Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Phân tích thống kê tình hình sử dụng lao động tại công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.32 KB, 39 trang )

Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LAO ĐỘNG TRONG DOANH
NGHỆP
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Việt Nam đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới, bên cạnh những thành tựu mà
Việt Nam đạt được về nền kinh tế, hiện nay đang nổi lên vấn đề nguồn nhân lực. Đặc
biệt năm 2006 đánh dấu một sự kiện quan trọng, Việt Nam chính thức gia nhập tổ
chức thương mại WTO. Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn coi con người là động lực
trung tâm, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Phát huy
nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Do đó lao
động là yếu tố có vai trò quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh và thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Phù hợp với điều kiện nền kinh tế
nước ta hiện nay. Thực tế cho thấy sự giàu có của xã hội không chỉ phụ thuộc tài
nguyên thiên nhiên, các nước đó trang bị cơ sở vật chất cho nền kinh tế mà còn phụ
thuộc chủ yếu vào nhân tố con người. Song việc sử dụng lao động trong các doanh
nghiệp như thế nào cho hợp lý là điều không dễ. Bởi thực tế cho thấy các doanh
nghiệp nước ta nói chung vẫn còn để lãng phí nguồn lao động và chưa phát huy khai
thác triệt để tiềm năng của người lao động. Do đó để nâng cao hiệu quả của sản xuất
kinh doanh, các doanh nghiệp phải quản lý lao động cho phù hợp giữa khả năng nhiệm
vụ trách nhiệm khi phân công lao động, để tạo ra một lực lượng cho phù hợp cả về số
lượng và chất lượng, cũng như nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc,
để từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó ta thấy được vai trò
quản lý lao động và việc khắc phục những hạn chế trong quá trình sử dụng lao động là
việc cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Điều đó yêu cầu các doanh nghiệp phải có một hệ thống phân tích thông tin kinh
tế, phân tích thống kê tình hình sử dụng lao động một cách khoa học hợp lý làm rõ
chất lượng lao động các điểm mạnh điểm yếu, các tiềm năng cần khai thác Trên cơ
sở đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở doanh nghiệp.
Qua quá trình thực tập tại công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị
Sông Đà em nhận thấy hiệu quả sử dụng lao động của công ty còn một số vấn đề tồn
tại.Vì vậy,em sẽ vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích làm rõ nguyên


nhân để từ đó có những giải pháp khắc phục,để giúp công ty nâng cao hơn nữa hiệu
quả sử dụng lao động.
Sinh viên: Nguyễn Thái Hòa Lớp: HK1A_K5
1
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
1.2. Xác lập và tuyên bố đề tài
Phân tích thống kê tình hình sử dụng lao động là quá trình nghiên cứu sử dụng
các phương pháp thống kê nhằm định lượng bản chất. Xác định các mối quan hệ, các
nhân tố ảnh hưởng, khuynh hướng và tiềm năng cần được khai thác. Trên cơ sở đó đề
ra các phản ánh và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, cũng như kiến thức được trang bị
ở trường, qua thời gian tìm hiểu thực tế em đã chọn ra được đề tài thích hợp để làm
chuyên đề tốt nghiệp đó là: “Phân tích thống kê tình hình sử dụng lao động tại công
ty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà”
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa lý luận chung về lao động và các phương pháp thống kê phân tích
tình hình sử dụng lao động .
- Vận dụng các phương pháp để phân tích thực trạng về tình hình sử dụng lao
động tại: “Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà”
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại: “Công ty Cổ
phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà”
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Tập chung nghiên cứu các vấn đề số lượng, chất lượng, thời gian, năng suất lao
động và kết quả sản xuất tại công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông
Đà. Trong giai đoạn 2007-2010.
1.5.Một số lý luận cơ bản về lao động và nội dung nghiên cứu thống kê lao động.
1.5.1.Một số lý luận cơ bản về lao động.
1.5.1.1 Khái niệm cơ bản về lao động.
C.Mác định nghĩa: “Lao động là hoạt động có mục đính, có ý thức của con người
tác động vào giới tự nhiên nhằm làm thay đổi những vật thể tự nhiên cho phù hợp với

nhu cầu của con người”.
Như vậy, lao động là hoạt động không thể thiếu của con người bởi lao động
không chỉ tạo ra những của cải vật chất để nuôi sống con người mà còn phát triển con
người về mặt thể chất và tri thức.
Tuy nhiên đó là theo quan điểm trước đây còn ngày nay khi khoa học phát triển
thì lao động không chỉ đơn thuần như thế mà nó đòi hỏi phải có trình độ văn hóa,
chuyên môn, nghiệp vụ cao.
Sinh viên: Nguyễn Thái Hòa Lớp: HK1A_K5
2
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
- Số lao động trong doanh nghiệp là số lao động có đủ tiêu chuẩn cần thiết, đã
được đăng ký vào sổ lao động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (số lao
động đó gọi là số lao động trong danh sách).
- Lao động trong danh sách của doanh nghiệp là những người lao động đã được
ghi tên vao danh sách của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng
sức lao động và trả lương.
- Số lao động trong danh sách thường được chia làm hai loại lao động là: lao
động trực tiếp và lao động gián tiếp.
+ Lao động trực tiếp: là những người tham gia trực tiếp vào qua trình sản xuất,
họ là những người điều khiển vận hành máy móc trong quá trình tạo ra sản phẩm cho
doanh nghiệp.
+ Lao động gián tiệp: là lao động phải thông qua hệ thống tổ chức và tập thể lao
động mới tác động vào sản xuất. Lao động này có chức năng vạch ra phương hướng,
tổ chức điều hành, phối hợp kiểm tra hoạt động của những người sản xuất.
- Năng suất lao động: là một phạm trù kinh tế nói lên kết quả hoạt động sản xuất
của người lao động của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất. Đó là phạm trù kinh tế
biểu hiện kết quả đạt được trên một đơn vị chi phí. Về lao động hay lượng lao động
hao phí cho một đơn vị kết quả sản xuất kinh doanh.
1.5.1.2 Vai trò của lao động.
Lao động là một bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào trong

quá trình sản xuất. Dù bất kể doanh nghiệp nào đi chăng nữa thì lao động là một yếu tố
vô cùng quan trọng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lao động là một trong những yếu tố quyết định nhất đến sự tác động tăng
trưởng kinh tế vì tất cả của cải vật chất và tinh thần của xã hội đều do con người tạo ra,
trong đó lao động đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải vất chất đó. Do đó lao động
đóng vai trò quan trọng nhất trong sản xuất kinh doanh. Nó đảm bảo sự hình thành, tôn
tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao trong hoạt
động sản xuất kinh doanh thì phải nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra lao động còn
là nhân tố giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Bởi một doanh nghiệp dù
có công nghệ sản xuất hiện đại thế nào nếu lao động không có trình độ tương ứng để
Sinh viên: Nguyễn Thái Hòa Lớp: HK1A_K5
3
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
đáp ứng với công nghệ đó thì chắc chắn sẽ không đạt được kết quả tốt, không những
thế cón có thể làm tổn hại đến những công nghệ sản xuất đó.
Bên cạnh đó lao động mang lại một tinh thần đoàn kết, không khí làm việc và
sự đoàn kết làm việc chung trong mỗi doanh nghiệp. Chính sức mạnh tinh thần của
người lao động giúp cho các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, thách thức mà
nó tạo ra từ ý thức, trách nhiệm ban thân của mỗi cá nhân tập thể lao động trong doanh
nghiệp.
Như vậy, một doanh nghiệp nếu người lao động chán nản gây ra tâm lý làm
việc hoang mang, không ổn định tích cực sẽ làm là giảm năng suất lao động và hiệu
quả sản xuất kinh doanh sụt giảm. Ngược lại một doanh nghiệp quan tâm đến lao động
thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được nâng cao.
1.5.1.3 Phân loại lao động.
* Phân loại lao động theo tính chất ổn định:
+ Lao động thường xuyên: là những lao động được tuyển dụng làm những công việc
lâu dài, thường xuyên. Bao gồm: lao động biên chế, lao động hợp đồng dài hạn, kể cả
lao động trong thời gian tập sự nhưng sẽ được sử dụng thường xuyên lâu dài.
+ Lao động tạm thời: là những lao động làm những công việc mang tính thời vụ,

hoặc do yêu cầu đột xuất.
* Loại lao động theo tác dụng của lao động đối với quá trình sản xuất:
+ Lao động trực tiếp sản xuất: Là lao động trực tiếp gắn liền với quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm: công nhân vàn những người học nghề.
- Công nhân: là những người trực tiếp sản xuất hoặc trực tiếp tham gia vào quá
trình sản xuất sản phẩm. Tùy theo vài trò, toàn bộ công nhân được chia thành công
nhân phụ và công nhân chính.
- Học nghề: là những người học kỹ thuận sản xuất dưới sự hướng dẫn của công
nhân lành nghề. Lao động của họ cũng góp phần trực tiếp vào việc tạo ra sản phẩm của
đơn vị.
+ Lao động gián tiếp: phải thông qua hệ thống tổ chức và tập thể lao động mới tác
động vào sản xuất. Lao động này có chức năng vạch ra phương hướng, tổ chức điều
hành phối hợp kiểm tra hoạt động của những người sản xuất. Lao động gián tiếp gồm
có:
Sinh viên: Nguyễn Thái Hòa Lớp: HK1A_K5
4
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
. Lao động quản lý kỹ thuật: là những người tổ chức quản lý chỉ đạo sản xuất,
kiểm tra kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
. Lao động quản lý kinh tế: là những người lao động chỉ đạo sản xuất kinh
doanh hoặc làm công tác nghiệp vụ thống kê, kế hoạch, tiền lương
. Nhân viên quản lý hành chính: là những người làm công tác tổ chức hành
chính, quản trị, kế toán, văn thư
* Phân loại theo độ tuổi:
Việc phân loại này rất quan trọng vì nó giúp cho doanh nghiệp nắm được số lao
động sắp nghỉ hưu để tiến hành tuyển chọn lao động mới, thay thế và tiến hành đào tạo
nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động trẻ.
* Phân loại theo giới tính:
Phân loại lao động theo giới tính giúp doanh nghiệp xác định được cơ cấu lao động
trong doanh nghiệp mình.

* Phân loại theo trình độ chuyên môn của người lao động:
- Trình độ công nhân: số lao động này thường là lực lượng trực tiếp sản xuất trong
doanh nghiệp.
- Trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học: đây là số lao động được doanh nghiệp
sử dụng trong quản lý về tổ chức và kỹ thuật.
- Trình độ trung cấp.
1.5.2. Nội dung nghiên cứu thống kê lao động.
1.5.2.1. Ý nghĩa của nghiên cứu thống kê lao động.
Thống kê lao động là việc nghiên cứu sử dụng lao động trong doanh nghiệp giúp
cho doanh nghiệp hoàn thiện công tác tổ chức quản lý, xây dựng được một hệ thống cơ
cấu lao động hợp lý, tổ chức lao động phù hợp với đặc điểm và tính chất của công
việc. Do đó, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của cá nhân, giúp cho họ phát
huy hết khả năng của mình vao quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Thống kê lao động giúp doanh nghiệp thấy được tình hình sử dụng lao động của
mình: xác định vai trò của các phòng ban, của từng thành viên xem họ đã làm đúng
nhiệm vụ va phát huy hết khả năng của mình hay chưa, xác định tay nghề, độ tuổi, giới
tính, thời gian làm việc có phù hợp với người lao động và từng công việc hay chưa. Từ
những yếu tố đó doanh nghiệp mới thấy phần tiền lương mà doanh nghiệp trả cho
Sinh viên: Nguyễn Thái Hòa Lớp: HK1A_K5
5
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
người lao động đã hợp lý chưa, mức quan tâm của doanh nghiệp mới người lao động
đã thỏa mãn chưa.
Từ những thực trạng đó doanh nghiệp có những phương hướng để nâng cao hiệu
quả sử dụng lao động, giúp cho doanh nghiệp tạo cho mình thế mạnh trong cạnh tranh
bằng cách tiết kiệm chi phí lao động, tăng năng suất lao động đảm bảo chất lượng sản
phẩm hàng hóa.
Thống kê lao động còn giúp cho doanh nghiệp thấy được mối quan hệ giữa cơ
cấu lao động gián tiệp và lao động trự tiếp trong qua trính sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.

1.5.2.2 Nội dung phân tích thống kê lao động.
Dựa trên tình hình thực tế tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô
thị Sông Đà về lao động và số liệu thu thập được em sẽ phân tích những nội dung sau:
- Phân tích số lượng lao động,cơ cấu lao động: để biết được là số lượng lao động
tăng (hay giam) là bao nhiêu phần trăm (%) tương ứng là bao nhiêu lao động.
- Phân tích chất lượng lao động: từ đó thấy được chất lượng của lao động tăng
(hay giảm) từ đó có thể biết được công ty đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng
lao động chưa.
- Phân tích sử dụng thời gian lao động: để biết mức độ sử dụng thời gian lao
động tăng (hay giảm) có phù hợp không.
- Phân tích hiệu quả sử dụng lao động: để thấy năng suất lao động tăng (hay
giảm) bao nhiêu phần trăm (%) từ đó biết doanh nghiệp quản lý và sử dụng lao động
có tốt hay không.
- Phân tích tổng hợp tình hình sử dụng lao động và thu nhập của người lao động
từ đó biết được mối tương quan của tốc độ phát triển tổng thu nhập với tốc độ phát
triển mức thu nhập bình quân và tốc độ phát triển số lượng lao động có hợp lý không.
Sinh viên: Nguyễn Thái Hòa Lớp: HK1A_K5
6
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SÔNG ĐÀ
2.1 Phương pháp nghiên cứu.
2.1.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu.
2.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.
- Phương pháp khảo sát qua phiếu điều tra
Phương pháp này dùng hệ thống câu hỏi chuẩn bị sẵn trên giấy theo tình hình công
tác thống kê trong doanh nghiệp qua các bước sau:
+ Thiết kế phiếu điều tra
+ Chọn đối tượng trong công ty để phỏng vấn

+ Tiến hành phát phiếu
+ Thu phiếu sau khi đã khảo sát qua phiếu điều tra.
Phiếu điều tra được phát tới từng cán bộ, nhân viên tại các phòng ban. Sau khi
phát phiếu điều tra và nhận được sự hợp tác nhiệt tình của mọi người thì quá trình thu
thập phiếu điều tra ta biết thêm rất nhiều thông tin về tình hình sử dụng lao động tại
công ty.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Đặt các câu hỏi xoay quanh vấn đề: công tác thống kê, chất lượng lao động, năng
suất lao động. Phương pháp này cho thấy được thực trạng lao động của công ty, những
kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại trong việc quản lý và sử dụng lao động của
các cấp lãnh đạo trong công ty.
- Phương pháp khác:
Ngoài hai phương pháp khảo sát qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp thì em đã
sưu tầm cho mình những tài liệu liên quan đến tình hình sử dụng lao động như: Luận
văn, các công trình nghiên cứu khoa học, qua các trang web về tình hình sử dụng lao
động, trang web của công ty, các báo cáo lao động và thu nhập của người lao động
,báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty , để học tập những kinh
nghiệm đi trước.
2.1.1.2 Phương pháp tổng hợp dữ liệu (phương pháp phân tổ)
Tổng hợp dữ liệu là tập trung chỉnh lý hệ thống hóa các tài liệu thu thập được, từ đó
làm cơ sở để phân tích. Sau khi thu thập được đầy đủ các thông tin và dữ liệu cho bản
Sinh viên: Nguyễn Thái Hòa Lớp: HK1A_K5
7
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
báo cáo thông qua phiếu điều tra, thông qua phỏng vấn các thông tin và dữ liệu trong
doanh nghiệp sẽ được phân loại tổng hợp theo từng mục để phục vụ cho việc viết bài.
Phương pháp phân tổ: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào
đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính
chất khác nhau.
Phân tổ có vai trò rất quan trọng trong phân tích thống kê lao động. Đặc biệt là được

dùng để phân loại lao động và phân tích cơ cấu lao động: Cơ cấu lao động theo trình
độ học vấn, cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn, cơ cấu lao động theo thâm niên
nghề…
2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
2.1.2.1 Phương pháp số tuyệt đối, tương đối, số trung bình
• Số tuyệt đối: Số tuyệt đối là biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng hoặc quá
trình kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Số tuyệt đối trong
thống kê lao động bao gồm các con số phản ánh quy mô của tổng thể hoặc tổng các trị
số theo một tiêu thức nào đó.
• Số tương đối: Số tương đối là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu
thống kê của cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian, hoặc giữa hai
chỉ tiêu khác loại nhưng có quan hệ với nhau.
• Số bình quân: Số bình quân là chỉ tiêu biểu hiện mức độ điện hình của một tổng thể
toàn nhiều đơn vị cùng loại được xác định theo một tiêu thức nào đó. Số bình quân
được sử dụng phổ biến nhất của hiện tượng trong kinh tế - xã hội trong các điều kiện
thời gian và không gian cụ thể.
2.1.2.2 Phương pháp dãy số thời gian.
Dãy số thời gian là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự
thời gian.Dãy số thời gian giúp cho thống kê thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu sự biến
động của hiện tượng theo thời gian, đồng thời còn là cơ sở để dự đoán mức độ tương
lai của hiện tượng.
Để phân tích dãy số thời gian người ta sử dụng các chỉ tiêu: Mức độ trung bình theo
thời gian, lượng tăng giảm tuyệt đối, tốc độ tăng giảm, giá trị tuyệt đối 1% tăng, giảm.
* Phương pháp chỉ số: Chỉ số là một số tương đối được biểu hiện bằng lần hoặc phần
trăm tính được bằng cách so sánh hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu.Phương pháp
Sinh viên: Nguyễn Thái Hòa Lớp: HK1A_K5
8
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
chỉ số dùng để phân tích mối liên hệ phụ thuộc, xác định mức độ biến động trong
không gian và thời gian, mức độ hoàn thành kế hoạch.

2.2. Tổng quan về công ty và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến tình hình sử
dụng lao động của công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà.
2.2.1 Tổng quan về công ty
2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà, đơn vị thành viên
của Tổng công ty Sông Đà, là một doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định số
26/TCT-HĐQT ngày 13/2/2007 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà.
Đăng ký kinh doanh số 0103016226 tại Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội.
Tên Công ty : Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Và Phát Triển
Đô thị Sông Đà.
Tên giao dịch Quốc tế : Song Da Urban Investment Construction And
Development Joint Stock Company.
Tên viết tắt : SURICOD.,JSC
- Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà, đơn vị thành
viên của Tổng công ty Sông Đà, là một doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định
số 26/TCT-HĐQT ngày 13/2/2007 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà và
Đăng ký kinh doanh số 0103016226 tại Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội.
- Với mục tiêu phát triển: đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm trên cơ sở phát triển
chính ngành đầu tư bất động sản và tài chính, Công ty Cổ phần Đô thị Sông Đà nỗ lực
phấn đấu phát huy mọi nguồn lực để tạo ra sự tăng trưởng và phát triển bền vững cho
Công ty.
- Vốn điều lệ: 100.000.000.000 đồng. (Một trăm tỷ đồng VN). Trong đó, vốn bằng
thương hiệu: 5.000.000.000 đồng VN).
Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà
Tầng 7, nhà G10 - Nguyễn Trãi -Thanh Xuân Nam - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 84.4.3 552 6353 - 3 552 6354
E-mail:
Website: www.dothisongda.com.vn
Sinh viên: Nguyễn Thái Hòa Lớp: HK1A_K5
9

Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
2.2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh của công ty
* Chức năng:
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp
- Giao thông, thủy lợi kỹ thuật hạ tầng
* Nhiệm vụ:
- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng ký phù hợp với
mục tiêu của công ty.
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đối với lao động theo quy định của Nhà nước.
- Thực hiện chế độ báo cáo Thống Kê, kế toán định kỳ theo quy định của Nhà
Nước, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nó.
- Đảm bảo đầy đủ nghĩa vụ thuế, đảm bảo cuộc sống của công nhân viên
- Xây dựng kế hoạch định mức tiêu chuẩn nguyên vật liệu, vật tư, lao động tiến độ
giao nộp sản phẩm và phân tích các hoạt động kinh tế theo định kỳ.
- Xây dựng các chiến lược, các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển các kế
hoạch và mục tiêu chiến lược của công ty hiện tại và tương lai.
- Bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn Xã Hội theo quy
định của pháp luật.
* Đặc điểm sản xuất kinh doanh:
Sản phẩm của công ty là các công trình xây dựng. Trong một công trình xây dựng
bao gồm nhiều hạng mục, mỗi hạng mục lại có nhiều công trình con. Có thể phân loại
công tác xây dựng theo 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn đấu thầu dự án
+ Giai đoạn phân công, công việc cho các tổ đội
+ Giai đoạn thi công
Sinh viên: Nguyễn Thái Hòa Lớp: HK1A_K5
10
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
2.2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
*Sơ đồ tổ chức

Sinh viên: Nguyễn Thái Hòa Lớp: HK1A_K5
11
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
*Đại hội đồng cổ đông: tập hợp các cá nhân, tổ chức góp vốn vào công ty.
*Ban kiểm soát: có nhiệm vụ giúp các cổ đông kiểm soát hoạt động quản trị và
quản lý điều hành công ty.
*Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty
để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền
của Đại hội đồng cổ đông.
* Ban giám đốc: Gồm Tổng giám đốc và Phó giám đốc
- Tổng giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động của Công ty, là người đại diện
cho quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật
- Phó giám đốc: Là người trợ giúp giám đốc trong công tác điều hành hoạt động
của Cty
* Phòng hành chính tổng hợp: Tham mưu cho giám đốc trong công tác bố trí
nhân sự, công tác hành chính quản trị, mua sắm trang thiết bị cho Công ty.Thực hiện
các nhiệm vụ: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, y tế, các công tác về tổ chức, các công
tác về hành chính, về lao động tiền lương, hợp đồng lao động , công đoàn, an toàn lao
động, văn thư, bảo vệ, lái xe.
* Phòng tài chính kế toán: Giúp giám đốc quản lý và phân tích tình hình kinh
doanh, quá trình kinh doanh, hạch toán kế toán theo đúng pháp luật quy định. Theo dõi
và quản lý tài sản, sự biến động của vốn và nguồn vốn, tình hình công nợ, quản lý mọi
nguồn thu – chi thực hiện nghĩa vụ với NSNN, xác định kết quả kinh doanh và phân
phối lợi nhuận của Công ty.
* Phòng kỹ thuật: chuyên giải quyết các vấn đề về kỹ thuật phát sinh trong hoạt
động sản xuất của Công ty.
* Phòng kế hoạch – đầu tư: Tham mưu cho giám đốc trong việc lập kế hoạch sản
xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện kê hoạch sản xuất kinh doanh và chiến lược phát
triển của Công ty.
* Các ban quản lý dự án: được thành lập để quản lý, giám sát quá trình phát triển

của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân
sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các
mục đích đề ra.
Sinh viên: Nguyễn Thái Hòa Lớp: HK1A_K5
12
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
2.2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (trong 2 năm gần đây)
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư xây
dựng và phát triển đô thị Sông Đà
ĐVT: 1000.000vnđ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch
Số tiền
(trđ)
Tỷ lệ (%)
1. Tổng doanh thu (trđ) 65.349 77.061 11.712 17,92
- Doanh thu bán hàng 58.432 69.584 11.152 19.09
- Doanh thu tài chính 5.488 5.849 361 6.58
- Doanh thu khác 1.429 1.628 199 13.92
2. Tổng chi phí ( trđ) 40.684 42.853 2.169 5.33
3. Lợi nhuận trước thuế 24.665 34.208 9.543 38,69
4. Thuế TNDN (28%) (tr) 6.906,2 9.578,24 2.672,04 38,69
5. Lợi nhuận sau thuế 17.758,8 24.629,76 6.870,96 38,69
Theo thông báo trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty như sau:
- Tổng doanh thu của công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng 17,92% tương ứng tăng
4.211 trđ. Đó là do các nguyên nhân sau:
+ Doanh thu bán hàng năm 2010 so với năm 2009 tăng 19,09% tương ứng tăng
11.152 trđ.
+ Doanh thu tài chính năm 2010 so với năm 2009 tăng 6,58% tương ứng 361 trđ.
+ Doanh thu khác năm 2010 so với năm 2009 tăng 13,92% tương ứng 1.429 trđ.

- Tổng chi phí năm 2010 so với năm 2009 cũng tăng 5,33% tương ứng 2.169 trđ.
- Lợi nhuận trước thuế năm 2010 so với năm 2009 tăng 9.543 trđ tương ứng tăng
38,69%. Đó là do tổng doanh thu và tổng chi phí đều tăng nhưng tỷ lệ tăng của tổng
doanh thu cao hơn tỷ lệ tăng của tổng chi phí nên dẫn đến thuế TNDN nộp cho ngân
sách và lợi nhuận sau thuế cũng tăng 38,69%.
2.2.2 Ảnh hưởng của môi trường đến tình hình sử dụng lao động của công ty
2.2.2.1 Môi trường bên trong
Môi trường bên trong bao gồm những vấn đề thuộc về nội bộ công ty như quy mô,
cơ cấu, khả năng công nghệ, nguồn nhân lực, tiền lương ảnh hưởng đến tình hình sử
dụng lao động. Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà cũng có
những thuận lợi, khó khăn trong việc sử dụng lao động.
 Thuận lợi:
* Lao động :
Sinh viên: Nguyễn Thái Hòa Lớp: HK1A_K5
13
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Đội ngũ nhân viên được đào tạo chính quy tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại
học , trên đại học thuộc chuyên nghành xây dựng nên họ làm quen rất nhanh với công
việc.
* Chính sách tiền lương, tiền thưởng:
Về công tác tiền lương Công ty luôn có chính sách tiền lương, tiền thưởng cho
người lao động thích hợp đảm bảo nâng cao đời sống cho người lao động khuyến
khích người lao động hăng say làm việc có hiệu quả góp phần tăng năng suất lao động
từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
* Khoa học – kỹ thuật:
Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất xây dựng như sử dụng các máy
móc thiết bị hiện đại đã góp phần nâng cao chất lượng công việc góp phần tiết kiệm
chi phí đảm bảo tiến độ kế hoạch của các công trình.
* Do cơ cấu tổ chức lao động của Công ty:
Việc bố trí lao động phù hợp với chức năng nhiệm vụ sẽ giúp cho họ phát huy hết

năng lực của mình và hoàn thành tôt nhiệm vụ được giao.
 Khó khăn:
- Do quan điểm của nhà quản lý nên cũng gây khó khăn trong việc thu thập số liệu
một cách đầy đủ và kịp thời cũng ảnh hưởng đến việc cung cấp số liệu phục vụ cho
việc viết chuyên đề.
2.2.2.2 Môi trường bên ngoài.
Môi trường bên ngoài phải kể đến các yếu tố như: Bối cảnh kinh tế, lực lượng lao
động, chính sách kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, đối thủ cạnh tranh tác động đến
việc sử dụng lao động tại công ty.
 Thuận lợi:
* Chính sách nhà nước:
- Các quy định, chế độ, chính sách về lao động của nhà nước cũng chi phối rất lớn
tới tình hình sử dụng lao động của Công ty. Công ty luôn tuân thủ các quy định, chính
sách về lao động đảm bảo lợi ích cho người lao động.
* Khoa học - kỹ thuật:
Sinh viên: Nguyễn Thái Hòa Lớp: HK1A_K5
14
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
- Khi xã hội phát triển thì khoa học ngày càng tiến bộ nên lực lượng lao động cũng
có nhiều cơ hội tiếp xúc với các thiết bị máy móc hiện đại . Vì vậy, đây là cơ hội cho
công ty nâng cao năng suất lao động
 Khó khăn:
* Nền kinh tế thế giới:
Nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, Việt Nam cũng
chịu sự ảnh hưởng rất lớn, lạm phát tăng, thất nghiệp cao các công ty đầu tư rút vốn
hàng loạt, họ lo sợ khi đầu tư làm cho sự tăng trưởng của công ty bị chững lại.Sự
khủng hoảng nền kinh tế thế giới làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công
ty bị giảm sút.
* Thiên nhiên:
Các rủi ro do thiên tai gây ra như lũ lụt, hoả hoạn, mà doanh nghiệp không thể

lường trước được đã gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty.
* Khoa học - kỹ thuật:
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật , hàng loạt các ứng dụng
trong các lĩnh vực ra đời đặt các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần đầu tư
xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà nói riêng trước nguy cơ tụt hậu về khoa học kỹ
thuật so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ đó giảm sức cạnh tranh, giảm
doanh thu lợi nhuận so với các doanh nghiệp nước ngoài.
* Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành:
Hiện nay trên thị trường các công ty xây dựng mở ra ngày càng nhiều nên sự cạnh
tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Điều đó làm ảnh hưởng tới thị trường của công ty,
công ty càng phải nỗ lực hết mình hơn nữa để khẳng định vị trí của mình trên thị
trường.
2.3 Phân tích thực trạng tình hình sử dụng lao động tại công ty cổ phần đầu tư
xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà
2.3.1 Phân tích số lượng và cơ cấu lao động
Sinh viên: Nguyễn Thái Hòa Lớp: HK1A_K5
15
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
2.3.1.1 Phân tích số lượng
Bảng 2: Số lượng lao động bình quân
Năm
Số lượng
lao động
bình quân
(người)
y
i
Lượng tăng giảm
tuyệt đối ( người)

Tốc độ phát triển
(%)
Tốc độ tăng (giảm)
(%)
Liên
hoàn(
i
δ
)
y
i
- y
i-1
Định gốc
y
i
- y
1
Liên
hoàn (t
i
)
1
100
−i
i
y
xy
Định
gốc(T

i
)
1
100
y
xy
i
Liên
hoàn(a
i
)
= ti - 100
Định
gốc(b
i
)
=T
i
-100
2006 145 - - - 100 - -
2007 217 72 72 149,65 149,65 49,65 49,65
2008 278 61 133 128,11 191,72 28,11 91,72
2009 300 22 155 107,91 206,89 7,91 6,89
2010 365 65 220 121,67 251,72 21,72 151,72
- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình:
δ
=
1−

n

i
δ
=
1
1


n
yy
i
=
15
145365


= 55 người
- Tốc độ tăng (giảm ) trung bình:
δ
=
1
1
−n
i
y
y
=
4
365
145
= 1,2596 (lần)

Qua trên bảng ta thấy: Nhìn chung số lượng lao động của công ty qua 5 năm đều
tăng, bình quân 1 năm số lao động tăng 55 người tương ứng 1,2596 (lần).
+ Số lao động năm 2007 so với năm 2006 tăng 72 người, tương ứng tăng 49,65 %.
+ Số lao động lao động năm 2008 tăng so với năm 2007 la 61 người, tương ứng tỷ lệ
tăng 28,11 % .
+ Số lao động năm 2009 so với năm 2008 tăng 22 người, tương ứng tỷ lệ tăng 7,91
%.
+ Số lao động năm 2010 so với năm 2009 tăng 65 người, tương ứng tỷ lệ tăng 21,72
%.
Qua đó có nhiều nguyên nhân làm tăng số lượng lao động bình quân của công ty qua
các năm, trong đó có một số nguyên nhân như: Số lao động từ 2006  2010 tăng cho
thấy công ty đang trên đà tăng ký kết hợp đồng, mở rộng quy mô kinh doanh nên cần
phải tăng số lượng lao dộng để kịp tiến độ thi công, công trình hoàn thành kế hoạch,
chỉ tiêu mà công ty đã đề ra.
2.3.1.2 Phân tích cơ cấu lao động
Sinh viên: Nguyễn Thái Hòa Lớp: HK1A_K5
16
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
* Thống kê phân tích cơ cấu lao động theo tính chất công việc
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo tính chất công việc
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh
Số
người
Tỷ
trọng
(%)
Số
người
Tỷ
trọng

(%)
Số
người
Tỷ
trọng
(%)
Tỷ lệ
(%)
1 Số lao động trực tiếp 220 73,33 280 76,71 60 3,38 27,28
2 Số lao động gián tiếp 80 26,67 85 23,29 5 - 3,38 6,25
3 Tổng số lao động 300 100 365 76,71 65 0 21,67
Nhận xét: Từ số liệu trên ta có:
+ Số lao động toàn công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng 65 người tương ứng
tỷ lệ tăng 21,67%.
+ Số lao động trực tiếp của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn so với tổng thể. Số
lao động trực tiếp năm 2010 tăng 60 người, tương ứng tỷ trọng tăng 3,38%, tỷ lệ tăng
27,28 %.
+ Số lao động gián tiếp của công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng 5 người,
tương ứng tỷ lệ tăng 6,25%, tỷ trọng giảm 3,38%.
Số lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ cho thấy được bộ máy quản lý của công ty
đơn giản, gọn nhẹ, sẽ tiết kiệm được chi phí cho công ty.
* Thống kê phân tích cơ cấu lao động theo độ tuổi
Bảng 4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi
STT Độ tuôi Năm 2008 Năm 2009 So sánh
Số
người
Tỉ
trọng(%)
Số
người

Tỉ
trọng(%)
Số
người
Tỉ
trọng(%)
Tỉ lệ
(%)
1 2 3 4 5 6 7 8 9
1 20- 30 100 33,33 115 31,51 15 - 1,82 15
2 31- 45 99 33 142 38,90 43 + 5,9 43,43
Sinh viên: Nguyễn Thái Hòa Lớp: HK1A_K5
17
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
3 46- 50 80 26,67 85 23,29 5 - 3.38 6,25
4 > 50 21 7 23 6,30 2 - 0,7 9,52
5 Tổng 300 100 365 100 65 0 21,66
Nhận xét:
+ Theo bảng trên số lượng lao động từ 20 – 30 tuổi năm 2009 tăng so với năm
2008 là 15 người, tương ứng tỷ trọng giảm 3,38% , tỷ lệ tăng 6,25%.
+ Năm 2009 lao động từ 31 – 45 tăng 43 người so với năm 2009, tương ứng tỷ
trọng tăng 5,9 %, tỷ lệ tăng 43,43%.
+ Lao động từ 46 đến 50 tuổi năm 2009 tăng 5 người, tương ứng tỷ lệ tăng
6,25%, tỷ trọng giảm 3,38 %.
+ Lao động trên 50 tuổi năm 2009 tăng so với năm 2008 là 2 người, tương ứng tỷ
trọng giảm 0,7%, tỷ lệ tăng 9,52%.
Như vậy: Qua phân tích về bảng số liệu trên về cơ cấu lao động theo độ tuổi thì độ tuổi
từ 31 đến 45 chiếm số lượng và tỷ trọng cao nhất. Đây là lực lượng nòng cốt của công
ty, là những lao động có kinh nghiệm và tay nghề cao.
Lao động trẻ từ 20 – 30 : Chiếm số lượng lớn thứ 2, đây là lực lượng kế cận lao

động trong độ tuổi 31 – 40, là lao động trẻ có sự sáng tạo trong công việc, ham học
hỏi, tuy nhiên kinh nghiệm chưa cao. Nhìn chung lực lượng lao động tại công ty chiếm
phần lớn là lao động trẻ với sức lao động dồi dào.
2.3.2 Thống kê phân tích chất lượng lao động
Bảng 5: Thống kê chất lượng lao động
Trình
Độ chuyên môn
Năm 2009 Năm 2010 So sánh
Số
người
Tỷ
trọng
(%)
Số
người
Tỷ
trọng
(%)
Số
người
Tỷ
trọng
(%)
Tỷ lệ
(%)
1 2 3 4 5 6 7
Sinh viên: Nguyễn Thái Hòa Lớp: HK1A_K5
18
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Trên đại học

11 3,36 17 4,65 6 1,29 54,54
Đại học
33 11 48 13,15 15 2,15 45,45
Trung cấp
36 12 20 5,48 -16 - 6,52 - 44,44
Công nhân
220 73,33 280 76,71 60 3,38 27,27
Tổng
300 100 365 100 65 0 21,66
Nhận xét : Theo bảng số liệu trên, qua hai năm 2009 và 2010 ta thấy trình độ lao động
có nhiều sự biến động.
+ Số lao động trình độ trên đại học năm 2010 so với năm 2009 tăng lên 6 người
tương ứng với tỷ trọng tăng 1,29%, tỷ lệ tăng 54,54%
+ Số lao động trình độ đại học năm 2010 so với năm 2009 tăng lên 15 người, tương
ứng tỷ trọng tăng 2,15%, tỷ lệ tăng 45,45%.
+ Số lao động trình độ trung cấp năm 2010 so với năm 2009 giảm 16 người tương
ứng tỷ trọng giảm 6,52%, tỷ lệ giảm 44,44%.
+ Số lao động công nhân năm 2010 so với năm 2009 tăng 60 người, tương ứng tỷ
trọng tăng 3,38%, tỷ lệ tăng 27,27%.
Như vậy: Ta thấy trình độ lao động trên đại học, cao đẳng tăng vì đây là lực lượng lao
động gián tiếp, quản lý điều hành doanh nghiệp phát triển mạnh hơn.
Trình độ trung cấp giảm, chứng tỏ công ty chú trọng, quan tâm đến chất lượng lao
động, luôn tạo điều kiện cho người lao động nâng cao chuyên môn và chính sách tuyển
chọn lao động cũng được công ty chú trọng hơn.
Số lượng công nhân tăng lên, điều này chứng tỏ số lượng công việc của công ty
cũng tăng, cần sử dụng đến số lượng lao động phổ thông nhiều hơn
2.3.3 Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động
Bảng 6 : Tình hình sử dụng thời gian lao động trong năm 2009 – 2010
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010
1 Số lao động bình quân (T) Người 300 365

Sinh viên: Nguyễn Thái Hòa Lớp: HK1A_K5
19
Trường Đại học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
2 Số ngày-người làm việc theo chế độ (NN) Ngày –người 79200 96360
3 Số ngày - người làm việc thêm Ngày –người 215 280
4 Tổng số ngày-người làm việc theo thực tế (NN) Ngày –người 79.415 96.640
5 Số ngày làm việc chế độ (GN) Giờ-người 633.600 770880
6 Số giờ làm thêm Giờ-người 1.720 2.240
7
Tổng số giờ - người làm việc theo thực tế (
G
)
Giờ-người 635.320 773.120
8=2/1 Số ngày làm việc thực tế bình quân một lao
động(
N
)
Ngày 264 265
9=7/2
Độ dài ngày lao động (
G
)
Giờ 8,021 8,023

Nhận xét: Ta thấy số ngày làm việc thực tế của người lao động năm 2009 so với năm
2010 tăng 1 ngày. Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế 2 năm đều theo đúng chế độ
lao động 8h / ngày, Như vậy công ty đang cố gắng thực hiện đúng quy định về sử
dụng thời gian làm việc, người lao động cũng được đảm bảo thời gian nghỉ ngơi sinh
hoạt, tạo được tâm lý thoải mái, an tâm làm việc của người lao động.
Sinh viên: Nguyễn Thái Hòa Lớp: HK1A_K5

20
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
2.3.4 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động
* Phân tích chung về năng suất lao động
Bảng 7: Tính và so sánh các chỉ tiêu về năng suất lao động toàn công ty năm 2008 - 2009
STT Chỉ tiêu ĐVT Ký hiệu
Năm
2009
Năm
2010
So sánh
Số tuyệt
đối
Số tương
đối(%)
1 Tổng doanh thu theo giá thực tế Trđ M
1
65.349 77.061 11.712 17,92
2 Tổng số lao động bình quân Người 300 365 65 21,67
3 Chỉ số giá (%) 100 105,7
4 Tổng doanh thu theo giá năm 2009 Trđ 65.349 72.905 14.556 22,27
5
Năng suất lao động bình quân/ 1 người theo doanh
thu
Trđ/người
W
T
= M
ss
/T 217,83 199,73 -18,1 -8,3

6 Số ngày làm việc thực tế bình quân một lao động ngày
264 265
- -
7 Năng suất lao động bình quân ngày
Trđ
T
W
*
ss
M
T N
=
0,822 0,753 -0,069 -8,39
8 Năng suất lao động bình quân giờ Trđ
G
W =
* *
SS
M
T N G
0,102 0,093
-0,009
- 8,82
Sinh viên: Nguyễn Thái Hòa Lớp HK1A_K5
21
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp

W W
* *
T G

I I G N
=
Số tương đối:
1( ) 1( ) 1 1 1( ) 1 1 0( ) 1 1 0( ) 0 1
0 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0
W W * * W * * W * * W * *
* *
W W * * W * * W * * W * *
T ss g ss g ss g ss g ss
To g g g g
G N G N G N G N
G N G N G N G N
= =
199,8 0,093*8,023*265 0,102*8,023*265 0,102*8,021*265
* *
217,83 0,102*8,023*265 0,102*8,021*265 0,102*8,021*264
=

199,8 197,726 216,861 216,807
* *
217,83 216,861 216,807 215,989
=
91,72%=91,176%*100,024%*100,37%
Số tuyệt đối:
199,8 - 217,83= (197,726 – 216,861) + (216,861 – 216,807) + (216,807- 215,989)
-18,03 = -19,135 + 0,054 + 0,081
Phân tích :
+ Tổng doanh thu năm 2010 tính theo giá năm 2009 tăng 14.556 trđ, tương ứng
tỷ lệ tăng 22,27%. Mà số lao động công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng 65
người, tương ứng tỷ lệ tăng 21,67%.

Mặc dù tổng doanh thu, tỷ lệ lao động năm 2010 so với năm 2009 tăng nhưng:
+ Năng suất lao động bình quân giờ giảm 0,009 trđ làm cho mức năng suất lao
động bình quân giảm 8,824% hay giảm 19,135 trđ.
+ Do số giờ làm việc thực tế bình quân ngày lao động thay đổi (tăng lên 8,023 giờ)
làm cho năng suất lao động bình quan chung tăng lên 0,024% hay tăng 0,054 trđ
+ Số ngày làm việc thực tế bình quân một lao động thay đổi (tăng lên 1 ngày) làm
cho năng suất lao động bình quân chung tăng lên 0,37% hay tăng lên 0,081 trđ
 Như vậy, tổng số ngày – người làm việc thực tế của công ty tăng lên làm
cho tổng doanh thu của doanh nghiệp tăng nhưng năng suất lao động của
công ty giảm nên công ty cần có biện pháp nâng cao năng suất lao động để
tỷ lệ doanh thu của công ty cao hơn nữa.
Sinh viên: Nguyễn Thái Hòa Lớp HK1A_K5
22
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
2.3.5 Phân tích tổng hợp tình hình sử dụng lao động và thu nhập của người
lao động.
Bảng 7: Mối quan hệ giữa lao động và thu nhập của người lao động
STT Chỉ tiêu Ký hiệu
Năm
2009
Năm
2010
Chỉ số
(%)
1 Doanh thu tính theo giá năm 2008 M(trđ) 65.349 72.905 111,57
2 Lao động bình quân
T
(
λ
) 300 365 121,67

3 Tổng thu nhập của người lao động X(trđ) 12.660 14.850 117,29
4 Năng suất lao động bình quân( trđ)
W
=
T
M
217,63 199,74 91,78
5 Tiền lương bình quân ( trđ)
X
=
T
X
42,2 40,68 96,39
6 Tỷ suất tiền lương (%)
X
'
=
M
X
19,3727 20,3689 105,14
* Nhận xét chung: Qua bảng trên ta thấy tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng
của số nhân viên bình quân năm 2010 so với năm 2009. Tuy nhiên, tốc độ tăng của
số nhân viên bình quân (21,67%) tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu là
(11,57 %), làm cho năng suất lao động bình quân giảm còn (91,78 %).
Mặt khác:
- Tổng quỹ lương của doanh nghiệp năm 2010 so với năm 2009 tăng (17,67 %)
cao hơn doanh thu của doanh nghệp là (11,57 %). Do đó, làm cho tỷ suất tiền
lương của doanh nghiệp năm 2010so với năm 2009 tăng 5, 14 %.
- Tốc độ tăng của số nhân viên bình quân năm 2010 so với năm 2009 là (21,67
%) tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng quỹ lương (17,67 %) làm cho

tiền lương bình quân năm 2010 so với năm 2009 giảm còn (96,39 %).
 Những mối quan hệ trên là hoàn toàn bình thường, hợp lý. Đi sâu vào
phân tích ta thấy:
+ Về doanh thu :
I
M
=I
W
x I
T
Sinh viên: Nguyễn Thái Hòa Lớp HK1A_K5
23
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
Số tương đối:
111,57% = 91,779% x 121,67%
Số tuyệt đối:
M
SS
– M
0
= (
01
WW −
)
1
T
+(
01
TT −
)

0
W
7.556 = -6.529,85 + 14.145,95 (trđ)
Tổng doanh thu năm 2010 (tính theo giá năm 2009) tăng so với năm 2009 là 7.556
trđ, tương ứng tăng 11,56 %. Đó là do các nguyên nhân sau:
- Do năng suất lao động năm 2010 giảm so với năm 2009 là 8,221% tương ứng
làm tổng doanh thu giảm 6,52985 trđ.
- Số lao động năm 2010 tăng so với năm 20098 trđ là 21,67% làm tổng doanh
thu tăng 14145,95 trđ.
 Như vậy: Trong hai yếu tố trên thì năng suất lao động bình quân là nguyên
nhân làm sụt giảm doanh thu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có biện pháp
nâng cao năng suất lao dộng để doanh thu của doanh nghiệp tăng lên.
+ Về lao động:
- Số lao động tiết kiệm lãng phí:
T∆
= T
1
- T
0
xI
M
= 365 – 300x11,56% = 31 (lao động)
Doanh nghiệp chưa sử dụng tốt lao động, gây ra tình trạng lãng phí lao động 31
người.
+ Về tiền lương:
* Dùng hệ thống chỉ số :
I
X
= I
'

X
x I
M
- Số tương đối:
117,29% = 105,14% x 111,56%
- Số tuyệt đối:
X
1
- X
0
= (X
,
1
- X
'
0
)M
SS
+ (M
SS
-M
0
)X
,
0
Sinh viên: Nguyễn Thái Hòa Lớp HK1A_K5
24
Trường Đại Học Thương Mại Chuyên đề tốt nghiệp
2.190 = 76.653,98 + 146.380,12 (trđ)
Nhận xét: Tổng quỹ lương năm 2010 so với năm 2009 tăng 17,295 tương

ứng tăng 2.190 trđ. Đó là do nguyên nhân sau:
- Do tỷ suất tiền lương năm 2010 so với năm 2009 tăng 5,14% làm tổng quỹ
lương tăng 76.653,98 trđ.
- Doanh thu năm 2010 ( tính theo giá năm 2009) so với năm 2009 tăng 11,56%
làm tổng quỹ lương tăng 146380,12 trđ.
* Dùng hệ thống chỉ số :
Quỹ tiền lương thay đổi do ảnh hưởng của tiền lương bình quân một người lao
động và số lượng lao động.
I
X
= I
X
x I
T
Số tương đối: 117,29 % = 96,39 % x 121,67 %
Số tuyệt đối: 2.190 = - 152 + 65 (trđ)
Tổng quỹ lương năm 2010 tăng 17,29% do ảnh hưởng bởi hai nhân tố sau:
- Do tiền lương bình quân một người lao động năm 2010 giảm 3,61% so với
năm 2009 làm cho tổng quỹ lương giảm 1,52 trđ.
- Do số lượng lao động năm 2010 tăng 21,67 % so với năm 2009 làm cho tổng
quỹ lương tăng 65 trđ.
 Quỹ tiền lương thay đổi chủ yếu do tiền lương bình quân một lao động
thay đổi
CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
XÂY VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SÔNG ĐÀ
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu tình hình sử dụng lao động tại
công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà
Sinh viên: Nguyễn Thái Hòa Lớp HK1A_K5
25

×