Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuơng mại DATEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.88 KB, 54 trang )

Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy
LỜI MỞ ĐẦU
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thương mại DATEX hoạt động trong lĩnh
vực kinh doanh nhập khẩu hàng hóa. Công ty phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn khi phải cạnh tranh với các công ty quốc doanh hay công ty liên doanh với
nước ngoài cũng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu với số vốn lớn
và nguồn tài trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, trong những năm qua công ty đã không
ngừng vươn lên hoạt động có hiệu quả, tạo được chỗ đứng trên thị trường trong
nước và là bạn hàng tin cậy với các đối tác nước ngoài.
Cũng như bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế nào,
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thương mại DTEX cũng rất quan tâm nâng cao
hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã cố
gắng tìm hiểu, nghiên cứu cách thức hoạt động của công ty và thực hiện bài luận
văn tốt nghiệp với đề tài “Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa của
công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuơng mại DATEX ”.
Đề tài được thực hiện nghiên cứu với mục đích tìm hiểu thực trạng và khả
năng thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế tại công ty vừa và nhỏ,
tìm hiểu quy trình hoạt động kinh doanh nhập khẩu thực tế diễn ra như thế nào,
cách thức sử dụng các nguồn lực sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Với đề tài phù
hợp với chuyên ngành đào tạo, em hy vọng sẽ không bị bỡ ngỡ khi tiếp xúc với
thực tế sau khi ra trường. Phạm vi nghiên cứu của bài đề tài này bao gồm những
kiến thức đã được trang bị trong nhà trường, thực tế hoạt động của Công ty sản
xuất và thương mại Châu Á và một số tham khảo về thực trạng kinh doanh nhập
khẩu tại Việt Nam trên các báo và tạp chí.
Kết cấu của đề tài bao gồm các phần sau :
Lời mở đầu .
Chương I : Khái quát về hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần
xuất nhập khẩu thương mại DATEX
Chương II : Thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa của công ty
xuất nhập khẩu thương mại DATEX
Nguyễn Đức Mạnh Lớp: TMQT K49


1
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy
Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu tại Công ty DATEX
Kết luận.
Do thời gian thực tập ngắn và kiến thức hạn chế nên bài báo cáo không
thể tránh khỏi sai sót, em mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường đại học Kinh tế quốc
dân, khoa Thương mại, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo
ThS.Nguyễn Quang Huy và các cô chú, các anh chị Công ty cổ phần xuất nhập
khẩu thương mại DATEX đã giúp đỡ, tạo điều kiện để em hoàn thành bài luận
văn này.

Nguyễn Đức Mạnh Lớp: TMQT K49
2
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA
CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI DATEX
I. Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu thương
mại DATEX
1. Khái quát về doanh nghiệp
• Tên Công ty:
_Tên công ty bằng tiếng Việt:
Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu DATEX.
_ Tên công ty bằng tiếng Anh:
DATEX Commercial Import Export Joint Stock Company
_ Tên công ty viết tắt:
DATEX.JSC

• Địa chỉ:
_ Trụ sở chính: Lô A4, Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, phường Trần
Hưng Đạo, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
_ Văn phòng đại diện: Phòng 503-508 Tầng 5 Tòa nhà 193-195 Khâm
Thiên, Đống Đa, Hà Nội.
• Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần. 3 cổ đông sáng lập:
_ Bà Đỗ Thị Bảo ( Tỷ lệ góp vốn: 2%)
_ Ông Nguyễn Hoàng Sơn ( Tỷ lệ góp vốn: 96%)
_ Ông Luyện Thái Long ( Tỷ lệ góp vốn: 2 %)
• Chức năng nhiệm vụ:
Công ty thực hiện chức năng sản xuất, thương mại, dịch vụ,lưu thông
hàng hóa, xây lắp v.v…
• Người đại diện theo pháp luật của công ty:
Chức danh: Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty
Họ và tên:Nguyễn Hoàng Sơn
Sinh ngày: 03/06/1975
Nguyễn Đức Mạnh Lớp: TMQT K49
3
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
_ Sơ đồ tổ chức bộ máy
+ Giám đốc điều hành chung mọi việc.
+ Phó giám đốc thay mặt giám đốc quản lý trực tiếp các phòng ban.
+ Phòng tổ chức: quản lý nhân sự và c ác vấn đề liên quan.
+ Phòng kế toán: quản lý tình hình tài sản, nguồn vốn và t ình hình lưu
chuyển tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp.
+ Phòng kỹ thuật: phụ trách công nghệ, trang thiết bị, nghiên cứu đưa ra
những sản phẩm có công nghệ mới hiện đại; chịu trách nhiệm về tình hình sử
dụng máy móc trang thiết bị của công ty.
+ Phòng kinh doanh: phụ trách việc tìm nguồn nguyên liệu, tìm nhà cung

cấp vật tư phục vụ sản xuất, tìm khách hàng, ký kết hợp đồng mua bán và th ực
hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
Quản lý các phòng ban là các trưởng phòng.
Tất cả các phòng đều tham gia trực tiếp điều hành hoạt động của nhà máy.
Phòng tổ chức quản lý nhân sự của nhà máy; phòng kế toán quản lý tình hình
xuất nhập của nhà máy, tình hình công nợ, khấu hao vật tư…; phòng kỹ thuật
quản lý tình hình thiết bị vật tư, quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm…;
phòng kinh doanh quản lý kế hoạch sản xuất của nhà máy, nhà máy sản xuất,
xuất hàng theo lệnh của phòng kinh doanh, yêu cầu vật tư phải được phòng kinh
doanh duyệt.
_ Tổng số CBNV: 320
_ Số nhân lực có trình độ đại học trở lên: 15
_ Số nhân lực tốt nghiệp khối kinh tế và QTKD: 10
_ Số người tốt nghiệp từ đại học Thương mại: 0
3. Quy mô vốn kinh doanh
Vốn điều lệ: 48.000.000.000 đồng
_ Mệnh giá cổ phiếu: 100.000 đồng/ cổ phiếu.
_ Số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp:
Nguyễn Đức Mạnh Lớp: TMQT K49
4
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy
480.000 cổ phần = 48.000.000.000 đồng.
_ Vốn do 3 cổ đông sáng lập góp vốn.
_ Ngoài ra trong quá trình hoạt động, công ty còn sử dụng nguồn vốn vay
từ ngân hàng.
4. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
• Ngành nghề kinh doanh
SốTT Tên ngành Mã ngành
1 Sản xuất vải, sợi và hàng dệt may 1311;1322
2 Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp 4100;4290

3 Vận tải hàng hóa bằng xe tải liên tình và nội tỉnh 4933
4 Bán buôn vật liệu xây dựng, sắt thép, ống thép và kim loại 4992;4663
5 Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương 5012
6 Bán buôn máy móc, thiết bị, phụ tùng, máy thủy 4659
7 Sản xuất và mua bán các sản phẩm từ gỗ (giường, tủ, bàn,
ghế và đồ nội thất tương tự)
3100;4649
8 Bán buôn, lắp ráp hành kim khí điện máy, linh kiện điện tử
và lắp đặt thiết bị công nghiệp
3100;4649
9 Khai thác, xử lý nước và cung cấp nước sinh hoạt, công
nghiệp
4959;4652
10 Bán buôn bông, vải , sợi và hàng dệt may 3600
11 Bán lẻ phương tiện vân tải thủy 4620;4641;4669
Nguồn: Phòng Kinh doanh-Công ty DATEX
• Công ty hiện đang tiến hành xuất nhập khẩu mặt hàng bông, sợi; nhập
khẩu thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất bông, sợi.
_ Nhập khâu bông nguyên liệu phục vụ sản xuất. Bông được nhập khẩu từ
Zimbabwe, Tazania, Tây phi, Mỹ, Ấn Độ, và một số nước Nam Mỹ,
_ Xuất khẩu sợi cotton ( các loại như: Ne 30 dệt kim, 30 dệt thoi, 32 dệt
kim, 32 dệt thoi ). Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Trung Quốc ( 70%), Hàn
Quốc, Philipin, mới đây có xuất khẩu sang Colombia…
_ Công ty thực hiện xuất nhập khẩu chủ yếu qua trung gian ( đại lý, môi
giới).
_ Nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất: Máy dệt, kim dệt, băng tải,…
Nguyễn Đức Mạnh Lớp: TMQT K49
5
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy
II. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty cổ

phần xuất nhập khẩu thương mại DATEX
1. Tổ chức hoạt động nhập khẩu hàng hóa của công ty DATEX
* Quy trình nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu được tổ chức, thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều
từ điều tra thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá nhập khẩu,thương nhân
giao dịch, các bước tiến hành giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng, tổ chức thực
hiện hợp đồng cho đến khi hàng hoá chuyển đến cảng chuyển giao quyền sở hữu
cho người mua, hoàn thành các thanh toán. Mỗi khâu mỗi nghiệp vụ này phải
được nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng, đặt chúng trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh
thủ nắm bắt những lợi thế nhằm đảm bảo những hiệu quả cao nhất, phục vụ đầy
đủ kịp thời cho xản xuất và tiêu dùng trong nước.
Nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác giao dịch
Nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết đầu tiên đối với bất kỳ doanh
nghiệp nào muốn tham gia vào Thương Mại Quốc Tế. Nghiên cứu thị trường
trong kinh doanh Thương mại Quốc tế bao gồm một loạt các thủ tục và kỹ thuật
được đưa ra nhằm giúp các nhà kinh doanh có đầy đủ thông tin cần thiết để đưa
ra quyết định chính xác về Maketing. Ngoài việc nắm vững tình hình trong nước
và đường lối chính sách luật pháp của các quốc gia liên quan đến hoạt động
ngoại thương, doanh nghiệp còn phải nhận biết mặt hàng nhập khẩu và nắm
vững thị trường trong nước.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nghiên cứu thị
trường phải trả lời các câu hỏi: xuất khẩu cái gì, dung lượng thị trường ra sao, sự
biến động của hàng hoá thị trường như thế nào, thương nhân trong giao dịch là
ai, phương thức giao dịch nào, chiến thuật kinh doanh cho trong từng giai đoạn
để đạt được mục tiêu đề ra.
1.1. Nhận biết mặt hàng nhập khẩu
Mục đích của việc nhận biết mặt hàng nhập khẩu là để lựa chọn mặt hàng
kinh doanh có lợi nhất cho doanh nghiệp.
Nguyễn Đức Mạnh Lớp: TMQT K49
6

Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy
Thứ nhất, việc nhận biết mặt hàng xuất khẩu trước hết căn cứ vào nhu cầu
sản xuất và tiêu dùng trong nước. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp muốn
đạt được hiệu quả thì doanh nghiệp phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường,
bán ra cái mà thị trường cần chứ không phải bán ra cái mà doanh nghiệp có.
Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu ơhải tự tìm hiểu, dự
đoán nhu cầu trong nước về: mặt hàng, phẩm chất, số lượng, bao bì, kiểu
dáng,nhãn hiệu để hàng hoá nhập về phù hợp, đáp ứng cho nhu cầu của thị
trường.
Thứ hai, nghiên cứu nguồn cung cấp hàng hoá trong nước.Muốn kinh
doanh có hiệu quả, doanh nghiệp còn pHải quan tâm đến tình hình sản xuất và
cung cấp hàng hoá đó trên thị trường. Tìm hiểu các nguồn cung cấp hàng hoá,
mức độ đáp ứng nhu cầu thị trường
Thứ ba, nghiên cứu sản phẩm. Mỗi sản phẩm hàng hoá đều trải qua 4 giai
đoạn của chu kỳ sống đó là: Xâm nhập, phát triển, bão hoà và suy thoái. Người
kinh doanh phải nhận biết được mặt hàng định kinh doanh đang ở giai đoạn nào
của chu kỳ sống để có những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao doanh số và
hiệu quả kinh doanh.
Thứ tư, nghiên cứu tỷ xuất ngoại tệ hàng nhập khẩu là tổng số bản tệ có
thể thu được khi bỏ ra một đồng ngoại tệ. Nếu tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu
lớn hơn tỷ giá hối đoái trên thị trường thì việc nhập khẩu có hiệu quả.
Ngoài những điểm trên, doanh nghiệp cần nắm thông tin về các điều kiện
có liên quan đến mặt hàng kinh doanh của mình trên thị trường nước ngoài về:
Dung lượng thị trường và giá cả hàng hoá trên thị trường Quốc tế.
1.2. Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng
Dung lượng thị trường là khối hàng hoá được giao dịch trên một phạm vi
thị trường nhất định trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Đối với
đơn vị kinh doanh nhập khẩu, nghiên cứu dung lượng thị trường cần xác định
khả năng cung cấp của thị trường bao gồm việc xem xét đặc điểm tính chất, khả
năng sản xuất hàng thay thế, khả năng lựa chọn, mua bán.

Nguyễn Đức Mạnh Lớp: TMQT K49
7
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy
Dung lượng thị trường là không cố định, nó thay đổi tuỳ theo diễn biến
của thị trường do tác động của nhiều nhân tố trong những giai đoạn xác định.
1.3. Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đông thời thể hiện một
cách tổng hợp các hoạt động kinh tế. Giá cả Quốc tế luôn gắn liền với thị trường
và là nhân tố cấu thành thị trường. Giá cả thị trương luôn biến động và chịu ảnh
hưởng của nhiều nhân tố. Do vậy để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh trên thị
trường Quốc tế đòi hỏi các nhà kinh doanh phải nắm được giá cả và xu hướng
vận động cảu nó. Nghiên cứu giá cả bao gồm việc xác định giá cả từng mặt hàng
tại từng thời điểm trên thị trường, xu hướng biến động của giá cả thị trường và
các nhân tố ảnh hưởng đến nó.
Để có thể dự đoán được một cách tương đối chính xác về giá cả Quốc tế
của hàng hoá trước hết phải căn cứ vào kết quả nghiên cứu và dự đoán về tình
hình thị trường của hàng hoá đó, đánh giá đúng các nhân tố ảnh hưởng đến giá
cả và xu hướng của giá cả hàng hoá đó.
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá cả:
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới giá cả của hàng hoá trên thị trường
Quốc tế và có thể được phân loại theo các tiêu mức khác nhau. Sau đây là một
số các nhân tố chủ yếu:
- Nhân tố chu kỳ
- Nhân tố lũng đoạn.
- Nhân tố cung cầu.
- Nhân tố cạnh tranh.
- Nhân tố lạm phát.
Ngoài các nhân tố chủ yếu trên, giá cả của hàng hoá còn chịu tác động của
các nhân tố khác như: chính sách chính phủ, tình hình an ninh chính trị của các
quốc gia.

Việc nghiên cứu và tính toán một cách chính xác gí cả của hợp đồng kinh
doanh nhập khẩu là một công việc khó khăn đòi hỏi phải được xem xét trên
Nguyễn Đức Mạnh Lớp: TMQT K49
8
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy
nhiều khía cạnh, nhưng đó lại là một nhân tố quan trọng quyết định hiệu qủa của
hợp đồng kinh doanh Thương mại Quốc tế.
1.4. Lựa chọn mặt hàng, phương án nhập khẩu và đối tác giao dịch
Dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường, nhà kinh doanh phải xác định
được mặt hàng dự định nhập khẩu là mặt hàng gì, quy cách, phẩm chất, nhãn
hiệu, bao bì đóng gói hàng hoá như thế nào?
Để xác định được số lượng hàng nhập khẩu, nhà kinh doanh phải xác định
số lượng đặt hàng tối ưu này là số lượng hàng nhập khẩu thoả mãn được nhu cầu
tiêu dùng trong nước và tiết kiệm được chi phí đặt hàng.
Việc nghiên cứu thị trường giúp cho đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu thoả
mãn được nhu cầu tiêu dùng trong nước và tiết kiệm được chi phí đặt hàng.
Việc ngiên cứu thị trường giúp cho đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu lựa
chọn thị trường, thời co thuận lợi, lựa chọn phương thức mua bán và điều kiện
giao dịch thích hợp. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, kết quả hoạt động kinh
doanh còn phụ thuộc vào đối tác giao dịch.
Trong những điều kiện như nhau, việc giao dịch với khách hàng cụ thể
này thì thành công nhưng với khách hàng khác thì bất lợi.Vì vậy một nhiệm vụ
quan trọng của đơn vị kinh doanh là lựa chọn đối tác giao dịch. Mục đích của
việc lựa chọn này là tìm kiếm người công tác khả dĩ, an toàn và có lợi.
Trong quá trình lựa chọn đối tác giao dịch cần nghiên cứu các vấn đề:
- Tình hình sản xuất kinh doanh của đối tác: Lĩnh vực, phạm vi kinh
doanh, chất lượng sản phẩm, giá cả,khả năng cung cấp lâu dài, thường xuyên.
- Khả năng về vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật của đối tác : yếu tố này cho
thấy ưu thế của đối tác trên thương trường, thực trạng khả năng của họ.
- Thái độ và quan điểm kinh doanh của đối tác.

- Uy tín và mối quan hệ với bạn hàng khác của đối tác.
- Tình hình chính trị của nước đối tác: đây là vấn đề quan trọng nhất, trên
thế giới đang xảy ra nhiều xung đồt về chính trị, nó có ảnh hưởng không tốt tới
hoạt động kinh doanh Thương mại Quốc tế.
Nguyễn Đức Mạnh Lớp: TMQT K49
9
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy
2. Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng
2.1. Giao dịch, đàm phán:
Để tiến tới ký hợp đồng mua bán, người xuất khẩu và người nhập khẩu
thường phải trải qua một quá trình giao dịch, thương lượng với nhau về các điều
kiện giao dịch. Trong buôn bán Quốc tế, những bước giao dịch chủ yếu được
tiến hành như sau:
a.Hỏi giá:
Hỏi giá được coi là lời đề nghị của người mua với người bán để báo cho
mình biết về giá cả và điều kiện mua hàng. Hỏi giá không ràng buộc trách nhiệm
của cả hai bên nên có thể hỏi giá ở nhiều nơi để lựa chọn. Tuy nhiên, nếu hỏi giá
quá nhiều sẽ tạo nên nhu cầu giả tạo, không có lợi cho người mua.
b.Chào hàng
Chào hàng là lời đề nghị ký hợp đồng và do vậy có thể do người mua hoặc
người bán đua ra. Thông thường, chào hàng là do người xuất khẩu đưa ra.
c.Đặt hàng
Lời đề nghị ký hợp đỗng xuất phát từ phía người mua được đưa ra dưới
hình thức đặt hàng. Trong đặt hàng, người mua nêu cụ thể về hàng hoá và tất cả
những nội dung cần thiết cho việc ký kết hợp đồng.
Trong thực tế, người ta chỉ đặt hàng với những khách hàng có quan hệ
thường xuyên nên ta chỉ thường gặp các đặt hàng chỉ nêu một số điều kiện cơ
bản và một vài điều kiện riêng cho lần đặt hàng đó. Những điều kiện khác hai
bên áp dụng điều kiện chung đã thoả thuận hoặc những điều kiện của hợp đồng
đã ký trong lần giao dịch trước.

d.Hoàn giá
Khi mỗi bên nhận được chào hàng (hoặc đặt hàng) đó, mà đưa ra một đề
nghị mới thì đề nghị này được coi là hoàn giá. Khi có hoàn gía, chào hàng trước
đó coi như bị huỷ bỏ. Trong buôn bán Quốc tế, mỗi lần giao dịch thường trải
qua nhiều lần hoàn giá mới đi đến kết thúc.
e.Chấp nhận
Nguyễn Đức Mạnh Lớp: TMQT K49
10
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy
Chấp nhận là sự đồng ý có điều kiện của chào hàng (hoặc đặt hàng) mà
bên kia đưa ra. Điều đó có nghĩa là người nhận đồng ý hoàn toàn mọi nội dung
của chào hàng (đặt hàng) trong thời gian hiệu lực của chúng và chấp nhận này
được truyền đạt tới người phát ra đề nghị. Khi đó, một hợp đồng sẽ được xác
lập.
f.Xác nhận
Xác nhận là một văn kiện ghi lại mọi điều đã thoả thuận thống nhất giữa
người mua và người bán. Thông thường nó được lập thành hai bản. Bên xác
nhận ký trước rồi chuyển cho bên kia, bên kia ký xong giữ lại một bản và gửi trả
lại một bản.
Sau khi nhận được thư chào hàng hay đặt hàng và có sự trả lời của phía
bên kia, hai bên tổ chức thương lượng để đến một thoả thuận chung về điều kiện
mua bán. Đàm phán là việc bàn bạc trao đổi với nhau các điều kiện mua bán
giữa các nhà kinh doanh để đi đến thống nhất ký kết hợp đồng. Trong thương
mại Quốc tế có ba hình thức đàm phán đó là:
- Đàm phán qua thư tín
- Đàm phán qua điện thoại
- Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp
Mỗi hình thức đàm phán đều có những ưu nhược điểm nhất định, tuỳ từng
trường hợp cụ thể mà nhà kinh doanh có thể lựa chọn hình thức đàm phán cho
phù hợp.

2.2. Ký kết hợp đồng
Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký kết hợp đồng
kinh doanh xuất nhập khẩu.
Hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu là sự thoả thuận bằng văn bản, tài
liệu giao dịch giữa các thương nhân trong nước và ngoài nước về việc trao đổi
hàng hoá dịch vụ bằng cách quy định rõ nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm của
các bên để thức hiện kế hoạch kinh doanh của mình.
Hình thức hợp đồng bằng văn bản là một hình thức bắt buộc đối với các
đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu ở nước ta.
Nguyễn Đức Mạnh Lớp: TMQT K49
11
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy
Hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu là bằng chứng bảo vệ quyền lợi,
ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia ký kết và giải quyết các tranh chấp
về mua bán giữa hai bên.
Hợp đồng tạo thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm tra, thống kê việc thực
hiện hợp đồng theo quy định chung của quán lý Nhà nước.
Nội dung của hợp đồngkinh doanh xuất nhập khẩu
Nội dung của hợp đông kinh doanh xuất nhập khẩu được thể hiện qua các
điều khoản mà các bên đã thoả thuận, cam kết thực hiện. Thông thường nội
dung của một hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm những điều khoản
chính sau đây.
(1)Tên hàng
Tên hàng là một điều khoản quan trọng của hợp đồng kinh doanh xuất
nhập khẩu. Nó nói lên chính xác đối tuợng mua bán trao đổi.
(2) Số lượng và cách xác định
Đây là điều khoản nói lên mặt lượng của hàng hoá giao dịch. Điều khoản
này bao gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng, phương pháp quy định trọng
lượng và phương pháp xác định trọng lượng.
(3) Quy cách phẩm chất

Phẩm chất là điều khoản nói lên mặt chất của hàng hoá mua bán nghĩa là
tính năng, quy cách, kích thước, công dụng… của hàng hoá. Xác định cụ thể
phẩm chất của hàng hoá là cơ sở để xác định giá cả và mua được hàng hoá phù
hợp với nhu cầu.
Để xác định chính xác phẩm chất thì trong điều khoản này phải nêu rõ
những tiêu chuẩn mà hàng hoá phải đạt được và phương pháp để xác định tiêu
chuẩn đó.
(4) Bao bì, ký mã hiệu
Bao bì là một loại phẩm công nghiệp đặc biệt dùng để bao gói và chứa
đựng sản phẩm nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của sản phẩm tạo điều kiện thuận
lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp đỡ và tiêu thụ sản phẩm. Trong thương
mại Quốc tế, điều khoản bao bì thường quy định chất lượng bao bì, phương
hướng cung cấp bao bì và giá cả của bao bì.
Ngày nay, bao bì không đơn thuần chỉ dùng để bao gói và vận chuyển
hàng hoá mà bao bì còn là phương tiện để mua bán. Do vậy trên bao bì, ngoài
Nguyễn Đức Mạnh Lớp: TMQT K49
12
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy
những ký mã hiệu để bảo quản vận chuyển thì còn phải ghi ký hiệu, tên sản
phẩm, tên hãng hay biểu tượng của nhà sản xuất…để phục vụ cho công tác
quảng cáo và bán hàng.
(5) Điều kiện cơ sở giao hàng
Điều cơ sở giao hàng là điều kiện cơ bản trong hợp đồng thương mại
Quốc tế. Nó phản ánh mối quan hệ hàng hoá với điều kiện giao hàng ( như nơi,
địa điểm giao hàng và các yếu tố cấu thành giá thành).
Điều kiện cơ sở giao hàng quy định những cơ sở có tính nguyên tắc của
việc giao nhận hàng hoá của bên bán và bên mua về sự phân chia trách nhiệm
trong việc giao nhận hàng, sự phân chia về chi phí và sự di chuyển rủi ro, tổn
thất về hàng hoá từ người bán sang người mua.
Tuỳ theo khả năng thuê tầu của các bên mà có thể quy định những điều

kiện cơ sở giao hàng khác nhau cho từng nhóm hàng khác nhau. Có khi thiết bị
được giao theo điều kiện FOB (cảng bên bán) còn phụ tùng vật tư lại giao theo
điều kiên CIF (cảng bên mua), cũng có khi cả đối tưọng mua bán đều được giao
theo một điều kiện cơ sở giao hàng.
Việt Nam, do đội tàu chưa phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu về vận
chuyển do vậy nước ta thường nhường quyền thuê tầu cho bên bán và nhập theo
điều điện CIF.
(6) Giá cả
Giá cả là một điều kiện quan trọng, quyết định tính hiệu quả trong nhập
khẩu. Điều khoản này cần xác định đồng tiền tính giá, mức giá, phương pháp
định giá, cơ sở của giá cả và việc giảm giá.
(7) Giao hàng
Nội dung cơ bản của điều khoản giao hàng là sự xác định thời hạn, địa
điểm, phương thức giao hàng và thông báo giao hàng.
Trước hết người bán và người mua phải thống nhất với nhau về thời hạn
giao hàng. Đây là thời hạn mà bên bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Hai
bên có thể thoả thuận thời hạn giao hàng có định kỳ, giao hàng không định kỳ và
giao hàng ngay.
Thứ hai, phải định rỏ địa điểm giao hàng.
Thứ ba, cần phải lựa chọn một phương thức giao hàng mà hai bên đã nhất
trí thông qua.
Nguyễn Đức Mạnh Lớp: TMQT K49
13
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy
Cuối cùng, là việc quy định thông báo giao hàng số lần thông báo và nội
dung thông báo giao hàng.
(8) Thanh toàn
Trong điều khoản thanh toán, các bên phải xác định những vấn đề đồng
tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và điều kiện đảm
bảo hối đoái.

Đồng tiền thanh toán có thể trùng hoặc không trùng với đồng tiền tính giá.
Khi chúng là hai đồng tiền khác nhau, người ta phải xác định tỷ giá của hai đồng
tiền để quy đổi. Do vậy phải lựa chọn tỷ giá của công cụ thanh toán (bằng điện
hay bằng thư); tỷ giá của thị trường tiền tệ (nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hay
nước thứ ba) và đó là tỷ giá mua vào hay ban ra.
Việc lụa chon phương thức thanh toán cũng phải thể hiện trong hợp đồng.
Để thanh toán được diển ra suôi sẻ phải có một điều kiện hối đoái để
tránh tổn thất xảy ra do sự biến động của đồng tiền trên thế giới. Đó có thể là
điều kiện đảm bảo vàng hoặc điều kiện bảo đảm bảo ngoại hối.
(9) Khiếu nại (nếu có)
(10) Bảo hành
Bảo hành là sự bảo đảm của người bán về chất lượng hàng hoá trong một
thời gian nhất định. Thời hạn này gọi là thời gian bảo hành, một thời gian giành
cho người mua phát hiện khuyết tật của hàng hoá.
(11) Trường hợp miển trách nhiệm
(12) Trọng tài
Khuynh hướng phổ biến hiện nay trên thế giới là sữ dụng trọng tài để giải
quyết tranh chấp về hợp đồng. Vì vậy khi ký kết hợp đồng phải xác định một
loại hình trọng tài để giải quyết các vấn đề phát sinh trong khi thực hiện hợp
đồng. Những vấn đề thường quy định là địa điểm trọng tài, trình tự tiến hành
trọng tài, luật áp dụng vào xét xử và việc chấp hành tài quyết.
(13) Vận tải
(14) Thưởng phạt
3. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Sau ký kết hợp đồng, doanh nghiệp cần phải xác định rỏ trách nhiệm, nội
dung và trình tự công việc phải làm, hạn chế những sai sót, tránh gây thiệt hại.
Trình tự thực hiện hợp đồng gồm những bước sau:
Nguyễn Đức Mạnh Lớp: TMQT K49
14
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy


3.1. Xin giấy phếp nhập khẩu hàng hoá
Theo điều 8 Nghị định 57/CP ngày 31/7/987 Chính phủ, thương nhân là
doang nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đươc nhập khẩu hàng hoá theo ngành
nghề đã ghi trong chứng nhận giấy phép kinh doanh không phải xin giấy phép
kinh doanh nhập khẩu (trừ những hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc
kinh doanh có điều kiện) mà chỉ phải đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu một lần tại cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Như vậy với hàng hoá thông thường khi tiến hành nhập khẩu,doanh
nghiệp không phải xin giấy phép nhập khẩu. Đối với những hàng hoá được quản
lý bằng hạn ngạch, để nhập khẩu doanh nghiệp phải có giấy phân bổ hạn ngạch
và phải thường có được trước khi ký hợp đồng.
Đối với những hàng hoá nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ chủ quản,
doanh nghiệp cũng phải hoàn thành các thủ tục cần thiết để trình Bộ chủ quản và
sau khi được chấp nhận sẽ thông qua bộ Thương Mại.
3.2. Mở thư tiến dụng (L/C)
L/C là một văn bản pháp lý trong đó Ngân hàng theo yêu cầu của khách
hàng mình cam kêt trả tiền cho người xuất khâu hoặc chấp nhận hối phiếu do
Nguyễn Đức Mạnh Lớp: TMQT K49
15

kết
hợp
đồng
nhập
khẩu
Xin
giấy
phép
nhập

hhẩu
Mở L/C
theo
yêu cầu
bên bán
Đôn
đốc bên
bán
giao
hàng
Thuê
tàu
Mua
Bảo
hiểm
cho
hàng
hoá
Làm
thủ
Tục
Hải
quan
Nhận
hàng
hoá
Kiểm
tra hàng
hoá
Giao

hàng
cho đơn
vị đặt
hàng
Làm
thủ
tục
thanh
toán
Khiếu
nại
về hàng
hoá nếu

Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy
người xuất khẩu ký phát nếu họ xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với
yêu cầu đề ra trong L/C. Nếu hai bên thoả thuận sữ dụng phương thức tiến dụng
chứng từ, người mua phải làm thủ tục mở L/C khi bên bán yêu cầu.
3.3. Thuê tàu chợ (hoặc uỷ thác thuê tàu)
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, việc ai thuê tàu, theo hình thức nào
được tiến hành dựa trên các căn cứ sau:
+ Điều khoản của hợp đồng.
+ Đặc điểm của hàng hoá.
+ Điều kiện vận tải.
Trong trường hợp nhập khẩu theo điều kiện FOB người nhập khẩu không
phải thuê tàu mà nghĩa vụ đó thuộc về người bán (người xuất khẩu).
3.4. Mua Bảo hiểm
Hiện nay phần lớn hoạt động thương mại Quốc tế được thực hiện thông
qua vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Hình thức vận chuyển có những ưu
điển song cũng chứa đựng nhiều rủi ro và tổn thất. Khi mua Bảo hiểm người

nhập khẩu sẽ ký một hợp đồng với Công ty Bảo hiểm trong đó xác định điều
kiện Bảo hiểm mà người nhập khẩu lựa chọn.
3.5. Làm thủ tục Hải quan
Hàng hoá được vận chuyển qua biên giới quốc gia để xuất hay nhập khẩu
đều phải làm thủ tục Hải quan. Việc làm thủ tục Hải quan bao gồm các bước
sau:
- Khai báo Hải quan.
- Xuất trình hàng hoá.
- Thực hiện các quyết định Hải quan.
- Đóng thuế xuất hay nhập khẩu (nếu có).
3.6. Nhận hàng và kiểm tra hàng hoá
Theo nghị định 200/CP ngày 31/12/1993 của chính phủ thì mọi việc giao
nhận hàng hoá nhập khẩu đều phải uỷ thác qua cảng. Khi hàng về, cảng sẽ báo
cho chủ hàng biết và chủ hàng làm thủ tục nhận hàng.
Nguyễn Đức Mạnh Lớp: TMQT K49
16
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy
Sau khi nhận hàng, bên nhập khẩu làm thủ tục kiểm tra hàng hóa. Thông
thường hai bên chủ thể lựa chọn một cơ quan giám định có khả năng về nghiệp
vụ và thẩm quyền thẩm định kiểm tra. Phía Việt Nam khi tiến hành nhập khẩu
thường lựa chọn Vinacontrol.
3.7. Giao hàng cho đơn vị đặt hàng
Nếu người nhập khẩu là người nhận uỷ thác nhập khẩu hoặc nhận đơn đặt
hàng của khách có thể kết hợp giao hàng ngay tại cảng cho khách hàng của
mình. Thực hiện được việc giao nhận này sẽ tiết kiệm được thời gían và chi phí
vận chuyển, kho bải. Nếu đơn vị nhận vận chuyển hàng hoá cho khách hàng thì
cần phải chuẩn bị phương tiện vận tải.
3. 8. Thanh toán
Nghiệp vụ thanh toán là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện thanh toán
Quốc tế, là nghiệp vụ quan trọng và việc cuối cùng của thực hiện hợp đồng nhập

khẩu. Trong kinh doanh Thương mại Quốc tế hiện nay có rất nhiều phương thức
thanh toán khác nhau mà các bên có thể lựa chọn để áp dụng trong việc thanh
toán hợp đồng.
3.9. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)
Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu nếu phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị
tẩn thất hoặc phát sinh các vấn đề khác không phù hợp với hợp đồng hai bên
thoả thuận các bên tham gia cần lập hồ sơ khiếu nại ngay đẻ khoải bỏ lỡ thời hạn
khiếu nại.
II. Kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty DATEX
Nhập khẩu hàng hóa luôn gắn liền với việc bán hàng nhập khẩu ở thị
trường trong nước. Nhập khẩu tăng đồng nghĩa với việc thị trường cả trong nước
và nước ngoài được mở rộng, vốn lưu động gia tăng, tiêu thụ sản phẩm
tăng.Trong thời gian qua, mặc dù thị trường có những biến động lớn về giá cả
nhưng với sự chỉ đạo và phối hợp đồng bộ, biết tận dụng những điều kiện thuận
lợi, nhập khẩu vật tư, thiết bị của công ty vẫn tăng đều qua các năm. Do đặc thù
kinh doanh của công ty, kim ngạch nhập khẩu vật tư thiết bị sản xuất luôn chiếm
Nguyễn Đức Mạnh Lớp: TMQT K49
17
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy
tỷ trọng lớn hơn so với các mặt hàng khác, thường từ 80 đến 90% tổng kim
ngạch nhập khẩu. Ban lãnh đạo cùng cán bộ công ty đã góp công sức tính toán
nhập khẩu ở mức hợp lý, dự báo tại thời điểm giá cả có thể biến động để quyết
định tăng hoặc giảm khối lượng từng mặt hàng nhập khẩu.
Có thể khẳng định rằng hoạt động nhập khẩu của công ty đã đưa thương
hiệu DATEX trở thành một thương hiệu có uy tín hiện nay ở thị trường trong nước.
Những sản phẩm mà công ty nhập khẩu về đã và đang có mặt ở khắp thị trường nội
địa. Điều này khẳng định vị trí mặt hàng nhập khẩu của công ty trên thị trường và
được nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng tin tưởng.
Tuy nhiên, dù Công ty đã cố gắng trong khâu tìm kiếm thêm đối tác kinh
doanh, mở rộng thị trường nhưng vẫn còn hạn chế và phụ thuộc nhiều vào các

đối tác có quan hệ từ trước ở các thị trường chính như Trung Quốc, Đài Loan,
Nhật Bản. Do vậy, Công ty không tránh khỏi bị động về mặt thời gian và giá cả
khi tiến hành nhập khẩu. Bên cạnh đó, Công ty vẫn chưa tận dụng tốt những
điều kiện ưu đãi về thuế quan sau khi Việt Nam gia nhập AFTA, kim ngạch
nhập khẩu từ thị trường Asean còn rất hạn chế.
Một hạn chế nữa là đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ kĩ thuật của
Công ty còn thiếu, nhất là cán bộ có nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Do vậy trong
giao dịch, đàm phán và kí kết hợp đồng, khách hàng nước ngoài thường giành
thế chủ động.
III. Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa của công ty
DATEX
1. Thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa của công ty DATEX
Bảng1: kim ngạch XNK trong các năm 2008-2010 (ĐVT:1000 USD)
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
KH TH
%
00/99
KH TH
%
01/00
KH TH
%
02/01
Kim ngạch XK 3.980 2.463 135 1.531 1.975 80 1.100 1.111 56
Kim ngạch NK 4.000 3.091 69 1.240 1.702 55 2.528 3.263 192
Nguyễn Đức Mạnh Lớp: TMQT K49
18
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy
Tổng KN XNK 7.980 5.553 88 2.771 3.677 66 3.628 4.374 118

Nguồn: Phòng Kinh doanh-công ty DATEX
Qua bảng kim ngạch xuất nhập khẩu trên ta dễ dàng nhận thây rằng hoạt
động xuất nhập khẩu của Công ty có chiều hướng giảm qua các năm. Đặc biệt là
hoạt xuất khẩu năm sau thấp hơn năm trước, trong năm 2008 mặc dù đạt được
135% so với năm 2007 nhưng trong năm 2009, năm 2009 con số này chỉ còn
80% và 56%. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 2.463 (1000$), nhưng đến
năm 2010 chỉ đạt 1.111 (1000$). Trong khi đó nhập khẩu lại thất thường trong
năm 2008 hoạt động nhập khẩu chỉ đạt 69% so với năm 2007, năm 2009 đạt
55% so với năm 2008 nhưng năm 2010 lại đạt được 192% so với năm 2010.
Từ bảng trên cò thể nhận thấy rằng Công ty nhập khẩu chủ yếu là sợi
nylong, xơ các loại và hoá chất. Trong đó chủ yếu là sợi nylong với kim ngạch
nhập khẩu chiếm trên 45% qua các năm. Công ty cần phải nhập khẩu nhiều sợi
nylong là do đây là loại nguyên liệu mà trong nước vẩn chưa đáp ứng được nhu
cầu sản xuất của Công ty. Và đây cũng là nguyên liệu chính dùng đẻ sản xuất
các loại lốp xe đạp, xe máy mà nhu cầu trong nước của các loại lốp xe ngày
càng tăng.
Bảng cơ cấu càc mặt hàng nhập khẩu (ĐVT:1000$)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Sợi nylong 1.392 801 1.432
Xơ các loại 773 391 531
Hoá chất 618 340 665
Phụ tùng vật tư khác 463 170 635
Tổng 3.091 1.702 3.263
Nguồn: Phòng Kinh doanh-công ty DATEX
Nguyễn Đức Mạnh Lớp: TMQT K49
19
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy
Xơ nhập khập chủ yếu là hai loại xơ, xơ PP và xơ PEs là nguyên liệu
dùng để sản xuất các loại vải mành, vải kỹ thuật và làm giấy. Kim ngạch nhập
khẩu năm 2008 là 773.000 $ (chiếm 25%) và cũng con số này trong năm 2010 là

531.000 $ (chiếm 16%). Kim ngạch nhập khẩu không ổn định là do thành phẩm
của các nguyên liệu này có lượng tiêu thụ không ổn định vì phải cạnh tranh
nhiều với các doanh nghiệp khác sản xuất cùng loại.
Từ sau khi phân xưởng nhúng keo ra đời, nhu cầu về các loại hoá chất
dùng để nhúng keo vải mành có nhu cầu tăng lên. Trong khi đa một số loại hoá
chất trong nước lại chưa đáp ứng được đó là Latex và Resorcinal, do vậy Công
ty phải tiến hành nhập từ nước ngoài về. Quá trình sản xuất các máy móc và
thiết bị không tránh được tình trạnh hư hỏng, cũng như do nhu cầu về chất lượng
các thành phẩm đối với khách hàng ngày càng cao. Công ty luôn phải cải tiến
thay thế, sửa chửa các máy móc tranh thiết bị và nhập khẩu các phụ tùng thay
thế là điều tất yếu.
2. Thị trường nhập khẩu của Công ty
Sau khi tách khỏi sự bao cấp của Nhà nước Công ty đã và đang tiến hành
tìm kiếm các bạn hàng mới trong và ngoài nước đồng thời duy trì những khách
hàng truyền thống trước đây. Thị trường tiêu thụ sản phẩu của Công ty vẩn là thị
trường trong nước là chủ yếu. Đối với thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào
của Công ty thì rất rộng lớn ngoài thị trường trong nước. Công ty hàng năm
thường xuyên nhập các loại nguyên vật liệu từ rất nhiều các nước khác nhau.
Cụ thể như sau:
Sợi nylong chủ yếu được nhập từ Trung Quốc, Đài Loan, Inđônêsia và
một số nước khác. Nhưng trong đó chủ yếu là được nhập từ Inđonesia, trước hết
là vì chất lượng nguyên liệu cao hơn hết so với các nước khác. Với kim ngạch
năm 2008 là 521 (1000$) trong năm 2010 là 643 (1000$).
Các loại xơ PP, PEs thì được nhập từ Singapo, Ân độ và thỉnh thoảng
Công ty cũng tiến hành nhập tư Trung Quốc, Hàn Quốc
Nguyễn Đức Mạnh Lớp: TMQT K49
20
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy
Ấn Độ, Singapo là hai nước mà Công ty phải thường xuyên phải nhập các
loại hoá chất.

Các loại phụ tùng máy móc trang thiết bi: Trước năm 2006 Công ty
thường xuyên nhập từ Trung Quốc nhưng vài năm lại gần đây do yêu cầu về
chất lượng cao hơn, cũng như mức độ hiện đại thì các loại phụ tùng trang thiết
bị của Trung Quốc không đáp ứng được do vậy Công ty phải nhập từ một số
nước khác như Đức, Nhật, Bỉ
Tháng 2/2011 công ty nhập khẩu 0.28084 tấn bông vải, trị giá 0,8491
triệu USD (giảm 23,7% về lượng và giảm 18% về trị giá so với tháng trước đó);
đưa tổng lượng bông nhập khẩu cả 2 tháng lên 0.64909 tấn, trị giá 1,885 triệu
USD (tăng 14,5% về lượng và tăng 108,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm
2010).
Hoa Kỳ là thị trường chủ đạo cung cấp bông vải cho công ty, riêng tháng
2 nhập từ thị trường này tới 0,5791 triệu USD, tính cả 2 tháng nhập trên 370 tấn
bông từ Hoa Kỳ, trị giá 1,1071 triệu USD (chiếm 57% về lượng và chiếm
58,73% trong tổng kim ngạch).
Ấn Độ là nhà cung cấp lớn thứ 2 mặt hàng này cho công ty, tháng 2
nhập0,0 922 triệu USD, cộng cả 2 tháng nhập 0.14760 tấn, trị giá 0,4091triệu
USD (chiếm 22,74% về lượng và chiếm 21,7% trong tổng kim ngạch).
Thứ 3 là thị trường Braxin đạt 0.01523 tấn, trị giá 0,0467 triệu USD
(chiếm 2,35% về lượng và chiếm 2,48% kim ngạch.
Ngoài 3 thị trường lớn trên, còn có 5 thị trường cung cấp bông vải cho
công ty là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Italia và Indonesia nhưng kim
ngạch nhỏ chỉ vài nghìn USD.
Xét về mức tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm nay so với
cùng kỳ, chỉ có duy nhất kim ngạch nhập khẩu từ Indonesia giảm 41,04% - đứng
cuối bảng xếp hạng với 0,0009 triệu USD, còn lại các thị trường khác đều đạt
mức tăng trưởng dương về kim ngạch, trong đó một số thị trường tăng trưởng
Nguyễn Đức Mạnh Lớp: TMQT K49
21
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy
mạnh trên 100% như: Đài Loan, Hoa Kỳ và Hàn Quốc với mức tăng lần lượt là

579,8%, 362,12% và 248,65%.
Bảng 3: Kim ngạch nhập khẩu bông từ các thị trường 2 tháng đầu năm
2011
ĐVT: 1000USD
Thị trường T2/2011 2T/2011 2T/2010
% tăng, giảm KN 2T/2011
sovới 2T/2010
Tổng cộng
84.911 188.498 90.466 +108,36
Hoa Kỳ
57.907 110.714 23.958 +362,12
Ấn Độ 9.219 40.909 26.942 +51,84
Braxin 3.095 4.666 4.079 +14,38
Trung Quốc 225 410 26
+52,66Hàn
Quốc
209 315 90 +248,65
Đài Loan 80 152 22 +579,81
Italia 0 100 96
4,03Indonesia
0 88 150 -41,04
Nguồn: Phòng Kinh doanh-công ty DATEX
3. Các hoạt động đàm phán, ký kêt và thực hiện hợp đồng
Sau khi nghiên cứu thị trường, lựa chọn nguồn cung cấp, mặt hàng cần
nhập Công ty phải tiến hành tiếp cận với các nguồn cung cấp đó để tiến hành
giao dịch bán. Quá trình giao dịch là quá trình trao đổi thông tin về điều kiện
thương mại giữa các bên.
a)Hỏi giá:
Để mua được hàng đúng theo yêu cầu với mức giá hợp lý và điều kiện
thương mại cung cấp có khả năng nhất Công ty lập một bản “Hỏi giá” để có thể

nhận được những bản chào hàng khác nhau. Qua đo Công ty nhận được các bản
chào hàng cạnh tranh của các nơi cung cấp để so sánh lựa chọn cho mình một bản
Nguyễn Đức Mạnh Lớp: TMQT K49
22
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy
chào hàng thích hợp nhất với điều kiện của Công ty. Trong nội dung của một bản
hỏi giá Công ty phải ghi đầy đủ những yêu cầu cần thiết về mặt hàng đó, về số
lượng, chất lượng, quy cách, phẩm chất, thời gian giao hàng và loại tiền mà mình
có khả năng thanh toán, phương thức thanh toán, để tránh mất thời gian hỏi giá
nhiều lần.Công ty luôn ý thức được rằng nếu hỏi giá ở quá nhiều nơi Công ty sẽ rơi
vào tình trạng có quá nhiều bản chào hàng cạnh tranh khác nhau; dẫn đến Công ty
phải lựa chọn đánh giá quá nhiều gây nên thị trường ảo tưởng là nhu cầu qua căng
thẳng điếu đó sẽ không có lợi cho Công ty. Chính vì thế Công ty chỉ tiến hành một
bản hỏi giá ở một số thị trường .
b) Chào hàng, báo giá:
Để có thể mua được hàng như mong muốn, sau khi đã lựa được cho mình
một nguồn cung cấp người bán có tiềm năng nhất, Công ty có thể đưa ra bản “
Chào mua hàng” cho phái đối tác hoặc là nhận bản chào hàng của bên bán. Do
vậy để đi đến việc ký kết hợp đồng Công ty đã lựa chọn kiểu “Chào hàng cố
định”, đây là kiểu chào hàng có độ tin cậy đảm bảo an toàn cao nhất đối với
người mua khi đưa ra nội dung của bản “Chào mua hàng” thì Công ty phải xem
xét, phân tích, đánh gía một cách thận trọng.
Để có thể đánh giá được các bản chào hàng của phía người bán, Công ty
đã sử dụng các phương pháp sau, có những trường Công ty phải tiến hành kết
hợp các phương pháp đối với một bản chào hàng để có thể đánh giá, phân tích
bản chào hàng tối ưu phù hợp với điều kiện của Công ty.
+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp cho điểm
+ Phương pháp phân tích giá
c. Đặt hàng:

Khi đặt hàng phải xác định chính xác tên hàng, phẩm chất, quy cách, số
lượng hàng cần mua tên hàng cần ghi đúng tên gọi của hàng đó trên thị trường
Quốc tế, phẩm chất quy cách cần đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của
Công ty phục vụ cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả tốt nhất.
Nguyễn Đức Mạnh Lớp: TMQT K49
23
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy
d. Ký kết hợp đồng :
Sự thoả thuận thống nhất về mọi điều khoản trong hợp đồng là một tiêu
thức quan trọng mà Công ty luôn phải đảm bảo trước khi bắt tay vào ký kết hợp
đồng nhập khẩu nào đó.
Trước khi ký kết hợp đồng Công ty tiến hành xem xét kỹ lưỡng, cẩn thận
đối chiếu để tránh việc đối phương có thể thêm vào một cách khéo léo những
điểm chưa thoả thuận và bỏ qua không ghi những điều đã thống nhất.
Những điều khoản trong hợp đồng phải xuất phát từ những điểm của hàng
hoá định mua bán, từ những điều kiện , hoàn cảnh tự nhiên và xã hội của nước
người bán, trong hợp đồng không được có những điều khoản trái với luật lệ hiện
hành ở nước người bán và nước người mua. Người đứng ra ký hợp đồng phải là
người có thẩm quyền. Ngôn ngữ dùng để xác định hợp đồng nên là ngôn ngữ mà
hai bên thông thạo hay được sữ dụng trong việc ký kết hợp đồng xuất nhập
khẩu.
Đối với một hợp đồng mua bán ngoại thương mà Công ty và phía đối tác
đặt ra phải phù hợp và tuân thủ theo đúng cấu trúc một hợp đồng Thương Mại
Quốc tế. Đặc biệt đối với những hợp đồng phức tạp, nhiều mặt hàng thì có thể
thêm các điều khoản khác vào hợp đồng để đề phòng những rủi ro có thể xảy ra.
e. Thực hiện hợp đồng
Nhìn chung các hợp đồng nhập khẩu của Công ty đều thực hiện theo đúng
với những điều khoản đã ký kết, hạn chế việc sai sót về nghiệp vụ một cách tối
đa. Những công việc của Công ty khi thực hiện hợp đồng là:
Làm thủ tục Hải quan

Tổ chức tiếp nhận hàng
Vận chuyển hàng hoá
IV. Đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty DATEX
Đánh giá hoạt động nhập khâu là một công việc hết sức cần thiết ở bất kỳ
một doanh nghiệp nào. Phân tích, kết quả hoạt động xuất nhập khẩu qua từng
thời kỳ cho phép doanh nghiệp nhận biết được những khó khăn thuận lợi, thách
Nguyễn Đức Mạnh Lớp: TMQT K49
24
Chuyên đề thực tập cuối khoá GVHD: TS. Nguyễn Quang Huy
thức; những thành tựu đạt được cũng như những mặt còn hạn chế. Thông qua
việc đánh giádoanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm ra nguyên nhân và đưa ra những giải
pháp thích hợp nhằm hoàn thiện công tác nhập khẩu và nâng cao hiệu quả của
công tác này.
1.Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty gặp phải những khó khăn trở ngại, nhưng Công ty cũng đã gặt hái được
những thành công nhất định:
Hoạt động nhập khẩu của Công ty đã đảm bảo đầy đủ và kịp thời cho yêu
cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong những năm qua Công ty đã luôn
đảm bảo cả về số lượng, chất lượng và gía cả các mặt hàng nhập khẩu. Ngoài ra
Công ty luôn phải nhập khẩu các phụ tùng, trang thiết bị và máy móc để thay thế
sửa chữc cho các thiết bị máy móc bị đã hỏng hay lạc hậu.
Trình độ kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương của đội ngũ cán bộ thực hiện
công tác hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng được hoàn thiện. Đánh giá về
công tác nhập khẩu không thể không nói đến nhân tố con người. Yêu tố con
người Công ty đã góp phần để đạt được những thành tựu như ngày nay, mặc dù
với quân số rất ít nhưng đây cũng là đội ngũ có trình độ về chuyên môn và
nghiệp vụ. Với yêu cầu khắt khe về tính chất nghiệp vụ ngoại thương thì nghiệp
vụ và chuyên môn của cán bộ công nhân viên tham gia vào hoạt động nhập khẩu
ngày càng cao. Sở dĩ đạt được điều đó là do Công ty đã chú trọng đế công tác

đào tạo nâng cao trình độ và chất lượng của cán bộ công nhân viên. Nhờ đó
Công ty đã kịp thời xữ lý những rắc rối xảy ra trong quá trình thực hiện hợp
đông nhập khẩu.
Công ty đã chủ động tham gia vào thị trường nguyên liệu vật tư Quốc tế.
Mặc dù trong khoảng thời gian ngắn Công ty đã tạo lập cho mình một cơ cấu
bạn hàng tương đối đa dạng và rộng khắp. Chính vì thế Công ty không phảt gặp
tình trạng khan hiếm về thị trường nhập khẩu.
Nguyễn Đức Mạnh Lớp: TMQT K49
25

×