Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Điều trị gãy bong điểm bám chày của dây chằng chéo trước khớp gối bằng chỉ PDS néo ép qua nội soi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 12 trang )

ĐIỀU TRỊ GÃY BONG ĐIỂM BÁM CHÀY CỦA DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC
KHỚP GỐI BẰNG CHỈ PDS NÉO ÉP QUA NỘI SOI

BS CKII Nguyễn Tam Thăng
BS Đỗ Xuân Quang
TÓM TẮT
1.Đặt vấn đề: Gãy bong điểm bám chày DCCT là một trong những tổn thương thường gặp
của chấn thương vùng gối. Phẫu thuật nội soi đính chỗ bám DCCT qua nội soi hiện nay vẫn là
phương pháp có nhiều ưu điểm, hạn chế rất lớn các biến chứng ảnh hưởng tới khớp gối. Tại
khoa ngoại chấn thương bệnh viện Quảng Nam đã bước đầu triển khai kỹ thuật này. 2.Mục
tiêu: đánh giá kết quả liền xương và chức năng khớp gối sau phẫu thuật. 3.Phương pháp
nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu gồm 12 bệnh nhân được chẩn đoán gãy bong điểm bám
chày DCCT bằng lâm sàng, X-quang. Được chỉ định phẫu thuật cố định chỗ bám chày DCCT
sau khi loại trừ chống chỉ định phẫu thuật. 4. Kết quả - Kết luận: 12 BN bị gãy bong điểm
bám chày DCCT được phẫu thuật nội soi cố định chỗ bám trong thời gian từ 1/2012-10/2013.
Thời gian theo dõi trung bình 5 tháng, phục hồi vững gối cải thiện so với trước mổ: dấu
Lachman có tỉ lệ đạt tốt (độ 0) là 91,7% , khá (độ 1) 8,3%. Điểm số Lysholm điểm trung bình
trước mổ là 44,17 ± 6,59 và sau mổ là 88,83 ± 9,86 với tỉ lệ tốt và rất tốt đạt 91,7%, trung
bình 8,3%. Biến chứng: Đau phía trước xương bánh chè có 2 BN với tỉ lệ là 16,7%. Tê dị
cảm phía trước cẳng chân có 1 BN với tỉ lệ 8,3%. Phẫu thuật cố định chổ bám chày DCCT
bằng chỉ PDS qua nội soi là phương pháp an toàn, hiệu quả giúp bệnh nhân phục hồi lại chức
năng và độ vững khớp gối.
1.Background: ACL tibial avulsion is one of the most common of the knee injury.
Arthroscopy treatment of the tibial avulsion fracture in ACL has many advantages, thereby
greatly limiting complications affecting the knee joint. We have initially deployed this
surgical technique at Trauma hospital in Quang Nam. 2. Objective: Evaluate the results of
bone healing and joint function after knee surgery. 3. Patients and method: prospective study
included 12 patients diagnosed ACL tibial avulsion based on clinical sign and X-ray from
1/2012 to 10/2013. Indicated with arthroscopy fixation of ACL tibial avulsion by PDS suture
after exclusion of contraindications. 4. Results and Conclusion: In the period from 1/2012 –
10/2013 we have done 12 cases. Mean follow-up: 5 months, knee-joint stability improved:


Lachman has achieved good rate (degree 0) is 91,7% , relatively (degree 1) is 8,3%. Overall
Lysholm evaluation: 88,83 ± 9,86 with 91,7% were excellent and good, 8,3% were moderate.
Complications: patella knee-joint (16,7%), leg paraesthesia (8,3%). Arthroscopic fixation of
ACL tibial avulsion by PDS suture was a useful and safety technique, knee stability.
1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy bong điểm bám chày của dây chằng chéo trước (DCCT) là một trong những tổn
thương thường gặp của chấn thương vùng gối, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi thường gặp nhất là
thanh thiếu niên và vận động viên thể thao. Poncet là người đầu tiên mô tả về gãy bong điểm
bám DCCT, từ đó đến nay đã có nhiều nghiên cứu và phương pháp điều trị khác nhau chủ yếu
dựa trên phân độ của Meyer, McKeever và Zaricznys. Điều trị phẫu thuật trước đây chủ yếu là
mổ hở và cố định mảnh gãy bằng chỉ thép hay vít xốp. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế là phẫu
thuật xâm lấn làm tổn thương thêm các tổ chức bên trong khớp, thao tác khó khăn và phải phẫu
thuật lần 2 để lấy vít ra.
1
Phẫu thuật nội soi khớp gối ngày nay được áp dụng thông dụng trên thế giới nhờ vào
các ưu điểm : vừa chẩn đoán vừa điều trị, xác định đủ chính xác các tổn thương bên trong
khớp gối, hạn chế tối đa tổn thương giải phẫu do phẫu thuật mở khớp gối, thời gian nằm viện
ngắn, phục hồi chức năng khớp gối sớm trở lại sinh hoạt và hoạt động thể thao.
Phẫu thuật nội soi cố định mảnh gãy bằng chỉ PDS là một phương pháp mới đã được
áp dụng ở các nước trên thế giới và hiện nay đang được nghiên cứu ứng dụng ở nước ta. Chỉ
PDS là loại chỉ tan chậm (238 ngày) và có khả năng chịu lực tốt (399,4 N) nên có khả năng cố
định mảnh gãy và đủ thời gian cho quá trình liền xương.
Tại khoa ngoại chấn thương bệnh viện Quảng Nam, chúng tôi đã nghiên cứu triển khai
phẫu thuật nội soi điều trị gãy bong điểm bám DCCT bằng chỉ PDS từ đầu năm 2012 đến nay
với mục tiêu: đánh giá kết quả liền xương và chức năng khớp gối sau phẫu thuật.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu tiến cứu trên lâm sàng 12 bệnh nhân được chẩn đoán gãy bong điểm bám
DCCT độ III, độ IV theo phân loại của Meyers, Mckeeyver và Zaricznys dựa trên khám lâm
sàng và chụp X-quang được chỉ định phẫu thuật nội soi đính lại chỗ bám bằng chỉ PDS tại
khoa ngoại chấn thương Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Quảng Nam từ 1/2012 đến tháng 10/2013.

Phân loại:
Năm 1959 Meyer và McKeever mô tả phân loại đầu tiên chia thành 3 độ.
Năm 1977 Zaricznys bổ sung thành 4 độ
Độ I: Không di lệch Độ III: Bong hoàn toàn, xoay.
Độ II: Di lệch (Duck’s beak lifting) Độ IV: Bong hoàn toàn kèm vỡ nát.
ĐỘ I ĐỘ II ĐỘ III ĐỘ IV
Hình 2.1: Phân độ gãy bong điểm bám chày
2
Cơ sinh học chỉ tan chậm PDS( Polydiaxanone suture ):
- Chỉ PDS là loại chỉ đơn sợi tự tiêu tổng hợp có độ dai rất cao, thời gian tiêu rất lâu so
với các chỉ tan khác.
Chất liệu chỉ Sức mạnh duy trì theo thời gian Thời gian chỉ bị hấp thu
VICRYL 75%: 2 Tuần
25%: 4 Tuần
56 – 70 Ngày
MONOCRYL 60% - 70%: 1 Tuần
30 -40 % : 2 Tuần
91 – 199 Ngày
PDS 80% : 2 Tuần
70% : 4 Tuần
60% : 6 Tuần
183 – 238 Ngày
(The American Journal of Sport Medecine 35: 404-410,2007)
Phương pháp phẫu thuật:
 Tư thế bệnh nhân: Nằm ngữa, garô đùi, gối gấp 90 độ.
 Vô cảm: Gây mê nội khí quản hoặc gây tê tủy sống.
 Đường mổ nội soi khớp: lỗ vào trước ngoài và trước trong gân bánh chè.
 Kiểm tra khớp: Nội soi kiểm tra toàn bộ các thành phần trong khớp, xác định chẩn
đoán và tổn thương phối hợp.
 Kỹ thuật khâu đính mãnh gãy:

- Nội soi làm sạch hết ổ khớp, lấy hết máu tụ, mảnh xương vụn.
- Dùng móc hay dụng cụ nắn lại mảnh gãy, có thể cố định tạm bằng đinh kirstchner.
Hình 2.2: Kỹ thuật khâu và cố định mãnh gãy
- Dùng kim hướng dẫn đưa qua da từ bên ngoài vào trong khớp.
- Chọc kim ngang qua dây chằng ngay tên mặt mảnh gãy.
- Vị trí: chia chu vi dây chằng thành 2/3 trước và 1/3 sau.
- Kẹp giữ lại đầu sợi chỉ nylon và rút kim hướng dẫn ra.
- Nhờ sợi chỉ nylon này kéo sợi chỉ PDS gập đôi từ ngoài vào.
3
- Qua định vị mâm chày khoan hai lỗ song song từ bên ngoài vào.
- Vị trí hai lỗ bên ngoài: cách dưới bờ mâm chày 4cm, cách bờ trong lồi củ chày 1cm.
- Vị trí hai lỗ trong khớp: bờ trước góc ngoài và góc trong của giường mảnh gãy.
- Dùng dụng cụ móc chỉ kéo ra ngoài, hai đầu chỉ hướng chéo nhau hình chữ X,
khi kéo căng hai đầu chỉ sẽ kéo mảnh gãy áp sát giường mảnh gãy.
- Duỗi gối buột hai đầu chỉ vào cầu xương.
Hình 2.3: Kỹ thuật cố định mãnh gãy qua nội soi
 Săn sóc sau mổ:
- Dẫn lưu khớp gối được đặt qua lỗ nội soi trước trong và rút vào ngày hôm sau.
Chườm đá lạnh, giảm đau, kháng sinh sau mổ.
- Đeo nẹp vải đùi cổ chân bảo vệ 3 - 4 tuần.
Phục hồi chức năng sau mổ:
- Tập phục hồi chức năng theo phát đồ.
- Bệnh nhân được tái khám sau 3 tuần, được hướng dẫn tập tại khoa PHCN.
Thời gian theo dõi ước định để đánh giá kết quả lại tối thiểu là 4 tháng.
Đánh giá kết quả xa:
- Đánh giá độ vững gối sau mổ dựa vào lâm sàng
- Đánh giá chức năng khớp gối sau mổ theo thang điểm LYSHOLM.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiền cứu 12 bệnh nhân đứt DCCT từ tháng 1/2012 đến 10/2013 tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam với thời gian theo dõi trung bình 5,75 ± 1,06 tháng (ngắn nhất

là 4 tháng dài nhất là 8 tháng)
4
Tuổi nhỏ nhất là 14, lớn nhất là 59, đa số dưới 20 tuổi. Nam chiếm đa số. Nguyên
nhân do tai nạn giao thông chiếm 75%.
Thời gian nằm viện trung bình 7,42 ± 1,16 ngày, ngắn nhất 6 ngày, dài nhất 10 ngày.
3.1.Kết quả điều trị :(thời gian theo dõi trung bình 5 tháng)
Kết quả liền xương: tất cả đều liền xương
Kết quả phục hồi tầm vận động khớp gối:
Kết quả về phục hồi tầm vận động sau mổ 5 tháng có 10 BN đạt tầm vận động bình
thường. Giới hạn tầm vận động gấp gối dưới 120
0
có 2 BN.
Kết quả phục hồi độ vững ra trước của khớp gối
Trong nghiên cứu này hiện chưa có phương tiện đo lường nào khách quan để đánh giá
sự hồi phục sau mổ của dấu hiệu khám lâm sàng này. Chủ yếu dựa vào cảm giác chủ quan
đánh giá trong khi khám dấu hiệu lâm sàng này.
 Nghiệm pháp ngăn kéo trước: Đánh giá chủ quan trên lâm sàng so sánh với bên lành.
Kết quả trước mổ có 12 BN có dấu ngăn kéo (+) chiếm 100%, sau mổ còn 3 BN có
dấu ngăn kéo (+) chiếm 25%. Suy ra có sự giảm đáng kể kết quả trượt mâm chày ra trước sau
mổ.
 Nghiệm pháp Lachman: so với bên lành
Bảng 3.1: so sánh tần số có dấu Lachman trước và sau mổ
Dấu Lachman Trước mổ Sau mổ
Số lượng
(BN)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(BN)
Tỷ lệ

(%)
Độ 0 (< 3mm) 0 0 11 91,7
Độ 1 (3 – 5mm) 1 8,3 1 8,3
Độ 2 (6 – 10mm) 4 33,3 0 0
Độ 3 (> 10mm) 7 58,4 0 0
Tổng 12 100 12 100
Tỷ lệ BN có dấu Lachman (độ 2 và độ 3) trước mổ là 91,7%, sau mổ chỉ còn 1 BN có dấu
Lachman (độ 1), không có BN nào có Lachman (độ 2 và độ 3). Tỷ lệ BN có dấu Lachman (độ
0 và độ 1) sau mổ đạt 100%.
Kết quả phục hồi chức năng khớp gối theo thang điểm chức năng Lysholm
Tuy số lượng bệnh nhân còn ít nhưng so sánh kết quả điểm trung bình Lysholm trước mổ là
44,17 và sau mổ 5 tháng là 88,83. Suy ra có sự cải thiện đáng kể chức năng khớp gối theo thang
điểm Lysholm.
5
Theo Lysholm phân loại thang điểm này theo 3 mức độ: tốt và rất tốt trong giới hạn từ 84 đến
100 điểm, trung bình từ 65 đến 83 điểm, xấu dưới 65 điểm. Dựa trên 3 mức độ này để so sánh thống
kê kết quả trước và sau mổ.
Bảng 3.2: Kết quả thống kê điểm Lysholm trước và sau mổ
Điểm Lysholm
Rất tốt và tốt
(84 – 100)
Trung bình
(65 – 83)
Xấu
(< 65)
Tổng
Trước
mổ
Số lượng
(BN)

0 1 11 12
Tỷ lệ (%) 0 8,3 91,7 100
Sau
mổ
Số lượng
(BN) 11
1 0 12
Tỷ lệ (%) 91,7 8,3 0 100
So sánh các tỷ lệ trên cho thấy có sự cải thiện đáng kể chức năng khớp gối theo thang
điểm Lysholm. Trong đó tỷ lệ tốt và rất tốt đạt 91,7%, trung bình 8,3% và không có trường
hợp nào có kết quả xấu.
3.2. Các biến chứng
Nhiễm trùng khớp gối: Kết quả theo dõi không có trường hợp nào bị nhiễm trùng khớp gối.
Đau phía trước xương bánh chè (còn gọi đau chè đùi): Có 2 BN trên 12 BN theo dõi với tỉ lệ là
16,7%. Biến chứng này được ghi nhận sau 5 tháng theo dõi BN than phiền đau khớp chè đùi.
Tê dị cảm phía trước cẳng chân: Kết quả số BN bị tê dị cảm da là 1 với tỉ lệ 8,3%. Triệu
chứng này thường khó chịu trong 4 đến 8 tuần đầu sau đó quen dần. Tùy nhánh thần kinh da bì
bị ảnh hưởng khi rạch da cột chỉ cố định ở mâm chày mà vùng tê da khác nhau. Tê da thường
gặp 1/3 giữa cẳng chân trước ngoài và chỗ quanh sẹo.
Khớp giả (không liền xương): Đánh giá liền xương trên X-quang sau thời gian theo dõi trung
bình 5 tháng, kết quả không có trường hợp nào bị khớp giả không liền xương.
4. BÀN LUẬN
 Chẩn đoán:
Gãy bong điểm bám chày của DCCT là tổn thương thường gặp của chấn thương vùng
gối. Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất là thanh thiếu niên. Cơ chế chấn thương
thường là gián tiếp, do sự xoay và căng quá mức của mâm chày so với lồi cầu đùi dẫn đến sự
kéo giật bên trong của DCCT làm bong mảnh sụn và xương dưới sụn. Nguyên nhân thường
do chấn thương thể thao, tuy nhiên theo các nghiên cứu gần đây của các tác giả trong nước thì
tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu.
6

Chẩn đoán lâm sàng chủ yếu dựa vào các dấu hiệu: sau chấn thương thấy sưng đau khớp
gối, khám dấu Lachman (+), ngăn kéo trước (+). Tuy nhiên việc thăm khám lâm sàng trong giai
đoạn cấp tính cũng rất khó xác định vì khớp gối sưng và đau nên tất cả các nghiệm pháp thăm
khám phải xác định lại trước mổ khi bệnh nhân đã gây tê tủy sống hay chọc hút máu tụ nếu gối
sưng nhiều. Hình ảnh X-quang khớp gối vừa là tiêu chuẩn chẩn đoán xác định đồng thời giúp
phân độ trước khi điều trị. Ngoài ra một số trường hợp có kèm vỡ mâm chày hay nghi ngờ có
tổn thương DCCS, sụn chêm kèm theo cần phải chụp thêm CT-Scan hay MRI để xác định.
 Chỉ định phẫu thuật:
Việc chỉ định phẫu thuật chủ yếu dựa trên cơ sở phân độ của Meyers, McKeever và
Zaricznys. Các trường hợp phẫu thuật đều tổn thương độ III và IV, ở những độ này xương gãy
thường vỡ nhiều mảnh và di lệch xa nằm chênh vênh trong dịch khớp nên không thể điều trị bảo
tồn mà cần phải phẫu thuật nắn lại các mảnh gãy và cố định lại mới tạo điều kiện lành xương.
 Kỹ thuật mổ:
Đối với gãy bong điểm bám chày của DCCT thì điều trị phẫu thuật mở khớp gối đã có từ lâu.
Đường mổ cạnh gân bánh chè để bộc lộ khớp gối, sử dụng vít có long đền hoặc chỉ thép để cố
định. Tuy nhiên còn nhiều nhược điểm như: tổn thương thêm các thành phần khác trong khớp,
chậm phục hồi chức năng khớp gối, phẫu thuật lại lần 2 để lấy vật liệu cũng như yếu tố thẩm mỹ.
Phẫu thuật nội soi là phương pháp hiện đại có nhiều ưu thế: là phương pháp ít xâm lấn nên
khả năng hồi phục sau mổ nhanh hơn, bệnh nhân tập vận động được sớm hơn. Qua nội soi
đánh giá rõ được các tổn thương khác kèm theo như: tổn thương dây chằng, sụn chêm đồng
thời tránh được một số tổn thương mạch máu, thần kinh do khoan để cố định vít.
 Phương tiện cố định:
Năm 2007 Wolf Petersen người Đức đã báo cáo kết quả về khả năng chịu lực của chỉ PDS.
Bảng 4.1: So sánh khả năng chịu lực của chỉ PDS
Độ cứng chắc Lực tối đa chịu đựng
Chỉ thép số 5 36,99 N/mm 599,6 N
Chỉ PDS 15,4 N/mm 399,4 N
1 VÍT 354,2 N
2 VÍT 301,5 N
Phương tiện cố định mãnh gãy bằng chỉ PDS là loại chỉ tan chậm (183 – 238 ngày) có khả năng

chịu lực tốt (399,4 N) so với vít (354,2 N) nên có khả năng cố định mảnh gãy và đủ thời gian cho
quá trình liền xương. Không cần phải phẫu thuật lần 2 để lấy dụng cụ ra như vít hay chỉ thép.
7
 Kết quả liền xương
Chúng tôi đánh giá liền xương dựa trên hình ảnh X-quang, theo kết quả tất cả 12 BN đều
liền xương. Đối với gãy bong điểm bám DCCT độ 2 và độ 3, thường mảnh gãy nằm lơ lững
trong ổ khớp sau chấn thương, nếu không cố định lại mảnh gãy thì khả năng liền xương rất
thấp và DCCT sẽ thoái hóa. Hậu quả của việc không điều trị sẽ dẫn đến lỏng khớp, gây tổn
thương các thành phần khác trong khớp và cuối cùng dẫn đến thoái hóa khớp.
Điều kiện để liền xương là nắn lại mảnh gãy nơi bám chày và cố định vững chắc. Theo
các nghiên cứu thì chỉ PDS có độ chắc đảm bảo để sử dụng làm vật liệu cố định thay thế cho
vít và chỉ thép, thời gian tự tiêu dài hơn thời gian liền xương, ngoài ra việc sử dụng chỉ PDS
còn có ưu điểm không phải phẫu thuật lại lần 2 để lấy vật liệu.

Hình 2.4: X- quang trước và sau mổ
 Đánh giá phục hồi tầm vận động khớp
Một trong những mục đích của phẫu thuật đính lại chỗ bám DCCT là phục hồi lại đầy
đủ tầm vận động của khớp gối. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi sau thời gian theo dõi
trung bình 5 tháng đa số các BN phục hồi lại tốt tầm vận động khớp 10/12 BN (83,3 %), tuy
nhiên vẫn còn 2 BN giới hạn gấp gối dưới 120
0
do mảnh gãy nát phải bất động lâu hơn và bệnh
nhân không có điều kiện tập phục hồi chức năng thường xuyên. Đặng Hoàng Anh theo dõi 12
BN trong thời gian 6 tháng vẫn còn 2 BN hạn chế gấp gối 20
0
. Nguyễn Đình Chương theo dõi
15 BN sau 8 tháng không có trường hợp nào bị giới hạn vận động. Nguyễn Thành Tâm theo
dõi 42 BN sau 6 tháng còn 2 BN hạn chế gấp gối dưới 120
0
. Tác giả Hwang Jung Park theo dõi

10 BN (từ 14 đến 50 tuổi) trong vòng 1 năm vẫn còn 2 BN bị giới hạn vận động gấp 5 -10
0
.
Giới hạn vận động gấp gối gặp trong hầu hết các nghiên cứu phẫu thuật đính chỗ bám
DCCT, nguyên nhân thường gặp là do đau, sưng gối, thời gian bất động kéo dài. Tuy nhiên
các giới hạn gấp này dần sẽ hồi phục theo thời gian. Những BN bị hạn chế biên độ khớp chủ
yếu là do sợ đau và sưng khớp gối, người bệnh chờ hết đau mới tập luyện thì thời gian đã
muộn, các cơ mất độ đàn hồi dẫn đến sự cải thiện về biên độ rất ít. Ngoài ra đa số các BN
không phải là vận động viên chuyên nghiệp nên cường độ tập luyện không tích cực.
8
 Đánh giá phục hồi làm vững lại khớp theo các nghiệm pháp khám lâm sàng
Theo kết quả thì dấu Lachman sau mổ có tỷ lệ tốt (độ 0) là 91,7% so với trước mổ có
tỷ lệ lỏng gối (độ 2 và độ 3) là 91,7%, dấu ngăn kéo trước âm tính cũng tăng lên nhiều so với
trước mổ qua đó cho thấy có sự phục hồi đáng kể về độ vững của khớp gối. Tỷ lệ lỏng gối sau
mổ ở độ 1 (từ 3 – 5mm) vẫn còn 8,3%. Tuy nhiên không có trường hợp nào bị lỏng nặng (độ
2 độ 3) sau mổ. So với các tác giả khác trong nước thì kết quả của chúng tôi cũng tương
đương mặc dù số lượng mẫu nghiên cứu này còn ít hơn. Đặng Hoàng Anh (2011) tỷ lệ vững
gối chung (độ 0 và độ1) là 100%. Nguyễn Đình Chương (2010) cũng đạt tỷ lệ vững gối chung
là 95%. Nguyễn Thanh Tâm (2012) đạt tỷ lệ vững chung là 100%.
 Đánh giá kết quả theo thang điểm Lysholm
Có nhiều thang điểm để đánh giá chức năng của khớp khối sau phẫu thuật như: thang
điểm IKDC (Internationl Knee Documentation Committee), thang điểm hoạt động Tegner.
Chúng tôi sử dụng thang điểm đánh giá chức năng khớp gối của Lyshom năm 1982.
Bảng 4.1. So sánh kết quả theo thang điểm Lysholm
Điểm Lysholm
Tác giả và
loại mảnh ghép
Tốt và rất tốt
(84-100)
Trung bình

(65-83)
Xấu
(<65)
Đặng Hoàng Anh (2011)
(n=12, cố định bằng chỉ thép)
94% 6% 0%
Nguyễn Đình Chương (2010)
(n=15, cố định chỉ PDS)
95% 5% 0%
Nguyễn Thanh Tâm (2012)
(n=42, cố định chỉ PDS)
97,62% 2,38% 0%
Hwang Jung Park (2007)
(n=10, cố định chỉ PDS)
94,5% 5,5% 0%
Chúng tôi (n=12, cố định chỉ PDS) 91,7% 8,3% 0%
Dựa trên kết quả trung bình của thang điểm Lysholm trước mổ là 44,17 ± 6,59 tăng
lên sau mổ là 88,83 ± 9,86 với thời gian theo dõi trung bình là 5 tháng. Trong đó tỷ lệ tốt và
rất tốt đạt 91,7%, tỷ lệ trung bình là 8,3% và không có trường hợp nào có kết quả xấu. Qua đó
cho thấy có sự cải thiện đáng kể về chức năng của khớp gối sau mổ tuy nhiên cần nghiên cứu
với mẫu lớn hơn.
Đặng Hoàng Anh 2011 đính lại chỗ bám DCCT qua nội soi bằng chỉ thép cho 12 BN,
theo dõi từ 6 – 8 tháng đạt điểm Lysholm trung bình sau phẫu thuật là 94,6 điểm với tỷ lệ tốt
94%. Năm 2010, Nguyễn Đình Chương khâu đính qua nội soi bằng chỉ PDS cho 15 BN với
thời gian trung bình 8 tháng với kết quả sau phẫu thuật đạt 95±1,8 điểm. Hwang Jung Park
9
(2007) đánh giá 10 BN (từ 14 đến 50tuổi) đính lại chỗ bám tận DCCT bằng chỉ PDS qua nội
soi sau 1 năm theo dõi với điểm Lysholm trung bình sau mổ đạt 94,5±7,2 điểm.
Thang điểm Lysholm đánh giá sự hồi phục chức năng của khớp gối, vì vậy sự cải
thiện của điểm số này sau phẫu thuật một phần là nhờ vào quá trình PHCN sau mổ và những

yếu tố gây nên những tổn thương thực thể như hư sụn khớp, thoái hóa khớp, rách nặng sụn
chêm. Do đó cần phải đánh giá lại trong thời gian theo dõi dài hơn.
 Biến chứng
Phẫu thuật khâu điểm bám DCCT qua nội soi có nhiều ưu điểm, rất ít biến chứng.
Theo kết quả của chúng tôi trong 12 BN được phẫu thuật và theo dõi trong thời gian 5 tháng
không có BN nào bị nhiễm trùng hay tụ dịch kéo dài khớp gối và cũng không có trường hợp
nào bị khớp giả không liền xương. Có 2 BN trong tổng số 12 BN than phiền đau phía trước
gối chiếm tỷ lệ 16,7% đa số trong số này đều lớn tuổi, có thể có thoái hóa nhẹ khớp chè đùi
nên gây đau khi tăng lực ép lên khớp chè đùi. Tê dị cảm phía trước cẳng chân: chúng tôi có
1/12 BN bị tê dị cảm da chiếm tỷ lệ 8,3%. Nguyên nhân này do tổn thương thần kinh hiển và
nhánh của nó tại nơi rạch da để cột chỉ cố định, tùy theo nhánh thần kinh bị tổn thương mà
vùng tê da khác nhau. Tỷ lệ tê dị cảm da ít gặp hơn nhiều so với phẫu thuật lấy gân cơ thon và
bán gân trong phẫu thuật tái tạo DCCT.
KẾT LUẬN
Khâu néo bằng chỉ PDS qua nội soi cố định bong điểm bám chày DCCT đạt được độ
vững chắc, chịu được lực căng cao so với cố định bằng vít và chỉ thép và điều này đã được
chứng minh bởi Wolf Petersen và cs. Trước đây chúng tôi cũng thường cố định bong nơi bám
chày DCCT bằng vít, chỉ thép qua mổ mở. Qua nghiên cứu điều trị gãy bong điểm bám chày
dây chằng chéo trước áp dụng kỹ thuật khâu néo bằng chỉ PDS qua nội soi chúng tôi nhận ra
một số ưu điểm:
+ Nội soi thấy tổn thương rõ hơn, ít làm tổn thương bao khớp, sẹo mổ nhỏ, thẩm mỹ.
+ Khâu cố định bằng chỉ PDS vững chắc, đảm bảo liền xương
+ Thời gian nằm viện ngắn, hạn chế biến chứng của mổ mở và cải thiện đáng kể chức
năng khớp gối.
Hiện nay trên thế giới các phẫu thuật viên dùng nội soi để điều trị bong điểm bám
DCCT thay thế cho phương pháp mổ mở và 12 trường hợp trong nghiên cứu này chỉ là những
ca đầu tiên áp dụng phương pháp khâu néo dưới nội soi, mặc dù ghi nhận kết quả khả quan
nhưng cần phải có mẫu lớn hơn, lúc đó kết quả mới có ý nghĩa thống kê.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
10

1. Đặng Hoàng Anh (2010):”Kết quả phẫu thuật nội soi đính lại điểm bám dây chằng chéo
trước”, Tạp Chí Y Học Việt Nam, tr 34-38.
2. Nguyễn Đình Chương, Trương Trí Hữu, Nguyễn Quốc Trị (2010): “Điều trị bong nơi bám
chày dây chằng chéo trước bằng kỹ thuật khâu cố định dưới nội soi”, Tạp Chí Y Học Việt
Nam, tr. 96-102.
3. Lê Hanh (2003): “Đánh giá kết quả phẫu thuật đính lại điểm bám dây chằng chéo trước
qua nội soi”, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện quân Y.
4. Nguyễn Đức Hồng (1997), “Dấu hiệu tầm vận động khớp”, Atlas nhân trắc học người
Việt Nam trong lứa tuổi lao động, NXB Khoa học và Kỹ thuật, tr. 69.
5. Nguyễn Quang Quyền, Phạm Đăng Diệu (1997), “Khớp gối”, Atlas giải phẫu người, (dịch
từ Atlas of human Anatomy của F.Netter), NXB Y Học, tr. 478-479.
6. Nguyễn Thành Tâm, Lê Chí Dũng (2012): “Điều trị gãy bong điểm bám chày của DCCT
khớp gối bằng kỹ thuật khâu chỉ PDS néo ép qua nội soi”, Tạp Chí Chấn Thương Chỉnh Hình
Việt Nam, Số đặc biệt, tr. 11-16.
7. Phạm Ngọc Thắng, Đặng Hoàng Anh, Nguyễn Văn Qúi (2009): “Kết quả phẫu thuật nội
soi đính lại điểm bám chày dây chằng chéo trước”, Tạp Chí Y Dược Học Quân Sự, tr. 35-39.
8. Fu FH, Bennett CH, Ma CB et al (2000), “Current trends in anterior cruciate ligament
reconstruction. Part II. Operative procedures and clinical correlations”, Am J Sports, 28,
pp.124–130.
9. Lubowittz J., Elson W., Guttmann D.(2005): “Arthroscopic treatment of tibial plateau
fracture: intercondylar Eminence Avulsion Fractures”, Arthroscopic, pp.86-92.
10. Lysholm J, Gillquist J (1982), “Evaluation of knee ligament surgery results with special
emphasis on use of a scoring scale”, Am J Sports Med, 10, pp.150–154.
11. Mathews D.E, Geissler W.B. (1994): “Arthroscopic suture fixation of displaced tibial
eminence fracture”, Arthroscopy, pp. 418-423.
12. Meyer M.H, McKeever F.M. (1970): “Fracture of the intercondylar eminence of the
tibial”, J.Bone Joint Surg Am, pp. 1677-1684.
13. Park H J, Urabe K, Naruse K, Aikawa J, Fujita M, Itoman M (2007): “Arthroscopic
evaluation after surgical repair of intercondylar eminence fractures”, Arthroscopy and sports
medicine, pp 753-757.

14. Noyes FR, Butler DL, Grood ES, Zernicke RF, Hefzy MS (1984), “Biomechanical
analysis of human ligament grafts used in knee ligament repairs and reconstructions”, J Bone
Joint Surg Am, 66, pp.344–352.
15. Wolf. Et al. (2007): “Biomechanical evaluation of diferent fixation methods for tibial
eminence fracture”, The American journal of sports medicine (35), pp.404-410.
11
16. Woo SL-Y, An K-N, Frank CB (2000), “Anatomy, biology, and biomechanics of tendon
and ligament”, Orthopaedic Basic Science, American Academy of Orthopaedic Surgeon,
pp.581-616.
17. Zhao J, Huangfu X. (2007): “ Arthroscopic treatment of Nonunited Aterior Cruciated
Ligament Tibial Avulsion Fracture With Figure-8 Suture Fixation Technique”, Journal of
Arthroscopic and Related Surgery, vol 23, pp.405-410.

12

×