Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH Minh Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.07 KB, 55 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hương Giang
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng đề tài này do chính em thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kì đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Phạm Hải Luân Lớp: TMQT 50
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hương Giang
MỤC LỤC
Phạm Hải Luân Lớp: TMQT 50
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hương Giang
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Phạm Hải Luân Lớp: TMQT 50
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hương Giang
LỜI MỞ ĐẦU
Chiến lược kinh doanh là một công cụ có thể biến những mục tiêu dự
định của doanh nghiệp trở thành hiện thực, hoặc điều chỉnh những hướng đi
của doanh nghiệp cho phù hợp với môi trường kinh doanh đầy biến động.
Trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển trong xu thế
toàn cầu hóa, một công ty muốn đứng vững trên thị trường quốc tế thì trước
hết công ty đó cần phải tiêu thụ được sản phẩm, tức là tìm được thị trường
đầu ra cho sản phẩm của mình. Do đó, một chiến lược phát triển thị trường có
ý nghĩ hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Một
chiến lược phát triển thị trường đúng đắn sẽ giúp công ty có được thế chủ
động trong kinh doanh sản xuất, đưa được sản phẩm tới tay người tiêu dùng,
dự đoán và chớp được thời cơ trên thị trường quốc tế để có thể thay đổi số
phận và nâng cao vị thế của công ty trên thị trường thế giới.
Nhận thấy tầm quan trọng của thị trường đối với các công ty, nhất là thị
trường đầu ra cho các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường quốc tế. Tôi đã triển
khai xây dựng đề tài:


"
C
hiến lược phát triển thị
tr
ườ
n
g xuất khẩu của
Công ty TNHH Minh Trung
"
. Bằng cách vận dụng những kiến thức đã
học trên ghế nhà trường, kết hợp với những kiến thức thu thập được trong
thực tế tôi hy vọng sẽ giúp được phần nào đó trong việc xây dựng chiến
lược kinh doanh và thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu của
Công ty TNHH Minh Trung.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của TS. Hoàng Hương
Giang người đã hướng dẫn tôi trong quá trình xây dựng và hoàn thiện đề
tài, các cô chú, anh chị trong phòng tổ chức, phòng kinh doanh của Công ty
Minh Trung đã tạo điều kiện giúp tôi trong việc tìm tài liệu, có những ý
kiến đóng góp quý báu phục vụ cho đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Phạm Hải Luân Lớp: TMQT 50
4
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hương Giang
Kết cấu đề tài :
Đề tài của tôi được xây dựng gồm hai chương với nội dung như sau:
Chương I: Thực trạng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu của
công ty TNHH Minh Trung
Chương II: Những giải pháp đẩy mạnh thực hiện chiến lược phát triển
thị trường xuất khẩu của công ty TNHH Minh Trung
Phạm Hải Luân Lớp: TMQT 50

5
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hương Giang
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MINH TRUNG
I. Giới thiệu tổng quan về công ty Minh Trung
1. Tổng quan về công ty TNHH Minh Trung
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MINH TRUNG
Trụ sở chính: 685, Tân Mai, Đa Mai, TP Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang
Điện thoại: 0240.3856.583 Fax: 0240.3855.618
VP đại diện: Nhà C28, số 409 đường Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 04.36340701 Fax: 04.36340702
Nhà máy sản xuất Cháo: Khu CN Hòa Sơn- Lương Sơn- Hòa Bình
Điện thoại: 0218.3826.676 Fax: 0218.3826.416
Nhà máy chế biến nông sản: Hòa An- Krong Păk- Đăk Lăk
Điện thoại: 0500.607027 Fax: 0500.520823
Tài khoản: 2500201004134 Tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn tỉnh Bắc Giang
Mã số thuế: 2400329730
- Quyết định thành lập: Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh
Trung được thành lập ngày 06/08/2004 theo giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số: 2002000290
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Công ty TNHH Minh Trung được thành lập vào ngày 06/08/2004. Trong
thời gian đầu thành lập, hoạt động chủ yếu của công ty TNHH Minh Trung là
thực hiện dịch vụ mua hàng nông sản. Doanh số, lợi nhuận lúc ấy còn rất thấp
và là giai đoạn khó khăn nhất của Công ty. Những sản phẩm như gạo, ngô,
sắn, được thu mua trực tiếp từ bà con nông dân để đưa vào nhà máy sơ chế.
Lúc bấy giờ thị trường tiêu thụ còn hẹp, sản phẩm vẫn còn thô sơ, vì thế
những khó khăn cho sản phẩm ban đầu là không tránh khỏi.

Tháng 9/2004, Chi nhánh Công ty TNHH Minh Trung tại ĐăkLăk được
Phạm Hải Luân Lớp: TMQT 50
6
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hương Giang
thành lập. Nhiệm vụ của Chi nhánh là thu mua hàng hóa của người dân, sau
đó đưa vào nhà máy sấy khô, dự trữ và cung cấp cho các nhà máy sản xuất
thức ăn gia súc, phạm vi hoạt động ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Giai đoạn này, công ty có những chuyển biến đáng kể và bắt đầu có doanh thu
cao, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và mở rộng thị trường cung cấp
nguyên liệu cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Tháng 10/2005, Công ty TNHH Minh Trung thành lập Văn phòng đại
diện Hà Nội. Văn phòng có nhiệm vụ là thay mặt Công ty giao dịch trực tiếp
với khách hàng, tìm kiếm các thị trường, mở rộng quy mô hoạt động.
Tháng 3/2007 công ty thành lập chi nhánh tại Hoà Bình, mở rộng phạm
vi hoạt động ở các tỉnh phía Bắc và Miền Trung. Đây cũng là thời điểm sản
phẩm mang thương hiệu Cháo sen bát bảo ra đời, đại diện cho sản phẩm của
Minh Trung, góp tiếng nói chung trên cộng đồng sản phẩm lương thực của
Việt Nam và vươn ra thế giới.
Sau hơn 7 năm hoạt động,vươn qua muôn vàn khó khăn và thử thách,
Công ty Minh Trung đã từng bước khắc phục và dần khẳng định được vai trò,
vị trí của Công ty trên thị trường, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người
lao động, đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước và các ngân sách xã hội
khác. Và hơn thế nữa, thương hiệu của Minh Trung đang đến gần với nhu cầu
của người dân thông qua sản phẩm độc đáo mang tên Cháo sen bát bảo.
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
Công ty Minh Trung hoạt động trong lĩnh vực : Sản xuất và chế biến
thực phẩm, nông sản; mua bán lương thực, thực phẩm, công nghệ phẩm, rượu
bia, nước giải khát; dịch vụ vận tải hàng hoá bằng ôtô; kinh doanh kho bãi,
bốc xếp hàng hoá; mua bán nông, lâm sản, thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây
dựng, điện nước, hàng nội thất; mua bán, chế biến thức ăn gia súc; dịch vụ ăn

uống, khách sạn, vui chơi giải trí; san lấp mặt bằng; thi công xây dựng các
Phạm Hải Luân Lớp: TMQT 50
7
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hương Giang
công trình thuỷ lợi, dân dụng; xuất nhập khẩu, uỷ thác xuất nhập khẩu hàng
nông sản; kinh doan vận tải hành khách bằng ôtô theo hợp đồng.
Công ty TNHH Minh Trung là công ty có uy tín, tín nhiệm trong nước
và quốc tế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất thực phẩm, chế biến nông,
lâm sản sản phẩm sau thu hoạch. Có đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinh
nghiệm, lành nghề trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và sản xuất chế biến thực
phẩm.
Các sản phẩm, dịch vụ của công ty :
- Công ty TNHH Minh Trung là đơn vị chuyên thu mua các mặt hàng
nông sản (sản phẩm sau thu hoạch) gạo, ngô, sắn… đưa vào nhà máy sơ chế
(sấy khô thành phẩm), dự trữ và cung cấp cho các nhà máy sản xuất thức ăn
gia súc và chế biến thực phẩm.
- Dựa trên bề dày truyền thống về thu mua, sơ chế và nguồn nguyên
liệu dồi dào đối với các mặt hàng nông sản, Công ty TNHH Minh Trung đã
xây dựng nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng, với sản phẩm Cháo sen Bát Bảo
và đây cũng chính là thương hiệu đại diện cho các sản phẩm, dịch vụ của
Công ty TNHH Minh Trung.
- Công ty TNHH Minh Trung tham gia các hoạt động Xuất nhập khẩu,
thương mại, dịch vụ trong nước và quốc tế
- Cùng các sản phẩm dịch vụ đã và đang hoạt động. Công ty TNHH
Minh Trung đang gấp rút hoàn thành một số dự án có vốn đầu tư lớn, tính khả
thi cao, khả năng thu hút đáp ứng nhiều nhu cầu lao động cho địa phương.
2. Sứ mạng và mục tiêu phát triển của công ty
Sứ mạng :
Sứ mạng của công ty TNHH Minh Trung là cung cấp những sản phẩm
và dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng, góp phần xây dựng thương hiệu

của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế .
Phạm Hải Luân Lớp: TMQT 50
8
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hương Giang
Mục tiêu phát triển:
- Thỏa mãn nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng thông qua hệ
thống cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao và ổn định.
- Phấn đấu chiếm lĩnh vị thế cạnh tranh trên tất cả các thị trường thông
qua hoạt động sản xuất, phân phối và bán hàng có hiệu quả.
- Xây dựng phúc lợi cho người lao động thông qua chương trình phát
triển nhân lực toàn diện và chính sách đãi ngộ công bằng.
- Phát triển mối quan hệ hợp tác chiến lược với các nhà cung ứng vì lợi
ích chung lâu dài theo phương châm "Hợp tác để cùng phát triển”
- Đóng góp vào sự phát triển của đất nước và gây dựng thương hiệu
Minh Trung trên thị trường thế giới.
3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Minh Trung
3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý là cơ quan đầu não của cả công ty, bất ký một công ty
nào muốn thành công thì trước tiên phải có một hệ thông quản lý tốt, phù hợp
với loại hình doanh nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của công ty.
Công ty TNHH Minh Trung có mô hinh cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý như
sau:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY
Phạm Hải Luân Lớp: TMQT 50
PHÓ GIÁM ĐỐC CHI
NHÁNH TẠI HÒA BÌNH
PHÓ GIÁM ĐỐC CHI
NHÁNH TẠI ĐĂK LĂK
NHÀ MÁY CHẾ BIỀN
NÔNG SẢN

NHÀ MÁY SẢN XUẤT
CHÁO
PHÒNG HÀNH
CHÍNH NHÂN SỰ
PHÒNG
KINH DOANH
PHÒNG THU MUA
PHÒNG XUẤT
NHẬP KHẨU
PHÒNG KẾ TOÁN
GIÁM ĐỐC
9
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hương Giang
Nguồn : Phòng hành chính nhân sự
3.2. Chức năng, nhiệm vụ của tùng bộ máy trong công ty
3.2.1. Giám đốc công ty
Giám đốc công ty là người đứng đầu công ty, quản lý và làm đại diện
pháp nhân của công ty trươc pháp luật. Giám đốc giữ vai trò chỉ đạo chung,
đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.Là người chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn cũng như
đời sống của toàn bộ nhân viên trong công ty. Dưới Giám đốc là 2 Phó giám
đốc chi nhánh.
3.2.2. Phó giám đốc:
- Phó Giám đốc Chi nhánh tại Hòa Bình- Nhà máy sản xuất cháo: Là
người được Giám đốc ủy quyền quản lý, điều hành và giải quyết các vấn đề
xảy ra tại Chi nhánh. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tình hình sản xuất
kinh doanh của chi nhánh.
- Phó Giám đốc Chi nhánh Đăk Lăk- Nhà máy chế biến nông sản: Là
người được Giám đốc ủy quyền quản lý, điều hành hoạt động nhà máy cũng
như giải quyết các vấn đề xảy ra tại nhà máy trong phạm vi ủy quyền của

Phạm Hải Luân Lớp: TMQT 50
10
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hương Giang
mình. Chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả hoạt động của chi nhánh trước
Giám đốc.
3.2.3.Phòng kế toán:
- Thực hiện việc ghi chép ban đầu đảm bảo việc luân chuyển chứng từ
giữa các bộ phận một cách khoa học, hợp lý, chứng từ lập theo đúng quy định
của Bộ Tài chính.
- Áp dụng hệ thống tài khoản và các biểu mẫu theo đúng quy định của
Bộ Tài Chính và công ty.
- Gửi báo cáo định kỳ theo đúng mẫu biểu của Bộ Tài Chính và báo cáo
khác do công ty yêu cầu
- Tổ chức bảo quản hồ sơ, lưu trữ chứng từ sổ sách kế toán, báo cao tài
chính theo đúng quy định của công ty và pháp luật.
- Cung cấp thông tin và các số liệu cần thiết về hoạt động sản xuất kinh
doanh cho Giám đốc và các bên liên quan, phục vụ yêu cấu công tác phân tích
kế toán, tài chính của công ty, cân đối vốn và sử dụng hài hòa các loại vốn
3.2.4. Phòng hành chính nhân sự:
* Về Hành chính:
- Thực hiện các công việc hành chính, văn thư: Các công văn, giấy mời,
các quyết định khen thưởng, bổ nhiệm
- Lưu trữ hồ sơ nhân viên, quản lý các trang thiết bị máy móc cũng như
trang phục bảo hộ lao động của người lao động
* Về Nhân sự:
- Nắm rõ số lượng nhân viên và lên kế hoạch tuyển dụng khi cần thiết và
có yêu cầu
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý và thu hút nhân tài…
- Thực hiện các công việc liên quan đến quản trị nhân sự: đánh giá năng
Phạm Hải Luân Lớp: TMQT 50

11
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hương Giang
lực làm việc của nhân viên, xây dựng bản mô tả công việc, đánh giá nhân viên
sau thời gian thử việc,…
- Theo dõi, chấm công và tính lương hàng tháng, thuế TN cá nhân
- Thực hiện việc trích đóng BHXH cho người lao động….
3.2.5. Phòng Thu mua
- Phòng này có nhiệm vụ tìm kiếm nơi cung ứng các nông sản phục
vụ cho quá trình sản xuất của công ty.
- Liên hệ và ký hợp đồng với các nơi cung ứng nông sản cho công ty
3.2.6.Phòng kinh doanh
Doanh thu của một công ty phụ thuộc rất nhiều vào kết quả kinh
doanh và điều này được thể hiện rõ nhất ở Phòng kinh doanh. Nhiệm vụ của
Phòng là đưa ra các chiến lược kinh doanh, khả năng tiếp thị, quảng cáo sản
phẩm tới người tiêu dùng một cách hiệu quả.Kết quả của những công việc này
đó là những hợp đồng mang về cho công ty.
3.2.7. Phòng xuất nhập khẩu
Sản phẩm của Công ty không chỉ dừng lại ở việc phân phối trong nước
mà còn phân phối sang một số nước ngoài như: My, Ấn Đô, EU…Phòng
XNK có nhiệm vụ làm việc với cơ quan hải quan để làm sao cho việc xuất
khẩu sản phẩm sang nước ngoài một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, khai thác
các thị trường nước ngoài tiềm năng để có chiền lược xuất khấu sang nước
đó.
3.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh
nghiệp
Các phòng chức năng có nhiệm vụ khác nhau tuy nhiên đều có một
nhiệm vụ chung là tham mưu cho Giám Đốc và Các Phó Giám Đốc chiến
lược kinh doanh, các quyết định quản lý nhân viên thực hiện nghiêm túc,
Phạm Hải Luân Lớp: TMQT 50
12

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hương Giang
đúng đắn. Ngoài việc thực hiện chức năng của phòng ban mình thì các phòng
ban cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau đảm bảo cho tất cả các lĩnh vực của
công ty được thực hiện một cách nhịp nhàng , ăn khớp và đồng bộ .
4.Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường
của công ty Minh Trung
4.1. Kết quả sản xuất và kinh doanh của công ty Minh Trung
Bảng 1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Minh Trung
giai đoạn 2008- 2011 :
( Đơn vị : tỷ đồng )
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011
Tổng Doanh thu Tỷ Đ 385 450 490 510
Doanh thu xuất khẩu Tỷ Đ 332 370 340 420
Lợi nhuận trước thuế Tỷ Đ 29 28 32 35
Lợi nhuận sau thuế Tỷ Đ 21.75 21 24 26.25
Số LĐBQ Người 450 508 624 756
Tổng chi phí SX Tỷ Đ 258.5 352 392 422
( Nguồn : Phòng kế toán )
Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy công ty đã phát
triển nhanh, mạnh, vượt bậc thể hiện được tiềm lực phát triển vững mạnh của
công ty. Cụ thể, doanh thu của năm 2011 đạt 565 tỷ đồng đã tăng 111% so
với năm 2010, tăng 126% so với năm 2009 và gấp
Cũng qua bảng biểu ta thấy, doanh thu chủ yếu trong tổng doanh thu của
công ty là từ hoạt động xuất khẩu đem lại. Qua giai đoạn 2008- 2011 ta có thể
thấy doanh thu xuất khẩu của công ty chiếm một tỷ trọng khá cao và ổn định
trong khoảng 80 % - 85% tổng doanh thu từng năm. Tuy nhiên vào năm 2010
có một sự sụt giảm từ doanh thu xuất khẩu, đó là thời điểm thị trường thế giới
đi vào thời kỳ bất ổn, cụ thể là do hai ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng tài
Phạm Hải Luân Lớp: TMQT 50
13

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hương Giang
chính Mỹ và khủng hoảng nợ công Châu Âu gây tác động mạnh tới tình hình
sản xuất, thương mại toàn cầu và cũng phần nào ảnh hưởng lên các thị trường
tiêu thụ sản phẩm của Minh Trung.
Về chi phí sản xuất, ta cũng thấy một sự gia tăng chi phí ổn định cùng
chiều với sự tăng trưởng của tổng doanh thu. Và từ năm 2009 công ty chịu đã
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự tăng giá của nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,
các nguyên liệu đầu vào hàng nông sản cũng tăng giá mạnh mẽ. Bởi vì hầu
hết tất cả các loại nguyên liệu đầu vào của công ty đều được sử dụng trực tiếp,
đồng thời chi phí nguyên liệu lại chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản
xuất cho nên chỉ một biến động nhỏ về chi phí nguyên liệu là có thể ảnh
hưởng tới giá thành sản phẩm. Mặc dù công ty Minh Trung đã thiết lập cả hai
nguồn hàng nông sản từ cả trong và ngoài nước đủ để đảm bảo nhu cầu sử
dụng và sản xuất, nhưng sự gia tăng giá cả toàn cầu đã làm tăng tổng chi phí
sản xuất. Điều đó đã ảnh hưởng mạnh tới lợi nhuận và kìm hãm sự phát triển
của công ty.
Về tổng quan, ta thấy doanh thu và qui mô lực lượng lao động của công
ty Minh Trung đều có sự gia tăng mạnh mẽ và ổn định qua từng năm. Đây là
kết quả của sự lãnh đạo và chiến lược phát triển sáng suốt của ban lãnh đạo
kết hợp với sự đồng lòng của toàn bộ thành viên ở công ty.
4.2. Về mặt hàng
Công ty TNHH Minh Trung là công ty có uy tín, tín nhiệm trong nước
và quốc tế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất thực phẩm, chế biến nông,
lâm sản sản phẩm sau thu hoạch. Đặc biệt, công ty được người tiêu dùng biết
đến và ưa chuộng với các sản phẩm cháo ăn liền. Hiện tại, bên cạnh sản xuất
sản phẩm cháo chủ lực và mang lại tên tuổi cho công ty là Cháo sen Bát Bảo,
công ty còn có các loại cháo khác làm ra từ nguyên liệu truyền thống có sẵn
trong nước như: Cháo sen long nhãn, cháo sen đậu đỏ, cháo sen bí đỏ,cháo
Phạm Hải Luân Lớp: TMQT 50
14

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hương Giang
sen ngô nếp, cháo sen nếp cẩm, cháo gà hầm thuốc bắc…. Đặc trưng của sản
phẩm cháo Minh Trung là có mùi vị thơm ngon, chín đều mà ko mất đi thành
phần dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phù hợp với mọi lứa
tuổi. Sản phẩm được đóng lon bảo quản, sử dụng tiện ích được ở bất cứ nơi
đâu.
Ngoài ra, hiện nay công ty Minh Trung còn phát triển thêm hai sản phẩm
khác là cà phê và chân gà đóng gói. Nhờ uy tín của thương hiệu Minh Trung
nên hai sản phẩm này cũng đang dần chiếm được sự yêu thích và tin dùng của
khách hàng cả trong và ngoài nước .
4.3. Thị trường của công ty
4.3.1. Về thị trường trong nước :
Với phương châm đặt sức khỏe của người tiêu dùng lên hàng đầu, cùng
với quy trình sản xuất cháo ăn liền sạch không chứa chất bảo quản, sản phẩm
cháo sen bát bảo Minh Trung đã khẳng định được thương hiệu và có có chỗ
đứng trên thị trường Việt Nam. Với sự phát triển mạnh mẽ trên thị trường
Miền Bắc, là cơ sở vững chắc để tiếp tục phát triển thị trường miền Trung và
Miền Nam, hiện nay hệ thống phân phối của công ty Minh Trung đã phát
triển rộng khắp trên cả nước. Tuy nhiên thị trường miền Bắc vẫn là thị trường
chiếm ưu thế chủ yếu với 64% giá trị sản lượng tiêu thụ trong nước là tập
trung ở khu vực miền Bắc, do tại khu vực này có trụ sở chính và các nhà máy
sản xuất của công ty Minh Trung được đặt tại đây. Ngoài ra hình thức tiêu
thụ tại miền Bắc chủ yếu là phân phối trực tiếp tới khách hàng, không qua
trung gian do đó đã tiết kiệm được chi phí vận chuyển cho công ty. Còn tại
miền Trung và miền Nam công ty hình thức phân phối chủ yếu trên hai khu
vực này là theo đơn đặt hàng và công ty chỉ mới thiết lập được mối quan hệ với
một số ít nhà phân phối nên nguồn cung cấp sản phẩm cho khách hàng là
không liên tục do đó doanh thu không ổn định. Vì vậy Thị trường miền Trung
và miền Nam là thị trường còn ở mức tiềm năng của công ty.
4.3.2. Thị trường quốc tế

Phạm Hải Luân Lớp: TMQT 50
15
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hương Giang
Năm 2011, doanh thu xuất khẩu của công ty Minh Trung đạt 21 triệu
USD, tăng 24 % so với năm 2010 và gấp 3,82 lần so với năm 2006, điều đó
cho ta thấy thị trường nước ngoài đã được công ty hết sức tập trung phát triển.
Đây là thị trường đem lại nguồn doanh thu chủ yếu cho công ty. Nhưng trong
giai đoạn hiện nay nền kinh tế thế giới đang có những khó khăn và bất ổn trên
phạm vi toàn cầu nên thị phần các sản phẩm của Minh Trung trên các thị
trường này cũng bị chững lại không còn đạt được tốc độ tăng trưởng cao như
90% của năm 2007 so với 2006, hoặc mức 59% của năm 2008 so với 2007.
Thông qua bảng sau ta sẽ nắm được các thị trường và các đối tác, các đại lý
của công ty Minh Trung trên thị trường quốc tế :
Phạm Hải Luân Lớp: TMQT 50
16
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hương Giang
Bảng 2: Hệ thống các đối tác nước ngoài của công ty Minh Trung
STT Tên doanh nghiệp Quốc gia
1 Seven & I Holdings Co Nhật Bản
2 Tập đoàn Bright Food Trung Quốc
3 Aeon Nhật Bản
4 Công ty Danifood Nhật Bản
5 Saita Nhật Bản
6 Công ty Huefoods Nhật Bản
7 Charoen Pokphand Thái Lan
8 Diana Department Store Thái Lan
9 MBK Thái Lan
10 Seacon Square Center Thái Lan
11 Walgreens Hoa Kỳ
12 Carrefour Pháp

13 Tesco Anh
14 CVS Caremark Hoa Kỳ
15 Metro AG Đức
16 Kroger Hoa Kỳ
17 Procter & Gamble Hoa Kỳ
18 REWE Đức
19 Auchan Pháp
20 Công ty TNHH Bắc Kinh Jingkelong Trung Quốc
21 Metrojaya Malaysia
22 Daiso Malaysia
23 Metrojaya Malaysia
( Nguồn : Phòng kinh doanh)
Thị trường xuất khẩu truyền thống của công ty Minh Trung chủ yếu là
các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, như : Nhật Bản, Thái Lan và
Phạm Hải Luân Lớp: TMQT 50
17
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hương Giang
Malaysia . Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2010, công ty Minh Trung đã hướng sự
phát triển và mở rộng thị trường sang khối EU, trước hết là Đức , Pháp và
Anh. Và gần đây công ty mới thiết lập được được quan hệ hợp tác với tập
đoàn siêu thị bán lẻ Walgreens và Kroger ở Hoa Kỳ. Đó là bước tiến hết sức
đáng tự hào và thành công của Minh Trung khi đã đặt những bước chân đầu
tiên vào thị trường màu mỡ và khắc nghiệt nhất thế giới này.
II. Phân tích các yếu tố tác động tới khả năng phát triển thị trường
xuất khẩu của công ty Minh Trung
1. Các yếu tố từ môi trường ngành
Môi trường ngành có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty Minh Trung trên các mặt như: nguyên vật liệu
đầu vào theo ngành, sản phẩm thay thế và các đối thủ cạnh tranh hiện
tại cũng như tiềm ẩn, đặc biệt là những yêu cầu của khách hàng về sản

phẩm của công ty.
1.1. Áp lực từ phía khách hàng
Kinh tế càng phát triển thì chất lượng sản phẩm ngày càng cao bởi người
tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn từ những sản phẩm cùng loại của các công
ty khác. Đồng thời khách hàng nước ngoài có thói quen quyết định mua hàng
căn cứ vào dấu chứng nhận chất lượng trên bao bì. Mỗi quốc gia trên thị
trường quốc tế có những tiêu chuẩn, yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm
thực phẩm chế biến. Do đó, để sản phẩm đến với tay người tiêu dùng, sản
phẩm của công ty Minh Trung cần đạt được dấu chứng nhận JIS, JAS hoặc
Ecomark trên bao bì cũng như chế độ xác nhận trước về thực phẩm nhập khẩu
các loại khác cho sản phẩm của mình để đảm bảo rằng các sản phẩm này có
được tiêu chuẩn tối thiểu theo yêu cầu của quốc gia mình xuất khẩu vào.
1.2. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, không những trên thị trường quốc tế có rất nhiều doanh nghiệp
sản xuất các sản phẩm ăn liền tiện ích như: Niva (Ukraina), Vox Trading
(Nhật Bản);Hokuto (Nhật Bản); Ta Tung ( Đài Loan); Miyako ( Nhật Bản);
Công ty Tianjin Chufa, Công ty Jining, Công ty Micro Tech (Trung Quốc) ,
Phạm Hải Luân Lớp: TMQT 50
18
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hương Giang
mà ngay cả trong nước, những thương hiệu có tiếng như: ViFon, Phú Hương,
Chinsu Food cũng đang có những bước đi để phát triển và thâm nhập vào các
thị trường tiểm năng trên thế giới. Đó là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp
nhất tác động tới thị phần của Minh Trung trên các thị trường hấp dẫn. Do đó
nghiên cứu chiến lược phát triển thị trường trong tương lai của họ, đánh giá
năng lực cạnh tranh của đối thủ sẽ giúp công ty Minh Trung đưa ra được
những quyết định phát triển chiến lược sáng suôt và phù hợp nhất trong mỗi
bước đi của mình.
1.3. Áp lực từ sản phẩm thay thế
Trên thế giới đã tồn tại những thương hiệu có tiếng toàn cầu như :

KFC của tập đoàn Yum Restaurant Internation (Hoa Kỳ), L'etoile (Pháp),
BBQ chicken, MacDonald,…. Đây là những sản phẩm ăn nhanh và tiện ích
rất được mọi công dân thế giới ưa chuộng. Mặc dù sản phẩm thực phẩm
của Minh Trung và những sản phẩm ăn nhanh có những đặc thù khác nhau
nhưng đây vẫn là những sản phẩm thay thế chủ yếu gây ảnh hưởng tới sản
lượng tiêu thụ của công ty. Đây là một thách thức, một áp lực không nhỏ
đối với sự phát triển thị trường của công ty.
1.4. Áp lực từ nhà cung cấp
Sản phẩm của công ty Minh Trung sản xuất ra chủ yếu là sản phẩm thực
phẩm. Do vậy nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất của công ty có những
đặc thù riêng. Để tạo ra sản phẩm công ty phải sử dụng một khối lượng tương
đối lớn về nguyên liệu, phong phú đa dạng về chủng loại và mang những đặc
điểm riêng khác nhau. Đại đa số nguyên liệu sản xuất là sản phẩm ngành
nông nghiệp như ngô,gạo nếp, đậu xanh, đậu đỏ, bí đỏ… Nhưng những
năm gần đây giá nguyên vật liệu tăng đột biến, gây khó khăn cho công ty.
Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp cung ứng trong nước đầu cơ để gây sức ép
về giá làm ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí sản xuất sản
phẩm của công ty.
Vì vậy, công ty cần có quan hệ hợp tác lâu dài với nhiều đối tượng cung cấp
nguyên liệu và lựa chọn các đối tượng phù hợp sao cho vừa đủ để sản xuất
Phạm Hải Luân Lớp: TMQT 50
19
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hương Giang
theo đơn đặt hàng và nhu cầu của thị trường, vừa giảm chi phí nguyên liệu,
tránh mất mát, hư hỏng và giảm bớt phần nào chi phí đầu vào .
2. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng tới khả năng phát triển thị
trường xuất khẩu của công ty
2.1. Trình độ công nghệ
Sự phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển công
nghệ của các doanh nghiệp. Cùng sản xuất ra một sản phẩm nhưng sử dụng 2

phương pháp sản xuất khác nhau: thủ công và máy móc hiện đại, thì hiển
nhiên doanh nghiệp sử dụng máy móc hiện đại sẽ mang lại hiệu quả kinh tế
hơn vì tốn ít thòi gian tạo ra sản phẩm hơn, tiết kiệm được nhân công, đảm
bảo an toàn vệ sinh hơn…Cùng với sự phát triển đó,Công ty TNHH Minh
Trung đã sử dụng công nghệ dây chuyền sản xuất cháo hiện đại nhất hiện nay
của Đài Loan và Nhật Bản để tạo ra những lon cháo giàu dinh dưỡng, tiện ích
mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon tự nhiên của các nông sản.
Tuy nhiên, Công ty Minh Trung mới chỉ trang bị cho mình được 5 dây
chuyền sản xuất hiện đại đặt phân tán tại 3 cơ sở : Hòa Bình, Daklak, Bắc
Giang. Với Trụ sở chính tại Bắc Giang với 3 dây chuyền sản xuất. Và để phục
vụ nhu cầu sản lượng những năm qua những dây chuyền sản xuất này đã phải
hoạt động hết công suất, gây ảnh hưởng nhiều tới dây chuyền công nghệ. Mặc
dù công ty đã tuyển thêm nhiều công nhân kỹ thuật để xử lý khi có sự cố
nhưng với tốc độ gia tăng sản lượng khi mà công ty tiến sâu vào thị trường
quốc tế thì đây lại là vấn đề quá tải, it nhiều ảnh hưởng tới tuổi thọ công nghệ
của công ty. Do đó công ty cần lựa chọn cho mình những công nghệ mới,
hiện đại để phục vụ vào nhu cầu gia tăng sản xuất kinh doanh. Đây là điều
kiện quan trọng để công ty nhanh chóng làm chủ công nghệ tiên tiến, đồng
thời đảm bảo được chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, từng bước làm chủ
thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu.
2.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn
Phạm Hải Luân Lớp: TMQT 50
20
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hương Giang
Đối với tất cả các công ty sản xuất và kinh doanh, vốn đầu tư là một bộ
phận trong hoạ
t
động sản xuất nhằm tăng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật
mới, duy trì hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có. Nếu coi công
ty như một cơ thể thì vốn đầu tư như dòng máu để nuôi cơ thể.

Bảng 3: Tình hình sử dụng nguồn vốn giai đoạn 2008- 2011 của công ty
Minh Trung
(Đơn vị : tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Doanh thu 385 450 490 510
Lợi nhuận sau thuế 21.75 21 24 26.25
Vốn chủ sở hữu 106 125 145 160
Tổng tài sản 312 375 440 542
Đòn bẩy tài chính 0.34 0.333 0.33 0.3
ROE 0.205 0.168 0.166 0.164
( Nguồn : Phòng kế toán)
Qua bảng tình hình sử dụng vốn tại Công ty Minh Trung, ta thấy hệ số
ROE( lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở) đều được duy trì ổn định ở mức
khá cao điều này thể hiện việc sử dụng vốn của công ty là có hiệu quả, quy
mô vốn đã tăng, vốn kinh doanh tăng cho thấy xu hướng phát triển thị
t
rường,
tăng doanh thu do bán được sản phẩm.
Cụ thể, doanh thu của năm
2011 đạt 565 tỷ đồng đã tăng 111% so với năm 2010, và tăng 126% so với
năm 2009.
Tỷ lệ đòn bẩy tài chính của công ty ( Tỷ lệ : Vốn chủ sở hữu/ Tổng
nguồn vốn ) trung bình trong giai đoạn 2008 – 2011 vào khoảng 34% là một
mức khá rủi ro. Để phục vụ cho chiến lược phát triển và mở rộng nhanh của
mình, công ty Minh Trung đã lạm dụng vốn vay quá nhiều khiến đòn bẩy tài
Phạm Hải Luân Lớp: TMQT 50
21
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hương Giang
chính có thể trở thành rủi ro lớn cho tình hình tài chính của công ty trong
tương lai. Vì vậy, trong giai đoạn phát triển tới của công ty, Minh Trung nên

giảm lượng tiền vay của mình, tái cơ cấu lại đòn cân nợ để đem lại tình trạng
tài chính lành mạnh cho công ty. Tuy nhiên điều này có thể làm chững lại tốc
độ phát triển của công ty, nhưng nó là cần thiết nếu công ty muốn có được
một chiến lược phát triển lâu dài, ổn định và vững mạnh.
2.3.Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh
doanh của công ty, nguồn nhân lực có trình độ cao sẽ đảm bảo năng lực
thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuấ
t
của Công ty. Do đó cần có
những bịên pháp quản lý và sử dụng tốt nguồn nhân lực trong công ty, khai
thác các tiềm năng sáng tạo của nguồn nhân lực, khơi dậy và phát huy các
năng lực chuyên môn của đội ngũ lao động nhằm thực hiện tốt nhất, đem
lại hiệu quả
cao nhất trong công việc.
Phạm Hải Luân Lớp: TMQT 50
22
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hương Giang
Bảng 4: Tình hình sử dụng lao động tại Công ty Minh Trung xét
theo chỉ tiêu trình độ
Trình độ 2008 2009 2010 2011
Trên đại học 6 6 7 10
Đại học 112 125 127 142
Cao đẳng 75 94 102 112
Trung cấp 18 22 24 30
Sơ cấp 4 8 7 10
Lao động phổ thông 208 223 325 416
Công nhân kỹ thuật 27 30 32 35
Tổng 450 508 624 756
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

Qua bảng số liệu ta thấy lực lượng lao động của công ty tăng đểu qua
các năm. Số lao động có trình độ đại học , cao đẳng và lao động phổ thông
là những lực lượng tăng nhiều nhất. Lực lượng lao động phổ thông tăng lên
nhanh chóng để đáp ứng cho nhu cầu tăng mạnh về sản lượng khi công ty
đang trong giai đoạn phát triển và mở rộng thị trường cả trong và ngoài
nước. Lực lượng lao động đại học và cao đẳng chủ yếu được tuyển vào các
phòng ban kinh doanh, phát triển thị trường và marketing. Đây là lực lượng
then chốt để công ty thực hiện chiến lược phát triển thị trường của mình
trong giai đoạn này, khi mà công ty Minh Trung đang rất cần nguồn nhân
lực để thiết lập kênh phân phối và hệ thống bán hàng trên cả nước và mở
rộng phát triển trên những thị trường khó tính nước ngoài như Mỹ và khu
vực EU.
2.4. Điểm mạnh và điểm yếu của công ty
2.4.1. Điểm mạnh :
Phạm Hải Luân Lớp: TMQT 50
23
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hương Giang
- Đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm có thể đảm
bảo quá trình sản xuất đúng tiến độ, có tiềm năng để phát triển sản xuất cũng
như mở rộng thị trường tiêu thụ. Chất lượng đội ngũ lao động được nâng lên
do đó hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty cũng sẽ đạt được hiệu
quả cao.
- Công ty đã có thời gian hình thành và phát triển mạnh mẽ, đã có
kinh nghiệm và có truyền thống vượt mọi qua mọi khó khăn, tên tuổi của
công ty cũng đã được nhiều khách hàng biết đến, thuận lợi cho quá trình
tiêu thụ sản phẩm.
- Sự liên doanh, hợp tác đối với các doanh nghiệp lớn mạnh trong nước
và những công ty tập đoàn uy tín có thương hiệu trên thị trường quốc tế đã
tạo thuận lợi cho Công ty Minh Trung trong việc thâm nhập và phát
t

riển
rộng ở thị trường nước ngoài.
- Sự đa dạng hoá sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh đã giúp cho công ty
tránh được rủi ro về tài chính, có cơ hội chiếm lĩnh thị trường nhiều hơn
đối thủ cạnh tranh.
- Trang thiết bị, vật tư, bộ máy dây chuyền chế biến thực phẩm của công
ty thuộc vào loại hiện đại và tân tiến nhất trên thị trường quốc tế. Do đó đây
cũng là điểm mạnh mà công ty có được.
2.4.2. Điểm yếu:
- Việc sử dụng nguồn vốn đầu tư chưa được hiệu quả, tốc độ quay vòng
vốn còn chậm, công ty sử dụng tỷ lệ đòn bẩy vốn cao gây nhiều rủi ro cho
tình hình tài chính, việc thu hồi công nợ từ các khách hàng chậm trễ, gây
ảnh hưởng tới tốc độ sản xuất. Do đó tốc độ phát triển thị trường cũng chậm.
- Việc sử dụng lao động chưa được hiệu quả, mặc dù trình độ, chất
lượng của đội ngũ lao động trong những năm gần đây tăng lên nhưng đội
ngũ lao động còn làm việc với ý thức và tinh thần thụ động, lệ thuộc, và
do đó năng suất chưa cao.
Phạm Hải Luân Lớp: TMQT 50
24
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hương Giang
- Công tác điều hành sản xuất còn yếu: việc lập, triển khai và kiểm điểm
thực hiện kế hoạch không khoa học, do đó, phần lớn các hợp đồng đều
không lập được kế hoạch chính xác và không thực hiện được kế hoạch
cam kết, nhiều khâu chồng chéo, đặc biệt là công tác kỹ thuật, xử
l
ý
thông tin gây chậm trễ trong quá trình chuẩn bị và thực hiện hợp đồng.
Các hợp đồng lớn không chủ động được kế hoạch, lệ thuộc nhiều vào
công tác giám sát của khách hàng.
- Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu: Cán bộ kinh doanh, kỹ

thuật trình độ v
i
tính, ngoại ngữ yếu khó khăn trong việc tiếp cận, làm việc
và học hỏi từ các chuyên gia nước ngoài. Nhiều cán bộ quản lý chưa năng
động trong khâu tìm kiếm đơn hàng mở rộng hợp tác.
- Công tác kinh doanh: đặc biệt là công tác marketing chưa được chú
trọng, chưa có bộ phận chuyên môn và công ty cũng chưa có một đội ngũ
làm marketing chuyên nghiệp và bài bản.
- Công tác vật tư: Chưa chủ động được thị trường, kế hoạch mua
nguyên vật liệu chưa tốt dẫn đến việc phải sử dụng lượng vốn lớn để bảo
quản trong thời gian tương đối dài trong khi đó nhiều nguyên vật liệu cần
gấp cho sản xuất lại không
được cung cấp đồng bộ và kịp thời gây lãng phí
lớn.
III. Nội dung của chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu của
công ty Minh Trung trong giai đoạn 2012 – 2020
1. Hoạt động nghiên cứu thị trường
1.1. Đối với bộ phận công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu
Chức năng nghiên cứu và phân tích thị trường, tiếp cận thị trường được
giao cho bộ phận Marketing và lực lượng bán hàng trực tiếp vì đây là bộ
phận tiếp xúc thường xuyên với khách hàng.
Phạm Hải Luân Lớp: TMQT 50
25

×