Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh và Xây dựng 126

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.99 KB, 55 trang )

Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của đất nước, trong những năm qua ngành xây dựng
cơ bản ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thương trường, đóng góp
lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế.
Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu đóng vai trò
chủ yếu của quá trình sản xuất và là tiên đề để hình thành nên sản phẩm mới. Đặc
biệt ngành xây dựng giao thông, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn trong chi
phí sản xuất (70% - 80%). Do đó muốn tối đa hóa lợi nhuận, bên cạnh việc sử dụng
đúng, đủ nguyên vật liệu doanh nghiệp còn phải sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguyên
vật liệu. Hơn nữa, vật liệu còn là một bộ phận quan trọng của hàng tồn kho do đó
việc hạch toán và quản lý nguyên vật liệu kịp thời cho sản xuất đồng thời kiểm tra,
giám sát được định mức tiêu hao nguyên vật liệu, ngăn chặn việc sử dụng lãng phí
vật liệu. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần phải sử dụng các công cụ
quản lý mà kế toán là công cụ giữ vai trò chủ đạo.
Kế toán nguyên vật liệu được thực hiện tốt sẽ giúp doanh nghiệp huy động và
sử dụng vốn có hiệu quả do tổ chức hợp lý việc cung cấp và dự trữ.Nhận thức được
tầm quan trọng của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất, sự cần thiết phải tổ
chức quản lý nguyên vật liệu và công tác kế toán nguyên vật liệu của Công ty, với
những kiến thức thu được trong quá trình học tập và trong thời gian tìm hiểu tại
Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh và Xây dựng 126, em đã chọn đề tài: “ Kế toán
nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh và Xây dựng 126 ” gồm 3
chương chính:
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ KINH DOANH VÀ XÂY DỰNG 126
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH VÀ XÂY DỰNG 126
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ KINH DOANH VÀ XÂY DỰNG 126
Nguyễn Thị Kim Anh MSV: BH190053
1


Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN
VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH
DOANH VÀ XÂY DỰNG 126 (CÔNG TY 126)
1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty 126
1.1.1 Khái niệm vật liệu trong doanh nghiệp
Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh và Xây dựng 126 là công Ty có quy
trình hoạt động chuyên thi công các công trình: Xây dựng công trình dân dụng, giao
thông, thủy lợi và mua bán vật liệu xây dựng, tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế kết
cấu công trình, tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình…
Nguyên vật liệu trong công ty có nhiều loại có vai trò và công dụng khác
nhau do đó việc phân loại nguyên vật liệu là cần thiết để góp phần hạch toán đúng
chi phí của từng loại nguyên vật liệu vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Phân
loại nguyên vật liệu trong công ty như sau:
Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua
ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để
chế tạo ra sản phẩm.
Nguyên vật liệu là tài sản lưu động, thuộc nhóm hàng tồn kho, được doanh
nghiệp mua sắm, dự trữ trong quá trình sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn lưu
động.
1.1.2 Đặc điểm của nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động đã trải qua tác động của lao động con
người và được các đơn vị sản xuất sử dụng làm chất liệu ban đầu để tạo ra sản
phẩm.
Chỉ tham gia một chu kỳ sản xuất nhất định và trong chu kỳ sản xuất đó vật
liệu sẽ bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị biến đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành
thực thể của sản phẩm.
VD: xăng, dầu, nhớt, … bị tiêu hao toàn bộ;
Nguyễn Thị Kim Anh MSV: BH190053
2

Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
Về mặt giá trị: khi tham gia vào quá trình sản xuất thì giá trị của vật liệu sẽ
được chuyển toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
1.1.3 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu
1.1.3.1 Phân loại nguyên vật liệu:
Dựa vào nội dung, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp NVL được chia thành :
– Nguyên vật liệu chính : Là những nguyên liệu, vật liệu sau quá trình gia
công chế biến cấu thành hình thái vật chất chủ yếu cảu sản phẩm
– Nguyên vật liệu phụ : Là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình
sản xuất được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để hoàn thiện và tăng chất lượng
sản phẩm, tăng chất lượng NVL chính.
– Nhiên liệu, năng lượng : Là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong
quá trình sản xuất kinh doanh như : than, củi, xăng, dâu, khí đốt Nhiên liệu có
những yêu cầu kỹ thuật quản lý khác nhau với vật liệu phụ thông thường.
1.1.3.2 Đánh giá Nguyên vật liệu
Khi đánh giá nguyên vật liệu phải tuân thu nguyên tắc sau đây :
– Nguyên tắc giá gốc : áp dụng theo chuẩn mực kế toán số 02 “ hàng tồn
kho” thì NVL phải được đánh giá theo giá gốc. Giá gốc hay còn được gọi là trị giá
vốn thực tế của NVL là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được NVL đó
tại thời điểm hiện tại.
Việc xác định trị giá vốn thực tế của NVL còn phải được tiến hành theo các
thời điểm cụ thể sau :
• Tại thời điểm mua
• Tại thời điểm nhập kho
• Tại thời điểm xuất kho
• Tại thời điểm xác định là tiêu thụ
– Nguyên tắc thận trọng
– Nguyên tắc nhất quán
Nguyễn Thị Kim Anh MSV: BH190053
3

Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
Đánh giá NVL theo trị giá vốn thực tế:
* Trị giá vốn thực tế của NVL nhập kho : được xác định theo từng nguồn
nhập
– Đối với NVL mua ngoài : trị giá vốn thực tế của NVL được xác định như
sau
Trị giá vốn thực giá mua Chi phí Các khoản Các khoản chiết
tế của NVL mua = theo hóa + thu + thuê không – khấu, giảm giá
ngoài đơn mua được hoàn lại nếu có
– Đối với NVL tự gia công chế biến thì trị giá vốn thực tế được các định là :
Trị giá vốn thực tế Trị giá thực tế của Chi phí gia
của NVL tự gia = NVL xuất dùng để + công, chế
công chế biến gia công, chế biến biến
– Đối với NVL thuê ngoài gia công chế biến thì trị giá vốn thực tế NVL bao
gôm:
Trị giá vốn thực tế Trị giá vốn thực tê Chi phí Chi phí
thuê của NVL thuê ngoài = Của NVL đem đi thuê + vận chuyển + gia công, chế
gia công, chế biến gia công chế biến bốc dỡ biến
– Đối với vật tư nhận góp vốn liên doanh liên kết, vốn góp cổ phần thì trị giá
vốn thực tế là giá được các bên tham gia góp vốn liên doanh chấp nhận.
– Đối với các loại phế liệu thu hồi thì giá thực tế của nó được xác định là giá
ước tính hoặc xác định theo giá sử dụng để định giá.
* Trị giá vốn thực tế hàng xuất kho:
Theo chuẩn mực số 02 “hàng tồn kho”, thì trị giá thực tế của NVL xuất kho
xác định theo phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp này thì tính giá vốn thực tế của hàng xuất kho được tính
căn cứ vào số lượng vật tư xuất kho và đơn giá bình quân gia quyền, được xác định theo
công thức:
Trị giá vốn thực tế của Số lượng NVL Đơn giá bình
NVL xuất kho = xuất kho x quân gia quyền

Nguyễn Thị Kim Anh MSV: BH190053
4
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
Trong đó, đơn giá bình quân gia quyền được xác định theo 1 trong 3 cách sau:
– Đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ:
Trị giá vốn thực tế Trị giá vốn thưc tế
Đơn giá bình quân NVL tồn đầu kỳ + NVL nhập trong kỳ
cả kỳ dự trữ Số lượng NVL tồn Số lượng NVL nhập
đầu kỳ + trong kỳ
– Đơn giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập
Trị giá vốn thực tế của Trị giá vốn thực tế của
Vật tư còn lại sau lần + vật tư nhập tiếp sau
Đơn giá xuất trước lần xuất trước
bình quân =
Sau mỗi lần nhập Số lượng vật tư còn lại + Số lượng vật tư nhập
Sau lần xuất trước sau lần xuất trước
- Đơn giá bình quân gia quyền tồn đầu kỳ
1.1.4 Phân nhóm và mã hóa nguyên vật liệu
* Trong Nguyên vật liệu chính được phân thành các nhóm và mỗi nhóm được mã
hóa như sau:
STT Tên nhóm Mã hóa Ví dụ
1 Cáp 10CCU 10CCU316110: Cáp CU 3x16+1x10
2 Dây cáp treo 10TBDCT 10TBDCT4x25: Dây cáp treo 4x2.5
3 Dây điện thoại 10TBDDT 10TBDDT22x05: Dây điện thoại 2
(2x0.5)
4 Bê tông 1BT 1BT100: Bê tông mác 100
5 Cọc bê tông 1 COC 1 COC11A : Cọc BT DUL 400x400 -
loại 11A
6 Gạch 1G 1GAL3030: Gạch chỉ 30 (đỏ 30x30)
7 Thép 1T 1T301: Thép dây D1ly

8 Xi măng 1XM 1XMCFON : Xi măng chinfon
Nguyễn Thị Kim Anh MSV: BH190053
5
=
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
9 Tôn 1TON 1TON20: Tôn 20 ly
* Trong Nguyên vật liệu phụ được phân thành các nhóm và mỗi nhóm được mã hóa
như sau:
STT Tên nhóm Mã hóa Ví dụ
1 Aptomat 20AT 20AT1P16A : Aptomat MCB 1P-16A-
4.5KA
2 Băng dính 20BD 20BDINVA : Băng dính vàng
3 Bịt 20BIT 20BIT48: Bịt 48
4 Cây gỗ 20CG 20CG04: Cây gỗ I=4m
5 Cút nhựa 20CUT 20CUT34: Cút nhựa D34
6 Dây đồng 20DD 20DD2x15: Dây đồng mềm bọc PVC
dẹt 2x1.5
7 Đèn 20DDLD 20DDLD90: Đèn Downligh âm trần
compact
8 Đồng hồ 20DH 20DHASA65: Đồng hồ nước asashi 65
9 Đinh 20DIN 20DIN2: Đinh 2 phân
10 Ống 20OCS 20OCS18U : Ống cao su D18
11 Van 20VC 20VC26: Van cửa v26
12 Keo dán 20KEO Keo dán
13 Vữa 20VUAKC Vữa không co
14 Biển 2BSOCH Biển số căn hộ
15 Con lăn 2CLAN Con lăn
16 Đai treo 2DAI 2DAI110: Đai treo D110
17 Máy điều hòa 2DH 2DHFUJI12: Máy điều hòa Fujitsu
ASA12A

18 Ga 2GA 2GAINOX : Ga inox phi 76
19 Chếch 2OCH 2OCH25: Chếch 25
20 Gương 2GUONG Gương VIGLACERA
Nguyễn Thị Kim Anh MSV: BH190053
6
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
21 Côn thu 2OCTHU 2OCTHU140125: Côn thu 140/125
22 Măng song 2OMS 2OMS200: Măng song 200
23 Y 2OPVCY OPVCY110: Y 110
24 Tê 2OTE 2OTEO48: Tê 48
25 Vòi 2OVG90 2OVG90: Vòi gạt D15
26 Kép 2PKKSK 2OVG90: Kép sắt mã kẽm D40
27 Lơ thu sắt 2PKTS 2PKTS10050: Lơ thu sắt 100/50
28 Rắc co 2PKRCSMK 2PKRCSMK25: Rắc co sắt mạ kẽm
D25
29 Que hàn 2QH 2QH32: Que hàn 3.2 ly
30 Quạt 2QUAT 2QUAT : Quạt thông gió
31 Roăng 2PKRMB 2PKRMB100: Roăng MB 100
32 Sơn 2SON 2SONBO: Sơn, bia, gen
33 Tủ điện âm
tường
2TBDAT 2TBDAT812: Tủ điện âm tường chứa
8/12 Module
34 Chậu sơn hà 2TBSH 2TBSH860: Chậu sơn hà SH860
35 Hộp nối 2TBDHN 2TBDHN : Hộp nối 110x110
36 Bồn inax 2TBVSBON 2TBVSBON : Bồn inax
37 Bệt 2TBVSC 2TBVSC900: Bệt C900 VN
38 Bồn tắm 2TBVSEU 2TBVSEU4491: Bồn tắm khay vách
39 Vòi chậu 2TBVSTX 2TBVSTX108: Vòi chậu TX 108 LD
40 Thảm 2THAGA 2THAGA : Thảm gai

41 Vôi 2VOGA 2VOGA :Vôi gạt

* Trong Nhiên liệu được phân thành các nhóm và mỗi nhóm được mã hóa như sau:
STT Tên nhóm Mã hóa Diễn giải
1 Dầu HD40 3D40 Dầu HD 40
Nguyễn Thị Kim Anh MSV: BH190053
7
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
2 Dầu HD50 3D50 Dầu HD 50
3 Dầu máy 3DHOP Dầu máy
4 Dầu mobil 4l 3DMB Dầu mobil 4l
5 Dầu PLC komat 40 3DPLCKMAT Dầu PLC komat 40
6 Dầu thải 3DTHAI Dầu thải
7 Dầu Diezel 3DZ Dầu Diezel
1.2 Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu tại Công ty 126
1.2.1 Mục đích
Quy trình này đưa ra các yêu cầu thống nhất đối với việc thực hiện và kiểm soát
hoạt động mua hàng hoá, vật tư, thiết bị nhằm đảm bảo:
• Tính liên tục & kịp thời.
• Chất lượng & chủng loại hàng
• Giá cả hợp lý, hoá đơn đầy đủ, thanh toán nhanh gọn, tránh thất thoát.
1.2.2 Phạm vi
1.2.2.1 Quy trình này áp dụng cho việc thực hiện các hoạt động
• Tiếp nhận yêu cầu đặt hàng/cung cấp,
• Thu thập thông tin về hàng hoá trên thị trường,
• Kiểm tra chủng loại, chất lượng, giá cả,
• Mua hàng, giao nhận
• Sắp xếp, bảo quản hàng hoá
• Thủ tục nhập, xuất kho vật tư
• Thanh toán cho nhà cung cấp

• Thủ tục hoàn ứng
Nguyễn Thị Kim Anh MSV: BH190053
8
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
• Tập hợp, chuyển và lưu hồ sơ.
1.2.2.2 Quy trình này áp dụng cho các bộ phận
• Tất cả các bộ phận có liên quan đến quá trình nhập, xuất hàng hoá, vật
tư, thiết bị.
1.2.3 Trách nhiệm
• Trưởng phòng Tài chính Kế toán chịu trách nhiệm xây dựng và đảm bảo
nội dung của quy trình này đầy đủ, chính xác, cập nhật.
• Các cá nhân liên quan có trách nhiệm tuân thủ việc áp dụng các quy định
trong quy trình này.
1.2.4 Nội dung
1.2.4.1 Trình tự theo các bước như sau
 Bước 1: Tập hợp các đề nghị mua vật tư, thiết bị phụ tùng
 Bước 2: Thu thập thông tin hàng hoá:
- Chất lượng, chủng loại
- Báo giá
 Bước 3: Đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp
 Bước 4: Mua hàng
 Bước 5: Giao nhận vật tư, lưu kho và bảo quản vật tư
 Bước 6: Thanh toán cho nhà cung cấp và lưu hồ sơ
 Bước 7: Báo cáo thanh toán ( hoàn ứng)
 Bước 8: Xuất vật tư
 Bước 9: Đối chiếu N-X-T giữa vật tư, kế toán và thủ kho
1.2.4.2 Mô tả
Nguyễn Thị Kim Anh MSV: BH190053
9
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân

* Thủ tục nhập:
• Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, các phòng ban có
liên quan lập dự trù xin cấp hàng hoá, vật tư, thiết bị. Dự trù xin cấp phải
thể hiện các tiêu thức sau:
- Tên hàng hoá
- Số lượng
- Yêu cầu chất lượng, chủng loại
- Mục đích sử dụng: ( hạng mục? công trình? )
- Xác nhận của trưởng bộ phận, chỉ huy trưởng công trình
• Phòng vật tư kết hợp với thủ kho kiểm tra hàng trong kho. Trường hợp
trong kho không còn hàng hoá, vật tư hoặc phát sinh các loại thiết bị mới,
Phòng vật tư căn cứ vào yêu cầu làm đề nghị mua hàng.
• Phiếu đề nghị mua hàng cần nêu rõ các nội dung:
o Loại vật tư, thiết bị.
o Số lượng cần mua.
o Mục đích sử dụng: ( hạng mục? công trình? )
o Báo giá vật tư (tối thiểu 03 báo giá của 3 nhà cung cấp)
o Đặc tính kỹ thuật, chủng loại
o Nhà cung cấp vật tư
o Thời gian từ khi lập yêu cầu cho đến khi nhận hàng
• Nhân viên mua hàng chuyển Phiếu đề nghị mua lên Phòng Tài chính kế
toán, kiểm tra, xác minh lại các thông tin và dự trù kinh phí mua hàng.
Khi đã được phòng kế toán trình lên Giám đốc Công ty phê duyệt, phòng
vật tư sẽ làm thủ tục tạm ứng theo đúng giá trị lượng hàng cần mua.
Nguyễn Thị Kim Anh MSV: BH190053
10
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
• Nhân viên mua hàng là người chịu trách nhiệm tiếp nhận các Phiếu đề
nghị mua hàng được duyệt, và tiến hành các thủ tục mua hàng.
• Hàng được mua về sẽ tiến hành bàn giao và nhập kho. Đối với các vật tư

có thể đưa ngay vào lắp đặt, sử dụng thì sẽ tiến hành nhập kho và xuất
kho ngay. Phiếu nhập kho phải thể hiện đầy đủ các tiêu thức:
- Người nhập, bộ phận, đơn vị công tác.
- Ngày, tháng nhập kho, nhập tại kho?
- Tên hàng hoá, vật tư nhập phải đúng với tên hàng hoá trên hợp đồng
mua bán đã ký kết. Trường hợp hợp đồng mua bán chưa được ký kết thì
cán bộ vật tư phải có trách nhiệm cung cấp cho thủ kho tên chùng loại
hàng hoá để có cơ sở vào phiếu nhập.
- Số lượng, đơn vị tính, đơn giá nhập.
- Đầy đủ chữ ký của các bên liên quan: người nhập, thủ kho, chỉ huy
trưởng công trường…
Lưu ý: Vật tư, hàng hoá phải được ghi đơn giá đầy đủ theo đúng hợp đồng mua
bán đã ký kết. Phòng vật tư có trách nhiệm báo lại đơn giá cho phòng kế toán chậm
nhất là 20 ngày kể từ ngày nhận hàng đối với những loại vật tư đặc thù, phải đặt
hàng sản xuất hoặc chua ký hợp đồng mua bán.
* Xuất vật tư:
• Căn cứ vào yêu cầu xuất hàng phục vụ cho việc thi công, lắp đặt có xác
nhận của phòng kỹ thuật, chỉ huy trưởng công trình và các phòng ban có
liên quan thủ kho tiến hành xuất vật tư.
• Viết phiếu xuất kho và điền đầy đủ các thông tin vào phiếu xuất kho như:
- Người nhận, bộ phận
- Ngày, tháng xuất kho
Nguyễn Thị Kim Anh MSV: BH190053
11
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
- Lý do xuất kho, xuất tại kho? (cụ thể theo từng hạng mục công trình,
từng công trình).
- Tên vật tư xuất, chi tiết về chủng loại vật tư như đã ghi nhận khi nhập
kho và trên hợp đồng mua bán vật tư.
- Số lượng, đơn vị tính

- Đầy đủ chữ ký của các bên liên quan: người nhận, thủ kho, chỉ huy
trưởng công trường…
Lưu ý: Việc xuất hàng ra khỏi kho và viết phiếu xuất phải được thực hiện
đồng thời. Trong mọi trường hợp tuyệt đối không được xuất hàng mà người
nhận chưa ký phiếu xuất.
* Thủ tục hoàn ứng
• Sau khi hàng hoá, vật tư thiết bị đã nhập kho, nhân viên mua hàng phải
tập hợp đủ hồ sơ làm thủ tục thanh toán cho lô hàng và hoàn ứng số tiền
đã tạm ứng để mua hàng.Thời gian gửi báo cáo hoàn ứng của tháng này là
từ ngày 1 đến 10 của tháng sau . Hồ sơ hoàn ứng cụ thể như sau:
 Đề nghị hoàn ứng kèm theo bảng chi tiết từng loại hàng hoá, vật
tư thiết bị được sử dụng cho hạng mục, công trình cụ thể.
 Hóa đơn tài chính do bên nhà cung cấp xuất (ghi đầy đủ chính
xác thông tin của Công ty)
 Biên bản đối chiếu với nhà cung cấp về số lượng, đơn giá, công
nợ.
 Phiếu giao nhận hàng (xe giao cát,đá, vận chuyển đất thải, …)
 Bảng theo dõi, xác nhận thời gian thuê máy, thuê dịch vụ ngoài.
 Giấy biên nhận, hoá đơn bán lẻ, xác nhận của người bán lẻ
 Phiếu nhập kho của Công ty
Nguyễn Thị Kim Anh MSV: BH190053
12
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
 Giấy tờ khác (nếu hợp đồng mua hàng yêu cầu) như chứng chỉ
CO,CQ, giấy bảo hành chất lượng sản phẩm ,…
Quy trình lập và luân chuyển chứng từ kế toán nguyên vật liệu.
1.3 Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của Công ty 126
Trách nhiệm của các phòng ban liên quan
1.3.1 Trách nhiệm của phòng kế toán
• Kiểm tra các thông tin trên phiếu Đề nghị tạm ứng

• Kiểm tra lại tính phù hợp, chính xác của các thông tin trên chứng từ hoàn
ứng.
• Kiểm tra, đối chiếu với thủ kho hàng tháng về số lượng nhập, xuất, tồn
• Trình giám đốc phê duyệt
• Đảm bảo quy trình thanh toán đúng, đủ, kịp thời phù hợp tiến độ yêu cầu.
• Chịu trách nhiệm hạch toán vào sổ kế toán của Công ty về hàng hoá, công
nợ.
1.3.2 Trách nhiệm của phòng vật tư
Nguyễn Thị Kim Anh MSV: BH190053
13
Bộ phận
kế hoạch
Thủ
trưởng,
kế toán
trưởng
Bộ phận
cung
ứng
Thủ
kho
Kế
toán
NVL
Nghiên
cứu nhu
cầu thu
mua, sử
dụng vật


Ký hợp
đồng
mua
hàng,
duyệt
lệnh
xuất
Lập
PNK,
PXK
Nhập
xuất,
vật tư

Ghi
sổ

Bảo quản

lưu trữ
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
• Lập kế hoạch mua hàng
• Tham gia cùng với thủ kho trong quá trình nhập hàng đảm bảo chất
lượng, chủng loại hàng hoá, vật tư nhập theo đúng hợp đồng kinh tế đã ký
kết.
• Lập đề nghị tạm ứng, làm thủ tục hoàn ứng theo đúng hướng dẫn ở phần
hoàn ứng nêu trên.
• Lập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho với đầy đủ thông tin theo quy định
• Ngày mùng 10 hàng tháng, tất cả các hóa đơn đầu vào vật tư của tháng
trước phải được gửi về phòng kế tóan. Phòng vật tư có trách nhiệm yêu

cầu nhà cung cấp xuất hóa đơn đúng thời hạn
• Hàng tháng lập bảng kê đối chiếu với nhà cung cấp thường xuyên về số
lượng thực nhận, số lượng đã xuất hoá đơn, số lượng hàng còn phải nhận,
còn phải xuất hoá đơn. Trong trường hợp hoá đơn về chậm, cần phải báo
cáo với phòng kế toán nhưng không quá 1 tháng tuỳ theo từng trường hợp
cụ thể.
• Lập bảng kê đối chiếu với thủ kho về số lượng nhập, xuất, tồn hàng
tháng.
Lưu ý: Trong trường hợp vật tư cần phải mua ngay để phục vụ công trường,
Phòng vật tư có thể điện thoại trực tiếp xin ý kiến của Ban giám đốc nhưng
tối đa sau 3 ngày vẫn phải hoàn thiện đúng theo thủ tục trên.
1.3.3 Trách nhiệm của thủ kho
Thủ kho là người chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý đối với tất cả các loại
vật tư trong kho. Công việc hàng ngày của thủ kho:
• Sắp xếp gọn gàng hàng trong kho theo đúng chủng loại
Nguyễn Thị Kim Anh MSV: BH190053
14
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
• Bảo quản và lưu giữ hàng hoá theo quy định. Báo cáo kịp thời với Công
ty trong trường hợp điều kiện kho bãi không đảm bảo, làm ảnh hưởng đến
chất lượng hàng hoá, vật tư thiết bị.
• Hàng ngày, ghi chép, cập nhật vào thẻ kho ngay, đầy đủ và đúng chủng
loại số lượng hàng thực nhập, thực xuất trên phiếu nhập, phiếu xuất kho
tại mỗi lần nhập, xuất .
• Theo dõi từng loại vật tư theo từng chủng loại trên thẻ kho, thường xuyên
đối chiếu giữa hàng tồn thực tế trong kho và số lượng tồn trên thẻ kho.
• Hàng tháng, lập báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn gửi và đối chiếu với
phòng kế toán, ký xác nhận tồn kho cuối tháng.
• Lưu giữ các chứng từ liên quan như yêu cầu xuất hàng của phòng kỹ
thuật, phiếu xuất, nhập kho.

• Trong trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế tại kho và sổ sách,
thất thoát, mất tài sản cần thông báo lên phòng kế toán để tìm biện pháp
xử lý. Nếu lỗi thuộc về thủ kho thì thủ kho phải hoàn toàn chịu trách
nhiệm và phải đền bù mọi thất thoát cho công ty.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH VÀ
XÂY DỰNG 126
Nguyễn Thị Kim Anh MSV: BH190053
15
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
2.1 Tổng quan về công ty 126
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty 126
Trong thế giới của sự phát triển không ngừng về mọi mặt, đứng trước nhiều
cơ hội thuận lợi cũng như thử thách, Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh và Xây
dựng 126 được thành lập theo quyết định số 60/2005/QH-11 của Luật Doanh nghiệp
tháng 6 năm 2007.
• Tên công ty: Công ty CP Đầu tư Kinh doanh và Xây dựng 126;
• Tên giao dịch quốc tế: 126 Investment Business and Contruction Joint Stock
Company;
• Địa chỉ: C12 TT Thời báo kinh tế Việt Nam, Đồng xa, Mai dịch, Cầu giấy,
Hà Nội;
• Điện thoại: 04.33117771/ 04.33117772 Fax: 04.33117773
• Tài khỏan: 26999829 - Tại Ngân hàng ACB – chi nhánh Thanh xuân, HN;
• Website: www.126jsc.com.vn Email: ;
• Số đăng ký kinh doanh: 0103016859 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà
Nội cấp ngày 18 tháng 04 năm 2007;
• Mã số thuế: 0102226302;
• Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ đồng Việt Nam). Trong đó:
- Vốn bằng tiền là: 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ đồng Việt Nam);
- Số cổ phần : 100.000 cổ phần;

- Loại cổ phần phổ thông;
- Mệnh giá cổ phần : 100.000 đồng (Một trăm nghìn đồng)
• Các cổ đông sáng lập:
STT Tên cổ đông sáng lập Vốn góp (VNĐ)
1 Bùi Quang Huy 2.000.000.000
2 Nguyễn thị Hoa 1.500.000.000
3 Đào thu Hà 1.500.000.000
4 Đào Quang Thép 2.000.000.000
Nguyễn Thị Kim Anh MSV: BH190053
16
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
5 Trần thị Nga 3.000.000.000
• Các ngành nghề kinh doanh chính:
- Tư vấn, thiết kế đầu tư xây dựng;
- Tư vấn, giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng và công
nghiệp;
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi,
bưu điện, công trình kỹ thuật, hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, công
trình cấp thoát nước, khu thương mại, siêu thị, văn phòng;
- Trang trí nội, ngoại thất công trình;
- Sản xuất, mua bán bê tông thương phẩm và cấu kiện bê tông;
- Đầu tư kinh doanh bất động sản;
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, khu vui chơi giải trí.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và kinh doanh
Công ty thực hiện các công việc:
* Về lĩnh vực xây dựng:
- Xây dựng các công trình cấp 2, các công trình bao che qui mô vừa;
- Tư vấn xây dựng;
- Tổng thầu dự án đầu tư xây dựng;
- Sửa chữa nhà cửa, trang trí nội thất các công trình xây dựng.

* Về lĩnh vực thương mại:
- Dịch vụ kinh doanh nhà, khách sạn;
- Buôn bán vật liệu xây dựng.
Với chức năng chính là đầu tư, thi công các công trình xây dựng dân dụng,
Công ty đã từng bước khẳng định vị trí và uy tín của mình trên thị trường. Từ một
tòa nhà ban đầu đến nay Công ty đã xây dựng được nhiều tòa nhà với hàng trăm căn
hộ, diện tích văn phòng từ trung đến cao cấp, giải quyết nhu cầu nhà ở và làm việc
cho hàng ngàn người. Công ty luôn lỗ lực đầu tư toàn diện mọi nguồn lực vật chất,
tinh thần để cung cấp các sản phẩm nhà ở, văn phòng, khu đô thị, khu công nghiệp,
Nguyễn Thị Kim Anh MSV: BH190053
17
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
khu nghỉ dưỡng đảm bảo chất lượng đáp ứng tốt yêu cầu sử dụng, phù hợp với nhu
cầu cải thiện nâng cao cảnh quan kiến trúc đô thị, môi trường làm việc cho cộng
đồng và xã hội. Trong đó có các công trình dự án đang triển khai thực hiện như :
Tòa nhà văn phòng và căn hộ CT3 (Khu ĐTM Văn Khê) ; Tòa nhà văn phòng và
căn hộ CT5c (Khu ĐTM Văn Khê) ; Tòa nhà văn phòng và căn hộ cao cấp CT1-103
tại quần thể USILK CITY đường Lê Văn Lương Đó là vinh dự lớn lao của công
ty, là sự ghi nhận những thành tích và cống hiến của công ty vào sự nghiệp phát
triển đất nước Việt Nam giàu mạnh.
Với định hướng mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới là đa dạng hóa sản
phẩm trên cơ sở phát triển ngành đầu tư kinh doanh bất động sản làm nòng cốt.
Công ty nỗ lực phất đấu phát huy mọi nguồn lực vật chất và tinh thần để tạo ra sự
tăng trưởng và bền vững nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của công ty.
Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh của công ty:
Là một doanh nghiệp tư nhân, Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh và Xây
dựng 126 cũng có quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh nhìn chung là giống so
với các doanh nghiệp trong ngành, được thể hiện khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất kinh doanh
Nguyễn Thị Kim Anh MSV: BH190053

18
Tổ chức hồ
sơ dự thầu
Thông báo
trúng thầu
Thông báo
nhận thầu
Chỉ định thầu
Lập phương án tổ
chức thi công
Bảo vệ phương án và
biện pháp thi công
Thành lập ban chỉ huy
công trường
Tiến hành tổ chức thi công theo
thiết kế được duyệt
Tổ chức nghiệm thu khối lượng và
chất lượng công trình
Công trình hoàn thành, làm quyết
toán bàn giao cho chủ thầu
Lập bảng nghiệm thu thanh
toán công trình
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Công ty 126
Công ty có bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung. Phòng kế
toán là cơ quan đầu mối về công tác kế toán, chịu sự quản lý trực tiếp của Ban
giám đốc.
Bộ máy kế toán của Công ty do kế toán trưởng điều hành trên cơ sở giao nhiệm
vụ cho từng nhân viên kế toán chịu trách nhiệm từng khâu hoặc từng phần công
việc của khâu đó, hình thành mối quan hệ giữa kế toán trưởng và các nhân viên kế

toán với nhau. Các đội sản xuất đều được nhân viên kế toán đến tận các công trình
để thực hiện tập hợp tài liệu sau đó tập trung về phòng kế toán công ty để tổng hợp
tính giá thành sản phẩm cuối cùng và xác định lỗ lãi.
Mối liên hệ giữa các bộ phận trong phòng kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau
2.1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 3. Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty 126
Nguyễn Thị Kim Anh MSV: BH190053
19
Kế toán trưởng
Kế toán
vật tư và
kho
Kế toán thuế,
ngân hàng và
công nợ
Kế toán tổng
hợp và giá
thành
Kế toán thanh
toánh, thủ quỹ,
và TSCĐ
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
2.1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của các kế toán phần hành
Kế toán trưởng
- Giúp ban giám đốc tổ chức chỉ đạo và thực hiện toàn bộ công tác kế toán,
thông tin và hạch toán kế toán tại đơn vị theo đúng quy định và chế độ kế toán nhà
nước quy định.
- Nhiệm vụ: Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán trong công ty. Tính
toán và có trách nhiệm nộp đúng đủ, kịp thời số liệu cần thiết cho cấp trên.
- Quyền hạn: Phân công và chỉ đạo trực tiếp các nghiệp vụ kinh tế, có quyền

yêu cầu các bộ phận khác trong công ty cung cấp đầy đủ số liệu và thông tin cần
thiết cho phòng kế toán .
- Các báo cáo kế toán, các chứng từ luân chuyển, phải có chữ ký của kế toán
trưởng mới có giá trị pháp lý.
Kế toán tổng hợp, giá thành
- Tập hợp các tài liệu của từng phần hành kế toán vào sổ kế toán tổng hợp,
theo dõi, kiểm tra các nguồn vốn, lập báo cáo kế toán.
- Theo dõi các hợp đồng kinh tế
- Đồng thời kiêm phần hành kế toán chi phí và tính giá thành:
Nguyễn Thị Kim Anh MSV: BH190053
20
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
- Tập hợp số liệu, xử lý số liệu do các đội trưởng đội xây dựng thi công dưới
các công trình đưa lên. Lựa chọn phương pháp tính giá thành và đối tượng tính giá
thành.
- Lập bảng tính giá thành công trình và xác định giá trị công trình dở dang.
Kế toán vật tư và kho
- Hạch toán, giám sát tình hình biến động nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
lao động, thành phẩm.
- Cung cấp và lập báo cáo tình hình nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ lao
động cuối kỳ.
- Tham gia công tác kiểm kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm.
Kế toán thuế, ngân hàng và công nợ:
- Kế toán ngân hàng: Theo dõi tình hình biến động tiền gửi tại các ngân hàng
và tiền mặt tồn quỹ tại công ty.
- Kế toán thuế: Tính đúng, đủ và giúp giám đốc các khoản phải thanh toán
nghĩa vụ cho nhà nước theo quý (năm) đúng quy định về thuế.
- Kế toán công nợ: Theo dõi doanh thu thực hiện của doanh nghiệp, thanh
toán các khoản nợ của công ty với bên ngoài và theo dõi các khoản nợ của khách
hàng với công ty.

Thủ quỹ, kế toán TSCĐ, kế toán thanh toán:
- Chịu sự chỉ đạo của ban giám đốc và kế toán trưởng.
- Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt diễn ra trong ngày, báo cáo tình hinh thu chi
hàng ngày.
- Quản lý chặt chẽ quỹ tiền mặt để tránh tình trạng thất thoát.
- Báo cáo thu chi hàng ngày, kiểm kê thực tế tồn quỹ mỗi cuối tháng và đối
chiếu với sổ kế toán thanh toán.
- Đồng thời kiêm phần hành kế toán tiền lương: Tính và nộp đủ tiền lương
của công nhân viên.
- Kế toán TSCĐ:
+) Lập sổ TSCĐ của công ty
Nguyễn Thị Kim Anh MSV: BH190053
21
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
+) Theo dõi tăng giảm các loại tài sản hiện có
+) Tính và phân bổ khấu hao tài sản hợp lý
+) Quản lý các công cụ dụng cụ đã xuất dùng hoăc dự trữ tại kho.
2.1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty 126
2.1.4.1 Một số chỉ tiêu tài chính của công ty đạt được trong 3 năm gần đây
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
1. Tổng tài sản 30.137.399.929 95.175.100.673 174.384.598.614
2. Tổng nguồn
vốn
30.137.399.929 95.175.100.673 174.384.598.614
3. Tổng nợ 30.028.211.500 93.488.299.349 170.061.665.425
4. Lãi (190.811.571) (422.387.105) (63.868.135)
5. Số lượng lao
động (Người)
75 95 150
6. Thuế nộp 0 56.000 5.251.673.330

7. Thu nhập bình
quân CBCNV
( đồng/tháng)
1.500.000 2.500.000 3.500.000
2.1.4.2 Bảng cân đối kế toán
Năm
Tài sản Nguồn vốn
TSCĐ&ĐTDH TSLĐ và ĐTNH Vốn chủ sở hữu Vốn vay
2007 1.587.180.220 28.550.219.709 109.188.429
2008 1.880.146.544 93.294.954.129 1.686.801.324 93.348.824.334
2009 2.912.103.105 169.218.115.509 4.322.933.189 164.709.992.095
2.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty 126
2.2.1 Chứng từ sử dụng
- Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh và Xây dựng 126 áp dụng chứng từ kế
toán quy định ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/3/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính các chứng từ kế toán về NVL bao gồm:
- Phiếu nhập kho (Mẫu 01-VT)
- Phiếu xuất kho (Mẫu 02-VT)
Nguyễn Thị Kim Anh MSV: BH190053
22
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03-VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hàng hoá (Mẫu 05-VT)
- Thẻ kho (Mẫu 06-VT)
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu 07-VT)
- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (Mẫu 02-BH)
- Hoá đơn cước phí vận chuyển (Mẫu 03-VT)
Trong các chứng từ trên, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ và biên bản kiểm
kê là các chứng từ hướng dẫn, còn lai là các chứng từ bắt buộc.
Đối với chứng từ bắt buộc, phải được lập kịp thời đầy đủ theo đúng quy định

về mãu biểu, nội dung phương pháp lập, đồng thời nguời phải chịu trách nhiệm về
các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ.
* Phương pháp kế toán chi tiết: Công ty áp dụng phương pháp kế toán chi tiết
nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song trên cơ sở các chứng từ:
– Hoá đơn giá trị gia tăng
– Phiếu nhập kho
– Phiếu xuất kho
Để tiến hành lập các sổ kế toán
– Thẻ kho
– Thẻ kho kế toán
2.2.2 Thủ tục nhập xuất nguyên vật liệu
2.2.2.1 Khi mua NVL về nhập kho
* Thủ tục nhập kho vật tư,: qua 3 chứng từ sau:
Hoá đơn (GTGT) của bên bán (biểu 1)
Biên bản kiểm nghiệm vật tư (biểu 2)
Phiếu nhập kho (biểu 3)
Khi vật tư về nhập kho, thủ kho có trách nhiệm sắp xếp vật liệu trong kho
một cách khoa học, hợp lý đảm bảo yêu cầu quản lý và thuận tiện cho việc theo dõi
Nhập - Xuất - Tồn. Phiếu nhập kho được ghi thành 3 liên.
Liên 2: Giao cho cá nhân để giảm nợ (Ông Hùng) kèm Hoá đơn GTGT.
Nguyễn Thị Kim Anh MSV: BH190053
23
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
Liên 3: Giao cho kế toán vật liệu để vào thẻ kho.
Liên 1: Lưu tại gốc
Ví dụ : Thẻ kho của NVL dây cáp tháng 10/2008
Đơn vị: C.ty CPĐT KD&XD126 THẺ KHO Mẫu số 06-VT
Tên kho: Bà Xê Ngày 23 tháng 10 năm 2008
Ban hành kèm theo QĐ số115/06-BTC
20/3/06 của Bộ tài chính

Tên nhãn hiệu quy cách vật tư: Dây cáp
Đơn vị tính: m
Mã số:
T
T
chứng từ Ngày
xuất
nhập
Số lượng Ký xác
nhận của
KT
Số
hiệu
Ngày Trích yếu Nhập Xuất Tồn
Số dư đầu tháng 20
1 66 20/1/08 Ông Hùng nhập dây cáp 300
2 91 25/1/08 Đội CT1 nhận dây cáp 300

Số dư cuối tháng 20
Phiếu nhập phải ghi rõ số phiếu nhập, ngày tháng năm lập phiếu, họ tên
người lập và phải có đầy đủ chữ ký những người liên quan
Khi nhận được các chứng từ nhập xuất vật tư do thủ kho chuyển đến, kế toán
tiến hành phân loại, sắp xếp số thứ tự phiếu nhập kho, phiếu xuất kho riêng cho từng
loại vật liệu và ghi vào thẻ kho, kế toán theo dõi cho cả năm, kế toán lập bảng chi
tiết mua nguyên vật liệu. Cuối tháng lấy số liệu từ bảng kê tổng hợp nhập kho NVL
kế toán vào chứng từ ghi sổ.
2.2.2.2 Khi xuất kho nguyên vật liệu
Căn cứ vào kế hoạch và tiến độ sản xuất sản phẩm. Đặc biệt căn cứ vào khối
lượng sản phẩm và định mức tiêu hao vật tư, phòng kinh doanh, phòng vật tư chủ
động đối chiếu vật tư hiện có trong kho để viết phiếu cấp phát vật tư cho đội công

Nguyễn Thị Kim Anh MSV: BH190053
24
Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân
trình, cho từng đối tượng sử dụng theo số lượng do Giám đốc Công ty duyệt. Cụ thể
thống kê vật tư căn cứ vào nhu cầu của từng đối tượng sản phẩm như làm nền
đường, mặt đường, rải thảm, gia công mới khuôn cống
Phiếu xuất kho vật tư cũng được ghi làm 3 liên:
+ 1 liên giao cho thủ kho lưu tại gốc để ghi thẻ,
+ 1 liên giao cho phòng kế toán,
+ 1 liên giao cho đơn vị nhận hàng.
Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán lập bảng kê chi tiết vật liệu cho đơn vị sử
dụng .
Đơn vị: PHIẾU XUẤT KHO Số 91 Mẫu số 02-VT
CTy CP ĐT KD & XD 126 Ngày 25 tháng 10 năm 2008
Họ tên người nhận hàng: Ông Nguyễn Hữu Thảo
Địa chỉ: Đội Công ty PTCN Hưng hà
Lý do xuất kho: Xuất bán cho Đội công trình 1 thi công CT3
Xuất tại kho: Đơn vị tính : đồng
TT
Tên nhãn hiệu, quy
cách phẩm chất vật tư
sản phẩm, hàng hoá

số
Đơn
vị
tính
Số lượng
Đơn
giá

Thành tiền
yêu
cầu
Thực
xuất
1 Dây cáp treo 4x2.5 M 300 300 89.000 26.700.000
2 Dây cáp treo 4x35
4(7/25)
- 50 50 50.000 2.500.000
3 Dây cáp treo 4x6 - 7 7 73.000 511.000
Chi phí vận chuyển M 357 36.000 12.852.000
Cộng: 42.563.000
Thuế VAT 10% 4.256.300
Tổng cộng x X X X x 46.819.300
(Bằng chữ: Bốn sáu triệu, tám trăm mươi chín ngàn, ba trăm đồng)
Thủ trưởng Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận
Thủ kho
Nguyễn Thị Kim Anh MSV: BH190053
25

×