Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Ngụy biện và vai trò của nó trong sự phát triển của tư duy khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.48 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




HOÀNG THỊ THU



NGỤY BIỆN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƢ DUY KHOA HỌC





LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC








Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





HOÀNG THỊ THU



NGỤY BIỆN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƢ DUY KHOA HỌC

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.03.01


LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN ANH TUẤN



Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng
dẫn của PGS, TS. Nguyễn Anh Tuấn. Các tài liệu trong luận văn là trung
thực, đảm bảo tính khách quan và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả





Hoàng Thị Thu


MỤC LỤC
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 6
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 7
6. Đóng góp của luận văn 7
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 7
8. Kết cấu của luận văn 7
CHƢƠNG 1. NGỤY BIỆN - MỘT HÌNH THỨC LỊCH SỬ CỦA LUẬN
CHỨNG 8
1.1. Vài nét về luận chứng 8
1.2. Nguỵ biện ở Hy Lạp cổ đại 15
1.2.1. Sự ra đời của ngụy biện ở Hy Lạp cổ đại 17
1.2.2. Một số nhà ngụy biện Hy Lạp cổ đại 22
1.2.3. Vai trò của các nhà ngụy biện trong xã hội Hy Lạp cổ đại 27
1.3. Những đặc trƣng của ngụy biện 34
CHƢƠNG 2. TƢ DUY KHOA HỌC VÀ VAI TRÕ CỦA NGỤY BIỆN

TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NÓ 40
2.1. Tƣ duy khoa học 40
2.2. Các loại ngụy biện cơ bản 48
2.2.1. Nhóm các loại ngụy biện trong phép chứng minh 49
2.2.2. Nhóm các loại ngụy biện khác 58
2.3. Về vai trò của ngụy biện trong sự phát triển tƣ duy khoa học 66
2.3.1. Nguỵ biện giúp tư duy khoa học đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề
lôgíc-triết học và thực tiễn 67


2.3.2. Ngụy biện thúc đẩy học tập lôgíc học nhằm nâng cao năng lực tư
duy khoa học 73
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nếu lịch sử nhận thức là một hệ thống những vòng khâu thì thuật ngụy
biện sẽ là một nấc thang trong chỉnh thể của những vòng khâu đó, vừa thâm
nhập đan xen vào mọi nấc thang khác. Lịch sử nhận thức đã chỉ ra rằng, con
đƣờng nhận thức và phản ánh hiện thực khách quan không bao giờ là một con
đƣờng thẳng tắp, mà thƣờng là đầy khó khăn, phức tạp. Nó có những bƣớc
thăng trầm, lúc tiệm tiến đi sát đến phản ánh đúng bản chất đối tƣợng, nhƣng
có lúc lại thụt lùi phản ánh sai bản chất, hoặc cũng có lúc tƣ duy con ngƣời lại
cố tình phản ánh xuyên tạc về bản chất của đối tƣợng nhằm đạt mục đích vụ
lợi của mình.
Trong nghiên cứu khoa học, cũng nhƣ trong cuộc sống hàng ngày con
ngƣời luôn có nhu cầu tranh luận, kiến tạo cơ sở (luận chứng). Ai cũng cần có
kiến thức về suy luận, về chứng minh nhằm tìm ra quy luật khách quan, bản

chất đúng của đối tƣợng và thuyết phục ngƣời khác. Trong khi tranh luận,
không ít ngƣời lập luận luẩn quẩn, vòng quanh, khăng khăng khẳng định một
điều nào đó mà không chứng minh đƣợc tính đúng đắn của nó, hoặc đánh tráo
những đối tƣợng, mối liên hệ, những khái niệm về chúng một cách có chủ
đích… Trong những trƣờng hợp đó ngƣời ta đã rơi vào ngụy biện.
Trong khoa học cũng nhƣ trong cuộc sống hàng ngày có thể gặp khá
nhiều kiểu ngụy biện. Trong lịch sử triết học đã có hẳn những trƣờng phái
ngụy biện ở cả phƣơng Tây và phƣơng Đông với những ngƣời đứng đầu nổi
tiếng nhƣ Protago, Gorgias, Prodika, Kallikl, Huệ Thi, Công Tôn Long,…
Tuy nhiên, không phải ai cũng có sự hiểu biết khá đầy đủ và hệ thống về ngụy
biện, nhất là để chỉ ra đƣợc những thuật ngụy tạo cố ý của những ngƣời ngụy
biện thì nhiều khi rất khó khăn. Những loại ngụy biện núp dƣới hình thức
“khoa học” thƣờng không dễ nhận dạng nếu chúng ta thiếu kiến thức lôgic
học hay thờ ơ với lý lẽ. Do đó, điều quan trọng trong nhận thức khoa học

2
cũng nhƣ trong tranh luận là cần phải phát hiện và nhận dạng những hình thức
ngụy biện, và quan trọng hơn là phải hiểu tại sao chúng sai thì mới có thể bóc
trần ngụy biện đƣợc. Để hóa giải, chỉ ra những sai trái mang tính ngụy biện
thì con ngƣời cần phải rèn luyện thành thạo các kỹ năng, kỹ xảo tƣ duy, và
luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, nghi ngờ. Có nhƣ vậy thì việc vận dụng
các quy luật, phạm trù, các tri thức lôgic học vào hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tiễn mới thêm hiệu quả. Việc nâng cao năng lực nhận diện và bác
bỏ ngụy biện sẽ đảm bảo cho việc xác lập độ tin cậy của các tri thức và đảm
bảo cho việc vận dụng chúng vào thực tiễn có hiệu quả cao nhất.
Khi nói tới ngụy biện ngƣời ta thƣờng hay nghĩ ngay tới những mặt hạn
chế của nó là cố ý vi phạm quy tắc suy luận nhằm thay đổi sự thực mà ít đề
cập đến vai trò của ngụy biện “thông minh” trong sự phát triển của nhận thức.
Giống nhƣ phép siêu hình đã từng có vai trò đáng kể trong sự phát triển Khoa
học thời cận đại và ngày nay nhiều ngƣời cực đoan tỏ ra chê bai, dè bỉu nó,

nhƣng thực ra nó vẫn còn có thể giữ một vai trò xác định trong tƣ duy khoa
học hiện đại, thì phép nguỵ biện “trong sáng” cũng đã từng kích thích tƣ duy
khoa học của nhân loại phát triển ở những thời kỳ đầu chập chững của nó. Sự
sinh thành và phát triển của nhận thức cá nhân, xét ở khía cạnh phát sinh cá
thể, về cơ bản phải lặp lại quá trình mà nhận thức nhân loại đã trải qua (phát
sinh loài) dƣới dạng cô đặc, rút gọn. Vậy thì, lúc nào và làm thế nào khơi gợi
đƣợc khả năng nguỵ biện tiềm ẩn trong mỗi con ngƣời để phục vụ cho sự phát
triển tƣ duy khoa học của họ? Xuất phát từ lý do đó kết hợp với mong muốn
tìm hiểu thấu đáo hơn một vấn đề lôgíc học quan trọng, em đã chọn Ngụy
biện và vai trò của nó trong sự phát triển của tư duy khoa học làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình. Hy vọng rằng, việc thực hiện đề tài sẽ góp phần
nhỏ vào nghiên cứu giúp bản thân em và những ngƣời quan tâm có cái nhìn
đầy đủ, hệ thống hơn về vai trò của việc hoá giải và vƣợt qua ngụy biện nhằm
đƣa tƣ duy khoa học tiến lên không ngừng.

3
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề tƣ duy và tƣ duy khoa học của con ngƣời luôn thu hút sự quan
tâm nghiên cứu của các nhà triết học và lôgic học. Đối với các nhà nghiên cứu
mácxít “tƣ duy”, “tƣ duy khoa học” thƣờng nổi lên là vấn đề có tính thời sự,
hiện đại mà việc triển khai nó quyết định đến việc phát triển lôgic học biện
chứng mácxít, tới sự hội nhập của dòng tƣ tƣởng mác xít vào thế giới đƣơng
đại. Tuy nhiên, những công trình chuyên nghiên cứu về tƣ duy thƣờng rất ít
và chủ yếu là do các nhà lôgic học tiến hành. Có thể kể ra đây các tác phẩm
của các nhà triết học Liên Xô đã đƣợc dịch sang tiếng Việt nhƣ hai tác phẩm
của M.M. Rôdentan: Những vấn đề về phép biện chứng trong bộ Tư bản của
C. Mác [45]; Nguyên lý của lôgíc học biện chứng [46] và đƣợc xuất bản từ
đầu những năm 60 thế kỷ trƣớc. Tác giả đã khảo sát bản chất của quá trình tƣ
duy và các quy luật của nó, một số chƣơng trong các cuốn sách nêu trên đã
đƣợc dành riêng để nghiên cứu khá chi tiết các quy luật biện chứng tác động

trong tƣ duy và vấn đề mâu thuẫn biện chứng trong Tư bản [36] của C. Mác.
E.V. Ilencov là tác giả đã dành sự quan tâm đặc biệt và có công lớn trong
việc triển khai khái niệm “tƣ duy”. Trong cuốn Lôgíc học biện chứng [26],
ông đã trình bày hệ vấn đề lôgíc biện chứng, khảo sát lịch sử phát triển các
quan niệm về đối tƣợng của khoa học lôgíc trong suốt tiến trình tƣ tƣởng
thông qua những nhà triết học tiêu biểu. Vấn đề “tƣ duy” đƣợc ông khảo sát
kỹ trong Bút ký 8: “Cách hiểu duy vật về tƣ duy” nhƣ là đối tƣợng của khoa
học lôgíc, nhƣ là cơ sở để tiếp cận các vấn đề khác của lôgíc học; bút ký 10
“Lôgic của “Tƣ bản” và 13 “Mâu thuẫn nhƣ là phạm trù của lôgic học biện
chứng” đề cập trực tiếp đến những quy luật lôgíc, nhất là quy luật mâu thuẫn,
sự phê phán cách hiểu hình thức, siêu hình về nguồn gốc và sự tác động của
các quy luật này trong tƣ duy.
A.P. Septulin trong cuốn Phương pháp nhận thức biện chứng [47] cũng
đã đề cập đến các nguyên tắc của tƣ duy biện chứng, các quy luật biện chứng

4
của tƣ duy và việc áp dụng phƣơng pháp đƣợc khái quát từ lịch sử các khoa
học vào nghiên cứu tƣ duy.
Bộ sách Lịch sử phép biện chứng [72] của Viện Hàn lâm Khoa học Liên
Xô gồm 6 tập do tập thể các cán bộ Viện Triết học dịch và xuất bản những
năm cuối thế kỷ XX cũng là nguồn tài liệu quan trọng nghiên cứu hệ vấn đề
“tƣ duy”. Nói riêng, Bachisev trong cuốn Lịch sử phép biện chứng mác-xít ở
chƣơng 5 “Vấn đề mâu thuẫn biện chứng” [72; 217-245], đã tiến hành phân
biệt antinomie với mâu thuẫn, mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng, coi
đó là dấu hiệu quan trọng để phân biệt các loại hình tƣ duy với nhau.
Một số tác giả Việt Nam đã bàn khá sâu về những vấn đề của tƣ duy, đối
tƣợng của lôgíc học. Trƣớc hết phải kể đến các nhà lôgíc học lớp trƣớc nhƣ
Tô Duy Hợp [xem: 21 – 23], Bùi Thanh Quất [xem: 43], Vũ Văn Viên [xem:
68 – 71], rồi đến các cán bộ đang nghiên cứu và giảng dạy hiện nay nhƣ
Nguyễn Ngọc Hà [xem: 14 - 16], Phạm Thái Việt [xem: 74], Nguyễn Anh

Tuấn [xem: 58 - 65], Nguyễn Thuý Vân [xem: 66 và 67], Nguyễn Gia Thơ
[xem: 51, 52], Lê Hữu Nghĩa – Phạm Duy Hải [xem: 38], Trong các công
trình, bài viết đã nêu các tác giả đều đã cụ thể hoá, chính xác hoá cách hiểu
mácxít về tƣ duy, phân biệt các loại hình tƣ duy và chỉ ra đặc thù của các khoa
học về chúng. Chúng tôi coi những công trình của họ là điểm tựa về mặt lý
luận và phƣơng pháp luận để triển khai nghiên cứu đề tài này.
Hơn thế nữa trong các công trình đó có các tác giả bằng những cách
tiếp cận nghiên cứu khác nhau đã góp phần chính xác hóa thêm các khái
niệm, thuật ngữ, quy luật của lôgic học. Có thể kể ra đây một số tác giả tiêu
biểu nhƣ: Vũ Văn Viên (2006), “Tƣ duy lôgic – bộ phận hợp thành của tƣ duy
khoa học" [xem: 71], Lê Hữu Nghĩa – Phạm Duy Hải (1998), Tư duy khoa
học trong giai đoạn cách mạng khoa học công nghệ [xem 38]. Nguyễn Ngọc
Long (1988), “Năng lực tƣ duy lý luận trong quá trình đổi mới tƣ duy” [35].

5
Ngoài những công trình chuyên biệt nghiên cứu về tƣ duy, tƣ duy khoa
học còn có những công trình khác của các tác giả Trung Quốc nghiên cứu
chuyên sâu hơn về ngụy biện, thuật ngụy biện. Có thể kể đến:
Nhà triết học Hồ Thích trong tác phẩm Lôgic học tiên Tần [50] đã
phân tích sâu sắc về nguỵ biện của Huệ Thi, Công Tôn Long ở Trung Hoa cổ
đại. Hồ Vệ Hồng trong cuốn Những cuộc đối thoại tinh tế phương Tây và lời
bình (2004) [19] đã sƣu tầm một loạt những câu chuyện đối đáp của ngƣời
phƣơng Tây và lời bình của tác giả đã giúp cho ngƣời đọc thấy đƣợc sự khôn
khéo trong cách lập luận để giành chiến thắng. Triệu Truyền Đống trong công
trình Phương pháp biện luận, thuật hùng biện (2002), [xem 10] đã hệ thống
hóa những cách thức, chiến thuật và mƣu mẹo giành chiến thắng trong tranh
luận, trong đó có đƣa ra các ví dụ cụ thể minh họa cho việc phản bác ngụy
biện và chỉ ra những sai lầm trong cách lập luận đó.
Nhóm các tác giả nghiên cứu vấn đề này trong khuôn khổ ngôn ngữ
học và lôgic học chủ yếu gồm có Nguyễn Đức Dân trong giáo trình Nhập môn

lôgic hình thức và lôgic phi hình thức (2005) [9], và tác giả Phạm Đình
Nghiệm trong cuốn sách chuyên khảo Nhập môn lôgic học (2005) [42],… đều
đã phân tích một số trƣờng hợp ngụy biện, đặc biệt chỉ ra khá chi tiết phƣơng
pháp bác bỏ ngụy biện, từ đó các tác giả đã khái quát một số kiểu ngụy biện
thƣờng gặp trong khoa học, trong sinh hoạt đời thƣờng của con ngƣời.
Một số tác giả đề cập đến vấn đề mà luận văn quan tâm chủ yếu thông
qua phƣơng pháp hùng biện. Trƣơng Ái Châu trong tác phẩm Thi hùng biện,
phép biện luận, [2]; Nguyễn Trƣờng Giang trong cuốn sách thƣờng thức
Lôgic trong tranh luận (2000), [13]; Liên Chí Trung trong Phương pháp hùng
biện (2000) [56],… cũng đều đã nghiên cứu khá kỹ các thủ thuật giành chiến
thắng trong tranh luận, qua đó chỉ ra một số lỗi thƣờng mắc trong tranh luận.
Có thể thấy vấn đề ngụy biện đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm, tìm hiểu.
Song, do mục đích khác nhau mà mỗi tác giả có một hƣớng tiếp cận riêng.

6
Hầu hết các tác giả chƣa tiến hành hệ thống hóa, khái quát hóa về mặt lý luận
vấn đề này trên cơ sở cách hiểu về tƣ duy, tƣ duy lôgíc và tƣ duy khoa học.
Mặt khác, sự vận động, phát triển của tự nhiên – xã hội và tƣ duy ngày càng
diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi phải vạch chỉ ra đƣợc các lỗi ngụy biện trong nhận
thức khoa học, trong tranh luận, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhận
thức con ngƣời nói chung.
Những nghiên cứu trên đã ít nhiều ở khía cạnh này hay khác đề cập đến
vấn đề chúng tôi quan tâm, và do đó sẽ là những gợi ý quan trọng cho chúng
tôi đi sâu triển khai đề tài đã chọn một cách hệ thống hơn. Bên cạnh đó những
kết quả đã đạt của những ngƣời đi trƣớc sẽ đƣợc chúng tôi chọn lọc, thu lƣợm
để trình bày khái quát hơn vấn đề ngụy biện, từ đó chỉ ra vai trò của nó trong
sự phát triển của tƣ duy khoa học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Trên cơ sở làm rõ khái niệm luận chứng, vị trí của nguỵ biện và tƣ duy

khoa học trong kết cấu của nó, luận văn khảo sát lịch sử, phân tích nội dung
ngụy biện ở phƣơng Tây, và vai trò của chúng trong sự phát triển của tƣ duy
khoa học.
Nhiệm vụ:
- Phân tích khái quát về luận chứng, vị trí của nguỵ biện trong lịch sử
hình thành của nó ở Hy Lạp cổ đại.
- Trình bày về tƣ duy, các quy luật, nguyên tắc của tƣ duy lôgic và yêu
cầu của tƣ duy khoa học.
- Nghiên cứu phân nhóm các loại hình ngụy biện cơ bản và vai trò của
nó trong sự phát triển của tƣ duy khoa học.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ngụy biện và vai trò của ngụy biện trong sự
phát triển của tƣ duy khoa học.

7
- Phạm vi nghiên cứu: Các loại ngụy biện tiêu biểu thƣờng gặp đã đƣợc
nêu trong sử sách từ thời cổ đại ở Phƣơng Tây đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên các nguyên lý phát
triển và liên hệ phổ biến, quan điểm mác xít về mối quan hệ giữa tồn tại xã
hội và ý thức xã hội, về lôgic của tƣ duy.
- Luận văn sử dụng các phƣơng pháp: Phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ
thống hóa, thống nhất lịch sử - lôgic trên tinh thần kết hợp lý luận - thực tiễn.
6. Đóng góp của luận văn
- Về cơ bản chỉ ra đƣợc bản chất của nguỵ biện trong lịch sử hình thành
phép luận chứng và mối liên hệ của nó với tƣ duy khoa học.
- Bƣớc đầu hệ thống hóa các loại ngụy biện trong đời sống, vai trò của
chúng trong phát triển tƣ duy khoa học và học tập lôgic học.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn xem xét những vấn đề căn bản của tri thức

lôgic học: tƣ duy nói chung và ngụy biện nói riêng trong qua trình luận
chứng, những quy luật và vai trò của nó, việc hiểu rõ những vấn đề này là cơ
sở và sự gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo trong lôgic học.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục
vụ nghiên cứu, học tập môn lịch sử triết học và lôgic học.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn
gồm có 2 chƣơng, 6 tiết.

8
CHƢƠNG 1. NGỤY BIỆN - MỘT HÌNH THỨC
LỊCH SỬ CỦA LUẬN CHỨNG

1.1. Vài nét về luận chứng
Trong cuộc sống và hoạt động hàng ngày từ ngƣời dân bình thƣờng đến
các chính khách, nhà khoa học luôn phải đƣa ra ý kiến, bày tỏ quan điểm của
mình về một vấn đề nhất định. Đƣa ra ý kiến hay nêu quan điểm là một việc
không mấy khó khăn, mà cái chính là phải biết bảo vệ nó, giữ vững niềm tin
của mình, thuyết phục ngƣời khác tính đúng đắn và hợp pháp của nó. Nhƣng
để làm đƣợc điều đó một cách đầy đủ thì những ý kiến, quan điểm của mình
phải có cơ sở, rồi từ cơ sở đó chúng ta phải biết dùng lý lẽ để luận chứng cho
mọi điều hệ quả đƣợc rút ra.
Theo nghĩa rộng nhất luận chứng là nghệ thuật đƣa ra các nguyên cớ và
luận cứ, chứng minh và bác bẻ, tìm kiếm những cơ sở chắc chắn cho việc
đánh giá, đƣa ra các quyết định tin cậy. Giá nhƣ mọi ngƣời đều rõ mọi
chuyện, tất cả đều hiểu nhau từ nửa lời và chia xẻ đƣợc các mong muốn, lợi
ích và quan niệm của mình về cuộc sống, thì đã không cần đến các nỗ lực
thực hiện luận chứng. Sự rõ ràng minh bạch về thực chất của các tình huống
đời sống, về tính đúng đắn của các quyết định và hành động không phải bỗng
dƣng tự thân đến, mà có thể, nảy sinh bất ngờ, hay là kết quả quá trình lâu dài

suy nghĩ và luận đoán, hơn nữa thƣờng là suy nghĩ cùng nhau của nhiều
ngƣời. Thƣờng sự thông hiểu rõ ràng diễn ra chính vào khi con ngƣời chia sẻ
vấn đề của mình với ai đó, bổ sung cho nhau, loại trừ khiếm khuyết của nhau,
bởi vì ngƣời đối thoại của ta nhìn mọi thứ theo cách của mình, thƣờng không
hiểu, phản đối ta. Muốn hay không ta cũng phải kiên nhẫn lựa chọn ngôn từ
và bằng chứng để giải thích, luận giải, làm cho thông hiểu và, có thể tiếp thu ý
kiến của ta, tức là, ta đã thuyết phục đƣợc họ. Nhƣng để làm việc đó có hiệu
quả nhất cần phải có những phƣơng pháp phù hợp với từng loại quan điểm

9
đƣợc đƣa ra, với hoàn cảnh cụ thể. Trong khoa học và lôgíc học từ lâu đã dần
dần hình thành một bộ môn nghiên cứu về những cách thức và phƣơng pháp
nhƣ thế có tên gọi là lý thuyết luận chứng, và nó còn thƣờng đƣợc gọi là
phương pháp luận thuyết phục.
Thuyết phục không phải là sự gán ép bằng bạo lực ý chí của mình cho
ngƣời khác. Trong tu từ học và lý thuyết luận chứng cổ điển thuyết phục
mang nghĩa duy lý – nó là kết quả thảo luận các nguyên cớ trí tuệ, là thành
tựu thông hiểu lẫn nhau và sự đồng thuận quan điểm về vấn đề cùng quan
tâm. Quá trình đạt tới đồng thuận các ý kiến và hình thành sự chịu thuyết
phục về tính chân thực của quyết định giải quyết các tình huống xung đột
bằng con đƣờng hoà bình, nhân văn. Văn hóa tiến hành luận chứng và tƣ duy
phê phán đƣợc kỳ vọng giữ vai trò kiến tạo hoà bình trong sự hình thành cộng
đồng toàn thế giới các dân tộc và các nền văn hóa, ở đó tất cả gắn kết và phụ
thuộc lẫn nhau. Luận chứng, do vậy, là hoạt động rộng hơn đáng kể so với
những gì chúng ta vẫn hiểu trong lôgíc học. Nói cách khác, lôgíc học với tƣ
duy là đối tƣợng nghiên cứu chung nhất, mới là một bộ phận quan trọng nhờ
đó xây dựng nên lý thuyết luận chứng, chứ tuyệt nhiên chƣa phải là tất cả.
Tìm hiểu kỹ hơn có thể thấy, lý thuyết luận chứng, tuy ở phần lôgíc dựa
trên các học thuyết lôgíc truyền thống và hiện đại, nhƣng vẫn có đối tƣợng và
những nhiệm vụ riêng biệt. Mục đích cơ bản của lý thuyết luận chứng là

nghiên cứu các thủ thuật và hình thức suy đoán có cơ sở. Điều này đòi hỏi
giải quyết các nhiệm vụ kiến tạo cơ sở khá rộng: đƣa ra các luận điểm có cơ
sở hay các giả thuyết, những câu trả lời đƣợc luận chứng cho các câu hỏi, tìm
kiếm các cơ sở cho hành vi có mục đích và sự đánh giá giá trị, kiến tạo cơ sở
cho các tiêu chuẩn lựa chọn các quyết định trái chiều, tính có cơ sở và tính
đƣợc chứng minh của các lập luận. Lý thuyết luận chứng xem xét một cách
khoa học khá nhiều các văn cảnh và các tình huống ngôn từ sống động, đƣợc
gọi là các tranh tụng vốn không đƣợc hình thức hoá hết bằng các phƣơng tiện

10
lôgíc học. Đó là những lập luận triết học, luật học, xã hội học, sử học và của
các bộ môn khoa học nhân văn khác, đó còn là những suy đoán thƣờng ngày.
Yêu cầu về tính gắn kết và có tổ chức của các tƣ tƣởng là rất cần đƣợc
thoả mãn, và đó là nhiệm vụ mà môn lôgíc học giúp giải quyết, nhƣng không
hẳn bắt buộc; còn trong các tình huống sáng tạo yêu cầu đó đơn giản là bất
khả thi. Là bộ môn phƣơng pháp luận, luận chứng chƣa có đƣợc sự chặt chẽ
nhƣ toán học hay lôgíc học: không phải mọi dạng kiến tạo cơ sở đều mang
tính lôgíc và cũng không thể gọi mọi thủ pháp luận chứng là chứng minh.
Ngoài thành tố lôgíc trong luận chứng còn có các thành tố tu từ học, nhận
thức luận, tâm lý học, đạo đức học, giá trị học. Nhƣng trong nghiên cứu và
luận chứng khoa học yếu tố lôgíc phải giữ vai trò then chốt hàng đầu, vì thế
cần rèn luyện và phát triển tƣ duy lôgíc-khoa học.
Mục đích của việc học luận chứng là tiếp thu và rèn luyện thói quen tƣ
duy nghiên cứu dựa trên sự quan sát, tính chứng minh, trí tƣởng sáng tạo và
đối thoại. Luận chứng nhƣ là thủ pháp nêu giả thuyết, kiến tạo cơ sở của nó và
sự thảo luận chung có phê phán, gắn liền với nghiên cứu. Nghiên cứu đòi hỏi
đặt vấn đề, các mục đích, lựa chọn các định hƣớng giá trị, phân tích và xây
dựng các kịch bản dự báo. Tất cả đều đòi hỏi kiến tạo cơ sở phù hợp với cá
nhân cụ thể. Đến lƣợt mình cũng không thể thực hiện luận chứng mà thiếu
nghiên cứu.

Lý thuyết luận chứng là phƣơng pháp luận thuyết phục có cơ sở. Có thể
phát biểu nhiệm vụ cơ bản của nó dƣới dạng câu hỏi: “Làm thế nào để ý kiến
của mình có cơ sở và thuyết phục ngƣời khác về điều đó?”. Kiến tạo cơ sở và
thuyết phục không chỉ là nguyên tắc nền tảng của luận chứng, mà còn làm cho
nó trở nên có tính chất hai mặt. Một mặt, luận chứng cần phải dựa trên
phƣơng pháp luận lôgíc, bởi vì sự đƣợc chứng minh là điều kiện bắt buộc khi
nêu ra và bảo vệ lập trƣờng cả trong nghiên cứu khoa học, lẫn trong các cuộc
tranh thảo công khai. Mặt khác, luận chứng bao gồm cả các thành tố tu từ và

11
tâm lý do tính chất giao tiếp của hành động chứng minh, tính định trƣớc địa
chỉ của kiến tạo cơ sở cho ngƣời khác, cho giảng đƣờng. Trong các tình
huống đời thƣờng ngƣời luận chứng buộc phải sử dụng các quy luật lôgíc chặt
chẽ, cũng nhƣ các hình tƣợng sắc nét, đầy cảm xúc.
Thiếu luận chứng thì không thể có tranh luận, đàm phán, không có cả
những cuộc trao đổi ý kiến thông thƣờng nhất. Những cuộc tranh thảo mang
tính luận chứng ở thời cổ đại đã đƣợc gọi là biện chứng pháp, mà thƣờng vẫn
hiểu là nghệ thuật tƣơng tác ngôn từ, trò chơi trí tuệ hỏi đáp. Cách hiểu nhƣ
thế về biện chứng pháp khác với sự cải vã thô thiển (khẩu chiến). Cãi nhau
nảy sinh do xung đột các ý kiến và thƣờng diễn ra nhƣ trò chơi không quy tắc,
khi các bên cãi nhau trong trạng thái tức giận không thể đi đến điều gì tích
cực. Ngƣợc lại, biện chứng pháp giả định với tƣ cách là điều kiện tất yếu
những chuỗi, nối kết lôgíc mang lại cho tƣ tƣởng sự gắn bó và tính tổ chức.
Quá trình biện chứng pháp hƣớng đến tìm kiếm tri thức hay đạt đƣợc thoả
thuận. Nhƣng việc khám phá cái chƣa biết và đạt đƣợc thoả thuận không là
công việc dễ dàng. Công nghệ tranh thảo hiện đại đều tránh các thái cực của
cãi vã thiếu nền tảng và tính hình thức của các thủ thuật, các phƣơng pháp
tích cực hoá trực giác trong chúng kết hợp với tƣ duy nghiêm cẩn, phê phán.
Biện chứng pháp cổ đại không chỉ là trò chơi trí tuệ hỏi đáp. Arixtot,
ngƣời đã cống hiến nhiều cho sự hình thành lôgíc học nhƣ bộ môn khoa học,

cũng đƣợc coi là nhà sáng lập cả lý thuyết luận chứng. Ông còn thêm cho biện
chứng một nghĩa nữa: là nghệ thuật lập luận đúng (hoặc xác suất-biện chứng),
tức là những lập luận tƣơng hợp với ý kiến đã đƣợc thừa nhận chung (ý kiến
số đông, nhóm xã hội…). Tranh luận thực sự là dạng lập luận nhƣ thế: vì nếu
tất cả đều rõ, thì đã không còn gì để tranh thảo nữa.
Các khái niệm chứng minh, luận chứng và kiến tạo cơ sở là nền tảng
đối với khía cạnh lôgíc của luận chứng.
Chứng minh ở nghĩa chặt chẽ khá khác với luận chứng. Chứng minh ở
nghĩa hẹp, chặt chẽ đƣợc nghiên cứu bởi lôgíc học vốn có nền tảng chắc chắn

12
theo kiểu các phƣơng pháp toán học. Chứng minh (chính xác hơn là chứng
minh hình thức) trong lôgíc học là quá trình (phƣơng pháp) xác lập chân lý,
kiến tạo cơ sở cho tính chân thực của phán đoán. Chứng minh hình thức là các
chuỗi suy luận đƣợc xây dựng theo các quy tắc chặt chẽ đảm bảo tính chân
thực của kết luận từ tính chân thực của các tiền đề. Phát biểu ngôn từ và nội
dung của các tiền đề và kết luận đều đã đƣợc biết trƣớc. Tuỳ thuộc vào kiểu
hệ thống hình thức (nối kết lôgíc) đƣợc lựa chọn mà khái niệm chứng minh sẽ
có định nghĩa và sự chính xác hoá phù hợp.
Lý thuyết luận chứng sử dụng khái niệm chứng minh ở nghĩa rộng,
theo đó các thuật ngữ “chứng minh’ và “luận chứng” là đồng nghĩa. Theo
nghĩa rộng chứng minh thƣờng đƣợc hiểu là tất cả những gì thuyết phục đƣợc
tính chân thực của điều gì đó, bao gồm (nhƣng không nhất thiết) cả những hệ
thống suy luận có ý nghĩa một cách trực giác từ các tiền đề (luận cứ). Trong
Bách khoa thư triết học mới (Nga) có định nghĩa nhƣ sau: “Luận chứng là
nghệ thuật tạo cơ sở cho hành vi hay tƣ tƣởng nào đó (kiến tạo cơ sở của
chúng), là phƣơng thức thuyết phục ngƣời khác nhờ các luận cứ có ý nghĩa
nhằm công khai bảo vệ chúng, khơi gợi ý kiến xác định về chúng, công nhận
hoặc giải thích chúng” [74, t.1, tr. 162].
Luận chứng luôn mang tính đối thoại và vƣợt khỏi khuôn khổ chứng

minh hình thức, mà về thực chất vốn là phi nhân cách và mang tính độc thoại.
Luận chứng cuốn vào mình không chỉ kỹ thuật tƣ duy (nghệ thuật tổ chức
lôgíc cho tƣ duy), mà còn kỹ thuật thuyết phục (nghệ thuật làm đồng thuận
các tƣ tƣởng, tình cảm và ý chí những ngƣời đối thoại).
Những khía cạnh cơ bản của luận chứng là dữ kiện (thông tin về các dữ
kiện đƣợc dùng với tƣ cách các luận cứ), tu từ (các hình thức và phong cách
tác động ngôn từ và cảm xúc), đánh giá (sự lựa chọn mang tính giá trị các
luận cứ), đạo đức (tính chấp nhận đƣợc về mặt đạo lý hay tính cho phép đƣợc
của các luận cứ), lôgíc (tính nhất quán và tính phi mâu thuẫn của các luận cứ,

13
sự tổ chức chúng thành suy luận chấp nhận đƣợc về mặt lôgíc, tính nối kết hệ
thống), thẩm mỹ (nghệ thuật đối thoại nhƣ cuộc chơi trí tuệ, thẩm mỹ giao
tiếp, sở thích nghệ thuật trong các trò chơi sáng tạo).
Kiến tạo cơ sở là khái niệm then chốt của lý thuyết luận chứng đã đƣợc
sinh ra trong lòng sâu triết học. Tất cả tập hợp các giả thuyết và luận cứ triết
học về các cơ sở của tồn tại và nhận thức đều khởi nguồn từ vấn đề kiến tạo
cơ sở. Kiến tạo cơ sở đòi hỏi sự hiện hữu các bƣớc phê phán theo diễn trình
suy tƣ về bản chất của đối tƣợng đƣợc thảo luận. Nhƣng tƣ duy phê phán
trong các hành vi kiến tạo cơ sở không nhất thiết dẫn đến mức chứng minh
chặt chẽ. Kiến tạo cơ sở bao gồm hai khía cạnh: nội dung hay khía cạnh
chứng minh, và khía cạnh giao tiếp, hay thuyết phục. Ở khía cạnh lôgíc kiến
tạo cơ sở yếu hơn chứng minh. Cùng với các kiểu kiến tạo cơ sở một cách duy
lý, lý thuyết luận chứng hiện đại còn cho phép cả việc viện dẫn đến kinh
nghiệm cá nhân và các hiện tƣợng tự ý thức. Kinh nghiệm cá nhân cùng với
các thành tựu, các sai lầm, bài học của nó, đối với con ngƣời là tiêu chuẩn tự
nhiên, gần gũi, đáng tin cậy và thuyết phục hơn cả.
Tóm lại, bản chất của luận chứng ngay từ đầu đã mang tính hai mặt.
Mặt nội dung-khách quan là ở tính đƣợc chứng minh, mặt giao tiếp-chủ quan
- ở tính thuyết phục. Tính đƣợc chứng minh trong khoa học (trong khuôn khổ

một hệ chuẩn, một trƣờng phái khoa học) trùng với tính thuyết phục, mà trong
trƣờng hợp này thoả mãn tính rõ ràng. Các nhà triết học nghiên cứu các luận
chứng, trong đó có những tƣơng quan khác nhau giữa tính đƣợc chứng minh
và tính thuyết phục. Nếu luận chứng hay chứng minh ở nghĩa rộng (trả lời câu
hỏi “vì sao?”) đòi hỏi phải có các luận cứ, thì đối với kiến tạo cơ sở (trả lời
câu hỏi “trên cơ sở nào?”) sự viện dẫn vào tình hình sự việc trong hiện thực,
vào truyền thống, vào quy định xã hội, trải nghiệm bản thân… cũng đã là đủ.
Đối với các tranh luận duy lý yêu cầu về tính có cơ sở và tính đƣợc chứng
minh của các phán đoán và đánh giá là bắt buộc. Và đây cũng là yêu cầu nhất

14
thiết của tƣ duy khoa học đã đƣợc chú ý ngay từ khi con ngƣời bắt đầu suy tƣ
về thế giới xung quanh, về bản thân mình.
Thật vậy, nghệ thuật luận chứng xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ I
TCN và gắn liền với sự phát triển của tƣ duy lôgíc. Nghi lễ tổ chức lên cuộc
sống của các cộng đồng cổ truyền, vì thế thuyết phục trƣớc hết là ở hành vi,
chứ không phải ngôn từ chứng minh. Nhu cầu về nghệ thuật đảm bảo tính
thuyết phục của lời nói bắt đầu rõ rệt cùng với sự phát triển của các nền văn
minh lớn. Mối quan tâm tới lập luận chính nhƣ tới quá trình và sự ngạc nhiên
trƣớc các khả năng khám phá chân lý bằng phƣơng thức đó đã xuất hiện ở
khắp các khu vực văn minh cổ đại (Ai Cập, Trung Hoa, Ấn Độ, Hy Lạp…). Ở
Ai Cập tu từ học đƣợc đƣa vào giáo dục chung. Tính đúng đắn của lời nói, sự
nối kết, tính nhất quán và tính đƣợc chứng minh của nó lần đầu tiên đƣợc
Đêmôcrit gọi là tính lôgíc.
Từ “lôgíc” ở cách dùng hiện nay có nhiều nghĩa. Thƣờng chúng ta hay
dùng ở ba nghĩa sau:
1) Chỉ mối liên hệ khách quan, bản chất, tất yếu giữa các đối tƣợng của
hiện thực khách quan; và khi đó ta nói về lôgíc của các sự kiện, lôgíc của các
quan hệ kinh tế hay lôgíc của đấu tranh chính trị…
2) Chỉ mối liên hệ khách quan, bản chất, tất yếu giữa các ý nghĩ, tƣ

tƣởng (các khái niệm), nhờ đó nhận thức đƣợc bản chất các sự vật và chân lý,
và khi đó là nói về lôgíc của nhận thức.
3) Chỉ sự chứng minh hoặc bác bẻ. Việc vạch thảo các hình thức chứng
minh chặt chẽ là một trong những nhiệm vụ cơ bản của lôgíc học hình thức.
Cả những ngƣời theo trƣờng phái Pitago, ngƣời Trung Hoa, Ấn Độ cổ
đại đều đã chú ý đến tính lôgíc nhƣ là mối liên hệ giữa các khái niệm. Tƣ
tƣởng về tính lôgíc nhƣ là mối liên hệ giữa các phán đoán trong chứng minh
đã đƣa Arixtot đến phát minh ra lý thuyết lôgíc đầu tiên – tam đoạn luận. Một
trong những nhiệm vụ của nó là giải mã bí ẩn của trò chơi trí tuệ thời thƣợng
hỏi đáp khi đó – phép biện chứng.

15
Theo Arixtot, chính Dênôn là ngƣời phát minh ra phép biện chứng.
Ông đƣa ra một số bài toán khó – các aporia, mà thời nay vẫn đang còn là đối
tƣợng bàn thảo. Xocrat và Platon là những nhà biện chứng tinh xảo. Biện
chứng hỏi và đáp cần phải phục vụ một mục đích – làm rõ thực chất vấn đề,
trợ giúp tìm kiếm chân lý. Arixtot đã làm phép biện chứng thành bộ môn
lôgíc tuân thủ những quy tắc và thủ pháp xác định. “Topic” (Nghệ thuật tranh
luận) của ông là một trong số các tác phẩm cơ bản về phép biện chứng.
Sự yêu thích chu du trí tuệ và các cuộc trò chuyện triết học ở những
ngƣời Hy Lạp cổ đại đi kèm với khát khao tự hoàn thiện. Nhƣ vậy, lôgíc học
và phép biện chứng đã gắn bó chặt chẽ với những quan niệm về đạo đức. Ở
thời cổ đại thuần khiết khoa học đạo đức xuất hiện nhƣ là sự nghiên cứu các
phẩm chất ngƣời khác nhau. Các phẩm chất đó không chỉ mang tính đạo đức
theo cách hiểu ngày nay, mà còn bao gồm cả những tƣ chất xã hội, chiến binh
và trí tuệ. Và mặc dù thời cổ đại hậu kỳ đề cao ý nghĩa của đức tính hợp tác,
thì sức nặng của các từ then chốt nhƣ đức hạnh, phẩm chất, hào hiệp, khảng
khái, dũng cảm, kiên cƣờng… là ở chỗ, chúng chỉ ra tính ƣu trội xã hội. Con
ngƣời phẩm hạnh theo nghĩa đen là kẻ thực hiện trên vũ đài đời sống xã hội.
Xixeron diễn đạt ngắn gọn thực chất của những khao khát, khi định nghĩa đức

hạnh nhƣ là bản chất đƣợc đấy đến sự hoàn thiện. Từ đó trong quan niệm của
dân chúng Athen cả lôgíc học, lẫn phép biện chứng đều dành để nghiên cứu
ưu thế trong các lập luận, tìm kiếm chân lý.
1.2. Ngụy biện ở Hy Lạp cổ đại
Hoạt động và thực tiễn của các nhà ngụy biện đã ảnh hƣởng rất lớn đến
sự phát triển của nghệ thuật luận chứng. Các nhà ngụy biện Hy Lạp cổ đại là
những bậc thầy đầu tiên về nói lời thuyết phục. Họ là ngƣời đƣa vào khái
niệm luận cứ, xây dựng thủ thuật bác bẻ bằng cách dẫn dụ đến điều phi lý, bác
bẻ bằng cách rút ra những hệ quả phản diện mâu thuẫn, đƣa vào các luận cứ
liên quan đến con ngƣời, sở thích. Dựa trên thực tiễn tranh cãi đối thoại, các

16
nhà nguỵ biện đã biến kỹ thuật tranh cãi thành đối tƣợng dạy học, giới thiệu
nó nhƣ là nghệ thuật “khéo léo dùng ngôn từ”. Họ ra sức phát triển khẩu chiến
– tranh cãi nhằm giành chiến thắng, khác với biện chứng có mục đích tìm
kiếm tri thức và chân lý. Trong tu từ học truyền thống khẩu chiến đƣợc đánh
đồng với nguỵ biện. Từ Platon đến Arixtot đã không phân biệt khẩu chiến với
ngụy biện. Nhiều nhà khoa học không tán đồng sự bất phân biệt đó. Trong
điều kiện có nhiều thế giới quan và bức tranh thế giới ngƣời ta buộc không
phải ít lần chứng tỏ quyền bảo vệ lập trƣờng và các lợi ích của mình và bằng
cách đó đấu tranh đến kết cục thắng lợi. Trong các tình huống cụ thể cùng
những thủ thuật luận chứng khẩu chiến có thể là tốt đẹp, cũng có thể là không.
Thời nay đối thoại luận chiến tƣơng ứng với khẩu chiến cổ đại. Các nhà ngụy
biện nghi ngờ việc đạt chân lý nhờ tranh cãi. Đối với họ, mục đích của thảo
luận là đánh bóng tên tuổi mình để thu đƣợc mối lợi thực tiễn. Những cuộc
ngao du khẩu chiến có tác dụng tích cực quan trọng là giáo dục tƣ duy độc lập
và những phẩm chất tráng sĩ của ngƣời tranh cãi.
Các nhà ngụy biện nghiên cứu các thủ thuật khơi gợi tƣ duy và trí
tƣởng sáng tạo mà ngày nay ngành sƣ phạm đổi mới vẫn sử dụng tốt. Lôgíc
học nhƣ là tƣ duy trật tự từ trong truyền thống đã đối lập với ngụy biện khiêu

khích, nhƣng sự đối lập đó lại rất có hiệu quả cho sự phát triển các khía cạnh
khác nhau của tƣ duy. Giai đoạn đầy tai tiếng của các nhà ngụy biện đã làm
gia tăng mối quan tâm đến mặt kỹ thuật của đối thoại và đến việc nghiên cứu
các thủ thuật lập luận, mà về sau các nhà lôgíc học gọi là các sai lầm lôgíc -
ngộ biện (sai lầm không phải do cố ý) và ngụy biện (sai lầm cố ý). Arixtot đã
viết tác phẩm lôgíc “Về các bác bẻ nguỵ biện” chuyên vạch trần các phƣơng
thức lập luận của các nhà ngụy biện Hy Lạp cổ đại trƣớc ông. Nhƣ vậy, ngụy
biện (Chữ Hy Lạp cổ σουιστική (τέχνη)) có các nghĩa: 1) Lập luận (suy luận,
chứng minh) dựa trên sự vi phạm có chủ đích các quy luật và quy tắc lôgíc
hình thức, trên việc sử dụng các chứng cứ và luận cứ giả dối (nhƣng lại cứ

17
tảng lờ coi là đúng); 2) là một trào lƣu triết học ở Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên,
cũng phải phân biệt ngụy biện với “điều ngụy biện” (tiếng Hy Lạp – mánh
khoé, mƣu mẹo) vốn gắn với vấn đề “chứng minh giả tạo” và phần nào xuyên
tạc nó, trong đó sự luận chứng kết luận gắn với các lỗi sai đƣợc che đậy khéo
léo. Trƣớc hết luận văn khảo sát ngụy biện ở nghĩa thứ hai của từ.
1.2.1. Sự ra đời của ngụy biện ở Hy Lạp cổ đại
Hệ vấn đề đầu tiên đƣợc ngƣời Hy Lạp cổ đại suy ngẫm, kể từ khi có
triết học, là tự nhiên. Vì thế thời kỳ đầu tiên của triết học Hy Lạp cổ đại
(khoảng năm 600 – 450 TCN) đƣợc gọi là thời kỳ triết học tự nhiên. Nhƣng
khoảng gần năm 450 TCN đồng thời với sự hình thành nền dân chủ Athen đã
diễn ra sự thay đổi đối tƣợng của các suy tƣ triết học. Sự thay đổi đó do cả các
bối cảnh chính trị-xã hội, lẫn xung lực phát triển nội tại của triết học Hy Lạp
sơ kỳ, gây ra.
Để hiểu các nhà ngụy biện, họ là ai, cần chú ý đến thành bang Hy Lạp
cùng các thiết chế của nó. Đến thế kỷ VI TCN xã hội Hy Lạp đã bƣớc vào
thời kỳ chiếm hữu nô lệ với nền kinh tế bao gồm nông nghiệp, thủ công
nghiệp và giao thƣơng buôn bán hàng hải đã tƣơng đối phát triển. Thành bang
Hy Lạp, nhƣ đã biết, không lớn về mặt dân cƣ cũng nhƣ về diện tích lãnh thổ.

Những điểm đặc biệt đó cùng với một số yếu tố khác tạo điều kiện vào thế kỷ
V-IV TCN xuất hiện ở Athen nền dân chủ trực tiếp. Tất cả mọi công dân
Athen tự do (khoảng 40 nghìn ngƣời/300 nghìn dân) có quyền tham gia hội
họp thành bang. 15 – 20% số công dân đó giữ từ một đến vài chức vụ ở các
hội đồng và uỷ ban khác nhau. Do đó, có thể thấy nhiều công dân Athen đã
tích cực tham gia hoạt động chính trị.
Ngƣời Athen cho rằng, bản thân họ, dân chúng, đã có khả năng điều
khiển mình. Vì thế họ không có nhu cầu phải đƣợc đào tạo chuyên môn về
chính trị. Chính trị là bộ phận cấu thành đời sống thƣờng nhật. Nó liên quan
đến từng ngƣời và là công việc của từng công dân Athen. Dân chủ Athen

18
không chỉ là hiện tƣợng mới, mà còn là minh chứng cho việc, dân chủ trực
tiếp chỉ có thể đƣợc thực hiện trong những điều kiện xác định. Sự vận hành
của dân chủ Athen phần nhiều giống với sinh hoạt của gia đình đông con
nhiều cháu, mà trong đó mối liên hệ giữa các thành viên với nhau mang tính
chất bề ngoài và chỉ bao quát lĩnh vực hoạt động của nó.
Còn tiếp theo đây là những nguyên nhân bên trong của sự biến đổi đối
tƣợng các suy tƣ triết học. Trƣớc khi ngụy biện ra đời triết học đã có một thế
kỷ rƣỡi truyền thống, trong đó tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Một số
trong chúng mâu thuẫn với nhau, nhƣng tất cả đều tranh giành ngôi soái chủ
chân lý. Có gì đó ở đây không ổn – đó là phản ứng rất tự nhiên của bất kỳ ai
đứng trƣớc tình hình đó. Vì trong trƣờng hợp tốt nhất thì cũng chỉ có một
trong số các học thuyết đang tồn tại là chân thực mà thôi. Nhiều nhà thông
thái ở thời đó cũng nghĩ nhƣ vậy. Những ngƣời nghiên cứu triết học dần trở
thành các nhà hoài nghi chủ nghĩa, tức là trở nên nghi ngờ tính có cơ sở của
bất kỳ quan điểm nào. Không dƣng sao lại có nhà triết học khẳng định rằng,
khởi điểm đầu tiên là nƣớc, ngƣời thứ hai cho là apeiron, kẻ thứ ba cho là lửa,
ngƣời thứ tƣ cho là nguyên tử. Một số nhà triết học dạy rằng, có một bản
nguyên khởi đầu, số khác lại cho rằng, số lƣợng đó là vô hạn. Trong trƣờng

hợp tốt nhất thì cũng chỉ có một trong số các khẳng định đó là đúng mà thôi.
Vậy thì những ngƣời còn lại sai ở chỗ nào?
Các luận điểm không tƣơng thích nhau về cùng một vấn đề đều do tƣ
duy mang lại. Vì vậy, để hiểu vì sao và điều đó xảy ra nhƣ thế nào, thì cần
phải biết xem thế nào là tƣ duy? Kết quả những suy tƣ nhƣ thế khiến cho tâm
điểm chú ý triết học đã chuyển từ tự nhiên sang tƣ duy con ngƣời. Vấn đề về
các điều kiện thu nhận tri thức chân thực đã đƣợc đặt ra.
Nhƣ vậy, là đã diễn ra bƣớc chuyển từ những tƣ biện triết học tự nhiên
cảm tính và thƣờng đƣợc luận chứng rất yếu sang sự phê phán mang tính hoài
nghi đối với tri thức và lý luận nhận thức, từ bản thể luận (học thuyết về tồn

19
tại) sang tri thức luận (học thuyết về tri thức). Con ngƣời không chỉ đơn giản
ngắm nhìn khách thể, mà sau đó còn phát biểu các ý kiến. Con ngƣời trở
thành vấn đề đối với chính mình. Tƣ duy hƣớng về phía chính mình. Con
ngƣời bắt đầu phản tƣ, tức là nghiên cứu mình và tƣ duy của chính mình.
Vào nửa sau thế kỷ V TCN đời sống tinh thần Hy Lạp trở nên sống
động trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nền dân chủ chủ nô ở một
số thành bang khác nhau. Điều đó trƣớc hết diễn ra ở Athen, nơi mỗi công
dân đều tự cảm nhận đƣợc nhu cầu về tri thức. Sau đó sự quan tâm đó đã xâm
nhập vào mọi ngõ ngách của xã hội Hy Lạp: tất cả đều muốn biết các kết quả
mà khoa học đã đạt đƣợc. Nếu trƣớc kia khoa học chỉ đƣợc biết đến trong các
giới nhỏ hẹp, thì giờ đây nó hiện diện rộng khắp vào đời sống thực tiễn và xã
hội. Bằng những phát minh và sáng chế của mình nó thẩm thấu vào ý thức
chung trƣớc hết nhờ các tác phẩm văn học. Đồng thời, đã xuất hiện cả những
ngƣời lấy việc thông báo cho dân chúng các thành tựu của khoa học làm niềm
đam mê, thậm chí khai sáng. Đó là các nhà ngụy biện – những ngƣời thầy dạy
thông thái đƣợc trả công.
Nhƣng trong số các nhà ngụy biện cũng nhanh chóng xuất hiện những
ngƣời thông thái đặc biệt. Chân lý khách quan không làm họ bận tâm. Điều

chủ yếu mà họ dạy dỗ là nghệ thuật chiến thắng đối thủ trong các cuộc tranh
luận cãi vã, bởi vì việc biết nói và thuyết phục trong các cuộc họp nhân dân
và trong các phiên toà trở thành điều kiện tối cần của hoạt động hiệu quả. Vì
thế từ “ngụy biện” dần có ý nghĩa tranh biện kiện tụng. Ngƣời ta trở nên hiểu
nguỵ biện là việc biết chứng minh bằng mọi giá sự đúng đắn của mình, biết
biến đen thành trắng, và trắng thành đen… Tuy nhiên, để xét xem trên thực tế
ai là nhà nguỵ biện nhƣ thế nào, cần phải lùi xa một chút khỏi cách hiểu do họ
gán ép về trƣờng phái triết học này để tái dựng lại nghĩa đích thực của nó.
Nhà nguỵ biện là những dị nhân kiệt xuất dạy sự thông thái để lấy tiền,
còn từ “nhà ngụy biện” có nghĩa là “nhà thông thái”. Họ là những ngƣời

20
truyền bá ánh sáng Hy Lạp. Ngao du khắp đất nƣớc, họ truyền cho các học trò
những tin tức khoa học thuộc các lĩnh vực tri thức khác nhau, khơi dạy và
nuôi dƣỡng ở các học trò năng lực hoạt động khác nhau, tính thực tiễn, kỹ
năng làm các công việc xã hội và nhà nƣớc. Ngoài ra họ còn dạy toán, vật lý,
thiên văn, âm nhạc…
Ngƣời dân vui mừng tiếp đãi và trả công họ hậu hĩnh. Các nhà ngụy
biện giữ vai trò tích cực trong sự phát triển tinh thần Hy Lạp. Họ là những nhà
lý luận tu từ học. Họ cũng có công lao lớn trong lĩnh vực lôgíc hình thức.
Ngay khi vi phạm các quy luật của tƣ duy, họ vẫn thúc đẩy việc khám phá các
quy luật lôgíc. Trong triết học các nhà ngụy biện dành sự quan tâm cho vấn
đề con ngƣời và xã hội. Trong nhận thức luận họ có chủ đích đặt vấn đề: tƣ
duy con ngƣời có thể nhận thức thế giới hiện thực không?, tức là vấn đề về
tính nhận thức đƣợc của thế giới. Các nhà ngụy biện phủ nhận khả năng đó ở
con ngƣời. Họ cho rằng, thế giới khách quan là không thể nhận biết. Do vậy,
họ là những nhà bất khả tri luận đầu tiên phủ nhận chân lý khách quan.
Rất khó đánh giá học thuyết của các nhà ngụy biện, vì thực tế các tác
phẩm của họ đều đã bị thất truyền. Nhƣng rất có thể là, một số nhà nguỵ biện
cố xây dựng một hệ thống chỉnh thể các tri thức, truyền nó lại cho các học trò.

Lấy nguyên tắc tƣơng đối đƣợc quy định bởi việc lựa chọn hệ quy chiếu làm
cơ sở cho nhận thức, nhiều nhà nguỵ biện đã tự đóng khung học thuyết của
mình bởi những lập trƣờng nhận thức luận chủ quan. Đối với họ con ngƣời trở
thành thƣớc đo của vạn vật. Có thể nói về lớn bé so với tầm vóc của con
ngƣời. Có thể nói về nóng lạnh so với thân nhiệt con ngƣời. Và cứ thế với mọi
thứ còn lại. Nhƣng vì tất cả mọi ngƣời đều khác nhau và mỗi ngƣời cảm nhận
thế giới theo cách của mình, cho nên tất yếu có nhiều ý kiến. Và cái đối với
một ngƣời này là tốt, với ngƣời khác lại có thể là xấu. Và vì tất cả các ý kiến
của con ngƣời đều đúng, cho nên cả những phán đoán mâu thuẫn, loại trừ
nhau, cũng đều đúng cả. Ở các bậc tiền bối trƣớc họ tất cả đều khác, vì chính

×