Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.7 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VÃN
VIỆN TRIẾT HỌC
TRẦN THỊ HỐNG LOAN
VẤN ĐÊ BẢO TỔN VÀ PHÁT HUY
CÁC GIÁ TRỊ VÃN HÓA SINH THÁI TRUYỀN THỐNG
ở VỪNG NÚI ĐÔNG BẮC
Nưức
TA HIỆN NAY
Chuyên ngành : Triết học
Mã số : 60 22 80
LUẬN VÃN THẠC s ĩ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Phạm Thị Ngọc Trầm - Viện Triết học
HÀ NỘI - 2005
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cihi của riêng tôi. Nội dung và các
trích dẫn nêu trong luận văn có xuất sứ rõ
ràng và trung thực.
TÁC GIẢ LUẬN VÃN
Trần Thị Hồng Loan
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CÁC GIÁ TRỊ VÃN HÓA SINH THÁI TRUYỂN t h ố n g ở
VÙNG NÍU ĐÔNG BẮC NƯỚC TA 10
1.1. Giá trị văn hóa sinh thái - một số vấn đề lý luận 10
1.2. Một số giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông
Bắc nước ta 26


Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỔN VÀ PHÁT HUY
CÁC GIÁ TRỊ VÃN HÓA SINH THÁI TRUYỂN t h ố n g
Ở VÙNG NÚI ĐÔNG BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY 47
2.1. Thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái
truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta hiện nay 47
2.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái
truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta hiện nay 59
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG B ố CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỂ TÀI LUẬN VÃN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 7 2
1
MỞ ĐẨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Không phải ngẫu nhiên mà năm 2002 được Liên hợp quốc chọn là
năm quốc tế về miền núi. Qua thực tế và qua hàng loạt Hội nghị quốc tế về
môi trường từ năm 1972 đến nay, đặc biệt là Hội nghị Môi trường Quốc tế lần
thứ nhất tại Stốckhôm năm 1972, Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất tại Rio De
Janeiro năm 1992 và ở Johan Nesburg (Nam Phi) nãm 2002, nhân loại đã phải
chứng kiến biết bao thảm họa về môi trường do chính mình gây ra. Một trong
những nguyên nhân quan trọng gây nên các cuộc khủng hoảng sinh thái cục
bộ và đang đe dọa một cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu là sự khai thác và
sử dụng một cách vô ý thức, bừa bãi, lãng phí các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và môi trường, đặc biệt là sự lãng quên các giá trị văn hóa sinh thái ở
vùng rừng núi - nơi được coi là "lá phổi", là "mái nhà" của thế giới sống. Qua
đó, có thể thấy rằng, tự nhiên nói chung, đặc biệt là những nơi khởi nguồn của
những dòng sông, của những cánh rừng bạt ngàn, những dãy núi trùng điệp,
những thảo nguyên mênh mông đang có những vấn đề gay cấn và nan giải, đòi
hỏi phải có sự quan tâm nghiên cứu và giải quyết. Do đó, vấn đề môi trường
sinh thái nhân văn, đặc biệt là vấn đề môi trường ở các vùng núi đã trở thành

vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu, được cả nhân loại quan tâm vì sự sinh tồn
của chính con người.
Vì sự tồn tại và phát triển của mình, con người phải quan hệ với tụ
nhiên và quan hệ với nhau; trong quá trình đó, những giá trị văn hóa sinh thái
cũng dần dần được hình thành. Nghĩa là những giá trị văn hóa sinh thái gắn
liền với mối quan hệ giữa con người và môi trường thiên nhiên. Vì vậy, trong
quá trình bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa sinh thái, cần phải tính đếr
các yếu tố của môi trường tự nhiên và mối quan hệ, sự tác động giữa cor
2
người với tự nhiên mà kết quả của chúng được biểu hiện trong các giá trị văn
hóa sinh thái. Do đó, vấn đề môi trường tự nhiên hiện nay không chỉ đơn giản
là vấn đề sinh học, sinh thái học thuần túy, mà thực chất nó còn là vấn đề vãn
hóa và lối sống của con người, vấn đề văn hóa sinh thái nhân văn.
ở nước ta hiện nay, những vùng có điều kiện tự nhiên đa dạng như
vùng rừng rậm, vùng núi cao, đều là những vùng sâu, vùng xa, trình độ phát
triển về mọi mặt nói chung còn rất hạn chế so với mặt bằng chung của cả
nước. Những giá trị văn hóa sinh thái truyền thống được hình thành và phát
triển từ nhiều đời nay của những khu vực này đang chịu sự tác động mạnh mẽ
của kinh tế thị trường, của khoa học, công nghệ hiện đại, của sự hội nhập,
đang có những biến đổi theo cả xu hướng tích cực lẫn tiêu cực, tuy nhiên theo
xu hướng tiêu cực vẫn nhiều hơn. Điều này do trình độ nhận thức của người
dân còn thấp, các điều kiện thiên nhiên phức tạp, xa xôi, cách trở, kinh tế - xã
hội còn lạc hậu, của vùng này tạo nên. Do vậy, việc bảo tồn và phát huy
những mặt tích cực, còn phù hợp của các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống
ở các vùng này đang được đặt ra hết sức cấp thiết nhằm phục vụ cho mục tiêu
phát triển bền vững của đất nước, mà trước tiên là phát triển bền vững các vùng
đặc biệt này. Vấn đề này luôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, và
khẳng định: "Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và cộng bằng xã hội, giữ
gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái" [12, tr. 72](*).
Khu vực miền núi Đông Bắc nước ta là một vùng có nhiều dân tộc

khác nhau cùng sinh sống, do đó ở đây, trải qua nhiều thế hệ đã hình thành
nên một vùng văn hóa đặc thù và đa dạng. Vùng này có vị trí địa lý và môi
trường tự nhiên rất đặc biệt, là nơi khởi nguồn cung cấp nước cho các con
sông chính của đồng bằng Bắc bộ. Nơi đây còn có rừng rậm, núi cao nên được
coi là "lá phổi", là "mái nhà" của cả nước. Do đó, việc nghiên cứu và bảo vệ.
phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng này là một đóng
(,) Từ đây: - Số đầu là số thứ tự trong danh mục tài liệu tham khảo.
- Số cuối là số trang của tài liệu tham khảo.
3
góp không nhỏ vào quá trình xây dựng và phát triển bền vững của đất nước.
Trong khi đó, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền
thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế do các điều
kiện kinh tế, xã hội và sự nhận thức của con người ở đây còn nhiều bất cập so
với yêu cầu đặt ra. Vì vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh
thái truyền thống ở vùng này hiện nay đang là vấn đề cấp bách cần được
nghiên cứu cả trên bình diện lý luận lẫn thực tiễn.
Chính vì những lý do trên mà chúng tôi đã chọn đề tài "Vấn đề bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông
Bắc nước ta hiện nay” làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa luôn được Đảng ta chú ý ngang
tầm với những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội và đã xác định: văn hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, Đảng ta
đã tiếp tục khẳng định phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, chúng ta "hòa
nhập" nhưng không "hòa tan". Và điều này đã được bàn đến rất cụ thể trong
Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII. Mặt khác, trước
nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm nặng nề môi
trường sống hiện nay, cũng như nhu cầu cấp thiết của phát triển bền vững, Bộ
Chính trị đã ra Nghị quyết về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (15-11-2004). Với mục tiêu chung là tìm ra
con đường để nước ta phát triển nhanh và phát triển bền vững, đã có nhiều
công trình nghiên cứu đến những vấn đề văn hóa và vấn đề sinh thái ở nước ta
hiện nay như:
Về văn hóa nói chung có các công trình: "Văn hóa và đổi mới'' (Nxb Chính
trị quốc gia, H, 1994) của cố vấn Phạm Văn Đồng, trong đó tác giả đã đề cập
đến văn hóa một cách có hệ thống và nêu lên được mối quan hệ giữa văn hóa
4
và đổi mới; "Sự chuyển đổi các giá trị trong văn hóa Việt Nam" (GS.TS Đỗ
Huy, PGS. Trường Lưu, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1989); "Chân - thiện -
mỹ sự thống nhất và đa dạng trong văn hóa nghệ thuật" (Đỗ Huy, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội, 1994); "Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn - TS. Phạm
Văn Đức - TS. Hồ Sĩ Quý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001); Nhìn
chung, các công trình này nghiên cứu văn hóa dưới góc độ lý luận chung và đã
đạt được những thành công to lớn trong việc nghiên cứu khái niệm, cấu trúc,
giá trị, vai trò, hình thức biểu hiện của văn hóa.
Dưới góc độ văn hóa các dân tộc ít người, có các công trình: "Văn hóa
truyền thống Tày Nùng" (Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách,
TS. Cung Văn Lược, PGS. Vương Toàn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1993);
"Văn hóa truyền thống các dân tộc Hà Giang" (Hùng Đình Quý, sở Văn hóa -
Thông tin Hà Giang xuất bản, 1994); "Văn hóa dân tộc H mông Hà Giang"
(PSG. Trường Lưu và Hùng Đình Quý, sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao Hà
Giang xuất bản, 1996); "Văn hóa truyền thống người Dao ở Hà Giang” (Phạm
Quang Hoan và Hùng Đình Quý, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1999); "Văn
hóa các dân tộc Việt Nam thống nhất mà đa dạng" (Nông Quốc Chấn -
Huỳnh Khái Vinh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002), Các công trình
trên về cơ bản chỉ nghiên cứu văn hóa của một số dân tộc ít người tương đối
điển hình trong cộng đồng các dán tộc thiểu sô' ở nước ta như: Tày, Nùng,
Dao, Mông, Thái, Ê đê, vẫn còn văn hóa của nhiều dân tộc thiểu sô' khác

chưa được nghiên cứu và công bố rộng rãi.
Vấn đề sinh thái và môi trường đã có một số công trình đề cập đến
như: "Môi trường sinh thái - Vấn đê và giải pháp” (Phạm Thị Ngọc Trầm,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997); ''Xã hội học môi trường" (Vũ Cao
Đàm, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2002); cuốn "Sinh thái học và môi
trường" (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002), Nhìn
5
chung qua các công trình nêu trên, vấn đề sinh thái và môi trường đã được
khai thác có hệ thống, nhất là những cảnh báo từ môi trường và các tương tác
của nó đến sự phát triển đã được đề cập tương đối rõ nét.
Vấn đề văn hóa sinh thái mới chỉ được quan tâm trong thời gian gần
đây, khi mà thực trạng môi trường sống đang có nhiều vấn đề có liên quan đến
văn hóa, lối sống Nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể ra một số công trình
như: "Văn hóa sinh thái - nhân văn" (Trần Lê Bảo (chủ biên), Nxb Văn hóa -
Thông tin, Hà Nội, 2001); "Văn hóa íừig xử của người Hà Nội với môi trường
thiên nhiên' (Nguyễn Viết Chức (chủ biên), Nxb Văn hóa - Thông tin, 2002);
"Kỷ yếu diễn đàn phát triển bền vững miền núi Việt Nam” (Uy ban dân tộc,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2003); "Một số vấn đề về bảo vệ môi trường vùng
dân tộc và miền núi" (ủy ban dân tộc, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2003); "Những
giá trị văn hóa sinh thái nhân văn Hồ Chí Minh'' (Phạm Thị Ngọc Trầm, Tạp
chí Triết học, số 12, 2003); "Vê cách tiếp cận triết học - xã hội đối với hiện
trạng môi trường sinh thái nhân văn ở Việt Nam: các vấn đề, nguyên nhân và
giải pháp'' (Phạm Thị Ngọc Trầm, Tạp chí Triết học, số 6, 2004); ngoài ra
cũng có một số luận án tiến sĩ triết học đã bước đầu đi vào nghiên cứu văn hóa
sinh thái như: "Mối quan hệ giữa thích nghi và biến đổi môi trường tự nhiên
của con người trong quá trình hoạt động sống" Luận án tiến sĩ của Đỗ Thị
Ngọc Lan bảo vệ năm 1995, với nội dung chủ yếu bàn về mối quan hệ giữa
thích nghi và biến đổi môi trường tự nhiên của con người trong quá trình hoạt
động sống, cụ thể là trong quá trình lao động, và sự phát triển lâu bền với mối
quan hệ thích nghi và cải tạo môi trường tự nhiên; "Mối quan hệ giữa tăng

trưởng kinh tế và bảo vệ môi trườìig cho sự phát triển lâu bền" Luận án tiến sĩ
của Bùi Văn Dũng bảo vệ năm 1999, với nội dung chủ yếu bàn về mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, và đưa ra một số giải pháp
để kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường cho sự phát triển lâu bền
ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; luận án "Xảy dựng ý
thức sinh thái - yếu tô bảo đảm cho sự phát triển lâu bền” của Phạm Văn
6
Boong bảo vệ năm 2001, với nội dung chủ yếu bàn về vai trò của ý thức sinh
thái đối với sự phát triển lâu bền và vấn đề xây dựng ý thức sinh thái trong
điều kiện phát triển mới của thời đại; Nhìn chung, các công trình này mới
chỉ đề cập đến văn hóa sinh thái ở dưới một số góc độ khác nhau, mức độ khái
quát tổng thể về nội dung giá trị văn hóa sinh thái vẫn chưa rõ nét. Nó chỉ
được đề cập đến như là một nội dung nằm trong toàn bộ vấn đề vãn hóa hoặc
sinh thái nói chung, và nằm rải rác trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau.
Về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đặc biệt là các
giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở trong cả nước nói chung cũng như ở
vùng núi Đông Bắc nói riêng trong thời gian qua hầu như chưa được nghiên
cứu đến mà mới chỉ được đề cập chung trong công tác bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống nói chung, ở đây có thể kể đến một số công trình
đã công bố có liên quan tới vấn đề này như: "Phát triển văn hóa, giữ gìn và
phát huy bản sắc dân tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại'' (Phạm Minh Hạc,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996); "Sáng tạo và bảo tồn giá trị văn hóa,
văn nghệ các dân tộc thiểu số Việt Nam" (Hội Văn học - Nghệ thuật các dân
tộc thiểu số Việt Nam, in tại trường Trung học Kỹ thuật In, Hà Nội, 1998);
"Tính đa dạng của văn hóa Việt Nam: những tiếp cận về sự bảo tồn” (Trung
tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Hà Nội, 2002).
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu việc bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong xu thế toàn
cầu hóa hiện nay. Vì vậy, luận văn không trùng lặp với bất kỳ luận văn, công

trình nào đã được công bố. Những tài liệu trên chỉ có tác dụng tham khảo cho
việc nghiên cứu đề tài của tác giả luận văn.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là nghiên cứu một số giá trị văn hóa sinh thái
truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta; chỉ ra sự cần thiết và một số giải
7
pháp nhằm bảo tồn và phát huy mặt tích cực, còn phù hợp của các giá trị đó
trong điểu kiện đổi mới hiện nay, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của
đất nước nói chung và của vùng đất đặc biệt này nói riêng.
- Với mục đích đó, luận văn có những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ khái niệm "giá trị văn hóa sinh thái truyền thống" và
xác định một sô' giá trị vãn hóa sinh thái truyền thống của vùng núi Đông Bắc
nước ta.
Thứ hai, làm rõ thực trạng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc: những kết quả đã đạt được và
những vấn đề cần khắc phục, bổ sung.
Thứ ba, chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng. Từ đó,
bước đầu đề xuất một số phương hướng và giải pháp để bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta hiện
nay nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
-V ề giới hạn nghiên CÍCII đề tài:
Đây là một đề tài rộng có liên quan đến nhiều ngành khoa học. Ở đây
luận văn chỉ giải quyết vấn đề dưới góc độ chuyên ngành triết học. Trên cơ sở
lý luận chung về văn hóa, chúng tôi xem xét vấn đề văn hóa sinh thái từ cách
tiếp cận giá trị.
Khu vực miền núi Đông Bắc nước ta về mặt phân giới địa lý chỉ mang
tính tương đối và ở khu vực này có rất nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh
sống, nên văn hóa sinh thái truyền thống của các dân tộc ở đây rất đa dạng,
phong phú. Trong phạm vi của luận văn này chỉ có thể đi sâu vào nghiên cím
những giá trị văn hóa sinh thái truyền thống của một sô' dân tộc tiêu biểu như:

Tày, Nùng, Dao, Mông vì đây là những dân tộc chiếm tỷ lệ cao trong tổng số
dân cư của vùng, văn hóa sinh thái của họ hiện nay còn lưu giữ lại được nhiều
giá trị truyền thống, họ lại đại diện cho các tộc người sinh sống ở cả ba vị trí
8
thung lũng, lưng núi và trên núi cao,'nên các giá trị văn hóa sinh thái truyền
thống của họ mang tính đặc trưng chung cho giá trị văn hóa sinh thái truyền
thống cả vùng núi Đông Bắc.
Do điều kiện về lịch sử và địa lý của nước ta và tính chất giao thoa
mạnh mẽ của văn hóa, nên những đặc trưng về văn hóa sinh thái ở vùng này
không độc lập, riêng rẽ với văn hóa sinh thái của các vùng khác mà chỉ mang
tính tương đối.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứa và trình bày của luận văn dựa trên cơ sở lý luận và
các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan đến đề tài.
Luận văn còn kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng của một số công trình
nghiên cứu khoa học đi trước như các bài viết, các luận án, luận văn, các tư
liệu điều tra, khảo sát, có liên quan đến nội dung được đề cập trong luận văn.
Về mặt phương pháp, luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng, các phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê, đối chiếu và so sánh,
lôgic và lịch sử với quan điểm phải có sự kết hợp, thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn trong nghiên cứu cũng như trong trình bày.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn trình bày một cách tương đối rõ ràng về "giá trị văn hóa
sinh thái truyền thống" và bước đầu chỉ ra được một sô giá trị văn hóa sinh
thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta. Từ đó, luận văn góp phần
nâng cao nhận thức trong việc giải quyết vấn đề "sinh thái" - một vấn đề cấp
bách không chỉ đối với vùng núi Đông Bắc mà còn đối với cả nước nói riêng
cũng như đối với toàn cầu nói chung.
- Thông qua việc phân tích thực trạng bảo tồn và phát huy các giá tri

văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc, luận văn đã chỉ ra được
9
những nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng tới công việc này và chỉ ra được một số
nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên.
- Luận văn bước đầu nêu lên một số phương hướng và giải pháp để bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông
Bắc gắn với sự phát triển bền vững của vùng này cũng như của cả nước.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần củng cố nhận thức lý luận về văn hóa sinh thái,
nhất là các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống. Từ đó, góp phần nàng cao sự
nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, tạo cho con
người có một thái độ đúng đắn, hợp quy luật trong quá trình khai thác và sử
dụng tự nhiên. Luận văn còn có thể sử dụng vào việc nghiên cứu những vấn đề
dân tộc và chính sách dân tộc ở miền núi nước ta trong giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 2 chương, 4 tiết.
10
Chương 1
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA SINH THÁI TRUYỀN t h ố n g
Ở VÙNG NÚI ĐÔNG BẮC NƯỚC TA
1.1. GIÁ TRỊ VÃN HÓA SINH THÁI - M ỘT s ố VẤN ĐỂ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm văn hóa sinh thái và những đặc trưng của giá trị
văn hóa sinh thái
Văn hóa là một khái niệm rộng, nó được xem xét dưới nhiều góc độ
khác nhau. Hiểu theo nghĩa khái quát:
Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động sống và làm nên
lịch sử, được lưu giữ và truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác,
nhằm duy trì và phát triển cuộc sống của cộng đồng người ở các

mức độ tổ chức xã hội khác nhau, hướng đến cái đúng, cái tốt, cái
đẹp (Chân - Thiện - Mỹ) [44, tr. 14].
Còn sinh thái có nghĩa là nhà ở, nơi cư trú, nơi sinh sống của các sinh
vật từ bé nhất đến lớn nhất. Vì vậy, môi trường sinh thái chính là môi trường
sống hay là cái nhà ở của sinh vật, bao gồm tất cả các điều kiện xung quanh có
liên quan đến sự sống của sinh thể. Nó gồm có hai loại: môi trường sinh thái
tự nhiên là môi trường của mối quan hệ giữa sinh thể với các điều kiện tự
nhiên và môi trường sinh thái nhân văn hay môi trường tự nhiên - người hóa (môi
trường của mối quan hệ giữa con người và xã hội với những điều kiện tự nhiên).
Từ đó, có thể hiểu:
Văn hóa sinh thái nói chung là tất cả các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tác động và biến
đổi giới tự nhiên nhằm tạo ra cho mình một môi trường sống tốt đẹp
11
hơn, trong lành hơn và hài hòa hơn với tự nhiên, hướng đến cái
đúng cái tốt, cái đẹp vì sự phát triển lâu bền của xã hội. Đó có thể
là những giá trị vật chất - những tạo phẩm văn hóa như các công
trình kiến trúc, các đền chùa, miếu mạo, các cảnh quan nhân tạo,
phù hợp và hài hòa với thiên nhiên, tôn tạo thêm vẻ đẹp vốn có của
thiên nhiên, là những giá trị tinh thần như tình yêu đối với thiên
nhiên, đối với quê hương, đất nước và cả những giá trị về lối sống,
nếp sống như những thói quen, tập quán, cách ứng xử tốt với thiên
nhiên, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên [2, tr. 196].
Với định nghĩa khái quát này, quan niệm về văn hóa sinh thái được hiểu:
Văn hóa sinh thái trước hết được con người sáng tạo ra trong quá trình
tác động và cải biến giới tự nhiên: con người muốn tồn tại và phát triển thì
không còn cách nào khác là phải có sự liên hệ, tác động vào giới tự nhiên để
tạo ra những của cải vật chất cần thiết đáp ứng những nhu cầu ăn, ở, mặc, tối
thiểu của mình. Chính trong quá trình tác động vào giới tự nhiên, con người đã
không ngừng cải biến tự nhiên theo mục đích có lợi nhất cho mình. Từ đó, con

người đã sáng tạo ra các dạng vật chất và tinh thần khác nhau. Các dạng này,
một mặt nhằm đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của loài người; mặt khác, nó
còn thể hiện sự hiểu biết về tự nhiên, cách ứng xử với tự nhiên và trình độ
chinh phục tự nhiên của con người ở từng thời kỳ nhất định. Chính mặt thứ hai
này đã được thể hiện trong giá trị văn hóa sinh thái.
Những giá trị văn hóa sinh thái không phải là toàn bộ những gì con
người sáng tạo ra trong quá trình tác động và cải biến giới tự nhiên, mà nó chỉ
là những cái góp phẩn tạo ra cho con người một môi trường sống tốt đẹp hơn,
trong lành hơn và hài hòa hơn với tự nhiên được lưu giữ và được truyền lại qua
các thế hệ cho đến ngày nay. Trong lịch sử đã từng xuất hiện những quan
niệm khác nhau, thậm chí đối lập nhau trong cách ứng xử của con người đối
với tự nhiên. Có quan niệm cho rằng, con người là "chúa tể của vạn vật" trong
12
vũ trụ nên con người hoàn toàn có quyền khai thác tự nhiên một cách không
có giới hạn, con người thống trị tự nhiên như một dân tộc này thống trị một
dân tộc khác mà không cần tuân theo các quy luật của tự nhiên. Quan niệm
này đã từng thống trị trong triết học phương Tây, điều này đã dẫn tới mâu
thuẫn ngày càng gay gắt giữa con người và tự nhiên. Thực tế ở các nước phát
triển về mặt công nghiệp phương Tây đã cho thấy đời sống kinh tế càng phát
triển, của cải vật chất làm ra càng nhiều thì tự nhiên càng bị tàn phá, tài
nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt và môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Do đó, xét
trên bình diện những giá trị văn hóa sinh thái thì những gì mà họ đạt được
không chỉ là giá trị mà còn có những phản giá trị. sở dĩ có hiện tượng như vậy
vì con người không hiểu được rằng: "Không nên quá tự hào về những lần
thắng lợi của chúng ta đối với tự nhiên. Bởi vì, cứ mỗi lần ta đạt được một
thắng lợi là một lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta" [30, tr. 654]. Ngược lại,
có quan niệm lại cho rằng, giữa con người và tự nhiên phải có mối quan hệ
hòa hợp với nhau, con người phải coi mình cũng là một bộ phận của giới tự
nhiên và giới tự nhiên chính là thân thể vô cơ của con người (C. Mác). Vì vậy:
Chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như

một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống
bên ngoài tự nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta, với cả xương thịt,
máu mủ và đầu óc chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên. Chúng ta nằm
trong lòng giới tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với
tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác với tất cả các sinh vật khác, là
chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể sử
dụng được những quy luật đó một cách chính xác [30, tr. 655].
Điều này đã dẫn tới giữa con người và tự nhiên có sự gắn bó chặt chẽ,
hài hòa, con người và tự nhiên cùng tồn tại và phát triển. Một khi con người
sống hài hòa, thân thiện với môi trường tự nhiên, tuy vẫn khai thác, sử dụng
tài nguyên thiên nhiên và môi trường, nhưng không làm tổn thương nặng nề
13
đến nó, thì những gì mà con người đạt được trong quá trình đó mới được coi là
giá trị văn hóa sinh thái.
Bởi vậy, giá trị văn hóa sinh thái có thể được hiểu là tất cả những gì
mà con người đạt được (cả vật chất lẫn tinh thần) trong quan hệ tác động lên
tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu và phục vụ cho lợi ích của con người và xã
hội nhưng không dẫn đến phá hoại sự cân bằng của hệ sinh thái, bảo đảm
cùng tồn tại hài hòa, thân thiện giữa con người (xã hội) với tự nhiên.
Các giá trị văn hóa sinh thái được thể hiện ở nhiều hình thức khác
nhau từ các dạng vật thể như: kiến trúc, trang phục, đến các dạng phi vật thể
như: lối sống, phong tục, tập quán, nghệ thuật, được hình thành trong quá
trình tác động và cải biến tự nhiên của con người.
Bản chất của giá trị văn hóa sinh thái là phải hướng đến cái đúng, cái
tốt, cái đẹp (Chân - Thiện - Mỹ) trong mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội.
Các công trình nghiên cứu về giá trị của GS. Trần Văn Giàu và GS. Phạm
Minh Hạc đều quan niệm: giá trị là tính có nghĩa tích cực, tốt đẹp, đáng quý,
có ích của các đối tượng đối với các chủ thể. Như vậy, giá trị chỉ là những
thuộc tính chính diện (mặt tích cực trong ý nghĩa) chứ không phải bất kỳ

thuộc tính nào. Giá trị gắn liền vói cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp. Bất kỳ sự
vật nào cũng có thể được coi là "có giá trị" nếu nó được các thành viên xã hội
thừa nhận và xem xét như một biểu tượng trong đời sống tinh thần của họ và
cần đến nó như một nhu cầu thực thụ.
Từ quan niệm trên, có thể hiểu: giá trị văn hóa sinh thái chính là
những cái tốt, cái đẹp, cái đúng, cái hợp lý mà con người sáng tạo ra và đã
được thử thách trong thực tiễn cải tạo và hòa nhập với tự nhiên của mỗi cộng
đồng người. Do đó, bản thân giá trị văn hóa sinh thái vừa mang tính khách
quan, lại vừa mang tính chủ quan. Tính khách quan của giá trị văn hóa sinh
14
thái được thể hiện rõ nhất ở tính hợp lý của nó được cả cộng đồng người thừa
nhận và tuân theo trong quá trình tác động và biến đổi giới tự nhiên của mình,
ở các giá trị phổ quát về cái đúng, cái tốt, cái đẹp đối với tự nhiên đã được
kinh nghiệm toàn nhân loại chấp nhận. Song, các giá trị văn hóa sinh thái còn
mang tính dân tộc, tính giai cấp và tính thời đại nên trong một phạm vi nhất
định, giá trị văn hóa sinh thái còn mang tính chủ quan. Trong thực tế đã có
những hiện tượng đối với dân tộc, giai cấp và ở một thời đại nhất định được
coi là giá trị văn hóa sinh thái, thì vẫn những hiện tượng đó, nhưng đối với dân
tộc, giai cấp và ở thời đại khác lại bị coi là phản giá trị văn hóa sinh thái, là cái
cổ hủ, lạc hậu, lỗi thời cần xóa bỏ. Trong lịch sử loài người đã xảy ra rất nhiều
hiện tượng như vậy, ví dụ như, tình trạng du canh du cư trong canh tác ruộng
đất nông nghiệp. Ở thời kỳ cổ đại do dân số còn ít, rừng nguyên sinh còn rất
nhiều và do khoa học chưa phát triển nên hình thức du canh du cư còn mang
tính hợp lý và phù hợp với thời đại lúc đó, vì đây là một biện pháp hữu hiệu để
cải tạo đất đai nhằm bù đắp lại độ màu mỡ cho đất đai trong điều kiện con
người chưa có khả năng sản xuất và sử dụng phân bón và các hợp chất vi sinh
khác để cải tạo đất. Lúc đó, hình thức du canh du cư là một phương thức thích
ứng của con người với tự nhiên và nó có giá trị nhất định. Nhưng ở thời kỳ
hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và với tình trạng
rừng bị tàn phá nặng nề thì hình thức du canh du cư đã trở nên lạc hậu, đó là

một sự phản giá trị văn hóa sinh thái mà con người cần phải loại bỏ.
Để sinh tồn, con người ở thời đại nào cũng đều phải có sự gắn bó chặt
chẽ với tự nhiên, tác động và cải biến tự nhiên theo mục đích, nhu cầu của
mình. Vì vậy, có các giá trị văn hóa sinh thái đã được con người sáng tạo ra từ
lâu đời và được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó đã trở thành
các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống. Nhưng cũng cần nhận thức được
rằng, không phải giá trị văn hóa sinh thái nào đã từng tồn tại trong quá khứ thì
đến thời kỳ sau đều trở thành giá trị văn hóa sinh thái truyền thống, bởi vì giá
15
trị văn hóa sinh thái còn mang tính chủ quan và nếu xét theo quan điểm lịch
sử - cụ thể thì trong truyền thống có cả những mặt tích cực, tiến bộ lẫn những
mặt tiêu cực, lạc hậu. Do đó,
giá trị văn hóa sinh thái truyền thống phải là
những giá trị tương đối ổn định, tốt đẹp, biểu hiện được bản sắc riêng của dãn
tộc trong cách xứng xử của con người đối với tự nhiên và cẩn phải truyền lại
cho các thế hệ sau những gì cẩn phải bảo vệ và phát triển. Chính vì vậy, giá
trị văn hóa sinh thái truyền thống có những đặc trưng sau:
Một là, nó phải mang tính sáng tạo của con người trong quá trình tác
động và cải biến giới tự nhiên: nói đến văn hóa nói chung cũng như văn hóa
sinh thái nói riêng, không thể khổng nói đến cái cốt lõi nhất của nó đó là tính
sáng tạo. Con người hơn hẳn con vật ở chỗ con người có ý thức, có tư duy.
Hoạt động của con người trong quá trình tác động vào giới tự nhiên là hoạt
động có mục đích, nó khác hẳn với hoạt động mang tính bản năng của loài vật.
Để cải biến giới tự nhiên theo mục đích của mình, loài người nhờ có tư duy đã
không ngừng sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần mang đậm dấu ấn và
tính chủ quan của chính con người. Như vậy, trong thế giới muôn loài của vũ
trụ, chỉ duy nhất loài người là có khả năng sáng tạo trong quan hệ với tự nhiên
nhằm tạo ra sự thích ứng cao nhất với tự nhiên vì lợi ích của chính mình.
Chính sự sáng tạo đó đã tạo ra những giá trị văn hóa sinh thái của con người.
Hai là, nó phải thể hiện tính nhân văn của con người trong cách ứng

xử với tự nhiên: trong quan hệ với tự nhiên, tính nhân văn được thể hiện trước
hết ở tình yêu đối với thiên nhiên, cụ thể là tình yêu đối với quê hương - nơi
"chôn rau cắt rốn" của mỗi con người, đối với cây đa, bến nước đầu làng, đối
với núi rừng, đồng ruộng bao la Từ tình yêu đó, con người đã sống hòa hợp
với tự nhiên, coi sự sống còn của tự nhiên như chính sự sinh tồn của mình.
Trong quá trình khai thác và cải tạo tự nhiên, con người luôn phải có một điểm
dừng, tuyệt đối không được coi tự nhiên là vốn trời ban cho ta một cách vô
tận. Bên cạnh việc khai thác tự nhiên, con người luôn phải có ý thức bảo vệ và
16
tái tạo lại môi trường tự nhiên vì cuộc sống của chính mình cũng như của giới
tự nhiên. Cũng cần phải nhận thức được rằng, nhàn văn và sáng tạo trong văn
hóa sinh thái là hai mặt có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Nếu thiếu một mặt
nào hoặc quá nhấn mạnh một mặt nào trong hai mặt đó đều dẫn tới xã hội sẽ
mất đi sự cân đối cần thiết giữa cái cơ sở vật chất - kỹ thuật và ý nghĩa cao
quý của con người. Đây là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thời
đại ngày nay khi mà cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang để
lại nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới môi trường sinh thái.
Bơ là, nó phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các giá trị chân - thiện - mỹ
trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên:
Cái chân trong văn hóa sinh thái được hiểu như là cái đúng, cái được
kiểm soát bằng lý trí, bằng khoa học, bằng pháp luật và bằng các quy luật của
tự nhiên. Nó được biểu hiện ở sự thực hiện nghiêm túc, tự giác các điều kiện
bảo vệ môi trường được xây dựng trên nền tảng các quy luật của giới tự nhiên.
Cái chân trong văn hóa sinh thái còn là cái thực dụng trong quan hệ của con
người với tự nhiên. Nó được biểu hiện ở sự tận dụng những lợi thế của tự
nhiên để phục vụ cho cuộc sống con người một cách tự giác, phù hợp với các
quy luật của tự nhiên.
Cái thiện trong văn hóa sinh thái được hiểu đó chính là tình yêu, sự tôn
trọng và bảo vệ các điều kiện thiên nhiên cần cho sự sống, không gây ô nhiễm
môi trường, không phá hoại cảnh quan, không khai thác, sử dụng đến cạn kiệt

các nguồn tài nguyên thiên nhiên, là cách ứng xử thân thiện với môi trường
thiên nhiên;
Cái mỹ trong văn hóa sinh thái được hiểu đó chính là tôn trọng vẻ đẹp,
là sự kết hợp khéo léo và hài hòa giữa các vật thể văn hóa với vẻ đẹp vốn có của
thiên nhiên, nói theo c. Mác là cải tạo thiên nhiên theo quy luật của cái đẹp.
Bản thân giá trị văn hóa sinh thái truyền thống phải hội tụ được cả ba
cái chân - thiện - mỹ, và giữa ba cái này phải có sự thống nhất biện chứng
17
không tách rời nhau. Vì vậy, trong giá trị vãn hóa sinh thái truyền thống,
người ta chỉ có thể tính đến tính ưu tiên tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể
chứ không thể duy nhất hóa hay tuyệt đối hóa một cái nào cả. Đây là một vấn
đề có ý nghĩa to lớn trong thời đại hiện nay khi mà cuộc cách mạng khoa học -
công nghệ hiện đại đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng và con người do mải
chạy theo "chủ nghĩa thực dụng" đã bỏ qua những giá trị cơ bản của văn hóa
sinh thái. Với quan điểm này đã đặt ra một yêu cầu cho toàn nhân loại trong
việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào quá trình tác động và cải tạo tự nhiên
là phải đảm bảo được sự kết hợp hài hòa cả ba yếu tố chân - thiện - mỹ để xây
dựng được một nền văn hóa sinh thái lành mạnh, phát triển có những giá trị
văn hóa sinh thái đúng đắn và cao quý góp phần thúc đẩy sự phát triển của cả
con người và tự nhiên.
Bốn là, nó phải mang tính bản sắc riêng của dân tộc trong cách ứng
xử của con người đối với tự nhiên: bản sắc dân tộc trong văn hóa sinh thái bao
gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp nên qua lịch sử
hàng ngàn năm tác động và cải biến giới tự nhiên của cộng đồng các dân tộc
đang sinh sống. Đó chính là lòng yêu thiên nhiên; tư tưởng hòa hợp giữa con
người và tự nhiên; sự nghiêm túc, tự giác tuân theo các quy luật của giới tự
nhiên; sự sáng tạo ra một phương thức sống thích ứng với sự tồn tại, phát triển
của tự nhiên,
Năm là, nó là những giá trị mang tính trường tồn, đã tồn tại từ lâu đời
trong cách ứng xử của con người đối với tự nhiên: nhiều giá trị văn hóa sinh

thái được hình thành từ lâu, trải qua thử thách của thời gian, của cuộc sống xã
hội trên nhiều chặng đường lịch sử đã trở thành những giá trị trường tồn. Nó
được truyền lại và kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác, mặc dù cuộc sống
xã hội có những biến động, nhưng những giá trị trường tồn đó vẫn có sức sống
lâu bền với thời gian, nó đã ăn sâu vào tiềm thức một dân tộc, một cộng đồng
và vẫn có tác dụng nhất định mang tính định hướng cho con người trong quan
18
hệ với tự nhiên. Nhờ có những giá trị mang tính trường tồn mà giá trị văn hóa
sinh thái là một dòna chảy liên tục, không bị đứt quãng bởi vì bên cạnh những
giá trị văn hóa sinh thái mới còn luôn có mặt những giá trị văn hóa sinh thái
truyền thống với tính tương đối ổn định đã bổ sung và đan xen lẫn nhau làm
cho các giá trị văn hóa sinh thái có sự kết hợp chặt chẽ giữa hiện đại và truyền
thống. Tuy nhiên, giá trị vãn hóa sinh thái còn mang tính thời đại, nó luôn vận
động không ngừng cùng với cuộc sống. Cho nên các giá trị trường tồn dù cao
đẹp đến đâu đi nữa thì cũng không thể đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của cuộc
sống mới đang đổi thay từng ngày, nó cũng phải được phát triển cho phù hợp
với thời đại mới. Vì vậy, các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống đã được
truyền lại và kế thừa từ đời này sang đời khác theo tinh thần vừa lặp lại với
một tần số nhất đinh vừa được cải tiến từng bước, từng lúc, từng nơi.
1.1.2. Các hình thức biểu hiện chủ yếu của giá trị văn hóa sinh thái
Giá trị văn hóa sinh thái thường được biểu hiện ra bên ngoài dưới các
hình thức chủ yếu sau:
• Trong văn hóa sinh thái vật thể
- Kiến trúc:
Tất cả các công trình kiến trúc như đền đài, cung điện, công trình lịch
sử, nhà ở, đều thể hiện rõ nét cái chân, cái mỹ trong đó, bởi vì trong quá
trình xây dựng, con người luôn tính toán phải làm sao phù hợp được với điều
kiện tự nhiên và môi trường xung quanh để đem lại hiệu quả cao nhất cho con
người trong khi sử dụng. Khi thiết kế và xây dựng các công trình kiến trúc,
con người bao giờ cũng phải chú ý đến một số điểm cơ bản như: đặt hướng

chính, hình dáng tổng thể, thiết kế xung quanh, trang trí nội thất, kết cấu vật
liệu, sao cho phù hợp với điều kiện địa lý, mặt bằng xây dựng, điều kiện về
khí hậu, ánh sáng, và còn phải tạo ra được sự tương xứng cân đối, hài hòa
giữa các cồng trình đó với cảnh quan xung quanh như một chỉnh thể thống
19
nhất. Những công trình này không những phải đúng, bền về nội dung mà còn
phải đẹp, hài hòa về hình thức. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện được sự tôn trọng
đối với các điều kiện sống của con người, góp phần nâng cao chất lượng sống
của con người về mọi mặt.
- Trang phục:
Có thể nói trang phục là một trong những hình thức biểu hiện rõ nhất
của văn hóa sinh thái. Thông qua các trang phục của con người, cái chân, cái
mỹ bộc lộ rõ nét. Từ quần áo đến những đồ dùng kèm theo như khăn cuốn,
thắt lưng, một mặt, nó đã thể hiện được sự hiểu biết về môi trường và khả
năng vận dụng những điều kiện cụ thể của môi trường vào công việc thiết kế
trang phục của con người sao cho vừa phù hợp với hoàn cảnh vừa tạo điều kiện
tốt nhất, thoải mái, dễ chịu nhất trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong các
hoạt động khác nhau của họ; mặt khác, nó còn thể hiện rõ năng khiếu thẩm
mỹ, sự sáng tạo và sự khéo léo của con người trong quá trình vươn tới cái đẹp,
cái hài hòa giữa con người và tự nhiên. Trang phục không chỉ thể hiện được
cái đẹp về hình thức bén ngoài, mà nó còn thể hiện được cái đẹp trong tâm
hồn của mỗi con người. Thông qua kiểu cách, hình dáng, chất liệu màu sắc
của trang phục nó phản ánh khả năng thích ứng của con người đối với tự nhiên
và phản ánh tình yêu thiên nhiên, cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên để từ đó
tạo ra được sự cân đối, hài hòa giữa trang phục và tự nhiên.
- Dược liệu chữa bệnh'.
Việt Nam là một quốc gia đa dạng sinh học, có thảm động, thực vật rất
phong phú. Đây chính là nguồn dược liệu rất phong phú, đa dạng. Với trí óc
thông minh, tinh thần ham học hỏi và do yêu cầu của sự sinh tồn, con người
Việt Nam từ xa xưa đã biết sử dụng nguồn dược liệu này vào công việc chữa

bệnh cũng như trong một số lĩnh vực hoạt động khác của mình. Thông qua
một quá trình nghiên cứu và thử nghiệm trong thực tiễn, con người đã dần dần
phát hiện ra ngày càng nhiều tính năng, công dụng của nhiều loại động, thực
20
vật khác nhau, và từ đó con người đã biết sử dụng những động, thực vật này
vào trong lĩnh vực y học để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong
dược liệu, bên cạnh những dược liệu quý để chữa bệnh còn có cả những độc
dược nguy hại đến tính mạng con người. Vì vậy, với tính thiện của mình, con
người tuyệt đối không được dùng độc dược để đe dọa, cướp đi sinh mạng của
đồng loại, gây ra thảm họa cho toàn cầu. Con người cũng phải nhận thức được
rằng, nguồn dược liệu không phải là vô tận nên bên cạnh việc khai thác, sử
dụng nó một cách hợp lý, con người phải có ý thức tái tạo lại những dược liệu
đó trong chừng mực khả năng có thể của mình vì một sự phát triển bền vững
cho những thế hệ mai sau.
- Âm thực:
Văn hóa ẩm thực của các dân tộc, các vùng dân cư khác nhau có đặc
trưng khác nhau, qua đó nó thể hiện rõ nét cái chân, cái mỹ của mỗi dân tộc.
Nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế - xã hội cụ thể và
phong tục, tập quán của từng nơi. Đa số các nguyên liệu phục vụ cho việc chế
biến ăn, uống đều là những dạng vật chất của tự nhiên. Mặc dù cùng các
nguyên liệu như vậy, nhưng cách thức chế biến của con người lại không giống
nhau. Sở đĩ có hiện tượng như vậy vì cư dân sống ở trong những điều kiện tự
nhiên khác nhau thì nhu cầu năng lượng và điều kiện chế biến sẽ khác nhau.
Điều này đã thể hiện rõ sự thích ứng của con người đối với hoàn cảnh tự nhiên
cụ thể nhằm đảm bảo sự tốt nhất và sự thuận tiện nhất trong sinh hoạt hàng
ngày. Hơn nữa, con người còn biết sử dụng những vật phẩm có sẵn trong tự
nhiên phục vụ cho công việc nấu ăn nhằm tăng thêm tính hấp dẫn, vẻ đẹp
thẩm mỹ trong nghệ thuật ăn uống. Đây cũng là một nét đặc trưng của văn hóa
ẩm thực, một biểu hiện rõ nét của vẫn hóa sinh thái. Con người muốn tồn tại
và phát triển thì trước hết phải thỏa mãn những nhu cầu về ăn, ở, mặc, nhưng

do dân số tăng nhanh và do sự bừa bãi trong việc ứng dụng những thành tựu
của khoa học - công nghệ hiện đại đã dẫn tới tình trạng thiếu hụt và ô nhiễm
21
lương thực, thực phẩm ở phạm vi toàn cầu. Từ đó đặt ra một vấn đề cấp bách
là con người phải tìm mọi cách khắc phục, nói cách khác là phải phát huy tính
thiện của mình trong ẩm thực.
- Các đồ dùng trong sinh hoạt và sản xuất:
Để thỏa mãn các nhu cầu của con người trong sinh hoạt và sản xuất,
nhất thiết phải có những vật dụng nhất định với tư cách là công cụ lao động.
Công cụ lao động cũng là một nhân tố không thể thiếu trong hoạt động cải tạo
tự nhiên của con người, và trình độ của công cụ lao động sẽ góp phần quyết
định hiệu quả của hoạt động đó. Theo lý thuyết, chính sự phát triển của khoa
học - công nghệ sẽ quyết định trình độ của công cụ lao động, nhưng trong
thực tế, có khi lại không phải như vậy. Trình độ và đặc biệt là cấu trúc, hình
dáng của các công cụ lao động lại còn phụ thuộc vào hoàn cảnh tự nhiên cụ
thể. Con người ngoài sự vận dụng thành tựu của khoa học công nghệ, còn phải
chú ý tới điều kiện tự nhiên của nơi mình sinh sống để từ đó tạo ra được những
công cụ lao động phù hợp, có như vậy mới đạt được hiệu quả cao nhất trong
thực tiễn. Ngoài tính thực dụng, con người với tư duy sáng tạo của mình, còn
chú ý đến tính thẩm mỹ trong việc chế tạo ra các đồ dùng trong sinh hoạt và
sản xuất. Các vật dụng này không những phải có ích lợi lớn mà còn phải có cả
tính hài hòa cao, và đặc biệt nó không được gây ra ô nhiễm môi trường cũng
như phá hoại cảnh quan xung quanh.
• Trong văn hóa sinh thái phi vật thể
- Đạo đức sinh thái
Đạo đức sinh thái là quan niệm và cách thức ứng xử của con người và
xã hội loài người đối với giới tự nhiên nhằm bảo đảm sự cùng tồn tại và phát
triển của tự nhiên và xã hội. Đạo đức sinh thái biểu hiện cái thiện, nó giữ vai
trò điều chỉnh các mối quan hệ của con người đối với tự nhiên, và do tự nhiên
bao giờ cũng là khách thể trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên nên

không có chiều ngược lại.
22
Về mặt cấu trúc, đạo đức sinh thái cũng bao gồm phần lý luận và phần
thực tiễn, đó là ý thức, quan niệm, tư tưởng, tình cảm của con người đối với
thiên nhiên, là những nguyên lý, nguyên tắc, chuẩn mực quy định, điều chỉnh
hành vi của con người trong quá trình biến đổi và cải tạo thiên nhiên phục vụ
cho sự sống của con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Về mặt nguồn gốc, tuy đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nhưng
nó lại có nguồn gốc sâu xa từ trong cơ sở tồn tại của xã hội - đó là lợi ích.
Giữa đạo đức và lợi ích có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau.
Do đó, đạo đức sinh thái muốn đảm bảo tính đúng đắn và lành mạnh phải bắt
nguồn từ lợi ích của cả tự nhiên và con người, phải đảm bảo sự sống, sự cùng
tồn tại và phát triển của cả xã hội và tự nhiên trong tính chỉnh thể toàn vẹn của
hệ thống "tự nhiên - con người - xã hội". Điều này đã đặt ra yêu cầu cho quan
hệ giữa con người với tự nhiên là con người không được chỉ quan tâm đến lợi
ích của mình mà quên đi lợi ích của tự nhiên, vi phạm tới lợi ích của tự nhiên,
vi phạm các quy luật của tự nhiên vì như vậy là con người đã vi phạm đạo đức
sinh thái.
- Lối sống, thói quen, phong tục, tập quán của con người đôi với tự nhiên
Lối sống, nếp sống là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của
nền văn hóa và trình độ phát triển của xã hội. Lối sống văn hóa sinh thái của
người dân là một trong những biểu hiện tập trung nhất của tính nhân văn và
sinh thái, hướng đến các giá trị chân, thiện, mỹ trong các mối quan hệ giữa
con người và tự nhiên.
Lối sống văn hóa sinh thái có thể hiểu đó là tình yêu đối với thiên
nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, nương nhờ và tận dụng thiên nhiên, luôn
tôn tạo và bảo vệ vẻ đẹp và sự trong sạch của thiên nhiên, được thể hiện từ
trong lối tư duy sinh thái đến những hành vi ứng xử cụ thể của con người đối
với thiên nhiên.

×