Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tư tưởng nữ quyền trong triết học khai sáng Pháp thế kỷ XVIII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XẢ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VŨ THỊ M IN H T H Ắ N G
Tư TƯỞNG Nữ QUYỂN TRONG TRIẾT HỌC
KHAI SÁNG PHÁP THẾ KỶ XVIII
Chuyên ngành: Lịch sử Triết học
Mã số: 5.01.01
LUẬN VÃN THẠC sĩ KHOA HỌC TRIẾT HỌC
NGUỜI HUỚNG DẪN ICHOA HỌC:
PGS. BÙI THANH QUẤT
Hà Nội - 2002
MỤC LỤC
Trang
Trang phu bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẨU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tinh hình nghiên cứu 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận vãn 6
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Cái mới của luận vãn 6
6. Đóng góp của luận văn 7
7. Kết cấu của luận văn 7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1- NHỮNG TlỂN ĐỂ CHO s ự HÌNH THÀNH TƯ TƯỜNG
Nữ QUYỂN TRONG TRIÊT HỌC KHAI SÁNG PHÁP
THÊ KỶ XVIII 8
1.1 .Thực tiễn nước Pháp thế kỷ XVIII 8
1.1.1.Tinh hình kinh tế 8
1.1.2.Tình hình chính trị 11


1.1.3.Xã hội đảng cấp 13
1.1.4.Đời sống văn hoá 16
1.2.Tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tuờng
nữ quyền trone triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII 18
1.2.1 .Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII — Một số
nội dune cơ bản 18
1.2.2.Tư tường về phụ nữ nói chun2 và nữ quyén nói riênơ
trước thế kỷ XVIII ở phương Tây 23
CHƯƠNG 2- NỘI DUNG VÀ GIÁ TRI CÚA Tư TƯỞNG NỮQUYỂN
TRONG TRIẾT HỌC KHAI SÁNG PHÁP THẾ KỶ XVIII 37
2.1.Những nội dung chính của tư tưởng nữ quyền trons triết
học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII 37
2.1.1 .Về bản chất và năng lực của giới nữ 39
2.1.2. Về vai trò, vị trí và quyền của siới nữ 47
2.2.Những đóng góp và hạn chế của tư tuởng nữ quyền
trong triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII 59
2.2.1 .Những đóne góp 59
2.2.2.Một số mặt hạn chế 66
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC
78
MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài
Trong nghiên cứu về lịch sử triết học phương Tây, một vị trí đána kể
đã được các nhà nghiên cứu dành cho triết học Khai sána Pháp thế kỷ XVIII.
Với tư cách là vũ khí lý luận của giai cáp tư sản Pháp đang trong thời
kỳ chuẩn bị tiến hành cách mạn2, triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII tập
truna nhiều vào các vấn đề chính trị, xã hội. Nhiều triết gia bày tỏ thái độ
nsờ vực đối với quyền lực thống trị, đặt câu hỏi về vai trò kiểm soát của Nhà

nước; chống đối tôn giáo thần khải và khẳng định niềm tin vào tiến bộ và tự
do của con người. Nhữne tư tưởng Khai sáng ấy đã được nghiên cứu rộng rãi
từ lâu, đặc biệt là trong các dịp kỷ niệm 100 và 200 năm Cách mạnơ Pháp
1789.
Ở Việt Nam, trong giới nghiên cứu lịch sử triết học, cách tiếp cận
mang tính tổng quan như: giới thiệu về triết học Khai sáng, các vấn để triết
học lớn và các tác giả lớn. Còn đi sâu vào một tiểu vấn đề gắn với tác phẩm
cụ thể như tư tưởng nữ quyền thì dường như chưa có công trình chuyên khảo
nào.
Phải nói ngay rằng, “nữ quyền” không đơn giản là quyền của nữ. Cho
đến nay, tình trạng không rõ ràng rành mạch thậm chí là các cuộc tranh cãi
khoa học luận về tên gọi này vẫn luôn là một thực tế, kể cả tronơ tiếng mẹ đẻ
của khái niệm này là tiếng Pháp.
Về tư tưởng nữ quyền xét dưới góc độ lịch sử triết học, chúne tôi dưa
chù yếu vào các định nghĩa tron2 Từ diên đạo đức học vù triết học dạo đức
(Dictionnaire d’ethique et de philosophic morale) do M. Canto-Sperber chủ
biên (1996) và Từ điển triết học chính trị (Dictionnaire de philosophie
politique) do p. Raynaud và p. Rials chủ biên (1996) cũne như chủ trươmi
tiếp cận vấn đề của giáo sư triết học Andrée Michel trong côns trình nghièn
cứu của bà mang tiêu đế Chủ nghĩa nữ quyên (Le feminisme) (1992). Theo
đó, tư tưởng nữ quyền được xem như là tập hợp những quan điểm về sự tổn
tại của sự thống trị gấn liền với mối quan hệ giữa hai giới và những quan
điểm về một giải pháp có thể cho/trong một mối quan hệ bình đẳng; thể hiện
ý chí tạo ra một mối quan hệ bình đẳng xã hội, chính trị, văn hoá, kinh tế,
V.V., giữa hai giới và đề cao việc phát huy giá trị của giới nữ như là để bù đắp
cho sự đánh giá thấp mà họ đã phải chịu đựng bấy lâu. Tư tườne nữ quyền
gộp chứa trong nội hàm khái niệm của nó một hệ thống mờ các vấn để: bản
chất tự nhiên của phụ nữ, vị trí của họ, vai trò của họ và cao nhất là quyền
của họ, từ trong lĩnh vực đời sống riêng đến đời sống công cộng, từ góc độ
sinh học đến tâm lý, văn hoá, kinh tế, chính trị, V.V

Từ xuất phát điểm là một nghiên cứu theo vấn đề (tính chiều dọc) mà
ở đây là tư tưởng nữ quyền dưới góc độ triết học, có thể thấy đây là một
nhiệm vụ thú vị và có giá trị ít nhiều ở chỗ là một đóng góp nhỏ vào công
việc nghiên cứu về lịch sử triết học. Thực tế là, trong dòng tư tưởng để cao tự
do của con người ở Pháp thế kỷ XVIII, bẻn cạnh hình mảu con người tự do
nói chung đã xuất hiện, neày càng rõ nét, chân dung người phụ nữ với tư
cách là một nhóm, là một giới, ở giai đoạn trước đó, ở một phần rộng lớn
châu Âu nói chung và đặc biệt ở Pháp, có những phụ nữ tên tuổi đi vào lịch
sử. Nhưng họ chủ yếu là nhữne bà hoàng, bà chúa, còn hiếm hoi có trường
hợp nữ anh hùng dân tộc như Jeanne d ’Arc ở thế kỷ XV. Đến thế kỷ XVIII,
ncười phụ nữ không chi là các quý bà ở các saỉon vãn chương, thuộc giới
quý tộc mà đã có một giới nữ xuất hiện từ một bé mặt cấu thành xã hội rộng
lớn. Họ nói về thân phận của mình, phê phán, đấu tranh vì mình và hơn thế
nữa, họ tham sia vào cuộc Đại cách mạng. Cũng trong thế kỷ XVIII, nhiều
3
iriết gia Khai sáng Pháp đã có sự chú ý tới vấn để phụ nữ nói chung và nữ
quyền nói riêng. Họ có thể công khai đấu tranh cho nhữrm quyền bình đẳne
của phụ nữ như trường hợp của Condorcet hay ngược lại như Rousseau,
người xác định vị trí và quyền của phụ nữ trong mối quan hệ chịu lệ thuộc
chặt chẽ vào giới nam.
Một đặc điểm của triết hoc Pháp thế kỷ XVIII là tính đa đạnp. và đan
xen của những tư tưởng triết học, chính trị. văn học, nhân văn, V.V
Montesquieu là một triết gia nhưng cũng lại là một nhà luật học. Rousseau là
nột triết eia nhưng với Emile ông còn là một nhà giáo dục, một nhà đạo đức.
Một cố gắng xác định rạch ròi ranh giới triết học chỉ là một sự khiên cưỡng.
VI lẽ đó, nghiên cứu tư tưởng nữ quyền trong triết học Khai sáng Pháp thế kỷ
XVIII lthông thể bỏ qua đặc điểm này.
Tính đến tất cả những đặc điểm kể trèn, chúng tôi nhận thấy hướng
nghiên cứu này sẽ cho phép đạt được một số giá trị như:
Thứ nhất, đây là một nghiên cứu theo chủ đề làm phong phú cho

nghiên cứu tổng thể (theo lớp cắt ngang, trong mối tưcmg quan với các chủ
đề khác) là triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII.
Thứ hai, trong bối cảnh hiện nay khi mà tư tưởng nữ quyền tồn tại
dưới nhiều dạne thuyết, quan điểm khác nhau và có một vai trò đáng kể
trong đời sống chính trị xã hội của nhiều quốc gia nói riêng và của thế giới
nói chung cũng như sự ra đời và phát triển của ngành khoa học nghiên cứu
giới và phụ nữ (xu hướng gắn tư tưởng nữ quyền với các hệ tư tưởng khác, lý
luận hoạch định và nghiên cứu chính sách dưới lăng kính gắn vấn đề giới với
vấn đề phát triển) thì nghiên cứu theo hướng này sẽ siúp làm sáng tỏ hơn bức
tranh chune về lịch sử hình thành, phát triển của thuyết nữ quyền cũng như
đặt ra những gợi mờ về mặt phương pháp luận cho nghiên cứu giới và phụ
nữ.
4
Vì nhữnẹ lv do kê trèn, chúng tôi quyết định chọn dề tài Tư tưởng nữ
quyên tronẹ triết học Khai sáng Pháp thê kỷ XVỉII cho luận vãn thạc sĩ của
mình.
2/ Tình hình nghiên cứu
Về nguồn tài liệu bằng tiêne Việt, trước hết có Lịch sử triết học do
GS. TS Nguyễn Hữu Vui chủ biên (1998) trong đó các tác giả đã dành hẳn
một mục (VI, chương V) cho tnết học Khai sáne Pháp thế kv XVIII. Giá trị
của cuốn sách là cung cấp một bức tranh toàn cảnh về dòng triết học này
cũne như nhiều vấn dể triết học cụ thể ở mỗi triết gia.
Ngoài ra, còn có một số sách chuyên khảo về Cách mạng Pháp 1789
như Cách mạng Pháp 1789 của Trần Vãn Trị (1989), hay sách giới thiệu
triết gia như Đi-đờ-rô của Vũ Đức Phúc (1986). Có thể tìm thấy trong các
cuốn sách này những nguồn thòng tin liên quan đến quan điểm của một sô'
nhà tư tường ở Pháp thế kỷ XVIII về vấn đề giải phóng con người trong đó ít
nhiểu có những bàn luận về thân phận và quyền của người phụ nữ.
Cuối cùng còn có một số bài nghiên cứu trên tạp chí Triết học có giá
trị tham khảo như: Vấn đề nguồn gốc con người trong chủ nghĩa duy vật

Pháp thế kỷ XVIII của tác giả Nguyễn Kim Lai (2000).
Tuy nhiên, một công trình chuyên khảo đặt riêng vấn đề nghiên cứu tư
tưởng nữ quyển trong triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII dưới góc độ
triết học thì dường như chưa có.
Về nguồn tài liêu nghiên cứu bàng tiếng Pháp, liên quan tới đề tài này,
có nhiều tác phẩm có giá trị như:
- Chù nghĩa nữ quvền (Le íéminisme) của Anđrée Michel (1992)
- Phụ nữ vù Cách mạng 1789-1794 (Les femmes et la Revolution 1789-
1794) của Paul-Marie Duhet (1971).
5
Tác phẩm của A. Michel đưa ra một cái nhìn có tính xuyên suốt vể sự
hình thành và phát triển của tư tưởnơ nữ quyền và trong đó tác giả đã dành
một phần để phân tích tư tường nữ quyền trong thời kỳ Khai sána ở Pháp như
là một bộ phận cấu thành. Tuy nhiên, mang tính chất là một cuốn sách phổ
cập đại chúng trong tuyển tập Tôi biết gì? của Xuất bản Đại học Pháp, cuốn
sách có giá trị của một khung định hướng nưn là một cnuyen khảo với phàn
tích sâu và Iiguổn tư liệu rộng.
Ngoài Michel, Duhet trone Phụ nữ và Cách mạng 1789-1794 đã cune
cấp một khối lượng đồ sộ các tài liệu liên quan đến giới nữ 2Íai đoạn Cách
mạng Pháp: thân phận, vai trò của họ và những tư tưởng giải phóng, đấu
tranh vì họ, đặc biệt trong đó có Tuyên ngôn nữ quyền của Olympe de
Gouge. Nhưng tác phẩm này như tên gọi của nó đã ưu tiên xem xét trước hết
là các hoạt động đấu tranh nữ quyền mang tính phong trào trong thời kỳ
Cách mạng.
Hai nhà sử học lớn của Pháp thế kỷ XX là Ariès và Duby trong bộ
sách Lịch sử đời sống riêng tư (Histoire de la vie privée), trong đó có hai tập
quan trọng là tập II Từ cháu Ầu.phong kiến tới Phục Hưng (De 1’Europe
feodale à la Renaissance) và tập III Từ Phục Hung tới Khai súng ('De la
Renaissance aux Lumières), với cái nhìn bao quát cả một thể cảnh vãn hoá,
lịch sử, chính trị, xã hội của châu Âu (phần Tây Âu) đã phân tích những nền

tảng dẫn đến sự chuyển biến và phát triển tư tưởng giải phóng con người
cũng như chính quá trình đó. Qua những trang sách này, giá trị và hạn chế
của Emile hiển hiện dưới lăng kính so sánh: thế kỷ XVIII của Rousseau khác
gì so với cả một thời kv dài Trunc c ổ trona các quan niệm về giáo dục, giá
trị con neười, V.V Những ai quan tàm tìm hiểu lịch sử phát triển của tư
tưởne nữ quvền phươns Tây có thể tìm thấy ớ đây một nguồn tài liệu, khổng
liền mạch vì chính tính chất của bộ sách, vô cùng quý giá về thiết chế gia
6
đình và đặc biệt hơn về lịch sử cùa thân phận nữ 2ÍỚÍ. Nói tóm lại. bộ sách
này đi theo hướns nghiên cứu lịch sử và xã hội học lịch sử nhiều hơn là triết
học.
3/ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận vãn là bước đầu làm rõ được những nội dung cơ
bản và giá tri đóng góp cũng như mặt hạn chế của tư tưởng nữ quyền trong
triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII.
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải giải quyết những nhiệm vụ
cụ thể sau:
Thứ nhất, giới thiệu những tiền đề cho sự ra đời của tư tưởng nữ quyền
trong triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII.
Thứ hai, trình bày và phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng nữ
quyền trong triết học Khai sáng Pháp thế kỷ xvni; đưa ra nhữne nhận xét
sơ bộ về những giá trị đóng góp và hạn chế của nó.
4/ Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận vãn này, chúng tôi dựa vào phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin trong nghiên cứu lịch sử triết học. Cụ thể, chúng tôi sử
dụng các phương pháp cơ bản sau: phương pháp lôgích-lịch sử, phương pháp
phân tích-tổng hợp.
5/ Cái mới của luận văn
Luận văn đã bước đầu hệ thống lại tư tưởng nữ quyền trona triết học
Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII và đưa ra một số nhận xét về nhữne đóng góp

cũng như hạn chế của tư tưởng ấy.
7
6/ Đóng góp của luận văn
Luận vãn này có thể dùng làm tài liệu tham khảo phạc vụ cho đối
tượns sinh viên và những ai quan tâm, muốn tìm hiểu về triết học Khai sáng
Pháp hay chủ nghĩa nữ quyền.
7/ Kết cáu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
phần nội dune của luận văn gồm 2 chương 4 tiết.

×