Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hà Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.89 KB, 69 trang )

SV: Trần Thị Hoàng Yến BH192727

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ TOÁN

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CHUN NGÀNH
Đề tài: Hồn thiện kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương
tại Cơng ty CP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây (Công ty PTS Hà Tây)

Họ tên sinh viên: Trần Thị Hoàng Yến
Lớp: 19.23 Khoá 19 Hệ VB II
MSSV:

BH192727

Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ THU LIÊN

12/2010


SV: Trần Thị Hoàng Yến BH192727

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
trang
Lời mở đầu
Chương 1: Đặc điểm lao động – tiền lương và quản lý lao động, tiền lương


của Công ty CP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây (Công ty PTS Hà
Tây)
1.1. Đặc điểm lao động của Công ty PTS Hà Tây
1.2. Các hình thức trả lương của Cơng ty PTS Hà Tây
1.3.Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương được áp
dụng tại Công ty PTS Hà Tây
1.4. Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Công ty PTS Hà Tây
Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Cơng ty PTS Hà Tây
2.1. Kế tốn tiền lương tại Công ty PTS Hà Tây
2.1.1. Chứng từ sử dụng
2.1.2. Phương pháp tính lương
2.1.3. Tài khoản sử dụng
2.1.4. Quy trình kế tốn
2.2. Kế tốn các khoản trích theo lương tại Công ty PTS Hà Tây
2.2.1. Chứng từ sử dụng
2.2.2. Tài khoản sử dụng
2.2.3. Quy trình kế tốn
Chương 3: Hồn thiện kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty PTS Hà Tây
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Cơng ty và phương hướng hồn thiện
3.1.1. Ưu điểm
3.1.2. Nhược điểm
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện
3.2. Các giải pháp hồn thiện kế tốn tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Cơng ty
3.2.1. Về hình thức tiền lương và phương pháp tính lương
3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán
3.2.3. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ

3.2.4. Về sổ kế toán tổng hợp
Kết luận

1

1
5
11
13
20
20
20
24
37
37
42
42
43
44
53
53
53
55
56
57
57
57
58
58



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: Trần Thị Hoàng Yến BH192727

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

1. CDCV: Chức danh công việc
2. LĐ: Lao động
3. CHXD: Cửa hàng xăng dầu
4. TLSP: Tiền lương sản phẩm


SV: Trần Thị Hoàng Yến BH192727

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

5. XD: Xăng dầu
6. TCT: Tổng công ty
7. BHXH: Bảo hiểm xã hội
8. BHYT: Bảo hiểm y tế
9. BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
10. KPCĐ: Kinh phí cơng đồn
11. CBCNV: Cán bộ công nhân viên
12. TK: Tài khoản
13. NKCT: Nhật ký chứng từ

LỜI MỞ ĐẦU
Việc chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường
đã làm cho các doanh nghiệp thực sự quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của

mình. Cơ chế thị trường địi hỏi các doanh nghiệp phải phấn đấu khơng ngừng để tiết
kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển. Để thực
hiện mục tiêu đó các doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp đồng bộ cả về quản lý và


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: Trần Thị Hoàng Yến BH192727

kỹ thuật. Trong đó chi phí lao động là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành
lên giá trị sản phẩm sản xuất ra.Vì vậy, muốn hạ giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp
cần quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, sử dụng hợp lý lao động trong quá trình sản xuất
kinh doanh.
Trong quá trình lao động, con người phải dùng sức lực, trí tuệ của mình để làm
việc, vì vậy họ cần được bù đắp vật chất để tái sản xuất sức lao động dựa trên mức lao
động họ đã bỏ ra. Phần bù đắp này chính là tiền cơng (tiền lương) là phần thù lao lao
động để tái sản xuất sức lao động và bù đắp hao phí sức lao động của người lao động
bỏ ra trong q trình sản xuất kinh doanh. Ngồi chi phí tiền lương, doanh nghiệp cần
một khoản chi phí đảm bảo cho quá trình sản xuất của người lao động đó là: Bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí cơng đồn.
Cơng tác kế tốn tiền lương là một yếu tố vơ cùng quan trọng kích thích vật chất
đối với người lao động trong việc hồn thành cơng việc được giao, vì vậy cần phải
quản lý tốt cơng tác kế tốn tiền lương. Để quản lý tốt cơng tác kế tốn tiền lương, trước hết địi hỏi tổ chức kế tốn tiền lương trong doanh nghiệp phải khoa học, đảm bảo
tính đầy đủ, chính xác và hợp lý. Mỗi doanh nghiệp có quy mô sản xuất - kinh doanh,
đặc điểm lao động khác nhau. Do vậy tùy thuộc yêu cầu của từng doanh nghiệp mà họ
xây dựng cho mình một hình thức trả lương, một cách hạch toán tiền lương khác nhau
sao cho ưu việt nhất.
Thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán tiền lương trong các doanh
nghiệp sản xuất – kinh doanh em quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện kế tốn tiền
lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ

Petrolimex Hà Tây ” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Mục tiêu chính của chuyên đề là: bước đầu vận dụng những kiến thức được học
vào khảo sát thực trạng tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Cơng ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Hà Tây, đề xuất một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện tổ chức hạch tốn tiền lương và các khoản trích theo lương.


SV: Trần Thị Hoàng Yến BH192727

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Kết cấu chuyên đề gồm ba chương:
Chương I: Đặc điểm lao động – tiền lương và quản lý lao động, tiền lương của Công
ty CP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây.
Chương II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cơng ty
CP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây.
Chương III: Hoàn thiện kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty CP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây.

CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG,
TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CP VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX HÀ TÂY

1.1. Đặc điểm lao động của Công ty


SV: Trần Thị Hoàng Yến BH192727

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Tại Công ty CP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hà Tây (tên viết tắt là Công ty
PTS Hà Tây) việc sử dụng quản lý người lao động tương đối hợp lý. Công ty PTS Hà
Tây là đơn vị luôn cải tiến kỹ thuật và áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm giảm mức
độ nặng nhọc cho người lao động. Để quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra
theo đúng kế hoạch, tạo điều kiện làm việc cho người lao động an tồn và thuận lợi,
góp phần nâng cao năng xuất lao động thì việc quản lý hợp lý về số lượng và chất
lượng lao động tại các nơi sản xuất là cần thiết. Công ty PTS Hà Tây phân bố lao động
tại các vị trí như sau:
Bảng 1-1: Bảng phân tích cơ cấu lao động của Công ty PTS Hà Tây
từ năm 2007 đến năm 2009
Đvt: người
Stt

Tên đơn vị

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

1
2
3
4
5
6
7
8


2
5
4
4
6
98
10
7

2
5
4
4
7
96
10
8

2
6
4
4
7
99
8
7

17

18


18

10

Ban Giám đốc
Phòng Tổ chức hành chính
Phịng Kinh doanh
Phịng Quản lý kỹ thuật
Phịng Kế tốn tài chính
Đội Vận tải
Đội cơng trình
Xưởng sửa chữa
Cửa hàng xăng dầu thuộc
Văn phòng Cty
Chi nhánh PTS Hà Nội

38

40

42

Stt

Tên đơn vị

Năm 2007

Năm 2008


Năm 2009

9

11

Chi nhánh PTS Hồ Bình
35
41
43
Tổng cộng
226
235
237
(Nguồn: Báo cáo Lao động năm 2007-2009)

So sánh 2009 với 2008
Tuyệt đối
Tỷ lệ (%)
(người)
0
0
1
20
0
0
0
0
0

0
3
3,125
-2
-20
-1
-12,5
0

0

2
5
So sánh 2009 với 2008
Tuyệt đối
Tỷ lệ (%)
(người)
2
4,88
2
0,85

Số lượng lao động của công ty qua các năm tăng dần cụ thể năm 2007 là 226
người, năm 2008 là 235 người và năm 2009 là 237 người. Sự biến động này chủ yếu là
ở số lao động lái xe ở đội vận tải và khối cửa hàng xăng dầu ở 02 chi nhánh trực thuộc,


SV: Trần Thị Hoàng Yến BH192727

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


02 cửa hàng thuộc văn phịng Cơng ty. Số lao động gián tiếp gần như khơng có sự thay
đổi.
Bảng 1-2:
Bảng phân tích số lượng lao động phân theo loại hình hợp đồng lao động của
Công ty trong 3 năm 2007-2009
Đvt: người
Chỉ tiêu

Năm 2007

So sánh 2009 với 2008
Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối
Tỷ lệ (%)
(người)

LĐ có HĐLĐ từ 1 năm trở lên
LĐ có HĐLĐ 1 năm
LĐ ngắn hạn
Tổng cộng

156
60
10
226
(Nguồn: Báo cáo Lao động

160
172
67

60
8
5
235
237
năm 2007-2009)

12
-7
-3
2

7,5
-10,44
-37,5
0,85

Lao động trực tiếp là lực lượng lao động chủ chốt của Công ty bởi với đặc điểm
ngành nghề của mình thì lực lượng lao động trực tiếp của Công ty PTS Hà Tây chủ yếu
là lái xe vận chuyển xăng dầu và công nhân bán lẻ xăng dầu. Để được nhận vào làm lao
động lái xe hay cơng nhân bán xăng dầu thì người lao động bắt buộc phải có bằng lái
xe ơ tơ hạng C trở lên đối với công việc lái xe vận chuyển xăng dầu. Cịn đối cơng
nhân bán xăng dầu phải có ít nhất là nghiệp vụ nhân viên bán lẻ xăng dầu 03 tháng trở
lên. Tất cả lao động sau thời gian thử việc 02 tháng nếu đạt yêu cầu sẽ được tiếp nhận
chính thức vào Cơng ty và được hưởng mọi quyền lợi như ký hợp đồng lao động, đóng
bảo hiểm ... Chính vì có những chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp mà số lượng lao
động gắn bó lâu dài với Công ty ngày càng tăng lên qua thời gian. Điều này được thể
hiện cụ thể qua số lượng lao động có hợp đồng lao động từ 1 năm và trên 1 năm ở
Cơng ty tính đến thời điểm 2009 là 232 người chiếm 97,89% trong khi số lao động
ngắn hạn chỉ có 5 người chiếm 2,11%.

Bảng 1-3:
Bảng phân tích chất lượng lao động của Cơng ty trong 3 năm 2007-2009
Đvt: người
Trình độ

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

So sánh 2009 với 2008
Tuyệt đối
Tỷ lệ (%)


SV: Trần Thị Hoàng Yến BH192727

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

(người)
1. Phân theo trình độ
chun mơn
Đại học, trên đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Bằng nghề, sơ cấp
Tổng cộng
2. Phân theo giới tính
Nam

Nữ
Tổng cộng
3. Phân theo trình độ
văn hố
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Tổng cộng
4. Phân theo độ tuổi
Dưới 30 tuổi
Từ 30 tuổi đến dưới
50 tuổi
Từ 50 tuổi trở lên
Tổng cộng

47
15
26
138
226

50
12
28
145
235

58
13
18
156

237

8
1
-10
11
2

16
8,3
-35,7
7,58
0,85

156
70
226

160
75
235

163
74
237

3
-1
2


1,875
-1,33
0,85

10
216
226

8
227
235

8
229
237

0
2
2

0
0,881
0,85

56
150

68
147


79
141

11
-6

16,18
-4,08

20
20
17
-3
226
235
237
2
(Nguồn: Báo cáo Lao động năm 2007-2009)

-15
0,85

Từ năm 2007 đến năm 2009 số lượng lao động và chất lượng lao động của Công
ty ngày càng tăng và càng được nâng cao. Lao động có trình độ đại học tính đến hết
năm 2009 là 58 người chiếm 24,47%, lao động có trình độ cao đẳng là 13 người chiếm
5,48%, lao động có trình độ trung cấp là 18 người chiếm 7,59%, còn lại là lao động có
bằng nghề, sơ cấp là 156 người chiếm 65,82%. Người lao động trong Cơng ty ln
ln có ý thức nâng cao trình độ chun mơn và tay nghề của mình. Rất nhiều lao động
bán xăng dầu dù công việc vất vả lại không thuận lợi về thời gian khi phải đi làm theo
ca kíp vẫn cố gắng đi học các lớp đào tạo từ xa vào ngày thứ bảy, chủ nhật hoặc tại

chức vào buổi tối. Đối với cán bộ cơng nhân viên văn phịng Cơng ty, Chi nhánh và lao
động gián tiếp tại các đơn vị khác cũng không ngừng phấn đấu vươn lên trong việc học
tậpvà tu dưỡng đạo đức. 100% lao động gián tiếp tại Cơng ty PTS Hà Tây đều có trình


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: Trần Thị Hoàng Yến BH192727

độ từ cao đẳng trở lên. Riêng văn phịng Cơng ty thì cả 23 lao động đều có trình độ đại
học trở lên trong đó có 01 thạc sỹ kinh tế, 20/23 lao động là Đảng viên.
Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty PTS Hà Tây là kinh doanh
vận tải và bán xăng dầu nên yêu cầu lao động trực tiếp phải có sức khoẻ tốt và cịn trẻ.
Chính vì vậy, đội ngũ cơng nhân viên của Công ty phần lớn là nam giới chiếm khoảng
60% đến 70% tồn lao động Cơng ty. Trong đó, đội vận tải Cơng ty có 99 người đều là
nam giới. Đây là lực lượng lao động chính và góp phần khơng nhỏ vào hoạt động
chung của Công ty. Lao động nữ chủ yếu là lao động gián tiếp và một số lao động bán
xăng dầu. Lao động nữ luôn được quan tâm về mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần
cũng như ln có sự ưu tiên hơn so với nam giới.
Lao động được tiếp nhận vào Cơng ty ngồi đáp ứng yêu cầu sức khỏe, bằng
nghề hoặc trình độ chuyên môn phù hợp với công việc được tuyển dụng thì nhất thiết
phải học hết bậc trung học phổ thơng trở lên. Số lao động có trình độ văn hố là trung
học cơ sở chủ yếu là lao động sinh trước năm 1970, đã đi làm lâu năm và sắp về hưu.
Có thể nói Cơng ty PTS Hà Tây tuyển dụng lao động có chất lượng cả về trình độ
chun mơn và trình độ văn hố.
Phần lớn lao động đang làm việc tại Cơng ty đều ở độ tuổi cịn khá trẻ. Lực
lượng lao động nói chung ngày càng được trẻ hố nhất là đội ngũ lãnh đạo Cơng ty,
Chi nhánh và các cửa hàng trưởng. Lao động có độ tuổi từ 30 đến dưới 50 tuổi chiếm
khoảng 60% lao động tồn Cơng ty. Lao động dưới 30 tuổi ngày càng nhiều so với
năm 2008 đã tăng từ 68 người lên 79 người tương ứng với mức tăng 16,18%.

Qua 10 năm phát triển Công ty PTS Hà Tây đã xây dựng được đội ngũ lao động
giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và khơng ngừng phấn đấu nâng cao trình độ văn hoá
cũng như tu dưỡng đạo đức bản thân. Người lao động ln gắn bó với Cơng ty, tâm
huyết với nghề nghiệp và ln làm việc vì sự đi lên của Cơng ty. Chính vì thế, cán bộ
cơng nhân viên Cơng ty PTS Hà Tây có cơng việc ổn định và thu nhập ngày càng được
cải thiện, nâng cao.


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: Trần Thị Hoàng Yến BH192727

1.2. Các hình thức trả lương của Cơng ty
* Quản lý thu - chi tiền lương tại PTS Hà Tây
Quỹ tiền lương Cơng ty được hình thành căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của tồn Cơng ty. Hàng năm bộ phận quản lý lao động và tiền lương của
Cơng ty trình Ban giám đốc kế hoạch tiền lương cho các đơn vị trực thuộc. Phòng tổ
chức hành chính kết hợp với phịng kế tốn giám sát kiểm tra công tác quản lý quỹ
lương của Công ty trên nguyên tắc thu nhập quỹ lương phải gắn liền với hiệu quả sản
xuất kinh doanh và qui chế trả lương của tồn Cơng ty.
* Các hình thức trả lương của Công ty PTS Hà Tây
Để phù hợp với đặc điểm lao động cũng như tình hình sản xuất kinh doanh tại
Công ty, trong các năm qua Công ty đã áp dụng hai hình thức trả lương cơ bản là:
- Trả lương theo thời gian
- Trả lương theo sản phẩm.
1.2.1. Trả lương cho lao động gián tiếp tại các phòng ban văn phịng Cơng ty,
Chi nhánh.
- Hình thức trả lương cho lao động gián tiếp tại Công ty là trả lương theo thời
gian. Gồm 02 loại tiền lương là:
. Lương theo nghị định 205/204/NĐ - CP

. Lương chức danh công việc.
* Trả lương theo nghị định 205/2004/NĐ-CP hay lương vòng 1: Hình thức này
áp dụng cho tất cả các phịng ban nghiệp vụ để trả lương. Kế toán tiền lương căn cứ
vào số ngày làm việc thực tế thể hiện trên bảng chấm cơng, theo đó tiền lương được
xác định trên cơ sở ngày công được hưởng lương Nghị định 205/2004/NĐ-CP, hệ số


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: Trần Thị Hoàng Yến BH192727

lương và các khoản phụ cấp (chức vụ) nếu có theo quy định của Nhà nước để tính
lương cho người lao động theo công thức sau:
TL1i = (H1i + Pci) x Nci x Mmin
Trong đó:
- TL1i là tiền lương vịng 1 của người thứ i.
- H1i là hệ số lương (theo quy định của nhà nước) của người thứ i.
- Pci là tổng hệ số phụ cấp (nếu có) của người thứ i.
- Nci là số ngày công được hưởng lương vịng 1/ ngày cơng chế độ của người
thứ i.
- Mmin là mức lương tối thiểu theo quy định của nhà nước.
Mức lương tối thiểu tại Công ty áp dụng đến thời điểm này là 730.000 đồng.
Ngày công làm việc thực tế của cán bộ công nhân viên, số ngày này qui định là
20, 22, 23 ngày (được nghỉ ngày thứ 7, ngày chủ nhật trong tuần) và số ngày làm thêm.
Hệ số lương : Được qui định cho từng đối tượng. Hệ số lương sẽ phụ thuộc vào
từng chức vụ, thời gian làm việc, hệ số trách nhiệm của từng người lao động.
Hệ số trách nhiệm: Hệ số này sẽ phụ thuộc vào từng trách nhiệm, mức độ phức
tạp của cơng việc mà nhân viên đó đảm nhận.
Phụ cấp khác: Phụ cấp độc hại xăng dầu, độc hại vi tính...
- Những cán bộ cơng nhân viên ở bộ phận lương thời gian khi nghỉ phép, nghỉ

việc riêng có lương, ngày học tập, hội họp, được cử đi công tác... theo yêu cầu của
Công ty vẫn được hưởng 100% lương nghị định như đi làm .
Lương phép

=

Mức lương tối thiểu x Hệ số lương x Số ngày nghỉ phép
22 ngày


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: Trần Thị Hoàng Yến BH192727

* Trả lương theo chức danh công việc: đối với tất cả cán bộ cơng nhân viên
thuộc Cơng ty ngồi các khoản tiền phụ cấp và tiền lương theo nghị định
205/2004/NĐ-CP ra họ còn được hưởng một loại tiền lương nữa. Mức chi trả được xác
định trên cơ sở:
- Nội dung, tính chất, độ phức tạp cơng việc mà người lao động đảm nhiệm.
- Khả năng hồn thành cơng việc được giao của từng người lao động (kể cả số
lượng và chất lượng công việc ).
- Phương pháp tổ chức công việc của từng người.
- Cường độ lao động của người lao động.
- Mức tiêu hao lao động, trình độ được đào tạo và mối tương quan giữa các chức
danh cơng việc trong từng đơn vị và tồn Cơng ty .
Đây được gọi là lương chức danh công việc (CDCV) hay lương vịng 2.
Lương chức danh cơng việc là quỹ lương sau khi để lại 5% (để chi trong các
trường hợp đột xuất như: trả lương cho những người thử việc, hợp đồng ngắn hạn) trừ
đi lương của các bộ phận khoán và số lương theo nghị định 205/2004/NĐ-CP cộng phụ
cấp của bộ phận lương thời gian số còn lại được chia như sau:

Lấy hệ số lương chức danh của ngành qui định nhân với hệ số hoàn thành
nhiệm vụ và nhân với ngày công thực tế của từng người lao động rồi chia cho
ngày công chế độ trong tháng, sau đó cộng tồn bộ hệ số lại với nhau ta gọi đó là
hệ số qui đổi (HSQĐ).
Lấy tổng lương chức danh (QL CDCV) chia cho hệ số qui đổi đó để ra một hệ
số chung. Lần lượt ta nhân hệ số chung với hệ số CDCV của từng người và nhân với số
ngày công thực tế ( Ni ) của từng cá nhân thì sẽ ra lương chức danh công việc của từng
người.
QLCDCV = Tổng QL - 5% Dự phịng - Tổng (Lương khốn + Phụ cấp các cửa
hàng và lái xe Đội vận tải) - Tổng (Lương NĐ 205/2004/NĐ-CP + Phụ cấp LĐ gián
tiếp)


SV: Trần Thị Hoàng Yến BH192727

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hệ số hồn thành cơng việc tại Cơng ty PTS Hà Tây hiện nay được quy định ở 3
mức như sau:
+ Hệ số 1: Lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cụ thể là: đảm
bảo ngày công chế độ, khơng đi muộn về sớm khơng có lý do chính đáng. Lao động
gián tiếp phải hồn thành xuất sắc nhiệm vụ cả năng suất và chất lượng. Lao động trực
tiếp phải hồn thành vượt định mức khốn sản lượng bán trong tháng của cả cửa hàng.
Nghiêm chỉnh và tự giác chấp hành tốt luật pháp nhà nước, nội quy quy chế của Cơng
ty, đảm bảo an tồn tuyệt đối trong ca làm việc.
+ Hệ số 0,9: Lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cụ thể là: đảm bảo
ngày công chế độ, không đi muộn về sớm khơng có lý do chính đáng. Lao động gián
tiếp phải hoàn thành tốt nhiệm vụ cả năng suất và chất lượng. Lao động trực tiếp phải
hồn thành định mức khốn sản lượng bán trong tháng của cả cửa hàng. Không vi
phạm luật pháp nhà nước, nội quy quy chế của Cơng ty, khơng để xảy ra mất an tồn

trong ca làm việc.
+ Hệ số 0,8: Lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao ở mức trung bình. Cụ thể
là: Thực hiện chưa nghiêm túc quy định về ngày công chế độ. Lao động gián tiếp hoàn
thành nhiệm vụ mức trung bình. Lao động trực tiếp đạt dưới mức khốn sản lượng bán
trong tháng của cả cửa hàng. Vi phạm nội quy quy chế của Công ty phải nhắc nhở
nhưng chưa phải xử lý kỷ luật.
1.2.2. Trả lương cho lao động trực tiếp
Lao động trực tiếp tại Công ty gồm lái xe vận chuyển xăng dầu và lao động bán
hàng xăng dầu.
* Đối với lái xe vận chuyển xăng dầu :
Do đặc điểm ngành nghề nên Công ty trả lương theo sản phẩm đối với lái xe vận
chuyển xăng dầu.
Tiền lương

Sản lượng

Đơn giá

bổ sung


SV: Trần Thị Hoàng Yến BH192727

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

sản phẩm
phải trả LĐi

=


vận chuyển
thực tế của LĐi

x

tiền
lương

+

đơn giá
tiền lương nếu có

Đơn giá tiền lương sản phẩm hay đơn giá tiền lương vận tải khoán cho các xe
vận chuyển xăng dầu phụ thuộc vào:
- Hình thức sở hữu phương tiện vận chuyển, gồm 3 loại:
+ Xe 100% vốn Công ty có từ năm 2000 khi Cơng ty thành lập.
+ Xe chuyển đổi sở hữu 100% vốn Công ty: Trước đây những xe này do Cơng
ty góp vốn 50% và cá nhân người lao động trong Cơng ty góp vốn 50% giá trị xe còn
gọi là xe liên kết. Từ năm 2009 trở đi Cơng ty mua lại tồn bộ số xe liên kết này trên
giá trị còn lại của xe và sự thoả thuận với người đã góp vốn trước đây.
+ Xe mới đầu tư 100% vốn của Công ty: đó là những xe Cơng ty mua mới.
- Dung tích của xe sitec vận chuyển xăng dầu:
+ Xe có dung tích dưới 9 m3
+ Xe có dung tích từ 9 m3 đến 12,5 m3
+ Xe có dung tích trên 12,5 m3
Đặc biệt xe xăng dầu vận chuyển ở 1 số tuyến vận chuyển cự ly dưới 15 km và
tuyến vận chuyển đường loại xấu, đặc biệt xấu được bổ sung đơn giá tiền lương thêm
5.000 đ/km.
- Lái xe vận chuyển xăng dầu cũng được xếp hệ số lương CDCV nhưng hệ số

lương CDCV này chỉ được sử dụng khi Công ty phân phối quỹ lương tồn Cơng ty vào
cuối q hoặc cuối năm tuỳ thuộc vào nguồn lương dự phòng tập trung tại Cơng ty cịn
lại là bao nhiêu. Vào hàng tháng lái xe vận chuyển xăng dầu chỉ nhận được lương sản
phẩm phụ thuộc vào sản lượng vận tải trong tháng xe đã vận chuyển được.
* Đối với công nhân bán xăng dầu tại các CHXD của Công ty, Chi nhánh :
Tiền lương của công nhân bán xăng dầu là sự kết hợp của hình thức trả lương
theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm gồm:


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: Trần Thị Hoàng Yến BH192727

- Tiền lương cố định hay lương thời gian: Phần tiền lương này do Cơng ty giao
khốn theo giá trị tuyệt đối.
+ Tiền lương cố định 500.000 đ/người/tháng tính theo số lao động thực tế tại
cửa hàng và số ngày công chế độ trong tháng.
+ Phụ cấp trách nhiệm Cửa hàng trưởng : 0,2 x mức lương tối thiểu theo quy
định của nhà nước.
- Tiền lương sản phẩm của người lao động được tính trên tiền lương sản phẩm
của cả cửa hàng. Tiền lương sản phẩm của cửa hàng được tính theo cơng thức:
TLSP = Sản lượng bán XD x Đơn giá tiền lương
Sản lượng bán xăng dầu gồm sản lượng bán lẻ và bán buôn với đơn giá tiền
lương khác nhau.
+ Bán lẻ xăng dầu: Đơn giá tiền lương đối với cửa hàng có sản lượng bán lẻ trực
tiếp <60 m3/tháng là 75 đ/lít, từ 60 m3 đến <150 m3 là 70 đ/lít và từ 150 m3 trở lên là 65
đ/lít.
+ Bán bn xăng dầu là 30 đ/lít.
Như vậy, ngoài tiền lương cố định là 500.000 đ/người/tháng nếu người lao động
đi làm đầy đủ theo ngày công quy định thì người lao động bán xăng dầu cịn được

hưởng lương sản phẩm được tính theo cơng thức sau:
TLSPi = (∑ TLSP : ∑ Hệ số lương CDCV) x Hệ số lương CDCVi đã quy đổi
Trong đó:
TLSP2i là tiền lương sản phẩm của người lao động i.
∑ TLSP là tiền lương sản phẩm của cả cửa hàng dựa vào sản lượng xăng dầu
bán được nhân với đơn giá tiền lương sản phẩm theo quy định.
∑ Hệ số lương CDCV là tổng số hệ số lương chức danh cơng việc của tồn bộ
nhân viên trong cửa hàng.
Hệ số lương CDCVi đã quy đổi là hệ số lương chức danh công việc đã quy đổi
của người lao động i. Hệ số này được tính bằng cách:


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

HSL CDCVi =
Đã quy đổi

SV: Trần Thị Hoàng Yến BH192727

HSL CDCV LĐ i x HS hồn thành NV x N.cơng lviệc thực tế trong tháng
Ngày công chế độ trong tháng

- Hệ số lương CDCV của nhân viên bán xăng dầu được sử dụng để chia lương
sản phẩm hàng tháng của người lao động trực tiếp và để phân phối quỹ lương dự phòng
cuối quý, cuối năm. Nguồn tiền lương sản phẩm này là nguồn thu nhập chính của
người lao động.
1.3. Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại Cơng
ty PTS Hà Tây
Công ty PTS Hà Tây thực hiện việc trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích
theo lương đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Căn cứ vào quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007 của Bảo hiểm xã hội
Việt Nam về việc ban hành quy định về quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc,
Công ty PTS Hà Tây tiến hành chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN tới tài khoản
của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Đông số 2200314010002 tại Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây vào trước ngày 20 hàng tháng.
- Hàng tháng, Cơng ty PTS Hà Tây tiến hành trích lập quỹ bảo hiểm xã hội
(BHXH) theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp của
công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Quỹ BHXH được thiết lập nhằm để trợ
cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các trường hợp họ bị mất khả
năng lao động như ốm đau, thai sản, mất sức, nghỉ hưu, tử tuất... Theo chế độ hiện
hành, tỷ lệ trích BHXH là 22%. Trong đó 16% là do Cơng ty PTS Hà Tây nộp và được
tính vào chi phí sản xuất - kinh doanh; 6% cịn lại do người lao động đóng góp và được
tính trừ trực tiếp vào thu nhập hàng tháng của người lao động tức trừ ở bảng thanh toán
lương hàng tháng. Những khoản trợ cấp thực tế cho người lao động tại Công ty trong
các trường hợp họ bị ốm đau, tai nạn lao động, nữ công nhân viên nghỉ đẻ hoặc thai
sản... được tính tốn trên cở sở mức lương ngày của họ, thời gian nghỉ (có chứng từ
hợp lệ) và tỷ lệ trợ cấp BHXH. Quỹ này do cơ quan BHXH quận Hà Đông quản lý, khi


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: Trần Thị Hoàng Yến BH192727

phát sinh trợ cấp BHXH thì kế tốn lập phiếu nghỉ hưởng BHXH cho từng người sau
đó Cơng ty PTS Hà Tây sẽ thực hiện chi hộ và lập bảng thanh toán BHXH để tổng hợp
khoản chi này làm cơ sở quyết tốn với BHXH quận Hà Đơng.
- Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) là quỹ được sử dụng để trợ cấp cho những người
có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám, chữa bệnh. Quỹ BHYT tại Cơng
ty PTS Hà Tây được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền
lương cơ bản và các khoản phụ cấp của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng.

Tỷ lệ nộp BHYT hiện hành là 4.5%, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất - kinh
doanh của Công ty PTS Hà Tây đóng và 1.5% trừ vào thu nhập của người lao động.
Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông
qua mạng lưới y tế. Vì vậy, khi trích BHYT, Cơng ty PTS Hà Tây phải nộp 100% quỹ
BHYT cho BHXH quận Hà Đông (qua tài khoản của họ ở kho bạc).
- Kinh phí cơng đồn (KPCĐ) được đóng góp nhằm phục vụ chi tiêu cho hoạt
động tổ chức của giới lao động, nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
KPCĐ hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương thực tế
phát sinh trong tháng tính vào chi phí sản xuất - kinh doanh. Tỷ lệ trích KPCĐ theo chế
độ hiện hành mà Công ty đang áp dụng là 2%. 1% KPCĐ Công ty PTS Hà Tây sẽ nộp
lên Cơng đồn Tổng cơng ty xăng dầu Việt Nam vào tài khoản số 100 704 000 0694 tại
ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu PG bank chi nhánh Hà Nội cuối mỗi quý, 1%
KPCĐ để lại Công ty chi tiêu cho hoạt động cơng đồn cơ sở. Trong đó, để lại cơng
đồn đơn vị hoạt động 0,7% và để tại quỹ cơng đồn công ty PTS Hà Tây là 0,3%.
- Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là quỹ dùng để hỗ trợ tài chính tạm thời cho
những người bị mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo Luật định. Mức trích quỹ BHTN là
3% trong đó Cơng ty PTS Hà Tây đóng 1% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng BHXH
của doanh nghiệp; 1% trừ vào thu nhập của NLĐ và Nhà nước sẽ hỗ trợ từ ngân sách
bằng 1% quỹ tiền lương, tiền cơng tháng đóng BHTN của những người tham gia
BHTN.


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: Trần Thị Hoàng Yến BH192727

Tất cả hơn 200 lao động của Công ty PTS Hà Tây đều được đóng đầy đủ các
quỹ BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí cơng đồn.
Đối với các khoản trích theo lương mà người lao động phải nộp thì trong bảng
thanh toán lương hàng tháng sẽ trừ trực tiếp vào lương của người lao động.

Còn đối với các quỹ BHYT, BHTN, BHXH phải nộp lên Bảo hiểm xã hội thành
phố Hà Đơng thì trước ngày 20 hàng tháng chun viên phụ trách chế độ chính sách
cho người lao động sẽ tính tốn số tiền phải đóng cho tồn Cơng ty và lập tờ trình
Giám đốc duyệt chuyển tiền cho Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Đơng. Sau đó, kế tốn
phụ trách cơng tác bảo hiểm chuyển khoản tới cơ quan quản lý quỹ. Tại Công ty sẽ tiến
hành thu các khoản trích theo lương của người lao động và bù trừ số tiền phải đóng các
quỹ với 02 chi nhánh trực thuộc.
Các khoản trích trên cùng với tiền lương phải trả cho người lao động hợp thành
loại chi phí về nhân cơng trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Quản lý việc tính
tốn trích lập, chi tiêu sử dụng quỹ lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ có ý nghĩa
khơng những đối với việc tính tốn chi phí sản xuất mà còn đối với việc đảm bảo
quyền lợi cho người lao động tại doanh nghiệp.
1.4. Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Công ty PTS Hà Tây
* Công tác tổ chức, cán bộ và lao động
- Đối với tổ chức:
+ Hội đồng quản trị phê duyệt cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty; quyết định
việc thành lập, giải thể, tách, nhập, đổi tên văn phòng đại diện của Công ty, chi nhánh;
thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh của Công ty, chi nhánh.
+ Giám đốc Công ty quyết định việc thành lập, giải thể, tách, nhập, đổi tên các
phịng nghiệp vụ Cơng ty, đội vận tải theo phương án được Hội đồng quản trị phê
duyệt và các đơn vị hạch toán báo sổ khác.
- Đối với cán bộ:


SV: Trần Thị Hoàng Yến BH192727

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

+ Hội đồng quản trị quyết định quy hoạch các chức danh, quyết định bổ nhiệm,
miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh Giám đốc, phó Giám đốc, kế tốn

trưởng hoặc trưởng phịng kế tốn tổng hợp Cơng ty, chi nhánh.
+ Giám đốc Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật trưởng phịng
nghiệp vụ Cơng ty trừ kế toán trưởng, đội trưởng đội vận tải và các chức danh dưới
quyền còn lại theo quy hoạch và phương án được Hội đồng quản trị phê duyệt.
- Quy trình thực hiện công tác tổ chức và cán bộ:
+ Hỏi ý kiến bằng phiếu tín nhiệm.
+ Trên cơ sở phiếu tín nhiệm, giám đốc Cơng ty có phương án báo cáo và trình
Hội đồng quản trị phê duyệt trước khi quyết định.
- Định mức lao động:
+ Văn phịng Cơng ty: Tỷ lệ khơng q 13% tổng số lao động tồn Cơng ty.
+ Văn phịng Chi nhánh: Tỷ lệ khơng q 15% tổng số lao động toàn Chi nhánh.
+ Lao động đội vận tải: Lao động quản lý điều hàng vận tải không quá 06 người.
Lao động lái xe theo số đầu xe thực tế, mỗi xe sitéc 1 lái, xe 15m 3 trở lên có thể bố trí
01 lái chính và 01 lái phụ.
+ Lao động tại các cửa hàng xăng dầu: được xác định trên cơ sở sản lượng bán
và năng suất lao động thực tế về kinh doanh xăng dầu tại Công ty như sau:

Bảng 1-4: Định mức lao động tại các cửa hàng xăng dầu
Sản lượng bán lẻ
(bình qn tháng)
CHXD nhóm 3
- Đến 50 m3
- Trên 50 m3 đến dưới 100 m3
CHXD nhóm 2
- Từ 100 m3 đến dưới 150 m3
- Từ 150 m3 đến 200 m3

Cửa hàng

Nhân viên


Nhân viên

trưởng

nghiệp vụ

bán hàng

1
1

-

3
4-5

1
1

1

6-7
8-9

Ghi chú
sản lượng bán
lẻ tăng hoặc
giảm khoảng
20 m3/tháng



SV: Trần Thị Hoàng Yến BH192727

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHXD nhóm 1
- Trên 200 m3 trở lên

được tăng hoặc
1

1

10+

giảm 01 lao

động
(Nguồn: Quy chế quản lý công tác tổ chức, cán bộ và lao động ban hành kèm theo
Quyết định số 85/QĐ-HĐQT ngày 07/8/2009 của HĐQT Công ty)
+ Định mức lao động cơng trình, sửa chữa, kinh doanh khác...: Hàng năm tuỳ
vào tình hình cụ thể về nhu cầu cơng việc và nhu cầu phát triển của đơn vị mà Trưởng
các đơn vị đề nghị Giám đốc Cơng ty trình Hội đồng quản trị phê duyệt định biên lao
động cụ thể trên cơ sở tiết kiệm, hiệu quả và phải đảm bảo trả lương cho người lao
động không thấp hơn mức lương tối thiểu Công ty quy định.
* Công tác tuyển dụng lao động
- Việc tuyển dụng lao động của Công ty tuân thủ theo các quy định pháp luật
của Bộ luật lao động và phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty. Chỉ tuyển dụng lao
động khi có nhu cầu để đáp ứng cơng việc thực tế và các nhu cầu cho mở rộng sản xuất

kinh doanh của Công ty trên cơ sở định biên lao động hàng năm được Hội đồng quản
trị Công ty phê duyệt. Khi tuyển dụng phải đảm bảo đầy đủ các thủ tục, tiêu chuẩn, chế
độ ưu tiên, chất lượng lao động và phù hợp ngành nghề kinh doanh có nhu cầu.
- Tiêu chuẩn, điều kiện và đối tượng ưu tiên khi tuyển dụng
+ Người lao động được xét tuyển dụng phải được đào tạo đáp ứng yêu cầu công
việc cần tuyển dụng.
+ Có độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi (trừ trường hợp đặc biệt do yêu cầu cần thiết có
thể tuyển dụng người trên 35 tuổi nhưng phải có năng lực làm việc, có vai trị đối với
hoạt động kinh doanh của Cơng ty), có đủ sức khoẻ (được cơ quan y tế có thẩm quyền
chứng nhận).
+ Có lý lịch rõ ràng, khơng có tiền án tiền sự, khơng mắc tệ nạn xã hội.


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: Trần Thị Hoàng Yến BH192727

+ Tuỳ vị trí cơng tác, u cầu người được tuyển dụng phải ký cược một số tiền
tuỳ theo giá trị tài sản được giao hoặc phải được bảo lãnh để đảm bảo an tồn tài chính
đối với Cơng ty.
+ Có năng lực cơng tác và giao tiếp đáp ứng được yêu cầu công việc.
+ Các trường hợp ưu tiên khi có đủ tiêu chuẩn và điều kiện như trên: CBCNV
trong Công ty, CBCNV xin nghỉ hưu sớm, hưu chờ, gia đình chính sách có nguyện
vọng xin cho con em vào làm việc tại Công ty. Các đối tác chiến lược hoặc người có
vai trị quan trọng có ảnh hưởng đối với hoạt động kinh doanh và sự phát triển của
Cơng ty.
- Quy trình tuyển dụng:
+ Khi có nhu cầu tuyển dụng lao động, Công ty thông báo số lượng, loại lao
động và các điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể để CBCNV trong Cơng ty có con em đáp ứng
được tiêu chuẩn và điều kiện nộp hồ sơ dự tuyển, sau đó mới thơng báo tuyển dụng bên

ngồi.
+ Trường hợp có nhiều đối tượng đáp ứng được tiêu chuẩn và điều kiện thì xét
theo thứ tự ưu tiên, nếu cần thiết Công ty tổ chức kiểm tra hoặc thi tuyển để lựa chọn.
+ Đối với trường hợp đặc biệt là đối tác chiến lược quan trọng của Công ty: do
Giám đốc Công ty trực tiếp quyết định.
+ Người được tuyển dụng phải quan thời gian thử việc theo quy định, được ký
hợp đồng lao động theo các quy định của pháp luật về lao động và tình hình cụ thể về
nhu cầu công việc của Công ty.
* Công tác quản lý tiền lương và trả lương
- Quỹ lương kế hoạch hàng năm được xây dựng trên cơ sở sản lượng kế hoạch
(vận tải, bán xăng dầu, dịch vụ khác...) và đơn giá tiền lương được Hội đồng quản trị
phê duyệt trong kỳ giao kế hoạch hàng năm.


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: Trần Thị Hoàng Yến BH192727

- Trước khi giao quỹ tiền lương kế hoạch hàng năm cho các đơn vị, Công ty tổ
chức hội nghị chuyên đề phân tích thảo luận về nguyên tắc, phương án và cơ chế trong
kỳ giao kế hoạch hàng năm của Công ty.
- Căn cứ để xác định quỹ tiền lương kế hoạch giao cho các đơn vị:
+ Hệ số lương Nghị định 205/2004/NĐ-CP: Hệ số lương Nghị định cho tất cả
lao động tồn Cơng ty và hệ số này được xác định ở mức tối đa cho các đơn vị.
+ Lao động: Theo số lao động định biên đã xác định cho từng loại hình kinh
doanh của đơn vị được Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt hàng năm.
+ Xác định năng suất lao động: Căn cứ lao động định biên, khối lượng nhiệm vụ
được giao để xác định năng suất lao động bình qn tồn Cơng ty và của các đơn vị,
trên cơ sở đó xác định hệ số năng suất lao động có giá trị từ 0,8 đến 1,0.
+ Hệ số lương chức danh công việc: Hệ số lương chức danh công việc được xác

định ở mức tối đa ở tất cả các đơn vị.
- Giao đơn giá tiền lương
+ Đối với lao động gián tiếp văn phịng Cơng ty, chi nhánh: giao đơn giá tiền
lương vận tải đối với lao động văn phịng Cơng ty, chi nhánh.
+ Đối với lao động lái xe vận tải: khốn đơn giá lương đến từng nhóm, đầu xe
căn cứ năng suất lao động, dung tích xe, cự ly vận chuyển và các yếu tố liên quan đến
vận tải đường bộ.
+ Đối với lao động bán xăng dầu: giao đơn giá khoán tiền lương xăng dầu đối
với lao động kinh doanh xăng dầu tại Công ty, chi nhánh.
- Nguyên tắc xếp lương, nâng bậc lương theo quy định của Chính phủ.
+ Đối với lao động lái xe: tuỳ vào bằng nghề lái xe, dung tích xe sitec mà xếp
vào thang bảng lương phù hợp.
+ Đối với nhân viên bán xăng dầu: Lao động được đào tạo công nhân, nhân viên
bán xăng dầu bậc 3 được Công ty ký hợp đồng làm nhân viên bán xăng dầu thì được
xếp bậc 2 theo bảng lương quy định của chính phủ, khi đủ thời gian nâng bậc nếu hoàn


CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SV: Trần Thị Hoàng Yến BH192727

thành nhiệm vụ (có nhận xét của trưởng đơn vị trực tiếp) và không vi phạm nội quy,
quy chế được Hội đồng lương xét nâng bậc 3 mà không cần phải thi nâng bậc. Đối với
người lao động được đào tạo hệ trung cấp xăng dầu hoặc cao đẳng xăng dầu khi ra
trường nếu được Công ty ký hợp đồng làm nhân viên bán xăng dầu thì được xếp bậc 2
theo bảng lương quy định của chính phủ, khi đủ thời gian nâng bậc nếu hồn thành
nhiệm vụ (có nhận xét của trưởng đơn vị trực tiếp) và không vi phạm nội quy, quy chế
được Hội đồng lương xét nâng bậc 3 và bậc 4 mà không cần phải thi nâng bậc.
- Hàng năm Công ty xét nâng lương nâng bậc cho người lao động theo bảng
lương quy định của chính phủ 2 lần vào thời điểm 01/01 và 01/07 (trừ trường hợp đột

xuất). Thời gian để nâng 1 bậc lương là 36 tháng, đối với các bậc lương đòi hỏi trình
độ kỹ thuật nghiệp vụ, tay nghề cao hoặc có độ chênh lệch giữa 2 bậc liền kề từ 0,5 trở
lên tối đa không quá 60 tháng (trừ trường hợp bị kỷ luật).
- Phân cấp quyết định nâng bậc lương nghị định và xếp hệ số lương chức danh
công việc:
+ Hội đồng quản trị quyết định nâng bậc lương nghị định và xếp hệ số lương
chức danh công việc cho cán bộ thuộc diện Hội đồng quản trị quản lý trên cơ sở đề
nghị của Hội đồng lương và Giám đốc Công ty.
+ Giám đốc Công ty quyết định nâng bậc lương nghị định và xếp hệ số lương
chức danh công việc cho cán bộ thuộc diện Giám đốc quản lý và người lao động thuộc
khối văn phịng Cơng ty trên cơ sở đề nghị của hội đồng lương Công ty.
+ Giám đốc chi nhánh quyết định nâng bậc lương nghị định và xếp hệ số lương
chức danh công việc cho người lao động tại chi nhánh theo quy định phân cấp của
Giám đốc Công ty.


SV: Trần Thị Hoàng Yến BH192727

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
TAI CƠNG TY CP VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX HÀ TÂY

2.1. Kế tốn tiền lương tại Cơng ty PTS Hà Tây
2.1.1. Chứng từ sử dụng
Tại Công ty PTS Hà Tây mọi chứng từ kế toán về tiền lương phải có đủ các thủ
tục sau mới đảm bảo tính pháp lý để duyệt chi lương:
- Giấy đề nghị của thủ trưởng đơn vị.



×