Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
* Về lý luận:
Lao động là yếu tố đầu vào cơ bản cho mọi quá trình sản xuất kinh doanh
của xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói riêng mà không yếu tố nào có thể
thay thế hoàn toàn được lao động. Trong xã hội, lao động là yếu tố quyết định sự
tăng trưởng kinh tế bởi vì tất cả của cải vật chất và tinh thần của xã hội đều do con
người tạo ra, trong đó lao động đóng vai trò trực tiếp tạo ra của cải vật chất
đó.Trong doanh nghiệp, lao động lại càng khẳng định được vai trò quan trọng của
mình. Để sản xuất kinh doanh được hiệu quả, ba yếu tố mà các nhà quản lý doanh
nghiệp luôn quan tâm nhất là lao động, vốn, công nghệ. Trong đó, lao động luôn giữ
vai trò đầu tiên, quan trọng nhất bởi vì không có lao động sẽ không có sản xuất.
Một doanh nghiệp dù có đầu tư vốn lớn, trang thiết bị hiện đại nhưng không có đội
ngũ lao động giỏi và tâm huyết thì không thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh
ngày càng khắc nghiệt như hiện nay. Nhưng như thế nào được coi là quản lý và sử
dụng lao động được hiệu quả? Đó chính là sự đầu tư nguồn lao động có kỹ thuật
cao, sự sắp xếp và phân bổ lực lượng lao động một cách hiệu quả, sự đãi ngộ và chế
độ tiền lương hợp lý với mỗi cá nhân người lao động.
Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn tận dụng được hết khả năng, vai trò của
người lao động thì cần phải nắm đầy đủ và chính xác các thông tin về số lượng, chất
lượng thông qua việc sử dụng các phương pháp thống kê, từ đó phân tích, đánh giá
tình hình sử dụng lao động để có thể đưa ra các quyết định quản lý, sử dụng lao
động một cách hiệu quả nhất.
Như vậy, có thể nói lao động như một chiếc chìa khoá dẫn đến thành công
cho doanh nghiệp.Giải quyết tốt bài toán lao động, doanh nghiệp vừa có thể tận
dụng tối đa thế mạnh nội tại, vừa có thể phát triển và khẳng định được ưu thế của
mình trên thị trường.
Ngô Thị Dược Lớp K5-HK1A
1
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
* Về thực tiễn:
Công ty Cổ phần đầu tư Công nghệ Lê Hoàng là một Công ty vẫn còn non
trẻ. Vì vậy, vấn đề nguồn lực lao động là điều cần thiết,quan trọng cho sự tồn tại và
phát triển của công ty.
Trong quá trình thực tập tại công ty,bằng việc quan sát và điều tra phỏng vấn
về tình hình chung của công ty,em nhận thấy việc quản lý và sử dụng lao động của
công ty còn một số vấn đề tồn tại dẫn đến hiệu quả lao động chưa thực sự phát huy
được hết. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và sự
hình thành nên các doanh nghiệp mới trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ ngày càng
nhiều, công ty cần phải thực hiện đổi mới trong chính sách lao động của mình. Mặt
khác, các cấp quản lý của công ty còn chưa thực sự coi trọng công tác thống
kê,phân tích tình hình sử dụng lao động để tìm nguyên nhân và hướng giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Vì vậy, cần thiết phải vân dụng một số phương
pháp thống kê, phân tích tình hình sử dụng lao động của công ty để có thể giúp
công ty nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng lao động.
1.2 Xác lập và tuyên bố đề tài
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần đầu tư Công nghệ Lê Hoàng,
được tiếp cận với môi trường lao động thực tiễn của doanh nghiệp, kết hợp với lý
luận về tầm quan trọng của lao động đối với sự hình thành, tồn tại, phát triển của
doanh nghiệp, em xin chọn đề tài: “Phân tích thống kê tình hình sử dụng lao
động tại Công ty Cổ phần đầu tư Công nghệ Lê Hoàng” để làm đề tài cho
chuyên đề tốt nghiệp của mình.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về lao động và xây dựng hệ
thống chỉ tiêu thống kê đánh giá tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp.
- Hệ thống hoá các phương pháp thống kê được sử dụng để phân tích thống
kê tình hình sử dụng lao động.
- Sử dụng các phương pháp thống kê kết hợp với các phương pháp khác phân
tích, đánh giá tình hình sử dụng lao động, nghiên cứu sự biến động về năng suất lao
động và các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động tại công ty Cổ phần đầu tư
Công nghệ Lê Hoàng.
Ngô Thị Dược Lớp K5-HK1A
2
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
- Đưa ra kết luận, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao
động tại công ty.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về mặt nội dung: Tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản
về lao động,tình hình sử dụng lao động thông qua nghiên cứu về số lượng lao động,
chất lượng lao động,thời gian lao động, mối quan hệ giữa năng suất lao động và kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phạm vi về mặt không gian: Tại Công ty Cổ phần đầu tư Công nghệ Lê
Hoàng.
- Phạm vi về mặt thời gian: từ năm 2008-2010.
1.5 Một số khái niệm cơ bản về lao dộng và nội dung thống kê tình hình sử
dụng lao động
1.5.1 Một số lý thuyết cơ bản về lao động
1.5.1.1 Khái niệm, vai trò của lao động trong doanh nghiệp
* Khái niệm lao động trong doanh nghiệp
Lao động là hoạt động có mục đích của con người. Lao động là một hành
động diễn ra giữa người với tự nhiên. Trong quá trình lao động con người vận dụng
sức tiềm tàng trong thân thể mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào giới tự
nhiên, chiếm lấy những vật chất tự nhiên, biến đổi vật chất đó, làm cho chúng có
ích cho đời sống của mình. Vì thế lao động là điều kiện không thể thiếu được của
đời sống con người, là một tất yếu vĩnh viễn là môi giới trong sự trao đổi vật chất
giữa tự nhiên và con người. Lao động chính là việc sử dụng sức lao động.
Lao động trong các doanh nghiệp là bộ phận lao động xã hội cần thiết được
phân công thực hiện quá trình sản xuất, mua bán, vận chuyển, đóng gói, chọn lọc ,
bảo quản và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Số lao động
trong doanh nghiệp là số lao động có đủ tiêu chuẩn cần thiết, đã được đăng ký vào
sổ lao động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Số lao động đó gọi là lao
động trong danh sách.
Lao động trong danh sách của doanh nghiệp là những người lao động đã
được ghi tên vào danh sách lao động của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trực tiếp
quản lý, sử dụng sức lao động và trả lương.
Ngô Thị Dược Lớp K5-HK1A
3
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Từ khái niệm trên cho thấy: Số lao động trong danh sách của doanh nghiệp
gồm tất cả những người làm việc trong doanh nghiệp; ngoại trừ những người chỉ
nhận nguyên, vật liệu của doanh nghiệp cung cấp và làm việc tại gia đình họ.
Những người đến làm việc tại doang nghiệp nhưng không được ghi tên vào danh
sách lao dộng của doanh nghiệp như: sinh viên thực tập, lao động thuê mướn theo
ngày, theo thời vụ… thì không được tính vào số lao động trong doanh nghiệp.
* Vai trò của lao động trong doanh nghiệp:
Lao động tồn tại và phát triển là tất yếu khách quan của quá trình phân công
lao động xã hội. Đối với doanh nghiệp, lao động là chủ thể, là nguồn lực của doanh
nghiệp, đóng vai trò quan trọng nhất cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Người lao động chính là người sản xuất chính, tạo ra của cải vật chất,
doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Cùng với các yếu tố như vốn, trình độ công
nghệ,… doanh nghiệp nào có nguồn lao động chuyên nghiệp hơn, có trình độ cao
hơn thì sẽ tạo ra các sản phẩm tốt hơn, giúp nâng cao năng lực cạnh trạnh của doanh
nghiệp trên thị trường.
Mặt khác, người lao động cũng tạo ra nguồn lực tinh thần cho doanh nghiệp,
điều này được thể hiện qua bầu không khí làm việc và sự đoàn kết làm việc chung.
Chính sức mạnh tinh thần đó sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn thử thách
được tạo ra từ bản thân mỗi cá nhân người lao động.Như vậy, đối với doanh nghiệp
lao động là chủ thể quyết định mọi công việc hoạt động kinh doanh, quyết định sự
thành công của doanh nghiệp.
1.5.1.2. Phân loại lao động
Việc phân loại lao động trong các doanh nghiệp nhằm mục đích phục vụ nhu
cầu quản lý, theo dõi việc phân bổ lao động và tiền lương cho từng bộ phận, từng
đơn vị cũng như năng suất lao động của từng loại lao động.Qua đó, có cái nhìn tổng
quát về lao động và giúp đưa ra các chính sách quản lý khác nhau đối với từng đối
tượng lao động. Chúng ta có thể phân loại lao động theo nhiều tiêu thức khác nhau
tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Sau đây là một số tiêu thức phân loại cơ bản:
* Căn cứ vào tính liên tục của thời gian lao động
- Lao động thường xuyên: là những lao động được tuyển dụng làm những
công việc lâu dài, bao gồm lao động chính thức trong biên chế, lao động theo hợp
Ngô Thị Dược Lớp K5-HK1A
4
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
đồng dài hạn, kể cả lao động trong thời gian tập sự nhưng sẽ được sử dụng thường
xuyên, lâu dài.
- Lao động tạm thời: Là những người làm những công việc mang tính chất
thời vụ hoặc do yêu cầu đột xuất.
* Căn cứ theo vai trò và tác dụng của từng loại lao động đối với hoạt động
sản xuất, kinh doanh: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp
- Lao động trực tiếp: Là những người mà hoạt động lao động của họ gắn liền
với quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
-Lao động gián tiếp: Là những người phải thông qua hệ thống tổ chức và tập
thể lao động mới tác động vào quá trình sản xuất. Lao động này có chức năng vạch
ra phương hướng, tổ chức điều hòa, phối hợp kiểm tra hoạt động của những người
sản xuất.
*Căn cứ theo độ tuổi
Việc phân loại lao động theo độ tuổi giúp cho doanh nghiệp có thể tổ chức
lao động một cách hợp lý, tuỳ theo độ tuổi người lao động mà sắp xếp họ vào vị trí
phù hợp. Ngoài ra, nó còn giúp doanh nghiệp nắm được số lao động sắp về hưu để
tiến hành tuyển chọn lao động mới thay thế và nâng cao tay nghề cho lực lượng lao
động trẻ.
* Căn cứ theo giới tính
Phân loại lao động theo giới tính giúp doanh nghiệp xác định được cơ cấu
lao động trong doanh nghiệp mình, tổ chức sử dụng lao động tốt hơn đồng thời cũng
có những chính sách phù hợp cho từng loại lao động.
* Căn cứ theo bậc thợ
Phân loại lao động theo bậc thợ giúp doanh nghiệp biết được trình độ người
lao động để có những chính sách đào tạo và khuyến khích người lao động nâng cao
trình độ tay nghề. Trên cơ sở đó đánh giá chất lượng của lao động.
1.5.1.3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động trong doanh nghiệp
1.5.1.3.1. Nhóm chỉ tiêu thống kê số lượng lao động
Đây là nhóm chỉ tiêu tuyệt đối cho ta biết số lượng lao động trong doanh
nghiệp là bao nhiêu, ngoài ta chỉ tiêu này dùng để so sánh với các chỉ tiêu thời kỳ
khác.
Ngô Thị Dược Lớp K5-HK1A
5
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Theo chế độ báo cáo thống kê hiện hành các doanh nghiệp cần lập báo cáo 6
tháng, năm về tình hình lao động và thu nhập của người lao động. Trong đó bao
gồm các chỉ tiêu phản ánh số lượng lao động sau:
- Số lao động có đến cuối kỳ phản ánh số lượng lao động tại thời điểm ngày
cuối của kỳ báo cáo. Đây là lực lượng có thể sử dụng trong kỳ tời.
- Số lượng lao động bình quân trong kỳ: Là số lao đông đại diện điển hình
trong một thời kỳ nhất định tháng, quý hoặc năm. Số lao động bình quân có thể tính
bằng nhiều phương pháp tùy theo điều kiện tài liệu cho phép.
+ Trường hợp khi có số lượng lao động đầu kỳ, cuối kỳ, ta tính bằng công
thức:
T
=
2
CKDK
TT +
Trong đó: T
DK
: Số lao động đầu kỳ nghiên cứu
T
CK
: Số lao động cuối kỳ nghiên cứu
+ Trường hợp khi có số lượng lao động tại các thời điểm :
Khoảng cách thời gian bằng nhau:
T
=
1
2/ 2/
121
−
+++
−
n
TTTT
nn
Trong đó: T
i
: Số lao động có tai các thời điểm trong kỳ nghiên cứu (i =
n,1
)
n: Là tổng số các thời điểm thống kê.
Khoảng cách thời gian không bằng nhau:
T
=
∑
∑
=
=
n
i
i
n
i
ii
n
nT
1
1
Trong đó:
T
: Số lao động bình quân
T
i
: Số lao động có trong ngày I của kỳ nghiên cứu (i =
n,1
)
n
i
: Số ngày của thời kỳ i
+ Trường hợp có tất cả số lao động của các ngày trong kỳ:
T
=
n
T
n
i
i
∑
=1
Ngô Thị Dược Lớp K5-HK1A
6
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Trong đó: T
i
: Số lượng lao động có trong ngày i của kỳ nghiên cứu (i =
n,1
)
n: Số ngày theo lịch trong kỳ
1.5.1.3.2. Nhóm chỉ tiêu thống kê chất lượng lao động
Trong sản xuất kinh doanh nếu doanh nghiệp bố trí lao động một cách phù
hợp với chuyên môn, trình độ và sự hiểu biết của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp
thì năng suất lao động đạt hiệu quả cao thúc đầy sự phát triển cho doanh nghiệp Vì
vậy cần thống kê chất lượng lao động,sử dụng các chỉ tiêu sau:
+ Thâm niên nghề bình quân (
TN
)
TN
=
∑
∑
=
=
n
i
i
n
i
ii
T
TN
1
1
Trong đó: N
i
: Mức thâm niên công tác thứ i của lao động (i =
n,1
)
T
i
:Số lao động có mức thâm niên N
i
∑
i
T
: Tổng số lao động tham gia tính thâm niên nghề
Thâm niên nghề có thể tính cho từng bộ phận lao động làm công ăn lương.
Thâm niên nghề bình quân của từng bộ phận lao động tăng lên phán ánh trình độ
chuyên môn và trình độ thành thạo tăng lên. Nhưng đồng thời tuổi đời lao động
cũng tăng lên. Vì vậy, chỉ tiêu chỉ có hiệu quả quan sát ở một giời hạn nhất định.
+ Bậc thợ bình quân (
BT
)
BT
=
∑
∑
=
=
n
i
i
n
i
ii
T
TB
1
1
Trong đó: B
i
: Bậc thợ thứ i (i =
n,1
)
T
i
: Số lao động ứng với bậc B
i
∑
i
T
: Tổng số lao động tham gia tích bậc thợ bình quân.
Bậc thợ bình quân có thể tính cho một tổ lao động, một phân xướng, một
ngành thợ của công nhân sản xuất. Chỉ tiêu cũng có thể áp dụng tính cho các bộ
phận lao động quản lý, lao động kỹ thuật….thuộc lực lượng lao động làm công ăn
Ngô Thị Dược Lớp K5-HK1A
7
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
lương của doanh nghiệp. Bậc thợ bình quân phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật
và tay nghề của lao động tại thời điểm nghiên cứu.
1.5.1.3.3. Nhóm chỉ tiêu thống kê thời gian lao động
Trong quản lý doanh nghiệp thì quản lý quỹ thời gian lao động là việc không thể
thiếu vì thời gian lao động là thước đo lao động hao phí trong quá trình sản xuất.
Các chỉ tiêu thống kê thời gian lao động như sau
- Số ngày làm việc thực tế bình quân một lao động trong kỳ
N
=
T
N
Trong đó: N: Tổng số ngày làm việc trong kỳ
T
: Số lao động bình quân trong kỳ nghiên cứu
- Số giờ làm việc bình quân trong một ngày (
G
)
G
=
N
GN
Trong đó: GN: Tổng số giờ làm việc thực tế
N: Tổng số ngày làm việc thực tế
Chỉ tiêu này đánh giá mức độ làm việc trong ngày. Thống kê sử dụng chỉ tiêu
này để đánh giá tình hình sử dụng thời gian lao động trong doanh nghiệp. Từ đó, có
thể thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động, bằng việc thu thập
và phân tích các nhà quản lý sẽ có những điều chỉnh sao cho phù hợp để đảm bảo
chất lượng lao động, nâng cao hiệu quả lao động tại doanh nghiệp.
- Hệ số làm thêm ngày, thêm ca: Là tổng số giờ làm việc ngoài thời gian theo
quy định của chế độ lao động như làm ca đêm, làm vào các dịp lễ tết, thứ bảy, chủ
nhật.
Số ngày – người làm thêm ngoài chế độ lao động
Hệ số làm thêm ngày (thêm ca) =
Tổng số ngày – người làm việc theo chế độ lao động
Số ngày – người làm việc theo chế độ lao động
Hệ số thêm giờ =
Tổng số giờ - người làm việc theo chế độ lao động
Ngô Thị Dược Lớp K5-HK1A
8
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
1.5.1.3.4. Nhóm chỉ tiêu thống kê năng suất lao động
Lao động là yếu tố rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh
doanh. Người lao động luôn mong muốn lao động của mình đạt hiệu quả, nghĩa là
luôn muốn nâng cao năng suất lao động (NSLĐ). Vì thế, nhiệm vụ của phân tích
thống kê về mặt số lượng cần phải phân tích thông kê về chất lượng thông qua phân
tích năng suất lao động.
Năng suất lao động là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh khối lượng của người
lao động làm ra trong một đơn vị thời gian hoặc phản ánh thời gian hao phí để sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, vì thế dùng thước đo
hiện vật để tính năng suất sẽ khó khăn và phức tạp. Do vậy, người ta thường dùng
thước đo giá trị để xác định năng suất lao động. Vì lượng thời gian lao động hao phí
có thể sử dụng nhiều đơn vị thời gian khác nhau, như giờ, ngày năm,……Do đó, chỉ
tiêu năng suất lao động được biểu hiện bằng nhiều loại năng suất khác nhau.
- Phương pháp xác định năng suất lao động:
+ Năng suất lao động dạng thuận (
T
W
)
T
W
=
T
Q
+ Năng suất lao động dạng nghịch (
λ
)
λ
=
W
1
=
Q
T
Trong đó: Q: Là kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Q có thể tính bằng
sản phẩm hiện vật. (Khối lượng sản phẩm Q, Doanh thu M, Giá trị sản xuất GO, giá
trih gia tăng VA, Lợi nhuận P)
T: Là số lao động hao phí để tạo ra Q, T bằng số người
+ Mức năng suất lao động bình quân 1 lao động (
T
W
)
T
W
=
∑
∑
T
Q
+ Mức năng suất lao động bình quân 1 ngày làm việc / một lao động
n
W
=
N
Q
Ngô Thị Dược Lớp K5-HK1A
9
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
+ Mức năng suất lao động bình quân 1 giờ / một lao động
g
W
=
G
Q
Trong đó: T: Số lao động
G: Tổng số giờ làm việc thực tế trong kỳ
N: Số ngày làm việc thực tế trong kỳ
1.5.2 Phân định nội dung nghiên cứu thống kê tình hình sử dụng lao động
1.5.2.1 Ý nghĩa và nhiệm vụ nghiên cứu thống kê tình hình sử dụng lao động trong
doanh nghiệp
* Ý nghĩa của thống kê lao động:
Thống kê lao động là việc nghiên cứu sử dụng lao động trong doanh nghiệp
giúp cho doanh nghiệp hoàn thành công tác tổ chức quản lý, xây dựng được một hệ
thống cơ cấu lao động hợp lý, tổ chức lao động phù hợp với đặc điểm và tính chất
của công việc. Qua đó, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của cá nhân, giúp
cho họ phát huy hết khả năng của mình vào quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Thống kê lao động giúp doanh nghiệp thấy được của việc sử dụng tình hình
lao động, để doanh nghiệp có những giải pháp tốt cho việc sử dụng hiệu quả lao
động trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo cho mình thế mạnh trong cạnh
tranh bằng cách tiết kiệm chi phí lao động, tăng năng suất lao động trong quá trình
sản xuất kinh doanh.
Đối với từng doanh nghiệp cũng như đối với ngành thương mại thống kê lao
động có ý nghĩa rất lớn vì thông qua thống kê lao động biết được số lượng, chất
lượng lao động, biết được những khả năng, tiềm năng của lao động, nhờ vậy mà có
những giải pháp tối ưu trong việc sử dụng lao động.
Việc sử dụng hợp lý lao động đem lại cho doanh nghiệp những thuận lợi: Sử
dụng lao động đúng chuyên môn tạo nên sự đảm bảo các yếu tố kỹ thuật trong sản
xuất. Phân công nhiệm vụ công việc rõ ràng sẽ giúp công việc tiến hành suôn sẻ,
thu được kết quả cao. Giảm chi phí lao động và chi phí không cần thiết, tăng doanh
thu, lợi nhuận. Quản lý diễn ra thuận lợi hơn. Đảm bảo mối quan hệ thân thiện giữa
doanh nghiệp với người lao động.
Ngô Thị Dược Lớp K5-HK1A
10
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
* Nhiệm vụ của thống kê lao động:
- Nhiệm vụ chung: Cung cấp tình hình thực hiện các kế hoạch về lao động
cho các chủ thể quản lý kinh doanh thương mại, để làm căn cứ cho việc đề ra các
chủ trương, biện pháp sử dụng lao động hợp lý và hiệu quả cao nhất.
- Các nhiệm vụ cụ thể:
Cung cấp các thông tin số lượng lao động, thời gian lao động và cấu thành
lao động.
Thống kê hao phí lao động
Thống kê kết quả và hiệu quả sử dụng lao động
Tính năng suất lao động và phân tích tình hình biến động năng suất lao động
trong doanh nghiệp.
Thống kê tổng hợp mối quan hệ tình hình sử dụng lao động và tiền lương
người lao động
1.5.2.2 Nội dung nghiên cứu tình hình sử dụng lao động
Dựa trên tình hình thực tế tại Công ty cổ phần đầu tư công nghệ Lê Hoàng về
lao động và số liệu thu thập được, trong chuyên đề này em sẽ phân tích những nội
dung sau:
- Phân tích số lượng lao động,kết cấu lao động: Qua việc phân tích quy mô,
kết cấu lao động ta có thể biết được sự biến động của số lượng lao động của công ty
qua khoảng thời gian phân tích và đánh giá được cơ cấu tổ chức lao động của công
ty.
- Phân tích chất lượng lao động: biết được chất lượng của lao động thông qua
trình độ chuyên môn người lao động,từ đó đưa ra các chính sách phù hợp để hoàn
thiện và nâng cao chất lượng lao động.
- Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động: doanh nghiệp có thể nắm
bắt được việc sử dụng thời gian lao động của mình đã hợp lý chưa từ đó có những
biện pháp kịp thời để điều chỉnh, sắp xếp thời gian lao động để đạt kết quả tốt nhất.
- Phân tích năng suất lao động và mối quan hệ giữa năng suất lao động và
kết quả kinh doanh. Biết được năng suất lao động, nhà lãnh đạo sẽ có được căn cứ
chính xác để có được những biện pháp làm tăng năng suất lao động và có những
chế độ thưởng phạt hợp lý, cần thiết.
Ngô Thị Dược Lớp K5-HK1A
11
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ LÊ HOÀNG
2.1 Phương pháp nghiên cứu thống kê lao động
2.1.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu
- Phương pháp điều tra khảo sát
Phương pháp này dùng hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn trên phiếu
điều tra theo các nội dụng xác định. Qua đó thu thập được các thông tin về tình hình
sử dụng lao động trong doanh nghiệp, tình hình công việc thống kê trong doanh
nghiệp.
Phiều điều tra tình hình sử dụng lao động được phát cho những nhân viên,
cán bộ trong doanh nghiệp. Trong quá trình thu thập thông tin về tình hình sử dụng
lao động bằng phiếu điều tra em đã được các anh chị trong công ty giúp đỡ nhiệt
tình để em có thể phát phiếu điều tra và thu phiếu về một các tiết kiệm thời gian
nhất nhưng thông tin thu được đầy đủ với nội dung phiếu điều tra.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Phỏng vấn là phương pháp điều tra thống kê được sử dụng nhiều nhất, theo
đó việc ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu được thực hiện thông qua quá trình hỏi –
đáp giữa nhân viên điều tra và người cung cấp thông tin.
Phỏng vấn trực tiếp là đến tận địa bàn điều tra, tìm gặp đối tượng trả lời vào
phiếu điều tra. Từ phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp, qua quá trình thực tập
tại Công ty cổ phần đầu tư công nghệ Lê Hoàng em đã được các anh chị trong công
ty dành thời gian cho việc điều tra về tình hình sử dụng lao động trong công ty. Tại
Công ty cổ phần đầu tư công nghệ Lê Hoàng với đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình,
năng động, em đã được sự giúp đỡ và dạy bảo nhiệt tình của anh chị trong công ty.
- Một số phương pháp khác:
+ Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp,
các báo cáo tổng hợp về tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp, các bảng
lương,…
Ngô Thị Dược Lớp K5-HK1A
12
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
+ Phương pháp quan sát trực tiếp: đây là phương pháp dựa vào các quan sát thực tế
trong thời gian thực tập để biết được những vấn đề liên quan đến ngành nghề đào
tạo, đề tài thực tập phục vụ cho việc nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu qua sách báo, qua Internet, các đề tài nghiên cứu
của các năm trước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp dữ liệu
Sau khi tiến hành điều tra thống kê, ta phải thực hiện công tác tổng hợp
thống kê. Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ thống hóa một
cách khoa học các tài liệu ban đầu thu thập được trong điều tra thống kê. Để đáp
ứng yêu cầu thống kê này, ta thường sử dụng phương pháp phân tổ thống kê. Phân
tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia
các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (các tiểu tổ) có tính chất khác
nhau. Thông qua tài liệu đã được phân tổ có thể nhận xét khái quát đặc trưng cơ bản
của hiện tượng.
2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
2.1.2.1 Phương pháp số tuyệt đối
Số tuyệt đối trong thống kê là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện
tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Số tuyệt đối là chỉ tiêu cơ bản
nhất, có ý nghĩa quan trọng cho mọi công tác nghiên cứu kinh tế, vì thông qua các
số tuyệt đối ta sẽ có một nhận thức cụ thể về khối lượng, quy mô thực tế của hiện
tượng nghiên cứu.
2.1.2.2 Phương pháp số tương đối
Số tương đối trong thống kê biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào
đó của hiện tượng. Số tương đối có thể phản ánh quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển và
trình độ phổ biến của hiện tượng. Nó là kết quả so sánh giữa hai số tuyệt đối, hai số
tương đối hoặc hai số trung bình với nhau.
2.1.2.3 Phương pháp số trung bình trong thống kê
Số trung bình trong thống kê, phản ánh độ đại diện điển hình theo một tiêu
thức nhất định trong một tổng thể bao gồn các đơn vị cùng loại. Số trung bình có
trình độ đại biểu và khái quát hóa rất cao. Số trung bình sau bằng chênh lệch về mặt
Ngô Thị Dược Lớp K5-HK1A
13
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
lượng giữa các đơn vị. Số trung bình là một trong những chỉ tiêu quan trọng được
sử dụng để phân tích sự biến động của hiện tượng theo thời gian.
2.1.2.4 Phương pháp chỉ số
Chỉ số là một số tương đố được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm tính được
bằng cách so sánh hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu. Phương pháp chỉ số dùng
để phân tích mối quan hệ phụ thuộc, xác định mức độ biến động trong không gian
và thời gian, mức độ hoàn thành kế hoạch và phân tích ảnh hưởng của các nhân tố
tới sự biến động của hiên tượng.
21.2.5 Phương pháp dãy số thời gian
Dãy số thời gian là dãy các chỉ số của một chỉ tiêu thống kê, được sắp xếp
theo một trình tự thời gian nhất định. Dãy số thời gian gồm hai thành phần: thời
gian và các trị số của chỉ tiêu thống kê được gọi là các mức độ của dãy số.
Việc phân tích dãy số thời gian dãy số thời gian cho phép nhận thức các đặc
điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, tính quy luật của sự biến động, từ đó
tiến hành dự đoán về mức độ của hiện tượng trong thời gian tới.
2.2 Tổng quan về tình hình công ty và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến
tình hình sử dụng lao động tại công ty cố phần cổ phần đầu tư công nghệ Lê
Hoàng
2.2.1 Tổng quan về tình hình công ty cổ phần đầu tư công nghệ Lê Hoàng
2.2.1.1 Quá trình hình thành phát triển
Công ty cổ phần đầu tư công nghệ Lê Hoàng được sáng lập bởi những người
có tâm huyết, năng lực, mong muốn hình thành và phát triển một Công ty hoạt động
chuyên sâu trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm trong lĩnh vực điện tử, tin học,…
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ LÊ
HOÀNG
Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ LÊ HOÀNG
Tên viết tắt: Le Hoang, JSC
Trụ sở chính: Số 13, ngõ 73 Giang Văn Minh – Ba Đình – Hà Nội
Email:
Website: http:// www.lah.vn
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Ngô Thị Dược Lớp K5-HK1A
14
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Loại hình hoạt động: Doanh nghiệp
Người đại diện theo pháp luật: Giám đốc: Hoàng Thị Kiều
Năm thành lập: 2007
Giấy phép ĐKKD: 0104999481
Mã số thuế: 0104999481
Vốn điều lệ: 9.000.000.000 VNĐ
Lao động của doanh nghiệp: 55 người
2.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104999481 ngày 01/ 11/
2007 do sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, ngành nghề kinh doanh của
Công ty là:
Kinh doanh bán buôn, bán lẻ, phân phối và bán dự án các sản phẩm điện tử, điện
lạnh, gia dụng, thiết bị tin học, kỹ thuật số, viễn thông, thiết bị văn phòng, hội nghị,
…
- Bán buôn đồ dung gia đình, máy móc thiết bị, phụ tùng máy,…
- Bán lẻ đồ điện gia dụng, nội thất.
- Quảng cáo thương mại và các dịch vụ liên quan đến quảng cáo.
- Sữa chữa và lắp ráp các sản phẩm trong lĩnh vực điện tử, tin học.
- In ấn và các dịch vụ liên quan đến in ấn.
2.2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý
Công ty bao gồm các đơn vị phòng ban như sau: (sơ đồ trang sau)
- Giám đốc: là người đại diện theo pháp luật của công ty trong mọi giao dịch
và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh
nghiệp đối với Nhà nước.
- Phó giám đốc: giúp Giám đốc điều hành công ty, triển khai các nhiệm vụ
theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc.
- Phòng tổ chức hành chính: thực hiện các công tác liên quan đến chế độ,
chính sách cho cán bộ, công tác hành chính quản trị.
- Phòng nhân sự: thực hiện công tác tuyển dụng, tổ chức, đào tạo cán bộ, công
tác bảo hộ, lao động tiền lương.
Ngô Thị Dược Lớp K5-HK1A
15
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
- Phòng kinh doanh: tham mưu cho lãnh đạo công ty quản lý việc thực hiện
các hoạt động kinh doanh, dịch vụ.
- Phòng kế toán: thực hiện các hoạt động về tài chính kế toán của công ty.
- Phòng kỹ thuật: thực hiện quản lý, kiểm tra kỹ thuật, dịch vụ sửa chữa, bảo
hành về thiết bị, máy móc.
• Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty
2.2.1.4 Kết quả kinh doanh của Công ty một số năm gần đây
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của công ty năm 2009-2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
So sánh tăng giảm
Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%)
1. Tổng doanh thu (trđ) 4.640 7.044 2.404 51,81
- Doanh thu bán hàng 4.600 7.000 2.400 52,17
- Doanh thu tài chính 10 12 2 20,00
- Doanh thu khác 30 32 2 6,67
2. Tổng chi phí (trđ) 4.161 6.414 2.253 54,14
3. Lợi nhuận trước thuế (trđ) 479 630 151 31,52
4. Chi phí thuế thu nhập DN 134,12 176,4 42,28 31,52
5. LN sau thuế (trđ) 344,88 453,6 108,72 31,52
Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần dầu tư công
nghệ Lê Hoàng ta có nhận xét như sau:
Tổng doanh thu của Công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng 51,81% tương
ứng với số tiền là 2.404 trđ. Doanh thu của Công ty tăng do doanh thu bán hàng
Ngô Thị Dược Lớp K5-HK1A
Phòng Tổ
chức hành
chính
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng Kế
toán
Phòng
Kinh doanh
Phòng Nhân
sự
Phòng Kỹ
thuật
16
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
tăng 52,17% tương ứng với số tiền là 2.400 trđ. Doanh thu tài chính tăng 20%
tương ứng với 2 trđ. Doanh thu khác tăng 6,67% tương ứng với số tiền là 2 trđ.
Tổng chi phí của Công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng 54,14% tương
ứng với số tiền là 2.253 trđ.
Lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng 31,52% tương ứng với số tiền là 108,72
trđ.
Tổng chi phí và doanh thu của Công ty đều tăng, nhưng mức tăng của doanh
thu thấp hơn 51,81%, chi phí năm 2010 so với năm 2009 tăng 54,14%. Mức tăng
chi phí và doanh thu phù hợp với sự phát triển của Công ty. Do có sự tăng chi phí và
doanh thu, doanh nghiệp biết sử dụng nguồn vốn phù hợp và sử dụng hiệu quả
nguồn nhân lực giúp Công ty có lợi nhuận và đạt kết quả trong kinh doanh.
2.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến tình hình sử dụng lao động tại
công ty
2.2.2.1 Môi trường bên trong
Môi trường bên trong doanh nghiệp bao gồm các yếu tố thuộc về nội bộ
doanh nghiệp như các nguồn lực về con người, tài chính, kỹ thuật công nghệ, văn
hoá doanh nghiệp…
* Thuận lợi:
- Đội ngũ lao động dồi dào, luôn tăng qua các năm cả về số lượng và chất
lượng. Do được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng, trung học chính quy
nên chất lượng lao động đạt ở trình độ cao.
- Với nguồn lao động trẻ, năng động tháo vát nên họ nắm bắt công việc rất
nhanh chóng, tiếp thu tốt, chịu khó học hỏi, chủ động đưa ra các ý kiến đóng
góp cho công ty, sáng tạo trong công việc giúp hiệu quả lao động ngày càng
được nâng cao.
- Nhân viên công ty thường xuyên được tiếp xúc với trang thiết bị máy móc
hiện đại làm cho năng suất lao động, kết quả kinh doanh của công ty ngày
càng được nâng cao.
- Nhân tố không thể thiếu dẫn đến thành công của doanh nghiệp đó là trình độ
và kinh nghiệm của nhà quản lý.
* Khó khăn:
Ngô Thị Dược Lớp K5-HK1A
17
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
- Nhiều khi khối lượng công việc quá nhiều làm quá tải sức lao động, gây sức
ép, áp lực cho người lao động, ảnh hưởng đến chất lượng lao động.
- Chính sách đãi ngộ nhân viên còn có chỗ chưa phù hợp gây tình trạng chảy
máu chất xám, doanh nghiệp bị mất đi những nhân viên giỏi, có trình độ.
2.2.2.2 Môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như: bối cảnh kinh tế,
chính sách kinh tế - xã hội, yếu tố chính trị, pháp luật, khoa học kỹ thuật, khách
hang, đối thủ cạnh tranh…tác động đến tình hình sử dụng lao động tại doanh
nghiệp.
* Thuận lợi:
- Khoa học kỹ thuật phát triển giúp doanh nghiệp áp dụng những thành tựu khoa
học kỹ thuật vào quá trình kinh doanh.
-Nhà nước đưa ra bộ luật lao động, từng bước cải thiện bộ luật về lao động tăng
hệ số lương cho người lao động, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động,
là động lực để người lao động gắn bó với công việc và làm việc tích cực hơn.
* Khó khăn:
- Việt Nam gia nhập WTO vừa là cơ hội và thách thức lớn cho các doanh nghiệp
ở Việt Nam. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành không chỉ về thị phần
mà còn cạnh tranh về lực lượng lao động. Vì vậy, công ty phải có chính sách đãi
ngộ nhân viên hợp lý, quản lý nguồn nhân lực hiệu quả để thúc đầy quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hiện nay, tuy tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã được kiểm soát
nhưng lạm phát vẫn cao, các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần đầu tư
công nghệ Lê Hoàng nói riêng đều bị ảnh hưởng. Trong điều kiện đó, doanh nghiệp
cũng đã gặp không ít khó khăn về kinh doanh, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến tình hình lao động tại công ty.
2.3 Phân tích thực trạng tình hình sử dụng lao động tại công ty cổ phần đầu tư
công nghệ Lê Hoàng
2.3.1 Phân tích quy mô và cơ cấu lao động
2.3.1.1. Phân tích quy mô lao động
Bảng 2: Phân tích quy mô lao động
Ngô Thị Dược Lớp K5-HK1A
18
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm 2008 (y1) 2009 (y2) 2010 (y3)
Số lao động bình quân (người) 30 42 55
Lượng tăng (giảm) liên hoàn
(người)
- 12 13
Tốc độ phát triển liên hoàn (%) - 140 130,95
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng lao động tăng đều qua các năm.
Năm 2009, số lượng lao động tăng 12 người tương ứng với tốc độ phát triển là
140% so với năm 2008. Năm 2010, số lượng lao động tăng 13 người so với năm
2009 tương ứng với tốc độ phát triển là 130,95%. Nhìn chung, số lượng lao động
tăng đều qua các năm, đó là một dấu hiệu tốt về lao động, Tuy nhiên, vì công ty mới
thành lập và đang phát triển nên còn nhiều vấn đề khó khăn, đặc biệt việc sử dụng
và quản lý tình hình lao động thế nào cho thât hiệu quả luôn là điều mà nhà quản lý
doanh nghiệp cần phải quan tâm.
2.3.1.2. Phân tích cơ cấu lao động
* Phân tích cơ cấu lao động theo độ tuổi
Bảng3: Phân tích cơ cấu lao động theo độ tuổi
Độ tuổi Năm 2009 Năm 2010 So sánh
SL TT(%) SL TT(%) SL TL(%)
20-30 25 59,52 35 63,64 10 0,238
31-40 10 23,81 13 23,64 3 0,071
41-50 7 16,67 7 12,72 0 0
Tổng 42 100 55 100 13 0,31
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy, số lao động trong độ tuổi 20-30 luôn
chiếm tỷ trọng cao trong công ty. Năm 2010 số lao động tăng 13 người so với năm
Ngô Thị Dược Lớp K5-HK1A
19
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
2009, trong đó 10 người là trong độ tuổi từ 20-30, tương ứng với tỷ lệ tăng 0,238% ;
3 người là trong độ tuổi từ 31-40, tương ứng với tỷ lệ tăng 0,071%. Số lao động
trong độ tuổi từ 41-50 không thay đổi, vẫn giữ nguyên so với năm 2009. Như vậy,
số lao động trong độ tuổi từ 41-50 chiếm tỷ trọng ít nhất, với kinh ngiệm lâu năm
những lao động này được bố trí trong ban quản lý. Lao động trẻ chiếm tỷ trọng cao
nhất trong công ty chứng tỏ lực lượng lao động đang được trẻ hóa dần kế cận những
lao động lâu năm có nhiếu kinh nghiệm hơn.
2.3.2 Phân tích chất lượng lao động
Bảng 4: Phân tích chất lượng lao động theo trình độ chuyên môn
Trình độ Năm 2009 Năm 2010 So sánh
SL TT (%) SL TT (%) SL TL (%)
Đại học và trên
đại học
3 7,14 5 9,1 2 0,048
Cao đẳng 25 59,52 30 54,54 5 0,119
Trung cấp 14 33,34 20 36,36 6 0,143
Tổng số lao động 42 100 55 100 13 0,31
Nhận xét: Qua bảng phân tích chất lượng lao động theo trình độ chuyên môn
ta thấy: Số lao động có trình độ đại học và trên đại học năm 2010 tăng 2 người so
với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ tăng 0,048%. Số lao động trình độ cao đẳng
chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2010 tăng 5 người so với năm 2009 tương ứng tỷ lệ
tăng 0,119%. Số lao động trình độ trung cấp năm 2010 tăng 6 người so với năm
2009 tương ứng với tỷ lệ tăng 0,143%. Điều này đã dẫn đến tổng số lao động tăng
13 người tương ứng với tỷ lệ tăng 0,31%. Như vậy, chất lượng lao động của công ty
được đánh giá là khá cao. Chất lượng lao động tốt sẽ là cơ sở để năng suất lao động
được nâng cao, đây cũng là mục tiêu hướng tới không chỉ riêng Công ty cổ phần
đầu tư công nghệ Lê Hoàng mà là của tất cả doanh nghiệp hiện nay.
2.3.3 Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động
Bảng 5: Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động
Các chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
So sánh
SL TL(%)
1.Số lao động bình quân 42 55 13 30,95
2.Tổng số ngày làm việc theo CĐ (N
CĐ
) (ngày) 10.720 15.000 4.280 39,925
3.Tổng số ngày làm thêm (N
LT
) (giờ) 400 700 300 75
4.Tổng số giờ làm việc theo chế độ (G
CĐ
) (giờ) 85.760 120.000 34.240 39,925
Ngô Thị Dược Lớp K5-HK1A
20
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
5.Tổng số giờ làm thêm (G
LT
) (giờ) 14.400 22.500 8.100 56,25
6.Hệ số làm thêm ngày (%) ( H
n
=
ĐC
LT
N
N
* 100)
3,73 4,67 0,94
7.Hệ số làm thêm giờ (%) (H
g
=
ĐC
LT
G
G
* 100)
16,79 18,75 1,96
8.Tổng số ngày làm việc thực tế (=số ngày làm
việc theo chế độ + số ngày làm thêm)
11.120 15.700 4.580 41,187
9. Tổng số giờ làm việc thực tế (=số giờ làm việc
theo chế độ + số giờ làm thêm)
100.160 142.500 42.340 42,272
10.Số ngày làm việc thực tế bình quân / 1 người 265 285 20 7,547
11.Số giờ làm việc bình quân / 1 ngày / 1 người 8,99 9,09 0,1 1,11
Qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số làm thêm ngày năm 2010 so với năm
2009 tăng 0,94%. Do tổng số ngày làm việc theo chế độ tăng 4.280 (ngày) tương
ứng 39,925% và tổng số ngày làm thêm tăng 300 (ngày) tương ứng 75%. Hệ số làm
thêm giờ năm 2010 so với năm 2009 tăng 1,96% là do tổng số giờ làm việc theo chế
độ tăng 34.240 (giờ) tương ứng với 39,925% và tổng số giờ làm thêm tăng 8100
(giờ) tương ứng với 56,25%.
Như vậy, tổng số ngày làm việc thực tế năm 2010 tăng 4.580 ngày tương ứng
với 42.340 giờ so với năm 2009. Số ngày và số giờ làm việc đều tăng như vậy là do
số lao động tăng, số giờ làm việc bình quân mỗi ngày mỗi lao động cũng tăng. Tuy
doanh nghiệp thực hiện đúng thời gian làm việc theo chế độ nhưng số giờ làm việc
thêm được đánh giá khá cao do hầu hết các nhân viên trong công ty đều đi làm thêm
vào ngày thứ 7. Ban lãnh đạo cần bố trí thêm thời gian nghỉ ngơi cho nhân viên, tạo
tâm lý thỏa mái cho người lao động, như vậy mới khuyến khích người lao động làm
việc nhiệt tình và có hiệu quả hơn.
2.3.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của năng suất lao
động
Bảng 6: Các chỉ tiêu về năng suất lao động của công ty trong 2 năm 2009-2010
1 Tổng doanh thu (M
1
) (trđ) 9.270 18.750
2 Tổng số lao động bình quân (T) (người) 42 55
3 Chỉ số giá (I
p
) (%) 100 105,5
4 Tổng số doanh thu theo giá gốc năm 2009 9.270 17.772,51
Ngô Thị Dược Lớp K5-HK1A
21
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
M
ss
=
p
I
M
1
(trđ)
5 Năng suất lao động bình quân/ 1 người theo doanh
thu (
T
W
=
T
M
SS
) (trđ/người)
220,71 323,14
6 Số ngày làm việc thực tế của một lao động (N) 265 285
7 Năng suất lao động bình quân/ 1 lao động/ 1 ngày
theo doanh thu
(
n
W
=
NT
M
SS
*
) (trđ/người)
0,833 1,134
8 Số giờ làm việc bình quân / 1 ngày / 1 người (G) 8,99 9,09
9 Năng suất lao động bình quân / 1 lao động / 1 giờ
theo doanh thu (
g
W
=
GNT
M
SS
**
)
0,0926 0,1247
Sự biến động của năng suất lao động qua mỗi năm của công ty đều phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố. Trong đó ta sẽ áp dụng phương pháp chỉ số để phân tích các nhân
tố: mức năng suất lao động bình quân của một lao động trong một giờ và số giờ làm
việc thực tế bình quân của một lao động một ngày, số ngày làm việc bình quân một
lao động ảnh hưởng đến mức năng suất lao động bình quân của một lao động. Ta sử
dụng hệ thống chỉ số:
W
T
= W
g
*
G
*
N
Trong đó: W
g
: năng suất lao động bình quân của một lao động trong 1 giờ
G
: Số giờ làm việc thực tế bình quân của một lao động một ngày
N
: Số ngày làm việc bình quân của một lao động
Số tương đối:
To
ssT
W
W
)(1
=
000
11)(1
NGW
NGW
g
ssg
=
110
11)(1
NGW
NGW
g
ssg
*
100
110
NGW
NGW
g
g
*
000
100
NGW
NGW
g
g
Thay số ta có:
71,220
14,323
=
265*99,8*0926,0
285*09,9*1247,0
=
285*09,9*0926,0
285*09,9*1247,0
*
285*99,8*0926,0
285*09,9*0926,0
*
265*99,8*0926,0
285*99,8*0926,0
Ngô Thị Dược Lớp K5-HK1A
22
*
*
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
71,220
14,323
=
89,239
054,323
*
255,237
89,239
*
605,220
255,237
146,41% = 134,66%*101,11%*107,54%
Số tuyệt đối
323,14 – 220,71 = (323,054 – 239,89) + (239,89 – 237,255) + (237,255 – 220,605)
102,43 = 83,164 + 2,635 + 16,65 (trđ)
Nhận xét: Mức năng suất lao động bình quân của một lao động trong Công ty năm
2010 so với năm 2009 tăng 46,41% tương ứng tăng 102,43 trđ do ảnh hưởng của
các nhân tố:
- Mức năng suất lao động bình quân 1 lao động trong 1 giờ năm 2010 theo
giá kỳ gốc so năm 2009 tăng 34,66% làm cho mức năng suất bình quân một lao
động toàn công ty tăng 83,164 trđ.
- Số giờ làm việc thực tế bình quân một lao động 1 ngày tăng 1,11% làm cho
mức năng suất lao động bình quân một lao động toàn công ty tăng 2,635 trđ.
- Số ngày làm việc thực tế bình quân của một lao động năm 2010 so với năm
2009 tăng 7,54% làm cho năng suất lao động bình quân một lao động toàn công ty
tăng 16,65 trđ.
Như vậy, ta thấy mức năng suất lao động trong Công ty tăng chủ yếu do
năng suất lao động bình quân của 1 lao động trong 1 giờ tăng. Qua đó ta thấy Công
ty đã sử dụng hiệu quả nguồn lao động.
2.3.5 Phân tích ảnh hưởng của doanh thu và tổng số lao động đến năng suất lao
động
* Về doanh thu:
Sử dụng hệ thống chỉ số: I
M
= I
W *
I
T
M
1
W
1
T
1
M
0
W
0
T
0
Số tương đối : 17.772,51 323,14 55
9.270 220,71 42
191,72% = 146,409% * 130,95%
Số tuyệt
đối :
M
1 -
M
0
= ( W
1
-
W
0
) *T
1
+ (T
1
- T
0
)* W
0
17.772,51 – 9.270 = (323,14 – 220,71)*55 + (55-42)*220,71
Ngô Thị Dược Lớp K5-HK1A
23
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
8.502,51 = 5.633,6 + 2.868,91 (Trđ)
Như vậy, doanh thu năm 2010 tăng 91,72% tương ứng 8.502,51 Trđ là do :
- Năng suất lao động bình quân tăng 102,43 Trđ hay 46,409 % làm cho doanh
thu tăng 5.633,6 Trđ.
- Số lao động tăng 13 người tương ứng với tỷ lệ tăng 30,95% làm cho doanh
thu tăng 2.868,91 Trđ.
* Về lao động :
Năng suất lao động tăng sẽ giúp công ty tiết kiệm được một số lượng lao động là :
∆T = T
1
– (T
0
* I
M
) = 55- (42*191,72%) = -25.5 (Người)
Số lao động sử dụng tiết kiệm được là 26 người
Tăng năng suất lao động làm cho doanh thu tăng :
∆M = (W
1
– W
0
)* T
1
= (323,14 – 220,71)*55 = 5.633,65 (Trđ)
Như vậy, tình hình sử dụng lao động của công ty được đánh giá là khá tốt, đã tiết
kiệm được 26 lao động. Năng suất lao động vừa được nâng cao, vừa mở rộng được
quy mô kinh doanh, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận.
Ngô Thị Dược Lớp K5-HK1A
24
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 3
CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
CÔNG NGHỆ LÊ HOÀNG
3.1. Các kết luận phát hiện qua nghiên cứu tình hình sử dụng lao động Công ty
3.1.1 Kết quả đạt được
- Qua nghiên cứu ta thấy công ty tập trung được một đội ngũ nhân viên năng
động, trẻ trung, được đào tạo cơ bản và chuyên nghiệp ở các trường đại học, cao
đẳng và trung học chuyên nghiệp. Hầu hết họ đều có ý thức trách nhiệm cao, luôn
có ý thức cầu thị học tập vươn lên trong nghề nghiệp, xây dựng doanh nghiệp ngày
càng phát triển.
- Công ty đã xây dựng được một môi trường làm việc với những trang thiết
bị, máy móc hiện đại đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp, làm cho doanh
thu tăng mạnh qua các năm, điển hình doanh thu năm 2010 là 18.750 trđ tăng 9.480
trđ so với doanh thu năm 2009 là 9.270 trđ. Mặt khác, công ty đang xây dựng được
môi trường làm việc mọi người hòa đồng, thân thiện và quan tâm cùng giúp đỡ
nhau trong công việc. Ngoài ra,vào những dịp nghỉ, lễ, tết công ty còn tổ chức cho
cán bộ công nhân viên đi thăm quan, du lịch,…Đó là thể hiện sự quan tâm của lãnh
đạo công ty đến đời sống người lao động.
Ngô Thị Dược Lớp K5-HK1A
25