Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH Xây Dựng & TM Tổng hợp Đại Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.24 KB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ TOÁN

chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Đề tài :
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TẠI CÔNG TY TNHH XD & TM TỔNG HỢP
ĐẠI DƯƠNG.
Họ và tên : Phạm Thị Hồng Lựu
Lớp : 19.23 Khoá: 19 Hệ : Văn Bằng II
MSSV : BH191434
Giáo viên hướng dẫn : Thầy giáo Nguyễn Quốc Trung
Hà Nội, tháng 12/2010
1
Chuyên đề thực tập
MỤC LỤC
Tran
g
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH
1
1.1.
Đặc điểm và nhiệm vụ hạch toán TSCĐ.
1
1.1.1. Khái niệm tài sản cố định 1
1.1.2. Đặc điểm và nhiệm vụ của tài sản cố định 2
1.2. Phân loại và đánh giá tình hình tăng, giảm TSCĐ. 3
1.2.1. Phân loại TSCĐ 3
1.2.2. Đánh giá tình hình tăng, giảm TSCĐ 5
1.3.


Tổ chức quản lý TSCĐ trong Công ty TNHH XD & TM
Tổng hợp Đại Dương 16
1.3.1.
Lịch sử hình thành và đặc điểm hoạt động kinh doanh, bộ máy
quản lí của Công ty TNHH XD & TM Tổng hợp Đại Dương 16
1.3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 16
1.3.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 17
1.3.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 21
1.3.2.
Đặc điểm và tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ tại Công ty
TNHH XD & TM Tổng hợp Đại Dương 23
1.3.2.1. Phân loại và đặc điểm TSCĐ 23
1.3.2.2. Công tác quản lý và sử dụng TSCĐ 24
1.3.3.
Hạch toán tình hình biến động TSCĐ tại Công ty TNHH XD & TM
Tổng hợp Đại Dương 25
1.3.3.1.
Thủ tục chứng từ, sổ sách, tài khoán sử dụng và quy trình hạch
toán chung 25
1.3.3.2. Hạch toán tình hình biến động tăng TSCĐ 26
1.3.3.3. Hạch toán tính hình biến động giảm TSCĐ 28
1.4. Vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ 28
1.4.1. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ 28
1.4.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý TSCĐ 30

Phạm Thị Hồng Lựu – Kế toán tổng hợp 19.23
2
Chuyên đề thực tập
Chương 2
THỰC TẾ HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI

CÔNG TY TNHH XD & TM TỔNG HỢP ĐẠI
DƯƠNG
32
2.1.
Tổ chức công tác kế toán của công ty TNHH XD & TM
Tổng hợp Đại Dương 32
2.1.1. Hệ thống sổ sách kế toán TSCĐ 32
2.1.2. Hạch toán chi tiết TSCĐ 32
2.1.3. Hạch toán tổng hợp TSCĐ 34
2.2. Hạch toán khấu hao TSCĐ 45
2.3. Hạch toán sửa chữa TSCĐ 51
2.4. Kiểm kê TSCĐ 56
2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ 56

Chương 3
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY
TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TỔNG
HỢP ĐẠI DƯƠNG
61
3.1.
Đánh giá chung về thực trạng kế toán TSCĐ tại Công ty và
phương hướng hoàn thiện 61
3.1.1. Ưu điểm 61
3.1.2. Nhược điểm 63
3.2.
Các giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại Công ty 64
3.2.1. Các giải pháp về kế toán TSCĐ 64
3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu qủa sử dụng TSCĐ tại cty TNHH XD & TM
Tổng hợp Đại Dương
67


KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Phạm Thị Hồng Lựu – Kế toán tổng hợp 19.23
3
Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
Tài sản nói chung và TSCĐ nói riêng là một bộ phận cấu thành yếu tố đầu vào
của quá trình SXKD trong doanh nghiệp. Hơn nữa, TSCĐ là điều kiện cần thiết để
giảm nhẹ sức lao động, nâng cao năng suất lao động, nó thể hiện cơ sở vật chất, kỹ
thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển
sản suất. TSCĐ luôn gắn liền với mọi hoạt động của nền kinh tế nói chung và doanh
nghiệp nói riêng. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và sự phát
triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, nền Kinh tế Việt Nam đang chuyển mình
thay đổi theo vòng quay đó. Từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường với sự ra
đời của nhiều thành phần hinh tế và loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam đã dẫn đến sự
cạnh tranh gay gắt giữa các loại hình doanh nghiệp, để có tồn tại và phát triển trong
môi trường cạnh tranh gay gắt này mỗi doanh nghiệp cấn phải có những chiến lược,
những hướng đi phù hợp và thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập, thấy thu bù
chi đảm bảo có lãi.TSCĐ trong nền kinh tế quốc dân và trong các doanh nghiệp không
ngừng được đổi mới, hiện đại hoá và phát triển nhanh chóng về mặt số lượng, góp phần
quan trọng vào việc tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm và tăng thu nhập cho người lao động. Do đó việc quản lý TSCĐ như thế nào để
nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sử dụng tối đa công suất của TSCĐ là mục

tiêu quan trọng của tất cả các doanh nghiệp. Cũng như tất cả các bộ phận khác trong
doanh nghiệp, kế toán nói chung và kế toán TSCĐ nói riêng đã góp phần quan trọng
làm nên hiệu quả trong việc quản lý TSCĐ. Việc tổ chức tốt công tác hạch toán TSCĐ
để thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình tăng giảm TSCĐ về số lượng và giá trị,
tình hình sử dụng và hao mòn TSCĐ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý và
sử dụng đầy đủ hợp lý công suất của TSCĐ góp phần phát triển sản xuất, thu hồi vốn
đầu tư nhanh để tái sản xuất trang bị và không ngừng đổi mới TSCĐ. Chất lượng công
tác quản lý TSCĐ ở doanh nghiệp chỉ được coi là hiệu quả nếu kế toán TSCĐ phản ánh
Phạm Thị Hồng Lựu – Kế toán tổng hợp 19.23
4
Chuyên đề thực tập
đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu và tình hình biến động của tài sản. Do vậy việc hoàn
thiện kế toán TSCĐ ở doanh nghiệp là một nhu cầu khách quan.
Công ty TNHH Xây Dựng & TM Tổng hợp Đại Dương là một đơn vị sản xuất
vật liệu xây dựng đá ốp lát. Qua thời gian tìm hiểu về Công tác kế toán tại Doanh
nghiệp đặc biệt là kế toán TSCĐ và được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo Công ty đặc biệt
là cán bộ phòng kế toán. Do đó em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán TSCĐ tại
Công ty TNHH Xây Dựng & TM Tổng hợp Đại Dương.
Trong phạm vi bài biết này em xin trình bày những vấn đề quan trọng nhất của
công tác kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH Xây Dựng & TM Tổng hợp Đại Dương với
những mặt mạnh và mặt yếu còn tồn tại, đồng thời rút ra một số vấn đề nhằm hoàn
thiện hơn nữa công tác kế toán TSCĐ nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và hạch toán
TSCĐ tại doanh nghiệp. Nội dung chính của chuyên đề được kết cầu gồm 3 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về TSCĐ
Chương 2: Thực tế hạch toán TSCĐ tại Công ty TNHH XD &TM T. H Đại Dương
Chương 3: Hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH XD &TM T.H Đại Dương
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn Nguyễn
Quốc Trung, cùng toàn thể các cán bộ phòng kế toán công ty Công ty TNHH XD &
TM Tổng hợp Đại Dương đã giúp đỡ em hoàn thiện báo cáo chuyên đề này.
Em xin chân thành cám ơn !

Phạm Thị Hồng Lựu – Kế toán tổng hợp 19.23
5
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT
1 Tài sản cố định TSCĐ
2 Sản xuất kinh doanh SXKD
3
Công ty TNHH XD & TM T.H
Đại Dương
Cty TNHH XD & TM T.H
Đại Dương
4 Nguồn vốn kinh doanh NVK
5 Tài sản cố định hữu hình TSCĐ HH
6 Tài sản cố định vô hình TSCĐ VH
7 Hạch toán sự nghiệp HTSN
8 Doanh nghiệp DN
9 Giá trị còn lại GTCL
10 Nguồn kinh phí dở dang NKP DD
11 Xây dựng cơ bản XDCB
12 Giá trị hao mòn GTHM
13 Công cụ dụng cụ CCDC
Phạm Thị Hồng Lựu – Kế toán tổng hợp 19.23
6
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty.
Sơ đồ 2 .1 : Sơ đồ kế toán TSCĐ đi thuê hoạt động
Sơ đồ 2 . 2: Sơ đồ quy trình hạch toán khấu hao TSCĐ
Biểu đồ 2 .1 : Quy trình tổ chức chứng từ kế toán TSCĐ

Biểu đồ 2 .2 : Quy trình hạch toán chi tiết TSCĐ
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2008 và 2009
Bảng 2.1: Bảng phân tích cơ cấu TSCĐ
Bảng 2.2: Bảng phân tích tình hình biến động TSCĐ
Bảng 2.3: Bảng đánh giá tình trạng kĩ thuật TSCĐ
Bảng 2.4: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng
Bảng 3.1: Sổ chi tiết TSCĐ
Phạm Thị Hồng Lựu – Kế toán tổng hợp 19.23
7
Chuyên đề thực tập
Phạm Thị Hồng Lựu – Kế toán tổng hợp 19.23
8
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ
TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1.1. Đặc điểm và nhiệm vụ hạch toán TSCĐ
1.1.1. Khái niệm TSCĐ
Căn cứ quyết định số 206/2003/QĐ- BTC ngày 12/ 12/ 2003 và quyết định số
166/1999/ QĐ- BTC, quyết định số 149/31/12/2001/ QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ tài
chính: TSCĐ (TSCĐ) là tư liệu lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình
sản xuất. Song không phải tất cả các tư liệu lao động trong doanh nghiệp đều là TSCĐ
mà TSCĐ chỉ gồm những tư liệu chủ yếu có đủ tiêu chuẩn về mặt giá trị và thời gian
sử dụng quy định trong chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước.
 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình:
TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ
để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ
hữu hình. Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời tất cả
bốn tiêu chuẩn ghi nhận sau:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
+ Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;

+ Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình:
1
Chuyên đề thực tập
TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị
và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ
hoặc cho đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
Một tài sản vô hình được ghi nhận là TSCĐ vô hình phải thoả mãn đồng thời: Định nghĩa
về TSCĐ vô hình và thoả mãn cả bốn điều kiện trên mà không hình thành TSCĐ hữu hình.
Như vậy qua những phân tích trên có thể rút ra định nghĩa về TSCĐ trong
doanh nghiệp: “TSCĐ là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất – kinh doanh, tài sản cốịnh bị hao mòn dần và giá
trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh. Khác với đối tượng lao
động, TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất
ban đầu cho đến lúc hư hỏng”.
1.1.2. Đặc điểm và nhiệm vụ của TSCĐ
Trong quá trình SXKD, TSCĐ vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhưng giá trị
của nó giảm dần sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vì vậy, trong công tác quản lý
TSCĐ các doanh nghiệp cần theo dõi cả về mặt hịên vật và mặt giá trị của TSCĐ.
+ Về mặt hiện vật: TSCĐ giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến
lúc hư hỏng trong quá trình SXKD.
+ Về mặt giá trị: Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao
mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí SXKD.
* Nhiệm vụ của hạch toán TSCĐ
Hạch toán TSCĐ trong các doanh nghiệp phải gồm có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
 Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có,
tình hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ trong phạm vi an toàn của đơn vị, cũng như tại
Phạm Thị Hồng Lựu – Kế toán tổng hợp 19.23 2
Chuyên đề thực tập
từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường

xuyên việc giữ gìn, bảo quản TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong từng đơn vị.
 Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ và chi phí sản xuất - kinh
doanh theo độ hao mòn của tài sản và chế độ quy định.
 Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, giám sát việc
sửa chữa TSCĐ về chi phí và kết quả của công việc sửa chữa.
 Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm, đổi mới
nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng giảm nguyên giá TSCĐ cũng như tình hình thanh
lý, nhượng bán TSCĐ.
 Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận trực thuộc trong các doanh nghiệp
thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ; mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và
hạch toán TSCĐ chế độ quy định.
 Tham gia kiểm tra đánh giá lại TSCĐ theo quy định của Nhà nước và yêu cầu bảo
quản vốn, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động bảo quản, sử dụng TSCĐ tại đơn vị.
1.2. Phân loại và đánh giá TSCĐ
1.2.1. Phân loại TSCĐ
TSCĐ có nhiều loại, nhiều thứ, có đặc điểm và yêu cầu quản lý rất khác nhau. Để
thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, cần thiết phải phân loại TSCĐ.
1.2.1.1. Theo hình thái biểu hiện
TSCĐ được phân thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
- TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể. Thuộc về loại này gồm có:
+ Nhà cửa vật kiến trúc: Bao gồm các công trình XDCB như: nhà cửa, vật kiến trúc,
hàng rào, bể tháp nước, các công trình cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống.
Phạm Thị Hồng Lựu – Kế toán tổng hợp 19.23 3
Chuyên đề thực tập
+ Máy móc thiết bị: Bao gồm các loại thiết bị dùng trong SX – KD như máy móc
chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ
+ Thiết bị phương tiện vận tải truyền dẫn: Là các phương tiện vận tải truyền dẫn như
các loại đầu máy, đường ống và các phương tiện khác (ôtô, máy kéo, xe goòng, xe tải).
+ Thiết bị, dụng cụ dùng cho quản lý: gồm có dụng cụ đo lường, máy vi tính, máy điều hoà.
+ Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Bao gồm các loại cây lâu năm (cà

phê, chè, cao su), súc vật làm việc, nuôi lấy sản phẩm (bò sữa, súc vật sinh sản).
+ TSCĐ hữu hình khác: Bao gồm những TSCĐ chưa được quy đinh phản ánh vào các
loại trên (tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật).
- TSCĐ vô hình: Là các TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng có giá trị
kinh tế lớn. Thuộc về loại hình này gồm có:
+ Quyền sử dụng đất: Bao gồm toàn bộ chi phí mà doanh ngiệp bỏ ra liên quan đến
việc giành quyền sử dụng đất đai, mặt nước trong một khoảng thời gian nhất định.
+ Chi phí thành lập, chuẩn bị sản xuất: Bao gồm các chi phí như chi cho công tác
nghiên cứu thăm dò, lập dự án đầu tư, chi phí về huy động vốn ban đầu
+ Bằng phát minh sáng chế: Là các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để mua lại các
bản quyền tác giả, bằng sáng chế, công trình nghiên cứu
+ Chí phí nghiên cứu, phát triển: Là các chi phí cho việc nghiên cứu phát triển do
doanh nghiệp thực hiện hoặc thuê ngoài.
+ Lợi thế thương mại: Là các khoản chi phí về lợi thế thương mại do doanh nghiệp
phải trả thêm ngoài giá trị thực tế của các TSCĐ hữu hình bởi sự thuận lợi củavị trí
thương mại, sự tín nhiệm đối với khách hàng hoặc danh tiếng của doanh nghiệp.
+ TSCĐ vô hình khác: Bao gồm quyền đặc nhượng, bản quyền tác giả, quyền sử dụng hợp đồng.
1.2.1.2. Theo quyền sở hữu
Phạm Thị Hồng Lựu – Kế toán tổng hợp 19.23 4
Chuyên đề thực tập
TSCĐ được phân thành TSCĐ tự có và thuê ngoài.
TSCĐ tự có: Là những TSCĐ xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn
của doanh nghiệp do ngân sách cấp, do đi vay của Ngân hàng, bằng nguồn vốn tự bổ xung.
TSCĐ đi thuê: Lại đựoc phân thành:
+ TSCĐ thuê hoạt động: Là những TSCĐ đơn vị đi thuê của đơn vị khác để sử dụng
trong một thời hạn nhất định theo hợp đồng ký kết.
+ TSCĐ thuê tài chính: Thực chất đang là sự thuê vốn, là những TSCĐ mà doanh
nghiệp có quyền sử dụng, còn quyền sở hữu sẽ thuộc về doanh nghiệp nếu đã trả hết nợ.
1.2.1.3. Theo nguồn hình thành, TSCĐ được phân thành:
TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng vốn được cấp (ngân sách hoặc cấp trên).

TSCĐ mua sắm, xây dựn bằng nguồn vốn bổ sung của đơn vị (quỹ phát triẻn sản xuất, quỹ phúc lợi).
TSCĐ nhận góp vốn liên doanh bằng hiện vật.
1.2.1.4. Theo công cụ và tình hình sử dụng, TSCĐ được phân thành các loại sau:
TSCĐ dùng trong SX KD: Đây là TSCĐ đang thực tế sử dụng trong các hoạt
động SX- KD của đơn vị. Những TSCĐ này bắt buộc phải trích khấu hao và tình vào chi phí SX – KD.
TSCĐ hành chính sự nghiệp: Là TSCĐ của các đơn vị hành chính sự nghiệp (đoàn
thể quần chúng, tổ chức y tế, văn hoá thể thao).
TSCĐ phúc lợi: Là những TSCĐ của đơn vị dùng cho nhu cầu phúc lợi công cộng
(nhà văn hoá, nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà nghỉ mát).
TSCĐ chờ xử lý: Bao gồm những TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng vì thừa so
với nhu cầu sử dụng hoặc vì không thích hợp với sự đổi mới quy trình công nghệ, bị hư
hỏng chờ thanh lý.
1.2.2. Đánh giá tình hình tăng, giảm TSCĐ
Phạm Thị Hồng Lựu – Kế toán tổng hợp 19.23 5
Chuyên đề thực tập
1.2.2.1. Đánh giá TSCĐ
TSCĐ phải được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. Do vậy, việc ghi sổ
phải bảo đảm phản ánh được tất cả 3 chỉ tiêu về giá trị của TSCĐ là nguyên giá, giá trị
hao mòn và giá trị còn lại:
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn
Cần lưu ý rằng, đối với các cơ sỏ thuộc đối tượng nộp thuế giá trị giá tăng theo
phương pháp hấu trừ, trong chỉ tiêu nguyên giá TSCĐ không bao gồm phần thuế giá trị
gia tăng đầu vào. Ngược lại, đối với các cơ sỏ thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp hay trường hợp TSCĐ mua sắm dùng để sản xuất - kinh doanh
những mặt hàng không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, trong chỉ tiêu nguyên giá
TSCĐ lại gồm cả thuế giá trị gia tăng đầu vào.
• Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình
Tuỳ theo từng loại TSCĐ cụ thể, từng cách thức hình thành, nguyên giá tài sản
cố ịnh sẽ được xác định khác nhau. Cụ thể:
TSCĐ mua sắm (bao gồm cả mua mới và cũ): Nguyên giá TSCĐ mua sắm gồm giá

mua thực tế phải trả (đã trừ (-) các khoản triết khấu thượng mại hoặc giảm giá được
hưởng) và cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại)
cùng với các khoản phí tổn mới chi ra liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
(phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, thuế trước bạ, chi sửa chữa, tân trang).
Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ mua sắm là giá
mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế(không bao gồm các khoản
thuế được hoàn lại ), các chi phi liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa
TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng
cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử;lệ phí trước bạ Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm
và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ thanh toán, trừ
Phạm Thị Hồng Lựu – Kế toán tổng hợp 19.23 6
Chuyên đề thực tập
khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của TSCĐ hữu hình theo quy định vốn
hoá chi phí lãi vay.
- TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ hữu hình không
tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị
hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi công thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi
các khoản phải thu về ) cộng (+) các khoản thuế ( không bao gồm các khoản thuế được
hoàn lại ), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào
trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp ; chi phí
lắp đặt, chạy thử
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình
tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một TSCĐ hữu
hình tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi.
- TSCĐ do bộ phận xây dựng cơ bản tự làm bàn giao: Nguyên giá là giá thành thực
tế của công trình xây dựng cùng với chi phí lắp đặt chạy thử, các khoản chi phí khác có
liên quan phải tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng và thuế
trước bạ (nếu có). Khi tính nguyên giá, cần loại trừ các khoản lãi nội bộ, các khoản chi phí không
hợp lý, các chi phí vượt qua mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế.
- TSCĐ do bên nhận thầu (bên B) bàn giao: Nguyên giá là giá trị phải trả cho bên B

cộng với các khoản phí tổn mới trước khi dùng (chạy thử, thuế trước bạ,…) trừ đi các
khoản giảm giá (nếu có).
- TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến:
+ Nếu là đơn vị hạch toán độc lập: Nguyên giá bao gồm giá trị còn lại ghi sổ ở đơn vị
cấp (hoặc giá trị đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận) cộng với các phí tổn mới
trước khi dùng mà bên nhận phải chi ra (vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử).
Phạm Thị Hồng Lựu – Kế toán tổng hợp 19.23 7
Chuyên đề thực tập
+ Nếu điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: Nguyên giá, giá trị
còn lại và số khấu hao luỹ kế được ghi theo sổ của đơn vị cấp. Các phí tổn mới trước khi dùng
được phản ánh trực tiếp vào chi phí kinh doanh mà không tính vào nguyên giá TSCĐ.
- TSCĐ nhận góp vốn liên doanh, nhận tặng thưởng, viện trợ, nhận lại góp vốn liên
doanh Nguyên giá tính theo giá trị đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cùng với
các phí tổn mới trưóc khi dùng (nếu có).
• Nguyên giá TSCĐ thuê dài hạn
Theo chế độ tài chính quy định hiện hành, ở Việt Nam, khi đi thuê dài hạn TSCĐ,
bên thuê căn cứ vào các chứng từ liên quan do bên cho thuê chuyển đến để xác định
nguyên giá TSCĐ đi cho thuê. Nói cách khác, nguyên giá TSCĐ thuê dài hạn được căn
cứ vào nguyên giá do bên thuê chuyển giao.
• Nguyên giá TSCĐ VH.
Nguyên giá TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế phải bỏ ra để có được
TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính. Cụ thể, theo QĐ số
206/2003/QĐ-BTC việc xác định nguyên giá TSCĐ vô hình trong các trường hợp sau:
-TSCĐ VH loại mua sắm: Nguyên giá đã bao gồm giá mua (đã trừ (-) chiết khấu
thương mại hoặc giảm giá hàng mua được hưởng), cộng (+) các khoản thuế (không
gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài
sản vào sử dụng theo dự tính.
Trường hợp TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trả chậm, trả góp, nguyên giá
TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua.Khoản chênh lệch giữa giá mua trả
chậm và giá mua trả tiền ngay được tính vào nguyên giá của TSCĐ vô hình theo quy

định vốn hoá chi phi lãi vay.
Phạm Thị Hồng Lựu – Kế toán tổng hợp 19.23 8
Chuyên đề thực tập
- TSCĐ VH được Nhà nước cấp hoặc được biếu, tặng: Nguyên giá được xác định là
giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí liên quan trực
tiếp đến việc đưa TSCĐ vào sử dụng theo dự tính.
- TSCĐ được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: Nguyên giá là toàn bộ các chi phí phát
sinh trực tiếp hoặc được phân bổ theo tiêu thức hợp lý và nhất quán từ khâu thiết kế,
xây dựng, sản xuất thử nghiệm đến chuẩn bị đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.
- TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi:
Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một tài sản cố đinh vô
hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về,
hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm
hoặc trừ đi các khoản phải thu về ) cộng (+) các khoản thuế ( không bao gồm các
khoản thúê được hoàn lại ), các chi phí liên quan phải trả chi ra tính đến thời điểm đưa
tài sản vào sử dụng theo dự tính.
Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình
tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đối lấy quyền sở hữu một TSCĐ vô
hình tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi.
Quyền sử dụng đất:
Nguyên giá là quyền sử dụng đất (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn và quyền
sử dụng lâu dài): là tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng(+) chi phí cho
đền bù giải phóng mặt bằng, lệ phí trước bạ…(không bao gồm các chi phí chi ra để xây
dựng các công trình trên đất); Hoặc là giá trị quyền sự dụng đất nhận góp vốn
Trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí
kinh doanh, không ghi nhận là TSCĐ vô hình.
Phạm Thị Hồng Lựu – Kế toán tổng hợp 19.23 9
Chuyên đề thực tập
- Quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế: Nguyên gía của TSCĐ vô hình là
quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp

đã chi ra để có quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế.
- Nhẵn hiệu hàng hoá: nguyên giá là các chi phí thực tế có liên quan trực tiếp tới
việc mua nhẵn hiệu hàng hoá.
- Phần mềm máy vi tính: nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã
chi ra để có phần mềm máy vi tính.
• Thay đổi nguyên giá TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ chỉ thay đổi khi doanh nghiệp đánh giá lại TSCĐ theo quy định
của pháp luật, sửa chữa nâng cấp TSCĐ, tháo gỡ hoặc bổ sung một số bộ phận của
TSCĐ. Khi thay đổi nguyên giá, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay
đổi và xác định lại chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ
kế của TSCĐ và phản ánh kịp hời vào sổ sách.
1.2.2.2. Tình hình tăng, giảm TSCĐ .
* Các nghiệp vụ tăng TSCĐ.
- Rút HMKP hoạt động mua TSCĐ về dùng ngay.
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động.
- Nếu phải qua lắp đặt.
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
Có TK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động dở dang
Đồng thời ghi: Có TK 008 – HMKP hoạt động.
Phạm Thị Hồng Lựu – Kế toán tổng hợp 19.23 10
Chuyên đề thực tập
- Cả 2 trường hợp trên đều phải đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành
TSCĐ và chi hoạt động, ghi:
Nợ TK 661 – Chi hoạt động
Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Xuất quỹ tiền mặt, hoặc rút tiền gửi ngân hàng, kho bạc, hoặc mua chịu TSCĐ về
dùng ngay cho hoạt động sự nghiệp, cho chương trình dự án, ghi.
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 111, 112, 331

Đồng thời căn cứ vào nguồn kinh phí dùng mua TSCĐ để kết chuyển ghi tăng
nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, kế toán ghi.
Nợ TK 661 - Chi hoạt động (bằng nguồn kinh phí hoạt động)
Nợ TK 662 - Chi dự án (bằng nguồn kinh phí dự án).
Nợ TK 441 - Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
Nợ TK 431 - Quỹ cơ quan.
Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
* Đối với công trình XDCB đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.
- Căn cứ giá trị thực tế công trình, ghi
Nợ TK 211 – TSCĐ HH
Có TK 241 – XDCB dở dang
- Tuỳ theo nguồn vốn đầu tư XDCB ở đơn vị kế toán ghi tăng nguồn kinh phí đã hình
thành TSCĐ, hoặc vốn kinh doanh.
Phạm Thị Hồng Lựu – Kế toán tổng hợp 19.23 11
Chuyên đề thực tập
+ Nếu giá trị khối lượng XDCB hoàn thành gồm một phần liên quan đến số kinh phí sự
nghiệp cấp cho công tác XDCB đã quyết toán vào năm trước và một phần thuộc kinh
phí cấp cho năm báo cáo, thì kế toán ghi:
Nợ TK 337 – Nguồn kinh phí đã quyết toán chuyển sang năm sau.
Nợ TK 661 – Chi hoạt động
Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
TSCĐ nhận được do cấp trên cấp kinh phí, hoặc được biếu tặng, viện trợ… căn cứ
vào biên bản giao nhận bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng và thông báo ghi thu chi của
ngân sách Nhà nước, kế toán ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ HH
Có TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động
Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
Nợ TK 661 – Chi hoạt động
Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
- Kiểm kê thừa TSCĐ.

+ TSCĐ thừa do để ngoài sổ sách, kế toán căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ
tuỳ theo trường hợp cụ thể .
+ Nếu TSCĐ phát hiện thừa là tài sản của đơn vị khác thì phải báo cho đơn vị đó biết,
đồng thời ghi Nợ TK 002 – Tài sản nhận giữ hộ, nhận gia công.
Khi trả tài sản cho đơn vị chủ sở hữu ghi Có TK 002 - Tài sản nhận giữ hộ, nhận gia công.
- Tài sản thừa chưa xác định được nguyên nhân, kế toán ghi.
Nợ TK 211 – TSCĐ HH
Có TK 331 – Các khoản phải trả (3318)
Phạm Thị Hồng Lựu – Kế toán tổng hợp 19.23 12
Chuyên đề thực tập
Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi
Nợ TK 331 – Các khoản phải trả (3318)
Có TK liên quan.
* Các nghiệp vụ giảm TSCĐ hữu hình
Trường hợp nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
Căn cứ vào chứng từ liên quan tới thanh lý, nhượng bán, ghi.
+ Nếu TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, ghi giảm giá trị TSCĐ:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (GTCL).
Có TK: 211 – TSCĐ HH (NG)
+ Nếu TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi
Nợ TK 631 – Chi phí sản xuất kinh doanh (GTCL)
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
+ Số thu về bán, thanh lý TSCĐ, ghi
Nợ TK 111, 112, 3118.
Nợ TK 152 – (Phụ tùng, phế liệu thu hồi)
Có TK 531 – Thu hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ
+ Chi phí thanh lý, nhượng bán, ghi
Nợ TK 631 – Chi hoạt động SXKD

Có TK152 – Vật liệu, dụng cụ
Có TK 111, 112, 331, 312…
Phạm Thị Hồng Lựu – Kế toán tổng hợp 19.23 13
Chuyên đề thực tập
+ Kết chuyển chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Nợ TK 531 - Thu hoạt động sản xuất, cung ứng, dịch vụ
Có TK 631 - Chi hoạt động SXKD
Kết chuyển thu lớn hơn chi của hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Nợ TK 531 - Thu hoạt động sản xuất , cung ứng, dịch vụ
Có TK 4314 - Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
- Trường hợp TSCĐ giảm do cấp trên điều động cho cấp dưới,
+ Cấp trên, ghi.
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Có TK 211 – TSCĐ HH
- Cấp dưới nhận TSCĐ, ghi
Nợ TK 211 – TSCĐ HH
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
* Trường hợp đánh giá lại TSCĐ:
- Trường hợp tăng giá, ghi
Nợ TK 211 – TSCĐ HH (phần nguyên gia tăng)
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn tăng)
Có TK 466 – Kinh phí đã hình thành TSCĐ (GTCLtăng)
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh (GTCL tăng).
Phạm Thị Hồng Lựu – Kế toán tổng hợp 19.23 14
Chuyên đề thực tập
- Trường hợp giảm giá, ghi
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (phần giá trị hao mòn giảm)
Nợ TK 466 - (GTCLgiảm )

Nợ TK 411 – (GTCL giảm ) – TSCĐ dùng cho SXKD
Có TK 211 – (NG giảm)
- TSCĐ phát hiện thiếu, mất khi kiểm kê thuộc hoạt động HCSN.
+ Xoá sổ TSCĐ
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình
+ Phản ánh giá trị TSCĐ HCSN bị thiếu, mất phải thu hồi
Nợ TK 311 – Các khoản phải thu (3118)
Có TK 511 – Các khoản thu (5118)
+ Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, ghi.
- Nếu cho phép xoá bỏ số thiệt hại do thiếu hụt:
Nợ TK 511 – Các khoản thu (5118)
Có TK 311 – Các khoản phải thu (3118)
Nếu quyết định người chịu trách nhiệm phải bồi thường, số tiền thu được nộp
ngân sách hoặc ghi tăng nguồn kinh phí các loại
Nợ TK 511 – Các khoản thu (5118)
Có TK 462 – Nguồn kinh phí dự án
Phạm Thị Hồng Lựu – Kế toán tổng hợp 19.23 15
Chuyên đề thực tập
Có TK 461 – Nguồn kinh phí HĐ
Có TK 333 – Các khoản phải nộp Nhà nước
Khi thu được tiền, hoặc trừ lương viên chức, trừ vào tiền nợ phải trả, ghi.
Nợ TK 334 – Phải trả viên chức
Nợ TK 111, 112
Nợ TK 331 – Các khoản phải trả (3318)
Có TK 311 – Các khoản phải thu (3118)
- Nếu TSCĐ dùng cho bộ phận SXKD, khi giảm TSCĐ, ghi.
Nợ TK 311 – Các khoản phải thu (3118) (giá trị còn lại)
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ

Có TK 211 – TSCĐ HH (nguyên giá)
Phần giá trị còn lại của TSCĐ, căn cứ vào quyết định xử lý để ghi.
Nợ TK 334 _ Phải trả viên chức
Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
Có TK 311 – Các khoản phải thu
1.3. Tổ chức quản lý TSCĐ trong Công ty TNHH Xây Dựng & TM Tổng hợp Đại Dương.
1.3.1. Lịch sử hình thành và đặc điểm hoạt động KD, bộ máy quản lí
1.3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH XD & TM T.H Đại Dương là một đơn vị sản xuất vật liệu xây
dựng đá ốp lát. Với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất và kinh doanh các mẫu mã trang trí
nội, ngoại thất các hạng mục công trình nhà nước, tập trung vào phân phối và cung cấp
cho toàn khu vực Miền Bắc.
Phạm Thị Hồng Lựu – Kế toán tổng hợp 19.23 16
Chuyên đề thực tập
Tên giao dịch: Công ty TNHH XD & TM Tổng Hợp Đại Dương
Điện thoại: (046)3286436
Mã số thuế: 0102786907
Trụ sở chính: Số 205, Đường Trường Chinh – Quận Thanh Xuân - Hà Nội
Sau hơn 10 năm kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể, ngày 10 tháng 05
năm 2007 công ty chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức Công ty.
Công ty TNHH XD & TM T.H Đại Dương có điều lệ và tổ chức hoạt động theo
hình thức Công ty TNHH, có vốn điều lệ và chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với
các khoản nợ, hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về
kết quả hoạt động kinh doanh, sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại Ngân hàng Bắc Á.
• Vốn điều lệ của Công ty 1.500.000.000 VNĐ
• Với ngành nghề kinh doanh chủ yếu như: Hoàn thiện các công trình về xây
dựng, trang trí nội ngoại thất bằng nguyên vật liệu chính là đá tự nhiên hoặc đá nhân
tạo nhập khẩu từ nước ngoài.
• Là đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh nhập khẩu các loại đá Granite, Marble,
gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, trang trí nội và ngoại thất, tư vấn thiết kế thi công các hạng

mục chuyên môn Nội – Ngoại – Thất, thi công trang trí mỹ thuật, đá hoa văn, lát nền,
ốp tường, thang máy, mặt đá bếp, lababo, đá trang trí sân vườn các loại, đặc biệt xử lý
chống thấm chống ẩm trước khi thi công ốp lát. Đại Dương tự hào là Công ty tham gia
thực hiện nhiều công trình đòi hỏi điều kiện rất khắt khe về an toàn, chất lượng và tiến độ.
• Để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn hướng đến mục tiêu đưa Công ty trở
thành thương hiệu hàng đầu về cung cấp gạch đá ốp lát trang trí, Đại Dương không
ngừng chuyên nghiệp hóa đội ngũ và hệ thống quản lý tích cực đầu tư mới trang thiết
bị cũng như áp dụng các phương pháp quản lý và kỹ thuật thi công tiên tiến mang lại hiệu quả cao.
1.3.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Phạm Thị Hồng Lựu – Kế toán tổng hợp 19.23 17

×