Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp việt nam tại campuchia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.18 KB, 114 trang )

TÊN CHUYÊN ĐỀ: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TẠI
CAMPUCHIA
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Kể từ thời kỳ đổi mới đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong nhiều
năm, đời sống nhân dân được nâng cao. Trong công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa phát triển đất nước, thành phần kinh tế đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài khẳng định được vai trò là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền
kinh tế. Campuchia là một trong những môi trường đầu tư thân thuộc và
đem lại nhiều cơ hội trong thời kỳ hiện nay vì thế cần được thúc đẩy mạnh
mẽ và chú trọng phát triển bền vững.
Tuy vậy, kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài lần đầu tiên được ban
hành năm 1987, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài còn nhiều vấn đề cần
phải tiếp tục được nghiên cứu và tìm giải pháp thay đổi. Những năm gần
đây, kinh tế Campuchia phát triển khá ổn định, là môi trường đầu tư hấp
dẫn cho nhiều nhà đâu tư trên thế giới. Cho đến năm 2008, Việt Nam đã
đầu tư một lượng vốn FDI không nhỏ tại Campuchia. Tuy nhiên, đến năm
2010, lượng vốn FDI Việt Nam đăng ký tại Campuchia giảm mạnh, tổng
luợng vốn trong năm 2010 giảm 45% so với năm 2009. Điều đógây bất lợi
không nhỏ cho phát triển kinh tế hai nước nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường đầu tư bên tiếp nhận còn yếu kém;
trình độ lao động còn yếu kém so với khu vực; khung pháp luật đầu tư ra
2
nước ngoài của Việt Nam còn chưa đồng bộ, chồng chéo và thủ tục hành
chính còn rườm rà, hợp tác còn chưa chuyên sâu; dẫn đến hiệu quả mang lại
của đầu tư trực tiếp vào Campuchia chưa cao.
Đề tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng trên, cần phải đánh giá
tình hình thực tế dựa trên cơ sở phân tích tác động của các yếu tố tới đầu tư
trực tiếp tại Campuchia. Qua đó tìm ra những biện pháp để phát huy thế


mạnh của nền kinh tế trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; giải
pháp tăng cường thu hút và đâu tư tại Campuchia một cách hiệu quả. Do
đó, em chọn chuyên đề “ Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam tại
Campuchia “.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề án cần đảm bảo những vấn đề sau:
Thứ nhất, nghiên cứu và làm rõ bản chất, những tác động của
đầu tư trực tiếp nước ngoài tới nền kinh tế cùng các nhân tố ảnh hưởng tới
hoạt động thu hút FDI.
Thứ hai, nghiên cứu và làm rõ thực trạng của các doanh nghiệp
Việt Nam đầu tư vào Campuchia tới nền kinh tế hai nước trong thời gian
qua; xác định những mặt tích cực và hạn chế của hoạt động đầu tư trực tiếp
vào Campuchia (có sử dụng một số đồ thị và bảng biểu).
Thứ ba, từ thực trạng đã được nghiên cứu, đưa ra những giải
pháp tăng cường đầu tư FDI của doanh nghiệp Việt Nam vào Campuchia,
phát triển bền vững và phát triển quan hệ hợp tác đầu tư hai nước,
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3
Chuyên đề nghiên cứu bản chất, tác động của đầu tư trực tiếp
nước ngoài tới nền kinh tế nước ngoài, thực trạng đầu tư FDI của doanh
nghiệp Việt Nam vào Campuchia trong những năm gần đây. Từ đó đưa ra
những giải pháp nâng cao vị thế của đầu tư FDI vào Campuchia trong nền
kinh tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi tập trung nghiên cứu họat động đầu tư trực tiếp nước
ngoài của doanh nghiệp Việt Nam vào Campuchia đối với phát triển nền
kinh tế trong 10 năm trở lại đây (nghiên cứu thực trạng hoạt động đầu tư
trực tiếp của Việt Nam vào Campuchia từ năm 2000 tới nay) và đề xuất
những giải pháp tăng cường đầu tư và tăng cường hợp tác đến năm 2015

4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu của đề tài:
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG, THỰC TRẠNG HOẠT
ĐỘNG CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI - BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
VÀ NHỮNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TẠI CAMPUCHIA TRONG 10 NĂM GẦN
ĐÂY.
CHƯƠNG 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CAMPUCHIA
4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG, THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI - BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VÀ NHỮNG
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
1.1. Tổng quan về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ
của cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế Hoạch Đầu Tư
1.1.1. Tổng quan về Bộ kế hoạch và đầu tư
1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bộ kế hoạch và đầu tư
Ngày 8 tháng 10 năm 1955, ngày Hội đồng Chính phủ họp quyết định thành
lập Ủy ban Kế hoạch Quốc gia được xác định là ngày thành lập Ủy ban Kế hoạch Nhà
nước, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ngược trở lại lịch sử, ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
mới được thành lập, ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay
mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 78-
SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo
và trình Chính phủ một kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài
5
chính, xã hội và văn hóa. ủy ban gồm các ủy viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ
trưởng, có các Tiểu ban chuyên môn, được đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch

Chính phủ.
Vì vậy, trong buổi lễ ngành Kế hoạch và Đầu tư đón nhận Huân chương Sao
Vàng được tổ chức tại Hội trường Ba Đình lịch sử ngày 4 tháng 11 năm 2000, Thủ tướng
Phan Văn Khải đã khẳng định lấy ngày 31 tháng 12 năm 1945 là ngày truyền thống của
ngành Kế hoạch và Đầu tư. Kể từ đây ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu
tư coi ngày 31 tháng 12 hằng năm là ngày Lễ chính thức của mình.
Theo dòng lịch sử, chúng ta có thể điểm lại các mốc quan trọng trong quá
trình xây dựng và trưởng thành của ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
Sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ (thay cho Ủy ban Nghiên cứu kế
hoạch kiến thiết). Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và trình
Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề
quan trọng khác.
Trong phiên họp ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết
định thành lập Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và ngày 14 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng
Chính phủ đã ra Thông tư số 603-TTg thông báo quyết định này. Ủy ban Kế hoạch Quốc
6
gia và các Bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh,
huyện có nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, và tiến hành
thống kê kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Ngày 9-10-1961, Hội đồng Chính phủ đã ra
Nghị định số 158-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kế
hoạch Nhà nước, trong đó xác định rõ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội
đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát
triển kinh tế và văn hóa quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Cùng với thời gian, qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy định và bổ sung chức năng cho Ủy ban Kế
hoạch Nhà nước (158/CP, 47/CP, 209/CP, 29/CP, 10/CP, 77/CP, 174/CP, 15/CP, 134/CP,
224/CP, 69/HĐBT, 66/HĐBT, 86/CP, v.v ).
Ngày 27 tháng 11 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định 151/HĐBT
giải thể Ủy ban Phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho Ủy

ban Kế hoạch Nhà nước.
Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật
7
pháp kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới. Ngày 1 tháng 11 năm 1995, Chính phủ đã ra
Nghị định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Ủy ban Nhà nước
về Hợp tác và Đầu tư.
Ngày 17 tháng 8 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số
99/2000/TTg giao Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch và Đầu
tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ có chức năng tham mưu
tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong và
ngoài nước; giúp Chính phủ phối hợp điều hành thực hiện các mục tiêu và cân đối chủ yếu
của nền kinh tế quốc dân.
1.1.1.2. Cơ cấu tổ chức:
Bộ Kế hoạch và đầu tư là một cơ quan trực thuộc chính phủ do chính phủ thành
lập. Vì vậy cơ cấu tổ chức nguyên tắc hoạt động của bộ được quy định tại Điều 6 nghị định
8
30/2003/NĐ-CP ra ngày 1 tháng 4 năm 2003. Theo đó cơ cấu tổ chức của bộ bao gồm:Vụ,
văn phòng, thanh tra, Cục, Các tổ chức sự nghiệp.
Sơ đồ 1 .1: Cơ cấu tổ chức bộ máy bộ Kế hoạch và đầu tư
9
10
Bộ kế hoạch và đầu tư
Văn phòng thanh
tra

Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân


Vụ Kinh tế địa phương và lãnh
thổ

Vụ Tài chính, tiền tệ

Vụ Kinh tế công nghiệp

Vụ Kinh tế nông nghiệp

Vụ Kinh tế dịch vụ

Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị

Vụ Quản lý các khu kinh tế

Vụ Giám sát và Thẩm định đầu


Vụ Kinh tế đối ngoại

Vụ Lao động, Văn hoá, Xã hội

Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài
nguyên và Môi trường

Vụ Quản lý quy hoạch

Vụ Quốc phòng - An ninh


Vụ Hợp tác xã

Vụ Pháp chế

Vụ Tổ chức cán bộ

Vụ Thi đua - Khen thưởng
Cục

Cục Quản lý đấu thầu

Cục Phát triển doanh nghiệp

Cục Đầu tư nước ngoài

Cục Quản lý đăng ký kinh
doanh

Tổng cục Thống kê
Các tổ chức sự nghiệp.

Viện Chiến lược phát triển

Viện Nghiên cứu quản lý kinh
tế Trung ương

Trung tâm Thông tin và Dự
báo kinh tế - xã hội quốc gia

Trung tâm Tin học


Báo Đầu tư

Tạp chí Kinh tế và dự báo

Học viện chính sách và Phát
triển
1.1.2. Tổng quan về Cục đầu tư nước ngoài
1.1.2.1. Chức năng của Cục đầu tư nước ngoài
Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ
trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài (sau đây gọi
chung là đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài).
Cục Đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân; có con dấu riêng và tài
khoản cấp 2; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, được tổng hợp
trong dự toán hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1.1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục đầu tư nước ngoài
Cục Đầu tư nước ngoài có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Làm đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý hoạt động đầu tư nước
ngoài và đầu tư ra nước ngoài, chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ và các
Bộ, ngành, địa phương soạn thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, danh mục các
dự án kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong từng thời kỳ phù hợp với
quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển chung của cả nước để trình cấp có thẩm
quyền quyết định; kiến nghị việc điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
2. Về tổng hợp, đánh giá tình hình đầu tư:
 Làm đầu mối tổng hợp kết quả về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước
ngoài phục vụ công tác tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân;
 Tổng hợp, kiến nghị xử lý các vấn đề liên quan đến chủ trương chung
về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài;
11

 Theo dõi, tổng kết, đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của
hoạt động đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài gắn với đánh giá hiệu quả
đầu tư chung;
 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra
nước ngoài; cung cấp thông tin về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài
theo quy chế của Bộ.
 Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê, tổng hợp, đánh giá
về tình hình đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài.
3. Về công tác xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính
sách:
 Chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đầu tư nước
ngoài và đầu tư ra nước ngoài; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc và đề xuất,
kiến nghị trong quá trình thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách về đầu tư nước
ngoài và đầu tư ra nước ngoài.
 Phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan xây dựng, sửa đổi,
bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước
ngoài theo sự phân công của Bộ.
 Chủ trì hoặc tham gia đàm phán các điều ước quốc tế liên quan đến đầu
tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài theo sự phân công của Bộ.
 Tham gia các chương trình hợp tác liên Chính phủ, các nhóm công tác
với các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện cơ chế,
chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài theo sự phân
công của Bộ.
12
 Làm đầu mối theo dõi, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật
liên quan đến đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài theo sự phân công của
Bộ.
4. Về quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài và đầu tư ra
nước ngoài:
 Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, kiểm tra, thanh

tra việc thực hiện các quy định về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài
theo sự phân công của Bộ.
 Tổng hợp, kiến nghị xử lý các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực đầu tư
nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài;
 Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn thực hiện
thủ tục về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài theo sự phân công của Bộ;
 Phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan quy định thống nhất chế độ
báo cáo thống kê về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài;
 Đối với dự án BOT, BTO, BT:
• Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và tham gia thẩm tra các dự án BOT,
BTO, BT; chủ trì thực hiện thủ tục điều chỉnh các dự án BOT, BTO, BT.
• Trình Bộ trưởng cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án BOT,
BTO, BT sau khi dự án được chấp thuận. Thông báo với chủ đầu tư về việc chưa
hoặc không cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp dự án chưa hoặc
không được chấp thuận.
 Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài (bao gồm cả các dự án trong lĩnh
vực dầu khí):
13
• Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ các dự án đầu tư ra nước ngoài; tham
gia thẩm tra các dự án đầu tư ra nước ngoài; chủ trì thực hiện thủ tục đăng ký và
điều chỉnh đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài;
• Trình Bộ trưởng cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư
ra nước ngoài sau khi dự án được chấp thuận. Thông báo với chủ đầu tư về việc
chưa hoặc không cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp dự án chưa hoặc
không được chấp thuận.
5. Về xúc tiến đầu tư:
 Làm đầu mối thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động xúc
tiến đầu tư ; phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chiến lược, kế hoạch,
chính sách, định hướng đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài. Tổng hợp,
đánh giá và phối hợp hoạt động xúc tiến đầu tư.

 Làm đầu mối tổng hợp, xây dựng chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu
tư của Bộ; theo dõi tình hình thực hiện, kiến nghị xử lý các vấn đề phát sinh và
trình Bộ trưởng điều chỉnh chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư của Bộ.
 Làm đầu mối tổng hợp, tổ chức thẩm tra, xây dựng Chương trình xúc
tiến đầu tư quốc gia theo quy định của Chính phủ và phân công của Bộ, bao
gồm:
• Tham gia Hội đồng thẩm tra và Ban Thư ký Chương trình xúc tiến
đầu tư quốc gia.
• Hướng dẫn việc xây dựng và làm đầu mối tiếp nhận, tổng hợp các đề
án thuộc Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia và các yêu cầu điều chỉnh, sửa
đổi, bổ sung, chấm dứt các đề án thuộc Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia.
14
• Làm đầu mối dự thảo Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia hàng
năm theo quy định của Chính phủ và của Bộ; dự thảo phương án điều chỉnh, cân
đối các nội dung trong Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia sau khí có thông
báo về tổng mức kinh phí của Bộ Tài chính.
• Làm đầu mối theo dõi, kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình thực
hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia hàng năm.
 Tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư; chủ trì chuẩn bị và
tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các nhà đầu tư theo sự phân công của Bộ;
thiết lập mối quan hệ đối tác thực hiện hợp tác quốc tế liên quan đến xúc tiến đầu
tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài theo sự chỉ đạo của Bộ;
 Làm đầu mối hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội và hình thành dự
án đầu tư, vận động xúc tiến đầu tư theo các chương trình, dự án trọng điểm;
 Làm đầu mối quản lý, phối hợp với Vụ Kinh tế đối ngoại, hướng dẫn,
theo dõi và phối hợp hoạt động của bộ phận xúc tiến đầu tư ở nước ngoài;
6. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị thẩm quyền.
7. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định liên
quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác đầu tư nước ngoài, phối
hợp thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài thuộc của pháp luật và phân cấp của Bộ;
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư giao.
1.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Cục đầu tư nước ngoài.
Cơ cấu tổ chức của Cục Đầu tư nước ngoài, gồm có:
15
 Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài gồm Cục trưởng và một số Phó Cục
trưởng.
 Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng
về tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng chịu trách
nhiệm trước Cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công. Cục trưởng, các
Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Sơ đồ 1.2: sơ đồ chức vụ ở Cục
 Các đơn vị trực thuộc Cục Đầu tư nước ngoài bao gồm:
• Phòng Tổng hợp và Thông tin;
• Phòng Chính sách;
• Phòng Đầu tư nước ngoài;
• Phòng Đầu tư ra nước ngoài;
• Phòng Xúc tiến đầu tư;
• Văn phòng;
Cục trưởng
Phó Cục trưởng Phó Cục trưởng Phó Cục trưởng
16
• Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc;
• Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền Trung;
• Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam.
17
1.2. Tình hình hoạt động của cục ĐTNN
1.2.1. Tình hình quản lí hoạt động đầu tư ra nước ngoài
Tính đến hết năm 2007, qua 16 năm thực hiện ĐTRNN, Việt Nam có

265 dự án ĐTRNN còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 2,006 tỷ USD, vốn thực
hiện đạt khoảng 800 triệu USD, chiếm 40% tổng vốn ĐTRNN. Quy mô vốn đầu
tư bình quân đạt 7,5 triệu USD/dự án. Qua từng giai đoạn, quy mô vốn đầu tư đã
tăng dần, điều này cho thấy tác động tích cực của khuôn khổ pháp lý đối với hoạt
động ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam; cũng như sự trưởng thành về
mọi mặt của doanh nghiệp nhà nước tham gia vào hoạt động ĐTRNN.
Trong giai đoạn 1989-1998, trước khi ban hành Nghị định số
22/1999/NĐ-CP nói trên, có 18 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký trên 13,6
triệu USD; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 0,76 triệu USD/dự án.
Trong thời kỳ 1999-2005 sau khi ban hành Nghị định số
22/1999/NĐ-CP, có 131 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt 731,4 triệu
USD, gấp 7 lần về số dự án và gấp 53 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với thời
kỳ 1989-1998; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 5,58 triệu USD/dự án, cao hơn
giai đoạn 1989-1998.
Từ năm 2006 tới hết năm 2007 (thi hành Nghị định số 78/2006/NĐ-
CP) có 116 dự án ĐTRNN với tổng vốn đăng ký đạt trên 1,26 tỷ USD; tuy chỉ
bằng 88% về số dự án, nhưng tăng 72,4% về tổng vốn đầu tư đăng ký so với giai
đoạn 1999-2005; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 10,8 triệu USD/dự án, cao
hơn thời kỳ 1999-2005.
1.2.1.1. ĐTRNN phân theo ngành:
18
Các doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN tập trung chủ yếu vào lĩnh vực
công nghiệp (113 dự án, tổng vốn đầu tư là 1,5 tỷ USD) chiếm 42,6% về số dự
án và 75% tổng vốn đăng ký ĐTRNN. Trong đó, có một số dự án quy mô vốn
đầu tư trên 100 triệu USD, như: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt-
Lào đầu tư 2 dự án: Thủy điện Xekaman 1, tổng vốn đầu tư 441,6 triệu USD và)
Thủy điện Xekaman 3, tổng vốn đầu tư 273 triệu USD. Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam đầu tư 243 triệu USD thăm dò khai thác dầu khí tại Angiêri . Công ty Đầu
tư phát triển dầu khí đầu tư 2 dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Madagascar
(vốn 117,36 triệu USD) và tại I Rắc (vốn 100 triệu USD).

Tiếp theo là lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp (53 dự án, tổng vốn đăng
ký ĐTRNN là 286 triệu USD) chiếm 20% về số dự án và 14,26% tổng vốn đăng
ký ĐTRNN. Trong đó, đa số là dự án đầu tư trồng cao su, cây công nghiệp tại
Lào với một số dự án quy mô lớn như: Công ty cổ phần cao su Dầu Tiếng Việt
-Lào, vốn đầu tư 81,9 triệu USD; Công ty cao su Đắc Lắc, vốn đầu tư 32,3 triệu
USD; Công ty cổ phần cao su Việt-Lào, vốn đầu tư 25,5 triệu USD.
Lĩnh vực dịch vụ (99 dự án ĐTRNN, tổng vốn đăng ký ĐTRNN là
215,5 triệu USD) chiếm 37,3% về số dự án và 10,7% tổng vốn đăng ký ĐTRNN.
Trong đó, có một số dự án lớn như: Công ty viễn thông quân đội Viettel đầu tư
27 triệu USD tại Campuchia để khai thác mạng viễn thông di động, Công ty cổ
phần đầu tư Việt Sô đầu tư 35 triệu USD để xây dựng Trung tâm thương mại,
văn phòng cho thuê tại Moscow-Liên bang Nga, Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu
khí đầu tư 21 triệu USD tại Singapore để đóng mới tàu chở dầu Còn lại là các
dự án có quy mô vừa và nhỏ đầu tư vào các địa bàn như Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Trung Quốc
19
Bảng 1.1: Đầu tư ra nước ngoài phân theo ngành
(tính đến ngày 31/12/2007-chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
S
TT Chuyên ngành
Số dự
án TVĐT
ĐT thực
hiện
I
Công nghiệp

113
1,504,51
4,883

54,847
,053
CN dầu khí

9
64
3,940,000
43
,866,840
CN nặng

51
76
7,176,267
1
,041,061
CN nhẹ

17
1
4,838,810
5
,338,840
CN thực
phẩm

16
2
6,491,080


500,000
CN xây dựng

20
5
2,068,726
4
,100,312
II
Nông nghiệp

53
285,989
,569
4,302
,626
Nông-lâm
nghiệp

46
27
4,639,569
2
,302,626
Thủy sản

7
1
1,350,000
2

,000,000
II
I
Dịch vụ

99
215,533
,116
5,729
,737
Dịch vụ

58
9
2,470,818

990,985
GTVT – Bưu
điện

22
5
1,407,266
3
,400,000
Khách sạn-Du 1
20
lịch 6 3,227,793 420,000
Văn hóa-Y tế-
Giáo dục


6
1
3,037,239

918,752
Văn phòng-
Căn hộ

1
3
0,000,000

-
XD văn
phòng-căn hộ

6
1
5,390,000

-
Tổng số

265
2,006,03
7,568
64,879
,416
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài-Bộ Kế hoạch

đầu tư)
1.2.1.2. ĐTRNN phân theo đối tác:
Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư tại 37 quốc gia và vùng lãnh
thổ, nhưng chủ yếu tại: Châu Á (180 dự án, tổng vốn đầu tư là 1,3 tỷ USD),
chiếm 68% về số dự án và 65% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó, tập trung đầu
tư sản xuất điện- khai thác khoáng sản, trồng cao su tại Lào (98 dự án, tổng vốn
đầu tư là 1,04 tỷ USD), chiếm 37% về số dự án và 51,8% tổng vốn đầu tư đăng
ký. Châu Phi có 2 dự án thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam, chiếm 18% tổng vốn đầu tư đăng ký (1 dự án đầu tư 243 triệu USD tại
Angiêri sau giai đoạn thăm dò, thẩm lượng dự án đã phát hiện có dầu và khí ga
và 1 dự án đầu tư 117,36 triệu USD tại Madagasca hiện có kết quả khả quan).
Châu Âu có 36 dự án, tổng vốn đầu tư là 100,5 triệu USD, chiếm 13,5% về số dự
án và khoảng 5% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó, Liên bang Nga có 12 dự án,
tổng vốn đầu tư là 78 triệu USD.
21
Bảng 1.2: Đầu tư ra nước ngoài phân theo nước
(tính đến ngày 31/12/2007 – chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT Nước tiếp nhận Số dự án TVĐT
ĐT thực
hiện
1 Lào 98 1,040,310,380

7,511,733
2 Angieri 1 243,000,000

35,000,000
3 Madagascar 1 117,360,000 -
4 Malaysia 4 112,736,615 6,576,840
5 Iraq 1 100,000,000 -
6 Campuchia 28 89,399,869 1,394,014

7 Liên bang Nga 12 78,067,407 2,010,000
8 Hoa Kì 30 68,182,754 1,100,000
9 Cuba 1 44,520,000 -
10 Singapore 17 27,565,473 2,460,000
11 Cu Ba 1 18,970,000 -
12 CHLB Đức 5 11,542,372 100,000
13 Thái Lan 4 10,405,200 -
14 Indonesia 2 9,400,000 3,240,000
15 Trung Quốc 5 3,704,150 -
16 Tajikistan 2 3,465,272 2,222,000
17 Angola 4 3,432,387 -
18 Ukraina 4 3,357,286 957,286
19 Myanmar 1 2,314,760 -
20 Nhật Bản 6 2,306,050 422,885
21 Hàn Quốc 6 1,961,000 -
22 Cộng hòa Séc 2 1,935,900 912,000
23 Hồng Kông 6 1,881,513 394,558
24 Ba Lan 2 1,810,000 -
25 Australia 5 1,237,200 378,100
26 Bỉ 2 1,052,000 -
22
27 Croatia 1 999,700 -
28 Nam Phi 1 950,000 -
29
British Virgin
Islands 1 900,000 -
30 Braxin 1 800,000 -
31 Vương quốc Anh 3 500,000 -
32 Đài Loan 2 468,000 -
33 Italia 1 350,000 -

34 CH Uzbekistan 2 850,000 200,000
35 Bungari 1 152,280 -
36 Ấn Độ 1 150,000 -
37 Pháp 1 - -
Tổng số 265 2,006,037,568
64,879,41
6
Nguồn:Cục đầu tư nước ngoài-Bộ Kế
hoạch đầu tư
1.2.1.3. Tình hình thực hiện dự án ĐTRNN:
Tính đến hết năm 2007, các dự án ĐTRNN đã giải ngân vốn khoảng
800 triệu USD, chiếm 40% tổng vốn ĐTRNN. Trong số các dự án đã triển khai
thực hiện, lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất, bằng 67% tổng vốn
thực hiện và đạt khoảng 60% tổng vốn đăng ký trong lĩnh vực công nghiệp,
trong đó một số dự án lớn đã triển khai thực hiện, như Dự án thăm dò dầu khí lô
433a & 416b tại Angiêria và lô SK305 ở Malaysia của Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam đã giải ngân vốn khoảng 150 triệu USD. Hiện tại lô 433a-416b ở Angiêri
(giếng MOM-2 có phát hiện dầu khí, giếng MOM-6 bis cho dòng dầu 5.100
thùng/ngày) và lô hợp đồng SK305 ở Malaysia (giếng DANA-1X cho dòng dầu
3.100 thùng/ngày). Dự án đầu tư sang Singapore của Công ty Dịch vụ kỹ thuật
23
dầu khí (PTSC) đã góp vốn thực hiện 22,7 triệu USD. Dự án thủy điện Xekaman
3 tại Lào đang xây dựng các hạng mục công trình theo tiến độ với vốn thực hiện
khoảng 100 triệu USD. Ngoài ra, các dự án trồng cây công nghiệp, cao su tại 4
tỉnh Nam Lào đang tích cực triển khai thực hiện theo kế hoạch: Công ty Cao su
Đắc Lắc đầu tư vốn thực hiện khoảng 15 triệu USD, Tập đoàn công nghiệp cao
su Việt Nam đã triển khai đầu tư thực hiện 20 triệu USD để trồng, sản xuất và
chế biến cao su theo tiến độ, nhưng do tiến độ giao đất chậm nên khó khăn cho
kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Nguyên nhân vì công tác đền bù giải phóng
mặt bằng thiếu những quy định thống nhất (về quy hoạch đất đai) từ trung ương

đến chính quyền địa phương. Một số dự án trong lĩnh vực dịch vụ cũng đã triển
khai thực hiện như: Công ty TNHH cà phê Trung Nguyên đầu tư sang Singapore
hoạt động hiệu qua, đã đưa hương vị cà phê Việt Nam giới thiệu với bạn bè quốc
tế. Công ty cổ phần phần mềm FPT đầu tư sang Nhật Bản đã hợp tác đào tạo
được một ngũ lập trình viên phần mềm có trình độ quốc tế. Công ty cổ phần đầu
tư Việt Sô đã góp vốn 2,5 triệu USD xây dựng Trung tâm cộng đồng đa năng TP
HCM tại Liên bang Nga. Dự án được chính quyền thành phố Moscow chấp
thuận đầu tư (quyết định 2288-RP ngày 15/11/2005) và giao đất (biên bản giao
đất 1739 ngày 19/12/2007), đã chọn được nhà thầu thi công và thuê công ty tư
vấn và được phê chuẩn giải pháp kiến trúc của kiến trúc sư trưởng thành phố. Dự
kiến cuối năm 2008 khởi công xây dựng sau khi được cơ quan chức năng Liên
bang Nga phê duyệt, thẩm định xong thiết kế kỹ thuật và một số khác (phòng
cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường.v.v.). Công ty viễn thông Quân đội (Viettel)
đầu tư sang Campuchia đang triển khai theo tiến độ đề ra v.v…Bên cạnh đó, còn
có dự án đầu tư trong công nghiệp sản xuất hàng may mặc tại Lào của Công ty
24
Scavi Việt Nam (một doanh nghiệp 100% vốn của Việt kiều Pháp thành lập theo
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) đang hoạt động rất hiệu quả.
Bảng 1.3: Đầu tư ra nước ngoài theo năm
(tính đến ngày 31/12/2007-chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT Năm
Số dự
án TVĐT ĐT thực hiện
1 1989 1 563,380 -
2 1990 1 - -
3 1991 3 4,000,000 2,000,000
4 1992 3 5,282,051 1,300,000
5 1993 5 690,831 -
6 1994 3 1,306,811 -
7 1998 2 1,850,000 1,500,000

8 1999 10 12,337,793 138,752
9 2000 15 7,165,370 1,231,142
10 2001 13 7,696,452 2,622,000
11 2002 15 191,459,576 37,618,572
12 2003 24 62,390,970 8,743,252
13 2004 17 12,463,114 4,761,752
14 2005 37 437,905,179 4,853,946
15 2006 36 349,106,156 -
16 2007 80 911,819,885 110,000
Tổng số 265 2,006,037,568 64,879,416
25

×