Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Phân tích chi phí sản xuất tại công ty TNHH Công Thương Lan Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.62 KB, 40 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS.
Đặng Văn Lương đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết khóa luận tốt
nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa phân tích – thống kê, Trường
Đại học Thương Mại đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm học tập. Với vốn
kiến thức được tiếp thu trong quá trình học để em có nền tảng cho quá trình nghiên cứu
khóa luận.
Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty TNHH Công Thương Lan Anh
đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại Công ty. Em xin gửi lời cảm ơn
đến chị kế toán trưởng tại công ty đã cho em số liệu và hướng dẫn em trong suốt quá
trình thực tập tại công ty.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý. Đồng thời kính chúc các anh chị trong Công ty TNHH Công Thương
Lan Anh công tác tốt.
SV: Trần Thị Hạnh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của
TS Đặng Văn Lương. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những
số liệu trong các bài phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả
thu thập từ các nguồn khác nhau ở công ty. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét,
đánh giá cũng như số liệu của các tác giả và một số tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
những kết khóa luận của mình.
Tác giả
Trần Thị Hạnh
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc phân tích chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng trong công tác quản lý kinh


tế của Doanh nghiệp, gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường như hiện nay, ngoài việc sản
xuất và cung cấp cho thị trường một khối lượng, sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao,
Doanh nghiệp còn cần phải tìm mọi cách để tiết kiệm chi phí để đưa ra thị trường các
sản phẩm có giá thành hợp lý, thúc đẩy sự hoạt động tiêu thụ, thu hồi vốn nhanh, mang
lại nhiều lợi nhuận. Từ đó tích luỹ khả năng cho Doanh nghiệp và nâng cao đời sống
cho Cán bộ công nhân viên.
Đối với Công ty TNHH Công Thương Lan Anh thì doanh thu từ sản xuất, xây
lắp đặt các thiết bị máy móc và vật liệu xây dựng phục vụ ngành xây dựng, công
nghiệp chiếm tỉ trọng lớn. Bởi vậy chi phí sản xuất đóng vai trò quan trọng. Vì vậy,
vấn đề phân tích chi phí sản xuất là một vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, qua thời gian tìm hiểu tại
Công ty TNHH Công Thương Lan Anh em đã quyết định chọn đề tài: “phân tích chi
phí sản xuất tại công ty TNHH Công Thương Lan Anh”.
Với những giải pháp đưa ra trong đề tài, em hy vọng sẽ góp phần vào việc cải
thiện chi phí sản xuất (CPSX) tại Công ty TNHH Công Thương Lan Anh để các cấp
lãnh đạo doanh nghiệp có thể ra những quyết định kịp thời cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Bài khóa luận nghiên cứu những lý luận chung về phân tích chi phí sản xuất
tìm ra phương pháp đánh giá các chi phí đầu vào, phương pháp tính giá thành sản
phẩm. Từ đó làm sáng tỏ việc vận dụng lý luận đó vào phân tích chi phí sản xuất tại
Công ty TNHH Công Thương Lan Anh.
Bài khóa luận phân tích các chi phí sản xuất tại công ty để đánh giá thực trạng
chi phí sản xuất tại công ty từ đó đưa ra các phương hướng và một số giải pháp nhằm
tiết kiệm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
* Đối tượng nghiên cứu:
Là chi phí sản xuất tại công ty. Cụ thể là việc tập hợp chi phí, phân bổ chi phí,

đánh giá sản phẩm dở dang, phương pháp tính giá thành và việc vận dụng các sổ sách
kế toán trong phân tích chi phí sản xuất.
* Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tiến hành nghiên cứu các đối tượng trên ở Công ty TNHH Công
Thương Lan Anh trong khoảng thời gian 2 năm 2010, 2011 với nội dung nghiên cứu là
phân tích chi phí sản xuất.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để có đủ nguồn dữ liệu phục vụ cho việc hiểu các vấn đề lý luận liên quan đến
phân tích chi phí sản xuất. Để có cơ sở khoa học cho việc phân tích thực trạng công tác
phân tích chi phí dịch sản xuất. Từ đó có cơ sở đưa ra những giải pháp, em sử dụng
các phương pháp thu thập dữ liệu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đề tài có sử dụng các thông tin từ sách, báo,
internet, Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Công Thương Lan Anh, các đề tài luận
văn tốt nghiệp.
- Phương pháp quan sát thực tế: Sau khi hình thành tên đề tài và lựa chọn sản
phẩm, em đã tiến hành quan sát thực tế tại Phòng kế toán của Công ty TNHH Công
Thương Lan Anh. Tìm hiểu quy trình phân tích chi phí sản xuất, chi phí quyết toán…
- Phương pháp phỏng vấn:
- Đối tượng tham gia phỏng vấn là Giám đốc Công ty, kế toán trưởng các Công
ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.
- Số lượng người tham gia: 30
- Câu hỏi thiết kế ở dạng đóng và mở mang tính chất định tính hoặc định lượng.
- Thông tin sau đó được tổng hợp để có cái nhìn tổng quan về công tác kế toán
CPSX tại các công ty thiết kế.
- Phương pháp phân tích
Để đạt được mục đích và thực hiện được các nhiệm vụ phân tích, cần phải có các
phương pháp phân tích thích hợp. Phương pháp phân tích là tổng hợp các phương
2
thức, cách thức cần thiết để tiến hành nghiên cứu các đối tượng phân tích đã đề ra.
Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp nghiên cứu một cách tổng hợp

và toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình diễn biến và kết quả của
chúng nhằm đánh giá đúng đắn và khách quan kết quả hoạt động của doanh nghiệp,
vạch ra được các nguồn lực hiện có, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp khai thác sử
dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Các
phương pháp phân tích:
•Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh doanh để đạt
được kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Nguyên
tắc của phương pháp này. Tiêu chuẩn so sánh: đó là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ
để so sánh.
• Phương pháp loại trừ.
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi để xác định xu hướng và mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố
còn lại. Phương pháp này thể hiện qua phương pháp thay thế liên hoàn và phương
pháp số chênh lệch.
Phương pháp thay thế liên hoàn: Phương pháp này dùng để xác định mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi giả định các chỉ tiêu còn lại không
thay đổi bằng cách lần lượt thay thế từng nhân tố từ kỳ gốc sang kỳ phân tích. Trên cơ
sở đó, tổng hợp lại mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đốI với đối tượng nghiên cứu.
Khi sử dụng phương pháp này cần phải xác định được phương trình kinh tế biểu thị
mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu cần phân tích. Trình tự thay thế các
nhân tố ảnh hưởng phải tuân thủ theo nguyên tắc đó là: nhân tố số lượng phải được
thay đổi trước, nhân tố chất lượng thay đổi sau. Trong trường hợp có ảnh hưởng của
nhân tố kết cấu thì nhân tố số lượng thay đổi trước tiên, đến nhân tố kết cấu và cuối
cùng là nhân tố chất lượng.
Trong phương pháp loại trừ còn có phương pháp số chênh lệch: đây là trường
hợp đặc biệt của nhân tố thay thế liên hoàn, được áp dụng khi giữa các nhân tố có mối
quan hệ tích số. Ảnh hưởng của nhân tố nào đến chỉ tiêu phân tích bằng số chênh lệch
giữa kỳ phân tích và kỳ gốc của nhân tố đó nhân vớI các nhân tố khác cố định.
3

• Phương pháp thống kê hồi qui
Đây là phương pháp sử dụng công cụ thống kê nhằm nghiên cứu mối quan hệ
giữa các dãy số đó và xây dựng thành một phương trình hồi quy tuyến tính có dạng y =
a + bx.
Trong đó: y được gọi là biến phụ thuộc vào x (đã biết)
•x được gọi là biến độc lập (đã biết)
•a, b là các tham số chưa biết cần tìm.
• Phương pháp khác.
Ngoài các phương pháp đã được nêu trên trong phân tích có thể sử dụng những
phương pháp khác như:
- Phương pháp liên hệ cân đối
- Phương pháp chi tiết
- Phương pháp tương quan
- Phương pháp hồi quy bội
5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu sơ đồ, danh
mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo và các phụ lục thì Bài khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích chi phí sản xuất.
Chương 2: Phân tích chi phí sản xuất tại công ty TNHH Công Thương Lan Anh.
Chương 3: Các kết luận và một số biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất tại công ty
TNHH Công Thương Lan Anh.
4
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ
SẢN XUẤT
1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất
1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 – Chuẩn mực kế toán chung (VAS
01), chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới
hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ
dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc

chủ sở hữu.
Chi phí trong doanh nghiệp bao gồm chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí
khác. Chi phí hoạt động kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh
thông thường của doanh nghiệp, như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản
lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các
bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền, Những chi phí này phát sinh
dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết
bị.
Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh
trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như: chi phí về
thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách hàng phạt do vi phạm
hợp đồng,
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
1.1.2.1. Phân loại theo yếu tố chi phí ( theo nội dung kinh tế ) của chi phí sản
xuất.
Theo cách phân loại này, các khoản chi phí có chung tính chất, nội dung kinh tế
được xếp chung vào một yếu tố, không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào, dùng
vào mục đích gì trong sản xuất kinh doanh. Về thực chất chỉ có ba yếu tố chi phí là sức
lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tuy vậy, để cung cấp thông tin về
chi phí một cách cụ thể hơn, các yếu tố trên có thể chi tiết theo nội dung kinh tế của
chúng. Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý ở mỗi nước mỗi thời kỳ mà mức độ chi
tiết của các yếu tố sản xuất có thể khác nhau. Theo qui định hiện hành ở Việt Nam,
toàn bộ chi phí được chia ra làm 7 yếu tố.
5
- Nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,
phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sử dụng vào sản xuất kinh doanh ( có loại trừ giá
trị vật liệu không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). Riêng đối với doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ không đặt ra khái niệm vật
liệu chính do đặc trưng của các ngành này không phải sản xuất ra các sản phẩm hữu
hình cụ thể.

- Nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ ( trừ
số không dùng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
- Tiền lương và các khoản phụ cấp của cán bộ công nhân viên: Phản ánh tổng số
tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên toàn doanh nghiệp.
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn tính theo tỷ lệ quy định.
- Khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích
trong kỳ của tất cả các tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ hạch
toán.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.
- Chi phí bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào
các yếu tố trên, dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cách phân loại này cho biết những chi phí đã chi vào quá trình sản xuất của toàn
doanh nghiệp, làm cơ sở để tập hợp chi phí sản xuất và lập báo cáo chi phí sản xuất
theo yếu tố. Đồng thời nó còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác xây dựng
xét duyệt mức vốn lưu động của doanh nghiệp trong việc lập và kiểm tra và kiểm tra
thực hiện dự toán chi phí sản xuất, đánh giá tình hình quản lý chi phí của doanh
nghiệp. Phân loại theo cách này còn là cơ sở để cân đối, lập các kế hoạch với nhau như
kế hoạch lao động và tiền lương, kế hoạch cung ứng vật tư là cơ sở tính toán, xác
định nhu cầu tiêu hao vật chất của doanh nghiệp.
1.1.2.2. Phân loại theo hoạt động kinh doanh
Căn cứ vào sự tham gia của chi phí vào hoạt động sản xuất kinh doanh, toàn bộ
chi phí được chia ra làm ba loại:
- Chi phí sản xuất kinh doanh.
- Chi phí hoạt động tài chính.
- Chi phí hoạt động bất thường.
6
Cách phân loại này giúp cho việc phân định chi phí được chính xác, phục vụ kịp
thời cho việc tính giá thành, xác định được chi phí và kết quả của từng loại hoạt động
kinh doanh đúng đắn cũng như việc lập báo cáo tài chính nhanh chóng, kịp thời
1.1.2.3. Phân loại theo cách ứng xử của chi phí

Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ cho
việc đề ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh lại được
phân theo quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Khi đó chi
phí sản xuất kinh doanh bao gồm:
- Chi phí bất biến: là những chi phí không thay đổi về tổng khối lượng sản phẩm,
công việc thay đổi nhưng chi phí cho một đơn vị thay đổi khi khối lượng công việc,
sản phẩm thay đổi.
- Chi phí khả biến: là những chi phí thay đổi về tổng số khi khối lượng sản phẩm,
công việc thay đổi như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp Tuy nhiên chi phí này tính cho một đơn vị khối lượng sản phẩm, công việc
không thay đổi khi khối lượng công việc, sản lượng thay đổi.
Cách phân loại này có ý nghĩa rất quan trọng với quản trị doanh nghiệp do yêu
cầu nhiệm vụ phân tích tình hình tiết kiệm chi phí, xác định phương hướng nâng cao
hiệu quả của chi phí.
1.1.2.4. Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất kinh doanh.
Theo cách này, chi phí sản xuất bao gồm:
- Chi phí trực tiếp : là những chi phí từ bản thân chúng có quan hệ trực tiếp với
quá trình sản xuất kinh doanh và có thể chuyển trực tiếp cho sản phẩm, dịch vụ hay
các đối tượng chịu chi phí.
- Chi phí gián tiếp: là chi phí chung có liên quan đến nhiều đối tựơng công việc
khác nhau, do đó phải phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo tiêu thức phân bổ
phù hợp.
1.1.2.5. Phân loại theo công dụng kinh tế của chi phí hay phân theo khoản mục
chi phí trong giá thành.
Theo cách phân loại này, căn cứ theo ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản
phẩm, dịch vụ hoàn thành và để tiện cho việc giá thành, toàn bộ chi phí được phân
theo khoản mục. Cách phân loại này dựa theo công dụng của chi phí, địa điểm phát
7
sinh của chi phí, nơi gánh chịu chi phí và mức phân bổ chi phí theo từng đối tượng.
Cũng như cách phân loại theo yếu tố, số lượng khoản mục chi phí trong giá thành tuỳ

thuộc vào trình độ nhận thức, trình độ quản lý và hạch toán ở mỗi nước, mỗi thời kỳ
khác nhau
Hiện nay giá thành sản xuất ở Việt Nam gồm 3 khoản mục chi phí.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT): là toàn bộ chi phí về nguyên vật
liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế
tạo sản phẩm hay dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT): bao gồm tiền lương và các khoản trích
tính vào chi phí sản xuất như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của
công nhân trực tiếp thực hiện quá trình sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp dễ nhận
diện, định lượng chính xác, kịp thời khi phát sinh, chi phí nhân công trực tiếp thường
được định mức theo từng loại sản phẩm dịch vụ.
- Chi phí sản xuất chung (SXC): bao gồm tất cả các khoản mục chi phí sản xuất
ngoài hai khoản mục chi phí trên. Chi phí sản xuất chung bao gồm:
+ Chi phí lao động gián tiếp, phục vụ tổ chức quản lý sản xuất tại phân xưởng.
+ Chi phí nguyên vật liệu dùng trong máy móc, thiết bị.
+ Chi phí công cụ, dụng cụ dùng trong sản xuất.
+ Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong hoạt động
sản xuất.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước, sủa chữa, bảo
hiểm tài sản tại doanh nghiệp.
Hạch toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên của quá trình hạch toán. Do đó việc
phân loại chi phí không chỉ dừng lại ở mức độ phục vụ cho việc tập hợp, kiểm tra và
phân tích chi phí mà còn là cơ sở cho việc giá thành sản phẩm, dịch vụ một cách chính
xác, hiệu quả. Mỗi cách phân loại chi phí nêu trên đều có tác dụng và có ý nghĩa riêng
nhưng chúng có mỗi quan hệ mật thiết và bổ sung cho nhau. Qua các cách phân loại
chi phí, doanh nghiệp có thể xác định các cơ cấu chi phí khác nhau, hiểu được cặn kẽ
nội dung, tính chất, vị trí của từng loại chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm và
cung cấp dịch vụ. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải đứng trên nhiều góc độ khác
nhau để xem xét, nghiên cứu các cách phân loại này.
8

1.2. Nội dung phân tích chi phí sản xuất
1.2.1. Mục đích của việc phân tích chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát các mặt kinh tế, kỹ
thuật, tổ chức tài nguyên của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh chi
phí sản xuất còn là yếu tố ảnh hưởng đến giá đầu ra của doanh nghiệp, quyết định đến
lợi nhuận, hay lâu dài hơn là sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, phân
tích chi phí sản xuất có ý nghĩa rất lớn trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phân tích chi phí sản xuất là cơ sở để kiểm soát tình hình chi phí tại từng bộ phận
ở doanh nghiệp, qua đó có biện pháp để cắt giảm chi phí phù hợp. Phân tích chi phí
sản xuất còn chỉ ra khả năng kiểm soát của doanh nghiệp đối với từng loại chi phí,
phát hiện những lợi thế cạnh tranh về chi phí để xây dựng các mục tiêu hoạt động của
doanh nghiệp. Ngoài ra việc phân tích chi phí sản xuất còn để tìm ra những biện pháp
hạ giá thành của doanh nghiệp, từ đó đem lại lợi nhuận cao.
1.2.2. Nội dung phân tích chi phí sản xuất
1.2.2.1. Phân tích cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố.
Phân tích cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh nhằm xác định tỷ trọng của từng
yếu tố chi phí trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh, qua đó có những đánh giá sơ bộ
về đặc trưng chi phí của doanh nghiệp. Cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh tùy thuộc
vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng ngành sản xuất và mức độ hoạt
động, công tác đầu tư của doanh nghiệp. Ở các đơn vị thuộc lĩnh vực sản xuất công
nghiệp nặng, chi phí khấu hao TSCĐ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của
doanh nghiệp, trong khi đó ở các doanh nghiệp chế biến thì chi phí nguyên vật liệu
thường chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng chi phí nhân công tùy thuộc vào qui trình sản
xuất.
1.2.2.2. Phân tích cơ cấu giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định.
Phân tích cơ cấu giữa định phí và biến phí. Do tổng biến phí luôn gắn liền với
một mức sản xuất và tiêu thụ nên phân tích cơ cấu của hai loại chi phí này tại mỗi mức
hoạt động sẽ chỉ ra tác động của chúng đối với lợi nhuận khi sản lượng thay đổi. Nếu
định phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh và tỷ trọng này
không giảm khi số lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ giảm thì cơ cấu định phí trong

9
trường hợp này dẫn đến các khoản giảm đáng kể về lợi nhuận. Đó chính là tác động
của đòn bẩy định phí đối với lợi nhuận.
1.2.2.3. Phân tích cơ cấu giữa chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
Việc phân tích cơ cấu chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ được thực hiện theo
hai nội dung:
Xác định tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng chi phí. Nếu tỷ trọng chi phí
thời kỳ trong tổng chi phí có khuynh hướng tăng trong nhiều kỳ thể hiện doanh nghiệp
đang tăng chi phí cho các hoạt động tiêu thụ và quản lý chung.
Xác định tỷ lệ giữa chi phí sản phẩm, chi phí thời kỳ trên doanh thu thuần. Nếu
tỷ trọng giá vốn hàng bán trên chi phí trên doanh thu thuần càng tăng qua nhiều thời
kỳ thể hiện chi phí sản phẩm phát sinh theo chiều hướng bất lợi đối với doanh nghiệp
. 1.2.3. Các chỉ tiêu phân tích chi phí sản xuất
1.2.3.1. Phân tích biến động chi phí nguyên liệu, vật liệu.
Ảnh hưởng của nhân tố số lượng nguyên vật liệu không thể chỉ ra tình hình tiết
kiệm hay lãng phí luợng nguyên vật liệu sử dụng vì biến động của nhân tố này còn
chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi quy mô sản xuất của từng mặt hàng ở doanh nghiệp.
Đây là hạn chế của chỉ tiêu phân tích này. ảnh hưởng của nhân tố giá liên quan đến
công tác tổ chức cung ứng các loại nguyên vật liệu, do biến động của về giá trên thị
truờng.
1.2.3.2. Phân tích biến động chi phí nhân công
Để phân tích biến động chi phí nhân công sử dụng phương pháp cân đối liên hệ
để xem xét ảnh hưởng của từng bộ phận quỹ lương đối với tổng quỹ lương thực hiện
của doanh nghiệp. Ngoài ra còn áp dụng phương pháp loại trừ để thấy rõ quỹ lương
biến đổi là do ảnh hưởng của nhân tố kết quả sản xuất kinh doanh hay do nhân tố đơn
giá lương. Đối với quỹ lương trong thời gian không tham gia vào sản xuất theo chế độ
và quỹ các khoản phụ cấp ta áp dụng theo phương pháp so sánh. Biến động của quỹ
lương này thường gắn liền với những thay đổi về mức lương tối thiểu, về hệ số phụ
cấp, về thời gian nghỉ việc thực tế theo quy định. Trong việc phân tích tổng quỹ lương
còn phải phân tích cơ cấu quỹ lương của doanh nghệp. Thông thường quỹ lương tính

theo đơn giá và kết quả kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất. Quỹ lương trả cho người
lao động trong thời gian không tham gia vào sản xuất càng tăng thể hiện công tác quản
10
lý lao động chưa được tốt, ảnh hưởng đến tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh.
1.2.3.3. Phân tích biến động chi phí khấu hao TSCĐ.
Chi phí khấu hao TSCĐ thuộc loại chi phí cố định, do vậy khi phân tích ở toàn
doanh nghiệp chi phí này thường ít thay đổi giữa các kỳ. Phân tích chi phí khấu hao
TSCĐ còn dự tính đến khả năng biến động của chi phí này trong tương lai. Đối với
những doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư thì khả năng gia tăng chi phí này
trong tương lai rất lớn. Vì vậy, doanh nghiệp cần có những chuẩn bị về phương án kinh
doanh để khai thác tốt TSCĐ ở doanh nghiệp. Việc phân tích chi phí khấu hao TSCĐ
còn cần phải chú ý đến quan hệ với giá thành sản phẩm. Nếu sản lượng của doanh
nghiệp càng tăng thì sẽ góp phần làm mức khấu hao đơn vị sản phẩm giảm xuống. Vì
vậy doanh nghiệp cần khai thác tối đa năng lực của TSCĐ sẽ góp phần hạ thấp giá
thành sản phẩm.
1.2.3.4. Phân tích biến động chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác.
Để phân tích chi phí dịch vụ mua ngoài sử dụng phương pháp so sánh để đánh
giá biến động và kết cấu từng loại chi phí giữa các thời kỳ, qua đó có biện pháp cắt
giảm các khoản chi phí bất hợp lý, không đúng chức năng, nâng cao trách nhiệm của
từng bộ phận đối với biến động chung về chi phí toàn doanh nghiệp.
1.3.2. Nguồn dữ liệu sử dụng trong phân tích chi phí sản xuất.
Phân tích chi phí sản xuất của doanh nghiệp là một việc làm vô cùng quan trọng
và cần thiết. Khi phân tích sẽ chỉ ra được sự tăng giảm của các yếu tố giữa các năm,
các kỳ. Để việc phân tích có hiệu quả và có độ chính xác cao thì người làm công tác
phân tích cần phải dựa vào những nguồn dữ liệu khác nhau như: Báo cáo tài chính của
doanh nghiệp và Báo cáo chi phí, giá thành của doanh nghiệp.
11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH
CÔNG THƯƠNG LAN ANH

2.1. Giới thiệu khái quát về đặc điểm hoạt động kinh doanh tổ chức bộ máy
quản lý của công ty.
Công ty TNHH Công Thương Lan Anh được thành lập vào ngày 08 tháng 09
năm 2008. Từ khi thành lập cho tới nay Công ty đã có từng bước phát triển và đạt
được những thành tựu nhất định. Công ty luôn lấy chất lượng sản phẩm dịch vụ cho
công tác quản lý điều hành và đảm bảo kinh doanh phát triển, tăng lợi nhuận, tạo thu
nhập cao cho người lao động và đóng góp cho ngân sách nhà nước ngày càng tăng.
Trên con đường hình thành và phát triển, Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn về
cơ sở sản xuất và cơ sở hạ tầng. Những phân xưởng tham gia sản xuất Công ty đều
phải đi thuê của Công ty khác. Nhưng những khó khăn đó đã được đẩy lùi bằng sự nỗ
lực, cố gắng của tất cả các thành viên trong Công ty, từ Giám đốc cho đến các nhân
viên. Và sự nỗ lực đó đã được đền đáp bằng sự vững mạnh của Công ty và sự khẳng
định thưởng hiệu của mình trên thị trường.
2.1.1 . Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Công Thương Lan
Anh
- xây lắp công trình công nghiệp và dân dụng
- Sản xuất vật liệu xây dựng
- Chế tạo, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các sản phẩm cơ khí,
sản phẩm đúc, kết cấu xây dựng
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hoá phục vụ sản xuất tiêu
dùng
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong đó xây lắp vật máy móc, thiết bị, công trình công nghiệp là chủ chốt của
doanh nghiệp.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý tại Công ty TNHH Công thương Lan anh.
Đặc điểm phân cấp quản lý kinh doanh.
Bộ máy quản lý của công ty bao gồm :
12
+ Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trực tiếp việc quản lý và điều hành công
ty đảm bảo cho việc kinh doanh của công ty đạt hiệu quả, đảm bảo công ăn việc làm

cho công nhân viên trong công ty, và là người đại diện của công ty trước pháp luật.
+ Phó giám đốc: Là người có năng lực và tâm huyết, tham gia điều hành công ty
cùng giám đốc, tham mưu cố vấn cho giám đốc giúp cho công ty hoạt động hiệu quả
với những mục tiêu đã đề ra. Phó giám đốc sẽ là người thay mặt cho giám đốc trong
những khi giám đốc đi công tác hoặc đi vắng .
+ Phòng kế toán: Phụ trách toàn bộ các vấn đề liên quan đến công tác kế toán -
tài chính của công ty, tham mưu về tài chính cho giám đốc, phản ánh trung thực, chính
xác, kịp thời về tình hình tài chính của công ty. Trong từng trường hợp cụ thể còn cần
đưa ra những giải pháp tài chính đưa lên giám đốc tham khảo để có được quyết định
sáng suốt, hợp lý và hiệu quả nhất

+ Phòng kinh doanh: có chức năng tham mưu cho giám đốc đảm nhiệm việc
nghiên cứu thị trường, chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng. Nếu đã có khách hàng
thì trực tiếp giao dịch, tư vấn, thỏa thuận với khách hàng về các khoản mục hợp đồng.
Đồng thời sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp với các khách hàng giao dịch trừ những trường
hợp không giải quyết được thì phải trình lên giám đốc giải quyết.
+ Bộ phận sản xuất: đây là bộ phận chụi trách nhiệm trực tiếp sản xuất ra các
sản phẩm, vật liệu xây dựng, cửa gỗ công nghiệp…
+ Bộ phận vận chuyển: Để đảm bảo cho việc phục vụ nhu cầu một cách chủ
động, tốt nhất, nhanh nhất cho khách hàng công ty tổ chức luôn bộ phận vận chuyển
hàng đến tận nơi cho khách. Bộ phận này chịu trách nhiệm giao hàng cho khách theo
đúng địa điểm đã thỏa thuận sau khi hoàn thành sản phẩm .
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
13
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng Kế toán Phòng Kinh doanh Bộ phận sản xuất Bộ phận vận chuyển
2.1.3. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Công Thương Lan Anh.
Bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện
toàn bộ công tác thông tin kế toán trong phạm vi toàn công ty, thực hiện đầy đủ ghi

chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý Tài chính giúp Giám đốc tổ chức
thông tin và ra quyết định.
Hiện tại Công ty đang áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán là mô hình kế
toán tập trung.
Sơ đồ bộ máy kế toán
Chức
năng và
nhiệm vụ
của kế toán
*Kế toán trưởng : Đảm bảo đúng theo pháp lệnh kế toán thống kê , điều lệ
tổ chức kế toán Nhà nước và điều lệ kế toán trưởng ban hành kết hợp với các điều kiện
cụ thể của công ty . Kế toán trưởng có những nhiệm vụ sau:
- Giúp giám đốc của công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác Tài
chính-kế toán, cung cấp thông tin kinh tế trong phạm vi toàn công ty.
- Kế toán trưởng còn tham mưu cho giám đốc về hoạt động tài chính kế toán
và hạch toán kinh tế của đơn vị. Đồng thời kế toán trưởng cũng chính là người tập hợp
số liệu từ các bộ phận kế toán chi tiết và lên chứng từ ghi sổ, vào sổ cái, lập báo cáo kế
toán thể hiện tình hình hoạt động của công ty .
- Chịu trách nhiệm ban hành các quy chế quản lý Tài chính - kế toán của
công ty.
Hướng dẫn và kiểm tra các nghiệp vụ kế toán trong toàn công ty. Thường
xuyên kiểm tra, rà soát sổ sách, báo cáo tài chính để nắm bắt số liệu hạch toán và đề
xuất biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời nếu sổ sách phản ánh không rõ ràng chính
xác. và lưu ý các trường hợp công nợ phải thu quá hạn.
14
*Kế toán tiền lương : Tính lương và phụ cấp hàng tháng , các khoản khấu trừ
cho cán bộ công nhân viên dựa trên bảng chấm công … Tính trích nộp các khoản
BHYT, BHXH, KPCĐ … theo quy định của Nhà nước .
* Kế toán công nợ, tiền : Theo dõi thu – chi tiền mặt và theo dõi công nợ ;
đồng thời lập kế hoạch cho từng khoản mục .

* Kế toán chi phí sản xuất –Giá thành : Tập hợp toàn bộ chi phí và tính giá
thành sản phẩm theo hợp đồng .
Chính sách kế toán áp dụng tại công ty TNHH Công Thương Lan Anh:
Công ty Lan Anh hạch toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo
quyết định số 15/2011/QĐ – BTC của Bộ Tài Chính .
 Công ty ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung .
 Kỳ kế toán tính theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày
31/12 .
 Công ty sử dụng hệ thống chứng từ và hệ thống TK theo Quyết định số
15/2011/ QĐ – BTC của Bộ Tài Chính
 Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ, tất cả các nghiệp vụ phát sinh ngoại tệ đều
được quy đổi ra VNĐ .
 Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
.
 Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ .
 Việc tính khấu hao TSCĐ được thực hiện theo phương pháp đường
thẳng, và thực hiện theo thông tư 203 của Bộ tài Chính ban hành ngày 1/1/2010.
 Báo cáo tài chính áp dụng theo Quyết định số 15/2011/QĐ- BTC của Bộ
trưởng Bộ Tài Chính.
o Bảng cân đối kế toán ( Mẫu B01 –DN )
o Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu B02 –DN )
o Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu B03 – DN )
o Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu B09 – DN ).
15
2.1.4. Đặc điểm về lao động của Công ty
Lao động là nhân tố quan trọng quyết định thành công của hoạt động sản xuất
kinh doanh. Đặc điểm về lao động không những được thể hiện ở mặt số lượng mà còn
thể hiện ở chất lượng hay trình độ, năng lực lao động.
Theo báo cáo chất lượng lao động ngày 31 tháng 12 năm 2011 thấy rằng lao
động hiện có của Công ty tại thời điểm này là 560 người và được phân loại như Bảng

Bảng 1: Phân loại số lượng lao động của Công ty năm 2011.
Chỉ tiêu Số
lượng
Tỷ lệ
%
Phân theo trình độ lao động: 560 100
Số lao động có trình độ đại học và trên đại học 60 10,7
Số lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp 100 17,8
Số lao động được đào tạo qua trường công nhân kỹ thuật dạy
nghề
140 25
Số lao động phổ thông 260 46,4
Phân theo thời hạn lao động 560 100
Lao động hợp đồng không xác định thời hạn 202 36,07
Lao động hợp đồng có thời hạn từ 1 đến 3 năm 162 28,9
Lao động không phải ký hợp đồng 196 35
Phân theo chức danh lao động tham gia cào công Việc
SXKD
560 100
Bộ phận phòng ban tham gia nghiệp vụ 85 15,17
Cán bộ đoàn thể 12 2,14
Công nhân lao động trực tiếp 463 82,6
(Nguồn: Báo cáo chất lượng lao động ngày 31/12/2011 C.tycổ phần than NB)
16
2.2. Thực trạng phân tích chi phí sản xuất tại công ty TNHH Công
Thương Lan Anh.
Biểu đồ doanh thu của công ty TNHH Công Thương Lan Anh.
17
2.2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nguyên vật liệu.
Trong năm 2011 Công ty TNHH Công Thương Lan Anh đã không hoàn thành kế hoạch Chi phí nguyên vật liệu tăng 4.459 triệu

đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 18,3 %. Cụ thể :
Bảng 2: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nguyên vật liệu.
Đơn vị : Triệu đồng.
(Nguồn: Báo cáo khoán chi phí và giá thành năm 2011 Cty Công Thương Lan Anh).
STT Yếu tố chi phí KH
2011
Cphí KH 2011 đ/c theo
KL TT
TT
2011
Mức
tăng
(giảm)
Tỷ lệ (%) tăng
(giảm)

Vật liệu 22.794 24.422 28.881 4.459 18,3
I Vật liệu chính 13.045 13.977 14.045 68 0,5
II Vật liệu xây lắp 7.333 7.857 8.373 516 6,6
III Vật liệu phụ 2.416 2.589 6.463 2.874 111
1 Xi măng 712 763 1.927 1.164 152,6
2 Hàn điện 146 156 82 -74 -47,6
3 Sắt thép 1.000 1.071 2.602 1.531 142,9
4 Công cụ dụng cụ 558 598 852 254 42,5
18
Qua bảng 2 ta thấy hầu hết các yếu tố chi phí thuộc nguyên liệu đều không hoàn
thành kế hoạch. Do số lượng các công trình xây lắp tăng lên đã làm cho chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp tăng lên so với kế hoạch đề ra với múc tăng 4.459 triệu đồng ( tỷ lệ
tăng là 18,3 % ) so với kế hoạch năm 2011. Trong số nguyên vật liệu tăng lên thì xi
măng tăng đột biến với mức tăng là 1.164 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng là

152,6 %, sắt thép cũng tăng mạnh so với kế hoạch năm 2011 đặt ra với tỷ lệ tăng là
142,9 % (1.531 triệu đồng ). Tuy nhiên cũng có một số yếu tố chi phí đã hoàn thành kế
hoạch như: hàn điện giảm 74 triệu đồng tương đương với tỷ lệ hạ là 47,6 %. Nhưng
phần chi phí giảm đi không đủ bù đắp cho phần chi phí tăng lên. Nguyên vật liệu tăng
đã dẫn đến giá thành sản phẩm tăng lên, đây là một bất lợi trong cạnh tranh của Công
ty.
Như vậy có thể thấy rằng mặc dù tổng chi phí nguyên vật liệu tăng không nhiều
nhưng xét riêng từng loại nguyên vật liệu thì thấy có sự chênh lệch quá lớn. Công ty
TNHH Công Thương Lan Anh cần phải tìm hiểu nguyên nhân khiến cho xi măng tăng
đột biến như vậy.
2.2.2. Tình hình thực hiện kế hoạch nhiên liệu, năng lượng.
Nhiên liệu cũng là yếu tố chi phí chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá thành sản
phẩm cũng như xây lắp công trình, máy móc của Công ty TNHH Công Thương Lan
Anh năm 2011. Nhưng năng lượng lại không phải là yếu tố chi phí chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu giá thành. Tình hình thực hiện kế hoạch nhiên liệu, năng lượng của Công
ty năm 2011 như Bảng 3.
19
Bảng 3. Tình hình thực hiện kế hoạch nhiên liệu, năng lượng.
Đơn vị : Triệu đồng
A Nhiên liệu 89.749
96.160 98.48 2.327 2,4
I Dầu Diezel

81.37
8
87.191 90.998 3.807 4,4
1
Dùng cho vận chuyển
55.777
59.761 64.337 4.576 7,7

2
Dùng cho xe chuyên dụng
9.286
9.949 9.454 (495) -5,0
3
Dùng cho máy bào, cưa
2.100
2.250 2.214 (36) -1,6
4
Dùng cho máy khác
12.965
13.891 13.568 (323) -2,3
5
Dùng cho thiết bị
1.250
1.339 1.425 86 6,4
II
Xăng
1.437
1.540 872 (668) -43,4
B
Năng lượng ( điện )
6.934
7.429 6.617 (812) -10,9
( Nguồn : Báo cáo chi phí, giá thành năm 2011 C.ty TNHH Công Thương Lan Anh).
Trong năm 2011 Công ty cũng không hoàn thành kế hoạch về chi phí nhiên liệu.
Chi phí cho nhiên liệu thực tế 2.327 triệu đồng tương đương với tỷ lệ tăng 2,1 % so
với kế hoạch 2011. Phần chi phí nhiên liệu tăng lên hoàn toàn là do chi phí dầu Diezel
( tăng 3.807 triệu đồng tăng 4,4 % so kế hoạch với năm 2011 ). Tuy nhiên nếu xét
riêng từng loại chi phí cho các lĩnh vực thì thấy rằng chi phí nhiên liệu dùng cho vận

chuyển tăng rất nhiều với mức tăng 4.576 triệu đồng (tỷ lệ tăng là 7,4 %) trong khi đó
chi phí nhiên liệu dầu Diezel dùng cho các loại khác đều giảm, mặc dù mức giảm
không nhiều. Chính vì vậy mà mặc dù không hoàn thành kế hoạch nhưng chi phí nhiên
liệu nói chung có sự bù đắp giữa chi phí tăng thêm và chi phí giảm đi. Hơn nữa chi phí
nhiên liệu xăng lại giảm 668 triệu đồng tương đương với tỷ lệ giảm là 43,4 %.
Đối với chi phí năng lượng mà ở đây chủ yếu là điện động lực Công ty đã hoàn
thành kế hoạch đặt ra đạt tỷ lệ giảm là 10,9 %, tiết kiệm được 812 triệu đồng. Điều này
chứng tỏ Công ty đã đề ra được biện pháp hiệu quả trong việc sử dụng hợp lý năng
lượng. Tuy nhiên tỷ lệ hoàn thành kế hoạch chi phí năng lượng mới chỉ dừng ở mức
hoàn thành chứ chưa tiết kiệm nhiều chi phí. Do đó muốn giảm giá thành sản phẩm
cần phải có được những biện pháp hiệu quả hơn.
20
2.2.3 . Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp .
Tình hình thực hiện kế hoạch tiền lương của Công ty TNHH Công Thương Lan
Anh năm 2011 như:
Bảng 4. Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp.

Tổng số 113.007 121.079 120.1 -937 -0,8
A Sản xuất cơ giới 112.906 120.971 120.038 -933 -0,8
I Sản xuất chính

70.52
5
75.563 70.341 -5.222 -6,9
II Pvụ & phụ trợ

25.86
8
27.716 24.269 -3.447 -12,4
1 Phụ trợ BD, SCTXTB


17.74
7
19.015 16.650 -2.365 -12,4
2 Phục vụ

8.12
1
8.701 7.619 -1.082 -12,4
III Gián tiếp

16.51
3
17.693 25.428 7.736 43,7
1 Phân xưởng

7.60
1
8.144 8.679 535 6,6
2 Phòng ban

8.36
1
8.958 8.070 -888 -9,9
3 Đoàn thể 551 590 868 278 47,0
B Chế biến gỗ 101 108 104 -4 -3,9
1 Chế biến thủ công 53 57 55 -2 -3,1
2 Gián tiếp 48 51 49 -2 -4,7
(Nguồn: Báo cáo chi phí giá thành năm 2011 của công ty).
Theo bảng 5 có thể thấy rằng năm 2011 Công ty đã hoàn thành kế hoạch chi phí

nhân công trực tiếp với mức hạ là 937 triệu đồng tương đương với tỷ lệ hạ là 0,8 %.
Sản lượng công trình xây lắp tăng so với kế hoạch nhưng chi phí nhân công trực tiếp
lại giảm. Hầu hết các bộ phận trong Công ty đã hoàn thành kế hoạch đặt ra, chỉ có chi
phí nhân công trực tiếp ở phân xưởng và đoàn thể tăng lên so với kế hoạch. Điều này
một mặt làm giảm chi phí tiền lương, dẫn đến giảm giá thành sản phẩm. Nguyên nhân
khiến chi phí nhân công trực tiếp là do trong năm 2011 Công ty đã thuê ngoài để thực
hiện công tác vận chuyển, bốc xếp. Vì vậy gây mất cân đối, trong khi công nhân của
Công ty không tận dụng hết thì lại phải đi thuê ngoài nhiều. Đây là một bất lợi cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
21
2.2.4. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất chung
Đối với Công ty TNHH Công Thương Lan Anh thì chi phí chung bao gồm
các yếu tố chi phí sau:
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Chi phí này được phân bổ theo tỷ trọng nguyên giá
TSCĐ bố trí ở từng công đoạn, căn cứ theo sổ tài khoản.
- Chi phí chung khác: Được phân thành 5 nhóm và phân bổ cho giá thành công
đoạn theo các tiêu thức sau:
+ Nhóm 1: Phân bổ theo chi phí tiền lương bao gồm: Các chi phí đào tạo, y tế,
bảo hộ lao động, trang bị kỹ thuật an toàn, bồi dưỡng độc hại.
+ Nhóm 2: Phân bổ theo chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí mua sắm dụng cụ,
phòng chống mưa bão, môi trường, khảo sát.
+ Nhóm 3: Chi phí quản lý hành chính. Tính trực tiếp cho chi phí quản lý hành
chính bao gồm: Công tác phí đường bộ, bưu điện, văn phòng phẩm, sách báo, chi phí
tiếp khách, hội nghị, bảo hiểm tài sản, chi phí kiểm kê, sửa chữa thiết bị văn phòng và
các khoản phải nộp cấp trên, thuế.
+ Nhóm 4: Các chi phí liên quan tới thực hiện tiêu thụ. Tính trực tiếp cho chi phí
tiêu thụ gồm: Chi phí hội nghị khách hàng, giao dịch, khuyến mại, quảng cáo, chi phí
tiêu thụ lẻ, phí tiêu thụ nội địa, phí xuất khẩu, chi phí hoá đơn
+ Nhóm 5: Chi phí thuê ngoài.
Tình hình thực hiện kế hoạch từng yếu tố chi phí chung của Công ty năm 2011

như sau:
22

×