Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

TỔNG QUAN VỀ TỈNH HÀ NAM VÀ CHÍNH SÁCH CỦA TỈNH VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.36 KB, 76 trang )

z
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Bùi Huy
Nhượng
cc
Lớp QTKDQT 51B i SV: Phạm Khánh Chi
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
Bộmônkinhdoanhquốctế
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Tên đề tài
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚCNGOÀI
VÀO TỈNH HÀ NAM
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Bùi Huy Nhượng
Họ và tên sinh viên : Phạm Khánh Chi
Mã sinh viên : CQ510091
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh quốc tế
Hệ : Chính quy
Thời gian thực tập : 3/9/2012 => 16/12/2012(Đợt 2)
Hà Nội, tháng 12/2012
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Bùi Huy
Nhượng
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan toàn bộ nội dung trình bày trong chuyên đề “ Thực trạng
và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hà Nam ”
là kết quả nghiên cứu của bản thân em trong suốt thời gian thực tập.
Em xin cam đoan tất cả các thông tin số liệu sử dụng trong chuyên đề đều là
số liệu thật, chính xácvà được cung cấp từ những nguồn đáng tin cậy, được cập
nhật mới nhất.
Em xịn chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính xác thực và bản quyền của
chuyên đề này!


Lớp QTKDQT 51B i SV: Phạm Khánh Chi
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Bùi Huy
Nhượng
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOANi
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỈNH HÀ NAM VÀ CHÍNH SÁCH CỦA
TỈNH VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI). 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH HÀ NAM 3
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 3
1.1.1.1 Vị trí địa lý 3
1.1.1.2 Khí hậu, Thủy văn 4
1.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên 4
1.1.1.3.1. Tài nguyên khoáng sản 4
1.1.1.3.2. Tài nguyên đất 5
1.1.1.4 Dân số. 5
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam 5
1.1.2.1 Kết cấu hạ tầng. 5
1.1.2.1.1. Hệ thống giao thông 5
Lớp QTKDQT 51B ii SV: Phạm Khánh Chi
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Bùi Huy
Nhượng
1.1.2.1.2. Hệ thống thông tin 6
1.1.2.1.3. Hệ thống cung cấp điện 6
1.1.2.1.4. Hệ thống cung cấp nước 6
1.1.2.1.5. Các ngành dịch vụ 7

1.1.2.1.6. Hệ thống khu công nghiệp 7
1.1.2.2. Tình hình kinh tế. 7
1.2. CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI CỦA TỈNH HÀ NAM TRONG THỜI
GIAN QUA 8
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI (FDI) VÀO TỈNH HÀ NAM 11
2.1. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
VÀO TỈNH HÀ NAM 11
2.1.1. Số lượng dự án và vốn qua các năm 11
2.1.2 Các hình thức đầu tư dự án FDI tại Hà Nam 14
2.1.3. Cơ cấu FDI vào Hà Nam theo ngành nghề 17
2.1.4Cơ cấu nguồn vốn FDI phân theo quốc gia và vùng lãnh thổ 20
2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI (FDI)VÀO TỈNH HÀ NAM 22
2.2.1 Những ưu điểm trong thu hút đầu tư trực tiếp nứoc ngoài vào tỉnh Hà Nam
22
2.2.2 Những hạn chế trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hà Nam
và nguyên nhân của những hạn chế 24
2.2.2.1 Hạn chế 24
2.2.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế 26
Lớp QTKDQT 51B iii SV: Phạm Khánh Chi
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Bùi Huy
Nhượng
2.2.2.2.1.Nguyên nhân khách quan 26
2.2.2.2.2 Nguyên nhân chủ quan 26
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO HÀ NAM 29
3.1.PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH 29
3.1.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển 29
3.1.1.1.Quan điểm phát triển 29

3.1.1.2.Mục tiêu phát triển 30
3.1.2 Phương hướng phát triển 31
3.2.ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI CỦA TỈNH HÀ NAM 32
3.2.1 Về địa bàn 32
3.2.2Về hình thức đầu tư 32
3.2.3Vềlĩnh vực đầu tư 32
3.3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO HÀ NAM 36
3.3.1 Đầu tư ngân sách cho các hoạt động quảng bá về tỉnh đồng thời tăng
cường đổi mới, vận động XTĐT 36
3.3.1.1.Đầu tư ngân sách cho các hoạt động quảng bá về tỉnh 36
3.3.1.2.Tăng cường đổi mới, vận động XTĐT 37
3.3.2 Hoàn thiện cơ chế chính sách đầu tư 38
3.3.3Đào tạo nguồn nhân lực và chính sách thu hút, sử dụng nhân tài 39
3.3.4Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh 40
3.4.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 41
Lớp QTKDQT 51B iv SV: Phạm Khánh Chi
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Bùi Huy
Nhượng
3.4.1 Luật pháp, chính sách 41
3.4.2 Thủ tục hành chính 42
3.4.3Phân công, phân cấp 42
3.4.4Xúc tiến đầu tư 43
KẾT LUẬN 44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
PHỤ LỤC 46
Lớp QTKDQT 51B v SV: Phạm Khánh Chi
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Bùi Huy
Nhượng
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nam phân theo hình thức giai đoạn
1997-2012 14
Bảng 2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nam phân theo ngành nghề 18
Bảng 2.3. Đầu tư FDI vào Hà Namphân theo quốc gia và vùng lãnh thổ 20
Bảng 3.1. Danh mục dự án đầu tư ngành công nghiệp tỉnh Hà Nam
(giai đoạn 2010- 2020) 33
Lớp QTKDQT 51B v SV: Phạm Khánh Chi
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Bùi Huy
Nhượng
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam 3
Hình 2.1. Số lượng dự án và vốn qua các năm 12
Hình 2.2. Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nam qua các giai đoạn 15
Hình 2.3. Tỷ trọng các hình thức đầu tư FDI vào tỉnh Hà Nam giai đoạn 1997-
2012 17
Hình 2.4. GTSX công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế của tỉnh
Hà Nam 23
Hình 2.5. Cơ cấu vốn đầu tư FDI tại Hà Nam phân theo ngành 25
Hình 3.1. So sánh cơ cấu GDP tỉnh Hà Nam và một số tỉnh, thành phố khác dự
kiến quy hoạch đến năm 2020 31
Lớp QTKDQT 51B vi SV: Phạm Khánh Chi
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Bùi Huy
Nhượng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ASEAN Association of Southeast Asia
Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
BQL Ban quản lý
BTA Hiệp định thương mại song phương

CCN Cụm công nghiệp
CNH,HĐ
H
Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
ĐTTN Đầu tư nước ngoài
ĐTTTNN Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm Quốc nội
GPMB Giải phóng mặt bằng
GTSX Giá trị sản xuất
KCN Khu công nghiệp
KĐT Khu đô thị
MVA Mega volt- Ampere Đơn vị đo công suất dòng điện
NĐ-CP Nghị định – Chính phủ
SX Sản xuât
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy Ban Nhân Dân
USD Đô la Mỹ
VJEPA Hiệp định đối tác kinh tế
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
XTĐT Xúc tiến đầu tư
Lớp QTKDQT 51B vii SV: Phạm Khánh Chi
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Bùi Huy Nhượng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát triển ngày một năng động, tốc
độ toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại diễn ra nhanh chóng, nhiều quốc gia và
nhiều công ty đang nắm trong tay lượng vỗn dự trữ khổng lồ có nhu cầu đầu tư
nước ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi đối với các nước đang phát triển có nhu
cầu đầu tư lớn. Vì vậy việc thu hút đầu tư FDI chiếm một vị trí hết sức quan

trọng trong chính sách phát triển của mỗi quốc gia.
Trong thời kỳ đổi mới, mở cửa, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
được coi là một trong những biện pháp khai thác ngoại lực nhằm thúc đẩy nội lực để
phát triển kinh tế-xã hội đối với một nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt
Nam. FDI là một bộ phận quan trọng trong chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và
Nhà nước Việt Nam. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút vốn FDI là
nhiệm vụ có tính lâu dài, gắn liền với công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động đầu tư nước ngoài diễn ra trong
bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có những yếu tố thuận lợi mới tác động tích
cực đến việc thu hút và triển khai dự án nguồn vốn FDI, đồng thời cũng đã xuất hiện
một số khó khăn, thách thức cần được tháo gỡ nhằm tạo đà tăng trưởng trong các
năm tới.
Hà Nam tái lập tỉnh năm 1997 với điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, cơ sở
hạ tầng thấp kém, nguồn thu của Hà Nam dựa vào các các sản phẩm nông
nghiệp là chủ yếu cùng với cả nước, Hà Nam xác định thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) là một chủ trương lớn để huy động nguồn lực cho đầu tư phát
triển, góp phần khai thác tốt hơn các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác
kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
Lớp QTKDQT 51B 1 SV: Phạm Khánh Chi
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Bùi Huy Nhượng
nước. Chính vì vậy, từ khi tái thành lập tỉnh đến nay, tỉnh Hà Nam luôn chú
trọng xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như các chính sách ưu đãi đầu tư nhằm thu
hút nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh. Tình hình thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài của tỉnh trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả
quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế -
xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những trực tiếp nước ngoài vẫn còn tồn tại một
số hạn chế đáng kể cần phải được khắc phục để củng cố niềm tin của các nhà đầu tư
nước ngoài, tạo điều kiện để thành phần kinh tế này phát triển, đóng góp nhiều hơn
vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; xuất phát từ thực tiễn của địa

phương, sinh viên lựa chọn đề tài “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG
CƯỜNGTHU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH HÀ
NAM” làm nội dung nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu:
Chuyên đề nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh
Hà Nam và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào tỉnh Hà Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề:thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào tỉnh Hà Nam
3.2. Phạm vi nghiên cứu:chuyên đề được nghiên cứu dựa trên tình hình thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Hà Namtrong giai đoạn 1997-2012.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Kết hợp giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic; tổng hợp nghiên
cứu, sử dụng tài liệu, số liệu báo cáo và sử dụng phương pháp thống kê, tổng
hợp, tính toán các chỉ tiêu phân tích thực tế rồi cuối cùng đưa ra các giải pháp.
5. Kết cấu của Chuyên đề
Lớp QTKDQT 51B 2 SV: Phạm Khánh Chi
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Bùi Huy Nhượng
Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, Chuyên đề
bao gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về tỉnh Hà Nam và chính sách của tỉnh về thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Chương II: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh
Hà Nam
Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) vào tỉnh Hà Nam
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TỈNH HÀ NAM VÀ CHÍNH SÁCH CỦA
TỈNH VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

(FDI)
1.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH HÀ NAM
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Lớp QTKDQT 51B 3 SV: Phạm Khánh Chi
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Bùi Huy Nhượng
Hà Nam nằm ở tọa độ địa lý trên 20
o
vĩ độ Bắc và giữa 105
o
- 110
o
kinh độ
Đông, phía Tây - Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng trọng điểm phát triển
kinh tế Bắc Bộ.
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam
( Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam)
Hà Nam cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km (là cửa ngõ phía Nam của thủ đô),
phía Bắc giáp với Hà Nội, phía Đông giáp với Hưng Yên và Thái Bình, phía
Nam giáp Nam Định và Ninh Bình, phía Tây giáp Hòa Bình. Nằm trên trục giao
thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A và đường
sắt Bắc - Nam chạy qua với chiều dài gần 50km và các tuyến đường giao thông
quan trọng khác như: Quốc lộ 21, Quốc lộ 21B, Quốc lộ 38. Hơn 4.000 km
đường bộ bao gồm các đường Quốc lộ, tỉnh lộ cùng các tuyến giao thông liên
huyện, liên xã, thị trấn đã được rải nhựa hoặc bê tông hóa. Hơn 200 km đường
thủy có luồng lạch đi lại thuận tiện với 42 cầu đường đã được xây dựng kiên cố
và hàng nghìn km đường giao thông nông thôn tạo thành một mạng lưới giao
Lớp QTKDQT 51B 4 SV: Phạm Khánh Chi
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Bùi Huy Nhượng
thông khép kín, tạo điều kiện thuận lợi về đi lại và vận chuyển hàng hóa cho các

phương tiện cơ giới. Từ thành phố Phủ Lý có thể đi tới các tỉnh trong khu vực
đồng bằng sông Hồng một cách nhanh chóng và thuận tiện.Vị trí địa lý này tạo
rất nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh.
1.1.1.2. Khí hậu, Thủy văn
Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt
đới gió mùa, nóng và ẩm ướt. Khí hậu có sự phân hóa theo chế độ nhiệt với hai
mùa tương phản nhau là mùa hạ và mùa đông cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp
tương đối là mùa xuân và mùa thu.
Hà Nam có lượng mưa trung bình cho khối lượng tài nguyên nước rơi
khoảng 1,602 tỷ m3. Dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ hàng
năm đưa vào lãnh thổ khoảng 14,050 tỷ m3 nước. Dòng chảy ngầm chuyển qua
lãnh thổ cũng giúp cho Hà Nam luôn luôn được bổ sung nước ngầm từ các vùng
khác. Nước ngầm ở Hà Nam tồn tại trong nhiều tầng và chất lượng tốt, đủ đáp
ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội.
Chảy qua lãnh thổ Hà Nam là các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông
Châu và các sông do con người đào đắp như sông Nhuệ, sông Sắt, sông Giang,
v.v. Sông Hồng là ranh giới phía đông của tỉnh với các tỉnh Hưng Yên và Thái
Bình. Trên lãnh thổ tỉnh, sông có chiều dài 38,6 km. Sông Hồng có vai trò tưới
tiêu quan trọng và tạo nên những bãi bồi màu mỡ với diện tích gần 10.000 ha.
Điều kiện khí hậu, thủy văn trên đây rất thuận lợi cho phát triển một nền
nông nghiệp sinh thái đa dạng, với nhiều loại động thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới
và ôn đới. Điều kiện thời tiết khí hậu cũng thuận lợi cho phát triển các ngành
công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ cũng như cho các hoạt động văn hóa
xã hội và đời sống sinh hoạt của dân cư.
1.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
1.1.1.3.1. Tài nguyên khoáng sản
Lớp QTKDQT 51B 5 SV: Phạm Khánh Chi
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Bùi Huy Nhượng
Tài nguyên khoáng sản chủ yếu ở Hà Nam là đá vôi, làm nguyên liệu cho
sản xuất xi măng, vôi, sản xuất bột nhẹ, làm vật liệu xây dựng, các loại đá quý

có vân màu phục vụ xây dựng, trang trí nội thất và làm đồ mỹ nghệ, các mỏ sét
làm gạch ngói, gốm sứ, xi măng và một số mỏ than bùn, mỏ đôlômit. Phần lớn
các tài nguyên khoáng sản này phân bố ở các huyện phía tây của tỉnh, gần đường
giao thông, thuận lợi cho việc khai thác, chế biến và vận chuyển.
Khoáng sản nhiên liệu có các mỏ than bùn với trữ lượng trên 11 triệu m3
ở Ba Sao và hồ Liên Sơn. Thung lũng than bùn Ba Sao dài 2 km, rộng 1-2 km,
chỗ dày nhất tới 1,5m. Mỏ than bùn hồ Liên Sơn tập trung chủ yếu ở phần phía
nam hồ. Khu vực tập trung lớn nhất có chiều dài khoảng 800-900m, rộng 200 -
300m. Lớp than bùn màu nâu hay xám nâu đen dày gần 2m. Mỏ than bùn Liên
Sơn có trữ lượng tới 7,296 triệu tấn. Than bùn Hà Nam có chất lượng rất tốt, có
thể làm chất đốt hoặc phân bón vi sinh.
Hà Nam có nguồn cát đen rất dồi dào tại các bãi ven sông Hồng (dài 10
km), bãi sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ, hàng năm cung cấp cho các tỉnh
ngoài hàng triệu m3.
1.1.1.3.2. Tài nguyên đất
Tỉnh Hà Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là 86.049,4 ha. Các loại đất
có diện tích tương đối lớn là đất phù sa, đất bãi bồi ven sông, đất nâu vàng trên
phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá phiến sét phân bố trên các vùng khác nhau.Sự
đa dạng các loại đất cho phép tỉnh Hà Nam phát triển một nền nông nghiệp toàn
diện với nhiều loại cây trồng khác nhau.
1.1.1.4. Dân số
Tính đến năm 2011, dân số Hà Nam là 786.860 người, trong đó dân số nữ
là 408.564 người, chiếm 51,2% và dân số nam là 384.663 người chiếm 48,8%.
Mật độ dân số hiện tại là khoảng 914người/km
2
. Tỷ lệ tăng tự nhiên là
8‰/năm.Số người trong độ tuổi lao động toàn tỉnh là 493.095 người. Số lao
Lớp QTKDQT 51B 6 SV: Phạm Khánh Chi
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Bùi Huy Nhượng
động tham gia thường xuyên trong nền kinh tế quốc dân là 452.230 người,

chiếm gần 91% nguồn lao động toàn tỉnh. Như vậy, lực lượng lao động của Hà
Nam rất dồi dào, có khả năng đáp ứng được nhu cầu về lao động cho các doanh
nghiệp đầu tư.
Trình độ kinh tế, dân trí và trình độ văn hóa xã hội của dân cư phát triển
khá cao, thu nhập và đời sống của đa số dân cư đã được cải thiện và nâng cao
đáng kể. Đặc điểm nổi trội của cư dân và nguồn lực con người Hà Nam là truyền
thống lao động cần cù, vượt lên mọi khó khăn để phát triển sản xuất, là truyền
thống hiếu học, ham hiểu biết và giàu sức sáng tạo trong phát triển kinh tế, mở
mang văn hóa xã hội. Đây là một nguồn lực đặc biệt quan trọng đối với phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam
1.1.2.1. Kết cấu hạ tầng
1.1.2.1.1. Hệ thống giao thông
Đường bộ
Hà Nam có tổng chiều dài đường bộ gần 5.000 km, trong đó quốc lộ có
gần 100 km, tỉnh lộ gồm 12 tuyến với tổng chiều dài là 120 km.
Hà Nam nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc – Nam.Trên địa
bàn tỉnh có quốc lộ 1A chạy qua với chiều dài gần 50km và các tuyến đường
giao thông quan trọng khác như quốc lộ 21A nối giữa Hà Nam với Hòa Bình,
quốc lộ 21B nối giữa Hà Nam với Nam Định, quốc lộ 38 nối Hà Nam với Hưng
Yên.
Đường sắt
Đường sắt xuyên Việt đoạn đi qua Hà Nam, hiện dài hơn 30km. Có bốn ga
đều là ga loại 4 hoặc 5 (ga xép).Ngoài ra, có gần 10km đường sắt chuyên dùng
nối từ ga Phủ Lý đến khu mỏ đá Kiện Khê.
Đường sông
Lớp QTKDQT 51B 7 SV: Phạm Khánh Chi
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Bùi Huy Nhượng
Hệ thống đường sông của Hà Nam rất phong phú với độ dàihơn 200 km,
trong đó, có gần 100 km của hai con sông Hồng và sông Đáy.

Các đường sông khác tuy nhiều nhưng phân bố hầu hết các huyện. Hà
Nam chưa có cảng sông chính thức do ngành giao thông quản lý. Hiện nay, mới
chỉ có các cảng, bến bãi chuyên dùng như cảng Đọ Xá, cảng Kiện Khê, cảng của
nhà máy xi măng Bút Sơn.
1.1.2.1.2. Hệ thống thông tin
Về bưu chính: Đảm bảo cho hầu hết các xã, huyện trong tỉnh nhận được thư
trong ngày. Các dịch vụ mới về Bưu chính được phát triển với diện rộng như:
Dịch vụ tiết kiệm bưu điện, dịch vụ khai giá…
Về viễn thông: Mạng viễn thông được trang bị các thiết bị kỹ thuật số với công
nghệ tiên tiến, hiện đại đa dịch vụ, thông tin di động đã phủ sóng 06/06 huyện,
thành phố trong tỉnh.
1.1.2.1.3.Hệ thống cung cấp điện
Lưới điện quốc gia đã được cung cấp đến tất cả các xã, huyện, thành phố
trong tỉnh. Hiện đã có 5 trạm cung cấp điện 220V và 110Vvới tổng công suất là
215MVA. Ngoài ra còn có mạng lưới điện phân phối các cấp điện áp 35KV,
22KV, 10KV, 6KV, 0,4KV đảm bảo cung cấp đầy đủ điện năng cho toàn tỉnh.
Ở các khu công nghiệp, lưới điện cũng được trang bị tốt để đảm bảo cung
cấp đủ điện năng cho quá trình sản xuất.
Trong những năm tới, Hà Nam tiếp tục làm mới và nâng cấp các lưới điện
nội tỉnh nhằm đạt tiêu chuẩn lưới điện quốc gia, đồng thời xây dựng một số lưới
điện mới nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa và phát
triển kinh tế.
1.1.2.1.4. Hệ thống cung cấp nước
Lớp QTKDQT 51B 8 SV: Phạm Khánh Chi
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Bùi Huy Nhượng
Hệ thống cung cấp nước hoạt động với công suất 38.200 m3 một ngày.
Riêng tại thành phố Phủ Lý có 2 nhà máy cung cấp nước hoạt động với công
suất 25.000 m3 một ngày. Trong tương lai, nhà máy nước Tân Tạo với công suất
100.000 m3 một ngày sẽ được xây dựng để cung cấp nước cho các khu công
nghiệp cũng như các khu vực dân cư trong tỉnh.

1.1.2.1.5. Các ngành dịch vụ
Ngành ngân hàng
Trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện có một Ngân hàng chính sách xã hội và 8
ngân hàng thương mại: Ngân hàng công nghiệp và thương mại, Ngân hàng đầu
tư và phát triển, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Ngân hàng Hàng hải, Ngân hàng Châu Á, Ngân hàng thương mại Sài
Gòn, Ngân hàng Á Châu. Ngoài ra, nhiều ngân hàng cổ phần khác cũng đang
tiến hành mở các chi nhánh của mình tại đây.Hệ thống các ngân hàng tại Hà
Nam ngày càng phát triển góp phần quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp
đầu tư trong và ngoài nước thực hiện các giao dịch thanh toán nhanh chóng, tiện
lợi.
1.1.2.1.6. Hệ thống khu công nghiệp
Hiện trên địa bàn tỉnh có 8 KCN, trong đó có 4 KCN đã đi vào hoạt động
chính thức đó là KCN Đồng Văn I, KCN Đồng Văn II, KCN Châu Sơn và KCN
Hòa Mạc. Hiện nay, diện tích của các KCN này hầu như đã được lấp đầy với
hàng trăm doanh nghiệp đang hoạt động bao gồm cả DN trong nước và nước
ngoài. 4 KCN còn lại là KCN ITAHAN, KCN Ascendas – Protrade, KCN Liêm
Cần – Thanh Bình, KCN Liêm Phong đều đã hoàn thành thủ tục xin cấp phép
đầu tư và hiện đang tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọi đầu tư.
Ngoài ra, Hà Nam hiện có 16 cụm công nghiệp nhỏ, 5 cụm công nghiệp
vừa và nhiều làng nghề thủ công thu hút 108 cơ sở sản xuất kinh doanh.Tất cả
các cụm công nghiệp này đều nằm dọc các đường Quốc lộ chạy qua tỉnh nên rất
Lớp QTKDQT 51B 9 SV: Phạm Khánh Chi
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Bùi Huy Nhượng
thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa thành phẩm. Hiện nay,
tỉnh cũng đang tiến hành kêu gọi thêm đầu tư vào tỉnh.
1.1.2.2. Tình hình kinh tế
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh Hà Nam đạt
12,76%/năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp - xây

dựng, dịch vụ, nông –lâm- thủy sản của Hà Nam hiện nay lần lượt là 46,2%,
30,4% và 23,4%. Thu nhập bình quân đầu người: 13,6 triệu đồng/năm
Công nghiệp
Các ngành công nghiệp chủ chốt của tỉnh là: sản xuất vật liệu xây dựng,
chế biến thực phẩm, dệt may và các ngành công nghiệp phụ khác. GTSX công
nghiệp của tỉnh tăng qua các năm. Năm 2005 GTSX công nghiệp của tỉnh là
3.643,06 tỷ đồng thì đến năm 2011 GTSX công nghiệp đạt 20.890,3 tỷ đồng,
dẫn đầu là công nghiệp chế biến với 19.677,3 tỷ đồng (94,19%), tiếp đó là công
nghiệp khai thác với 992,5 tỷ đồng (4,75%), cuối cùng là sản xuất, phân phối
điện, nước với 220,5 tỷ đồng (1,06%).
Nông – Lâm – Thủy sản
Trồng trọt: Tính đến 31/12/2011, toàn tỉnh đã gieo trồng được 105.915 ha
cây các loại, trong đó cấy hàng năm là 99.512 ha, bằng 100,3% so với cùng kỳ,
và cây lâu năm là 6.403 ha, bằng 100,6% so với cùng kỳ. Tỉnh cũng hình thành
các khu vực chuyên canh cây lương thực nhằm cung cấp nguyên vật liệu cho các
nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu.
Chăn nuôi: Số lượng gia súc tăng cả về số lượng và chất lượng, cung cấp
42.000 tấn thịt hàng năm cho hoạt động sản xuất chế biến thực phẩm
Lâm nghiệp: Tổng diện tịch rừng hiện có tại tỉnh là 8.727 ha, trong đó
diện tích rừng tự nhiên là 6.917 ha và diện tích rừng trồng là 1.810 ha. GTSX
Lớp QTKDQT 51B 10 SV: Phạm Khánh Chi
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Bùi Huy Nhượng
lâm nghiệp năm 2011 đạt 21.495 triệu đồng, bằng 73,7% GTSX lâm nghiệp năm
2010.
Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản rộng 6.176,5 ha. GTSX thủy sản
năm 2011 đạt 494.913 triệu đồng, bằng 104% so với năm 2010.
GTSX công nghiệp, nông – lâm – thủy sản của tỉnh đang phát triển theo
hướng tích cực, năm sau thường tăng hơn so với năm trước hứa hẹn về một thị
trường đem lại hiệu quả cao cho các nhà đầu tư.
Hợp tác đầu tư

Trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện có 63 dự án ĐTNN đến từ 8 quốc gia và
vùng lãnh thổ, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 528,4 triệu USD.Số lượng dự án
FDI tại tỉnh tăng qua hàng năm cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng
quan tâm đến môi trường đầu tư và kinh doanh của tỉnh, hứa hẹn đem lại nhiều dự
án FDI đến cho tỉnh.
1.2. CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI CỦA TỈNH HÀ NAM TRONG THỜI GIAN QUA
Các chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Nam
trongthời gian vừa qua phần lớn là giống với các chính sách ưu đãi đầu tư của
Nhà nước. Chẳng hạn như, đối với việc cho thuê đất thì áp dụng giá thuê đất
thống nhất đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thời hạn cho thuê kéo
dài đến 50 năm và miễn tiền thuê đất trong những trường hợp được ưu tiên. Về
chính sách thuế thì tất cả các doanh nghiệp đều được miễn thuế cũng như giảm
50% số thuế phải nộp trong những năm đầu dự án hoạt động, thuế nhập khẩu
cũng được miễn giảm đối với các trường hợp được quy định. Đồng thời, tỉnh
cũng cung cấp các dịch vụ thiết yếu về cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng
xã hội và dịch vụ thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Ngoài việc áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước, tỉnh cũng
đưa ra một số chính sách hấp dẫn khác nhằm thu hút được nhiều nhà đầu tư đến
với Hà Nam như là:
 Chính sách hỗ trợ đào tạo lao động: Tỉnh Hà Nam hỗ trợ đào tạo và cung
cấp nguồn nhân lực có tay nghề cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn
Lớp QTKDQT 51B 11 SV: Phạm Khánh Chi
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Bùi Huy Nhượng
tỉnh.Các dự án sử dụng từ 50 lao động trở lên (có hộ khẩu thường trú tại
Hà Nam) được tỉnh hỗ trợ kinh phí đào tạo từ ngân sách là 300.000
đồng/người.Chính sách này góp phần khuyến khích người lao động ở lại
làm việc tại quê hương, nhờ đó cung cấp được lực lượng lao động dồi dào
cho các doanh nghiệp đầu tư.
 Chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng: tỉnh Hà Nam đã thành lập
ban giải phóng mặt bằng ở các huyện có các khu công nghiệp trọng điểm

của tỉnh như Phủ Lý, Duy Tiên, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sớm có
mặt bằng, nhanh chóng triển khai, đưa dự án vào hoạt động.
 Chính sách vay vốn: tỉnh luôn tạo điều kiện tốt nhất để các nhà đầu tư
trong và ngoài nước tiếp cận vay vốn ngân hàng một cách nhanh chóng
với lãi suất ưu đãi trong trường hợp các nhà đầu tư cần vay vốn.
Ngoài ra, tùy thuộc vào tính chất và quy mô của từng dự án, tỉnh Hà Nam
sẽ dành thêm những hỗ trợ khác.
Bên cạnh các chính sách ưu đãi đầu tư, chính quyền tỉnh Hà Nam cũng
đang triển khai một loạt các hoạt động để tăng cường thu hút nhiều vốn FDI hơn
nữa cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
 Các hoạt động liên quan đến cơ chế chính sách: Tỉnh đang tiếp tục hoàn
thiện cơ chế, chính sách, thường xuyên nâng cấp cơ sở hạ tầng để phù hợp
với yêu cầu đầu tư ngày càng thay đổi của các đối tác.Chính quyền tỉnh
cũng tăng cường cắt giảm các thủ tục hành chính rườm rà không cần
thiết,đẩy mạnh cải cách hành chính. Bên cạnh đó đẩy nhanh tiến độ quy
hoạch, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư giúp các dự án được đi
vào hoạt động với thời gian nhanh nhất.
 Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá: Hà Nam đã và đang triển khai
công tác tuyên truyền về môi trường đầu tư của tỉnh trên các phương tiện
thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình. Tỉnh đã phối hợp với các
báo, tạp chí đối ngoại Trung ương, chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo
chí của tỉnh tăng cường đăng tải các thông tin quảng bá, tuyên truyền về
chính sách thu hút đầu tư, tiềm năng, thế mạnh cũng như cơ sở hạ tầng
Lớp QTKDQT 51B 12 SV: Phạm Khánh Chi
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Bùi Huy Nhượng
đầu tư; hàng năm xây dựng kế hoạch tham gia Chương trình xúc tiến đầu
tư quốc gia, tiến hành rà soát, cập nhật bổ sung danh mục các dự án
khuyến khích đầu tư của tỉnh, hoàn thành việc xây dựng thông tin chi tiết
của các dự án để làm cơ sở cho việc kêu gọi các nhà đầu tư; mời và đón
tiếp, làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài về tìm hiểu cơ hội đầu tư tại

tỉnh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp phép đầu tư, tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư thực hiện dự án tại tỉnh. Tính
đến tháng 9 năm 2012, tỉnh đã đón tiếp 7 đoàn ngoại giao cấp cao đến
thăm, nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh.
Tỉnh cũng thường xuyên cập nhật các tin tức thời sự về tình hình
ĐTNN tại tỉnh, cung cấp các thông tin tổng quan về môi trường đầu tư
của tỉnh lên trang web của Sở Kế hoạch và Đầu tư để giúp các nhà đầu tư
có được những thông tin mới nhất, nhanh nhất về tình hình cũng như tiềm
năng đầu tư của tỉnh.
Tỉnh cũng chủ động tổ chức các đoàn đi xúc tiến, tìm kiếm đối tác
hợp tác đầu tư, tham dự các diễn đàn xúc tiến đầu tư tại các nước như
Hung-ga-ry, Cộng hòa Liên bang Đức, Ixaren, Trung Quốc ; tham gia
các hội nghị và hội chợ xúc tiến thương mại và đầu tư tại các tỉnh Thanh
Hóa, Quảng Ninh ; tham gia các hội thảo về thu hút đầu tư nước ngoài
do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các đại sứ quán, các tổ
chức nước ngoài tại Việt Nam tổ chức.
Trong thời gian tới, tỉnh Hà Nam tiếp tục tập trung đẩy mạnh công
tác xúc tiến, kêu gọi thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài, các dự án
ngoài ngân sách, những nhà đầu tư có năng lực thực sự, các dự án có quy
mô lớn, có khả năng thúc đẩy nhiều ngành cùng phát triển, đồng thời
mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Riêng đối với vốn FDI, tỉnh tiếp
tục mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút, hướng vào những thị
trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế mạnh; tăng cường quảng
Lớp QTKDQT 51B 13 SV: Phạm Khánh Chi
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Bùi Huy Nhượng
bá, tiếp cận các nhà đầu tư lớn; kết hợp tổ chức các hội nghị xúc tiến
trong nước và nước ngoài. Tập trung xây dựng chính sách huy động, tạo
điều kiện thuận lợi như mặt bằng sản xuất, thủ tục hành chính liên quan
đến đầu tư để thu hút vốn FDI.
Các chính sách và các hoạt động thu hút đầu tư này được tỉnh Hà Nam áp

dụng từ năm 2006 trở lại đây và đã phát huy được tác dụng. Sau khi thực hiện
các chính sách cũng như các hoạt động thu hút này thì số lượng dự án đầu tư
FDI của Hà Nam đã tăng đáng kể. Từ chỗ không thu hút được dự án nào trong
giai đoạn 1997-2000 hay chỉ thu hút được 6 dự án vào giai đoạn 2001-2005 thì
từ năm 2006 đến nay số dự án FDI tại tỉnh đã đạt được con số là 63 dự án, gấp
gần 10 lần so với giai đoạn 2001-2005. Điều này chứng tỏ, việc áp dụng các
chính sách, các hoạt động này của tỉnh là đúng đắn, đem lại hiệu quả trong công
tác thu hút ĐTTTNN trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian tới, tỉnh chủ trương tiếp
tục áp dụng các chính sách và các hoạt động này trong công tác thu hút đầu tư,
đồng thời tiến hành nghiên cứu và phát triển thêm nhiều chính sách ưu đãi hơn
nữa nhằm tạo một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư trong và
ngoài nước.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI (FDI) VÀO TỈNH HÀ NAM
2.1. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO
TỈNH HÀ NAM
Kể từ sau khi tái thành lập tỉnh Hà Nam ngày 1/1/1997, chính quyền địa
phương đã sớm nhận thấy vai trò quan trọng của nguồn vốn FDI đối với quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nên đã tích cực và nhanh chóng đưa ra
Lớp QTKDQT 51B 14 SV: Phạm Khánh Chi
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Bùi Huy Nhượng
các chính sách và biện pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư quan trọng này vào
tỉnh. Sau đây là thực trạng thu hút ĐTTTNN vào Hà Nam sau gần 15 năm thực hiện.
2.1.1. Số lượng dự án và vốn qua các năm
Hình 2.1 cho biết số lượng dự án và tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào
tỉnh Hà Nam trong vòng 15 năm (1997 – 2012). Nhìn chung, số lượng dự án
FDI cũng như số vốn đầu tư FDI vào tỉnh Hà Nam có xu hướng tăng dần qua
các năm. Trong 5 năm đầu từ sau khi tái thành lập tỉnh, Hà Nam đã không có
dự án đầu tư FDI nào nhưng vào năm sau đó, năm 2001 tỉnh đã thu hút được

dự án đầu tư nước ngoài đầu tiên và các năm sau đó số lượng dự án mà tỉnh
thu hút được cũng tăng ổn định. Năm 2007 số dự án đầu tư vào tỉnh là 5 dự
án và ngay năm sau đó, năm 2008 số dự án FDI tỉnh thu hút được tăng cao đạt
mức đỉnh điểm là 15 dự án. Giai đoạn từ năm 2009 đến nay số lượng dự án
đầu tư vào tỉnh trong các năm có giảm hơn so với năm 2008 nhưng vẫn duy
trì được xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011 số lượng dự án FDI
đầu tư vào tỉnh là 11 dự án, và 6 tháng đầu năm 2012 con số này là 9 dự
án.Tính đến hết tháng 6 năm 2012 thì tổng số dự án FDI tại Hà Nam là 63 dự
án.
Số lượng dự án tăng góp phần làm cho số vốn đầu tư FDI vào tỉnh cũng
tăng theo. Giai đoạn 5 năm đầu do chưa có dự án đầu tư FDI nào nên số vốn
đầu tư bằng 0. Bắt đầu từ năm 2001 với dự án FDI đầu tiên thì số vốn đầu tư
nước ngoài tại tỉnh là 0,5 triệu USD. Các năm tiếp sau với số lượng dự án
tăng lên thì số vốn đầu tư FDI tại tỉnh cũng tăng theo. Năm 2008, với số
lượng dự án đầu tư lớn nhất, 15 dự án thì số vốn đầu tư vào tỉnh trong năm đó
là 130,25 triệu USD. Năm có số vốn FDI đầu tư vào tỉnh lớn nhất là năm
2011 với 223,791 triệu USD. Đến tháng 6 năm 2012, tổng số vốn FDI tại Hà
Nam đạt 528,4 triệu USD.
Hình 2.1. Số lượng dự án và vốn qua các năm
Lớp QTKDQT 51B 15 SV: Phạm Khánh Chi
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Bùi Huy Nhượng
(Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Nam)
Giai đoạn 1997 – 2000, tỉnh Hà Nam không có dự án ĐTNN nào. Giai
đoạn này Hà Nam mới tái lập tỉnh công tác thu hút ĐTNN đã được Tỉnh uỷ,
HĐND, Uỷ ban nhân dân tỉnh quan tâm, tuy nhiêndo cơ sở hạ tầng còn kém,
chưa được đầu tư đã ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh, dẫn đến
giai đoạn này Hà Nam chưa thu hút được các dự án ĐTNN.
Lớp QTKDQT 51B 16 SV: Phạm Khánh Chi

×