Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với cà phê xuất khẩu vào thị trường EU của Công ty CP XNK Tổng hợp I Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.74 KB, 41 trang )

Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Phạm Văn Hùng
CHƯƠNG 1: Tổng quan về các vấn đề cần nghiên cứu nhằm đáp ứng tiêu
chuẩn môi trường đối với cà phê xuất khẩu sang EU của Công ty CP XNK
Tổng hợp I Việt Nam
1.1 Tính cấp thiết và tổng quan vấn đề nghiên cứu
Là khu vực phát triển kinh tế cao, EU với 27 nước thành viên có tổng diện
tích khoảng 4 triệu km2, dân số gần 500 triệu người, GDP khoảng 13.000 tỷ USD,
thu nhập bình quân đầu người 33000 USD/năm. Kim ngạch ngoại thương 1.400 tỷ
USD/năm (chiếm 20% toàn thế giới, nếu tính cả buôn bán nội khối thì tổng kim
ngạch mậu dịch lên tới 3.100 tỷ USD (chiếm 41,5% toàn thế giới) ( Nguồn: Website
WTO Việt Nam ).
EU thực hiện một chính sách thương mại chung trong toàn khối và áp dụng các
biện pháp bảo hộ mậu dịch bằng hàng rào phi thuế quan (tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm
soát chất lượng…), thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp… Các thoả thuận
thương mại của EU với các đối tác ngoài khối có thể được gắn với các yêu cầu phi
thương mại như bảo vệ môi trường, điều kiện lao động, trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp và thậm chí cả vấn đề nhân quyền.
Chỉ riêng 9 tháng đầu năm 2011 dù thị trường gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất
khẩu hàng của Việt Nam sang thị trường này vẫn đạt 13,7 tỷ USD, tăng 24,1% so
với cùng kỳ năm 2010 và vượt cả năm 2010 gần 2,3 tỷ USD ( thu thập từ website
hồ sơ thị trường ).
Tuy nhiên, các tiêu chuẩn để vào thị trường này cũng rất khắt khe. Đặc biệt từ
năm 2012 trở đi, Ủy ban châu Âu sẽ tiếp tục ban hành những quy định mới trong
thương mại theo hướng siết chặt hơn ưu đãi của EU dành cho các nước đang phát
triển, gắn ưu đãi với việc thực thi các công ước quốc tế về nhân quyền, lao động và
môi trường nhằm bảo đảm cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng cũng như những
chính sách bảo hộ trong nội khối.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới với việc thực thi
các cam kết quốc tế về thương mại và môi trường. Hội nhập với thương mại thế
giới, Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu,
nhưng cũng phải chấp nhận sự cạnh tranh hết sức gay gắt với các nước khác. Một


trở ngại đặt ra cho xuất khẩu của ta hiện nay là khi các hàng rào thương mại được
1
Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Phạm Văn Hùng
bãi bỏ thì sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trong buôn bán quốc tế phụ thuộc
rất nhiều vào việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là các tiêu chuẩn môi
trường.
EU là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đặc biệt trong
lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Trong xuất khẩu nông sản, EU luôn là thị trường
chiếm tỉ trọng xuất khẩu lớn nhất nhì của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu nông
sản Việt Nam sang EU chủ yếu là: cà phê, gạo, hạt tiêu, lạc…. Đặc biệt là cà phê, tỉ
trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này là rất lớn.
Chính vì vậy, vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay là cần phải nghiên cứu các
quy định và tiêu chuẩn về môi trường của EU đối với nhập khẩu mặt hàng cà phê,
xác định khả năng đáp ứng các yêu cầu của EU về môi trường của mặt hàng cà phê
Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi
trường đối với mặt hàng này nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và đẩy mạnh xuất
khẩu vào thị trường EU.
Sau thời gian thực tập tại Công ty CP XNK Tổng hợp I Việt Nam, em đã nghiên
cứu và đưa ra khóa luận:“Đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với cà phê xuất
khẩu vào thị trường EU của Công ty CP XNK Tổng hợp I Việt Nam”.
1.2 Mục đích nghiên cứu của khóa luận
- Nghiên cứu các quy định và tiêu chuẩn về môi trường của EU đối với nhập
khẩu mặt hàng cà phê, kinh nghiệm của một số nước trong việc đáp ứng các
quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU khi xuất khẩu mặt hàng chè vào
thị trường này.
- Nghiên cứu các quy định và tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam trong sản
xuất, chế biến hàng hóa như: ô nhiễm nước thải, ô nhiễm tiếng ồn, khói
bụi…
- Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê vào thị trường EU của Công
ty CP XNK Tổng hợp I Việt Nam vào thị trường EU dưới tác động của các

quy định môi trường của EU và khả năng đáp ứng các quy định, các tiêu
chuẩn về môi trường của cà phê xuất khẩu của Công ty CP XNK Tổng hợp I
Việt Nam
2
Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Phạm Văn Hùng
- Đề xuất các giải pháp đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi nhằm nâng
cao sức cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê của Công ty CP
XNK Tổng hợp I Việt Nam
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Mặt hàng cà phê xuất khẩu vào thị trường EU của Công ty CP XNK Tổng hợp I
Việt Nam
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với nhập khẩu mặt hàng
cà phê và thực trạng xuất khẩu mặt hàng này của Công ty CP XNK Tổng hợp
I Việt Nam vào thị trường EU dưới tác động của các quy định EU về môi
trường.
- Các quy định, các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam về nước thải, khí
thải, tiếng ồn…
1.5 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập tài liệu, số liệu về thị trường cà phê EU, xuất khẩu cà phê sang EU
trong những năm gần đây của Công ty CP XNK Tổng hợp I Việt Nam và
nhiều nguồn thông tin khác
- Thống kê, so sánh số liệu thu thập được từ Công ty và các nguồn khác
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá đồng thời vận dụng các quan điểm, đường lối
chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước cũng như của Công ty
- Phỏng vấn chuyên gia, các cán bộ nhân viên XNK của Công ty
1.6 Kết cấu của khóa luận
Khóa luận gồm 4 chương:
CHƯƠNG 1: Tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu nhằm đáp ứng tiêu chuẩn môi
trường đối với cà phê xuất khẩu sang EU của Công ty CP XNK Tổng hợp I Việt

Nam
CHƯƠNG 2: Cơ sở lý luận về đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với cà phê xuất
khẩu vào thị trường EU
CHƯƠNG 3: Phân tích thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với cà phê
xuất khẩu vào thị trường EU của Công ty CP XNK Tổng hợp I Việt Nam
3
Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Phạm Văn Hùng
CHƯƠNG 4: Định hướng phát triển và đề xuất đối với việc đáp ứng tiêu chuẩn môi
trường đối với cà phê xuất khẩu vào EU của Công ty CP XNK Tổng hợp I Việt
Nam
CHƯƠNG 2: Cơ sở lý luận về đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với cà phê
xuất khẩu vào thị trường EU
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Xuất khẩu và các hình thức xuất khẩu
4
Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Phạm Văn Hùng
- Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa
và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo
IMF(Quỹ tiền tệ Quốc tế) là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.
(theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại việt nam 2005) xuất khẩu hàng hóa
là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt
nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật
- Các hình thức xuất khẩu:
Xuất khẩu trực tiếp
Khái niệm trực tiếp là việc xuất khẩu các loại hàng hoá và dịch vụ do chính doanh
nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng
nước ngoài thông qua các tổ chức cuả mình. Trong trường hợp doanh nghiệp tham
gia xuất khẩu là doanh nghiệp thương mại không tự sản xuất ra sản phẩm thì việc
xuất khẩu bao gồm hai công đoạn:

+ Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu với các đơn vị, địa phương trong nước.
+ Đàm phán ký kết với doanh nghiệp nước ngoài, giao hàng và thanh toán tiền
hàng với đơn vị bạn.
Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác xuất khẩu)
Đây là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị XNK đóng vai trò là người trung gian
thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu, tiến hành làm các thủ
tục cần thiết để xuất khẩu do đó nhà sản xuất và qua đó được hưởng một số tiền
nhất định gọi là phí uỷ thác.Hình thức này bao gồm các bước sau:
+ Ký kết hợp đồng xuất khẩu uỷ thác với đơn vị trong nước.
+ Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền hàng bên nước ngoài.
+ Nhận phí uy thác xuất khẩu từ đơn vị trong nước.
Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu là một trong những phương thức giao dịch xuất khẩu trong xuất
khẩu kết hợp chặc chẽ với nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là ngời mua, lượng
trao đổi với nhau có giá trị tương đương. Trong phương thức xuất khẩu này mục
5
Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Phạm Văn Hùng
tiêu là thu về một lượng hàng hoá có giá trị tương đương. Vì đặc điểm này mà
phương thức này còn có tên gọi khác như xuất nhập khẩu liên kết, hay hàng đổi
hàng.
Xuất khẩu hàng hóa theo nghị định thư
Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là để gán nợ) được ký kết theo nghị
định thư giữa hai chính Phủ. Đây là một trong những hình thức xuất khẩu mà doanh
nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường: tìm kiến
bạn hàng, mặt khách không có sự rủi ro trong thanh toán. Trên thực tế hình thức
xuất khẩu này chiếm tỷ trong rất nhỏ. Thông thường trong các nước XHCN trước
đây và trong một số các quốc gia có quan hệ mật thiết và chỉ trong một số doanh
nghiệp nhà nước.
Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức kinh doanh mới nhưng đang phát triển rộng rãi, do những ưu việt

của nó đem lại. Đặc điểm của loại hình xuất khẩu này là hàng hoá không cần vượt
qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn mua được. Do vậy nhà xuất khẩu không
cần phải thâm nhập thị trường nước ngoài mà khách hàng tự tìm đến nhà xuất khẩu.
Gia công quốc tế
Đây là một phương thức kinh doanh trong đó một bên gọi là bên nhận gia công
nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để
chế biến ra thành phẩm giao cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia
công).
Tạm nhập tái xuất
Đây là một hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hoá trước đây đã
nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất.qua hợp đồng tái xuất bao gồm nhập
khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về số ngoại tệ lớn hơn số ngoại tệ đã bỏ ra ban
đầu.
2.1.2 Môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam 2005:
6
Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Phạm Văn Hùng
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo qua hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên”.
2.1.3 Tiêu chuẩn môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam 2005:
"Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định
dùng làm căn cứ để quản lý môi trường".
Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của
mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên
ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh
tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển. Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi trường
bao gồm các nhóm chính sau:
- Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven biển,

nước thải v.v
- Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải (các chất thải) v.v
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản xuất
nông nghiệp.
- Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa dạng sinh học.
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn
hoá.
- Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản trong
lòng đất, ngoài biển v.v
2.2 Một số quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU ảnh hưởng tới việc xuất
khẩu cà phê của Công ty CP XNK Tổng hợp I Việt Nam:
2.2.1 Các quy định về đặc tính sản phẩm
Luật REACH (REACH là cụm từ viết tắt cho Registration (đăng ký), còn
Evaluation (đánh giá), Authorization (cấp phép) và Restriction (hạn chế) cho hóa
chất).
Luật Reach quy định sử dụng các loại hóa chất trong sản xuất.
7
Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Phạm Văn Hùng
Quy định mới này áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa sản xuất tại châu Âu và
nhập khẩu vào thị trường này.
Các nước thuộc khối Liên minh châu Âu (EU) đã soạn thảo ra văn bản Luật
Reach về những quy định việc đăng ký, đánh giá và cấp phép các loại hóa chất.
Reach quy định rõ về việc đăng ký, đánh giá và cấp phép đối với các hóa chất thông
qua các tiêu chuẩn, chi tiết cụ thể quy định việc sử dụng hóa chất trong sản xuất.
REACH thật sự là một đạo luật có tầm ảnh hưởng sâu rộng mà các doanh nghiệp
công nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu cần tìm hiểu.
Đối với VN, các mặt hàng đầu tiên bị ảnh hưởng bao gồm: lương thực, thực
phẩm, thức uống các loại có sử dụng các chất bảo quản, chống mốc , mỹ phẩm,
dược phẩm, thuốc lá. Đặc biệt là các đồ nông sản xuất khẩu có sử dụng hoá chất để

bảo quản.
2.2.2 Các quy định về phương pháp và quy trình sản xuất có ảnh hưởng đến chất
lượng hoặc các đặc tính khác của sản phẩm
Tiêu chuẩn IFOAM
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo nguyên tắc được quy định trong tiêu
chuẩn Quốc tế IFOAM (Liên đoàn Quốc tế các phong trào canh tác nông nghiệp
hữu cơ) với mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản
phẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì
và nâng cao độ màu mỡ của đất. Đó là phương pháp nuôi, trồng rau quả, thực phẩm
mà không sử dụng bất cứ một loại hoá chất độc hại nào, như thuốc trừ sâu, thuốc
bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ hoá chất cũng như các loại phân hoá học, sản xuất
hữu cơ chú trọng đến cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.
Các nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp hữu cơ:
- Nông nghiệp hữu cơ là một hình thức nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn
việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết sự tăng trưởng của
cây trồng, và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc.
- Các nông dân canh tác theo hình thức nông nghiệp hữu cơ dựa tối đa vào việc
quay vòng mùa vụ, các phần thừa sau thu hoạch, phân động vật và việc canh tác cơ
giới để duy trì năng suất đất để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, và
kiểm soát cỏ, côn trùng và các loại sâu bệnh khác.
8
Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Phạm Văn Hùng
- Mục đích hàng đầu của nông nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng suất
của các cộng đồng độc lập về đời sống đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người.
Chứng nhận ISO 14001
Tiêu chuẩn 14001 được đưa ra để giúp thực thi hệ thống quản lý môi trường áp
dụng cho các tổ chức tư nhân và nhà nước. Nó được tạo nên bởi Tổ chức Tiêu
chuẩn Quốc tế (ISO) xây dựng tổ chức này là một mạng lưới quốc tế các cơ quan
tiêu chuẩn quốc gia làm việc đồng hành với các chính phủ, các đại diện ngành công
nghiệp và người tiêu dùng. Trong khi đó khá nhiều các tiêu chuẩn ISO khác có thể

sử dụng làm công cụ để quản lý môi trường, ví dụ như ISO 14001. Nhóm các tiêu
chuẩn ISO bao gồm rất nhiều những tiêu chuẩn tự nguyện quốc tế được hài hòa hóa,
đang được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.
Những yêu cầu chủ yếu
Tiêu chuẩn ISO 14001 đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng một hệ thống quản lý môi
trường bao gồm: Mục tiêu và chủ thể về môi trường, chính sách và phương thức để
đạt được những mục tiêu đó xác định trách nhiệm, các hoạt động đào tạo huấn
luyện nhân viên ghi chép sổ sách và hệ thống kiểm tra bất kỳ sự thay đổi nào đã xảy
ra. Tiêu chuẩn ISO 14001 mô tả quá trình quản lý mà doanh nghiệp cần phải làm
theo và yêu cầu các doanh nghiệp phải tôn trọng quy định quốc gia về môi trường.
Tuy nhiên, nó không đặt ra mức độ hoạt động cụ thể hoặc yêu cầu là phải đạt được
các mực độ hoạt động riêng đó.
Làm thế nào để được chứng nhận
Tiêu chuẩn ISO 14001 do các cơ quan cấp chứng nhận của chính phủ hoặc tư
nhân cấp theo trong phạm vi quản lý của các cơ quan này. Ở một số nước, cơ quan
có thẩm quyền của quốc gia chỉ định các tổ chức chứng nhận thực hiện cấp giấy
chứng nhận ISO. Trong nhiều trường hợp, người sản xuất phải thuê chuyên gia tư
vấn để giúp trong quá trình chuẩn bị và xây dựng kế hoạch quản lý môi trường.
EurepGAP
EUREPGAP là một tiêu chuẩn về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Châu
Âu, được ban hành lần đầu tiên bào năm 1997. Tiêu chuẩn bày được xây dựng bởi
nhóm các nhà bán lẻ thực phẩm Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ các thực
phẩm nông nghiệp. EUREPGAP dựa trên các nguyên tắc phân tích và phòng ngừa
các mối nguy. Sử dụng các phương pháp trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý mùa
9
Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Phạm Văn Hùng
vụ tổng hợp (ICM) để đảm bảo rằng các sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng là
an toàn.
HACCP(Hazarrd Analysis and Critical Control Point)
Định nghĩa: Hệ thống phân tích mối nguy hiểm và xác định điểm kiểm soát trọng

yếu là một hệ thống sản xuất và kiểm tra dựa trên cơ sở khoa học nhằm đảm bảo an
toàn thực phẩm. Hệ thống HACCP áp dụng đối với toàn bộ ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm trong EU, từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Quy định về vệ
sinh thực phẩm (93/43/EC) ghi rõ rằng: “các công ty thực phẩm sẽ xác định từng
khía cạnh trong các hoạt động của mình có liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm
và đảm bảo rằng các trình tự an toàn đã được thiết lập, áp dụng, duy trì và tái xét
trên cơ sở hệ thống HACCP”
Hệ thống HACCP thường áp dụng đối với ngành chế biến thực phẩm.Chỉ thị về
vệ sinh thực phẩm của EU (93/43/EC có hiệu lực vào tháng 11/1996 qui định "các
công ty thực phẩm phải xác định từng khía cạnh trong hoạt động của họ đều có liên
quan tới an toàn thực phẩm và việc đảm bảo thủ tục an toàn thực phẩm phải được
thiết lập, áp dụng, duy trì và sửa đổi trên cơ sở của hệ thống HACCP.Tất cả các nhà
chế biến thực phẩm của EU theo quy định pháp luật phải áp dụng hệ thống HACCP
hoặc là họ sẽ phải phối hợp thực hiện một hệ thống HACCP. hệ thống HACCP có
thể có hiệu lực đối với các công ty chế biến, xử lý, bao bì, vận chuyển, phân phối
hay kinh doanh thực phẩm. Những công ty này bắt buộc phải hiểu và phải chống lại
các nguy cơ liên quan đến sản xuất thức ăn ở mọi công đoạn, từ nuôi trồng, chế
biến, sản xuất, phân phối đến tiêu thụ. Đây là những rủi ro sinh học vĩ mô (súc vật),
vi mô (vi rút vi khuẩn, mốc), độc tố (phóng xạ hoá học với thuốc trừ sâu) hay vật
chất ( gỗ, kim loại, thuỷ tinh, nhựa, xơ).
Việc xây dựng HACCP phải dựa trên 7 nguyên tắc
- Nguyên tắc 1: Phân tích mối nguy và xác định các biện pháp phòng ngừa
Mối nguy là các yếu tố hoặc tác nhân sinh học, hoá học và vật lý có thể làm cho
thực phẩm không an toàn khi sử dụng. Phân tích mối nguy là bước cơ bản của hệ
thống HACCP. Để thiết lập các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả các mối nguy về
an toàn thực phẩm, điều mấu chốt là phải xác định được tất cả các mối nguy đáng
kể và các biện pháp phòng ngừa chúng.
- Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
Điểm kiểm soát tới hạn là điểm, bước hoặc thủ tục tại đó có thể tiến hành các biện
pháp kiểm soát nhằm ngăn ngừa, loại trừ hoặc giảm thiểu các mối nguy đáng kể về

10
Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Phạm Văn Hùng
an toàn thực phẩm tới mức chấp nhận được. Đối với mỗi mối nguy đáng kể đã được
xác định trong nguyên tắc 1 thì cần phải có một hay nhiều CCP để kiểm soát các
mối nguy đó. Các CCP là những điểm cụ thể trong quá trình sản xuất mà ở đó diễn
ra các hoạt động kiểm soát của chương trình HACCP. Các CCP có thể thay đổi tuỳ
theo sự khác nhau về bố trí mặt bằng xí nghiệp, định dạng sản phẩm, quy trình công
nghệ, loại thiết bị sử dụng, nguyên vật liệu và các chương trình tiên quyết.
- Nguyên tắc 3: Thiết lập các ngưỡng tới hạn
Ngưỡng tới hạn là một chuẩn mực nhằm xác định ranh giới giữa mức chấp nhận
được và mức không thể chấp nhận. Mỗi CCP phải có một hoặc nhiều giới hạn tới
hạn cho mỗi mối nguy đáng kể. Khi vi phạm giới hạn tới hạn, phải tiến hành hành
động sửa chữa để đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong nhiều trường hợp, giới hạn tới
hạn có thể không rõ ràng hoặc không có, do vậy vẫn phải tiến hành thử nghiệm
hoặc thu thập thông tin từ các nguồn như các tài liệu khoa học, các hướng dẫn, quy
định của cơ quan có thẩm quyền, các chuyên gia hoặc các nghiên cứu thực nghiệm.
Nếu không có các thông tin cần thiết để xác định ngưỡng tới hạn thì cần phải chọn
trị số an toàn. Cở sở và tài liệu tham khảo để thiết lập ngưỡng tới hạn phải là một
phần của tài liệu hỗ trợ cho kế hoạch HACCP.
- Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát CCP
Hệ thống giám sát là các hoạt động được tiến hành một cách tuần tự và liên tục
bằng việc quan trắc hay đo đạc các thông số cần kiểm soát để đánh giá một điểm
CCP nào đó có được kiểm soát hay không. Hệ thống giám sát phải được xác định
một cách cụ thể như: giám sát cái gì? Giám sát các ngưỡng tới hạn và các biện pháp
phòng ngừa như thế nào? Tần suất giám sát như thế nào và ai sẽ giám sát.
- Nguyên tắc 5: Xác lập các hành động khắc phục
Khi vi phạm các ngưỡng tới hạn tại các CCP phải thực hiện các hành động khắc
phục ngay. Các hành động khắc phục được tiến hành nhằm khôi phục sự kiểm soát
của quá trình, xử lý các sản phẩm vi phạm trong thời gian xảy ra sai lệch và xác
định cách xử lý an toàn các sản phẩm đã bị ảnh hưởng. Thường thì các hành động

khắc phục dự kiến trong kế hoạch HACCP sẽ được kiểm chứng hiệu quả của nó
trong thực tế khi khắc phục sự vi phạm và sau đó sẽ được điều chỉnh các hành động
khắc phục trong kế hoạch HACCP nhằm đảm bảo hợp lý và hiệu quả hơn.
- Nguyên tắc 6: Thiết lập hệ thống tài liệu, hồ sơ cho chương trình HACCP
11
Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Phạm Văn Hùng
Lưu trữ và kiểm soát hồ sơ là một nhiệm vụ quan trọng của chương trình HACCP.
Hồ sơ HACCP là một bằng chứng quan trọng chứng minh rằng kế hoạch HACCP
của doanh nghiệp có được xây dựng chính xác và đúng thủ tục hay không, kế hoạch
HACCP có được vận hành và tuân thủ một cách triệt để hay không.
- Nguyên tắc 7: Xác lập các thủ tục thẩm định
Một chương trình HACCP đã được xây dựng công phu, đảm bảo các nguyên tắc
và đầy đủ các bước nhưng vẫn chưa thể khẳng định chương trình HACCP đó áp
dụng một cách có hiệu quả. Do vậy, cần phải thiết lập các thủ tục thẩm định bao
gồm các phương pháp đánh giá, lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm nhằm đánh giá kết
quả áp dụng chương trình HACCP, qua đó có thể phát hiện một số mối nguy chưa
được kiểm soát đúng mức hoặc một số hoạt động khắc phục thiếu hiệu quả và đó
chính là cơ sở để bổ sung, sửa đổi chương trình HACCP. Theo quan niệm chung thì
thẩm định bao gồm các hoạt động thẩm tra nhằm đánh giá độ tin cậy của kế hoạch
HACCP và mức độ tuân thủ kế hoạch HACCP.
2.2.3 Các quy định về bao gói, mã hiệu hoặc nhãn hàng được áp dụng cho một
sản phẩm
Các yêu cầu về nhãn mác
Ba quy định chính liên quan đến việc dán nhãn là Quy định 2000/104/EC, Chỉ thị
2000/13/EC và Quy định 2065/2001/EC. Tất cả các luật mới của EU đều (và sẽ)
dựa trên quyền lợi của người tiêu dùng và sự an toàn theo phương thức người tiêu
dùng sẽ không bị bất kỳ sản phẩm nào hay bao bì nào đánh lừa. Ðối với yêu cầu vệ
sinh thực phẩm, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông sản, quy định
của EU yêu cầu tất cả các sản phẩm đóng gói phải ghi nước xuất xứ. Nhãn mác phải
được in lên gói hàng hoặc thùng các tông để tránh bị tẩy xoá hoặc rách khi sử dụng.

Ngôn ngữ sử dụng phải chính thống và dễ hiểu
Các yêu cầu về đóng gói bao bì
Bao gồm:
- Các quy định trong sản xuất bao bì
- Quản lý chất thải bao bì đóng gói
- Quy định về đóng gói, nhãn hiệu và ghi nhãn
- Tái chế chất thải bao bì
Nhãn sinh thái:
12
Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Phạm Văn Hùng
Định Nghĩa: Theo tổ chức thương mại thế giới WTO và Ngân hàng thế giới WB
thì: Nhãn sinh thái là một loại nhãn được cấp cho những sản phẩm thoả mãn một số
tiêu chí nhất định do một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức được chính phủ uỷ
nhiệm đề ra. Các tiêu chí này tương đối toàn diện nhằm đánh giá tác động đối với
môi trường trong những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản phẩm: từ giai đoạn sơ
chế, chế biến, gia công, đóng gói, phân phối, sử dụng cho đến khi bị vứt bỏ. Cũng
có trường hợp người ta chỉ quan tâm đến một tiêu chí nhất định đặc trưng cho sản
phẩm, ví dụ mức độ khí thải phát sinh, khả năng tái chế, v.v…
Các tiêu chuẩn để đánh giá khía cạnh môi trường của sản phấm của Nhãn sinh
thái được quy định trong các hệ thống tiêu chuẩn ISO 14024:1999, ISO 14021:1999
và ISO 14025:2000.
2.3 Tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam
Kinh tế càng phát triển, xã hội càng tiến bộ người ta càng quan tâm nhiều đến các
vấn đề môi trường. Một mặt hàng, một sản phẩm không chỉ phải đáp ứng các tiêu
chuẩn kỹ thuật mà còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường ngay từ khâu
nuôi trồng, sản xuất đến phân phối tới tay người tiêu dùng hay ngay cả trong quá
trình sử dụng sản phẩm. Việt Nam có một hệ thống các tiêu chuẩn môi trường khá
chi tiết và đầy đủ, đề cập đến tất cả các khía cạnh của môi trường, chẳng hạn như:
- TCVN 5945:2005: Tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp
Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm

trong nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ… Tiêu chuẩn
này dùng để kiểm soát chất lượng nước thải công nghiệp khi thải vào các thủy vực
có mục đích sử dụng cho sinh hoạt, thủy vực có các mục đích sử dụng nước với yêu
cầu chất lượng nước thấp hơn hoặc vào các nơi tiếp nhận nước thải khác.
- TCVN 5938:2005: Tiêu chuẩn về chất lượng không khí
Tiêu chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong
không khí xung quanh sinh ra do các hoạt động của con người. Tiêu chuẩn này áp
dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm
không khí
- TCVN 6705:2000: Tiêu chuẩn về chất thải rắn không nguy hại – phân loại
13
Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Phạm Văn Hùng
Tiêu chuẩn này áp dụng để phân biệt các chất thải rắn không nguy hại, phục vụ
cho việc quản lý chất thải một cách an toàn đối với con người và moi trường, hiệu
quả và đúng với các quy định về quản lý chất thải đô thị do các cấp có thẩm quyền
quy định.
2.4 Phân định nội dung nghiên cứu
EU là thị trường rộng lớn đối với xuất khẩu cà phê, đây cũng là một trong những
thị trường khó tính nhất với những yêu cầu khắt khe về chất lượng, dịch vụ và đặc
biệt là các tiêu chuẩn môi trường.
Công ty CP XNK Tổng hợp I Việt Nam là một trong những công ty dẫn đầu cả
nước trong lĩnh vực XNK với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này.
Mặt hàng xuất khẩu của công ty rất đa dạng như: cà phê, gạo, hạt tiêu Trong đó cà
phê là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công
ty. EU cũng là thị trường lớn nhất trong xuất khẩu nông sản của công ty, đặc biệt là
mặt hàng cà phê (công ty xuất khẩu cà phê nhân robusta).
Vấn đề môi trường ngày càng được các quốc gia chú trọng với các yêu cầu ngày
càng khắt khe. Đối với nhiều thị trường trên thế giới, đặc biệt là EU, việc đáp ứng
các tiêu chuẩn môi trường tại chính quốc gia sản xuất ra sản phẩm là điều đặc biệt
quan trọng. Họ quan tâm đến sản phẩm thân thiện với môi trường trong tất cả các

khâu, các quy trình tạo nên sản phẩm đó. Vì vậy đối với các doanh nghiệp xuất
khẩu của Việt Nam nói chung và Công ty CP XNK Tổng hợp I Việt Nam nói riêng,
việc đầu tiên cần làm là đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường tại Việt Nam.
EU có hàng loạt các tiêu chuẩn, các quy định môi trường áp dụng cho cà phê nhập
khẩu vào thị trường này, trong đó HACCP là hệ thống ngày càng được các quốc
gia, các doanh nghiệp EU yêu cầu đối với những nhà xuất khẩu khi xuất khẩu vào
thị trường EU.
Tuy nhiên Công ty CP XNK Tổng hợp I Việt Nam không trực tiếp trồng cà phê
mà chỉ đứng ra thu mua cà phê sau thu hoạch và tiến hành chế biến, bảo quản rồi
xuất khẩu.
Vì vậy khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu hai vấn đề:
- Thực trạng việc đáp ứng các TCVN, EU về môi trường đối với cà phê xuất
khẩu của Công ty CP XNK Tổng hợp I Việt Nam.
- Áp dụng HACCP trong chế biến, bảo quản cà phê xuất khẩu của Công ty CP
XNK Tổng hợp I Việt Nam.
14
Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Phạm Văn Hùng
CHƯƠNG 3: Phân tích thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với cà
phê xuất khẩu vào thị trường EU của Công ty CP XNK Tổng hợp I Việt Nam
3.1 Giới thiệu về Công ty CP XNK Tổng hợp I Việt Nam
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Đầu những năm 1980 Nhà nước ban hành nhiều chủ trương chính sách nhằm đẩy
mạnh công tác xuất khẩu, nhờ đó công tác xuất khẩu ở nhiều vùng trong cả nước trở
nên khá sôi động và hoạt động xuất nhập khẩu đã đạt được những kết quả khả quan.
Tuy nhiên bên cạnh những dấu hiệu tích cực, đã nảy sinh nhiều vấn đề như là tình
trạng cạnh tranh không lành mạnh hay phá giá thị trường. các doanh nghiệp trong
nước chịu thiệt hại nhiều nhất, lợi nhuân thấp, uy tín bị giảm nghiêm trọng trên thị
trường thế giới.
Trong hoàn cảnh đó Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I ra đời, nhận nhiệm vụ
góp phần giải quyết mâu thuẫn này bằng các biện pháp kinh tế.

15
Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Phạm Văn Hùng
Công ty được thành lập vào ngày 15/12/1981 theo nghị quyết số 1365/TTCB của
Bộ Ngoại Thương( nay là Bộ Công Thương ) nhưng phải đến tháng 3/1982 Công ty
mới đi vào hoạt động.
Năm 1993, Công ty Promexim được sát nhập vào Công ty và hình thành Công ty
mới nhưng vẫn lấy tên cũ là Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I. Theo quyết định
thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 340/BTM-TCBB ngày 31/03/1993, Công ty là
doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thương Mại.
Đầu năm 2006, Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I chính thức cổ phần hóa lấy
tên là Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I.
Tên giao dịch của công ty là: THE VIETNAM NATIONAL GENERAL
EXPORT-IMPORT JOINT STOCK COMPANY NO I (GENERALEXIM)
Trụ sở chính và các chi nhánh của công ty:
Trụ sở chính: Tại Hà Nội
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền
Điện thoại: 84-4-38264009
Email:
Website: www.generalexim.com.vn
Các chi nhánh- Xí nghiệp trực thuộc:
- Tại TP.Hồ Chí Minh
- Tại TP. Đà Nẵng
- Tại TP. Hải Phòng
- Xí nghiệp may Hải Phòng
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh
Kinh doanh thương mại
- Xuất khẩu: Các sản phẩm nông sản: cà phê, hạt tiêu, gạo, lạc, hành đỏ, hạt
điều, chè, hoa hồi, quế, sắn lát, các loại đậu… các sản phẩm gỗ, hàng may
mặc, hàng công nghiệp nhẹ, khoáng sản, hàng thủ công mỹ nghệ…
- Nhập khẩu: Thiết bị công nghiệp ( máy cán thép, băng tải…) máy móc, phân

bón, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu cho các ngành sản xuất và xây
dựng ( sắt, thép, nhôm, đồng, bột thức ăn gia súc, gia cầm, nguyên liệu sản
16
Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Phạm Văn Hùng
xuất thuốc thú y…), các loại hóa chất( theo quy định nhà nước cho phép),
hàng tiêu dùng…
Sản xuất
Xí nghiệp gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Hải Phòng
Dịch vụ
Làm đại lý mua/bán hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng trong nước và ngoài
nước, cho thuê văn phòng, kho hàng tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP.Hồ Chí
Minh, XNK ủy thác, các dịch vụ về thương mại, giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu, tạm nhập tái xuất…
Hoạt động tài chính, liên doanh – liên kết:
- Đối tác chiến lược của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
(EXIMBANK)
- Hoạt động đầu tư tài chính
- Công ty cổ phần Bất động sản Tổng hợp 1 (G-Land)
- Hợp tác chiến lược với BeeLogistic thành lập Công ty cổ phầng Giải pháp
phân phối BEEGEN
- Cổ đông sáng lập Công ty cổ phần Khoáng sản ML Quảng Ngãi
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của Công ty
Công ty tuy đã cổ phần hóa nhung Nhà nước vẫn là đối tác nắm cổ phần nhiều
nhất. Vì vậy nên cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng gồm những
phòng ban với các chức năng chuyên ngành riêng biệt dưới sự chỉ đạo của ban giám
đốc.
17
Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Phạm Văn Hùng
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
(Nguồn: Công ty CP XNK Tổng hợp I Việt Nam)

Cán bộ ban đầu của công ty chỉ bao gồm 50 người, trong đó đa số là cán bộ từ các
công ty xuất nhập khẩu và chuyển khẩu bị chuyển sang, do đó số cán bộ có trình độ
kinh doanh xuất nhập khẩu không nhiều. Năm 1992, công ty có 140 cán bộ công
nhân viên, nhưng hiện nay tổng số cán bộ của công ty đã lên tới trên 600 người và
bộ máy lao động đang dần được kiện toàn cho phù hợp với tình hình mới
3.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn lực tài chính của Công ty
Cơ sở chính đặt tại 46 Ngô Quyền – Hà Nội với diện tích là 484,92m2, trang bị
gần như đầy đủ thiết bị văn phòng và thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.
Xây dựng và đưa vào sử dụng 20000m2 kho và 1500m2 nhà xưởng để đầu tư sản
xuất hàng may mặc Đoan Xá – Hải Phòng, xây dựng và cho thuê khu văn phòng 18
tầng tại 53 Quang Trung với diện tích khai thác trên 10000m2, cho thuê dài hạn tòa
nhà 8 tầng tại Triệu Việt Vương. Công ty cũng đã hoàn thành và đưa vào khai thác
hai khu kho tại Khánh Hòa – Đã Nẵng và Liên Phương – Hà Tây với tổng diện tích
là 5600m2/kho, 27000m2/đất sử dụng. Hệ thống thông tin của công ty bao gồm:
máy tính, điện thoại, máy fax được trang bị đầy đủ cho các phòng, đảm bảo cho mỗi
nhân viên đều có điều kiện thuận lợi làm việc nhanh chóng và hiệu quả.
18
Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Phạm Văn Hùng
Vào những năm thành lập, nguồn vốn của công ty là vốn của Nhà nước với
913.170 đồng. Đến tháng 12/1992, công ty đã có tổng số vốn chủ sở hữu khoảng 18
tỷ đồng. Và bằng chính nỗ lực, khả năng của mình đến nay công ty đã có số vốn
điều lệ là hơn 125 tỷ VND.
3.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP XNK Tổng hợp I Việt
Nam
Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh của Công ty chịu tác động lớn của các
yếu tố bên ngoài theo cả hướng tích cực và tiêu cực, trong đó có cả những yếu tố
thuộc thị trường trong nước và quốc tế.Công ty chú trọng đẩy mạnh hoạt động xuất
nhập khẩu – lĩnh vực kinh doanh chủ chốt của mình. Đồng thời Công ty cũng đầu tư
vốn vào một số lĩnh vực có tiềm năng phát triển như năng lượng, khoáng sản, bảo
hiểm, giao nhận. Tăng cường nguồn lực tài chính, đa dạng hoạt động kinh

doanh.Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, nông sản tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong
hoạt động xuất khẩu của công ty với hai mặt hàng chủ lực là cà phê và hạt tiêu.
Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu theo một số mặt hàng nông sản của công ty
Đơn vị: USD
2007 2008 2009 2010
Cà phê 38.663.321,5 23.538.652,21 20.116.772 9.056.648,32
Tiêu 1.621.787,4 1.329.756,34 2.779.721,28 2.201.712,8
Gạo 5.563.738,95 7.894.208 5.538.390 13.405.236
Lạc 459.353,7 82.276,65 269.100
Quế 139.161,5 26.910,4 137.912,96 190.371,2
Hồi 34.511,427 24.507,35 29.452,5
Cơm dừa 267.988 141.406,6 263.958 183.768
(Nguồn: Báo cáo của phòng nghiệp vụ 5)
Bảng 3.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của công ty giai đoạn 2009-
2011
Đơn vị: Phần trăm(%)
Thị trường 2009 2010 2011
EU 37,1 36,7 36,9
ASEAN 18,9 20,2 20,3
Bắc Mỹ 13,2 11,5 11,2
Đông Bắc Á 19,5 22,6 23
Thị Trường khác 13,3 8,6 8,2
Tổng cộng 100 100 100
19
Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Phạm Văn Hùng
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu qua các năm 2009 - 2011 của Công ty)
Thị trường EU: Tập trung với các quốc gia Đức, Thụy Sĩ, đây là thị trường xuất
khẩu chủ lực của công ty nhưng cũng là một thị trường chứa đầy những thách thức
và khó khăn đối với không chỉ công ty nói riêng mà đối với các doanh nghiệp xuất
khẩu nói chung bởi một hệ thống luật pháp và chính sách nhập khẩu tại EU đối với

Việt Nam hết sức chặt chẽ và khó khăn cũng như các quy định chất lượng đối với
hàng nông sản. Tuy nhiên đối với công ty thì EU lại là thị trường được xếp hàng
đầu cho mặt hàng nông sản, mặt hàng chủ yếu của công ty.
Bảng 3.3: Tỷ trọng xuất khẩu của hàng nông sản giai đoạn 2009 – 2011
Năm 2009 2010 2011
Kim ngạch xuất
khẩu nông sản
49.307 53.503 52.970
Tổng kim ngạch
xuất khẩu
56.750 57.265 58.791
Tỷ trọng (%) 86,88 93,4 90,1
(Nguồn: Báo cáo các năm 2009 - 2011 của bộ phận xuất khẩu)
Đi đôi với hoạt động xuất khẩu, công ty tiếp tục thực hiện định hướng phát triển
nhập khẩu nhóm hàng vật tư, nguyên liệu và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất
trong nước. Đối với hàng tiêu dùng, công ty tập trung vào việc nhập khẩu các mặt
hàng phục vụ trục tiếp cho kinh doanh siêu thị, các cửa hàng chuyên doanh, đại lý
và các nhu cầu khác của thị trường. Hoạt động kinh doanh trong nước được coi
trọng hơn khi mà hiện nay nền kinh tế thế giới đang lâm vào tình trạng khủng hoảng
và khó dự đoán.
3.3 Phân tích thực trạng việc đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường của Công ty
CP XNK Tổng hợp I Việt Nam
Khóa luận tập trung nghiên cứu về thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường,
nghiên cứu và áp dụng HACCP như là một giải pháp giúp cà phê xuất khẩu sang
EU của Công ty CP XNK Tổng hợp I Việt Nam đáp ứng tốt hơn các quy định, tiêu
chuẩn môi trường trong nước và EU.
3.3.1 Quy trình chế biến cà phê nhân xuất khẩu
20
Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Phạm Văn Hùng
Hiện nay có hai phương pháp chế biến cà phê sau thu hoạch là: chế biến khô và

chế biến ướt. Hiện tại ở Việt Nam, phần lớn cà phê sau thu hoạch được các hộ nông
dân chế biến theo phương pháp chế biến khô, phương pháp này đơn giản và dễ thực
hiện nhưng đem lại chất lượng cà phê không cao. Đối với phương pháp chế biến
ướt, yêu cầu máy móc và kỹ thuật cao hơn, các công đoạn phức tạp hơn chế biến
khô, chất lượng cà phê cũng cao hơn tuy nhiên lại dễ gây tác động xấu, ô nhiễm môi
trường. Công ty CP XNK Tổng hợp I Việt Nam chế biến cà phê theo phương pháp
chế biến ướt, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng cũng tồn tại khá nhiều vấn đề
liên quan đến môi trường.
Cà phê sau khi hái về phải chọn lọc loại riêng quả xanh, quả khô, loại bỏ cành lá
rụng và đất đá…Quả cà phê chín được đưa vào máy xát tươi để tách vỏ qủa ra.
Nhân cà phê đã tách vỏ quả, còn vỏ trấu gọi là cà phê thóc.
Cà phê thóc phải loại bỏ lớp nhớt bên ngoài vỏ trấu. Đó là giai đoạn ngâm và rửa.
Vì thế người ta gọi phương pháp này là chế biến ướt và cà phê chế biến theo
phương pháp này “cà phê rửa”.
Cà phê thóc loại bỏ lớp nhớt bên ngoài và được rửa sạch là cà phê thóc ướt. Cà
phê này qua phơi sấy cho khô, có độ ẩm dưới 10 – 12% gọi là cà phê thóc sấy khô.
Nếu cà phê quả tươi là nguyên liệu (đầu vào) của quá trình chế biến ướt thì sản
phẩm cà phê thóc khô là đầu ra của quá trình này.
Cà phê thóc khô qua quá trình xát khô, loại bỏ vỏ trấu, đánh bóng ( loại bỏ vỏ lụa
dính bên ngoài nhân cà phê) sẽ thu được cà phê nhân. Cà phê nhân qua phân loại trở
thành cà phê thương phẩm cho việc buôn bán.
21
Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Phạm Văn Hùng
Hình 3.2 : Quy trình chế biến cà phê theo phương pháp chế biến ướt
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ 5)
3.3.2 Thực trạng việc đáp ứng các TCVN về môi trường trong xuất khẩu cà phê
của Công ty CP XNK Tổng hợp I Việt Nam
Trên thực tế, quy trình chế biến cà phê còn tồn tại rất nhiều nguy cơ gây ảnh
hưởng xấu tới môi trường như:
a. Ô nhiễm của nước thải

Trong quá trình hoạt động của công ty dễ phát sinh ra một lượng nước thải tác
động đến môi trường nước, bao gồm các nguồn gốc chủ yếu sau:
- Nước thải chế biến: Nguồn gốc nước thải chế biến cà phê nhân của công ty
xuất phát từ các công đoạn sau:
+ Rửa thô: Đây là giai đoạn nước thải sinh ra có thành phần chủ yếu là chất rắn lơ
lửng, các chất ô nhiễm không cao. Nước thải trong giai đoạn này không đáng kể
22
Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Phạm Văn Hùng
+ Xay vỏ: Trong giai đoạn này nước thải sinh ra ít nhưng có thành phần rất đậm
đặc, có độ đục và lượng cặn cao. Ngoài ra, giai đoạn này còn thải ra lượng vỏ lớn
làm cho nước thải có lượng rác rất đáng kể.
+ Ngâm enzim: Đây là giai đoạn phát sinh nước thải đáng chú ý nhất của quy trình
chế biến. Nước thải phát sinh từ giai đoạn này có thành phần hữu cơ cao, ngoài ra
còn có độ nhớt lớn.
+ Rửa sạch: Nước thải giai đoạn này có thành phần hữu cơ tương đối cao.
- Nước thải vệ sinh: phát sinh từ công đoạn vệ sinh các thiết bị chế biến.
- Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt thải khu vực văn phòng, từ các khu
vệ sinh, v.v… có chứa các thành phần cặn bã (TSS), các chất hữu cơ
(BOD/COD), chất chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh gây bệnh.
b. Ô nhiễm do khí thải
- Ô nhiễm do hoạt động của lò sấy, quá trình xay vỏ từ quá trình chế biến khô.
- Ô nhiễm từ tiếng ồn, rung động và nhiệt.
c. Ô nhiễm do chất thải rắn
- Rác thải sinh hoạt: Rác thải từ sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên và công
nhân vận hành thải ra mỗi ngày rác thải có hàm lượng hữu cơ cao, dễ phân
hủy như thức ăn thừa, các loại rác thải từ việc sinh hoạt khác như: bao
nilông, thùng carton.
- Chất thải rắn từ hoạt động chế biến: Chất thải rắn từ hoạt động chế biến chủ
yếu là vỏ cà phê, bao bì chứa nguyên liệu, cành, que còn sót khi thu hoạch.
Thành phần chính của nước thải từ các nhà máy chế biến cà phê là đường, nhớt,

các chất hữu cơ.
Đường: Đường đến từ nhớt hoặc phần ngoài của quả cà phê. Trong quá trình lên
men,đườn bị phân hủy thành rượu và khí các-bo-níc. Sau đó,rượu được biến thành
axit axetic, và vì thế mà độ pH của nước bị giảm. Độ pH của nước thải cà phê
thường ở khoảng 3.8.
Nhớt: Phần nhớt là phần chất nhầy bọc quanh hạt cà phê. Thành phần chủ yếu của
nó là prôtêin, đường và péctin. Phần nhớt rất khó bị phân huỷ. Trong nước thải cà
phê nó thường kết tủa thành một lớp đen trên bề mặt. Lớp chất rắn này có thể làm
tắc đường ống thải và giảm lượng ôxi trong nước.
23
Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Phạm Văn Hùng
Các chất hoá hữu cơ: Những chất này được phân hủy dần dần bởi các vi sinh vật
trong nước. Trong quá trình này, chúng cần sử dụng ôxi trong nước. Lượng ôxi cần
để các vi sinh vật phân huỷ hoàn toàn các chất hữu cơ trong một khối lượng nước
nhất định được gọi là “đòi hỏi ôxi sinh học” – biological oxygen demand viết tắt là
BOD. Lượng BOD càng cao thì ôxi trong nước bị mất càng nhiều nên các sinh vật
yếm khí có điều kiện hoạt động. Điều này dẫn đến tình trạng nước thải cà phê bị
bốc mùi, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, đặc biệt là với những người dùng
nước sông, suối làm nước uống.
Trong quá trình chế biến cà phê, nhìn chung Công ty CP XNK Tổng hợp I Việt
Nam thực hiện khá tốt các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến ô nhiễm
chất thải rắn và ô nhiễm do khí thải như TCVN 5938:2005, TCVN 6705:2000.
Công ty có hệ thống nhà xưởng chế biến cà phê khá tốt, lò xấy cà phê chất lượng
tốt, giảm được những tác động xấu về tiếng ồn hay khói bụi trong quá trình xấy cà
phê. Nhà xưởng của Công ty có khả năng cách âm tốt, giảm được tiếng ồn thoát ra
ngoài trong quá trình chế biến cà phê.
Công ty cũng có những quy định rất rõ ràng được phổ biến đến các công nhân
viên về vệ sinh trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Chất thải rắn đáng chú ý khác
là vỏ cà phê sau chế biến. Vỏ cà phê thành phần chính là xenlulo, đây là hợp chất
rất bền, nếu để tự nhiên thì 2 đến 3 năm mới phân hủy. Tuy nhiên vỏ cà phê được

Công ty tái sử dụng làm phân bón, sau quá trình chế biến, vỏ cà phê được các hộ
nông dân thu lại làm phân bón cho mùa vụ sau.
Tuy vậy, quá trình chế biến cà phê của Công ty CP XNK Tổng hợp I Việt Nam
còn tồn tại nhiều trong vấn đề xử lý nước thải. Chẳng hạn như nồng độ BOD trong
nước thải cà phê lên tới 16gam/lít, lượng BOD càng cao thì ôxi trong nước bị mất
càng nhiều nên các sinh vật yếm khí có điều kiện hoạt động. Điều này dẫn đến tình
trạng nước thải cà phê bị bốc mùi, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, đặc biệt
là với những người dùng nước sông, suối làm nước uống. Nồng độ COD cũng ở
mức rất cao là trên 10g/l.Theo TCVN 5945:2005 về nước thải công nghiệp thì:
Bảng 3.4: TCVN 5945:2005 và số liệu của Công ty về nồng độ BOD, COD,
Chất rắn lơ lửng trong nước thải
24
Khóa Luận Tốt Nghiệp SV: Phạm Văn Hùng
Số Thứ Tự Thông Số Đơn Vị Giá trị giới hạn Số liệu từ Công ty
A B C
1 BOD mg/l 30 50 100 16000
2 COD mg/l 50 80 400 10000
3 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 100 200
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Công ty và TCVN:5945:2005)
Có thể thấy nồng độ COD va BOD trong nước thải của Công ty thải ra là rất cao,
nếu so với TCVN 5945:2005 (loại B) thì nồng độ BOD cao gấp 320 lần còn COD là
125 lần. Nồng độ ô nhiễm của nước thải cao là do nước thải chứa nhiều thịt quả cà
phê bị tan rã từ quá trình ngâm enzym. Đây có lẽ là yếu điểm chung của các doanh
nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vì có tỷ lệ rất cao các doanh
nghiệp không đáp ứng được tiêu chuẩn về nước thải. Điều này được giải thích bởi
viêc Công ty có công nghệ chế biến chưa tốt như:
- Máy xay vỏ không tốt, không loại bỏ hết hạt xanh trong quá trình xay hay
làm nát hạt quá nhiều
- Nhà máy không có hệ thống tách vỏ trước khi vào hệ thống. Tất cả các loại
chất thải phát sinh trong quá trình chế biến cà phê được đưa thẳng ra hệ

thống xử lý.
3.3.3 Thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường EU về cà phê xuất khẩu của
Công ty CP XNK Tổng hợp I Việt Nam
EU là một trong những thị trường khó tính nhất thế giới, luôn có những yêu cầu
khắt khe đối với các mặt hàng nhập khẩu vào thị trường này về: chất lượng, nguồn
gốc xuất xứ và đặc biệt là đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường. Đối với
nhóm mặt hàng nông sản khi nhập khẩu vào thị trường EU, phải đảm bảo an toàn vệ
sinh cao, chất lượng phải đảm bảo chất lượng chung của EU. Đặc biệt những sản
phẩm này có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đối với cà phê, EU chỉ nhập cà phê vối, cà
phê chè của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này rất ít do công nghệ chế biến
chưa đảm bảo, chất lượng thua kém rất nhiều cà phê của Brazin, Colombia… Sản
25

×