Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kĩ Thương chi nhánh Hoàn Kiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.36 KB, 66 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tạ văn vinh
MỤC LỤC
2.1.1. Phương pháp được sử dụng trong thẩm định tài chính doanh nghiệp tại chi
nhánh 21
2.1.2. Nguồn thông tin sử dụng trong thẩm định tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh.
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tạ văn vinh
DANH MỤC BẢNG BIỂU
2.1.1. Phương pháp được sử dụng trong thẩm định tài chính doanh nghiệp tại chi
nhánh 21
2.1.2. Nguồn thông tin sử dụng trong thẩm định tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh.
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tạ văn vinh
LỜI MỞ ĐẦU
Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại hoạt động quan
trọng nhất, mang lại nguồn thu nhập lớn nhất và là hoạt động chủ yếu của ngân
hàng đó là hoạt động tín dụng. Nhưng hoạt động này cũng chứa đựng rủi ro không
hề nhỏ, do đó trong hoạt động kinh doanh của mình các ngân hàng luôn tìm cách
hạn chế một cách tối đa rủi ro trong hoạt này. Muốn làm được điều đó, các ngân
hàng cần phải xem xét lựa chọn cho vay với những doanh nghiệp thực sự kinh
doanh có hiệu quả, có phương án kinh doanh khả thi, vừa mang lại lợi ích cho nền
kinh tế, vừa đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Công tác thẩm định tài chính doanh
nghiệp là khâu quan trọng giúp các ngân hàng thực hiện được điều này. Công tác
thẩm định nghiêm túc, đạt hiệu quả sẽ giúp ngân hàng có được những phán quyết
tín dụng hợp lý và nhanh chóng đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của doanh
nghiệp, hạn chế rủi ro, đảm bảo hiệu quả cho hoạt động tín dụng và nâng cao khả
năng cạnh tranh của ngân hàng.
Để công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp của ngân hàng ngày càng đạt
kết quả cao thì cần thiết phải xây dựng một quy trình thẩm định hoàn chỉnh cả về
phương pháp luận lẫn thực tiễn để ngày càng phù hợp với tình hình thực tế của
nước ta hiện nay. Nhận thức được vấn đề đó, sau một thời gian thực tập tại Ngân


hàng TMCP Kĩ Thương chi nhánh Hoàn Kiếm, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “
Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng
TMCP Kĩ Thương chi nhánh Hoàn Kiếm” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Chuyên đề của em bao gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Kĩ Thương chi nhánh Hoàn
Kiếm
Chương II: Thực trạng công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp tại
Ngân hàng TMCP Kĩ Thương chi nhánh Hoàn Kiếm.
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tạ văn vinh
Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh
nghiệp tại ngân hàng TMCP Kĩ Thương chi nhánh Hoàn Kiếm.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP KĨ THƯƠNG
CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kĩ Thương chi
nhánh Hoàn Kiếm
Theo xu thế phát triển và chủ trương mở rộng địa bàn kinh doanh đáp ứng
nhu cầu thị trường của ngân hàng TMCP Kĩ Thương Việt Nam ( Techcombank)
ngân hàng TMCP Kỹ Thương chi nhánh Hoàn Kiếm được thành lập năm 2002 tại
72 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là địa bàn nằm ở trung tâm Thủ đô,
có vị trí thuận lợi cho việc khai thác khách hàng, giao thông thuận tiện, nằm trong
khu vực có hoạt động tài chính sôi nổi. Vì vậy, Techcombank Hoàn Kiếm luôn là
một chi nhánh trọng tâm trong kế hoạch phát triển của Techcombank.
Trong 8 năm thành lập và đổi mới tuy phải đương đầu với nền kinh tế thị
trường hết sức sôi động và cạnh tranh, chi nhánh không tránh khỏi những khó khăn
trở ngại trong lĩnh vực kinh doanh – tiền tệ nhưng bằng ý chí vươn lên từ nội lực
của các cán bộ công nhân viên chức, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của ngân hàng TMCP
Kĩ Thương Việt Nam , ngân hàng Nhà nước Thành phố Hà Nội, của các cấp, các
ngành chính quyền địa phương, từng bước chi nhánh đã hòa nhập với cơ chế thị

trường mở cửa, nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững và ngày càng phát triển,
góp phần không nhỏ trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế Thủ đô.
Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh:
Chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm thực hiện các chức năng chính là:
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tạ văn vinh
- Huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi của các tổ
chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, vốn vay ngắn hạn,
trung hạn, dài hạn theo qui định của Techcombank Việt Nam.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, cho
vay thông thường, cho vay tài trợ theo dự án, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, chiết
khấu giấy tờ có giá, chứng từ có giá…
- Phát hành thư bảo lãnh trong nước, nước ngoài.
- Thanh toán chuyển tiền điện tử trong nước, thanh toán biên giới, thanh toán
quốc tế qua mạng SWIFT,TELEX…
- Cung ứng các dịch vụ như: cất trữ, chi trả lương tại doanh nghiệp , chi trả
kiều hối, chuyển tiền nhanh
- Các dịch vụ khác của Ngân hàng hiện đại.
1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Kĩ Thương chi nhánh Hoàn Kiếm
Xuất phát từ yêu cầu hoạt động, Techcombank Hoàn Kiếm không có phòng
giao dịch trực thuộc. Cơ cấu của Ngân hàng gồm 5 phòng ban là Ban giám đốc,
phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân, phòng Dịch vụ – khách
hàng và phòng hành chính nhân sự được phân bổ như sau:
Sơ đồ 1 : Mô hình tổ chức của chi nhánh.
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tạ văn vinh
* Ban Giám đốc:
Chịu trách nhiệm:
- Chương trình kế hoạch công tác chung.
- Chiến lược kinh doanh.

- Công tác tổ chức.
- Kiểm tra kiểm toán nội bộ.
- Hoạt động của các phòng giao dịch trực thuộc.
* Phòng hành chính nhân sự:
a. chức năng:
- Tham mưu cho ban giám đốc về: chiến lược phát triển nguồn nhân lực, lao
động tiền lương, thi đua khen thưởng, bổ nhiệm cán bộ…
- Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về tổ chức cán bộ, lao động,
tiền lương.
b.Nhiệm vụ:
- Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc,công tác tại chi nhánh
Ban Giám Đốc
Phòng khách
hàng Cá nhân
Phòng dịch vụ
khách hàng
Bộ
phận
kiểm
soát
sau
Bộ
phận
kho
quỹ
Phòng khách
hàng Doanh
nghiệp
Phòng hành
chính nhân sự

Bộ
phận
kế
toán
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tạ văn vinh
- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản,sửa chữa tài sản cố định,mua sắm
công cụ lao động
- Thực hiện việc chăm lo đời sống vật chất,văn hóa tinh thần và thăm hỏi ốm
đau với cán bộ công nhân viên
- Đề xuất bổ trợ nguồn nhân lực của chi nhánh vào các phòng hợp lý,có hiệu
quả.
* Phòng khách hàng doanh nghiệp:
a.Chức năng:
Phòng khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh có chức năng quan hệ trực
tiếp với khách hàng là các doanh nghiệp, thực hiện các nhiệm vụ cho vay, đầu tư,
bảo lãnh, các nghiệp vụ thanh toán và lưu chuyển tiền tệ, tư vấn, tham mưu cho Ban
giám đốc chi nhánh và NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam trong việc trong việc quản
lý, chỉ đạo hoạt động tín dụng trong địa bàn và trong nước, nghiên cứu đề xuất các
thủ tục vay tạo thuận lợi cho khách hàng nhằm mục đích phát triển kinh doanh an
toàn, hiệu quả.
Ngoài ra, do có ban Thanh toán Quốc tế trực thuộc Phòng nên phòng còn có
chức năng thanh toán, lưu chuyển ngoại tệ và quản lý, hỗ trợ thu chi ngoại tệ trong
toàn chi nhánh.
b.Nhiệm vụ:
- Trực tiếp quan hệ với khách hàng, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
nhằm mục đích tư vấn, chăm sóc và quản lý các khách hàng, để vốn cho vay đạt
hiệu quả cao nhất, phòng ngừa các rủi ro có thể.
- Thực hiện các nghiệp vụ mua, bán, trao đổi ngoại tệ, đảm bảo nguồn cung
cho các nhu cầu ngoại tệ trong giao dịch của chi nhánh.

- Quản lý các giao dịch ngoại tệ của chi nhánh.
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tạ văn vinh
- Mở rộng thị trường tín dụng, không chỉ trong địa bàn Hà Nội mà còn trong
cả nước.
- Phối hợp với các Ban có liên quan xây dựng và thực hiện chiến lược khách
hàng và tổ chức, quản lý, phân loại khách hàng
- Quản lý, điều hành hoạt động tín dụng của chi nhánh.
- Thực hiện các phân tích kinh tế, lựa chọn đối tượng, biện pháp cho vay đạt
hiệu quả cao.
-Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất theo qui định.
* Phòng khách hàng cá nhân
a.Chức năng:
Phòng khách hàng cá nhân của chi nhánh có chức năng quan hệ trực tiếp với
khách hàng là các cá nhân, phục vụ các nhu cầu liên quan tới khách hàng cá nhân
bao gồm: nhu cầu huy động, vay vốn, sử dụng chi tiêu cá nhân, tham mưu cho Ban
giám đốc chi nhánh và NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam trong việc trong việc quản
lý, chỉ đạo hoạt động tín dụng trong địa bàn và trong nước, nghiên cứu đề xuất các
thủ tục vay tạo thuận lợi cho khách hàng nhằm mục đích phát triển kinh doanh an
toàn, hiệu quả.
b.Nhiệm vụ:
- Trực tiếp quan hệ với các khách hàng cá nhân, nhằm mục đích tư vấn,
chăm sóc và quản lý các khách hàng, để vốn cho vay đạt hiệu quả cao nhất, phòng
ngừa các rủi ro có thể.
- Mở rộng thị trường tín dụng, không chỉ trong địa bàn Hà Nội mà còn trong
cả nước.
- Phối hợp với các Ban có liên quan xây dựng và thực hiện chiến lược khách
hàng và tổ chức, quản lý, phân loại khách hàng.
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tạ văn vinh

- Quản lý, điều hành hoạt động tín dụng của chi nhánh.
- Thực hiện các phân tích kinh tế, lựa chọn đối tượng, biện pháp cho vay đạt
hiệu quả cao.
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất theo qui định.
* Bộ phận kho quỹ
a. Chức năng
Bộ phận kho quỹ là bộ phận có nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý
tiền mặt theo quy định của ngân hàng nhà nước và Techcombank Việt Nam; thu, chi
tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
b. Nhiệm vụ
- Quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt bằng VNĐ và ngoại tệ, thẻ
trắng, thẻ tiết kiệm, Giấy tờ có giá, hồ sơ, tài sản thế chấp) theo đúng quy định của
Ngân hàng nhà nước và Techcombank Việt Nam.
- Thực hiện cung ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các phòng giao
dịch trong và ngoài quầy ATM theo uỷ quyền kịp thời, chính xác, đúng theo chế độ
quy định.
- Thu, chi tiền mặt có giá trị lớn.
- Phối hợp với phòng kế toán giao dịch trong quầy, tổ chức điều chuyển tiền
giữa Techcombank Hoàn Kiếm với Ngân hàng nhà nước, các quỹ tiết kiệm, phòng
giao dịch, máy rút tiền tự động an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ, kịp
thời nhu cầu chi tại Techcombank Hoàn Kiếm
- Theo dõi tình hình kho tàng, lập kế hoạch sửa chữa, cải tạo, tu bổ, nâng cấp
kịp thời kho tiền đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Tổ chức học tập, nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên, đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác của phòng.
- Làm các báo cáo theo quy định của Ngân hàng nhà nước và Techcombank
Việt Nam; đồng thời, thực hiện một số công tác khác do Ban giám đốc giao.
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tạ văn vinh
* Bộ phận kiểm soát sau:

a. Chức năng:
Kiểm soát sau là bộ phận liên quan đến những công việc mang tính tác
nghiệp cụ thể mà một bộ phận nào đó của chi nhánh được giao thực hiện. Cơ chế
kiểm soát là toàn bộ các chính sách, các bước kiểm soát và thủ tục kiểm soát được
thiết lập nhằm quản lý và điều hành các hoạt động của chi nhánh. Chức năng của
kiểm soát sau nhằm:
- Sử dụng các nguồn lực và quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng một
cách hiệu quả.
- Đảm bảo chắc chắn các quyết định và chế độ quản lý đã được chi nhánh và
các cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành được thực hiện đúng thể thức và giám
sát mức độ hiệu quả cũng như tính hợp lý của các chế độ đó.
- Phát hiện kịp thời những vướng mắc trong kinh doanh để hoạch định và
thực hiện các biện pháp đối phó.
- Ngăn chặn, phát hiện các sai phạm trong hoạt động kinh doanh của chi
nhánh.
- Đảm bảo việc ghi chép, hạch toán đầy đủ, chính xác và đúng thể thức các
giao dịch phát sinh của chi nhánh.
- Đảm bảo việc lập các báo cáo tài chính kịp thời, hợp lệ và tuân theo các yêu
cầu pháp định có liên quan.
- Đảm bảo tài sản và thông tin không bị lạm dụng hoặc sử dụng sai mục
đích.
b. Nhiệm vụ:
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tạ văn vinh
- Kiểm soát từ xa: Được thực hiện hàng ngày, thông qua bảng cân đối vốn
kinh doanh, tình hình tăng (giảm) dự nợ, nợ quá hạn…từ đó dưa ra những biện pháp
quản lý có hiệu quả hơn.
- Kiểm soát tại chỗ: Kiểm tra hồ sơ vay, hồ sơ bảo lãnh, kiểm tra chứng từ kế
toán…từ đó kiến nghị, bổ sung một số thiếu sót (chữ ký trên chứng từ, ngày, tháng,
năm…), giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo các vấn đề xoay quanh hoạt động

hoạt động kinh doanh của chi nhánh, góp phần đảm bảo kinh doanh, hạch toán đúng
pháp luật, an toàn cao.
* Bộ phận kế toán:
a.Chức năng:
- Tham mưu cho Ban giám đốc về: Quản lý,Tài chính,Kế toán,Ngân quỹ
trong chi nhánh.
- Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về tài chính,kế toán,ngân quỹ
để quản lý và kiểm soát nguồn vốn và sử dụng vốn,quản lý tài sản,vật tư,xác định
kết quả hoạt động của Chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm.
b. Nhiệm vụ:
- Thực hiện chế độ hạch toán kế toán,hạch toán thống kê theo quy định về
hạch toán kế toán của Techcombank Việt Nam.
- Xây dựng,quyết toán kế hoạch tài chính,kế hoach tiền lương của chi nhánh
trình lên Hội sở đê phê duyệt.
1.3. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng TMCP Kĩ Thương chi
nhánh Hoàn Kiếm
Techcombank – chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng và Techcombank – Việt
Nam nói chung là tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động tín dụng như nhận tiền
gửi, cho vay và đầu tư tài chính, các hoạt động thanh toán, phát hành các loại kỳ
phiếu, hối phiếu…Hoạt động mang tính đặc thù, kinh doanh tiền tệ mà họat động
chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả
và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương
tiện thanh toán:
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tạ văn vinh
- Nhận tiền gửi: Một trong những nguồn quan trọng là các khoản tiền gửi.
Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi của người có tiền với cam kết hoàn trả đúng
hạn. Khách hàng sẽ nhận được một khoản tiền lãi với lãi suất theo quy định tuỳ
thuộc vào từng hình thức và thời hạn của các khoản tiền gửi của khách hàng.
- Cho vay: Bằng những khoản tiền huy động được ngân hàng sẽ cho các tổ

chức kinh tế và cá nhân vay với lãi suất cao hơn lãi suất huy động. Ngân hàng sẽ
nhận được phần chênh lệch để bù đắp những chi phí của mình và một phần lợi
nhuận. Đây là nghiệp vụ mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng.
- Mua bán ngoại tệ: Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên là trao đổi
ngoại tệ, Ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và
hưởng phí dịch vụ.
- Bảo lãnh: Ngân hàng có thể đứng ra bảo lãnh cho khách hàng về khả năng
thanh toán đối với đối tác của họ, nhất là đối tác nước ngoài. Ngân hàng thực hiện
bảo lãnh, đồng bảo lãnh, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh
thanh toán, bảo lãnh đối ứng.
- Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: Ngân hàng mở tài
khoản cho khách hàng bằng nhiều hình thức. Khách hàng sẽ nhận được séc và khi
trao đổi khách hàng không cần tiền mặt, việc thanh toán sẽ được ngân hàng thực
hiện.
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế: chuyển tiền, nhờ thu, mở và thanh
toán L/C phục vụ khách hàng trong và ngoài nước.
Một số sản phẩm cụ thể của chi nhánh như:
- Tài khoản thanh toán: tài khoản cá nhân của khách hàng có thể mở bằng
ngoại tệ hoặc bằng vnđ. Có thể sử dụng tiền trong các tài khoản bất cứ lúc nào qua
thẻ thông qua hệ thống ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ.
- Ứng tiền nhanh: Sản phẩm thấu chi tài khoản cho hệ kinh doanh cá thể hạn
mức cao có thể sử dụng bất cứ lúc nào.
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tạ văn vinh
- Quản lí thanh khoản tự động: Dịch vụ duy trì tự động mức số dư hợp lí trên
tài khoản hoặc thanh toán tự động các loại chi thường xuyên.
- Ứng trước tài khoản cá nhân : F@stadvance , dịch vụ này cho sử dụng số
tiền có trong tài khoản cá nhân tới 70 triệu
- Thẻ thanh toán F@staccess: Thẻ thanh toán này đã liên kết và nối mạng tại
các máy POS tại nhiều địa điểm.

- Tài khoản tiền gửi thanh toán: tài khoản này mở bằng VNĐ hoặc ngoại tệ
nhưng có được hưởng lãi suất
- Tài khoản tiền gửi chuyên dùng: Tài khoản sử dụng chuyên biệt của các
doanh nghiệp tiết kiệm thời gian chi phí quản lí và thanh toán.
- Bao thanh toán: Cấp tín dụng cho khách hàng thông qua các khoản phải thu
phát sinh từ việc mua bán hàng hoá. Qua dó tạo điều kiện cho khách hàng tái sử
dụng nhanh chóng có nguồn vốn để tái sử dụng.
- Dịch vụ trả lương: Chi trả lương cho nhân viên bằng tiền mặt hoặc vào tài
khoản cá nhân theo danh sách đã cung cấp
- Dịch vụ uỷ thác: Chi nhánh cung cấp đa dạng các hình thức đầu tư theo uỷ
thác cho các tổ chức và cá nhân. Khách hàng có thể tự chọn cho mình hình thức phù
hợp trong số các hình thức uỷ thác như: đầu tư trái phiếu,
- Dịch vụ ngân quỹ: dịch vụ kiểm đếm phân loại các loại tiền khác nhau,
kiểm định ngoại tệ, cấp giấy mang ngoại tệ,
Techcombank – Chi nhánh Hoàn Kiếm là một đơn vị thành viên hạch toán
phụ thuộc Techcombank – Việt Nam.
Khách hàng chủ yếu của Chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, ngoài ra còn các hộ kinh doanh cá thể, tập thể và các khách
hàng cá nhân có nhu cầu.
Để phục vụ linh hoạt nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, Ban giám đốc
chi nhánh được xét duyệt các khoản dưới 500 triệu đồng hoặc dưới 17 tỷ đồng nếu
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tạ văn vinh
nằm trong hạn mức đã được duyệt mà không cần thông qua các cấp có thẩm quyền
của Ngân hàng Techcombank Việt Nam.
1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kĩ Thương chi
nhánh Hoàn Kiếm
1.4.1. Thực trạng hoạt động huy động vốn
Vốn của các NHTM là toàn bộ các giá trị tiền tệ mà Ngân hàng huy động và
tạo lập để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh

của ngân hàng. Thực chất nguồn vốn của các NHTM là một bộ phận thu nhập quốc
dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng mà khách hàng
gửi vào Ngân hàng với các mục đích khác nhau. Khi nguồn vốn của ngân hàng có
cơ cấu hợp lý, chi phí huy động thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của
Ngân hàng.
Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn vốn trong quá trình hoạt động
kinh doanh chi nhánh đã tập trung khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế bằng
cách đưa ra các hình thức huy động khác nhau, năng động và phù hợp có tính cạnh
tranh nhằm thu hút khách hàng.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại Techcombank Hoàn Kiếm.
Đơn vị: Tỷ đồng
TT
Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
% so
với
năm
Số
Tiền
Tỷ
trọng

(%)
% so
với
năm
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tạ văn vinh
2007 2008
Tổng nguồn vốn huy động 1.312 100 1.495 100 113,9 1.325 100 88,6
1 Phân theo tiền tệ 1.312 100 1.495 100 113,9 1.325 100 88,6
Việt nam đồng 802 61 892 60 111,2 768 58 86
Ngoại tệ ( quy đổi) 510 39 603 40 118,2 557 42 92,4
2 Phân theo đối tượng 1.312 100 1.495 100 113,9 1.325 100 88,6
Dân cư 378 29 438 29 115,9 342 26 78
Các tổ chức kinh tế 934 71 1.057 71 113,2 983 74 93
3 Phân theo kì hạn 1.312 100 1.495 100 113,9 1.325 100 88,6
Không kì hạn 350 27 420 28 120 328 25 78
Có kì hạn 962 73 1.075 72 111,7 997 75 93
(Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm: 2007,2008,2009)
Qua bảng báo cáo 1, ta thấy tổng nguồn vốn tại thời điểm 31/12/2007 là
1.312 tỷ đồng, con số này của năm 2008 là 1.495 tỷ đồng tăng 13,9%. Tuy nhiên
bước sang năm 2009 tổng nguồn vốn huy động lại có xu hướng giảm, cụ thể sang
năm 2009 tổng nguồn vốn huy động là 1.325 tỷ đồng, giảm 11,4% so với năm 2008:
+ Nguồn vốn nội tệ năm 2008 là 892 tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm 2007.
Tuy nhiên sang năm 2009 nguồn vốn nội tệ thực hiện là 768 tỷ đồng, giảm 14% so
với năm 2008. Do lãi suất huy động đồng Việt Nam trên thị trường tiền tệ vào
những tháng cuối năm 2008 tăng lên rất cao, đến năm 2009 Ngân hàng buộc phải hạ
dần lãi suất, hơn nữa nguồn cung tiền trong năm 2009 cũng luôn trong tình trạng
khan hiếm, vì vậy nguồn vốn nội tệ huy động được trong năm 2009 có phần giảm
sút so với năm 2008.
+ Nguồn vốn ngoại tệ năm 2008 là 603 tỷ đồng, tăng 18,2% so với năm

2007. Sang năm 2009 nguồn vốn ngoại tệ thực hiện là 557 tỷ đồng, tuy có giảm nhẹ
so với năm 2008 (7,6%) nhưng vẫn duy trì ở mức cao (chiếm tỷ lệ 42% tổng nguồn
vốn huy động). Có được điều này ngoài do đặc thù của chi nhánh – nằm trên địa
bàn có nhu cầu và khả năng ngoại tệ cao – còn do nỗ lực liên tục đưa ra và hoàn
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tạ văn vinh
thiện các sản phẩm thanh toán quốc tế mới cũng như sử dụng lãi suất linh hoạt của
Ngân hàng.
+ Tiền gửi dân cư năm 2008 đạt 438 tỷ đồng, tăng 15,9% so với năm 2007.
Sang năm 2009 tiền gửi dân cư là 342 tỷ đồng, giảm 22% so với năm 2008. Do
khủng hoảng kinh tế nên các hộ dân cư có xu hướng cất giữ tiền, giảm đầu tư.
+ Tiền gửi các tổ chức kinh tế năm 2008 đạt 1.057 tỷ đồng, tăng 13,2% so
với năm 2007. Sang năm 2009 tiền gửi các tổ chức kinh tế là 983 tỷ đồng, giảm 7%
so với năm 2008.
Dù đã nỗ lực áp dụng nhiều chương trình khuyến mại nhưng do kinh tế suy
giảm nên lượng tiền huy động vẫn bị giảm nhiều, đặc biệt trong khu vực dân cư khi
người dân có xu hướng cất giữ tiền chờ kinh tế “khởi sắc”.
Khu vực các tổ chức kinh tế do nhu cầu thanh toán, quay vòng vốn vẫn diễn
ra liên tục kể cả khi khủng hoảng nên tỷ lệ tiền gửi giảm ít hơn hẳn so với khu vực
dân cư (7% so với 22%).
+Theo kỳ hạn, tiền gửi có kì hạn và không có kì hạn năm 2008 đều tăng so
với năm 2007 nhưng sang năm 2009 đều giảm so với năm 2008, tiền gửi có kỳ hạn
vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao so với tiền gửi không có kì hạn (75% so với 25% -năm
2009). Điều này là dễ hiểu bởi lãi suất tiền gửi không kỳ hạn luôn thấp hơn lãi suất
tiền gửi có kỳ hạn. Đặc biệt khi nguồn cung vốn luôn khan hiếm như năm 2008 và
2009 khi tình hình kinh tế lâm vào khủng hoảng.
Nhìn chung, tuy tình hình kinh tế Quốc tế và Việt Nam trong 2 năm 2008-
2009 là rất khó khăn, vì vậy việc giảm số vốn huy động là khó tránh khỏi. Tuy
nhiên , với nỗ lực của Chi nhánh, tỷ lệ giảm được duy trì trong mức khả quan,
nguồn vốn huy động vẫn tiếp tục đảm bảo vững chắc cho nhu cầu phát triển của chi

nhánh trong thời gian qua và trong tương lai.
1.4.2. Thực trạng hoạt động cho vay.
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tạ văn vinh
Trong những năm qua , mặc dù tình hình kinh tế gặp phải nhiều khó khăn nhưng
Chi nhánh NHTMCP Kỹ Thương Hoàn Kiếm vẫn đã đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu
vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế , giúp cho các doanh nghiệp mở rộng sản
xuất kinh doanh , cải tiến dây chuyền công nghệ , giải quyết việc làm cho người lao
động.
Bảng 2: Dư nợ cho vay
Đơn vị: Tỷ đồng
TT
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
% so
với
năm
2007
Số
Tiền
Tỷ

trọng
(%)
% so
với
năm
2008
Doanh số cho vay 923 100 1.000 100 108,3 812 100 81,2
1 Phân theo tiền tệ 923 100 1.000 100 108,3 812 100 81,2
Việt nam đồng 763 82,7 895 89,5 117,3 707 87 79
Ngoại tệ ( quy đổi) 160 17,3 105 10,5 65,6 105 13 100
2 Phân theo đối tượng 923 100 1.000 100 108,3 812 100 81,2
Dân cư 145 15,7 125 12,5 86,2 98 12 78,4
Các tổ chức kinh tế 778 84,3 875 87,5 112,5 714 88 81,6
3 Phân theo thời hạn 923 100 1.000 100 108,3 812 100 81,2
Ngắn hạn 845 91,5 910 91 107,7 790 97,3 87
Trung – Dài hạn 78 8,5 90 9 115,4 22 2,7 25
(Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm: 2007,2008,2009)

Qua bảng báo cáo 2 có thể thấy rằng dư nợ của Ngân hàng năm 2008 tăng so
với năm 2007 nhưng có xu hướng giảm sau khi bước sang năm 2009: Doanh số cho
vay năm 2008 là 1000 tỷ đồng, tăng 8,3% so với năm 2007. Nhưng sang năm 2009
doanh số cho vay của chi nhánh giảm còn 812 tỷ đồng, giảm so với năm 2008 là
18,8%, doanh số cho vay của năm 2009 còn thấp hơn cả năm 2007.
+ Về cho vay nội tệ năm 2008 là 895 tỷ đồng tăng 17,3% so với năm 2007.
Sang năm 2009 giảm còn 707 tỷ đồng, giảm 21% so với năm 2008. Cho vay ngoại
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tạ văn vinh
tệ năm 2008 là 105 tỷ đồng, giảm 34,4% so với năm 2007. Năm 2009 cho vay ngoại
tệ của chi nhánh tiếp tục là 105 tỷ đồng bằng năm 2008.
+ Cho vay theo khu vực dân cư liên tục giảm qua các năm, năm 2007 là 145

tỷ đồng, sang năm 2008 là 125 tỷ đồng giảm 13,8% so với năm 2007. Năm 2009
con số này chỉ còn 98 tỷ đồng, tiếp tục giảm 21,6% so với năm 2008. Cho vay các
tổ chức kinh tế thì năm 2008 là 875 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2007 nhưng
sang năm 2009 chỉ còn là 714 tỷ đồng, giảm 18,4% so với năm 2008. Nhìn chung
cho vay cá nhân giảm mạnh hơn cho vay các tổ chức kinh tế và tỉ trọng cho vay cá
nhân cũng thấp hơn nhiều so với cho vay các tổ chức kinh tế do vốn chủ yếu được
ưu các doanh nghiệp vay nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn, cũng như góp phần
ổn định sản xuất, phục hồi nền kinh tế.
+ Cho vay ngắn hạn năm 2008 là 910 tỷ đồng, tăng 7,7% so với năm 2007
nhưng sang năm 2009 con số này lại giảm chỉ còn 790 tỷ đồng, giảm 13% so với
năm 2008. Cho vay trung và dài hạn năm 2008 là 90 tỷ đồng, tăng 15,4% so với
năm 2007, sang năm 2009 con số này giảm nhiều chỉ còn 22 tỷ đồng, giảm sâu tới
75% so với năm 2008. Do cho vay trung và dài hạn vẫn luôn chiếm tỷ lệ thấp trong
cơ cấu cho vay của ngân hàng, năm 2008-2009 lãi suất lại bị nâng lên rất cao nên
năm 2009 dư nợ cho vay trung và dài hạn giảm mạnh (75% so với 2008)
Năm 2008 và 2009 là những năm khó khăn về kinh tế xã hội nói chung và
hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng. Mặc dù vậy chi nhánh luôn bám sát, đồng
thời luôn chủ động và nỗ lực trong việc tìm kiếm các dự án khả thi, hiệu quả và tính
an toàn cao để đầu tư, lựa chọn các doanh nghiệp vay vốn có tình hình tài chính
lành mạnh, có phương án kinh doanh khả thi.
1.4.3. Thực trạng các hoạt động khác :
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt 23,561 tỷ đồng vào năm 2009 (chiếm
24,6% trong tổng thu nhập) tăng lên 5,107 tỷ đồng so với năm 2008.
Ngoài ra ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm còn
tham gia nhiều hoạt động kinh doanh khác như hoạt động mua bán chứng khoán
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tạ văn vinh
đầu tư, góp vốn mua cổ phần, kinh doanh ngoại hối….Thu nhập từ các hoạt động
khác đã tăng 2,097 tỷ đồng tăng từ 3,643 tỷ đồng vào năm 2008 lên 5,740 tỷ đồng
vào cuối năm 2009.

Công tác thanh toán quốc tế của chi nhánh tiếp tục ổn định , đáp ứng mọi
nhu cầu thanh toán , vay vốn các loại ngoại tệ của các thành phần kinh tế.
1.4.4. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng
thương mại cổ phần kỹ thương hoàn kiếm.
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh 4 năm từ 2006 - 2009
Đơn vị : Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm 2007 Năm 2008
Năm 2009
Số tiền Số tiền
So với
2006
(-/+)
Số tiền
So với
2007
(-/+)
Số tiền
So với
2008
(-/+)
1 Tổng thu nhập 118,093 130,476 12,383 137,768 7,292 95,732 -42,036
2 Tổng chi phí 86,538 90,670 4,132 84,379 -6,291 71,675 -12,704
3
Thu nhập lãi
thuần
31,555 39,806 8,251 53,389 13,583 24,057 -29,332
4

Lãi/ Lỗ thuần từ
hoạt động dịch
vụ
12,749 15,675 2,926 17,923 2,248 22,597 4,674
5
Lãi/ Lỗ thuần từ
hoạt động kinh
doanh ngoại hối
1,032 1,301 0,269 1,074 -0,227 -2,652 -3,726
6
Lãi/ Lỗ thuần từ
hoạt động khác
2,362 2,946
0,584
3,644 0,698 5,741 2,097
7
Chi phí hoạt
động
10,043 11,329 1,286 11,445 0,116 11,701 0,256
8
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh
doanh
37,655 48,399 10,744 64,584 16,185 38,041 -26,543
9
Chi phí dự phòng
rủi ro tín dụng
50,338 2,790 -47,548
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tạ văn vinh

15,284 10,089 -5,195 40,249
10
Tổng lợi nhuận
trước thuế
22,371 38,31 15,939
14,247
-24,036
40,832 26,585
(Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động ki.nh doanh các năm: 2006 - 2009)
Nhìn chung, tình hình kinh doanh của chi nhánh đều phát triển tốt qua các
năm 2006, 2007. Thu nhập lãi thuần năm 2006 là 31,555 tỷ đồng sang năm 2007
con số này là 39,806 tỷ đồng tăng lên 8,125 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận trước thuế năm
2007 là 38,31 tỷ đồng tăng lên 15,939 tỷ đồng so với năm 2006. Theo xu hướng
phát triển thì thu nhập lãi thuần và lợi nhuận của năm sau cao hơn năm trước điều
dễ hiểu. Tuy nhiên sang năm 2008 thu nhập lãi thuần thì vẫn tăng với con số cụ thể
là 53,389 tỷ đồng, tăng 13,583 tỷ đồng so với năm 2007 nhưng lợi nhuận trước thuế
thì lại giảm mạnh, giảm 24,036 tỷ đồng và chỉ còn là 14,247 tỷ đồng. Sở dĩ xảy ra
điều này là vì năm 2006 và năm 2007 nền kinh tế đang trên đà phát triển nên chi
nhánh trích chi phí dự phòng rủi ro tín dụng ở mức vừa phải con số này lần lượt là
15,284 tỷ đồng năm 2006 và 10,089 tỷ đồng năm 2007. Tuy nhiên bước sang năm
2008 nền kinh tế lâm vào khủng hoảng nên chi nhánh trích lập chi phí dự phòng rủi
ro rất lớn 50,338 tỷ đồng, tăng 40,249 tỷ đồng so với năm 2007, vì vậy dù thu nhập
lãi thuần vẫn tăng nhưng lợi nhuận trước thuế của chi nhánh năm 2008 lại giảm
mạnh. Sang năm 2009 tình hình kinh doanh của chi nhánh kém phát triển hơn năm
2008, dẫu lợi nhuận trước thuế năm 2009 là 40,382 tỷ đồng tăng 26,585 tỷ đồng so
với năm 2008 nhưng đó là do năm 2009 chi nhánh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
ở mức thấp, chi nhánh chỉ trích 2,790 tỷ đồng, giảm so với năm 2008 là 47,548 tỷ
đồng. Nhìn vào thu nhập lãi thuần năm 2009 ta cũng có thể hiểu là tình hình kinh
doanh năm 2009 kém hơn năm 2008, thu nhập lãi thuần năm 2009 là 24,057 tỷ
đồng, giảm 29,232 tỷ đồng so với năm 2008, thu nhập lãi giảm đáng kể từ 137,768

vào năm 2008 xuống còn 95,732 tỷ đồng vào năm 2009 giảm 42,036 tỷ đồng. Trong
vài năm qua, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên chi nhánh cũng
gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh và lợi nhuận có sụt giảm, tuy nhiên nhìn
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tạ văn vinh
chung thì tình hình kinh doanh của chi nhánh phát triển tốt qua các năm, kinh doanh
đều có lãi và mang lại lợi nhuận.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG TMCP KĨ THƯƠNG CHI NHÁNH HOÀN KIẾM
2.1. Thực trạng thẩm định tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kĩ
Thương chi nhánh Hoàn Kiếm.
2.1.1. Phương pháp được sử dụng trong thẩm định tài chính doanh nghiệp tại chi
nhánh.
Phương pháp được các cán bộ tín dụng sử trong công tác thẩm định tài
chính doanh nghiệp chủ yếu là phương pháp tỷ số và phương pháp so sánh về số
liệu tuyệt đối và tương đối để đưa ra kết luận từng phần và toàn diện về khả năng tài
chính của doanh nghiệp nhằm giúp cho việc quyết định cho vay hay không.
Phương pháp so sánh được cán bộ tín dụng sử dụng để so sánh tình trạng và
hoạt động hiện tại của doanh nghiệp với tình trạng và hoạt động trước kia của nó,
tìm kiếm những sự thay đổi của các hệ số theo thời gian, bao gồm so sánh giữa số
đầu kỳ với số cuối kỳ, giữa số thực tế với số kế hoạch, giữa các chỉ số theo các
năm cán bộ tín dụng sẽ tính toán các hệ số tài chính của doanh nghiệp như khả
năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, ROA, ROE… trong vài năm
và chỉ ra chúng thay đổi như thế nào theo thời gian để thấy rõ xu hướng thay đổi về
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tạ văn vinh
tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đánh giá được sự tăng trưởng hay thụt lùi
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. So sánh với những hệ số bình quân
ngành để thấy được tình hình của doanh nghiệp với toàn bộ ngành, lĩnh vực. Hoặc

so sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh
theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về tương đối và tuyệt đối
của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
Phương pháp tỷ số là một công cụ để đánh giá hoạt động tài chính. Phương
pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các
quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ lệ, cố nhiên là sự biến đổi của các đại lượng tài
chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng,
các định mức, để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so
sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Khi phân tích tài
chính doanh nghiệp cán bộ tín dụng sử dụng các tỷ số thể hiện mối quan hệ giữa các
số liệu báo cáo tài chính khác nhau, như: hệ số thanh toán hiện hành, doanh lợi vốn
chủ sở hữu (ROE), doanh lợi tài sản (ROA)… Việc sử dụng các tỷ số quan trọng
nhất trong phân tích tín dụng là xác định các xu hướng của nó. Điều này buộc các
cán bộ tín dụng phải tính toán các tỷ số trong vòng nhiều năm và phải có sự nghiên
cứu về sự biến động của các tỷ số này qua các năm. Việc nghiên cứu này giúp cán
bộ tín dụng nhanh chóng xác định những biến động về đặc điểm và hoạt động của
doanh nghiệp qua từng giai đoạn. Bất kỳ chỉ số nào giảm đi cũng đòi hỏi phải có sự
điều tra kỹ hơn.
2.1.2. Nguồn thông tin sử dụng trong thẩm định tài chính doanh nghiệp tại chi
nhánh.
Để tiến hành thẩm định tài chính doanh nghiệp, cán bộ tín dụng sử dụng
các nguồn thông tin chính thức và không chính thức.
a. Các nguồn thông tin chính thức
Các nguồn thông tin chính thức là các nguồn thông tin được cung cấp bởi
chính doanh nghiệp như báo cáo tài chính thời điểm gần nhất và hai năm liền kề với
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tạ văn vinh
thời điểm vay vốn bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu có), thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo
tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, sổ chi tiết một số tài khoản kế

toán (hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả, vay ngắn hạn…). Các báo cáo tài
chính mà ngân hàng được cung cấp có thể là:
+ Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được kiểm toán bởi công ty
kiểm toán. Thông thường đó là các doanh nghiệp đang trong quá trình tiến hành cổ
phần hóa nên phải thuê công ty kiểm toán để định giá lại tài sản, hoặc một số doanh
nghiệp khi vay vốn ngân hàng, ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp đó phải cung cấp
các báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã
được kiểm toán thường có độ chính xác cao.
+ Việc thuê công ty kiểm toán tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính không
phải doanh nghiệp nào cũng muốn làm bởi họ không muốn công khai hoá tình hình
tài chính của mình. Do vậy có những báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa được
kiểm toán bởi công ty kiểm toán nhưng đã có quyết toán thuế. Khi hết năm tài
chính, cơ quan thuế sẽ tiến hành thanh tra để quyết toán tình hình nghĩa vụ của
doanh nghiệp đối với Nhà nước.
+ Có những báo cáo tài chính của các doanh nghiệp cung cấp cho ngân
hàng chưa được kiểm toán và cũng chưa có quyết toán thuế. Thông thường khi hết
năm tài chính, cơ quan thuế sẽ vào doanh nghiệp để quyết toán thuế nhưng đó cũng
là thời gian ngân hàng tiến hành làm hạn mức tín dụng mới đối với doanh nghiệp
nên chưa có quyết toán thuế mà các báo cáo tài chính đó chỉ mới được xác nhận của
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đó phải là khách hàng có quan hệ lâu năm, là
khách hàng truyền thống với ngân hàng.
Ngoài các nguồn thông tin được cung cấp từ phía doanh nghiệp, thì ngân
hàng còn sử dụng các nguồn thông tin được cung cấp từ trung tâm phân tích thông
tin và xử lý rủi ro của ngân hàng, từ Trung tâm thông tin tín dụng, số liệu đánh giá
của các ngành, tổ chức kinh tế có liên quan…
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tạ văn vinh
b.Nguồn thông tin không chính thức
Bên cạnh các nguồn thông tin chính thức, khi thẩm định tình hình tài chính
doanh nghiệp, cán bộ tín dụng có thể sử dụng các nguồn thông tin không chính thức

để đưa vào phân tích và đưa ra ý kiến của riêng mình trong báo cáo thẩm định.
Các nguồn thông tin không chính thức đó có thể là do chính bản thân cán bộ
tín dụng đi xuống tận cơ sở để tìm hiểu, thăm dò ý kiến công nhân, hay bất cứ một
thông tin nào phản hồi về doanh nghiệp, một thông tin không chính thức từ Internet
liên quan đến lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp… Những thông tin này có khi là
không ảnh hưởng nhưng có khi nó lại ảnh hưởng đến việc ra quyết định của ngân
hàng có cho doanh nghiệp vay vốn hay không?
2.1.3. Nội dung công tác thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp tại chi
nhánh.
Thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của ngân hàng là
một bước rất quan trọng trong quy trình cho vay và nó ảnh hưởng tới việc quyết
định cho vay hay không, cho vay nhiều hay vay ít. Nội dung của công tác thẩm định
tài chính doanh nghiệp được thực hiện ở ngân hàng TMCP Kĩ Thương chi nhánh
Hoàn Kiếm như sau:
2.1.3.1. Thẩm định mức độ tin cậy của báo cáo tài chính.
Cán bộ tín dụng Ngân hàng TMCP Kĩ Thương chi nhánh Hoàn Kiếm tiến
hành thẩm định tài chính doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính do khách
hàng cung cấp. Nội dung của quá trình thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài
chính bao gồm:
- Trước tiên, các cán bộ tín dụng phải kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các
báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp gửi đến cho ngân hàng
phải là bản chính hoặc bản photo có đóng dẫu xác nhận sao y bản chính của đơn vị
phát hành.
- Sau đó các cán bộ tín dụng kiểm tra, đánh giá các số liệu trong bản cân đối
kế toán có phù hợp hay không, mối quan hệ của nó trong quan hệ với các báo cáo
tài chính khác. Để đánh giá mức độ chính xác của các báo cáo tài chính, cán bộ tín
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tạ văn vinh
dụng cần trực tiếp thăm quan cơ sở sản xuất của doanh nghiệp để biết được tình
hình sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Kiểm tra các chứng từ liên quan

và các thông tin từ nhiều nguồn khác như thông tin từ cơ quan thuế, thông tin từ
trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước.
- Ngày nay, để tồn tại và phát triển trong một nền kinh tế có nhiều biến động
như ở Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp phải sử dụng các thủ đoạn để làm “đẹp”
báo cáo tài chính của công ty mình nhằm mục đích để ngân hàng cấp cho vay vốn.
Vì vậy, các cán bộ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kĩ Thương chi nhánh Hoàn Kiếm
luôn kiểm tra xem các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xin vay vốn có được
một tổ chức kiểm toán độc lập có uy tín kiểm toán hay không và chế độ kiểm toán,
phương pháp kiểm toán mà doanh nghiệp đã áp dụng để đánh giá mức độ tin cậy
của các báo cáo tài chính.
Sau khi đã thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính, cán bộ tín
dụng tiến hành thẩm định các báo cáo tài chính.
2.1.3.2. Thẩm định chi tiết các báo cáo tài chính.
A. Thẩm định bảng cân đối kế toán.
A1. Thẩm định chi tiết các khoản mục tài sản.
Tài sản của BCĐKT phản ánh tổng giá trị thuần hiện có tại thời điểm báo cáo
của doanh nghiệp. Cán bộ tín dụng sẽ chú trọng vào phân tích các khoản mục sau:
- Tiền mặt: Trong nội dung thẩm định tại ngân hàng TMCP Kĩ Thương chi
nhánh Hoàn Kiếm, cán bộ tín dụng làm rõ các vấn đề trong khoản mục tiền mặt như
kiểm tra lượng tiền mặt thực tế của doanh nghiệp là bao nhiêu, tiền mặt phục vụ cho
các nhu cầu chủ yếu nào và xác định mức dao động tiền mặt của doanh nghiệp.
- Các khoản phải thu: Tại ngân hàng TMCP Kĩ Thương chi nhánh Hoàn
Kiếm các cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra phần bị chiếm dụng của các doanh
nghiệp chính là các khoản phải thu từ người mua của doanh nghiệp. Các khoản phải
thu sẽ được được phân tích một cách cẩn thận bởi vì đây là tài sản có tính thanh
khoản cao, có tính chất gần giống với ngân quỹ và có thể là nguồn chủ yếu của
doanh nghiệp chi trả các khoản vay ngắn hạn và đến hạn.
25

×