Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực Kiểm tra sau thông quan tại Cục Kiểm tra sau thông quan – Tổng cục Hải quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.65 KB, 60 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu hướng mở cửa, tự do thương mại ngày một
phát triển. Đứng trước xu thế đó, Việt Nam cũng có những chuyển mình, tích cực
tham gia vào bước tiến chung của nhân loại. Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức
mang tính toàn cầu như tổ chức thương mại thế giới (WTO), tổ chức hải quan thế
giới (WCO)… và nhiều tổ chức khác nhằm nâng cao vị thế của đất nước trên trường
quốc tế. Nằm trong quá trình cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải quan, Tổ chức
Hải quan thế giới đã khuyến nghị hải quan các nước áp dụng một kỹ thuật mới
trong hoạt động nghiệp vụ hải quan đó là kỹ thuật Kiểm tra sau thông quan, lấy
“hậu kiểm thay cho tiền kiểm” để tạo thuận lợi tối đa cho thương mại quốc tế. Hải
quan Việt Nam, thành viên chính thức của Tổ chức Hải quan thế giới trên bước
đường cải cách, phát triển và hiện đại hóa đã coi “kiểm tra sau thông quan” là một
nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của mình. Tổng cục Hải quan cho hay để thực
hiện thành công chiến lược cải cách, phát triển hải quan giai đoạn 2011 - 2020, tạo
thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu, nâng cao năng lực và hiệu quả quản
lý nhà nước về hải quan, ngành Hải quan phải quyết tâm chuyển đổi mạnh mẽ, tiến
tới chuyển đổi cơ bản phương thức quản lý từ kiểm tra trong thông quan sang kiểm
tra sau thông quan. Tổng cục Hải quan đã quyết định năm 2011 là "Năm kiểm tra
sau thông quan" theo tinh thần của Chỉ thị 568/CT-TCHQ.
Là một sinh viên Chuyên ngành Kinh tế Hải quan, em vinh dự có được cơ
hội thực tập tại Cục Kiểm tra sau thông quan. Được sự hướng dẫn tận tình của
PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn và sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ, công chức hải quan
tại Cục Kiểm tra sau thông quan, trong thời gian thực tập em đã tìm hiểu và và nâng
cao nhận thức của mình về hoạt động kiểm tra sau thông quan. Nhờ đó, em có được
những hiểu biết sâu sắc hơn và nắm bắt thêm được những kinh nghiệm và kiến thức
mới trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan.
Với nhận thức trên, trong thời gian thực tập em đã tiến hành nghiên cứu, tìm
hiểu và lựa chọn tên chuyên đề tốt nghiệp cho mình là: “Giải pháp nâng cao năng
lực Kiểm tra sau thông quan tại Cục Kiểm tra sau thông quan – Tổng cục Hải
quan”.


SVTT: Trần Thị Thường Kinh tế Hải quan 49
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát quá trình hình thành và hoạt động của Cục Kiểm
tra sau thông quan – Tổng cục Hải quan
Chương II: Thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục kiểm
tra sau thông quan – Tổng cục Hải quan
Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực kiểm tra sau thông
quan tại Cục Kiểm tra sau thông quan – Tổng cục Hải quan
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn và các cán bộ trong
Cục Kiểm tra sau thông quan đã tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành tốt chuyên
đề tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2011
Sinh viên
Trần Thị Thường
SVTT: Trần Thị Thường Kinh tế Hải quan 49
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH,
HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN –
TỔNG CỤC HẢI QUAN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cục Kiểm tra sau thông quan qua
các thời kì
Trước sự phát triển không ngừng của nền kinh tế - xã hội, sự đa dạng hóa
của các loại hình kinh doanh và hàng hóa xuất nhập khẩu đã đặt ra cho các nhà
nghiên cứu một vấn đề là làm thế nào để quản lý quá trình thông quan hàng hóa
xuất nhập khẩu một cách hiệu quả, chính xác và không gây thất thu thuế cho Nhà
nước. Xuất phát từ những mục đích trên, từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Hội
đồng hợp tác Hải quan thế giới (CCC) đã tiến hành nghiên cứu những vấn đề về

quản lý Hải quan, mà đặc biệt trong đó có biện pháp kiểm tra sau khi hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu đã được thông quan. Công tác kiểm tra này dựa trên sự hợp pháp,
hợp lệ, chính xác và tính đồng bộ của các chứng từ, sổ sách kế toán, hồ sơ hải quan,
và các chứng từ khác có liên quan đến lô hàng xuất nhập khẩu đã thông quan và nó
được gọi với tên gọi “kiểm tra trên cơ sở kiểm toán”. Trên thực tế thì trong giai
đoạn này, đã có một số nước trên thế giới áp dụng biện pháp này vào trong quá
trình hiện đại hóa thủ tục hải quan. Biện pháp này giúp cho quá trình thông quan trở
nên nhanh gọn hơn song nó vẫn có tính rằng buộc pháp lý với chủ hàng hóa xuất
nhập khẩu về những lô hàng đã thông quan.
Nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan được hình thành và hoàn thiện dần cùng
với việc hình thành và hoàn thiện khoa học về quản lý rủi ro của hải quan hiện đại.
Công ước về đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan (công ước Kyoto) ngày
18/05/1973 có hiệu lực ngày 25/09/1974 đã manh nha những quy định ban đầu về
kiểm tra sau thông quan. Đến tháng 09/1999 khi công ước Kyoto được sửa đổi bổ
sung thì kiểm tra sau thông quan được chính thức nêu ra tại Phần phụ lục tổng quát,
Chương VI.
Tại Việt Nam, kiểm tra sau thông quan được tiến hành theo quy định tại Điều
10 Nghị định số 16/1999/NĐ-CP ngày 17/03/1999 quy định về thủ tục hải quan,
giám sát và lệ phí hải quan với tên gọi là “kiểm tra sau giải phóng hàng”. Khi đó
kiểm tra sau thông qua chưa có những quy định riêng, đầy đủ về cơ sở pháp lý,
phương pháp hoạt động cũng như chưa hình thành một bộ máy chuyên trách nào.
SVTT: Trần Thị Thường Kinh tế Hải quan 49
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Là một thành viên của tổ chức hải quan thế giới WCO (Việt Nam là thành
viên chính thức của WCO vào tháng 7/1993), hải quan Việt Nam cũng bắt đầu
nghiên cứu và đưa vào Luật hải quan sửa đổi bổ sung những quy định pháp lý về
kiểm tra sau thông quan. Ngày 05/06/1999, Tổng cục Hải quan Việt Nam đã ban
hành quy chế kiểm tra sau giải phóng hàng theo quy định số 199/1999/QĐ-TCHQ.
Trong quy định nêu rõ: :“Kiểm tra sau giải phóng hàng là một khâu nghiệp vụ kiểm

tra hải quan, do cơ quan Hải quan thực hiện để thẩm định tính chính xác trung
thực các nội dung đó khai báo và tính thuế của người làm thủ tục hải quan đối với
lô hàng xuất nhập khẩu đó được giải phóng nhằm thu đủ thuế cho ngân sách nhà
nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên
quan”.
Điều 10 Nghị định 16/1999/NĐ-CP ngày 27/03/1999 của Chính phủ là một
bước tiến ban đầu trong quá trình hình thành công tác kiểm tra sau thông quan tại
Việt Nam. Từ năm 1999- 2001 kiểm tra sau thông quan được đưa vào thử nghiệm
và tập dượt nhưng vẫn chưa có một đơn vị đầu mối, chuyên trách nào để chỉ đạo
công tác kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam.
Để có lực lượng đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng là đưa công tác kiểm tra
sau thông quan đi sâu, và nhanh chóng trở thành một biện pháp quản lý hải quan
hữu ích, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 về
thành lập Cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Tổng cục hải quan. Cục Kiểm tra
sau thông quan có hai chức năng chính là quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt
động kiểm tra sau thông quan trong toàn ngành Hải quan và trực tiếp thực hiện các
cuộc kiểm tra sau thông quan được phân công.
Ngày 06/06/2006, Bộ tài chính ban hành quyết định số 33/QĐ-BTC của Bộ
trưởng Bộ tài chính quy định rõ về vị trị, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu
tổ chức của Cục Kiểm tra sau thông quan. Cục Kiểm tra sau thông quan bao gồm có
07 phòng nghiệp vụ với các chức năng riêng.
Từ khi có quyết định thành lập, Cục Kiểm tra sau thông quan đã triển khai,
hoạt động, đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ Hải quan để doanh nghiệp có sự hiểu
biết cũng như thấy được những lợi ích từ công tác này. Tính đến năm 2010, sau 8
năm hoạt động, Cục Kiểm tra sau thông quan với nhiều nỗ lực đã gặt hái được
những thành tựu đáng kể tạo điều kiện hoạt động cho các doanh nghiệp làm ăn đúng
pháp luật, hạn chế, xử phạt nghiêm khắc những doanh nghiệp chỉ lo vụ lợi, trốn
SVTT: Trần Thị Thường Kinh tế Hải quan 49
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn

thuế. Đây cũng là một bước tiến trong quá trình chuyển đổi từ hệ thống quản lý
truyền thống sang hệ thống quản lý hiện đại.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Kiểm tra sau thông quan
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ chung
Cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có
chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý, chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành hải quan thực hiện công tác kiểm tra
sau thông quan, trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn được giao và theo quy định của pháp luật.
Cục Kiểm tra sau thông quan có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở
tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Cục Kiểm tra sau thông quan có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để trình Bộ trưởng Bộ Tài
chính:
+ Văn bản quy phạm pháp luật; văn bản quy định về kiểm tra sau thông quan
thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
+ Các đề án, chương trình, kế hoạch về kiểm tra sau thông quan thuộc thẩm
quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
+ Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi, bổ sung các
văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra sau thông quan.
+ Giải quyết các vướng mắc về kiểm tra sau thông quan vượt quá thẩm
quyền quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
- Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan:
+ Văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ nội bộ và các biện pháp tổ chức
kiểm tra sau thông quan.
+ Văn bản trả lời chính sách, chế độ, quy trình thủ tục kiểm tra sau thông
quan thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
SVTT: Trần Thị Thường Kinh tế Hải quan 49
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn

+ Kiến nghị với các Bộ, ngành về giải quyết các vướng mắc liên quan đến
kiểm tra sau thông quan.
+ Quyết định truy thu, truy hoàn thuế sau kiểm tra sau thông quan.
+ Xử lý các vướng mắc về kiểm tra sau thông quan vượt quá thẩm quyền của
Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động kiểm tra sau thông quan tại các đơn
vị thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy
định của pháp luật.
- Tổ chức thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin phục vụ công tác
kiểm tra sau thông quan. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, thực hiện giao dịch với
các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, tổ chức tiếp nhận tin báo, tố giác;
yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ
công tác kiểm tra sau thông quan.
- Trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan theo quy định của
pháp luật.
- Xử lý vi phạm hành chính về kiểm tra sau thông quan theo thẩm quyền;
giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính và quyết định hành chính
khác về kiểm tra sau thông quan thuộc thẩm quyền.
- Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc
thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về kiểm tra sau thông quan theo quy
định của pháp luật và phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
- Tổ chức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong công tác
kiểm tra sau thông quan.
- Tham gia xây dựng chương trình, nội dung và giảng dạy nghiệp vụ về kiểm
tra sau thông quan cho cán bộ, công chức của Tổng cục Hải quan.
- Thống kê, tổng kết, báo cáo, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện công
tác phúc tập hồ sơ hải quan, công tác kiểm tra sau thông quan của ngành hải quan.
SVTT: Trần Thị Thường Kinh tế Hải quan 49
6

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
- Tổ chức lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến công tác kiểm tra sau thông
quan theo quy định của pháp luật và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
- Quản lý cán bộ, công chức và quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy
định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao
và theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Theo quyết định số 1252/QĐ-TCHQ của Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan
đã quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban trực thuộc Cục Kiểm tra sau
thông quan. Theo quyết định này, Cục Kiểm tra sau thông quan có các phòng ban
sau :
1.2.2.1. Phòng tổng hợp
Phòng tổng hợp – Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện các nhiệm vụ sau :
- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, bảo mật hồ sơ, tài liệu và công tác
hành chính của Cục Kiểm tra sau thông quan
- Giúp Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan trong việc tham mưu cho
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xây dựng hoặc tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ
sung các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, các quy
trình nghiệp vụ về kiểm tra sau thông quan, phúc tập hồ sơ và các lĩnh vực khác về
quản lý hải quan; là đầu mối giúp Cục trưởng trong việc quản lý, chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản trên trong toàn ngành Hải quan.
- Giúp Cục trưởng xây dựng và điều phối thực hiện các kế hoạch, chương
trình công tác ngắn hạn và dài hạn của Cục, theo dõi, đôn đốc thực hiện các chương
trình, kế hoạch đó.
- Giúp Cục trưởng trong công tác hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính
- Giúp Cục trưởng trong việc chỉ đạo, kiểm tra công tác phúc tập hồ sơ hải
quan trong toàn ngành.
SVTT: Trần Thị Thường Kinh tế Hải quan 49
7

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
- Tham mưu giúp Cục trưởng về xử lý vi phạm (gồm xử phạt vi phạm hành
chính và xử lý hình sự) và ban hành các quyết định hành chính thuộc thẩm quyền
của Cục trưởng.
- Tham mưu giải quyết khiếu nại và tham gia giải quyết khiếu nại thuộc thẩm
quyền của Cục trưởng.
- Giúp Cục trưởng trong việc tham gia các vụ án hành chính và hỗ trợ các
Chi cục Kiểm tra sau thông quan tham gia các vụ án hành chính.
- Phụ trách công tác đào tạo, tập huấn cho các cán bộ công chức trong Cục
và lực lượng Kiểm tra sau thông quan. Là đầu mối phối hợp với các đơn vị trong và
ngoài Cục thực hiện nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ, công chức
trong Cục và lực lượng kiểm tra sau thông quan.
- Giúp Cục trưởng trong việc sơ kết, tổng kết, thống kê, báo cáo định kỳ, báo
cáo đột xuất về công tác kiểm tra sau thông quan, công tác phúc tập hồ sơ hải quan.
- Giúp Ban chấp hành Đảng ủy, Ban chấp hành Công đoàn về công tác Đảng
và đoàn thể.
- Chủ trì việc triển khai, ứng dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo ISO,
5S phục vụ công tác hành chính và công tác kiểm tra sau thông quan.
- Quản trị cơ quan, quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản và các trang thiết bị
phục vụ công tác.
- Giúp Cục trưởng về công tác tổ chức, các bộ.
- Giúp Cục trưởng về công tác thi đua, khen thưởng.
- Đầu mối của Cục về hợp tác quốc tế về Kiểm tra sau thông quan
- Thực hiện chức năng tài vụ cấp 3 của Cục.
- Quản lý cán bộ, công chức và tài sản được giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Cục trưởng giao.
SVTT: Trần Thị Thường Kinh tế Hải quan 49
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
1.2.2.2. Phòng Kiểm tra trị giá hải quan (Phòng Kiểm tra số 1)

Phòng Kiểm tra trị giá hải quan có những nhiệm vụ sau :
- Giúp Cục trưởng trong việc tham mưu cho Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan xây dựng hoặc tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm
pháp luật, các văn bản hướng dẫn, các biện pháp nghiệp vụ về trị giá tính thuế và
kiểm tra trị giá tính thuế.
- Giúp Cục trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra toàn ngành Hải quan thực
hiện kiểm tra sau thông quan về trị giá tính thuế.
- Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin về trị giá tính thuế để phục
vụ việc kiểm tra sau thông quan của Cục và chỉ đạo toàn lực lượng kiểm tra sau
thông quan.
- Thực hiện hoặc phối hợp với Hải quan địa phương thực hiện kiểm tra sau
thông quan về trị giá tính thuế hành hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Theo dõi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của một số doanh
nghiệp, theo dõi một số địa bàn theo phân công của Cục trưởng.
- Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng kiểm tra trị
giá tính thuế cho công chức trong hệ thống kiểm tra sau thông quan.
- Quản lý cán bộ công chức và tài sản được giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Cục trưởng giao.
1.2.2.3. Phòng Kiểm tra mã số và thuế suất hàng hóa (Phòng Kiểm tra số 2)
Phòng Kiểm tra mã số và thuế suất hàng hóa có những nhiệm vụ sau :
- Giúp Cục trưởng trong việc tham mưu cho Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan xây dựng hoặc tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm
pháp luật, các văn bản hướng dẫn, các biện pháp nghiệp vụ về kiểm tra mã số và
thuế suất hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Giúp Cục trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra toàn ngành Hải quan thực
hiện kiểm tra mã số và thuế suất hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
SVTT: Trần Thị Thường Kinh tế Hải quan 49
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
- Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin về mã số thuế và thuế suất

hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ việc kiểm tra sau thông quan của Cục và
chỉ đạo toàn lực lượng kiểm tra sau thông quan.
- Thực hiện hoặc phối hợp với Hải quan địa phương thực hiện kiểm tra sau
thông quan về mã số và thuế suất hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Theo dõi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của một số doanh
nghiệp, theo dõi một số địa bàn theo phân công của Cục trưởng.
- Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng kiểm tra mã
số thuế và thuế suất hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho công chức trong hệ thống
kiểm tra sau thông quan.
- Quản lý cán bộ công chức và tài sản được giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Cục trưởng giao.
1.2.2.4. Phòng Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu theo loại hình gia công và sản xuất- xuất khẩu (Phòng Kiểm tra số 3)
Phòng Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo
loại hình gia công và sản xuất – xuất khẩu có những nhiệm vụ sau :
- Giúp Cục trưởng trong việc tham mưu cho Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan xây dựng hoặc tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm
pháp luật, các văn bản hướng dẫn, các biện pháp nghiệp vụ về kiểm tra sau thông
quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình gia công, sản xuất – xuất khẩu
(hàng gia công, sản xuất – xuất khẩu)
- Giúp Cục trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra toàn ngành Hải quan thực
hiện kiểm tra sau thông quan đối với hàng gia công và sản xuất – xuất khẩu.
- Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin về hàng gia công, sản xuất –
xuất khẩu để phục vụ việc kiểm tra sau thông quan của Cục và chỉ đạo toàn lực
lượng kiểm tra sau thông quan.
- Thực hiện hoặc phối hợp với Hải quan địa phương thực hiện kiểm tra sau
thông quan đối với hàng gia công, hàng sản xuất – xuất khẩu.
SVTT: Trần Thị Thường Kinh tế Hải quan 49
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn

- Theo dõi hoạt động gia công, sản xuất – xuất khẩu của một số doanh
nghiệp, theo dõi một số địa bàn theo phân công của Cục trưởng.
- Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng kiểm tra sau
thông quan đối với hàng gia công, hàng sản xuất – xuất khẩu cho công chức trong
hệ thống kiểm tra sau thông quan.
- Quản lý cán bộ công chức và tài sản được giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Cục trưởng giao.
1.2.2.5. Phòng Kiểm tra thực hiện chính sách thương mại (Phòng Kiểm
tra số 4)
Phòng Kiểm tra thực hiện chính sách thương mại có những nhiệm vụ sau :
- Giúp Cục trưởng trong việc tham mưu cho Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan xây dựng hoặc tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm
pháp luật, các văn bản hướng dẫn, các biện pháp nghiệp vụ về kiểm tra sau thông
quan đối với các loại hình, mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại điểm 3, Mục
V của Quy định Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các Phòng thuộc Cục Kiểm
tra sau thông quan- Ban hành kèm theo Quyết định số 1252/QĐ-TCHQ ngày
16/06/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
- Giúp Cục trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra toàn ngành Hải quan thực
hiện kiểm tra sau thông quan đối với thực hiện chính sách, phát luật thương mại và
các quy định của ngành Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin về thực hiện chính sách, pháp
luật thương mại, các quy định của ngành Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, đầu tư, về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cửa hàng miễn thuế, ưu đãi
đầu tư, hàng kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu, tạm nhập – tái xuất, hàng
hóa vào, ra khu thương mại tự do, khu phi thuế quan, kho ngoại quan, xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ và các loại hình, mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu khác theo chỉ
đạo của Cục trưởng để phục vụ việc kiểm tra sau thông quan của Cục và chỉ đạo
toàn lực lượng kiểm tra sau thông quan.
- Thực hiện hoặc phối hợp với Hải quan địa phương thực hiện kiểm tra sau
thông quan đối với việc thực hiện các chính sách, pháp luật thương mại.

SVTT: Trần Thị Thường Kinh tế Hải quan 49
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
- Theo dõi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của một số doanh
nghiệp, theo dõi một số địa bàn theo phân công của Cục trưởng.
- Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng kiểm tra
việc thực hiện chính sách thương mại cho công chức trong lực lượng kiểm tra sau
thông quan.
- Quản lý cán bộ công chức và tài sản được giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Cục trưởng giao.
1.2.2.6. Phòng Kiểm tra sau thông quan phía Nam
Phòng kiểm tra sau thông quan phía Nam có những nhiệm vụ sau :
- Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin về đối tượng kiểm tra sau
thông quan ở địa bàn các tỉnh, thành phố phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, miền
Đông, miền Tây Nam Bộ)
- Giúp Cục trưởng trong việc kiểm tra hoạt động sau thông quan đối với Hải
quan các tỉnh, thành phố thuộc khu vực nói trên.
- Theo dõi hoạt động xuất nhập khẩu của một số doanh nghiệp trên địa bàn
theo phân công của Cục trưởng.
- Thực hiện việc phối hợp với Hải quan địa phương thực hiện kiểm tra sau
thông quan tại địa bàn phụ trách, theo phân công của Cục trưởng.
- Quản lý cán bộ công chức và tài sản được giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Cục trưởng giao.
1.2.2.7. Phòng thu thập, xử lý thông tin
Phòng thu thập, xử lý thông tin có những nhiệm vụ sau:
- Thực hiện chức năng đầu mồi về thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông
tin trong và ngoài ngành Hải quan, trong và ngoài nước phục vụ cho toàn lực lượng
kiểm tra sau thông quan.
- Thực hiện chức năng đơn vị quản lý rủi to của Cục Kiểm tra sau thông
quan.

SVTT: Trần Thị Thường Kinh tế Hải quan 49
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
- Giúp Cục trưởng chỉ đạo xây dựng, cập nhật và quản lý thông tin doanh
nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu để phục vụ cho công tác kiểm tra sau thông
quan.
- Giúp Cục trưởng trong việc quản lý, sử dụng hệ thống máy móc thiết bị
giám định tài liệu; thực hiện giám định các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và các
chứng từ, tài liệu liên quan khác phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan.
- Đảm bảo các giải pháp Công nghệ thông tin cho công tác lập kế hoạch và
các cuộc kiểm tra sau thông quan.
- Giúp Cục trưởng trong công tác ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật công
nghệ trong hoạt động kiểm tra sau thông quan.
- Hỗ trợ các đơn vị trong lực lượng kiểm tra sau thông quan sử dụng các
chương trình quản lý của ngành, các phần mềm chuyên dụng phục vụ kiểm tra sau
thông quan.
- Quản lý các bộ công chức và tài sản được giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Cục trưởng giao.
1.3. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Tổng cục hải
quan Việt Nam bao gồm:
- Ban lãnh đạo gồm có: 01 Cục trưởng, 05 Phó cục trưởng và các phòng ban
thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan gồm có: 01 Trưởng phòng, có từ 01 đến 02 Phó
phòng.
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về toàn
bộ hoạt động của Phòng.
Phó Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật
về nhiệm vụ được phân công phụ trách.
Cục Kiểm tra sau thông quan bao gồm 7 phòng ban:
- Phòng Tổng hợp.

SVTT: Trần Thị Thường Kinh tế Hải quan 49
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
- Phòng Kiểm tra trị giá hải quan (gọi tắt là Phòng Kiểm tra 1).
- Phòng Kiểm tra mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu (gọi tắt là Phòng
Kiểm tra 2).
- Phòng kiểm tra sau thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình gia
công và sản xuất – xuất khẩu (gọi tắt là Phòng Kiểm tra 3).
- Phòng Kiểm tra thực hiện chính sách thương mại (gọi tắt là Phòng Kiểm tra
4).
- Phòng Kiểm tra sau thông quan phía Nam. (gọi tắt là Phòng Kiểm tra 5)
- Phòng Thu thập, xử lý thông tin.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cục Kiểm tra sau thông quan
1.4. Đặc điểm hoạt động của Cục Kiểm tra sau thông quan Tổng cục hải quan
Cục Kiểm tra sau thông quan là cơ quan đầu mối trong nghiệp vụ kiểm tra
sau thông quan, hoạt động ở tầm bao quát so với các chi cục kiểm tra sau thông
quan địa phương. Là cơ quan chỉ đạo, quản lý và có nhiệm vụ hướng dẫn các Cục
hải quan tỉnh, thành phố về nghiệp vụ.
SVTT: Trần Thị Thường Kinh tế Hải quan 49
14
Phòng
Tổng
hợp
Phòng
kiểm tra
số 1
Phòng
kiểm tra
số 2
Phòng

kiểm tra
số 3
Phòng
kiểm tra
số 4
Phòng
kiểm tra
số 5
Phòng
thu
thập, xử
lý thông
tin
Cục trưởng Cục
KTSTQ
Phó cục trưởng
Cục KTSTQ
Phó cục trưởng
Cục KTSTQ
Phó cục trưởng
Cục KTSTQ
Phó cục trưởng
Cục KTSTQ
Phó cục trưởng
Cục KTSTQ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
Cục Kiểm tra sau thông quan cũng đi sâu, tham gia trực tiếp vào hoạt động
kiểm tra sau thông quan với những nét chuyên biệt của nghiệp vụ kiểm tra sau
thông quan như:
- Kiểm tra sau thông quan chỉ áp dụng đối với những hàng hóa xuất nhập

khẩu đã thông quan.
- Kiểm tra sau thông qua đi sâu chủ yếu vào kiểm tra sổ sách, chứng từ có
liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu đã thông quan. Sử dụng các ứng dụng về
công nghệ thông tin, dữ liệu điện tử để phục vụ quá trình kiểm tra.
- Kiểm tra sau thông quan hướng tới các đối đượng khai báo, cá nhân, doanh
nghiệp có liên quan đến thương mại quốc tế
- Kiểm tra sau thông quan san sẻ trách nhiệm quản lý hải quan với các đơn vị
chức năng khác của hải quan.
- Kiểm tra sau thông quan là sự cộng tác giữa hải quan và đối tượng kiểm tra.
SVTT: Trần Thị Thường Kinh tế Hải quan 49
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU
THÔNG QUAN TẠI CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN –
TỔNG CỤC HẢI QUAN
2.1. Nhận xét tổng quan về Kiểm tra sau thông quan
2.1.1. Cơ sở pháp lý của Kiểm tra sau thông quan
2.1.1.1. Cơ sở pháp lý quốc tế
Nghiệp vụ Kiểm tra sau thông quan được manh nha hình thành từ Công ước
về đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan (công ước Kyoto) ngày 18/05/1973 có
hiệu lực ngày 25/09/197. Trong Công ước đã có những quy định ban đầu về kiểm
tra sau thông quan và đến năm 1999, khi Công ước Kyoto được sửa đổi bổ sung thì
các quy định về kiểm tra sau thông quan được cụ thể hóa.
Kiểm tra sau thông quan bao gồm có các nội dung kiểm tra về trị giá, về khai
hải quan, các chứng từ có liên quan đến lô hàng đã thông quan. Do đó, nó có có mối
liên hệ chặt chẽ và lấy Hiệp định trị giá Hải quan làm nền tảng, cơ sở để tính, xác
định trị giá hải quan.
2.1.1.2. Cơ sở pháp lý trong nước
Các quy định pháp lý quốc tế là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc kiểm tra
sau thông quan. Các quy định này từng bước được nội luật hóa bằng các Luật và

văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Cụ thể:
- Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 06 năm 2001 (Điều 32);
- Luật thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu ngày 14 tháng 06 năm 2005;
- Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số
42/2005/QH11 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày
14/06/2005 (Điều 32);
- Nghị định số 154/2005/NĐ-BTC ngày 15/12/2005 của Chính phủ (từ Điều
64 đến Điều 71 của chương VI – Kiểm tra sau thông quan);
SVTT: Trần Thị Thường Kinh tế Hải quan 49
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
- Quyết định 621/QĐ-TCHQ ngày 29/03/2006 của Tổng cục trưởng Tổng
cục Hải quan về việc ban hành Quy trình phúc tập hồ sơ hải quan và Quy trình
Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Công văn số 039/KTSTQ-KHTH ngày 07/04/ 2006 của Cục Kiểm tra sau
thông quan hướng dẫn Quy trình phúc tập hồ sơ hải quan, Quy trình kiểm tra sau
thông quan và chế độ báo cáo;
- Công văn số 2080/TCHQ-KTSTQ ngày 12/05/2006 của Tổng cục Hải quan
hướng dẫn bổ sung các Quy trình phúc tập hồ sơ hải quan, Kiểm tra sau thông quan
và chế độ báo cáo.
- Công văn số 7317/TCHQ-KTSTQ ngày 21/12/2006 của Tổng cục Hải quan
sửa đổi, bổ sung chế độ báo cáo Kiểm tra sau thông quan.
- Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010; Thông tư 205/2010/TT-
BTC ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Bộ tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan,
kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu.
- Quyết định số 1383/QĐ-TCHQ ngày 14/07/2009 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan,
kiểm tra thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Ngoài ra, còn có các thông tư, nghị định khác về luật quản lý thu thuế xuất

nhập khẩu, luật tố tụng hình sự (đối với các trường hợp vi phạm phải truy cứu trách
nhiệm hình sự)…
2.1.2. Các quy định về kiểm tra sau thông quan của Việt Nam
2.1.2.1. Đối tượng và phạm vi kiểm tra sau thông quan
a. Đối tượng kiểm tra sau thông quan
Đối tượng kiểm tra sau thông quan là các chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo
tài chính và các chứng từ có liên quan đến lô hàng xuất nhập khẩu, hàng hóa xuất
nhập khẩu đã thông quan. Khi nhận thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì có thể
tiến hành kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông
quan của các đơn vị, tổ chức cá nhân sau:
SVTT: Trần Thị Thường Kinh tế Hải quan 49
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
- Nhóm thứ nhất là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp đến
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư như chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu hoặc người được ủy quyền hợp pháp của chủ hàng hóa xuất nhập khẩu thay
mặt chủ hàng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa, vật phẩm xuất nhập khẩu
không mang mục đích thương mại. Đây là đối tượng chính của kiểm tra sau thông
quan.
- Nhóm thứ hai là các cơ quan tổ chức liên quan gián tiếp tới hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa gồm:
+ Tổ chức được chủ hàng hoá xuất nhập khẩu uỷ thác và trực tiếp thay mặt
bên uỷ thác (chủ hàng) để làm thủ tục hải quan.
+ Đại lý làm thủ tục hải quan (là thương nhân thay mặt cho chủ hàng xuất
nhập khẩu thực hiện trách nhiệm của người khai hải quan và các công việc khác về
thủ tục hải quan theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên).
+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh
quốc tế thay mặt chủ hàng làm thủ tục hải quan đối với các mặt hàng xuất khẩu,
nhập khẩu theo đường bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế.
Những cơ quan tổ chức có liên quan gián tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu

này có trách nhiệm hợp tác giúp đỡ và cung cấp các tài liệu cần thiết khi cơ quan
hải quan có yêu cầu.
b. Phạm vi của kiểm tra sau thông quan
Kiểm tra sau thông quan tập trung chủ yếu vào việc đi sâu kiểm tra các sổ
sách, chứng từ thương mại, hồ sơ hải quan và các chứng từ khác có liên quan đến
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan. Và việc kiểm tra sau thông quan chỉ
được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật (như gian lận thuế, gian
luận thương mại ) về hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được
thông quan. Theo khoản 1 Điều 64 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005
của Chính phủ thì các dấu hiệu vi phạm bao gồm:
- Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan thiếu sự đồng bộ, không hợp pháp, hợp
lệ theo quy định về hình thức, nội dung ghi chép, trình tự thời gian như không khớp,
không đúng, không thống nhất, thiếu tính hợp lý giữa các chứng từ trong hồ sơ hải
quan liên quan đến các thông tin về tên hàng, số lượng, trọng lượng, dung tích, thể
SVTT: Trần Thị Thường Kinh tế Hải quan 49
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
tích, nhãn hiệu, mã số, thuế suất, tính chất, thành phần, cấu tạo, công dụng, quy
cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hoá, hoặc có dấu hiệu giả mạo chứng
từ.
- Các vi phạm về giá tính thuế (giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu bất hợp lý,
thấp hơn hoặc cao hơn so với thực tế):
+ Chênh lệch thấp hơn nhiều, hoặc cao hơn nhiều so với giá bán hàng hoá đó
trên thị trường trong nước sau khi đã trừ thuế, các chi phí khác và lợi nhuận hợp lý;
hoặc chênh lệch nhiều so với giá tính thuế nhập khẩu của hàng hoá giống hệt, hàng
hoá tương tự do các đơn vị khác nhập khẩu tại cùng thời điểm, cùng thị trường,
cùng phương thức giao hàng.
+ Khai không đúng các khoản điều chỉnh cộng hoặc các khoản điều chỉnh trừ
ra khỏi trị giá giao dịch, mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán;
Phương thức và thời gian thanh toán thực tế không đúng với khai hải quan. Ví dụ

như: doanh nghiệp lợi dụng việc mở tài khoản thanh toán (L/C) trả chậm – cho phép
thanh toán 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày sau khi nhận hàng mới phải thanh toán. Các
lô hàng này sẽ được áp giá theo hợp đồng nếu có điều khoản trả chậm L/C, do đó
mà 30, 60, 90 ngày sau chúng ta mới xác định được việc doanh nghiệp có thanh
toán qua ngân hàng hay không.
+ Bất hợp lý trong việc khai phương thức vận tải, phương tiện vận tải, quãng
đường vận tải, tuyến đường vận tải, cước phí vận tải, phí bảo hiểm có liên quan đến
xác định trị giá hải quan.
- Lợi dụng các chính sách về ưu đãi thuế để gian lận trong việc hưởng ưu đãi
về thuế, gian lận thương mại. Sử dụng không đúng mục đích, gian lận định mức tiêu
hao nguyên liêu, phụ liệu đối với hàng gia công, hàng nhập khẩu sản xuất hàng xuất
khẩu; gian lận để được hưởng chế độ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế theo quy định
của pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; nhập khẩu hàng hoá
vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ và vi phạm quy định về xuất xứ hàng hoá. Ví dụ
như: khai hàng kinh doanh là hàng hàng đầu tư, gia công để được giảm thuế.
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quản lý chuyên ngành nhưng giấy
phép không hợp lệ hoặc không đủ điều kiện để xuất khẩu, nhập khẩu; Chứng thư
giám định, phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với thực
tế của hàng hoá.
SVTT: Trần Thị Thường Kinh tế Hải quan 49
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
2.1.2.2. Địa điểm và thời hạn kiểm tra sau thông quan
a. Địa điểm thực hiện kiểm tra sau thông quan
Quá trình kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở Hải quan hoặc tại
trụ sở doanh nghiệp (trụ sở đơn vị được kiểm tra).
b. Thời hạn kiểm tra sau thông quan
Đối với các doanh nghiệp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải
quan hoặc xác định có khả năng vị phạm pháp luật hải quan dựa trên kết quả phân
tích thông tin của cơ quan hải quan thì thời hạn kiểm tra của mỗi quyết định kiểm

tra tại trụ sở đơn vị được kiểm tra tối đa là 5 ngày làm việc; đối với trường hợp
kiểm tra theo kế hoạch để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật về hải quan của người
khai hải quan thì thời hạn kiểm tra tối đa là 15 ngày làm việc.
Trong những trường hợp phức tạp cần phải gia hạn thêm thời gian để điều tra
rõ, người quyết định kiểm tra có thể gia hạn kiểm tra không quá thời hạn theo quy
định trên.
Sau khi đã xác định đối tượng cần phải kiểm tra sau thông quan, cơ quan hải
quan phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho đơn vị được kiểm tra về
quyết định kiểm sau thông quan chậm nhất là 5 ngày làm việc trước khi tiến hành
kiểm tra.
2.1.2.3. Nghĩa vụ và quyền hạn của người kiểm tra sau thông quan
Theo điều 70, nghị định 154/2005/NĐ, Cán bộ hải quan được giao nhiệm vụ
kiểm tra sau thông quan phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ sau:
a. Nghĩa vụ của người kiểm tra
Người làm công tác kiểm tra sau thông quan có nghĩa vụ:
- Khi tiến hành kiểm tra cần phải xuất trình quyết định kiểm tra, giấy tờ
chứng minh tư cách kiểm tra như chưng minh thư hải quan cho bên đơn vị được
kiểm tra.
- Thực hiện đúng quy tắc, nội dung, quy trình kiểm tra sau thông quan.
SVTT: Trần Thị Thường Kinh tế Hải quan 49
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
- Không đưa ra các yêu cầu trái luật pháp, không đưa ra các kết luận sai sự
thật, và chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản kết luận kiểm tra.
- Báo cáo cho người đưa ra quyết định kiểm tra và đề xuất các phương án xử
lý kết quả kiểm tra.
- Chấp hành quy chế bảo mật thông tin trong quá trình kiểm tra, quản lý và
sử dụng đúng mục đích các chứng từ, tài liệu được cung cấp để phục vụ cho công
tác kiểm tra.
b. Quyền hạn của người kiểm tra

Trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra, công chức hải quan có quyền
được:
- Được kiểm tra tại trụ sở hải quan, tại trụ sở đơn vị được kiểm tra.
- Yêu cầu đơn vị được kiểm tra trả lời những nội dung có liên quan đến công
tác kiểm tra.
- Được quyền kiểm tra, sao chụp, tạm giữ các chứng từ kế toán, hồ sơ hải
quan, báo cáo tài chính, các hồ sơ tài liệu khác của đơn vị được kiểm tra.
- Kiểm tra, sao chép và tạm giữ các hệ thống máy tính và các thiết bị lưu giữ
những thông tin, số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị được kiểm tra.
- Kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu đã thông quan trong trường hợp lô
hàng còn ở tình trạng nguyên trạng chưa thay đổi mã số HS.
- Sử dụng các trang thiết bị cần thiết để hỗ trợ công tác kiểm tra.
- Nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên
môn cần kiểm tra.
- Lập biên bản làm việc và bản kết luận kiểm tra.
- Lập biên bản và áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực hải quan theo quy định của pháp luật.
- Áp dụng các biện pháp cưỡng chế làm thủ tục hải quan và các biện pháp xử
lý khác theo quy định của pháp luật trong trường hợp đơn vị được kiểm tra không
SVTT: Trần Thị Thường Kinh tế Hải quan 49
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
hợp tác, hoặc không chấp hành các yêu cầu theo văn bản mà bên cơ quan hải quan
đưa ra.
2.1.2.4. Nghĩa vụ và quyền hạn của đơn vị được kiểm tra sau thông quan
Trong quá trình kiểm tra sau thông quan đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập
khẩu đã thông quan, đơn vị được kiểm tra sau thông quan được pháp luật quy định
tại điều 71 nghị định 154/2005/NĐ về quyền và nghĩa vụ để đảm bảo tính công
bằng, minh bạch và trách nhiệm hợp tác với đội cán bộ kiểm tra sau thông quan
hoàn thành nhiệm vụ.

a. Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm tra
Đơn vị được kiểm tra phải thực hiện những nghĩa vụ sau:
- Cử người đại diện cho đơn vị và có thẩm quyền để làm việc với bên phía cơ
quan hải quan.
- Tạo điều kiện, giúp đỡ để đội kiểm tra thi hành nhiệm vụ, có nghĩa vụ hợp
tác, không cản trở đội kiểm tra tiến hành nhiệm vụ dưới mọi hình thức.
- Lưu giữ các hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu 05 năm kể từ
ngày đăng ký tờ khai hải quan, lưu giữ các chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính
và các hồ sơ khác có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu đã được thông quan
trong thời hạn cho phép.
- Trả lời đúng và đầy đủ các nội dung có liên quan theo yêu cầu của đội kiểm
tra.
- Cung cấp chính xác, đầu đủ, kịp thời hồ sơ hải quan, các chứng từ, sổ sách
kế toán, báo cáo tài chính và các hồ sơ khác có liên quan đến nội dung kiểm tra theo
yêu cầu của cơ quan hải quan.
- Tạo điều kiện cho việc kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Chấp hành đúng các quy định về kiểm tra sau thông quan, các quyết định
kiểm tra bản kết luận kiểm tra và các quyết định xử lý.
b. Quyền của doanh nghiệp được kiểm tra
Đơn vị được kiểm tra sau thông quan có các quyền sau:
SVTT: Trần Thị Thường Kinh tế Hải quan 49
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
- Yêu cầu đội kiểm tra xuât trình quyết định kiểm tra và chứng minh hải
quan.
- Có quyền từ chối việc kiểm tra nếu quyết định kiểm tra không đúng với quy
định của pháp luật.
- Được nhận bản kết luận kiểm tra, được giải trình về bản kết luận kiểm tra,
kiến nghị về biện pháp giai quyết của đội kiểm tra.
- Yêu cầu cơ quan Hải quan bồi thường thiệt hại do xử lý kết quả kiểm tra

không đúng pháp luật gây ra.
- Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ công chức hải
quan trong quá trình kiểm tra sau thông quan.
2.1.2.5. Nội dung và thẩm quyền ký quyết định kiểm tra sau thông quan
a. Nội dung kiểm tra sau thông quan
Kiểm tra sau thông quan bao gồm có 2 nội dung chính cơ bản là kiểm tra về
hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa.
- Về kiểm tra các hồ sơ, sổ sách, giấy tờ có liên quan đến hàng hóa xuất nhập
khẩu.
+ Cần phải kiểm tra tính hợp pháp, chính xác của các chứng từ thuộc hồ sơ
hải quan, sự phù hợp của những chứng từ kèm theo tờ khai với các nội dung trong
tờ khai và các quy định của pháp luật về hàng hóa xuất nhập khẩu. Đây là một nội
dung quan trọng mang tính chuyên biệt của công tác kiểm tra sau thông quan. Cụ
thể cần phải kiểm tra những chứng từ: Giấy tờ có liên quan đến thủ tục hải quan
như tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất
xứ, vận đơn, hợp đồng bảo hiểm; các sổ sách, chứng từ kế toán như giấy chứng
nhận nợ/có, thư tín dụng, bản kê ngân hàng, sổ kế toán.
+ Kiểm tra việc xác định trị giá tính thuế, căn cứ tính thuế, cách tình thuế và
các khoản thu (khoản điều chỉnh cộng, khoản điều chỉnh trừ) khác. Kiểm tra việc
tuân thủ các quy định về quản lý thuế xuất nhập khẩu, các điều ước quốc tế quy
định về hàng hóa xuất nhập khẩu, các quy định về quyền sở hữu trí tuệ.
SVTT: Trần Thị Thường Kinh tế Hải quan 49
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
+ Kiểm tra các chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các chứng từ phân tích,
phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là cơ sở để xét việc nhập khẩu, xuất của
đơn vị được kiểm tra có hợp lệ không.
- Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và đủ điều kiện để
kiểm tra (hàng hóa ở tráng thái nguyên trạng chưa thay đổi mã số HS). Kiểm tra
thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu cũng bao gồm kiểm tra các sổ sách kế toán, hợp

đồng mua bán, chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm, chứng từ về thanh toán quốc tế
và các chứng từ khác cơ liên quan đến hàng hóa đã thông quan.
Để xác định thực tế hàng hóa nhập khẩu được dùng để chế biến, gia công
trong quá trình sản xuất của đơn vị được kiểm tra sau thông quan, cơ quan hải quan
sẽ tiến hành kiểm tra dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, kho lưu trữ hàng hóa
nếu thấy cần thiết.
b. Thẩm quyền ký quyết định kiểm tra sau thông quan
Quyết định kiểm tra sau thông quan được Cục trưởng cục Hải quan tỉnh, liên
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký khi: nhận thấy dấu hiệu vi phạm hoặc xác
định khả năng vi phạm đồng thời báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; ký
quyết định kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch đối với các trụ sở đặt trên địa bàn
quản lý.
Trong các trường hợp nội dung kiểm tra sau thông quan có nội dung phức
tập liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Tổng cục trưởng
Tổng cục hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan. Tổng cục trưởng Tổng cục
Hải quan được ủy quyền cho Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan quyết định
kiểm tra.
2.1.2.6. Trình tự kiểm tra sau thông quan
Khi tiến hành kiểm tra đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã thông quan, các
cán bộ hải quan phải tuân theo đúng các quy tắc và trình tự kiểm tra theo quy định
của pháp luật. Kiểm tra sau thông quan phải tiến hành một cách minh bạch, công
khai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phía doanh nghiệp và chống thất thu thuế của
Nhà nước. Chỉ tiến hành kiểm tra sau thông quan khi phát hiện thấy có dấu hiệu vi
phạm và kiểm tra cần phải có kế hoạch sẵn để đảm bảo tính minh bạch và công
bằng. Sau khi lập được bản kết luận kiểm tra sau thông quan cần phải có những biện
SVTT: Trần Thị Thường Kinh tế Hải quan 49
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
pháp xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp vị phạm. Kiểm tra sau thông quan
có thể được tiến hành tại trụ sở hải quan hoặc trụ sở doanh nghiệp.

a. Kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan
Khi kiểm tra tại trụ sở Hải quan cán bộ hải quan có nhiệm vụ kiểm tra chi tiết
về mặt hồ sơ, chứng từ, tính hợp pháp cũng như hợp lệ của chúng.
- Về kiểm tra bộ hồ sơ hải quan thì cần phải kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp
pháp, hợp lệ của các chứng từ trong hồ sơ hải quan đối chiếu với các nội dung khai
trong tờ khai hải quan.
- Kiểm tra việc khai, tính thuế, nộp thuế thông qua việc xác định căn cứ tính
thuế như cách trị giá hải quan, thuế xuất nhập khẩu, thuế suất, số lượng hàng hóa
xuất nhập khẩu.
- Kiểm tra các điều kiện hưởng ưu đãi về thuế như miễn thuế, giảm thuế,
hoàn thuế, các khoản điều chỉnh thêm, các khoản điều chỉnh trừ và các khoản thu
khác liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu cần kiểm tra.
- Kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật của đơn vị được kiểm tra
như việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, chính sách về quản lý hàng hóa
xuất nhập khẩu, quyền sở hữu trí tuệ và các quy định khác về thủ tục hải quan.
Sau khi hoàn thành công việc kiểm tra hồ sơ, cán bộ hải quan phải lập bản kết
luận về kết quả kiểm tra, và phải có trách nhiệm pháp lý với kết luận mình đưa ra.
- Đối với những hồ sơ hợp lệ, đầy đủ và không nhận thấy dấu hiệu vi phạm
thì xác nhận kết quả kiểm tra.
- Với những hồ sơ chưa hợp lệ, các chứng từ chưa đầy đủ hoặc có dấu hiệu
vi phạm pháp luật thì cán bộ hải quan cần phải ghi rõ vào phiếu kết luận và báo cáo
lên thủ trưởng.
- Với những hồ sơ hải quan chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, chưa có căn cứ để xác
nhận vi phạm thì cơ quan hải quan có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm xác minh
tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, thông báo đến đơn vị được kiểm tra
để giải trình, bổ sung các thông tin, tài liệu cần thiết để phục vụ việc kiểm tra.
SVTT: Trần Thị Thường Kinh tế Hải quan 49
25

×