Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.2 KB, 60 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1 GVHD: PGS.TS Lê Thị Anh Vân
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các sản phẩm về may mặc ngày
càng hoàn thiện. Từ những nguyên liệu thô sơ, con người đã sáng tạo ra những
nguyên liệu nhân tạo để phục vụ cho nhu cầu sử dụng các sản phẩm may mặc ngày
càng phổ biến. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cùng với những phát minh khoa
học trong lĩnh vực công nghiệp đã giúp cho ngành dệt may có sự phát triển vượt bậc.
Quá trình phát triển của ngành dệt may trên thế giới gắn liền với sự phát triển của các
nước công nghiệp. Do đó, các nước công nghiệp vẫn luôn thực hiện các biện pháp bảo
vệ ngành dệt may nội địa trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các nước đang
phát triển. Cùng với đó, dệt may cũng luôn là một lĩnh vực nhạy cảm khi đàm phán và
giải quyết các tranh chấp trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia.
Ở Việt Nam, dệt may cũng là một trong những ngành được chú trọng phát triển
khi Việt Nam thực hiện Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với những ưu thế về
nguồn nhân công dồi dào, lượng vốn đầu tư không lớn, khả năng thu hồi vốn nhanh,
Việt Nam có thể đẩy mạnh hoạt động của ngành dệt may để vừa thu về giá trị xuất
khẩu lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, vừa giải quyết được việc
làm cho phần lớn người lao động.
Với thực tế trên, cùng với sự hướng dẫn tận tình của Cô PGS.TS Lê Thị Anh
Vân em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may
của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, đánh giá thực trạng xuất khẩu của
các Doanh nghiệp may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Phân tích những ưu điểm,
nhược điểm, những thuận lợi và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt
may. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt
may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2 GVHD: PGS.TS Lê Thị Anh Vân


3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Phạm vi về nội dung
Nội dung đề tài xoay quanh vấn đề xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản.
3.2. Phạm vi về thời gian
Số liệu được trình bày trong phần Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản được sưu tầm trong các tài liệu đã được công bố kể từ
năm 2008 đến hết năm 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin
- Nghiên cứu tài liệu và quan sát thực tế
- Phương pháp xử lý số liệu, đánh giá
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp so sánh
4.2. Phương pháp điều tra thống kê
- Nhờ phương pháp này mà ta thu thập được những số liệu phản ánh tình hình
hiện trạng hoạt động xuất khẩu khẩu hàng may mặc của các Doanh nghiệp Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua.
Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3 GVHD: PGS.TS Lê Thị Anh Vân
5. Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và phần
kết luận, bài Thực tập chuyên đề có kết cấu gồm 3 chương, cụ thể:
Chương I: Tổng quan cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản
Chương III: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của
Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Thị Anh Vân và các cô chú, anh chị tại

Bộ Công Thương đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Do kiến thức và trình độ của
bản thân có hạn, thời gian thực tế chưa nhiều nên bài viết của em không tránh khỏi
những nhầm lẫn và sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung
của Cô để bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Chanchouny Vongsa
Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4 GVHD: PGS.TS Lê Thị Anh Vân
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
HÀNG DỆT MAY
1.1. Hoạt động xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm hoạt dộng xuất khẩu
Xuất khẩu là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua
bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc
lẫn nhau về nền kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa riêng biệt của các quốc
gia khác nhau trên thế giới.
Hoạt động xuất khẩu thể hiện sự kết hợp chặt chẽ và tối ưu giữa khao học quản
lý với nghệ thuật kinh doanh của Doanh nghiệp, giữa nghệ thuật kinh doanh với các
yếu tố khác của từng quốc gia như: văn hóa, pháp luật, văn hóa, khoa học kỹ thuật…
Hơn nữa, hoạt động xuất khẩu hàng hóa nhằm khai thác lợi thế so sánh của từng nước,
khai thác các nguồn lực cho phát triển, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, gia tăng
tiến bộ xã hội và góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập, quốc tế hóa.
1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.1.2.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp
hóa đất nước
Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu
để khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển ở nước ta. Để công nghiệp hóa

đất nước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy
móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật tiên tiến.
Nguồn vốn để nhập khẩu có thể hình thành từ các nguồn thu như:
- Đầu tư nước ngoài
- Vay nợ, viện trợ
Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5 GVHD: PGS.TS Lê Thị Anh Vân
- Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ ngoại tệ
- Xuất khẩu sức lao động
Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ… tuy quan trọng
nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau. Nguồn vốn quan
trọng để nhập khẩu, công nghiệp hóa đất nước là xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy
mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
Trong tương lai nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên. Nhưng mọi cơ hội đầu tư và
vay nợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và
người cho vay vốn thấy được khả năng xuất khẩu – nguồn vốn duy nhất để trả nợ – trở
thành hiện thực
1.1.2.2. Xuất khẩu đóng góp vào việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh
mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu hướng phát triển
của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi.
Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển
ngành sản xuất nguyên liệu như bông hay thuốc nhuộm.
Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất
phát triển và ổn định.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,

nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế – kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao
năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương tiện quan
trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam, nhằm
hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, tạo ra năng lực sản xuất mới.
Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6 GVHD: PGS.TS Lê Thị Anh Vân
Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị
trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ
chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường.
Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công
việc quản trị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất mở rộng thị trường.
1.1.2.3. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và
cải thiện đời sống nhân dân
Tác động của xuất khẩu đến đời sống nhân dân bao gồm rất nhiều mặt. Trước
hết sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu
nhập không thấp. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng
thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng
của nhân dân.
1.1.2.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối
ngoại của nước ta
Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại
phụ thuộc lẫn nhau. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối
ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn, xuất khẩu
và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận
tải quốc tế… Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại chúng ta cừa kể lại tạo
tiền đề cho mở rộng xuất khẩu.
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát
triển kinh tế thực hiện công nghiệp hóa đất nước.

1.1.3. Các hình thức xuất khẩu
1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất hoặc đặt
mua của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu những sản phẩm này
với danh nghĩa là hàng của mình.
Để tiến hành một thương vụ xuất khẩu trực tiếp cần theo các bước sau:
Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 7 GVHD: PGS.TS Lê Thị Anh Vân
- Tiến hành ký kết hợp đồng mua hàng nội địa với các đơn vị sản xuất kinh
doanh trong nước sau đó nhận hàng và thanh toán tiền hàng cho các đơn vị sản xuất.
- Ký hợp đồng ngoại thương (ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài có
nhu cầu mua sản phẩm của doanh nghiệp), tiến hành giao hàng và thanh toán tiền.
Trong phương thức này, đơn vị kinh doanh xuất khẩu trực tiếp ký hợp đồng
ngoại thương, với tư cách là một bên phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Hợp đồng
ký kết giữa hai bên phải phù hợp với luật lệ quốc gia và quốc tế, đồng thời đảm bảo
lợi ích quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3.2. Xuất khẩu ủy thác
Trong phương thức này, đơn vị có hàng xuất khẩu là bên ủy thác giao cho đơn
vị xuất khẩu gọi là bên nhận ủy thác, tiến hành xuất khẩu một hoặc một số lô hàng
nhất định với danh nghĩa của mình (bên nhận ủy thác) nhưng với chi phí của bên ủy
thác. Về bản chất, chi phí trả cho bên nhận ủy thác chính là tiền thù lao trả cho đại lý.
Theo nghị định 64-HĐBT, chi phí ủy thác xuất khẩu không cao hơn 1% của tổng số
doanh thu ngoại tệ về xuất khẩu theo điều kiện FOB tại Việt Nam.
Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là Công ty ủy thác không phải bỏ vốn vào
kinh doanh, tránh được rủi ro trong kinh doanh mà vẫn thu được một khoản lợi nhuận
là hoa hồng cho xuất khẩu. Do chỉ thực hiện hợp đồng ủy thác xuất khẩu nên tất cả
các chi phí từ nghiên cứu thị trường, giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng và thực hiện
hợp đồng không phải chi, dẫn tới giảm chi phí trong hoạt động của Công ty. Bên cạnh
đó nó vẫn tồn tại những nhược điểm như hiệu quả kinh doanh thấp, không đảm bảo

tính chủ động trong kinh doanh. Thị trường và khách hàng bị thu hẹp do Công ty
không có liên quan tơi việc nghiên cứu thị trường và tìm khách hàng.
1.1.3.3. Xuất khẩu tại chỗ
Là hình thức xuất khẩu không qua biên giới quốc gia mà thường là xuất khẩu
vàò khu vực công nghiệp dành riêng cho các công ty kinh doanh, người nước ngoài.
Hình thức này giảm chi phí đáng kể do không mất chi phí thuê phương tiện vận
tải, thuê bảo hiểm hàng hóa, không chịu chi phí rủi ro khác như chính trị, các biến
động về kinh tế… do vậy lợi nhuận sẽ tăng lên.
Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8 GVHD: PGS.TS Lê Thị Anh Vân
1.1.3.4. Gia công hàng xuất khẩu
Gia công hàng xuất khẩu là một phương thức kinh doanh trong đó một bên (gọi
là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác
(gọi là bên dặt gia công) để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và
nhận thù lao (gọi là chi phí gia công). Tóm lại, gia công xuất khẩu là đưa các yếu tố
sản xuất (chủ yếu là nguyên vật liệu) từ nước ngoài về để sản xuất hàng hóa theo yêu
cầu của bên đặt hàng, nhưng không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu thu
ngoại tệ chênh lệch do hoạt động gia công đem lại. Vì vậy, xuy cho cùng, gia công
xuất khẩu là hình thức xuất khẩu lao động, nhưng là loại hoạt động dưới dạng được sử
dụng (được thể hiện trong hàng hóa) chứ không phải dưới dạng xuất khẩu nhân công
ra nước ngoài.
Gia công xuất khẩu là một phương thức phổ biến trong thương mại quốc tế.
Hoạt động này phát triển sẽ khai thác được nhiều lợi thế của hai bên: bên đặt gia công
và bên nhận gia công.
1.1.3.5. Tái xuất khẩu
Là việc xuẩt khẩu những hàng hóa đã nhập khẩu vào nước mình nhưng chưa
qua chế biến.
Các hình thức tái xuất:
- Tái xuất: Là hình thức mà nước tái nhập khẩu hàng về nước mình và xuất

sang nước khác đã thông qua thông quan xuất khẩu.
- Chuyển khẩu: là hình thức mà nước chuyển khẩu chỉ thu tiền từ nước nhập
khẩu và thanh toán cho nước xuất khẩu còn hàng hóa sẽ xuất khẩu trực tiếp từ nước
xuất khẩu sang nước nhập khẩu, hay nhập khẩu về khẩu của nước mình nhưng chưa
thông quan đã tiến hành xuất khẩu sang nước khác.
1.1.3.6. Buôn bán đối lưu
Trong kinh doanh xuất khẩu, các Công ty xuất nhập khẩu cũng gặp phải vấn đề
khó khăn trong thanh toán hoặc yêu cầu nhập khẩu hàng hóa của chính đối tác nên
Công ty xuất nhập khẩu lựa chọn hình thức buôn bán đối lưu. Buôn bán đối lưu đc
Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9 GVHD: PGS.TS Lê Thị Anh Vân
hiểu là phương thức mua bán trong đó hai bên trực tiếp trao đổi các hàng hóa hay dịch
vụ có giá trị tương đương nhau. Bản chất của buôn bán đối lưu là hoạt động xuất khẩu
gắn liền với nhập khẩu.
Ưu điểm của hình thức buôn bán đối lưu là giúp cho Công ty ít sử dụng ngoại
tệ mạnh để thanh toán nên tiết kiệm được chi phí và hạn chế sự ảnh hưởng bất lợi của
tỷ giá hối đoái.
Xét về khía cạnh thâm nhập thị trường quốc tế thì có các hình thức buôn bán
đối lưu sau:
- Đổi hàng: là hình thức các bên cùng trực tiếp trao đổi hàng hóa, dịch vụ này
lấy hàng hóa dịch vụ khác. Xuất khẩu theo hình thức này thì các Công ty xuất khẩu
đưa hàng hóa của mình ra thị trường nước ngoài nhưng đồng thời lại nhận từ thị
trường nước ngoài hàng hóa, dịch vụ có giá trị tương đương nên rất phức tạp. Vì vậy
phương thức này được hạn chế sử dụng.
- Mua bán đối lưu: là việc một Công ty giao hàng hóa dịch vụ cho khách hàng
ở nước ngoài với cam kết sẽ nhận một số lượng hàng hóa xác định trong tương lai từ
khách đó ở nước ngoài.
- Mua bồi hoàn: là hình thức trong đó một Công ty xuất khẩu cam kết sẽ mua
lại hàng hóa của khách hàng có giá trị tương đương với khoản mà khách hàng đã bỏ

ra. Với hình thức này Công ty xuất khẩu không phải xác định loại hàng hóa cụ thể
phải mua bồi hoàn trong tương lai nhưng giá trị và đồng tiền thanh toán trong đơn đặt
hàng của các Công ty xuất khẩu phải tương đương với giá trị hàng hóa mà Công ty đã
xuất đi.
- Chuyển nợ: là hình thức mà Công ty xuất khẩu có trách nhiệm cam kết đặt
hàng từ phía khách hàng nước ngoài của Công ty cho một Công ty khác. Thực chất,
hình thức này giúp các Công ty xuất khẩu chuyển nhượng trách nhiệm phải mua
những mặt hàng không phù hợp với năng lực kinh doanh của mình cho các Công ty
khác có điều kiện hơn. Như vậy, các Công ty xuất khẩu sẽ dễ dàng tách hoạt động bán
hàng với hoạt động mua hàng để thâm nhập thị trường nước ngoài và hiệu quả kinh
doanh sẽ tốt hơn khi trách nhiệm mua hàng từ khách nước ngoài của Công ty xuất
Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 10 GVHD: PGS.TS Lê Thị Anh Vân
khẩu được chuyển nhượng cho các Công ty khác có năng lực kinh doanh mặt hàng đó
tốt hơn.
- Mua lại: Là hình thức mua bán đối lưu trong đó Công ty xuất khẩu bán một
dây chuyền hay thiết bị máy móc cho khách hàng ở thị trường nước ngoài và nhận
mua lại sản phẩm được sản xuất từ dây chuyền, máy móc đó. Hình thức này được sử
dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp chế biến.
1.1.4. Quy trình xuất khẩu
1.1.4.1. Xin giấy phép
Xuất khẩu mang lại những lợi ích cho các quốc gia nên thường thì các quốc gia
khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên có một số mặt hàng đặc biệt như vũ khí, chất nổ,
độc dược, các nguyên vật liệu khan hiếm và các mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng đến cơ
cấu nền kinh tế thì bị hạn chế xuất khẩu hay nhập khẩu. Do đó doanh nghiệp cần phải
tiến hành xin giấy phép xuất khẩu do phòng cấp giấy phép xuất khẩu Bộ Thương Mại
quản lý.
1.1.4.2. Đôn đốc xin xác nhận thanh toán
Để đảm bảo khả năng thanh toán, nhà xuất khẩu phải đôn đốc nhà nhập khẩu

thực hiện nghĩa vụ trả tiền hay xác nhận thanh toán để làm bằng chứng và cam kết cho
quá trình thực hiện hợp đồng. Nghĩa vụ này có thể tiến hành trước hoặc song song với
nghĩ vụ xin giấy phép xuất khẩu. Khi có giấy phép xuất khẩu và xác nhận thanh toán
thì mới đủ điều kiện để bước vào thực hiện hợp đồng xuất khẩu ở các khâu sản xuất,
gia công, thu gom hàng hóa.
1.1.4.3. Chuẩn bị hàng xuất
Sau khi xin xác nhận thanh toán, Công ty xuất khẩu tiến hành chuẩn bị hàng
xuất để đảm bảo tiến độ giao hàng đúng thời hạn.
Công ty phải chuẩn bị nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất theo lô hàng xuất
khẩu, tiến hành tổ chức sản xuất, gia công, chế biến, kiểm tra, đóng gói theo đúng yêu
cầu hợp đồng và phù hợp với luật pháp của nước nhập khẩu.
1.1.4.4. Mua bảo hiểm và thuê vận tải (nếu có)
Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 11 GVHD: PGS.TS Lê Thị Anh Vân
a. Thuê vận chuyển
Nếu trách nhiệm thuê vận chuyển thuộc về nhà xuất khẩu thì nhà xuất khẩu
phải thực hiễn những nghĩa vụ sau:
- Liên hệ với hãng tàu hay đại lý vận tải nhằm lấy lịch trình các chuyến tàu vận
chuyển.
- Điền vào mẫu đăng ký thuê vận chuyển để thông báo nhu cầu vận chuyển. Từ
đó, đại lý vận tải mới cung cấp đúng nhu cầu của Công ty và đảm bảo lịch trình giao
hàng của Công ty.
- Ký hợp đồng thuê vận tải
+ Nhà hợp đồng sẽ phải cung cấp thông tin về loại hàng vận chuyển, thể tích
bao bì…
+ Hai bên thỏa thuận cước phí hàng hóa, thời gian giao nhận, các điều kiện
thưởng, phạt do chậm trễ…
+ Hai bên thống nhất địa điểm, thời gian tiến hành giao nhận và thanh toán
cước phí.

b. Mua bảo hiểm hàng hóa
Hàng hóa trong buôn bán quốc tế thường xuyên được chuyên chở bằng đường
biển, điều này thường gặp rất nhiều rủi ro, do đó cần phải mua bảo hiểm cho hàng
hóa.
Trong một số hợp đồng xuất khẩu, người ta phải thực hiện nghĩa vụ mua bao
hiểm.
- Khi mua bảo hiểm trước tiên phải liên hệ với một công ty bảo hiểm nhằm thu
thập thông tin và lấy mẫu đơn xin mua bảo hiểm.
- Điền thông tin vào đơn và gửi tới công ty bảo hiểm
Sau các nghiệp vụ trên công ty xuất khẩu sẽ ký kết hợp đồng mua bảo hiểm với
công ty bảo hiểm. Có hai loại hợp đồng bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm bao và hợp
Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 12 GVHD: PGS.TS Lê Thị Anh Vân
đồng bảo hiểm chuyến. Khi mua bảo hiểm cần lưu ý những điều kiện bảo hiểm và lựa
chọn Công ty bảo hiểm.
1.1.4.5. Làm thủ tục hải quan
Khi xuất khẩu hàng hóa, các Doanh nghiệp xuất khẩu thường phải làm thủ tục
hải quan ở nước mình để tiến hành hoạt động xuất khẩu, chỉ trừ một số trường hợp
đặc biệt thì người xuất khẩu mới không phải làm thủ tục hải quan khi tiến hành xuất
khẩu hàng hóa.
Quy trình làm thủ tục hải quan:
- Mua tờ khai hải quan (tờ khai xuất hàng).
- Kê khai thuế kèm theo bộ chứng từ hàng hóa do chính người xuất khẩu lập.
- Mang tờ khai đến cửa khẩu thông quan hàng hóa nộp và xin dấu chấp nhận tờ
khai.
- Đăng ký thời gian và lịch trình cho việc chuẩn bị kiểm tra hàng hóa.
- Trình bộ hồ sơ cùng hải quan kiểm hóa ký biên bản và ký vào tờ khai kiểm
hóa được thông qua.
1.1.4.6. Giao hàng lên phương tiện vận chuyển

Đối với hàng xuất khẩu nhà xuất khẩu phải tập kết hàng theo đúng quy định tại
địa điểm đã xác định trong quy định trong điều kiện và cơ sở giao hàng theo thông
báo của hãng vận chuyển.
Doanh nghiệp cần tiến hành các công việc sau:
- Lập bản đăng ký chuyên chở
- Xuất trình bản đăng ký cho người vận tải để lấy hồ sơ xếp hàng
Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 13 GVHD: PGS.TS Lê Thị Anh Vân
- Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng
- Bố trí phương tiện vận tải đưa hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu
- Sau khi giao hàng lên phương tiện vận chuyển phải có ký xác nhận với chủ
phương tiện hay đại lý vận tải. Nếu giao hàng trực tiếp cho hãng tàu thì phải lấy biên
lai thuyền phó, nếu giao cho đại lý thì lấy giấy biên nhận của đại lý.
- Đổi giấy biên nhận lấy vận đơn làm chứng từ thanh toán.
1.1.4.7. Thủ tục thanh toán
Thanh toán là bước cuối cùng của việc thực hiện hợp đồng nếu không có sự
tranh chấp khiếu nại. Trong buôn bán quốc tế, có rất nhiều phương thức thanh toán
khác nhau như:
- Phương thức chuyển tiền
- Phương thức thanh toán mở tài khoản
-Phương thức thanh toán nhờ thu
- Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Thông thường, bộ chứng từ bao gồm những chứng từ cơ bản sau:
- Hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói
- Vận đơn thương mại
- Các giấy chứng nhận số lượng, chất lượng, do nhà sản xuất hay một cơ quan
cso thẩm quyền cấp
- Giấy chứng nhận xuất xứ

- Thông báo giao hàng, giấy biên nhận gửi hàng
1.1.4.8. Giải quyết khiếu nại (nếu có)
Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 14 GVHD: PGS.TS Lê Thị Anh Vân
Sau khi hoàn tất các thủ tục giao hàng tới khách hàng, nếu có đơn khiếu nại,
khiếu kiện thì nhà xuất khẩu phải giải quyết khiếu nại, khiếu kiện.
1.2. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may
1.2.1. Hàng dệt may
Sản xuất ngành dệt may có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và buôn
bán quốc tế. Trong lịch sử của nền mậu dịch thế giới, sản phẩm ngành dệt may là một
trong những sản phẩm đầu tiên tham gia vào thị trường.
Sản phẩm của ngành may mặc không chỉ được biết đến đơn thuần là các sản
phẩm quần áo, mà còn bao gồm những sản phẩm dùng trong các ngành và sinh hoạt
như: lều, buồm, chăn, màn, rèm…
Với ngành dệt may Việt Nam, các sản phẩm của ngành cũng rất đa dạng nhằm
đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Những sản phẩm may mặc phổ biến thường được xuất
khẩu sang các thị trường chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản, là quần dài,
quần short, áo jacket, áo sơ mi, áo bông, áo thun…
Hàng dệt may có những đặc điểm sau:
- Hàng dệt may có nhu cầu rất phong phú, đa dạng tùy theo đối tượng tiêu
dung. Người tiêu dùng khác nhau về văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo, khác nhau
về địa lý, tuổi tác… sẽ có nhu cầu khác nhau về trang phục.
- Hàng dệt may mang tính thời trang, thời vụ cao, đòi hỏi phải thường xuyên
thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng tâm lí của người tiêu dùng.
- Nhãn mác sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Người
tiêu dùng thường căn cứ vào các thông tin trên nhãn mác để đánh giá chất lượng sản
phẩm. Tên tuổi của các hãng nổi tiếng trên thế giới đều gắn liền với nhãn mác sản
Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 15 GVHD: PGS.TS Lê Thị Anh Vân
phẩm. Tập quán và thói quen tiêu dùng là một yếu tố quyết định đến chủng loại và
tính chất sản phẩm.
- Yếu tố thời vụ liên quan chặt chẽ tới thời cơ bán hàng. Điều này có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng đối với những nhà xuất khẩu trong vấn đề giao hàng đúng thời
hạn.
- Các sản phẩm hàng dệt may là một trong những mặt hàng được bảo hộ chặt
chẽ. Việc buôn bán hàng dệt may được điều chỉnh theo những thể chế thương mại đặc
biệt, mức thuế đánh vào hàng dệt may còn cao hơn so với các hàng hóa công nghiệp
khác, bên cạnh đó từng nước nhập khẩu còn đề ra điều kiện đối với hàng dệt may
nhập khẩu. Tất cả những hàng rào đó ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất và buôn bán
hàng dệt may trên thế giới trong thời gian qua.
1.2.2. Nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng dệt may
1.2.2.1. Nhân tố chính trị
Trong quyết định 36/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 về phê duyệt Chiến lược phát
triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng 2020, Việt
Nam đặt mục tiêu phát triển ngành Dệt may trở thành một trong những ngành công
nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng
trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập
vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Do đó, ngành dệt may Việt Nam trong thời
gian tới sẽ được ưu tiên phát triển.
Dệt may vốn là một lĩnh vực khá nhạy cảm trong quan hệ thương mại của các
quốc gia. Hàng may mặc của Việt Nam với ưu thế giá thành thấp vừa là yếu tố cạnh
tranh so với hàng xuất khẩu của các quốc gia khác, nhưng cũng lại là một hạn chế do
dễ bị các nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá. Năm 2007,
hàng may mặc của Việt Nam đã bị Mỹ thực hiện điều tra về bán phá giá vào thị
trường này. Mặc dù Mỹ đã kết luận là Việt Nam không thực hiện bán phá giá vào Mỹ,
nhưng hàng may mặc của Việt Nam vẫn bị giám sát khi xuất khẩu vào Mỹ trong năm
2008. Đây sẽ là một trong những khó khăn cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng may
mặc của Việt Nam trong thời gian tới.

1.2.2.2. Thuế quan
Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 16 GVHD: PGS.TS Lê Thị Anh Vân
Thuế là các khoản thu của Nhà nước đánh vào hàng hóa dịch vụ mang mục
đích lợi nhuận. Đối vơi hoạt động xuất khẩu, thuế quan ảnh hưởng đến khả năng cạnh
tranh của hàng hóa trên thị trường vì thuế quan sẽ đẩy giá cả của hàng hóa lên cao.
Riêng mặt hàng dệt may, thì thuế quan là yếu tố tác động mạnh đến khả năng
xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp. Với mặt hàng này, giá trị trên một sản
phẩm thấp nếu áp thuế cao và chịu nhiều loại thuế sẽ đẩy giá lên cao và lượng tiêu
dùng sẽ giảm đi.
Chính vì thế mà hầu hết các quốc gia muốn đẩy mạnh xuất khẩu đều có các
chính sách ưu đãi thuế quan cho các Doanh nghiệp.
1.2.2.3. Hạn ngạch
Đối với ngành dệt may, hạn ngạch luôn luôn là một vấn đề nan giải. Hạn ngạch
khống chế số lượng hàng dệt may xuất khẩu và hạn chế chủng loại hàng dệt may sang
một thị trường. Đây là biện pháp bảo hộ của các quốc gia nhằm bảo vệ ngành dệt may
trong nước và kiểm soát được số lượng hàng dệt may nhập vào nước mình.
Ngày nay, hội nhập kinh tế đang diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ nên việc áp đặt
hạn ngạch dệt may đang dần được bãi bỏ. Việc bãi bỏ hạn ngạch giúp cho các doanh
nghiệp xuất khẩu dệt may có cơ hội cạnh tranh bình đẳng nhưng nó cũng làm gia tăng
mức độ cạnh tranh trong ngành.
1.2.2.4. Trợ cấp xuất khẩu
Trợ cấp xuất khẩu là biện pháp mà nhà nước áp dụng để hỗ trợ hoạt động xuất
khẩu của các doanh nghiệp bằng cách hỗ trợ cho các chi phí đầu vào sản xuất nhằm
giảm giá thành đầu ra của các sản phẩm xuất khẩu. Ví dụ như để hỗ trợ cho xuất khẩu
cho ngành dệt may, Nhà nước đã đầu tư để phát triển các vùng trồng bông, phát triển
các trung tâm nghiên cứu khoa học, giảm thuế nhập khẩu cho các hàng hóa phục vụ
cho ngành dệt may. Sự hỗ trợ của nhà nước dưới nhiều khía cạnh nhưng mục đích
cuối cùng là giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

1.2.2.5. Tỷ giá hối đoái
Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 17 GVHD: PGS.TS Lê Thị Anh Vân
Khi xuất khẩu, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến mức cầu đối với sản phẩm của
Công ty. Nếu đồng tiền của mỗi nước giảm giá so với đồng tiền của các nước khác thì
giá cả hàng hóa xuất khẩu của nước đó trên thị trường giới trở nên rẻ hơn so với hàng
hóa của các nước khác. Sự giảm giá này giúp cho hàng hóa xuất khẩu của nước đó
hấp dẫn các khách hàng trên thế giới và làm gia tăng số lượng hàng hóa xuất khẩu của
nước đó. Ngược lại, nếu đồng tiền của một nước tăng giá so với đồng tiền của các
nước khác thì giá cả hàng hóa của nước đó trở nên đắt đỏ hơn so với các hàng hóa
xuất khẩu của các nước khác, làm giảm khả năng tiêu dùng dẫn đến việc hạn chế xuất
khẩu hàng hóa của nước đó.
1.2.2.6. Các chính sách hỗ trợ khác
a. Ưu đãi về vốn vay
Doanh nghiệp luôn luôn ở tình trạng thiếu vốn. Vốn vay sẽ giúp cho các Doanh
nghiệp thực hiện dự án đầu tư nhanh chóng, đảm bảo thời cơ kinh doanh. Mặt khác,
lãi suất vay thấp sẽ giúp giảm chi phí tài chính cho các doanh nghiệp, nâng cao hiệu
quả kinh doanh. Do đó, Nhà nước nên có các chính sách ưu đãi vốn như cho vay lĩa
suất thấp và tạo nhiều nguồn vốn vay cho Doanh nghiệp.
b. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Trong các đơn vị sản xuất, cơ sở vật chất – kỹ thuật sẽ tác động đến năng suất
lao động, chất lượng hàng hóa và chi phí kinh doanh. Nếu như cơ sở vật chất – kỹ
thuật tốt sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng hàng hóa và giảm chi phí
kinh doanh.
1.2.3. Đánh giá khả năng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản
Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu may mặc lớn thứ ba thế giới và đây là thị
trường phi hạn ngạch. Nhưng đây cũng là một thị trường khó tính với những đòi hỏi
khắt khe cả về chất lượng và giá cả, họ thường yêu cầu kiểm tra chất lượng chi tiết và

quan tâm nhiều tới mẫu mốt. Với dân số khoảng 120 triệu người và mức thu nhập
bình quân đầu người 30 nghìn USD/năm thì nhu cầu về may mặc là không nhỏ, hàng
năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 7-8 tỷ USD hàng may mặc. Đây tuy là thị trường
đòi hỏi cao song cũng đầy hứa hẹn nếu như đầu tư tốt, nâng cao được chất lượng, mẫu
Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 18 GVHD: PGS.TS Lê Thị Anh Vân
mã phong phú, màu sắc đa dạng và nắm vững thị hiếu của người tiêu dùng thì hàng
may mặc của Việt Nam sẽ phát triển mạnh ở thị trường này.
Tuy nhiên việc mua sắm của người dân Nhật Bản đối với các sản phẩm chung
và các sản phẩm may mặc nói riêng đều khác biệt với các thị trường như Mỹ và EU
hay bất kỳ một thị trường nào khác. Một trong những nguyên nhân là Nhật Bản đang
đối mặt với sự thay đổi giữa các nhóm tuổi trong xã hội theo hướng già hóa dân số
tương đối nhanh chóng. Xu hướng già hóa dân số của Nhật Bản sẽ làm thay đổi mạnh
mẽ cách thức tiêu dùng hàng hóa, sự lựa chọn, sở thích, thói quen, tâm lý tiêu dùng
của người Nhật Bản.
Bảng 1: Nhập khẩu hàng may mặc của Nhật Bản năm qua các năm
Đơn vị: 1000 USD
Nước xuất khẩu Năm 2009 Năm 2010 So với năm 2009
(%)
Thị phần 2010
(%)
Total 23,130,940 22,815,972 -1.41 100
China 19,079,034 18,627,104 -2.37 81.19
Vietnam 971,138 1,020,242 5.06 4.45
Italy 768,810 661,336 -13.98 2.88
Thailand 345,032 342,172 -0.83 1.49
India 261,710 264,560 1.09 1.15
S. Korea 223,414 237,084 6.12 1.03
Malaysia 179,506 212,050 18.13 0.92

Indonesia 168,418 201,986 19.93 0.88
Bangladesh 89,532 201,628 125.2 0.88
USA 173,938 158,146 -9.08 0.69
Myanmar 139,206 131,596 -5.47 0.57
France 134,968 122,690 -9.1 0.53
Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 19 GVHD: PGS.TS Lê Thị Anh Vân
Turkey 61,940 75,612 22.07 0.33
Cambodia 32,758 71,440 118.08 0.31
Philippine 76,390 68,298 -10.59 0.3
Romania 53,192 58,278 9.56 0.25
Taiwan 40,654 40,426 -0.56 0.18
Morocco 42,026 39,212 -6.7 0.17
Srilanka 28,924 38,148 31.89 0.17
Tunisia 43,966 37,076 -15.67 0.16
U.K. 31,416 36,108 14.94 0.16
Portugal 39,162 34,148 -12.8 0.15
Spain 26,560 22,526 -15.19 0.1
Germany 21,024 21,422 1.89 0.09
(Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam)
Với mức tự cung đảm bảo chỉ đáp ứng được khoảng 30% tổng mức tiêu thụ
hàng dệt may trên thị trường nội địa nên kim ngạch xuất khẩu thường rất lớn cả về
mặt giá trị và khối lượng, chiếm xấp xỉ 70% tổng cầu của thị trường đối với cả hai loại
là hàng dệt kim và hàng dệt thoi. Một trong những nguyên nhân đó là do xu hướng
chuyển sản xuất ra nước ngoài của các Công ty Nhật Bản nhằm đối phó với tình trạng
giảm tỷ suất lợi nhuận trong ngành dệt may. Hình thức mà các Công ty này hoạt động
dựa trên sự liên doanh liên kết với các Công ty Trung Quốc. Do vậy, những sản phẩm
được làm ra ở những thị trường như thế này dễ dàng được người tiêu dùng Nhật Bản
chấp nhận hơn bất kỳ sản phẩm nào được sản xuất ở các nước khác, những hàng hóa

được sản xuất ở Trung Quốc được đối xử như với hàng hóa được sản xuất tại Nhật
Bản vậy.
Hiện tại bạn hàng chính của Nhật Bản là các khu vực, các nước, các vùng
lãnh thổ: Trung Quốc, Việt Nam, Ý, Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc…
Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 20 GVHD: PGS.TS Lê Thị Anh Vân
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG DỆT MAY VÀ HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
2.1. Tổng quan ngành dệt may Việt Nam
Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát
triển đáng kể với tốc độ trên dưới 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% kim
ngạch xuất khẩu của cả nước. Sự phát triển ấn tượng của ngành may mặc đã góp phần
đưa Việt Nam trở thành một trong chín nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trong
số 153 nước xuất khẩu hàng dệt may trên toàn thế giới. Dệt may đang vươn lên và
tham gia vào những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của
Việt Nam, bên cạnh những mặt hàng khác như dầu thô, giầy dép, thủy sản…
Sơ đồ 1: Cơ cấu ngành may Việt Nam
Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

Bộ Công Thương
Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Vụ Công nghiệp nhẹ
Vụ Xuất khẩu
Khối sự
nghiệp
DN may có vốn
đầu tư nước ngoài
DN may ngoài
quốc doanh

Tập đoàn Dệt
may Việt Nam
Doanh nghiệp
thành viên
Khối đơn vị
hạch toán
phụ thuộc
CN thành
viên hạch
toán độc lập
Khối
Doanh
nghiệp
cổ phần
Khối Công
ty liên
doanh liên
kết
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 21 GVHD: PGS.TS Lê Thị Anh Vân
(Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam)
Do có những đặc điểm phù hợp với điều kiện nước ta, nên ngành may Việt
Nam và may xuất khẩu phát triển rất cao trong thời gian qua cả về sản lượng và kim
ngạch xuất khẩu. Về mặt hàng, sản phẩm ngành may rất đa dạng, có tính chất thời
trang vừa có tính quốc tế vừa có tính dân tộc. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân
được nâng cao, nhu cầu hàng may mặc lại càng phong phú và chất lượng ngày càng
cao. Bên cạnh những mặt hàng truyền thống, thông qua gia công cho các nước, các
Doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện làm quen với công nghệ may mặc phức tạp của
thời trang thế giới.
Bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập, ngành Dệt may Việt Nam tiếp tục vị trí
quan trọng trong nền kinh tế đất nước bằng những đóng góp lớn vào việc thu dụng lao

động và ổn định đời sống xã hội cũng như đóng góp và kim ngạch xuất khẩu. Ngành
hiện sử dụng trên 2 triệu lao động – trong đó có hơn 1.3 triệu lao động công nghiệp,
chiếm tỷ trọng trên 10% so với lao động công nghiệp cả nước và đạt kim ngạch xuất
khẩu 11,2 tỷ USD năm 2010, là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với mức đóng
góp trên 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trên bản đồ xuất khẩu dệt may
thế giới, dệt may Việt Nam cũng đã vươn lên rất nhanh: Năm 1995 dệt may Việt Nam
chỉ xuất khẩu được 850 triệu USD và chưa có tên trên bản đồ xuất khẩu dệt may thế
giới, thì đến năm 2010 đã xuất khẩu trên 11 tỷ USD. Hiện nay Việt Nam là nước xuất
khẩu dệt may lớn thứ 2 vào thị trường Hoa Kỳ, thứ 3 tại thị trường Nhật Bản, thứ 9 tại
EU.
Thống kê năng lực sản xuất ngành dệt may Việt Nam
Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 22 GVHD: PGS.TS Lê Thị Anh Vân
Bảng 2: Số Doanh nghiệp dệt mayViệt Nam 2009
Tiêu chuẩn Số lượng
Tổng 3.719
Phân theo vốn sở hữu
Nhà nước 0.5%
CP, TNHH vốn NN > 50% 1%
CP, TNHH vốn NN < 50%, Tư nhân 76%
Nước ngoài 18.5%
Hợp tác xã 4%
Phân theo vùng lãnh thổ
Đồng bằng sông Hồng 27%
Trung du và miền núi phía Bắc 3%
Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 7%
Tây Nguyên 1%
Đông Nam Bộ 58%
Đồng bằng sông Cửu Long 4%

(Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam)
Theo thống kê của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, tính đến hết năm 2009, ngành
dệt may Việt Nam có 3.179 doanh nghiệp. Nếu phân loại theo nguồn vốn chủ sở hữu
thì số Doanh nghiệp dệt may ngoài quốc doanh tại Việt Nam là 2.826 doanh nghiệp,
doanh nghiệp nhà nước là 205 doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài là 689 doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy số lượng doanh nghiệp dệt may có
quy mô nhỏ và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm đa số tại Việt Nam.
Trình độ công nghệ và năng lực sản xuất của các Doanh nghiệp may Việt Nam
hiện vẫn còn thấp hơn 30 – 50% so với mặt bằng chung của khu vực. Đây là một thiệt
Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 23 GVHD: PGS.TS Lê Thị Anh Vân
thòi lớn cho ngành may mặc của Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số
doanh nghiệp đã chủ động đầu tư cải tiến về công nghệ nhằm nâng cao săn suất, chất
lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
2.2. Thị trường hàng dệt may Nhật Bản
2.2.1. Các chính sách của Nhật Bản
2.2.1.1. Thuế quan
Hàng nhập khẩu vào Nhật Bản chịu thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ. Ngoài
thuế tiêu thụ, hàng hóa còn phải chịu một vài loại thuế nội địa khác như thuế đánh vào
đồ uống cồn cao, thuốc lá… Thuế tiêu thụ đước áp ở mức 5% chung cho tất cả các
loại hàng hóa nhập khẩu và được sản xuất tại Nhật Bản. Giá trị tính thuế tiêu thụ của
hàng nhập khẩu được tính dựa trên cơ sở giá trị của hàng hóa tại cửa khẩu cộng với
khoản thuế quan phải đóng và các khoản thuế nội địa khác nếu có.
Hệ thống phân loại hài hóa trong phần phụ lục của Luật thuế quan Nhật Bản
nêu cả hai phân loại và mức thuế tương ứng gọi là mức thuế quan chung của từng loại
sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, mức thuế thực tế áp dụng không nhất thiết phải là mức
thuế chung. Mức thuế tạm thời sẽ được ưu tiên áp dụng so với mức thuế chung nếu
sản phẩm đó nằm trong danh mục của Luật thuế tạm thời của Nhật. Ngoài ra, trong
trường hợp mà mức thuế trong chương trình ưu đãi của WTO, hoặc mức thuế được

xây dựng trong Hiệp định hợp tác kinh tế Singapore – Nhật thấp hơn mức thuế chung
hoặc mức thuế tạm thời được áp dụng thì mức thuế WTO và mức thuế Singapore sẽ
được áp dụng.
Tóm lại, mức thuế được áp dụng là mức thấp hơn trong các mức: mức thuế
WTO, mức thuế Singapore, mức thuế chung (hay mức thuế tạm thời).
Đối với một số nước đang phát triển, Luật thuế quan và Luật thuế áp dụng tạm
thời cũng đưa ra mức thuế ưu đãi (GSP) áp dụng cho một số sản phẩm và đương nhiên
mức thuế này là thấp nhất trong các mức thuế được nêu trên.
Hải quan Nhật cung cấp các quy định chi tiết theo yêu cầu của các nhà nhập
khẩu. Hệ thống quy định phân loại chi tiết của Hải quan Nhật cho phép nhà nhập khẩu
nhận được những thông tin liên quan đến mức thuế áp dụng cho từng mặt hàng cụ thể
Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 24 GVHD: PGS.TS Lê Thị Anh Vân
trước khi họ trình các chứng từ khai báo hải quan. Hệ thống này cũng làm cho quy
trình thông quan nhanh chóng hơn, ít gặp trở ngại hơn, do đó tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà nhập khẩu chủ động chuẩn bị kế hoạch bán hàng và chi phí. Các nhà nhập
khẩu có thể yêu cầu đến hải quan theo 2 cách:
- Các không chính thức: Các nhà nhập khẩu điện thoại, fax, hoặc email trước
khi xuất trình các chứng từ khai báo hải quan. Khi đó họ sẽ nhận được các thông tin
(không có giá trị rang buộc) có liên quan đến phân loại thuế quan (mã HS) và mức
thuế để tham khảo.
- Các chính thức: Các nhà nhập khẩu đệ trình một “Giấy yêu cầu đến Hải quan”
(Inquiry Document to Customs) với hàng mẫu. Họ sẽ nhận được quy định chính thức
về thuế quan áp dụng cũng như phân loại thuế quan (mã HS). Quy định chính thức
này có tính chất ràng buộc và có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày cấp phát.
Bảng 3: Mức thuế quan chung cho hàng may mặc nhập khẩu vào Nhật Bản
Quần áo Mức thuế nhập khẩu (%)
- Áo khoác lông thú, quần áo mặc ngoài 20
- Quần áo lót 6.5 – 12.8

- Áo sơ mi 7.4 – 10.9
- Quần áo bơi 9.1
- Cà vạt 8.4 – 13.4
- Khăn choàng 4.4 – 9.1
Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 25 GVHD: PGS.TS Lê Thị Anh Vân
(Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam)
2.2.1.2. Quy định và yêu cầu liên quan đến nhập khẩu hàng may mặc hiện nay
vào Nhật Bản
* Quy định về luật liên quan đến nhập khẩu
Theo nguyên tắc, không có quy chế áp dụng riêng cho hàng may mặc nhập
khẩu. Tuy nhiên, khi buôn bán hàng may mặc phải chịu sự điều tiết của các luật: Luật
biểu thị chất lượng hàng gia dụng, Luật pháp liên quan đến những quy chế về hàng gia
dụng có chứa chất độc hại, và Luật chống hàng khuyến mại bất hợp pháp và biểu thị
không đúng.
Thêm vào đó khi buôn bán những hàng hóa có liên quan đến quyền sở hữu teis
tuệ như bản quyền thương hiệu, cần phải chú ý đến vấn đề xâm phạm quyền lợi của
người sở hữu.
Bao bì, đóng gói, nhãn mác chịu sự điều chỉnh của Luật xúc tiến sử dụng có
hiệu quả nguồn tài nguyên – những quy định của Luật pháp có liên quan đến sử dụng
hiệu quả nguồn tài nguyên, về vấn đề tái thương mại hóa bao gói, dụng cụ chứa, trừ
những nhà kinh doanh với quy mô nhỏ nhất định.
Như đã được đề cập ở trên, hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản không phải
theo một quy định nào, hay nói cách khác là hàng này được nhập tự do vào Nhật Bản.
Hàng dệt may có sử dụng một phần hàng da hay phụ kiện da phải tuân thủ theo công
ước Washington.
Đối với những hàng may mặc có sử dụng da hoặc lông chim, Nhật Bản yêu cầu
phải ghi tên khoa học của chúng vào mỗi sản phẩm. Đối với hàng hóa như trang phục
kiểu Nhật Bản làm bằng lụa có xuất xứ hoặc bốc xếp lên tàu từ một số nước hay khu

vực trong đó có Việt Nam phải có xác nhận trước.
Ngooài ra theo luật thuế quan tỷ suất cố định, việc nhập khẩu hàng giả, hàng
nái những nhãn hiệu nổi tiếng của nước ngoài bị nghiêm cấm. Do đó, căn cứ vào luật
thuế quan, ngoài việc vị tịch thu tiêu hủy tại các cơ quan hải quan, trong một số
trường hợp người nhập khẩu có thể phải chịu những hình phạt như bị phạt tiền hoặc tù
giam.
Sinh viên: Chanchouny Vongsa Lớp: QLKT 49B/ Khoa: Khoa học quản

×