Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc cưới tại khách sạn Holidays Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.1 KB, 37 trang )

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH TIỆC CƯỚI TẠI KHÁCH SẠN HOLIDAYS HÀ NỘI
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài:
Trong những năm gần đây ngoài việc phải đối mặt với tình hình khủng
hoảng kinh tế thế giới và khu vực và các dịch bệnh thiên tai liên tiếp xảy ra làm cho
giá cả dịch vụ tăng lên đáng kể vì vậy vấn đề về làm sao có thể tăng hiệu quả kinh
doanh trong các nhà hàng và các khách sạn trong giai đoạn này đang ngày càng
được nhiều sự quan tâm của các nhà quản trị.
Tại khách sạn Holidays Hà Nội, ngoài nguồn thu chủ yếu từ dịch vụ lưu trú,
các dịch vụ khách như dịch vụ ăn uống, dịch vụ bổ sung cũng có ảnh hưởng không
nhỏ đến kết quả kinh doanh của khách sạn. Bộ phận tiệc luôn chiếm tỷ trọng lớn
trong doanh thu của dịch vụ ăn uống. Trong đó phần lớn doanh thu mang lại cho bộ
phận tiệc là từ dịch vụ tiệc cưới.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh ở các doanh nghiệp du lịch và phương tiện để
tận dụng tiềm năng, thế mạnh nhằm phát triển chiếm lĩnh thị trường, tái sản xuất mở
rộng theo chiều sâu, nâng cao đời sống cho thành viên trong doanh nghiệp. Nâng
cao hiệu quả kinh doanh tiệc cưới có tác động đến hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn
uống cũng như hiệu quả kinh doanh của toàn khách sạn, điều này hoàn toàn phù
hợp với khách sạn có lợi thế kinh doanh dịch vụ tiệc cưới như khách sạn Holidays
Hà Nội.
Thực tế trong quá trình thực tập tổng hợp tại bộ phận tiệc của khách sạn
Holidays Hà Nội, qua các số liệu kinh doanh và phương pháp điều tra phỏng vấn,
em nhận thấy một số vấn đề cấp thiết đặt ra trên bình diện chung về quản trị của
khách sạn và bộ phận tiệc như sau :
- Hiệu quả kinh doanh ở bộ phận tiệc cưới không tăng.
- Sản phẩm dịch vụ tiệc cưới không có nhiều đổi mới khác biệt.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tiệc xuống cấp.
- Phải cạnh tranh với nhiều khách sạn có lợi thế về dịch vụ tiệc cưới.
Từ những lý do trên, em nhận thấy vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc
cưới tại khách sạn Holidays Hà Nội là vấn đề cấp thiết để tiến hành nghiên cứu.
1.2. Xác lập và tuyên bố đề tài


Xuất phát từ những lý do khách quan trên em lựa chọn đề tài : “Giải pháp
nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc cưới tại khách sạn Holidays Hà Nội” để làm
chuyên đề tốt nghiệp, hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả
kinh doanh tiệc cưới của khách sạn.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm nâng cao được hiệu quả
kinh doanh tiệc cưới tại khách sạn Holidays Hà Nội, đóng góp ý kiến cho quản lý
và ban giám đốc khách sạn tham khảo và lựa chọn những giải pháp phù hợp với
hoàn cảnh và tình hình hiện tại của khách sạn.
Từ đó chuyên đề của em xác định nhiệm vụ nghiên cứu là:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến kinh doanh khách sạn,
kinh doanh tiệc cưới và hiệu quả kinh doanh tiệc cưới.
- Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tiệc cưới tại khách sạn Holidays
Hà Nội; những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc cưới.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc cưới tại
khách sạn Holidays Hà Nội.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của chuyên đề là tìm hiểu các vấn đề lý luận và thực
tiễn liên quan đến nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tiệc cưới tại khách sạn
Holidays Hà Nội.
Để thuận lợi cho việc nghiên cứu hiệu quả kinh doanh tiệc cưới tại khách sạn
Holidays Hà Nội, em đã tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ
tiệc cưới tại khách sạn Holidays Hà Nội trong thời gian thực tập, sử dụng kết quả
kinh doanh chung của khách sạn và kết quả kinh doanh tiệc trong năm 2008 và
2009 để phân tích, đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh dịch vụ tiệc cưới tại khách sạn.
1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung về hiệu quả kinh doanh tiệc
1.5.1. Một số khái niệm cơ bản
1.5.1.1. Khái niệm và phân loại

 Khái niệm tiệc : Tiệc là môt loại hình phục vụ ăn uống đặc biệt, có ý
nghĩa rõ rang, nơi mọi người gặp gỡ thân mật hoặc là những buổi lễ đặc biệt với
nghi lễ sang trọng, được tổ chức là phục vụ với những dạng khác nhau.
Phục vụ tiệc là việc cung cấp món ăn đồ uống và đáp ứng những yêu cầu liên
quan trực tiếp cho một số lượng lớn khách. Phục vụ tiệc đem lại doanh thu lớn trong
tổng số doanh thu về ăn uống.
 Phân loại tiệc: Có rất nhiều loại tiệc
• Theo món ăn : tiệc âu, tiệc á, tiệc trà, tiệc rượu …
• Theo cách ăn : tiệc đứng, tiệc ngồi.
• Theo mục đích : tiệc cưới, tiệc khai trương, tiệc mừng thọ, tiệc hội nghị …
 Dịch vụ tiệc cưới là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa
nhà cung ứng dịch vụ tiệc cưới và khách hàng, cũng như nhờ các hoạt động của nhà
cung cấp dịch vụ tiệc cưới để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tiệc cưới của khách hàng.
1.5.1.2.Đặc điểm
Dịch vụ tiệc cưới mang đầy đủ các đặc điểm của dịch vụ như tính vô
hình,tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng, tính không đồng nhất,… Ngoài ra,
dịch vụ tiệc cưới còn có một số đặc điểm riêng biệt như sau:
Về tổ chức tiệc cưới : Việc tổ chức tiệc cưới được tổ chức theo một kế hoạc
có sẵn, theo một chương trình định trước do việc thỏa thuận giữa khách hàng và nhà
cung ứng về các yêu cầu như : thời gian, địa điểm, mức giá, số lượng khách, hình
thức phục vụ, trang phục của nhân viên… để đảm bảo cho buổi tiệc được diễn ra
thành công. Thông thường, một tiệc cưới chỉ diễn ra từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ và có
mang tính chất nghi thức.
Về thành phần khách tham dự tiệc cưới : Thành phần khách không thể thiếu
trong tham dự tiệc cưới là chú rể, cô dâu và họ hàng hai bên. Đây là yếu tố đầu vào
quan trọng nhất, nếu không có yếu tố trên thì tiệc cưới không thể diễn ra được.
Thành phần tiếp theo là gồm bạn bè thân quen của gia đình cô dâu, gia đình chú rể
được mời đến tham dự chia vui. Thường số lượng khách hàng tham dự tiệc cưới là
rất đông và giới hạn tùy vào hai gia đình tổ chức tiệc cưới.
Về hình thức phục vụ và quy trình phục vụ tiệc cưới :

Thứ nhất là về hình thức trang trí : Không giống như các loại tiệc khác, tiệc
cưới có hình thức trang trí riêng biệt. Việc trang trí phải trang trọng có tính thẩm mỹ
cao và tính nghi thức cao.
Thứ hai là về số lượng nhân viên thực hiện dịch vụ : Do tính nghi thức nên
số lượng nhân viên thực hiện tương đối đông và mỗi nhân viên thường đảm nhận
phục vụ một số lượng khách nhất định. Yêu cầu có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
nhân viên trong bộ phận phục vụ tiệc và giữa các bộ phận với nhau.
Thứ ba là về cường độ làm việc : Vì tiệc cưới diễn ra trong hai đến ba tiếng
đồng hồ nên hoạt động diễn ra trong thời gian ngắn. Trong khi đó các cồn việc diễn
ra trong quá trình phục vụ rất nhiều, do vậy cường độ làm việc của nhân viên cao.
Thứ tư là yêu cầu cơ sở vật chất phải đồng bộ : Phòng tổ chức tiệc phải có
đồng bộ giữa các thiết bị phục vụ như các dụng cụ bàn ghế, khăn trải bàn phải đồng
bộ về màu sắc chủng loại, về số lượng, chất lượng Đồng thời nhân viên phục vụ
phải mặc đồng phục để thể hiện tính lịch sự, sang trọng của buổi tiệc.
Cuối cùng là quy trình phục vụ tiệc cưới : Do tiệc cưới được định trước nên
quy trình phục vụ tiệc cũng đơn giản hơn, các bước phục vụ giảm thiểu hơn so với
các loại tiệc khác.
1.5.2. Phân định nội dung nghiên cứu của đề tài
1.5.2.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc cưới trong khách sạn
Trong nền kinh tế hiện nay, sự cạnh trang giữa các doanh nghiệp kinh doanh
khách sạn diễn ra hết sức gay gắt. Các khách sạn muốn tồn tại và phát triển đều cố
gắng tăng hiệu quả kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận, để từ đó đầu tư thêm cơ sở vật
chất, đào tạo đội ngũ nhân viên, tăng sức cạnh tranh của khách sạn. Dịch vụ tiệc
cưới là dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu từ kinh doanh ăn uống, vì
thế để nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn thì việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh tiệc cưới là vấn đề cần được quan tâm thực hiện.
Nếu hoạt động kinh doanh tiệc cưới của khách sạn đạt hiệu quả cao, tức là
doanh thu, lợi nhuận đạt được từ hoạt động này tăng lên, khi đó có thể giải quyết
đồng thời lợi ích của nhiều đối tượng. Đối tượng đầu tiên là bản thân bộ phận tiệc
cưới và khách sạn, lợi nhuận tăng là điều kiện mở rông kinh doanh tiệc cưới và xây

dựng những chính sách hướng tới khách hàng hơn như là chính sách nâng cao chất
lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, giá cả phù hợp hơn. Ngoài ra kinh doanh
hiệu quả hơn cũng giúp cho nhân viên được đãi ngộ tốt hơn, khuyến khích họ làm
việc tích cực, hăng hái hơn trước.
Nhu cầu sử dụng dịch vụ tiệc cưới ngày một tăng lên cả về số lượng lẫn chất
lượng. Bên cạnh đó sự cạnh tranh giữa các khách sạn trong kinh doanh khách sạn
nói chung và kinh doanh tiệc cưới nói riêng ngày càng diễn ra gay gắt. Nâng cao
hiệu quả kinh doanh tiệc cưới là một trong các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh của khách sạn, tăng thị phần và nâng cao khả năng cạnh tranh của khách
sạn trên thị trường. Chính vì thế, nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc cưới là vấn đề
cần thiết với mỗi doanh nghiệp kinh doanh khách sạn.
Hiệu quả kinh doanh tiệc cưới được hiểu là một chỉ tiêu phản ánh trình độ sử
dụng các yếu tố nguồn lực tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ tiệc
cưới của khách sạn, nhằm đạt được lợi ích cao nhất sau khi bù đắp các khoản chi
phí cần thiết cho hoạt động kinh doanh tiệc cưới.
1.5.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh tiệc cưới
a, Các chỉ tiêu tổng hợp
Chỉ tiêu tổng hợp cho ta biết khái quát về tình hình hiệu quả kinh doanh của
bộ phận tiệc cưới.
 Sức sản xuất kinh doanh:
H
1
=
F
D
Trong đó, H
1
: Hiệu quả kinh doanh tiệc cưới
D: Tổng doanh thu kinh doanh tiệc cưới
F: Chi phí kinh doanh tiệc cưới

Chỉ tiêu H
1
phản ánh khách sạn bỏ ra một đồng chi phí cho hoạt động kinh
doanh tiệc cưới thì thu về được bao nhiêu đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh
đó. Sức sản xuất kinh doanh của bộ phận tiệc cưới càng cao chứng tỏ doanh thu từ
hoạt động kinh doanh tiệc cưới càng lớn so với chi phí bỏ ra.
 Sức sinh lời:
H
2
=
F
L
Trong đó, L: Lợi nhuận kinh doanh tiệc cưới
Chỉ tiêu H
2
phàn ánh khách sạn bỏ ra một đồng chi phí cho hoạt động kinh
doanh tiệc cưới thì thu lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ
lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tiệc cưới càng lớn so với chi phí bỏ ra.
 Tỷ suất lợi nhuận : là tỷ lệ phần trăm của tổng lợi nhuận và tổng doanh thu
đạt được trong một kỳ nhất định.
L' =
D
L
x 100
Trong đó, L' : Tỷ suất lợi nhuận
Chỉ tiêu này cho ta biết nếu được 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp thu
về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số này càng cao thì hiệu quả kinh doanh tiệc cưới
càng tốt. Chỉ tiêu này có thể sử dụng để so sánh, đáng giá hiệu quả kinh doanh tiệc
giữa các thời kỳ và giữa các doanh nghiệp.
b, Các chỉ tiêu bộ phận

Nếu việc phân tích các chỉ tiêu tổng hợp có thể đưa ra kết luận chung về hiệu quả
kinh doanh tiệc cưới thì các chỉ tiêu bộ phận là cơ sở để tìm ra các nguyên nhân tác động
đến hiệu quả kinh doanh tiệc cưới, giúp ta có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn.
 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
• Năng suất lao động bình quân:
W =
R
D
Trong đó, W: Năng suất lao động bình quân bộ phận tiệc cưới
D: Tổng doanh thu bộ phận tiệc cưới
R: Số lao động bình quân trong bộ phận tiệc cưới
• Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương trong bộ phận tiệc cưới
Hp
1
=
P
D
hoặc Hp
2
=
P
L
Trong đó: Hp: Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương trong bộ phận tiệc
cưới
D: Tổng doanh thu của bộ phận tiệc cưới
L: Lợi nhuận kinh doanh tiệc cưới
P : Chi phí tiền lương cho kinh doanh tiệc cưới
Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương phản ánh: Cho ta biết số tiền từ việc
trích doanh thu, lợi nhuận ra để trả lương có hợp lý và hiệu quả không. Hai chỉ tiêu
này càng cao thì hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương càng tốt.

 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tiệc cưới
• Hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh: vốn trong kinh doanh khách sạn là một
yếu tố đầu vào, vốn kinh doanh được chia làm hai loại: vốn cố định và vốn lưu động.
Hv
1
=
V
D
hoặc Hv
2
=
V
L
Trong đó, Hv: hiệu quả sử dụng vốn
V : tổng vốn kinh doanh ( V = Vcđ + Vlđ )
Vcđ: vốn cố định
Vlđ: vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh: khách sạn bỏ ra một đồng vốn đầu tư vào hoạt động
kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu, bao nhiêu đồng lợi nhuận trong
một thời kỳ nhất định.
• Hiệu quả sử dụng vốn cố định: thể hiện qua sức sản xuất và sức sinh lời của
vốn cố định.
Hvcđ
1
=
Vcd
D
hoặc Hvcđ
2
=

Vcd
L
Hai chỉ tiêu trên phản ánh mức doanh thu và lợi nhuận đạt được khi sử dụng
một đồng vốn cố định trong kỳ. Từ đó so sánh tỷ lệ giữa sức sản xuất và sức sinh lời
từ số vốn cố định đó.
• Hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng được thể hiện qua sức sản xuất và sức
sinh lời của số vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các khách sạn
được tính xác định bằng chỉ tiêu sau:
Hvld
1
=
Vlđ
D
hoặc Hvld
2
=
Vlđ
L
Trong đó, Hvld: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh thu và lợi nhuận đạt được trên một đồng
vốn lưu động bình quân mà khách sạn bỏ ra trong kỳ.
Tốc độ chu chuyển của vốn lưu động được xác định qua số lần chu
chuyển và số ngày chu chuyển vốn lưu động.
Số lần chu chuyển vốn lưu động : l =
Vld
Dv
Trong đó, l : số lần chu chuyển vốn lưu động
Dv : doanh thu theo giá vốn
Chỉ tiêu cho biết số vốn lưu động của doanh nghiệp bỏ ra sẽ quay vòng được
bao nhiêu lần. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt nhà hàng sẽ tiết kiệm được nhiều hơn.

Số ngày chu chuyển của vốn lưu động: n =
dv
Vld
Trong đó, n: số ngày chu chuyển của vốn lưu động
dv: mức doanh thu theo giá vốn một ngày (dv =
365
Dv
)
Chỉ tiêu này xác định thời gian để vốn lưu động có thể hình thành một vòng
chu chuyển, chỉ tiêu này càng thấp càng tốt. Thời gian càng ngắn thì vốn càng được
quay vòng nhanh để phục vụ cho việc kinh doanh.
 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật(csvckt)
• Hiệu quả sử dụng csvckt
Sức sản xuất kinh doanh và sức sinh lợi của chi phí khấu hao tài sản cố định:
H
F1
=
Fkhtscd
D
hoặc H
F2
=
Fkhtscd
L
Chỉ tiêu này cho ta biết khách sạn đưa ra mức chi phí khấu hao tài sản cố
định có phù hợp với doanh thu và lợi nhuận thu được hay không. Chỉ tiêu càng cao
thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng rất có hiệu quả chi phí khấu hao tài sản cố định
của mình.
• Công suất phòng tiệc
Tiệc cưới cũng như các dịch vụ khác có tính chất vô hình, không thể lưu kho,

lưu trữ được. Phòng tiệc nếu không được sử dụng thì giá trị mà nó có thể đem lại sẽ
mất đi. Việc tăng công suất sử dụng phòng tiệc là một trong những chỉ tiêu đo lường
hiệu quả kinh doanh tiệc cưới thường áp dụng.
Số lượt sử dụng phòng tiệc trong kỳ x 100
Công suất sử dụng phòng tiệc =
Tổng số phòng tiệc của khách sạn x số ngày trong kỳ
1.5.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tiệc cưới trong khách sạn
 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài
• Sự phát triển của nền kinh tế
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và môi trường kinh doanh tạo điều kiện
vô cùng thuận lợi cho ngành kinh doanh ăn uống. Đời sống người dân ngày càng
được cải thiện, thu nhập cao hơn dân đến việc có thêm những nhu cầu mà trước đây
do điều kiện kinh tế mà họ không được đáp ứng.
• Khách hàng
Khách hàng là yếu tố trung tâm trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp cũng như hoạt động kinh doanh tiệc cưới. Khách hàng tạo nên thị trường
tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Kinh doanh tiệc cưới giống như kinh doanh các loại hình dịch vụ khác, khách hàng
đóng vai trò quan trọng, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ,
kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và là người cuối cùng đánh giá
chất lượng sản phẩm dịch vụ.
• Giá cả
Lĩnh vực kinh doanh ăn uống là một lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất rõ của sự
biến động của giá cả. Khi mà giá các nguyên vật liệu chế biến đồ ăn thức uống tăng
thì tác động trực tiếp đến giá của dịch vụ nó có thể khiến kinh doanh không hiệu
quả, doanh thu của tiệc cưới giảm nếu không có sự dự trữ, chuẩn bị từ trước hay có
mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng. Có khi cùng một dịch vụ tiệc cưới nhưng ở
các khách sạn khác nhau thì lại có sự chênh lệch về giá để cạnh tranh. Sự biến động
của tỷ giá hối đoái, ngoại tệ, giá vàng, giá xăng dầu…cũng ảnh hưởng đến giá cả
của sản phẩm dịch vụ.

• Tính thời vụ:
Tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh ăn uống là khá rõ và trong kinh
doanh tiệc cưới cũng vậy. Vào chính vụ (từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch) lượng
khách đặt tiệc cưới đông hơn so với trái vụ vì thế chất lượng dịch vụ không được
đảm bảo dẫn đến khách không hài lòng với các dịch vụ của khách sạn dẫn đến mất
khách hàng. Khi trái vụ lượng khách đặt tiệc cưới ít, khách phải trả giá cao thì mới
có được sản phẩm mong muốn vì thế nhà hàng cần có những phương án dự trữ
nguyên vật liệu để không bị động.
• Thời tiết và những yếu tố bất thường:
Hầu hết các lĩnh vực kinh doanh nói chung đều chịu ảnh hưởng của các yếu
tố thời tiết như động đất, mưa, bão, lũ lụt và các yếu tố bất thường như nhiệt độ
ngày càng nóng lên, dịch bệnh xuất hiện thường xuyên làm các món ăn dễ bị hỏng
và nguyên liệu có liên quan đến vùng dịch thì không được sử dụng làm mất sự đa
dạng và phong phú các thực đơn cho tiệc cưới.
 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong
• Đội ngũ lao động
Là một trong ba yếu tố cơ bản để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh
doanh, đội ngũ này tham gia trực tiếp vào quá trình kinh doanh dịch vụ nên có ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh tiệc cưới.
Đội ngũ lao động quản trị có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình kinh
doanh dịch vụ. Đội ngũ này được trang bị các kiến thức về lãnh đạo, quản lý,
chuyên môn và các kỹ năng nâng cao nên họ có thể lập các kế hoạch, mục tiêu phấn
đấu các phương án để tăng hiệu quả kinh doanh và họ biết xử lý các tình huống bất
ngờ một cách trôi chảy nhất.
Đội ngũ lao động thừa hành là đội ngũ lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm
dịch vụ ăn uống. Do là đội ngũ trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ nên họ cần có
những kỹ năng về giao tiếp, các kỹ năng chuyên ngành phục vụ ăn uống, có tâm lý
tốt, ứng xử thông minh làm sao để làm khách hài lòng và giới thiệu được các dịch
vụ đến khách.
• Cơ sở vật chất kỹ thuật:

Là các đồ đạc, dụng cụ tác nghiệp trong nhà hàng. Hệ thống cơ sở vật chất
cũng là yếu tố thu hút khách đến với dịch vụ tiệc cưới nếu gây được cảm tình và ấn
tượng tốt thì họ không chỉ quay lại tiêu dùng sản phẩm dịch vụ tiệc cưới của khách
sạn mà còn giới thiệu bạn bè người thân đến nữa.
• Vốn kinh doanh:
Đây chính là điều kiện ban đầu của mỗi doanh nghiệp nếu muốn kinh doanh.
Vốn đầu tư ban đầu bao giờ cũng lớn nhưng kinh doanh tiệc cưới trong khách sạn là
lĩnh vực nhanh thu hồi vốn và có lãi rất cao. Trong dịch vụ tiệc cưới ngoài số vốn
chi cho mua các nguyên vật liệu thì cũng có một số vốn được trích ra để sửa chữa,
thay thế các đồ dùng trang thiết bị đã cũ sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thao tác
phục vụ của nhân viên.
• Uy tín, thương hiệu của khách sạn và bộ phận tiệc cưới
Uy tín, thương hiệu được tạo ra bởi chất lượng sản phẩm dịch vụ, giá cả,
chính sách xúc tiến quảng bá của khách sạn và của bộ phận tiệc cưới. Góp phần
nâng cao sức cạnh tranh trong kinh doanh tiệc cưới của khách sạn, đồng thời cũng
là nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn trên thị trường.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TIỆC CƯỚI CỦA
KHÁCH SẠN HOLIDAYS HÀ NỘI
2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh tiệc cưới tại khách sạn
Holidays Hà Nội
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Nguồn dữ liệu thứ cấp bên trong khách sạn được lấy từ các báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh hàng năm, báo cáo về cơ cấu lao động, bảng lương và cơ cấu
về vốn của nhà hàng, các bản thống kê tình hình hoạt động kinh doanh tiệc cưới và
một số tài liệu khác trong bộ phận tiệc cưới được cung cấp từ phòng kế toán, phòng
nhân sự của khách sạn.
Ngoài ra, còn sử dụng nguồn dữ liệu bên ngoài khách sạn như các tài liệu
trên sách, báo tạp chí du lịch, website của Tổng cục du lịch và một số chuyên đề
luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học của khoa và các thông tin khác để từ đó làm cơ

sở đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc cưới của khách sạn
Holidays Hà Nội.
2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp thống kê: Trong chuyên đề, quá trình thu thập dữ liệu có sử
dụng phương pháp thống kê nhằm mục đích thống kê đầy đủ các số liệu từ đó phản
ánh toàn bộ những thực trạng về tình hình kinh doanh và dự báo về kết quả kinh
doanh dịch vụ tiệc cưới trong những năm tiếp theo.
- Phương pháp so sánh: Chuyên đề sử dụng số liệu thống kê của khách sạn
trong 2 năm 2008, 2009 nên dùng phương pháp so sánh để thấy được sự biến động
trong từng chỉ tiêu hoạt động của khách sạn đồng thời so sánh các kết quả mà bộ
phận tiệc cưới đạt được so với năm trước.
- Phương pháp tổng hợp: Là việc tập hợp các dữ liệu thu thập được trong quá
trình thực tập và kết hợp các tài liệu liên quan khác đã được chọn lọc để giúp trình
bày tổng thể về tình hình kinh doanh của nhà hàng, khách sạn.
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến
hiệu quả kinh doanh tiệc cưới tại khách sạn Holidays Hà Nội
2.2.1 Giới thiệu chung về khách sạn Holidays Hà Nội và kinh doanh tiệc cưới
2.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Holidays Hà Nội
Khách sạn Holidays Hà Nội là đơn vị trực thuộc của công ty Du lịch và
Thương mại tổng hợp Thăng long được khai trương từ ngày 5/12/2000 và được xếp
hạng 3 sao của Tổng cục du lịch và Sở du lịch.
Trước đây khách sạn Holidays Hà Nội có xuất thân từ nhà ăn uống Quốc Tử
Giám. Sau đó do sự phát triển của ngành du lịch cũng như nhu cầu ngày càng tăng
của khách du lịch Việt Nam. Nên vào năm 1986 thì nhà hàng bắt đầu đầu tư và nâng
cấp thành khách sạn Quốc Tử Giám Hà Nội với 20 phòng. Năm 1998 khách sạn
Quốc Tử Giám Hà Nội sát nhập với công ty du lịch và thương mại tổng hợp Thăng
Long nâng cấp toàn bộ khách sạn. Sau 2 năm nâng cấp, vào ngày 5/12/2000 công ty
du lịch và thương mại tổng hợp thăng long cũng khách sạn Quốc Tử Giám Hà Nội
khánh thành gắn biểu công trình chào mừng khách sạn mới lấy tên giao dịch là
khách sạn Holidays Hà Nội và khách sạn hoạt động từ đó cho tới nay.

Khách sạn Holidays Hà Nội có một vị trí địa lý thuận lợi nằm ngay trung tâm
thành phố. Khách sạn nằm gần khu Văn Miếu – trường ĐH đầu tiên của Việt Nam
từ thế kỷ thứ 11 – khu di tích lịch sử rất nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch tới
thăm quan. Ngoài ra khách sạn còn thuận lợi cho việc đi tới các điểm như : ga xe
lửa Hà Nội, Bảo tang quân đội, Quảng trường Ba Đình, bảo tàng Hồ Chí Minh, bộ
ngoại giao, bộ kế hoạch và đầu tư,… Chính từ những lợi thế này, khách sạn đã thu
hút đông đảo khách du lịch tới lưu trú ăn uống hay khách công vụ; khách khảo sát
thị trường, ký kết hợp đồng; nhà kinh doanh… Và cũng từ thị trường khách trên mà
doanh thu của khách sạn không ngừng tăng lên hàng năm, tạo điều kiện thuận lợi
cho khách sạn nâng cấp, đổi mới trang thiết bị, cơ sở vật chất, tiện nghi của khách
sạn, thu hút vốn đầu tư… nhằm tăng tính cạnh tranh của khách sạn trong khu vực.
Hiện nay khách sạn Holidays Hà Nội có khuôn viên gần 800 m
2
cùng vốn
đầu tư trên 17 tỷ đồng. Khách sạn có 60 buồng đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho
kinh doanh lưu trú, nhà hàng Âu, Á, Bar, khu massage, khu văn phòng làm việc…
2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
Đây là một cơ cấu tổ chức đơn giản và gọn, tuân theo nguyên tắc một người
nắm quyền điều hành toàn bộ tổ chức, đảm bảo sự thống nhất và tập trung cao độ
trong công việc, quyền hạn của mỗi thành viên được quy định cụ thể và rõ rang.
Giám đốc khách sạn sẽ là người quản lý trực tiếp các bộ phận, thong qua các tổ
trưởng để giám sát nhât viên. Các bộ phận trực tiếp cung ứng dịch vụ của khách sạn
đến khách hang còn các phòng ban phụ trách các công việc quản lý hỗ trợ cho quá
trình sản xuất dịch vụ như tài chính, nhân lực, marketing.
Khách sạn có tổng số 70 lao động, trong đó có 28 lao động nam và 42 lao
động nữ. Trong đó bộ phận tiệc cưới gồm 20 người với độ tuổi trung bình là 27
tuổi, lao động có trình độ đại học là 5 người, trình độ ngoại ngữ quá nửa là trình độ
mức A,B.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của khách sạn
2.2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tiệc cưới của khách sạn Holidays Hà Nội

Tổng doanh thu của dịch vụ tiệc cưới năm 2009 tăng so với năm 2008 là
1070,974 triệu đồng, tương đương với 71,41%. Tổng chi phí của dịch vụ tiệc cưới
tăng thêm 836,110 triệu đồng tương ứng với tăng 82,54% so với năm 2009. Tuy
nhiên lượng chi phí tăng thêm nhỏ hơn so với doanh thu trong năm nên lợi nhuận
của khách sạn vẫn tăng. So với năm 2008, lợi nhuận trước thuế tăng 252,864 triệu
đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 169,103 triệu đồng tương ứng với 10,5%.
Ban
Giám
Đốc
Bộ phận
buồng
Bộ phận
lễ tân
Bộ phận
nhà hàng
Bộ phận
bếp
Phòng
lao
động
tiền
lương
Phòng
nghiên
cứu
thị
trường
Tổ bảo
vệ
Tổ bảo

dưỡng
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh tiệc cưới của khách sạn
Holidays - Hà Nội
ST
T
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm
2008
Năm
2009
Chênh lệch
2009/2008
± %
1 DT dịch vụ tiệc cưới Tr.đ
1499,64
4
2570,61
8
1070,974 71,41
2
Chi phí dịch vụ tiệc
cưới
Tr.đ
1012,97
6
1849,08
6
836,110 82,54

3 Lợi nhuận trực tiếp Tr.đ 486,668 721,532 252,864 51,95
4 Thuế thu nhập Tr.đ 136,266 202,027 65,761 51,95
5 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 350,402 519,505 169,103 51,95
2.2.2. Các nhân tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
tiệc cưới tại khách sạn Holidays Hà Nội
 Sự phát triển nền kinh tế
Trong những năm gần đây nhu cầu về dịch vụ ngày càng cao, cùng với sự
phát triển của nền kinh tế, đời sống vật chất của con người được nâng cao, kéo theo
đó là nhu cầu tiêu dùng các dịch vụ cao cấp. Dịch vụ tiệc cưới là một trong những
dịch vụ đó, hằng năm có rất nhiều hôn lễ được diễn ra, với mỗi cá nhân, đám cưới là
một sự kiện, cột mốc quan trọng trong cuộc đời, nó có ý nghĩa linh thiêng trong văn
hóa con người Việt Nam. Chính vì thế, họ luôn có quan niệm cần một dịch vụ tiệc
cưới hoàn hảo, tạo một kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời. Mặc dù doanh thu trung
bình của tiệc cưới có thể thấp hơn so với các tiệc hội thảo, hội nghị nhưng lượng đặt
tiệc và doanh thu tăng đều đặn trong các năm có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả
kinh doanh tiệc cưới của khách sạn Holidays Hà Nội.
 Giá cả
Năm 2008 chứng kiến vụ mưa lũ ngập nước kéo dài lịch sử ở Hà Nội. Giá
các hàng hóa nguyên vật liệu chế biến không ngừng tăng. Đặc biệt là các loại rau củ
do mưa lũ kéo dài rau củ bị hư hỏng và khan hiếm nên tuy có quan hệ tốt với nhà
cung ứng nhưng việc mua nguyên liệu vẫn khó khăn và giá cả thì đắt hơn nhiều,
chính vì thế khiến cho giá thành sản phẩm dịch vụ trong tiệc cưới tăng. Giá các
nguyên vật liệu tăng làm cho chi phí vận chuyển cũng bị đẩy lên kéo theo giá hàng
hóa, dịch vụ tăng khiến cho tình hình kinh doanh tiệc cưới gặp không ít khó khăn.
Đợt mưa lớn vào đúng thời điểm chính vụ khiến cho nhiều tiệc cưới đã đặt trước
buộc phải hủy vì không thể tiến hàng, làm giảm doanh thu đáng kể của dịch vụ tiệc
cưới.
 Tính thời vụ
Như đã nói ở chương 1 tính thời vụ là một trong những nhân tố ảnh hưởng
nhiều nhất đến ngành kinh doanh dịch vụ. Vào các tháng cuối và đầu năm, đặc biệt

là vào các tháng 9, tháng 10 âm lịch thường có nhiều tiệc cưới diễn ra, trong những
thời điểm này lượng khách đặt tiệc cưới đến khách sạn khá đông.
Còn vào các tháng cuối năm 2008, đầu năm 2009 do vẫn chịu ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cho nên lượng khách đặt tiệc cưới giảm bớt và
lựa chọn giá thực đơn loại trung bình nhằm tiết kiệm chi phí, các dịch vụ kèm theo
như chương trình ca nhạc, MC cũng bị giảm bớt do khách hàng muốn tiết kiệm tối
đa.
Các tháng cuối năm 2009 do đã dần thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh
tế nên lượng khách đặt tiệc cưới dần dần nhiều hơn. Đặc biệt để khuyến khích sụ trở
lại của khách thì nhà hàng còn tổ chức các chương trình kèm theo đặc sắc hơn,
khuyến mại giảm giá và xây dựng thêm nhiều thực đơn tiệc cưới phong phú hơn
cho khách hàng lựa chọn.
 Các đối thủ cạnh tranh của khách sạn
Trên địa bàn Hà Nội hiện có chín khách sạn 5 sao, sáu khách sạn 4 sao và 25
khách sạn 3 sao, hầu hết tất cả đều kinh doanh dịch vụ tiệc trong đó có tiệc cưới.các
khách sạn và nhà hàng chất lượng cao, có thế mạnh về không gian và cơ sở vật chất
như khách sạn Media Hà Nội, khách sạn Thắng Lợi, khách sạn Sofitel Plaza… đó là
các đối thủ cạnh tranh đáng quan tâm của khách sạn.
Cùng cạnh tranh trên thị trường ngoài các khách sạn có kinh doanh dịch vụ
tiệc, còn có các nhà hàng, doanh nghiệp kinh doanh tiệc cưới chất lượng cao. Ngoài
ra, việc phát triển các dự án khách sạn mới trên địa bàn Hà Nội cũng là đối thủ cạnh
tranh đáng gờm của khách sạn.
Khách sạn Holidays Hà Nội cũng như bộ phận tiệc cưới cần cố gắng phấn
đấu hết sức để giữ vững, nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tiệc cưới trong môi
trường cạnh tranh khốc liệt này.
 Nhà cung ứng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Do có mối quan hệ tốt và uy tín đối với các nhà cung ứng nên trong những
thời kỳ giá cả có sự đột biến thì giá các nguyên liệu, thực phẩm vẫn duy trì hoặc
tăng rất ít so với mức giá trung bình mà nhà hàng đặt trước đây. Các nguyên vật liệu
được nhập từ các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên vấn đề vệ sinh an

toàn thực thẩm ở Việt Nam còn nhiều bất cập, trên địa bàn Hà Nội còn nhiều cơ sở
kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhãn mác không đảm bảo, kinh doanh
thực phẩm giả … Cùng với đó là sự ô nhiễm nguồn nước trầm trọng do tốc độ tăng
trưởng hóa, hiện đại hóa.
2.3. Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập về hiệu quả kinh doanh tiệc cưới tại
khách sạn Holidays Hà Nội
2.3.1. Thị trường khách và sản phẩm
2.3.1.1. Sản phẩm dịch vụ
Khách sạn Holidays Hà Nội là khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao, nên
các loại hình tiệc cưới khá phong phú để cho khách hàng lựa chọn. Khách sạn có
các loại hình tiệc cưới như tiệc cưới trong nhà với hệ thống phòng tiệc sang trọng;
ngoài ra còn các loại hình tổ chức tiệc cũng khá phong phú như tiệc cưới món Á,
tiệc cưới món Âu, tiệc đứng, tiệc ngồi…
Về thực đơn các món ăn phục vụ tiệc cưới, khách sạn Holidays Hà Nội có đủ
các mức giá từ bình dân đến cao cấp, với thực đơn phong phú, nhiều món ăn cho
khách lựa chọn.
Khách sạn có các dịch vụ đi kèm cùng với tiệc cưới như : tháp champagne(5
tầng), cổng hoa tươi, cổng bóng, hộp tim ….
2.3.2.2. Thị trường khách hàng
Khách đặt tiệc cưới tại khách sạn Holidays Hà Nội là khách nội địa, có thu
nhập trung bình khá. Do tính chất của dịch vụ tiệc cưới nên thị trường khách của
dịch vụ bị hạn chế nhiều. Thị trường khách chỉ gồm khách nội địa, thường không cư
trú tại khách sạn. Chính vì thế yêu cầu chất lượng dịch vụ ở mức bình thường không
đòi hỏi quá cao. Mục đích tới với khách sạn là muốn tổ chức một đám cưới qui mô
vừa hoặc nhỏ, không quá cầu kỳ, số lượng khách dự cưới trung bình từ 300 đến 350
khách. Sản phẩm ưa thích của thị trường khách là thực đơn tiệc Á, bắt mắt, ngoài ra
còn có một vài đám cưới mà khách hàng lựa chọn thực đơn tiệc Âu, nhưng rất hiếm.
Khách hàng thường lựa chọn tiệc ngồi để tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu cho
khách dự tiệc cưới. Đối với thị trường khách này, điều họ quan tâm là chi phí của
một tiệc cưới, có phù hợp với khả năng chi trả của họ hay không, thứ đến mới là

chất lượng tương xứng với mức tiền mà họ bỏ ra hay không.
2.3.2. Các nguồn lực của khách sạn
2.3.2.1. Cơ sở vật chất của khách sạn Holidaysb Hà Nội
Khách sạn Holidays Hà Nội gồm 2 tòa nhà A và B được xây dựng trên diện
tích khoảng 800 m
2
với 60 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao.
Nhà A – khu nhà 4 tầng: Tiền sảnh nằm ở tầng 1, bên cạnh đó có quán café
và melody bar. Tầng 2 là nhà hàng Á với 400 chỗ ngồi và phòng làm việc của ban
giám đốc, tầng 3 và 4 hoàn toàn là phòng nghỉ dành cho khách.
Nhà B – khu nhà 6 tầng: Tầng 1 là khu bếp và nhà ăn của nhân viên, tầng
2,3,4,5 là phòng nghỉ dành cho khách, phòng massage và karaoke ở tầng 6.
Khách sạn Holidays Hà Nội có hai nhà hàng lớn phục vụ cho kinh doanh ăn
uống. Nhà hàng Á với hơn 400 chỗ ngồi và nhà hàng phục vụ ăn Âu với hơn 200
chỗ ngồi. Nhà hàng còn là nơi tổ chức các tiệc cưới, hội nghị, hội thảo… với các
món ăn tinh túy mang đậm hương vị của người Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời
được trang bị khác đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho nhu cầu của
khách hàng như máy điều hòa, âm thanh, đèn chiếu sáng…
Khách sạn tuy có quy mô trung bình nhưng luôn quan tân đến chất lượng cơ
sở vật chất và trang thiết bị một cách toàn diện và đồng bộ nhằm thu hút số lượng
lớn khách hàng ngày một nhiều hơn và tăng uy tín vị thế của khách sạn hơn nữa.
2.3.2.2. Nguồn nhân lực của khách sạn
Nhiệm vụ của nhân viên bộ phận nhà hàng( bàn, bar, bếp) là phục vụ các
món ăn đồ uống và chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ ăn uống, tổ chức phục
vụ các tiệc, hội nghị, hội thảo. Tạo món ăn ngon, phục vụ với thái độ tận tình chu
đáo, tạo không khí thoải mái cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ ăn uống tại khách
sạn.
Cơ cấu lao động trong khách sạn khá hợp lý, phần lớn những người có trình
độ ĐH là người giữ vai trò quản lý trong khách sạn, tuy nhiên khách sạn cần giảm
bớt tỷ lệ lao động phổ thông và tăng số nhân viên có trình độ trung cấp hoặc qua

đào tạo nghề để nhanh chóng thích nghi với công việc, đồng thời góp phần nâng cao
chất lượng phục vụ khách hàng.
Bảng 2.2. Cơ cấu lao động ở bộ phận tiệc cưới
Bộ phận
Số lượng
Tuổi
trung
bình
Trình độ
văn hóa
Trình độ chuyên
môn
Trình độ
ngoại ngữ
Σ
Nam Nữ
ĐH/

T
C
PT ĐH CĐ
TC
nghề
Sau
C
C A/B
Bàn + bar 15 8 7 25 4 11 1 1 11 4 6 5
Bếp 5 3 2 32 3 2 1 2 1 3
Tổng 20 11 9 28.5 4 14 2 2 1 14 4 7 8
Số nhân viên có trình độ cao là thấp, khả năng giao tiếp ứng xử bằng ngoại

ngữ là chưa đạt yêu cầu, chất lượng dịch vụ khách sạn chưa cao một phần cũng vì
điều này.
2.3.2.3. Nguồn vốn và các nguồn lực khác của khách sạn Holidays Hà Nội
Khách sạn Holidays Hà Nội là một khách sạn nhà nước, vốn đầu tư ban đầu
là 100% vốn nhà nước. Hiện nay khách sạn đã cổ phẩn hóa xong, điều này tạo điều
kiện cho lượng vốn đầu tư ban đầu tăng lên. Khách sạn Holiday Hà nội đã duy trì
tốt hoạt động kinh doanh và không ngừng thu hút vốn đầu tư nhằm tăng vốn tạo
điều kiện cho khách sạn ngày một phát triển hơn.
Các nguồn lực khác: Lợi thế về vị trí địa lý của khách sạn Holidays Hà Nội:
Nằm ngay cạnh ga Hà Nội, khách sạn có lợi thế trong việc đón nguồn khách lớn:
khách công vụ, khách khảo sát thị trường… Ngoài ra từ khách sạn đi tới các cơ
quan chính phủ rất thuận tiện. Chính vì thế nên khách sạn có ưu thế trong việc thu
hút nguồn khách nhằm tăng doanh thu cho khách sạn, riêng với dịch vụ tiêc cưới thì
vị trí của khách sạn thuận tiện cho việc đi lại của khác vì nó nằm ở trung tâm thành
phố, dễ xác định đường đi.
2.3.3. Đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh tiệc cưới của khách sạn
Holidays Hà Nội
2.3.3.1. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp
 Sức sản xuất kinh doanh của bộ phận tiệc
Sức sản xuất doanh thu là kết quả của tỷ lệ giữa doanh thu và chi phí. Chỉ
tiêu này của bộ phận tiệc cưới năm 2008 là 1,48 phản ánh khách sạn bỏ ra một đồng
chi phí cho kinh doanh tiệc cưới trong năm 2008 thì thu lại được 1,48 đồng. Chỉ số
này trong năm 2009 là 1,39; giảm 0,09 so với năm 2008, điều này có nghĩ là cùng 1
đồng chi phí bỏ ra như nhau nhưng năm 2009 thu lại số tiền ít hơn. Sức sản xuất
doanh thu giảm chứng tỏ hiệu quả kinh doanh kém hiệu quả.
 Sức sinh lời của bộ phận tiệc
Sức sinh lời của bộ phận tiệc cưới trong năm 2008, 2009 lần lượt là 0,48 và
0,39; điều này có nghĩa là cùng 1 đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh tiệc
cưới, năm 2008 thu về được 0,48 đồng còn năm 2009 chỉ thu được có 0,39 đồng.
Bảng 2.3. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp của dịch vụ tiệc cưới tại khách sạn

Holidays Hà Nội 2008 – 2009
STT Các chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm 2008 Năm 2009
So sánh 2009/2008
± %
1 Tổng DT (D) Tr.đ 1499,644 2570,618 1070,974 71,41
2
Tổng chi phí
(F)
Tr.đ 1012,976 1849,086 836,110 82,54
3 Lợi nhuận (L) Tr.đ 486,668 721,532 252,864 51,95
4
Tỷ suất lợi
nhuận
% 32,45 28,06 (- 4,39)
5
Sức sản xuất
KD
1,48 1,39 (- 0,09) (- 6,08)
6 Sức sinh lợi 0,48 0,39 (- 0,09) (- 18,75)
 Tỷ suất lợi nhuận
Giống như hai chỉ tiêu trên, tỷ suất lợi nhuận năm 2009 là 28,06 điều này phản
ánh cứ đạt 100 đồng doanh thu từ tiệc thì sẽ có 28,06 đồng lợi nhuận. Tương tự năm
2008 sẽ có 32,45 đồng lợi nhuận khi đạt được 100 đồng doanh thu từ kinh doanh tiệc
cưới.
Kết luận : từ 3 chỉ tiêu trên, ta nhận thấy rằng hiệu quả kinh doanh năm
2009 thấp hơn so với năm 2008 ở cả 3 chỉ tiêu sức sản xuất doanh thu, sức sinh lời
và tỷ suất lợi nhuận. Mặc dù tổng doanh thu tăng, nhưng không tăng nhanh bằng chi

phí nên dẫn tới hiệu quả kinh doanh giảm sút.
2.3.3.2. Các chỉ tiêu bộ phận
a, Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
Năng suất lao động bình quân tại bộ phận trong năm 2009 tăng 90,76% so với
năm 2008. Điều đó phản ánh hiệu quả sử dụng lao động ở bộ phận tiệc tăng. Hiệu quả
sử dụng lao động tăng sẽ có những tác động tích cực tới hiệu quả kinh doanh của bộ
phận.
Bảng 2.4. Hiệu quả sử dụng lao động bộ phận tiệc cưới tại khách sạn
Holidays Hà Nội 2008 - 2009
ST
T
Các chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2008
Năm
2009
So sánh 2008/2009
± %
1 LĐ bình quân Người 20 18 (-2) (- 10)
2 LĐBQ trực tiếp Người 17 15 (- 2) (- 11,76)
3 Tổng quỹ lương
(P)
Tr.đ 41,56 73,85 32,59 77,69
4 NSLĐ bình quân Tr.đ/ngư
ời
74,9822 142,812 67,83 90,46
5
Hp
1
(D/P)

36,08 34,81 (- 1,27) (- 3,52)
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương được tính bằng tỷ số giữa doanh
thu và tổng quỹ lương. Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương tại bộ phận tiệc cưới
năm 2009 là 34,81 giảm 1,27 so với năm 2008. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí
tiền lương giảm chứng tỏ việc sử dụng chi phí tiền lương của khách sạn chưa hợp
lý.
b,Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tiệc cưới
Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tiệc cưới tại khách sạn
Holidays Hà Nội 2008 - 2009
STT Các chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm
2008
Năm
2009
So sáng 2008/2009
± %
1 Tổng vốn KD (V) Tr.đ 3397,9 5902,46 2504,56 73,7
2
Vốn cố định(Vcđ) Tr.đ 2526,33 4320,01 1793,68 70,99
Tỷ trọng Vcđ % 74,35 73,19 (- 1,16)
3
Vốn lưu động(Vlđ) Tr.đ 871,57 1582,45 710,88 81,56
Tỷ trọng Vlđ % 25,65 26,81 1,16
4
Hv
1
(D/V) 0,441 0,435 (-0,006) (- 1,36)
Hv

2
(L/V) 0,143 0,122 (- 0,021) (- 14,68)
5
Hvcđ
1
(D/Vcđ) 0,593 0,595 0,002 0,33
Hvcđ
2
(L/Vcđ) 0,192 0,167 (- 0,025) (-13,02)
6
Tốc độ chu chuyển
Vlđ
Vòng 1,72 1,62 (-0,1) (-5,8)
7
Số ngày chu chuyển
Vlđ
Ngày 212,132 224,69 12,558 5,92
Nhìn vào bảng 2.5. ta thấy chỉ số này năm 2009 là 0,435 và 0,122 điều này
có nghĩa là khi khách sạn bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh tiệc
cưới thì thu về được 0,435 đồng doanh thu và 0,122 đồng lợi nhuận, chỉ số này
giảm so với năm 2008 tương ứng là 0,006 và 0,021.
Năm 2008 nếu khách sạn đầu tư thêm 1 đồng vào vốn cố định sẽ thu về
0,593 đồng doanh thu và 0,192 đồng lợi nhuận, tuy nhiên vào năm 2009 thì chỉ thu
được 0,167 đồng lợi nhuận và 0,595 đồng doanh thu. Vậy thì năm 2009 sức sản
xuất kinh doanh của vốn cố định cao hơn nhưng sức sinh lời lại giảm.
Tốc độ chu chuyển của vốn lưu động giảm 0,1 so với năm 2008, và số ngày
chu chuyển tăng hơn so với năm 2008 là 12,558 ngày. Như vậy vốn lưu động của
nhà hàng chưa được sử dụng hiệu quả, tốc độ chu chuyển chậm và số ngày quay
vòng vốn tăng, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh tiệc cưới của khách sạn.
c, Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật (csvckt)

Dựa vào bảng 2.6. ta thấy hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất của bộ phận tiệc
cưới có tăng nhưng tăng ít, điều này chứng tỏ khách sạn vẫn chưa tận dùng hết được
diện tích kinh doanh. Công suất sử dụng phòng tiệc giảm, năm 2009 giảm so với
năm 2008 là 4,84%. Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất của năm 2009 giảm 0,17 so
với năm 2008.
Bảng 2.6. Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận tiệc cưới của
khách sạn Holidays Hà Nội 2008 – 2009
STT Các chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm
2008
Năm
2009
So sánh 2008/2009
± %
1 Tổng doanh thu Tr.đ 1499,644 2570,618 1070,974 71,41
2 Lợi nhuận Tr.đ 486,668 721,532 252,864 51,95
3 Fkhtscđ Tr.đ 374,911 641,959 267,048 71,23
4
Hcsvckt
1
(D/Fkhtscđ) 4 4,004 0,004 0,1
Hcsvckt
2
(L/Fkhtscđ) 1,29 1,12 (- 0,17) (-13,17)
5
Công suất sử dụng
phòng tiệc
% 64,38 59,54 (- 4,84)

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KINH DOANH TIỆC CƯỚI TẠI KHÁCH SẠN HOLIDAYS HÀ
NỘI
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh tiệc cưới
tại khách sạn Holidays Hà Nội
3.1.1 Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân
3.1.1.1. Ưu điểm và nguyên nhân
a, Ưu điểm
• Sản phẩm dịch vụ tiệc cưới phong phú, đa dạng : Thực đơn món ăn phong
phú, có nhiều dịch vụ đi kèm, các hình thức tiệc khác nhau như tiệc Âu, tiệc Á…
với nhiều món ăn để lựa chọn sẽ tránh được sự nhàm chán của khách hàng, thu hút
khách đặp tiệc cưới tại khách sạn.
• Vệ sinh thực phẩm đảm bảo: Tại khách sạn Holidays Hà Nội thì yêu cầu về
vệ sinh an toàn thực thẩm luôn được đảm bảo. Tính đến nay chưa có trường hợp
nào phàn nàn về vệ sinh an toàn thực thẩm của món ăn tiệc cưới.
• Chất lượng phục vụ tiệc cưới được khách hàng đánh giá cao: Thái độ phục
vụ của nhân viên, sự thân thiện và hòa đồng trong quá trình phục vụ tiệc được
khách hàng đánh giá cao, làm tăng độ tin cậy của khách hàng đối với khách sạn.
• Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tiệc cưới tốt: Phòng tiệc tại tầng 2
khách sạn với sức chưa lên tới 400 chỗ, không gian sang trọng, âm thanh tốt. Đây là
điều kiện đảm bảo chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, tạo điều kiện làm
việc thuận lợi cho nhân viên, tăng tính chuyên nghiệp trong phục vụ.
b, Nguyên nhân
• Đội ngũ nhân viên nhà hàng nhiệt tình, có thái độ làm việc tốt, nắm bát nhu
cầu của khách hàng nhanh và chuẩn xác, tạo cảm giác thoải mái, gần gũi cho khách
hàng. Bên cạnh đó sự tiếp xúc trực tiếp của ban lãnh đạo khách sạn với khách hàng
và nhân viên thể hiện sự quan tâm của khách sạn tới khách hàng và khuyến khích
nhân viên làm việc tốt hơn.
• Khách sạn cung cấp đầy đủ các thiết bị cần thiết trong phòng tiệc như thiết
bị chiếu sáng, thiết bị âm thanh, máy điều hòa… Nhìn chung khá đồng bộ và được

bố trí hài hòa. Năm 2008, khách sạn đã tiến hành mua mới và sửa chữa nhiều thiết
bị dụng cụ phục vụ cho cung ứng dịch vụ nói chung. Bên cạnh đó không gian tổ
chức tiệc cưới khá thoáng đãng do sự bố trí nhiều cửa sổ quanh khu vực nhà hàng.
•Sản phẩm ăn uống của khách sạn tương đối đảm bảo về cơ cấu thực đơn, mùi
vị. Thực đơn khá đa dạng các món ăn khai vị, món chính và món tráng miệng. Quy
trình chế biến món ăn được quản lý chặt chẽ nhằm cung cấp món ăn đảm bảo chất
lượng
3.1.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
a, Hạn chế
•Hiệu quả kinh doanh còn thấp: Kết quả đo lường hệ thống các chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả kinh doanh tiệc cưới qua hai năm 2008 – 2009, các chỉ tiêu tổng hợp
giảm bao gồm sức sản xuất doanh thu, sức sinh lời và tỷ suất lợi nhuận.
•Xúc tiến, quảng bá về dịch vụ tiệc cưới chưa hiệu quả: khách sạn chưa tận
dụng được hiệu quả quảng cáo trên Internet và các kênh quảng cáo khác. Hiện nay
Internet là một công cụ quảng cáo rất hiệu quả, tuy nhiên website của khách sạn còn
khá sơ sài, thiếu nhiều thông tin và chỉ có quảng bá chung chung, về thực đơn tiệc
hay các dịch vụ đi kèm chưa được thông báo trên website của khách sạn, khiến cho
khách hàng thiết thông tin về dịch vụ.
• Tính nghệ thuật trong trang trí món ăn chưa cao: Các món ăn tiệc cưới
thường cần cầu kỳ và có mỹ quan đẹp, tuy nhiên mức độ ngon và hợp khẩu vị của
món ăn tiệc cưới chưa được khách hàng đánh giá cao.
• Giá tiệc cưới trung bình còn cao: Vì tập khách hàng mà khách sạn hướng
tới là khách hàng có thu nhập trung bình, nên giá dịch vụ tiệc cưới tuy không cao so
với các khách sạn, doanh nghiệp kinh doanh tiệc cưới khác, nhưng cũng không có
tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp chuyên kinh doanh tiệc cưới trên địa bàn
Hà Nội. Mức giá không có tính cạnh tranh không thu hút được khách hàng, ngoài ra
giá cao cũng khó giữ chân khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ tiệc cưới của khách
sạn sau này.
• Trình độ ngoại ngữ của nhân viên còn nhiều hạn chế: Nhân viên bộ phận
tiệc cưới phần lớn không được đào tạo Tiếng Anh một cách bài bản. Do có kinh

nghiệm làm việc nên nhân viên có thể nắm bắt được yêu cầu của khách, mặt khác

×