Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hơp tác đầu tư Vilexim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 70 trang )

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Hồng
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi chuyển đổi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị
trường đã làm cho nền kinh tế sôi động hơn với sự cạnh tranh bình đẳng
giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp thương mại muốn tồn
tại để tự khẳng định mình và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường đòi hỏi
hàng hóa bán ra phải được thị trường, người tiêu dùng chấp thuận. Mục tiêu
của doanh nghiệp là hoạt động kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát
triển vốn để tạo tiền đề cho việc mở rộng thị phần trong nước cũng như
nước ngoài. Để bắt kịp xu hướng phát triển và không bị đẩy ra khỏi “cuộc
chơi”, các doanh nghiệp thương mại phải tổ chức tốt nghiệp vụ ở khâu bán
hàng, vì bán hàng là khâu quyết định trực tiếp đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp thương mại.
Bán hàng hay còn gọi là tiêu thụ là khâu cuối cùng trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Để tiêu thụ đạt hiệu quả, hàng
hóa bán ra phải có chất lượng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh đối với
các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Bởi có tiêu thụ tốt sản phẩm thì
doanh nghiệp mới đảm bảo hoạt động kinh doanh được thường xuyên và
liên tục. Qua đó doanh nghiệp sẽ tăng nhanh vòng quay vốn, có thu nhập để
bù đắp chi phí và tích lũy vốn đầu tư phát triển. Bán hàng có ý nghĩa đối
với doanh nghiệp thương mại, nền kinh tế cũng như toàn xã hội. Nó ảnh
hưởng trực tiếp, mang tính quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp thương mại. Nó cung cấp một lượng sản phẩm hàng hóa
thiết yếu cho nhu cầu sản phẩm hàng ngày của người dân và nhu cầu sản
xuất của các ngành kinh tế khác có liên quan. Để hoàn thành tốt kế hoạc
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Phạm Kim Ngân
1
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Hồng
tiêu thụ sản phẩm hàng hóa mỗi doanh nghiệp đều cần có những biện pháp
tổ chức và quản lý mà trong đó kế toán nghiệp vụ bán hàng giữ vai trò quan


trọng. Việc tổ chức hợp lý quá trình hạch toán kế toán nghiệp vụ bán hàng
giữ vai trò quan trọng. Việc tổ chức hợp lý quá trình hạch toán kế toán
nghiệp vụ bán hàng là yêu cầu hết sức cần thiết không riêng gì với bất cứ
doanh nghiệp thương mại nào. Thực tế nền kinh tế quốc dân đã và đang cho
thấy rõ điều đó. Tuy nhiên công cụ này đã được sử dụng triệt để chưa lại là
vấn đề cần đề cập đến.
Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của công tác bán hàng đòi hỏi các
doanh nghiệp thường mại không ngừng được củng cố, nâng cao, hoàn thiện
kế toán bán hàng để theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế hiện nay.
Trong quá trình thực tập tại công ty Xuất nhập khẩu và hợp tác đầu
tư Vilexim, em nhận thấy việc hoàn thiện công tác kế toán bàn hàng tăng
cường hiệu quả của công tác hạch toán nghiệp vụ bán hàng là một đề tài
hay, góp phần đưa việc hạch toán nghiệp vụ bán hàng trở thành một công
cụ đắc lực phục vụ cho việc lập kế hoạch tiêu thụ hàng hóa và ra các quyết
định của nhà quản lý. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo, Th.S Phạm
Thị Minh Hồng, cùng các anh chị trong phòng Tài chính kế toán công ty cổ
phần Xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim cùng với những kiến thức
đã học được trên giảng đường, em chọn cho mình đề tài:
“ Hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty cổ phần xuất nhập
khẩu và hơp tác đầu tư Vilexim”
Phương pháp nghiên cứu của đề tài trên cơ sở phân tích về đặc điểm
hoạt động bán hàng tại công ty kết hợp với kết quả thực tiễn nghiệp vụ bán
hàng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim, từ đó
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Phạm Kim Ngân
2
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Hồng
có những ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa kế toán nghiệp vụ bán
hàng tại công ty.
Ngoài lời nói đầu và kết luận, nội dung của chuyên đề bao gồm 3
chương:

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY XNK & HTĐT VILEXIM
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG
TY XNK & HTĐT VILEXIM
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG
TY XNK & HTĐT VILEXIM
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Phạm Kim Ngân
3
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Hồng
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY XNK & HTĐT VILEXIM
1.1. Đặc điểm hoạt động bán hàng nội địa của Công ty XNK &
HTĐT VILEXIM
1.1.1. Danh mục hàng bán của Công ty
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư Vilexim là một
công ty thương mại trực thuộc bộ thương mại hoạt động chủ yếu trong lĩnh
vực xuất nhập khẩu hàng hóa, có quan hệ hợp tác làm ăn với trên 40 quốc
gia trên thế giới nên chủng loại mặt hàng của công ty hết sức đa dạng, được
công ty kinh doanh theo nhiều loại hình cụ thể. Các mặt hàng chủ yếu được
tiêu thụ tại công ty:
1. Kinh doanh Xuất nhập khẩu trực tiếp, xuất nhập khẩu ủy thác các
mặt hàng như nông lâm sản, hóa chất, dược liệu, bông vải sợi, vật liệu xây
dựng, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ; đồ điện gia dụng như nồi cơm điện,
phích điện, tủ lạnh,…
2. Kinh doanh vật tư, vật liệu phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải.
3. Kinh doanh lương thực thực phẩm trong đó thế mạnh là xuất khẩu
gạo.
4. Xuất khẩu lao động, đào tạo lao động đi làm việc ở nước ngoài.
5. Kinh doanh một số mặt hàng vật liệu xây dựng
6. Liên doanh sản xuất sắt thép với Lào để xuất khẩu.

7. …
Có thể nói, Vilexim là công ty xuất nhập khẩu đa mặt hàng, quy mô
lớn, thị trường rộng mở, đầy tiềm năng phát triển trong tương lai
Qua một thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy nghiệp vụ kinh
doanh thường xuyên diễn ra tại công ty chính là kinh doanh hàng hóa nhập
khẩu. Do đó, trong phần thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định
kết quả kinh doanh bán hàng được trình bày tiếp theo đây, em chỉ xin đi sâu
vào nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu trong nước của công ty Vilexim
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Phạm Kim Ngân
4
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Hồng
1.1.2. Thị trường của Công ty
Công ty Vilexim hiện nay có thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu nhìn
chung là khá ổn định, chủ yếu nhập khẩu hàng hóa về bán trong nước. Năm
2009, số thị trường quan trọng của công ty như thị trường sắt thép, phân
bón, giấy, hạt nhựa… ổn định, giá cả không biến động do mức thuế nhập
khẩu thấp và các chính sách hỗ trợ khác (đặc biệt là thị trường thép tấm
trong nước)
Thị trường nội địa năm vừa qua rất được công ty chú trọng phát triển
bởi đây vừa là thị trường đầu vào, vừa là thị trường đầu ra của công ty.
Năm 2008, Vilexim luôn là đầu mối cung cấp nguyên vật liệu cho các công
ty Thép Việt (sắt thép), công ty Hoàng Minh (thép các loại), công ty Secoin
(gỗ, ván sàn), công ty Thùy Anh (hạt nhựa, xơ acrylic), công ty Phú Thái,
An Phú (hàng tiêu dùng), công ty In & hóa phẩm (thuộc Bộ Văn hóa thông
tin) các mặt hàng giấy và các mạng lưới phân phối trên cả nước. Nhu cầu
đầu vào nước ta là các nguyên vật liệu như sắt thép, hạt nhựa, hóa chất…
ngày càng phát triển mạnh, là yếu tố thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu của
công ty, từ đó góp phần gia tăng thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu.
Là một nhà xuất nhập khẩu chuyên nghiệp thuộc Bộ Thương mại
(Nay là Bộ Công thương) với khởi đầu chỉ vài triệu đô la doanh thu mỗi

năm, tới năm 2009 nhờ đổi mới doanh nghiệp, doanh thu của Vilexim đã
đạt con số hàng chục triệu đô la. Sau gần mười năm hoạt động theo mô
hình công ty cổ phần, doanh số và lợi nhuận công ty tăng lên rõ rệt. Các
hoạt động truyền thống của công ty như xuất nhập khẩu hàng hoá trực tiếp,
xuất nhập khẩu uỷ thác các mặt hàng nông lâm sản và xuất khẩu lao động
đi nước ngoài đều được đẩy mạnh.
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Phạm Kim Ngân
5
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Hồng
Hoạt động của Vilexim mấy năm gần đây có thể nói 2007 là năm bứt
phá ấn tượng và thực sự hiệu quả của Công ty này. Với doanh thu lần đầu
tiên vượt ngưỡng 1 ngàn tỷ đồng ( con số chính xác là 1,432 tỷ đồng), lợi
nhuận sau thuế của Vilexim đã tăng tới 59% so với năm 2008. Để có được
kết quả này, công ty vừa kết hợp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt
hàng truyền thống, vừa phát triển được nhiều mặt hàng mới và thị trường
mới cộng với việc mạnh dạn đầu tư. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng
hoá của Vilexim đạt 24,4 triệu USD, tăng trên 37% so với năm 2008 và
vượt kế hoạch của Bộ Công thương giao tới 53%. Lĩnh vực xuất khẩu lao
động cũng phát triển mạnh mẽ về cả số lượng người lao động xuất khẩu và
thị trường. Hiện công ty đã chiếm lĩnh việc xuất khẩu lao động sang làm
việc tại nhiều thị trường như Malaysia, Đài Loan, Macao, khu vực Trung
Đông, Nhật Bản và Algeria,…
Về hoạt động đầu tư, Công ty đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng
cơ sở vật chất và sản xuất hàng hoá trong nước. Đặc biệt Công ty đã mở
rộng hướng liên doanh hợp tác ra nước ngoài với hai dự án ban đầu: nhà
máy sản xuất thép tại Lào và Liên doanh sản xuất bánh kẹo thực phẩm tại
Ghana.
1.1.3. Phương thức bán hàng của Công ty
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để có thể cạnh tranh với các
công ty và các doanh nghiệp tư nhân khác, đòi hỏi công ty phải có biện

pháp bán hàng sao cho có hiệu quả, nhất là đối với khách hàng của công ty.
Với mục đích đáp ứng kịp thời nhu cầu vật tư, hàng hóa cho quá
trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, công ty đã nhập khẩu các mặt
hàng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước như: giấy, ngô hạt…tư liệu
sản xuất phục phụ cho công nghiệp và vật liệu xây dụng như sắt, thép…
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Phạm Kim Ngân
6
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Hồng
Sản phẩm mà công ty nhập khẩu về để tiêu thụ trong nước hầu hết là
theo các đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế của khách hàng. Ngoài ra công
ty còn là bên nhận ủy thác nhập khẩu theo yêu cầu của bên ủy thác và được
hưởng phần trăm tỷ lệ hoa hồng nhất định gọi là phí ủy thác.
Không chỉ đối với công ty cổ phần XNK & HTĐT Vilexim mà đối
với các doanh nghiệp khác cũng vậy, việc tiêu thụ được hàng hóa là vấn đề
hết sức quan trọng mà đẩy mạnh được hoạt động tiêu thụ lại càng có ý
nghĩa hơn đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.
Nhận thức rõ vấn đề này mà công ty XNK & HTĐT Vilexim đã có
những quy định rất chặt chẽ ở các khâu trong quá trình hoạt động kinh
doanh và đặc biệt là khâu bán hàng. Có làm tốt khâu này mới có thể tạo
điều kiện cho các khâu trước thực hiện tốt hơn, song các khâu trước thực
hiện không tốt thì không thể đảm bảo chắc chắn là khâu tiêu thụ có kết quả
tốt được. Bán hàng phải luôn giữ chữ tín với khách hàng. Để đẩy nhanh được
khối lượng hàng hóa tiêu thụ nhằm đạt kết quả cao nhất trong kinh doanh,
công tác bán hàng ở công ty đã quan tâm đúng mức tới một số mặt sau:
• Trong quá trình bán hàng, phương thức thanh toán tiền hàng là
vấn đề mấu chốt để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn, điều đó đòi hỏi
công ty phải đi sâu tìm hiểu về khách hàng.
• Đối với khách hàng là các công ty lớn, là bạn hàng quen với công
ty thì có quyền được nợ lại và thanh toán sau.
• Đối với khách hàng không thường xuyên thì trước khi nhận hàng

phải thanh toán đầy đủ tiền hàng theo hóa đơn.
Việc cho khách hàng nợ đối với công ty chỉ hạn chế trong một thời
gian ngắn và cho một số khách hàng. Hiện nay, phương thức bán hàng chủ
yếu của công ty là bán buôn với hai phương thức thanh toán:
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Phạm Kim Ngân
7
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Hồng
• Bán hàng thu tiền ngay: trong phương thức thanh toán này, thời
điểm thu tiền trùng với thời điểm giao hàng, hàng được coi là tiêu thụ và
doanh thu tiêu thụ được xác định ngay.
• Bán hàng trả chậm: theo phương thức này, khi xuất giao hàng cho
khách thì số hàng đó được coi là tiêu thụ, khách hàng đã chấp nhận thanh
toán. Việc trả tiền của khác hàng sẽ được thực hiện sau khi giao hàng.
Trường hợp lấy với số lượng lớn có thể thanh toán trước một phần tiền
hàng.
Với phương thức bán hàng bán buôn như trên, có thể nói phương
thức bán hàng chủ yếu của công ty là phương thức bán hàng trực tiếp mà
không thông qua các đại lý như đa phần các công ty thương mại vẫn
thường làm. Với phương thức bán hàng này, thì công ty bán chủ yếu qua
các hợp đồng kinh tế tạo cơ sở vững chắc về pháp luật trong hoạt động kinh
doanh của công ty nói chung và cho mỗi nghiệp vụ bán hàng nói riêng. Mỗi
hợp đồng kinh tế thường quy định rõ:
• Về quy cách, giá cả, chủng loại, số lượng từng loại hàng
hóa(thường được liệt kê trong phụ lục đính kèm)
• Về thời gian giao hàng
• Về phương thức giao hàng
• Về phương thức thanh toán
• Về các điều khoản chung.
Do công ty có các chi nhánh trên hầu khắp các tỉnh thành phố lớn
như: Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh nên khách hàng có thể đặt hàng

trực tiếp tới công ty và được công ty giao hàng tới tận nơi hoặc khách hàng
có thể tới nhận hàng ngay khi công ty nhận hàng về từ cảng. Với phương
thức bán hàng trực tiếp này, công ty có thể quản lý được tốt hơn từ chất
lượng tới giá cả tới khách hàng. Ngoài ra, do lượng hàng bán của công ty
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Phạm Kim Ngân
8
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Hồng
tới các khách hàng là tương đối lớn, nên việc bán hàng trực tiếp có thể
giảm bớt các chi phí phát sinh của các đại lý trong trường hợp mở đại lý
Nhờ có phương thức bán hàng trực tiếp và giao hàng linh hoạt, công
ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nên đã phần nào kích thích
được sự tiêu dùng của khách đối với hàng hóa của công ty.
1.2. Tổ chức quản lý hoạt động bán hàng của Công ty
Hoạt động bán hàng là hoạt động quan trọng nhất trong các doanh
nghiệp thương mại, nó càng trở nên quan trọng, và phức tạp hơn trong các
doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh doanh mặt hàng xuất nhập khẩu. Tại
công ty Vilexim, hoạt động bán hàng có liên quan trực tiếp tới các bộ phận
trong công ty từ Hội đồng quản trị, ban giám đốc, phòng tài chính kế toán,
phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng Marketing tới các bộ phận kho
tàng bến bãi, vận chuyển bốc dỡ…
Ban giám đốc có nhiệm vụ trực tiếp quản lý điều hành chỉ đạo mọi
hoạt động của công ty, đặc biệt là khâu bán hàng, ban giám đốc trực tiếp
chịu trách nhiệm, ký kết hợp đồng và thương thuyết với khách hàng về các
điều khoản như số lượng, chủng loại, chất lượng, thời gian, địa điểm giao
hàng, hình thức thanh toán…
Phòng tài chính kế toán: có trách nhiệm theo dõi, ghi chép hạch toán
các nghiệp vụ kế toán bán hàng, khi thực hiện các giao dịch với khách
hàng, lập các thủ tục chứng từ cần thiết, theo dõi tình hình công nợ đối với
khách hàng và nhà cung cấp, theo dõi các khoản tiền gửi tại Ngân hàng,
các khoản vay ngoại tệ… từ đó có những báo cáo kịp thời lên ban giám đốc

về tình hình tài chính của công ty để ban lãnh đạo có thể đưa ra những
phương án kinh doanh thích hợp đối với thị trường
Phòng xuất nhập khẩu (phòng kinh doanh) có chức năng tìm kiếm
nguồn hàng cho công ty, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước dựa theo
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Phạm Kim Ngân
9
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Hồng
chiến lược của công ty, lập kế hoạch kinh doanh cho các sản phẩm nhập
khẩu mà công ty nhập về và các sản phẩm mà công ty đem đi xuất khẩu,
thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu, tham mưu cho ban giám đốc, hỗ
trợ cho các bộ phận khác kinh doanh, tiếp thị thị trường, tham gia lập kế
hoạch xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, bộ phận này còn có nhiệm vụ tiếp khách hàng, phân tích
thị trường, tìm thị trường, khách hàng cho công ty, đảm bảo nguồn hàng ổn
định cho công ty. Phân tích đơn đặt hàng của khách hàng, nhận các đơn đặt
hàng, lên hợp đồng kinh tế nội và ngoại trình tổng giám đốc ký. Làm thủ
tục thực hiện việc xuất nhập khẩu cho toàn bộ đơn hàng đã ký.
Phòng Marketing
Ngày nay, các doanh nghiệp dịch vụ xem việc giữ chân khách hàng
trở thành một chiến lược chủ lực, phản ánh tầm nhìn dài hạn. Với xu hướng
cạnh tranh ngày càng cao, chi phí để thu hút một hách hàng mới gấp năm
hay sáu lần chi phí giữ chân một khách hàng cũ. Vì vậy, các doanh nghiệp
ngày càng chú trọng vào việc cung ứng dịch vụ hướng vào khách hàng hiện
có đồng thời xây dựng và thực hiện marketing tốt không chỉ trong việc
quảng cáo sản phẩm và hình ảnh của công ty tới khách hàng mà còn xây
dựng các mối quan hệ không chỉ với những khách hàng truyền thống mà
còn mở rộng đối với những khách hàng tiềm năng. Không nằm ngoài xu
thế đó, đặc biệt với đặc thù là một công ty xuất nhập khẩu, không chỉ có
khách hàng trong nước mà còn có cả khách hàng quốc tế, vì vậy mà nhiệm
vụ của phòng Marketing càng quan trọng hơn nữa. Phòng Marketing của

công ty cũng thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ của mình để công
ty có thêm nhiều bạn hàng hơn nữa.
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Phạm Kim Ngân
10
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Hồng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY
XNK & HTĐT VILEXIM
2.1 KẾ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN
2.1.1 Chứng từ và thủ tục kế toán giá vốn hàng bán
Là một công ty thương mại nên tình hình hạch toán của công ty bao
gồm hai giai đoạn: mua và bán. Vì vậy để đánh giá chính xác trị giá vốn
hàng xuất bán thì yêu cầu đầu tiên là phải xác định đúng đắn được giá trị
hàng mua
Tại công ty Vilexim, hàng hóa mua vào (hàng nhập khẩu) được đánh
giá theo giá trị thực tế. Giá trị thực tế của hàng nhập khẩu tại công ty bao
gồm giá mua của hàng nhập khẩu (tính theo giá CIF là giá hàng giao tại
biên giới Việt Nam), các chi phí thu mua hàng nhập khẩu và thuế nhập
khẩu (nếu có)
Công thức tình giá thực tế hàng nhập khẩu
Giá mua
thực tế
của lô
hàng nhập
khẩu
=
Giá mua theo
hợp đồng
thương mại
(CIF)
+

Thuế
Nhập
khẩu
phải nộp
+
Chi phí
thu mua
hàng
hóa
-
Chiết khấu
thương mại
giảm giá
hàng mua

Trong đó:
Thuế nhập khẩu
phải nộp
=
Giá mua của hàng
NK
X
Thuế suất thuế
nhập khẩu
Chi phí thu
mua hàng
hóa
=
Chi phí
vận

chuyển
+
Phí bảo
hiểm +
Phí
mở
L/C
+
Phí kiểm
định
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Phạm Kim Ngân
11
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Hồng
Do chủng loại hàng hóa không đồng nhất, nhập về theo từng lô và
chủ yếu đã xác định được thị trường tiêu thụ nên giá thực tế hàng xuất
kho được kế toán công ty áp dụng phương pháp tính theo giá thực tế
đích danh, theo đó xuất lô hàng nào sẽ lấy giá thực tế lô hàng đó
Vilexim thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hóa
đơn GTGT của công ty là loại hóa đơn kiêm phiếu xuất, phát hành theo
công văn số 1682/CT-AC ngày 28/2/2006 của Cục Thuế TP Hà Nội, theo
đó phòng kinh doanh sẽ làm đơn đề nghị xuất hóa đơn, sau khi được chấp
nhận, sẽ phát hành hóa đơn GTGT, khi đó hóa đơn GTGT được coi như
phiếu xuất kho hàng hóa. Hóa đơn gồm 3 liên:
Liên 1: Màu trắng: lưu tại gốc
Liên 2: Màu đỏ: giao khách hàng
Liên 3: Màu xanh: giao kế toán ghi sổ và chứng từ thanh toán.
Quy trình ghi sổ giá vốn hàng bán (GVHB) như sau:
Căn cứ phiếu nhập kho, lập chứng từ ghi sổ theo dõi GVHB và sổ
chi tiết TK 632-chi tiết theo từng phòng kinh doanh.
- Căn cứ vào chứng từ ghi sổ ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

- Căn cứ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ ghi vào sổ cái TK 632.
2.1.2. Kế toán chi tiết giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng nhập khẩu tiêu thụ phụ thuộc vào phương thức bán
hàng. Tại Vilexim, phương thức bán chủ yếu là bán buôn trực tiếp và bán lẻ
một số mặt hàng. Việc bán hàng có thể bán trọn bộ hoặc bán từng phần của
lô hàng. Hiện công ty đang áp dụng phương pháp giá thực tế đích danh để
hạch toán giá vốn hàng bán.
Giá vốn hàng bán được công ty ghi nhận chính là giá thực tế nhập
khẩu lô hàng. Khi nghiệp vụ bán hàng phát sinh, công ty sẽ xuất hóa đơn
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Phạm Kim Ngân
12
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Hồng
GTGT cho lô hàng bán, chứng từ sau khi được phê duyệt, có đầy đủ chữ ký
thì sẽ được chuyển cho thủ kho làm thủ tục xuất kho.
Tại kho, thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho để xuất hàng đồng thời
ghi thẻ kho. Sau đó phiếu xuất kho được chuyển cho kế toán làm căn cứ ghi
sổ chi tiết hàng hóa, thẻ kế toán chi tiết hàng hóa. Cuối kỳ, kế toán tổng
hợp tình hình biến động hàng hóa nhập, xuất, tồn trên sổ chi tiết.
Để cụ thể hơn em xin đưa ra ví dụ sau:
Ví dụ: Ngày 06/08/2010, phòng kinh doanh 2 (P.KD2) của công ty
đã nhập khẩu một lô nhôm thỏi nguyên chất do Australia sản xuất (hợp
đồng ngoại số VLX/DJ 11206)
Số lượng Đơn giá Thành tiền
200 tấn 2,095$ 419,000
Phiếu nhập kho này sau đó sẽ được kế toán mua hàng nhập vào máy,
xác định rằng có lô hàng này trong kho và thuộc sở hữu của công ty.
Ngày 11/08/2010 công ty nhận được đề nghị mua nhôm thỏi nói trên
của công ty TNHH Toàn Cầu theo Hợp đồng kinh tế số 102/XNI-TC với
giá bán
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Phạm Kim Ngân

13
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Hồng
Công ty cổ phần XNK & HTĐT Vilexim
Số 170, đường Giải Phóng - Hà Nội
Phiếu Nhập Kho
Ngày 06 tháng 08 năm 2010 Nợ TK1561102
Số 117 Có TK 331202
Họ và tên người giao: Trần Xuân Toàn
Theo HĐ số VLX/DJ011206 ngày 12 tháng 7 năm 2010 của P.KD2
Nhập tại kho: Tứ Kỳ
STT
Tên nhãn hiệu, quy
cách, phẩm chất vật
tư, dụng cụ, sản
phẩm, hàng hóa

số
Đơn
vị
tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
Theo
chứng
từ
Thực
nhập
USD VNĐ USD VNĐ
Nhôm thỏi chưa gia
công 99.7% không
hợp kim L/C V0134

76001
1000
Tấn 200 200 2,095 39,805,000 419,000 7,961,000,000
Thuế nhập khẩu
Chi phí thu mua
- -
52,500 10,500,000
Cộng 200 200 39,857,500 7,971,550,000
Tổng số tiền (bằng chữ): Bảy tỷ, chín trăm bảy ba triệu năm trăm bốn mươi nghìn đồng chẵn./.
Số chứng từ gốc kèm theo: 03
Ngày 06 tháng 08 năm 2010
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Ngày 08/09/2010, công ty nhận được đề nghị mua lô nhôm thỏi nói
trên của công ty TNHH Toàn Cầu theo hợp đồng kinh tế số 102/XNI-TC
với giá bán $ đã bao gồm thuế GTGT quyết toán theo tỷ giá thực tế tại thời
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Phạm Kim Ngân
14
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Hồng
điểm thanh toán. Công ty Toàn Cầu sẽ phải trả trước 10% tiền hàng, số còn
lại thanh toán trong vòng 3 tháng với lãi suất 0.6%/tháng/tổng số tiền vay.
Ngày 10/09/2010, Phòng Kinh doanh 2 của công ty nhận được Giấy
báo Có số 00842 của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh
SGD Hà Nội với số tiền 463.771$ đã bao gồm thuế GTGT (tương đương
8,714,254,500 VNĐ với tỷ giá ngày 10/09/2010 là 18.790VNĐ/USD) do
công ty TNHH Toàn Cầu gửi vào tài khoản của công ty. Ngay sau đó, nhân
viên P.KD2 chuyển đến phòng tài chính kế toán của công ty làm giấy đề
nghị Xuất hóa đơn, căn cứ phiếu giá vốn của lô hàng tương ứng, kế toán
bán hàng sẽ thực hiện nhập liệu vào máy tính.
Kế toán sẽ định khoản:

Nợ TK 156 7,971,550,000
Có TK 632 7,971,550,000
CÔNG TY CP XNK & HTĐT VILEXIM
Phòng Tài chính kế toán
ĐỀ NGHỊ XUẤT HÓA ĐƠN
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Phạm Kim Ngân
15
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Hồng
Ngày 10 tháng 09 năm 2010
PHÒNG KINH DOANH 2
Đề nghị phòng TCKT xuất hóa đơn GTGT theo các nội dung sau:
1. Nhôm thỏi chưa gia công 99.7% không hợp kim L/C: số V0134
2. Tên khách hàng: CÔNG TY TNHH Toàn Cầu
3. Địa chỉ: SỐ 78, HÒA MÃ, HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI
3. Mã số thuế: 010051037-1
TT Tên hàng hóa
Thuộc L/C
TT/DP
Số lượng
(tấn)
Đơn giá
(chưa VAT)
Thành tiền
Nhôm thỏi nguyên
chất 99.7% chưa gia
công
LC V0134 200 41.496.450 8.299.290.000


Tổng TG chưa

VAT
8.299.290.000

Thuế GTGT 5% 414.964.500

Tổng TG có VAT 8.714.254.500
Người làm đơn Trưởng phòng kinh doanh KT hàng hóa KT viết hóa đơn
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Phạm Kim Ngân
16
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Hồng
Công ty cổ phần XNK & HTĐTVilexim
170 Đường Giải Phóng, Hà Nội
Sổ chi tiết của một tài khoản
Tài khoản 632-Giá vốn hàng bán
Từ ngày 01/09/2010 đến 30/09/2010
Đơn vị tính: Đồng
Ngày
Ct

Ct
Số
Ct

KH
Tên
KH
Diễn giải TK_đu PS_Nợ PS_Có
// Dư đầu kỳ - -
//
Tổng phát sinh

trong kỳ
143,068,933,224 143,068,933,224
// - -
// - -
10/09/2010 HĐ 4123
VPKD
2104
Công
ty
TNHH
Toàn
Cầu
Bán lô nhôm thỏi
nguyên chất 99.7%
chưa gia công_LC
0134
1561102 7,961,000,000
Dư cuối kỳ - -
Ngày 30 tháng 09 năm 2010
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Trích sổ chi tiết tài khoản giá vốn hàng bán
Đồng thời kế toán sẽ xuất Phiếu Giá Vốn Hàng Bán
CÔNG TY CỔ PHẦN XNH & HTĐT VILEXIM
Số 170 - Giải Phóng - Hà Nôi
PHIẾU GIÁ VỐN
Số 117
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Phạm Kim Ngân
17
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Hồng

Nợ TK 632102
Có TK 1561102
Số
TT
Tên hàng
Đơn
vị
Số lượng Giá vốn đơn vị Tổng giá vốn
1 Nhôm thỏi nguyên chất 99.7% chưa gia công Tấn 200 39,805,000 7,961,000,000
Tổng cộng 7,961,000,000
Kế toán hàng hóa Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Trình tự nhập liệu trên hệ thống kế toán Fast Accounting như sau:
• Tại ô loại hóa đơn: 1
• Ngày hạch toán: 10/09/2010
• Ngày lập chứng từ: 10/09/2010
• Tại ô Mã khách: VPKD2104- Công ty TNHH Toàn Cầu
• Địa chỉ: 78- Hòa Mã, Hai Bà Trưng, Hà Nội
• Mã số thuế: 0100510371-1
• Số seri: A/2010T-VLX
• Số HĐ: 003124
• Diễn giải: Bán lô nhôm thỏi nguyên chất L/C V0134
• Mã nx(tk nợ): 131102
• Mã hàng: KD2NHTHOI99.7
• Tên hàng: Nhôm thỏi nguyên chất 99.7%
• ĐVT: Tấn
• Mã kho: PKD2LC06.C032
• Mã vụ việc: PKD2LC06.V0134.
• Số lượng : 200

• Giá bán VNĐ: 41,496,450
• Thành tiền: 8,299,290,000
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Phạm Kim Ngân
18
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Hồng
• TK doanh thu: 511102
• Giá vốn VNĐ: 7,961,000,000
Chọn trạng thái: đã chuyển sổ cái.
Sau khi nhập xong số liệu, nhấn vào nút “Lưu”, số liệu sẽ được lưu
vào máy và tự động chuyển qua các sổ: sổ chi tiết TK 632, 511, 131, 333
các chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và các sổ cái tương ứng.
Khi ấn nút “Lưu chứng từ” ta sẽ có hóa đơn kiêm phiếu xuất với mẫu
như sau:
Như đã nói ở trên, công ty sử dụng hóa đơn GTGT làm hóa đơn
kiêm phiếu xuất kho, sau khi có hóa đơn kiêm phiếu xuất kho kèm phiếu
giá vốn hàng bán, sau khi hạch toán lên sổ chi tiết tài khoản 632 kế toán sẽ
tiến hành hạch toán lên sổ tổng hợp như sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN XNK VÀ HỢP TÁC ĐẦU TƯ VILEXIM
VILEXIM IMPORT - EXPORT AND CO-OPERATION INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY
Địa chỉ: 170 Giải Phóng - Phường Phương Liệt – Quận Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: (04)38694175 * Fax: (04)38694168 * Email:
Mã số thuế: 0100107035
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Phạm Kim Ngân
19
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Hồng
HÓA ĐƠN (GTGT)
Số tài khoản: Liên 1: Lưu Mẫu số: 01 GTKT-
3LL01
NH No CN Nam HN: 431.101.000030 VND Ký hiệu: AA/2008T
NH Vietcombank HN: 001.100.0013441 VND Số : 005379

Ngày 10 tháng 09 năm 2010
Họ tên người mua hàng:
Đơn vị: Công ty TNHH Toàn Cầu
Địa chỉ: Số 78, Hòa Mã, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Số tài khoản
Hình thức thanh toán: TM/CK Mã số thuế: 0101936613

STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3

Nhôm thỏi nguyên chất 99.7%
chưa gia công LC V0134
tấn 200 41,496,450 8,299,290,000

I Cộng tiền hàng hóa dịch vụ:
8,299,290,000
II Thuế suất thuế GTGT: 5% Tiền thuế GTGT
414,964,500
III Tổng cộng tiền thanh toán:
8,714,254,500
Số tiền viết bằng chữ: tám tỷ, bảy trăm mười bốn triệu, hai trăm năm tư nghìn, năm trăm
đồng chẵn./.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
2.2.3 Kế toán tổng hợp giá vốn hàng bán
Quá trình hạch toán tổng hợp tại Vilexim được tiến hành theo sơ đồ
quy trình ghi sổ kế toán bán hàng theo hình thức chứng từ ghi sổ như sau:
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Phạm Kim Ngân
20
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Hồng

Sơ đồ: Quy trình ghi sổ kế toán bán hàng theo hình thức chứng từ ghi sổ
Từ các chứng từ gốc và chứng từ có liên quan, kế toán phản ánh lên
chứng từ ghi sổ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết số liệu được phản
ánh vào sổ cái tài khoản 632, và sổ cái tài khoản 156
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Phạm Kim Ngân
Bản tổng hợp
chứng từ gốc
Chứng từ gốc
Sổ quỹ Máy tính
Sổ chi tiết
TK 1111
TK 1122
TK 1311
TK 3312
TK 5111
TK 5113
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái các TK 632, 641, 642, 156, 131, 511
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng
hợp chi tiết
Sổ đăng
ký chứng
từ ghi sổ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Ghi đối chiếu
21
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Hồng

Công ty cổ phần XNK & HTĐTVilexim
170 Đường Giải Phóng, Hà Nội
Chứng từ ghi sổ
Số 188
Ngày 12 tháng 09 năm 2010
Đơn vị tính: đồng
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi
chú
Nợ Có
1. Bán hàng nhập khẩu lô nhôm thỏi nguyên chất
99.7% chưa gia công LC0134
131102 511102 8,299,290,000

2. Thuế GTGT đầu ra của lô nhôm thỏi nguyên chất
99.&% chưa gia công LC0134
131102
33310
2
414,964,500

Tổng 8,714,254,500
Kèm theo 15 chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Từ chứng từ ghi sổ, số liệu sẽ được đưa vào sổ đăng ký chứng từ ghi
sổ theo mẫu dưới đây:
Công ty cổ phần XNK và hợp tác đầu tư Vilexim

170 Giải Phóng, Hà Nội
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Năm 2010
Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền
Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng
… …
188 12/09/2010 8,714,254,500
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Phạm Kim Ngân
22
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Hồng
…. …

Cộng tháng Cộng tháng
Cộng lũy kế từ
đầu quý
Cộng lũy kế
từ đầu quý
Ngày…tháng…năm
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Công ty cổ phần XNK và hợp tác đầu tư Vilexim
170 Giải Phóng, Hà Nội
SỔ CÁI
Tên tài khoản: Giá vốn hàng bán
Số hiệu: 632
Quý IV năm 2010
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
TK
đối ứng

Số tiền Ghi
chú

Số Ngày Nợ Có

Số dư dầu năm

Phát sinh trong tháng
… … … … … … …
188 12/09/2010
Giá vốn lô nhôm thỏi
nguyên chất 99.7% LC
V0134
131102 7.961.000.000
… … … … … … …
210 20/09/2010 DTBH lô hạt nhựa PP loại 131103 1,332,417,600
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Phạm Kim Ngân
23
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Hồng
S1003 ĐL LC A0038
K/c DTT để xác định kết
quả kinh doanh
911 71,298,268,056
Cộng SPS tháng 71,298,268,056 71,298,268,056
Số dư cuối tháng - -
Cộng lũy kế từ đầu quý 277,157,179,858 277,157,179,858
Ngày 30 tháng 09 năm 2010
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Việc hạch toán giá vốn hàng bán tại công ty Vilexim nhìn chung là

khoa học và hợp lý với hình thức là bán buôn theo lô, công ty áp dụng
phương pháp đích danh trong tính toán trị giá vốn hàng bán là hoàn toàn
phù hợp, mỗi lần xuất hóa đơn cũng tương ứng với một lần lập một phiếu
xuất kho đảm bảo nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Tuy nhiên, trong giá
vốn hàng bán còn thiếu nhiều yếu tố thuộc về chi phí thu mua, công ty hạch
toán luôn chi phí thu mua đối với từng đơn vị hàng hóa nhập khẩu vào đơn
giá mà không phân bổ riêng chi phí thu mua cho hàng hóa tiêu thụ, điều
này vi phạm nguyên tắc giá gốc trong kế toán. Đây là một hạn chế mà
công ty cần có biện pháp khắc phục để đảm bảo tính trung thực, hợp lý của
số liệu kế toán cung cấp. Với kiến nghị này, em sẽ đưa ra một số ý kiến
nhằm hoàn thiện công tác hạch toán giá vốn hàng bán cụ thể trong chương
3.
2.2 KẾ TOÁN DOANH THU
2.2.1 Chứng từ và thủ tục kế toán
Trong xu thế hội nhập ngày nay, các doanh nghiệp thương mại đang
phải hết sức nỗ lực nhằm có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Công ty Vilexim tuy có bề dày kinh nghiệm về nghiệp vụ với lượng bạn
hàng đông đảo, tin cậy trên thị trường quốc tế, nhưng cũng không vì thế mà
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Phạm Kim Ngân
24
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Minh Hồng
không cố gắng tìm kiếm thêm thị trường, khách hàng trong nước cũng như
nhiều mặt hàng mới lạ, hợp thị hiếu, từ đó gia tăng doanh số lợi nhuận cho
công ty. Bằng nhiều biện pháp tích cực như: nghiên cứu, tiếp cận khách
hàng, tạo mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với nhiều Ngân hàng, bạn hàng mới
cũng như giữ gìn các mối quan hệ tốt đẹp trước đây… tất cả những việc đó
đều nhằm hướng tới một mục tiêu rõ nét chính là bán hàng.
Công tác bán hàng ở Vilexim được đặt lên hàng đầu với sự chỉ đạo
trực tiếp, sát sao của cán bộ lãnh đạo từ khâu lập phương án, tìm kiếm
nguồn hàng, khách hàng cho đến lúc giao hàng và thanh toán. Không

những thế, công tác bán hàng còn được quan tâm quản lý chặt chẽ ở khâu
hạch toán, từ đó phân tích quá trình, tìm kiếm nhiều phương pháp mới mẻ,
hữu dụng trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ. Nhờ vậy,
trong mấy năm gần đây, hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát
triển, kéo theo nguồn đóng góp cho Ngân sách Nhà nước được tăng cao,
đáp ứng kịp thời một phần không nhỏ nhu cầu hàng hóa cho sản xuất và
tiêu dùng trong xã hội. Hiện nay công ty đang áp dụng hai hình thức bán
hàng chủ yếu là bán buôn giao thẳng và bán buôn qua kho với nhiều sự ưu
đãi về tín dụng thương mại cho khách hàng.
Doanh thu bán hàng ở công ty cổ phần XNK&HTĐT Vilexim chủ
yếu là doanh thu bán hàng nhập khẩu với đặc thù là nhập khẩu hàng hóa
với số lượng và giá trị lớn, do vậy công ty thường nhập khẩu những mặt
hàng có thị trường tiêu thụ chắc chắn, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về
chất lương, phẩm cấp mà khách hàng đặt ra. Khi hàng về tới cảng, công ty
sẽ đồng thời thông báo cho khách hàng cùng ra cảng kiểm nhận hoặc đưa
hàng về nhập kho rồi mới thông báo cho khách hàng. Tuy nhiên hình thức
giao hàng tại cảng là phổ biến hơn vì tiết kiệm được chi phí vận chuyển,
kho bãi cũng như nhiều chi phí khác có liên quan. Nhưng dù bán hàng dưới
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp SV: Phạm Kim Ngân
25

×