Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Hoàn thiện hoạt động Marketing xuất khẩu hàng Dệt may tại Công ty Cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Dệt may

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.75 KB, 80 trang )

Chuyên Đề Thực Tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 8
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU DỆT
MAY 11
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN
XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY 11
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – XUẤT
NHẬP KHẨU DỆT MAY 12
1.3. ĐẶC ĐIỂM, LĨNH VỰC VÀ THỊ TRƯỜNG HOẠT DỘNG CỦA CÔNG TY 15
1.4. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY 16
1.4.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 16
1.4.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty 17
1.4.3. Chủng loại sản phẩm xuất khẩu của Công ty 19
1.4.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 20
1.5. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT
KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY 21
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY 24
2.1. HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG, LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG, LỰA
CHỌN ĐỐI TÁC TẠI CÔNG TY 24
2.2. HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG
DỆT MAY TẠI CÔNG TY 26
2.2.1. Mục tiêu xuất khẩu của Công ty 26
2.2.2. Hoạt động xây dựng chiến lược Marketing xuất khẩu tại Công ty 27
2.3. HOẠT ĐỘNG SOẠN THẢO KẾ HOẠCH MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG


DỆT MAY TẠI CÔNG TY 34
2.4. HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC, THỰC HIỆN KẾ HOẠCH MARETING XUẤT KHẨU
HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY 36
SV: Nguyễn Thành Thái Lớp: QTKD Quốc tế 49B
Chuyên Đề Thực Tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
2.5. HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT KẾ HOẠCH MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG
DỆT MAY TẠI CÔNG TY 38
2.6. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG
DỆT MAY TẠI CÔNG TY 39
2.6.1. Ưu điểm và thành tựu đạt được 39
2.6.2. Nhược điểm và hạn chế 45
2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế và nhược điểm 50
2.6.3.1. Nguyên nhân chủ quan 50
2.6.3.2. Nguyên nhân khách quan 52
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG DỆT
MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY
TRONG GIAI ĐOẠN 2011 -2015 54
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
TRONG GIAI ĐOẠN 2011 -2015 54
3.1.1. Phương hướng 54
3.1.2. Mục tiêu 54
3.2. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY 55
3.2.1. Thuận lợi 55
3.2.2. Khó khăn 56
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG
DỆT MAY TẠI CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011 -2015 56
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ CÁC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC
CÓ LIÊN QUAN 72
75

KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
SV: Nguyễn Thành Thái Lớp: QTKD Quốc tế 49B
1
Chuyên Đề Thực Tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
HÌNH:
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 8
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU DỆT
MAY 11
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN
XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY 11
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – XUẤT
NHẬP KHẨU DỆT MAY 12
1.3. ĐẶC ĐIỂM, LĨNH VỰC VÀ THỊ TRƯỜNG HOẠT DỘNG CỦA CÔNG TY 15
1.4. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY 16
1.4.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 16
1.4.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty 17
1.4.3. Chủng loại sản phẩm xuất khẩu của Công ty 19
1.4.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 20
1.5. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT
KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY 21
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY 24
2.1. HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG, LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG, LỰA
CHỌN ĐỐI TÁC TẠI CÔNG TY 24

2.2. HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG
DỆT MAY TẠI CÔNG TY 26
2.2.1. Mục tiêu xuất khẩu của Công ty 26
2.2.2. Hoạt động xây dựng chiến lược Marketing xuất khẩu tại Công ty 27
2.3. HOẠT ĐỘNG SOẠN THẢO KẾ HOẠCH MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG
DỆT MAY TẠI CÔNG TY 34
2.4. HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC, THỰC HIỆN KẾ HOẠCH MARETING XUẤT KHẨU
HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY 36
2.5. HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT KẾ HOẠCH MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG
DỆT MAY TẠI CÔNG TY 38
2.6. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG
DỆT MAY TẠI CÔNG TY 39
SV: Nguyễn Thành Thái Lớp: QTKD Quốc tế 49B
1
Chuyên Đề Thực Tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
2.6.1. Ưu điểm và thành tựu đạt được 39
2.6.2. Nhược điểm và hạn chế 45
2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế và nhược điểm 50
2.6.3.1. Nguyên nhân chủ quan 50
2.6.3.2. Nguyên nhân khách quan 52
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG DỆT
MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY
TRONG GIAI ĐOẠN 2011 -2015 54
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
TRONG GIAI ĐOẠN 2011 -2015 54
3.1.1. Phương hướng 54
3.1.2. Mục tiêu 54
3.2. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY 55
3.2.1. Thuận lợi 55

3.2.2. Khó khăn 56
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG
DỆT MAY TẠI CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011 -2015 56
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ CÁC TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC
CÓ LIÊN QUAN 72
75
KẾT LUẬN 76
SV: Nguyễn Thành Thái Lớp: QTKD Quốc tế 49B
1
Chuyên Đề Thực Tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt
Giải thích
Tiếng Việt Tiếng Anh
1 XNK Xuất nhập khẩu
2 Công ty
Công ty Cổ phần sản xuất
– xuất nhập khẩu dệt may
3 WTO
World Trade
Organization
4 USD Đô la Mĩ US Dollars
SV: Nguyễn Thành Thái Lớp: QTKD Quốc tế 49B
Chuyên Đề Thực Tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Mai
Thế Cường. Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề tốt
nghiệp này em đã luôn nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình từ thầy.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề thầy đã giúp định hướng và chỉ ra
những thiếu sót, sai lầm giúp em có thể hiểu một cách sâu sắc vấn đề cần

giải quyết và hoàn thành tốt được bài làm của mình
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty Cổ phần sản
xuất – xuất nhập khẩu Dệt may, các cô chú, anh chị trong Công ty; đặc
biệt là các anh chị trong Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu 1 đã hướng
dẫn em trong suốt quá trình thực tập tại Công ty và nhiệt tình giúp đỡ em
hoàn thành được đề tài
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong trường
Kinh tế Quốc dân và Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế đã dạy bảo em
trong suốt 4 năm học, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm bổ ích giúp
em hoàn thành tốt quá trình học tập và tự tin trong cuộc sống
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thành Thái
SV: Nguyễn Thành Thái Lớp: QTKD Quốc tế 49B
1
Chuyên Đề Thực Tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
LỜI CAM ĐOAN
Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần sản xuất – xuất nhập Dệt
may, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập với đề tài “Hoàn thiện hoạt
động Marketing xuất khẩu hàng Dệt may tại Công ty Cổ phần sản xuất –
xuất nhập khẩu Dệt may”
Em xin cam đoan chuyên đề này là công trình nghiên cứu riêng của em
dưới sự hướng dẫn của TS. Mai Thế Cường trong thời gian em thực tập tại
Công ty Cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Dệt may
Nếu có bất cứ sự sao chép nào từ các tài liệu nào khác em xin mọi
trách nhiệm và kỉ luật từ phía nhà trường
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thành Thái
SV: Nguyễn Thành Thái Lớp: QTKD Quốc tế 49B

1
Chuyên Đề Thực Tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển, chuyển
biến rất mạnh mẽ. Kim ngạch xuất nhập khẩu hằng năm đều tăng và có ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển và ổn định của nền kinh tế. Trong định hướng
phát triển giai đoạn 5 năm (2011 – 2015) của đất nước có nhấn mạnh đến vai
trò của đẩy mạnh xuất khẩu, giúp nền kinh tế đi lên và hội nhập sâu rộng với
nền kinh tế thế giới
Từ trước đến nay, Dệt may luôn là một trong những ngành có đóng góp
lớn cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Và trong chiến lược phát triển
của ngành đến năm 2015 có mục tiêu về đẩy mạnh hoạt động xúc tiến
thương mại ra thị trường nước ngoài. Và để có được đạt được mục tiêu đó
thì việc thúc đẩy, nâng cao hiệu quả của hoạt động Marketing xuất khẩu có ý
nghĩa quan trọng và quyết định
Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006 thì sự hiểu biết về
Marketing của các doanh nghiệp đã được cải thiện rất hiều. Trong cơ cấu tổ
chức của doanh nghiệp đã bắt đầu có bộ phận Marketing và được đặt ngang
hàng với các phòng ban khác. Đối với các doanh nghiệp XNK thì việc phát
triển hoạt động Marketing xuất khẩu còn có ý nghĩa quyết định tới sự phát
triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp. Bởi vì khi tham gia thương mại
quốc tế thì các doanh nghiệp XNK phải đối mặt với rất nhiều thách thức và
nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi là luôn liền kề. Và để giảm thiểu được những
rủi ro đó thì việc nâng cao chất lượng của hoạt động Marketing xuất khẩu là
một giải pháp rất hữu hiệu. Tuy nhiên không phải tất cả các doanh nghiệp
đều có sự hiểu biết cặn kẽ và quan tâm đúng mức tới hoạt động Marketing
xuất khẩu tại doanh nghiệp mình, trong đó có các doanh nghiệp trong ngành
Dệt may
SV: Nguyễn Thành Thái Lớp: QTKD Quốc tế 49B

1
Chuyên Đề Thực Tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu
Dệt may, em nhận thấy hoạt động Marketing xuất khẩu tại Công ty vẫn chưa
mang lại nhiều hiệu quả và chất lượng hoạt động chưa cao, cho dù ban lãnh
đạo Công ty đã có những sự quan tâm và chỉ đạo thực hiện. Cho nên đó là lý
em chọn đề tài “ Hoàn thiện hoạt động Marketing xuất khẩu hàng Dệt
may tại Công ty Cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Dệt may” và hi vọng
đề tài này sẽ giúp ích phần nào cho việc nâng cao chất lượng, hoàn thiện
được hoạt động Marketing xuất khẩu tại Công ty
2. Mục đích nghiên cứu
Qua việc phân tích và đánh giá tình hình hoạt động Marketing xuất
khẩu tại Công ty thông qua các báo cáo kinh doanh, các số liệu thống kê của
Công ty để thấy được thực trạng của nó trong thời gian qua. Qua đó, nhận
định được những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và tư
đó đề xuất, đưa ra được những giải pháp cho việc thúc đẩy hoạt động
Marketing xuất khẩu tại Công ty
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động Marketing xuất khẩu tại Công ty
Phạm vi nghiên cứu: Tại Công ty Cổ phần sản xuất - xuất nhập khẩu
Dệt may trong khoảng thời gian 2006 – 2010
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chuyên đề sử dụng các phương pháp trừu
tượng hóa, phương pháp phân tích, so sánh, phương pháp biện chứng, thống
kế
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 chương:
SV: Nguyễn Thành Thái Lớp: QTKD Quốc tế 49B
1
Chuyên Đề Thực Tập GVHD: TS. Mai Thế Cường

Chương 1: Giới thiệu về Công ty Cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu
Dệt may
Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing xuất khẩu hàng Dệt may tại
Công ty Cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Dệt may
Chương 3 : Hoàn thiện hoạt động Marketing xuất khẩu hàng Dệt may
tại Công ty Cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Dệt may
SV: Nguyễn Thành Thái Lớp: QTKD Quốc tế 49B
1
Chuyên Đề Thực Tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP
KHẨU DỆT MAY
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY
Công ty Cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Dệt may được chuyển đổi
sang cổ phần hóa căn cứ theo Quyết định số 2414/QĐ-BCN, ngày 12/7/2007
của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương). Tiền thân là Công ty Sản xuất -
Xuất nhập khẩu Dệt May thành lập trên trên cơ sở hợp nhất hai đơn vị là:
Công ty Xuất nhập khẩu Dệt May và Công ty Dịch vụ Thương mại số 1
Công ty được thành lập theo Giấy chứng nhận kinh doanh công ty cổ
phần số: 0103020072 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp
ngày 17 tháng 10 năm 2007. Bao gồm
 Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP
KHẨU DỆT MAY
 Tên tiếng Anh: TEXTILE - GARMENT IMPORT - EXPORT AND
PRODUCTION JOINT STOCK CORPORATION
 Tên giao dịch: VINATEXIMEX
 Trụ sở chính: Số 20, đường Lĩnh Nam, phường Mai Động, quận
Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
 Số điện thoại : (84-4) 36335586 Fax: (84-4) 38624620

 Email : ; Website:Vinateximex.com.vn
Công ty trước đây và hiện tại đều trực thuộc tập đoàn Dệt may Việt
Nam. Cho nên quá trình phát triển của công ty gắn liền với quá trình phát
triển của nghành Dệt may Việt Nam. Công ty với chức năng chủ yếu là sản
xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng dệt may đã có những đóng góp
SV: Nguyễn Thành Thái Lớp: QTKD Quốc tế 49B
1
Chuyên Đề Thực Tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
đáng kể cho sự tăng trưởng kim nghạch xuất khẩu của nghành dệt may,
cũng như cung cấp một cách hữu ích, hiệu quả cho thị trường dệt may trong
nước thông qua việc nhập khẩu các nguyên vật liệu, thiết bị máy móc dệt
may từ nước ngoài vào Việt Nam
Tính từ thời kì sát nhập vào năm 2006, rồi sau đó chuyển đổi thành
công ty cổ phần cho đến nay công ty đã có những bước tiến, gặt hái được
nhiều thành công trong sản xuất kinh doanh. Nếu như doanh thu năm 2006
đạt 720 tỷ đồng thì cho đến năm 2010 đã đạt 1.250 tỷ đồng tăng 172%, bình
quân hàng năm tăng 14,4%. Lợi nhuận trước thuế năm 2006 đạt 3.017 triệu
đồng thì đến năm 2010 đạt 7 tỷ đồng bằng 232% so với năm 2006, bình
quân hằng năm tăng 46%. Đó là những con số đánh dấu 5 năm hình thành và
phát triển của Công ty. Tuy đã thu được những thành công nhất định nhưng
công ty cũng phải đối mặt với rất nhiều với những thách thức, đặc biệt trong
việc quảng bá thương hiệu ra thị trường quốc tế và khẳng định vị thế của
một công ty dệt may hàng đầu Việt Nam
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN
XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY
 Hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả những cá nhân sở hữu cổ phiếu của
Công ty và là những người có quyền tham gia quyết định phương hướng, kế
hoạch hoạt động của Công ty tùy thuộc vào lượng cổ phiếu mà họ nắm giữ
 Hội đồng quản trị: Bao gồm những cá nhân nắm giữ tỉ lệ lớn cổ phiếu
của công ty. Người có tỉ lệ cổ phiếu cao nhất sẽ được giữ chức chủ tịch hội

đồng quản trị và cùng với hội đồng quản trị sẽ quyết định những vấn đề hệ
trọng của Công ty, cũng như việc bầu hay bãi nhiễm chức danh trong ban
giám đốc Công ty
 Ban kiểm soát: Là những thành viên có chức năng kiểm soát toàn bộ
hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của Công ty; kiểm tra bất
SV: Nguyễn Thành Thái Lớp: QTKD Quốc tế 49B
1
Chuyên Đề Thực Tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
thường hoặc có thể can thiệp vào hoạt động Công ty khi cần
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty
Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chính Công ty
 Ban Tổng giám đốc: Bao gồm Tổng giám đốc và các phó Tổng giám
đốc. Tổng giám đốc là người có trách nhiệm chính trong hoạt động Công ty,
SV: Nguyễn Thành Thái Lớp: QTKD Quốc tế 49B
Hội Đồng
Quản trị
Hội Đồng Cổ
Đông
Ban Giám
Đốc
Ban
Kiểm Soát
Chi Nhánh
Hải Phòng
Khối Sản
Xuất
Chi Nhánh TP
Hồ Chí Minh
Phòng Tổ
Chức – Hành

Phòng Tài
Chính – Kế
Phòng Kế
Hoạch Thị
Khối Kinh
Doanh
Khối Văn
Phòng
Phòng XNK
Dệt may 1
Phòng XNK
Dệt may 2
Phòng Xúc
tiến Dự án
Phòng XNK
Tổng Hợp
Phòng Kinh
doanh nội địa
Phòng Kinh
doanh vật tư
Trung tâm
thiết kế mẫu
Phòng nguyên
phụ liệu
Trung tâm
thương mại
Dệt may
1
Chuyên Đề Thực Tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình và nguồn vốn

được giao. Các phó Tổng giám đốc có nhiệm vụ trợ giúp, cũng như điều
hành thuộc quyền hạn của mình
 Phòng kế hoạch thị trường: Có nhiệm vụ nghiên cứu, tổng hợp tình
hình thị trường, rồi từ đó đề xuất ra các mục tiêu, kế hoạch hành động cho
Công ty trong một khoảng thời gian đề ra
 Phòng tài chính - kế toán: Có chức năng điều hành tổ chức toàn bộ
hoạt động tài chính kế toán của công ty, nhằm sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm,
đạt được mục tiêu về lơị ích kinh tế cũng như lợi ích về xã hội của công ty.
 Phòng tổ chức, hành chính: Có chức năng tổ chức nhân sự, các hoạt
động thường niên,ban hành các văn bản, quy chế cho Công ty
 Các văn phòng đại diện tại Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh: Có
chức năng đại diện giao dịch của Công ty tại các khu cực trên, đồng thời
nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng cho Công ty
 Các Phòng kinh doanh XNK Tổng hợp, Dệt may 1, Dệt may 2: Có
chức năng kinh doanh XNK các mặt hàng dệt may, cũng như các nguyên
liệu phục vụ cho việc sản xuất dệt may
 Phòng kinh doanh XNK vật tư: Có chức năng kinh doanh XNK các
trang thiết bị, nguyên liệu dệt cho việc sản xuất của Công ty và các đối tác
khác
 Phòng Xúc tiến dự án: Có chức năng tìm kiếm, tư vấn và kí kết các
hợp đồng kinh doanh phục vụ cho xuất nhập khẩu và sản xuất kinh doanh
dệt may
 Phòng kinh doanh nội địa: Có chức năng kinh doanh các sản phẩm,
nguyên phụ liệu của Công ty sản xuất hoặc nhập khẩu về trên thị trường
trong nước
SV: Nguyễn Thành Thái Lớp: QTKD Quốc tế 49B
1
Chuyên Đề Thực Tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
 Phòng kinh doanh nguyên phụ liệu: Có chức năng nhập khẩu, kinh
doanh các nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất của Công ty và cho thị

trường trong nước
 Trung tâm thương mại Dệt may: Có chức năng quảng bá, giới thiệu,
bày bán các mặt hàng, sản phẩm của Công ty
 Trung tâm thiết kế mẫu: Có chức năng sáng tác, thiết kế mẫu hàng
Dệt may phục vụ cho việc sản xuất, cũng như các đơn đặt hàng của đối tác
1.3. ĐẶC ĐIỂM, LĨNH VỰC VÀ THỊ TRƯỜNG HOẠT DỘNG CỦA
CÔNG TY
Trong giấy phép đăng kí kinh doanh thì Công ty kinh doanh đa nghành
nghề từ kinh doanh XNK nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, các sản
phẩm dệt may cho đến kinh doanh các sản phẩm nông ,lâm, hải sản, thủ
công mĩ nghệ, phương tiện vận tải, sắt thép … rồi đến cả kinh doanh xăng
dầu, bất động sản, dịch vụ du lịch, vận tải, khách sạn, nhà hàng … Điều đó
cho thấy mục tiêu phát triển của Công ty là trở thành một Công ty lớn, đa
nghành nghề. Tuy nhiên, đó chỉ tầm nhìn xa của Công ty, thực chất thì hoạt
động kinh doanh chủ yếu và mang lại doanh thu chính cho Công ty vẫn là
kinh doanh sản xuất, XNK hàng dệt may và các nguyên vật liệu, thiết bị phụ
trợ cho sản xuất dệt may
Vì là công ty chuyên kinh doanh XNK nên thị trường chủ yếu của Công
ty là thị trường nước ngoài. Kể từ khi thành lập cho đến nay Công ty đã
thâm nhập được khá nhiều thị trường ở tất cả các châu lục. Trong đó có
những thị trường truyền thống như là Hoa Kì, Nhật Bản, EU, Nga, Nam
Phi… Còn các thống kê chi tiết về thị trường xuất khẩu của Công ty sẽ được
làm rõ ở chương sau
Các hình thức xuất chủ yếu của Công ty bao gồm: Xuất khẩu trực tiếp;
Gia công xuất khẩu; Ủy thác xuất khẩu; Xuất khẩu trả nợ. Trong đó xuất
SV: Nguyễn Thành Thái Lớp: QTKD Quốc tế 49B
1
Chuyên Đề Thực Tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
khẩu trực tiếp chiếm tỉ trọng lớn nhất. Như trong năm 2010 xuất khẩu trực
tiếp chiếm khoảng 63% , tiếp đến là gia công xuất khẩu chiếm 21%, còn lại

là ủy thác xuất khẩu và xuất khẩu trả nợ
Như vậy, Công ty là một công ty thương mại kinh doanh đa nghành
nghề, nhưng lĩnh vực hoạt động chủ chốt của Công ty là kinh doanh XNK
hàng dệt may. Công ty áp dụng nhiều hình thức xuất khẩu trong quá trình
hoạt động của mình, trong đó ngày càng chú trọng đến xuất khẩu trực tiếp.
Về thị trường xuất khẩu của Công ty thì cũng rất đa dạng, rộng khắp nhưng
vẫn tập trung vào các thị trường truyền thống của Dệt may Việt Nam như
Nhật Bản, Hoa Kì, EU…
1.4. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI
CÔNG TY
1.4.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
Như đã đề cập ở trước, đi cùng với sự phát triển của nghành dệt may
Việt Nam thì Công ty cũng thu được những thành công dành cho mình trong
vồng 5 năm kể từ khi thành lập. Doanh thu năm sau tăng cao hơn năm trước,
thị trường được mở rộng, thu nhập của công nhân viên không ngừng tăng
lên…
Bảng 1.1 :Các chỉ tiêu hiệu quả SXKD của công ty từ năm 2008-2010
Đơn vị: Triệu VNĐ
Tổng doanh thu 1.035.230 1.120.610 1.249.838
Tổng chi phí 1.030.212 1.114.624 1.242.821
Lợi nhuận trước thuế 5.018 5.986 7.017
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán của Công ty
SV: Nguyễn Thành Thái Lớp: QTKD Quốc tế 49B
1
Chuyên Đề Thực Tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
Qua bảng số liệu trên ta thấy mức độ tăng trưởng của công ty là khá
đều. Cụ thể tỷ lệ tăng doanh thu năm 2009 là 108% , năm 2010 là 111%.
Đây là mức tăng trưởng không được cao so với sự phát triển của nghành dệt
may. Tuy nhiên cũng phải lưu ý là trong giai đoạn 2008 – 2009 xảy ra khủng
hoảng kinh tế, điều đó phần nào tác động không nhỏ tới việc xuất khẩu của

Công ty và dẫn đến doanh thu giảm so với dự kiến. Cho nên sự tăng trưởng
của Công ty trong gian đoạn này là một điều đáng ghi nhận. Và một điều
nữa, trong bảng số liệu này ta còn thấy mức thu nhập bình quân của công
nhân viên cũng có sự gia tăng, đảm bảo đủ mức sống cho bản thân trong thời
buổi lạm phát đang ngày càng cao
1.4.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Công ty
Hoạt động xuất khẩu là ưu tiên hàng đầu của Công ty trong chiến lược
phát triển của mình. Điều đó được thể hiện qua sự gia tăng không ngừng kim
ngạch xuất khẩu và sự chuyển đổi trong phương thức xuất khẩu
Hình 1.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may trong 3 năm 2008 -2010
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của Công ty
Hình vẽ trên đã cho thấy sự tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu
của Công ty,mỗi năm tăng khoảng trên 10%. Giá trị đóng góp vào tổng
doanh thu là khá đáng kể. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu chiếm 22% tổng
SV: Nguyễn Thành Thái Lớp: QTKD Quốc tế 49B
1
Chuyên Đề Thực Tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
doanh thu, năm 2009 và 2008 đều là 21,5 %. Điều đó cho thấy sự đóng góp
của xuất khẩu vào doanh thu của Công ty là khá quan trọng và không
ngừng tăng lên
Đi đôi với việc đẩy mạnh xuất khẩu của Công ty là việc chuyển đổi
trong hình thức xuất khẩu. Tập trung hơn cho xuất khẩu trực tiếp, giảm thiểu
các hình thức gia công xuất khẩu và ủy thác xuất khẩu
Bảng 1.2. Các hình thức xuất khẩu của Công ty
Đơn vị:Triệu USD
Hình thức xuất khẩu 2008
Tỉ
trọng
2009
Tỉ

trọng
2010
Tỉ
trọng
Xuất khẩu trực tiếp 4,5 42,4% 6,2 54,1% 8,4 63,7%
Gia công xuất khẩu 4,0 37,7% 3,2 27,8% 2,3 17,4%
Ủy thác xuất khẩu 1,5 14,2% 1,6 14,0% 1,5 11,4%
Xuất trả nợ 0,6 5,7% 0,5 4,1% 1,0 7,5%
Tổng 10,6 100% 11,5 100% 13,2 100%
Nguồn: Phòng XNK của Công ty
Qua bảng số liệu ta thấy đã có sự chuyển dịch đáng kể về phương thức
xuất khẩu của Công ty trong 3 năm qua. Đó là đẩy mạnh xuât khẩu trực tiếp
và hạn chế gia công xuất khẩu. Điều này phù hợp với chiến lược phát triển
của nghành Dệt may Việt Nam là đẩy mạnh việc nghiên cứu, phát triển, sáng
tạo, thiết kế sản phẩm để trong một thời gian ngắn nhất Việt Nam sẽ trở
thành một quốc gia có thương hiệu thời trang nói riêng và hàng Dệt may nói
chung, giảm sự phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài
Như trong phần giới thiệu về cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty, cho thấy
Công ty đã thiết lập một Trung tâm thiết kế mẫu nhằm nghiên cứu, phát triển
sản phẩm, cũng như để đầu tư cho việc sáng tạo, thiết kế các mẫu thời trang
cho các sản phẩm của Công ty
SV: Nguyễn Thành Thái Lớp: QTKD Quốc tế 49B
1
Chuyên Đề Thực Tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
Đây là một bước đi đúng của Công ty trong tiến trình phát triển của
mình. Nếu Công ty vẫn duy trì được kết quả trên trong thời gian tới thì việc
có một thương hiệu cho sản phẩm Công ty sẽ không còn bao xa
1.4.3. Chủng loại sản phẩm xuất khẩu của Công ty
Chủng loại sản phẩm của Công ty là khá phong phú, bao gồm cả hàng
may mặc cho đến bông, sợi, vải, dệt kim và một số mặt hàng khác. Những

sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Công ty trong thời gian gần đây tập trung
vào các sản phẩm may mặc, dệt kim và một số mặt hàng vải bông như khăn
trải bàn, khăn tắm, áo tắm…Và đồng thời công ty cũng giảm thiểu những
sản phẩm gia công xuất khẩu
Hình 1.3. Cơ cấu sản phẩm may mặc của Công ty
Nguồn:Phòng Kế hoạch thị trường của Công ty
Nhìn vào hình vẽ trên ta thấy được sự chuyển dịch trong cơ cấu sản
phẩm Công ty qua từng năm. Các loại sản phẩm liên tục tăng là các sản
phẩm may xuất khẩu, vải xuất khẩu, khăn bông, bảo hộ lao động, dệt kim.
Đó đều là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty. Trong đó nổi bật là
sự tăng trưởng nhanh chóng của các sản phẩm may xuất khẩu. Nó hoàn toàn
logic bởi vì đó là kết quả của chiến lược xuất khẩu của Công ty, đó là chú
trọng vào xuất khẩu trực tiếp, nâng cao trình độ thiết kế mẫu, làm chủ được
SV: Nguyễn Thành Thái Lớp: QTKD Quốc tế 49B
1
Chuyên Đề Thực Tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
sản phẩm của mình. Từ đó dẫn đến, có nhiều hơn các sản phẩm may mặc
được xuất khẩu ra thị trường quốc tế
Có thể thấy sự điều tiết, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm tại Công ty là hợp
lý, phục vụ hiệu quả cho chiến lược phát triển xuất khẩu của Công ty
1.4.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Cùng với chặng đường 5 năm hình thành và phát triển là sự mở rộng,
phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty. Thị trường xuất khẩu của Công
ty rất đa dạng, rộng lớn, sản phẩm Công ty đã có mặt ở khắp mọi Châu lục.
Và để có một cái nhìn khái quát về cơ cấu thị trường xuất khẩu ta có thể theo
dõi Bảng số liệu sau:
Bảng 1.3. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của
Công ty
Đơn vị: Triệu USD
Thị trường

Năm
2008
Tỉ trọng
(%)
Năm
2009
Tỉ trọng
(%)
Năm
2010
Tỉ trọng
(%)
Hoa Kỳ 3,2 30,2% 3.2 27,8% 4,1
31,1%
Nhật Bản 2,8 26,4 2,9 25,2% 3,1
23,5%
EU 1,4 13,2% 1,5 13,0% 1,6
12,1%
Canada 0,8 7,5% 1,0 8,7%
1,2 9,1%
Nam Phi 0,4 3,8% 0,6 5,2% 0,7
5,3%
Nga 1,5 14,2% 1,4 12,2% 1,2
9,1%
ASEAN 0,2 1,8% 0,3 2,6% 0,3
2,3%
Thị trường
khác 0,3 2,9% 0.6 5,3% 1,0 7,5%
Tổng 10,6 100% 11,5 100% 13,2
100%

Nguồn: Phòng XNK của Công ty
Bảng số liệu trên đã cho thấy một cách tổng quát và chi tiết cơ cấu thị
trường của Công ty trong 3 năm từ 2008 đến 2010. Dễ thấy, thị trường Hoa
Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Công ty với tỉ trọng các năm đều hơn
30%. Và có sự gia tăng mạnh mẽ trong năm 2010 với mức tăng 0,9 triệu
USD so với năm 2009 và 2008 (năm 2009 xuất khẩu vào Hoa Kì không
SV: Nguyễn Thành Thái Lớp: QTKD Quốc tế 49B
1
Chuyên Đề Thực Tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
tăng). Thị trường đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 là Nhật Bản, liên
tục có mức tăng trưởng đều khoảng 6% đến 7% một năm. Tiếp đến là các thị
trường EU, Nga, Canada, Nam Phi, ASEAN, và một số thị trường nhỏ khác.
Tất cả đều có những đóng nhất định cho sự tăng trưởng trong kim ngạch
xuất khẩu của Công ty
Có điểm đáng lưu ý là trong giai đoạn năm 2009, thời kì khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, một số thị trường truyền thống của Công ty như Hoa Kì,
Nhật Bản, EU đều có dấu hiệu chững lại, tăng trưởng rất ít nhưng kim ngạch
xuất khẩu của Công ty vẫn tăng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng đó đến từ
sự đóng góp của các thị trường nhỏ lẻ, những thị trường mới của Công ty
như thị trường như thị trường Nam Phi, Asean, các thị trường nhỏ lẻ khác.
Điều đó dẫn đến trong năm 2010 kim ngạch xuất khẩu vào những thị trường
này, đặc biệt là các thị trường mới có mức tăng trưởng khá cao như kim
ngạch xuất khẩu ở các thị trường nhỏ lẻ là 50% (từ 0,3 triệu USD lên 0,6
triệu USD)
Điều này cho thấy tính thích nghi rất cao của Công ty trong những giai
đoạn khó khăn. Công ty đã biết phân tán rủi ro cho từng loại thị trường. thay
đỏi thích nghi khi có những biến động. Và thị trường chủ chốt của Công ty
là những thị trường phát triển, nơi giá thành sản phẩm rất cao nhưng đòi hỏi
về chất lượng, kiểu dáng cũng rất khắt khe. Điều đó đòi hỏi Công ty phải có
chiến lược dài hạn nếu muốn thâm nhập sâu rộng vào các thị trường này

1.5. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY
Qua việc tìm hiểu khái quát về Công ty và những hoạt động xuất khẩu
của Công ty trong thời gian qua, cũng như thấy được tính chất quan trọng
của Marketing xuất khẩu trong việc đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiêu
quả xuất khẩu cho các công ty kinh doanh XNK thì việc cần hoàn thiện hoạt
SV: Nguyễn Thành Thái Lớp: QTKD Quốc tế 49B
1
Chuyên Đề Thực Tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
động Marketing xuất khẩu hàng Dệt may tại Công ty Cổ phần sản xuất –
xuất nhập khẩu Dệt may là rất rõ ràng và cấp thiết. Bởi vì:
Thứ nhất, Marketing nói chung và Marketing xuất khẩu nói riêng là
những hoạt động rất quan trọng cho sự thành công của bất kì một doanh
nghiệp nào khi riến hành kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam,
trong những năm gần đây, kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, thì các
doanh nghiệp đã có những hiểu biết và quan tâm nhất định tới hoạt động
Marketing cho việc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên
không phải tất cả các doanh nghiệp đều hiểu đúng và quan tâm thực sự tới
Marketing, đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh XNK. Các doanh
nghiệp xuất khẩu Dệt may nói chung hiện nay vẫn chỉ kinh doanh, sản xuất
theo kiểu đơn đặt hàng hoặc dựa vào mối quen biết bạn hàng lâu năm, chứ
chưa thực sự biết chủ động giới thiệu sản phẩm doanh nghiệp, hình ảnh
doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Và đó là khiếm khuyết có thể sửa đổi
được nếu doanh nghiệp chú tâm và đầu tư cho hoạt động Marketing xuất
khẩu
Thứ hai, Công ty đã có chiến lược, định hướng phát triển xuất khẩu
trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên Công ty vẫn chưa có một chiến lược phát
triển thị trường một cách cụ thể và khoa học. Phần lớn chỉ dựa vào các mối
quan hệ làm ăn cũ, các đơn đặt hàng của đối tác, hoặc trên Tập đoàn giao
cho. Các công đoạn của hoạt động Marketing xuất khẩu lại nằm ở những

phòng ban khác nhau, không có tính thống nhất. Đó là lý do cần phải quan
tâm, chú trọng, hoàn thiện hoạt động Marketing xuất khẩu tại Công ty
Thứ ba, việc hoàn thiện hoạt động Marketing xuất khẩu sẽ giúp cho
Công ty chủ động trong việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm, thị trường.
Giúp cho chi phí tìm kiếm khách hàng được giảm thiểu. Việc tìm kiếm
khách hàng, định lượng thị trường hiệu quả hơn. Và một điều quan trọng
hơn là trong dài hạn hình ảnh, thương hiệu công ty sẽ được nhiều người biết
SV: Nguyễn Thành Thái Lớp: QTKD Quốc tế 49B
1
Chuyên Đề Thực Tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
đến hơn. Và điều đó còn phù hợp với chiến lược phát triển của nghành Dệt
may Việt Nam trong những năm gần đây
Đó là những lý do cho việc cần thiết phải hoàn thiện hoạt động
Marketing xuất khẩu hàng Dệt may tại Công ty Cổ phần sản xuất – xuất
nhập khẩu Dệt may
SV: Nguyễn Thành Thái Lớp: QTKD Quốc tế 49B
1
Chuyên Đề Thực Tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU HÀNG
DỆT MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP
KHẨU DỆT MAY
2.1. HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG, LỰA CHỌN THỊ
TRƯỜNG, LỰA CHỌN ĐỐI TÁC TẠI CÔNG TY
Như trong phần giới thiệu cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty thì Công ty
có một Phòng Kế hoạch thị trường có chức năng nghiên cứu, tổng hợp, điều
tiết cả thị trường trong nước lẫn thị trường nước ngoài cho cả Công ty.
Thông qua việc nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thị trường thì Phòng sẽ đưa
ra những nhận định về môi trường kinh doanh, những cơ hội, thách thức mà
doanh nghiệp sẽ phải đối mặt. Tuy nhiên những nghiên cứu đánh giá của

Phòng chỉ mang tính chất chung chung, chủ yếu là tham khảo các báo cáo,
phân tích của các tổ chức nhà nước như Hiệp hội Dệt may, Cục xúc tiến
thương mại, các hiệp hội Marketing hay các chuyên gia kinh tế nói chung và
đó chủ yếu là những thông tin mang tính khái quát, phục vụ cho kinh tế vĩ

Những hoạt nghiên cứu về các thị trường nước ngoài mà Công ty có ý
định thâm nhập thì thực sự là chưa có, mà chủ yếu là tham khảo những
doanh nghiệp đi trước hay sự giới thiệu của các đối tác rồi từ đó định lượng
theo cảm tính về dung lượng hay đặc tính thị trường
Đó là thực trạng nghiên cứu thị trường của Phòng kế hoạch thị trường.
Do không có bộ phận Marketing chuyên trách nên tất cả các phòng kinh
doanh XNK (Phòng XNK Dệt may 1; Phòng xuất nhập khẩu Dệt may 2;
Phòng XNK tổng hợp; Phòng XNK vật tư …) của Công ty đều có một bộ
phận nhỏ, không thường xuyên làm công tác nghiên cứu thị trường cho riêng
mình, mà chủ yếu đó là việc tìm kiếm đối tác, rồi thông qua đối tác để quyết
SV: Nguyễn Thành Thái Lớp: QTKD Quốc tế 49B
1
Chuyên Đề Thực Tập GVHD: TS. Mai Thế Cường
định về thị trường xuất khẩu của mình. Đây chính là một điểm yếu trong hệ
thống tổ chức của Công ty, đó là sự chồng chéo, trùng lặp trong việc hoạch
định kế hoạch kinh doanh, cũng như phân bổ thị trường. Trong cùng một
Công ty nhưng các bộ phận kinh doanh khác nhau đều có quyền quyết định
thị trường xuất khẩu của mình, tự tiến hành nghiên cứu, phân tích thị trường
cho riêng mình
Chính vì không có Bộ phận nghiên cứu Marketing chuyên biệt nên
những kĩ thuật phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường trong Marketing
không được Công ty sử dụng. Việc lựa chọn thị trường chủ yếu là từ việc
nhận các đơn đặt hàng của đối tác hay những nhận định về sức hấp dẫn của
thị trường. Tuy nhiên trong giai đoạn vừa qua, Công ty đã có những bước
tiến chủ động trong việc lựa chọn thị trường xuất khẩu để đối phó, thích nghi

với những biến động thị trường, đặc biệt tại những thị trường truyền thống.
Minh chứng như việc trong năm 2009, theo phân tích ở phần 1.4.4, là giai
đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì kim ngạch XK tại những thị trường
truyền thống đều tăng trưởng rất chậm, nhưng bù lại Công ty đã có sự tăng
trưởng mạnh mẽ ở các thị trường mới, nhỏ lẻ. Từ đó góp phần vào tăng
trưởng chung cho kim ngạch xuất khẩu cả năm
Với mỗi một thị trường thì Công ty đều có sự lựa chọn đối tác cho riêng
mình. Đối tác ở đây là các nhà nhập khẩu, các đại lý tại thị trường ngoại
quốc. Họ sẽ người phân phối sản phẩm của Công ty tới tay người tiêu dùng
tại thị trường nước ngoài. Có thể nói họ vừa là khách hàng và vừa là đối tác
kinh doanh của Công ty khi xuất khẩu sản phẩm
Về việc lựa chọn đối tác của Công ty cũng theo nhiều cách khác nhau.
Có những thị trường khi đã lựa chọn thâm nhập Công ty phải tiến hành tìm
hiểu các đối tác tiềm năng, phù hợp với Công ty thông qua các hiệp hội, hay
các trang thông tin trên Internet hoặc việc tiếp xúc khi tham gia các hội chợ
thương mại. Và sau khi đã có được các danh sách đối tác khả thi thì Công ty
SV: Nguyễn Thành Thái Lớp: QTKD Quốc tế 49B
1

×