Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Nâng cao chất lượng dịch vụ Thanh toán quốc tế phục vụ xuất – nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.78 KB, 80 trang )

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: TS. MAI THẾ CƯỜNG
DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT
Từ viết tắt Giải thích
Ngân hàng;
BIDV
Ngân hàng Đầu tư và Phát triền
Việt Nam
TTQT Thanh toán quốc tế
TDCT Tín dụng chứng từ
NHTM Ngân hàng thương mại
USD Đô la Mỹ
L/C Thư tín dụng
NNHN Ngân hàng Nhà Nước
KINH TẾ QUỐC TẾ 49A 1 NGUYỄN THỊ MINH YẾN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: TS. MAI THẾ CƯỜNG
LỜI MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày 07/11/2006 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công cuộc
mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam khi nước ta chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Quốc tế WTO. Những tác
động toàn diện đến thương mại - đầu tư nước ngoài nói riêng và sự phát triển
của nền kinh tế quốc dân nói chung là không thể phủ nhận. Nằm trong
guồng quay đó, sự giao lưu buôn bán quốc tế đã tạo nên những luồng dịch
chuyển hàng hóa, tiền tệ giữa mà hoạt động ngân hàng, cụ thể là hoạt động
thanh toán quốc tế, nắm một vai trò quan trọng như một chất keo kết dính và
thông suốt trong việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ phát sinh từ
các quan hệ kinh tế quốc tế này. Nếu vào những năm 90 của thế kỷ trước,
thanh toán quốc tế là nghiệp vụ độc quyền của Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam thì nay đã trở thành một nghiệp vụ phổ biến tại nhiều ngân hàng
thương mại, mang lại nguồn thu dịch vụ lớn, nâng cao vị thế của các ngân
hàng trong quan hệ kinh tế quốc tế.


Thực tế hiện nay ở Việt Nam cho thấy, các doanh nghiệp trong nước và
nước ngoài khi thực hiện các quan hệ thương mại và đầu tư với nhau thường
sử dụng các hình thức thanh toán: Chuyển tiền, Nhờ thu và Tín dụng chứng
từ. Trong đó, hai phương thức thanh toán đầu tiên hàm chứa những rủi ro
tương đối cao cho một trong hai bên mua – bán, ngân hàng chỉ là trung gian
KINH TẾ QUỐC TẾ 49A 2 NGUYỄN THỊ MINH YẾN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: TS. MAI THẾ CƯỜNG
và không ràng buộc trách nhiệm thanh toán, riêng phương thức tín dụng
chứng từ (sử dụng thư tín dụng L/C) đã thể hiện những ưu việt khi đảm bảo
quyền lợi và trách nhiệm của các bên, đặc biệt, ngân hàng sẽ tham gia là một
chủ thể thanh toán thực sự khi đã cam kết thanh toán theo thư tín dụng mà
nó phát hành. Chính vì thế, đến 80% các giao dịch thanh toán quốc tế chủ
yếu ở nước ta hiện nay được thực hiện theo L/C – là một dịch vụ tác nghiệp
chủ yếu mà các ngân hàng đều hướng đến.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV cũng tham gia
cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế từ những năm đầu thập kỷ 90, tuy
nhiên, các chi nhánh mới chỉ chính thức triển khai hoạt động thanh toán
quốc tế từ năm 2000 và bắt đầu đạt hiệu quả hoạt động nổi bật. Vì vậy, sau
quãng đường hơn mười năm xây dựng và phát triển, hoạt động thanh
toán quốc tế, đặc biệt là theo phương thức tín dụng chứng từ, so với
những nghiệp vụ khác vốn là thế mạnh của BIDV, vẫn còn mới mẻ và
gặp không ít khó khăn. Quy mô thanh toán tại các hội sở, chi nhánh còn
nhỏ, chất lượng hoạt động thanh toán còn thấp, các sản phẩm dịch vụ
thanh toán quốc tế chủ yếu là các nghiệp vụ truyền thống, khách hàng sử
dụng thanh toán quốc tế ít, chưa thường xuyên. Trước tình hình đó, việc
nghiên cứu và tìm ra những phương pháp có ý nghĩa thực tiễn trong việc
nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín
dụng chứng từ của BIDV là một yêu cầu tất yếu đặt ra không chỉ đối với
ban lãnh đạo của Ngân hàng, mà còn là nhiệm vụ của mỗi nhân viên
Thanh toán quốc tế tham gia thực hiện trực tiếp nghiệp vụ này ở mỗi Chi

nhánh, phòng giao dịch.
Hơn thế, có thể thấy, sau bốn năm hội nhập, hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam đã và đang có sự chuyển mình rõ nét về quy mô, chất
KINH TẾ QUỐC TẾ 49A 3 NGUYỄN THỊ MINH YẾN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: TS. MAI THẾ CƯỜNG
lượng dịch vụ, các sản phẩm dịch vụ và công nghệ ngân hàng hay mức độ
cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa
ngày một rộng, cơ hội mở ra rất nhiều nhưng đồng thời, vấp phải sự cạnh
tranh không chỉ từ các ngân hàng trong nước mà cả khối ngân hàng nước
ngoài, nhiệm vụ nâng cao chất lượng hoạt động của BIDV có thể coi là chìa
khóa để chiếm lĩnh được thị phần trong mảng dịch vụ thanh toán quốc tế
phục vụ xuất – nhập khẩu tại Việt Nam.
Nhận thấy tính sự phức tạp của hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu
bằng phương thức TDCT và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng
dịch vụ này trước những đòi hỏi thực tế của quá trình hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng, em đã chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng dịch vụ Thanh
toán quốc tế phục vụ xuất – nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng
tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” là đề tài nghiên cứu
trong chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đi sâu vào tình hình thực tế hoạt động thanh toán xuất – nhập
khẩu bằng L/C tại BIDV, nhằm đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng hoạt động dịch vụ này, phù hợp với định hướng và mục tiêu
phát triển của Ngân hàng.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng dịch vụ thanh toán quốc
tế phục vụ xuất nhập - khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại BIDV.
KINH TẾ QUỐC TẾ 49A 4 NGUYỄN THỊ MINH YẾN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: TS. MAI THẾ CƯỜNG
Phạm vi nghiên cứu là của đề tài là tổng quan hoạt động thanh toán

phục vu xuất – nhập khẩu bằng tín dụng chứng từ của ngân hàng (thực hiện
tại phòng Thanh toán quốc tế) từ năm 2006 đến năm 2010.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong suốt quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng rất nhiều phương pháp
nghiên cứu đi từ truyền thống đến hiện đại. Trong đó chủ yếu là những
phương pháp sau:
- Phương pháp biện chứng
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp chuyên gia, điều tra, khảo nghiệm thực tế.
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Nội dung nghiên cứu gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Chương 2: Thực trạng chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế phục vụ
xuất – nhập khuẩu bằng L/C tại BIDV
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế
phục vụ xuất – nhập khuẩu bằng L/C tại BIDV
KINH TẾ QUỐC TẾ 49A 5 NGUYỄN THỊ MINH YẾN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: TS. MAI THẾ CƯỜNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM
Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of
Vietnam
Tên gọi tắt: BIDV
Slogan: Chia sẻ cơ hội – Hợp tác thành công
Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Chủ tịch HDQT: Trần Bắc Hà
Tổng giám đốc: Trần Anh Tuấn
Điện thoại: 04.2200422

Fax: 04.22003996
Website:
Email:
Chủ quản: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BIDV
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV
KINH TẾ QUỐC TẾ 49A 6 NGUYỄN THỊ MINH YẾN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: TS. MAI THẾ CƯỜNG
Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết miền Bắc được chính thức thành
lập, theo quyết định 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ, với quy mô ban đầu
chỉ gồm 8 chi nhánh với 200 cán bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến
thiết sau khi ra đời là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ
nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên
thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, tách khỏi Bộ Tài chính và
thuộc sự quản lý điều hành trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ. Nhiệm vụ chủ yếu của
Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà
nước.
Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi
tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) theo Quyết định
số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, do
vậy, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách
để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; Huy động các nguồn
vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; Kinh doanh tiền tệ tín dụng
và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát
triển. Năm 1995 là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: chính
thức hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp theo mô hình ngân hàng

thương mại, với nhiệm vụ trọng yếu là phục vụ cho đầu tư phát triển của đất
nước.
KINH TẾ QUỐC TẾ 49A 7 NGUYỄN THỊ MINH YẾN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: TS. MAI THẾ CƯỜNG
Trước yêu cầu hội nhập, để tăng cường sức cạnh tranh, ngày 20 tháng 8
năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 1132/TTg-ĐMDN chấp
thuận BIDV xây dựng thí điểm hình thành tập đoàn Tài chính Ngân hàng.
1.1.2 Phương châm – mục tiêu hoạt động
Phương châm hoạt động
Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV
Nhiệm vụ cơ bản
Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch
vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không
ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền
tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
Mục tiêu hoạt động
Trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu tại Việt Nam với
chính sách kinh doanh Chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả an
toàn.
1.1.3 Những thành tựu đạt được
Sau hơn 50 năm hình thành và phát triển, thương hiệu BIDV đã được
cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong
những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo hộ
thương hiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu
mạnh…và nhiều giải thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính
trong và ngoài nước. Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009 được coi là thời
kỳ khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại
Việt Nam, trong đó có BIDV, do những diễn biến bất lợi từ môi trường kinh
doanh do tác động từ khủng hoảng kinh tế năm 2007 và yếu tố khác từ thị
trường quốc tế.

KINH TẾ QUỐC TẾ 49A 8 NGUYỄN THỊ MINH YẾN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: TS. MAI THẾ CƯỜNG
BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất
trong hệ thống các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Năm 2010, BIDV
đứng vị trí thứ 19 trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, đứng vị
trí thứ 2 trong số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng –
Tài chính.
BIDV là một trong 136 doanh nghiệp trên cả nước có sản phẩm được
người tiêu dùng bình chọn “Sản phẩm dịch vụ tốt nhất năm 2010”.
BIDV luôn là sự lựa chọn của các định chế tài chính quốc tế khi triển
khai các dự án tại Việt Nam như Worldbank, ADB…do thực hiện thành
công chiến lược đa phương hóa trong hợp tác quốc tế và mở rộng thị trường.
Vận hành tốt mô hình mới hướng tới hình thức ngân hàng bán lẻ hiện
đại, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng các gói sản
phẩm phục vụ cả đối tượng khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp.
BIDV đã và đang hoàn thiện hệ thống kênh phân phối hoạt động bảo
hiểm, khẳng định vị thế của BIDV trên nhiều lĩnh vực đầu tư tài chính,
chứng khoán, ngân hàng.
BIDV được cộng đồng ghi nhận với nhiều giải thưởng có uy tín như:
thương hiệu mạnh Việt Nam, Doanh nghiệp vì cộng đồng, Thương hiệu
Chứng khoán uy tín, Ngân hàng nội địa cung ứng dịch vụ FX tốt nhất.
Kết quả và hiệu quả kinh doanh của BIDV trong thời gian qua được cụ
thể ở những chỉ tiêu sau đây:
Vốn
Hiệu quả kinh doanh của BIDV thể hiện ở quy mô vốn liên tục tăng
trưởng với tỉ lệ tương đối cao trong giai đoạn gần đây, bất chấp những khó
khăn do tác động của suy thoái kinh tế thế giới đem lại:
Bảng 1.1: Tổng vốn kinh doanh của BIDV từ năm 2008 – 2010
KINH TẾ QUỐC TẾ 49A 9 NGUYỄN THỊ MINH YẾN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: TS. MAI THẾ CƯỜNG

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Giá trị % TT Giá trị % TT Giá trị % TT
Vốn điều lệ 8756 - 10499 20% 11672 11%
LN chưa PP 2059 - 2173 5.5% 2568 18%
Tổng vốn CSH 9969 - 13977 40% 16651 20%
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV các năm 2008, 2009, 2010
Đến 31.12.2010, vốn chủ sở hữu của BIDV đạt mốc 16.651 tỷ đồng,
tăng 20% so với năm 2010, góp phần đáng kể nâng cao năng lực tài chính
của Ngân hàng. Sự tăng trưởng trong tổng vốn chủ sở hữu chủ yếu do sự gia
tăng đáng kể trong vốn điều lệ tăng thêm 1172 tỉ đồng, tương đương 11%,
tất cả các quỹ của các Tổ chức tín dụng tại Ngân hàng cũng tăng mạnh. Bên
cạnh đó, kết quả lợi nhuận năm 2010 ở mức cao đã làm giảm mức lỗ lũy kế
từ những năm trước theo chuẩn mực quốc tế.
Tăng trưởng và hiệu quả nghiệp vụ tín dụng
Hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu hoạt
động sử dụng vốn của BIDV, trong đó dư nợ tín dụng chủ yếu tập trung vào
các khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay
khách hàng để phát triển cơ sở hạ tầng hoặc đầu tư có chiều sâu. Nhờ những
biện pháp thúc đẩy phát triển hợp lí mà cơ sở khách hàng của BIDV tăng
trưởng mạnh, tốc độ huy động vốn rất tốt nên hoạt động tín dụng tiếp tục
được tăng trưởng vào các năm gần đây. Tổng dư nợ tín dụng trước DPRR
vào ngày 31/12/2010 đạt 220.846 tỷ đồng, tăng 14.444 tỷ đồng, tương
đương 9% so với năm 2009 (206.402 tỷ đồng).
Chất lượng tín dụng cũng không ngừng được tăng lên, phản ánh qua
bảng phân loại nhóm nợ theo tiêu chuẩn quốc tế:
KINH TẾ QUỐC TẾ 49A 10 NGUYỄN THỊ MINH
YẾN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: TS. MAI THẾ CƯỜNG
Bảng 1.2 Phân loại nhóm nợ của BIDV theo tiêu chuẩn quốc tế từ năm

2008 – 2010
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Nợ đủ tiêu chuẩn 111.837 159.918 167.913
Nợ dưới tiêu chuẩn 2.833 3.531 3.852
Nợ không thu hồi 937 1173 1323
Nợ xấu 4183 5568 6072
Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ
tín dụng
2,71 2,83 2,85
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV các năm 2008, 2009, 2010
Từ số liệu trên, ta thấy, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được duy trì ở mức thấp (ít
hơn 3% so với tổng nợ), tổng nợ tiếp tục tăng gần 20% so với năm 2009, đặc
biệt là tỉ lệ quỹ dư nợ tín dụng/nợ xấu vẫn được duy trì ở mức cao, đảm bảo
khả năng cho vay cũng như tính hiệu quả của hoạt động tín dụng.Tỉ lệ nợ tốt
(nợ đủ tiêu chuẩn) đã có sự gia tăng đáng kể qua các năm, đặc biệt, trong
năm 2010, nợ tốt tăng 7995 tỷ đồng so với năm 2009, tương đương 5%.
Khả năng sinh lời của vốn
Năm 2010, lợi nhuận trước thuế của BIDV tăng1108 tỷ đồng so với
năm 2009, đạt ngưỡng 4304 tỷ. Theo đó, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
của vốn và cơ cấu thu nhập của BIDV cụ thể như sau:
KINH TẾ QUỐC TẾ 49A 11 NGUYỄN THỊ MINH
YẾN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: TS. MAI THẾ CƯỜNG
Bảng 1.3: Khả năng sinh lời của vốn và cơ cấu thu nhập BIDV qua các
năm 2008 – 2010
Chỉ tiêu Năm
2008
Năm 2009 Năm
2010

ROA 0.8 0.94 0.97
ROE 19.38 21.04 23.10
Cơ cấu thu nhập
Thu nhập từ hoạt động
tín dung/tổng thu nhập
ròng
73% 70% 68%
Thu nhập từ hoạt động
tín dụng/tổng thu nhập
ròng
27% 30% 32%
Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV các năm 2008, 2009, 2010
Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời ROE, ROA đều có sự gia tăng ổn định
qua các năm, cơ cấu thu nhập của Ngân hàng cũng có sự dịch chuyển từ khu
vực tín dụng sang phi tín dụng, cho thấy rằng việc tăng trưởng theo quy mô
đã được chú trọng gắn liền với hiệu quả và chất lượng, cũng như những
nghiệp vụ mà ngân hàng cung cấp, ngoài lĩnh vực chủ đạo là tín dụng, cũng
đang được thực hiện có hiệu quả, góp phần tích cực và sự phát triển chung
của cả Ngân hàng.
KINH TẾ QUỐC TẾ 49A 12 NGUYỄN THỊ MINH
YẾN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: TS. MAI THẾ CƯỜNG
1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG
1.2.1 Hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV
Sơ đồ 1.1 Mô hình tổ chức hệ thống BIDV
KINH TẾ QUỐC TẾ 49A 13 NGUYỄN THỊ MINH
YẾN
Ngân hàng ĐT & PT VN
Khối công ty
Khối đơn vị

sự nghiệp
Khối ngân hàng Khối LD, góp
vốn cổ phần
CT cho thuê tài
chính (BLC )
CT cho thuê tài
chính II (BLC II)
CT chứng khoán
CT quản lý nợ và
khai thác tài sản
CT bảo hiểm
Trung tâm
thông tin BITC
Trung tâm đào tạo
BTC
VP đại diện
miền Trung
VP đại diện
miền Nam
VP đại diện tại
Campuchia
VP đại diện tại
Myanmar
Sở Giao dịch, chi
nhánh
207 chi
nhánh
Sở GD
NHLD VID-PUBLIC
(Malaysia)

NHLD Việt-Lào
(Lào)
NHLD Việt-Nga
(Nga)
LD quản lý đầu tư
BIDV-VP (US)
CT LD tháp BIDV
(Singapore)
Các đơn vị có vốn
góp cổ phần
BIDV
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: TS. MAI THẾ CƯỜNG
1.2.2 Mạng lưới chi nhánh
BIDV có mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch rộng khắp cả nước.
Cụ thể, hết năm 2010, BIDV có 3 sở giao dịch, hơn 100 chi nhánh, 400 điểm
giao dịch và gần 1300 ATM đặt trên nhiều vùng, khu vực nhằm đáp ứng tối
đa mọi nhu cầu của khách hàng.
Ngoài các trụ sở chuyên trách về nghiệp vụ ngân hàng, BIDV có hai
đơn vị chuyên biệt là Ngân hàng chỉ định phục vụ Thị trường chứng khoán
(đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – tp Hồ Chí Minh) và Ngân hàng phục vụ làm
đại lý ủy thác nguồn vốn ODA (sở giao dịch số 3 – 519 Kim Mã, Hà Nội)
1.3 ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG VÀ SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA BIDV
1.3.1 Khách hàng - đối tác
Với phương châm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu cầu
của mọi đối tác, hiện nay, khách hàng của BIDV bao gồm rất nhiều các
thành phần kinh tế, là các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, công ty
tài chính trong và ngoài nước.
BIDV có quan hệ hợp tác với hơn 800 ngân hàng lớn nhỏ trên toàn thế
giới, trở thành thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, ADFIAP.
1.3.2 Sản phẩm dịch vụ

Dịch vụ Ngân hàng: BIDV cung cấp đầy đủ , trọn gói các dịch vụ ngân
hàng truyền thống và hiện đại cho nhiều đối tượng khách hàng là doanh
nghiệp (gửi tiền, quản lý vốn, thanh toán – chuyển tiền trong nước, thanh
toán xuất nhập khẩu, tín dụng doanh nghiệp, bảo lãnh…), cá nhân (cung cấp
tín dụng, chuyển tiền, mua bán Ngoại tệ, dịch vụ thẻ ), tổ chức tín dụng.
KINH TẾ QUỐC TẾ 49A 14 NGUYỄN THỊ MINH
YẾN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: TS. MAI THẾ CƯỜNG
Bảo hiểm: BIDV thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm tất cả
các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ.
Chứng khoán: BIDV cung cấp đa dạng các dịch vụ để khách hàng dễ
dàng tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán như: Mở tài khoản giao
dịch chứng khoán, môi giới, lưu ký chứng khoán, cầm cố cho vay chứng
khoán niêm yết, bảo lãnh, phát hành, quản lý danh mục đầu tư.
Đầu tư: mua bán chứng khoán có kỳ hạn, góp vốn thành lập doanh
nghiệp, đầu tư vào các dự án.
1.4 CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA BIDV
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, mỗi quốc gia nói chung và
doanh nghiệp nói riêng đều phải xác định cho mình một lợi thế cạnh tranh
bền vững, thể hiện trước hết ở những lợi thế về nguồn lực, từ đó tạo ra được
một chuỗi giá trị cho sản phẩm hàng hóa – dịch vụ tạo ra. Với một chiến
lược thị trường rõ ràng, bối cảnh cạnh tranh, mục tiêu doanh thu và những
yêu cầu khác trong chiến lược phát triển, BIDV cũng đã xây dựng và vận
hành hiệu quả các hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận dựa trên lý thuyết
kinh tế về lợi thế chi phí và sự khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ.
Theo lý thuyết của Micheal Porter, một chuyên gia kinh tế hàng đầu về
lý thuyết cạnh tranh, giá trị của sản phẩm được hình thành gồm 5 hoạt động,
đối với nhóm ngành ngân hàng, có thể khái quát lại thành 4 nhóm hoạt động
chung như sau:
KINH TẾ QUỐC TẾ 49A 15 NGUYỄN THỊ MINH

YẾN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: TS. MAI THẾ CƯỜNG
Hình vẽ 1.1: Chuỗi giá trị Ngân hàng
Marketing Sales Products Transaction
Advertising
Branding
Sales
support
Mutil-channel
Management
Market Expansion
Product
offering
Product
Expansion
Payment
Clearing
Settlement
Technological Development
Human resourses
Infastructure
Rick management Guidelines
1.4.1 Marketing – xây dựng và quảng bá thương hiệu
Với lịch sử ra đời và phát triển hơn 50 năm, BIDV đã xây dựng thành
công một thương hiệu ngân hàng có uy tín, gần gũi trong cộng đồng các tổ
chức tín dụng, cá nhân và doanh nghiệp trong, ngoài nước. Tên gọi tắt BIDV
đã xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, thậm chí đã
được đăng ký bảo hộ, dự thi các giải thưởng về thương hiệu. Vừa qua, tại
TP. Hồ Chí Minh, BIDV đã nhận giải thưởng Thương hiệu Việt yêu thích
nhất năm 2010 do UBND Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng.

Hình ảnh thương hiệu thể hiện qua hệ thống biển hiệu, biển quảng cáo,
các tờ rơi quảng cáo, bộ ấn phẩm văn phòng, video clip, hiện nay xuất hiện
chủ yếu tại các địa điểm có trụ sở chi nhánh hay phòng giao dịch của BIDV.
Về cơ bản, những phương tiện này đã có tác dụng trong việc giúp khách
hàng nhận diện hình ảnh ngân hàng. Hệ thống biển bảng được thiết kế hợp
lý, dễ nhận biết, có màu sắc đặc trưng.
KINH TẾ QUỐC TẾ 49A 16 NGUYỄN THỊ MINH
YẾN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: TS. MAI THẾ CƯỜNG
Ngoài ra, góp phần xây dựng một thương hiệu BIDV thành công là
BIDV đã xác định cho mình những giá trị cốt lõi như: sứ mạng thương hiệu,
triết lý kinh doanh hoạt động của ngân hàng… Những giá trị này về cơ bản
đã phù hợp và nêu bật được định hướng hoạt động của BIDV trong từng thời
kỳ. Những yếu tố này cũng đã được công bố đến công chúng và được cán bộ
công nhân viên BIDV thừa nhận và thực hiện.
1.4.2 Sales – Cung cấp dịch vụ
Đúng theo như nhiệm vụ cơ bản và phương châm hoạt động đã xác
định, BIDV hiện nay không chỉ giới hạn hoạt động của mình trong lĩnh vực
ngân hàng đơn thuần, mà còn tham gia vào hầu hết các lĩnh vực tài chính có
liên quan trong nền kinh tế: Chứng khoán, Bảo hiểm, Đầu tư. BIDV cũng
đang vận hành tốt mô hình mới, hướng tới xây dựng thành công ngân hàng
bán lẻ chuẩn mực và hiện đại.
Đặc biệt, BIDV tiếp tục thực hiện chiến lược đa phương hóa trong triển
khai hiện diện thương mại – đầu tư ở cả ba lĩnh vực Ngân hàng, Bảo hiểm,
Đầu tư Tài chính tại Campuchia, đánh dấu sự mở rộng của BIDV trên toàn
thị trường Đông Dương. BIDV cũng đã và đang gấp rút triển khai những thủ
tục cần thiết để mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác mới tại Myanmar,
Pháp, Liên bang Nga và Cộng hòa Séc.
1.4.3 Product – Các gói sản phẩm
Không ngừng đổi mới – cải tiến – mở rộng các gói sản phẩm dịch vụ

cho là phương châm mà BIDV đang duy trì nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu
cầu của khách hàng. Năm 2010, con số ATM của BIDV đã lên tới 1300, đặt
KINH TẾ QUỐC TẾ 49A 17 NGUYỄN THỊ MINH
YẾN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: TS. MAI THẾ CƯỜNG
tại 63/64 tỉnh thành khắp cả nước, chiếm lĩnh thị phần hoạt động thẻ ở Việt
Nam. Tính đến hết năm 2009, BIDV đã mở rộng kết nối qua Banknet với 4
ngân hàng, nâng tổng số ngân hàng kết nối thanh toán với BIDV qua
Banknet lên tới 16.000. Bên cạnh đó, BIDV cũng ko ngừng phát triển các
sản phẩm mới ứng dụng trên ATM như: thanh toán tiền hóa đơn điện thoại,
hóa đơn điện, hóa đơn nước, đặc biệt là triển khai phát hành thẻ VISA rộng
khắp.
1.4.4 Transaction – Giao dịch
Giao dịch là hoạt động cơ bản, cũng là hoạt động đặc trưng nhất đối với
lĩnh vực ngân hàng. Thực hiện đề án phát triển mạng lưới giai đoạn 2007
-2010, trong năm 2010, BIDV thực hiện sắp xếp mạng lưới chi nhánh, điểm
giao dịch theo quyết định 13/QD-NHNN. Cuối năm 2010, tổng số chi nhánh
lên đến 120 chi nhánh và phòng giao dịch đạt con số 483. Hiện nay, BIDV
tiếp tục nâng cấp hệ thống thông tin và cách dịch vụ hỗ trợ giao dịch như:
trading online, đặt lệnh qua điện thoại, kết nối thanh toán trực tuyến.
Cụ thể, hoạt động giao dịch ở BIDV thực hiện ở cả ba nghiệp vụ:
Thanh toán (Payment), Thanh toán bù trừ (Clearing) và Ký thác
(Setllement).
1.4.5 Các yếu tố hỗ trợ
Việc thực hiện các hoạt động nhằm tạo nên chuỗi giá trị của sản phẩm
dịch vụ của BIDV được thực hiện thông qua các yếu tố hỗ trợ là: phát triển
công nghệ, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và quản trị rủi ro.
Phát triển công nghệ
Nhận thức công nghệ thông tin là nền tảng cho hoạt động của một ngân
hàng hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và sức mạnh cạnh

KINH TẾ QUỐC TẾ 49A 18 NGUYỄN THỊ MINH
YẾN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: TS. MAI THẾ CƯỜNG
tranh của BIDV trên thị trường, BIDV đã đổi mơi và ứng dụng công nghệ
phục vụ đắc lực cho công tác quản trị và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên
tiến; phát triển các hệ thống công nghệ thông tin như: ATM, POS, Contact
Center; Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng các hệ thống: giám sát tài
nguyên mạng; mạng định hướng theo dịch vụ (SONA); kiểm soát truy nhập
máy trạm; Tăng cường công tác xử lý thông tin phục vụ quản trị điều hành
ngân hàng MIS, CRM. Ngoài ra, BIDV đã và đang đẩy mạnh phát triển các
dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong đó có Dịch vụ thẻ - một phương tiện thanh
toán tiên tiến, tiện dụng, thể hiện sự phát triển của hoạt động thanh toán và
đặc biệt là việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công nghệ ngân hàng.
Phát triển nguồn nhân lực
Để đáp bảo những yêu cầu về con người cho quá trình phát triển, mở
rộng mạng lưới, cơ cấu hệ thống tổ chức, BIDV đã chú trọng công tác bổ
sung, đào tạo đội ngũ nhân viên kể cả về chất lượng và số lượng. Đến cuối
năm 2010, tổng số nhân viên của BIDV là 14.950 người, trong đó tại trụ sở
chính là 1.108 người, các đơn vị thành viên là 13842 người. Tuổi đời bình
quan năm 2010 là 32,5 (năm 2008 là 33, năm 2009 là 32,7) và có 56,1% cán
bộ dưới 30 tuổi. Việc trẻ hóa đội ngũ cán bộ đồng thời đã nâng cao được khả
năng quản trị điều hành, khả năng nắm bắt công nghệ ngân hàng hiện đại,
khả năng thích ứng và hoạt động trong thị trường cạnh tranh.
Cơ sở hạ tầng
Năm 2009, BIDV đã khánh thành và đưa vào hoạt động trụ sở mới
BIDV Tower tại 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Năm 2010, BIDV
cũng tiếp tục triển khai dự án Hiện đại hóa Ngân hàng và Hệ thống thanh
toán giai đoạn 2, cung cấp tài trợ từ nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng
Thế giới, tập trung vào các mảng: củng cố tăng cường mức độ an toàn, tăng
KINH TẾ QUỐC TẾ 49A 19 NGUYỄN THỊ MINH

YẾN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: TS. MAI THẾ CƯỜNG
tính dự phòng của hệ thống công nghệ thông tin, phát triển sản phẩm dịch vụ
và các kênh phân phối ngân hàng hiện đại, … Những những động thái này
cho thấy BIDV đã và đang đề cao tầm quan trọng của việc đầu tư dài hạn
vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, là nền tảng cơ bản để lộ trình hiện đại hóa Ngân
hàng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
KINH TẾ QUỐC TẾ 49A 20 NGUYỄN THỊ MINH
YẾN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: TS. MAI THẾ CƯỜNG
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC
TẾ PHỤC VỤ XUẤT - NHẬP KHẨU BẰNG L/C TẠI NHĐT & PTVN
2.1 HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI BIDV
2.1.1 Hoạt động của phòng Thanh toán quốc tế
Cùng xu thế phát triển mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh
nghiệp trong nước, từ năm 1999, phòng Thanh toán quốc tế trước đây thuộc
Ngân hàng BIDV cấp trung ương đã tách ra, trực thuộc Sở Giao dịch I. Thời
gian đầu, phòng đã gặp rất nhiều khó khăn do trình độ, kinh nghiệm, thiết bị
máy móc còn hạn chế. Vì vậy, để nghiệp vụ Thanh toán quốc tế của ngân
hàng có thể triển khai có hiệu quả và ngày càng phát triển, BIDV đã xác
định hoạt động của phòng phải phù hợp với thông lệ quốc tế về thanh toán
do ICC ban hành (UCP600, URR525, URC522) cũng như các quy định của
pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các thỏa thuận quốc tế mà
Tổng giám đốc của BIDV đã kí kết với đối tác nước ngoài.
Trong điều kiện hoạt động đầy khó khăn do có sự xuất hiện và phát
triển của rất nhiều ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, hoạt
động Thanh toán quốc tế của BIDV vấp phải sức ép cạnh tranh rất lớn. Ban
lãnh đạo Ngân hàng đã theo dõi và chỉ đạo sát sao mọi nghiệp vụ trong ngân
hàng, vừa nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng như tư vấn miễn phí cho

khách hàng khi mở thư tín dụng, giảm bớt dần các giấy tờ thủ tục, vừa
không ngừng nâng cao, bồi dưỡng trình độ cho đội ngũ nhân viên thanh toán
KINH TẾ QUỐC TẾ 49A 21 NGUYỄN THỊ MINH
YẾN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: TS. MAI THẾ CƯỜNG
quốc tế, đồng thời đầu tư đáng kể cho việc phát triển hệ thống Thanh toán
điện tử, mở rộng quan hệ đại lý với các Ngân hàng khác trên thế giới.
Nhiệm vụ chủ yếu của phòng là thực hiện các hoạt động liên quan đến
thanh toán quốc tế và nghiệp vụ Bảo lãnh nước ngoài. Trong đó, hoạt động
thanh toán hàng hóa xuất – nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ
đang chiếm ưu thế nhất định. Chính thái độ làm việc chuyên nghiệp, hết
lòng để đáp ứng và thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng đã khiến dịch vụ
mà phòng Thanh toán quốc tế - BIDV rất được khách hàng tín nhiệm.
2.1.2. Các phương thức thanh toán hàng hóa xuất - nhập khẩu
Trong giao dịch thương mại quốc tế, nghiệp vụ thanh toán quốc tế đóng
một vai trò hết sức quan trọng đến sự hiệu quả của việc thực hiện hợp đồng
ngoại thương. Với uy tín và mạng lưới hơn 800 ngân hàng đại lý, tham gia
hệ thống SWIFT toàn cầu, BIDV đã và đang đa dạng hóa các sản phẩm dịch
vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu, phục vụ khách hàng (chủ yếu là
đối tượng doanh nghiệp) thành công trong các giao dịch ngoại thương.
2.1.2.1 Phương thức tín dụng chứng từ
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử
dụng phổ biến nhất và chủ yếu trong thanh toán quốc tế của BIDV. Đây là
một thỏa thuận theo đó, một ngân hàng (ngân hàng mở L/C) theo yêu cầu
của khách hàng (người yêu cầu L/C – thường là người nhập khẩu) hoặc nhân
danh chính mình cam kết trả một số tiền nhất định cho một bên thứ 3 (người
hưởng lợi) hoặc chấp nhận hối phiếu do người hưởng lợi ký phát và trả tiền
khi đáo hạn với điều kiện chứng từ do người hưởng lợi xuất trình phải phù
hợp với quy định trong L/C. Trong phương thức thanh toán nhờ L/C, trách
nhiệm của ngân hàng phát hành (Issuing Bank) là lớn nhất, đòi hỏi kỹ thuật

KINH TẾ QUỐC TẾ 49A 22 NGUYỄN THỊ MINH
YẾN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: TS. MAI THẾ CƯỜNG
nghiệp vụ phức tạp nhất, đòi hỏi tất cả các bên liên quan phải am hiểu về
nghiệp vụ ngoại thương. Không chỉ ở BIDV, hiện nay, ở Việt Nam, phương
thức thanh toán này chiếm đến 80% tổng khối lượng thanh toán quốc tế, cho
thấy tầm quan trọng cũng như tiềm năng phát triển khi nghiệp vụ thanh toán
quốc tế phát triển với độ chuyên nghiệp cao hơn nữa.
Quy trình nghiệp vụ Thanh toán hàng xuất – nhập khẩu bằng L/C cụ thể
như sau:
1. Người nhập khẩu làm đơn xin mở L/C và gửi đến ngân hàng của
mình
2. Ngân hàng của người nhập khẩu mở L/C mà người xuất khẩu là
người hưởng lợi, chuyển bản chính cho người xuất khẩu thông qua
ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (ngân hàng thông báo).
3. Ngân hàng thông báo thực hiện xác nhận L/C bằng văn bản và
gửi bản gốc cho người xuất khẩu
4. Bên xuất khẩu giao hàng cho bên nhập khẩu
5. Người xuất khẩu hoàn chỉnh bộ chứng từ hàng hóa và chứng từ
thanh toán, gửi về ngân hàng thông báo để yêu cầu được thanh toán
6. Ngân hàng thông báo kiểm tra tính xác thực của các chứng từ
nhận được, phù hợp với nội dung của L/C và chuyển lại cho ngân
hàng phát hành để yêu cầu thanh toán
7. Ngân hàng phát hành kiểm tra kỹ bộ chứng từ, nếu phù hợp hoàn
toàn với L/C đã phát hành thì tiến hành thanh toán
8. Ngân hàng phát hành giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu đi
nhận hàng
2.1.2.2 Phương thức nhờ thu kèm chứng từ
KINH TẾ QUỐC TẾ 49A 23 NGUYỄN THỊ MINH
YẾN

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: TS. MAI THẾ CƯỜNG
Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán, trong đó người bán
ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua, không những căn cứ vào hối
phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi hàng với điều kiện là nếu người
mua trả tiền (thanh toán đổi chứng từ D/A) hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu
(thực hiện các điều kiện và điều khoản đổi lấy chứng từ D/T) thì ngân hàng
sẽ trao bộ chứng từ để người mua có thể nhận hàng.
Không giống như những phương thức chuyển tiền hay mở tài khoản,
phương thức thanh toán nhờ thu có sự tham gia của ngân hàng như một phần
không thể thiếu trong quá trình thực hiện giao dịch, vì thế, nhờ thu là một
phương thức thanh toán hiệu quả và hạn chế tương đối rủi ro có thể xảy ra
với các bên.
Cụ thể quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ được thực hiện như
sau:
1. Bên bán xuất hàng cho bên mua
2. Bên bán lập bộ chứng từ thanh toán gửi tới ngân hàng nhờ thu hộ
tiền từ bên mua
3. Ngân hàng nhận ủy thác chuyển bộ chứng từ qua ngân hàng xuất
trình, nhờ ngân hàng xuất trình thu hộ tiền ở người mua.
4. Ngân hàng xuất trình thu tiền hoặc yêu cầu người mua kí chấp
nhận thanh toán hối phiếu.
5. Người mua trả tiền hoặc ký hối phiếu
6. Ngân hàng xuất trình trao bộ chứng từ hàng hóa để người mua có
thể nhận hàng
7. Ngân hàng xuất trình chuyển tiền qua ngân hàng ủy thác của
người bán
8. Ngân hàng ủy thác thanh toán tiền cho người bán
KINH TẾ QUỐC TẾ 49A 24 NGUYỄN THỊ MINH
YẾN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GVHD: TS. MAI THẾ CƯỜNG

2.1.2.3 Phương thức chuyển tiền
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất,
trong đó người trả tiền yêu cầu ngân hàng của mình chuyển khoản một số
tiền nhất định cho người hưởng lợi, trong một thời gian và địa điểm nhất
định. Hai hình thức của phương thức này là chuyền tiền bằng thư (M/T) và
chuyển tiền bằng điện báo (T/T). Phương thức này có ưu điểm là nhanh
chóng, thuận tiện nhưng lại có chi phí cao, thực hiện trực tiếp giữa người
chuyển tiền và người nhận tiền. Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh
toán theo ủy nhiệm để hưởng hoa hồng, không có ràng buộc trách nhiệm
thanh toán đối với cả người mua và người bán.
Nghiệp vụ chuyển tiền được thực hiện như sau:
1. Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập
khẩu
2. Người nhập khẩu nhận hàng, nếu thấy phù hợp với yêu cầu, lập thủ
tục chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng chuyển
tiền)
3. Ngân hàng chuyển tiền làm các thủ tục để chuyển tiền qua ngân
hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình (ngân hàng trả tiền)
4. Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người hưởng lợi
2.1.3 Kết quả hoạt động TTQT của BIDV
Năm 2010 là một năm hoạt động khá tích cực của hoạt động thanh toán
quốc tế về cả chiều rộng và chiều sâu thông qua việc mở thêm các chi nhánh
và các chi nhánh này đều có khả năng thu hút khách hàng trong lĩnh vực
XNK.
KINH TẾ QUỐC TẾ 49A 25 NGUYỄN THỊ MINH
YẾN

×