Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tiệc tại Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.2 KB, 39 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

1

Khoa: Khách sạn du lịch

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ TIỆC TẠI TRUNG TÂM
VĂN HĨA KINH BẮC
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Tình hình thế giới đã và đang ảnh hưởng xấu, làm giảm lượng khách quốc tế
đến Việt Nam nhưng ngành du lịch nước nhà vẫn lạc quan đặt ra mục tiêu sẽ đạt đến
con số 4,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2009. Trên thực tế tổng cộng lượng
khách quốc tế đến Việt Nam cả năm 2009 đạt 3.772.359 lượt, giảm 10,9% so với năm
2008. Cụ thể: lượng khách đến với mục đích du lịch, nghỉ ngơi là 2.226.440 lượt
người; khách đến vì cơng việc là 783.139 lượt người; khách đến thăm thân là 517.703
lượt người; khách đến vì các mục đích khác là 245.077 lượt người. Trong cả năm 2009
khơng có thị trường khách nào tăng. Bắc Ninh là một tỉnh có tiềm năng và lợi thế để
phát triển du lịch nhất là du lịch nhân văn. Quan điểm xuyên suốt là phải đặt du lịch
Bắc Ninh trong mối quan hệ mật thiết với du lịch Hà Nội, xác định thị trường Hà Nội
là trọng tâm phát triển du lịch Bắc Ninh trước hết nhằm mục đích:
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP Du lịch trong
cơ cấu kinh tế của tỉnh.
- Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cán cân thanh tốn.
- Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
- Phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử
văn hố, các lễ hội truyền thống, các làng nghề, cảnh quan môi trường.
Dự kiến đến năm 2010 đạt 109.000 đến 119.000 lượt khách. Trong đó có khoảng
4000 đến 5000 lượt khách Quốc tế và 105.000 đến 114.000 lượt khách nội địa.
Bên cạnh những khó khăn chung, ngành du lịch Bắc Ninh xác định vẫn có
những thuận lợi, đó là việc hưởng ứng ngày lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long –


Hà Nội. Chào mừng sự kiện Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO cơng nhận là
di sản văn hố phi vật thể đại diện của nhân loại; Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Bắc
Ninh tổ chức Festival Bắc Ninh năm 2010. Đây chính là cơ hội để ngành đẩy mạnh
hoạt động xúc tiến du lịch.
Cùng với nỗ lực chung của ngành du lịch thì Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc
cũng có những kế hoạch cụ thể góp phần đạt mục tiêu chung của toàn ngành và
đồng thời trong festival lần này Trung Tâm cũng là địa điểm chính diễn ra các hoạt
động của festival.

SV: Vũ Văn Trưởng

Lớp: K42B3


Chuyên đề tốt nghiệp

2

Khoa: Khách sạn du lịch

Thực tế trong q trình thực tổng hợp tại Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc có thể
nhận thấy có một số vấn đề cấp thiết đặt ra trên bình diện chung về quản lý của Trung
Tâm và bộ phận Kế Hoạch – Dịch Vụ. Có 4/5 đối tượng phỏng vấn giữ chức vụ khác
nhau tại bộ phận Kế Hoạch – Dịch Vụ đã đưa ra những ý kiến như sau: Phải cạnh
tranh với nhiều khách sạn có lợi thế về dịch vụ tiệc và hội thảo, sản phẩm dịch vụ tiệc
khơng có nhiều đổi mới, khác biệt, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tiệc chưa
được cung cấp đầy đủ, hiệu quả đào tạo ngoại ngữ cho nhân viên chưa cao.
Từ nhận xét nêu trên, em nhận thấy vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc tại
Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc cịn thấp. Qua q trình tìm hiểu, nghiên cứu những
cơng trình năm trước, sinh viên nhận thấy hiện chưa có đề tài chuyên đề nào nghiên

cứu về nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc tại Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc bởi vậy
vấn đề này rất cấp thiết để tiến hành nghiên cứu, giải quyết cả trên góc độ lý thuyết và
thực tế.
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Nhận thức được tính cấp bách về hiệu quả kinh doanh tiệc tạiTrung Tâm Văn
Hóa Kinh Bắc, sinh viên quyết định chọn làm chuyên đề tốt nghiệp: “Giải pháp nâng
cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tiệc tại Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc”. Nghiên cứu
hướng giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc là cần thiết, đáp ứng kịp thời quá
trình phát triển cũng như hiệu quả kinh doanh của Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc.
Đề tài tập trung nghiên cứu về kết quả và thực trạng hiệu quả kinh doanh cũng như
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tiệc tại Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc.
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu đáp ứng giải pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh dịch vụ tiệc tại Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc ở hiện tại và trong tương lai. Từ
đó đề tài xác định nhiệm vụ cần nghiên cứu là:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến kinh doanh tiệc và hiệu quả
kinh doanh tiệc.
- Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tiệc tại Trung Tâm Văn Hóa Kinh
Bắc, những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc tại Trung
Tâm Văn Hóa Kinh Bắc.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại bộ phận kinh doanh tiệc tại Trung Tâm
Văn Hóa Kinh Bắc.
SV: Vũ Văn Trưởng

Lớp: K42B3



Chuyên đề tốt nghiệp

3

Khoa: Khách sạn du lịch

- Phạm vi thời gian: Sử dụng dữ liệu do khách sạn cung cấp trong đó số liệu
được sử dụng để phân tích tập trung vào hai năm 2008 – 2009 và định hướng phát
triển trong các năm tới.
- Nội dung chuyên đề là hiệu quả kinh doanh tiệc của Trung Tâm Văn Hóa Kinh
Bắc thơng qua nghiên cứu những dữ liệu cũng như các nhân tố khách quan và chủ
quan có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh tiệc tại Trung Tâm
Văn Hóa Kinh Bắc.
1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung về nâng cao hiệu quả kinh doanh
dịch vụ tiệc tại Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc
1.5.1 Khái quát về dịch vụ tiệc và đặc điểm kinh doanh dịch vụ tiệc
a. Khái quát về dịch vụ tiệc
“Tiệc là bữa ăn thịnh soạn có nhiều người tham gia nhằm thực hiện các mục
đích khác nhau với những nghi thức khác nhau do tính chất của từng bữa tiệc”. Ví dụ:
Tiệc cưới thường được diễn ra trong khơng khí nhộn nhịp, hun náo, cởi mở…
Hoặc “Tiệc là một hình thức phục vụ ăn uống đặc biệt, có ý nghĩa rõ rang, nơi
mọi người gặp gỡ than mật hoặc là những buổi lễ đặc biệt với nghi lễ trang trọng, được
tổ chức và phục vụ với những dạng khác nhau”.
Phục vụ tiệc là việc cung cấp món ăn đồ uống và đáp ứng những yêu cầu liên
quan trực tiếp cho một số lượng lớn khách. Chính vì thế, phục vụ tiệc đem lại doanh
thu lớn trong tổng doanh thu về dịch vụ ăn uống.
Tiệc được tổ chức nhằm mục đích ngoại giao để tăng cường sự hiểu biết, mở
rộng hợp tác hữu nghị, chia sẻ niềm vui và các mục đích thương mại khác.
Nhu cầu về dịch vụ nói chung và dịch vụ tiệc nói riêng ngày càng đa dạng,
phong phú, kéo theo sự đa dạng trong loại hình dịch vụ tiệc cung ứng nhằm thỏa mãn

tối đa đòi hỏi của khách hàng.
Dịch vụ tiệc là dịch vụ tiến hành cung cấp món ăn đồ uống cho nhiều người
nhằm mục đích khác nhau với những nghi thức khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu
của họ.
Ngày nay có rất nhiều cách để phân biệt tiệc, tuy nhiên việc phân loại này được
căn cứ:
+ Căn cứ vào đối tượng sử dụng tiệc hoặc người đặt tiệc để phân loại:
. Tiệc cưới là tiệc tổ chức cho đám cưới
. Tiệc hội nghị là tiệc tổ chức cho hội nghị khách hàng, hội thảo khoa học…
. Tiệc ngoại giao là tiệc do chính phủ, bộ ngành, cơ quan Nhà Nước tổ chức
chiêu đãi các đoàn ngoại giao, các đại sứ quán.
SV: Vũ Văn Trưởng

Lớp: K42B3


Chuyên đề tốt nghiệp

4

Khoa: Khách sạn du lịch

+ Căn cứ vào cách sử dụng để phân loại:
. Tiệc ngồi gồm: Tiệc Âu và tiệc Á thường được tổ chức vào các bữa chính, số
lượng khách có giới hạn, khách mời được bố trí theo sơ đồ định sẵn khơng khí tiệc
mang tính chất long trọng cởi mở thân thiện.
. Tiệc đứng: Là hình thức chiêu đãi rộng rãi có nhiều khách đến tham dự thường
được tổ chức ở hội trường, phịng tiệc lớn hoặc cả ở ngồi trời, khách khơng được bố
trí chỗ ngồi, tự do đi lại và ăn theo ý muốn, sỏ thích khơng khí tiệc hun náo, vui vẻ.
b. Đặc điểm kinh doanh dịch vụ tiệc

Kinh doanh dịch vụ tiệc là kinh doanh dựa trên cơ sở cung cấp các dịch vụ tiệc
cho khách hàng theo sự thỏa thuận, thống nhất giữa hai bên (khách hàng và nhà cung
cấp dịch vụ tiệc), nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng nhằm mục
đích có lãi.
Sự phát triển kinh doanh dịch vụ tiệc đang có xu hướng ngày càng tăng cao.
Trong vài năm gần đây nhu cầu về dịch vụ tiệc tăng lên không ngừng cả về số lượng
và chất lượng. Tại Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc những ngày cuối năm bộ phận tiệc
hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu của khách. Bên cạnh đó các khách sạn
lớn, nhỏ cũng khơng ngừng nâng cấp để kinh doanh dịch vụ tiệc, một lĩnh vực hấp dẫn
mang lại lợi nhuận lớn cho các khách sạn. Chính vì thế, kinh doanh tiệc phải có những
đặc điểm chính sau để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển.
+ Sản phẩm dịch vụ tiệc phong phú đa dạng, khả năng cung ứng những loại
hình tiệc đa dạng tùy theo yêu cầu của khách là điều kiện lôi kéo khách hàng và kinh
doanh dịch vụ tiệc đạt hiệu quả cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu
của xã hội ngày càng cao có nhiều loại hình tiệc với yêu cầu và đòi hỏi khác nhau. Kịp
thời nắm bắt nhu cầu và sự thay đổi trong nhu cầu sử dụng dịch vụ tiệc của khách hàng
để từ đó có những điều chỉnh làm phong phú thêm cơ cấu sản phẩm dịch vụ tiệc sẽ
hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tiệc được cải thiện.
+ Giá cả về hàng hóa dịch vụ ảnh hưởng đến doanh thu của hoạt động kinh
doanh khách sạn cũng như hoạt động kinh doanh tiệc. Giá cả đầu vào tăng sẽ buộc giá
dịch vụ tăng để đủ bù đắp chi phí, từ đó làm giảm lượng khách dẫn đến doanh thu và
lợi nhuận kinh doanh tiệc giảm. Cho nên các nhà quản trị phải cố gắng sử dụng các
chính sách để tạo ra được giá phẩm tiệc hợp lý.
+ Chất lượng sản phẩm tiệc luôn là yếu tố quan trọng được khách hàng quan
tâm trong mỗi khi đặt tiệc. Ngồi tiêu chí ngon miệng thì phải chú ý đến vệ sinh an
toàn thực phẩm cũng như hình thức trình bày. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ

SV: Vũ Văn Trưởng

Lớp: K42B3



Chuyên đề tốt nghiệp

5

Khoa: Khách sạn du lịch

tiệc ngoài việc tăng lợi nhuận thông qua việc giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách
hàng mới còn tăng khả năng cạnh tranh kinh doanh dịch vụ tiệc trên thị trường.
+ Các nguồn lực về nguồn vốn, hiệu quả sử dụng lao động, cơ sở vật chất kỹ
thuật là yếu tố phải được khai thác và là yếu tố quan trọng được nhà quản lý quan tâm.
Việc cung cấp cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố để thu hút khách hàng còn hiệu quả sử
dụng lao động là yếu tố để biết với mức doanh thu và lợi nhuận như thế thì việc sử
dụng hiệu quả lao động đã tốt chưa, nguồn vốn chính là yếu tố quan trọng để tiến hành
triển khai các công việc.
+ Trong cơ cấu khách hàng đến thì có cả khách nước ngồi và khách trong nước
nên việc làm phù hợp khẩu vị của khách là yếu tố rất quan trọng. Mỗi một vị khách có
tính cách khác nhau nên các nhà quản trị luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu của khách
hàng và phải ln có phong cách phục vụ chun nghiệp làm hài lòng khách hàng.
1.5.2 Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tiệc
a. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay khi mà cạnh tranh diễn ra rất gay gắt, mỗi
doanh nghiệp kinh doanh muốn tồn tại và phát triển đều phải cố gắng nâng cao hiệu
quả kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa lợi nhuận để đảm bảo duy
trì sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp. Là một bộ phận luôn chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng doanh thu từ kinh doanh ăn uống, nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc là vấn
đề cần được quan tâm thực hiện.
Nếu hoạt động kinh doanh tiệc của các khách sạn cũng như Trung Tâm đạt hiệu
quả cao tức là doanh thu, lợi nhuận thu được từ hoạt động này tăng lên khi đó có thể

giải quyết đồng thời nhiều vấn đề. Trước tiên là bản thân bộ tiệc và Trung Tâm, lợi
nhuận ngày một tăng là điều kiện để mở rộng kinh doanh tiệc từ đó xây dựng những
chính sách hướng tới khách hàng nhiều hơn như cung cấp thêm cơ sở vật chất, nâng
cao cơ sở vật chất như bàn ghế, trang thiết bị tiện nghi để phục vụ cho phòng tiệc và
kinh doanh tiệc, nâng cao chất lượng sản phẩm lượng sản phẩm bằng cách học hỏi
thêm kinh nghiệm và chú trọng hơn đến chất lượng sản phẩm tiệc và sau mỗi buổi tiệc
nên hỏi ý kiến khách hàng xem họ cảm nhận được chất lượng tiệc như thế nào, đa
dạng hóa sản phẩm bằng cố gắng tư vấn với khách hàng về các món ăn và đa dạng hóa
nhiều hơn sản phẩm tiệc hay chính sách giá cho phù hợp hơn. Ngồi ra kinh doanh
hiệu quả giúp nhân viên có được sự đãi ngộ tốt hơn của nhà lãnh đạo, khuyến khích họ
tích cực làm hơn. Hiệu quả kinh doanh từ tiệc tăng lên đồng nghĩa với việc Trung Tâm
thực hiện ngày một tốt hơn nghĩa vụ đối với Ủy ban và Nhà Nước.

SV: Vũ Văn Trưởng

Lớp: K42B3


Chuyên đề tốt nghiệp

6

Khoa: Khách sạn du lịch

Nhu cầu sử dụng tiệc ngày càng cho nên hiệu quả kinh doanh tiệc là một trong
những hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như tăng thị phần và nâng
cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Như vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc là
vấn đề cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.
b. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tiệc
- Hiệu quả kinh doanh tổng hợp

+ Sức sản xuất kinh doanh (

D
): Là chỉ tiêu đánh giá sự chênh lệch giữa
F

doanh thu thu được và chi phí bỏ ra của bộ phận tiệc xem có sự chênh lệch với
nhau là bao nhiêu lần. Với 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh
thu để cho các nhà quản trị đưa ra những chính sách và biện pháp để nâng cao hiệu
quả kinh doanh tiệc
+ Sức sinh lợi (

L
): Là chỉ tiêu đánh giá giữa lợi nhuận thu được và chi phí bỏ
F

ra của bộ phận tiệc xem sự chênh lệch với nhau là bao nhiêu lần. Với 1 đồng chi phí
bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Để các nhà quản trị đưa ra những chính
sách và biện pháp kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc
+ Tỷ suất lợi nhuận (L’ ): Cùng với chỉ tiêu đánh giá giữa doanh thu và chi phí,
lợi nhuận và chi phí thì ta có thể thu được tỷ suất lợi nhuận L ’ để xem số lợi nhuận L
thu được trên tổng doanh nó chiếm bao nhiêu phần trăm để từ đó đánh giá được hiệu
quả kinh doanh và đưa ra các biện pháp kinh doanh tổng hợp để nâng cao được hiệu
quả kinh doanh.
- Hiệu quả sử dụng các yếu tố kinh doanh tiệc.
+ Hiệu quả sử dụng lao động
. Nâng suất lao động bình quân của bộ phận tiệc
Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân của bộ phận tiệc được dùng để đánh giá
hiệu quả sử dụng lao động sống tại bộ phận tiệc. Việc sử dụng lao động sống có hiệu
quả hay khơng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh tiệc.

Kinh doanh dịch vụ nói chung và kinh doanh tiệc nói riêng có tính vơ hình bởi
vậy khó có thể đo lường nâng suất lao động bằng chỉ tiêu hiện vật mà chỉ đo lường
bằng chỉ tiêu giá trị. Cách đo lường này tuy không phản ánh chính xác hiệu quả sử
dụng lao động sống tuy nhiên nó lại phản ánh một cách tổng hợp.
Chỉ tiêu này được đo lường bằng tỷ số giữa tổng doanh thu bộ phận tiệc với
tổng số lao động bình quân bộ phận tiệc.
W=
SV: Vũ Văn Trưởng

D
L
hoặc W =
R
R

Lớp: K42B3


Chuyên đề tốt nghiệp

7

Khoa: Khách sạn du lịch

Trong đó: W là năng suất lao động bình quân của bộ phận tiệc
R là tổng số lao động bình quân của bộ phận tiệc
. Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương của bộ phận tiệc
D
L
hoặc HP =

P
P

HP =

Trong đó: P là chi phí tiền lương cho kinh doanh tiệc
Hai chỉ tiêu này phản ánh khách sạn bỏ ra một đồng chi phí tiền lương thì thu về
được bao nhiêu đồng doanh thu, bao nhiêu đồng lợi nhuận kinh doanh tiệc.
- Hiệu quả sử dụng vốn
Tiệc cũng như các dịch vụ khác để kinh doanh có hiệu quả thì cũng phải có số
vốn và có cách hiệu quả sử dụng vốn hiệu quả làm sao cho đồng vốn bỏ ra có thể đem
lại lợi nhuận cao.
+ Hiệu quả sử dụng vốn cố định (

D
): Là chỉ tiêu đánh giá sự chênh lệch giữa
V

tổng doanh thu thu được và tổng số vốn đầu tư ra, xem với số vốn bỏ ra đầu tư cho
kinh doanh thì đem lại tổng doanh thu là bao nhiêu, để các nhà quản trị nhận biết được
hiệu quả sử dụng vốn để đưa ra các chính sách biện pháp để nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (

L
): Là cùng với chỉ tiêu đánh sự chênh lệch
V

giữa tổng doanh thu và tổng số vốn đầu tư thì sự chênh lệch giữa lợi nhuận và số vốn
bỏ ra là bao nhiêu. Để xem xem với số vốn đầu tư ra như vậy thì thu được bao nhiêu

đồng lợi nhuận.
- Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất.
+ Sự chênh lệch giữa tổng doanh thu trên tổng chi phí về cơ sở vật chất để xem
với tổng chi phí đầu tư vào cơ sở vật chất phục vụ tiệc thì thu được bao nhiêu doanh
thu. Để các nhà quản trị đưa ra các chính sách hiệu quả để đầu tư cơ sở vật chất hợp lý
trong quá trình kinh doanh tiệc.
+ Sự chênh lệch giữa lợi nhuận thu được trên tổng chi phí về cơ sở vật chất để
xem với tổng chi phí đầu tư vào cơ sở vật chất phục vụ cho việc làm tiệc thì thu được
bao nhiêu lợi nhuận. 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Cơng suất sử dụng phịng tiệc.
Tiệc cũng như các dịch vụ khác có tính chất vơ hình, khơng thể lưu kho, lưu trữ
được. Phịng tiệc mà khơng được sử dụng thì giá trị mà nó có thể đem lại sẽ mất đi.
Việc tăng cơng suất sử dụng phịng tiệc là một trong những chi tiêu đo lường hiệu quả
kinh doanh tiệc thường được áp dụng.
SV: Vũ Văn Trưởng

Lớp: K42B3


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Khách sạn du lịch

8

Công suất sử
dụng phòng
tiệc

Số lượt sử dụng phòng tiệc trong kỳ


=

100

Tổng số phòng tiệc của khách sạn số ngày
trong kỳ

- Các chỉ tiêu khác
. Doanh thu hoặc lợi nhuận bình quân một suất tiệc
Doanh thu bình quân một khách tiệc tăng hay giảm có thể cho thấy ngay kinh
doanh tiệc có tốt hay khơng. Nếu như hiệu quả kinh doanh tiệc được tính cho cả bộ
phận thì doanh thu bình quân một khách tiệc phản ánh trực tiếp hiệu quả tính trên lượt
khách. Doanh thu bình quân một suất tiệc tăng chứng tỏ doanh nghiệp đã thu hút được
nhiều hơn đối tượng khách có thu nhập cao. Việc lơi kéo được tập khách hàng có khả
năng chi trả cao khiến doanh thu kinh doanh tiệc tăng đồng thời với việc tăng chất
lượng để có thể đáp ứng đối tượng khách địi hỏi mức chất lượng cao tương xứng với
đồng tiền họ bỏ ra.
Doanh thu
bình quân
một suất tiệc

=

Tổng doanh thu bộ phận tiệc trong kỳ
Tổng số khách trong kỳ
Lợi nhuận bình quân =

L
khách


c. Các nhân tố ảnh hưởng
- Các nhân tố tác động chủ quan.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị
Cơ sở vật chất đòi hỏi thiết yếu trong kinh doanh tiệc là nhân tố làm tăng tính
hữu hình và góp phần nhằm nâng cao mức chất lượng của sản phẩm dịch vụ tiệc.
Trang thiết bị bao gồm các trang thiết bị như bàn, ghế, khăn trải, bát đĩa, cốc
chén, vật trang trí….. Nó quyết định một phần đến chất lượng phục vụ, số lượng
khách, mức độ quay lại của khách cùng với phong cách phục vụ nó chính là cơ sở để
đánh giá chất lượng dịch vụ. Trang thiết bị tốt và đầy đủ giúp nhân viên có những thao
tác dễ dàng hơn, chuyên nghiệp hơn, tiết kiệm sức lao động và nâng cao hiệu quả lao
động từ đó đem lại hiệu quả kinh doanh tiệc cao hơn.
+ Đội ngũ lao động
Đối với đội ngũ lao động quản trị, họ sẽ ảnh hưởng tới tính tối ưu của các quyết
định đầu tư, đến khả năng kinh doanh và tổ chức quản lý quá trình kinh doanh của
SV: Vũ Văn Trưởng

Lớp: K42B3


Chuyên đề tốt nghiệp

9

Khoa: Khách sạn du lịch

khách sạn. Vì vậy những nhà quản trị phải có năng lực thì việc kinh doanh của toàn
khách sạn và các bộ phận trong đó có bộ phận tiệc mới đạt hiệu quả cao. Nhà quản trị
cấp cơ sở quản lý quá trình kinh doanh tiệc phải có hiểu biết, kinh nghiệm về hoạt
động kinh doanh tiệc, được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ và kiến thức quản trị.

Đối với đội ngũ lao động thừa hành, họ là những người trực tiếp tạo ra sản
phẩm dịch vụ. Do đó tính chất cơng việc phục vụ tiệc khá nặng nhọc nên chủ yếu nhân
viên bộ phận tiệc là nam giới. Ngồi ra cịn địi hỏi về sức khỏe, ngoại hình, nhân viên
phục vụ tiệc cần khéo léo, thành thạo các nghiệp vụ phục vụ, có trình độ ngoại ngữ
giao tiếp. Nhân viên khơng đáp ứng được các yêu cầu kể trên sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh tiệc.
+ Trình độ tổ chức quản lý
Thể hiện ở cách tổ chức quản lý những yếu tố nguồn lực như: vốn, lao động. kỹ
thuật… có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh tiệc. Nếu như trình độ tổ chức
quản lý khơng tốt sẽ làm lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và cung
cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Ngược lại nếu quá trình tổ chức quản lý tốt sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc.
+ Uy tín thương hiệu của khách sạn và của bộ phận tiệc
Uy tín, thương hiệu được tạo ra bởi chất lượng sản phẩm dịch vụ, giá cả, chính
sách xúc tiến quảng bá của khách sạn, của bộ phận. Nó góp phần nâng cao sức cạnh
tranh trong kinh doanh tiệc của khách sạn, đồng thời cũng là nâng cao sức cạnh tranh
của khách sạn trên thị trường.
- Các nhân tố tác động khách quan.
+ Sự phát triển của nền kinh tế
Kinh tế phát triển khiến mức sống của người dân ngày càng nâng cao. Khi
những nhu cầu cơ bản đã được thỏa mãn thì việc nảy sinh những nhu cầu bậc cao hơn
là điều tất yếu. Trước kia, nhu cầu về dịch vụ tiệc đã được hình thành nhưng do điều
kiện kinh tế nên chất lượng dịch vụ tiệc địi hỏi khơng cao, số lượng cịn hạn chế.
Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước
nhà, nhu cầu và cầu dịch vụ tiệc ngày một tăng cao cả về số lượng và chất lượng. Kinh
doanh tiệc trở thành một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn với các doanh nghiệp khách sạn
nói chung và với Trung Tâm nói riêng. Nhu cầu tăng đồng nghĩa với việc tăng lượng
khách làm tăng doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tiệc của
doanh nghiệp.
+ Khách hàng


SV: Vũ Văn Trưởng

Lớp: K42B3


Chuyên đề tốt nghiệp

10

Khoa: Khách sạn du lịch

Khách hàng là yếu tố trung tâm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
cũng như hoạt động kinh doanh tiệc. Khách hàng tạo nên thị trường tiêu thụ sản phẩm
dịch vụ, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Kinh doanh tiệc giống
như các loại hình dịch vụ khác, khách hàng đóng vai trị quan trọng, trực tiếp tham gia
vào quá trình sản xuất cung ứng dịch vụ, kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp và là người cuối cùng đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ. Để kinh doanh
đạt được hiệu quả cao thì doanh nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu và
mong muốn của khách hàng để xác định khách hàng mục tiêu, giữ chân khách hàng
truyền thống và thu hút nhiều khách hàng mới.
+ Giá cả
Giá cả hàng hóa dịch vụ ảnh hưởng đến doanh thu của hoạt động kinh doanh
khách sạn cũng như hoạt động kinh doanh tiệc. Giá cả đầu vào tăng sẽ buộc giá dịch
vụ tăng để đủ bù đắp chi phí, từ đó làm giảm lượng khách dẫn đến doanh thu và lợi
nhuận kinh doanh tiệc giảm. Ngoài ra giá cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới thu
nhập của người lao động tại khách sạn và bộ phận. Mức lương tối thiểu sẽ phải tăng
lên nhằm đáp ứng yêu cầu chính đáng của người lao động. Bên cạnh đó sự biến động
của tỷ giá ngoại tệ cũng ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng dịch vụ tiệc do giá trong
khách sạn thường được tính bằng USD rồi mới quy ra VND. Như vậy giá chính là yếu

tố khách quan tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh tiệc trong khách sạn
+ Vị trí địa lý và cảnh quan môi trường
Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh và hoạt động kinh
doanh tiệ. Do tiệc mang tính chất long trọng, có nhiều người tham gia cùng một lúc và
nhằm mục đích khác nhau trong giao tiếp. Các đơn vị kinh doanh tiệc phải có vị trí
thuận lợi và cảnh quan đẹp, thường gần trục đường chính, giao thơng đi lại dễ dàng
mới có thể thu hút khách hàng, đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh.
+ Tính thời vụ
Hoạt động kinh doanh khách sạn du lịch mang tính thời vụ rõ rệt và hoạt động
kinh doanh tiệc cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Dịp cuối năm là lúc cao điểm
trong kinh doanh tiệc, nhân viên thường xuyên phải làm thêm giờ. Thời gian cịn lại có
ít hợp đồng sử dụng dịch vụ tiệc nên nhân viên bộ phận tiệc thường phải đi làm tại các
bộ phận khác trong khách sạn gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tiệc.
+ Sự cạnh tranh trên thị trường
Cạnh tranh trên thị trường vừa có ảnh hưởng tích cực, vừa có ảnh hưởng tiêu
cực tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trên phương diện tích cực cạnh tranh
lành mạnh thúc đẩy sự phát triển không ngừng về chất lượng sản phẩm dịch vụ cung
SV: Vũ Văn Trưởng

Lớp: K42B3


Chuyên đề tốt nghiệp

11

Khoa: Khách sạn du lịch

ứng nhằm lôi kéo khách hàng. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh
cũng như vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Trên phương diện tiêu cực, môi trường cạnh tranh gay gắt mọi doanh nghiệp
đều phải cố gắng hết sức để tồn tại và phát triển. Cạnh tranh với các đối thủ cả hiện tại
và tương lai làm giảm thị phần và lượng khách tiêu dùng dịch vụ tiệc của khách sạn
dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm.

SV: Vũ Văn Trưởng

Lớp: K42B3


Chuyên đề tốt nghiệp

12

Khoa: Khách sạn du lịch

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
DỊCH VỤ TIỆC TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA KINH BẮC
2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu đề tài về hiệu quả kinh doanh dịch vụ tiệc tại
Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc.
Nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu đề tài em tiến hành thu thập các dữ liệu sơ
cấp và thứ cấp. Đối với dữ liệu sơ cấp, phương pháp được sử dụng là phương pháp
phiếu điều tra khảo sát và phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Dữ liệu thứ cấp được thu
thập qua hai nguồn chủ yếu là Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc và những dữ liệu đã qua
biên tập như sách, báo, tạp chí, luận văn…. Sau khi thu thập đầy đủ các dữ liệu cần
thiết, q trình phân tích được tiến hành bằng phương pháp phù hợp. Trong quá trình
làm chuyên đề thì các phương pháp nghiên cứu được sử dụng thống nhất nhằm đưa ra
những kết luận mang tính khoa học và logic.
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

a. Phương pháp phiếu điều tra trắc nghiệm
Do yêu cầu của đề tài nên em tiến hành phương pháp phiếu điều tra với hai đối
tượng là khách hàng và nhân viên. Có 7 bước tiến hành điều tra:
Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu.
Tìm hiểu thực trang hiệu quả kinh doanh tại Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc
thơng qua hai đối tượng khách hàng và nhân viên.
Bước 2: Xác định kích thước mẫu điều tra.
Căn cứ vào lượng khách trung bình tháng 3 và tháng 4 và thời gian tiến hành
phát phiếu trong 1 tuần, em quyết định phát ra 100 phiếu khách hàng. Theo cơ cấu
khách sử dụng dịch vụ tiệc, trong 100 phiếu khách hàng thì có 90 phiếu cho khách
Việt Nam và 10 phiếu cho khách nước ngoài.
Đối với nhân viên, điều tra chủ yếu đối với nhân viên phòng Kế Hoạch –
Dịch Vụ ngồi ra cịn điều tra nhân viên ở các bộ phận có liên quan như bếp với
tổng số 20 phiếu.
Bước 3: Thiết kế mẫu phiếu điều tra
Phiếu điều tra được thiết kế phù hợp với mục tiêu nghiên cứu
Bước 4: Phát phiếu điều tra
Thời gian tiến hành phát phiếu từ 13/04/2010 đến 16/04/2010.
Bước 5: Thu phiếu điều tra

SV: Vũ Văn Trưởng

Lớp: K42B3


Chuyên đề tốt nghiệp

13

Khoa: Khách sạn du lịch


Đối với khách hàng: Số phiếu phát ra là 100, số phiếu thu về là 95, tỷ lệ thu hồi đạt
95%. Đối với nhân viên: Số phiếu phát ra là 20, số phiếu thu hồi về là 20, tỷ lệ đạt 100%.
Bước 6: Tổng hợp kết quả điều tra
Tổng hợp mỗi ý kiến cho mỗi câu hỏi ở các mức độ khác nhau, sau đó quy ra tỷ
lệ phần trăm. Để tổng hợp kết quả phiếu điều tra, em sử dụng phần mềm Microsoft
Excell. Do hệ thống câu hỏi, các chỉ tiêu đánh giá được sử dụng là khác nhau, thường
được chia thành các mức độ từ 1 đến 5. Ta tiến hành tính điểm trung bình đối với mỗi
đáp án bằng cơng thức tính điểm trung bình:

số ý kiến ở mức i i
Điểm trung
bình

=
Tổng số ý kiến

Bước 7: Phân tích và kết luận
Từ những kết quả mà em đã tổng hợp và tính tốn được, em tiến hành phân tích
và đưa ra những kết luận về vấn đề nghiên cứu.
b. Phương pháp phỏng vấn
Mẫu phiếu điều tra được thiết kế là những câu hỏi cố định, bởi vậy để làm sáng
tỏ vấn đề, em tiến hành phỏng vấn trực tiếp các đối tượng phỏng vấn các đối tượng là
khách hàng và nhân viên, bao gồm nhân viên thừa hành và nhân viên quản trị. Những
câu hỏi phỏng vấn xoay quanh vấn đề nghiên cứu, cung cấp tư liệu sâu hơn cho quá
trình phân tích. Các câu hỏi phỏng vấn được liệt kê trong phụ lục (iv).
2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp phân tích dữ liệu thu thập được thực hiện bằng phương pháp như
phương pháp thống kê, so sánh, tính toán….
Đối với dữ liệu sơ cấp: Đầu tiên sử dụng phương pháp thống kê, phân tích các

dữ liệu sơ cấp thu thập đưa vào bảng sau đó tiến hành tính toán dùng phương pháp quy
nạp để đưa ra những kết quả từ việc phân tích dữ liệu sơ cấp.
Đối với dữ liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để
thu thập các dữ liệu mà ta thu thập được.
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hiệu quả
kinh doanh dịch vụ tiệc tại Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc.
2.2.1 Giới thiệu về Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc.
a. Quá trình hình thành và phát triển.

SV: Vũ Văn Trưởng

Lớp: K42B3


Chuyên đề tốt nghiệp

14

Khoa: Khách sạn du lịch

Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc được hồn thành vào năm 2008 Với tổng diện
tích xây dựng: 10250m2 nằm trên đường Kinh Dương Vương, phường Vũ Ninh, thành
phố Bắc Ninh. Đây chính là điểm giao giao nhau của các trục đường chính Lý Thái Tổ
- Lý Thái Tông, cũng là nơi tập trung nhiều cụm cơng trình, trụ sở của các cơ quan
quan trọng của tỉnh Bắc Ninh. Khu đất được chọn nằm ngay trung tâm chính trị, văn
hóa của thị xã Bắc Ninh sẽ tạo điểm nhấn cho các cụm kiến trúc xung quanh và càng
có ý nghĩa hơn khi tỉnh Bắc Ninh nằm ở trung tâm khu vực châu thổ sông Hồng, khu
phát triển kinh tế trọng điểm của khu vực phía Bắc.
Trung tâm văn hố Kinh Bắc bao gồm các hạng mục chính: Khối phịng khán
giả phục vụ biểu diễn và mít tinh; Khối các phịng họp, hội thảo; Khối trưng bày các

thành tựu văn hoá - kinh tế - xã hội; Khối trưng bày các thành tựu khoa học kỹ thuật
cơng nơng nghiệp; Khối các cơng trình ngồi trời: sân khấu biểu diễn ngoài trời, quảng
trường, cây xanh, hồ nước,... và các cơng trình phụ trợ.
Với vị trí thuận lợi của mình như vậy Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc có thị phần
khách rất đa dạng. Chủ yếu là phục vụ khách của tỉnh ủy, các sở ban ngành trong và ngoài
tỉnh và khách quốc tế, các đoàn khách từ các doanh nghiệp và khách có mức thu nhập cao.
Chức năng và nhiệm vụ Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc gồm:
- Kinh doanh dịch vụ lưu trú
- Kinh doanh dịch vụ tiệc
- Kinh doanh dịch vụ về tổ chức các hội nghị, hội thảo, các sự kiện văn hóa
nghệ thuật của tỉnh, trung ương và quốc tế.
b. Cơ cấu tổ chức quản lý.
Với 35 nhân viên chính thức, ngồi ra Trung Tâm còn sử dụng thêm nhân viên
làm hợp đơng trong những đợt có nhiều việc. Việc quản lý và vận hành bộ máy tổ
chức của Trung Tâm hoạt động có hiệu quả là điều hết sức quan trọng. Mơ hình cơ cấu
tổ chức của Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc có mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ phận
và các cấp quản trị trong quá trình hoạt động.
Về cơ cấu tổ chức, bộ phận tiệc nhìn chung giống các bộ phận khác trong Trung
Tâm, được minh họa cụ thể qua hình 2.1

SV: Vũ Văn Trưởng

Lớp: K42B3


Chuyên đề tốt nghiệp

15

Khoa: Khách sạn du lịch


Trưởng bộ phận tiệc

Phó bộ phận tiệc

Nhân viên
kinh nghiệm

Nhân viên
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý bộ phận tiệc
Với cơ cấu tổ chức bộ phận tiệc cũng đơn giản, cơ cấu này thì bộ phận tiệc cung
cấp các dịch vụ mang tính tổng hợp như dịch vụ ăn uống thông qua các bữa tiệc, phục
vụ hội nghị, hội thảo…. Hàng năm, bộ phận mang lại doanh thu cao nhất trong tổng
doanh thu dịch vụ ăn uống của Trung Tâm (khoảng 35%).
Ưu điểm của cơ cấu tổ chức: Dễ quản lý nhân viên và lãnh đạo đều phải có
trách nhiệm trong bữa tiệc.
Nhược điểm của cơ cấu tổ chức: Do cơ cấu đơn giản nên trách nhiệm công việc
bi dồn quá nhiều vào trưởng bộ phận.
Chức năng của từng bộ phận: Cơ cấu này thì trách nhiệm chủ yếu là do trưởng
bộ phận tiệc chịu trách nhiệm từ việc nhận hợp đồng và kí hợp đồng với khách hàng
cịn phó bộ phận tiệc thì chịu trách nhiệm giám sát trong quá trình chế biến món ăn,
quản lý đồ ăn và giám sát trong q trình khách ăn. Nhân viên kinh nghiệm làm các
cơng việc quan trọng trong bữa tiệc như rót rượu và hướng dẫn nhân viên.
c. Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung Tâm
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ở phụ lục (i) của Trung Tâm Văn Hóa
Kinh Bắc ta thấy tổng doanh thu của năm 2009 hơn so với 2008 là 466.026 đồng
tương ứng với 23,8%.. Doanh thu ăn uống của năm 2009 hơn so với năm 2008 là
713.533 đồng. Doanh thu ăn uống của năm 2009 hơn so với 2008 là 713.533 đồng
tương ứng với 72,7%. Ta thấy hoạt động kinh doanh của Trung Tâm ngày càng có lãi.
Và chi phí của năm 2009 nhiều hơn so với năm 2008 là 976.611 đồng. Nhưng lợi

nhuận sau thuế của năm 2009 ít hơn năm 2008 là 7.056,7 đồng ứng với (-8,6%) do
việc đầu tư xây dựng Trung Tâm.
SV: Vũ Văn Trưởng

Lớp: K42B3


Chuyên đề tốt nghiệp

16

Khoa: Khách sạn du lịch

2.2.2 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố mơi trường bên ngồi đến hiệu quả kinh
doanh tiệc tại Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc.
- Sự phát triển của nền kinh tế
6 năm trở lại đây nhu cầu dịch vụ tiệc, hội thảo chất lượng cao ngày một tăng.
Không chỉ đối với khách quốc tế, nhu cầu dịch vụ tiệc của người dân Việt Nam cũng
ngày một tăng do mức sống và thu nhập của người dân được cải thiện. Minh chứng
cho điều này là khách Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số khách tiêu dùng
dịch vụ tiệc (trên 50%). Mặc dù doanh thu trung bình của một khách Việt Nam sử
dụng dịch vụ tiệc thấp hơn so với các đối tượng khách nước ngoài nhưng với lượng
khách và doanh thu tăng lên đểu đặn qua các năm là một tín hiệu khả quan có ảnh
hưởng tích cực tới hiệu quả kinh doanh tiệc tại Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc.
- Giá cả
Trong năm 2008 và 2009 với sự biến động bất ổn của giá cả, lạm phát tăng cao
và tình hình kinh tế bất ổn, năm 2008 tỷ lệ lạm phát ở mức 2 con số cùng với sự bất ổn
của nền kinh tế Mỹ làm cho đồng USD mất giá làm cho giá các mặt hàng tăng cao.
Năm 2009 mặc dù chính phủ cố gắng kiểm sốt lạm phát và bình ổn giá cả song cuộc
khủng hoảng kinh tế Thế giới gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nước ta.

Những nguyên nhân trên khiến giá cả đầu vào bao gồm nguyên vật liệu, chi phí tiền
lương cho nhân viên, mua sắm các trang thiết bị……đều tăng, dẫn đến giá sản phẩm
dịch vụ tiệc tại Trung Tâm tăng.
- Vị trí địa lý và cảnh quan mơi trường
Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc nằm trên đường Kinh Dương Vương, phường
Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Đây chính là điểm giao giao nhau của các trục đường
chính Lý Thái Tổ - Lý Thái Tông, cũng là nơi tập trung nhiều cụm cơng trình, trụ sở
của các cơ quan quan trọng của tỉnh Bắc Ninh. Khu đất được chọn nằm ngay trung tâm
chính trị, văn hóa của thị xã Bắc Ninh sẽ tạo điểm nhấn cho các cụm kiến trúc xung
quanh và càng có ý nghĩa hơn khi tỉnh Bắc Ninh nằm ở trung tâm khu vực châu thổ
sông Hồng, khu phát triển kinh tế trọng điểm của khu vực phía Bắc.
Đây là yếu tố mang lại cơ hội và thế mạnh lớn cho Trung Tâm. Đặc biệt trong
kinh doanh tiệc vị trí địa lý và cảnh quan mơi trường là một trong những điều kiện
quan trọng để thu hút khách, từ đó góp phần tăng hiệu quả kinh doanh tiệc.
- Tính thời vụ
Thời vụ trong kinh doanh dịch vụ là vấn đề không mới nhưng cũng không bao
giờ cũ. Trong kinh doanh tiệc tính thời vụ được thể hiện rất rõ nét. Nhu cầu sử dụng

SV: Vũ Văn Trưởng

Lớp: K42B3


Chuyên đề tốt nghiệp

17

Khoa: Khách sạn du lịch

dịch vụ tiệc của khách tại các thời điểm khác nhau trong năm là không đồng đều, làm

cho kết quả kinh doanh tiệc khơng đạt được sự ổn định do đó tính hiệu quả không cao.
- Cạnh tranh trên thị trường
Cạnh tranh trên thị trường ngồi các khách sạn có kinh doanh tiệc, hội nghị, hội
thảo……cịn có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh tiệc với chất lượng cao. Bên cạnh
đó, việc phát triển xây dựng nhiều dự án khách sạn cao cấp tại Hà Nội và Bắc Ninh
trong thời gian tới……đồng nghĩa với việc xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh với tiềm
lực tài chính, lợi thế về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại……sẽ gây khó
khăn khơng nhỏ trong việc kinh doanh tiệc của Trung Tâm. Trung Tâm cũng như bộ
phận Kế Hoạch – Dịch Vụ phải cố gắng phấn đấu hết sức để có thể kinh doanh hiệu
quả trong môi trường cạnh tranh hiện nay.
2.3. Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập được về hiệu quả kinh doanh dịch vụ
tiệc tại Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc.
2.3.1 Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp
a. Khách hàng.
Nhằm thu thập ý kiến khách quan từ khách hàng đối với hoạt động kinh doanh
ăn uống của Trung Tâm em đã thiết kế và thông qua các nhân viên phục vụ để gửi các
mẫu phiểu điều tra đến với khách hàng sau khi họ thưởng thức sản phẩm dịch vụ ăn
uống tại Trung Tâm. Việc phát phiếu đảm bảo nguyên tắc khách quan và tồn trọng ý
kiến đóng góp của khách hàng đối với trung tâm. Em đã thiết kế 100 bao gồm 2 ngơn
ngữ chính là tiếng Việt để phát đến tay khách hàng. Tuy nhiên trong quá trình phát
phiếu điều tra thì khách hàng thường sử dụng phiếu điều tra bằng tiếng anh nhiều hơn
cả. Và sau đây là kết quả từ phiếu điều tra mang lại. 100 phiếu phát ra trong đó có 95
phiếu hợp lệ (phiếu không hợp lệ là phiếu khách hàng không tham gia hoặc thiếu
thông tin) chiếm tỷ lệ 95 %.
* Cơ cấu khách hàng.
Bảng 2.3.2: Cơ cấu khách hàng
STT
1
2


Quốc tịch
Việt Nam
Quốc gia khác

Số lượng ( người )
84
11

Tỷ lệ ( % )
88,43
11,57

Trong 95 phiếu phát ra trong đó có 84 phiếu của khách nội địa chiếm tỷ lệ 88,43
%, các quốc gia khác là 11 phiếu chiếm 11.57 %. Qua cơ cấu khách như vậy ta có thể
thấy được tập khách hàng chủ đạo đến với Trung Tâm chủ yếu là khách khách nội địa,
Trung Quốc sau đó là các quốc gia khác.
* Mức độ lựa chọn của khách hàng.
SV: Vũ Văn Trưởng

Lớp: K42B3


Chuyên đề tốt nghiệp

18

Khoa: Khách sạn du lịch

Bảng 2.3.3: Mức độ lựa chọn của khách hàng đối với bộ phận tiệc
Khách ăn tại Trung Tâm

Mức độ lựa chọn
1. Thường xuyên
2. Thỉnh thoảng
3. Lần đầu tiên

SL
62
28
5

%
65,2
29,4
5,4

Nhìn vào bảng 2.3.3 ta thấy đa số khách được điều tra thường xuyên đến ăn tại
Trung Tâm cụ thể là 62 người ương ứng với 65,2 % trong số đó có 57 người là khách
hàng thường xuyên Trung Tâm, đây là tập khách hàng truyền thống của Trung Tâm.
Tuy nhiên qua bảng điều tra cũng thấy rằng tỷ lệ khách mới lần đầu tiên đến Trung Tâm
tương đối thấp do đó nhà hàng cần có các biện pháp để thu hút khách hàng hơn nữa.
* Mức độ đánh giá của khách hàng về sản phẩm dịch vụ ăn uống.
Để đánh giá được chất lượng sản phẩm dịch vụ ăn uống của Trung Tâm thì gồm
có rất nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên do mức độ của đề tài nên em chọn ra hai
tiêu chí chính ở bảng 2.3.4 ở phụ lục (ii) đó là: Sự đa dạng của dịch vụ ăn uống và chất
lượng dịch vụ để đánh giá về chất lượng sản phẩm dịch vụ ăn uống nói chung. Theo
kết quả tổng hợp của các phiếu điều tra thì ta thu được bảng 2.3. 4. Trong 95 phiếu
hợp lệ thì có 67 phiếu cho rằng sự đa dạng của dịch vụ ăn uống trong Trung Tâm chỉ ở
mức độ bình thường chiếm đến 70.5% tổng số phiếu. 4 phiếu chiếm 4.2 % thì cho rằng
sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ ăn uống là kém và chỉ có 24 phiếu chiếm 25.2 % là
tốt. Điều này hồn tồn phù hợp với tình hình thực tế của Trung Tâm, vì trong suốt 1

năm vừa qua nhìn chung thực đơn của Trung Tâm khơng có gì thay đổi và chưa bổ
sung các món ăn mới vào thực đơn của nhà hàng. Đối với chất lượng dịch vụ ăn uống
thì nhìn chung được khách hàng đánh giá cao với 12 phiếu chiếm 12.63 % rất tốt, 68
phiếu chiếm 71.57% tốt, 13 phiếu chiếm 13.68 bình thường và chỉ có 2 phiếm chiếm
2.1 % kém.
* Đội ngũ nhân viên phục vụ.

SV: Vũ Văn Trưởng

Lớp: K42B3


Chuyên đề tốt nghiệp

19

Khoa: Khách sạn du lịch

Bảng 2.3.5: Đánh giá của khách hàng về đội ngũ nhân viên phục vụ của
Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc.

Các chỉ tiêu

Thái độ phục vụ
Kỹ năng phục vụ

Mức độ đánh giá của khách hàng
Bình
Rất tốt
Tốt

Kém
thường
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
(n)
(%)
(n)
(%)
(n)
(%) (n)
(%)
87
91.5
8
8.4
13
13.6
76
80
6
6.3

Để đánh giá được về đội ngũ nhân viên của Trung Tâm em dựa trên hai tiêu chí
sau: Thái độ phục vụ và kỹ năng phục vụ của nhân viên. Qua bảng , có thể thấy được

đánh giá của khách hàng về đội ngũ nhân viên phục vụ của Trung Tâm như sau: đối
với thái độ phục vụ thì 87 phiếu tương ứng với 91.5 % số khách hàng đánh giá rất tốt
và 8 phiếm chiếm 8.4 % đánh giá tốt. Về kỹ năng phục vụ của nhân viên thì : 13 phiếu
chiếm 13.6 % đánh giá rất tốt, 76 % đánh giá tốt và chỉ có 6 phiếu chiếm 6.3 % đánh
giá bình thường. Nhìn chung đội ngũ nhân viên của Trung Tâm được khách hàng đánh
giá cao về thái độ phục vụ cũng như kỹ năng phục vụ của nhân viên.
* Đánh giá về hệ thống cơ sở vật chất.
Bảng 2.3.6: Đánh giá của khách hàng về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của
Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc.
Mức độ
Hiện đại
Bình thường
Kém
Rất kém

Số lương ( người )
33
62

Tỷ lệ ( % )
34.7
65.2

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung Tâm rất quan trọng vì có sự tác
động rất lớn đến chất lượng của sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Do đó
cần phải có sự đánh giá khách quan của khách hàng về hệ thông cơ sở vật chất kỹ
thuật của Trung Tâm. Thông qua bảng tổng hợp đánh giá trên của khách hàng ta thu
được kết quả như sau: 33 phiếu chiếm 34.7 % đánh giá hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật của Trung Tâm là hiện đại, và 62 phiếu chiếm 65.2 % đánh giá là bình thường.
Nhìn chung với sự đánh giá của khách hàng về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của

Trung Tâm được khách hàng đánh giá ở mức tốt.
* Đánh giá về mức giá sản phẩm.
Bảng 2.3.7: Đánh giá của khách hàng về mức giá chung của các sản phẩm ăn uống
SV: Vũ Văn Trưởng

Lớp: K42B3


Chuyên đề tốt nghiệp

20

Khoa: Khách sạn du lịch

tại Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc.
Mức độ
Rất cao
Cao
Ngang bằng
Thấp hơn

Số lượng ( người )
4
63
28

Tỷ lệ ( % )
4.2
66.3
29.4


Giá cả là một yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng và ảnh hưởng đến sự
cạnh tranh của doanh nghiệp. Giá cả phải tương xứng đối với dịch vụ cung cấp cho
khách hàng mà Trung Tâm hướng đến. Qua khảo sát tình hình giá cả của Trung Tâm
theo sự đánh giá khách quan của khách hàng thì được kết quả như sau: 4 phiếu chiếm
4.2 % cho rằng giá cả sản phẩm ăn uống của Trung Tâm là rất cao, 63 phiếu chiếm
66.3 % đánh giá cao và chỉ có 28 phiếu chiếm 29.4 % đánh giá là ngang bằng. Do đó
nhìn chung ta có thể thấy được giá cả của các sản phẩm ăn uống của Trung Tâm được
khách hàng cho rằng cao so với các nhà hàng khác tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
* Những đề xuất từ phía khách hàng.
- Hạ giá thành sản phẩm dịch vụ.
- Thực hiện nhiều ưu đãi hơn đối với khách hàng truyền thống.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đưa ra các sản phẩm mới lạ.
b. Kết quả điều tra đối với của Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc.
Để đánh giá được thực trạng bên trong tình hình hoạt động kinh doanh của
Trung Tâm. Em đã thiết kế ra hai mẫu phiếu để điều tra riêng đối với nhân viên trong
Trung Tâm và các cấp quản trị trong Trung Tâm. Sau đây sẽ đề cập đến kết quả của
điều tra trắc nghiệm trên
. Kết quả điều tra với nhân viên của Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc.
Các phiếu điều tra dành cho nhân viên của Trung Tâm được sử dụng và phát
cho hầu hết các nhân viên trong Trung Tâm để đưa ra ý kiến của mình về tình hình
hoạt động kinh doanh của Trung Tâm. Sau đây là kết quả điều tra trắc nghiệm.
- Về đối tượng khách hàng: Đối tượng khách hàng chủ yếu của khách hàng tại
Trung Tâm gồm khách Việt Nam và các quốc gia khác. Đối với các khách du lịch
nước ngồi thì họ đến Việt Nam trong khi đi du lịch hoặc cơng vụ, cịn đối với tập
khách hàng là người Việt Nam thì hầu hết là khách cơng vụ. Nhìn chung tập khách
hàng của Trung Tâm có khả năng thanh tốn cáo và họ cũng có yêu cầu rất cao về chất
lượng sản phẩm.

SV: Vũ Văn Trưởng


Lớp: K42B3


Chuyên đề tốt nghiệp

21

Khoa: Khách sạn du lịch

- Về mức lương của các nhân viên Trung Tâm: Phần lớn các nhân viên trong
Trung Tâm đều cho rằng mức lương hiện nay họ nhận được thấp và cần phải được
nâng lương để phù hợp với tốc độ tăng giá trên thị trường.
- Về hoạt động đào tạo nâng cao tay nghề trong Trung Tâm: Các nhân viên cho
rằng việc đào tạo trực tiếp là rất tốt và hiện nay không những được đào tạo trực tiếp về
trình độ chun mơn nghiệp vụ mà bộ phận tiệc cùng với Trung Tâm còn chú trọng
đến việc đào tạo về trình độ ngoại ngữ cho nhân viên đê nhân viên có thể ngày càng
thích ứng hơn đối với cơng việc.
- Về trình độ chun môn nghiệp vụ của các nhân viên Trung Tâm theo tiêu
chuẩn của khách sạn được đánh giá như sau:
Bảng 2.3.8: Trình độ chun mơn nghiệp vụ của nhân viên của
Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc.
Mức độ đánh giá
Rất tốt
Tốt
Bình thường
Kém
Các chỉ tiêu
SL
TL

SL
TL
SL
TL
SL
TL
(n) (%) (n) (%)
(n)
(%)
(n) (%)
Tính chun nghiệp
10
50
7
35
3
15
Trình độ ngoại ngữ
3
15
4
20
13
65
Như vậy qua bảng kết quả về điều tra trình độ chun mơn nghiệp vụ của nhân
viên ta có thể thấy được phần nào về thực trạng của nhân viên tại Trung Tâm hiện nay.
Nhìn chung có đến 50 % số lượng nhân viên được đánh giá tốt về tính chun nghiệp,
50% là những người có trình độ cao, đã làm việc lâu năm đối với nhà hàng và 15% cịn
lại là những người có trình độ ở mức trung bình. Về trình độ ngoại ngữ thì chỉ có 15%
số nhân viên là ở mức rất tốt và có đến 20 % ở mức tốt và 65 % ở mức trung bình.

- Về trang thiết bị đối với Trung Tâm: Nhìn chung các nhân viên ở Trung Tâm
đều cho rằng các trang thiết bị và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trong trung Tâm đã
đồng bộ và phù hợp với việc sử dụng trong quá trình tác nghiệp.
- Những kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển kinh doanh của Trung Tâm
trong thời gian tới do nhân viên đề xuất bao gồm những ý kiến sau:
+ Nâng cấp và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của khu ăn uống.
+ Tăng lương cho nhân viên.
+ Tăng cường liên kết đối với các nhà cung ứng.
+ Tiếp tục thực hiện các chương trình đào tạo về chun mơn nghiệp vụ và trình
độ ngoại ngữ cho nhân viên.
. Kết quả điều tra đối với các cấp quản trị của Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc.
SV: Vũ Văn Trưởng

Lớp: K42B3


Chuyên đề tốt nghiệp

22

Khoa: Khách sạn du lịch

- Về tình hình hoạt động kinh doanh.
Theo Giám đốc Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc trong năm 2009 thì tình hình
hoạt động kinh doanh của nhà hàng kém hơn so với năm 2008. Mặc dù doanh thu của
Trung Tâm có cao hơn nhưng tốc độ tăng của chi phí lại lớn hơn do đó ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Trung Tâm. Nguyên nhân do ảnh hưởng của yếu tố
khách quan là tình hình suy thối kinh tế, cạnh tranh diễn ra gay gắt và chi phí nguyên
vật liệu đầu vào, chi phí tiền lương tăng cao.
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Giám đốc Trung Tâm cho biết trong năm vừa qua

cơ sở vật chất của Trung Tâm nói chung là đồng bộ, tuy nhiên chưa được hiện đại và
trong năm vừa qua không được đầu tư thay mới, do đó ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất của Trung Tâm. Ví dụ như hệ thống lọc nước ở bể cá đang bị hư hại do sử dụng
lâu năm và thường xuyên xảy ra hiện tượng chết cá và tơm hùm, gây ra lãng phí đói
với Trung Tâm, hiện nay nhà hàng chỉ khắc phục bằng cách thường xuyên vệ sinh
sạch sẽ bể nuôi và giảm số lượng cá dự trữ để tránh mất mát gây lãng phí. Tuy nhiên
đây chưa phải là biện pháp khắc phục lâu dài.
- Về đội ngũ nhân viên: nhìn chung đội ngũ nhân viên của của bộ phận tiệc
được Giám đốc đánh giá là tương đối tốt về trình độ chuyên mộn nghiệp vụ, tuy nhiên
khả năng chưa cao về ngoại ngữ, cả bộ phận tiệc chỉ có được 2 nhân viên có khả năng
nói thơng thạo được hai thứ tiếng là tiếng Anh và tiếng Trung. Trong đó:
+ Trình độ đại học gồm có 11 người chiếm tỷ lệ 55 %
+ Trình độ cao đẳng có 7 người chiếm tỷ lệ 35 %
+ Trình độ trung cấp có 2 người chiếm tỷ lệ 10 %
Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cơng việc thì bộ phận tiệc phối
hợp với Trung Tâm, thường xuyên đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ cho
nhân viên. Đặc biệt trong thời gian vừa qua đã tổ chức cho nhân viên thi Toiec để đảm
bảo được về tiêu chuẩn của nhân viên của Trung Tâm.
- Về xu hướng phát triển của Trung Tâm trong các năm tiếp theo: Giám đốc của
Trung Tâm cho biết, trong năm 2010 Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc có dự án đầu tư
lớn vào các trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách và nâng cao
được công suất phục vụ của Trung Tâm.
- Những đề xuất của các cấp quản trị để nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ
tiệc của Trung Tâm:
+ Tăng cường sự liên kết với nhà cung ứng nguyên vật liệu.
+ Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật cho khu ăn uống.

SV: Vũ Văn Trưởng

Lớp: K42B3



Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa: Khách sạn du lịch

23

+ Thực hiện việc quảng cáo về sản phẩm dịch vụ của Trung Tâm đến với tập
khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả hơn.
2.3.2 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp
a. Các nguồn lực
- Vốn
Bảng 2.3.9: Cơ cấu vốn kinh doanh của Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc
Đơn vị: 1000 đ
Chỉ tiêu
Tổng số vốn
Vốn cố định
Tỷ trọng Vcđ
Vốn lưu động
Tỷ trọng Vlđ

ĐVT
Đồng
Đồng
%
Đồng
%

Năm 2008

1.854.000
1.244.630
67.1
609.370
32.9

Năm 2009
1.972.000
1.320.720
66.9
651.280
33

So sánh 2009 - 2008
118.000
6.3
76.090
6.1
( 0.2 )
41.910
6.8
0.1

Qua bảng phân tích như trên ta có thể thấy được về tình hình nguồn vốn kinh
doanh của Trung Tâm như sau: so với năm 2008 thì trong năm 2009 nguồn vốn đầu tư
vào nhà hàng tăng lên 118.000 tương ứng với 6.3%. Trong đó thì vốn cố định tăng
6.1% do có các khoản đầu tư về cơ sở vật chất của Trung Tâm, vốn lưu động tăng
6.8% do các khoản tăng của chi phí nguyên vật liệu, điện nước…
- Lao động.
Qua bảng 2.3.10 về cơ cấu lao động của bộ phận tiệc ở phụ lục (iii) ta thấy

được về cơ cấu lao động của bộ phận tiệc như sau: Tổng số nhân viên của bộ phận tiệc
hiện nay là 20 nhân viên gồm có 1 trưởng bộ phận tiệc, 1 phó bộ phận tiệc 7 nhân viên
kinh nghiệm còn lại là 11 nhân viên chính thức và khơng chính thức. Nhìn vào bảng
trên ta thấy số lượng lao động nữ của bộ phận tiệc chiếm 65% điều này là hợp lý vì
phù hợp với việc phục vụ khách tại bàn. Do chú trọng đến việc đào tạo theo chương
trình đào tạo về ngoại ngữ của khách sạn mà trình độ ngoại ngữ của nhân viên bộ phận
tiệc được nâng cao.
- Giờ làm việc của nhân viên bộ phận tiệc gồm có 2 ca đó là từ 7h sáng đến
11h30, hoặc từ 13h30 đến 16h30. Ngoài ra trong thời gian cao điểm khi nhân viên phải
làm thêm giờ thì sẽ được tính thêm lương chính thức.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật
Trước hết phải nói đến hệ thống phịng tiệc tại Trung Tâm. Hiện nay có 5
phịng sử dụng phục vụ tiệc với sức chứa tổng cộng khoảng 1000 khách, bên cạnh đó
có hội trường 300 chỗ, hội trường 1200 chỗ, phịng hội thảo mang tính quốc tế và phục
vụ ngồi trời.
SV: Vũ Văn Trưởng

Lớp: K42B3


Chuyên đề tốt nghiệp

24

Khoa: Khách sạn du lịch

Ngoài ra hệ thống cơ sỏ vật chất phục vụ tiệc tại Trung Tâm cũng khá đồng bộ,
sang trọng. Hệ thống cơ sở vật chất làm tăng tính hữu hình trong dịch vụ là một trong
những yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh tiệc của Trung Tâm.
Nói chung cơ sở vật chất ở đây được cung cấp các trang thiết bị rất tốt, đẹp. Nó

tơn vinh cho phịng tiệc làm cho phòng tiệc trở nên sang trọng hơn và gây được ấn
tượng với khách.
2.3.3 Đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ tiệc tại Trung Tâm Văn Hóa Kinh Bắc
thơng qua các chỉ tiêu.
a. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Qua bảng 2.3.11 ở phụ lục (iv) ta thấy sức sản xuất doanh thu là kết quả của tỷ
lệ giữa doanh thu và chi phí. Với chỉ tiêu này của bộ phận tiệc Trung Tâm năm 2008
và năm 2009 lần lượt tương đương nhau ở mức 1,51 và 1,54 chứng tỏ 2 năm 2008,
2009 với 1 đồng chi phí bỏ ra có thể thu lại số tiền nhiều hơn (1,51 đồng). Sức sản
xuất doanh thu tiệc không đổi qua 2 năm là một trong những dấu hiệu của việc hiệu
quả kinh doanh có chiều hướng tăng. Với cơ sở vật chất mà Trung Tâm có thì hoạt
động kinh doanh của Trung Tâm ngày càng hiệu quả với mức lợi nhuận mà Trung
Tâm có được qua các năm đã chứng tỏ Trung Tâm kinh doanh ngày càng hiệu quả.
Bằng các sự kiện lớn được diễn ra tại Trung Tâm đã làm cho nhiều doanh nghiệp và
cơ quan tổ chức biết đến. Với cơ sở vật chất đẹp và các hội trường và công suất sử
dụng phịng tiệc rất lớn đây chính là cơ hội lớn để Trung Tâm thu hút nhiều hội nghị
khách hàng.
Sức sinh lời của bộ phận tiệc trong 2 năm tương ứng là 0,51; 0,54 có nghĩa cũng
với 1 đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh tiệc năm 2008, 2009 có thể đem lại
0,51 và 0,54 đồng lợi nhuận.
Cũng giống hai chỉ tiêu trên thì năm 2008 và 2009 có mức tỷ suất lợi nhuận là
3,6% và 3,07%. Con số này phản ánh cứ đạt 100 đồng doanh thu từ tiệc năm 2008,
2009 sẽ có 3,6 và 3,07 đồng lợi nhuận.
Qua ba chỉ tiêu trên ta thấy được hiệu quả kinh doanh tiệc năm 2009 giảm so
với năm 2008 ở tỷ suất lợi nhuận. Mặc dù trong 2 năm tổng doanh thu từ tiệc vẫn tăng
đều đặn nhưng mức chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh tiệc cũng tăng lên tương
ứng dẫn tới hiệu quả kinh doanh tiệc nói chung tăng chậm.
b. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
Hiệu quả sử dụng lao động trong nhà hàng trong 2 năm 2008 và 2009 được thể
hiện qua bảng chỉ tiêu sau:

Nhìn vào bảng 2.3.12 ở phụ lục (v) đánh giá ta thấy:
SV: Vũ Văn Trưởng

Lớp: K42B3


Chuyên đề tốt nghiệp

25

Khoa: Khách sạn du lịch

- So với năm 2008 thì năng suất lao động bình quân của nhân viên bộ phận tiệc
tăng tương ứng với tỷ lệ là 11,5%. Mặc dù tổng doanh thu của bộ phận tiệc có tăng
lên 23,8% nhưng số lao động bình qn lại tăng đến 11,1 % do vậy đã làm cho năng
suất lao động bình quân tăng 11,5%.
- Năm 2009, tổng quỹ lương của bộ phận tiệc đã tăng lên 21,8% tương ứng với
3.950 đồng
- Năm 2009, sức sản xuất của một đồng chi phí tiền lương là 77,02 đồng tăng
1,22 đồng so với năm 2008. Nhưng sức sinh lợi của một đồng chi phí tiền lương lại
giảm đi 0.37 đồng.
* Hiệu quả sử dụng vốn.
Dựa vào bảng 2.3.13 ở phụ lục (vi) ta thấy:
- Năm 2009 cả vốn cố định và vốn lưu động của nhà hàng đều tăng so với năm
2008. Cụ thể: vốn cố định tăng 76.090 đồng, tương ứng với 6,1 %. Vốn lưu động tăng
41.910 đồng tương ứng với 6,8 %. Sức sinh lợi của một đồng vốn cố định bỏ ra kinh
doanh cũng giảm đi. Vì tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn so với tốc độ tăng của vốn
cố định nên làm cho hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng lên 17,4 %. Tuy nhiên do tốc
độ tăng của lợi nhuận sau thuế thấp hơn so với tốc độ tăng của vốn cố định nên sức
sinh lợi của một đồng vốn cố định tăng 10,2 %. Chứng tỏ trong quá trình sử dụng vốn

cố định đã nảy sinh nhiều chi phí làm giảm lợi nhuận.
* Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật.
Qua bảng 2.3.14 ở phần phụ lục (vii) ta thấy:
- Hệ số sử dụng chỗ ngồi của nhà hàng trong năm 2009 là 25,4 % tăng 1,9 % so
với năm 2008. Mặc dù diện tích kinh doanh của nhà hàng không thay đổi nhưng trong
năm vừa qua lượng khách đến nhà hàng đã tăng lên 1589 lượt khách tương ứng với 8
% so với năm 2008. Doạnh thu chỗ ngỗi cũng tăng lên 1130,6 đồng/ chỗ kéo theo lợi
nhuận của mỗi chỗ ngồi cũng tăng lên 2,8 đồng/ chỗ ngồi.
- Trong năm 2008 và năm 2009 bộ phận tiệc đều trích một tỷ lệ khấu hao tài sản
cố định là 25 % doanh thu. Tuy nhiên vì tỷ số giữa lợi nhuận và chi phí khấu hao tài
sản cố định năm 2009 tăng 0.1 đồng so với năm 2008. Do đó có thể nói rằng kế hoạch
khấu hao tài sản cố đinh của nhà hàng là hợp lý.

CHƯƠNG 3:CÁC KẾT LUẬN VÀ CÁC ĐỀ XUẤT NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ TIỆC
TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA KINH BẮC
SV: Vũ Văn Trưởng

Lớp: K42B3


×