Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Thanh Oai – Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.31 KB, 79 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong Báo cáo thực tập tốt nghiệp là trung
thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Sinh viên:
Lê Thị Thu Hiền
Lê Thị Thu Hiền Lớp: D3BH2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Viết đầy đủ
ASXH An sinh xã hội
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHXH TP Bảo hiểm xã hội Thành phố
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
CNTT Công nghệ thông tin
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
HCSN Hành chính sự nghiệp
HTX Hợp tác xã
HĐLĐ Hợp đồng lao động
KCB Khám chữa bệnh
NCL Ngoài công lập
NLĐ Người lao động
NSDLĐ Người sử dụng lao động
LĐ-TB-XH Lao động - Thương Binh – Xã hội
UBND Ủy ban nhân dân
SDLĐ Sử dụng lao động
Lê Thị Thu Hiền Lớp: D3BH2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Lê Thị Thu Hiền Lớp: D3BH2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Lê Thị Thu Hiền Lớp: D3BH2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Chính sách BHXH là một trong những chính sách lớn của Đảng và
Nhà nước ta. Là một trong những chính sách cơ bản thể hiện đường lối, chủ
trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước với mục tiêu vì
con người, bảo đảm tiến bộ công bằng xã hội. Mục đích của Chính sách
BHXH là bảo đảm sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người
lao động khi họ gặp rủi ro ốm đau, bệnh tật hay tuổi già, góp phần đảm bảo
an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ đồng thời giữ ổn định
xã hội.
Sau hơn 60 năm thực hiện với những bổ sung, sửa đổi cho phù hợp
với từng giai đoạn, chính sách BHXH đã góp phần to lớn đảm bảo đời sống
cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần ổn định chính trị -
xã hội của đất nước.
Từ khi BHXH Việt Nam được thành lập, đặc biệt sau khi Luật
BHXH được ban hành, tình hình thực hiện các chế độ, chính sách và quy
định của pháp luật về BHXH đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được
những thành tựu quan trọng. Các chế độ bảo hiểm đã được mở rộng và linh
hoạt hơn với nhiều loại hình đa dạng từ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện,
Bảo hiểm thất nghiệp, BHYT…phạm vi đối tượng cũng đã gia tăng đáng
kể; cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm cũng có những đổi mới từng bước được
hoàn thiện hơn.
Trong thời gian thực tập tại cơ quan BHXH huyện Thanh Oai em
nhận thấy rằng BHXH huyện Thanh Oai đã đạt được những kết quả đáng

mừng về công tác thu BHXH như: số tiền thu BHXH ngày càng tăng, thu
đúng, thu đủ… Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận đó còn nhiều vướng
mắc tồn tại như: trốn tham gia BHXH và tình hình nợ đọng ở một số đơn vị
sử dụng lao động, … Những hiện tượng trên làm công tác thu BHXH ở
huyện Thanh Oai tăng chậm lại, kết quả thu không tương xứng với tiềm
năng thu của huyện.
Lê Thị Thu Hiền Lớp: D3BH2
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nhận thức được tầm quan trọng của thực trạng thu BHXH đối với
BHXH huyện Thanh Oai, em xin chọn đề tài:
“Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Thanh
Oai – Hà Nội”
Bài viết đi từ nghiên cứu lý luận đến thực trạng công tác thu BHXH
ở BHXH huyện Thanh Oai và qua đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm
tăng cường công tác thu BHXH ở cơ quan này.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Trưởng
khoa Bảo Hiểm, Th.S. Phùng Bá Đề; cô Nguyễn Thị Thoa, giám đốc
BHXH Thanh Oai và các cán bộ trong cơ quan BHXH huyện đã tạo điều
kiện giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Do trình độ lý luận, thực tiễn còn hạn chế và thời gian thực tập có
hạn nên đề tài còn những thiếu sót nhất định. Em rất mong được sự nhận
được ý kiến đóng góp của các thầy, cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Kết cấu báo cáo thực tập được chia làm hai phần:
Phần I:
Những vấn đề chung về tình hình thực hiện BHXH ở huyện Thanh Oai
Phần II:
Chuyên đề “ Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện
Thanh Oai”
Lê Thị Thu Hiền Lớp: D3BH2

6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Lê Thị Thu Hiền Lớp: D3BH2
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
BHXH Ở HUYỆN THANH OAI
I.KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG Ở BHXH HUYỆN
THANH OAI
1. Đặc điểm tình hình BHXH huyện Thanh Oai
1.1. Giới thiệu chung về huyện Thanh Oai
Thanh Oai là huyện đồng bằng thuần nông, nằm ở cửa ngõ phía Tây
Nam thành phố Hà Nội, có diện tích gần 142km2, với khoảng 161.400
người vào năm 2009.
Vị trí địa lý: Huyện Thanh Oai, phía Bắc và phía Tây Bắc giáp quận
Hà Đông; phía Tây giáp huyện Chương Mỹ; phía Tây Nam giáp huyện
Ứng Hòa; phía Đông Nam giáp huyện Phú Xuyên; phía Đông giáp huyện
Thường Tín và phía Đông Bắc giáp huyện Thanh Trì.
Hành chính: Huyện Thanh Oai có 01 thị trấn và 20 xã.
Kinh tế: Thanh Oai là một vùng quê với rất nhiều làng nghề như nón
lá làng Chuông, quạt nan, mây tre, giang đan làng Vác, xã Cao Viên, làng
Bình Đà xã Bình Minh ngày xưa rất nổi tiếng với nghề làm pháo.Gần chục
năm trở lại, các khu công nghiệp mở rất nhiều, thu hút rất nhiều lao động
nhàn rỗi của địa phương.
Văn hóa: Thanh Oai có nét đặc trưng của nền văn hóa đồng bằng Bắc
Bộ với rất nhiều đình chùa cổ kính và những làng nghề lâu đời. Làng
Chuông đã được công nhận là làng nghề điển hình của văn hóa đồng bằng
bắc bộ. Những đình chùa nổi tiếng là chùa Bối Khê, đình Bình Đà v.v
Tôn giáo chủ yếu là đạo Phật và Thiên chúa giáo.
Giao thông: Quốc lộ 21B là huyết mạch giao thông của huyện, từ Hà

Đông đi chùa Hương và sang Hà Nam, qua thị trấn Kim Bài. Quốc lộ 6 qua
rìa phía Tây Bắc huyện, ngoài ra còn có tỉnh lộ 71.
Phía Đông Bắc có tuyến đường sắt vành đai phía Tây Hà Nội chạy
Lê Thị Thu Hiền Lớp: D3BH2
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
qua, để tới ga Văn Điển.
1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH huyện
Thanh Oai
Ngày 1/7/1995, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã ra quyết định số
14 về việc thành lập BHXH Thanh Oai. BHXH huyện bắt đầu đi vào hoạt
động kể từ ngày 1/7/1995 cùng sự ra đời của BHXH Tỉnh Hà Tây.
BHXH Thanh Oai được thành lập trên cơ sở được tách từ ngành Lao
động Thương binh và Xã hội và Liên đoàn lao động Tỉnh. Ngay từ khi
thành lập, tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất ngành rất khó khăn, thiếu thốn.
Trình độ chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ về chính sách BHXH
không đồng đều, nơi làm việc chật chội, trang bị thiếu thốn, công việc mới
nên áp lực trong công tác rất lớn. Được sự quan tâm và lãnh đạo trực tiếp
của BHXH Hà Tây, HĐND, UBND huyện, BHXH Thanh Oai đã nhanh
chóng ổn định tổ chức đi vào hoạt động hiệu quả trong công tác.
Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội
khóa XII về việc điều chỉnh địa giới hành chính Tp. Hà Nội và một số tỉnh
có liên quan. Ngày 25/07/2008, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã ban
hành Quyết định số 3902/QĐ-BHXH về việc tổ chức lại BHXH TP Hà Nội
trên cơ sở sáp nhập, hợp nhất BHXH tỉnh Hà Tây và BHXH TP Hà Nội. Từ
ngày 1/8/2008 BHXH Thanh Oai là 01 trong 29 BHXH quận, huyện của
BHXH TP Hà Nội.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của BHXH huyện Thanh Oai
1.3.1. Chức năng:
BHXH huyện có chức năng giúp Giám đốc BHXH TP tổ chức thực

hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn
huyện. Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của
Giám đốc BHXH TP, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của
UBND huyện.
Lê Thị Thu Hiền Lớp: D3BH2
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.3.2. Nhiệm vụ:
BHXH huyện có nhiệm vụ :
Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm trình Giám đốc BHXH
TP phê duyệt và tổ chức thực hiện;
Hướng dẫn đơn vị SDLĐ lập danh sách tham gia BHXH; đôn đốc,
theo dõi việc thu nộp BHXH của các đơn vị trên địa bàn huyện hoặc trực
tiếp thu BHXH theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH TP;
Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức chi trả cho các đối tượng
hưởng các chế độ BHXH do BHXH TP chuyển đến theo phân cấp. Theo
dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách tăng, giảm đối tượng hưởng chế độ
trong quá trình chi trả;
Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo về chế độ, chính sách BHXH để giải
quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo với BHXH TP xem xét, giải quyết.
Tổ chức ký kết hợp đồng trách nhiệm và quản lý mạng lưới chi trả
BHXH ở xã, phường, thị trấn;
Quản lý các đối tượng KCB bắt buộc và tự nguyện theo quy định của
BHXH tỉnh trên địa bàn phụ trách; hướng dẫn đôn đốc các đơn vị thực hiện
các thủ tục phục vụ cho việc khai thác phát hành hoặc gia hạn thẻ KCB
theo phân cấp của BHXH tỉnh; Thực hiện công tác giám định chi phí KCB
của người có sổ, thẻ BHXH tại các cơ sở KCB. Tiếp nhận và hướng dẫn
người bệnh trong quá trình đến KCB, giải quyết những vướng mắc và đảm
bảo quyền lợi cho bệnh nhân có sổ, thẻ BHXH;
Thực hiện việc thông tin, tuyên truyền, giải thích chính sách, chế độ

BHXH trên địa bàn;
Quản lý công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc BHXH huyện
theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH TP Hà Nội.
1.4. Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Thanh Oai
Lê Thị Thu Hiền Lớp: D3BH2
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy:
Giám đốc: Là thủ trưởng cơ quan BHXH huyện phụ trách chung và
chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động công tác BHXH trên địa bàn
huyện, phụ trách trực tiếp công tác tài chính, chính sách, tổ chức, công tác
đối ngoại, tổng hợp.
Trong cơ cấu tổ chức BHXH Thanh Oai không có phó Giám đốc.
Bộ phận quản lý thu và cấp sổ thẻ: Bộ phận này vừa có nhiệm vụ
quản lý thu đồng thời vừa làm công tác cấp sổ thẻ. Cụ thể như sau:
- Hướng dẫn đơn vị SDLĐ lập danh sách lao động, tiền lương đăng ký
nộp BHXH. Tổ chức phối hợp tốt với các ngành các cấp địa phương để thu
đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền BHXH theo điều lệ BHXH và các văn bản
hướng dẫn của các bộ, các ngành và cơ quan BHXH cấp trên.
Lê Thị Thu Hiền Lớp: D3BH2
Giám Đốc
Bộ phận
Quản lý
Thu và
Cấp sổ
thẻ
Bộ phận
Kế hoạch
Tài chính
Bộ phận

Chính
sách
Bộ phận
Giám
định chi
BHYT
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Giúp giám đốc thực hiện công tác cấp, quản lý và sử dụng sổ, thẻ
BHXH đối với đối tượng tham gia BHXH theo quy định của pháp luật. Tổ
chức xét duyệt hồ sơ theo phân cấp của BHXH tỉnh và đề nghị BHXH tỉnh
xét cấp sổ BHXH cho NLĐ tham gia BHXH. Quản lý danh sách lao động,
tiền lương, theo dõi sự biến động tăng giảm. Hàng quý tiến hành đối chiếu
công nợ với đơn vị, xác nhận kịp thời trên sổ BHXH khi có thay đổi chức
danh, địa điểm và mức đóng BHXH.
- Định kỳ hàng quý tổng hợp tình hình thực hiện của các đơn vị, báo
cáo giám đốc và trình BHXH TP xét duyệt. Phối hợp với bộ phận chế độ để
xét hưởng 2 chế độ (ốm đau, thai sản).
- Tuyên truyền chủ trương chính sách BHXH cho các đơn vị và NLĐ,
đôn đốc thu nộp, kiểm tra việc thực hiện trích nộp ở các đơn vị và thực hiện
một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
Bộ phận giám định chi BHYT: Chịu trách nhiệm trước giám đốc, có
trách nhiệm chuyên theo dõi công tác KCB tại các trung tâm y tế và bệnh
viện trên địa bàn huyện. Ngoài ra còn kiểm tra thủ tục giấy tờ, phiếu KCB
và khám điều trị tại bệnh viện.
Bộ phận kế hoạch tài chính: Bộ phận này có nhiệm vụ: tiếp nhận hồ
sơ danh sách chi trả và nguồn kinh phí do BHXH TP chuyển về, tổ chức
chi trả cho người được hưởng, kiểm tra giám sát việc chi trả và thanh quyết
toán với cấp trên.
- Phối hợp với bộ phận thu và bộ phận chính sách để tiếp nhận hồ sơ chi

2 chế độ (ốm đau, thai sản). Thông qua đơn vị SDLĐ để chi trả cho người
được hưởng. Nộp kịp thời tiền thu BHXH vào tài khoản của BHXH TP.
- Thực hiện chế độ, tiêu chuẩn định mức tiêu tài chính, chế độ kế toán
của đơn vị theo quy định của Nhà nước và cơ quan BHXH cấp trên. Thực
hiện nghiêm túc chế độ giao nhận và quản lý tiền mặt theo quy định của Bộ
tài chính.
Lê Thị Thu Hiền Lớp: D3BH2
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Theo dõi lưu trữ chứng từ sổ sách kế toán theo quy định của Bộ tài
chính.
Bộ phận quản lý chế độ chính sách: Bộ phận này có nhiệm vụ:
- Quản lý hồ sơ đối tượng hưởng BHXH dài hạn trên địa bàn, tiếp
nhận hồ sơ do BHXH TP chuyển về. Theo dõi biến động tăng giảm của
từng loại đối tượng tham gia, thông báo cho đối tượng và bộ phận kế hoạch
tài chính để cắt giảm kịp thời đối tượng chết và hết hạn hưởng.
- Cung cấp hồ sơ cho bộ phận kế hoạch tài chính để tăng, giảm mức
hưởng của đối tượng khi có quyết định của BHXH TP.
Tổng hợp các kiến nghị, đề xuất những bất hợp lý về mức hưởng của
đối tượng, hướng dẫn đối tượng và ban chi trả xã lập hồ sơ xuất trình cấp
trên xét duyệt giải quyết.
- Xét duyệt 2 chế độ ốm đau, thai sản và cho các đối tượng ở các đơn
vị. Tổng hợp cung cấp hồ sơ cho bộ phận kế hoạch tài chính chuyển tiền
cho đơn vị để chi trả cho đối tượng được hưởng, kiểm tra việc thực hiện chi
trả ở các đơn vị.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
1.4.2. Đội ngũ cán bộ, công, viên chức của đơn vị:
Khi mới thành lập, BHXH Thanh Oai chỉ có 5 cán bộ (4 ở phòng
LĐTBXH, 1 cán bộ phòng thanh tra huyện chuyển sang), 1 Giám đốc, 1
phó giám đốc, 3 cán bộ nghiệp vụ; 1 chi bộ có 4 đảng viên; 1 tổ công đoàn

có 5 đoàn viên. Cán bộ công chức chuyển sang hoặc sáp nhập được sắp xếp
bố trí công việc phù hợp với khả năng của từng người, kế thừa được kinh
nghiệm công tác và đã nhanh chóng đoàn kết, hòa đồng để thực hiện nhiệm
vụ chung.
Hiện nay BHXH Thanh Oai có 10 cán bộ, công chức, viên chức (4
nam, 6 nữ), 80% có trình độ đại học; một chi bộ có 6 đảng viên, 33,3% có
trình độ trung cấp lý luận chính trị; một Công đoàn cơ sở có 10 đoàn viên.
Lê Thị Thu Hiền Lớp: D3BH2
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Các năm qua, BHXH Thanh Oai luôn tạo điều kiện cho cán bộ công
chức tham gia các lớp học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và lý luận
chính trị do BHXH TP Hà Nội và Huyện ủy Thanh Oai triệu tập, tổ chức…
BHXH Thanh Oai yêu cầu mỗi cán bộ công chức trong cơ quan nâng
cao đạo đức nghề nghiệp, chuyển từ phong cách quản lý hành chính sang
phong cách phục vụ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị đến làm
việc và để đối tượng hưởng đầy đủ quyền lợi.
1.5. Cơ sở vật chất kĩ thuật của BHXH huyện Thanh Oai
BHXH Thanh Oai khi mới thành lập, trụ sở đóng trong khuôn viên
UBND huyện Thanh Oai. Tháng 02/1999 được sự quan tâm của BHXH
Việt Nam, BHXH Tỉnh, Huyện Ủy – HĐND – UBND huyện Thanh Oai,
trụ sở mới của BHXH huyện Thanh Oai được xây dựng tại trung tâm thị
trấn Kim Bài, đó là tòa nhà 2 tầng khang trang, sạch đẹp. Trụ sở gồm 06
phòng làm việc và 01 hội trường. Các phòng ban đều được trang bị đầy đủ
như điều hòa, máy vi tính, điện thoại bàn, máy in, máy fax, bàn ghế làm
việc…Đặc biệt cán bộ nào cũng được trang bị hệ thống máy vi tính đã
được nối mạng.
2. Những thuận lợi và khó khăn của BHXH huyện Thanh Oai
2.1. Những thuận lợi cơ bản
Với chức năng và nhiệm vụ của ngành được giao 15 năm qua, BHXH

Thanh Oai có nhiều thuận lợi, đó là:
BHXH Thanh Oai luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo sâu
sát của huyện ủy, HĐND, UBND huyện và sự chỉ đạo trực tiếp của BHXH
TP Hà Nội. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị xác định rõ vị
trí, chức năng, nhiệm vụ của mình, nhận thức rõ niềm vinh dự được Đảng,
Nhà nước, NLĐ giao cho trọng trách mới đó là thực hiện chế độ BHXH,
BHYT đối với NLĐ. Do đó đã không ngừng phấn đấu, thực hiện có hiệu
quả chính sách BHXH, BHYT. Hàng năm được Huyện ủy, HĐND, UBND
Lê Thị Thu Hiền Lớp: D3BH2
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Huyện, BHXH TP Hà Nội đánh giá luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ
được giao góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển KT-XH, ổn định
đời sống NLĐ trên địa bàn huyện. Qua 15 năm xây dựng và phát triển của
BHXH Thanh Oai đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà
nước về thành lập cơ quan BHXH, là cơ quan chuyên trách thực hiện các
chính sách chế độ BHXH, BHYT, quản lý quỹ BHXH từng bước độc lập
với ngân sách Nhà nước; là cơ quan thay mặt Đảng và Nhà nước thực hiện
chính sách, đưa tính ưu việt của chính sách đến với người dân.
Thanh Oai là huyện có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở cửa ngõ thủ đô Hà
nội, nơi có trục giao thông quan trọng của quốc gia. Sự kiện tỉnh Hà tây
được duyệt quy hoạch vào TP Hà nội đã khiến Thanh Oai trở thành “miền
đất hứa” thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư hình thành
lên nhưng khu công nghiệp, và sẽ trở thành vùng kinh tế sầm uất trong
tương lai.
Trong những năm vừa qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta tăng
rất nhanh GDP năm 2009 đạt 5.32%,năm 2010 đạt 6.78%. Huyện Thanh
Oai không nằm ngoài sự tăng trưởng đó. Tình hình sản xuất kinh doanh của
các DN gặp nhiều thuận lợi vì thế các chủ DN cũng sẵn sàng tham gia
BHXH cho NLĐ, từ đó làm giảm tình trạng trốn tránh trách nhiệm tham

gia BHXH cho NLĐ của các chủ DN. Nhiều NLĐ cũng có thu nhập cao
hơn thông qua quá trình lao động, đây là điều kiện tiền đề để NLĐ có cơ
hội tham gia BHXH. Thêm nữa khi đời sống kinh tế cao khiến nhận thức
của NLĐ cũng dần cao lên, ngoài việc đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho
bản thân và gia đình, họ còn mong muốn có khoản trợ giúp khi không may
gặp các rủi ro xã hội. Đó là một trong những yếu tố tác động tích cực làm
tăng thu BHXH.
Sự ra đời của Luật BHXH làm nhận thức của người dân được nâng
cao, họ thấy rõ được vai trò quan trọng của chính sách BHXH đối với
Lê Thị Thu Hiền Lớp: D3BH2
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
quyền lợi thiết thực trong cuộc sống của NLĐ và đối với sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội của huyện.
2.2. Một số khó khăn của BHXH huyện Thanh Oai
Bên cạnh những thuận lợi trên, BHXH Thanh Oai gặp không ít khó
khăn như:
Khó khăn lớn nhất trong những năm đầu thành lập là sự chuyển biến
về nhận thức của NLĐ, của chủ SDLĐ về chế độ, chính sách BHXH theo
cơ chế mới là BHXH bắt buộc, với nguyên tắc có tham gia đóng BHXH
mới được hưởng quyền lợi BHXH. Nguyên nhân chính của vấn đề này là
suốt trong một thời gian dài các chế độ, chính sách BHXH ở nước ta được
thực hiện trong cơ chế bao cấp, NLĐ không phải đóng BHXH, chủ SDLĐ
nếu phải đóng thì chỉ đóng với tỉ lệ rất thấp.
Chế độ chính sách của Nhà nước thường xuyên bổ xung, sửa đổi, điều
chỉnh, mặt khác nhiệm vụ mới được giao phải có thời gian học hỏi, tìm
hiểu để đáp ứng yêu cầu phục vụ các đối tượng nên phần nào ảnh hưởng
đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Các văn bản ban hành thiếu đồng bộ. Ví dụ như các văn bản hướng
dẫn thực hiện chính sách BH thất nghiệp.

Thanh Oai là địa phương có nhiều thay đổi về sát nhập, điều chỉnh địa
giới hành chính, do vậy số đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN và
đối tượng hưởng chế độ chính sách BHXH luôn có những biến động.
Số cán bộ viên chức trong cơ quan vẫn còn thiếu, áp lực công việc
nhiều, chưa tương xứng với khối lượng công việc ngày càng tăng.
Qua 15 năm tổ chức xây dựng và phát triển, được sự quan tâm chỉ đạo
của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và sự chỉ đạo trực tiếp của BHXH TP
Hà Nội cùng sự phối hợp có hiệu quả sự ủng hộ của các Ban ngành đoàn
thể của huyện và các xã; sự phối hợp của các đơn vị, các doanh nghiệp,
Lê Thị Thu Hiền Lớp: D3BH2
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
trường học, cơ sở y tế và các tầng lớp nhân dân, BHXH Thanh Oai đã khắc
phục những khó khăn thử thách, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ góp
phần ổn định đời sống NLĐ, xứng đáng là địa chỉ tin cậy của NLĐ.
Lê Thị Thu Hiền Lớp: D3BH2
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH HUYỆN THANH OAI
BHXH Thanh Oai là cơ quan thực hiện chính sách BHXH đối với
NLĐ trên địa bàn huyện, dưới sự chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ của BHXH
TP Hà Nội, được sự quan tâm lãnh đạo của Huyên ủy, HĐND, UBND
huyện Thanh Oai, sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể, nhất là sự
ủng hộ nhiệt tình của các xã, các đơn vị SDLĐ và đối tượng hưởng chế độ
BHXH
Với các mục tiêu và biện pháp đề ra, BHXH Thanh Oai đã phấn đấu
thực hiện và đạt một số kết quả trong tâm sau:
1. Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách pháp luật
BHXH
Công tác thông tin tuyên truyền được quan tâm và đầu tư thích hợp.

Trong các năm qua BHXH Thanh Oai thường xuyên tuyên truyền vận động
các đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN theo đúng quy định. Khai
thác mở rộng đối tượng tham gia ở khu vực ngoài Nhà nước. Hàng năm,
BHXH Thanh Oai luôn bám sát yêu cầu, nhiệm vụ của ngành, sự chỉ đạo
của BHXH TP Hà Nội, thường xuyên phối hợp với cơ quan thông tin đại
chúng của địa phương để tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT (Ví dụ
như mở Hội nghị tuyên truyền đến các xã, hội đoàn thể và nhân dân trên
địa bàn huyện, kí hợp đồng với Đài truyền thanh Thanh Oai có 1 mục tuyên
truyền về BHXH TN để người dân biết và tham gia). Qua đó mọi tầng lớp
nhân dân có điều kiện hiểu biết thêm, nâng cao nhận thức về chế độ chính
sách BHXH, BHYT, tạo nên sự chuyển biến tích cực trong việc tham gia
BHXH, BHYT của chủ SDLĐ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền về Luật BHXH, BHYT đã làm
nhưng kết quả chưa cao nên một số chủ SDLĐ chưa có nhận thức đúng đắn
về BHXH, BHYT, BHTN từ đó chưa tự giác hoàn thành nghĩa vụ thu nộp
(đặc biệt là việc thu nộp tiền BHTN) nên kết quả công tác thu chưa cao,
Lê Thị Thu Hiền Lớp: D3BH2
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ cho NLĐ.
2. Tình hình tham gia BHXH
Phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN là nhiệm vụ hết
sức quan trọng, cho nên BHXH huyện luôn tăng cường công tác tuyên
truyền vận động để tăng số lượng đơn vị, NLĐ tham gia thu nộp đủ tiền
BHXH, BHYT, BHTN nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.
Bảng 1: Tình hình tham gia BHXH tại BHXH Thanh Oai
(2007-2010)
Năm 2007 2008 2009 2010
Số đơn vị tham gia
BHXH

180 200 209 232
Số LĐ tham gia
BHXH
38.960 42.088 42.219 46.397
Nguồn: BHXH Thanh Oai
Số đơn vị và số lao động tham gia BHXH tăng nhanh qua các năm.
Năm 2007 có 180 đơn vị, 38.960 LĐ tham gia BHXH; năm 2010 có 232
đơn vị, 46.397 LĐ tham gia BHXH.
BHXH tự nguyện là chính sách mới được triển khai từ năm 2008.
Thực hiện công văn số 421/BHXH-PT ngày 15/07/2009 của BHXH TP Hà
Nội về việc triển khai BHXH tự nguyện, năm 2009 có 44 người tham gia;
năm 2010 có 67 người tham gia (tăng 190% so với năm 2009).
Cùng với đối tượng tham gia BHXH, đối tượng tham gia BHYT được
mở rộng và tăng trưởng. Năm 2010 có hơn 70.000 người tham gia BHYT.
+ Công tác BHYT học sinh đạt kết quả: năm học 2009 – 2010, toàn
huyện có 49/49 trường công lập và 02 trường dân lập tham gia BHYT với
số học sinh tham gia là 18.287/23.734, đạt tỉ lệ 76,8%.
+ Đối tượng tham gia BHYT tự nguyện ngày càng được mở rộng và
Lê Thị Thu Hiền Lớp: D3BH2
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
phát triển. Người dân ngày càng ý thức được quyền lợi khi tham gia BHYT
nên số người tham gia BHYT tự nguyện ngày một đông. Cụ thể năm 2004
có 954 người của 3/21 xã tham gia, năm 2009 có 4.129 người của 21/21 xã
tham gia, năm 2010 có 4.355 người của 21/21 xã tham gia.
3. Công tác cấp sổ BHXH và thẻ BHYT
3.1. Cấp sổ BHXH
BHXH huyện thực hiện tốt việc thẩm định và cấp sổ BHXH mới cho
NLĐ, làm cơ sở để thanh toán các chế độ hưởng BHXH cho NLĐ tham gia
BHXH.

Lê Thị Thu Hiền Lớp: D3BH2
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảng 2: Công tác cấp sổ BHXH của BHXH Thanh Oai năm 2007-2010
Đơn vị: Sổ
Năm 2007 2008 2009 2010
Số người tham
gia BHXH
38.960 42.088 42.219 46.397
Số sổ BHXH đã
cấp
32.159 40.650 41.580 43.760
Nguồn: BHXH Thanh Oai
3.2. Cấp thẻ BHYT
Năm 2010 BHXH TP Hà Nội phân cấp cho BHXH huyện in và cấp
thẻ BHYT cho cán bộ đang công tác, trẻ em dưới 6 tuổi, học sinh, người có
công…đến ngày 10/12/2010 BHXH Thanh Oai đã in và cấp trên 70.000 thẻ
BHYT cho các đối tượng. BHXH Thanh Oai cấp số thẻ BHYT của đối
tượng hưu trí, mất sức và BHYT tự nguyện nhân dân do BHXH TP in là
8000 thẻ. Công tác cấp và đổi thẻ BHYT thực hiện kịp thời, tạo điều kiện
thuận lợi cho các đối tượng khi đi KCB.
4. Tình hình thu BHXH
4.1. Thu BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc
Từ năm 1995 đến nay, BHXH Thanh Oai đã thu được 123,8 tỷ đồng,
số tiền thu được tăng nhanh qua các năm. Năm 1995 thu được 1,766 tỷ
đồng; năm 2009 có thu được 30,4 tỷ đồng.
Bảng 3: Công tác thu BHXH bắt buộc của BHXH Thanh Oai
(2007-2010)
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2007 2008 2009 2010

Số thu 24,48 28,34 30,4 43,8
Nguồn: BHXH Thanh Oai
4.2. Thu BHXH, BHYT tự nguyện
a) Thu BHXH tự nguyện:
Lê Thị Thu Hiền Lớp: D3BH2
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Qua hơn 2 năm thực hiện BHXH tự nguyện, năm 2009 có 44 người
tham gia, thu được 41 triệu đồng; năm 2010 có 67 người tham gia với số
tiền 119 triệu đồng (tăng 190% so với năm 2009)
b) Thu BHYT tự nguyện
Năm 2009 thu được 3.529 triệu đồng, năm 2010 thu được 4.893 triệu
đồng (tăng 39% so với năm 2009). Cụ thể:
• Thu BHYT tự nguyện học sinh:
Công tác thu BHYT học sinh đã đạt kết quả: Có 49/49 trường công
lập và 02 trường dân lập tham gia BHYT với số học sinh tham gia là
18.287/23.734 = 76,8% với tổng số tiền thu được là 3.268 triệu đồng (so
với thực hiện năm 2009 là 2.573 triệu đồng tăng 27%). Có 7 trường tham
gia BHYT học sinh đạt tỷ lệ 100% là trường tiểu học Thanh Cao, THCS
Cự Khê, THCS Phương Trung, THPT Thanh Oai A, THPT Thanh Oai B,
THPT Nguyễn Du và TT giáo dục thường xuyên (so với năm 2009 có 4
trường đạt tỉ lệ 100%).
• Thu BHYT tự nguyện nhân dân:
Thu BHYT tự nguyện nhân dân tăng lên nhanh chóng. Cụ thể, năm
2009 có 4.129 người tham gia, thu 955 triệu đồng; năm 2010 có 4.355
người tham gia với tổng số tiền thu được là 1.624 triệu đồng (tăng 70% so
với năm 2009).
5. Công tác giải quyết chính sách, chế độ đối với NLĐ
Việc giải quyết tốt chế độ chính sách cho người tham gia và thụ hưởng
sẽ tạo được niềm tin đối với chính sách BHXH – BHYT của Đảng và Nhà

nước, đồng thời góp phần tạo động lực để đẩy mạnh công tác thu, phát triển
đối tượng tham gia. Vì vậy, 15 năm qua BHXH Thanh Oai đã thường
xuyên quan tâm tới việc thực hiện tốt các chế độ chính sách BHXH đối với
người lao động tham gia BHXH và người thụ hưởng BHXH. Tổ chức triển
khai thực hiện kịp thời các chế độ chính sách mới, đúng nguyên tắc không
Lê Thị Thu Hiền Lớp: D3BH2
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
gây phiền hà cho đối tượng. Thực hiện tốt quy trình “một cửa” trong việc
giải quyết hưởng các chế độ BHXH cho đơn vị SDLĐ và NLĐ. Đội ngũ
cán bộ công chức làm công tác quản lý chế độ chính sách thường xuyên
được giáo dục về ý thức trách nhiệm, tác phong công tác thái độ phục vụ,
biết kế thừa kinh nghiệm tích lũy của thế hệ đi trước.
Tổng số đối tượng được giải quyết chế độ chính sách là: 4.324 người.
Trong đó: Hưu trí là 2.222 người, hưu quân đội là 504 người, mất sức lao
động là 728 người, tai nạn lao động là 34 người, phục vụ tai nạn lao động
là 01 người, tuất là 749 người, trợ cấp 91 là 02 người, cán bộ xã nghỉ hưu là
32 người, mất sức lao động theo QĐ 613 là 52 người.
6. Công tác chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ
Thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ theo đúng
quy định của BHXH Việt Nam. Chấp hành chi tiêu đúng chế độ chính
sách, đúng nguồn và đúng mục đích kinh phí sử dụng. Tổ chức kí kết hợp
đồng trách nhiệm và quản lý mạng lưới chi trả ở 20 xã và 01 thị trấn.
Hàng tháng phối kết hợp với ngân hàng và Ban chi trả các xã, thị trấn chi
trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho đối tượng. Công tác chi đã đảm bảo đủ
số, tận tay, kịp thời, đúng người, đúng chế độ và đảm bảo tuyệt đối an
toàn. Cuối mỗi quý sơ kết công tác chi trả thường xuyên. Thực hiện thanh
toán các chế độ BHXH ngắn hạn đầy đủ, chính xác theo quy định của Bộ
tài chính và pháp lệnh kế toán thống kê.
+ Kết quả chi lương hưu và trợ cấp BHXH 15 năm qua BHXH

Thanh Oai đã chi trả cho 700 ngàn lượt người với số tiền là 412 tỷ đồng
an toàn chính xác.
Bảng 4: Kết quả chi lương hưu và trợ cấp BHXH của BHXH
Thanh Oai (2007-2010)
Năm Số người hưởng lương hưu Số tiền chi lương hưu và trợ
Lê Thị Thu Hiền Lớp: D3BH2
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
và trợ cấp BHXH (người) cấp BHXH (triệu đồng)
2007 34.007 56.453
2008 41.307 68.570
2009 44.917 74.563
2010 51.720 85.678
Nguồn: BHXH Thanh Oai
Năm 2010 BHXH Thanh Oai chi trả cho 51.720 lượt người với số
tiền 85.678 triệu đồng (so với năm 2009 chi 74.563 triệu đồng tăng 15%)
trong đó:
• Nguồn ngân sách là: 35.160 lượt người = 51.198 triệu đồng
• Nguồn quỹ BHXH là: 16.560 lượt người = 34.480 triệu đồng
+ Kết quả chi các chế độ ngắn hạn, trong 15 năm BHXH Thanh Oai
chi trả gần 20 tỷ đồng.
Năm 2010 BHXH Thanh Oai chi trả là 4519,8 triệu đồng (so với năm
2009 chi 2.212 triệu đồng tăng 104,3%). Trong đó:
• Chi trợ cấp ốm đau cho 1.213 lượt người = 8.080 ngày = 303,5
triệu đồng.
• Chi trợ cấp thai sản cho 579 lượt người = 71.831 ngày = 3.114,3
triệu đồng.
• Chi nghỉ dưỡng sức cho 232 lượt người = 1.206 ngày = 202,7 triệu
đồng.
• Chi chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 49 người =

557,4 triệu đồng.
• Chi trả chế độ tuất cho 57 đối tượng = 341,9 triệu đồng.
7. Công tác quản lý, sử dụng quỹ BHXH
Theo quy định của Luật BHXH quy định tập trung thống nhất nguồn
quỹ BHXH do BHXH Việt Nam quản lý, sử dụng đúng mục đích. BHXH
Thanh Oai được giao một khoản tiền trong quỹ BHXH để chi trả cho các
Lê Thị Thu Hiền Lớp: D3BH2
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
chế độ BHXH theo quy định của Luật và một phần tiền do Ngân sách Nhà
nước chi cho việc trả các chế độ lương hưu cho các đối tượng nghỉ hưu
trước tháng 1/1995 và một số chế độ khác theo Luật. BHXH luôn sử dụng
nguồn tài chính do quỹ BHXH phân bổ đúng mục đích. Quỹ BHXH được
quản lý hiệu quả, tránh thất thoát, đảm bảo đủ chi trả các chế độ cho người
tham gia BHXH.
8. Công tác quản lý lưu trữ hồ sơ về BHXH
BHXH huyện hiện đang quản lý 4.121 hồ sơ (so với năm 2009 tăng
5%).
BHXH Thanh Oai tổ chức sắp xếp, phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ
sơ, tài liệu thu BHXH, BHYT đảm bảo khoa học, đảm bảo dễ thấy, dễ lấy,
dễ kiểm tra, phục vụ cho việc giải quyết hưởng các chế độ được kịp thời và
đúng chế độ chính sách. Công tác lưu trữ các chứng từ, sổ sách đảm bảo tốt
theo quy định, tránh làm mất, cháy, thất lạc hồ sơ. Thực hiện ứng dụng
CNTT để quản lý người tham gia BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH, thẻ
BHYT cho người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc. BHXH huyện cập
nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXH, BHYT để phục vụ kịp
thời cho công tác nghiệp vụ và quản lý.
9. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, chế
độ BHXH và việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH
BHXH Thanh Oai coi trọng và thực hiện tốt công tác kiểm tra. Hàng

năm xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra cho từng tháng, quý, năm.
Sau các cuộc kiểm tra có kết luận, đánh giá ưu, khuyết điểm, biểu dương
kịp thời những tập thể, cá nhân thực hiện tốt; phê phán xử lý tập thể, cá
nhân vi phạm chính sách BHXH. Trong năm qua, BHXH Thanh Oai đã tổ
chức 12 cuộc kiểm tra với nhiều hình thức phong phú. Qua kiểm tra, cơ
quan BHXH đã phát hiện những biểu hiện thực hiện chế độ không đúng,
thiếu chính xác, điển hình là các dạng như: giả mạo hồ sơ, khai không đúng
tuổi, năm công tác, mức lương để hưởng BHXH, lập chứng từ thanh toán
Lê Thị Thu Hiền Lớp: D3BH2
25

×