Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI TĂNG CƯỜNG HIỆU LỰC TỔ
CHỨC TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH VIÊN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Từ khi Việt Nam bắt đầu gia nhập nền kinh tế toàn cầu tức là tham gia vào quá
trình thương mại quốc tế đã mở ra nhiều tiềm năng điều kiện thúc đẩy các thành
phần kinh tế trong nước phát triển bên cạnh những cơ hội kinh doanh thì có những
thách thức khó khăn, cạnh tranh cũng gay gắt hơn đòi hỏi các doanh nghiệp phải
thay đổi thích nghi với xu thế để tồn tại và phát triển.
Muốn quản trị thành công một doanh nghiệp nhất thiết phải có chiến lược kinh
doanh, điều này đòi hỏi hệ thống quản trị phải có những tầm nhìn chiến lược, hoạch
định chiến lược và làm thế nào để triển khai các chiến lược đó có hiệu quả phù hợp
với năng lực của doanh nghiệp hiện có của mình. Tổ chức triển khai chiến lược là
giai đoạn thứ hai trong quản trị chiến lược, một doanh nghiệp dù có hoạch định mục
tiêu chiến lược của mình tốt như thế nào nhưng để làm sao tiến hành một cách khoa
học hiệu quả, phân bổ nguồn lực doanh nghiệp một cách hợp lý thì mới là vấn đề.
Bất kỳ mô hình hay tổ chức nào hoạt động cũng nhằm xây dựng và thực hiện
một mục tiêu chiến lược nào đó. Chiến lược là mối quan tâm hàng đầu, là tiền đề
đinh hướng cho mọi hoạt động kinh doanh của tổ chức. Xác đinh được đúng chiến
lược tức là vạch được đường đi xuyên suốt cho tổ chức và thực hiện chiến lược tức
là tổ chức triển khai mục tiêu đưa ra. Nhưng thực trạng hiện nay cho thấy việc triển
khai chiến lược kinh doanh tại các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quan tâm thỏa
đáng, nhận thức về chiến lược và tầm quan trọng chưa đúng, chưa phát huy hết
nguồn lực doanh nghiệp đảm bảo các mục tiêu chiến lược kinh doanh, thường thấy
có lời hay bán được sản phẩm thì kinh doanh. Và chiến lược ở các doanh nghiệp
Việt Nam chỉ được thực hiện do một mình chủ doanh nghiệp lập ra mà không có sự
tham gia của tập thể, thu thập không đầy đủ thông tin, chỉ bằng cảm giác đưa ra
chiến lược thì rất khó thực hiện hiệu quả trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện
nay. “Hướng đi quan trọng hơn tốc độ” vì thế đó chính là lý do mà hầu như các
doanh nghiệp Việt Nam thường phát triển rất nhanh ở quy mô nhỏ những dẫm chân
tại chỗ khi mở rộng quy mô hoạt động và mục tiêu phát triển bền vững vẫn là cái
đích ở xa.
SV: Bùi Thị Đoan Trang Lớp: K43A4
1
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp
Thị trường hiện nay kinh doanh đa ngành đa nghề nhưng tất cả cùng tồn tại và
phát triển trong cùng một môi trường nên chịu những sự chi phối như nhau. Thị
trường Dược phẩm cũng vậy đang là một thị trường phát triển về số lượng và chủng
loại với mặt hàng khá đặc biệt so với những mặt hàng khác là thuốc chữa bệnh. Bên
cạnh sự gia tăng của các công ty trong nước còn có sự tham gia ngày càng tăng của
công ty nước ngoài làm cho thị trường dược phẩm cạnh tranh khá gay gắt. Nhận
thấy được tầm quan trọng của chiến lược và tổ chức triển khai chiến lược kinh
doanh, Công ty TNHH một thành viênDược phẩm Trung Ương 1 (TW1) thành viên
của Tổng công ty Dược Việt Nam trực thuộc Bộ Y tế là công ty chuyên kinh doanh
phân phối các mặt hàng dược phẩm và thiết bị y tế cho các thị trường như bệnh
viện, đại lý, xí nghiệp sản xuất thuốc trên cả nước…cũng đang tham gia vào quá
trình hội nhập kinh tế như bao công ty khác. Đứng trước những điều kiện đó, Ban
lãnh đạo Công ty Dược phẩm Trung ương 1 có tầm nhìn xa trông rộng đã chủ động
xây dựng chiến lược phát triển công ty để phù hợp với tình hình mới, trong đó có
chiến lược dài hạn và ngắn hạn là xây dựng hệ thống phân phối bằng các chi nhánh
ở các tỉnh thành phố nhằm thực hiện mở rộng, phát triển thị trường, nâng cao doanh
số,thị phần, lợi nhuận và thương hiệu của Công ty tại khu vực Chi nhánh phụ trách
trên cả hai phương diện mở rộng thị trường theo chiều sâu và tiếp thị thương mại
hiệu quả. Để có thể đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh
khốc liệt, công ty đã định hướng đầu tư chiều sâu theo hướng hiện đại hóa, chuyên
nghiệp hóa công nghệ phân phối nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm theo các tiêu
chuẩn của khu vực và quốc tế với hệ thống kho đạt tiêu chuẩn- GSP, hệ thống phân
phối đạt tiêu chuẩn- GDP, hệ thống nhà thuốc bán lẻ đạt tiêu chuẩn-GPP và tiêu
chuẩn quốc tế ISO 9001: 2008.
Tuy nhiên, công tác triển khai chiến lược kinh doanh của công ty vẫn đang còn
một số hạn chế trong việc hệ thống phân phối sản phẩm, phân bổ nguồn lực trong
công ty chưa đồng bộ và hiệu quả. Vì thế việc hoạch đinh mục tiêu chiến lược hàng
tháng, quý, năm và tổ chức triển khai được ban lãnh đạo hết sức quan tâm, là vấn đề
cấp thiết cho hoạt động kinh doanh của công ty. Thực tế qua quá trình được thực tập
tại Công ty Dược phẩm TW1 đã cho thấy sự cần thiết nghiên cứu vấn đề triền khai
chiến lược kinh doanh vì vậy em chọn đề tài “Tăng cường hiệu lực tổ chức triển
khai chiến lược kinh doanh Dược phẩm của Công ty TNHH một thành
viênDược phẩm Trung Ương 1” làm luận văn tốt nghiệp.
SV: Bùi Thị Đoan Trang Lớp: K43A4
2
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Sau khi được tìm hiểu về vấn đề tổ chức triển khai chiến lược kinh doanh và
quá trình thực tập tại công ty Dược phẩm Trung Ương 1 em xin chọn đề tài làm
luận văn tốt nghiệp: “Tăng cường hiệu lực tổ chức triển khai chiến lược kinh
doanh Dược phẩm của Công ty TNHH một thành viênDược phẩm Trung Ương 1”
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
- Chiến lược kinh doanh là gì? Các nhân tố cấu thành chiến lược kinh doanh gắn
với đặc điểm của một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Dược phẩm?
- Triển khai chiến lược kinh doanh là gì? Vị trí và vai trò của triển khai chiến lược
- Quy trình và nội dung triển khai chiến lược kinh doanh tại công ty Dược phẩm
TW1?
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu
Đề tài “Tăng cường hiệu lực tổ chức triển khai chiến lược kinh doanh Dược
phẩm của công ty Dược phẩm Trung ương I” đi sâu nghiên cứu những mục tiêu
sau:
- Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh và tổ chức triển
khai chiến lược kinh doanh của các công ty kinh doanh Dược phẩm.
- Đánh giá thực trạng công tác triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty Dược
phẩm Trung Ương 1. Từ đó rút ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân
của tổ chức triển khai chiến lược kinh doanh của công ty.
- Qua phân tích thực trạng nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu
lực triển khai chiến lược kinh doanh và kiến nghị để giải quyết vấn đề tại Công ty
Dược phẩm Trung Ương 1.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Để có thể nghiên cứu sâu hơn về đề tài em xin xác định phạm vi nghiên cứu đề
tài về thời gian, không gian và nội dung nghiên cứu.
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức triển khai chiến lược
của Công ty Dược phẩm Trung Ương 1 thông qua báo cáo hoạt động kinh doanh
trong 3 năm vừa qua (2008-2010).
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty Dược phẩm Trung Ương 1 với mặt
hàng chủ yếu là nguyên phụ liệu làm thuốc với mức tiêu thụ hơn 40% chiến tỷ
trọng lớn nhất trong tổng giá trị hàng bán của Công ty trên địa bàn Thành phố Hà
Nội.
SV: Bùi Thị Đoan Trang Lớp: K43A4
3
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng tổ chức triển khai chiến lược kinh
doanh tập trung vào quy trình triển khai chiến lược của Công ty Dược phẩm Trung
Ương 1 và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực triển khai chiến lược kinh
doanh của công ty. Cụ thể tập trung vào 4 quy trình triển khai chiến lược sau:
+ Nhận dạng chiến lược SBU của công ty
+ Xây dựng các mục tiêu ngắn hạn
+ Xây dựng các chính sách hỗ trợ
+ Phân bổ các nguồn lực
1.5 Kết cấu của một luận văn tốt nghiệp
Ngoài phần lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, phiếu phỏng vấn và
điều tra, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết luận thì luận văn bao gồm 4
chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về triển khai chiến lược kinh doanh
của các công ty kinh doanh dược phẩm.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng triển
khai chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH một thành viênDược phẩm Trung
Ương 1
Chương 4: Các kết luận và đề xuất tăng cường hiệu lực triển khai chiến lược
kinh doanh của Công ty Dược phẩm Trung Ương 1.
SV: Bùi Thị Đoan Trang Lớp: K43A4
4
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp
CHƯƠNG II
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH CỦA CÁC CÔNG TY KINH DOANH DƯỢC PHẨM
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh
Hiện nay thuật ngữ chiến lược được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh dưới
nhiều góc độ tiếp cận.
- Theo góc độ tiếp cận truyền thống thì chiến lược kinh doanh như tổng thể dài
hạn của một tổ chức nhằm đạt tới mục tiêu lâu dài.
- Johnson & Scholes define strategy as follows: “Strategy is the direction and
scope of an organization over the long-term: which achieves advantage for the
organization through its configuration of resources within a challenging
environment, to meet the needs of markets and to fulfill stakeholder expectation”.
Nghĩa là theo Johnson & Scholes thì “Chiến lược là định hướng và phạm trù của
một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc
định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đôi để đáp ứng nhu cầu thị
trường và thỏa mãn mong đợi của các bên liên quan”.
=> Vì vậy có thể hiểu khái niệm về chiến lược kinh doanh khá tổng quát và
đầy đủ của Alan Rowe như sau: “Chiến lược kinh doanh là chiến lược cạnh tranh
hay chiến lược định vị, là các công cụ giải pháp nguồn lực để xác lập vị thế chiến
lược nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp”.
Như vậy, muốn quản trị thành công một doanh nghiệp nhất thiết phải có chiến
lược kinh doanh, và chiến lược đưa ra phải nhằm đạt được mục tiêu của doanh
nghiệp, sử dụng được các nguồn lực một cách hiệu quả phù hợp với xu hướng thay
đổi của thị trường.
2.1.2 Các nhân tố cấu thành chiến lược kinh doanh
- Mục tiêu dài hạn: chiến lược kinh doanh luôn hướng mục tiêu, mỗi doanh nghiệp
kinh doanh luôn đặt ra mục tiêu dài hạn tùy theo từng giai đoạn, thời kì kinh doanh của
doanh nghiệp nhưng mục tiêu lớn nhất luôn là thị phần, lợi nhuận, doanh thu.
- Phương thức cạnh tranh: hay chính là những công cụ, chính sách đưa ra
trong ngắn hạn hay dài hạn nhằm đạt được vị thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh
tranh trên cùng thị trường, cùng ngành hàng như về giá, sản phẩm, thời cơ thị
SV: Bùi Thị Đoan Trang Lớp: K43A4
5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp
trường và dịch vụ khách hàng…
- Định vị chiến lược: trên cùng một thị trường hay cùng ngành hàng thì doanh
nghiệp cần định hướng được thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới, tập
trung vào khách hàng nào, sản phẩm mình cung ứng trên thị trường ngoài ra các giá
trị gia tăng cung cấp tới khách hàng là những gì, quy mô, chất lượng ra làm sao? Để
từ đó có thể xây dựng các chiến lược kinh doanh và triển khai chiến lược kinh
doanh hiệu quả.
- Phân bổ nguồn lực: trong quá trình thực hiện chiến lược cần gắn liền với các
nguồn lực bên trong doanh nghiệp về vốn, con người, trang thiết bị và các bộ phận
chức năng nhằm đạt được tối đa lợi ích mang lại và mục tiêu của doanh nghiệp.
2.1.3 Khái niệm và vị trí của triển khai chiến lược kinh doanh
- Triển khai chiến lược kinh doanh là việc chia nhỏ mục tiêu dài hạn của doanh
nghiệp thành các mục tiêu hàng năm rồi phân bổ nguồn lực, thiết lập chính sách
nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.
- Triển khai chiến lược kinh doanh là giai đoạn thứ hai của quản trị chiến lược,
là một giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đảm bảo sự thành công của toàn bộ quá trình
quản trị chiến lược, là quá trình chuyển từ xây dựng chiến lược thành những hành
động cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
2.1.4 Vai trò của triển khai chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
- Đứng sau giai đoạn hoạch định chiến lược trong quản trị chiến lược nên triển
khai chiến lược kinh doanh có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Nếu giai đoạn
hoạch định chiến lược có ý nghĩa quan trọng hàng đầu thì giai đoạn thực thi chiến
lược lại có ý nghĩa quyết định thông qua việc áp dụng hàng loạt và trên cơ sở huy
động một cách có hiệu quả các nguồn lực bên trong doanh nghiệp nhằm biến các mục
tiêu nhiệm vụ chiến lược được xác định trong kế hoạch thành kết quả hiện thực.
- Triển khai chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp chọn lựa được một
chiến lược tốt hơn từ đó các doanh nghiệp có thể tự điều chỉnh phản ứng kịp thời
trước những biến động.
- Triển khai chiến lược kinh doanh phối hợp các nguồn lực bên trong, theo sát
mọi hoạt động của doanh nghiệp, nó giúp cho doanh nghiệp thấy được điều gì đang
diễn ra trong công việc kinh doanh của mình. Đồng thời nó là một lợi thế cạnh tranh
giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp đối thủ.
SV: Bùi Thị Đoan Trang Lớp: K43A4
6
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp
2.2 Một số lý thuyết về triển khai chiến lược kinh doanh của công ty kinh
doanh Dược phẩm
2.2.1 Bản chất của triển khai chiến lược kinh doanh
Để hiểu rõ bản chất của triển khai chiến lược kinh doanh thì cần phải hiểu quản
trị chiến lược là gì? Sau đó rút ra được bản chất của triển khai chiến lược kinh doanh.
- Quản trị chiến lược kinh doanh là một tập hợp các quyết định và hành động
được thể hiện thông qua kết quả của việc hoạch định, thực thi và đánh giá các chiến
lược, được thiết kế nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn của tổ chức.
Bao gồm 3 giai đoạn:
+ Hoạch định chiến lược
+ Triển khai chiến lược
+ Kiểm soát và đánh giá chiến lược
Như vậy, bản chất của triển khai chiến lược kinh doanh là giai đoạn thứ hai
sau bước hoạch định chiến lược kinh doanh trong quản trị chiến lược, chính là việc
sử dụng các nguồn lực doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu đề ra.
2.2.2 Sự khác biệt giữa hoạch định và triển khai chiến lược
Bảng 2.1: Sự khác biệt giữa hoạch định và triển khai chiến lược
Hoạch định chiến lược Triển khai chiến lược
Định vị các lực lượng trước khi hành động Quản lý các lực lượng khi hành động
Quá trình tư duy Quá trình tác nghiệp
Đòi hỏi trực giác và kỹ năng phân tích tốt Đòi hỏi những khích lệ và kỹ năng
lãnh đạo đặc biệt
Đòi hỏi phối hợp vài cá nhân Đòi hỏi phối hợp nhiều cá nhân, nhiều
bộ phận
Các khái niệm, công cụ của hoạch định
CL tương đối như nhau giữa các tổ chức
có quy mô và loại hình hoạt động khác
nhau
Thực thi chiến lược có sự khác nhau rất
lớn giữa các quy mô và loại hình hoạt
động của tổ chức
2.2.3 Quy trình triển khai chiến lược kinh doanh.
Theo Fredr.David thì triển khai chiến lược kinh doanh bao gồm 6 bước:
- Thiết lập các mục tiêu hàng năm: là một hoạt động phân tán liên quan trực
tiếp đến tất cả các quản trị viên trong công ty. Các mục tiêu hàng năm là những
hướng dẫn cho hành động, nó chỉ đạo và hướng dẫn những nổ lực và hoạt động của
SV: Bùi Thị Đoan Trang Lớp: K43A4
7
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp
thành viên trong tổ chức. Các muc tiêu đề ra phải nhất quán logic, sự hợp lý của tổ
chức và hợp lý của cá nhân.
- Xây dựng các chính sách: là những chỉ dẫn chung nhằm chỉ ra những giới
hạn về cách thức đạt tới mực tiêu chiến lược, các chính sách được xây dựng phải cụ
thể và có tính ốn định được tóm tắt tổng hợp thành các văn bản, các quy tắc, thủ tục
mà các chỉ dẫn này đóng góp thiết thực cho việc đạt tới các mực tiêu của chiến lược
chung. Bao gồm chính sách marketing, nhân sự, R&D, tài chính.
- Phân bổ các nguồn lực: là một hoạt động trọng tâm trong việc thực hiện
chiến lược kinh doanh, các nguồn lực nên được phân bổ như thế nào giữa các bộ
phận, chức năng và đơn vị khác nhau trong tổ chức để đảm bảo chiến lược được lựa
chọn được thực hiện tốt nhất.
- Thay đổi cấu trúc tổ chức: là tập hợp các chức năng và quan hệ mang tính
chính thức xác định các nhiệm vụ mỗi 1 đơn vị của DN phải hoàn thành, đồng thời
cả các phương thức hợp tác giữa các đơn vị này. Cấu trúc tổ chức đòi hỏi những
thay đổi trong cách thức kết cấu của công ty vì cấu trúc tổ chức của 1 DN ràng buộc
chính thức các mục tiêu và các chính sách được thiết lập, rang buộc cách thức và
nguồn lực được phân chia.
- Phát triển lãnh đạo chiến lược: là một quá trình những tác động nhằm thúc
đẩy những con người tự nguyện và nhiệt tình thực hiện các hành động cần thiết
nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Là những chỉ dẫn, điều
khiển, ra quyết định, động viên, thưởng phạt…của nhà quản trị tác động tới nhân
viên của mình nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
- Phát huy văn hóa doanh nghiệp: là một tập hợp các niềm tin, giá trị được chia
sẻ và học hỏi bởi các thành viên của tổ chức, được xây dựng và truyển bá trong suốt
quá trinh tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng
đến khả năng lãnh đạo chiến lược của doanh nghiệp, phản ánh nhiệm vụ kinh doanh
chiến lược, văn hóa và chiến lược phải phù hợp với nhau.
2.3 Tổng quan về những công trình nghiên cứu có liên quan
Qua tìm hiểu về các đề tài luân văn có liên quan đến triển khai chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp hoặc liên quan đến kinh doanh Dược phẩm. Mở rộng phạm
vi nghiên cứu thì:
- Trên thế giới: có nhiều đề tài, tài liệu liên quan tiếp cận theo các hướng
như :
SV: Bùi Thị Đoan Trang Lớp: K43A4
8
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp
+ Micheal Porter là bậc thầy của trường đại học nổi tiếng Harvard, với những tác
phẩm kinh điển như “Chiến lược cạnh tranh”, “Lợi thế cạnh tranh”
+ David A.AAKER là một giáo sư tại Trường kinh doanh Hass của Đại học
California, tác giả của những cuốn sách tiếp thị và xây dựng thương hiệu. Những
tác phẩm “Strategic Market Management 2007”, “Developing Business Strategies
2001”.
+ “Khái luận quản trị chiến lược” của Tiến sĩ Fred R Daivid, ông tốt nghiệp
trường Fracis Marion University chuyên ngành quản lý tổng hợp chủ yếu quan tâm
đến chiến lược quản lý. Cuốn sách tổng hợp được các khái luận về chiến lược kinh
doanh và quản lý chiến lược, các quy trình trong triển khai chiến lược.
- Trong nước: Qua tìm hiểu tại kho thư viện luận văn của trường Đại học Thương
mại thì phần lớn đề tài liên quan đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp tiếp
cận theo hướng hoạch định chiến lược kinh doanh, chiến lược thâm nhập phát triển
thị trường hoặc xây dựng chiến lược kinh doanh ví dụ như:
+ “Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần
Tràng An” của Trịnh Thị Giang-GV hướng dẫn Trần Hùng. Đề tài chỉ tập trung vào
công tác hoạch định chiến lược, là bước đầu tiên của quản trị chiến lược nên hướng
tiếp cận khác nhiều đến vấn đề triển khai chiến lược kinh doanh.
+ “Phát triển chiến lược thâm nhập thị trường nội địa hóa nhóm hàng may mặc
của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Việt An của Lê Thị Thu Hường- GV
hướng dẫn Đỗ Thị Bình. Đề tài tập trung vào xây dựng chiến lược thị trường để
phát triển mặt hàng may mặc ở thị trường trong nước, nên vấn đề nghiên cứu tới đề
tài nghiên cứu và đối tượng khách thể có sự khác nhau.
Ngoài ra có một số đề tài có liên quan đến triển khai chiến lược kinh doanh mà có
thể tham khảo ví dụ như:
+ “Giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh tại Công ty Cổ Phần phát triển
thương mại Hà Nội của Nguyễn Đức Chung- GV hướng dẫn PGS-TS Đinh Văn
Thành. Đề tài này tuy khách thể nghiên cứu khác nhau nhưng có liên quan đến vấn
đề triển khai chiến lược kinh doanh, nhưng qua đó có thể tham khảo quá trình tìm
hiểu nghiên cứu vấn đề lý thuyết cũng như thực tế áp dụng tại Công ty.
+ Hoặc “Giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh tại Công ty Cổ phẩn Xuất
nhập khẩu than TKV của Lại Thị Thu Huyền – GV hướng dẫn Nguyễn Ngọc Vinh.
SV: Bùi Thị Đoan Trang Lớp: K43A4
9
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp
2.4 Phân định nội dung triển khai chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp
kinh doanh dược phẩm
2.4.1 Mô hình triển khai chiến lược kinh doanh.
- Nhận dạng SBU chiến lược kinh doanh
- Thiết lập các mục tiêu ngắn hạn
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ triển khai chiến lược kinh doanh
- Phân bổ nguồn lực chiến lược kinh doanh
- Thay đổi cơ cấu tổ chức
- Kiểm tra và đánh giá hiệu lực triển khai chiến lược
Sơ đồ 1: Quy trình triển khai chiến lược kinh doanh của các
Công ty kinh doanh Dược phẩm
2.4.2 Nội dung triển khai chiến lược kinh doanh của các công ty kinh doanh
Dược phẩm
2.4.2.1 Nhận dạng chiến lược triển khai kinh doanh
- Đơn vị kinh doanh chiến lược SBU: tập trung vào lại sản phẩm Dược phẩm
chủ lực bao gồm các loại nguyên phụ liệu, các thành phẩm tân dược và đông dược,
các loại thực phẩm chức năng, hóa chất kiểm nghiệm, thuốc biệt dược hay các thị
trường mục tiêu của doanh nghiệp mà nó đóng góp vào sự thành công của doanh
SV: Bùi Thị Đoan Trang Lớp: K43A4
Quy trình triển khai chiến
lược kinh doanh
Nhận
dạng
SBU
chiến
lược
kinh
doanh
Thiết lập
các mục
tiêu ngắn
hạn
Xây
dựng các
chính
sách hỗ
trợ
Phân bổ
nguồn
lực
Thay đổi
cấu trúc
tổ chức
Kiểm tra
và đánh
giá chiến
lược
10
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp
nghiệp đó có cùng đối thủ cạnh tranh trên cùng một thị trường xác định.
- Sử dụng phương thức cạnh tranh nào nhằm đạt lợi thế so với các đối thủ cạnh
tranh giành lấy vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường cùng ngành Dược
phẩm, có thể bằng thương hiệu, chất lượng sản phẩm hay hệ thống kênh phân phối.
- Giá trị gia tăng đem lại cho khách hàng: ngoài cung cấp những giá trị của sản
phẩm cho khách hàng, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến giá trị khác để đảm
bảo sức khỏe cung cấp đầy đủ thuốc cho khách hàng. Đó cũng chính là một lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm phát triển khách hàng.
- Chiến lược định vị sản phẩm: Để bắt đầu kinh doanh thì nhà quản trị doanh
nghiệp cần định hướng những hoạt động cụ thể của doanh nghiệp, xác định doanh
nghiệp mình sẽ cung cấp sản phẩm gì có thể thỏa mãn nhu cầu thị trường, khách
hàng? Phân đoạn lựa chọn thị trường mục tiêu (giới hạn khu vực địa lý, tập quán
tiêu dùng, điều kiện tự nhiên, thu nhập và nhu cầu tiêu dùng)?và có những phương
thức nào nhằm quảng bá sản phẩm, hình ảnh của doanh nghiệp?
2.4.2.2 Thiết lập các mục tiêu ngắn hạn
Các mục tiêu ngắn hạn được chuyển hóa từ mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp
từ tầm nhìn chiến lược và sứ mạng kinh doanh thành các mục tiêu cụ thể, có thể đo
lường được và phải khả thi, hợp lý.
Để có thể cụ thể được những mục tiêu chiến lược thì doanh nghiệp cần phải
xây dựng những mục tiêu hàng năm, hàng quý, hàng tháng, đó chính là những mục
tiêu thường niên (< 1 năm) cần thiết cho việc triển khai chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp.
Mục đích của việc thiết lập mục tiêu chiến lược doanh nghiệp nói chung hay
doanh nghiệp Dược phẩm nói riêng thường vì lợi nhuận, vị thế cạnh tranh, hiệu quả
kinh doanh, an toàn xã hội và nhân văn hay khả năng dẫn đầu về chất lượng, sản
phẩm, công nghệ, thị trường về các loại thuốc mới và dạng đóng gói mới, khách
hàng…
Với mục tiêu tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành Dược phẩm từ 16-
18%/ năm, đạt khoảng 1,44 tỷ USD năm 2011, tổng giá trị thuốc sản xuất trong
nước năm 2011 sẽ đạt khoảng 1350 triệu USD.
2.4.2.3 Xây dựng các chính sách triển khai chiến lược kinh doanh doanh nghiệp:
tập trung chủ yếu vào chính sách marketing và chính sách nhân sự.
- Chính sách Marketing:
SV: Bùi Thị Đoan Trang Lớp: K43A4
11
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp
+ Chính sách sản phẩm: Dược phẩm là loại hàng hóa đặc biệt, có nhu cầu tiêu
dùng cao cho mọi đối tượng và thị trường, nó có tỷ lệ lợi nhuận cao và liên quan
trực tiếp đến tính mạng sức khỏe con người nên sự ra đời của một sản phẩm đòi hỏi
trải qua một quá trình thử nghiệm chặt chẽ. Vì vậy đối với sản phẩm này yếu tố cần
thiết đầu tiên là đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo về yếu tố bao bì đóng gói
để có thể bảo quản và vận chuyển, yếu tố lưu kho bảo quản phải đạt tiêu chuẩn
GSP.
+ Chính sách về giá: Từ trước đến nay chưa có một doanh nghiệp kinh doanh
Dược phẩm nào có thể tự đáp ứng được hoàn toàn đầu vào nguyên phụ liệu cho
doanh nghiệp mình. Thị trường Việt Nam cũng không thể đáp ứng hết đầu vào cho
các doanh nghiệp vì thế hầu như tất cả nguyên phụ liệu được nhập khẩu từ nước
ngoài về, nó chịu ảnh hưởng bởi môi trường kinh tế về tỷ giá hối đoái, khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, lạm phát. Đồng thời thị trường Dược phẩm là một thị trường
mạnh mà các công ty nước ngoài đang đầu tư hoạt động vào Việt Nam không ít nên
mặt hàng này có chịu sự quản lý giá của Nhà nước và Bộ y tế. Do đó các doanh
nghiệp không được tự điều chỉnh giá quá mức cho phép.
+ Chính sách phân phối: là loại sản phẩm cần thiết nên mục tiêu kinh doanh là
phân phối sản phẩm đầy đủ và kịp thời tới tay khách hàng. Điều quan trọng đối với
một doanh nghiệp kinh doanh Dược phẩm đó chính là mạng lưới bán lẻ. Do đó các
doanh nghiệp Dược cần thiết lập và phân bổ những địa điểm, kênh phân phối sao
cho đáp ứng được nhu cầu mọi khách hàng. Các doanh nghiệp Dược phẩm thường
lựa chọn các thành viên là các xí nghiệp Dược, các chi nhánh đại diện, nhà thuốc
bán buôn bán lẻ, đại lý cấp I và người tiêu dùng thông qua các kênh trực tiếp và
kênh dọc để phân phối hàng hóa của mình tới thị trường.
+ Chính sách xúc tiến: là hoạt động thông tin marketing đến những khách hàng
hiện có và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp muốn quảng bá, gửi thông điệp
cần thiết về các loại sản phẩm, thông tin doanh nghiệp tới khách hàng. Các doanh
nghiệp kinh doanh Dược phẩm cũng nhất thiết phải có những hành động triển khai
xúc tiến nhằm tạo ra thương hiệu và uy tín tới mọi khách hàng. Mà mục tiêu truyền
thông chủ yếu thông qua đối tượng là các Bác sỹ, Dược sỹ để thông tin tới khách
hàng. Hỗ trợ các đại lý cấp I của doanh nghiệp những phương tiện truyền thông, các
cataloge, list sản phẩm và giá để khách hàng theo dõi.
- Chính sách nhân sự: Nhân sự đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của
SV: Bùi Thị Đoan Trang Lớp: K43A4
12
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp
doanh nghiệp. Đối với loại hàng hóa này thì cần đòi hỏi một đội ngũ Dược sĩ
chuyên ngành để bào chế, kiểm tra chính xác các tác dụng và cách sử dụng của
dược phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp Dược cần có những chính sách nhân sự hợp
lý nhằm đảm bảo đời sống vật chất của nhân viên:
+ Tuyển dụng nhân sự có chuyên môn và kinh nghiệm kinh doanh Dược phẩm
+ Đào tạo và đào tạo lại các nghiệp vụ cho nhân viên
+ Gắn thành tích với lương thưởng thực hiện chiến lược
+ Tạo môi trường văn hóa nhân sự hỗ trợ chiến lược
2.4.2.4 Phân bổ nguồn lực chiến lược kinh doanh
Ở cấp độ chiến lược kinh doanh doanh nghiệp nên bố trí như thế nào trong mỗi
chức năng, bộ phận, đơn vị khác nhau trong tổ chức nhằm đảm bảo chiến lược kinh
doanh được thực hiện tốt nhất.
Dựa vào những mục tiêu chiến lược ngắn hạn và dài hạn mà nhà quản trị cần
phải xem xét và nhận dạng được các nguồn lực bên trong doanh nghiệp đang có sẵn
hay phải tìm mới, thay đổi và phân bổ vào các bộ phận chức năng phù hợp đảm bảo
nhất quán và liên kết với nhau. Các doanh nghiệp kinh doanh Dược phẩm cần phải
đảm bảo trước hết là yếu tố con người có nghiệp vụ chuyên môn, đầu tư máy móc
công nghệ và xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo nguồn lực tài chính nhằm phân bổ
và nâng cao nguồn lực doanh nghiệp. Cần phải nhất thiết có các phòng ban có chức
năng chuyên biệt như phòng kiểm nghiệm hóa chất, phòng nghiên cứu và phát
triển…
2.4.2.5 Thay đổi cấu trúc tổ chức
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh nói chúng hay kinh doanh Dược phẩm
nói riêng thì cấu trúc tổ chức có sự ràng buộc cách thức các mục tiêu và các chính
sách được thiết lập, ràng buộc cách thức và nguồn lực được phân chia. Doanh
nghiệp xem xét với cấu trúc tổ chức hiện tại thì có thể triển khai chiến lược khả thi
hay không? Hay cần phải có sự điều chỉnh hoặc lập mới một tổ chức nhằm đáp ứng
được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải điều chỉnh cấu trúc tổ
chức để thực hiện phù hợp với các chiến lược kinh doanh đưa ra trong doanh
nghiệp.
2.4.2.6 Kiểm tra và đánh giá hiệu quả thực thi chiến lược
Kiểm tra và đánh giá hiệu quả triển khai chiến lược nhằm đo lường và lượng
giá các kết quả chiến lược, so sánh kết quả với mục tiêu đặt ra để từ đó có thể phát
SV: Bùi Thị Đoan Trang Lớp: K43A4
13
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp
hiện được những cơ hội, né tránh đe dọa và giải quyết các vấn đề tồn tại đúng quy
trình đánh giá chiến lược.
Sơ đồ 2: Quy trình kiểm tra và đánh giá chiến lược
SV: Bùi Thị Đoan Trang Lớp: K43A4
Xác
định
vấn đề
đo
lường
Xây
dựng
các
tiêu
chuẩn
Đo
lường
các kết
quả
Kết
quả có
phù
hợp
tiêu
chuẩn?
Hành
động
điều
chỉnh
Dừng lại
14
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp
CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA
CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I
3.1. Phương pháp nghiên cứu
Bất kỳ một công trình nghiên cứu nào cũng có những phương pháp nghiên cứu
riêng và tuỳ theo đối tượng nghiên cứu mà lựa chọn phương pháp nào làm trọng
điểm. Với đề tài “tổ chức triển khai chiến lược kinh doanh Dược phẩm” các vấn đề
lý thuyết về chiến lược kinh doanh, triển khai chiến lược, thực trạng và giải pháp
triển khai chiến lược kinh doanh Dược phẩm được nghiên cứu dựa trên các phương
pháp khoa học như: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu…
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá
trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu
thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí do đó cần phải nắm chắc các
phương pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp làm cơ
sở lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: là những dữ liệu chưa qua xử lý, được
thu thập lần đầu và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông
qua các cuộc điều tra thống kê. Phương pháp này được sử dụng qua ở chương III và
một phần của chương IV nhằm tìm hiểu thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh
và đề xuất giải pháp tăng cường hiệu lực triển khai.
Thu thâp dữ liệu sơ cấp thông qua phiếu trắc nghiệm, phiếu điều tra chuyên
sâu cán bộ trong công ty để tìm hiểu về thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh
của công ty nhằm phát hiện ra những vấn đề cần nghiên cứu, giúp người nghiên cứu
có lý luận chặt chẽ và kiến thức sâu rộng hơn về vấn đề nghiên cứu.
Danh sách phát phiếu điều tra của Công ty Dược phẩm TW1(Xem phụ lục 1)
Nội dung phỏng vấn về tình hình tổ chức triển khai chiến lược kinh doanh của
công ty với những câu hỏi: về mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, chiến lược kinh doanh,
nhân tố ảnh hưởng đến triển khai chiến lược, các chính sách hỗ trợ và nguồn lực
phân bổ của công ty.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: tài liệu thứ cấp là loại tài liệu có nguồn
SV: Bùi Thị Đoan Trang Lớp: K43A4
15
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp
gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích xử lý. Được thu thập từ các phòng ban của
công ty như kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính, doanh thu các mặt
hàng… thống kê của Nhà nước, ban ngành có liên quan, sổ sách, báo chí, internet,
luận văn, bản thảo… các nguồn tài liệu này được sử dụng xuyên suốt trong luận văn
đặc biệt là chương III và chương IV.
3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu.
Phương pháp so sánh: phương pháp này dùng để so sánh các dữ liệu giữa các
thời kì với nhau hoặc dùng để so sánh với một mặt hàng cùng chủng loại hoặc là so
sánh tốc độ cạnh tranh cùng ngành trong tổng thể nền kinh tế…để đánh giá triển
khai chiến lược kinh doanh Dược phẩm trên địa bàn Hà Nội.
Phương pháp chỉ số: sử dụng các chỉ số đề đánh giá được mức độ thực hiện
các mục tiêu chiến lược qua đó đánh giá được năng lực tổ chức triển khai chiến
lược kinh doanh Dược phẩm của Công ty dược phẩm TW1 thông qua các bảng
biểu, sơ đồ , các số liệu từ các năm 2008-2010.
3.2 Phân tích tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường tác động
tới triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty Dược phẩm Trung Ương I.
3.2.1 Giới thiệu chung về công ty
Công ty Dược phẩm Trung Ương 1 chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà Nước,
giấy chứng nhận ĐKKD số: 0106000664, cấp lần đầu ngày 12/05/1993) theo quyết
định số 045/QĐ-TCTD ngày 29/06/2010 là thành viên Tổng Công ty Dược Việt
Nam trực thuộc Bộ Y tế thành lập với vốn điều lệ 86.939.012.086 đồng.
Tên công ty : Công ty TNHH một thành viênDược phẩm Trung Ương I.
Tên nước ngoài : COMPANY PHARMACEUTICAL CENTRE NO.1
Tên công ty viết tắt : Công ty Dược phẩm Trung Uơng 1
Tên viết tắt : CPC1
Địa chỉ : Số 356A đường Giải Phóng, phường Phương Liệt,
quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Điện thoại :04.38643327 Fax: 04.3841366
Email :
Website : www.cpc1.com.vn
Slogan của công ty : “Vì sức khỏe và hạnh phúc cộng đồng”
Là loại hình : Công ty TNHH một thành viên
Sự hình thành và phát triển của Công ty gắn liền với sự phát triển của ngành
kinh tế kỹ thuật dược và yêu cầu của nền kinh tế quốc dân.
SV: Bùi Thị Đoan Trang Lớp: K43A4
16
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp
Tiền thân của CPC1 đã được hình thành từ năm 1945 ngay sau khi hòa bình
lập lại trên miền Bắc. Do quy mô và phạm vi hoạt động còn nhỏ hẹp nên ban đầu
còn là một đơn vị trực thuộc Bộ Nội thương với tên gọi là Công ty thuốc Nam –
thuốc Bắc.
Năm 1956 công ty chuyển về Bộ Y tế quản lý trực thuộc Cuc phân phối Dược
phẩm với tên là Quốc doanh Y Dược phẩm Trung Ương ra đời năm 1956 với nhiệm
vụ cung cấp thuốc chữa bệnh cho các bệnh viện Trung ương Miền Bắc và chi viện
cho chiến trường miền Nam.
Năm 1971 công ty được chính thức thành lập với tên gọi Công ty Dược phẩm
cấp I
Năm 1998 Công ty Dược phẩm cấp I đổi tên thành Công ty Dược phẩm Trung
Ương I thuộc liên hiệp Xí nghiệp Dược Việt Nam- Bộ Y tế ( nay là Tổng Công ty
Dược Việt Nam. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, nhiệm vụ của Công
ty không chỉ là một đơn vị mua bán đơn thuần mà nó phải mang cả hai tính chất là
phục vụ và kinh doanh.
Đến năm 2010, Công ty chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên
Dược phẩm trung ương 1 do Nhà nước làm chủ sỡ hữuCông ty là một trong 3 công
ty được Nhà nước tín nhiệm giao nhiệm vụ dự trữ lưu thông thuốc quốc gia để góp
phần bình ổn giá trên toàn quốc.
Công ty Dược phẩm TW1 với nhiệm vụ kinh doanh là cung cấp và phân phối
thuốc chữa bệnh và nguyên liệu làm thuốc cho các bệnh viện, xí nghiệp Dược. Hiện
nay, công ty ngoài việc đảm bảo cung cấp các loại thuốc thiết yếu theo yêu cầu của
Bộ Y tế thì công ty đã và đang kinh doanh xuất nhập khẩu tất cả các loại nguyên
liệu sản xuất thuốc, các thuốc thông thường, thuốc chuyên khoa biệt dược, bông
băng gạc, dụng cụ y tế với các đối tác nước ngoài như Pháp, Hungari, Tiệp, Hàn
quốc, Trung Quốc…
Cơ cấu tổ chức của Công ty có dạng sơ đồ như sau: Đứng đầu là Giám đốc
Nguyễn Doãn Liêm trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, tiếp
theo là Phó giám đốc bao gồm phó giám đốc phụ trách chất lượng kiêm đại diện
quản lý chất lượng, phó giám đốc phụ trách chi nhánh kiêm GĐCNHCM, phó giám
đốc phụ trách tài chính kiêm trưởng; các phòng ban như phòng QLCL, phòng kho
vận, phòng XNK, phòng Marketing, phòng kinh doanh, phòng tổ chức hành chính,
phòng kế toán-tài vụ…
SV: Bùi Thị Đoan Trang Lớp: K43A4
17
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp
SV: Bùi Thị Đoan Trang Lớp: K43A4
18
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp
3.2.2 Nhân tố môi trường ảnh hưởng đến triển khai chiến lược kinh doanh tại
Công ty
Môi trường kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm kinh doanh của bất
kỳ một doanh nghiệp nào. Môi trường kinh doanh là một phạm trù tất yếu mà tất cả
các thành phần kinh tế phải quan tâm. Muốn tồn tại và phát triển trong một xã hội
đều phải chịu sự chi phối, ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành nên xã hội đó. Các
nhân tố bên ngoài doanh nghiệp không nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp
nên không thể thay đổi nó để thích ứng với hoat động kinh doanh của doanh nghiệp
mình. Vì thế đòi hỏi cần phải biết nắm bắt và hiểu rõ các nhân tố đó để có thể điều
chỉnh hạn chế được những rủi ro tối thiếu nhất, đồng thời tìm ra được những cơ hội
phát triển cho doanh nghiệp.
3.2.2.1 Nhân tố môi trường chung
- Môi trường kinh tế: Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động kinh doanh của Công ty, cụ thể như:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập người dân
tăng lên thì nhu cầu về bảo vệ chăm sóc sức khỏe của người dân cũng tăng lên. Cầu
tăng thì mức độ tiêu thụ và sử dụng dược phẩm ngày càng phát triển. Thu nhập bình
quân chi tiêu dược phẩm của người dân tăng cao, năm 2010 đạt 22.25USD tăng
2.48USD so với năm 2009.
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng tiền thuốc bình quân đầu người
Năm USD/người/năm
2006 11.23
2007 13.39
2008 16.45
2009 19.77
2010 22.25
(Nguồn: Cục quản lý Dược)
+ Tỷ giá hối đoái: cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến
các công ty kinh doanh đặc biệt là công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Đối với
Công ty Dược phẩm TW1 vừa hoạt động xuất khẩu vừa nhập khẩu cũng chịu tác
động của nhân tố này. Tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với đồng nước ngoài
ngày càng chênh lệch cụ thể đồng Việt Nam ngày càng mất giá điều này làm cho
hoạt động nhập khẩu càng trở nên bất lợi. Với nguyên liệu tới 70% nhập khẩu từ
nước ngoài nên công ty Dược phẩm TW1 chịu sức ép của tỷ giá do vậy công ty
SV: Bùi Thị Đoan Trang Lớp: K43A4
19
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp
phải tìm hiểu đánh giá những thông tin về biến động để giảm thiểu ảnh hưởng của
yếu tố này.
- Môi trường kỹ thuật công nghệ:
Đối với sản phẩm của công ty Dược phẩm TW1, yếu tố kỹ thuật công nghệ
càng có ý nghĩa quyết định sự thành công về chất lượng sản phẩm. Là một loại sản
phẩm đặc biệt liên quan đến tính mạng và sức khỏe con người đòi hỏi công ty phải
chú trọng trong công tác bảo quản thuốc đạt tiêu chuẩn. Hiện nay, công ty đang có
hệ thống cơ sở đạt tiêu chuẩn GMP, GDP,GPP và đạt tiêu chuẩn BVQI của Vương
quốc anh về tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008 tạo điều kiện nâng cao chất
lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh với các công ty trong nước.
3.2.2.2 Nhân tố môi trường ngành
- Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Trên thị trường ngành hàng Dược tại Việt Nam cho tới hiện nay có khoảng
hàng trăm công ty, xí nghiệp trong nước, chưa tính các công ty nước ngoài. Bản
thân trong Tổng Công ty Dược Việt Nam bao gồm 15 công ty, xí nghiệp Dược. Có
thể nhận thấy rằng đối thủ cạnh tranh chính của công ty Dược phẩm TW1 là một số
công ty, xí nghiệp Dược thuộc thành viên của Tổng công ty Dược như: Công ty
Dược liệu TW1, công ty Dược phẩm TW2, công ty XNK y tế I, II tuy nhiên tỷ trọng
giá trị kinh doanh của Công ty Dược phẩm TW1 luôn chiếm tỷ lệ cao.
- Khách hàng
Khách hàng chính của công ty Dược phẩm TW1 là các nhà bán buôn và những
người bán lẻ cụ thể là các doanh nghiệp Nhà nước, xí nghiệp Dược phẩm Trung
Ương, các bệnh viện trung ương và các bệnh viện tỉnh huyện, các nhà thuốc tư nhân
phòng khám. Mà hiện nay công ty đang tập trung vào đối tượng khách hàng là các
bệnh viện đa khoa các tỉnh, bệnh viện tư nhân và phòng khám được chú ý đầu tư
nhất. Hiện nay, công ty có hơn 3000 khách hàng trong đó có 600 khách hàng
thường xuyên.
- Nhà cung cấp
Là công ty chuyên kinh doanh phân phối Dược phẩm thì yếu tố nhà cung cấp
ảnh hưởng rất lớn tới thời gian đặt hàng và giao nhận hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu
tiêu dùng đảm bảo uy tín của Công ty. Nhà cung cấp chính của công ty gồm các đối
tác nước ngoài như Canada, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc trong nước bao gồm các
công ty, xí nghiệp trung ương và địa phương. Công ty luôn cố gắng tạo mối quan hệ
SV: Bùi Thị Đoan Trang Lớp: K43A4
20
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp
hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa công ty với nhà cung cấp của mình, đảm bảo lựa
chọn được nhà cung cấp phù hợp.
- Sản phẩm thay thế
Thuốc phục vụ lĩnh vực phòng và chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của nhân
dân, nó liên quan trực tiếp đến tính mạng của con người. Vì thế mà sản phẩm ngành
Dược có những đặc điểm khác với những sản phẩm khác mà không thể dùng sản
phẩm ngành khác thay thế được, mà chỉ có thể thuốc này thay thuốc khác khi chúng
có cùng thành phần và công dụng chữa trị. Tuy nhiên cho thấy, khi sử dụng thuốc
tân dược với liều lượng cao tức là muốn chữa bệnh nhanh thì hiệu quả cũng nhanh
hơn nhưng thường gây ra phản ứng phụ cho người tiêu dùng, vì vậy không nên thay
thế hay kết hợp các chủng loại thuốc khi chưa có sự hướng dẫn cụ thể của Y- Dược
sĩ, có chuyên ngành liên quan.
3.2.2.3 Môi trường bên trong công ty
- Quy mô kinh doanh
Với số vốn điều lệ hơn 86.939 triệu đồng và số nhân viên có trên 350 người
trong đó có 07 thạc sĩ, gần 80 dược sĩ đại học và trên đại học hiện nay công ty đang
có một hệ thống quy mô sản xuất lớn cụ thể:
+ Hệ thống kho chính gồm 4 kho đạt tiêu chuẩn GSP, có điều hòa trung tâm
với tổng diện tích sử dụng 8570m
2
(trong đó có kho lạnh chuyên dụng diện tích
120m
2
). Kho chứa chất dễ cháy nổ.
+ 01 văn phòng đại diện, 06 chi nhánh và 07 hiệu thuốc trên khắp cả nước.
+ Xe chuyên dụng với hàng chục chiếc gồm đội xe ô tô vận tải, xe lạnh, các xe
đẩy và xe nâng hàng, đảm bảo khâu giao vận chuyển thuốc đạt tiêu chuẩn GDP.
+ Hệ thống quản lý chất lượng và đặc biệt là hệ thống kiểm tra chất lượng
thuốc có phòng Kiểm nghiệm được trang bị khá hiện đại và hoạt động hiệu quả,
Công ty luôn là địa chỉ đáng tin cậy của mọi đối tượng khách hàng.
- Hệ thống kênh phân phối
Công ty Dược phẩm TW1 là công ty chuyên phân phối thuốc từ trung ương
đến địa phương khắp cả nước nên xây dựng hệ thống phân phối luôn là mục tiêu
chiến lược của công ty đặt ra. Cùng các đơn vị chức năng phát triển hệ thống kênh
phân phối gồm nhiều kênh, tăng độ phủ, đảm bảo tăng doanh số bán và thiết lập
mối quan hệ bền vững với các trung gian, OTC, kênh bán lẻ…
Hiện nay công ty có 1 trụ sở ở 365A- Quận thanh xuân- Hà Nội và 6 cửa hàng
SV: Bùi Thị Đoan Trang Lớp: K43A4
21
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp
thuốc trên địa bàn Hà Nội:
+ Hiệu thuốc số 2 (356A Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội)
+ Hiệu thuốc số 3 (Quầy số 3, C9 - Trung tâm Dược và TB Y tế, 148 Giảng Võ,
HN)
+ Hiệu thuốc số 5 (P.6, C1 - Trung tâm Dược và TB Y tế, 148 Giảng Võ, Hà Nội)
+ Hiệu thuốc số 6 (Quầy số 17, C9 - Trung tâm Dược và TB Y tế, 148 Giảng Võ,
HN)
+ Hiệu thuốc số 8 (Quầy số 9, TT Dịch vụ TM Dược mỹ phẩm, 95 Láng Hạ, HN)
+ Nhà thuốc CPC1 (bán lẻ) 356A đường Giải Phóng, quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Nhân tố Marketing
Marketing là trực thuộc phòng Kinh doanh Xuât nhập khẩu ra đời, trở thành
một nhân tố đóng góp tích cực vào những thành công chung của Công ty. Luôn chú
trọng đến việc quảng bá, nâng cao hình ảnh, uy tín của thương hiệu CPC1 với tầm
nhìn và sứ mạng: CPC1- Vì sức khỏe và hạnh phúc cộng đồng, CPC1- Nhà phân
phối thuốc chuyên nghiệp.
Công ty Dược phẩm TW1 chọn hướng Marketing bằng phương pháp khác biệt
hóa và dẫn đầu trong việc đưa ra sản phẩm mới ra thị trường, xây dựng các nhãn
hàng mạnh, xây dựng các nhóm hàng chủ yếu. Hiện nay, công ty đang mở rộng các
kênh thông tin truyền tải tới mọi đối tượng: báo chí, truyền hình, mạng internet,
phát thanh…
3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm về thực trạng triển khai chiến lược kinh
doanh của Công ty Dược phẩm TW1.
Để phục vụ cho việc tìm hiểu về thực trạng tổ chức triển khai chiến lược kinh
doanh của Công ty Dược phẩm Trung ương 1 có cơ sở và được rõ ràng em xin phát
10 phiếu và thu về 10 phiếu điều tra trắc nghiệm hợp lệ của cán bộ nhân viên trong
công ty. Việc đánh giá phiếu trắc nghiệm từ 1- 4 với thứ tự độ quan trọng giảm dần.
Qua kết quả thu thập từ các phiếu điều tra và phỏng vấn em được các kết quả
như sau:
- Về nhận dạng chiến lược kinh doanh của công ty
Theo kết quả điều tra trắc nghiệm và điều tra phỏng vấn từ ban lãnh đạo của
công ty, thì hầu hết 10/10 phiếu cho rằng công ty trong những năm vừa qua đã có
những tầm nhìn chiến lược SBU cho mình nhằm nâng cao thương hiệu, mở rộng thị
SV: Bùi Thị Đoan Trang Lớp: K43A4
22
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp
trường và tăng doanh thu lợi nhuận. Dựa trên 10 phiếu được phát thì kết quả thu
được về nhận dạng triển khai chiến lược kinh doanh bao gồm những vấn đề sau:
+Về sản phẩm kinh doanh chủ yếu của công ty
Là công ty chuyên lĩnh vực phân phối sản phẩm Dược phẩm nên mặt hàng
kinh doanh của công ty là hỗn hợp bao gồm nhiều sản phẩm. Là loại sản phẩm đặc
biệt, có nhu cầu tiêu dùng cao và đòi hỏi đảm bảo chất lượng bởi nó liên quan đến
sức khỏe con người. Hiện nay công ty phân phối hơn 4000 loại mặt hàng Dược
phẩm theo các danh mục thuốc thông thường, thuốc thiết yếu và các loại chuyên
khoa biệt dược. Tuy nhiên, sản phẩm chủ yếu mà công ty tập trung phân phối là các
nguyên phụ liệu chiếm hơn 40% doanh số bán chủ yếu nhập khẩu(70% số lượng)
với 6/10 số phiếu lựa chọn phân phối cho các xí nghiệp Dược phẩm, trạm y tế…
Tiếp theo là các thành phẩm tân dược, đông dược với 3/10 số phiếu chiếm 30% lựa
chọn và dụng cụ y tế với 1/10 phiếu chiếm 10% lựa chọn.
Bảng 3.2 Thực trạng về sản phẩm chủ yếu kinh doanh của công ty
+ Về thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty
Công ty Dược phẩm TW1 được đánh giá là công ty hạng I trong phân phối
Dược phẩm Việt Nam, Hiện nay với mạng lưới phân phối được phân bổ ở các tỉnh,
thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Bắc Giang…thì công ty xác định
mục tiêu thị trường tiêu thụ trên khắp cả nước. Tuy nhiên việc bao phủ rộng trên thị
trường còn gặp một số khó khăn. Do vậy, thị trường tiêu thụ được công ty tập trung
hướng đến là thị trường Hà Nội với 4/10 phiếu chiếm 40% lựa chọn, tiếp theo là thị
trường khu vực phía bắc với 3/10 phiếu chiếm 30% lựa chọn, 2/10 phiếu cho thị
trường Hà Nội và TPHCM, 1/10 phiếu thị trường cả nước chỉ chiếm 10%.
SV: Bùi Thị Đoan Trang Lớp: K43A4
23
Tỷ lệ
(%)
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp
Bảng 3.3 Thực trạng về thị trường tiêu thụ của công ty
+ Về đối tượng khách hàng
Theo kết quả thu thập từ phiếu điều tra trắc nghiệm thì đối tượng khách hàng
mà công ty đang tập trung đầu tư là bệnh viện đa khoa, tư nhân và phòng khám với
6/10 phiếu chiếm 60% lựa chọn. 2/10 phiếu cho rằng là các xí nghiệp Dược phẩm
chiếm 20% lựa chọn mà đối tượng tiêu thụ 60% giá bán hàng hóa của công ty và
2/10 phiếu còn lại là các nhà thuốc bán buôn, bán lẻ chiếm 20% lựa chọn.
Bảng 3.4 Thực trạng về khách hàng của công ty
+ Về phương thức cạnh tranh của công ty
Để đạt được vị trí như ngày hôm nay thì công ty Dược phẩm TW1 đã lập ra
những chiến lược nhằm giành được vị thế cạnh tranh trong ngành dược. Hiện nay,
công ty có những phương thức cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành bao
gồm hệ thống phân phối về nguồn hàng, nhập hàng đảm bảo thời gian với 4/10 số
phiếu chiếm 40% lựa chọn, chất lượng sản phẩm qua hệ thống kiểm nghiệm đạt tiêu
chuẩn Bộ Y Tế cũng với 4/10 phiếu chiếm 40% lựa chọn và 2/10 phiếu cho rằng về
xúc tiến thương mại về khuyến mãi, tăng giá trị gia tăng cho khách hàng chiếm 20%
lựa chọn.
SV: Bùi Thị Đoan Trang Lớp: K43A4
24
Tỷ lệ
(%)
Tỷ lệ
(%)
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản trị doanh nghiệp
Theo điều tra phỏng vấn Ông- Lê Quốc Khánh phụ trách phòng bán hàng số 1
cho rằng tôn chỉ của Dược phẩm TW1 là không nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận
mà là đem tới cho người bệnh Việt Nam các chủng loại thuốc quý hợp túi tiền, giúp
ngăn ngừa bệnh tật để mọi người có chất lượng cuộc sống tốt thực hiện phương
châm của toàn ngành Y Dược là phòng bệnh hơn chữa bệnh. “ Vì sức khỏe và hạnh
phúc cộng đồng” chính là slogan của Công ty thông qua những kênh phân phối trực
tiếp và gián tiếp.
- Thiết lập các mục tiêu ngắn hạn của công ty
Theo kết quả phỏng vấn ban quản trị từ giám đốc đến các trưởng phó phòng
thì tùy vào từng điều kiện kinh doanh của môi trường, đồng thời kinh doanh ngành
Dược phẩm chịu nhiều quy định chặt chẽ của Nhà nước, Bộ ban ngành có liên quan
thì mục tiêu ngắn hạn của Công ty được lập ra để xây dựng hướng phát triển của
Công ty làm sao cho phù hợp, các mục tiêu được lập ra thành các văn bản hướng
dẫn cụ thể. Ban quản trị của từng phòng sẽ lập kế hoạch hàng tháng, hàng quý trình
lên ban giám đốc xét duyệt.
+ Công ty nào cũng vậy cần có những mục tiêu chiến lược ngắn hạn và dài hạn
nhằm định hướng phát triển của công ty. Công ty Dược phẩm TW1 cũng vậy, ban
quản trị công ty cho biết định hướng mục tiêu trong năm 2011 chủ yếu tập trung
vào phát triển và củng cố hệ thống phân phối bằng các chi nhánh với 6/10 số phiếu
đánhgiá, mở rộng thị trường khu vực phía bắc có 2/10 phiếu đánh giá, dẫn đầu về
sản phẩm phân phối và xây dựng các hệ thống đạt tiêu chuẩn.
Bảng 3.5 Thực trạng về mục tiêu kinh doanh năm 2011 của công ty
+ Đối với việc định hướng mục tiêu về sản phẩm phân phối trong 5 năm tới từ
2011-2015 của công ty thì 4/10 phiếu cho rằng sản phẩm chủ yếu là các thành phẩm
SV: Bùi Thị Đoan Trang Lớp: K43A4
25
Tỷ lệ
(%)