Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Hà Nội Sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.48 KB, 101 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, PHỤ LỤC 6
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HÀ NỘI
SÔNG HỒNG VÀ CÁC DỰ ÁN ĐƯỢC LẬP 13
1.1. Tổng quan về Công ty Hà Nội Sông Hồng 13
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 13
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ mội bộ phận 15
1.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 15
1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ mỗi bộ phận 16
1.1.2.2.1. Đại hội đồng cổ đông 16
1.1.2.2.2. Hội đồng quản trị 16
1.1.2.2.3. Ban kiểm soát 16
1.1.2.2.4. Ban Tổng giám đốc: 16
1.1.2.2.5. Phòng tổ chức hành chính 17
1.1.2.2.6. Phòng kế hoạch kỹ thuật 17
1.1.2.2.7. Phòng đầu tư 17
1.1.2.2.8. Phòng tài chính kế toán 17
1.2.2.2.9. Các đơn vị trực thuộc công ty 17
1.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty 18
1.2. Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty Hà Nội Sông Hồng 18
1.2.1. Qui mô và tốc độ tăng trưởng vốn 19
1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn 19
1.2.3. Nội dung vốn đầu tư 20
1.3. Tổng quan về các dự án được lập tại công ty Hà Nội Sông Hồng. 21
1.3.1. Số lượng và qui mô các dự án được lập 21
1.3.2. Đặc điểm các dự án được lập 22
SVTH: Nguyễn Tuấn Dũng
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI
CÔNG TY HÀ NỘI SÔNG HỒNG 23


2.1. Vai trò và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư
tại Công ty Hà Nội Sông Hồng 23
2.1.1. Vai trò công tác lập dự án 23
2.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập dự án 24
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự án đầu tư tại Công ty
25
2.2.1. Nhóm nhân tố con người 25
2.2.2. Nhân tố tổ chức 26
2.2.3. Cơ sở pháp lý của dự án 26
2.2.4. Công nghệ sử dụng trong quá trình lập dự án 26
2.3. Thực trạng công tác lập dự án tại Công ty Hà Nội Sông Hồng 26
2.3.1. Các căn cứ lập dự án 26
2.3.2. Quy trình lập dự án 27
2.3.3. Nội dung công tác lập dự án tại Công ty Hà Nội Sông Hồng 31
2.3.3.1. Sự cần thiết phải đầu tư 31
2.3.3.1.1. Mục tiêu đầu tư 31
2.3.3.1.2. Phân tích thị trường sản phẩm của dự án 32
2.3.3.1.3. Căn cứ pháp lý 34
2.3.3.2. Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật 34
2.3.3.2.1. Quy mô dự án và hình thức đầu tư 35
2.3.3.2.2. Nghiên cứu địa điểm khu vực xây dựng dự án 35
2.3.3.2.3. Giải pháp xây dựng công trình 36
2.3.3.2.4. Đánh giá tác động đối với môi trường của dự án 43
2.3.3.2.5. Phương án đền bù, giải phóng mặt bằng 46
2.3.3.2.6. Cách thức quản lý dự án và tiến trình thực hiện dự án 46
2.3.3.3 Nghiên cứu khía cạnh tài chính 47
SVTH: Nguyễn Tuấn Dũng
2
Chuyên đề tốt nghiệp
2.3.3.3.1. Xác định tổng mức đầu tư 47

2.3.3.3.2 .Xác định các nguồn tại trợ vốn cho dự án 50
2.3.3.3.3 .Tính các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính 50
2.3.3.4. Nghiên cứu khía cạnh kinh – tế xã hội 53
2.3.4. Các phương pháp sử dụng trong quá trình lập dự án 53
2.3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin 54
2.3.4.2. Phương pháp cộng chi phí 54
2.3.4.3. Phương pháp so sánh đối chiếu 54
2.3.5. Nhân sự và phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác lập dự án 55
2.3.6. Các nguồn thông tin phục vụ công tác lập dự án 55
2.4. Ví dụ minh họa cụ thể: “Dự án đầu tư xây dựng tòa nhà hỗn hợp
Nhà ở kết hợp Dịch vụ thương mại và Văn phòng cho thuê số 4 Chính
Kinh, Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội” 55
2.4.1. Sự cần thiết phải đầu tư 56
2.4.2. Quá trình thực hiện 58
2.4.3. Phân tích kỹ thuật 59
2.4.3.1. Qui mô dự án, lựa chọn hình thức đầu tư 59
2.4.3.2. Địa điểm xây dựng công trình và hiện trạng khu đất sử dụng
60
2.4.3.2.1. Địa điểm xây dựng công trình 60
2.4.3.2.2. Hiện trạng khu đất sử dụng 61
2.4.4. Giải pháp thực hiện 63
2.4.4.1. Giải pháp thiết kế quy hoạch 63
2.4.4.2. Giải pháp về kiến trúc 64
2.4.4.3. Giải pháp xây dựng 65
2.4.4.4. Đánh giá tác động môi trường dự án 65
2.4.5 Phân tích tài chính 65
SVTH: Nguyễn Tuấn Dũng
3
Chuyên đề tốt nghiệp
2.4.5.1. Tổng mức đầu tư 66

2.4.5.1.1. Chi phí xây dựng 66
2.4.5.1.2. Chi phí thiết bị 66
2.4.5.1.3. Chi phí tiền đất 67
2.4.5.1.4. Chi phí quản lý dự án và Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 67
2.4.5.1.5. Chi phí khác 67
2.4.5.1.6. Chi phí dự phòng và lãi vay đầu tư 67
2.4.5.2. Nguồn vốn đầu tư 68
2.4.5.3. Doanh thu của dự án 69
2.4.5.4. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dựa án 69
2.4.6. Phân tích khía cạnh kinh tế xã hội của dự án 70
2.5. Đánh giá công tác lập dự án 71
2.5.1 Đối với dự án “Toà nhà hỗn hợp Nhà ở kết hợp Dịch vụ thương
mại và Văn phòng cho thuê tại số 4 phố Chính Kinh” 71
2.5.1.1. Về quy trình lập dự án 71
2.5.1.2 .Về nội dung lập dự án 71
2.5.2. Đối với công tác lập dự án nói chung 73
2.5.2.1. Những kết quả đạt được 73
2.5.2.2. Một số hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến
chất lượng công tác lập dự án tại Công ty Hà Nội Sông Hồng 74
2.5.2.2.1. Một số hạn chế còn tồn tại 74
2.5.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế 75
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY 77
3.1. Định hướng phát triển của công ty giai đoạn 2011 – 2015 77
3.1.1. Định hướng sản xuất kinh doanh 77
3.1.2. Định hướng cho công tác đầu tư và lập dự án đầu tư 78
3.2. Phân tích SWOT trong hoạt động lâp dự án của công ty 78
SVTH: Nguyễn Tuấn Dũng
4
Chuyên đề tốt nghiệp

3.2.1. S (Strengths) – Điểm mạnh 78
3.2.2. W (Weaknesses) – Điểm yếu 79
3.2.3. O (Opportunities) – Cơ hội 79
3.2.4. T (Threats) – Thách thức 79
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án 79
3.3.1. Hoàn thiện quy trình lập dự án 79
3.3.2. Hoàn thiện nội dung lập dự án 80
3.3.2.1. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu thị trường 80
3.3.2.2. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu kỹ thuật 81
3.3.2.3. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu khía cạnh tài chính 82
3.3.3. Hoàn thiện phương pháp lập dự án 85
3.3.3.1.Phương pháp phân tích độ nhạy 85
3.3.3.2. Phương pháp toán xác suất 86
3.3.4. Đầu tư nguồn nhân lực phục vụ công tác lập dự án 86
3.3.5. Đổi mới khoa học – công nghệ phục vụ công tác lập dự án 88
3.3.6. Xây dựng kế hoạch và chiến lược đầu tư hợp lý cho công tác lập
dự án 89
3.4. Một số kiến nghị 89
KẾT LUẬN 91
PHỤ LỤC TÍNH TOÁN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
SVTH: Nguyễn Tuấn Dũng
5
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, PHỤ LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, PHỤ LỤC 6
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HÀ NỘI
SÔNG HỒNG VÀ CÁC DỰ ÁN ĐƯỢC LẬP 13
1.1. Tổng quan về Công ty Hà Nội Sông Hồng 13
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 13

1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ mội bộ phận 15
1.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 15
1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ mỗi bộ phận 16
1.1.2.2.1. Đại hội đồng cổ đông 16
1.1.2.2.2. Hội đồng quản trị 16
1.1.2.2.3. Ban kiểm soát 16
1.1.2.2.4. Ban Tổng giám đốc: 16
1.1.2.2.5. Phòng tổ chức hành chính 17
1.1.2.2.6. Phòng kế hoạch kỹ thuật 17
1.1.2.2.7. Phòng đầu tư 17
1.1.2.2.8. Phòng tài chính kế toán 17
1.2.2.2.9. Các đơn vị trực thuộc công ty 17
1.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty 18
1.2. Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty Hà Nội Sông Hồng 18
1.2.1. Qui mô và tốc độ tăng trưởng vốn 19
1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn 19
1.2.3. Nội dung vốn đầu tư 20
1.3. Tổng quan về các dự án được lập tại công ty Hà Nội Sông Hồng. 21
1.3.1. Số lượng và qui mô các dự án được lập 21
1.3.2. Đặc điểm các dự án được lập 22
SVTH: Nguyễn Tuấn Dũng
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI
CÔNG TY HÀ NỘI SÔNG HỒNG 23
2.1. Vai trò và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư
tại Công ty Hà Nội Sông Hồng 23
2.1.1. Vai trò công tác lập dự án 23
2.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập dự án 24
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự án đầu tư tại Công ty
25

2.2.1. Nhóm nhân tố con người 25
2.2.2. Nhân tố tổ chức 26
2.2.3. Cơ sở pháp lý của dự án 26
2.2.4. Công nghệ sử dụng trong quá trình lập dự án 26
2.3. Thực trạng công tác lập dự án tại Công ty Hà Nội Sông Hồng 26
2.3.1. Các căn cứ lập dự án 26
2.3.2. Quy trình lập dự án 27
2.3.3. Nội dung công tác lập dự án tại Công ty Hà Nội Sông Hồng 31
2.3.3.1. Sự cần thiết phải đầu tư 31
2.3.3.1.1. Mục tiêu đầu tư 31
2.3.3.1.2. Phân tích thị trường sản phẩm của dự án 32
2.3.3.1.3. Căn cứ pháp lý 34
2.3.3.2. Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật 34
2.3.3.2.1. Quy mô dự án và hình thức đầu tư 35
2.3.3.2.2. Nghiên cứu địa điểm khu vực xây dựng dự án 35
2.3.3.2.3. Giải pháp xây dựng công trình 36
2.3.3.2.4. Đánh giá tác động đối với môi trường của dự án 43
2.3.3.2.5. Phương án đền bù, giải phóng mặt bằng 46
2.3.3.2.6. Cách thức quản lý dự án và tiến trình thực hiện dự án 46
2.3.3.3 Nghiên cứu khía cạnh tài chính 47
SVTH: Nguyễn Tuấn Dũng
7
Chuyên đề tốt nghiệp
2.3.3.3.1. Xác định tổng mức đầu tư 47
2.3.3.3.2 .Xác định các nguồn tại trợ vốn cho dự án 50
2.3.3.3.3 .Tính các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính 50
2.3.3.4. Nghiên cứu khía cạnh kinh – tế xã hội 53
2.3.4. Các phương pháp sử dụng trong quá trình lập dự án 53
2.3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin 54
2.3.4.2. Phương pháp cộng chi phí 54

2.3.4.3. Phương pháp so sánh đối chiếu 54
2.3.5. Nhân sự và phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác lập dự án 55
2.3.6. Các nguồn thông tin phục vụ công tác lập dự án 55
2.4. Ví dụ minh họa cụ thể: “Dự án đầu tư xây dựng tòa nhà hỗn hợp
Nhà ở kết hợp Dịch vụ thương mại và Văn phòng cho thuê số 4 Chính
Kinh, Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội” 55
2.4.1. Sự cần thiết phải đầu tư 56
2.4.2. Quá trình thực hiện 58
2.4.3. Phân tích kỹ thuật 59
2.4.3.1. Qui mô dự án, lựa chọn hình thức đầu tư 59
2.4.3.2. Địa điểm xây dựng công trình và hiện trạng khu đất sử dụng
60
2.4.3.2.1. Địa điểm xây dựng công trình 60
2.4.3.2.2. Hiện trạng khu đất sử dụng 61
2.4.4. Giải pháp thực hiện 63
2.4.4.1. Giải pháp thiết kế quy hoạch 63
2.4.4.2. Giải pháp về kiến trúc 64
2.4.4.3. Giải pháp xây dựng 65
2.4.4.4. Đánh giá tác động môi trường dự án 65
2.4.5 Phân tích tài chính 65
SVTH: Nguyễn Tuấn Dũng
8
Chuyên đề tốt nghiệp
2.4.5.1. Tổng mức đầu tư 66
2.4.5.1.1. Chi phí xây dựng 66
2.4.5.1.2. Chi phí thiết bị 66
2.4.5.1.3. Chi phí tiền đất 67
2.4.5.1.4. Chi phí quản lý dự án và Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 67
2.4.5.1.5. Chi phí khác 67
2.4.5.1.6. Chi phí dự phòng và lãi vay đầu tư 67

2.4.5.2. Nguồn vốn đầu tư 68
2.4.5.3. Doanh thu của dự án 69
2.4.5.4. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dựa án 69
2.4.6. Phân tích khía cạnh kinh tế xã hội của dự án 70
2.5. Đánh giá công tác lập dự án 71
2.5.1 Đối với dự án “Toà nhà hỗn hợp Nhà ở kết hợp Dịch vụ thương
mại và Văn phòng cho thuê tại số 4 phố Chính Kinh” 71
2.5.1.1. Về quy trình lập dự án 71
2.5.1.2 .Về nội dung lập dự án 71
2.5.2. Đối với công tác lập dự án nói chung 73
2.5.2.1. Những kết quả đạt được 73
2.5.2.2. Một số hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến
chất lượng công tác lập dự án tại Công ty Hà Nội Sông Hồng 74
2.5.2.2.1. Một số hạn chế còn tồn tại 74
2.5.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế 75
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY 77
3.1. Định hướng phát triển của công ty giai đoạn 2011 – 2015 77
3.1.1. Định hướng sản xuất kinh doanh 77
3.1.2. Định hướng cho công tác đầu tư và lập dự án đầu tư 78
3.2. Phân tích SWOT trong hoạt động lâp dự án của công ty 78
SVTH: Nguyễn Tuấn Dũng
9
Chuyên đề tốt nghiệp
3.2.1. S (Strengths) – Điểm mạnh 78
3.2.2. W (Weaknesses) – Điểm yếu 79
3.2.3. O (Opportunities) – Cơ hội 79
3.2.4. T (Threats) – Thách thức 79
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án 79
3.3.1. Hoàn thiện quy trình lập dự án 79

3.3.2. Hoàn thiện nội dung lập dự án 80
3.3.2.1. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu thị trường 80
3.3.2.2. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu kỹ thuật 81
3.3.2.3. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu khía cạnh tài chính 82
3.3.3. Hoàn thiện phương pháp lập dự án 85
3.3.3.1.Phương pháp phân tích độ nhạy 85
3.3.3.2. Phương pháp toán xác suất 86
3.3.4. Đầu tư nguồn nhân lực phục vụ công tác lập dự án 86
3.3.5. Đổi mới khoa học – công nghệ phục vụ công tác lập dự án 88
3.3.6. Xây dựng kế hoạch và chiến lược đầu tư hợp lý cho công tác lập
dự án 89
3.4. Một số kiến nghị 89
KẾT LUẬN 91
PHỤ LỤC TÍNH TOÁN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
SVTH: Nguyễn Tuấn Dũng
10
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc về sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, đến nay nước
ta đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng vào loại nhanh nhất
trong khu vực và trên thế giới, được đánh giá cao về thành tích xoá đói giảm nghèo
và phát triển con người, đã bước sang ngưỡng của nước có thu nhập trung bình
thấp. Để đạt được những thành tựu to lớn đó, không thể thiếu vai trò quan trọng của
hoạt động đầu tư phát triển nhất là đầu tư xây dựng cơ bản. Trong đó sự đóng góp
của các công ty xây dựng góp phần không nhỏ thay đổi bộ mặt đất nước.
Tổng công ty cổ phần Sông Hồng là một đơn vị mạnh có truyền thống trong đầu
tư các công trình xây dựng ở Việt Nam. Hiện nay, Tổng công ty đã tiến hành cổ
phần hóa và chuyển sang mô hình hoạt động công ty mẹ công ty con. Công ty cổ

phần Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Hà Nội Sông Hồng là một trong những
công ty con đó. Trong thời gian qua, ngoài lĩnh vực đầu tư chính là kinh doanh bất
động sản Công ty đã tiến hành đầu tư trên lĩnh vực xây dựng với số lượng dự án
ngày càng tăng. Có được những kết quả này là nhờ đóng góp rất lớn của công tác
lập dự án tại Công ty. Tuy nhiên để đứng vững và từng bước tạo thương hiệu trên
thị trường xây dựng đang có sự cạnh tranh gay gắt công ty cần phải hoàn thiện hơn
nữa công tác lập dự án đầu tư.
Là sinh viên khoa Đầu tư – trường Đai học Kinh tế quốc dân, em rất vinh dự khi
có cơ hội được thực tập tại Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Hà
Nội Sông Hồng. Em đã có cơ hội tìm hiểu về tình hình đầu tư cũng như công tác lập
dự án đầu tư tại công ty. Để tìm ra những giải pháp nhằm phát huy những kết quả
đạt được, khắc phục hạn chế còn tồn tại trong quá trình đầu tư dự án tại công ty em
đã quyết định lựa chọn chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện công
tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản
Hà Nội Sông Hồng”.
SVTH: Nguyễn Tuấn Dũng
11
Chuyên đề tốt nghiệp
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu tổng quan về công ty Hà Nội Sông Hồng và các dự án được
lập.
Chương II: Thực trạng công tác lập dự án tại công ty Hà Nội Sông Hồng.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty Hà
Nội Sông Hồng.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của Ths. Trần Thị Mai Hoa và các anh
chị trong phòng Đầu tư công ty Hà Nội Sông Hồng đã tận tình giúp đỡ em hoàn
thành chuyên đề tốt nghiệp này!
SVTH: Nguyễn Tuấn Dũng
12
Chuyên đề tốt nghiệp

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HÀ
NỘI SÔNG HỒNG VÀ CÁC DỰ ÁN ĐƯỢC LẬP
1.1. Tổng quan về Công ty Hà Nội Sông Hồng
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Hà Nội Sông Hồng
(Hà Nội Sông Hồng) là một thành viên của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng -
Tập đoàn xây dựng Công nghiệp Việt Nam, được thành lập theo Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số: 0103020076 ngày 11 tháng 10 năm
2007 của Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội.
Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư
và xây dựng, trong nhiều năm, Hà Nội Sông Hồng đã và đang thực hiện nhiều dự
án, công trình xây dựng như: Dự án Tòa nhà Saphie Place tại số 4 phố Chính Kinh,
Thanh Xuân, Hà Nội; dự án Cống hoá kết hợp xử lý môi trường tuyến mương qua
cụm TTCN & CNN quận Cầu Giấy; Dự án BT tuyến đường nối đường Phan Trọng
Tuệ với đường Tả Thanh Oai – Đại Áng – Liên Ninh tại huyện Thanh Trì, Hà Nội;
Công trình Nhà thi đấu thể dục thể thao TP Đà Nẵng; Nhà máy nhiệt điện Vũng
Áng I, Ký túc xá Đại học Nông nghiệp Hà Nội, trụ sở Tỉnh ủy Thái Bình .v.v…
được khách hàng trong và ngoài nước, các Chủ đầu tư đánh giá cao.
Công ty hoạt động với phương châm phát triển bền vững, luôn phấn đấu trở
thành đối tác tin cậy và hiệu quả trên mọi lĩnh vực đầu tư xây dựng dân dụng công
nghiệp, khu đô thị, khai thác sản xuất vật liệu xây dựng…Những thành công đã đạt
được tạo nền tảng vững chắc cho Hà Nội Sông Hồng phát triển về mọi mặt.
Thông tin chung
• Tên công ty:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH BẤT
ĐỘNG SẢN HÀ NỘI SÔNG HỒNG
Tên giao dịch: HA NOI SONG HONG INVESTMENT AND TRADING
PROPERTY JOIN STOCK COMPANY
Tên viết tắt: HASOCO- HSC.,JSC
• Địa chỉ:

70 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố
SVTH: Nguyễn Tuấn Dũng
13
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 37173035
Fax: (84-4) 37173035
Email:
Website: hanoisonghong.com.vn
• Vốn điều lệ: 105.000.000.000 đồng (một trăm linh năm tỷ đồng)
SVTH: Nguyễn Tuấn Dũng
14
Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ mội bộ phận
1.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
SƠ ĐỒ 1.1. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC
SVTH: Nguyễn Tuấn Dũng
Đại đội đồng
cổ đông
Hội đồng Quản
Trị
Phòng Đầu tư
Ban Tổng
Giám đốc
Phòng Tài
chính Kế toán
Xí nghiệp
SX&KD
Vật liệu
XD

Ban Kiểm soát
Phòng kế hoạch
kỹ thuật
Phòng tổ chức
Hành chính
Sàn giao
dịch BĐS
Chi nhánh
Hà Tây
Chi nhánh
miền Trung
Xí nghiệp
xây lắp số
1
15
Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ mỗi bộ phận
1.1.2.2.1. Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có
quyền lực cao nhất của công ty, toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty
và có nhiệm vụ:
- Thông qua điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty.
- Bầu, bãi nhiễm hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
- Các nhiệm vụ khác do Điều lệ công ty quy định.
1.1.2.2.2. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất trong công ty. Hội đồng quản trị có
toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích,
quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ
đông. Hội đồng quản trị có trách có nhiệm vụ:
- Báo cáo trước đại hội đồng cổ đông tình hình kinh doanh, dự kiến phân phối lợi

nhuận, chia lợi cổ phần, báo cáo quyết toán năm tài chính, phương hướng phát
triển và kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy, quy chế hoạt động của công ty.
- Bổ nhiệm, bãi nhiệm và giám sát hoạt động của Giám đốc.
- Kiến nghị sửa đổi và bổ sung Điều lệ công ty.
- Quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông.
- Các nhiệm vụ khác do Điều lệ công ty quy định.
1.1.2.2.3. Ban kiểm soát
Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu. Ban kiểm soát thay mặt cổ đông
đảm bảo các quyền lợi của cổ đông và kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị
và điều hành của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và
Ban Tổng Giám đốc.
1.1.2.2.4. Ban Tổng giám đốc:
Gồm Tổng giám đốc và 3 phó Tổng giám đốc:
- Tổng giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty, điều hành hoạt động
hằng ngày của công ty; chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật
về các hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh.
- Phó Tổng giám đốc: các Phó Tổng giám đốc công ty giúp việc cho Tổng giám
đốc và phụ trách toàn bộ khâu tổ chức, kỹ thuật, kinh doanh của công ty; có quyền
SVTH: Nguyễn Tuấn Dũng
16
Chuyên đề tốt nghiệp
hạn quản lý và điều hành các công việc chuyên môn theo sự phân công hoặc sự ủy
quyền của Tổng giám đốc.
1.1.2.2.5. Phòng tổ chức hành chính
Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ quản lý lưu trữ hồ sơ, công văn giấy tờ, sử
dụng con dấu. Là bộ phận chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc trong công tác
sắp xếp nhân sự, tiền lương, chủ trì xây dựng các phương án và chế độ chính sách
lao động đào tạo đồng thời làm tham mưu cho Tổng giám đốc trong công tác pháp
chế, các hoạt động theo đúng pháp luật…theo dõi phong trào thi đua khen thưởng,

kỷ luật, tổ chức thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng.
1.1.2.2.6. Phòng kế hoạch kỹ thuật
Phòng kế hoạch kỹ thuật là bộ phận quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, có trách nhiệm điều hành các hoạt động lập kế hoạch sản xuất kinh doanh,
kế hoạch quản lý chất lượng, nghiên cứu thị trường, giám sát kiểm tra kiểm định các
thiết bị đo lường và thử nghiệm.
1.1.2.2.7. Phòng đầu tư
Tham mưu và theo dõi thực hiện công tác đầu tư các dự án nhằm mục đích kinh
doanh của công ty; khai thác thị trường kinh doanh bất động sản; tổng hợp báo cóa
phân tích kinh tế, hiệu quả đầu tư đối với các cơ quan nhà nước có liên quan, báo
cáo tổng công ty, công ty … theo quy định.
1.1.2.2.8. Phòng tài chính kế toán
Là bộ phận chuyên môn có chức năng theo dõi, hoạch toán, ghi chép các hoạt
động tài chính trong công ty; đảm bảo tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh
đạt hiệu quả và các hoạt động khác đã được phê duyệt; kiểm tra số liệu và lưu trữ
hóa đơn, chứng từ liên quan đến các hoạt động sản xuất của công ty, kiểm tra việc
lưu trữ các tài liệu hồ sơ về kế toán có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
theo yêu cầu của Tổng giám đốc và của pháp luật.
1.2.2.2.9. Các đơn vị trực thuộc công ty
• Chi nhánh Hà Tây – Công ty cổ phần đầu tư và Kinh doanh bất động sản Hà
Nội Sông Hồng.
- Địa chỉ: 70 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
• Chi nhánh Miền Trung – Công ty cổ phần đầu tư và Kinh doanh bất động sản
SVTH: Nguyễn Tuấn Dũng
17
Chuyên đề tốt nghiệp
Hà Nội Sông Hồng.
- Địa chỉ: phố Vĩnh Hòa, phường Thạch Linh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
• Chi nhánh Đà Nẵng – Công ty cổ phần đầu tư và Kinh doanh bất động sản
Hà Nội Sông Hồng.

- Địa chỉ: 361 Ngô Quyền, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
• Xí Nghiệp số 1 – Công ty cổ phần đầu tư và Kinh doanh bất động sản Hà
Nội Sông Hồng.
- Địa chỉ: 70 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
• Sàn Giao dịch Bất động sản – Công ty cổ phần đầu tư và Kinh doanh bất động
sản Hà Nội Sông Hồng.
- Địa chỉ: 70 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
• Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh VLXD – Công ty cổ phần đầu tư và Kinh
doanh bất động sản Hà Nội Sông Hồng.
- Địa chỉ: 70 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
1.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty
Theo giấy chứng nhận ĐKKD số 0103020076 ngày 11 tháng 10 năm 2007 do Sở
Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công
ty là:
- Xây dựng các dự án đô thị và khu công nghiệp;
- Xây dựng các dự án nguồn điện, vận hành khai thác và kinh doanh điện năng;
- Xuất khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh;
- Đào tạo cung ứng lao động trong nước (không bao gồm giới thiệu, tuyển chọn,
cung ứng nhân lực cho các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động);
- Kinh doanh phân bón và các loại hóa chất mà pháp luật không cấm;
- Kinh doanh bất động sản;
- Sản xuất vật liệu xây dựng;
- Môi giới bất động sản, định giá bất động sản, quản lý bất động sản, quảng cáo
bất động sản, đấu giá bất động sản, tư vấn bất động sản, sàn giao dịch bất động
sản;
- Đại lý mua, đại lý bán, phân phối máy móc, vật tư, thiết bị và hàng tiêu dùng;
- Kinh doanh xăng, dầu và các sản phẩm hóa dầu;
- Quy hoạch thiết kế kiến trúc công trình. Thẩm tra, thẩm định dự án, thiết kế kỹ
thuật tổng dự toán công trình.
Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Doanh nghiệp chỉ kinh doanh

khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
1.2. Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty Hà Nội Sông Hồng
SVTH: Nguyễn Tuấn Dũng
18
Chuyên đề tốt nghiệp
1.2.1. Qui mô và tốc độ tăng trưởng vốn
Trong giai đoạn 2007-2010 vốn đầu tư của Công ty liên tục tăng do đầu tư vào
các công trình cũng như trụ sở của Công ty. Qui mô vốn đầu tư qua các năm của
Công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1: Bảng vốn đầu tư của Công ty Hà Nội Sông Hồng giai đoạn
2007 - 2010
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 2010
1 Tổng vốn đầu tư Triệu đồng 15 35 70 105
2 Tốc độ gia tăng liên hoàn % - 133 100 50
3 Tốc độ gia tăng định gốc % - 133 366 600
Nguồn: Phòng đầu tư Công ty Hà Nội Sông Hồng
Tổng vốn đầu tư của Công ty qua các năm liên tục tăng với tốc độ gia tăng liên
hoàn trung bình trên 50%. Tuy tốc độ tăng trưởng cao nhưng về giá trị tuyệt đối đây
là một con số còn thấp. Ngay sau khi thành lập, Công ty đã tiến hành xây dựng trụ
sở mua sắm các đồ dùng trang thiết bị vẫn chưa đầu tư nhiều dự án do vậy năm
2007 vốn đầu tư chỉ là 15 tỷ đồng. Trong những năm tiếp theo Công ty đã bắt đầu
tham gia đầu tư các dự án bất động sản do đó vốn đầu tư tăng lên đáng kể và đạt
105 tỷ năm 2010. Trong những năm tới Công ty sẽ tiếp tục đầu tư nhiều dự án lớn
vì thế lượng vốn cần cho đầu tư cũng sẽ cao hơn.
1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn của Công ty được huy động chủ yếu từ 3 nguồn chính là: vốn tự có,
vốn vay các tổ chức tín dụng, và nguồn vốn khác. Cụ thể từng nguồn vốn được thể
hiện trong bảng sau:
Bảng 1.2. Bảng cơ cấu nguồn vốn đầu tư Công ty Hà Nội Sông Hồng
Đơn vị: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
1 Tổng vốn đầu tư 15 35 70 105
2 Vốn tự có 8 17 38 65
3 Vốn vay tín dụng 3 8 15 25
4 Vốn khác 4 12 17 25
Nguồn: Phòng đầu tư Công ty Hà Nội Sông Hồng
SVTH: Nguyễn Tuấn Dũng
19
Chuyên đề tốt nghiệp
- Vốn tự có: Công ty Hà Nội Sông Hồng sử dụng một tỷ trọng lớn vốn tự có trong
cơ cấu tổng vốn đầu tư. Nguồn tự có của công ty thường xuyên chiếm trên 50 %
cơ cấu vốn, năm 2007 tỷ lệ này là 53,3%, năm 2010 là 61,9%. Do đặc thù là
doanh nghiệp cổ phần hóa nên nguồn vốn chính của công ty là nguồn vốn tự có.
Việc sử dụng nguồn vốn này đầu tư thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của
công ty.Trong giai đoạn có nhiều biến động phức tạp như hiện nay thì nguồn tài
chính mạnh thể hiện nội lực của công ty, giúp công ty đứng vững trên thị trường
mà không quá phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
- Vốn vay tín dụng: Nguồn vốn tín dụng thương mại là một nguồn vốn không thể
thiếu để tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh. Trong những năm gần đây tỷ
trọng vốn vay của Công ty dao động khá đều khoảng 25% tổng vốn đầu tư. Nó
đáp ứng nhu cầu về vốn ngắn hạn trung và dài hạn, Công ty có thể huy động một
khối lượng vốn lớn, tức thời đảm bảo yêu cầu đâu tư dự án. Việc sử dụng nguồn
vốn này có thể mang lại cho doanh nghiệp những khoản tiết kiệm thuế hợp lý do
chi phí trả lãi vay được tính làm chi phí trước khi tính lợi nhuận trước thuế. Nếu
tính toán hợp lý doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản thuế thu nhập
hợp lý, qua đó tăng lợi nhuận.Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn này đi kèm với
nó là áp lực trả nợ. Do vậy khi sử dụng vốn vay phải chú ý đến cơ cấu vốn hợp
lý, đúng mục đích, quản lý tốt dòng tiền mặt, kì trả nợ, kì thu tiền, kế hoạch sản
xuất . Trong thời gian sắp tới, việc triển khai một số dự án sẽ gặp khó khăn do
lãi suất ngân hàng có xu hướng ngày càng tăng.

- Nguồn vốn khác: Đây là nguồn vốn được huy động từ khách hàng hoặc các đối
tác. Do đặc thù lĩnh vực đầu tư của Công ty là xây dựng công trình nhà ở, chung
cư cho nên Công ty có thể huy động nguồn vốn từ các đối tác, những cá nhân
mua nhà của dự án để xây dựng chính dự án từ khi dự án mới hoàn thành công
tác chuẩn bị đầu tư. Nguồn vốn này ngày càng tăng trong tổng vốn đầu tư của
công ty. Năm 2007 mới là 4 tỷ sang đến 2010 đã là 25 tỷ bằng nguồn vốn huy
động từ ngân hàng. Trong thời gian tới đây sẽ là nguồn vốn đóng vai trò ngày
càng quan trọng trong tổng vốn đầu tư của Công ty do khi sử dụng vốn này
không phải chịu áp lực phải trả nợ, không phải trả lãi vay .
1.2.3. Nội dung vốn đầu tư
Khi mới thành lập, Công ty chỉ tập trung vào lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh
doanh là nhận thầu xây dựng các công trình. Công ty đã thực hiện xong các dự án
SVTH: Nguyễn Tuấn Dũng
20
Chuyên đề tốt nghiệp
đầu tư như trong bảng dưới đây:
Bảng 1.3. Bảng các dự án đầu tư đã thực hiện xong
Đơn vị: Tỷ đồng
Dự án Năm đầu tư Vốn đầu tư
Xây dựng đường tránh nhà máy chế biến mủ cao su
2008 70,05
Xây dựng Nhà Máy Nhiệt Điện Vũng Áng I 2009 35,75
Xây dựng công trình nhà C3 Ký túc xã sinh viên
trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội
2010 24,264
Nguồn: Hồ sơ năng lực Công ty Hà Nội Sông Hồng
Giai đoạn từ 2009 đến nay, Công ty Hà Nội Sông Hồng đã từng bước đầu tư sâu
rộng hơn vào các dự án. Cùng với việc nhận thầu thi công xây dựng, công ty đã bắt
đầu lập và làm chủ đầu tư các dự án xây dựng nhà ở, khu đô thị:
- Tiếp tục thực hiện các dự án thi công xây dựng: Xây dựng khối nhà chính thuộc

Dự án xây dựng chợ Châu Ô – Quảng Ngãi, Xây dựng công trình nhà thi đấu
TDTT thành phố Đà Nẵng.
- Tham gia làm chủ đầu tư các dự án: Tòa nhà hỗn hợp nhà ở kết hợp dịch vụ
thương mại và văn phòng cho thuê số 4 Chính Kinh – Thượng Đình – Thanh
Xuân – Hà Nội; Tổ hợp thương mại, văn phòng cho thuê, nhà ở cao tầng và biệt
thự cao cấp Sơn Trà – Điện Ngọc, Thành phố Đà Nẵng.
Qua nội dung đầu tư của Công ty cho thấy rằng hoạt động đầu tư của Công ty
ngày càng được mở rộng và hiệu quả, đạt các chỉ tiêu đề ra của Công ty. Điều đó
càng chứng tỏ một điều rằng Công ty ngày càng khẳng định được vị thế của mình
trong lĩnh vực hoạt động của mình.
1.3. Tổng quan về các dự án được lập tại công ty Hà Nội Sông Hồng
1.3.1. Số lượng và qui mô các dự án được lập
Từ khi thành lập, Công ty Hà Nội Sông Hồng đã tiền hành lập và làm chủ đầu tư
các dự án sau:
Bảng 1.4. Bảng các dự án Công ty làm chủ đầu tư
Đơn vị: Tỷ đồng
TT Tên dự án Địa diểm Thời gian Trị giá
1
Tuyến đường Liên Ninh-
Đại Áng – Tả Thanh Oai
Thanh Trì, Hà
Nội
2010 - 2015 594
SVTH: Nguyễn Tuấn Dũng
21
Chuyên đề tốt nghiệp
2
Xây dựng Tòa nhà hỗn hợp
nhà ở kết hợp dịch vụ
thương mại và văn phòng

cho thuê
Số 04 Chính
Kinh, Thượng
Đình, Thanh
Xuân, Hà Nội
Từ 7/2010 đến
10/2012
492
3
Tổ hợp thương mại, văn
phòng cho thuê, nhà ở cao
tầng và biệt thự cao cấp Sơn
Trà – Điện Ngọc, Đà Nẵng
Thành phố Đà
Nẵng
Từ 4/2010 đến
2013
478
4
Dự án tòa nhà hỗn hợp 254
Thụy Khuê
Thụy Khuê, Tây
Hồ, Hà Nội
2011 - 2014 450
Nguồn: Hồ sơ năng lực công ty Hà Nội Sông Hồng
Công tác lập dự án mới được Công ty chú trọng từ năm 2009. Trong tương lai
Công ty tiến hành lập và làm chủ đầu tư thực hiện ngày càng nhiều tập trung vào
các dự án xây dựng nhà ở, chung cư, văn phòng cho thuê.
1.3.2. Đặc điểm các dự án được lập
Các dự án được lập tại Công ty vừa có những đặc điểm chung của các dự án đầu

tư nói chung vừa mang một số đặc điểm riêng của ngành xây dựng và của Công ty.
Các đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến công tác lập dự án tại Công ty:
Thứ nhất, phần lớn các dự án Công ty đã lập là dự án đầu tư về lĩnh vực xây
dựng do Công ty làm chủ đầu tư. Các dự án này chủ yếu là xây dựng khu chung cư
cao tầng, văn phòng cho thuê, biệt thự cao cấp… Ở các dự án này Công ty cũng tiến
hành thực hiện dự án và quản lý kinh doanh dự án sau đầu tư. Như các dự án xây
dựng Tòa nhà hỗn hợp nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại và văn phòng cho thuê ở
số 04 Chính Kinh- Thượng Đình – Thanh Xuân – Hà Nội; tổ hợp thương mại, văn
phòng cho thuê, nhà ở cao tầng và biệt thự cao cấp Sơn Trà – Điện Ngọc, Thành
phố Đà Nẵng, dự án đầu tư xây dựng khu chung cư 254 Thụy khuê – Tây Hồ - Hà
Nội … Chính vì vậy vấn đề quy hoạch thành phố, quy hoạch địa phương ảnh hưởng
rất lớn đến công tác lập dự án. Bên cạnh đó các quy định pháp luật liên quan đến
lĩnh vực đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản cũng có ảnh hưởng lớn đến
công tác lập dự án.
Thứ hai, nguồn vốn huy động để thực hiện các dự án của Công ty bao gồm: vốn
ngân sách nhà nước, vốn tự có của chủ đầu tư, vốn vay ngân hàng và vốn huy động
từ khách hàng. Đối với các dự án xây dựng khu nhà ở cao tầng và văn phòng
thương mại thì nguồn vốn huy động từ 3 nguồn vốn tự có của chủ đầu tư, vốn vay
SVTH: Nguyễn Tuấn Dũng
22
Chuyên đề tốt nghiệp
ngân hàng và vốn huy động từ khách hàng. Vì vậy khi lập dự án ở phần nghiên cứu
hiệu quả tài chính của dự án cần phải xác định chính xác tỷ suất chiết khấu dựa vào
tỷ suất chiết khấu bình quân từ các nguồn vốn.
Thứ ba, thời gian thực hiện các dự án tại Công ty có thường kéo dài từ 2 – 3
năm, một số dự án kéo dài trên 3 năm. Cụ thể như: Tổ hợp thương mại, văn phòng
cho thuê, nhà ở cao tầng và biệt thự cao cấp Sơn Trà – Điện Ngọc, Thành phố Đà
Nẵng từ 2010 – 2013; Tòa nhà hỗn hợp nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại và văn
phòng cho thuê ở số 04 Chính Kinh, Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội từ 2009 –
2012, tuyến đường Liên Ninh – Đại Áng – Tả Thanh Oai ở Thanh Trì – Hà Nội từ

2010 - 2015 … Vì vậy cán bộ lập dự án cần dự báo chính xác giá cả nguyên vật liệu
trong thời gian xây dựng công trình cũng như giá cả của sản phẩm khi dự án hoàn
thành. Có như vậy quá trình quản lý chi phí của dự án mới hiệu quả.
Thứ tư, các dự án được lập tại Công ty chủ yếu về lĩnh vực xây dựng nhà ở và
văn phòng thương mại cho nên kỹ thuật được sử dụng tuy phức tạp nhưng lại phổ
biến trong các công trình nhà ở cao tầng. Do đó các cán bộ lập dự án cần phải cập
nhật thông tin về kỹ thuật mới về nhà ở cao tầng ở các dự án khác, nghiên cứu các
giải pháp xây dựng mới qua đó nâng cao được chất lượng công trình trong một mức
đầu tư phù hợp.
Thứ năm, các dự án của Công ty chủ yếu phục vụ nhu cầu cho nhà ở và văn
phòng cho thuê trên địa bàn các đô thị lớn như Hà Nội, Đà nẵng. Với quá trình phát
triển nhanh về kinh tế, việc mở rộng quy mô thành phố Hà Nội thì nhu cầu về sản
phẩm của dự án là rất lớn. Vì vậy công tác dự đoán nhu cầu của thị trường trong
việc lập dự án đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của dự án của công ty.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI
CÔNG TY HÀ NỘI SÔNG HỒNG
2.1. Vai trò và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công
ty Hà Nội Sông Hồng
2.1.1. Vai trò công tác lập dự án
Là một doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh chính là Đầu tư và Kinh doanh
bất động sản, hàng năm Công ty Hà Nội Sông Hồng đã tiến hành đầu tư xây dựng
nhiều công trình nhà ở, chung cư, văn phòng cho thuê. Các dự án này có số vốn đầu
SVTH: Nguyễn Tuấn Dũng
23
Chuyên đề tốt nghiệp
tư lớn, kỹ thuật khá phức tạp. Do đó để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư được
tiến hành thuận lợi, đạt kết quả như mong muốn, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội
cao thì trước khi bỏ vốn đầu tư cần làm tốt công tác lập dự án đầu tư. Tức là phải
xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh thị trường, kinh tế kỹ thuật, tài chính,
điều kiện tự nhiên, môi trường pháp lý xã hội, có liên quan đến quá trình đầu tư,

đến sự phát huy tác dụng và hiệu quả đạt được của công tác đầu tư. Các dự án do
Công ty lập và làm chủ đầu tư, là người trực tiếp hưởng lợi từ việc khai thác vận
hành các dự án, do vậy khâu lập dự án có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, dự án
được soạn thảo tốt chính là bước đi khởi đầu tôt đẹp, là cơ sở vững chắc, tiền đề cho
việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả như mong muốn, đạt hiệu quả kinh
tế xã hội, làm tăng tính khả thi của dự án.
2.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập dự án
Trong thời gian qua Công ty đã tiến hành lập và thực hiện nhiều dự án xây dựng.
Các công trình đã đi vào hoạt động đã góp phần không nhỏ vào việc đáp ứng nhu cầu
về nhà ở của người dân, đáp ứng nhu cầu về khu vui chơi giải trí, khu văn phòng phục
vụ cho việc kinh doanh cho thành phố Hà Nội và một số tỉnh thành khác.
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp số liệu các dự án mà Công ty đã tham gia
Số lượng dự án công ty làm chủ đầu tư 4
Số lượng các dự án công ty tham gia 7
Tổng số dự án công ty tham gia 11
Nguồn Phòng đầu tư Công ty Hà Nội Sông Hồng
Qua số liệu dự án mà Công ty tham gia cho thấy tình hình thực hiện công tác
đầu tư dự án tại Công ty ngày càng mạnh, các dự án Công ty trực tiếp làm chủ đầu
tư dần tăng theo thời gian và đạt hiệu quả không những về số lượng mà chất lượng
dự án cũng ngày càng được nâng cao. Với các công trình tiêu biểu như: Tòa nhà
hỗn hợp nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại và văn phòng cho thuê số 4 phố Chính
Kinh, Thanh Xuân; Tổ hợp thương mại, văn phòng cho thuê, nhà ở cao tầng và biệt
thự cao cấp Sơn Trà – Điện Ngọc, Thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, dự án mà Công
ty Hà Nội Sông Hồng chỉ tham gia thi công vẫn chiếm tỷ lệ cao, bởi công tác lập dự
án tại Công ty chưa thực sự đạt chất lượng tốt nhất, một số dự án không thể tự lập
được và do Tổng công ty Sông Hồng giao cho thực hiện sau khi đã lập báo cáo
nghiên cứu khả thi. Điều đó chứng tỏ một điều rằng, dù năng lực lập dự án tại Công
SVTH: Nguyễn Tuấn Dũng
24
Chuyên đề tốt nghiệp

ty được nâng cao theo thời gian, nhưng vẫn còn gặp các hạn chế nhất định: về nhân
sự cho công tác lập dự án tại công ty không những thiếu về số lượng mà còn hạn
chế về năng lực lẫn kinh nghiệm, về phương pháp lập dự án,…Chính vì thế việc
hoàn thiện công tác lập dự án là một tất yếu khách quan nhằm nâng cao chất lượng
các dự án đầu tư, nâng cao uy tín của công ty trong lĩnh vực xây dựng. Để làm tốt
điều này cần có được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong Công ty và chính
những cán bộ trực tiếp tham gia công tác lập dự án.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự án đầu tư tại Công ty
2.2.1. Nhóm nhân tố con người
Đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến công tác lập dự án bởi dự án đầu
tư là một tập tài liệu mô phỏng ý định của các chủ đầu tư. Để có được một dự án thì
phải có ý tưởng dự án, có người lập dự án, có người thực hiện thi công dự án và có
người quản lý dự án. Do đó, khi nói đến các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự
án tại Công ty thì không thể không nói đến nhân tố con người. Trong công tác lập
dự án đầu tư có hai nhóm người có sự ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng dự án
đó là:
- Chủ đầu tư: là người chủ sở hữu, người vay vốn hoặc người được giao nhiệm vụ
trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo quyết định của pháp
luật. Chủ đầu tư chính là người lập dự án, họ có thể thuê các công ty tư vấn lập
dự án hoặc tự lập nếu đủ năng lực chuyên môn. Hiện nay, các dự án mà Công ty
Hà Nội Sông Hồng làm chủ đầu tư đều được phòng Đầu tư đảm nhiệm công tác
lập dự án.
- Nhà tư vấn lập dự án: đó chính là các cán bộ làm công tác lập dự án tại phòng
Đầu tư của Công ty Hà Nội Sông Hồng. Tất cả các dự án mà Công ty làm chủ
đầu tư đều do các cán bộ tại phòng Đầu tư lập. Những người tham gia công tác
lập dự án phải am hiểu về dự án, về quy trình và sự cần thiết phải lập dự án, phải
có trình độ chuyên môn, năng lực kĩ thuật phù hợp với dự án, phải hiểu sâu và
vận dụng đúng các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong phân tích và
đánh giá dự án. Ngoài ra do đặc điểm của lĩnh vực xây dựng có tính chất kỹ
thuật khá phức tạp nên các cán bộ phòng Đầu tư đều là những người có trình độ

Đại học và trên Đại học, tốt nghiệp từ các Trường Đại học chuyên ngành về
kinh tế và xây dựng.
SVTH: Nguyễn Tuấn Dũng
25

×