Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại CN SGD1 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.88 KB, 103 trang )

Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
o0o……
BẢN CAM ĐOAN
Kính gửi : Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế Quốc dân
: Khoa Đầu tư
Tên em là : Lê Thu Hằng
Sinh viên lớp : Kinh tế đầu tư D – QN Khoa: Đầu tư Khóa 48
MSSV : QN290154
Theo yêu cầu của chương trình đào tạo em đã liên hệ và thực tập tại Chi
nhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Kết thúc đợt thực tập, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập với đề tài:
"Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh tại CN SGD1 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”
Em xin cam đoan chuyên đề là công trình nghiên cứu độc lập, có tham khảo
tài liệu của cơ sở thực tập và phương tiện trên các thông tin đại chúng, không phải
là bản sao chép của các tác giả khác. Nếu sai em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn
trước Ban giám hiệu nhà trường và khoa Đầu tư.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH 3
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI 3
QUỐC DOANH TẠI CN SGD1 - NGÂN HÀNG ĐT&PTVN 3
1.1. Khái quát về CN SGD1 – Ngân hàng ĐT&PTVN: 3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của CN SGD1 – Ngân hàng ĐT&PTVN: 3
1.1.2. Mô hình tổ chức của CN SGD1 – Ngân hàng ĐT&PTVN: 5
Lê Thu Hằng Lớp: KTĐT 48D - QN
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương


1.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CN SGD1 trong những năm gần
đây: 6
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn : 6
1.1.3.2. Hoạt động tín dụng: 7
1.1.3.3. Tình hình các hoạt động dịch vụ khác: 8
1.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư của các DNNQD tại CN
SGD1 – Ngân hàng ĐT&PTVN: 10
1.2.1. Tổng quan về các dự án đầu tư của các DNNQD tại CN SGD1 – Ngân hàng
ĐT&PTVN: 10
1.2.1.1. Đặc điểm của các dự án đầu tư xin vay vốn của các DNNQD tại BIDV: 10
1.2.1.2 Tình hình thẩm định và cho vay đối với các dự án đầu tư của các DNNQD:
11
1.2.1.3. Kết quả thẩm định các dự án đầu tư của các DNNQD tại CN SGD1- Ngân
hàng ĐT&PTVN: 12
1.2.2. Thực trạng thẩm định dự án đầu tư của các DNNQD tại CN SGD1- Ngân hàng
ĐT&PTVN: 12
1.2.2.1. Sơ đồ quy trình thẩm định: 12
1.2.2.2. Các phương pháp thẩm định dự án của các DNNQD tại CN SGD1 - Ngân
hàng ĐT&PTVN: 13
1.2.2.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư của các DNNQD tại CN SGD1 - Ngân
hàng ĐT&PTVN: 16
1.3. Ví dụ công tác thẩm định dự án: Mở rộng kho nhựa đường Thượng Lý
của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX 44
1.3.1. Kết quả thẩm định hồ sơ khách hàng vay vốn: 44
1.3.3. Kết quả thẩm định hồ sơ dự án đầu tư: 45
1.3.5. Thẩm định doanh nghiệp vay vốn: 46
1.3.6. Thẩm định dự án vay vốn: 51
1.3.6.1. Xem xét đánh giá sơ bộ dự án: 51
1.3.6.2. Phân tích thị trường sản phẩm của dự án: 53
1.3.6.3. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật: 55

1.3.6.4. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án: 56
1.3.6.5. Phân tích rủi ro của dự án: 57
1.3.7. Kết luận và đề xuất cho vay: 59
1.4. Đánh giá chung về công tác thẩm định dự án cho vay đối với các
DNNQD tại CN SGD1: 61
1.4.1. Những kết quả đã đạt được: 61
1.4.1.1. Về quy trình và phương pháp thẩm định: 61
1.4.1.2. Về thời gian thẩm định dự án đầu tư: 61
Lê Thu Hằng Lớp: KTĐT 48D - QN
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương
1.4.1.3. Về phương pháp thẩm định dự án đầu tư: 62
1.4.1.4. Về thiết bị thông tin phục vụ công tác thẩm định: 62
1.4.1.5. Về đội ngũ cán bộ: 62
1.4.2. Những hạn chế: 63
1.4.2.1. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay theo dự án: 63
1.4.2.2. Thủ tục và thời gian: 64
1.4.2.3. Tỷ lệ dư nợ cho vay dự án trên tổng dư nợ của Ngân hàng: 64
1.4.2.4. Hạn chế về thông tin: 64
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 65
CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI
QUỐC DOANH TẠI CN SGD1 – NGÂN HÀNG ĐT&PTVN 65
2.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh SGD1 – Ngân hàng ĐT&PTVN:
65
2.1.1. Định hướng phát triển của CN SGD1 NH ĐT&PTVN năm 2010 - 2011: 65
2.1.2. Định hướng hoạt động thẩm định và cho vay theo dự án đối với các DNNQD
tại chi nhánh SGD1: 65
2.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án cho vay đối với
các DNNQD tại CN SGD1: 66
2.2.1. Hoàn thiện hiệu quả của công tác thẩm định dự án: 66

2.2.1.1. Về nội dung thẩm định: 66
2.2.1.2. Về quy trình thẩm định: 69
2.2.1.3. Về phương pháp thẩm định: 70
2.2.2. Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin : 72
2.2.3. Nâng cao năng lực quản lý của Ngân hàng : 76
2.2.4. Nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định : 77
2.2.5. Tăng cường trang thiết bị công nghệ phục vụ cho công tác thẩm định: 79
2.2.6. Các giải pháp khác : 81
2.3. Một số kiến nghị: 83
2.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ và các Bộ ngành có liên quan : 83
2.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Ngân hàng thương
mại khác: 85
2.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: 87
2.3.4. Kiến nghị với khách hàng: 87
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Lê Thu Hằng Lớp: KTĐT 48D - QN
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. CBTD : Cán bộ tín dụng
2. DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
3. NHTM : Ngân hàng thương mại
4. NHNN : Ngân hàng nhà nước
5. NH ĐT&PTVN : Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
6. CN SGD1 : Chi nhánh Sở giao dịch 1
7. HĐQT : Hội đồng quản trị
8. CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
9. TĐDA : Thẩm định dự án
10. KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định

11. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
12. CSVCKT : Cơ sở vật chất kĩ thuật
13. QHKH2 : Quan hệ khách hàng 2
14. PCCC : Phòng cháy chữa cháy
15. SXKD : Sản xuất kinh doanh
16. TCTD : Tổ chức tín dụng
17. KHKD :Kế hoạch kinh doanh
18. RRTD :Rủi ro tín dụng
Lê Thu Hằng Lớp: KTĐT 48D - QN
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của CN SGD1 6
Bảng 2: Tình hình hoạt động tín dụng của CN SGD1 7
Bảng 3: Số liệu Tín dụng trung và dài hạn 8
Bảng 4: Các chỉ tiêu khác 9
Bảng 5: Số liệu Tín dụng DN ngoài quốc doanh 12
Bảng 6: Nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án dự kiến 30
Bảng 7: Dự kiến sản lượng tiêu thụ qua các năm của toàn Công ty TNHH nhựa
đường Petrolimex 34
Bảng 8: Phát sinh Nợ - Có của TCT 48
Bảng 9: Hàng tồn kho tại TCT 49
Bảng 10: Đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu tài chính năm 2007, 2008,2009 49
Bảng 11: Dự kiến sản lượng tiêu thụ qua các năm của Công ty TNHH Nhựa đường
Petrolimex 54
Phụ lục 1: Tình hình tài chính,sản xuất kinh doanh của TCT qua 3 năm
2006,2007,2008 91
Phụ lục 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT qua các năm 2006, 2007
và năm 2008 93
Sơ đồ 1: Quy trình thẩm định dự án đầu tư 12

Lê Thu Hằng Lớp: KTĐT 48D - QN
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong một vài năm gần đây, thực hiện đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo, nền kinh tế Việt nam đã có những bước phát
triển vượt bậc. Cùng với kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng
khẳng định rõ vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển kinh tế xã hội nói
chung và ngành ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, thành phần kinh tế này vẫn còn
nhiều bất cập trong quá trình hoạt động.
Đối với ngành Ngân hàng, sự phát triển của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
đã góp phần mở ra một thị trường mới cho việc mở rộng và tăng trưởng hoạt động
tín dụng và kết quả kinh doanh của ngân hàng, góp phần tăng thế cạnh tranh của các
ngân hàng trong xu thế hiện nay. Tuy nhiên, cũng chính vì sự phát triển của các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh này cũng như sự thay đổi của các văn bản pháp luật
đã đặt các NHTM nói chung và CN SGD1 Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt
Nam nói riêng trước một vấn đề mới đó là: làm thế nào để thẩm định chất lượng,
nhận định đúng tính khả thi của dự án đầu tư, nhận định được xu hướng phát triển
của ngành kinh tế từ đó đưa ra được quyết định cho vay dự án, đưa ra được định
hướng đầu tư tín dụng trung dài hạn đối với các ngành kinh tế đảm bảo tính cạnh
tranh, cho vay có chất lượng, giảm thiểu rủi ro tín dụng, thu hồi đầy đủ gốc và lãi.
Đây được xem là một thách thức mới, nhất là trong khâu thẩm định cho vay dự án
đầu tư của NHTM cũng như của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Trong những năm qua, mặc dù hệ thống Ngân hàng Việt nam nói chung và
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam đã nỗ lực tìm ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế này nhưng đây thật sự là một
lĩnh vực khá phức tạp nên khi thực hiện còn gặp nhiều khó khăn và bộc lộ nhiều
hạn chế.
Xuất phát từ nhận thức trên, sau một thời gian thực tập tại CN SGD1 - Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam và dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo
PGS.TS Từ Quang Phương em xin phép được chọn đề tài "Hoàn thiện công tác
thẩm định dự án đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại CN SGD1-
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của
mình.
Lê Thu Hằng Lớp: KTĐT 48D - QN
1
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư của các
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại CN SGD1 – Ngân hàng ĐT&PTVN.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư
của các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại CN SGD1 - Ngân hàng ĐT&PTVN.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các vấn đề
có liên quan đến công tác thẩm định dự án đầu tư của các DNNQD của ngân hàng
thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác thẩm định dự án đầu tư của các
DNNQD tại SGD1 – Ngân hàng ĐT&PTVN giai đoạn 2007-2009
4. Kết cấu luận văn:
Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư của các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh tại CN SGD1 – Ngân hàng ĐT&PTVN
Chương 2: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại CN SGD1 – Ngân hàng ĐT&PTVN
Lê Thu Hằng Lớp: KTĐT 48D - QN
2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương
CHƯƠNG 1 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH

DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI
QUỐC DOANH TẠI CN SGD1 - NGÂN HÀNG ĐT&PTVN
1.1. Khái quát về CN SGD1 – Ngân hàng ĐT&PTVN:
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của CN SGD1 – Ngân hàng
ĐT&PTVN:
Chi nhánh Sở Giao Dịch được thành lập vào ngày 28/3/1991 theo quyết định
số 76 QD/TCCB của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV). Thực nghiệm thành công mô hình mới là đơn vị trực tiếp kinh doanh của
Hội sở chính, thực thi có hiệu quả các nhiệm vụ chiến lược của BIDV. CN Sở Giao
Dịch (GD) là đơn vị chủ lực thực hiện trong việc xây dựng và phát triển quan hệ
hợp tác với khách hàng của tập đoàn, tổng công ty; thực hiện phục vụ đầu tư phát
triển các dự án lớn và trọng điểm của đất nước.
Là đơn vị đi đầu triển khai thành công hệ thống công nghệ hiện đại, dự án
hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán; triển khai mô hình mới tổ chức mới
theo hướng ngân hàng thương mại hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh và góp phần
quảng bá thương hiệu BIDV.
Thực hiện xuất sắc kế hoạch kinh doanh hàng năm. Là hạt nhân trong công
tác phát triển mạng lưới trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Mười năm liền được kiểm toán
bởi PwC, Earnest and Young.
Xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao,
đáp ứng yêu cầu của hệ thống ; gắn bó tâm huyết với ngành, Đảng Bộ trong sạch
vững mạnh; Công Đoàn cơ sở xuất sắc, Chi đoàn thanh niên tiên tiến.
Đến thời điểm năm 2008 tổng tài sản là 30.125.642 triệu đồng CN SGD1 là
đơn vị thành viên lớn nhất của BIDV, đóng góp nhiều nhất vào kết quả hoạt động
kinh doanh của toàn ngành.
Quá trình phát triển của CN Sở Giao dịch 1 bao gồm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1 (1991-1995): 5 năm đầu tiên đi vào hoạt động, mặc dù gặp
phải nhiều khó khăn bởi SGD là mô hình mới nên tất cả các nghiệp vụ đều phải xây
dựng từ đầu, nguồn cán bộ cũng phải điều chuyển từ các chi nhánh và BIDV Trung
ương nhưng Sở đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, cấp phát vốn ngân sách và

giám sát kiểm tra sử dụng vốn tiết kiệm đúng mục đích, đúng địa chỉ cho các dự án.
Lê Thu Hằng Lớp: KTĐT 48D - QN
3
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương
- Giai đoạn 2 (1996-2000): Bằng việc mở rộng mạng lưới các Phòng giao
dịch, Quỹ tiết kiệm và thực hiện tất cả các nghiệp vụ ngân hàng thương mại, mở
rộng khách hàng, SGD đã đạt được những kết quả quan trọng, xác lập được vị thế,
hình ảnh trong hệ thống ngành ngân hàng trên địa bàn Hà Nội.
- Giai đoạn 3 (2001-2005): Trong 4 năm liên tiếp 2002-2005, SGD đã tách,
nâng cấp thêm 4 đơn vị thành viên chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Đầu Tư và
Phát Triển Việt Nam trên địa bàn. Tiếp tục phấn đấu lớn mạnh về mọi mặt, SGD đã
đạt quy mô tổng tài sản 13.976 tỷ đồng, huy động vốn 10.652 tỷ đồng, dư nợ 5.674
tỷ đồng, thu dịch vụ tăng trưởng bình quân 20%/năm. Kết quả này đã được ghi nhận
bằng Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng cho giai đoạn
2002-2005.
- Giai đoạn 4 (2006-nay): SGD ngày càng phát huy tốt vai trò chủ lực của
mình, vai trò đầu mối trong tổ chức triển khai thỏa thuận hợp tác toàn diện với
khách hàng Tập đoàn, Tổng công ty lớn, các định chế tài chính của toàn ngành. Đặc
biệt Sở luôn đảm bảo thực hiện tốt phương châm phát triển an toàn-hiệu quả-bền
vững và luôn đạt được mức tăng trưởng bình quân năm 20-25% ở 1 số chỉ tiêu
chính.
Ngày 21/09/2009: trên cơ sở cơ cấu lại hoạt động, SGD1 NHĐT&PTVN đã
chính thức đổi tên thành CN SGD1 NHĐT&PTVN theo QĐ số 0899/QĐ-HĐQT
của HĐQT NHĐT&PTVN ngày 21/09/2009 v/v thành lập CN SGD1.
Lê Thu Hằng Lớp: KTĐT 48D - QN
4
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương
1.1.2. Mô hình tổ chức của CN SGD1 – Ngân hàng ĐT&PTVN:









Lê Thu Hằng Lớp: KTĐT 48D - QN
P. Quan hệ khách hàng 1, 2, 3, 4
P. Tài trợ dự án
P. Quản lý rủi ro 1
P. Quản lý rủi ro 2
P. Quản trị tín dụng
P. Dịch vụ khách hàng cá nhân
P. Dịch vụ khách hàng doanh
nghiệp 1
P. Dịch vụ khách hàng doanh
nghiệp 2
P. Quản lý và dịch vụ kho quỹ
P. Thanh toán quốc tế
P. Kế hoạch tổng hợp
P. Điện toán
P. Tài chính kế toán
P. Tổ chức nhân sự
Văn phòng
Phòng giao dịch 1, 3, 6, 8
Quỹ tiết kiệm
5
Khối tín dụng

Khối dịch vụ
Khối quản lý nội
bộ
Khối đơn vị trực
thuộc
Ban
giám
đốc
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương
1.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CN SGD1 trong những năm
gần đây:
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn :
Là đơn vị thành viên lớn nhất trong hệ thống NH ĐT&PTVN, trong những
năm qua công tác huy động vốn của CN SGD1 luôn luôn được quan tâm và chú
trọng nên không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao qua các năm, bên cạnh đó cơ cấu
nguồn vốn cũng được dịch chuyển theo hướng ngày càng hợp lý hơn. Bằng việc xác
định mục tiêu, yêu cầu về công tác nguồn vốn trước hết phải tạo lập được một nền
vốn vững chắc và ngày càng tăng trưởng với tốc độ cao nhằm đáp ứng vốn cao nhất
cho nhu cầu phục vụ CNH – HĐH đất nước. Đa dạng hóa nguồn vốn, phong phú về
hình thức, biện pháp huy động thông qua nhiều kênh khác nhau. Xây dựng chiến
lược kinh doanh trước hết phải bắt đầu từ chiến lược huy động vốn.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của CN SGD1
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ Tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tuyệt đối %TT Tuyệt Đối %TT Tuyệt đối %TT
I. HUY ĐỘNG VỐN 15,304,462 51% 28,919,460 89% 20,328,495 -29.7%
1. Tiền gửi tổ chức 12,760,106 75% 26,485,352 108% 18,146,825 -31.5%
-TG không kỳ hạn 3,768,506 129% 7,953,210 111% 6,123,410 -23.0%

- TG có kỳ hạn 8,991,600 59% 18,532,142 106% 12,023,415 -35.0%
2. Tiền gửi dân cư 2,491,021 -11% 2,355,873 -6% 2,061,139 -12.5%
-TG tiết kiệm 2,130,000 -7% 1,865,230 -12% 1,821,453 -2.3%
- Ký phiếu 125,350 3% 95,023 -24% 81,265 -14.5%
-CCTG, trái phiếu 235,671 -38% 395,620 68% 158,421 -60.0%
3. Huy động khác 53,335 54% 78,235 47% 120,531 54.1%
(Nguồn: CN Sở Giao dịch 1)
Cơ cấu nguồn vốn huy động của CN SGD1 gồm 3 phần chủ yếu: Tiền gửi tổ
chức, tiền gửi dân cư, và huy động khác.
Nguồn vốn huy động dân cư giảm do nguyên nhân chính là các điểm huy
động vốn có số dư lớn và đã bão hòa cộng với cạnh tranh của các tổ chức tín dụng
khác như SGD Ngân hàng Ngoại thương VN, SGD Ngân hàng Công thương VN
nên việc giữ vững nguồn vốn gặp nhiều khó khăn.
Chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu năm 2008 (395.620 trđ) tăng so với năm
2007 (235.671 trđ), nhưng năm 2009 (158.421 trđ) lại giảm so với năm 2007
(235.671 trđ). Kỳ phiếu lại giảm một cách đáng kể qua các năm.
Lê Thu Hằng Lớp: KTĐT 48D - QN
6
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương
Huy động vốn từ tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính đạt kết quả tốt, trong đó
CN SGD1 huy động lại, vận động khách hàng tham gia hạng tiền gửi lớn và tiếp thị
khai thác khách hàng tiền gửi mới trong khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nhờ
nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của tổ chức kinh tế, CN SGD1 huy động được đã đóng
góp đáng kể vào việc tăng trưởng vốn của CN SGD1.
Tiền gửi tổ chức kinh tế nói chung tăng mạnh vào năm 2008 (26.485.352 trđ)
so với 2007 (12.760.106 trđ), nhưng lại giảm đi vào năm 2009 (18.146.825 trđ).
Nhận thấy tiền gửi tại các tổ chức kinh tế đạt kết quả tốt, CN SGD1 đã không
ngừng tiếp cận mở rộng số khách hàng có tiềm năng, để khai thác kênh huy động
vốn từ các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp nhằm ổn định cơ cấu và hạ tầng giá

thành đầu vào.
1.1.3.2. Hoạt động tín dụng:
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn đã
tác động đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Ngoài ra nhiều hệ thống ngân hàng
hoạt động với các mức lãi suất hấp dẫn làm cho tính cạnh tranh trong hoạt động tín
dụng ngày càng trở nên gay gắt. Tuy nhiên CN SGD1 Ngân hàng ĐT & PTVN đã
áp dụng nhiều biện pháp tích cực, tăng cường các dịch vụ cung ứng đối với khách
hàng với chính sách giá cả mềm dẻo làm cho công tác tín dụng của CN Sở tiếp tục
tăng trưởng
Bảng 2: Tình hình hoạt động tín dụng của CN SGD1
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tuyệt đối %TT Tuyệt đối %TT Tuyệt đối %TT
II. TÍN DỤNG 5,099,321 2% 5,807,045 14% 8,008,509 37.9%
1. Cho vay ngắn hạn 2,059,282 5% 2,915,632 42% 2,853,725 -2.1%
2. Cho vay TDH TM 1,095,379 76% 1,035,021 -6% 2,922,321 182.3%
3. Cho vay ĐTT 1,512,000 -20% 1,584,230 5% 1,986,201 25.4%
4. Cho vay KHNN 161,000 -37% 18,520 -88% 950 -94.9%
5. Cho vay ủy thác.OD 271,600 2% 253,642 -7% 245,312 -3.3%
(Nguồn: CN Sở Giao dịch 1)
Tính đến 31/12/2009, hoạt động tín dụng đạt 8.008.509 triệu đồng tăng
37,9% so với năm 2008 . Trong đó:
- Tín dụng ngắn hạn năm 2009 đạt 2.853.725 triệu đồng, giảm 2,1% so với
năm 2008 .
- Tín dụng trung và dài hạn năm 2009 đạt 2.922.321 triệu đồng, tăng
Lê Thu Hằng Lớp: KTĐT 48D - QN
7
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương
182,3% so với năm 2008, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ là 36,49%, (năm

2007: 21,48%; năm 2008: 17,82%).
Qua đó ta thấy hoạt động tín dụng trung và dài hạn tăng lên rõ rệt, CN SGD1
khẳng định được vai trò là thành viên hàng đầu của hệ thống Ngân hàng ĐT&
PTVN, là Ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư và phát triển.
Bảng 3: Số liệu Tín dụng trung và dài hạn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
STĐ STĐ STĐ
Dư nợ tín dụng TDH 2,522,034 2,794,254 3,833,821
Nợ quá hạn TDH 398
Nợ xấu TDH (Nhóm 3,4,5) 51,980 60,076 76,676
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng TDH 84,865 83,828
(Nguồn: CN Sở Giao dịch 1)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Hoạt động tín dụng có sự chuyển biến mạnh mẽ. Cơ cấu dư nợ của hoạt động
tín dụng trung và dài hạn tăng qua các năm (từ 2.522.034trđ năm 2007 đến
3.833.821trđ năm 2009), đồng thời nợ xấu trung dài hạn cũng tăng (từ 51.980tr đ
năm 2007 đến 76.676trđ năm 2009), chính điều đó đã khiến cho lợi nhuận từ hoạt
động tín dụng trung dài hạn giảm dần qua các năm.
Điều đó cho thấy cuộc khủng hoảng nền kinh tế thế giới và lạm phát tăng cao
ở Việt Nam có ảnh hưởng to lớn tới hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam nói chung và tới hoạt động của CN SGD1 nói riêng.
1.1.3.3. Tình hình các hoạt động dịch vụ khác:
Thực hiện tốt chế độ thu chi tài chính, chế độ chứng từ, chế độ hạch toán kế
toán, chế độ mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động của chi nhánh theo quy định
của nhà nước. Mở rộng các hình thức dịch vụ như: thanh toán trong nước, thanh
toán quốc tế, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, thu đổi ngoại tệ, dịch
vụ nhắn tin tự động về hoạt động của tài khoản, thanh toán lương tự động cho cán
bộ công nhân viên và các dịch vụ khác. Chi nhánh đang nghiên cứu và áp dụng

chương trình dịch vụ ngân hàng tại nhà, nối mạng thanh toán với Kho bạc Nhà
nước, lắp đặt máy rút tiền tự động và điểm thanh toán thẻ qua POS/EDC để phục vụ
khách hàng.
Thu dịch vụ năm 2009 có nhiều chuyển biến tích cực, thu dịch vụ ròng tăng
Lê Thu Hằng Lớp: KTĐT 48D - QN
8
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương
trưởng 2,6% so với năm 2008. Một số hoạt động dịch vụ năm 2008 có mức tăng
trưởng khá như thu phí bảo lãnh, thu từ dịch vụ thanh toán…
Bảng 4: Các chỉ tiêu khác
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tuyệt đối %TT Tuyệt đối %TT Tuyệt đối %TT
III. CHỈ TIÊU KHÁC
1. Thu dịch vụ rỗng 76,850 55% 115,000 50% 118,000 2,6%
2. Lợi nhuận trước thuế 321,00 74% 428,000 33% 300,000 -29,9%
3. Tổng tài sản 17,999,521 27% 30,125,642 67% 20,456,321 -32,1%
(Nguồn: CN Sở Giao dịch 1)
1.1.3.3.1. Dịch vụ Ngân hàng:
Nhằm đáp ứng yêu cầu các hoạt động của một Ngân hàng hiện đại trong nền
kinh tế thị trường, các sản phẩm dịch vụ của CN SGD1 ngày càng được mở rộng
với các loại hình như: dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, dịch vụ
chuyển tiền mặt, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán thẻ, dịch vụ đại lý ODA
1.1.3.3.2. Nghiệp vụ bảo lãnh:
Bảo lãnh là một dịch vụ mạnh của CN SGD1, được triển khai thực hiện dưới
nhiều hình thức đa dạng và phong phú: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp
đồng, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh chất lượng hợp đồng
1.1.3.3.3. Công tác thanh toán:
Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Ngân hàng, trong xu thế hội nhập công

tác thanh toán trong nước đã có nhiều thay đổi đáng kể, từng bước được cải tiến
theo công nghệ tiên tiến, rút ngắn khoảng thời gian thanh toán. Trong những năm
gần đây, công tác thanh toán qua Ngân hàng đã được cải tiến rất nhiều giúp cho
công tác này đạt được yêu cầu về thời gian và chất lượng thanh toán đã tăng lên rất
nhiều qua các năm.
1.1.3.3.4. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
Theo xu hướng phát triển của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã
được phát triển và mở rộng cả chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm đa dạng hoá dịch vụ tổng
hợp của Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng. Hình thức này đang
từng bước được củng cố và hoạt động có tính nhất quán theo các mục tiêu quản lý và
kinh doanh của Ngân hàng trong từng giai đoạn. Với xu hướng lãi suất ngoại tệ trên thị
trường quốc tế ngày càng tăng nên việc huy động ngoại tệ vẫn đảm bảo hiệu quả.
Lê Thu Hằng Lớp: KTĐT 48D - QN
9
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương
1.1.3.3.5. Công tác kế toán - kho quỹ :
- Hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ phát sinh tại CN SGD
- Công tác chi tiêu tài chính tiết kiệm, đúng quy định của chế độ tài chính và
trong hạn mức quy định của Ngân hàng Đầu tư Trung ương.
- Phục vụ tốt công tác kiểm toán, báo cáo tài chính các năm.
- Công tác kho quỹ tuân thủ đúng các quy định về việc kiểm định, đánh giá
niêm phong và giao nhận, đảm bảo tiền mặt, ngoại tệ, tài sản quý.
1.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư của các DNNQD
tại CN SGD1 – Ngân hàng ĐT&PTVN:
1.2.1. Tổng quan về các dự án đầu tư của các DNNQD tại CN SGD1 – Ngân
hàng ĐT&PTVN:
1.2.1.1. Đặc điểm của các dự án đầu tư xin vay vốn của các DNNQD tại BIDV:
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay hoạt động rất đa dạng, trên
nhiều phương diện, họ chiếm một tỉ trọng hơn 80% dự án đầu tư xin vay vốn tại CN

SGD1 - Ngân hàng ĐT&PTVN và đòi hỏi có một số lượng vốn lớn và khó có thể tự
huy động được, vì thế việc đi vay từ ngân hàng là điều cần thiết đối với họ để có thể
mở rộng sản xuất, quy mô và tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên thì không phải bất cứ một doanh nghiệp nào khi vay vốn đều làm
ăn có lãi. Cũng có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, để lại cho ngân hàng một
khoản nợ khó thu hồi. Chính vì thế, ngân hàng phải quan tâm đến dự án của doanh
nghiệp, đặc biệt cần đẩy mạnh các dự án trung dài hạn giúp cho doanh nghiệp tìm
được phương án tối ưu đồng thời cũng làm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Các dự
án xin vay vốn NH của các DNNQD nói chung thường có những đặc điểm sau:
Về hồ sơ dự án: các DNNQD thường thiếu các giấy tờ liên quan đến quá
trình thẩm định dự án buộc cán bộ thẩm định ở CN SGD1 sẽ báo cáo phòng tín
dụng và đề nghị khách hàng bổ sung thêm. Tuy nhiên, các hồ sơ này Công ty sẽ bổ
sung trước khi giải ngân, do đó không ảnh hưởng đến việc thẩm định dự án.
Về dự án đầu tư: công việc đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tài
chính của khách hàng đa phần dựa trên các báo cáo của công ty gửi đến cho Ngân
hàng, thường các dự án đầu tư được lập không chuyên nghiệp hoặc phải đi thuê, và
không được phân tích đầy đủ các khía cạnh của dự án. Các số liệu của dự án thường
sai lệch nhiều. Việc lập dự án không đi sâu phân tích và thường rất sơ sài. Các dự
án thương mại dịch vụ chiếm trên 50% số dự án xin vay vốn. Chính vì vậy việc
Lê Thu Hằng Lớp: KTĐT 48D - QN
10
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương
thẩm định nội dung này cũng phức tạp, nhất là nhiều DNNQD có dự án xin vay vốn
tại CN SGD1 chưa có báo cáo của kiểm toán.
- Về khối lượng vốn xin vay: các DNNQD thường vay đến mức tối đa mà
CN SGD cho phép đối với từng loại dự án. Số vốn đề nghị vay thường chiếm tới
70% trong tổng số vốn đầu tư của dự án.
- Về thời gian cho vay: các dự án của các DNNQD thường vay với thời hạn
ngắn hạn và trung hạn tại CN SGD1.

Tóm lại, với bất kỳ một ngân hàng nào cũng đều phải đặc biệt quan tâm đến
vấn đề cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vì đây là nguồn thu
nhập chủ yếu cho ngân hàng và nó cũng tiềm ẩn đem lại nhiều rủi ro cho ngân
hàng. Do đó nó cần phải được quan tâm đúng mức.
1.2.1.2 Tình hình thẩm định và cho vay đối với các dự án đầu tư của các DNNQD:
a. Đối với doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt nhưng dự án cho vay
không khả thi:
- Đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, họ luôn muốn mở
rộng kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Tuy nhiên, khi cán bộ thẩm định dự án của
ngân hàng, bằng những nghiệp vụ của mình tính toán và dự đoán dự án là không
khả thi và có thể đem lại thua lỗ cho doanh nghiệp.
- Nếu ngân hàng cho doanh nghiệp vay thì rất có thể doanh nghiệp sẽ thua lỗ
và khả năng trả nợ từ dự án là khó. Với đạo đức trong nghề nghiệp, ngân hàng cần
cố vấn cho doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp tháo gỡ những sai sót, tìm ra những
nguyên nhân có thể xảy ra mà doanh nghiệp chưa biết nhằm giúp cho dự án của
doanh nghiệp có khả thi và đem lại lợi nhuận.
b. Đối với doanh nghiệp có tình hình tài chính không tốt nhưng dự án có
khả thi và có khả năng trả nợ:
- Với vai trò quan trọng của mình, ngân hàng sẽ xem xét thật kỹ lưỡng dự
án và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nếu dự án là hoàn toàn khả thi và hoàn
toàn có khả năng trả nợ thì dù tình hình tài chính tuy có không tốt thì ngân hàng vẫn
có thể cho doanh nghiệp vay nếu như doanh nghiệp thực hiện được đầy đủ các yêu
cầu của ngân hàng về tài sản đảm bảo, cũng như về thời gian trả nợ.
- Đối với doanh nghiệp đang trên đà thua lỗ thì việc cho vay vào dự án đầu
tư là rất rủi ro và có thể mất trắng. Vì vậy, đối với những doanh nghiệp này, cán bộ
thẩm định phải nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ lưỡng cũng như các yêu cầu của công
tác thẩm định tài chính dự án cho vay.
Lê Thu Hằng Lớp: KTĐT 48D - QN
11
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang

Phương
c. Đối với doanh nghiệp có tình hình tài chính không tốt và dự án không
khả thi nhưng lại là bạn hàng lâu năm:
- Đối với doanh nghiệp có tình hình tài chính không tốt và dự án không khả
thi nhưng lại là bạn hàng lâu năm thì đây là vấn đề hết sức nhạy cảm.
- Ngân hàng phải cùng với doanh nghiệp để tìm ra phương án khả thi, tìm ra
nguyên nhân có thể dẫn đến dự án không khả thi và vấn đề của doanh nghiệp. Từ đó nêu
ra các phương hướng nhằm giúp đỡ doanh nghiệp có thể vượt qua được giai đoạn khó
khăn. Đồng thời, ngân hàng cũng phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay có
đúng mục đích hay không, giúp đỡ để doanh nghiệp thực hiện dự án nhằm giúp doanh
nghiệp thu lợi nhuận, vượt qua giai đoạn khó khăn và đem lại doanh thu cho ngân hàng.
1.2.1.3. Kết quả thẩm định các dự án đầu tư của các DNNQD tại CN SGD1-
Ngân hàng ĐT&PTVN:
Bảng 5: Số liệu Tín dụng DN ngoài quốc doanh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
STĐ STĐ STĐ
Dư nợ tín dụng 5,143,976 5,843,208 6,970,584
Dư nợ NQD 1,337,434 2,045,123 2,962,498
Dư nợ ngắn hạn 1,096,696 1,717,903 2,606,998
Trung dài hạn 240,738 327,220 355,500
DNNN 3,575,063 3,476,709 348,529
Thành phần khác 231,479 321,376 348,529
Nợ quá hạn 159 68
Nợ quá hạn DNNQD 41 22
(Nguồn: CN Sở Giao dịch 1)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Sau 1 năm tỷ trọng cơ cấu dư nợ đã có sự thay
đổi lớn. Lượng vốn cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng mạnh
mẽ. Từ 1.337.434 triệu đồng năm 2007 đến năm 2009 đã lên đến 2.045.123 triệu

đồng . Tiếp tục tăng năm 2009 với 2.962.498 triệu đồng.
1.2.2. Thực trạng thẩm định dự án đầu tư của các DNNQD tại CN SGD1-
Ngân hàng ĐT&PTVN:
1.2.2.1. Sơ đồ quy trình thẩm định:
Sơ đồ 1: Quy trình thẩm định dự án đầu tư
Phòng tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định
Lê Thu Hằng Lớp: KTĐT 48D - QN
12
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương
1.2.2.2. Các phương pháp thẩm định dự án của các DNNQD tại CN SGD1 -
Ngân hàng ĐT&PTVN:
Hiệu quả của công tác thẩm định phụ thuộc vào phương pháp thẩm định và
cán bộ thẩm định. Hiện nay trong công tác thẩm định các dự án đầu tư của các
DNNQD CN SGD1 - Ngân hàng ĐT&PTVN đang sử dụng kết hợp 2 phương pháp
Lê Thu Hằng Lớp: KTĐT 48D - QN
13
Đưa yêu cầu, giao
hồ sơ vay vốn
Tiếp nhận hồ sơ
Chưa đủ điều kiện
thẩm định
Kiểm tra
sơ bộ hồ

Nhận hồ sơ để thẩm
định
Thẩm
định
Chưa


Chưa đạt yêu cầu
Kiểm tra.
kiểm soát
Lập báo cáo thẩm
định
Nhận lại hồ sơ và
kết quả thẩm định
Lưu hồ sơ/tài liệu
Đạt
Bổ sung, giải
trình
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương
đó là: Phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp phân tích độ nhạy.
- Phương pháp thẩm định theo trình tự :
Thẩm định DA theo trình tự được tiến hành theo một trình tự từ tổng quát
đến chi tiết, cụ thể, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau.
+ Thẩm định tổng quát :
Là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cần thẩm định của dự án,
qua đó đánh giá một cách chung nhất tính đầy đủ, phù hợp hợp lý của dự án: hồ sơ
dự án, tư cách pháp lý của chủ đầu tư Thẩm định tổng quát cho phép hình dung
khái quát về dự án, các vấn đề chủ yếu của dự án, mục tiêu, các giải pháp chủ yếu,
những lợi ích cơ bản. Từ đó hình dung ra quy mô, tầm cỡ của dự án, liên quan đến
các đơn vị nào, bộ phận nào, ngành nào, bộ phận nào là chính. Là cơ sở, căn cứ để
tiến hành bước thẩm định tiếp theo.
Thẩm định tổng quát được áp dụng ở CN SGD1 như sau: Sau khi khách hàng
nộp hồ sơ cho phòng tín dụng, phòng tín dụng sẽ chuyển sang cho phòng thẩm định.
Trưởng phòng thẩm định cùng với cán bộ phòng thẩm định sẽ tiến hành kiểm tra
tổng quát về dự án và hồ sơ khách hàng, xem xét xem hồ sơ khách hàng còn thiếu

những thông tin gì. Nếu thiếu thì phòng thẩm định sẽ gửi lên phòng tín dụng để
phòng tín dụng yêu cầu khách hàng bổ sung giấy tờ, thông tin liên quan. Nếu thông
tin đã đầy đủ thì cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định chi tiết hồ sơ khách hàng
và dự án đầu tư.
Ví dụ như dự án “ Đầu tư mua sắm 07 xe ôtô chassis chủng loại Kamaz
6540” của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX. Cán bộ thẩm định đã tiến
hành thẩm định tổng quát toàn bộ dự án. Sau khi tiến hành kiểm tra, cán bộ đã liệt
kê các giấy tờ còn thiếu của khách hàng, yêu cầu khách hàng bổ sung gồm: Quyết
định phê duyệt của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex v/v
phương án thuê gia công đóng mới xitéc, bọc bảo ôn, lắp đặt hệ thống công nghệ,
trang thiết bị hoàn chỉnh đối với 07 ôtô chassis Kamaz 6540 nhập khẩu để sử dụng là
phương tiện vận chuyển nhựa đường đặc nóng.
Lê Thu Hằng Lớp: KTĐT 48D - QN
14
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương
+ Thẩm định chi tiết:
Được tiến hành sau thẩm định tổng quát. Việc thẩm định này được tiến hành
tỉ mỉ, chi tiết cho từng nội dung cụ thể của dự án từ việc thẩm định các điều kiện
pháp lý đến việc thẩm định thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài chính và kinh tế
xã hội của dự án. Yêu cầu của việc thẩm định chi tiết là theo từng nội dung đầu tư
phải có ý kiến nhận xét, kết luận, đồng ý, không đồng ý, nêu rõ những gì cần phải
bổ sung, sửa đổi. Tuy nhiên mức độ tập trung khác nhau đối với từng nội dung tùy
thuộc đặc điểm dự án và tình hình thực tế.
Trong bước này người thẩm định phải đưa ra được những ý kiến đánh giá
đồng ý hay cần sửa đổi bổ sung hoặc không thể chấp nhận được. Tuy nhiên tùy
thuộc vào đặc điểm và tình hình cụ thể của dự án mà mức độ tập trung cho những
nội dung cơ bản có thể khác nhau.
Thẩm định chi tiết có thể phát hiện ra được những sai sót, kết luận rút ra từ
nội dung trước có thể là điều kiện để tiếp tục nghiên cứu. Nếu một số nội dung cơ

bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần đi vào thẩm định các
nội dung còn lại của dự án.
Sau khi hoàn tất công tác thẩm định và có những đề xuất thì cán bộ thẩm
định sẽ trình trưởng phòng thẩm định, trưởng phòng thẩm định phê duyệt và gửi lên
cho phòng tín dụng để tiến hành việc quyết định cho vay.
Ví dụ như dự án: “ Đầu tư mua sắm 07 xe ôtô chassis chủng loại Kamaz
6540” của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX. Sau khi tiến hành kiểm tra
hồ sơ pháp lý của khách hàng, yêu cầu bổ sung những giấy tờ còn thiếu, cán bộ
thẩm định đã tiến hành thẩm định các khía cạnh của dự án chi tiết hơn và sẽ được
trình bày rõ ở phần thẩm định dự án thực tế.
- Phương pháp phân tích theo độ nhạy: Để đánh giá được độ an toàn và
kiểm tra tính vững chắc của các kết quả tính toán trước sự biến đổi của các yếu tố
khách quan có thể xảy ra trong qua trình thực hiện dự án, cần phải tiến hành phân
tích độ nhạy của dự án.
- Nội dung phương pháp:
Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài
chính khi các yếu tố có liên quan chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy nhằm xem
xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố liên quan, hay
nói một cách khác phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều
kiện biến động của yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó.
Lê Thu Hằng Lớp: KTĐT 48D - QN
15
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương
Phân tích độ nhạy giúp cho chủ đầu tư biết được dự án nhạy cảm với những
yếu tố nào hay nói cách khác yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu
hiệu quả xem xét để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự
án. Nếu dự án vẫn đảm bảo có hiệu quả trong trường hợp xảy ra những tình huống
đó thì đó là dự án có tính vững chắc, có độ an toàn cao. Trong trường hợp ngược
lại, cần phải xem xét lại khả năng phát sinh các tình huống bất trắc để có thể đưa ra

các kiến nghị và biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục và hạn chế rủi ro.
- Các phương pháp phân tích độ nhạy :
+ Phương pháp 1: Phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố liên quan đến chỉ tiêu
hiệu quả tài chính nhằm tìm ra yếu tố gây nên sự nhạy cảm lớn của chỉ tiêu hiệu quả
xem xét.
+ Phương pháp 2: Phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố đến chỉ
tiêu hiệu quả tài chính xem xét để đánh giá độ an toàn của dự án.
+ Phương pháp 3: Cho các yếu tố có liên quan chỉ tiêu hiệu quả tài chính
thay đổi trong giới hạn thị trường, người đầu tư và quản lí dự án chấp nhận được.
+ Phương pháp 4: Sử dụng độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên để phân tích độ
nhạy.
Nhận xét: Ở CN SGD1 để tiến hành phân tích độ nhạy thì cán bộ thẩm định
sẽ dựa vào các nguồn thông tin thu thập và sẽ sử dụng phần mềm Excel để tiến hành
phân tích các biến động sau: lạm phát, tăng giảm lãi suất, đột biến trong giá thành
của chi phí nguyên vật liệu.
1.2.2.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư của các DNNQD tại CN SGD1 - Ngân
hàng ĐT&PTVN:
a. Kiểm tra hồ sơ khách hàng, hồ sơ dự án đầu tư xin vay vốn và hồ sơ
đảm bảo tiền vay:
Đối với khách hàng là DNNQD thì CN SGD1 Ngân hàng ĐT&PTVN tiến
hành kiểm tra hồ sơ để xem xét tính đầy đủ hợp lệ của các giấy tờ cung cấp các
thông tin cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng. Cụ thể là:
- Hồ sơ về khách hàng vay vốn:
+ Các tài liệu chứng minh năng lực quản lý của khách hàng: đối với khách
hàng là doanh nghiệp Việt Nam và đối với khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài.
+ Các tài liệu liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và khả
năng tài chính của khách hàng: báo cáo tài chính 3 năm gần nhất hoặc báo cáo tài
Lê Thu Hằng Lớp: KTĐT 48D - QN
16

Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương
chính đến thời điểm gần nhất đối với pháp nhân hoạt động chưa được 3 năm.
- Hồ sơ về dự án đầu tư vay vốn và phương án vay vốn: bao gồm phương án
SXKD, khả năng, vay trả, nguồn trả, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, năng
lực tài chính, các hợp đồng kinh tế, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi( nếu có), báo
cáo nghiên cứu khả thi,…
+ Thiết kế tổng dự toán,quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật.
+ Các văn bản khác như: quyết định, văn bản chỉ đạo, tham gia ý kiến, các
văn bản liên quan, chế độ ưu đãi trợ cấp…của các cấp ngành có liên quan, và các tài
liệu khác liên quan đến dự án đầu tư.
- Hồ sơ đảm bảo tiền vay: bao gồm các văn bản quyết định theo quy định của
pháp luật và Hội sở chính Ngân hàng ĐT&PTVN
Nhận xét: Trong những năm vừa qua CN SGD1 đã hoàn thành rất tốt nội
dung này. Đối với từng dự án cán bộ thẩm định tiến hành kiểm tra đầy đủ giấy tờ
nếu có thiếu sót thì cán bộ sẽ báo cáo phòng tín dụng và đề nghị khách hàng bổ
sung thêm.
b. Thẩm định khách hàng vay vốn:
b1. Thẩm định tư cách pháp nhân, năng lực pháp lý của DN:
Tìm hiểu chung về Doanh nghiệp
Sau đây là những thông tin chung cần tìm hiểu:
- Lịch sử công ty
- Những thay đổi về vốn góp
- Những thay đổi trong cơ chế quản lý
- Những thay đổi về công nghệ hoặc thiết bị
- Những thay đổi về sản phẩm
- Lịch sử về các quá trình liên kết, hợp tác, giải thể
- Loại hình kinh doanh của công ty hiện nay là gì
- Khía cạnh chính trị và xã hội đằng sau các hoạt động kinh doanh này
- Điều kiện địa lý (địa lý kinh tế)

Đánh giá tư cách pháp nhân và năng lực pháp lý của DN:
- Khách hàng vay vốn có trụ sở tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố nơi
Ngân hàng ĐT&PTVN / CN SGD1 cho vay có trụ sở trên địa bàn đó không? Nếu
không phải giải trình rõ nguyên nhân và báo cáo Giám đốc CN SGD1.
- Khách hàng vay vốn là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự không?
(Pháp nhân phải được công nhận theo Điều 94 và Điều 96 Bộ luật dân sự và các quy
Lê Thu Hằng Lớp: KTĐT 48D - QN
17
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương
định khác của Pháp luật Việt Nam).
- Khách hàng vay vốn là doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp có đủ hành vi năng lực dân sự,
năng lực pháp luật dân sự và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
+ Công ty hợp doanh: Khách hàng vay vốn là công ty hợp doanh có hoạt
động theo luật doanh nghiệp? Thành viên công ty có đủ năng lực pháp luật dân sự,
năng lực hành vi dân sự?
- Điều lệ, quy chế tổ chức của khách hàng vay vốn có thể hiện rõ phương
thức tổ chức, quản trị, điều hành?
- Giấy phép đầu tư, chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề,
có còn hiệu lực trong thời hạn cho vay?
- Khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán phụ thuộc có giấy ủy quyền vay
vốn của pháp nhân trực tiếp?
- Mẫu dấu, mẫu chữ ký.
Xét ví dụ sau: “Xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp
Cơ khí năng lượng Agrimeco Tân Tạo” của Công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Cơ
khí năng lượng Agrimeco – Tân Tạo.
a. Đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng:
Công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Cơ khí năng lượng Agrimeco – Tân Tạo
(sau đây gọi là Công ty) là Công ty cổ phần, được thành lập từ năm 2007 theo Giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0503000261 ngày 24/10/2007 do Sở kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp với mức vốn điều lệ đăng ký: 500 tỷ đồng.
Công ty được sáng lập bởi Tổng công ty Cơ Điện Xây dựng Nông nghiệp và
Thuỷ lợi, Công ty Cơ khí điện Thuỷ lợi (đơn vị hạch toán phụ thuộc của TCT Cơ
điện Xây dựng Nông nghiệp và Thuỷ lợi) và Công ty cổ phần Đầu tư – Công nghiệp
Tân Tạo. Cơ cấu vốn góp của các cổ đông như sau:
- Công ty Cổ phần Đầu tư – Công nghiệp Tân Tạo: 245 tỷ đồng, chiếm
49%/Vốn điều lệ.
- Tổng công ty Cơ điện Xây dựng – Nông nghiệp và Thuỷ lợi: 230 tỷ đồng,
chiếm 46%/Vốn điều lệ.
- Công ty Cơ khí điện Thuỷ lợi: 25 tỷ đồng (là đơn vị hạch toán phụ thuộc
của Tổng công ty Cơ điện Xây dựng Nông nghiệp và Thủy lợi), chiếm 5%/Vốn điều
lệ.
Lê Thu Hằng Lớp: KTĐT 48D - QN
18
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương
Công ty Cổ phần KCN cơ khí năng lượng Agrimeco – Tân Tạo là Doanh
nghiệp mới được thành lập để đầu tư dự án. Hiện Công ty mới đang trong giai đoạn
hoàn thiện mô hình tổ chức, chuẩn bị dự án đầu tư nên chưa có nhiều thông tin để
đánh giá lịch sử hoạt động của Công ty.
b. Đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý:
- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp:
+ Điều lệ tổ chức, quản lý và hoạt động của Công ty;
+ Hợp đồng thành lập Công ty cổ phần KCN cơ khí năng lượng Agrimeco –
Tân tạo;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0503000261 ngày 24/10/2007 do
Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp;
+ Quyết định số 01/QĐ-HĐQT – 07 ngày 26/09/2007 của Hội đồng quản trị
v/v bổ nhiệm Tổng giám đốc, Ông Đặng Quang Hạnh;

+ Quyết định số 05/QĐ-HĐQT – 07 ngày 03/11/2007 của Hội đồng quản trị
v/v bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc, Ông Trần Xuân Lựu;
+ Quyết định số 03/QĐ-HĐQT – 07 ngày 02/11/2007 của Hội đồng quản trị
v/v bổ nhiệm kế toán trưởng, Bà Nguyễn Thị Kim Liên.
- Các Hồ sơ còn thiếu:
+ Giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên;
+ Kế hoạch, biện pháp góp vốn cụ thể, chi tiết
+ Biên bản bầu thành viên HĐQT, Chủ tịch HĐQT
+ Quyết định của HĐQT về việc uỷ quyền cho người đại diện vay vốn Ngân
hàng
+ Biên bản họp HĐQT và Nghị quyết thông qua việc vay vốn Ngân hàng.
- Hồ sơ tài chính:
+ Báo cáo tài chính năm 2007, 2008 của Công ty Cổ phần KCN Cơ khí năng
lượng Agrimeco – Tân Tạo.
+ Báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008 của TCT Cơ điện Xây dựng Nông
nghiệp và Thuỷ lợi.
+ Báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008 của Công ty Cổ phần Đầu tư và
Công nghiệp Tân Tạo.
Hồ sơ báo cáo tài chính tương đối đầy đủ và cung cấp các thông tin cần thiết
phục vụ quá trình xem xét, thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty.
Nhận xét của CBTĐ CN SGD1: Trên cơ sở hồ sơ pháp lý Công ty cung cấp,
Lê Thu Hằng Lớp: KTĐT 48D - QN
19
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang
Phương
Phòng Tài trợ Dự án nhận định Công ty có đầy đủ năng lực pháp lý để triển khai dự
án. Tuy nhiên, trong quá trình Ngân hàng xem xét cho vay, Công ty cần bổ sung một
số hồ sơ còn thiếu để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Nhận xét của SV: CN SGD1 đã hoàn thành nội dung này rất tốt vì cán bộ
thẩm định chỉ cần đối chiếu, kiểm tra các giấy tờ liên quan theo quy định của pháp

luật quy định rõ và có xác nhận của cơ quan chức năng là đảm bảo.
b2.Thẩm định năng lực điều hành và quản lý kinh doanh của DN:
Mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp:
- Quy mô hoạt động của doanh nghiệp?
- Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh?
- Số lượng lao động, trình độ lao động, cơ cấu lao động trực tiếp và gián
tiếp?
- Tuổi trung bình, thời gian công việc, mức thu nhập bình quân?
- Chính sách và kết quả tuyển dụng.
- Chính sách tăng lương, thưởng.
- Hiệu quả sản xuất: Doanh số trên đầu người, hiệu quả của giá trị gia tăng.
- Trình độ kỹ thuật, trình độ học vấn, kinh nghiệm và lĩnh vực của các kỹ sư
trong doanh nghiệp.
- Tình hình đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển về doanh số và thiết
bị, phát triển các sản phẩm mới, kiểu dáng, mẫu mã, hợp tác công nghệ.
Quản trị điều hành của ban Lãnh đạo:
- Danh sách ban Lãnh đạo, tuổi, sức khỏe, thời gian đã đảm nhiệm chức vụ.
- Trình độ chuyên môn .
- Kinh nghiệm, cách thức quản lý, đạo đức của người lãnh đạo cao nhất và
ban điều hành.
- Khả năng nắm bắt thị trường.
- Uy tín của lãnh đạo trong và ngoài công việc.
- Đoàn kết trong lãnh đạo và trong doanh nghiệp.
- Những biến động về nhân sự trong lãnh đạo của tổng công ty.
- Khả năng nắm bắt thị trường, thích ứng hội nhập thị trường.
- Ban quản lý có khả năng ra các quyết định dựa vào các thông tin tài chính
không?
- Việc ra quyết định có phải được tập trung vào một người và cách thức quản
lý của họ hay không?
Lê Thu Hằng Lớp: KTĐT 48D - QN

20

×