Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.74 KB, 57 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Duệ
LỜI NÓI ĐẦU
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải
có một lượng vốn nhất định tuỳ thuộc vào quy mô, lĩnh vực mà doanh nghiệp
đó hoạt động. Lượng vốn này bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và các
nguồn vốn chuyên dụng khác. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải huy
lmđộng và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các
nguyên tắc quản lý tài chính và chấp hành pháp luật của Nhà nước.
Khi nền kinh tế hàng hóa còn chưa phát huy hết chức năng của nó, sản
xuất kinh doanh còn manh mún thì vốn đã nắm giữ vai trò quyết định đem lại
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ngày nay khi nền kinh tế hàng hóa
đã thực sự hoàn thiện thì vai trò của vốn vẫn không có sự đổi thay, nó cùng
có yếu tố con người và khoa học công nghệ góp phần vào sự tồn tại của doanh
nghiệp và đất nước.
Có thể nói rằng vốn là yếu tố quan trọng và quyết định tới sự tồn tại của
doanh nghiệp. Nhưng điều mà các nhà quản lý và thực sự quan tâm đó là làm
sao có đủ vốn để sản xuất kinh doanh.
Là một công ty đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Công ty Cổ
phần FPT cần một lượng vốn rất lớn để sản xuất kinh doanh và phát triển.
Với tầm quan trọng của vốn, trong thời gian thực tập tại công ty em mạnh
dạn chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tổ chức và nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần FPT ”.
Bố cục của chuyên đề thực tập được chia làm 3 phần:
Chương I : Cơ sở lí luận về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh ở công ty cổ phần cổ phần
Chương II: Thực trạng quản lí sử dụng và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần FPT
Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tổ chức và nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn ở công ty cổ phần FPT.
SV: Phan Đức Thắng Lớp: Quản lý kinh tế QN49
1


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Duệ
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
VKD: VỐN KINH DOANH
VLĐ : VỐN LƯU ĐỘNG
VCĐ: VỐN CỐ ĐỊNH
CP: CỐ PHẦN
KT: KINH TẾ
TSCĐ: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
SXKD: SẢN XUẤT KINH DOANH
CB: CƠ BẢN
BQ: BÌNH QUÂN
DN : DOANH NGHIỆP
SV: Phan Đức Thắng Lớp: Quản lý kinh tế QN49
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Duệ
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN
1. Công ty cổ phần
1.1. Khái niệm và đặc điểm của công ty cổ phần
Trong lịch sử phát triển kinh tế của loài người , ở mỗi giai đoạn khác
nhau đều lại có các hình thức tổ chức kinh tế phù hợp với trình độ phát triển
của nó. Trong các hình thức đó mô hình công ty có vị trí hết sức quan trọng
trong nền kinh tế quốc gia cũng như mối quan hệ kinh tế quốc tế.Hiện nay có
rất nhiều hình thức phát triển của doanh nghiệp, có nhiều loại hình công ty -
trong đó có công ty cổ phần.
Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường. Công ty cổ phần được hình thành trên cơ sở liên hợp nhiều tư
bản cá nhân bằng cách phát hành và bán cổ phiếu, lợi nhuận của công ty được
phân phối cho các cổ đông theo số lượng cổ phần.

Công ty cổ phần thực chất là loại hình tổ chức doanh nghiệp trong đó
các thành viên góp vốn trở thành cổ đông của công ty được quyền tham gia
quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được hưởng lợi
nhuận và chịu trách nhiệm tương đương phần vốn góp.Do đó nó có qui mô
huy động vốn rộng rãi với cơ chế thuận lợi linh hoạt nên rất phù hợp với nền
sản xuất lớn hiện đại.
1.2. Ưu và nhược điểm của công ty cổ phần
A, ưu điểm:
- Nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng tỷ lệ góp vốn
trong công ty.
- Qui mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh dể
dành từ huy động vốn cổ phần.
- Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi
khác, từ lĩnh vực này qua lĩnh vực khác thông qua hình thức chuyển nhượng
mua bán cổ phần.
- Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản
lí và sở hữu.
SV: Phan Đức Thắng Lớp: Quản lý kinh tế QN49
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Duệ
B, Nhược điểm
- Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế mà công ty phải thực hiện nghĩa
vụ với ngân sách nhà nước , các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ xung
từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo qui định của luật pháp.
- Chi phí cho việc thành lập doanh nghiệp khá tốn kém.
- Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải
công khai và báo cáo với các cổ đông.
- Khả năng tay đổi phạm vi lĩnh vực kinh doanh cũng như trong hoạt
động kinh doanh không linh hoạt do phải tuân theo những qui định trong điều
lệ công ty.

2. Vốn kinh doanh
2.1 Vốn kinh doanh.
a, Khái niệm và vai trò của vốn kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp có quyền tự do kinh
doanh. Họ tự xác định tính chất sản phẩm mà họ sẽ tạo ra, họ thương lượng về
giá cả mà họ sẽ trả hoặc nhận và tự xác định xem khách hàng của mình là ai.
Các doanh nghiệp luôn tự vạch ra các mục tiêu kết hợp với mục tiêu của toàn
ngành do nhà nước hoạch định và phải có những biện pháp cụ thể để thực
hiện mục tiêu đó. Có thể nói mọi hoạt động của doanh nghiệp dưới bất kỳ
hình thức nào về bản chất đều nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản của thị
trường nhằm mưu cầu lợi nhuận.
Muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nào cũng
cần phải có một lượng vốn nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là
điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới mọi khâu trong quá trình sản
xuất kinh doanh.Vốn kinh doanh là điều kiện để duy trì sản xuất, đổi mới thiết
bị công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng
việc làm và thu nhập cho người lao động. Từ đó, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường, mở rộng xuất khẩu,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thực chất, vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản
của doanh nghiệp huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mục đích
sinh lời.
SV: Phan Đức Thắng Lớp: Quản lý kinh tế QN49
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Duệ
Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải
có 3 yếu tố cơ bản: Vốn, lao động và kỹ thuật công nghệ. Hiện nay, ở nước ta
yếu tố lao động và kỹ thuật công nghệ cố thể khắc phục được trong thời gian
ngắn bằng cách đào tạo lại cùng với học hỏi kinh nghiệm tiên tiến trên thế
giới. Như vây, yếu tố cơ bản quyết định hiện nay của các doanh nghiệp ở

nước ta là vốn và quản lý sử dụng vốn có hiệu quả trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất
kinh doanh, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế nói
chung và đối với doanh nghiệp nói riêng, thể hiện trên các mặt sau:
- Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại có vai trò quyết
định trong việc thành lập, hoạt động, phát triển của từng loại hình doanh
nghiệp theo luật định.
- Vốn đóng vai trò quyết định mở rộng đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh, đổi mới quy trình công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất kinh doanh, góp phần tăng năng suất lao động và giảm giá thành chi
phí của doanh nghiệp.
- Vốn là một nguồn lực quan trọng để phát huy tài năng của ban lãnh
đạo doanh nghiệp, nó là một điều kiện thực hiện các chiến lược, sách lược kinh
doanh, nó cũng là “dầu nhớt” bôi trên cho cỗ máy kinh tế vận động.
- Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố về giá trị. Như vậy, doanh
nghiệp đáp ứng đầy đủ nhu vầu về vốn kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp
chủ động về tài chính, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo sức cạnh tranh. Còn
ngược lại, nếu vốn không được bảo tồn và tăng lên trong mỗi chu kỳ kinh
doanh thì vốn đã bị thiệt hại, đó là hiện tượng mất vốn. Sự thiệt hại lớn dẫn đến
doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, sẽ làm cho doanh nghiệp bị phá sản,
tức là vốn kinh doanh đã bị sử dụng một cách lãng phí, không có hiệu quả.
b, Đặc trưng của vốn kinh doanh
+ Vốn là đại diện cho một lượng giá trị tài sản: Điều này có nghĩa vốn
là sự biểu hiện bằng giá trị của các tài sản hữu hình và vô hình như: Nhà
xưởng, máy móc, thiết bị, đất đai, bằng phát minh, sáng chế Với tư cách này
các tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nhưng nó không bị mất
đi mà thu hồi được giá trị.
SV: Phan Đức Thắng Lớp: Quản lý kinh tế QN49
5

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Duệ
+ Vốn luôn vận động để sinh lời: Vốn được biểu hiện bằng tiền, nhưng
tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn, để trở thành vốn thì đồng tiền phải được
đưa vào hoạt động kinh doanh để sinh lời. Trong quá trình vận động, vốn có
thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của
vòng tuần hoàn phải là giá trị- là tiền. Đồng vốn đến điểm xuất phát mới với
giá trị lớn hơn. Đó cũng là nguyên tắc đầu tư, sử dụng, bảo toàn và phát triển
vốn. Nói một cách khác, vốn kinh doanh trong quá trình tuần hoàn luôn có ở
giai đoạn của quá trình tái sản xuất và thường xuyên chuyển từ dạng này sang
dạng khác. Các giai đoạn này được lặp đi lặp lại theo một chu kỳ, mà sau mỗi
chu kỳ vốn kinh doanh được đầu tư nhiều hơn. Chính yếu tố này đã tạo ra sự
phát triển của các doanh nghiệp theo quy luật tái sản xuất mở rộng.
+ Trong quá trình vận động vốn không tách rời chủ sở hữu: Mỗi đồng
vốn đều có chủ sở hữu nhất định, nghĩa là không có những đồng vốn vô chủ,
ở đâu có đồng vốn vô chủ thì ở đó sẽ có sự chi tiêu, lãng phí, kém hiêu quả. ở
đây vần có sự phân biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn, đó là hai quyền
năng khác nhau. Tuỳ theo hình thức đầu tư mà người sở hữu và người sử
dụng vốn có thể đồng nhất hay tách rời. Song, dù trường hợp nào đi chăng
nữa, người sở hữu vốn vẫn được ưu tiên đảm bảo quyền lợi và phải được tôn
trọng quyền sở hữu vốn của mình. Có thể nói đây là một nguyên tắc cực kỳ
quan trọng trong việc huy động, quản lý và sử dụng vốn. Nó cho phép huy
động được vốn nhàn rỗi trong dân cư vào sản xuất kinh doanh, đồng thời quản
lý và sử dụng vốn có hiệu quả. Nhận thức được đặc trưng này sẽ giúp doanh
nghiệp tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
+ Vốn phải được tập trung tích tụ đến một lượng nhất định mới có thể
phát huy tác dụng: Muốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, vốn phải được tập
trung thành một lượng đủ lớn để mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu
cho sản xuất và chủ động trong các phương án sản xuất kinh doanh. Muốn
làm được điều đó, các doanh nghiệp không chỉ khai thác các tiềm năng về vốn
của mình, mà phải tìm cách thu hút vốn từ nhiều nguồn khác như phát cổ

phiếu, góp vốn liên doanh liên kết
+ Vốn có giá trị về mặt thời gian: Một đồng hôm nay có giá trị hơn giá
trị đồng tiền ngày hôm sau, do giá trị của đồng tiền chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố như: đầu tư, rủi ro, lạm phát, chính trị Trong cơ chế kế hoạch hoá tập
SV: Phan Đức Thắng Lớp: Quản lý kinh tế QN49
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Duệ
trung, vấn đề này không được xem xét kỹ lưỡng vì nhà nước đã tạo ra sự ổn
định của đồng tiền một cách giả tạo trong nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế
thị trường cần phải xem xét về yếu tố thời gian của đồng vốn, bởi do ảnh
hưởng sự biến động của giá cả thị trường, lạm phát nên sức mua của đồng
tiền ở các thời điểm là khác nhau.
+ Vốn là loại hàng hoá đặc biệt: Những người sẵn có vốn có thể đưa vốn
vào thị trường, còn những người cần vốn thì vay. Nghĩa là những người đi
vay được quyền sử dụng vốn của người cho vay. Người đi vay phải mất một
khoản tiền trả cho người vay. Đây là một khoản chi phí sử dụng vốn mà người
đi vay phải trả cho người cho vay, hay nói cách khác chính là giá của quyền
sử dụng vốn. Khác với các loại hàng hoá thông thường khác, “ hàng hoá vốn “
khi bán đi sẽ không mất quyền sử hữu mà chỉ mất quyền sử dụng trong một
thời gian nhất định. Việc mua bán này diễn ra trên thị trường tài chính, giá
mua bán tuân theo quan hệ cung- cầu về vốn trên thị trường.
+ Trong nền kinh tế thị trường, vốn không chỉ được biểu hiện bằng tiền
của những tài sản hữu hình mà nó còn biểu hiện giá trị của những tài sản vô
hình như: Vị trí địa lý kinh doanh, nhãn hiệu thương mại, bản quyền, phát
minh sáng chế, bí quyết công nghệ Cùng với sự phát triển của kinh tế thị
trường thì khoa học kỹ thuật, công nghệ cũng phát triển mạnh mẽ. Điều này
làm cho tài sản vô hình ngày càng đa dạng phong phú, đóng góp một phần
không nhỏ trong việc tạo ra khả nằng sinh lời của doanh nghiệp.
2.2 Phân loại vốn kinh doanh
a, Căn cứ vào nguồn hình thành vốn: Vốn chủ sở hữu, Vốn vay

Hai loại nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu và vốn vay có những đặc tính khác
biệt, do vậy cần có những biện pháp quản lý và các chính sách huy động phù
hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Khi doanh nghiệp rơi vào khó khăn về tài chính thì vốn vay được ưu tiên trả
trước.
b, Căn cứ công dụng kinh tế của vốn: Vốn cố định của doanh nghiệp; vốn lưu
động của doanh nghiệp,vốn đầu tư tài chính
* Vốn cố định của doanh nghiệp: Là nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ.Trong các
doanh nghiệp, vốn cố định là 1 bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh.Quy
mô của vốn cố định cũng như trình độ quản lý và sử dụng nó, là nhân tố có
SV: Phan Đức Thắng Lớp: Quản lý kinh tế QN49
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Duệ
ảnh hưởng quyết định đến trình độ trang bị kỹ thuật.Vì vậy, việc quản lý sử
dụng vốn cố định được coi là một vấn đề quan trọng của công tavc quản trị tài
chính doanh nghiệp.
Muốn quản lý sử dụng vốn cố định một cách có hiệu quả thì phải sử
dụng tài sản cố định sao cho hữu hiệu .TSCĐ trong các doanh nghiệp là
những tư liệu lao động chủ yếu, mà đặc điểm của chúng là tham gia vào nhiều
chu kỳ sản xuất. Việc quản lý vốn cố định và tài sản cố định trên thực tế là
một công việc phức tạp. Để giảm nhẹ khối lượng quản lý, về tài chính kế toán
người ta có những quy định thống nhất về tiêu chuẩn giới hạn về giá trị và
thời gian sử dụng của một TSCĐ. Việc nghiên cứu các phương pháp phân loại
và kết cấu của TSCĐ sau đây sẽ giúp cho việc quản lý, sử dụng vốn cố định
tốt hơn:
- Căn cứ phân loại:
+Theo hình thái biểu hiện: TSCĐ hữu hình; TSCĐ vô hình
+ Theo nguồn hình thành: TSCĐ đầu tư bằng vốn vay, thuê ngoài;TSCĐ tự

+Theo công dụng kinh tế: TSCĐ dùng SXKD CB; TSCĐ dùng ngoài SXKD

CB
+ Theo tình hình sử dụng: TSCĐ đang dùng; TSCĐ chưa cần dùng; TSCĐ
không cần dùng; TSCĐ chờ thanh lý
Việc phân loại TSCĐ và phân tích tình hình kết cấu của chúng là một căn cứ
quan trọng để xem xét quyết định đầu tư cũng như giúp cho việc tính toán
chính xác khấu hao tài sản cố định một trong những nhiệm vụ của công tác
quản lý vốn cố định ở một doanh nghiệp.
* Vốn lưu động của doanh nghiệp .
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động
và tài sản lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh
nghiệp thực hiện được thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn
bộ giá trị sau một chu kỳ sản xuất.
Để quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả phải tiến hành phân
loại vốn lưu động:
- Căn cứ phân loại:
SV: Phan Đức Thắng Lớp: Quản lý kinh tế QN49
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Duệ
+ Căn cứ vào quá trình tuần hoàn vốn: Vốn dự trữ sản xuất; vốn trong
sản xuất; vốn lưu thông
+ Căn cứ vào nguồn hình thành: Vốn tự có; vốn liên doanh, liên kết,
vốn vay tín dụng, vốn phát hành chứng khoán
+ Căn cứ vào hình thái biểu hiện: Vốn vật tư hàng hoá, Vốn tiền tệ
+Căn cứ vào phương pháp xác định: Vốn định mức, vốn không định
mức
* Vốn đầu tư tài chính:
+ Đầu tư bên trong: Phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh
+Đầu tư bên ngoài: Tìm kiếm thị trường, bảo toàn về vốn.
3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp, nên việc khai thác và sử dụng các tiềm lực về vốn sẽ
được đánh giá thông qua hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh một cách tổng hợp ta sử dụng
một số chỉ tiêu sau:
- Hàm lượng vốn kinh doanh
Tổng vốn KD sử dụng BQ trong kì
Hàm lượng vốn KD =
Doanh thu thuần trong kì
Chỉ tiêu này phản ánh, để thu được một đồng doanh thu thì doanh nghiệp cần
bỏ ra bao nhiêu đồng vốn.
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh:
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất lợi nhuận vốn KD = x100%
Tổng vốn KD sử dụng BQ trong kì
Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn kinh doanh tham gia tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu này cho biết trước khi doanh nghiệp
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh lỗ, lãi của doanh
nghiệp.
3.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
SV: Phan Đức Thắng Lớp: Quản lý kinh tế QN49
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Duệ
- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động ( số vòng quay vốn lưu động)
Doanh thu thuần trong kì
Số vòng quay vốn lưu động =
Vốn lưu động sử dụng BQ trong kì
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động doanh nghiệp sử dụng vào hoạt
động kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hay nói cách
khác, chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích vốn lưu động càng lớn chứng tỏ
hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao.

- Hàm lượng vốn lưu động:
Vốn lưu động sử dụng BQ trong kì
hàm lượng vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để thu được một đồng doanh thu thuần thì số vốn
lưu động mà doanh nghiệp phải bỏ ra là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng nhỏ
chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao.
Tỷ lệ sinh lời của VLĐ:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động =
Vốn lưu động sử dụng BQ trong kì
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động trong kỳ có thể tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh
nghiệp sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả. Do đó, chỉ tiêu này càng cao
càng tốt.
3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Vốn cố định sử dụng BQ trong kì
SV: Phan Đức Thắng Lớp: Quản lý kinh tế QN49
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Duệ
Chỉ tiêu này cho biết, một đồng vốn cố định đầu tư vào việc mua sắm
và sử dụng tài sản cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu
thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của
doanh nghiệp càng cao.
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định :
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định =

Vốn cố định sử dụng BQ trong kì
Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn cố định đầu tư ho việc mua sắm và
sử dụng tài sản cố định sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu
này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp rất tốt.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
lãi thuần trong kì
Hiệu quả sử dụng vốn cố định =
Vốn cố định sử dụng bình quân trong kì
Chỉ tiêu này cho biết, một đồng vốn cố định có thể tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế là kết
quả cuối cùng mà mọi doanh nghiệp đều xét đến. Do đó, chỉ tiêu này càng cao
bao nhiêu thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn cố định càng có hiệu quả
bấy nhiêu.
4. Một số phương hướng biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh.
4.1. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh vận động lien tục,
chuyển từ hình thái này sang hình thái khác. Tại một thời điểm vốn tồn tại
dưới nhiều hình thái khác nhau. Trong quá trình vận động đó, vốn sản xuất
kinh doanh chịu sự tác động bởi nhiều nhân tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp.
SV: Phan Đức Thắng Lớp: Quản lý kinh tế QN49
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Duệ
Xét về mặt khách quan, hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi một số nhân tố.
a, Những nhân tố khách quan.
- Môi trường kinh doanh:
Doanh nghiệp là một cơ thể sống, tồn tại và phát triển trong mối quan
hệ qua lại với môi trường xung quanh.

- Môi trường kinh tế:
Một doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường luôn gắn liền hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình với sự vận động của nền kinh tế. Khi nền kinh
tế có biến động thì hoạt động của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Do vậy
mọi nhân tố có tác động đến việc tổ chức và huy động vốn từ bên ngoài đều
ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.Những tác động đó có
thể xảy ra khi nền kinh tế có lạm phát, sức ép của môi trường cạnh tranh gay
gắt, những rủi ro mang tính hệ thống mà doanh nghiệp không tránh khỏi. Các
nhân tố này ở một mức độ nào đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hoạt
động sản xuất kinh doanh, đến công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn tại
doanh nghiệp.
- Môi trường Chính trị -Văn hoá- Xã hội:
Chế độ chính trị quyết định nhiều đến cơ chế quản lý kinh tế, các yếu tố
văn hoá, xã hội như phong tục tập quán, thói quen, sở thích là những đặc
trưng của đối tượng phục vụ của doanh nghiệp do đó gây ảnh hưởng lớn đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Môi trường pháp lý:
Là hệ thống các chủ trương chính sách, hệ thống pháp luật tác động đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, bằng luật pháp và hệ
thống các chính sách kinh tế, thực hiện chức năng quản lý và điều tiết các
nguồn lực trong nền kinh tế. Qua đó các chính sách khuyến khích đầu tư và
những ưu đãi về thuế, về vốn đã thực sự đem lại cho các doanh nghiệp một
môi trường kinh doanh ổn định và sôi động. Vì vậy, đứng trước quyết định về
đầu tư tài chính doanh nghiệp luôn phải tuân thủ các chính sách kinh tế của
nhà nước.
- Môi trường kỹ thuật công nghệ:
SV: Phan Đức Thắng Lớp: Quản lý kinh tế QN49
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Duệ
Ngày nay tiến bộ khoa học công nghệ phát triển không ngừng, việc áp

dụng những thành tựu đạt được vào hoạt động sản xuất kinh doanh có vai trò
vô cùng quan trọng. Làn sóng chuyển giao công nghệ đã trở nên toàn cầu
hoá , tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao trình độ của mình.
- Môi trường tự nhiên:
Là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như thời tiết,
khí hậu Khoa học ngày càng phát triển thì con người càng nhận thức được
rằng họ là bộ phận không thể tách rời của tự nhiên. Các điều kiện làm việc
trong môi trường tự nhiên phù hợp sẽ làm tăng năng suất lao động và tăng
hiệu quả công việc.
Mặt khác, điều kiện tự nhiên phù hợp còn tác động đến các hoạt động
kinh tế và cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Tính thời vụ, thiên tai, lũ lụt gây
khó khăn cho rất nhiều doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
của doanh nghiệp.
* Thị trường:
Ở đây nhân tố thị trường được xem xét trên các khía cạnh như giá cả,
cung cầu và cạnh tranh.
- Cạnh tranh: Cơ chế thị trường là cơ chế của cạnh tranh gay gắt. Bất cứ
doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng đều phải đứng vững và tạo
ưu thế trong cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.
- Giá cả: Đây là nhân tố doanh nghiệp quyết định nhưng lại phụ thuộc
vào mức giá chung trên thị trường. Doanh nghiệp định giá thì phải căn cứ vào
mức giá thành và mức giá chung. Sự biến động của giá trên thị trường có thể
có tác động rất lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cung cầu: doanh nghiệp phải xác định mức cầu trên thị trường
cũng như mức cung để có thể lựa chọn phương án tối ưu tránh tình trạng
sử dụng vốn không hiệu quả.
b, Những nhân tố chủ quan.
Ngành nghề kinh doanh.
Đây là điểm xuất phát của doanh nghiệp, có định hướng phát triển
trong suốt quá trình tồn tại. Một ngành nghề kinh doanh đã được lựa chọn

buộc người quản lý phải giải quyết những vấn đề như:
- Cơ cấu tài sản, mức độ hiện đại của tài sản.
SV: Phan Đức Thắng Lớp: Quản lý kinh tế QN49
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Duệ
- Cơ cấu vốn, quy mô vốn, khả năng tài chính của doanh nghiệp
- Nguồn tài trợ cũng như lĩnh vực đầu tư.
* Trình độ quản lý tổ chức sản xuất.
- Trình độ tổ chức quản lý của lãnh đạo: vai trò của người lãnh đạo
trong sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, thể hiện ở sự kết hợp một cách tối
ưu và hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm giảm
những chi phí không cần thiết, đồng thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh đem
lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng và phát triển.
- Trình độ tay nghề của người lao động: thể hiện ở khả năng tự tìm tòi
sáng tạo trong công việc, tăng năng suất lao động Đây là đối tượng trực tiếp
sử dụng vốn của doanh nghiệp quyết định phần lớn hiệu quả trong sử dụng
vốn.
- Trình độ tổ chức hoạt động kinh doanh: đây cũng là một yếu tố có ảnh
hưởng trực tiếp. Chỉ trên cơ sở tổ chức hoạt động kinh doanh có hiệu quả mới
đem lại những kết quả đáng khích lệ.
- Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn: Đây là nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Công cụ chủ yếu
để quản lý các nguồn tài chính là hệ thống kế toán tài chính. Nếu công tác kế
toán được thực hiện không tốt sẽ dẫn đến mất mát, chiếm dụng, sử dụng
không đúng mục đích gây lãng phí tài sản đồng thời có thể gây ra các tệ nạn
tham ô, hối lộ, tiêu cực là các căn bệnh xã hội thường gặp trong cơ chế hiện
nay.
* Tính khả thi của dự án đầu tư:
Việc lựa chọn dự án đầu tư có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử
dụng vốn. Nếu doanh nghiệp có dự án đầu tư khả thi, sản xuất ra các sản

phẩm dịch vụ có chất lượng tốt, giá thành thấp thì doanh nghiệp sẽ sớm thu
hồi được vốn và có lãi. Ngược lại khi không tiêu thụ được sản phẩm, doanh
nghiệp sẽ bị ứ đọng vốn, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp.
* Cơ cấu vốn đầu tư:
Việc đầu tư vào những tài sản không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng vốn
bị ứ đọng, gây ra tình trạng lãng phí vốn, giảm vòng quay của vốn, hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp rất thấp.
SV: Phan Đức Thắng Lớp: Quản lý kinh tế QN49
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Duệ
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp, ngoài ra còn có những nguyên nhân khác tuỳ
thuộc vào điều kiện kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp.
Nắm bắt đượcc các nhân tố này sẽ giúp cho doanh nghiệp kịp thời đưa
ra giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của chúng tới
hoạt động của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn
của doanh nghiệp.
4.2 Một số phương hướng biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả tổ
chức và sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.
Để tổ chức và sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh các doanh nghiệp có
thể thực hiện những biện pháp cơ bản sau :
- Lựa chọn đúng phương án sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn
chỉ đạt được khi doanh nghiệp có khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Trong nền kinh tế thị trường, quy mô và tính chất kinh doanh không phải do
chủ quan doanh nghiệp quyết định mà khả năng nhận biết, dự đoán thời cơ là
một trong các yếu tố quyết định sự thành bại trong sản xuầt kinh doanh.
Vì vậy vấn đề đầu tiên có tính chất quyết định hiệu quả kinh doanh,
hiệu quả sử dụng vốn là phải lựa chọn đúng phương án sản xuất kinh doanh.
Các phương án này phải dựa trên cơ sở tiếp cận thị trường, xuất phát từ nhu

cầu thị trường. Có như vậy sản phẩm làm ra mới có thể tiêu thụ được, doanh
nghiệp mới nâng cao được hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn.
- Xác định chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản
xuất kinh doanh . Việc xác định nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất
kinh doanh là một vấn đề không kém phần quan trọng. Nó giúp cho doanh
nghiệp tránh được tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn, ảnh hưởng đến quá trình
sản xuất kinh doanh hoặc phải đi vay ngoài với lãi suất vao, đồng thời cũng
tránh được tình trạng ứ đọng vốn, không phát huy được hiệu quả kinh tế cho
doanh nghiệp.
- Huy động và đầu tư vốn đúng đắn. Lựa chọn các hình thức thu hút
vốn tích cực, triệt để khai thác nguồn vốn trong nội bộ doanh nghiệp, đáp ứng
kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh và giảm được chi phí sử dụng vốn cho
doanh nghiệp. Cần tránh tình trạng vốn tồn tại dưới hình thái tài sản không
SV: Phan Đức Thắng Lớp: Quản lý kinh tế QN49
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Duệ
cần sử dụng, vật tư hàng hoá kém phẩm chất trong khi doanh nghiệp phải đi
vay với lãi suất cao.
Trước khi quyết định đầu tư, doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ từ
nguồn tài trợ vốn đầu tư, thị trường cung cấp nguyên vật liệu và thị trường
tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. Đầu tư đúng
đắn vào thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại, kết cấu tài sản đầu tư hợp lý cũng
hạn chế được ảnh hưởng của hao mòn vô hình mà vẫn đạt chỉ tiêu về năng
suất và chất lượng.
- Tổ chức tốt từ công tác sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Doanh
nghiệp cần phân phối nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất, không ngừng
nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Tăng cường công tác
quảng cáo, marketing nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng vòng quay của
vốn. Để làm tốt các mục đích ấy, doanh nghiệp phải tăng cường quản lý các
yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như quản lý tốt vốn cố định và

vốn lưu động.
- Quản lý chặt chẽ các khoản vốn. Làm tốt công tác thanh toán công nợ,
chủ động phòng ngừa rủi ro, hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn. Bởi vì nếu
không quản lý tốt khi phát sinh nhu cầu về vốn thì doanh nghiệp phải đi vay
ngoài kế hoạch, làm tăng chi phí sử dụng vốn mà lẽ ra không có. Đồng thời
vốn bị chiếm dụng cũng là một rủi ro khi trở thành nợ khó đòi, gây thất thoát,
khó khăn cho doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp nên mua bảo hiểm,
lập quỹ dự phòng tài chính để có nguồn bù đắp khi vốn bị thiếu hụt.
- Tăng cường phát huy vai trò của tài chính trong việc sử dụng vốn bằng
cách thường xuyên kiểm tra tài chính và lập kế hoạch đối với việc sử dụng vốn
trong tất cả các khâu từ dự trữ, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và mua sắm tài
sản cố định. Theo doĩ và kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh trên cả sổ sách
lẫn thực tế để đưa ra kế hoạch sử dụng vốn hợp lý và có hiệu quả.
SV: Phan Đức Thắng Lớp: Quản lý kinh tế QN49
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Duệ
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ SỬ DỤNG VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN FPT
I .Tổng quan về công ty cổ phần FPT
1. Quá trình hình thành và phát triển
- Tên công ty : công ty cổ phần FPT
Tên giao dịch: FPT Corporation
- Địa Chỉ:
Trụ sở chính : Tòa nhà FPT cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công
nghiệp nhỏ
Webside : www.fpt.com.vn
Điện thoại: +84 4 73007300
Fax :+ 844 37687410

Lịch sử hình thành và các sự kiên nổi bật
Năm 1988
13/09, thành lập công ty
Năm 1989
- Đặt quan hệ với hãng máy tính Olivetti.
Năm 1990
-13/03 FPT mở chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh
Năm 1991
-Đổi logo của FPT như ngày nay.
Năm 1992
- FPT trở thành đại lý phân phối máy tính Olivetti.
Năm 1993
- FPT lần đầu tiên triển khai phần mềm cho khách hàng nước ngoài Chinfon
Bank (Đài Loan).
Năm 1994
- Tháng 5, FPT trở thành Nhà phân phối của IBM tại Việt Nam.
SV: Phan Đức Thắng Lớp: Quản lý kinh tế QN49
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Duệ
Năm 1996
- Trở thành công ty tin học số 1 Việt Nam.
- Khai trương mạng WAN đầu tiên ở Việt Nam: "Trí tuệ Việt Nam".
- Ngày 02/07/1996, FPT trở thành nhà phân phối chính thức HP tại Viêt Nam.
Năm 1998
- FPT trở thành Nhà phân phối của Oracle tại Việt Nam.
- FPT Cung cấp dịch vụ ISP và ICP tại Việt Nam.
Năm 1999
- Thành lập chi nhánh của FPT tại Bangalore tại Ấn Độ và Trung tâm Đào tạo
Lập trình viên quốc tế FPT Aptech.
Năm 2000

- Mở văn phòng FPT tại Mỹ và khai trương Khu Công nghiệp phần mềm FPT
tại HITC.
- FPT trở thành đại lý độc quyền của Samsung tại Việt Nam.
Năm 2001
- 17/04, FPT tổ chức lễ đón nhận nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 và trở thành
công ty tin học đầu tiên của Đông Nam Á được cấp chứng chỉ này.
- 26/02, ra mắt tờ báo trực tuyến VnExpress.
Năm 2002
- 03/2002, FPT trở thành công ty cổ phần.
- FPT trở thành đối tác của HP tại Việt Nam.
- FPT ra mắt máy tính thương hiệu Việt Nam- Elead.
Năm 2003
- 12/09, FPT vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Nhà nước
trao tặng.
- Thành lập 6 công ty thành viên: Công ty Hệ thống Thông tin FPT; Công ty
Truyền thông FPT (tiền thân của Công ty Viễn thông FPT); Công ty Phân
phối FPT; Công ty Phần mềm FPT; Công ty Giải pháp Phần mềm FPT (năm
2007 sáp nhập vào Công ty Hệ thống Thông tin) và Công ty Công nghệ Di
động FPT.
Năm 2004
- 08/11, FPT trở thành Đối tác Vàng đầu tiên của Cisco ở khu vực Đông
Dương.
SV: Phan Đức Thắng Lớp: Quản lý kinh tế QN49
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Duệ
- 13/08, FPT khai trương Chi nhánh FPT tại Đà Nẵng.
- 08/01, FPT trở thành nhà phần phối chính thức của Nokia tại Việt Nam.
Năm 2005
- 13/11, Thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn FPT Nhật Bản. Đây là lần
đầu tiên một công ty IT Việt Nam thành lập pháp nhân tại Nhật Bản.

- 20/10, FPT trở thành đối tác Vàng của Microsoft.
- 12/09, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT nhận giấy phép của Bộ Bưu chính
Viễn thông cho phép thiết lập hạ tầng mạng viễn thông cố định nội hạt trên
phạm vi toàn quốc,loại hình dịch vụ truy cập Internet (ISP).
- 06/09, FPT trở thành đối tác cao cấp nhất của Oracle.
Năm 2006
- 13/12, Tập đoàn FPT niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh (HOSE) với giá trị vốn hoá lớn nhất thị trường tại thời điểm
đó.
-18/11, FPT ký thoả thuận liên minh chiến lược với Microsoft với thời hạn 3
năm.
- 25/10, FPT trở thành doanh nghiệp công nghệ thông tin đầu tiên của Việt
Nam sử dụng phần mềm của Microsoft với đầy đủ bản quyền
- 24/10, FPT tiếp nhận 36,5 triệu USD đầu tư từ Texas Pacific Group và Intel
Capital.
Năm 2007
- Ngày 04/12, FPT dành giải thưởng 10 doanh nghiệp niêm yết tiêu biểu tại
Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) của Trung tâm
Thông tin Tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) phối hợp
cùng với Hãng Thông tin D&B (Mỹ).
- Ngày 27/11, trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh
Triết, ký kết với Tập đoàn SBI Holdings, Inc. (TOKYO: 8473) để thành lập
Quỹ Đầu tư Việt-Nhật (Vietnam-Japan Fund) trị giá 100 triệu USD.
-24/10, FPT giành Giải thưởng Công ty phát triển nhanh nhất trong các công
ty trên toàn thế giới – Giải thưởng dành cho các công ty có vốn đầu tư của
TPG trong năm 2006-2007.
- 08/10, FPT khai trương tòa nhà FPT Cầu giấy, Hà Nội và chuyển trụ sở
chính của Tập đoàn đến đây.
SV: Phan Đức Thắng Lớp: Quản lý kinh tế QN49
19

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Duệ
Năm 2008
- Ngày 30/12, Tập đoàn FPT chính thức cán đích doanh số 1 tỷ USD, khẳng
định vị trí công ty công nghệ thông tin – viễn thông hàng đầu Việt Nam.
- Ngày 26/12, Công ty Hệ thống Thông tin FPT đã ký kết dự án “Quản lý thuế
thu nhập cá nhân” có giá trị lớn nhất mà FPT từng thực hiện, với tổng giá trị
15,5 triệu USD.
- Ngày 18/12, Hội đồng Quản trị Tập đoàn FPT đã ra quyết định bổ nhiệm
Ông Nguyễn Thành Nam làm Tổng Giám đốc FPT từ ngày 15/04. Ông
Trương Gia Bình vẫn tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT và
sẽ tập trung vào việc phát triển chiến lược cũng như công tác nhân sự cấp cao
của Tập đoàn FPT.
Năm 2009
- FPT thay đổi Ban điều hành
Tháng 4/2009 ông Nguyễn Thành Nam chính thức nhận chức Tổng giám đốc
thay ông Trương Gia Bình. Đây là bước đi đầu tiên trong kế hoạch Tái cấu
trúc quản trị FPT với việc tách bạch HĐQT và Ban điều hành.
- Ngày 22/5/2009, HĐQT ra quyết nghị khẳng định công nghệ thông tin và
viễn thông là ngành nghề kinh doanh cốt lõi hướng tới khách hàng là người
tiêu dùng đại chúng.
- Ngày 09/10/2009 phát hành thành công 1800 tỷ đồng trái phiếu kèm chứng
quyền lần đầu tiên tại Việt Nam
Năm 2010
FPT mở rộng sự hiện diện ra 36 tỉnh thành và 10 quốc gia
Năm 2010 đánh dấu sự mở rộng của các công ty thành viên FPT ra 36 tỉnh
thành trong cả nước, từ 22 tỉnh thành năm 2009. Đây lànỗ lực của cả Tập
đoàn FPT nhằm mang sản phẩm dịch vụ đi sâu hơn nữa vào thị trường đại
chúng.
Lần đầu tiên sau 22 năm thành lập, FPT công bố chiến lược thương hiệu
mới

Cuối tháng 9, Tập đoàn FPT công bố chiến lược thương hiệu mới và hình ảnh
logo được thay đổi theo hướng hiện đại, năng động và thân thiện hơn. Theo
đó, tinh thần cốt lõi của thương hiệu FPT là: FPT tiếp nguồn sinh khí cho các
SV: Phan Đức Thắng Lớp: Quản lý kinh tế QN49
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Duệ
khách hàng, đối tác, doanh nghiệp, người tiêu dùng bằng các giải pháp dịch
vụ CNTT thông minh.
2. Tầm nhìn
FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực
lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài
lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình
điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất,
phong phú về tinh thần.
3. Văn hóa doanh nghiệp FPT
FPT tự hào là một trong số ít công ty có nền văn hoá riêng, đặc sắc và
không thể trộn lẫn. Văn hoá FPT hình thành cùng với sự ra đời của công ty.
Đó là sự chia sẻ niềm tin và hệ thống giá trị của các thành viên. Văn hoá FPT
đã trở thành món ăn tinh thần, chất keo đoàn kết, sân chơi tuyệt vời, nguồn
động viên cổ vũ và là niềm tự hào của mỗi người FPT. Các thế hệ FPT nối
tiếp nhau đã chấp nhận, trân trọng và cùng nhau vun đắp cho văn hóa FPT
ngày càng có cá tính và giàu bản sắc.Ban Truyền thông và Cộng đồng FPT có
nhiệm vụ phát triển và gìn giữ văn hóa FPT. Hàng năm, Ban Truyền thông và
Cộng đồng FPT luôn tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao nhằm mang lại
cho người FPT một cuộc sống tinh thần phong phú, sự gắn bó với công ty, tin
tưởng vào tương lai cùng thành công với FPT.
Văn hoá STCo :Văn hóa công ty được khởi nguồn từ văn hóa STCo.
STCo được viết tắt từ chữ Sáng tác Company, là tên một tổ chức không có
thật nhưng hiện hữu trong lòng mỗi thành viên FPT. Văn hóa STCo thể hiện
bằng những bài hát, thơ, kịch và các hình thức khác mang tính sáng tạo và hài

hước. Văn hóa STCo còn thể hiện ở cách ứng xử giữa người với người trong
FPT, một cách ứng xử chân thành, gắn bó thân thiết như ruột thịt. Thông qua
văn hóa STCo, người FPT hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn.
SV: Phan Đức Thắng Lớp: Quản lý kinh tế QN49
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Duệ
4 . Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức Tập đoàn FPT
SV: Phan Đức Thắng Lớp: Quản lý kinh tế QN49
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Duệ
Các công ty thành viên và liên kết
Công ty TNHH Dịch vụ Tin học FPT
Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT
Công ty Cổ phần Thương mại FPT
Công ty Cổ phần Phần mềm FPT
Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
Đại học FPT
5. Nhân sự
( Nguồn : Biểu đồ nhân sự - phòng nhân sự )
Đằng sau sự tăng trưởng của FPT trong các lĩnh vực công nghệ thông tin
và viễn thông là sức mạnh và sự đóng góp của tập thể cán bộ công nhân viên
FPT.Tính đến tháng 12/2010, tổng số cán bộ công nhân viên của FPT là
12.300 người.
FPT tự hào là Tập đoàn tập trung đông đảo các cán bộ tin học nhất Việt
Nam. Đó là tài sản quý báu nhất và là nền tảng tạo ra mọi thành công của
FPT.
SV: Phan Đức Thắng Lớp: Quản lý kinh tế QN49
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Duệ

Các lĩnh vực hoạt động chính của FPT:
Công nghệ Thông tin và Viễn thông: Tích hợp hệ thống, Giải pháp phần
mềm, Dịch vụ nội dung số, Dịch vụ dữ liệu trực tuyến, Dịch vụ Internet băng
thông rộng, Dịch vụ kênh thuê riêng, Điện thoại cố định, Phân phối sản phẩm
công nghệ thông tin và viễn thông, Sản xuất và lắp ráp máy tính, Dịch vụ tin
học, Lĩnh vực giáo dục-đào tạo, Đào tạo công nghệ.
- Đầu tư: Giải trí truyền hình, Dịch vụ tài chính-ngân hàng, Đầu tư phát
triển hạ tầng và bất động sản, Nghiên cứu và phát triển.
FPT đang làm chủ công nghệ trên tất cả các hướng phát triển của mình
với các chứng chỉ ISO cho tất cả các lĩnh vực hoạt động, CMMi cho phát triển
phần mềm. Bên cạnh đó, FPT cũng đang sở hữu trên 1,000 chứng chỉ công
nghệ cấp quốc tế của các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới. Các dịch vụ giá
trị gia tăng của FPT luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đối tác.
Đến nay, FPT đã giành được niềm tin của hàng nghìn doanh nghiệp và hàng
triệu người tiêu dùng. Trong suốt những năm qua, FPT liên tục được bạn đọc
tạp chí PC World Việt Nam bình chọn là Tập đoàn tin học uy tín nhất Việt
Nam. Nhiều năm nhận giải thưởng “Đối tác doanh nghiệp xuất sắc nhất năm”
của Cisco, IBM, HP… và đạt được các giải thưởng: Giải thưởng Sao vàng
Đất Việt cho thương hiệu FPT; Giải thưởng Sao Khuê; Các giải thưởng, cúp,
huy chương tại các triển lãm, cuộc thi như Vietnam Computer World Expo,
IT Week, Vietgames…
II. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong khoảng 20 năm trở lại đây ở Việt Nam,với sự phát triển mạnh mẽ
của công nghệ thông tin với nguồn lợi nhuận khổng lồ từ việc bán các thiết bị
điện tử, phần mềm và các ứng dụng của nó,vì vậy đã có sự cạnh tranh khốc
liệt của các công ty ,các tập đoàn về công nghệ phần mềm, các ứng dụng tin
học, máy tính, kĩ thuật số…. Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO với
sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty , tập đoàn lớn về công nghệ
thông tin của thế giới , điều này đã đặt ra các cơ hội và thách thức rất lớn cho
các công ty công nghệ ở Việt Nam Trong đó có Công ty cổ phần FPT. Trước

SV: Phan Đức Thắng Lớp: Quản lý kinh tế QN49
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Duệ
nhưng cơ hội và thách thức như vậy FPT đã có những chuyển biến to lớn và
đạt được nhiều thành tựu to lớn
1. Sản Phẩm, Dich vụ của công ty
+ Xuất khẩu phần mềm
Xuất khẩu phần mềm là mảng kinh doanh có tốc độ tăng trưởng doanh
thu bình quân trong vòng 5 năm là 47%/năm và đứng vị trí số 1 ở Việt Nam.
Trong lĩnh vực này FPT có các chứng chỉ chất lượng như: CMMI-5, ISO
27001:2005 ( BS7799-2:2002), ISO 9001:2008…, trong đó CMMi mức 5 là
mức cao nhất đánh giá năng lực quy trình sản xuất trong một tổ chức phát
triển phần mềm - do Viện Công nghệ phần mềm Mỹ ( SEI) cấp. CMMi được
coi như một “giấy thông thành” trên trường quốc tế nhằm khản định năng lực
và uy tín của doanh nghiệp gia công và xuất khẩu phần mềm. Các sản phẩm /
dịch vụ chính: Xây dựng phát triển phần mềm, Phát triển ứng dụng & bảo trì,
Triển khai dịch vụ ERP, Chuyển đổi công nghệ phần mềm, Phần mềm nhúng.
Các đối tác và khách hàngchinhs là nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thé giới
như Microsoft, IBM, HP, Sanyo, Hitachi, Panasonic, Canon, Toshiba,…
+ Tích hợp hệ thống – Giải pháp phần mêm – Dịch vụ tin học
Đây là 3 lĩnh vực kinh doanh của FPT luôn giữ vững vị trí số 1 về công
nghệ, doanh thu và lợi nhuận tại Việt Nam, có tốc đọ tăng trưởng bình quân 5
năm doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 14% và 41%/năm. Sản phẩm dịch vụ
trong lĩnh vực này phục vụ cho các ngành: tài chính, ngân hàng, viễn thông,
dịch vụ công, an ninh - quốc phòng, giáo dục, y tế, doanh nghiệp… trong và
ngoài nước. Các khách hàng chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, BIDV,
Agribank, Vietcombank, Vietinbank, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Kho bạc
Nhà nước, Tổng cục Hải quan, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Petrolimex,
Bộ Thông tin Truyền thông, Vinamilk, Tập đoàn Thép Việt, VietsoPetro, Tập
đoàn Đồng Tâm, Bộ Công an, các ngân hàng thương mại cổ phần, Bộ Kế

hoạch Đầu tư, Bộ tài nguyên môi trường, Daimler Chrysler, Ngân hàng trung
ương Úc, T - System Singapore, Hitachi Joho, Tyco Global USA,… Ở 3 lĩnh
vực này, FPT là đối tác cấp cao nhất của hầu hết nhà cung cấp lớn nhất thế
giới: Cisco, IBM, HP, Microsoft, Oracle, SAP, Dell, NCR,…
+ Phân phối các sản phầm công nghệ thông tin và viễn thông
SV: Phan Đức Thắng Lớp: Quản lý kinh tế QN49
25

×