Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Thu hút ODA tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.28 KB, 10 trang )

Lêi nãi ®Çu
Hàng năm các nhà tài trợ lớn trên thế giới lại tổ chức Hội nghị viện trợ quốc tế để
vận động tài trợ cho các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam, Hội nghị viện trợ diễn
ra vào tháng 11 năm 1993 tại Paris – thủ đô nước Pháp dưới sự chủ trì của Ngân hàng
thế giới (WB) đã đánh dấu một bước đi mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và
cộng đồng tài trợ quốc tế, đây cũng chính là điểm khởi đầu cho quá trình thu hút ODA
vào Việt Nam.
Cùng với Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Viện trợ phát triển chính thức (ODA)
là nguồn vốn nước ngoài có vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá của nước ta. Sau hơn hai mươi năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu tiến bộ như: nền kinh tế tăng trưởng liên tục, tốc độ tăng trưởng bình quân là
7,5%/năm; mức đói nghèo giảm; trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại
thế giới (WTO); được bầu là Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc và nhiều thành tựu khác trong các lĩnh vực văn hoá giáo dục, y tế. Những thành
tựu trên đều có phần đóng góp không nhỏ của các nguồn ODA.
Tuy nhiên để đạt được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020,
Việt Nam cần thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn ODA trong những năm sắp tới. Bên
cạnh đó cũng cần nâng cao và cải thiện công tác quản lí và sử dụng nguồn vốn này sao
cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Bài tiểu luận dưới đây xin trình bày về vấn đề thu hút ODA tại Việt Nam những
năm qua và biện pháp cải thiện trong tương lai.
Néi dung
PhÇn mét
Tổng quan về ODA
I. Quá trình hình thành và phát triển của ODA
1, Quá trình hình thành
Sau chiến tranh thế giới II, các nước công nghiệp phát triển đã thoả thuận về việc
trợ giúp cho các nước đang phát triển thông qua viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay
với điều kiện ưu đãi. Sự thoả thuận này được cụ thể hoá bằng sự kiện thành lập Tổ chức
hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) (tháng 12 năm 1960) với một trong những nhiệm
vụ quan trọng nhất là cung cấp ODA song phương cũng như đa phương cho các nước


đang phát triển.
2, Quá trình phát triển
Trong những năm 60, 70 và 80, viện trợ ODA từ các nước OECD tăng liên tục
nhưng với tốc độ còn chậm. Cuối năm 1991, tổng viện trợ ODA đã đạt đến đỉnh điểm là
69 tỷ USD. Năm 1996, các nước OECD dành 55,114 tỷ USD cho viện trợ, bằng 0,25%
tổng GDP của các nước này. Trong những năm cuối thể kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, ODA
có xu hướng giảm nhẹ. Riêng đối với Việt Nam, kể từ năm 1993, các nước tài trợ vẫn
ưu tiên cho nước ta ngay cả khi tổng ODA trên thế giới giảm xuống.
II. Khái niệm, hình thức và phân loại ODA
1, Khái niệm
ODA là cách gọi tắt của Official Development Assistance, có nghĩa là Viện trợ
phát triển chính thức. Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về ODA. Cách hiểu đơn
giản nhất ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với những điều kiện
ưu đãi (lãi suất thấp, dưới 3%/năm; dài hạn, 30 – 40 năm) của các quốc gia, các tổ chức
phi chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế
giành cho các nước đang phát triển.
Năm 1972, OECD đã đưa ra một định nghĩa về ODA như sau: “ODA là một giao
dịch chính thức được thiết lập với mục đích thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và
thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%.”
2, Hình thức
Điều 1 trong Quy chế quản lí và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
ban hành ngày 5 tháng 8 năm 1977 chỉ rõ ODA được thực hiện qua các hình thức sau:
- Hỗ trợ cán cân thanh toán: thực hiện thông qua chuyển giao tiền tệ (tài trợ trực
tiếp), đôi khi là hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá: nước nhận ODA tiếp
nhận một lượng hàng hoá rồi bán cho thị trường nội địa để thu nội tệ).
- Hỗ trợ theo chương trình (hỗ trợ phi dự án): nước nhận viện trợ kí một hiệp
định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho một mục
đích tổng quát mà không xác định chính xác khoản viện trợ đó sẽ được dùng
như thế nào.

- Hỗ trợ kĩ thuật: chủ yếu tập trung vào chuyển giao tri thức như chuyển giao
công nghệ, đào tạo về kĩ thuật, kinh tế, quản lí, thống kê, thương mại, hành
chính nhà nước và các vấn đề xã hội; hoặc cố vấn cho các chương trình
nghiên cứu, đầu tư.
- Hỗ trợ theo dự án: loại hỗ trợ này thường chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng
vốn ODA và chủ yếu là về xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống.
Điều kiện để nhận hỗ trợ dự án là phải có dự án cụ thể về các hạng mục sẽ sử
dụng ODA.
- Ngoài ra còn có tín dụng thương mại, tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng
có kèm theo điều kiện.
3, Phân loại
a) Phân loại theo nguồn cung cấp
- ODA song phương: là ODA của nước này dành cho nước kia thông qua hiệp
định kí kết giữa hai Chính phủ.
- ODA đa phương: là ODA của một tổ chức quốc tế (IMF, WB) hay tổ chức khu
vực (EU) hoặc của một nước dành cho một nước nào đó, nhưng được thực
hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP, UNICEF…
b) Phân loại theo tính chất nguồn vốn
- Viên trợ không hoàn lại: cung cấp ODA mà không cần hoàn trả lại. Viện trợ
không hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng hỗ trợ kĩ thuật và viện
trợ nhân đạo.
- Viện trợ có hoàn lại: cho vay với mức lãi suất ưu đãi và thời hạn vay nợ dài, có
thời gian ân hạn.
- ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần không hoàn lại và
một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của OECD.

PhÇn hai
Thực trạng thu hút và sử dụng ODA tại Việt Nam trong thời
gian qua và các biện pháp
I. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam

1) Những thành tựu đạt được
Trong thời gian qua, các nhà tài trợ cho Việt Nam đã được mở rộng rất nhiều, tổng
số có hơn 51 nhà tài trợ trong đó 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa
phương, Nhật Bản luôn là nhà tài trợ lớn nhất. Ngoài các nước thành viên OECD –
DAC, gần đây còn có các nhà tài trợ mới như Trung Quốc, Ấn Độ, Hungari… Ở Việt
Nam còn có khoảng 600 các tổ chức phi Chính phủ quốc tế với số tiền viện trợ hàng
năm lên đến 200 triệu USD, số tiền này được phục vụ chủ yếu cho các hoạt động nhân
đạo, cải thiện đời sống người dân tại các vùng nông thôn hẻo lánh, miền núi, vùng sâu
vùng xa, đồng bào dân tộc… và các công tác cứu trợ thảm hoạ thiên nhiên, đói nghèo.
Các nguồn cung cấp ODA chủ yếu:
- Các nhà tài trợ đa phương:
+ Các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc: Chương trình phát triển của Liên
hợp quốc (UNDP); Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF); Tổ chức nông
nghiệp và lương thực (FAO); Chương trình lương thực thế giới (WFP); Quỹ
dân số Liên hợp quốc (UNFPA); Tổ chức y tế thế giới (WHO); Tổ chức phát
triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO); Quỹ phát triển nông nghiệp
quốc tế (IFDA).
+ Các tổ chức tài chính quốc tế: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF); Ngân hàng thế giới
(WB); Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).
+ Liên minh Châu Âu (EU)
+ Các tổ chức phi Chính phủ (NGO)
+ Tổ chức xuất khẩu dầu lửa (OPEC)
+ Quỹ Cô – oét
- Các nhà tài trợ song phương:
+ Các nước thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)
+ Các nước đang phát triển
Tổng vốn ODA được các nhà tài trợ cam kết tính đến năm 2008 là 42,438 tỷ USD,
đặc biệt với mức cam kết năm sau cao hơn năm trước, kể cả trong những năm khủng
hoảng kinh tế thế giới và khu vực. Tổng số vốn ODA mà Chính phủ Việt Nam chính
thức nhận được thông qua kí kết các hiệp định là 35,217 tỷ USD, chiếm khoảng 82,98%

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×