Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu xúc xích từ thị trường Đức Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.75 KB, 46 trang )

Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng đang
trong giai đoạn khó khăn, bước qua năm 2012 vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức,
như tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 giảm năm thứ hai liên tiếp, xuống mức
5,2%; nhiều doanh nghiệp đình đốn sản xuất và khó khăn trong tiếp cận vốn, nợ xấu
tăng cao, hiệu quả vốn đầu tư chưa được cải thiện nhiều, tiêu dùng giảm sút…
Những tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế đến Việt Nam đã khiến cho các
doanh nghiệp trong nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, thị
trường nhập khẩu hàng hóa Việt Nam bị thu hẹp, các doanh nghiệp xuất khẩu trong
nước gặp khó khăn phải thu hẹp quy mô sản xuất .
Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt cũng không phải là một ngoại lệ. Trong
quá trình thực tập tại công ty, thông qua việc điều tra, phỏng vấn, thu thập nguồn dữ
liệu, phân tích những đặc điểm về tình hình nhập khẩu nguyên liệu xúc xích của
Công ty và thấy được những khó khăn mà công ty gặp phải trong giai đoạn suy
thoái kinh tế là: Nhu cầu về hàng hoá trong nước giảm, dẫn đến doanh thu và lợi
nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Đức Việt cũng bị giảm sút.
Từ những khó khăn trên, vấn đề cấp thiết nhất đặt ra đối với công ty hiện nay
là có những yếu tố nào trong bối cảnh hiện nay tác động tới hoạt động kinh doanh
nhập khẩu của Công ty? Có những giải pháp nào để khắc phục những ảnh hưởng đó
và thúc đẩy hoạt động nhập khẩu trong thời gian tới? Suy thoái kinh tế là vấn đề
hiện đang được nhiều người quan tâm nhưng vấn đề được đặt ra đối với Đức Việt là
hoàn toàn mới và việc giải quyết nó là hết sức cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng của những vấn đề này trong việc giúp doanh
nghiệp có định hướng kinh doanh hiệu quả trong tình hình kinh tế hiện nay, kết hợp
với những lý luận tiếp thu được trong quá trình học và tìm hiểu thực tế trong thời
gian qua, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nguyên
liệu xúc xích từ thị trường Đức Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt” nhằm đưa ra
các giải pháp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của Công ty vượt qua giai đoạn khó khăn.
1.2. Tổng quan của vấn đề nghiên cứu


Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là một trong những vấn đề mà Nhà
nước và các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam hết sức quan tâm. Vì vậy đã có
những công trình nghiên cứu, đề tài luận văn tốt nghiệp đề cập đến vấn đề này như:
GVHD: THS. Lê Quốc Cường SV: Phạm Thị Huệ
Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp
- “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu tại Tổng công ty cơ
khí giao thông vận tải” do tiến sĩ Nguyễn Như Bình hướng dẫn, khoa thương mại
và kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, đề tài này chủ yếu nghiên cứu
và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thông qua nâng cao
hiệu quả quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu và hoàn thiện quy trình nhập khẩu
vật tư thiết bị phục vụ giao thông vận tải.
- “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu mặt hàng thực
phẩm đông lạnh tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu INTIMEX”. Đề tài tập trung
nghiên cứu thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng thực phẩm đông lạnh từ thị trường
Châu Âu, từ đó đưa ra những giải pháp nghiệp vụ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động nhập khẩu mặt hàng này.
- “Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh nhập khẩu tại Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị Vật tư thông tin”. Đề tài nêu
lên thực trạng và các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
thông qua các công cụ về marketing, từ đó đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu.
Nhìn chung các đề tài trên đã nghiên cứu được một số vấn đề lý luận cơ bản
về nhập khẩu, phân tích và nêu lên được thực trạng hoạt động nhập khẩu và đưa ra
được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cho các
doanh nghiệp đó.
Tuy nhiên, đề tài của em khác biệt hơn so với các đề tài trên ở chỗ: khác về
số liệu trong luận văn, khác về doanh nghiệp, khác về phương pháp và thời gian
nghiên cứu. Hơn nữa, đề tài của em tập trung vào phân tích thực trạng hoạt động
kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu xúc xích từ thị trường Đức về để chế biến. Đây
là một lĩnh vực không mới, nhưng đem lại hiệu quả cao hơn so với nhập khẩu trực
tiếp sản phẩm về phân phối. Tìm thấy được những hạn chế còn tồn tại trong kinh

doanh nhập khẩu, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu nguyên liệu xúc xích từ thị trường Đức của Công ty Cổ phần
thực phẩm Đức Việt, nhằm định vị thương hiệu Đức Việt ngày càng được ưu
chuộng và có tính cạnh tranh cao trên thị trường.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Để có thể giải quyết tốt những vấn đề trên, mục đích nghiên cứu của khóa luận là:
GVHD: THS. Lê Quốc Cường SV: Phạm Thị Huệ
Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp
- Khái quát các vấn đề lý thuyết liên quan tới hoạt động nhập khẩu cùng với
những lý luận cơ bản về các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của
Công ty.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động nhập khẩu nguyên liệu xúc xích của Công ty
Cổ phần thực phẩm Đức Việt, phân tích và đánh giá tác động của các yếu tố này
đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những ảnh hưởng của
suy thoái kinh tế và thúc đẩy hoạt động nhập khẩu nguyên liệu xúc xích của Công
ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt trong thời gian tới.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Xuất phát từ tình hình thực tiễn của Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt, khóa
luận phân định nội dung và phạm vi nghiên cứu như sau:
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Khóa luận được đề xuất để nghiên cứu
sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động nhập khẩu của Công ty cổ phần
thực phẩm Đức Việt.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm
2012. Đây là giai đoạn mà hoạt động nhập khẩu của công ty chịu ảnh hưởng từ cuộc
suy thoái kinh tế thế giới. Và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập
khẩu cho Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt từ năm 2013 đến năm 2015.
- Giới hạn về hoạt động kinh doanh: Hoạt động nhập khẩu.
- Giới hạn mặt hàng nghiên cứu: Mặt hàng được nghiên cứu là nguyên liệu
xúc xích.

- Giới hạn thị trường nghiên cứu: Thị trường nguyên liệu xúc xích tại Đức và
thị trường tiêu dùng mặt hàng xúc xích tại Việt Nam.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp :
Tài liệu thu được từ nguồn có sẵn bên trong và bên ngoài công như : Báo
cáo tài chính trong 3 năm (2010-2012), website của công ty (ducvietfoods.com.vn)
và các ấn phẩm, bài viết từ nhiều nguồn khác như google.com.vn, cafef.vn,….
- Phương pháp phân tích dữ liệu
+ Phương pháp thống kê : Thống kê từ nguồn dữ liệu thứ cấp.
+ Phương pháp so sánh : lập bảng biểu thống kê từ đó chỉ ra sự khác biệt
trong hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm, so sánh kết quả đạt được với
các chỉ tiêu đã đề ra để đưa ra những mặt đạt được, chưa được và hướng giải quyết.
GVHD: THS. Lê Quốc Cường SV: Phạm Thị Huệ
Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp
1.6. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập nguyên liệu xúc xích
từ thị trường Đức của Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt.
1.7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài lời mở đầu, mục lục, các danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, từ viết
tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận bao gồm 4 chương sau:
- Chương 1: “Tổng quan về vấn đề nghiên cứu”.
Nêu tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài, xác lập và tuyên bố vấn đề, đưa ra các
mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của khóa luận.
- Chương 2: “Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu”.
Khái quát các vấn đề liên quan đến hoạt động nhập khẩu, những lý luận cơ bản
về suy thoái kinh tế và ảnh hưởng của nó đến hoạt động nhập khẩu.
- Chương 3: “Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu xúc
xích từ thị trường Đức của Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt”.
Nêu phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề, đánh giá tổng quan tình hình và
ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt động nhập khẩu nguyên liệu xúc

xích của Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt, tổng hợp các kết quả thông qua
phỏng vấn chuyên gia, điều tra trắc nghiệm tại công ty và kết quả phân tích các dữ
liệu thứ cấp.
- Chương 4: “Định hướng phát triển và giải pháp nâng cao hiệu quả nhập
khẩu nguyên liệu xúc xích của Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt”.
Đưa ra các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu về ảnh hưởng của suy thoái
kinh tế đến hoạt động nhập khẩu nguyên liệu xúc xích của công ty, dự báo triển
vọng và quan điểm giải quyết vấn đề, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc
phục những khó khăn đó và thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của Đức Việt trong thời
gian tới.
GVHD: THS. Lê Quốc Cường SV: Phạm Thị Huệ
Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
NHẬP KHẨU
2.1. Một số khái niệm cơ bản về nhập khẩu, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
2.1.1 Khái niệm “nhập khẩu”
Nhập khẩu là một trong hai bộ phận cấu thành của hoạt động ngoại thương,
là hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế, là quá trình trao đổi hàng hóa giữa
các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ làm môi giới. Nó
không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán
trong nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.
Do đó, nhập khẩu của doanh nghiệp là hoạt động mua hàng hóa và dịch vụ
từ nước ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái xuất nhằm phục vụ mục
đích thu lợi nhuận. Vậy bản chất của nhập khẩu là việc mua hàng hóa từ các tổ chức
kinh tế, các công ty nước ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại thị
trường nội địa hoặc tái xuất khẩu với mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất
với tiêu dùng.
Nhập khẩu hàng hóa có đặc điểm:
- Thị trường nhập khẩu rất đa dạng: Hàng hoá và dịch vụ có thể được nhập
khẩu từ nhiều nước khác nhau. Dựa trên lợi thế so sánh của một quốc gia khác nhau

mà các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để mở rộng, thu hẹp hay thay đổi thị trường
nhập khẩu của mình.
- Đầu vào (nguồn cung ứng trong đó có nguồn nhập khẩu), đầu ra (khách
hàng) của doanh ngiệp rất đa dạng thường thay đổi theo nhu cầu của người tiêu
dùng trong nước. Nguồn cung ứng hoặc đầu ra có thể ổn định, tập trung hoặc đa
dạng phu thuộc vào điều kiện kinh doanh của công ty, khả năng thích nghi và đáp
ứng cầu thị trường cũng như biến dộng của nguồn cung ứng.
- Phương thức thanh toán: Trong kinh doanh nhập khẩu các bên sử dụng
nhiều phương thức thanh toán, việc sử dụng phương thức thanh tóan nào là do hai
bên tự thỏa thuận được quy định trong điều khoản của hợp đồng và trong kinh
doanh nhập khẩu thường sử dụng các ngoại tệ mạnh chủ yếu là USD để thanh toán.
Vì vậy mà thanh toán trong nhập khẩu phụ thuộc rất lớn vào tỷ giá hối đoái giữa các
đồng tiền nội tệ (VND) và ngoại tệ.
GVHD: THS. Lê Quốc Cường SV: Phạm Thị Huệ
Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp
- Chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật pháp, thủ tục: Hoạt động nhập
khẩu có sự tham gia của nhiều đối tác có quốc tịch khác nhau nên chịu sự chi phối
bởi các hệ thống luật pháp và các thủ tục liên quan của nhiều nước khác nhau.
- Việc trao đổi thông tin với đối tác phải được tiến hành nhanh chóng thông
qua các phương tiện công nghệ hiện đại hơn như telex, fax. Đặc biệt trong thời đại
thông tin hiện nay giao dịch qua thư điện tử, qua hệ thống mạng internet hiện đại là
công cụ phục vụ đắc lực cho kinh doanh.
- Về phương thức vận chuyển: Hoạt động nhập khẩu liên quan trực tiếp đến
yếu tố nước ngoài, hàng hóa được vận chuyển qua biên giới các quốc gia, có khối
lượng lớn và được vận chuyển qua đường biển, đường hàng không, đường sắt và
vận chuyển vào nội bộ bằng các xe có trọng tải lớn …Do đó hoạt động nhập khẩu
đòi hỏi chi phí vận chuyển lớn làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
2.1.2. Khái niệm “hiệu quả kinh doanh nhập khẩu”
Để hiểu thế nào là hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thì ta phải đi từ cái chung

nhất cho mọi hoạt động kinh doanh đó là “hiệu quả kinh doanh”. Hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp gắn chặt với hiệu quả kinh tế xã hội. Vì thế nó cần được
xem xét toàn diện về cả mặt định tính lẫn định lượng. Xét về mặt lượng thì hiệu quả
phải gắn chặt với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường
nhất định. Do vậy chúng ta không thể chấp nhận việc các nhà kinh doanh tìm mọi
cách đạt được các mục tiêu kinh tế cho dù phải trả bất cứ giá nào. Vì vậy mà cần
phải hiểu đúng “hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ, tổ chức quản lý của các doanh nghiệp để
thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất.
Từ đó suy ra “Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là một đại lượng so sánh giữa
kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu và toàn bộ chi phí bỏ ra để
đạt được kết quả đó (bao gồm cả chi phí bằng vật chất và sức lao động)”
2.2. Lý thuyết về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
2.2.1. Vai trò của nhập khẩu hàng hóa
Khi nền kinh tế một quốc gia hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì vai trò của
hoạt động kinh doanh nhập khẩu ngày càng trở nên quan trọng, có thể thấy cụ thể là:
GVHD: THS. Lê Quốc Cường SV: Phạm Thị Huệ
Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp
- Nhập khẩu mở rộng khả năng tiêu dùng trong nước, cho phép tiêu dùng một
lượng hàng hoá nhiều hơn khả năng sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
ngày càng cao cũng như thị hiếu của người tiêu dùng, làm tăng mức sống người
dân, tăng thu nhập quốc dân.
- Nhập khẩu tạo sự chuyển giao công nghệ, do đó có thể tái xuất mở rộng hàng
hoá có hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí, tạo ra sự đồng đều về phát triển
trong nước.
- Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh tích cực giữa hàng nội và hàng nhập khẩu tức
là tạo ra động lực cho các nhà sản xuất trong nước không ngừng vươn lên, tạo đà
cho xã hội ngày càng phát triển.
- Nhập khẩu xoá bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để cơ chế tự cung tự cấp
của nền kinh tế đóng.

- Nhập khẩu giải quyết được các nhu cầu đặc biệt như hàng hoá khan hiếm,
hàng hoá cao cấp, công nghệ hiện đại mà trong nước không thể sản xuất được hay
khó khăn trong quá trình sản xuất vì nguồn lực khan hiếm.
- Nhập khẩu góp phần khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của một quốc gia,
tham gia sâu rộng và sự trao đổi quốc tế và sự phân công lao động quốc tế trên cơ
sở chuyên môn hoá sản xuất, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, từng
bước hoà nhập nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới phù hợp với trình độ
phát triển của nền kinh tế.
Tuy nhiên, để phát huy được hết vai trò và nhiệm vụ của hoạt động nhập khẩu
còn tuỳ thuộc và quan điểm đường lối lãnh đạo của mỗi nước. Với nước ta, trong cơ
chế kế hoạch hoá tập trung, nhà nước quản lý kinh tế đối ngoại tập trung bằng mệnh
lệnh, nghị định của chính phủ làm cho hoạt động nhập khẩu mất đi tính linh hoạt
và không đúng với bản chất của nó. Từ sau Đại hội VI, nhà nước đã đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế đối ngoại phù hợp với nền kinh tế thị trường thì hoạt động nhập
khẩu đang dần khởi sắc và đi vào quỹ đạo của nó.
Qua đó, hoạt động nhập khẩu đã phát huy được vai trò lớn của nó, thực sự đã
tạo cho thị trường trong nước trở nên sôi động, đa dạng và phong phú về hàng hoá,
vật tư. Tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
GVHD: THS. Lê Quốc Cường SV: Phạm Thị Huệ
Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp
kinh tế. Nền kinh tế nước ta đang chuyển mình hoà nhập với nền kinh tế khu vực và
thế giới.
Thực phẩm là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng
ngày của cong người, việc nhập khẩu nguyên liệu sạch để sản xuất thực phẩm có
vai trò quan trọng:
- Thực phẩm, may mặc trong những năm gần đây có nhiều bước phát triển
quan trọng. Cùng với sự tăng cao về mức sống của người dân thì những ngành sản
xuất hàng tiêu dùng ngày càng phát triển. Sự phát triển của những ngành này là phù
hợp với quy luật kinh tế. Thực tế thì theo sự bình chọn của người tiêu dùng, vài năm
qua, các Công ty thực phẩm thường nằm trong số Công ty có sản phẩm đạt TOP

TEN hàng Việt Nam chất lượng cao. Có thể kể đến các Công ty dầu Tường An,
Công ty bánh kẹo Hải Hà, Công ty đồ hộp Hạ Long.
- Ngành công nghiệp thực phẩm trong nước đang ngày càng lớn mạnh. Tuy
nhiên nhu cầu về nhập khẩu thực phẩm phong phú, tồn tại nhu cầu thực phẩm cao
cấp của một số dân cư có thu nhập cao. Đáp ứng nhu cầu đó, Công ty Cổ phần thực
phẩm Đức Việt đưa sản phẩm xúc xích là một mặt hàng mới đối với người tiêu
dùng Việt Nam, từ nguồn nguyên liệu và công nghệ Đức, Đức Việt đã tạo nên sản
phẩm xúc xích phù hợp với khẩu vị của người Việt.
- Ngoài ra, giá cả của một số sản phẩm còn cao so với thu nhập của người
dân. Nhập khẩu nguyên liệu về sản xuất sẽ phù hợp với yêu cầu về giá cả của người
tiêu dùng Việt Nam. Góp phần nâng cao tính cạnh tranh của ngành thực phẩm nội
địa, đồng thời góp phần giải quyết công ăn việc cho đồi ngũ công nhân lành nghề.
Tuy nhiên thực phẩm là mặt hàng tiêu dùng đòi hỏi vệ sinh ATTP cao do ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, vì vậy nhập khẩu nguyên liệu
thực phẩm phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Nguyên liệu nhập khẩu phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người
tiêu dùng trong nước. Muốn vậy, cần làm rõ nguồn gốc của nguyên liệu và phải
được kiểm tra trước khi vào Việt Nam.
- Nhập khẩu phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng,
giá cả, chủng loại sản phẩm. Tránh nhập khẩu những sản phẩm mà trong nước đã
GVHD: THS. Lê Quốc Cường SV: Phạm Thị Huệ
Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp
sản xuất được. Chuyển dần sang hướng nhập khẩu sản phẩm trong nước chưa sản
xuất, hoặc những nguyên liệu không có ở trong nước.
- Doanh nghiệp nhập khẩu để kinh doanh cần chú ý bảo đảm lợi ích của
người tiêu dùng trong nước, tránh hiện tượng vì quyền lợi cục bộ mà làm ảnh hưởng
đến lợi ích xã hội.
2.2.2. Quan điểm đánh giá hiệu quả
Hiệu quả là mối tương quan giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt
được mục đích đó. Do đó khi đánh giá hiệu quả kinh tế của một doanh nghiệp

thường phải trải qua hai bước cơ bản.
- Phải so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đã xác định
- Sau đó so sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Có những khi hiệu quả kinh tế tăng nhưng mục tiêu của doanh nghiệp lại
không thực hiện được. Hiệu quả là mục tiêu, nhưng không phải là mục tiêu cuối
cùng mà là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế.
2.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
Hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động nhập khẩu nói riêng
có vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và phát triển doanh nghiệp. Hiệu quả
kinh doanh xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn sản xuất kinh doanh, nó có quyết định
sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào mà hoạt động càng có hiệu
quả thì càng mở rộng, nâng cao khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh được thị trường
rộng lớn và tạo uy tín cho doanh nghiệp trên thương trường. Một doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển thì bản thân nó phải luôn luôn không ngừng hoàn thiện và
phát triển. Trong quả trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không chỉ nghĩ
đến việc đạt doanh thu hàng năm cao, mà còn nghĩ đến việc làm sao để kết quả đạt
được năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng lẫn chất lượng.
2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu
 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng hợp
 Lợi nhuận nhập khẩu
Trong đó:
P= R-C P: là lợi nhuận nhập khẩu
R: là doanh thu nhập khẩu
C: là chi phí nhập khẩu
GVHD: THS. Lê Quốc Cường SV: Phạm Thị Huệ
Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp
Lợi nhuận nhập khẩu là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình
kinh doanh nhập khẩu. Nó phản ánh các mặt số lượng, chất lượng hoạt động nhập
khẩu của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản
xuất như lao động, vật tư, tài sản cố đinh… Tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận chưa cho

biết hiệu quả kinh doanh nhập khẩu được tạo ra từ nguồn lực nào, chi phí nào.
 Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu
• Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Trong đó
Dr: là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
P: tổng lợi nhuận nhập khẩu
R: tổng doanh thu nhập khẩu
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu từ kinh doanh nhập khẩu thì
thu được về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng sinh lợi
của vốn càng lớn, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp càng cao và
ngược lại.
• Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Trong đó:
Dc: là tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
P: là tổng lợi nhuận nhập khẩu
C: là tổng chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ vào kinh doanh nhập khẩu thì
có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu về. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.
• Tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn vốn.
GVHD: THS. Lê Quốc Cường SV: Phạm Thị Huệ
Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp
Trong đó
Dv: tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn vốn
P: tổng lợi nhuận nhập khẩu
V: tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ vào kinh doanh nhập khẩu thì có
bao nhiêu đồng lợi nhuận thu về. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ khả năng sinh
lời của vốn càng cao, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp càng lớn và
ngược lại.

Ngoài ra còn các chỉ tiêu chủ đánh giá cụ thể hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
của doanh nghiệp như:
 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả nhập khẩu kinh doanh bộ phận
 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
• Số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu
Trong đó
Svlđ: là số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu
Rn: doanh thu thuần nhập khẩu
Vn: vốn lưu động nhập khẩu
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh nhập
khẩu thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu hay vốn lưu động quay ngược bao
nhiêu vòng trong một kỳ kinh doanh nhập khẩu. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả
sử dụng vốn lưu động cho kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp càng lớn.
• Thời gian một vòng quay vốn lưu động
Trong đó
Tn: thời gian của kỳ phân tích
Sn: số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu
Tv: thời gian một vòng quay vốn
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để vốn lưu động cho kinh doanh
nhập khẩu quay được một vòng. Thời gian quay vòng vốn lưu động càng ngắn
GVHD: THS. Lê Quốc Cường SV: Phạm Thị Huệ
Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp
chứng tỏ tốc độ luân chuyển càng lón, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu càng cao và
ngược lại.
 Hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu
• Mức sinh lời một lao động nhập khẩu
Trong đó:
D: là mức sinh lời một lao động nhập khẩu
P: lợi nhuận nhập khẩu
L: số lao động

Chỉ tiêu này phản ánh một lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ
tao ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ phân tích. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu
quả sử dụng lao động càng cao và ngược lại.
 Chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế xã hội
Hiệu quả kinh tế xã hội là các chỉ tiêu có tính chất định lượng. Đó là các chỉ
tiêu cơ bản và quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Hiệu quả về mặt xã hội trong
hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp là những mặt lợi ích không thể định lượng
được, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương án nhập khẩu
để triển khai trong thực tế. Nội dung của việc xem xét hiệu quả về mặt xã hội rất đa
dạng và phức tạp. Nó thể hiện thông qua những tác động sau:
• Tác động tới việc phát triển kinh tế xã hội: Đóng góp vào gia tăng tổng
sản phẩm , tăng tích lũy
• Tác động tới việc phát triển xã hội: Giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động, xóa bỏ phân biệt giàu nghèo.
• Tác động đến môi trường sinh thái và tốc độ đô thị hóa
Do đó mà mỗi phương án nhập khẩu doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ sao cho
có hiệu quả nhất, phù hợp nhất với phương hướng phát triển kinh doanh của công ty.
2.3. Phân định nội dung nghiên cứu
Từ thực tế quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt, việc
phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu và đánh giá những mặt đạt
được cũng như tồn tại trong kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu xúc xích từ thị
trường Đức của Công ty Cổ phẩn thực phẩm Đức Việt em sử dụng 4 chỉ tiêu để tìm
ra những mặt tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại đó và đưa ra những giải pháp
kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại đó :
GVHD: THS. Lê Quốc Cường SV: Phạm Thị Huệ
Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp
- Chỉ tiêu thứ 1 : Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu
- Chỉ tiêu thứ 2 : Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu
- Chỉ tiêu thứ 3 : Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu
- Chỉ tiêu thứ 4 : Hiệu quả sử dụng lao động trong hoạt động kinh doanh nhập

khẩu
GVHD: THS. Lê Quốc Cường SV: Phạm Thị Huệ
Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp
Chương 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU
NGUYÊN LIỆU XÚC XÍCH TỪ THỊ TRƯỜNG ĐỨC CÔNG TY CỔ
PHẦN THỰC PHẨM ĐỨC VIỆT
3.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt
- Tên công ty: Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt.
- Giấy chứng nhận đầu tư: Số 051033000002 do UBND tỉnh Hưng Yên
cấp chứng nhận lần đầu ngày 30 tháng 6 năm 2008.
- Tên giao dịch tiếng Anh: Duc Viet Food Joint Stock Company.
- Địa chỉ trụ sở chính: Xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
- Văn phòng đại diện tại Hà nội: Tòa nhà Seaprodex Hà Nội, 20 Láng Hạ,
phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Email :
- Mã số thuế : 0900214029
Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Đức Việt được thành lập
theo đăng ký kinh doanh số 01 02 000 824 do Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà
Nội cấp ngày 14 tháng 7 năm 2000. Công ty chuyên sản xuất các loại xúc xích với
sự tham gia chuyển giao công nghệ, máy móc, thiết bị của người bạn Đức.
Tháng 11/2000 công ty bắt đầu đi vào sản xuất với xưởng sản xuất tại Thanh
Xuân – Hà Nội với cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại phố Triệu Việt Vương.
Tháng 10/2002 Công ty liên doanh Đức Việt chính thức được thành lập với
số vốn pháp định là 900.000 USD theo giấy phép đầu tư số 019/GP-HY do UBND
tỉnh Hưng Yên cấp ngày 10/12/2002 (Công ty TNHH Đức Việt góp 51% vốn, đối
tác CHLB Đức góp 49% vốn). Năm 2003, công ty quyết định mở nhà máy với diện
tích 3,6 ha, tổng vốn đầu tư là 1.800.000USD, khánh thành ngày 12/2/2004 tại Khu
công nghiệp Phố Nối B, xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Ngày
15/3/2004, công ty đầu tư trên 2triệu USD để lắp đặt dây chuyền công nghệ Đức
nhằm mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm.

Năm 2008, Công ty chuyển đổi thành Công ty CP Thực phẩm Đức Việt với
nhiều cổ đông tham gia góp vốn vào công ty. Số lượng cán bộ công nhân tăng lên
300 người và sản xuất ra gần 60 loại sản phẩm các loại bao gồm xúc xích và thịt
cắt lát hong khói đã đưa ra phục vụ hàng triệu khách hàng Việt Nam trên toàn quốc.
GVHD: THS. Lê Quốc Cường SV: Phạm Thị Huệ
Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp
Điều quan trọng nhất là từ những sản phẩm xúc xích của Đức Việt đưa ra thị trường
đã tạo một xu hướng ẩm thực mới trong các bữa ăn gia đình Việt Nam. Bên cạnh
các món ăn truyền thống như mì, bún, phở cơm thì các sản phẩm chế biến sẵn mang
hương vị Âu nhưng vẫn đạm đà bản sắc Việt như xúc xích, thịt cắt lát hong khói ăn
kèm với bánh mỳ rất phù hợp với các bữa ăn nhanh vào buổi sáng, tối hoặc tiệc
cuối tuần. Vừa ngon vừa tiện lợi lại đảm bảo vệ sinh trong cuộc sống công nghiệp
hiện đại ồn ào náo nhiệt .
Qua hơn 12 năm gây dựng và phát triển, cho đến nay sản phẩm của Đức Việt
đã có mặt tại hầu hết các tỉnh thành trên cả nước.
Căn cứ vào giấy chứng nhận đầu tư của Công ty cổ phần thực phẩm Đức
Việt được cấp ngày 30 tháng 8 năm 2008 và sửa đổi lần một ngày 30 tháng 12 năm
2009.
Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt có chức năng:
● Chế biến thịt gia súc, gia cầm.
● Sản xuất, chế biến, mua bán các loại nông sản và các sản phẩm của ngành
chăn nuôi.
● Mua bán thực phẩm.
● Sản xuất, chế biến thực phẩm.
● Sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi.
● Sản xuất, chế biến, kinh doanh phụ kiện, nguyên vật liệu cho công nghiệp
chế biến thực phẩm.
● Mua bán các máy móc, thiết bị, vật tư ngành công nghiệp thực phẩm,
ngành chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, công ty có nhà máy với diện tích 3,6 ha, tổng vốn đầu tư là

1.800.000USD, khánh thành ngày 12/2/2004 tại Khu công nghiệp Phố Nối B, xã
Tân Lập, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên và đầu tư lắp đặt dây chuyền công nghệ
Đức nhằm mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm với trị lên đến 2 triệu USD.
Cùng rất nhiều máy móc hiện đại được nhập khẩu từ Đức qua các năm, bao gồm:
- Nhà máy giết mổ lợn theo công nghệ CHLB Đức,công suất 250 con
lợn/ngày;
- Nhà máy pha lọc và chế biến thịt, công suất 20 tấn / ngày;
GVHD: THS. Lê Quốc Cường SV: Phạm Thị Huệ
Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp
- Nhà máy chế biến thực phẩm sạch, công suất 5 tấn/ ngày;
- Xưởng chế biến gia vị mù tạt, công suất 10 tấn/ tháng.
Qua hơn 10 năm gây dựng và phát triển, cho đến nay người dân Hà Nội,
Thành Phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng đã quen thuộc với sản phẩm được
chế biến từ thịt lợn sạch của công ty Đức Việt, sản phẩm của Đức Việt đã có mặt tại
hầu hết các tỉnh thành trên cả nước.
Với thế mạnh về công nghệ và sự giúp đỡ của các chuyên gia người Đức,
trong tương lai Đức Việt sẽ ngày càng đạt được nhiều thành công, phục vụ từng bữa
ăn ngon của người Việt.
3.2. Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh nhập khẩu của Công ty Cổ
phần thực phẩm Đức Việt
3.2.1. Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần thực
phẩm Đức Việt
Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt là công ty sản xuất và tiêu thụ thực
phẩm chế biến từ thịt. Sau hơn 12 năm hình thành và phát triển, hiện nay thương
hiệu thực phẩm Đức Việt đã có uy tín cao trong lòng người tiêu dùng, thực phẩm
sạch và ngon, phù hợp với khẩu vị của người Việt. Sản phẩm của Đức Việt rất đa
dạng, bao gồm:
+ Sản phẩm xúc xích: Thời gian đầu khi công ty mới thành lập, các sản phẩm
của Đức Việt còn khá mới mẻ với người tiêu dùng Việt Nam. Tới tháng 9 năm 2009
mẻ xúc xích đầu tiên theo kiểu truyền thống của Đức được ra lò tại xưởng sản xuất

ở Thanh Xuân Hà Nội. Kể từ đó tới nay sản phẩm xúc xích của Đức Việt đã quen
thuộc với người tiêu dùng và trở nên rất đa dạng. Trong đó có các sản phẩm sau:
xúc xích Beclin, xúc xích hun khói, xúc xích Nurembe, xúc xích nướng, xúc xích
viên hong khói, xúc xích vườn bia, xúc xích đồng quê.
+
Sản phẩm truyền thống: Bên cạnh sản phẩm chính là xúc xích, Đức Việt
cũng cung cấp ra thị trường các sản phẩm truyền thống, theo nét văn hoá lâu đời của
người tiêu dùng Việt Nam như: chân giò muối, giò tai, giò thủ, giò lụa, pate gan.
Các sản phẩm này quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày được công ty chế biến theo
đúng hương vị truyền thống với chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
GVHD: THS. Lê Quốc Cường SV: Phạm Thị Huệ
Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp
+ Sản phẩm cắt lát: Trong nhóm sản phẩm cắt lát có nhiều loại đa dạng
khác nhau cho người sử dụng có thể lựa chọn. Trong đó bao gồm có đùi
hong khói, xúc xích tỏi, thăn lợn hong khói, sườn hun khói, dọi quế hun
khói, Jăm bông giò, Jăm bông hấp, Jăm bông đùi hun khói.
+ Gia vị: Nhằm giúp cho người tiêu dùng ăn ngon miệng hơn, đặc biệt là
phù hợp hơn với các sản phẩm thịt nguội của công ty nên công ty đã sản xuất và bán
các gia vị đi kèm như là mù tạt cay, mù tạt mật ong, mù tạt tiêu đen. Các gia vị này
sẽ làm tăng hượng vị cho các sản phẩm thêm hấp dẫn và ngon miệng.
+ Thịt tươi an toàn: Trong giai đoạn hiện nay khi giá thịt lợn ngoài thị trường
chợ đang tăng và giao động lớn, giá cả không ổn định thì giá thịt lợn tươi của Đức
Việt được duy trì ổn định hơn với nguồn hàng cố định theo hợp đồng, mức giá cũng
không cao hơn các điểm bán như chợ là mấy, chỉ khoảng 3% mà chất lượng thì
được đảm bảo, hương vị tươi ngon. Thịt tươi an toàn của công ty có các loại sau:
đùi trước nguyên, đùi sau nguyên, vai sấn, thăn chuột, thịt chân giò, thân giữa, sườn
non, nạc vai, nạc thăn, nạc mông, nạc dầm vai, mông sấn, ba rọi, chân giò, heo
mảnh.
Cơ cấu nguồn vốn của Công ty được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.1: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012-2012

Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
2011 / 2010 2012/2011
Mức
tăng
%
Mức
tăng
%
Nợ phải trả 21.460 21.169 42.136 (291) (1,36) 20.968 99,05
Nợ ngắn hạn 20.317 19.682 36.511 (634) (3,12) 16.829 85,5
Nợ dài hạn 1.143 1.486 5.625 343 30,2 4.139 278,5
Vốn chủ 18.811 36.822 55.496 18.011 95,75 18.675 50,72
Vốn chủ sở hữu 18.811 36.844 54.924 18.034 95,87 18.080 49,07
Các quỹ khác (22) 572 (23) 594
Tổng nguồn vốn 40.270 57.990 97.632 17.720 44 39.642 68,36
(Nguồn: Phòng tài chính -kế toán Công ty CP TP Đức Việt)
3.2.2. Khái quát hoạt động nhập khẩu của Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt
• Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu:
GVHD: THS. Lê Quốc Cường SV: Phạm Thị Huệ
Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp
Với dây chuyền công nghệ sản xuất xúc xích từ Đức, máy mọc hiện đại, đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất ra những sản phẩm vừa ngon vừa lành, Đức
Việt đã sử dụng nguồn nguyên liệu sạch, đảm bảo chất lương. Nguyên liệu sản xuất
của Công ty chủ yếu được nhập khẩu bao gồm: Vỏ ruột lợn tự nhiên, vỏ ruột cừu tự
nhiên, gia vị làm xúc xích (bột nhục đậu khấu, lá kinh giới, hạt mùi xay, gia vị hỗn
hợp để sản xuất xúc xích hong khói), mùn cưa gỗ sồi. Ngoài ra, công ty còn nhập
khẩu các loại máy móc, dây chuyền tiên tiến hiện đại từ Đức: máy nhồi xúc xích,
dàn máy xay trộn Seydelmann, máy mài dao, máy xay thịt, lò xông khói, máy tiêm
muối, máy mát xa thịt, dao, cưa

Bảng 3.2: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu giai đoạn 2010-2012
(Đơn vị: Kg)
Năm
Mặt
hàng
2010 2011 2012
Số
lượng
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
Tỷ
trọng
(%)
Ruột lợn tự nhiên 44.780 42.53 64.320 41.21 62.400 41.92
Ruột cừu tự nhiên 22.490 21.36 39.241 25.14 36.420 24.47
Gia vị 18.400 17.47 23.200 14.86 22.000 14.78
Mùn cưa gỗ sồi 19.600 18.64 29.300 18.79 28.000 18.83
Tổng 105.270 100 156.061 100 148.820 100
(Nguồn: Phòng marketing Quốc tế Công ty CP TP Đức Việt)
Từ bảng trên ta thấy, tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu không đồng đều. Mặt
hàng ruột lợn tự nhiên đạt tỷ trọng cao nhất (xấp xỉ 41.92%), ruột cừu tự nhiên đứng
thứ hai (24.47%) và tỷ trọng thấp nhất là gia vị làm xúc xích (14.78%). Mặt khác,
cơ cấu hàng nhập khẩu của Công ty đã có sự thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của
thị trường. Do sự thay đổi của quá trình chuyển đổi từ công ty TNHH sang công ty
CP, quá trình sản xuất của công ty cũng bị tác động theo. Cụ thể là lượng nhập khẩu
của các mặt hàng ở năm 2010 ở mức thấp và gặp nhiều hạn chế. Tuy nhiên, năm

2011 được đánh dấu là năm có sự tiến bộ rõ rệt, người tiêu dùng ngày càng biết đến
và tin dùng các dòng sản phẩm của công ty Đức Việt, nhu cầu chế biến tăng mạnh,
điều này dẫn tới sự tăng vọt của các mặt hàng nguyên liệu đầu vào nhập khẩu nhằm
phục vụ cho quá trình sản xuất chế biến. So với năm 2010, lượng nhập khẩu các
GVHD: THS. Lê Quốc Cường SV: Phạm Thị Huệ
Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp
mặt hàng tăng khoảng 30%. Nhưng tới năm 2012, do sự khó khăn chung trong toàn
bộ nền kinh tế, các mặt hàng nhập khẩu có xu hướng giảm xuống 5%. Điều này ảnh
dẫn tới hiệu quả kinh doanh của công ty bị giảm sút, khó khăn trong việc nhập khẩu
thu mua các nguyên vật liệu dùng cho sản xuất chế biến.
• Cơ cấu thị trường nhập khẩu
Đơn vị: phần trăm (%)
Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng thị trường nhập khẩu của công ty CP TP Đức Việt
(Nguồn: Phòng Marketing quốc tế Công ty CP TP Đức Việt)
Theo biểu đồ trên, ta nhận thấy rằng thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty
là thị trường Đức (chiếm 78%). Đức Việt đạt được những thành tựu nhất định như
ngày hôm nay, một phần do sự giúp đỡ nhiệt tình của những người bạn Đức, ngay
từ những ý tưởng ban đầu TS. Mai Huy Tân – người sáng lập ra Đức Việt đã nhận
được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ người bạn Đức ông Camponi, hiện nay máy móc
100% đều được nhập khẩu từ thị trường này. Công ty hy vọng đưa các dòng sản
phẩm xúc xích được đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế với những nguyên vật liệu tốt
nhất mang hương vị ẩm thực của đất nước Đức như: ruột lợn và cừu tự nhiên, gia
vị, mùn cưa gỗ sồi,… tới người tiêu dùng tại Việt Nam và được người tiêu dùng
đón nhận.
Tuy nhiên, hiện nay nguyên vật liệu làm nên các dòng sản phẩm xúc xích không
chỉ bó hẹp việc nhập khẩu từ thị trường Đức, mà công ty còn tích cực mở rộng nhập
khẩu ra các thị trường khác như: Trung Quốc (11%), Pakistan (4.8%), Áo (6.2%),…
để tìm kiếm nguồn hàng và thiết lập các mối quan hệ làm ăn với nhiều bạn hàng
mang tính chất lâu dài.
•Kim ngạch nhập khẩu

GVHD: THS. Lê Quốc Cường SV: Phạm Thị Huệ
Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp
Theo báo cáo tổng kết kim ngạch xuất khẩu nguyên vật liệu của công ty CP TP
Đức Việt, ta có như sau:
Bảng 3.3: Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng của công ty CP TP Đức Việt
giai đoạn 2010-2012
(Đơn vị: Euro)
Năm
Mặt
hàng
2010 2011 2012
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Ruột lợn tự
nhiên
548.100 38.09 822.150 41.42 783.000 41.55
Ruột cừu tự
nhiên
274.400 19.07 411.600 20.75 392.000 20.08
Gia vị 140.910 9.8 211.300 10.65 201.300 10.68
Mùn cưa gỗ sồi 5.700 0.4 8.550 0.43 8.140 0.43
Máy móc 470.000 32.64 530.000 26.75 500.000 27.26
Tổng 1.439.110 100 1.983.600 100 1.884.440 100

(Nguồn: Phòng Marketing Quốc tế Công ty CPTP Đức Việt)
Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy kim ngạch nhập khẩu mặt hàng của công
ty có sự thay đổi qua từng năm. Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh đạt
1.983.600 Euro, tăng gần 37,84% tương ứng với 544.490 Euro so với năm 2010.
Nhưng đến năm 2012, kim ngạch nhập khẩu bị giảm 5% so với năm 2011. Nguyên
nhân dẫn tới điều này là do ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế kéo dài, tình
trạng lạm phát ngày càng tăng cao, khiến cầu của sản phẩm giảm xuống, nên công
ty phải giảm lượng nhập khẩu mặt hàng để phù hợp với sự thay đổi nhu cầu của thị
trường. Mặt khác, sự biến động tỷ giá của đồng Euro trên thị trường tiền tệ thế giới
trong những năm qua cũng tác động đến kim ngạch nhập khẩu của công ty.
3.3. Đánh giá hiệu quả nhập khẩu nguyên liệu xúc xích của Công ty Cổ phần
thực phẩm Đức Việt
3.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty
 Yếu tố bên ngoài Công ty:
GVHD: THS. Lê Quốc Cường SV: Phạm Thị Huệ
Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp
+ Chế độ, chính sách và pháp luật của Nhà nước về nhập khẩu
Đối với hoạt động nhập khẩu Nhà nước luôn có những chính sách, luật lệ
nghiêm ngặt về hàng hóa nhập khẩu và cách thức thực hiện hoạt động nhập khẩu.
Đối với từng loại mặt hàng Nhà nước có quy định riêng, đối với mặt hàng
nhập khẩu của Đức Việt là mặt hàng thực phẩm có yêu cầu cao về vệ sinh an toàn
thực phẩm, yêu cầu Công ty phải có chiến lược kinh doanh nhập khẩu phù hợp
+ Luật pháp, môi trường kinh doanh của nước xuất khẩu (CHLB Đức)
Luật pháp và các yếu tố về chính sách của nước xuất khẩu làm cho quá trình
nhập khẩu của doanh nghiệp có thể đơn giản hoặc phức tạp hơn nhiều, điều này ảnh
hưởng đến chi phí cho hoạt động nhập khẩu và do đó, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh nhập khẩu.
Hiện nay, quan hệ đầu tư, thương mại Việt Nam và CHLB Đức ngày càng
tăng. CHLB Đức đang mở cửa trong giao thương với Việt Nam. Các mặt hàng xuất
khẩu chính của Đức gồm máy móc, hàng điện tử, ô tô, các sản phẩm hoá chất, thực

phẩm, hàng dệt may, dụng cụ quang học và điện năng. Quan hệ giữa Việt Nam và
CHLB Đức đang được lãnh đạo và nhân dân 2 nước nâng lên tầm cao mới. Đức
Việt cần tận dụng cơ hội này để tiếp thu về công nghệ và máy móc hiện đại nâng
cao năng suất lao động, tinh giảm chi phí.
+ Biến động của tỷ giá hối đoái
Kinh doanh xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự thay đổi của tỷ giá
hối đoái. Bởi lẽ khi nhập khẩu từ Đức công ty phải thanh toán bằng EUR trong khi
giá bán sản phẩm trong nước tính bằng đồng Việt Nam. Vì vậy Công ty cần phải dự
báo, theo dõi tình hình để kịp thời điều chỉnh hoạt động kinh doanh nhập khẩu để
nâng cao hiệu quả trong kinh doanh
+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Gồm các điều kiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam như: giao thông vận tải, thông
tin liên lạc, các dịch vụ công cộng khác có tác động không nhỏ đến hoạt động kinh
doanh của công ty. Hiện nay máy móc kỹ thuật và nguyên liệu nhập khẩu được
nhập khẩu qua cảng Hải Phòng và vận chuyển bằng đường bộ về nhà máy sản xuất
tại Hưng Yên. Giao thông thuận lợi sẽ tạo điều kiện tốt cung ứng kip thời nguyên
liệu phục vụ sản xuất.
Hệ thống ngân hàng cũng có tác động lớn trong hoạt động kinh doanh nhập
khẩu của công ty. Khả năng huy động vốn và chuyển đổi tiền tệ của công ty phụ
thuộc rất lớn vào sự phát triển của hệ thông ngân hàng Việt Nam.
 Các nhân tố bên trong Công ty
GVHD: THS. Lê Quốc Cường SV: Phạm Thị Huệ
Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp
+ Quy mô kinh doanh của công ty
Quy mô kinh doanh được thể hiện ở tiềm năng tài chính và doanh thu hàng
năm của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp
phải có nguồn lực tài chính mạnh hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh thương
mại trong nước. Hiện nay Đức Việt tự hào là công ty có công nghệ, máy móc hiện
đại, sản phẩm đảm bảo an toàn VSTP trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng mặt hàng
xúc xích tại Việt Nam. Đây là lợi thế của Đức Việt so với đối thủ cạnh tranh, khiến

nhiều khách hàng tin dùng sản phẩm của Đức Viêt
+ Nguồn nhân lực trong công ty
Hiện nay Đức Việt có gần 300 công nhân lao động lành nghề trong dây
chuyền sản xuất, và rất nhiều cán bộ, nhận viện có trình độ chuyên môn cao trong
nghành thực phẩm, kỹ thuật, quản lý. Đặc biệt, khi mới thành lập đứng đầu Công ty
là Tiến sĩ toán học Mai Huy Tân, người am hiểu về thị trường, về chuyên môn đã
đưa thương hiệu Đức Việt khẳng định vị thế thực phẩm sạch trong lòng người tiêu
dùng. Hiện nay TS. Mai Huy Tân vẫn tiếp tục đứng đầu Công ty trong vai trò Chủ
tịch Hội đồng quản trị.
3.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu xúc xích từ thị
trường Đức của Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt
3.3.2.1. Kết quả tiêu thụ sản phẩm xúc xích của Công ty
Với hình ảnh thương hiệu thực phẩm Đức Việt vừa ngon vừa lành trong tâm
trí người tiêu dùng nên tình hình sản xuất và tiêu thụ của Công ty đạt được nhiều
thành tựu đáng kể. Cụ thể mức tăng doanh thu và sản lượng tiêu thụ của Công ty
không ngừng tăng trong giai đoạn 2010-2012.
Bảng 3.4: Báo cáo về doanh thu và sản lượng tiêu thụ giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị Giá trị
So với
2009
Giá trị
So với
2010
Giá trị
So với

2011
Doanh thu
(Triệu đồng)
81.581 114.609 40,48% 207.3 80,93% 223.348 7,71%
Sản lượng
(tấn)
1.774 1.908 7,55% 2.046 7,23% 2.201 7,58%
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty CP TP Đức Việt)
GVHD: THS. Lê Quốc Cường SV: Phạm Thị Huệ
Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp
Doanh thu tiêu thụ từ 2009 tới 2012 tăng trưởng không đồng đều. Đặc biệt là
từ năm tài chính 2011 và 2012 với mức tăng về doanh thu trên 80%. Tuy nhiên,
năm 2012 chững lại mức tăng chỉ đạt 7,71%, so với năm 2011 nhìn vào khối lượng
sản phẩm tiêu thụ mức tăng là chưa cao chỉ đạt mức trên 7% và chỉ tập trung cao độ
ở các thị trường trọng điểm như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng Nếu
chỉ xét về tốc độ tăng trưởng về sản lượng tiêu thụ thì đây vẫn là con số khiêm tốn
so với thực lực của công ty. Một trong những nguyên nhân dẫn tới kết quả này là
trong giai đoạn 2010-2012 công ty đang chú trọng vào khâu sản xuất, bằng cách tập
trung mọi nguồn lực cả về nhân lực và tài chính để hiện đại hóa và đổi mới công
nghệ, dây chuyền kĩ thuật, máy móc nhằm khẳng định thương hiệu về chất lượng
của mình. Công ty đã làm được điều đó và tiến tới trong giai đoạn 2012-2020, công
ty đã lập kế hoạch chuyển hướng nguồn lực tập trung vào công tác bán hàng, đẩy
mạnh tiêu thụ sản phẩm, khẳng định vị thế đứng đầu lĩnh vực sản xuất và phân phối
xúc xích trên thị trường.
3.3.2.2. Chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu
Mục đích cuối cùng của mọi doanh nghiệp là thu được lợi nhuận. Để thấy được
thực chất kết quả hoạt động kinh doanh là cao hay thấp chúng ta cần xem xét sự
tăng trưởng lợi nhuận của công ty sau mỗi kỳ kinh doanh:
GVHD: THS. Lê Quốc Cường SV: Phạm Thị Huệ
Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 3.5: Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu của Công ty từ thị trường Đức giai
đoạn 2010-2012
Đơn vị: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Doanh thu KDNK 114.609,39 207.358,40 223.348,29
Chi phí KDNK 26.069,06 39.101,84 185.191,44
Lợi nhuận KDNK 88.540,33 168.256,56 38.156,85
(Nguồn: Phòng Marketing quốc tế)
Từ số liệu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu có thể
tính được tỷ lệ biến động về doanh thu, chi phí và lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu
của Công ty từ đó đánh giá đúng thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập
khẩu của Đức Việt.
Bảng 3.6: Tốc độ tăng trưởng doanh thu, chi phí và lợi nhuận KDNK của Công
ty giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Biến động năm 2011/2010 Biến động năm 2012/2011
Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%)
Doanh thu KDNK
92749,01 44,73 15989,89 7,16
Chi phí KDNK 13032,78 33,33 185191,44 78,89
Lợi nhuận KDNK 79716,23 47,38 (130099,71) (340,9)
(Nguồn: Phòng Marketing quốc tế Công ty CP TP Đức Việt)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy doanh thu kinh doanh nhập của Công ty tại
thị trường Đức 2011 so với năm 2010 tăng 44,73% tương đương 92749,01 triệu
VNĐ, nhưng đồng thời chi phí KDNK cũng tăng 33,33% tương đương 13032,78
triệu VNĐ . Sang năm 2012, doanh thu KDNK của Công ty tăng 15989,89 VNĐ
tương đương 7,16% so với năm 2011, nhưng trong năm này giá vốn hàng hóa cũng
tăng 185191,44 triệu VNĐ tương đương 78,89%. Giai đoạn 2010-2012 doanh thu
KDNK của Công ty tăng không ổn định do sang năm 2012 Công ty đầu tư mua hệ

thống máy xay trộn mới dẫn đến chi phí tăng cao, thêm vào đó năm 2012 ảnh
hưởng của khủng hoảng, nhu cầu của người tiêu dùng giảm, thị trường tiêu thụ của
Công ty không được mở rộng đến doanh thu tăng chậm trong khi chi phí tăng mạnh.
Đơn vị: tỷ đồng
GVHD: THS. Lê Quốc Cường SV: Phạm Thị Huệ
Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp
Biểu đồ 3.2: Lợi nhuận KDNK của Công ty giai đoạn 2010-2012
(Nguồn: Phòng Marketing quốc tế Công ty CP TP Đức Việt)
Qua biểu đồ trên ta thấy, lợi nhuận KDNK nguyên liệu xúc xích từ thị trường
Đức tăng giảm không ổn định. Cụ thể, năm 2011 lợi nhuận KDNK tăng 79716,23
triệu VNĐ so với năm 2010, tương đương 47,38%. Sang năm 2012, lợi nhuận
KDNK giảm mạnh 130099,71 triệu VNĐ so với năm 2011. Qua đây ta cũng nhận
thấy rằng lợi nhuận KDNK chưa đạt được hiệu quả cao so với nguồn vốn bỏ ra.
Biểu đồ trên cho thấy trong giai đoạn 2010-2012 lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu
của Công ty có giảm nhiều hơn tăng, do công ty tập trung mở rộng sản xuất đầu tư
thêm nhiều máy móc hiện đại phục vụ sản xuất, tăng sản lượng đồng nghĩa với việc
phải mở rộng thị trường, Công ty đưa ra nhiều chính sách xúc tiến, marketing, hỗ trợ
về giá cho khách hàng. Tuy nhiên trong năm 2012 do đầu tư mua mới nhiều máy móc
nên chi phí kinh doanh nhập khẩu của Công ty tăng, nhưng lượng tiêu thụ vẫn duy trì
ở mức cũ, chưa mở rộng được thị trường tương xứng với nguồn vốn bỏ ra. Điều này
làm cho chi phí kinh doanh nhập khẩu của Công ty trong năm 2012 tăng vọt trong khi
đó doanh thu tăng chậm nên lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu của Công ty trong năm
2012 giảm mạnh so với năm 2011. Đòi hỏi Công ty phải có kế hoạch sản xuất, kế
hoạch tiêu thụ phù hợp với nguồn vốn bỏ ra nhằm tận dụng cơ hội thị trường, năng
suất sản xuấ.
GVHD: THS. Lê Quốc Cường SV: Phạm Thị Huệ

×