Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Một số giải pháp góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thép Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.9 KB, 75 trang )

Chuyên đề Tốt Nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp là tìm kiếm
lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận, còn khách hàng lại mong muốn tìm được những
sản phẩm thỏa mãn tối đa nhu cầu tiêu dùng của mình với chi phí bỏ ra là nhỏ nhất.
Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của đất nước như hiện nay, áp lực cạnh tranh
ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp vận dụng mọi phương pháp để phát triển,
trong những biện pháp đó tiết kiệm chi phí sản xuất để tăng lợi nhuận giảm giá
thành sản phẩm là một vấn đề được các công ty rất quan tâm chú trọng và thực hiện
gắt gao.
Trong những năm gần đây, với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước đã
từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển trong nền kinh tế
thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Nền kinh tế trong nước không ngừng
phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, có thể khẳng định một lần
nữa: đối với nhà quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá
thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng luôn được chú trọng quan tâm vì
chúng phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận thức được vấn đề cùng với sự giúp đỡ của Thạc sĩ Lê Phong Châu và
các cô bác trong công ty Cổ phần Thép Thái Bình, em đã tiến hành thực tập tốt
nghiệp tại công ty và nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp góp phần tiết kiệm chi
phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thép Thái Bình".
1. Mục tiêu nghiên cứu khóa luận:
1.1. Mục tiêu tổng quát:
- Góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản xuất Thép tại Công ty Cổ
phần Thép Thái Bình.
1.2. Mục tiêu cụ thể :
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về kiền thức chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm
- Đánh giá hiện trạng và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần
thép Thái Bình qua 3 năm 2007, 2008, 2009.
- Đánh giá hiện trạng phát sinh và biến động CPSX, giá thành sản phẩm Thép


của Công ty Cổ phần Thép Thái Bình.
Sinh Viên: Vũ Thị Xiêm Lớp: LT10TCDN
1
Chuyên đề Tốt Nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân

- Đề xuất một số giải pháp góp phần tiết kiệm CPSX, hạ giá thành sản phẩm
Thép của Công ty Cổ phần Thép Thái Bình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Công tác quản lý CPSX và Tính giá thành sản phẩm thép của Công ty Cổ
phần Thép Thái Bình.
2.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu trong phạm vi công ty Cổ phần
thép Thái Bình.
- Về mức độ nghiên cứu: Đi sâu nghiên cứu về tình hình tập hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm thép của Công ty Cổ phần thép Thái Bình.
- Về thời gian: Nghiên cứu và thu thập số liệu 3 năm 2007-2009 về kết quả SXKD,
CPSX, gía thành SP thép của Công ty Cổ phần thép Thái Bình.
Đề tài gồm những nội dung sau:
Chương 1: Lý luận cơ bản về chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm
trong doanh nghiệp.
Chương 2: Hoạt động quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản
phẩm tại công ty CP thép Thái Bình.
Chương 3: Một số ý kiến đề xuất góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá
thành sản phẩm thép tại Công ty Cổ phần thép Thái Bình.
Sinh Viên: Vũ Thị Xiêm Lớp: LT10TCDN
2
Chuyên đề Tốt Nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân



CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm và nội dung về chi phí trong doanh nghiệp sản xuất.
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp sản xuất là tổ chức
sản xuất sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm đó trên thị trường nhằm thu được lợi
nhuận. Để tiến hành các hoạt động kinh tế, doanh nghiệp cần huy động và tổ chức
sử dụng các nguồn lực: vật tư, tiền vốn, lao động và các yếu tố liên quan khác
phục vụ cho quá trình SXKD.
Quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp gắn liền với quá trình chi trả và
tiêu phí các nguồn lực đó, tất cả các khoản chi trả và các phí tổn về vật tư, tiền vốn,
lao động và các yếu tố khác đã tiêu dùng cho hoạt động kinh tế trong một thời kỳ nhất
định được gọi là chi phí của doanh nghiệp.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường do mọi yếu tố của quá trình
SXKD đều được biểu hiện thông qua chỉ tiêu giá trị, nên có thể hiểu: “Chi phí
SXKD của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về vật chất và
lao động mà các doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ
nhất định. Các chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên và gắn liền với
quá trình sản xuất sản phẩm”.
Các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ trước hết là các khoản chi phí
huy động các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình kinh doanh trong doanh nghiệp
như: trả lãi tiền vay, trả tiền thuê các tài sản Trong quá trình sản xuất sản phẩm
doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí về các loại vật tư, nguyên nhiên vật liệu, hao
mòn máy móc, thiết bị, nhà xưởng, các công cụ dụng cụ phục vụ cho quá trình sản
xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải trả lương cho
công nhân trực tiếp sản xuất.
Sau khi sản xuất sản phẩm doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm đó
trên thị trường để thu lợi nhuận. Quá trình tiêu thụ cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải
Sinh Viên: Vũ Thị Xiêm Lớp: LT10TCDN

3
Chuyên đề Tốt Nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân


bỏ ra những khoản chi phí nhất định bao gồm: chi phí bao gói sản phẩm, vận
chuyển, bảo quản sản phẩm. Đây gọi là chi phí tiêu thụ trực tiếp. Để giới thiệu
rộng rãi sản phẩm cho người tiêu dùng như hướng dẫn người tiêu dùng, điều tra
khảo sát thị trường nhằm có những quyết định đối với việc sản xuất kinh doanh,
doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí về nghiên cứu thị trường, tiếp thị quảng cáo.
Đó gọi là chi phí tiêu thụ gián tiếp. Cả chi phí tiêu thụ trực tiếp và chi phí tiêu thụ
gián tiếp gọi chung là chi phí tiêu thụ hay chi phí lưu thông sản phẩm.
Cuối cùng là chi phí liên quan đến quản lý doanh nghiệp như : chi phí quản
lý hành chính, quản lý kinh doanh, các khoản lệ phí, thuế phải nộp ở khâu mua
hàng hoá, dịch vụ (không kể thuế GTGT được khấu trừ đối với doanh nghiệp nộp
VAT theo phương pháp khấu trừ) và chi phí khác.
1.1.2. Phạm vi của chi phí SXKD.
1.1.2.1. Ý nghĩa của việc xác định phạm vi chi phí SXKD.
Chi phí SXKD là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của
một kỳ hạch toán phục vụ hoạt động SXKD của doanh nghiệp trong thời kỳ đó.
Xác định đúng đắn phạm vi chi phí SXKD của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan
trọng không chỉ với công tác tài chính của doanh nghiệp mà còn đối với công tác
quản lý Nhà nước về kinh tế.
- Đối với doanh nghiệp: Việc xác định đúng phạm vi chi phí SXKD là căn
cứ quan trọng để doanh nghiệp tiến hành công tác kế hoạch hoá chi phí, tập hợp
và hạch toán các chi phí phát sinh trong kỳ vào tổng chi phí SXKD một cách
chính xác, trên cơ sở đó xác định lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính khác như:
+ Làm cơ sở để tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ vào giá thành sản
phẩm hàng hoá dịch vụ đã thực hiện ở kỳ đó của doanh nghiệp, trên cơ sở đó tính
toán sự phải bù đắp, tính toán đúng đắn lợi nhuận và kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp.

+ Làm cơ sở để xác định giá bán cạnh tranh của doanh nghiệp để mở rộng
doanh thu, tăng sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Mặt khác xác định đúng
đắn phạm vi chi phí SXKD còn là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp tiến hành
kiểm tra, phân tích, đánh giá công tác quản lý chi phí, tìm ra được giải pháp tốt
nhất nhằm tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Sinh Viên: Vũ Thị Xiêm Lớp: LT10TCDN
4
Chuyên đề Tốt Nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân


- Đối với Nhà nước: Phạm vi chi phí SXKD là cơ sở để Nhà nước kiểm tra,
thanh tra hoạt động của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế nói chung và các
doanh nghiệp nói riêng, xác định đúng đắn nghĩa vụ tài chính và đảm bảo quyền
bình đẳng của các doanh nghiệp đó là: thuế thu nhập doanh nghiệp, tránh thất thu
thuế cho Nhà nước. Về nguyên tắc chi phí SXKD được ghi nhận trong báo cáo kết
quả hoạt động SXKD khi các khoản này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương
lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này xác
định một cách đáng tin cậy.
1.1.2.2. Xác định phạm vi chi phí SXKD.
Yêu cầu cơ bản nhất của việc xác định đúng đắn phạm vi chi phí SXKD là
phải tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời các chi phí phát sinh trong kỳ liên quan
đến hoạt động SXKD thông thường vào chi phí SXKD của doanh nghiệp ở kỳ đó.
Về nguyên tắc chi phí SXKD được bù đắp doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ
nên mọi chi phí phát sinh trong kỳ không được bù đắp từ doanh thu của kỳ đó đều
không thuộc vào chi phí SXKD.
1.1.3. Phân loại chi phí SXKD.
Phân loại chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm tình hình SXKD là mục
tiêu quản lý kinh tế của doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được xu
hướng hình thành kết cấu chi phi SXKD trong từng thời kỳ khác nhau đồng thời là
cơ sở cho công tác kiểm tra, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi

phi SXKD của doanh nghiệp. Nhờ đó mà tìm ra được các biện pháp tốt nhất cho
doanh nghiệp.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh, các tiêu chuẩn kinh doanh khác nhau
và mục tiêu quản lý chi phí SXKD khác nhau trên thực tế cũng như trên lý thuyết
có nhiều phương phân loại chi phí khác nhau. Đối với doanh nghiệp sản xuất có
thể phân loại chi phí SXKD theo các tiêu chí sau:
1.1.3.1. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố.
Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố là phương pháp phân loại chi phí sản
xuất chỉ căn cứ vào nội dung kinh tế ban đầu của các chi phí mà không kể đến
công dụng cụ thể và địa điểm phát sinh của những chi phí đó. Phương pháp này
chia các chi phí sản xuất theo 8 yếu tố sau:
Sinh Viên: Vũ Thị Xiêm Lớp: LT10TCDN
5
Chuyên đề Tốt Nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân


- Nguyên liệu chính mua ngoài, gồm các chi phí dùng để mua NVL chính
từ bên ngoài.
- Vật liệu phụ mua ngoài, gồm các chi phí dùng để mua vật liệu phụ từ bên
ngoài.
-Nhiên liệu mua ngoài, gồm toàn bộ những chi phí dùng để mua nhiên liệu
từ bên ngoài.
- Năng lượng mua ngoài, gồm toàn bộ những chi phí dùng để mua năng
lượng từ bên ngoài.
- Tiền lương, gồm tất cả các khoản tiền dùng để trả lương cho người lao
động, kể cả trực tiếp và gián tiếp.
- BHXH, BHYT, KPCĐ: bao gồm toàn bộ các khoản trích theo lương của
người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của chế độ hiện hành.
- Khấu hao TSCĐ, bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao trong kỳ của
TSCĐ trong doanh nghiệp.

- Các chi phí khác bằng tiền, bao gồm tất cả các chi phí bằng tiền để phục
vụ cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
1.1.3.2. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục.
Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục là phương pháp phân loại chi phí
chỉ căn cứ vào công dụng cụ thể và địa điểm phát sinh của các chi phí mà không
xem xét đến nội dung kinh tế ban đầu của các chi phí đó. Phương pháp này chia
các chi phí sản xuất thành các khoản mục sau đây:
- Nguyên liệu chính dùng vào sản xuất, bao gồm các chi phí về sử dụng
nguyên liệu chính vào việc trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
- Vật liệu phụ dùng vào sản xuất, bao gồm các chi phí về sử dụng vật liệu
phụ vào sản xuất ra sản phẩm.
- Nhiên liệu dùng vào sản xuất, gồm các chi phí về sử dụng nhiên liệu cho
việc trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
- Năng lượng dùng vào sản xuất, bao gồm các chi phí về năng lượng cho
việc trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
- Tiền lương, bao gồm số tiền để trả lương chính và lương phụ cho những
công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
Sinh Viên: Vũ Thị Xiêm Lớp: LT10TCDN
6
Chuyên đề Tốt Nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân


- BHXH, BHYT, KPCĐ: bao gồm số tiền trích theo lương theo chế độ hiện
hành của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
-Chi phí sử dụng máy móc thiết bị trực tiếp dùng vào sản xuất, bao gồm toàn
bộ các chi phí phát sinh cho việc sử dụng hệ thống máy móc thiết bị vào mục đích
sản xuất của doanh nghiệp.
- Chi phí quản lý phân xưởng, bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh cho
hoạt động của bộ máy quản lý sản xuất ở cấp phân xưởng của doanh nghiệp.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp, bao gồm toàn bộ các chi phí phục vụ cho

hoạt động của bộ máy chung toàn doanh nghiệp.
- Thiệt hại sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất, bao gồm các khoản
chi phí cho việc sửa chữa sản phẩm hỏng và những phát sinh do sản xuất bị ngừng
vì những lý do khách quan hoặc chủ quan.
- Chi phí ngoài sản xuất, bao gồm các khoản chi phí có liên quan đến các
hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
1.1.3.3. Phân loại chi phí theo phương pháp tính chi phí vào giá thành sản phẩm
Phân loại chi phí theo phương pháp tính chi phí vào giá thành sản phẩm là
phương pháp phân loại chi phí dựa vào đặc điểm tính toán, tập hợp các chi phí đó
vào giá thành sản phẩm. Theo cách phân loại này, các chi phí sản xuất được chia
thành 2 loại sau:
+ Chi phí trực tiếp: gồm những khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến
việc sản xuất từng loại sản phẩm cụ thể, vì vậy chúng có thể được tính toán trực
tiếp vào giá thành của từng loại sản phẩm thông qua các định mức và tiêu chuẩn.
Bao gồm các khoản sau:
- Nguyên liệu chính dùng vào sản xuất.
- Vật liệu phụ dùng vào sản xuất.
- Nhiên liệu dùng vào sản xuất.
- Năng lượng dùng vào sản xuất.
- Tiền lương công nhân trực tiếp.
- BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sử dụng máy móc thiết bị.
Sinh Viên: Vũ Thị Xiêm Lớp: LT10TCDN
7
Chuyên đề Tốt Nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân


+ Chi phí gián tiếp: gồm các chi phí phát sinh không liên quan trực tiếp
đến một loại sản phẩm cụ thể nào, mà có liên quan đến việc sản xuất nhiều loại
sản phẩm khác nhau. Nó bao gồm:

- Chi phí quản lý phân xưởng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Các chi phí ngoài sản xuất.
1.1.3.4. Phân loại chi phí SXKD theo mối quan hệ của chúng với quy mô sản xuất
sản phẩm.
Đây là phương pháp phân loại chi phí dựa vào mối quan hệ của bản thân
các chi phí với mức sản lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ của doanh nghiệp.
Theo phương pháp này các chi phí được chia làm 2 loại sau:
- Chi phí biến đổi: gồm những khoản chi phí mà tổng số của chúng thay đổi
tỷ lệ với sự biến động của sản lượng sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp.
Thông thường chi phí biến đổi bao gồm các khoản chi phí trực tiếp của doanh
nghiệp.
- Chi phí cố định: gồm những khoản chi phí mà tổng số của chúng không
thay đổi hoặc thay đổi chậm hơn so với sự thay đổi của sản lượng sản phẩm sản
xuất ra của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, các chi phí cố định thường bao
gồm các chi phí gián tiếp.
1.2. Giá thành sản phẩm.
1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của giá thành sản phẩm.
“Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí đã chi
ra cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ của doanh nghiệp”.
Cùng một loại sản phẩm, dịch vụ giống nhau doanh nghiệp nào có trình độ
tổ chức quản lý SXKD tốt hơn, sử dụng trình độ công nghệ cao hơn thì giá thành
của doanh nghiệp đó thấp hơn. Nghĩa là giá thành phản ánh chất lượng và trình độ
SXKD của doanh nghiệp. Do giá thành được định nghĩa từ khái niệm chi phí, nên
giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, đồng thời cũng có sự khác nhau về
quan điểm xem xét trong mối quan hệ với các yếu tố khác nhau của quá trình
SXKD trong doanh nghiệp.
Sinh Viên: Vũ Thị Xiêm Lớp: LT10TCDN
8
Chuyên đề Tốt Nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân



Trong công tác quản lý các hoạt động kinh doanh, giá thành sản phẩm có ý
nghĩa hết sức quan trọng thể hiện trên các mặt sau:
- Giá thành là thước đo mức hao phí về sản xuất và mức độ tiêu thụ của sản
phẩm, là căn cứ xác định hiệu quả SXKD.
- Giá thành là công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình
hoạt động SXKD.
- Giá thành còn là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách
giá cả đối với từng loại sản phẩm, tạo cho doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh trên
thị trường.
1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm.
1.2.2.1. Phân loại giá thành theo các giai đoạn của quá trình SXKD trong
doanh nghiệp.
Giá thành có hai loại:
• Giá thành sản xuất sản phẩm:
- Giá thành sản xuất sản phẩm là toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn
thành việc sản xuất một khối lượng sản phẩm nhất định. Giá thành sản xuất sản
phẩm có thể được tính cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành hoặc cho một khối
lượng sản phẩm đã hoàn thành.
- Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm:
+ Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí NVL trực tiếp như: chi phí tiền
lương, tiền công, các khoản phụ cấp có tính chất lương trả cho công nhân trực tiếp
sản xuất ra sản phẩm đó, các nguyên nhiên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp để tạo ra
sản phẩm đó.
+ Chi phí sản xuất chung là các chi phí chung phát sinh ở phân xưởng, bộ
phận sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp như: tiền lương và phụ cấp có tính chất
lương, chi phí về vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất, chi phí khấu hao
TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác liên quan đến bộ phận sản
xuất sản phẩm.

• Giá thành toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ:
Giá thành toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ bao gồm:
Sinh Viên: Vũ Thị Xiêm Lớp: LT10TCDN
9
Chuyên đề Tốt Nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân


- Giá thành sản xuất.
- Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh từ hoạt động tiêu thụ sản
phẩm, dịch vụ (kể cả chi phí bảo hành sản phẩm).
- Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ các chi phí phục vụ bộ máy quản
lý điều khiển doanh nghiệp và các chi phí khác liên quan đến quản lý doanh
nghiệp.
Giá thành toàn bộ của doanh nghiệp được tính cho một đơn vị sản phẩm, dịch vụ
đã tiêu thụ được gọi là giá thành đơn vị của sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ.
1.2.2.2. Phân loại giá thành theo nguồn gốc số liệu chi phí để tổng hợp giá
thành.
Theo trình tự tính toán và thực hiện, người ta thường chia giá thành sản
phẩm thành các loại sau:
- Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm, dịch vụ được tổng hợp căn cứ
vào các định mức chi phí hiện hành do doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý quyết
định. Nó là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp quản lý giá thành của mình
đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp.
- Giá thành kế hoạch: được tính căn cứ vào kế hoạch doanh thu, kế hoạch
sản lượng và kế hoạch chi phí SXKD. Giá thành kế hoạch là một công cụ quan
trọng để doanh nghiệp kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch giá thành của mình.
- Giá thành thực tế: là loại giá thành được tập hợp tính toán căn cứ vào số
liệu phát sinh thực tế về chi phí SXKD trong kỳ của doanh nghiệp và số lượng
thực tế sản phẩm, dịch vụ để thực hiện được trong kỳ của doanh nghiệp đó. Giá

thành thực tế được sử dụng để phân tích, so sánh, đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch giá thành của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán cụ thể, làm cơ sở cho việc
hoạch định chính sách tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
1.2.3. Xác định giá thành sản xuất của sản phẩm.
Có nhiều phương pháp khác nhau để tính giá thành của doanh nghiệp. Dưới
đây là một số phương pháp thường được sử dụng tại các doanh nghiệp để tính giá
thành sản phẩm.
1.2.3.1. Phương pháp trực tiếp (giản đơn):
Sinh Viên: Vũ Thị Xiêm Lớp: LT10TCDN
10
Chuyên đề Tốt Nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân


Theo phương pháp này thì giá thành sản xuất của một loại sản phẩm nhất
định được xác định như sau:
= + -
Giá thành đơn vị sản xuất =
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm trong kỳ
Tổng số lượng sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ

Phương pháp này được áp dụng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc số
lượng mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp là ít như: nhà máy điện, nước, khai
thác khoáng sản ….
1.2.3.2. Phương pháp hệ số.
Theo phương pháp này, trước hết kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi sản
phẩm gốc để đưa toàn bộ các loại sản phẩm về sản phẩm gốc.
+ Bước 1: tính tổng sản phẩm đã hoàn thành theo công thức sau
Tổng sản phẩm gốc
(đã hoàn thành)
= Qi – Ki

Trong đó:
- Q
i
: Số lượng sản phẩm loại i đã hoàn thành.
- K
i
: Hệ số quy đổi sản phẩm loại i thành sản phẩm gốc (hệ số này do doanh
nghiệp quy định căn cứ vào đặc điểm tính chất của các loại sản phẩm mà doanh
nghiệp kinh doanh).
+ Bước 2: tính giá thành đơn vị sản phẩm gốc (Z
đv
)
Z
đv
=
Tổng chi phí sản xuất các loại sản phẩm
Tổng sản phẩm quy đổi (gốc)
Sinh Viên: Vũ Thị Xiêm Lớp: LT10TCDN
Tổng giá thành
sản xuất sản
phẩm trong kỳ
Giá trị sản
phẩm dở dang
đầu kỳ
Chi phí sản
xuất phát sinh
trong kỳ
Giá trị sản
phẩm dở dang
cuối kỳ

11
Chuyên đề Tốt Nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân


+ Bước 3: tính giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm i:
Z
i
= Z
đv
x K
i
Trong đó: Z
i
là giá thành đơn vị của sản phẩm i
Phương pháp này được áp dụng khi doanh nghiệp có nhiều đối tượng tính
giá thành nhưng lại có cùng một công nghệ sản xuất và cùng một loại nguyên liệu,
vật liệu, nhiên liệu đầu vào, do đó đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong
trường hợp này là toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp đó, không
phân biệt sản phẩm nào.
1.2.3.3. Phương pháp tỉ lệ (tính giá thành sản xuất của sản phẩm).
- Trước hết doanh nghiệp phải xây dựng chỉ tiêu giá thành kế hoạch cho
từng loại sản phẩm cụ thể của mình.
- Sau đó doanh nghiệp căn cứ vào tổng giá thành thực tế và tổng giá thành
kế hoạch tính theo số lượng sản phẩm thực tế đã hoàn thành để tính tỷ lệ điều
chỉnh giá thành theo công thức:
Tỷ lệ điều chỉnh giá
thành
=
Tổng giá thành thực tế
Tổng giá thành kế hoạch với sản lượng thực tế

x 100%
- Cuối cùng là:
Giá thành sản xuất thực
tế của sản phẩm loại i
=
Giá thành kế hoạch sản
phẩm loại i
x Tỷ lệ điều chỉnh giá thành
Phương pháp này được áp dụng khi doanh nghiệp xây dựng được kế hoạch
giá thành đơn vị sản phẩm cho từng loại sản phẩm của mình.
1.2.3.4. Phương pháp cộng chi phí.
- Đối tượng hạch toán chi phí là quy trình công nghệ của từng giai đoạn
- Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm hoàn thành ở các khâu sản xuất,
giá thành sản phẩm hoàn thành ở khâu cuối cùng là tổng chi phí đã phát sinh ở các
khâu sản xuất và được tính theo công thức sau:
Sinh Viên: Vũ Thị Xiêm Lớp: LT10TCDN
12
Chuyên đề Tốt Nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân


Tổng giá thành
sản phẩm
=
Chi phí sản phẩm
dở dang đầu kỳ
+
Tổng chi phí ở các
khâu sản xuất

Chi phí sản phẩm

dở dang cuối kỳ
Giá thành đơn vị
=
Tổng giá thành sản phẩm
Tổng sản lượng thành phẩm
Phương pháp này áp dụng với doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức
tạp, quá trình sản xuất sản phẩm qua nhiều bộ phận sản xuất.
1.2.3.5. Phương pháp tính giá thành liên hợp.
Là phương pháp tính giá thành bằng cách kết hợp các phương pháp tính giá
thành đã nêu ở trên. Phương pháp này được áp dụng tại các doanh nghiệp có tổ
chức SXKD phức tạp, kinh doanh nhiều loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau, trên
một quy mô lớn, đòi hỏi phải tính giá thành sản phẩm cho nhiều loại sản phẩm
dịch vụ khác nhau với những quy trình công nghệ độc lập.
1.2.3.6. Phương pháp tính giá thành theo định mức.
- Áp dụng theo công thức sau:
Giá thành
thực tế
=
Giá thành
định mức
±
Chênh lệch do thay
đổi định mức
±
Chênh lệch thoát
ly định mức
Phương pháp này thích hợp cho doanh nghiệp đã xây dựng được định mức
kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh.
1.3. Quản lý chi phí và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
1.3.1. Ý nghĩa và yêu cầu của công tác quản lý chi phí và giá thành.

Chi phí và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp gắn liền với quá trình
SXKD và có tác động trực tiếp đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp, đến mục
tiêu kinh tế trực tiếp của doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa. Vì vậy tất cả các doanh
nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đều phải tổ chức tốt việc quản lý
chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ của mình.
Quản lý chi phí và giá thành của doanh nghiệp được hiểu là hoạt động có
mục tiêu của lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo tài chính doanh nghiệp nói riêng
trong việc sử dụng các công cụ, các cách thức, phương pháp và biện pháp quản lý
cần thiết nhằm tổ chức quá trình sử dụng nguồn lực (vật tư, tiền vốn, lao động)
Sinh Viên: Vũ Thị Xiêm Lớp: LT10TCDN
13
Chuyên đề Tốt Nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân


của doanh nghiệp phục vụ tốt nhất cho quá trình hoạt động kinh tế của doanh
nghiệp.
Mục tiêu cơ bản nhất của quản lý chi phí và giá thành là tiết kiệm chi phí,
hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở thực hiện tốt nhất quá trình SXKD của doanh
nghiệp.
Chính vì những lý do trên, nên có thể khẳng định công tác quản lý chi phí
và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp có ý nghĩa kinh tế to lớn đối với doanh
nghiệp. Quản lý tốt chi phí và giá thành sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch
SXKD với hiệu quả cao nhất, do đó tiết kiệm được chi phí hạ được giá thành sản
phẩm của doanh nghiệp, biểu hiện ở những nội dung cơ bản sau:
+ Tổ chức phân công, phân cấp quản lý chi phí và giá thành đúng đắn phù
hợp với tình hình, đặc điểm SXKD của doanh nghiệp.
+ Làm tốt công tác kế hoạch hoá chi phí và giá thành: bao gồm lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, phân tích đánh giá tình hình thức hiện kế
hoạch, tìm các giải pháp biện pháp quản lý tốt để tiết kiệm chi phí và hạ thấp giá
thành ngay cả trong quá trình thực hiện kế hoạch cũng như cho kỳ kế hoạch tới.

+ Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, quản lý tốt chi phí và giá thành
sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp còn rèn luyện được kỹ năng và tác phong lao
động công nghiệp cho từng tập thể lao động và toàn bộ doanh nghiệp, gắn liền với
lợi ích của người lao động với lợi ích của doanh nghiệp, khuyến khích người lao
động thực hành tiết kiệm, cải tiến công tác, có nhiều sáng kiến trong SXKD, tăng
năng suất lao động, tăng hiệu quả SXKD cho doanh nghiệp.
Sinh Viên: Vũ Thị Xiêm Lớp: LT10TCDN
14
Chuyên đề Tốt Nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân


Sinh Viên: Vũ Thị Xiêm Lớp: LT10TCDN
15
Chuyên đề Tốt Nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân

CHƯƠNG II
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP THÁI BÌNH.
2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần thép Thái Bình.
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty.
* Các giai đoạn phát triển của công ty Cổ Phần thép Thái Bình:
Gồm 2 giai đoạn chính:
-Giai đoạn I: Từ năm 2000 đến tháng 9 năm 2006 ( Công ty Đầu tư Thương
mại Đông Phương Hồng – Chi nhánh Thái Bình).
Đây là giai đoạn công ty đang bắt tay vào việc xây dựng, lắp đặt máy móc
thiết bị. Với số vốn đầu tư ban đầu 50 tỷ đồng đến tháng 9 năm 2006 công ty đã
hoàn thiện xong phần xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị, dây chuyền luyện phôi
thép ( năm 2005). Cuối năm 2005 công ty đã sản xuất phôi thép và đem ra thị trường
trong nước tiêu thụ.
- Giai đoạn II: từ tháng 9 năm 2006 đến nay ( Công ty Cổ phần thép Thái

Bình)
Đây là giai đoạn Công ty vừa sản xuất vừa lắp đặt hoàn thiện dây chuyền cán
thép hình I và xây dựng dây chuyền cán thép hình II. Quan trọng hơn là trong giai
đoạn này Công ty đã nghiên cứu thị trường và nhận thấy nền kinh tế Việt Nam đang
trên đà phát triển, lao động dồi dào, giá thuê nhân công lại rẻ, giá phôi thép và thép
thành phẩm liên tục tăng, đặc biệt là ở tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận chưa có cơ
sở nào tổ chức sản xuất và cung cấp thép xây dựng theo mô hình tại chỗ. Công ty
Cổ phần thép Thái bình đã:
+ Căn cứ vào điều lệ của công ty tháng 8/ 2006
+ Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh dopanh thực tế của công ty.
Ngày 25/08/2006 Hội đồng quản trị đã họp tại văn phòng công ty và quyết định:
Thành lập Công ty Cổ phần Thép Thái Bình tại Lô D – Khu Công nghiệp Phúc
Khánh, thành phố Thái Bình theo quyết định số: 02/TBS- QĐ/2006 của Hội đồng
quản trị Công ty Cổ Phần Thép Thái Bình ký ngày 18/09/2006, thay cho Công ty
Đầu Tư Thương mại Đông Phương Hồng chi nhánh Thái Bình.
Sinh Viên: Vũ Thị Xiêm Lớp: LT10TCDN
16
Chuyên đề Tốt Nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Qua những bước thăng trầm của cơ chế quản lý, trong những giai đoạn khó
khăn của đất nước và cơ chế thị trường bằng trí tuệ, mồ hôi kể cả nước mắt, tập thể
cán bộ công nhân Công ty vẫn đứng vững và ngày càng khẳng định giá trị cao quý
của lĩnh vực mình phục vụ. Từ đó, không ngừng phát huy năng lực, hiệu quả và quy
mô phát triển vươn tới tầm cao mới trong sản xuất kinh doanh và cơ chế thị trường.
Không chỉ làm nhiệm vụ khai thác nguyên vật liệu mà còn sản xuất nhiều loại sản
phẩm phục vụ ngành xây dựng. Sản phẩm của công ty luôn luôn khẳng định được
chữ tín trên thị trường trong và ngoài nước. Mặt hàng của công ty ngày càng đa
dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Sự thay đổi về quy mô sản
xuất kéo theo sự thay đổi về cơ sở vật chất kĩ thuật. Công ty không ngừng xây dựng
cơ sở hạ tầng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công

nhân viên trong công ty.Thu nhập bình quân của công nhân trong toàn công ty ngày
càng tăng cụ thể đến năm 2009 thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là
2.806.154 đồng/người/tháng, đời sống của người lao động được cải thiện. Ngoài
việc chăm lo việc làm để tăng thu nhập, công ty duy trì bữa ăn giữa ca với tiêu
chuẩn 6.500/người/ bữa, bồi dưỡng ca ba, độc hại; tăng tiêu chuẩn nước ngọt, nước
cháo mùa hè, tổ chức khám chữa bệnh định kỳ; tham quan du lịch; thăm hỏi cán bộ
công nhân viên lúc đau yếu …
Để các cán bộ công nhân viên yên tâm công tác, sản xuất Công ty đã đầu tư
hàng chục triệu đồng để xây dựng và mua trang thiết bị, đồ chơi cho nhà trẻ, mẫu
giáo. Các cháu thiếu niên được tổ chức sinh hoạt hè chu đáo, được tặng quà nhân
ngày quốc tế thiếu nhi 1- 6 và tết Trung thu. Học sinh có thành tích tốt trong học tập
đều được gặp mặt, biểu dương, khen thưởng mỗi khi kết thúc năm học. Các chế độ
cho cán bộ công nhân viên trong công ty đều được thực hiện đầy đủ như đóng
BHXH, BHYT, trích kinh phí công đoàn, bồi dưỡng thoả đáng cho cán bộ công
nhân viên làm đêm khi phải làm thêm giờ và các chế độ khác như ốm đau, thai
sản công ty đều thực hiện đầy đủ. Chính vì các chính sách đãi ngộ tốt đó của công
ty nên các cán bộ công nhân viên của công ty ngày càng gắn bó hơn với công ty,
hơn nữa công ty còn là nơi thu hút nhiều học sinh, sinh viên khi ra trường muốn vào
công ty làm việc.
Sinh Viên: Vũ Thị Xiêm Lớp: LT10TCDN
17
Chuyên đề Tốt Nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Từ những năm đầu thành lập cho tới nay công ty Cổ phần thép Thái Bình vẫn
luôn làm tốt chức năng nhiệm vụ vủa mình. Cũng giống như nhiều doanh nghiệp
khác, mỗi doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường không chỉ đơn thuần dựa
vào lực lượng lao động mà còn phải dựa vào chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp
sản xuất ra.
Sản phẩm của công ty sản xuất ra không phải là độc quyền trên thị trường,
cũng có nhiều doanh nghiệp khác sản xuất những sản phẩm cùng loại. Vì vậy yêu

cầu đặt ra cho công ty là phải sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá
thành thấp đa dạng về chủng loại, phù hợp với nhu cầu của thị trường nhằm thu hút
khách hàng đặc biệt là các khách hàng tiềm năng. Sản phẩm của Công ty không
những được tiêu thụ rộng rãi trong cả nước mà còn được tiêu thụ cả trên thị trường
nước ngoài. Từ những thành tựu mà công ty có được, có thể khẳng định phần nào vị
thế của công ty trên thị trường. Với những sản phẩm như …thép thanh vằn D10,
D12, D14, D16, D18, D20, thép hình V50, V63, V70, V75, V90 và phôi thép thành
phẩm… Trong những năm thành lập và phát triển các sản phẩm của công ty luôn
được thị trường chấp nhận, bởi sự đa dạng về chủng loại, chất lượng được đảm bảo,
giá thành hợp lý với người tiêu dùng với đặc thù của sản phẩm chủ yếu cung cấp
cho các doanh nghiệp sản xuất thép với khách hàng truyền thống lâu năm nhưng với
đòi hỏi cao về chất lượng và đa dạng. Nhờ nội lực sẵn có cùng với sự hoàn thiện về
mọi mặt của công ty nên công ty đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Tuy
nhiên, nhu cầu của thị trường ngày càng thay đổi, vấn đề đặt ra với công ty là phải
có chiến lược kinh doanh thích hợp để công ty ngày càng lớn mạnh hơn.
Nhờ vậy mà trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, với những bước đi
đúng đắn, những chiến lược kinh doanh thích hợp nên số vốn kinh doanh của công
ty không những được bảo toàn mà còn được bổ sung thêm. Đồng thời các chỉ tiêu
kinh tế của công ty không ngừng tăng lên mà còn tăng lên theo hướng tích cực. Điều
này giúp công ty đứng vững được trên thị trường với các sản phẩm truyền thống
được ưa chuộng mà có thể sẽ còn có nhiều cơ hội mở rộng quy mô phát triển thêm
nhiều sản phẩm mới phục vụ tốt nhu cầu thị trường.
2.1.2. Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của công ty.
Sinh Viên: Vũ Thị Xiêm Lớp: LT10TCDN
18
Chuyên đề Tốt Nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Là một đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thép và phôi
thép với nhiệm vụ chủ yếu : sản xuất các sản phẩm là nguyên liệu đầu vào cho các
đơn vị khác. Các mặt hàng sản xuất, kinh doanh của Công ty rất đa dạng, phong phú

từ các loại thép và phôi thép….
2.2. Các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh của công ty.
2.2.1 Cơ sở vật chất, kỹ thuật của công ty.
Về quy mô diện tích, toàn bộ diện tích đất đai kho bãi của Công ty là 189.981
m
2
trong đó:
- Đất ngoài trời: 29.156 m
2
.
- Đất làm nhà xưởng: 10.454 m
2
.
- Đất sử dụng khác: 150.371 m
2
.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật, tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của
Công ty được thể hiện cụ thể qua biểu sau:
Biểu 01: Cơ cấu TSCĐ của công ty năm 2009/2008
Đơn vị tính: Đồng
Bảng tình hình tài sản của công ty qua 2 năm
Loại Tài sản Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2009/2008
Giá trị

cấu
(%)
Giá trị

cấu
(%)

+/ -
(%)
Nhà cửa, vật tư
kiến trúc
22.698.146.716 33,29 33.698.146.726 23,69 11.000.000.010 48,46
Máy móc thiết
bị
42.163.031.130 61,84 105.t251.502.220 73,98 63.088.471.090 49,63
Phương tiện
vận tải
2.359.541.399 3,46 2.359.541.399 1,66 - -
Thiết bị quản lý 963.149.812 1,41 963.149.812 0,68 - -
Cộng 68.183.869.057 100 142.272.340.157 100 74.088.471.100 98,09
Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của Công ty. Năm 2008
là 42.163.031.130 đồng chiếm 61,84% trong tổng tài sản và tiếp tục tăng lên trong
Sinh Viên: Vũ Thị Xiêm Lớp: LT10TCDN
19
Chuyên đề Tốt Nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân

năm 2009 là 105.251.502.220 đồng, chiếm 73,98% trong tổng tài sản Công ty sản
xuất nhiều mặt hàng với công nghệ sản xuất khác nhau nên đòi hỏi phải đầu tư nhiều
máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ khác nhau như dây chuyền công nghệ sản
xuất thép và các loại phôi thép với nhiều loại máy móc khác nhau như máy nghiền
hàm, máy trộn, máy cán…; Bên cạnh đó, nhà cửa vật tư kiến trúc được công ty đầu
tư khá nhiều, năm 2008 là 22.698.416.716 đồng chiếm 33.29% tổng tài sản của công
ty và tăng lên 33.698.416.726 đồng vào năm 2009, chiếm 23.69% trong tổng tài sản.
Như vậy tốc độ tăng về nhà cửa vật tư kiến trúc rất lớn ( 48.46%). Ngoài ra, cũng do
đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty – tham gia vào hoạt động vận chuyển
hàng đi bán nên tỷ lệ phương tiện vận tải của Công ty cũng khá cao so với các
doanh nghiệp sản xuất khác (14,53 %). Đây là một lợi thế của Công ty, vừa phục vụ

cho việc vận chuyển hàng đi bán, lại vừa chuyên chở nguyên, nhiên vật liệu phục vụ
cho quá trình sản xuất. Công ty đã đầu tư một số loại phương tiện như: Xe ô tô Ben
IFA, xe ô tô thùng Maz, xe ô tô thùng IFA, xe ô tô Zin, máy gạt, máy xúc, 1 xe con
để đưa đón cán bộ đi công tác; Cuối cùng là dụng cụ quản lý đo lường chiếm một tỷ
lệ rất nhỏ 1,12 % bao gồm máy vi tính, máy in, máy fax, điện thoại, máy
photocopy… Loại tài sản này là công cụ hữu hiệu, phục vụ cho công tác quản lý,
đảm bảo tính hiệu quả trong công việc của các phòng ban chức năng.
2.2.2. Đặc điểm về nguồn lao động của công ty.
Hiện nay, Công ty có 230 người bao gồm cả lao động biên chế và lao động
hợp đồng có thời hạn, trong đó chủ yếu là lao động hợp đồng có thời hạn, chất
lượng lao động không ngừng được nâng lên.
Trong số 230 cán bộ công nhân viên của Công ty thì lao động nam là 155
người (chiếm 67,17 %) tổng số lao động toàn Công ty, còn lao động nữ là 75 người
(chiếm 32,83 %) tổng số lao động toàn Công ty. Như vậy, số lao động nữ chiếm tỷ
lệ thấp hơn nhiều so với số lao động nam. Điều này cũng là hợp tình là hoàn toàn
hợp lý bởi vì đa số công nhân viên trong công ty tham gia lao động sản xuất trực
tiếp với công việc rất năng nhọc, nó đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe tốt, sức
chịu đựng dẻo dai.
Ta có thể thấy rõ hơn cơ cấu lao động của công ty qua biểu 02:
Sinh Viên: Vũ Thị Xiêm Lớp: LT10TCDN
20
Chuyên đề Tốt Nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Biểu 02: Cơ cấu lao động của Công ty
Đơn vị tính: Người
ST
T
Bộ phận
Tổng số
lao động

Trình độ
Đại
học
Cao
đẳng
Trung
cấp
Công
nhân
I Các bộ phận quản lý 28
1 Ban giám đốc 2 2 0 0 0
2 Phòng KT – TH 6 2 2 2 0
3 Phòng KH –KD 10 5 3 1 1
4 Phòng KT – SX 5 3 1 0 1
II Các bộ phận SX trực tiếp 202
1 Phân xưởng SX 1 137 3 1 3 130
2 Phân xưởng SX 2 65 2 1 3 59
Cộng 230 17 8 9 191
Tỷ trọng(%) 100 7,39 3,48 3,91 85,22
(Nguồn: Phòng KT - TH)
Qua biểu 02, ta thấy rằng trình độ lao động của Công ty còn rất thấp. Tổng số
những người có trình độ đại học, cao đẳng, và trung cấp chỉ chiếm 14,78 % tổng số
công nhân toàn công ty. Đây là một nhân tố bất lợi đối với Công ty. Bởi trong thị
trường hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp khác cũng sản xuất các sản phẩm tương
đương với sản phẩm của Công ty, nên nếu như các sản phẩm mà Công ty tạo ra
không có chất lượng tốt thì sẽ không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Hơn nữa,
nếu như người lao động không có trình độ chuyên môn thì Công ty lại phải mất thời
gian, kinh phí để đào tạo… Mặt khác, nhìn vào biểu cơ cấu lao động của Công ty ở
trên ta thấy, tất cả các lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chủ yếu là
tập trung vào bộ máy quản lý của Công ty; còn ở dưới phân xưởng những người có

trình độ thì lại là lao động gián tiếp như quản đốc phân xưởng, kế toán thống kê
Sinh Viên: Vũ Thị Xiêm Lớp: LT10TCDN
21
Chuyên đề Tốt Nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân

phân xưởng…, công nhân trực tiếp sản xuất thì trình độ của họ về công việc là thấp,
hầu hết là trình độ phổ thông không qua một trường lớp đào tạo nào, sau khi ký hợp
đồng với họ thì Công ty phải đào tạo cho những công nhân này.
Một thực tế ở công ty hiện nay đó là đội ngũ công nhân viên đang được trẻ
hoá, họ là những người trẻ, khoẻ, năng động và nhiệt tình với công việc. Tuy nhiên
việc trẻ hoá lực lượng lao động cũng nảy sinh các vấn đề cần giải quyết. Đó là việc
công ty phải đào tạo, hướng dẫn cho những công nhân mới vào nghề, thường xuyên
mở các khoá đào tạo ngắn hạn để nâng cao tay nghề cho công nhân. Đồng thời,
Công ty cũng tạo mọi điều kiện để cán bộ công nhân viên có thể đi học để nâng cao
trình độ theo nguyện vọng của bản thân họ Nhưng trước tình hình như hiện nay thì
Công ty cần phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc nâng cao trình độ cho người lao
động, đặc biệt cần có biện pháp để thu hút những người lao động có trình độ đến
làm việc cho Công ty, nhất là những công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.
2.2.3. Đặc điểm về nguồn vốn SXKD của Công ty.
Vốn là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng không thể thiếu được
trong quá trình SXKD của các doanh nghiệp. Vì vậy, việc huy động và sử dụng vốn
một cách hiệu quả được mọi doanh nghiệp rất quan tâm.
Tình hình sử dụng vốn của công ty Cổ Phần Thép Thái Bình được thể hiện qua biểu
03.
Qua biểu 03 ta thấy, vốn SXKD của công ty được phân chia thành: Vốn SXKD theo
nguồn hình thành và vốn SXKD theo mục đích sử dụng đều có tốc độ phát triển
bình quân tăng hàng năm là 18,97%. Trong đó:
-Vốn SXKD phân loại theo nguồn hình thành bao gồm: Vốn chủ sở hữu và
vốn vay nợ. Lượng vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn của
công ty và có sự biến động tăng dần qua 3 năm, với tốc độ phát triển bình quân tăng

48,97%. Tuy nhiên lượng vốn vay nợ lại có xu hướng giảm với tốc độ giảm là 3,5%.
-Vốn SXKD phân loại theo mục đích sử dụng bao gồm: Vốn cố định và vốn
lưu động. Vốn cố định tăng lên vào năm 2008 và có xu hướng giảm đi vào năm
2009. Nhìn chung vốn cố định có xu hướng tăng với tốc độ 36,95%. Vốn lưu động
cũng có xu hướng tăng với tốc độ phát triển bình quân là 15,65%.
Sinh Viên: Vũ Thị Xiêm Lớp: LT10TCDN
22
Chuyên đề Tốt Nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Biểu 03. Tình hình vốn sản xuất kinh donah của công ty qua 3 năm ( 2007-2009)
STT
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
TĐPTBQ(%
)
Giá trị TT(%) Giá trị TT(%) Giá trị TT(%)
I Vốn SXKD theo
nguồn hình thành
6.234.459.371 100,00 8.496.953.346 100,00 8.823.529.412 100,00 118,97
1 Vốn chủ sở hữu 2.343.298.809 37,59 3.522.324.431 41,45 5.200.000.000 58,9 148,97
2 Vốn vay nợ 3.891.160.562 62,41 4.974.628.915 58,55 3.623.529.412 41,07 96,5
II Vốn SXKD theo
mục đích sử dụng
6.234.459.371 100,00 8.496.953.346 100,00 8.823.529.412 100,00 118,97
1 Vốn cố định 901.535.672 14,46 1.753.428.714 20,64 1.690.886.161 19,16 136,95
2 Vốn lưu động 5.332.923.699 85,54 6.743.524.632 79,36 7.123.643.251 80,84 115,65
(Nguồn: phòng KT-TH)
Sinh Viên: Vũ Thị Xiêm Lớp: LT10TCDN
23
Chuyên đề Tốt Nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân


Sơ đồ 01: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Ghi chú:


Quan hệ chỉ huy trực tuyến
Quan hệ tham mưu chức năng
Quan hệ kiểm tra giám sát
Trong đó vai trò, nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban như sau:
- Giám đốc: Là người có quyền cao nhất trong Công ty. Giám đốc có nhiệm
vụ lãnh đạo chung bộ máy sản xuất của toàn Công ty, giám đốc có thể lãnh đạo
Sinh Viên: Vũ Thị Xiêm Lớp: LT10TCDN
Giám đốc
Phòng
kế toán
tổng hợp
Phòng kỹ
thuật sản
xuất
Phòng kế
hoạch
kinh
doanh
Phó giám đốc
Phân xưởng 1 Phân xưởng 2
Tổ sản xuất
Công nhânCông nhân
Tổ sản xuất
24
Chuyên đề Tốt Nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân


thông qua phó giám đốc khi cần thiết. Giám đốc cũng phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phải chịu trách nhiệm về mọi
vấn đề có liên quan đến Công ty.
- Phó giám đốc: Có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong việc
lãnh đạo Công ty, đặc biệt là về mặt kỹ thuật, lập kế hoạch, điều hành sản xuất.
Đồng thời, Phó giám đốc cũng có thể lãnh đạo thay Giám đốc trong trường hợp cần
thiết hay lúc Giám đốc vắng mặt thì Phó giám đốc là người có quyền quyết định
thay cho Giám đốc (trong điều kiện, mức độ cho phép).
Bên dưới Giám đốc và Phó giám đốc là các phòng ban chức năng, làm nhiệm
vụ tham mưu cho Giám đốc và Phó giám đốc về những phần việc mà từng phòng
ban phụ trách.
- Phòng kế toán tổng hợp: Phòng kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổ chức hạch
toán toàn Công ty, tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý tài chính, đồng thời thực
hiện công tác quản lý theo dõi lao động toàn Công ty. Cung cấp thông tin đầy đủ,
chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn Công ty cho ban giám đốc,
chấp hành nghiêm chỉnh luật kế toán, thống kê của nhà nước trong sản xuất kinh
doanh.
- Phòng kỹ thuật sản xuất: Có nhiệm vụ lập biện pháp kỹ thuật, biện pháp
sản xuất, phiếu lệnh phương án sản xuất kinh doanh, điều độ tác nghiệp, thực hiện
phương án kế hoạch; xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, quản lý theo chỉ tiêu;
thực hiện công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ;
quản lý kho vật tư, kho nguyên nhiên liệu; nghiên cứu sản phẩm mới, quản lý hồ sơ
thiết bị của Công ty… nhằm giúp cho quá trình sản xuất diễn ra an toàn, sản phẩm
đạt đúng thông số tiêu chuẩn kỹ thuật và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh
doanh.
- Phòng kế hoạch kinh doanh: Có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty
cấp vật tư cho sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa của Công ty; xác định giá
bán của các sản phẩm phù hợp với tình hình thị trường theo từng thời điểm; tổ chức
thị trường tiêu thụ sản phẩm và nghiên cứu mở rộng thị trường… sao cho sản phẩm

tiêu thụ được nhiều và mang lại lợi nhuận cao nhất. Bên dưới các phòng ban
Sinh Viên: Vũ Thị Xiêm Lớp: LT10TCDN
25

×