Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Phân tích thống kê tình hình thu nhập của người lao động trong Công ty Cổ Phần Quốc Tế MBA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.3 KB, 43 trang )

Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI
LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Trong bất kỳ một nền kinh tế nào thì mục tiêu của các doanh nghiệp đều là
hướng tới việc tối đa hóa lợi nhuận và ngày càng nâng cao lợi ích kinh tế xã hội. Để
đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư phát triển các
phương thức kinh doanh, nâng cao năng suất lao động; chất lượng sản phẩm đồng
thời tiết kiệm chi kinh doanh nhằm giảm giá bán sản phẩm. Các doanh nghiệp đã
lấy thu nhập của người lao động là công cụ quản lý để tăng hiệu quả kinh doanh,
đồng thời thu nhập người lao động là động lực kinh tế mạnh mẽ thúc đẩy người lao
động làm việc với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Mặt khác, đối với doanh
nghiệp thu nhập của người lao động còn là một bộ phận cấu thành của chi phí kinh
doanh, nó luôn được tính toán và quản lý chặt chẽ. Do đó, khi trả lương cho người
lao động phải hợp lý, tiết kiệm, góp phần động viên, thúc đẩy người lao động làm
việc đạt hiệu quả cao nhất.
Đối với người lao động, tiền lương là khoản thu lao mà họ nhận được thông
qua lao động sản xuất, phần thu nhập chủ yếu đối với đại đa số lao động trong xã
hội, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của họ. Phần đấu nâng
cao thu nhập là mong muốn của mỗi người lao động. Mong muốn này tạo động lực
để người lao động phát triển trình độ và khả năng của mình. Tăng thu nhập cho
người lao động là góp phần cải thiện đời sống cho họ, động viên, thúc đẩy họ làm
việc tích cực.
Về mặt xã hội, thu nhập của người lao động là yếu tố cấu thành nên tổng thu
nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người thể hiện mức sống của toàn xã hội,
thể hiện sự giàu mạnh của một đất nước. Hơn nữa, thu nhập của người lao động ổn
định sẽ là nền tảng để phát triển các lĩnh vực khác như văn hóa, giáo dục, y tế, thể
dục thể thao….Từ đó giúp cho con người phát triển cả về mặt vật chất lẫn tinh thần,
trí tuệ. Như vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thu nhập của người lao động
có một ý nghĩa vô cùng to lớn cả về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội. Dó đó
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp K4HK1A


1
Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyên đề tốt nghiệp
công tác phân tích thống kê thu nhập của người lao động cần phải được đặc biệt coi
trọng. Cần phải thường xuyên phân tích, đánh giá về thu nhập của người lao động
để đảm bảo sự hài hòa về lợi ích giữa người lao động và doanh nghiệp
Mặt khác, từ kết quả điều tra sơ bộ về tình hình Công ty cổ phần Quốc Tế
MBA em nhận thấy tình hình thu nhập của người lao động ở đây còn chưa được ổn
định và hợp lý. Công tác phân tích thống kê về thu nhập của người lao động ở Công
ty cũng chưa được coi trọng. Do vậy, việc nghiên cứu, phân tích tình hình thu nhập
của người lao động trong công ty là vô cùng cần thiết để giúp cho người lao động
có thu nhập ổn định, phù hợp với hao phí lao động mà họ đã bỏ ra từ đó khuyến
khích người lao động hăng say làm việc, nâng cao năng suất lao động đồng thời
giúp cho Công ty quản lý tốt phần chi phí dùng để trả lương cho người lao động, từ
đó giúp cho việc tiết kiệm chi phí kinh doanh, nâng cao lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài.
Thông qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu lý luận kết hợp với quá trình tìm hiểu
thực tế tại Công ty Cổ phần Quốc Tế MBA, em nhận thấy thu nhập của người lao
động có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo đời sống của người lao động cũng
như trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.Với mong muốn tìm hiểu về
tình hình thu nhập của người lao động nói chung và tìm hiểu tình hình thu nhập của
người lao động nói riêng trong Công ty Cổ phần Quốc tế MBA, em xin lựa chọn đề
tài: “Phân tích thống kê tình hình thu nhập của người lao động trong Công ty Cổ
Phần Quốc Tế MBA” làm chuyên đề tốt nghiệp.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu thứ nhất, thông qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu về thu nhập của
người lao động tại Công ty Cổ phần Quốc Tế MBA giúp hoàn thiện lý luận về thu
nhập của người lao động, cụ thể là: hiểu rõ hơn về khái niệm thu nhập, tầm quan
trọng của thu nhập đối với xã hội, đối với doanh nghiệp và đối với bản thân người
lao động, các chỉ tiêu thống kê thu nhập của người lao động. Đồng thời, hoàn thiện

phương pháp nghiên cứu về tình hình thu nhập của người lao động bao gồm các
phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp K4HK1A
2
Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyên đề tốt nghiệp
Mục tiêu thứ hai, thông qua việc phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập của người lao động qua các chỉ tiêu giúp đánh giá một cách chính xác
tình hình thu nhập quản lý thu nhập của người lao động trong Công ty Cổ phần
Quốc Tế MBA.
Mục tiêu thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình thu nhập của người
lao động trong công ty, đưa ra những giải pháp nhằm quản lý và sử dụng có hiệu
quả thu nhập của người lao động mà cụ thể là quỹ tiền lương của Công ty, góp phần
tăng thu nhập cho người lao động song vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí cho Công ty.
1.4. Phạm vi nghiên cứu.
Về mặt nội dung: chuyên đề nghiên cứu thu nhập của người lao động trong đó
đi sâu phân tích yếu tố tiền lương trong thu nhập của người lao động.
Về mặt không gian và thời gian: chuyên đề nghiên cứu thu nhập của người lao
động tại Công ty Cổ phần Quốc Tế MBA trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến
năm 2009.
1.5. Một số vấn đề lý luận cơ bản về Thu Nhập của người lao động.
1.5.1. Những vấn đề lý luận chung về thu nhập của người lao động
1.5.1.1. Khái niệm và vai trò thu nhập của người lao động .
a. Khái niệm thu nhập của người lao động.
Thu nhập của người lao động là tất cả các khoản thu tính bằng tiền mà người
lao động đó nhận được dưới hình thức trả công lao động bao gồm cả tiền lương
(tiền công, tiền thưởng, tiền bồi dưỡng ăn ca, …)
Thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp gồm những khoản sau:
- Tiền lương cơ bản
- Các khoản có tính chất tiền lương: Phụ cấp thường xuyên (phụ cấp trách
nhiệm, phụ cấp độc hại, …)

- BHXH trả thay lương do ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, thực
hiện sinh đẻ có kế hoạch.
- Các khoản phụ cấp khác: Phúc lợi, ngày lễ, ngày tết, trợ cấp, khen thưởng

Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp K4HK1A
3
Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyên đề tốt nghiệp
Trong đó, tiền lương là bộ phận cơ bản trong tổng thu nhập của người lao động.
Nguồn thu từ tiền lương và các khoản có tính chất lương của người lao động ở Việt
Nam vẫn giữ vai trò chủ yếu trong việc đảm bảo mức sống của người lao động
b. Vai trò của thu nhập của người lao động
- Đối với người lao động: Thu nhập giúp ngưòi lao động và gia đình họ trang
trải các khoản chi tiêu sinh hoạt và dịch vụ. Người lao động làm việc với nhu cầu
chính của họ là đem lại nguồn thu nhập cho chính bản thân và gia đình họ.Thu nhập
nhận được là động lực chính khiến người lao động làm việc.Vì vậy, khi người lao
động làm việc đạt hiệu quả cao phải được trả lương cao hơn. Tiền lương phải đảm
bảo khuyên khích người lao động nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu
quả lao động, tiền lương phải khuyến khích lao động có tài năng, khuyến khích lao
động sáng tạo góp phần điều phối và ổn định lao động xã hội.
- Đối với doanh nghiệp: thu nhập có vai trò rất lớn trong việc kích thích người
lao động nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả làm việc, khuyến khích lao
động giỏi, khuyến khích lao động sáng tạo. Từ đó nâng cao năng suất toàn doanh
nghiệp, hạ giá bán sẩn phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường. Thu nhập mà doanh nghiệp đem lại cho người lao động quyết định sự duy
trì và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có được nguồn
nhân lực mạnh hay yếu phụ thuộc rất lớn chính sách tiền lương của doanh nghiệp
đó. Chính sách tiền lương của doanh nghiệp phù hợp thì ngoài việc giữ được người
lao động ở lại doanh nghiệp còn có khả năng thu hút lao động từ ngoài doanh
nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp không thực hiện tốt chế độ, chính sách tiền lương
thì người lao động rời doanh nghiệp đó đi sang doanh nghiệp khác.

1.5.1.2. Các chỉ tiêu thống kê thu nhập của người lao động.
a. Tổng thu nhập của người lao động.
Tổng thu nhập của người lao động là toàn bộ thu nhập tính bằng tiền mà người
lao động nhận được trong một thời gian nhất định (tháng, quý, năm). Theo chế độ
báo cáo thống kê hiện nay, thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp thương
mại được báo cáo theo kỳ hạn 6 tháng và năm.
 Quỹ tiền lương.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp K4HK1A
4
Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyên đề tốt nghiệp
Khái niệm: Quỹ tiền lương là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí tiền lương của
doanh nghiệp được sử dụng trong kỳ để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, bao gồm cả
quỹ lương cho lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
Phân loại:
 Nếu căn cứ vào hình thức trả lương thì quỹ tiền lương của doanh nghiệp
bao gồm ba loại: Quỹ tiền lương sản phẩm, quỹ tiền lương thời gian và quỹ tiền
lương bổ sung.
- Quỹ tiền lương sản phẩm: là tổng số tiền lương trả cho lao động căn cứ vào
số lượng sản phẩm mà họ tiêu thụ có thể xác định theo ba trường hợp.
Trường hợp 1: Tính theo sản phẩm tiêu thụ, công thức:
Quỹ tiền luơng thực hiện =
Đơn giá tiền
lương
x
Khối lượng sản phẩm
hàng hóa thực hiện
Đơn giá tiền lương được tính cho một đơn vị sản phẩm (hoặc sản phẩm quy
đổi) theo công thức:
Đơn giá tiền lương ==
Tổng mức tiền lương

Khối lượng sản phẩm đã hoàn thành
Trong đó nội dung của tổng mức tiền lương dùng để xác định đơn giá tiền
lương bao gồm:
- Tiền lương theo các đơn vị sản phẩm đã hoàn thành bao gồm: hệ số và mức
lương theo cấp bậc công việc, định mức lao động (định mức sản lượng, định mức
thời gian), hệ số và mức lương phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm
thêm …
- Tiền lương của viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành và phục vụ
bao gồm: hệ số lương và mức lương bình quân của viên chức chuyên môn, nghiệp
vụ, thừa hành, phục vụ, tiền lương chức vụ; định mức lao động của viên chức
chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ; hệ số và mức phụ cấp lương các loại
(kể cả phụ cấp chức vụ nếu có).
Trường hợp 2: Tính theo lợi nhuận, công thức:
Quỹ tiền lương thực hiện = Đơn giá tiền lương x Lợi nhuận thực hiện
Lợi nhuận thực hiện == Tổng doanh thu x Tổng chi phí
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp K4HK1A
5
Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyên đề tốt nghiệp
thực hiện thực hiện
+ Tổng doanh thu thực hiện bao gồm toàn bộ số tiền thu được về tiêu thụ sản
phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ theo quy định của Nhà nước.
+ Tổng chi phí thực hiện bao gồm các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ trong giá
thành sản phẩm và cung cấp dịch vụ (chưa có tiền lương) và các khoản nộp ngân
sách Nhà nước theo quy định hiện hành.
Quỹ lương của doanh nghiệp xác định theo cách này giúp loại trừ ảnh hưởng
của các nhân tố khách quan tới quỹ tiền lương mà Nhà nước cho phép như toàn bộ
chi phí không có tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương.
Trong công thức trên đơn giá tiền lương được tính từ tổng doanh thu trừ chi
phí, xác định theo công thức:
Đơn giá

tiền lương
=
Quỹ tiền lương kế hoạch
Tổng doanh thu kế
hoạch
+
Tổng chi phí kế hoạch(chi phí kế
hoạch chưa có tiền lương)
Trong đó:
Quỹ tiền lương
kế hoạch
=
Tổng lao động định
biên hợp lý
x
Tiền lương bq
theo chế độ
(Kể cả hệ số và mức phụ cấp các loại)
Quỹ tiền lương kế hoạch không bao gồm tiền lương của giám đốc, phó giám
đốc và kế toán trưởng mà được tính theo công thức:
Quỹ tiền lương
theo chế độ
=
Mức lương tối
thiểu
x
Hệ số cấp bậc
bình quân
 Nếu căn cứ vào mức độ tham gia của người lao động trong quá trình sản
xuất kinh doanh, quỹ tiền lương của doanh nghiệp được phân thành quỹ tiền lương

sản xuất và quỹ tiền lương không sản xuất.
- Quỹ tiền lương sản xuất.
Là quỹ tiền lương của người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh. Quỹ tiền lương sản xuất được xác định bằng một trong 2 phương pháp
như đã trình bày ở trên.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp K4HK1A
6
Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyên đề tốt nghiệp
- Quỹ tiền lương không sản xuất: bao gồm quỹ tiền lương của cán bộ lãnh
đạo (giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng,…) và quỹ tiền lương của nhân viên
hành chính sự nghiệp.
Quỹ tiền lương của lãnh đạo, nhân viên làm việc ở các phòng ban nghiệp vụ là
toàn bộ số tiền trả theo chức vụ thang lương, bảng lương và thời gian làm việc thực
tế.
 Nếu căn cứ vào thời gian làm việc thực tế của người lao động để trả lương
thì quỹ tiền lương của doanh nghiệp được chia thành:
- Quỹ tiền lương trực tiếp: là tổng số tiền trả cho người lao động căn cứ vào
số giờ làm việc trong kỳ.
- Quỹ tiền lương giờ là tiền lương trả cho công nhân theo giờ làm việc thực
tế trong và ngoài chế độ lao động đã quy định và các khoản tiền thưởng gắn liền với
tiền lương giờ như tiền năng suất, tiền thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu, chất lượng
sản phẩm tốt …
- Quỹ tiền lương ngày là tiền trả cho công nhân theo ngày công, công tác
thực tế trong và ngoài lao động quy định kèm theo các khoản phụ cấp trong phạm vi
ngày công tác như tiền trả cho thời gian ngừng làm việc trong ca không do lỗi của
công nhân, tiền trả cho phế phẩm trong mức quy định …
- Quỹ tiền lương tháng (quý, năm): là tiền lương trả cho công nhân viên của
doanh nghiệp trong tháng (quý, năm) bao gồm tiền lương ngày và các khoản phụ
cấp khác trong tháng như tiền trả cho công nhân nghỉ phép năm, tiền trả cho thời
gian ngừng làm việc cả ngày trong tháng không phải do lỗi công nhân, phụ cấp

thâm niên, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm …
Trong các loại tổng quỹ lương nói trên ta thấy tổng quỹ lương giờ phản ánh rõ
ràng và chính xác nhất tiền lương trả cho kết quả lao động cuẩ công nhân. Còn tổng
quỹ lương ngày và quỹ lương tháng (quý, năm) phản ánh không chính xác bằng vì
trong đó còn bao gồm các khoản phụ cấp khác.
Cơ cấu của quỹ tiền lương bao gồm: lương chính (lương cơ bản) và lương phụ.
Lương chính lại bao gồm lương trực tiếp và phụ cấp lương, trong đó: lương trực
tiếp là khoản tiền lương trả trực tiếp cho ngươi lao động theo chức vụ, theo sản
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp K4HK1A
7
Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyên đề tốt nghiệp
phẩm, theo mức khoán hoặc theo thời gian; phụ cấp lương bao gồm các khoản phụ
cấp làm đêm, thêm giờ, trách nhiệm, thâm niên, tiền thưởng năng suất, tiết kiệm, trợ
cấp khu vực …;lương phụ là khoản tiền nhận được từ công tác phí, nhuận bút, nghỉ
phép, đi học …
Chỉ tiêu quỹ tiền lương có thể được tính cho từng doanh nghiệp, từng hoặc toàn
bộ nền kinh tế quốc dân.
 Hệ số phụ cấp lương.
+ Khái niệm: Hệ số phụ cấp lương là quan hệ tỷ lệ giữa các loại quỹ lương
hoặc giữa các mức lương bình quan theo thời gian với nhau. Hệ số phụ cấp lương
cho phép nghiên cứu sự bình đẳng theo chiều dọc trong phân phối thu nhập.
+ Các loại hệ số phụ cấp lương:
Hệ số phụ cấp lương giờ =
Quỹ tiền lương giờ
Quỹ tiền lương trực tiếp
Hệ số phụ cấp lương ngày =
Quỹ tiền lương ngày
Quỹ tiền lương giờ
Hệ số phụ cấp lương
tháng (quý, năm)

=
Quỹ tiền lương tháng (quý, năm)
Quỹ tiền lương ngày
b. Tỷ suất thu nhập của người lao động
Tỷ suất thu nhập của người lao động trong thương mại là chỉ tiêu tương đối
được tính bằng cách so sánh giữa mức thu nhập với mức tiêu thụ hàng hóa.
Gọi: ΣX: Tổng thu nhập của người lao động
ΣM: Tổng mức tiêu thụ hàng hóa.
X

: tỷ suất thu nhập của người lao động
'
X
X
M
=


hoặc
100' ×=


M
X
X
Chỉ tiêu tỷ suất thu nhập phản ánh mối quan hệ giữa kết quả của lao động (mức
tiêu thụ hàng hóa) với mức trả công lao động 1 đơn vị mức tiêu thụ hàng hóa thì
người lao động trả bao nhiêu tiền công. Tỷ suất thu nhập càng lớn thì càng có lợi
cho người lao động
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp K4HK1A

8
Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyên đề tốt nghiệp
c. Thu nhập bình quân
 Mức thu nhập bình quân được tính bằng các chỉ tiêu sau:
+ TN bình quân 1 lao động trong kỳ:
TN bình quân 1 lao động
trong kỳ
==
Tổng thu nhập của lao động trong kỳ
Số lao động trong kỳ
+ TN bình quân 1 lao động/ tháng trong năm:
TN bình quân 1 lao
động/tháng trong năm
==
Tổng thu nhập cả năm
Số lao động trong năm
+ TN bình quân 1 ngày công:
TN bình quân 1 ngày công ==
Tổng thu nhập trong kỳ
Số ngày công trong kỳ
Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh thu nhập của người lao động
X =
X
x T
X = X

x M
1.5.2. Nội dung nghiên cứu thống kê thu nhập của người lao động
- Phân tích chung về tình hình thu nhập của người lao động trong Công ty Cổ
phần Quốc tế MBA: thông qua việc phân tích các số liệu về tổng thu nhập và thu

nhập bình quân của người lao động trong các năm từ 2006 đến 2009 để thấy được
một cách tổng quát tình hình thu nhập của người lao động tại Công ty trong thời
gian vừa qua.
- Phân tích cơ cấu thu nhập của người lao động trong Công ty Cổ phần Quốc
Tế MBA: thông qua việc phân tích tỷ trọng của các bộ phận cấu thành thu nhập của
người lao động trong Công ty thấy được cơ cấu thu nhập và sự thay đổi cơ cấu thu
nhập của người lao động trong các năm 2008 và 2009
- Phân tích thu nhập bình quân của người lao động: bao gồm việc phân tích xu
hướng biến động và các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập bình quân qua đó thấy được
sự biến động của thu nhập bình quân của người lao động qua các năm và nguyên
nhân dẫn tới sự biến động đó.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp K4HK1A
9
Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyên đề tốt nghiệp
- Phân tích tổng thu nhập của người lao động.: trong đó phân tích sự biến động
và các nhân tố ảnh hưởng tới tổng thu nhập của người lao động từ đó thấy được xu
hướng biến động của tổng thu nhập và các nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi đó.
- Phân tích tổng hợp tình hình sử dụng lao động và thu nhập của người lao
động: là việc phân tích tổng quát tình hình lao động và thu nhập của người lao động
từ đó rút ra các kết luận về sự hợp lý trong sử dụng lao động và thu nhập của người
lao động trong Công ty.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp K4HK1A
10
Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ MBA
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp thu thập
a. Phương pháp phiếu điều tra

Phương pháp phiếu điều tra là phương pháp thu thập dữ liệu thông qua việc sử
dụng các phiếu điều tra khảo sát.
b. Phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập dữ liệu thông qua việc trao
đổi, phỏng vấn những người có liên quan.
c. Phương pháp quan sát thực tế
Phương pháp quan sát thực tế là phương pháp thu thập dữ liệu thông qua quá
trình trực tiếp quan sát, xem xét, đánh giá, các hoạt động tại đơn vị điều tra khảo
sát.
d. Các phương pháp khác.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua nghiên cứu các tài liệu của công ty.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
như: tivi, đài, báo chí, các trang web, các công trình nghiên cứu trước…
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu.
a. Phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình.
- Số tuyệt đối.
Số tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng thực tế của hiện tượng
trong điều kiện lịch sử cụ thể, số tuyệt đối nói lên số đơn vị trong tổng thể hoặc trị
số của một chỉ tiêu thống kê nào đó.
Số tuyệt đối được dùng làm căn cứ để xây dựng kế hoạch và kiểm tra thực hiện
kế hoạch ở các doanh nghiệp, các đơn vị, các tổ chức kinh tế. Số tuyệt đối được
đùng làm căn cứ tính số tương đối, số trung bình vì vậy kết quả của số tuyệt đối sẽ
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp K4HK1A
11
Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyên đề tốt nghiệp
ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả số tương đối, số trung bình cũng như kết luận về
hiện tượng nghiên cứu.
- Số tương đối.
Số tương đối trong thống kê là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức
độ của hiện tượng kinh tế xã hội, số tương đối nói lên quan hệ tỉ lệ, tốc độ phát

triển, trình độ phổ biến của hiện tượng.
Số tương đối giúp nghiên cứu hiện tượng một cách sâu sắc, toàn diện hơn so
với số tuyệt đối. Kết quả số tương đối giúp ta đánh giá, phê phán hiện tượng. Số
tương đối được dùng làm căn cứ để xây dựng kế hoạch và kiểm tra tình hình thực
hiện kế hoạch, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đặc biệt là các chỉ tiêu có phạm vi rộng
trong toàn ngành, toàn bộ nền kinh tế. Trong một số trường hợp, người ta còn dùng
số tương đối để đảm bảo tính chất bí mật của con số trong lĩnh vực an ninh quốc
phòng.
- Số trung bình.
Số trung bình trong thống kê là chỉ tiêu biểu hiện mức độ phổ biến của hiện
tượng bao gồm nhiều đơn vị cùng loại xét theo một tiêu thức nào đó.
Số trung bình giúp ta so sánh những hiện tượng không có cùng quy mô để rút
ra nhận xét cơ bản về hiện tượng nghiên cứu. Số trung bình được dùng để nghiên
cứu xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất
định.
b. Phương pháp dãy số thời gian.
Dãy số thời gian là một dãy các trị số của chỉ tiêu thông kê được sắp xếp theo
thứ tự thời gian.
Dãy số thời gian là một phương pháp phân tích thống kê dùng để phân tích xu
hướng biến động của hiện tượng theo thời gian, dựa vào kết quả các chỉ tiêu phân
tích dãy số ta có nhận xét về mức độ biến động, tốc độ phát triển của hiện tượng
trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, dựa vào dãy số thời gian người ta
có thể áo dụng các phương pháp để dự đoán thống kê hiện tượng trong thời gian tới.
Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian bao gồm: Mức độ trung bình theo thời gian,
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp K4HK1A
12
Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyên đề tốt nghiệp
lượng tăng giảm tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc độ tăng (giảm), giá trị tuyệt đối 1%
tăng giảm.
c. Phương pháp chỉ số.

Chỉ số trong thống kê là loại chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa
các mức độ của một hiện tượng kinh tế xã hội.
Chỉ số được dùng để biểu hiện sự biến động của hiện tượng qua thời gian, qua
không gian và trong quá trình thực hiện kế hoạch. Chỉ số là một phương pháp phân
tích tổng hợp dùng để thể hiện vai trò và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến
sự biến động chung của toàn bộ hiện tượng phức tạp.
2.2 Đánh giá tổng quan và ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới tình hình thu
nhập của người lao động tại Công ty Cổ phần Quốc Tế MBA
2.2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Quốc Tế MBA
2.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Quốc tế MBA
Tên giao dịch: Công ty cổ phần Quốc tế MBA
Trụ sở chính: số 11 ngõ 51 Lãng Yên – Thanh Lương – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Loại hình doanh nghiệp: công ty Cổ phần
Tổng Giám đốc: Nguyễn Xuân Quỳnh
Tel:0422141947 0422606165- Fax: 04.35540635.
Tài khoản ngân hàng: 6517829. tại ngân hàng ACB Hà Nội
Thông tin khác: Thành lập ngày 20/7/2004 theo giấy phép kinh doanh số:
0103046868. Mã số thuế: 0101400318
Trải qua 7 năm hình thành và phát triển, tình hình kinh doanh của Công ty ngày
một phát triển và lớn mạnh hơn. Các mặt hàng kinh doanh của công ty luôn đảm
bảo chất lượng và được mọi khách hàng tin dùng. Công ty đã từng phân phối sản
phẩm của mình cho rất nhiều khách hàng, trong số đó có thể kể đến một số khách
hàng lớn như:Tổng công ty cửa nhựa Eurowindows, Công trình Keangnam,
PrimeWindows, tổng công ty Kính Miền Bắc…
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp K4HK1A
13
Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty luôn làm ăn có lãi, thực hiện tốt việc nộp thuế vào ngân sách nhà
nước, đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được đảm bảo hơn,

cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Do đó, cán bộ công nhân viên trong công ty luôn
làm việc hết mình trong sự nghiệp phát triển xây dựng hình ảnh Công ty.
2.2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.
Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp:
- Kinh doanh các loại sơn và giao cho các cửa hàng đại lý và khách bán lẻ.
- Kinh doanh độc quyền các loại keo Silicone KCC ( Hàn Quốc)
- Thi công sơn các loại
- Tư vấn sử dụng các loại keo, sơn…
2.2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp K4HK1A
Giám đốc
Phòng
Kinh
Doanh
(TPKinh
Doanh)
Phòng Kế
Toán
(Kế Toán
Trưởng)
Phòng
Hành
Chính
Nhân Sự
(TPHC)
Nhân
Viên
Kinh

Doanh
Kế
Toán
Bán
Hàng
Kế
Toán
Kho
Kế
Toán
Công
Nợ
Nhân
viên
vận
chuyển
,thi
công
Nhân
Viên
Lễ
Tân,
Văn
Phòng
Nhân
viên
Tuyển
Dụng
Nhân
Sự

14
Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyên đề tốt nghiệp
* Ban giám đốc: có nhiệm vụ xây dựng định hướng, xác định mục tiêu chiến lược,
lập kế hoạch thực hiện các mục tiêu, và tổ chức thực hiện kế hoạch tới các phòng ban,
các bộ phận. Kiểm tra, giám sát các hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh, các
công việc của phòng ban, bộ phận và đánh giá kết quả đạt được.
* Khối văn phòng: bao gồm các phòng ban:
Phòng hành chính nhân sự: có nhiệm vụ thực hiện công tác tổ chức về nhân
sự, tham mưu cho ban giám đốc trong việc đào tạo, tuyển dụng nhân viên, sắp xếp
nhân sự công ty. Quản lý chế độ lao động, tiền lương, văn thư, lưu trữ…
Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tâm lý khách hàng và
tìm kiếm thị trường tiêu thụ, thực hiện các công việc trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm.
Phòng kế toán: thực hiện công tác hạch toán kế toán theo quy định hiện hành,
giám sát về mặt tài chính trong quá trình hoạt động của công ty. Thực hiện các
nghĩa vụ với nhà nước, lập báo cáo tài chính và tổ chức phân tích thống kê các hoạt
động kinh tế theo yêu cầu của ban giám đốc.
2.2.1.4. Các hình thức trả lương trong Công ty.
Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Cụ thể là theo số ngày làm
việc của người lao động trong tháng. Bên cạnh đó Công ty kết hợp trả lương theo
thâm niên công tác.
2.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới tình hình thu nhập của người lao
động.
2.2.2.1. Các yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp.
- Thuận lợi:
Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của
người lao động là doanh thu của doanh nghiệp. Nếu doanh thu của doanh nghiệp
lớn thì thu nhập của người lao động cũng tăng theo và ngược lại. Trong thời gian
những năm gần đây, kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Quốc Tế MBA không
ngừng được nâng cao, do vậy thu nhập của người lao động trong công ty cũng được

cải thiện rất nhiều. Đây là một thuận lợi lớn đối với bản thân công ty nói chung và
với người lao động nói riêng.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp K4HK1A
15
Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyên đề tốt nghiệp
Bên cạnh đó, công tác quản lý thu nhập của người lao động cũng có những
điểm thuận lợi do số lượng lao động trong công ty không lớn nên việc quản lý dễ
dàng hơn, có thể quản lý một cách cụ thể tình hình thu nhập của từng lao động trong
công ty.
Ngoài ra công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đối với toàn bộ
nhân viên trong công ty nên công tác quản lý tiền lương đơn giản, thuận tiện hơn so
với việc áp dụng nhiều hình thức trả lương cùng một lúc.
- Khó khăn:
Công tác kế toán, thống kê thu nhập của người lao động trong Công ty chưa
được thực hiện một cách chặt chẽ do vậy ảnh hưởng tới công tác quản lý thu nhập
của người lao động trong Công ty. Cụ thể là các khoản thu nhập khác ngoài lương
của người lao động chưa được kê khai một cách đầy đủ và cụ thể, dẫn đến khó khăn
trong việc tổng hợp thu nhập của người lao động. Công tác thống kê thu nhập tại
doanh nghiệp chưa được quan tâm một cách đúng mức, do vậy dẫn tới tình trạng
thiếu các thông tin liên quan tới tình hình thu nhập của người lao động gây khó
khăn trong việc phân tích, đánh giá tình hình thu nhập của người lao động.
2.2.2.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
- Thuận lợi:
Việc thay đổi chính sách của nhà nước về vấn đề tiền lương trong đó có quyết
định nâng mức lương tối thiếu cho người lao động đã ảnh hưởng rất tích cực đến
tình hình thu nhập của người lao động khiến cho thu nhập của hầu hết người lao
động tại công ty đều được nâng lên.
Bên cạnh các chính sách của nhà nước là cuộc cạnh tranh thu hút lao động có
chất lượng cao giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành. Cuộc cạnh tranh này ảnh
hưởng tích cực tới thu nhập của những lao động có trình độ và năng lực cao. Theo

đó, Công ty sẽ trả lương cao và các ưu đãi nhất định đối với những lao động có chất
lượng tốt nhằm giữ chân lao động đó lại Công ty.
- Khó khăn:
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp K4HK1A
16
Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyên đề tốt nghiệp
Cuộc khủng hoảng kinh tế đầu năm 2009 dẫn tới tình trạng suy thoái của nền
kinh tế đất nước. Khi nền kinh tế đi vào suy thoái, tình hình kinh doanh của Công ty
cũng gặp nhiều khó khăn từ đó ảnh hưởng xấu tới thu nhập của người lao động.
Cũng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến cho nhiều doanh
nghiệp phá sản hoặc giải thể dẫn đến một số lượng lớn lao động không có việc làm.
Tình hình cung và cầu lao động, thất nghiệp trên thị trường lao động ảnh hưởng rất
lớn đến số lượng tiền công mà người chủ sử dụng sức lao động sẽ đưa ra để thu hút
và gìn giữ người lao động có trình độ. Tình trạng cung lao động lớn hơn cầu về lao
động như hiện nay sẽ dẫn đến dư thừa lao động, khi đó sẽ có nhiều người cần việc
hơn là số lượng công việc cần đáp ứng, theo đó mức lương của người lao động sẽ
có xu hướng giảm xuống.
2.3. Tổng hợp kết quả điều tra tại Công ty Cổ phần quốc tế MBA
2.3.1. Tổng hợp kết quả điều tra thông qua phiếu điều tra.
Tổng số phiếu điều tra phát ra: 5 phiếu
Tổng số phiếu điều tra thu về: 5 phiếu
Các đối tượng được phát phiếu điều tra bao gồm: phó giám đốc công ty,
trưởng phòng kế toán, trưởng phòng tổ chức, các nhân viên thuộc phòng kế toán,
nhân viên thuộc phòng kinh doanh
Kết quả điều tra như sau:
1. Đánh giá về vai trò của công tác phân tích và dự báo thống kê trong việc xây
dựng và đánh giá thực hiện kế hoạch trong doanh nghiệp.
Vai trò của công tác thống kê Số phiếu Tỷ lệ (%)
Vai trò rất quan trọng 1 20
Vai trò quan trọng 4 80

Vai trò nhỏ, không quan trọng 0 0
Không có vài trò gì 0 0
2. Công ty có thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ và thực hiện nộp báo
cáo thống kê định kỳ theo kỳ báo cáo năm.
3. Những nội dung cần phân tích thống kê trong doanh nghiệp bao gồm: doanh
thu, lợi nhuận, chi phí kinh doanh, vốn, lao động, hàng hóa dịch vụ mua vào bán ra,
thu nhập.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp K4HK1A
17
Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyên đề tốt nghiệp
4. Mức độ quan trọng của các chỉ tiêu nêu trên:
Trong số các chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu quan trọng nhất là phân tích thống kê
doanh thu, lợi nhuận, chi phí. Bên cạnh đó việc phân tích thống kê các chỉ tiêu còn
lại cũng rất quan trọng.
5. Hiện nay doanh nghiệp có thực hiện công tác thống kê thu nhập của người
lao động.
6. Những tồn tại trong công tác thống kê, cụ thể trong công tác thống kê thu
nhập của người lao động:
Công tác thống kê trong doanh nghiệp do phòng kế toán đảm nhận nên không
được quan tâm một cách đúng mức vì số lượng nhân viên phòng kế toán có hạn và
số lượng công việc của phòng kế toán là rất lớn
Công tác thống kê thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp còn chưa
được chi tiết do thiếu các tài liệu liên quan đến các khoản thu nhập khác ngoài
lương như các khoản tiền thưởng, trợ cấp,…
7.Tình hình thu nhập của người lao động trong công ty
Mức độ ổn định Số phiếu Tỷ lệ (%)
Rất ổn định 0 0
Tương đối ổn định 4 80
Không ổn định 1 20
8. Đánh giá về mức độ phù hợp giữa thu nhập và năng lực của người lao động.

Mức độ phù hợp Số phiếu Tỷ lệ (%)
Phù hợp 3 60
Chưa phù hợp 2 40
9. Hình thức trả lương mà doanh nghiệp đang áp dụng:
Trả lương theo thời gian. Cụ thể là theo số ngày làm việc trong tháng
10. Ngoài tiền lương doanh nghiệp còn có các loại tiền thưởng khác như:
Thưởng vượt doanh thu, thưởng nhân dịp lễ, tết, thưởng cuối năm…
11. Các hình thức tiền thưởng phần nào đã khuyến khích được tình thần làm
việc của người lao động.
12. Kiến nghị về thu nhập của người lao động trong Công ty đối với ban lãnh
đạo:
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp K4HK1A
18
Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyên đề tốt nghiệp
- Số tiền thưởng khác ngoài lương tuy đã có nhưng vẫn còn ít, cần tăng thêm
tiền thưởng để khuyến khích hơn nữa tinh thần làm việc của người lao động.
- Có các biện pháp nhằm ổn định hơn nữa thu nhập của người lao động.
2.3.2. Đánh giá về kết quả đạt được qua cuộc điều tra tại Công ty Cổ phần Quốc
Tế MBA
Thông qua cuộc điều tra tại Công ty Cổ phần Quốc Tế MBA, em nhận thấy ban
lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên trong Công ty đã hiểu được tầm quan trọng
của công tác thống kê trong doanh nghiệp và thu nhập của người lao động đối với
doanh nghiệp. Từ đó ban lãnh đạo Công ty đã có những định hướng nhằm nâng cao
thu nhập của Công ty cũng như thu nhập của người lao động trong Công ty.
Về tình hình thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp, hầu hết cán bộ
công nhân viên trong công ty đều cảm thấy thu nhập của người lao động trong Công
ty là tương đối ổn định và phù hợp với khả năng của mỗi người, tuy nhiên các
khoản tiền thưởng khác ngoài lương của người lao động chưa được nhiều và chưa
thực sự thúc đẩy tinh thần lao động của công nhân viên trong công ty.
2.4. Phân tích thực trạng tình hình thu nhập của người lao động tại Công ty Cổ

Phần Quốc Tế MBA
2.4.1. Phân tích chung về tình hình thu nhập của người lao động.
Bảng số 1: phân tích chung về tình hình thu nhập của người lao động
Đơn vị tính: triệu đồng

Năm
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
So sánh năm
2007 với năm
2008
So sánh năm
2008 với năm
2009
Số
tuyệt
đối
Số
tương
đối(%)
Số
tuyệt
đối
Số
tương

đối(%)
Tổng thu nhập 882 912 820.8 30 3.4 -91.2 -10
TNBQ 1 lao động /năm 42 48 45,6 6 14,28 -2,4 -5
TNBQ 1 lao động/ tháng 3,5 4 3,8 0,5 14,28 -0,2 -5
Thu nhập của người lao động tại Công ty năm 2008 tăng so với năm 2007
nhưng đến năm 2009 lại giảm xuống. Cụ thể:
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp K4HK1A
19
Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyên đề tốt nghiệp
Tổng thu nhập của người lao động năm 2008 là 912 triệu đồng tăng 30 triệu
đồng so với năm 2007 tương ứng với tỷ lệ tăng 3.4%, đến năm 2009 tổng thu nhập
của người lao động giảm xuống còn 820.8 triệu đồng, so với năm 2008 giảm 91.2
triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 10%.
Thu nhập trung bình trên tháng của người lao động năm 2008 tăng 0,5 triệu
đồng so với năm 2007 tương ứng với tỷ lệ tăng 14,28%. Trong khi đó thu nhập
trung bình trên tháng của người lao động năm 2009 chỉ còn 3,8 triệu đồng, giảm 0,2
triệu đồng so với năm 2008 tương ứng với tỷ lệ giảm 5%.
Nhìn chung thu nhập của người lao động qua các năm có sự biến động, tuy
nhiên biến động này không lớn và mức thu nhập người lao động nhận được có thể
trang trải được các khoản chi phí sinh hoạt cần thiết, đảm bảo cuộc sống ổn định.
2.4.2. Phân tích cơ cấu thu nhập.
Bảng số 2: cơ cấu thu nhập của người lao động.
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 So sánh
Số tiền
(trđ)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền

(trđ)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(trđ)
Tỷ trọng
(%)
Tiền lương cơ bản 843.6 92,5 768.96 93,68 -74.64 1,18
Tiền thưởng 45.6 5 32.4 3,95 -13.2 -1,05
Thu nhập khác 22.8 2,5 19.44 2,37 -3.36 - 0,13
Tổng thu nhập 912 100 820.8 100 -91.2 -
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy tiền lương cơ bản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng thu nhập. Tỷ trọng tiền lương cơ bản trong tổng thu nhập năm 2008 là
92,5%, năm 2009 là 93,68% tăng 1,18% so với năm 2008. Tuy nhiên tiền lương
năm 2009 giảm so với năm 2008 là 74.64 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 8.84%
Tiền thưởng năm 2009 cũng giảm so với năm 2008 là 13.2 triệu đồng tương
ứng với tỷ lệ giảm 28.94%, tỷ trọng tiền thường trong tổng thu nhập năm 2009 cũng
giảm 1,05% so với năm 2008.
Thu nhập khác năm 2009 giảm 3.36 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng tỷ
lệ giảm 14.74 %. Tỷ trọng thu nhập khác năm 2009 giảm 0,13% so với năm 2008.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp K4HK1A
20
Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyên đề tốt nghiệp
Nguyên nhân của việc thu nhập của người lao động giảm là do trong năm 2009
việc kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn, do đó công ty đã cắt bớt các
khoản tiền thưởng và thu nhập khác, ngoài ra cũng cắt giảm tiền lương của người
lao động.
2.4.3. Phân tích thu nhập bình quân.
2.4.3.1. Phân tích biến động thu nhập bình quân.
Bảng số 3: biến động thu nhập bình quân của người lao động.

Chỉ tiêu
Năm
TNBQ
(trđ)
Lượng tăng (giảm)
tuyệt đối (trđ)
Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (giảm) (%)
Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc
2005 2,8 - - - - - -
2006 3 0.2 0,2 107,14 107,14 7,14 7,14
2007 3,5 0,5 0,7 116,67 125 16,67 25
2008 4 0,5 1,2 114,28 142,85 14,28 42,85
2009 3,8 - 0,2 1 95 135,71 - 5 35,71
Bình quân - 0,25 - 107,93 - 7,93 -
Qua bảng trên ta thấy thu nhập bình quân trên tháng của một người lao động
qua các năm như sau:
Từ năm 2005 đến năm 2008 thu nhập bình quân trên tháng của một lao động
liên tục tăng nhưng đến năm 2009 lại giảm. Xét trong cả kỳ nghiên cứu, thu nhập
bình quân trên tháng của 1 người lao động tăng 0,25 triệu đồng tương ứng với tốc
độ tăng 7,93%, cụ thể:
Năm 2005 thu nhập bình quân trên tháng của 1 người lao động là 2,8 triệu
đồng/người/tháng, năm 2006 tăng lên 0,2 triệu đồng đạt mức 3 triệu đồng
/người/tháng, năm 2007 tiếp tục tăng 0,5 triệu đồng đạt mức 3,5 triệu
đồng/người/tháng, năm 2008 thu nhập bình quân trên tháng của người lao động tăng
đến mức cao nhất là 4 triệu đồng/người/tháng, tăng 0,5 triệu đồng so với năm 2007,
tuy nhiên đến năm 2009 thu nhập bình quân tháng của người lao động giảm xuống
còn 3,8 triệu đồng/người/tháng, giảm 0,2 triệu đồng so với năm 2008.
Sự biến động của thu nhập bình quân trên tháng của người lao động trong Công
ty cho thấy, thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao hơn chứng tỏ
Công ty kinh doanh có hiệu quả, các sản phẩm của Công ty ngày càng được ưa

Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp K4HK1A
21
Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyên đề tốt nghiệp
chuộng. Mặt khác, do sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu vào đầu năm 2009 nên
đã ảnh hưởng xấu tới tình hình kinh doanh của Công ty, tình hình kinh doanh không
thuận lợi ít nhiều đã ảnh hưởng tới tình hình thu nhập của người lao động.
2.4.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập bình quân.
Bảng số 4: các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập bình quân
Phân tổ
lao động
Tổng thu nhập (trđ)
Số lao động
(người)
TNTB /1 lao động
(trđ/người)
TN năm
2009tính
theo TNTB
năm 2007
)(
10
TX
Năm
2008
(X
0
)
Năm
2009
(X

1
)
Năm
2008
(T
0
)
Năm
2009
(T
1
)
Năm
2008
)(
0
X
Năm
2009
)(
1
X
LĐ trực
tiếp KD
477,92 371,52 13 11 36,76 33,77 404,36
LĐ gián
tiếp KD
434,08 449,28 6 7 72,35 64,18 506,45
Cộng 912 820,8 19 18 48 45,6 910,81
Áp dụng hệ thống chỉ số:

T
XX
III ×=
'
0
01
01
1
0
1
X
X
X
X
X
X
×=
Trong đó:

0
1
912
48
19
820,8
45,6
18
X
X
= =

= =

01
910,81
50,6
18
X = =
Thay vào công thức trên ta có:
- Số tương đối:
45,6 45,6 50,6
48 50,6 48
= ×


95% = 90,1185% x 1,0541
- Số tuyệt đối:
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp K4HK1A
22
Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyên đề tốt nghiệp
1
X
-
0
X
= (
1
X
-
01
X

) + (
01
X
-
0
X
)
45,6 – 48 = (45,6 – 50,6) + (50,6 – 48)
-2,4 = (-5) + 2,6 (trđ).
Qua kết quả tính toán ở trên ta có nhận xét như sau:
Thu nhập trung bình của lao động năm 2009 giảm so với năm 2008 là 2,4 triệu
đồng hay giảm 5 %. Đó là do ảnh hưởng của 2 nhân tố sau:
+ Do bản thân thu nhập trung bình trên năm của từng bộ phận thay đổi làm cho
thu nhập trung bình giảm 9,8815 % hay giảm 5 triệu đồng
+ Do kết cấu số lượng nhân viên thay đổi làm cho thu nhập trung bình tăng
5,41% hay tăng 2,6 triệu đồng.
Như vậy thu nhập trung bình trên năm của một lao động năm 2009 giảm so với
năm 2008 là do bản thân thu nhập của từng bộ phận lao động trực tiếp và gián tiếp
kinh doanh giảm xuống.
2.4.4. Phân tích tổng thu nhập.
2.4.4.1. Phân tích biến động tổng thu nhập của người lao động.
Bảng số 5: biến động tổng thu nhập của người lao động.
Chỉ tiêu
Năm
Tổng
TN
(trđ)
Lượng tăng (giảm)
tuyệt đối (trđ)
Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (giảm) (%)

Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc
2005 571.2 - - - - - -
2006 684 112,8 112,8 119,75 119,75 19,75 19,75
2007 882 198 310,8 128,95 154,41 28,95 54,41
2008 912 30 340,8 103,4 159,66 3,4 59,66
2009 820.8 -91,2 249,6 90 143,69 -10 43,69
Bình quân
- 62,4 - 110,525 - 10,52 -
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy: tổng thu nhập của người lao động từ năm
2005 đến năm 2008 liên lục tăng nhưng đến năm 2009 lại giảm. Cụ thể, tổng thu
nhập của người lao động năm 2005 là 571,2 triệu đồng đến năm 2006 là 684 triệu
đồng, tăng 112,8 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 19,75%. Tổng thu nhập của
người lao động năm 2007 là 882 triệu đồng tăng 198 triệu đồng so với năm 2006
tương ứng với tốc độ tăng 28,95 %. Năm 2008 tổng thu nhập của người lao động là
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp K4HK1A
23
Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyên đề tốt nghiệp
912 triệu đồng tăng 30 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng với tốc độ tăng 3,4%.
Đến năm 2009 tổng thu nhập giảm xuống 91,2 triệu đồng còn ở mức 820,8 triệu
đồng tương ứng với tốc độ giảm 10%. Xét trong cả kỳ nghiên cứu tốc độ tăng trung
bình tổng thu nhập đạt 10,52% tương ứng lượng tăng tuyệt đối là 62,4 triệu đồng.
Như vậy có thể thấy thu nhập của người lao động qua các năm liên tục tăng,
đời sống của người lao động trong công ty đã được bảo đảm nhưng đến năm 2009
tổng thu nhập của người lao động giảm xuống 10% so với năm trước, điều này cho
thấy Công ty đã giảm chi phí một cách tối đa để có thể thu được lợi nhuận cao trong
hoàn cảnh nền kinh tế gặp khó khăn, đây là điều tốt cho doanh nghiệp nhưng đối
với người lao động thì sự giảm này là điều không tốt vì đối với người lao động thu
nhập là thứ mà họ quan tâm nhất, thu nhập càng nâng cao thì càng đảm bảo cuộc
sống của người lao động.
2.4.4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tổng thu nhập của người lao động

a. Phân tích biến động tổng thu nhập theo ảnh hưởng của tỷ suất thu nhập và
doanh thu tiêu thụ.
Tỷ suất thu nhập (
'X
) =
Tổng thu nhập của người lao động (
X
)
x 100
Tổng doanh thu (M)
Bảng số 6: biến động tổng thu nhập theo ảnh hưởng của tỷ suất thu nhập
và doanh thu tiêu thụ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Chênh lệch
Số
tuyết đối
Số tương
đối (%)
1. Tổng doanh thu (M) (trđ) 12.525,2 11.815,28 -709,92 94,33
2. Tổng thu nhập (X) (trđ) 912 820,8 -91,2 90
3. Tỷ suất thu nhập (X’) (%) 7,28 6,95 -0,12 98,21
Để loại trừ ảnh hưởng của giá ta sử dụng chỉ tiêu M
01
thay cho M
1
:
p
IMM :
101
=

= 11.815,28 : 1,01= 11.698,29 (trđ).
Trong đó: M
1
là tổng doanh thu thực tế năm 2009.
M
01
là tổng doanh thu năm 2009 đã loại trừ ảnh hưởng sự biến đổi của giá
I
p
là chỉ số giá năm 2009 (I
p
= 1,01%)
Áp dụng hệ thống chỉ số sau:
'x x M
I I I= ×
0
01
0
1
0
1
'
'
M
M
X
X
X
X
×=

Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp K4HK1A
24
Khoa Kế toán – Kiểm toán Chuyên đề tốt nghiệp
Trong đó:
x
I
là chỉ số tổng thu nhập

'x
I
là chỉ số về tỷ suất thu nhập của người lao động
1
'
0
x
X
I
X
=

M
I
là chỉ số doanh thu
0
01
M
M
I
M
=

- Số tương đối:
820,8 6,95 11698,29
912 7,28 12.525,2
= ×
90 = 95,47 x 93,39 (%)
- Số tuyệt đối:
X
1
– X
0
= (X’
1
– X’
0
).M
01
+ (M
01
– M
0
).X’
0
820,8 – 912 = (6,95% – 7,28%)*11.698,29 + (11.698,29 – 12.525,2) *7,28%
- 91,2 trđ = - 31,01 trđ + (-60,19 trđ)
Từ cách tính trên ta có nhận xét như sau:
Tổng thu nhập của người lao động trong toàn Công ty năm 2009 giảm so với
năm 2008 là 91,2 triệu đồng hay giảm 10% đó là do ảnh hưởng của 2 nhân tố sau:
- Do ảnh hưởng của tỷ suất thu nhập, tỷ suất thu nhập của người lao động năm
2009 giảm 1,79% làm cho tổng thu nhập của người lao động giảm 31,01 triệu đồng.
- Do ảnh hưởng của doanh thu tiêu thụ hàng hóa, doanh thu năm 2009giảm

709,92 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng với tỷ lệ giảm 5,67% làm cho tổng
thu nhập giảm 60,19 triệu đồng .
Kết quả cho thấy doanh thu năm 2009 giảm so với năm 2008. Sự suy giảm của
tổng thu nhập năm 2009 so với năm 2008 là do cả hai nhân tố là tỷ suất thu nhập và
doanh thu tiêu thụ nhưng giảm chủ yếu là do doanh thu tiêu thụ giảm xuống. Như
vậy, doanh nghiệp cần nâng cao doanh thu để tăng tổng thu nhập cho người lao
động bằng các biện pháp như tăng năng suất lao động, tăng số lượng và chất lượng
các sản phẩm của Công ty.
b. Phân tích biến động tổng thu nhập do ảnh hưởng của TNBQ và số lao động.
Bảng số 7: biến động tổng thu nhập do ảnh hưởng của TNBQ và số lao động
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp K4HK1A
25

×