Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Quản trị quy trình giao hàng cáp quang xuất khẩu bằng đường biển sang thị trường Thái Lan của công ty Volex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.54 KB, 43 trang )

Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa: Thương Mại Quốc Tế
TÓM LƯỢC
Trong xu hướng hội nhập toàn cầu hiện nay, vận tải quốc tế đang ngày càng
thể hiện rõ vai trò là tiền đề, là điều kiện tiên quyết trong sự ra đời và phát triển của
thương mại quốc tế. Với ưu thế là một trong số ít các quốc gia có tới 3260 km bờ
biển thuận tiện cho hoạt động vận tải quốc tế bằng đường biển, Việt Nam đã đang
và ngày càng chú trọng phát triển các hoạt động này.
Trong quá trình thực tập và làm việc tại công ty TNHH Volex, với mong
muốn là góp phần vào sự phát triển của công ty, em đã chọn đề tài: “Quản trị quy
trình giao hàng cáp quang xuất khẩu bằng đường biển sang thị trường Thái Lan
của công ty Volex”. Để làm rõ các vấn đề và có hướng giải pháp cho công ty, em
xin trình bày chuyên đề với kết cấu 3 chương như sau:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI QUẢN TRỊ QUY
TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU
Trong chương này em sẽ trình bày tính cấp thiết của đề tài, đối tượng nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO
HÀNG CÁP QUANG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG THÁI LAN BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH VOLEX
Chương này em xin trình bày phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu và
tổng quan tình hình cũng như những ảnh hưởng tới quá trình giao hàng của công ty.
CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ QUY TRÌNH GIAO HÀNG CÁP QUANG XUẤT
KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG THÁI LAN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG
TY TNHH VOLEX
Nhận định về những thành công, bất cập, định hướng và mục tiêu hoàn thiện
của doanh nghiệp. Đưa ra những kiến nghị và giải pháp cho công ty để thực hiện
tốt hơn quy trình giao hàng. Cùng với đó là kiến nghị với cơ quan chức năng để
hoàn thiện quy trình giao hàng để các doanh nghiệp thuận lợi hơn và không còn băn
khoăn về vấn đề này.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh SV: Lê Nhật Thành – K43E3


Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa: Thương Mại Quốc Tế
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn
Quốc Thịnh – Bộ môn quản trị Thương Hiệu, trường Đại học Thương Mại, người
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đề
tốt nghiệp. Em xin gửi lời biết ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Thương Mại
đã trang bị cho em những kiến thức quý báu giúp em tự tin trong quá trình thực tập
tốt nghiệp cũng như làm việc sau này.
Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Volex
đã cho em cơ hội được thực tập tại quý công ty.
Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới các anh chị phòng Xuất nhập khẩu công ty
trách nhiệm hữu hạn Volex trong thời gian qua đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong
quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo chuyên đề tốt nghiệp.
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp đã hoàn thành, nhưng do khả năng, thời gian,
và kiến thức còn nhiều hạn chế nên báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót và
khuyết điểm. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô
giáo để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2011.
Sinh viên thực hiện

Lê Nhật Thành
GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh SV: Lê Nhật Thành – K43E3
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa: Thương Mại Quốc Tế
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Volex………………….17
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của công ty từ năm 2007 đến năm 2010…… 19
Bảng 2.3 : Quy trình thuê tàu chuyên chở tại công ty………………………… 22
Bảng: 2.4 Trình tự thủ tục hải quan điện tử của công ty Volex………………….23
GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh SV: Lê Nhật Thành – K43E3

Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa: Thương Mại Quốc Tế
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ Viết Tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt
1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
2 TMQT Thương mại quốc tế
3 FIATA International
Federration
of Freight Forwarders
Association
Liên đoàn các Hiệp hội Giao
nhận kho vận Quốc tế
4 FCL Full Container Load Gửi hàng nguyên container
5 LCL Less than container
load
Gửi hàng lẻ
6 B/L Bill of Lading Vận đơn đường biển
7 ICD Inland Container
Deport
Cảng nội địa
8 IPQA In Process Quality
Assurance
Kiểm tra chất lượng trong qua
trình sản xuất
9 OQA Outgoing Quality
Assurance
Kiểm tra chất lượng đầu ra
10 CBCNV Cán bộ công nhân viên
11 VHDN Văn Hóa Doanh Nghiệp
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI QUẢN TRỊ QUY
TRÌNH GIAO HÀNG XUẤT KHẨU

GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh SV: Lê Nhật Thành – K43E3
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa: Thương Mại Quốc Tế
1.1Tình cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Kinh tế thế giới đang phát triển trong những điều kiện và bối cảnh mới, với
hai xu hướng bao trùm là toàn cầu hóa và kinh tế tri thức. Theo hai xu hướng đó,
nền kinh tế thế giới đang biến đổi một cách sâu sắc và toàn diện, cả về trình độ và
công nghệ, cơ cấu sản phẩm lẫn thể chế kinh tế. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản
cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới trong giai đoạn tới. Quá
trình toàn cầu hóa biến mỗi quốc gia trở thành một mắt xích trong một chuỗi cung
ứng liên tục toàn cầu. Các quốc gia không còn phát triển một cách riêng biệt nữa
mà giờ đây cùng phát triển, cùng hợp tác, chuyên môn hóa lao động để có thể khai
thác được lợi thế cạnh tranh của quốc gia mình một cách hiệu quả nhất. Trước xu
thế vận động và phát triển đó, Việt Nam là một quốc gia không muốn đứng ngoài
cuộc và sẵn sàng để trở thành một mắt xích quan trọng trong quá trình toàn cầu
hóa. Với việc trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương Mại thế giới WTO
vào cuối năm 2006 sau hơn 10 năm đàm phán gia nhập, Việt Nam khẳng định
quyết tâm của mình khi muốn tham gia một cách bình đẳng vào sân chơi kinh tế
toàn cầu.
Với chủ trương đẩy mạnh và khuyến khích xuất khẩu, lấy xuất khẩu là
nguồn thu ngoại tệ chính phát triển đất nước, tuy nhiên trong những năm vừa qua
Việt Nam vẫn là quốc gia có tỷ lệ xuất khẩu thấp hơn nhập khẩu. Có rất nhiều
nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như giá trị sản phẩm xuất khẩu thấp, nguyên vật
liệu không tự sản xuất được, người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm ngoại
nhập…Đó là các nguyên nhân khách quan, còn một nguyên nhân chủ quan đến từ
các doanh nghiệp đó là công tác quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu do thiếu
những hiểu biết và kinh nghiệm, yếu kém trong công tác quản lý từ đó giảm lợi ích
kinh tế thu được.
Được may mắn khi có cơ hội thực tập tại công ty TNHH Volex Việt Nam,
thuộc Tập đoàn Volex, đây là công ty đa quốc gia hàng đầu về thiết kế, sản xuất và
cung cấp các thiết bị truyền dẫn cho các thiết bị điện, điện tử và cáp, em được tiếp

xúc với các anh chị nhân viên giàu kinh nghiệm của công ty trong hoạt động xuất
nhập khẩu,với mong muốn tìm hiểu và tìm ra giải pháp giúp hoàn thiện quy trình
giao hàng xuất khẩu, cùng với thực tiễn khi tham gia thực tập tại công ty, trong
phạm vi nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp em xin chọn đề tài nghiên cứu: “Quản trị
quy trình giao hàng cáp quang xuất khẩu bằng đường biển sang thị trường Thái
Lan của công ty TNHH Volex”.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh SV: Lê Nhật Thành – K43E3
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa: Thương Mại Quốc Tế
1.2 Xác lập và tuyên bố trong đề tài
Với khung kết cấu quy định của một chuyên đề tốt nghiệp, trong đề tài
nghiên cứu này sẽ chỉ tập trung vào tìm hiểu quy trình giao hàng cáp quang xuất
khẩu bằng đường biển:
- Chuẩn bị hàng hóa
- Tổ chức chuyên chở và ký hợp đồng vận tải
- Làm thủ tục Hải Quan và các chứng từ xuất khẩu
- Đóng gói hàng hóa
- Giao nhận hàng hóa với hàng tàu và lấy B/L
- Thông báo cho người mua về kết quả giao hàng
- Thanh toán cước phí và chi phí khác
- Giám sát quá trình vận chuyển và ghi nhận tổn thất nếu có(khiếu nại)
- Hoàn thành bộ chứng từ thanh toán
Đề tài sẽ tập trung vào quá trình quản trị quy trình giao hàng cáp quang xuất
khẩu bằng đường biển sang thị trường Thái Lan của công ty TNHH Volex.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Với mục tiêu hướng tới là hoàn thiện quản trị quy trình giao hàng cáp quang
xuất khẩu bằng đường biển sang thị trường Thái Lan của công ty TNHH Volex,
nên những mục tiêu nghiên cứu đề ra sau đây vừa mang tính chất là nhân tố nền
tảng :
- Hệ thống hóa về mặt lý luận về hoạt động quản trị quy trình giao hàng cáp
quang xuất khẩu bằng đường biển sang thị trường Thái Lan của công ty TNHH

Volex. Mục tiêu này nhằm cung cấp các thông tin liên quan tới nội dung nghiên
cứu, đồng thời giúp cho quá trình nghiên cứu được tiến hành mạch lạc, thông suốt
và có cơ sở nghiên cứu vững chắc.
- Phân tích thực trạng quản trị quy trình giao hàng cáp quang xuất khẩu bằng
đường biển sang thị trường Thái Lan của công ty TNHH Volex. Mục tiêu này nhằm
làm rõ những tồn tại trong hoạt động quản trị quy trình giao hàng cáp quang xuất
khẩu bằng đường biển sang thị trường Thái Lan và những nguyên nhân dẫn tới
những tồn tại này.
- Từ việc phân tích thực trạng của hoạt động quản trị quy trình giao hàng cáp
quang xuất khẩu bằng đường biển sang thị trường Thái Lan của công ty TNHH
GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh SV: Lê Nhật Thành – K43E3
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa: Thương Mại Quốc Tế
Volex đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị quy trình
giao hàng cáp quang xuất khẩu bằng đường biển sang thị trường Thái Lan của công
ty TNHH Volex
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu hoạt động quản trị quy
trình giao hàng cáp quang xuất khẩu bằng đường biển sang thị trường Thái Lan của
công ty TNHH Volex.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động quản trị quy
trình giao hàng cáp quang xuất khẩu bằng đường biển sang thị trường Thái Lan của
công ty TNHH Volex. Đề tài thu thập và tổng hợp số liệu của công ty trong khoảng
thời gian năm 2008 đến năm 1010.
1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung nghiên cứu của đề tài
1.5.1 Khái niệm và những đặc điểm cơ bản, phân loại của giao nhận trong
hoạt động ngoại thương
1.5.1.1 Khái niệm về giao nhận trong hoạt động ngoại thương
Giao nhận là tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến quá trình vận tải nhằm
thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gởi tới nơi nhận hàng. Giao nhận bao gồm
việc thực hiện hàng loạt các công việc liên quan đến quá trình chuyên chở như: bao

bì, đóng gói, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gởi hàng, xếp hàng lên tàu,
chuyển tải hàng hoá ở dọc đường, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao hàng cho người
nhận…Như vậy giao nhận thực chất là tổ chức quá trình chuyên chở và giải quyết
các thủ tục liên quan đến quá trình chuyên chở đó.
Dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding service), theo qui tắc mẫu của
FIATA (Giáo trình vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu - PGS.TS Hoàng
Văn Châu) về dịch vụ giao nhận: “là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận
chuyển, gom hàng, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn
có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề liên quan đến Hải quan, tài
chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập các chứng từ có liên quan đến hàng
hóa”.
Theo điều 163 của Luật Thương Mại Việt Nam ban hành ngày 23-5-1997
thì: “giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại theo đó người làm dịch vụ giao
nhận hàng hoá từ người gởi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục giấy
GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh SV: Lê Nhật Thành – K43E3
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa: Thương Mại Quốc Tế
tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao nhận cho người nhận theo sự uỷ thác
của chủ hàng, của người vận tải hay người giao nhận khác”.
1.5.1.2 Những đặc điểm cơ bản của hoạt động giao nhận
- Điểm đầu và điểm cuối quá trình giao nhận nằm ở những quốc gia khác
nhau. Hàng hoá thông qua quá trình giao nhận sẽ được chuyển từ tay người bán
sang tay người mua bằng các phương tiện vận tải.Vậy giao nhận không tạo ra sản
phẩm vật chất chỉ tác động làm cho đối tượng thay đổi vị trí về mặt không gian chứ
không thay đổi đối tượng đó.
- Hoạt động giao nhận luôn đi đôi với hoạt động vận tải. Chính vì người bán
ở những quốc gia khác nhau, do đó phương tiện vận tải là công cụ không thể thiếu
trong quá trình di chuyển hàng hoá từ nơi gởi đến nơi nhận hàng.
- Hoạt động giao nhận chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, khách quan
cũng như chủ quan. Phụ thuộc vào cơ sở vật chất và trình độ của người giao nhận.
Nên hoạt đông giao nhận mang tính thời vụ phụ thuộc vào hoạt động xuất nhập

khẩu. Mà hoạt động xuất nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận
mang tính thời vụ.
- Mang tính thụ động: Do phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, các quy
định của người vận chuyển, các ràng buộc về pháp luật, tập quán của nước người
xuất khẩu, nhập khẩu, nước thứ ba
1.5.1.3 Phân loại hoạt động giao nhận
Căn cứ vào phạm vi hoạt động:
- Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận phục vụ tổ chức chuyên chở
hàng hoá quốc tế.
- Giao nhận nội địa: là hoạt động giao nhận phục vụ chuyên chở hàng hoá
trong phạm vi quốc gia.
Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:
- Giao nhận thuần tuý: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm thuần tuý việc
gởi hàng đi hoặc nhận hàng đến.
- Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận ngoài giao nhận thuần tuý còn
bao gồm cả xếp dỡ, bảo quản hàng hoá, vận chuyển đường ngắn, hoạt động kho
tàng.
Căn cứ vào phương thức vận tải:
- Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường biển
GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh SV: Lê Nhật Thành – K43E3
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa: Thương Mại Quốc Tế
- Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường sông
- Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt
- Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường hàng không
- Giao nhận hàng chuyên chở bằng ô tô
- Giao nhận hàng chuyên chở kết hợp bằng nhiều phương thức vận tải khác
nhau.
Căn cứ vào tính chất giao nhận:
- Giao nhận riêng: là hoạt động giao nhận do người xuất nhập khẩu tự tổ
chức không sử dụng dịch vụ của người giao nhận.

- Giao nhận chuyên nghiệp: là hoạt động giao nhận của các tổ chức, công ty
chuyên kinh doanh giao nhận theo sự uỷ thác của khách hàng.
1.5.2 Nội dung nghiên cứu quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu
1.5.2.1 Quy trình giao hàng bằng đường biển đối với hàng xuất
khẩu trong các container
1.5.2.1.1 Nếu gửi hàng nguyên ( FCL- Full Container Load)
FCL là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu
trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container. Khi người gửi hàng có khối
lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container, người ta
thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng. Các bước gửi hàng nguyên như sau:
- Chủ hàng hoặc người gửi được chủ hàng ủy thác điền vào booking note và
đưa cho đại diện của hãng tàu để xin kí cùng với bảng danh mục hàng hóa xuất
khẩu.
- Sau khi kí booking note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao container rỗng cho chủ
hàng mượn.
- Chủ hàng lấy container rỗng về kho riêng của mình, đóng hàng vào, kiểm
nghiệm, kiểm dịch, làm thủ tục hải quan và niêm phong cặp chì
-Giao cho tàu tại bãi container (Container yard), trước khi hết thời hạn qui
định của từng chuyến tàu và lấy Mate’ Receipt
- Sau khi hàng đã xếp lên tàu thì mang MR để đổi lấy vận đơn
1.5.2.1.2 Nếu gửi hàng lẻ (LCL- Less than container load)
LCL là những lô hàng đóng chung trong một container mà người gom
hàng( người chuyên chở hoặc người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng hàng và
dỡ hàng vào – ra container. Khi gửi hàng, nếu hàng không đủ để đóng nguyên một
GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh SV: Lê Nhật Thành – K43E3
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa: Thương Mại Quốc Tế
container, chủ hàng có thể gửi hàng theo phương pháp hàng lẻ. Các bước gửi hàng
lẻ như sau:
-Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác mang hàng đến giao cho người
chuyên chở tại ICD qui định và lấy vận đơn.

-Người chuyên chở hoặc người gom hàng đóng các lô hàng lẻ đó vào
container sau khi đã kiểm tra hải quan và niêm phong cặp chì
-Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến
1.5.2.2 Đối với hàng xuất khẩu phải lưu kho bãi của cảng
Đối với loại hàng này việc giao hàng gồm 2 bước lớn: chủ hàng ngoại
thương giao hàng cho cảng sau đó cảng mới tiến hành giao cho tàu
1.5.2.2.1 Giao hàng xuất khẩu cho Cảng
- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác kí kết hợp đồng lưu kho, bảo
quản hàng hóa với cảng.
- Trước khi giao hàng cho cảng phải giao cho cảng các giấy tờ như:
+ Danh mục hàng hóa
+ Giấy phép xuất khẩu (nếu có)
+ Thông báo xếp hàng do hãng tàu cấp
+ Chỉ dẫn xếp hàng
- Giao hàng vào kho, bãi cảng
1.5.2.2.2 Cảng giao hàng xuất khẩu cho tàu
- Trước khi giao hàng cho tàu thì chủ hàng phải:
+ Làm các kiểm nghiệm kiểm dịch (nếu có), hải quan
+ Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến, chấp nhận NOR
+ Giao cho cảng sơ đồ xếp hàng
- Tổ chức xếp và giao hàng lên tàu như sau:
+ Trước khi xếp hàng lên tàu, chủ hàng phải tổ chức vận chuyển hàng từ kho
ra cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định số màng xếp hàng, bố trí xe, công nhân và
người áp tải nếu cần.
+ Tiến hành bốc và giao hàng cho tàu. Việc xếp hàng lên tàu do công nhân
cảng làm. Hàng sẽ được giao dịch cho tàu dưới sự giám sát của đại diện hải quan.
Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm hàng của càng phải ghi số lượng
hàng giao vào Tally Report, cuối ngày phải ghi vào Daily Report và khi xếp xong
GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh SV: Lê Nhật Thành – K43E3
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa: Thương Mại Quốc Tế

một tàu thì ghi vào Final Report. Phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm hàng và ghi
kết quả vào Tally Sheet. Việc kiểm đếm hàng cũng có thuê nhân viên kiểm kiện.
+ Khi giao nhận xong một lô hoặc toàn tàu thì cảng phải lấy biên lai thuyền
phó để trên cơ sở đó lập vận đơn đường biển.
- Lập bộ chứng từ thanh toán
Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, nhân viên giao nhận phải lập hoặc lấy
các chứng từ cần thiết tập hợp thành bộ chứng từ để xuất trình cho ngân hàng thanh
toán tiền hàng. Nếu thanh toán bằng L/C thì bộ chứng từ thanh toán phải phù hợp
một cách máy móc với L/C và phải xuất trình trong thời hạn hiệu lực của L/C.
- Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng
hóa nếu cần.
- Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận
chuyển, bảo quản, lưu kho.
- Tính toán thưởng phạt xếp dỡ (nếu có).
1.5.2.3 Đối với hàng xuất khẩu không phải lưu kho bãi
Đây là các hàng hóa xuất khẩu do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các
nơi trong nước để xuất khẩu, họ có thể để hàng tại kho riêng của mình chứ không
cần qua kho của cảng. Từ kho riêng của chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy
thác có thể giao trực tiếp cho tàu. Các bước giao nhận cũng được diễn ra tương tự
như đối với hàng lưu kho bãi của cảng.
1.5.2.4 Các chứng từ liên quan đến xuất khẩu giao hàng chuyên chở bằng
đường biển
1.5.2.4.1 Chứng từ Hải Quan
Chứng từ hải quan là những chứng từ mà theo chế độ hải quan người chủ
hàng phải xuất trình cho cơ quan hải quan khi hàng hóa qua biên giới quốc gia.
- Tờ khai hải quan: Là khai báo của chủ hàng cho cơ quan hải quan để thực
hiện thủ tục hải quan khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa.Theo điều lệ hải
quan Việt Nam, tờ khai hải quan phải được nộp cho cơ quan hải quan ngay khi
hàng hóa đến cửa khẩu,tờ khai hải quan phải được đính kèm Giấy phép xuất nhập
khẩu, bảng kê chi tiết và vận đơn.

- Giấy phép xuất nhập khẩu: Là chứng từ do Bộ thương mại cấp, cho phép
chủ hàng được phép xuất hay nhập khẩu một hoặc một số lô hàng nhất định có
GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh SV: Lê Nhật Thành – K43E3
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa: Thương Mại Quốc Tế
cùng tên hàng, từ một nước nhất định, qua một cửa khẩu nhất định, trong một thời
gian nhất định.
- Giấy chứng nhận xuất xứ: Là chứng từ do phòng thương mại của nước xuất
khẩu cấp cho chủ hàng, theo yêu cầu và lời khai của chủ hàng để chứng nhận nơi
sản xuất hoặc nguồn gốc của hàng. Từ đó giúp hải quan nước nhâp khẩu căn cứ
tính thuế dựa trên áp dụng biểu thuế quan ưu đãi của các nước với nhau.
- Hóa đơn lãnh sự:Là hóa đơn trên đó lãnh sự của các nước nhập khẩu đang
công tác tại nước xuất khẩu chứng thực về giá cả và tổng giá trị lô hàng. Một số
nước qui định rằng lãnh sự có thể kí trực tiếp trên hóa đơn thương mại, một số
nước khác lại qui định rằng hóa đơn lãnh sự phải được lập trên những Giấy in sẵn
và phải được lãnh sự kiểm tra về thị thực.
- Các Giấy chứng nhận kiểm dịch và Giấy chứng nhận vệ sinh:Là chứng từ
do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa đã
được an toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, nấm độc. Gồm có giấy chứng nhận kiểm
dịch động vật, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, giấy chứng nhận vệ sinh
1.5.2.4.2 Chứng nhận vận tải
Là chứng từ do người vận tải cấp để xác nhận rằng mình đã nhận hàng đã
chở.Bao gồm : vận đơn đường biển, biên lai thuyền phó, sơ đồ xếp hàng
- Vận đơn đường biển:Là chứng từ quan trọng nhất trong bộ chứng từ thanh
toán.Vận đơn đường biển có 3 chức năng:
+ Là biên lai của người vận tải về việc đã nhận hàng đã chở.
+ Là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở hàng biển.
+ Là bằng chứng chuyên chở hợp đồng hàng hóa.
Trong thương mại hàng hóa quốc tế thường gặp nhiều loại vận đơn đường
biển với tên gọi khác nhau và có tác dụng khác nhau
- Biên lai thuyền phó:Là giấy xác nhận của thuyền phó phụ trách về hàng

hóa trên tàu về việc nhận hàng để chuyên chở, trong đó người ta ghi kết quả của
việc kiểm nhận hàng hóa mà các nhân viên kiểm điện của tàu đã tiến hành khi hàng
hoá được bốc lên tàu.Biên lai thuyền phó không phải là bằng chứng cho việc sở
hữu hàng hóa mà chỉ là chứng từ để đổi lấy vận đơn đường biển
- Sơ đồ xếp hàng do thuyền trưởng hay nhân viên chuyên trách dưới tàu hoặc
có khi do đại lí vận tải biển lập để sử dụng một cách khoa học các khoang, các hầm
chứa trên tàu, giữ thăng bằng tàu khi tàu di chuyển, giữ độ chênh dọc hợp lí.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh SV: Lê Nhật Thành – K43E3
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa: Thương Mại Quốc Tế
Người gởi hàng, người nhận hàng cũng cần biết sơ đồ xếp hàng để biết rõ vị
trí lô hàng, từ đó có kế hoạch hữu hiệu trong việc bốc dỡ hàng và dự kiến mọi tổn
thất nếu có do vị trí đặt hàng trên tàu
1.5.2.4.3 Chứng từ hàng hóa
Là chứng từ cơ bản của khâu công tác thanh toán, nó là yêu cầu của người
bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn .Hóa đơn ghi rõ đặc
đểm của hàng hóa, đơn giá và tổng giá trị của hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng,
phương thức thanh toán và phương thức chuyên chở hàng hóa.Bao gồm : phiếu
đóng gói, giấy chứng nhận phẩm chất
- Phiếu đóng gói: Là chứng từ liệt kê chi tiết của nhiều loại kiện hàng khác
nhau được vận chuyển trong một chuyến tàu, nhằm tạo điều kiên thuận lợi cho việc
kiểm đếm trong mỗi kiện và có ích đặc biêt khi hàng gồm nhiều đặc tính khác nhau
và cung cấp nhiều dữ kiện hơn hóa đơn trong kiểm tra để biết qui cách ,đặc điểm
của đơn hàng có được tôn trọng hay không. Phiếu đóng gói do người sản xuất hàng
lập khi đóng hàng.
- Giấy chứng nhận phẩm chất: Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng
hóa thực giao và chứng minh phẩm cấp hàng phù hợp với các điều khoản của hợp
đồng .Nếu hợp đồng không có qui định gì khác,Giấy chứng nhận phẩm chất có thể
do xưởng hoặc xí nghiệp sản xuất hàng hóa cấp hoặc cũng có thể do cơ quan kiểm
nghiểm, giám định hàng xuất khẩu cấp.
- Giấy chứng nhận số lượng:Là giấy chứng nhận số lượng mà người bán giao

cho người mua ,có thể do công ty giám định cấp ,hoặc do xí nghiệp sản xuất hàng
lập và được công ty giám định hay hải quan xác nhận ,được dùng trong mua bán
bách hóa ,hoặc loại hàng cần biết số lượng hơn trọng lượng như : bút máy ,thuốc lá
điếu , bàn ghế …Nếu hàng gồm nhiều chi tiết phức tạp như phụ tùng máy móc
,dụng cụ cắt gọt ,thường dùng bảng kê chi tiết trong bộ chứng từ thanh toán, nhưng
khi hàng thanh toán là loại động nhất, sẽ dụng Giấy chứng nhận số lượng
- Giấy chứng nhận trọng lượng: Là chứng từ xác nhận trọng lượng hàng ,do
hải quan hoặc công ty giám định hàng cấp ,tùy theo qui định của hợp đồng Nếu
hàng có khối lượng lớn như than ,ngũ cốc… đây sẽ là một căn cứ để người mua đối
chiếu giữa hàng người bán đã gởi với hàng thực nhận của từng mặt hàng cụ thể
GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh SV: Lê Nhật Thành – K43E3
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa: Thương Mại Quốc Tế
GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh SV: Lê Nhật Thành – K43E3
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa: Thương Mại Quốc Tế
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ QUY TRÌNH
GIAO HÀNG CÁP QUANG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG THÁI LAN
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
2.1 Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
2.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra trắc nghiệm
- Mục đích:
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra trắc nghiệm
nhằm khảo sát thực trạng tại công ty TNHH Volex dựa trên câu trả lời của các nhân
viên trong công ty.
- Nội dung:
Phiếu điều tra tập trung vào trực trạng công tác quản trị giao hàng cáp quang
xuất khẩu sang thị trường Thái Lan của công ty
- Số phiếu phát ra : 10
- Số phiếu thu về : 10
- Phương pháp phân tích dữ liệu:

Phương pháp phân tích dữ liệu gồm phương pháp phân tích, thống kê và
tổng hợp.

2.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phiếu phỏng vấn chuyên gia
- Mục đích:
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phiếu phỏng vấn chuyên gia
nhằm khảo sát thực trạng tại công ty TNHH Volex dựa trên câu trả lời từ các
chuyên gia phụ trách các hoạt động liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Nội dung:
Nội dung phỏng vấn tập trung vào đánh giá của ban lãnh đạo công ty về
công tác quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu cáp quang sang thị trường Thái Lan
mà công ty đang sử dụng
- Danh sách đối tượng tham gia phỏng vấn:
- Vũ Đình Đông : Giám đốc
- Trần Đăng Lưu : Trưởng phòng kinh doanh
- Nguyễn Kim Phương : Trưởng phòng xuất nhập khẩu
2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh SV: Lê Nhật Thành – K43E3
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa: Thương Mại Quốc Tế
2.1.2.1. Mục đích
Sử dụng phương pháp nhằm dễ dàng tiếp cận thông tin từ những công trình
nghiên cứu có sẵn để tham khảo và nhận thức rõ hơn về vấn đề cần nghiên cứu.
2.1.2.2. Nội dung
- Nguồn dữ liệu nội bộ của công ty: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty trong ba năm 2008, 2009, 2010.
- Tài liệu tham khảo tại thư viện:
- Nguồn dữ liệu trên internet:
Website của Hiệp hội giao nhận – kho vận Việt Nam:
www.vla.info.vn
Website của Tạp chí Vietnam Logistics Review: www.vlr.vn

Website Văn hóa doanh nhân Việt Nam: www.vhdn.vn
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường
đến vấn đề nghiên cứu
2.2.1 Tổng quan về công ty TNHH Volex
2.2.1.1 Giới thiệu về công ty
Tên Công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VOLEX VIỆT
NAM
Tên viết tắt: Volex
Tên Tiếng Anh: VOLEX CABLE ASSEMBLY(VIET NAM) CO.,TLD
Biểu tượng của Công ty :
Người đại diện: Vũ Đình Đông
Chức vụ : Tổng giám đốc
Trụ sở : Lô D- 5B, khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, TP Hà
Nội.
Điện thoại : 04 38811493
Fax : 04 38811491
Trụ sở chính : Dornoch House, Kelvin Close, Birchwood Science Park,
Warrington, WA3 7JX, England
Tài khoản số : 002-025666-041 Tại ngân hàng HSBC chi nhánh Hà Nội
GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh SV: Lê Nhật Thành – K43E3
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa: Thương Mại Quốc Tế
Giấy phép đầu tư số: 24/GP-KCN-HN cấp ngày 09 tháng 08 năm 2001
2.2.1.2. Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
2.2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
- Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền dẫn sử dụng cho các thiết bị điện
tử, công nghệ truyền dẫn cáp quang, công nghệ truyền phát sóng VIBA. Một số sản
phẩm cáp quang của công ty như: cáp sợi quang treo hình số 8, cáp quang chôn trực
tiếp, cáp sợi quang ADSS, thiết bị quang và phụ kiện quang
- Là một công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu. Nằm trong
khu công nghiệp, công ty cam kết lượng hàng hóa sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho

xuất khẩu (80%), một phần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.
2.2.2 Môi trường bên trong
2.2.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức:
Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Volex
(Nguồn: Phòng Nhân sự - Công ty Volex)
GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh SV: Lê Nhật Thành – K43E3
Giám đốc
Phòng
hành
chính
nhân
sự
Phòng
sản
xuất
Phòng
kế
hoạch
Phòng
quản
lý chất
lượng
Phòng
xuất
nhập
khẩu
Phòng
kinh
doanh
Phòng

tài
chính
kế
toán
Bộ phận
kho hàng
Bộ phận
giao nhận
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa: Thương Mại Quốc Tế
Việc phân công nhiệm vụ, công việc được tiến hành tới ,từng bộ phận và cá
nhân trong công ty. Các bộ phận, cá nhân được phối hợp nhịp nhàng để cùng hoạt
động hướng tới mục tiêu chung. Hàng tuần, từng phòng ban phải báo cáo kết quả
hoạt động lên ban giám đốc, để các ban giám đốc có thể nắm bắt được tiến độ công
việc, những sai sót, vướng mắc xuất hiện nhằm đưa ra các quyết định điều chỉnh
kịp thời
2.2.2.2. Nguồn nhân lực của công ty:
Công ty có tổng số 425 cán bộ công nhân viên được chia thành các phòng
ban:
- Giám Đốc: 01 người
- Phòng Tài Chính Kế Toán: 03 người
- Phòng Hành Chính Nhân Sự: 04 người
- Phòng Kinh Doanh : 05 người
- Phòng Quản Lý Chất Lượng : 05 người
- Phòng Xuất Nhập Khẩu : 11 người
- Phòng Kế Hoạch: 03 người
- Phòng sản xuất: 394 người
2.2.2.3 Văn hóa doanh nghiệp
Mọi nhân viên trong công ty cùng nhau xây dựng một nền văn hóa chung,
đậm đà bản sắc giúp cho các nhân viên trong công ty cảm thấy tự hào, hết mình
cống hiến vì mục tiêu chung của toàn công ty, tạo ra sự khác biệt so với các công ty

khác trên thị trường.
Công ty lấy yếu tố con người làm trung tâm thể hiện qua kỹ năng giao tiếp
với khách hang, giỏi nghiệp vụ, có trách nhiệm trong công việc và tinh thần xây
dựng doanh nghiệp. Toàn thể CBCNV Volex luôn ý thức rằng VHDN được xây
dựng trên tình thần hội nhập vào khu vực và thế giới bởi VHDN vừa là mục tiêu,
vừa là động lực và chính là yếu tố vàng của thành công
2.2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Năm tài chính của công ty được tính theo năm tài chính của Anh, bắt đầu từ
mùng 1 tháng 4 năm trước đến 31 tháng 3 năm sau, còn ở Việt Nam năm tài chính
GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh SV: Lê Nhật Thành – K43E3
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa: Thương Mại Quốc Tế
trùng vào năm dương lịch do đó cách hiểu sẽ như sau: ví dụ số liệu năm 2007 sẽ
tính từ 1 tháng 4 năm 2007 đến 31 tháng 3 năm 2008.
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của công ty từ năm 2007 đến năm 2010
(Nguồn Phòng Kế Toán- công ty TNHH Volex)
Năm Sản lượng xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu
Số lượng sản
phẩm
Tốc độ
tăng(%)
Giá trị
(USD)
Tốc độ tăng
(%)
2007 13,347,069 9.51 6,854,950 13.43
2008 12,945,733 -2.72 7,020,856 2.42
2009 13,468,563 3.545 7,961,224 13.39
2010 15,658,243 14.84 9,423,735 18.37
Dựa vào bảng số liệu kim ngạch xuất khẩu của công ty ở trên ta thấy sản
lượng cũng như giá trị hàng xuất khẩu của công ty thay đổi qua các năm. Năm

2007 so với năm 2006 chỉ tăng lên 13,43%, đến năm 2008 sản lượng giảm nhẹ 2.72
%. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính kinh tế Mỹ lên thị trường toàn cầu. Không chỉ tạo nên những suy giảm trên
thị trường tài chính mà cuộc khủng hoảng này còn tác động lớn lên các hoạt động
sản xuất. Trong các sản phẩm của công ty như thiết bị truyền dẫn, sản phẩm cáp
quang thì sản phẩm cáp quang chiếm khoảng 45% tổng giá trị sản lượng xuất khẩu
2.2.3. Môi trường bên ngoài công ty:
2.2.3.1 Môi trường pháp luật trong nước và quốc tế
Trước trào lưu hội nhập, một số doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị
trường quốc tế phải đối mặt với vô số những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của
mình. Một trong những yếu tố nan giải nhất là pháp luật. Hiện nay ở Việt Nam, quy
trình thủ tục hải quan quy định việc XNK nói chung và XK sản phẩm cáp quang
nói riêng, đã qua rất nhiều sửa đổi, điều chỉnh sao cho đơn giản, gọn nhẹ và chính
xác nhất, tạo điều kiện thoáng cho các công ty kinh doanh quốc tế trong đó có công
ty TNHH Volex
GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh SV: Lê Nhật Thành – K43E3
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa: Thương Mại Quốc Tế
2.2.3.2 Môi trường thương mại quốc tế
Suy thoái kinh tế toàn cầu như một bóng ma bao phủ toàn bộ thế giới, dẫn
đến nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào tình trạng suy thoái, tốc độ tăng trưởng giảm
sút. Điều này dẫn đến hệ lụy là khiến cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ
giảm. Do đó khiến cho lượng hàng công ty xuất khẩu sang thị trường Thái Lan có
sự giảm sút
2.2.3.3 Yếu tố tỷ giá
Tỷ giá là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong một nền
kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu của công ty nói riêng đòi hòi phải có sự
tính toán so sánh về giá cả, tiền tế đối với các công ty đối tác.Sự biến động của tỷ
giá kéo theo sự thay đổi về giá cả hàng hóa, chi phí logistics
2.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm và tổng hợp đánh giá của chuyên gia
đối với hoạt động quản trị quy trình giao hàng cáp quang xuất khẩu sang thị

trường Thái Lan bằng đường biển của công ty TNHH Volex
Theo kết quả điều tra thực tế tại công ty TNHH Volex, tôi thấy rằng vấn đề
quản trị quy trình giao hàng cáp quang xuất khẩu sang thị trường Thái Lan tại công
ty rất được ban lãnh đạo công ty quan tâm.
Sau khi phát 10 phiếu điều tra cùng phỏng vấn chuyên gia, tôi có những kết
luận như sau :
2.3.1 Thực trạng quy trình giao hàng cáp quang xuất khẩu sang thị
trường Thái Lan bằng đường biển của công ty
2.3.1.1 Chuẩn bị hàng hóa
Khi có đơn đặt hàng từ đối tác bên Thái Lan, phòng kế hoạch sẽ lên kế
hoạch sản xuất.Khi có kế hoạch sản xuất, phòng kế hoạch sẽ báo với phòng xuất
nhập khẩu ngày hàng đi, để phòng xuất nhập khẩu chuẩn bị thủ tục hải quan. Sản
phẩm cáp quang được sản xuất sẽ được kiểm soát chất lượng chặt chẽ, trong quá
trình sản xuất sẽ được kiểm soát chất lượng bởi IPQA (In Process Quality
Assurance). Và khi sản phẩm hoàn thành đóng vào thùng carton, sẽ được OQA
( Outgoing Quality Assurance) kiểm soát lần nữa trước khi chuyển qua kho
GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh SV: Lê Nhật Thành – K43E3
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa: Thương Mại Quốc Tế
Theo kết quả đánh giá của các chuyên gia thi không chuyên gia nào cho rằng
khâu này đã làm thực sự tốt 0/10, có 5/10 cho rằng tốt, 4/10 cho rằng đạt yêu cầu,
còn 1/10 cho rằng vẫn còn những thiếu sót
Một vài thiếu sót tồn tại trong khâu chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu là: đôi khi
xẩy ra sai sót trong khâu xác định kế hoạch sản xuất với tình trạng sản xuất thực tế
đôi khi không trùng với nhau, dẫn đến việc sản xuất chậm không cung cấp đủ hàng
hóa. Cũng có thể do việc nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất đôi khi
không đúng kế hoạch, dẫn đến không có đủ nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất
2.3.1.2 Tổ chức chuyên chở và ký hợp đồng vận tải
Công ty Volex thuê công ty TNHH Kho vận Danko làm Forwarder. Thông
thường đối với hàng lẻ, công ty thường thuê hãng tàu NIPPON EXPRESS (Việt
Nam), công ty sẽ báo với công ty Danko về ngày giờ qua lấy hàng vận chuyển

hàng lên kho Quang Minh khu Công Nghiệp Quang Minh. Từ đó công ty có thể sắp
xếp thời gian vận chuyển phù hợp với tình trạng của kho, như sản xuất. Đối với
hàng nguyên, công ty thường thuê hãng tàu NYK Line (Việt Nam). Công ty liên hệ
với hãng tàu sắp xếp thời gian phù hợp để mượn vỏ Container về kho đóng hàng.
Khi sắp xếp được thời gian hợp lý, công ty báo với công ty Danko ngày, giờ mượn
vỏ container rỗng về kho của công ty để đóng hàng
Với 10 phiếu điều tra có 5 phiếu cho là thực sự tốt , có 3/10 cho rằng tốt,
1/10 cho rằng đạt yêu cầu, còn 1/10 cho rằng vẫn còn những thiếu sót. Ở khâu này,
theo bà Nguyễn Kim Phượng, công ty tiến hành giao hàng theo điều kiện CFR giúp
công ty có thể thuận lợi trong việc liên lạc với hãng tàu để giải quyết các vấn đề
nảy sinh một cách nhanh chóng.Tuy nhiên thì việc liên lạc ngày, giờ mượn vỏ
container lên đóng hàng thông qua Forwarder, lên còn dẫn đến tình trạng, vỏ
container đến quá sớm hàng hóa chưa chuẩn bị xong, và muộn dẫn đến bị nhỡ tàu.
Ở đây công ty còn có hạn chế là chưa linh hoạt trong so sánh cước, uy tín của các
hãng tàu, .
2.3.1.2.1 Phương thức thuê tàu áp dụng tại công ty
Đối với những hợp đồng xuất khẩu ký kết theo điều kiện giao hàng là CRF
thì quyền thuê tàu vận tải thuộc về công ty. Để thực hiện công tác này một cách
thuận lợi và hiệu quả, công ty đã lựa chọn phương thức thuê tàu chợ thông qua 2
hãng tàu là NYK Line (Việt Nam) và NIPPON EXPRESS (Việt Nam). Phương
GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh SV: Lê Nhật Thành – K43E3
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa: Thương Mại Quốc Tế
thức thuê tàu chợ công ty áp dụng không đòi hỏi hai bên phải tiến hành kí kết hợp
đồng chuyên chở mà chỉ tuân theo những điều khoản đã quy định sẵn trong B/L của
hãng tàu nên không yêu cầu cao về trình độ nghiệp vụ của nhân viên thực hiện
công tác thuê tàu.
Công ty thường sử dụng hãng tàu truyền thống nên đôi khi chi phí, cước biển
của công ty hơi phải trả hơi cao so với các hãng tàu khác. Hơn nữa khi sử dụng
phương thức thuê tàu chợ, công ty chưa linh hoạt trong sự lựa chọn hãng tàu, so
sánh giữa các hãng tàu về uy tín, cũng như giá cước

2.3.1.2.2 Trình tự thực hiện công tác thuê tàu chuyên chở tại công ty :
Việc thuê tàu được thực hiện theo trình tự các công việc sau:
Bảng 2.3 : Quy trình thuê tàu chuyên chở tại công ty
Hàng tháng hãng tàu NYK Line (Việt Nam), IPPON EXPRESS (Việt Nam)
gửi cho công ty lịch trình tàu chạy tại các cảng, Phòng kế hoạch sẽ báo với phòng
xuất nhập khẩu những chuyến hàng đi trong tuần, cũng như ngày sản xuất xong
hàng. Đối với hàng lẻ, thì nhân viên phòng xuất nhập khẩu gửi booking note về thời
gian, cảng hàng đi trong tuần đính kèm packing list ( phiếu đóng gói hàng hóa) qua
mail đến nhân viên hãng tàu và nhận lại Booking Confirmation. Sau đó, nhân viên
phòng xuất nhập khẩu báo với kho về kế hoạch đóng hàng, bên Danko về kế hoạch
chuyển hàng lên kho Quang Minh.
Đối với hàng nguyên, khi nhận được kế hoạch cho hàng đi trong tuần, nhân
viên phòng xuất nhập khẩu gửi booking note về số lượng, thời gian, cảng đi cho
hãng tàu NYK Line (Việt Nam) và nhận lại Booking Confirmation từ hãng tàu. Sau
đó nhân viên phòng xuất nhập khẩu báo với bộ phận kho về kế hoạch hàng đi, và
báo với công ty Danko về kế hoạch mượn vỏ container lên kho của công ty nhận
hàng
Thông trình tự thực hiện công tác chuyên chở ta thấy được các mặt hạn chế ở
đây như phương tiện chuyên chở đôi khi không lên nhận hàng đúng thời gian, có
những sai sót trong việc booking về số lượng, thời gian, cảng đi dẫn đến việc giao
GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh SV: Lê Nhật Thành – K43E3
Gửi Booking
Note
Nhận Booking
Confirmation
Liên hệ với
hãng tàu
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa: Thương Mại Quốc Tế
hàng gặp nhiều khó khăn hay khó khăn trong thanh toán và phát sinh chi phí trong
quá trình chuyên chở

2.3.1.3 Làm thủ tục Hải Quan và các chứng từ xuất khẩu:
Hiện tại công ty tiến hành khai báo hải quan điện tử qua chi cục Hải Quan
Bắc Thăng Long gặp nhiều thuận lợi. Thay vì phải đến từng chi cục Hải Quan cửa
khẩu, doanh nghiệp có thể khai báo qua hệ thống mạng điện tử. Công ty sử dụng
phần mền khai báo hải quan điện tử của công ty Thái Sơn.
Bảng: 2.4 Trình tự thủ tục hải quan điện tử của công ty Volex
Nhân viên Danko
Nhân viên phòng xuất nhập khẩu tiến hành khai báo trên hệ thống hải quan
điện tử, khi được tờ khai được duyệt thì chuyển tờ khai cho nhân viên Danko đi
thông quan
Công việc này có 3/10 phiếu cho rằng đã được làm rất tốt, 3/10 phiếu cho
rằng làm tốt,2/10 phiếu cho rằng đạt yêu cầu. Tuy nhiên vẫn còn 2/10 chuyên gia
cho rằng công việc này chưa đạt yêu cầu còn thiếu sót, vì theo các chuyên gia, khâu
khai báo hải quan tuy không gặp khó khăn song đôi khi tồn tại tình trạng khai báo
chưa chính xác hoặc còn nhiều thiếu xót như sai mã hàng, sai số lương, cảng giao
hàng ….
2.3.1.4 Đóng hàng vào container
Đến ngày giao hàng, Nhân viên công ty Danko sẽ mượn vỏ container tại
cảng rùi đưa về kho của công ty để đóng hàng. Nhân viên kho kiểm tra Container,
và tổ chức xếp hàng vào Container. Thông thường, hàng hoá của công ty được
GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh SV: Lê Nhật Thành – K43E3
Công ty TNHH
VOLEX
Luồng xanh
Luồng vàng
Luồng đổ
Tạo lập tờ
khai điện
tử
Xác nhận

thông
quan tại
chi cục
Hải Quan
Bắc
Thăng
Long
Kiểm tra chứng
từ
Kiểm tra thực tế
hàng hóa
Tiếp nhận & xử
lý thông tin
Phân luồng
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa: Thương Mại Quốc Tế
đóng vào thùng carton, sau đó đóng vào kiện, bên ngoài thùng có ghi loại hàng,
chất lượng, số lượng.
Công việc này có 4/10 phiếu cho rằng đã được làm rất tốt, 3/10 phiếu cho
rằng làm tốt,2/10 phiếu cho rằng đạt yêu cầu, 1/10 cho rằng công việc này chưa đạt
yêu cầu. Nhìn chung, công tác đóng hàng vào Container được công ty thực hiện
tương đối tốt, công ty luôn tuân thủ các nguyên tắc khi xếp hàng vào Container để
hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Tuy nhiên, mức hư hỏng, tổn thất của công ty do lỗi
đóng gói hàng hoá vẫn chiếm tỷ lệ trên 2%, đôi khi mức hư hỏng này cũng một
phần do chất lượng của thùng carton dùng để đóng gói.
2.3.1.5 Giao hàng với hàng tàu và lấy B/L
Đối với hàng nguyển, hàng hóa được đóng vào container, sau đó nhân viên
Kho của công ty sẽ tiến hành kẹp chì. Nhân viên phòng xuất nhập khẩu sẽ đưa tờ
khai xuất khẩu cho nhân viên Danko, để xuất trình với Hải Quan cửa khẩu. Khi
hàng hóa đến cửa khẩu hải quan sẽ kẹp chì, niêm phong Container lại. Sau đó trên
cơ sở số lượng hàng thực tế đóng vào Container, nhân viên hải quan sẽ ghi biên bản

tờ khai và kí. Hàng sẽ được giao cho tàu dưới sự giám sát của đại diện hải quan
cảng biển Cái Lân hoặc cảng Hải Phòng. Sau khi hoàn tất các công việc trên, nhân
viên phòng xuất nhập khẩu điền vào mẫu do hãng tàu cung cấp và nhận vận đơn
Việc giao hàng được các chuyên gia đánh giá như sau : 2/10 phiếu cho rằng
rất tốt, ở mức độ tốt 3/10 phiếu, đạt yêu cầu có 3/10 phiếu và 2/10 phiếu cho rằng
vẫn còn thiếu xót. Tuy nhiên vẫn còn một số sai sót như nhân viên Danko làm mất
tờ khai xuất khẩu, hay do sự chủ quan của nhân viên công ty khi điền vào mẫu do
hãng tàu cung cấp dẫn đến khó khăn trong thanh toán, hay đối tác nhận hàng
2.3.1.6 Thông báo cho người mua về kết quả giao hàng
Sau khi hàng hoá đã được giao, công ty nhận được vận đơn từ hãng tàu và sẽ
thông báo tình hình hàng hoá và kết quả giao hàng cho người mua. Việc thông báo
được thực hiện bằng email với nội dung sau:
- Ngày giao hàng.
- Tên tàu chuyên chở.
- Chi tiết, đặc điểm hàng được giao.
- Ngày phát hành B/L.
- Ngày dự kiến tàu đến cảng đích.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh SV: Lê Nhật Thành – K43E3
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Khoa: Thương Mại Quốc Tế
- Giá trị lô hàng.
Việc thông báo cho người mua về kết quả giao hàng, được các chuyên gia
đánh giá 6/10 phiếu cho rằng rất tốt, 4/10 phiếu cho rằng tốt.Nói chung công việc
thông báo cho người mua về kết quả giao hàng không gặp khó khăn gì
2.3.1.7 Thanh toán cước phí và chi phí khác
Công ty thường sử dung 2 loại Container có kích thước như sau:
Loại 20 feet: 6m x 2,35m x 2,34m
Loại 40 feet: 12,03m x 2,35m x 2,38m
Cước phí Container sẽ được tính theo từng loại Container 20 feet hay 40
feet, bao gồm cước phí cho chặng vận tải chính và cước vận chuyển nội địa.Đối với
NYK Line (Vietnam) thưởng thu phí đối với hàng Container từ càng biển Cái Lân

đi Cảng Latkrabang, Bangkok, ThaiLand :
Loại 20 feet : 450 USD
Loại 40feet : 750 USD
Trong đó, cước phí vận tải nội địa bao gồm chi phí vận chuyển Container
rỗng về nơi qui định (kho của công ty ) và chi phí vận chuyển Container hàng từ
công ty ra cảng. Công ty tiến hành giao hàng tại kho nên chi phí thanh toán cho
hãng tàu bao gồm: Cước phí chặng chính, chi phí nâng, hạ Container, lên xuống xe,
chi phí kéo Container từ bãi về kho của công ty và ngược lại.Ngoài ra chi phí công
ty thanh toán cho công ty Danko 28,5 USD cho mỗi lần mở tờ khai xuất khẩu, và
8.5 USD cho tờ khai tiếp theo mở cùng vận đơn
Việc thanh toán cước phí và chi phí khác, được các chuyên gia đánh giá 5/10
phiếu cho rằng rất tốt, 3/10 phiếu cho rằng tốt,2/10 phiếu cho rằng đạt yêu cầu.Đây
là khâu được đánh giá cao bởi công ty luôn tiến hành thanh toán chi phí kịp thời,
đúng thời điểm
2.3.1.8 Giám sát quá trình vận chuyển và ghi nhận tổn thất nếu có →
khiếu nại
Việc giám sát quá trình vận chuyển và ghi nhận tổn thất, được các chuyên
gia đánh giá 6/10 phiếu cho rằng rất tốt, 2/10 phiếu cho rằng tốt,2/10 phiếu cho
rằng đạt yêu cầu.Bởi vì công ty thường sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C
không huỷ ngang do vậy khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình với hãng
GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh SV: Lê Nhật Thành – K43E3

×