Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Cơ chế dẫn điện khoảng nhảy biến thiên trong vật liệu perovskite từ tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 111 trang )



ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI




NGUYỄN THÀNH CÔNG



CƠ CHẾ DẪN ĐIỆN KHOẢNG NHẢY BIẾN THIÊN

TRONG VẬT LIỆU PERVSKITE TỪ TÍNH





Người hướng dẫn PGS TS : BẠCH THÀNH CÔNG






Hà nội: 2008






2
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1.
ĐT
Đào tạo
2.
GD
Giáo dục
3.
GD - ĐT
Giáo dục - đào tạo
4.
GDPT
Giáo dục phổ thông
5.
KLTN
Khoá luận tốt nghiệp
6.
THCN
Trung học chuyên nghiệp
7.
THCS
Trung học cơ sở
8.
THPT
Trung học phổ thông


SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU


Sơ đồ
Trang
1.
Sơ đồ 1: Vòng tròn về quản lý giáo dục
16
2.
Sơ đồ 2: Quy trình đánh giá GD
19
3.
Sơ đồ 3: Quy trình quản lý thi cử
21
4.
Sơ đồ 4: Quan hệ giữa đánh giá GD và thi cử
22
5.
Sơ đồ 5: Biểu đồ số lượng tiến sỹ thời Lê Sơ
78
6.
Sơ đồ 6: Hệ thống giáo dục, thi cử hiện nay
84

Bảng biểu

7.
Bảng 1: Các hoạt động thi cử thời Lê Thánh Tông
48
8.

Bảng 2: Số lượng người đỗ qua các khoa thi Tiến sỹ thời Lê sơ
76
9.
Bảng 3: So sánh đặc điểm GD và thi cử thời Lê Thánh Tông và
hiện nay
91




3
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Mục tiêu nghiên cứu 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Đóng góp của đề tài 7
7. Cấu trúc của luận văn 7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THI CỬ 8
1.1. Các khái niệm cơ bản 8
1.1.1. Quản lý giáo dục 8
1.1.2. Đánh giá và quản lý thi cử thi cử trong giáo dục 17
1.1.2.1. Đánh giá trong giáo dục và đào tạo 18
1.1.2.2. Quản lý thi cử trong giáo dục 20
1.1.2.3. Quan hệ giữa đánh giá và thi cử trong giáo dục 23
1.2. Tìm hiểu sơ lược thi cử của giáo dục thời phong kiến ở Trung Quốc 23
1.3. Tìm hiểu sơ lược thi cử của giáo dục thời phong kiến ở Việt Nam 29

1.4. Xu hướng phát triển giáo dục trên thế giới và ảnh hưởng
đến đổi mới thi cử. 35
1.4.1. Sự chuyển đổi quyền lực của giáo dục từ khu vực nhà nước Trung
ương sang nhà nước địa phương và sang khu vực tư nhân 35
1.4.2. Giáo dục mang tính thị trường. 37
1.4.3. Hội nhập giáo dục 37
Chương 2. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THI CỬ THỜI LÊ THÁNH TÔNG . 38
2.1. Cơ sở hình thành chế độ thi cử thời Lê Thánh Tông 38
2.1.1. Bối cảnh kinh tế- chính trị- xã hội thời Lê Thánh Tông 38
2.1.2. Hoạt động giáo dục thời Lê Thánh Tông 44
2.2. Hoạt động thi cử thời Lê Thánh Tông 48
2.2.1. Các hoạt động thi cử thời Lê Thánh Tông 48
2.2.2. Mô hình tổ chức hệ thống thi cử thời Lê Thánh Tông 60
2.2.3. Tác động của hoạt động thi cử thời Lê Thánh Tông đối với giáo dục
và đối với xã hội 73


4
2.2.3.1. Tác động đối với giáo dục 73
2.2.3.2. Tác động đối với xã hội 74
2.3. Những thành công và hạn chế của hoạt động thi cử
thời Lê Thánh Tông 75
2.3.1. Những thành tựu của hệ thống thi cử thời Lê Thánh Tông 75
2.3.2. Những hạn chế của hệ thống thi cử thời Lê Thánh Tông 79
Chương 3. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÔNG TÁC QUẢN
LÝ, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THI CỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 81
3.1. Thực trạng thi cử ở Việt Nam hiện nay 81
3.1.1. Đặc điểm và xu hướng phát triển GD Việt Nam hiện nay 81
3.1.2. Đặc điểm thi cử ở Việt Nam hiện nay 85
3.1.2.1. Mục tiêu thi cử 85

3.1.2.2. Nội dung thi cử 85
3.1.2.3. Các loại hình thi cử 86
3.1.2.4. Quản lý tổ chức thi cử 86
3.1.2.5. Sử dụng kết quả thi cử 86
3.1.2.6. Đổi mới thi cử ở Việt Nam 87
3.2. Những bài học kinh nghiệm về thi cử của thời Lê Thánh Tông
cho việc quản lý, tổ chưc ở Việt Nam thi cử hiện nay 87

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 99






5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Việt Nam đang thực hiện những cải cách lớn, diễn ra trên hầu
hết các lĩnh vực của giáo dục như đổi mới chương trình giáo dục phổ thông,
mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng hoá loại hình đào tạo, thay đổi học chế, đa
dạng hoá nguồn lực đầu tư cho giáo dục - đào tạo
Tuy nhiên, hoạt động thi cử chậm đổi mới và đang gặp rất nhiều khó
khăn. Những kỳ thi ở Việt Nam ngày càng trở nên tốn kém và nặng nề với cả
giáo viên và học sinh, thi tốt nghiệp phổ thông không phản ánh đúng thực
chất. Những đổi mới thi tuyển đại học đang gặp nhiều mâu thuẫn với các đổi
mới trong giáo dục phổ thông, tình trạng hồ sơ ảo gây khó khăn cho các nhà
quản lý và tốn kém cho nhân dân lao động còn nghèo Đổi mới quản lý thi

cử ở Việt Nam vẫn chưa có những định hướng mang tính chiến lược, sự thiếu
hụt này đang tự gây ra nhiều phức tạp cho giáo dục Việt Nam.
Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thi cử trong và ngoài nước là một
công việc cấp thiết nhằm rút ra những bài học có thể áp dụng vào việc đổi
mới công tác thi cử của hệ thống giáo dục Việt Nam, theo kịp những biến đổi
của thời đại.
Giáo dục Việt Nam đã có một lịch sử lâu dài và nhiều thành tựu rực rỡ
với nhiều di sản còn nhiều giá trị. Giáo dục Việt Nam ngày nay chịu nhiều
ảnh hưởng của giáo dục thời kỳ phong kiến trước đây, ảnh hưởng tốt cũng
như ảnh hưởng xấu.
Trong kho tàng văn hoá và giáo dục của Việt Nam, quản lý thi cử thời
Lê Thánh Tông là một di sản quý báu cần được nghiên cứu nhằm học tập
những kinh nghiệm có thể áp dụng cho công tác quản lý thi cử nói riêng và
quản lý giáo dục nói chung của giáo dục Việt Nam hiện nay.
Với các ý nghĩa đó tôi mạnh dạn chọn đề tài : “ Chế độ thi cử thời Lê
Thánh Tông và những bài học cho việc quản lý, tổ chức thi cử ở Việt Nam
hiện nay” để làm Luận văn tốt nghiệp, hy vọng đóng góp một tư liệu khoa


6
học về lịch sử phát triển giáo dục Việt Nam trong hoạt động thi cử - một hoạt
động trung tâm của giáo dục thời phong kiến.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích, đánh giá một cách toàn diện chế độ thi cử thời Lê Thánh
Tông, chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của nó; đặc biệt là để tham chiếu
đối với vấn đề tổ chức, quản lý thi cử trong giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục thời Lê Thánh Tông
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về chế độ thi cử cổ truyền của người
Viêt, đề tài chỉ tập trung vào thời phát triển nhất của nó là thời Lê Thánh

Tông, trong đó tập trung vào thi văn chứ không nghiên cứu hoạt động thi
võ và thi lại viên. Chế độ thi cử trong các triều đại khác cũng sẽ được đề
cập dưới góc độ cơ sở hoặc so sánh.
- Đề tài cũng không đi sâu đánh giá về tình hình tổ chức và quản lý thi cử
hiện nay mà chỉ nêu ra những bài học quá khứ để tham khảo trong khi tìm
cách cải tiến hiện trạng.
4. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu
các nội dung sau :
1) Sưu tập các tư liệu lịch sử về thi cử, giáo dục thời Lê Thánh Tông
2) Trình bày cơ sở lý luận về thi cử và đánh giá giáo dục.
3) Trình bày khái quát hoạt động thi cử thời Lê Thánh Tông.
4) Phân tích, so sánh và rút ra những bài học kinh nghiệm về quản lý thi
cử thời Lê Thánh Tông.
5) Một số đề xuất đổi mới hoạt động quản lý thi cử của hệ thống giáo dục
hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu


7
- Phương pháp lịch sử: Sưu tập tư liệu và phân tích các tài liệu lịch sử xã hội
và lịch sử giáo dục thời Lê Thánh Tông.
- Phương pháp nghiên cứu kinh nghiệm: Phân tích, rút ra các bài học kinh
nghiệm về quản lý thi cử.
- Các phương pháp lý thuyết: Phân tích, tìm hiểu, xây dựng khung lý thuyết
về đánh giá, thi cử và quản lý thi cử.
6. Đóng góp của đề tài
- Đề tài góp phần làm rõ nội hàm các khái niệm đánh giá và thi cử trong
giáo dục.
- Đóng góp một tư liệu khoa học về lịch sử phát triển giáo dục Việt Nam

trong hoạt động thi cử - một hoạt động trung tâm của giáo dục thời phong
kiến.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn được trình bày trong 3 chương :
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THI CỬ
Chương 2. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THI CỬ THỜI LÊ THÁNH TÔNG.
Chương 3. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ,
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THI CỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.





8
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THI CỬ
1.1. Các khái niệm cơ bản về quản lý thi cử và đánh giá giáo dục.
1.1.1. Quản lý giáo dục
Trước khi đề cập đến khái niệm quản lý giáo dục, chúng ta cần tìm hiểu
khái niểm về quản lý.
Ngay từ khi xã hội loài người xuất hiện, con người đã biết quần tụ
thành bày, nhóm để tồn tại và phát triển. Lao động đơn lẻ của mỗi cá nhân
dần trở thành lao động phối hợp với các cá nhân khác, con người biết phân
công, hợp tác với nhau trong cộng đồng nhằm đạt được năng suất lao động
cao hơn, hiệu quả hơn. Sự phân công, hợp tác đó đòi hỏi phải có sự phối hợp,
điều hành chỉ huy… đó chính là hoạt động quản lý.
Các quan điểm, học thuyết về quản lý đầu tiên ra đời đã gần một thế kỷ
nay nhưng ý nghĩa lý luận cũng như giá trị thực tiễn của chúng vẫn còn mang
tính thời sự, bởi vì các quan điểm, học thuyết ấy ra đời trong bối cảnh nền văn
minh công nghiệp đã khá phát triển và đến nay, nền văn minh ấy vẫn tồn tại

và không ngừng phát triển.
Về vấn đề quản lý, Các Mác đã viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực
tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều
cũng cần phải có một sự chỉ đạo, điều hoà những hoạt động cá nhân nhằm
thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể
sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người
độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có
nhạc trưởng” [4, tr. 480]
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý từ nhiều cách tiếp cận khác
nhau.
F.W. Taylor (1856 - 1915) người đựơc coi là cha đẻ của “thuyết quản
lý khoa học” đưa ra quan niệm cho rằng : “quản lý là biết được chính xác điều
bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công
việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. [25, tr. 68]. Tư tưởng trung tâm trong cách


9
tiếp cận của ông là xác định xem một công việc được thực hiện như thế nào
chứ không phải dựa vào kinh nghiệm [20, tr. 21]
Xuất phát từ các loại hình hoạt động quản lý, Henry Fayol (1841 -
1925), một kỹ sư mỏ người Pháp, một nhà quản lý thành công và về sau giảng
dạy về quản lý, với cách tiếp cận khoa học về quản lý cho rằng: “Quản lý là
quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động
(chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”. Ông
khẳng định : “Khi con người lao động hiệp tác thì điều tối quan trọng là họ
cần phải xác định rõ công việc mà họ phải hoàn thành, và những nhiệm vụ
của mỗi cá nhân phải là mắt lưới dệt nên mục tiêu của tổ chức”.[6, tr. 46]
Còn theo H.Koontz (người Mỹ) thì cho rằng: “ Quản lý là một hoạt
động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt
được mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành môi

trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với
thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”. [25, tr. 68]
Mary Parker Follett (1868 - 1933), người có những đóng góp quan
trọng vào thuyết quan hệ con người trong quản lý nêu quan điểm cho rằng,
quản lý là một quá trình động và liên tục. Hai điểm nổi bật trong đóng góp
của bà là: lôi cuốn thuộc cấp tham gia giải quyết vấn đề và tính động của hoạt
động quản lý thay vì những nguyên tắc tĩnh. [20, tr. 24]
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động
quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người
quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm
làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”. [6, tr. 1]
Về khái niệm quản lý, tác giả Lê Du Phong (Trường ĐH Kinh tế quốc dân):
đã khái quát từ quan niệm của một số học giả như sau “Quản lý là hoạt động
có ý thức của con người nhằm phối hợp hành động của một nhóm người hay
một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.
[25, tr. 68, 69]


10
Từ các quan điểm chung của các thuật ngữ nêu trên có thể đưa ra nhận
xét về hoạt động quản lý (management) như sau:
Tuy cách diễn đạt khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất quan
điểm: Quản lý là một quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến
khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra với hiệu quả cao nhất.
Trong hoạt động quản lý có hai hệ thống quan hệ mật thiết với nhau,
đó là chủ thể quản lý và khách thể quản lý. Chủ thể quản lý có thể là một cá
nhân hay một nhóm người có chức năng quản lý, điều khiển tổ chức, làm cho
tổ chức vận hành. Khách thể quản lý bao gồm những người thừa hành nhiệm
vụ trong tổ chức, chịu sự tác động, chỉ đạo của chủ thể quản lý nhằm đạt mục
tiêu chung.

Quản lý gồm bốn chức năng chủ yếu là : kế hoạch hoá; tổ chức; chỉ đạo
và kiểm tra.
Quản lý giáo dục là một loại hình đặc biệt của hoạt động quản lý, là
hoạt động quản lý trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Quản lý giáo dục là hoạt động kết hợp các yếu tố cơ bản của giáo dục,
đào tạo như đối tượng đào tạo, mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, nguồn lực
đào tạo (nhân lực, vật lực, tài lực) nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong giáo dục
và đào tạo.
Quản lý giáo dục có hai cấp độ là : cấp vĩ mô và cấp vi mô.
 Quản lý giáo dục cấp vĩ mô: Quản lý nhà nước về giáo dục.
Các tác giả Mai Hữu Khuê và Bùi Văn Nhơn đã định nghĩa quản lý nhà
nước: “Quản lý là một chức năng quan trọng nhất của nhà nước”. [25, tr. 69].
Tác giả Lê Du Phong cho rằng : “Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là sự tổ
chức và quản lý sự vụ hữu quan của mọi tổ chức và toàn thể xã hội, theo
nghĩa hẹp là quản lý hành chính do chính phủ đại diện cho nhà nước thực thi
và đảm bảo bằng sức cưỡng chế của nhà nước”. [25, tr. 69].
Như vậy, có thể hiểu quản lý nhà nước về giáo dục là việc quản lý theo
ngành dọc đối với các hoạt động GD - ĐT do cơ quan đại diện cho nhà nước


11
thực hiện. Đó là việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế và
chính sách phát triển GD - ĐT nhằm không ngừng nâng cao trình độ dân trí,
đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế –
xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng vùng lãnh thổ hay từng địa phương. Cấp
trung ương là Bộ GD và ĐT, cấp tỉnh là các Sở, và cấp quận/huyện là các
Phòng GD - ĐT quận (huyện).
Quản lý nhà nước về GD gồm:
+ Chủ thể quản lý: Bộ máy quản lý GD các cấp.
+ Khách thể quản lý: Hệ thống GD quốc dân (các trường học, trung

tâm GD - ĐT, các cơ sở đào tạo và phục vụ đào tạo…)
 Quản lý giáo dục cấp vi mô: cấp cơ sở giáo dục, cấp trường, cấp khoa.
Quản lý giáo dục cấp vi mô là việc quản lý các hoạt động trong các cơ
sở GD như: trường học, trung tâm GD, các đơn vị phục vụ ĐT… , trong đó:
+ Chủ thể quản lý: Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa
+ Khách thể quản lý: đội ngũ cán bộ, giáo viên; học sinh, sinh viên; tài
chính, cơ sở vật chất…
 Mục tiêu của quản lý giáo dục :
Mục tiêu của quản lý GD chủ yếu là tạo ra môi trường pháp lý và văn
hoá, đồng thời duy trì các quy chế nghiêm ngặt nhằm phát huy năng lực sáng
tạo của tất cả các thành viên trong hệ thống giáo dục vĩ mô cấp nhà nước hay
vi mô cấp trường, cấp khoa.
Mục tiêu của quản lý giáo dục là bảo đảm cho hệ thống giáo dục phát
triển đúng quy luật và thúc đẩy phát triển giáo dục về quy mô, chất lượng và
hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
 Các thành tố của quản lý giáo dục:
 Đối tượng quản lý giáo dục: Giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất, tài
chính
 Chủ thể quản lý giáo dục: Cấp vĩ mô là nhà nước, cấp vi mô là nhà
trường.


12
 Mục tiêu quản lý giáo dục: Tuỳ thuộc vào mục tiêu của giáo dục nhằm
đào tạo ra những người phục tùng hay sáng tạo, khi đó quản lý giáo dục
sẽ xây dựng mục tiêu phù hợp với mục tiêu của hệ thống giáo dục.
 Nội dung quản lý giáo dục: Quản lý nhân lực, quản lý tài lực, quản lý
đào tạo, quản lý nghiên cứu khoa học giáo dục, quản lý dịch vụ xã hội
và sinh viên, quản lý các rủi ro trong giáo dục, quản lý đánh giá và thi
cử, quản lý chất lượng.

 Công cụ quản lý giáo dục: Chính sách, kế hoạch, quy chế, hệ thống
thông tin, môi trường pháp lý
 Phương pháp quản lý giáo dục: Có các phương pháp quản lý cơ bản
như: Phương pháp chỉ huy như mô hình của Việt Nam và các nước Xã
hội Chủ nghĩa trước đây, phương pháp quản lý theo kết quả như mô
hình của Mỹ, tự chủ cho các cơ sở giáo dục tự chịu trách nhiệm với xã
hội thông qua thị trường giáo dục.
 Môi trường quản lý giáo dục: Môi trường văn hoá giáo dục, môi trường
văn hoá tư tưởng trong giáo dục. Môi trường này hình thành thông qua
các quan hệ thầy trò, nhà trường xã hội
 Chức năng của quản lý giáo dục
Về chức năng của quản lý nói chung, H. Fayol đưa ra năm chức năng
của hành vi quản lý như sau :
 Lập kế hoạch, nghĩa là xem xét tương lai và sắp xếp trước các thao tác.
 Tổ chức, nghĩa là xây dựng các cấu trúc cả vật chất và con người cho
công việc.
 Chỉ huy, nghĩa là làm cho nhân viên thực hiện công việc của họ.
 Phối hợp, nghĩa là thống nhất và xác lập mối tương quan giữa tất cả các
hoạt động.
 Kiểm tra, nghĩa là thấy được mọi việc đều được làm phù hợp với các
quy tắc đã đặt ra và với các hướng dẫn đã ban bố.
[25, tr. 28]


13
Sau khi tham khảo nhiều ý kiên khác nhau về chức năng của quản lý
giáo dục, chúng tôi lựa chọn 5 chức năng cơ bản của quản lý giáo dục là :
 Chức năng lập kế hoạch giáo dục đào tạo
 Chức năng tổ chức hệ thống giáo dục đào tạo
 Chức năng điều hành hoạt động giáo dục đào tạo

 Chức năng quản lý thi cử và đánh giá giáo dục đào tạo
 Chức năng quản lý những rủi ro phát sinh trong hoạt động giáo dục, đặc
biệt là trong hoạt động thi cử.
 Nhiệm vụ của quản lý giáo dục
 Cấp vĩ mô: Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về GD được quy
định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 (điều 36) : “Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống GD quốc dân
về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch GD, tiêu chuẩn nhà giáo,
quy chế thi cử và hệ thống văn bằng”.
Quản lý giáo dục thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong giáo dục
và đào tạo gồm các nội dung chủ yếu được quy định trong Luật Giáo dục
(2005, điều 99) như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm:
1) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển giáo dục;
2) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo
dục; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và
hoạt động của cơ sở giáo dục khác;
3) Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà
giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn,
xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và
cấp văn bằng, chứng chỉ;
4) Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất
lượng giáo dục;


14
5) Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo
dục;
6) Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;

7) Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục;
8) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp
giáo dục;
9) Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ
trong lĩnh vực giáo dục;
10) Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục;
11) Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao
đối với sự nghiệp giáo dục;
12) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết
khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.
 Cấp vi mô: Quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục đào tạo, các
trường đại học và khoa chuyên ngành bao gồm các nội dung chủ yếu
như sau:
- Xây dựng tổ chức bộ máy nhà trường theo các quy định hiện hành;
- Lập kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn và trung hạn;
- Lập kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội
hàng năm bao gồm các tiêu chí đầu vào, quy trình và đầu ra;
- Tổ chức hoạt động đào tạo theo chế độ niên chế và tín chỉ;
- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học;
- Tổ chức các hoạt động phục vụ xã hội;
- Quản lý nhân sự trong nhà trường;
- Quản lý cơ sở vật chất trong nhà trường;
- Quản lý tài chính;
- Quản lý học sinh, sinh viên;


15
- Xây dựng và thực hiện các mối liên kết trong ngành và trong xã
hội;

- Liên kết đào tạo trong nước;
- Hợp tác quốc tế về đào tạo.
 Quy trình thực hiện quản lý giáo dục
 Lập kế hoạch phát triển giáo dục (bao gồm tất cả các yếu tố giáo dục).
 Tổ chức hệ thống và mạng lưới giáo dục.
 Điều khiển hoạt động giáo dục (lãnh đạo, ra quyết định ).
 Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục (tổ chức kiểm tra, đấnh giá, thi cử
và công nhận kết quả, quản lý bằng cấp).
 Thay đổi chính sách và hỗ trợ hoạt động giáo dục (điều chỉnh các thể
chế và đổi mới các chính sách ).
 Quản lý những rủi ro trong giáo dục (thực hiện việc dự phòng và giải
quyết các rủi ro trong thi cử ).


16
S 1. Vũng trũn quy trỡnh qun lý giỏo dc:






Cỏc nguyờn tc ca qun lý giỏo dc
Bo m giỏo dc phỏt trin n nh v ỳng quy lut.
Bo m khụng cú cỏc tiờu cc trong giỏo dc o to.
Huy ng c ngun lc u t cho giỏo dc phỏt trin vi quy mụ,
cht lng, hiu qu cao nht.
Lập kế
hoạch giáo
dục

Tổ chức hệ
thống giáo
dục
Điều khiển
hoạt động
giáo dục
Đánh giá
giáo dục và
quản lý thi
cử
Quản lý
rủi ro trong
giáo dục.


17
 Tạo ra môi trường văn hoá giáo dục có tính nhân văn cao, phát huy
được tính sáng tạo của các chủ thể tham gia giáo dục (người dạy, người
học)
 Các công cụ của quản lý giáo dục:
 Hệ thống luật pháp,
 Chính sách giáo dục,
 Văn hoá xã hội,
 Các nguồn lực quản lý (Hệ thống thông tin, cơ sở vật chất, nhân lực
quản lý, tài chính cho quản lý ).
 Sự phát triển các phương thức quản lý giáo dục.
Quản lý giáo dục là một ngành quản lý đặc biệt có một lịch sử lâu dài
với nhiều thay đổi tuỳ theo các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Nghiên cứu
những phương thức hay mô hình quản lý giáo dục sẽ cho chúng ta những
kinh nghiệm quý báu:

 Về quyền lực quản lý:
Chủ thể quản lý giáo dục thay đổi trong lịch sử giáo dục. Khi giáo dục
phát triển thành hệ thống xã hội thì hình thành các yếu tố của quản lý giáo dục
như : chủ thể quản lý, khách thể và đối tượng quản lý, nội dung quản lý
Trong lịch sử giáo dục, chủ thể quản lý giáo dục đầu tiên là các tổ chức tôn
giáo, sau đó là nhà nước và hiện nay quyền lực giáo dục đang thuộc về xã hội.
 Về đối tượng và nội dung quản lý:
Đối tượng và nội dung quản lý thay đổi theo lịch sử. Theo mô hình
quản lý chỉ huy tất cả các yếu tố giáo dục đều được quản lý. Theo mô hình thị
trường chỉ quản lý chất lượng nhằm bảo đảm lợi ích cho người học và lợi ích
cho nhà đầu tư.
 Về công cụ quản lý
Công cụ quản lý thay đổi theo mô hình giáo dục và trình độ khoa học
kỹ thuật của thời đại.
1.1.2. Đánh giá và quản lý thi cử trong giáo dục


18
Quản lý thi cử và đánh giá chất lượng giáo dục là một trong những hoạt
động trọng tâm của giáo dục, hoạt động này có ý nghĩa rất lớn trong việc điều
chỉnh nội dung, mục tiêu và phương pháp giáo dục.


19
1.1.2.1. Đánh giá trong giáo dục và đào tạo
Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập các chứng cứ nhằm xác
định các kết quả của giáo dục và đào tạo.
 Mục tiêu của đánh giá trong giáo dục
Có nhiều mục tiêu của hoạt động đánh giá giáo dục như:
 Để xét cấp chứng chỉ, cấp bằng

 Để phát hiện những lỗi đào tạo
 Xác định kết quả đào tạo
 Để báo cáo tiến trình đào tạo
 Xác định chất lượng đào tạo
 Chức năng của đánh giá trong giáo dục
Có 4 chức năng của đánh giá giáo dục là :
 Chức năng điều chỉnh : Điều chỉnh hoạt động giáo dục đúng mục tiêu,
đúng quy luật.
 Chức năng giá trị: Thực hiện giá trị của giáo dục, cấp bằng cho các đối
tượng đào tạo.
 Chức năng quản lý: Thực hiện các mệnh lệnh quản lý, điều chỉnh
chương trình, nội dung đào tạo.
 Chức năng khoa học: Thực hiện chức năng đo lường năng lực nhận
thức, năng lực truyền thụ, giảng dạy
 Nhiệm vụ của đánh giá trong giáo dục
 Lập kế hoạch đánh giá
 Tổ chức mạng lưới đánh giá
 Chuẩn bị nguồn lực đánh giá
 Thực hiện đánh giá
 Xử lý kết quả đánh giá
 Lập báo cáo đánh giá
 Đánh giá hoạt động đánh giá


20
Sơ đồ 2 : Quy trình đánh giá trong giáo dục

`






 Nội dung của đánh giá trong giáo dục. Đánh giá trong giáo dục có các
nội dung cơ bản sau:
 Đánh giá học sinh : Đánh giá về kiến thức, đánh giá về kỹ năng, đánh
giá về thái độ.
 Đánh giá giảng viên: Đánh giá về kiến thức, đánh giá về kỹ năng, đánh
giá về thái độ.
 Đánh giá chất lượng tổng thể hệ thống giáo dục
 Đánh giá chất lượng một cơ sở giáo dục
 Đánh giá hiệu quả quản lý giáo dục
 Đánh giá môi trường văn hoá giáo dục
 Đánh giá chính sách giáo dục
 Yêu cầu của đánh giá trong giáo dục.
Đánh giá trong giáo dục phải đảm bảo các yêu cầu sau:
 Khách quan
 Kịp thời
 Đúng tiến độ
 Đúng mục tiêu
 Không ảnh hưởng đến quá trình đào tạo
 Các ký thuật đánh giá. Thông thường có các kỹ thuật đánh giá sau:
 Bảng hỏi
 Thi (TEST)
 Thu thập tư liệu : Số liệu, hình ảnh, các hoạt động, chứng cứ về kết quả
 Phản hồi từ các đối tác và các bên liên đới
Công bố kết
quả đánh
giá
Xác định

mục tiêu
đánh giá
Tổ chức
đánh giá
Lập kế
hoạch
đánh giá


21
 Báo cáo nghiên cứu thực địa
 Phương pháp đánh giá trong giáo dục.
Đánh giá trong giáo dục có các phương pháp chủ yếu như sau:
 Tự đánh giá
 Đánh giá từ bên trong
 Đánh giá từ bên ngoài
 Đánh giá tổng hợp
 Đánh giá hoạt động đánh giá giáo dục.
Là quá trình thẩm định quá trình đánh giá có bảo đảm các yêu cầu của
đánh giá không, ví dụ như: Hiệu quả đánh giá có quá tốn kém không, có quá
ầm ĩ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của giáo dục không, đánh giá có
khách quan không, có tiêu cực không
 Quản lý các rủi ro trong đánh giá giáo dục
Đánh giá trong giáo dục là hoạt động phức tạp, liên quan đến nhiều đối
tượng có lợi ích khác nhau, nhiều nội dung khác nhau, trong những điều kiện
và không thời gian khác nhau nên gặp rất nhiều rủi ro.
Việc quản lý các rủi ro trong đánh giá giáo dục tập trung vào việc dự
đoán các tình huống rủi ro xảy ra trong quá trình đánh giá và dự phòng các
phương án xử lý nhằm bảo đảm hoạt động đánh giá đáp ứng yêu cầu đặt ra.
1.1.2.2. Quản lý thi cử trong giáo dục

Thi cử là hoạt động đánh giá giáo dục quan trọng, là loại hình đánh giá
giáo dục lâu đời và có tính phổ biến trong lịch sử giáo dục.
 Mục tiêu của thi cử trong giáo dục
 Mục tiêu chung: xác định chất lượng giáo dục và đào tạo.
 Mục tiêu cụ thể. Có nhiều mục tiêu cụ thể của thi cử:
- Tuyển sinh đầu vào : tuyển chọn người học cho các bậc học tiếp
theo
- Thi tốt nghiệp : đánh giá kết quả của một quá trình đào tạo, một bậc
học hay một cấp học


22
- Thi hết môn, thi học kỳ : đánh giá thường xuyên, định kỳ năng lực
và kết quả học tâp cảu người học
- Thi lựa chọn học sinh giỏi
 Chức năng của thi cử trong giáo dục
 Chức năng lựa chọn : lựa chọn học sinh giỏi cho các bậc học tiếp theo
 Chức năng đánh giá, xếp hạng : đánh giá, xếp hạng người học sau một
bậc học, cấp học
 Nhiệm vụ của thi cử trong giáo dục
 Xác định mục tiêu thi cử
 Xây dựng ngân hàng đề thi
 Lập kế hoạch thi cử
 Tổ chức thi
 Công bố kết quả thi
 Sử dụng kết quả thi

Sơ đồ 3. Quy trình quản lý thi cử trong giáo dục



 Nội dung của thi cử trong giáo dục
 Thi kiến thức lý thuyết
 Thi kỹ năng thực hành
 Thi năng lực sáng tạo giải quyết tình huống phức tạp
 Phương pháp của thi cử trong giáo dục
 Thi viết theo mô hình tự luận hoặc trắc nghiệm
 Thi vấn đáp
Lập kế
hoạch thi
cử
Tổ chức
thi cử
Công bố
và sử
dụng kết
quả thi cử
Xây
dựng
mạng
lưới
nguồn lực
thi cử
Quản lý
rủi ro
trong thi
cử


23
 Đánh giá hoạt động thi cử giáo dục: thẩm định hoạt động thi cử theo các

tiêu chí
 Quản lý các rủi ro trong thi cử
Trong quản lý thi cử thường gặp nhiều rủi ro như:
 Về đề thi: lộ đề thi. đề thi sai, đề thi không phù hợp
 Về thí sinh : quên giấy báo danh, sức khoẻ, tai nạn trong thi
 Về cán bộ coi thi: tiêu cực vi phạm quy chế, sức khoẻ
 Về thời tiết: thời tiết xấu ảnh hưởng đến thi cử như lụt bão
 Về địa điểm thi: có sự cố về giao thông, môi trường ngập nước
 Về an ninh trong thi cử: lộn xộn, ném đề vào phòng thi, hành hung
giám thị
1.1.2.3. Quan hệ giữa đánh giá và thi cử trong giáo dục:
Đánh giá là hoạt động quan trọng của quản lý giáo dục thi cử là loại
hình quan trọng của đánh giá giáo dục. Thi cử không đồng nhất với đánh giá
giáo dục mà là quan hệ phụ thuộc đánh giá giáo dục. Thi cử là điểm nhấn
quan trọng của hoạt động đánh giá giáo dục, thi cử có thể được thay thế bằng
loại hình đánh giá khác.
Thi cử là loại hình đánh giá truyền thống của giáo dục khi các hình
thức đánh giá khác chưa phát triển.
Sơ đồ 4. Quan hệ giữa đánh giá chất lượng GD và thi cử




 Các tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả thi cử
Đánh giá giáo dục
Thi cử trong giáo dục


24
Thi cử là việc làm bình thường trong GD, chúng ta không nên tầm

thường hóa thi cử nhưng cũng không nên quá đề cao thi cử như ở nước ta hiện
nay.
Chúng tôi đưa ra một số tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả thi cử
như sau:
- Kỳ thi phải được tổ chức an toàn, không gây xáo trộn trong hoạt động GD.
- Kỳ thi phải được tổ chức ít tốn kém về thời gian và tiền bạc của cả nhân
dân và nhà nước.
- Thi cử yêu cầu phải khách quan, không có yếu tố chủ quan trong thi cử,
trong ra đề thi, chấm bài
- Thi cử phải đo lường được chính xác năng lực toàn diện của học sinh.
- Thi cử phải đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần giáo dục khác nhau,
không phân biệt loại hình đào tạo, thời gian đào tạo, nơi đào tạo.
- Thi cử là hoạt động không vụ lợi, cần được nhà nước trợ cấp về lệ phí thi
để bảo đảm lợi ích cho người nghèo.
1.2. Tìm hiểu sơ lược hoạt động thi cử của giáo dục thời phong kiến ở
Trung Quốc.
Khoa cử Việt Nam thời phong kiến chủ yếu mô phỏng Trung Hoa. Vì
vậy, để tìm hiểu các loại hình thi cử trong lịch sử phong kiến Việt Nam, trước
hết, chúng ta cần tìm hiểu các hình thức thi cử ở Trung Quốc thời phong kiến.
Nghiên cứu khoa cử của Trung Quốc thời phong kiến là cơ sở khoa học để
nghiên cứu khoa cử Việt Nam thời phong kiến nói chung và thời Lê Thánh
Tông nói riêng.
 Về thuật ngữ
Khoa cử về ngữ nghĩa bao gồm nghĩa của hai từ khoa và cử: khoa nghĩa
là phân chia ra nhiều loại khoa khác nhau, cử là tuyển cử. Như vậy khoa cử
nghĩa là phân khoa tuyển chọn sỹ (nhân tài) làm quan bằng cách thi - khảo thí
và như vậy gọi là đầy đủ là khoa cử - khảo thí. Toàn bộ thể chế của khoa cử


25

như hệ thống khoa thi, cách tổ chức thi, hệ thống bài thi, xếp hạng người đỗ,
học vị đều là chế độ khoa cử - khảo thí.
 Các loại hình thi cử trong lịch sử giáo dục thời phong kiến ở Trung Quốc.
Ở Trung Quốc, trước khi có khoa cử còn có nhiều hình thức đánh giá
khác:
 Chế độ tiến cử, là chế độ chọn người làm quan, do quan “tiến” lên vua.
Loại tuyển chọn tiến cử ấy dựa trên cơ sở phạm vi gia tộc, tông pháp. Sỹ là
giai tầng thấp nhất của giai cấp thống trị, chỉ có qua tiến cử tuyển chọn, sỹ
mới mong vượt ra khỏi mạng lưới quan hệ huyết thống, thế tập để nâng cao vị
trí xã hội của mình.
Chế độ này đã được nhắc đến trong Kinh thư. Đó là tài liệu xưa nhất về
chế độ tuyển quan Theo ghi chép trong bộ kinh này, ở thiên Nghiêu điển thì
chế độ này có từ thời cổ đại Trung Quốc.
 Chế độ sát cử
Là chế độ quan lại địa phương xét chọn nhân tài gửi lên trung ương để
sử dụng, nó ra đời và hoàn thiện vào thời Hán. Thời Hán các khoa sát cử đều
thông qua triều đình thực hiện khảo thí. Phương pháp khảo thí là đối sách và
xạ sách, nội dung cơ bản đều là chú sớ và chương cú của kinh điển Nho gia.
Nhưng khảo thí sát cử thời Hán thật khác với khảo thí trong khoa cử
thời sau. Sát cử lấy tiến cử làm chủ, khảo thí là phụ.
 Chế độ khoa cử thời Đường.
Chế độ khoa cử được xác lập vào thời Đường. Khoa cử thời Đường
gồm nhiều loại khoa, nhưng có thể chia làm hai hệ thống: thường khoa và chế
khoa.
- Thường khoa
Thường khoa mỗi năm cử hành một lần, người dự thi là sinh đồ và
hương cống. Sinh đồ là học sinh các trường quốc lập, ở trung ượng (Quốc Tử
Giám, Hoàng Văn Quán, Sùng Văn Quán) và các học sinh của các châu học,
huyên học. Các học sình này phải trải qua một kỳ sát hạch hợp cách - đỗ và

×