1 -
9- 1858, chiến hạm của thực dân Pháp đã nổ súng tấn công bán đảo Sơn
Trà (Đà Nẵng), mở đầu cuộc chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam. Trƣớc hành
động trắng trợn của thực dân Pháp, giai cấp phong kiến cầm quyền lúc đó
có trách nhiệm phải lãnh đạo nhân dân cả nƣớc tiến hành cuộc kháng chiến
để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, song triều đình nhà Nguyễn không huy
động đƣợc sức mạnh dân tộc chống xâm lƣợc. Mặc dù vậy, nhân dân cả
nƣớc đã tích cực hƣởng ứng các phong trào của các văn thân sĩ phu yêu
nƣớc, chống quân xâm lƣợc ngay từ những ngày đầu chúng xâm phạm bờ
cõi thiêng liêng của Tổ quốc.



18
Sau khi thực dân Pháp đặt xong ách thống trị của nó thì chế độ xã hội
thuộc địa nửa phong kiến cũng hình thành. Những mâu thuẫn cơ bản của xã
hội, nhƣ mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và bọn thực dân pháp xâm lƣợc,
giữa giai cấp công nhân Việt Nam và bọn tƣ bản, giữa giai cấp nông dân
Việt Nam và giai cấp địa chủ phong kiến, đã nảy sinh và phát triển ngày
càng gay gắt. Tuy nhiên, vấn đề lựa chọn con đƣờng xã hội chủ nghĩa, tức
là lựa chọn phƣơng thức giải quyết các mâu thuẫn của xã hội Việt Nam
thuộc địa nửa phong kiến chƣa trực tiếp đƣợc đặt ra. Nhu cầu đi tìm con
đƣờng cứu nƣớc mới chỉ xuất hiện trong các cuộc đấu tranh của nhân dân
ta chống lại kẻ thù ngoại xâm. Mặc dù tất cả những cuộc đấu tranh yêu
nƣớc của nhân dân ta chống thực dân Pháp trong giai đoạn này hầu nhƣ đều
bị đàn áp đẫm máu và bị thất bại, những tìm tòi của các nhà yêu nƣớc lớn
về con đƣờng giải phóng dân tộc đều không thành công, nhƣng tất cả đã
chứng tỏ chủ nghĩa yêu nƣớc truyền thống rực rỡ của dân tộc, một sức
mạnh đƣợc hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Đó là đỉnh cao của chủ
nghĩa yêu nƣớc truyền thống. Chủ nghĩa yêu nƣớc của dân tộc ta thể hiện
sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nó xuất phát từ lợi ích,
nguyên vọng của toàn thể dân tộc, mƣu cầu và hy vọng đem lại tự do, hạnh
phúc cho toàn thể dân tộc và luôn bùng cháy lên mạnh mẽ mỗi khi có nạn
ngoại xâm. Chính những cuộc đấu tranh bền bỉ, lâu dài chống quân xâm
lƣợc, đặc biệt là giai đoạn đô hộ của thực dân Pháp, bất chấp những hy
sinh, thất bại và đau đớn để bảo vệ Tổ quốc, dân tộc Việt Nam đã chứng tỏ
rằng chỉ có giải phóng đất nƣớc khỏi ách ngoại xâm, giành lại nền độc lập,
thì mọi con ngƣời Việt Nam mới có thể tự do phát triển và việc giải quyết
mâu thuẫn của xã hội Việt Nam không thể chỉ giới hạn ở những điều kiện,
tiền đề bên trong của nó mà cần phải kết hợp, tìm đƣợc những điều kiện tất
yếu bên ngoài và điều quan trọng là phải tìm ra đƣợc những điều kiện cho



19
phép có thể giải quyết thắng lợi nhiệm vụ lịch sử cấp bách, sống còn là giải
phóng dân tộc khỏi ách thực dân.
Sinh ra và lớn lên ở đất nƣớc bị đế quốc Pháp xâm chiếm, dân tộc bị
chìm đắm trong vòng nô lệ, từ thuở thiếu thời, Hồ Chí Minh đã tiếp thu
truyền thống yêu nƣớc của dân tộc Việt Nam. Ngƣời chứng kiến các phong
trào yêu nƣớc chống Pháp bị đàn áp dã man, biết rút kinh nghiệm thất bại
của các con đƣờng giành độc lập theo quan điểm mới. Ngƣời quyết định
sang phƣơng Tây để tìm con đƣờng cứu nƣớc theo phƣơng thức mới. Trong
gần mƣời năm bôn ba khắp các châu lục, Hồ Chí Minh đã thấy rõ sự thống
trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc và cuộc sống khổ cực của những ngƣời
lao động thuộc mọi màu da. Từ đó, ở Ngƣời dần dần hình thành ý thức và
lập trƣờng của giai cấp công nhân. Trong cuộc hành trình này, Ngƣời đã
đến ba nƣớc đế quốc lớn là Mỹ, Pháp, Anh do đó có điều kiện tìm hiểu,
nghiên cứu kỹ cuộc cách mạng Mỹ (1776) và Cách mạng Pháp (1789).
Ngƣời rút ra nhận xét: “Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150
năm nay, nhƣng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo cách mệnh lần thứ
hai” [60, 270] và “công nông Pháp hẵng còn phải mƣu cách mệnh lần nữa
mới hòng thoát khỏi vòng áp bức” [60, 274]. Nhƣ vậy, Ngƣời cho rằng,
việc giải phóng dân tộc không thể đi theo con đƣờng cách mạng tƣ sản, mà
phải đi theo con đƣờng cách mạng khác.
Thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mƣời (1917) và
việc thành lập Quốc tế cộng sản (1919) có ảnh hƣởng quan trọng đến tƣ
tƣởng và hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, đặc biệt là Sơ thảo lần
thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của
Lênin đã làm bừng sáng lên trong Ngƣời những nhận thức mới. Bởi vì,
Luận cương đã giải quyết trọn vẹn một vấn đề rất cơ bản mà Ngƣời đặc
biệt quan tâm, đó là vấn đề giải phóng dân tộc thuộc địa đƣợc đặt ra trong



20
quỹ đạo của cách mạng xã hội chủ nghĩa, chứ không phải trong quỹ đạo
của cách mạng tƣ sản. Ngƣời tiếp thu Luận cƣơng với niềm cảm động,
phấn khởi và tin tƣởng biết bao và Ngƣời khẳng định: Chỉ có chủ nghĩa xã
hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng đƣợc các dân tộc bị áp bức và
những ngƣời lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ và chỉ có giải phóng giai
cấp vô sản thì mới giải phóng đƣợc dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ
có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới. Trên
diễn đàn Đại hội Đảng xã hội Pháp (S.F.I.O) ở Tua năm 1920, Ngƣời cất
cao tiếng nói yêu cầu Đảng xã hội phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong
các thuộc địa. Với trái tim nồng cháy vì độc lập, tự do và lý tƣởng xã hội
chủ nghĩa, Ngƣời gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia quá trình thành
lập Đảng cộng sản Pháp, trở thành ngƣời cộng sản Việt Nam đầu tiên. Kể
từ đây, Ngƣời thực hiện một quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin,
chủ nghĩa xã hội khoa học vào Việt Nam, tiến tới thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam để lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Quá trình hình thành những nội dung cụ thể về chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam cũng chính là quá trình chủ nghĩa Mác - Lênin thấm sâu và chuyển
hoá một cách sống động trong tư duy Hồ Chí Minh, là quá trình hình thành
tƣ duy biện chứng duy vật ở Hồ Chí Minh.
Nhƣ vậy, con đƣờng cách mạng mà Hồ Chí Minh lựa chọn là gắn liền
độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. “Thiên tài của Ngƣời chính là ở chỗ
đã phát hiện ra con đƣờng đó. Nó tạo ra sức mạnh của Ngƣời, sức mạnh
của dân tộc, của tất cả chúng ta” [29, 64]. Sự lựa chọn này cũng đã đƣợc
khẳng định lại trong Luận cương chính trị năm 1930 do đồng chí Trần Phú
khởi thảo. Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Đông Dƣơng (3 - 2- 1930), những
cuộc đấu tranh anh dũng có tổ chức của nhân dân ta trong những năm 30
của thế kỷ XX, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nƣớc



21
dân chủ nhân dân ra đời, chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, đó là
những bƣớc đi, những thắng lợi quan trọng chứng tỏ sự lựa chọn đầu tiên,
mang tính chất của sự lựa chọn khởi đầu về con đƣờng xã hội chủ nghĩa ở
nƣớc ta là đúng đắn. Cũng từ đây, mô hình và phƣơng thức hiện thực hoá
con đƣờng xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội đƣợc Hồ Chí Minh,
Đảng Cộng sản Việt Nam chủ động vận dụng trong từng giai đoạn lịch sử
cụ thể với những nhiệm vụ và phƣơng pháp phù hợp.
1.3. QUAN NIỆM VỀ CON ĐƢỜNG PHÁT TRIỂN XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NHỮNG NĂM 20 ĐẾN ĐẦU
NHỮNG NĂM 50 CỦA THẾ KỶ XX.
1.3.1. Phác thảo đầu tiên về mô hình chủ nghĩa xã hội
Nhƣ chúng ta biết, Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ ra đặc trƣng cụ
thể cho một xã hội xã hội chủ nghĩa tƣơng lai, chƣa vạch ra một cách rõ
nét, tỉ mỉ những con đƣờng cụ thể để các quốc gia, dân tộc tiến tới chủ
nghĩa xã hội, lại càng chƣa có điều kiện chỉ ra điều đó cho một nƣớc lạc
hậu ở phƣơng Đông nhƣ Việt Nam, chƣa trải qua chủ nghĩa tƣ bản. Ngay
đến thời đại của mình, khi Cách mạng Tháng Mƣời Nga thành công, chính
Lênin cũng mới vạch ra và thực nghiệm mô hình chủ nghĩa xã hội ở một số
khía cạnh nào đó, còn những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa xã hội hoàn
chỉnh vẫn chƣa đƣợc triển khai một cách đầy đủ. Nhƣ vậy, vấn đề xác lập
mô hình của chủ nghĩa xã hội là một trong những vấn đề khó khăn, phức
tạp nhất của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó, không chỉ một
lần V.I.Lênin cho rằng: “Chúng ta không thể nhận định về chủ nghĩa xã hội
đƣợc; chủ nghĩa xã hội sẽ nhƣ thế nào khi nó đạt tới những hình thức hoàn
chỉnh của nó, điều đó chúng ta không biết, không thể nói lên đƣợc” [45, 82
- 83]. Ông còn chỉ rõ: “Chúng ta không kỳ vọng rằng Mác hay những
ngƣời theo chủ nghĩa Mác đều hiểu biết mọi mặt cụ thể của con đƣờng tiến



22
lên chủ nghĩa xã hội. Nhƣ thế sẽ là phi lý. Chúng ta chỉ biết phƣơng hƣớng
của con đƣờng đó và những lực lƣợng giai cấp nào dẫn đến con đƣờng đó;
còn nhƣ về cụ thể và trên thực tế con đƣờng đó ra sao thì kinh nghiệm của
hàng triệu con ngƣời sẽ chỉ rõ, khi họ bắt tay vào hành động” [44, 152 -
153].
Bởi vậy, việc tìm kiếm, xác lập những đặc trƣng của xã hội chủ nghĩa
và sự khai phá, kiến tạo con đƣờng đi tới xã hội đó vốn đã rất khó khăn, đối
với Việt Nam lại càng khó khăn.
Từ rất sớm, khi vận động mọi ngƣời đọc báo Người cùng khổ,
Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại,
đem lại cho mọi ngƣời không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do,
bình đẳng, bác ái, đoàn kết ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi ngƣời, và
vì mọi ngƣời, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hoà
thế giới chân chính, xoá bỏ những biên giới tƣ bản chủ nghĩa cho đến nay
chỉ là những vách tƣờng dài ngăn cản những ngƣời lao động trên thế giới
hiểu nhau và thƣơng yêu nhau” [57, 461]. Theo Ngƣời, những ngƣời cộng
sản đòi hỏi chấm dứt bóc lột thuộc địa, một bộ phận của bóc lột tƣ bản nói
chung, những ngƣời cộng sản đấu tranh cho sự giải phóng dân tộc và kinh
tế của thuộc địa, chứ không phải cho những biện pháp tạo điều kiện dễ
dàng cho sự cƣớp bóc. Đối với những ngƣời cộng sản, vấn đề không phải là
cải thiện hệ thống thuộc địa mà phải bãi bỏ nó.
Nhƣ vậy, Trong giai đoạn này, quan niệm về mô hình chủ nghĩa xã hội
ở nƣớc ta chƣa đƣợc chỉ ra một cách cụ thể, rõ nét mà chỉ đƣợc hình dung ra
là một xã hội mà ở đó con ngƣời không có sự phân biệt chủng tộc, ở đó con
ngƣời luôn có sự đoàn kết, đƣợc ấm no, có việc làm và luôn luôn đƣợc sống
trong vui vẻ, hoà bình.


23

1.3.2. Bƣớc đầu nhận thức về phƣơng thức thực hiện mục tiêu xã
hội chủ nghĩa
Về phƣơng thức tiến hành con đƣờng cách mạng xã hội chủ nghĩa Hồ
Chí Minh đã chỉ rõ: “đi theo con đƣờng cách mạng vô sản không phải là
làm cách mạng vô sản ngay nhƣ cách mạng Nga năm 1917 hay sẽ diễn ra
nhƣ các nƣớc tƣ bản phát triển… mà phải tuỳ trình độ phát triển kinh tế -
chính trị - văn hoá - xã hội mỗi nƣớc để định ra con đƣờng cách mạng của
nƣớc mình” [59, 102]. Hồ Chí Minh cũng đã phân tích những điều kiện địa
lý, lịch sử châu Á và đi tới nhận định: “chủ nghĩa cộng sản thâm nhập dễ
dàng vào châu Á, dễ dàng hơn là châu Âu” [57, 35]. Trên cơ sở đó, ngay khi
vừa thành lập vào tháng 2 năm 1930, trong “Chánh cương vắn tắt của
Đảng”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định con đƣờng đi lên của cách
mạng Việt Nam là “làm tƣ sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
để đi tới xã hội cộng sản” [26, 2] và cụ thể hoá trên ba phƣơng diện xã hội
(dân chúng đƣợc tự do tổ chức; nam nữ bình quyền,…; phổ thông giáo dục
theo công nông hoá); chính trị (đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn
phong kiến; làm cho nƣớc Nam đƣợc hoàn toàn độc lập; dựng ra chính phủ
công nông binh; tổ chức ra quân đội công nông); kinh tế (thủ tiêu hết các
thứ quốc trái; thâu hết sản nghiệp lớn của tƣ bản đế quốc chủ nghĩa làm của
công chia cho dân nghèo; bỏ sƣu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công
nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ).
Đƣờng lối cơ bản này đã tiếp tục đƣợc khẳng định và nói rõ hơn
trong Cƣơng lĩnh chính trị của đồng chí Trần Phú đƣợc thông qua tại Hội
nghị Ban chấp hành trung ƣơng lần thứ nhất vào tháng 10 năm 1930.
Cƣơng lĩnh chỉ rõ: “Trong lúc đầu, cuộc cách mạng Đông Dƣơng sẽ là một
cuộc cách mạng tƣ sản dân quyền… Thời kỳ bây giờ cách mạng chỉ có tánh
chất thổ địa và phản đế.


24

Tƣ sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách
mạng. Tƣ sản dân quyền cách mạng đƣợc thắng lợi, chính phủ công nông đã
dựng lên rồi, thì công nghiệp trong nƣớc đƣợc phát triển, các tổ chức vô sản
đƣợc thêm mạnh, quyền lãnh đạo của vô sản sẽ thêm kiên cố, sức mạnh giai
cấp tƣơng đƣơng sẽ nặng về phía vô sản. Lúc đó sự tranh đấu sẽ thêm sâu,
thêm rộng, làm cho cách mạng tƣ sản dân quyền tiến lên con đƣờng cách
mạng vô sản. Thời kỳ này là thời kỳ cách mạng vô sản toàn thế giới và thời
kỳ kiến trúc xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết; xứ Đông Dƣơng sẽ nhờ
vô sản giai cấp chuyên chánh các nƣớc giúp sức cho mà phát triển, bỏ qua
thời kỳ tƣ bổn mà tranh đấu thẳng lên con đƣờng xã hội chủ nghĩa” [26, 93].
Nhƣ vậy, Cƣơng lĩnh một lần nữa khẳng định rằng cách mạng Đông
Dƣơng sẽ bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn đầu là làm cách mạng tƣ sản dân
quyền với hai nhiệm chủ yếu là phản đế và phản phong, tiếp theo sẽ là giai
đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, trong văn kiện này đã khẳng
định rõ để tiến tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa, sau khi cách mạng tƣ sản dân
quyền thành công, nhờ sự giúp đỡ của giai cấp vô sản đã giành đƣợc chính
quyền ở các nƣớc (nhờ “vô sản giai cấp chuyên chánh các nƣớc”), Đông
Dƣơng sẽ bỏ qua thời kỳ phát triển tƣ bản chủ nghĩa mà tiến thẳng lên chủ
nghĩa xã hội. Sự kết hợp yếu tố dân tộc và yếu tố giai cấp đƣợc thể hiện ở
sự nối tiếp của hai giai đoạn cách mạng, đồng thời đƣợc biểu hiện ở ngay
trong giai đoạn cách mạng dân tộc - dân chủ là đánh đổ chủ nghĩa đế quốc
Pháp và bọn phong kiến, làm cho nƣớc Việt Nam đƣợc hoàn toàn độc lập.
Với việc chỉ ra và giải quyết đúng đắn các mâu thuẫn cụ thể đã làm cho
cách mạng Việt Nam bao giờ cũng xác định đƣợc mục tiêu cụ thể. Đƣờng
lối cơ bản này đã đƣợc quán triệt một cách kiên định trong suốt quá trình
Đảng ta lãnh đạo cách mạng và nó cũng thể hiện sự nhận thức và vận dụng
một cách linh hoạt, sáng tạo phép biện chứng duy vật của Đảng.

×