Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Nâng cao hiêu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.11 KB, 84 trang )

GVHD: TS.Mai Thế Cường Chuyên đề tôt
nghiệp
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT
5.Bô cuc cua chuyên ế ̣̀ ̉ đ 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG:
Bảng 2.1: Giá trị vốn ODA cam kết và vốn giải ngân giai đoạn 2000 – 2010
Bảng 2.2: Số vốn ODA cam kết của 10 nhà tài trợ hàng đầu cho Việt Nam giai
đoạn 1995 – 2009
Bảng 2.3: Tình hình cam kết và giải ngân viện trợ phát triển của Nhật Bản giai
đoạn 1992 – 2011
Bảng 2.4: Tỷ trọng vốn ODA Nhật Bản đầu tư cho phát triển hạ tầng trong tổng
vốn ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam giai đoạn 2005-2010
Bảng 2.5: Tỷ lệ giải ngân vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại
Việt Nam trong 3 năm gần đây
Bảng 2.6: Tỷ trọng vốn ODA của ngành GTVT từ năm 1993 tới 2010
Bảng 2.7: Một số dự án lớn sử dụng vốn ODA của Nhật Bản
Bảng 2.8: Vốn ODA đầu tư cho cấp nước Hà Nội giai đoạn 1998-2010
Bảng 2.9: Trích kết quả xếp hạng đánh giá hiệu quả sử dụng ODA từ “Chương
trình đánh giá chung Việt Nam – Nhật Bản” đối với 2 dự án: Hầm
đèo Hải Vân và Thoát nước cải tạo môi trường thành phố Hà Nội
Bảng 3.1 : Dự kiến cơ cấu vốn ODA cho các ngành, lĩnh vực giai đoạn 2011-
2015
Bảng 3.2: Khả năng viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam giai đoạn 2011-
2015
HÌNH:
Hình 2.1: Giá trị vốn ODA cam kết và giải ngân tại Việt Nam giai đoạn 2000-2010
SVTH: Vũ Văn Tiến KTQT49A
GVHD: TS.Mai Thế Cường Chuyên đề tôt


nghiệp
Hình 2.2: Cơ cấu ODA phân theo ngành nghề và lĩnh vực giai đoạn 2005-2010
Hình 2.3 Cơ cấu viện trợ của Nhật Bản phân theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn
2000-2009
Hình 2.4 Tỷ lệ các nguồn vốn trong đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng
giai đoạn 1995-2009
DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT
Viết tắt Tên gọi đầy đủ
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á –
Thái Bình Dương
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
DAC Tổ chức Hợp tác và Phát triển
GDP Tổng thu nhập quốc nội
GNP Tổng thu nhập quốc dân
TS Tiến sĩ
MOFA Bộ Ngoại giao Nhật Bản
XHCN Xã hội chủ nghĩa
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
JBIC Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
SVTH: Vũ Văn Tiến KTQT49A
GVHD: TS.Mai Thế Cường Chuyên đề tôt
nghiệp
SVTH: Vũ Văn Tiến KTQT49A
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề này, em đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ từ các thầy cô giáo của trường Đại học Kinh tế Quốc dân,

các anh chị, cô chú tại cơ sở thực tập.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Mai Thế Cường,
đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết chuyên đề.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa TM&KTQT,
trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tình truyền đạt kiến thức
cho em trong 4 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong
quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu mà còn
là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự
tin.
Em chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị ở Viện KINH TẾ &
CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để
em thực tập tại cơ quan, đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập số
liệu.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và
thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú,
Anh, Chị trong Viện KINH TẾ & CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI luôn dồi
dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong công việc.
Sinh viên thực hiện
Vũ Văn Tiến
GVHD: TS.Mai Thế Cường Chuyên đề tôt
nghiệp
SVTH: Vũ Văn Tiến KTQT49A
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập cuối khóa của em
được thực hiện dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và tận tụy của TS.
Mai Thế Cường và sự tìm tòi, tổng hợp của bản thân em qua các
tài liệu. Nội dung bài viết không hề có sự sao chép từ bất kỳ một
chuyên đề hay luận văn nào, mỗi trích dẫn đều được cho vào
trong ngoặc kép và có chú thích rõ nguồn gốc. Nếu có bất kì sai
phạm nào, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Vũ Văn Tiến
GVHD: TS.Mai Thế Cường Chuyên đề tôt
nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát
triển kinh tế và tiến bộ xã hội vượt bậc, được dư luận trong nước và quốc tế
thừa nhận rộng rãi: Nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ bình quân
7,5%/năm, mức đói nghèo giảm từ trên 50% vào đầu những năm 90 xuống còn
14,5% vào năm 2008. Hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện đánh dấu bằng
việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), được bầu là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc (2008 - 2009 ), Việt Nam cũng là thành viên tích cực của ASEAN, APEC,
và nhiều Diễn đàn, tổ chức quốc tế khác Những thành tựu mà Việt Nam đạt
được trong thời gian qua có phần đóng góp quan trọng của Viện trợ phát triển
chính thức như một phần trong sự nghiệp phát triển của Việt Nam.
Năm 2011 là năm đầu tiên Việt Nam bước vào thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế mới với 3 nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra là: (1) Hoàn thiện thể chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, (2) Phát triển nguồn nhân lực, (3) Phát
triển cơ sở hạ tầng. Chắc chắn, trong thời gian tới, ODA vẫn tiếp tục là nguồn
vốn hỗ trợ đắc lực để chính phủ Việt Nam thực hiện thành công những mục tiêu
của Chiến lược phát triển kinh tế 10 năm 2011 – 2020.
Gần 20 năm có mặt tại Việt Nam trong vai trò là nhà tài trợ, Nhật Bản
luôn nổi lên với tư cách là một trong ba nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam
(chiếm khoảng 40% tổng giá trị vốn ODA mà Việt Nam ký kết được). Giá trị
của nguồn vốn này không chỉ dừng lại ở quy mô tài chính mà còn là những kinh
nghiệm quý báu mà đối tác mang lại cho chúng ta thông qua các dự án hợp tác
song phương về y tế, giáo dục, công nghệ và đặc biệt là trong lĩnh vực cơ sở hạ

tầng. Mặc dù vậy, khi nhìn lại quá trình hợp tác ODA song phương Việt Nam –
Nhật Bản, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn tồn tại không ít
1
SVTH: Vũ Văn Tiến KTQT49A
GVHD: TS.Mai Thế Cường Chuyên đề tôt
nghiệp
vấn đề cần khắc phục trong việc tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn này, nhất là
trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng bởi đây là lĩnh vực mà cả hai phía đều rất chú trọng.
Là một sinh viên của chuyên ngành Kinh tế quốc tế, em mong muốn tìm
hiểu cặn kẽ hơn về đối tác chiến lược này cũng như tình hình hợp tác về nguồn
vốn ODA trong thời gian qua giữa hai quốc gia. Chính vì vậy mà em đã lựa
chọn triển khai chuyên đề thực tập với để tài “Nâng cao hiêu quả sử dụng
nguồn vốn ODA của Nhật Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam”
nhằm đề xuất một số giải pháp giúp Nhà nước tăng cường thu hút và sử dụng
nguồn vốn này trong thời gian tới.
2. Mục đích của đề tài
Một là, trên cơ sở những lý luận chung về ODA cũng như thực trạng sử dụng
nguồn vốn ODA mà Nhật Bản dành cho Việt Nam trong thời gian qua để đánh
giá hiệu quả sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng Việt Nam.
Hai là, đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trong
phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu việc sử dụng vốn ODA của Nhật Bản tại Việt
Nam, nhất là trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng trong những năm qua. Tuy
nhiên, do những khó khăn nhất định trong việc tiếp cận với nguồn dữ liệu về
ODA nên trong đề tài này, em chủ yếu đi tìm hiểu và phân tích quá trình sử dụng
nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực cơ sở
hạ tầng nói riêng, giai đoạn 2000-2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận được đề tài sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng.

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể là phương pháp so sánh, phân tích và tổng
hợp, khái quát hoá vv
2
SVTH: Vũ Văn Tiến KTQT49A
GVHD: TS.Mai Thế Cường Chuyên đề tôt
nghiệp
5. Bố cục của chuyên đề
Dựa theo mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề, ngoài các phần Lời mở đầu, danh
mục bảng biểu đồ, danh mục ký tự viết tắt, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, chuyên đề được cơ cấu gồm 3 chương như sau:
Chương I: Giới thiệu chung về cơ sở thực tập và vài nét tổng quan về hiệu quả
sử dụng ODA trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
Chương II: Thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực cơ sở
hạ tầng tại Việt Nam.
Chương III: Định hướng và giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA Nhật
Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Việt Nam.
3
SVTH: Vũ Văn Tiến KTQT49A
GVHD: TS.Mai Thế Cường Chuyên đề tôt
nghiệp
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ VÀI NÉT TỔNG
QUAN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ODA TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ
HẠ TẦNG TẠI VIỆT NAM
1.1 Viện Kinh tế và Chính trị thế giới
1.1.1 Giới thiệu chung
Viện được biết đến đầu tiên với tên gọi là Viện Kinh tế Thế giới, thành lập
theo quyết định số 96/HĐBT, ngày 9/9/1983 của Hội đồng Bộ trưởng. Đến năm
1993, Viện được tái khẳng định lại theo Nghị định số 23/CP ngày 22/5/1993 của
Chính phủ. Từ năm 2004, Viện được đổi tên thành Viện Kinh tế và Chính trị thế

giới, có tên giao dịch quốc tế là: Institute of World Economics and Politics
(IWEP).
Với tư cách là một trong những cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Chính phủ
trong lĩnh vực kinh tế và chính trị thế giới, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới đã
góp phần tích cực vào việc xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định
đường lối, chính sách kinh tế của nước ta trong thời kỳ đổi mới và đẩy mạnh
công nghiệp hoá.
Đội ngũ cán bộ:
Tổng số cán bộ: 64, trong đó:
+ Biên chế: 54
Hợp đồng: 10
+ Cán bộ nghiên cứu: 42, chiếm 77,1% + Cán bộ phục vụ nghiên cứu 12 chiếm
22,3%
+ Trình độ học vị, học hàm: PGS: 5; TS: 18; Th.S: 18; ĐH: 16; Khác: 02
1.1.2 Chức năng
 Nghiên cứu cơ bản những vấn đề về kinh tế và chính trị thế giới;
 Cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến
lược và chính sách phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ
nghĩa;
4
SVTH: Vũ Văn Tiến KTQT49A
GVHD: TS.Mai Thế Cường Chuyên đề tôt
nghiệp
 Tổ chức tư vấn và đào tạo sau đại học, tham gia phát triển nguồn nhân
lực, nghiên cứu kinh tế và chính trị quốc tế của cả nước (theo quyết định số
991/QĐ-KHXH ngày 14/6/2005 của Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam).
1.1.3 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ bản những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới
- Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn kinh tế và chính trị thế
giới nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối

chính sách của đảng và nhà nước trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế dưới tác
động của toàn cầu hoá.
- Kết hợp nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực kinh tế và chính trị thế giới, thực
hiện đào tạo sau đại học theo quy định của pháp luật; tham gia phát triển nguồn
nhân lực có trình độ cao theo yêu cầu của Viện Khoa học Xã hội Việt và cơ
quan khác.
- Theo chức năng tổ chức và thẩm định và tham gia khẳng định về mặt khoa học
các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở các bộ, ngành, địa phương theo sự
phân công của Viện Khoa học Xã hội Việt .
- Thực hiện các tư vấn khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện.
- Tổ chức hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đào tạo
- Trao đổi thông tin khoa học với cơ quan trong nước và nước ngoài theo quy
định của pháp luật, xuất bản các ấn phẩm khoa học, phổ biến các kết quả nghiên
cứu khoa học truyền bá các kiến thức khoa học.
1.2 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng
1.2.1 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA
Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA là một chỉ tiêu tổng hợp bao gồm các yếu
tố về mặt kinh tế - tài chính, xã hội, môi trường và phát triển bền vững và nó
được đánh giá thông qua hiệu quả thực hiện của từng dự án sử dụng nguồn vốn
ODA.
1.2.2 Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA
5
SVTH: Vũ Văn Tiến KTQT49A
GVHD: TS.Mai Thế Cường Chuyên đề tôt
nghiệp
Căn cứ vào phạm vi có thể phân loại đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA
thành hai loại “vĩ mô” và “vi mô”:
Đánh giá vĩ mô
Đánh giá vĩ mô là đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA với sự phát

triển của toàn bộ nền kinh tế, với sự thay đổi các chỉ tiêu xã hội tổng thể.
Các chỉ tiêu đánh giá vĩ mô như là ảnh hưởng của vốn ODA đối với:
• Tăng trưởng GDP
• Tăng mức GDP trên đầu người
• Tăng vốn đầu tư cho quốc gia
• Cải thiện điều kiện môi trường: giảm mức ô nhiễm
• Các chỉ số xã hội: tỷ lệ giảm nghèo, tỷ lệ biết đọc biết viết, tỷ lệ tăng dân
số, tuổi thọ v.v
• Khả năng hấp thụ vốn ODA theo ngành
• Chuyển đổi cơ cấu kinh tế
• Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội
Đánh giá vi mô
Đánh giá vi mô (đánh giá dự án) là đánh giá khách quan một chương
trình/dự án đang thực hiện hoặc đã hoàn thành từ thiết kế, thực hiện và những
thành quả của dự án.
Việc đánh giá hiệu quả dự án nhằm cung cấp những thông tin hữu ích và
đáng tin cậy, giúp cho nhà tài trợ và nước tiếp nhận vốn có thể rút ra được
những bài học trong quá trình ra quyết định cho các chương trình/dự án đang
thực hiện hoặc sẽ được thực hiện trong tương lai.

Căn cứ vào chu trình dự án ta có thể phân loại đánh giá thành các loại như
sau:
6
SVTH: Vũ Văn Tiến KTQT49A
GVHD: TS.Mai Thế Cường Chuyên đề tôt
nghiệp
- Tiền đánh giá là đánh giá khâu chuẩn bị dự án từ khâu lập, trình duyệt
Nghiên cứu khả thi, chuẩn bị vốn, giải phóng mặt bằng,thành lập Ban quản lý dự
án (BQLDA) v.v
- Đánh giá thực hiện dự án bao gồm đánh giá tiến độ thực hiện dự án, yếu

tố, nguyên nhân làm chậm tiến độ dự án, các chi phí tăng thêm (nếu có) làm
giảm hiệu quả của dự án so với tính toán ban đầu, những thay đổi của dự án
trong quá trình thực hiện so với Nghiên cứu khả thi ban đầu.
- Đánh giá sau dự án bao gồm việc đánh giá kết quả của dự án và đánh giá
tác động của dự án.
Trên thực tế, khi tiến hành đánh giá những hiệu quả sử dụng nguồn vốn
ODA, các chuyên gia thường sử dụng 5 tiêu chí :
 Tính phù hợp : với các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước,
của các địa phương nhận được sự hỗ trợ từ các dự án.
 Tính hiệu suất: liên quan đến tiến độ triển khai thực hiện dự án về thời
gian, tốc độ giải ngân
 Tác động : mức độ ảnh hưởng của dự án tới sự phát triển của ngành và của
địa phương, nơi mà dự án được tiến hành cả về kinh tế lẫn xã hội.
 Hiệu quả dự án : Khi dự án hoàn thành và đưa vào vận hành phải đáp ứng,
đáp ứng vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra trong đề án đã được phê duyệt khi
đầu tư dự án, trên góc độ phát triển xã hội, trên góc độ kinh tế.
 Tính bền vững của dự án trong quá trình phát triển tiếp theo.
Tóm lại, đối với mỗi dự án chúng ta phải xác định các chỉ tiêu đánh giá
riêng. Các cơ quan có trách nhiệm thường xuyên phải đánh giá hiệu quả dự án,
chương trình có thể ban hành một số chỉ số cơ bản để đánh giá từng loại dự án
trong từng lĩnh vực làm cơ sở cho cán bộ thực hiện đánh giá.
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá dự án trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng
7
SVTH: Vũ Văn Tiến KTQT49A
GVHD: TS.Mai Thế Cường Chuyên đề tôt
nghiệp
Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, khi đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn
ODA, ngoài việc xem xét những tác động mà dự án đem lại đối với sự phát triển
kinh tế -xã hội( đánh giá vĩ mô), những chỉ số đánh giá được đưa ra là sự cụ thể
hóa 5 tiêu chí đã nêu ra ở trên, thường bao gồm:

- Tốc độ giải ngân gắn với thời gian thực hiện dự án.
- Mức độ tiết kiệm chi phí khi thực hiện dự án: chi phí thi công, lắp đặt, vận
hành, bảo dưỡng
- Tỷ lệ thất thoát kinh phí khi thực hiện dự án.
Đồng thời với mỗi dự án, công trình cụ thể, người ta lại đưa ra các chỉ số
riêng liên quan các yếu tố kỹ thuật đặc thù của từng công trình ( hay việc sử
dụng các đầu ra của dự án) để đánh giá độ hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn
ODA.
Tháng 3 năm 2000, ”Văn phòng đánh giá các hoạt động hỗ trợ phát triển” thuộc
Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản đã ban hành ”Tài liệu tham khảo về chỉ số
hoạt động và chỉ số ảnh hưởng”. Mục đích của tài liệu này là cung cấp công cụ
cho việc lựa chọn các chỉ số đánh giá hoạt động và đánh giá ảnh hưởng của các
dự án do JBIC tài trợ. Tài liệu này đã phân loại các dự án ODA do JBIC tài trợ
thành 19 loại điển hình như: Nhà máy nhiệt điện, nhà máy thuỷ điện, cảng,
thông tin, thuỷ lợi, phòng chống lũ lụt, nông nghiệp, lâm nghiệp, cung cấp nước,
xử lý chất thải, giáo dục, dịch vụ y tế và sức khoẻ, du lịch. Đối với mỗi loại dự
án, Tài liệu cung cấp các chỉ số đánh giá cụ thể gồm hai loại chỉ số là chỉ số hoạt
động và chỉ số ảnh hưởng. Đồng thời tài liệu cũng xếp loại các chỉ số theo mức
độ quan trọng trong công tác đánh giá dự án thành 3 loại A, B, C. Chỉ số loại A
là quan trọng nhất tiếp đó đến loại B, rồi đến loại C.
Ví dụ, các chỉ số đánh giá dự án Nhà máy nhiệt điện bao gồm:
- Sản lượng điện ròng (kwh)
- Nhu cầu điện giờ cao điểm (kw)
- Tỷ lệ điện được sử dụng/số sản xuất ra (%)
- Tỷ lệ số giờ hoạt động/tổng số giờ trong năm (%)
8
SVTH: Vũ Văn Tiến KTQT49A
GVHD: TS.Mai Thế Cường Chuyên đề tôt
nghiệp
- Lượng điện bán ra

- Thu nhập
- Các chỉ số khác.
Đối với dự án đường bộ các chỉ số đánh giá bao gồm:
- Lưu lượng giao thông (số ô tô chạy qua một điểm nhất định trong một
thời gian nhất định)
- Tiết kiệm chi phí lái xe qua việc xây dựng và nâng cấp đường (tiền): chi
phí sửa chữa thay thế, khấu hao, nhiên liệu.
- Tiết kiệm thời gian vận chuyển (tiền, giờ)
- Giảm tai nạn giao thông (số vụ, tiền)
- Các chỉ số khác
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA
Để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, cần hiểu rõ các nhân tố chủ yếu
tác động đến quá trình hình thành nguồn vốn ODA. Các nhân tố tác động bao
gồm cả bên tài trợ và bên nhận tài trợ:
Từ phía các nhà tài trợ: nhân tố thứ nhất chi phối công tác quản lý nguốn
vốn ODA là mục tiêu chiến lược cung cấp ODA của nhà tài trợ. Trong từng thời
kỳ, căn cứ vào mục tiêu chiến lược mà nhà tài trợ xác định tập trung vào khu
vực nào, quốc gia nào, theo phương thức nào. Nếu mục tiêu chiến lược cung cấp
ODA của nước tài trợ thay đổi thì nó sẽ ảnh hưởng đến quốc gia tiếp nhận về cả
cơ cấu nguồn vốn ODA và cơ chế chính sách quản lý.
Nhân tố thứ hai là tình hình kinh tế, chính trị cũng như các biến động bất
thường có thể xảy ra ở phía nhà tài trợ. Khi có những sự biến động bất thường
thì chính sách và các quy định về quản lý ODA cũng có thể thay đổi, dựa vào
những đánh giá về các khoản ODA đã được thực hiện trong thời gian qua của
từng nhà tài trợ.
Nhân tố thứ ba không thể thiếu về phía các nhà tài trợ là bầu không khí quốc
tế và sự phát triển các mối quan hệ kinh tế, chính trị giữa hai phía tài trợ và nhận
tài trợ. Nếu bầu không khí và mối quan hệ này mà mang tính tích cực thì sẽ tạo
9
SVTH: Vũ Văn Tiến KTQT49A

GVHD: TS.Mai Thế Cường Chuyên đề tôt
nghiệp
thuận lợi cho việc giữ vững và mở rộng quy mô nguồn vốn ODA và cả đối với
việc hài hoà thủ tục giữa hai bên và ngược lại.
Từ phía nhận tài trợ: Các nhân tố thuộc bên nhận tài trợ cũng rất đa
dạng. Trước hết là sự ổn định của thể chế chính trị. Thực tế đã chỉ ra rằng, nếu
thể chế chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện cho việc thu hút và sử dụng tốt nguồn
vốn ODA.
Thứ hai là mức ổn định kinh tế vĩ mô trong từng giai đoạn phát triển kinh tế,
đặc biệt là chính sách tài chính, thuế, mức độ mở cửa của nền kinh tế cũng có
ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý. Nếu các chính sách này ổn định trong
thời gian dài và hợp lý sẽ góp phần cho quản lý nguồn vốn ODA tốt và ngược
lại, sẽ gây ảnh hưởng đến việc quản lý nguồn vốn này.
Một nhân tố không thể thiếu được đó là, hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan đến tổ chức quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA. Nếu các văn
bản này ổn định và phù hợp sẽ góp phần cho công tác quản lý tốt nguồn vốn
ODA và ngược lại, sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý nguồn vốn
này theo chiều hướng không tốt.
Các nhân tố như, trình độ phát triển kinh tế nói chung, đặc biệt là trình độ
phát triển hệ thống thể chế kinh tế, các điều kiện có liên quan đến năng lực quản
lý của đội ngũ cán bộ hay tốc độ tăng trưởng kinh tế qua từng thời kỳ. Nhận
thức của cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và cả người dân về nguồn vốn ODA
mà trước hết là các ngành, các cấp, các địa phương, các cơ sở thụ hưởng trực
tiếp cũng đóng vai trò là các nhân tố có ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản
lý và sử dụng nguồn vốn ODA này của bên nhận tài trợ.
Đặc biệt, đối với các dự án cơ sở hạ tầng : Ngoài các nhân tố tac động kể trên
thì còn phải kể đến các nhân tố đặc thù liên quan đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Về
mặt lý luận, cần lưu ý một số khía cạnh liên quan đến việc quản lý các dự án
ODA về xây dựng kết cấu hạ tầng. Đó là, kết cấu hạ tầng thường là các công
trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, gắn với một địa bàn rộng lớn. Khi triển

khai dự án thường đòi hỏi công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư phải đi
10
SVTH: Vũ Văn Tiến KTQT49A
GVHD: TS.Mai Thế Cường Chuyên đề tôt
nghiệp
trước một bước, các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng thường có yêu cầu về kỹ
thuật, kinh tế nên phải tổ chức theo quy trình quản lý dự án xây dựng cơ bản với
các yêu cầu về đấu thầu, về giải ngân, về giám sát kỹ thuật những nét đặc thù
này cùng với các nhân tố thuộc bên tài trợ, bên nhận tài trợ sẽ góp phần nghiên
cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý, sử
dụng nguồn vốn ODA ở nước ta.
Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ(CIEM), có bốn yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA là :
• Chất lượng, tiến độ giai đoạn chuẩn bị dự án mà nổi lên là vấn đề thủ tục,
qui trình, tiến độ, hài hòa hóa
• Đền bù, giải phóng mặt bằng
• Chất lượng nhà thầu
• Lựa chọn tư vấn ở các khâu của dự án.
CHƯƠNG II
11
SVTH: Vũ Văn Tiến KTQT49A
GVHD: TS.Mai Thế Cường Chuyên đề tôt
nghiệp
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN
TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI VIỆT NAM
2.1 Tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA của Việt Nam trong thời gian
qua
Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam diễn ra tại Pa-ri dưới sự
chủ trì của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 11 năm 1993 đã mở ra một
trang sử mới trong quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng tài

trợ quốc tế, đây cũng là điểm khởi đầu cho quá trình thu hút và sử dụng ODA ở
Việt Nam.
Trong gần 20 năm qua, cộng đồng tài trợ tại Việt Nam đã được mở rộng
rất nhiều và hiện có 51 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23
nhà tài trợ đa phương đang hoạt động thường xuyên tại Việt Nam. Ngoài các
thành viên của Tổ chức OECD – DAC còn có các nhà tài trợ mới nổi như Trung
Quốc, Ấn Độ, Hung-ga-ri, Séc, Bên cạnh nguồn vốn tài trợ ODA, ở Việt nam
còn có khoảng 600 các tổ chức phi Chính phủ quốc tế hoạt động với số tiền viện
trợ hàng năm lên đến 200 triệu USD trong nhiều lĩnh vực khác nhau, liên quan
trực tiếp đến đời sống người dân tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
Tại hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) diễn ra vào
tháng 12/2010 đã tổng kết: Trong thời kỳ 1993-2010 (tính đến hết tháng 10 năm
2010), tổng nguồn vốn ODA mà các nhà tài trợ quốc tế cam kết dành cho Việt Nam
là 56,252 tỷ USD, trong đó giải ngân đạt 28,565 tỷ USD, chiếm 50,78% tổng vốn
ODA cam kết.Gần đây nhất, giai đoạn 2000-2010, tổng số vốn ODA cam kết là
46,296 tỷ USD, số vốn giải ngân đạt 21,956 tỷ USD, tỷ lệ giải ngân chỉ đạt 47,43%.
Điều có thể dễ dàng nhận thấy là quy mô vốn ODA mà chúng ta nhận được có xu
hướng ngày càng tăng. Sự gia tăng về quy mô vốn cam kết cũng như vốn giải ngân
trong giai đoạn 2000-2010 được thể hiện trong bảng sau:
12
SVTH: Vũ Văn Tiến KTQT49A
GVHD: TS.Mai Thế Cường Chuyên đề tôt
nghiệp
Bảng 2.1: Giá trị vốn ODA cam kết và vốn giải ngân giai đoạn 2000 – 2010
(Đơn vị: Tỷ USD)
NĂM VỐN CAM KẾT VỐN GIẢI NGÂN TỶ LỆ GIẢI NGÂN
2000 2.400
1.650 68.75%
2001 2.399

1.500 62.52%
2002 2.462
1.530 62.14%
2003 2.838
1.420 50.03%
2004 3.440
1.650 47.96%
2005 3.748
1.780 47.49%
2006 4.445
1.790 40.26%
2007 5.250
2.000 38.09%
2008 5.500
2.136 38.83%
2009 5.914
3.000 50.72%
2010 8.100
3.500 43.20%
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Theo số liệu trên, trong thời kỳ từ năm 2000-2010, tình hình giải ngân vốn ODA
đã có những cải thiện nhất định với chiều hướng tích cực qua các năm(số vốn ODA
giải ngân tăng từ 1,65 tỷ USD năm 2000 và đạt kỷ lục vào năm 2010 với 3,5 tỷ
USD). Tuy nhiên, mức giải ngân này vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra trong các kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và tỷ lệ giải ngân vẫn còn thấp hơn mức trung bình
của thế giới và khu vực (tỷ lệ giải ngân trung bình mới chỉ dừng lại ở mức dưới
50%).
13
SVTH: Vũ Văn Tiến KTQT49A
GVHD: TS.Mai Thế Cường Chuyên đề tôt

nghiệp
Hình 2.1: Giá trị vốn ODA cam kết và giải ngân tại Việt Nam
giai đoạn 2000 – 2010 (Đơn vị: tỷ USD)
(Nguồn: Vụ Kinh tế Đối ngoại – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Qua biểu đồ trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng thu hút nguồn vốn ODA của
nước ta tăng khá nhanh và ổn định trong suốt giai đoạn từ 2000-2010 với mức
tăng trưởng bình quân 10%/năm, đặc biệt trong 3 năm trở lại đây 2008-2010 vốn
ODA cam kết tăng khá mạnh. Điều đó thể hiện sự ủng hộ chính trị và lòng tin
của các nhà tài trợ đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam. Mặt khác, nó cũng
thể hiện nhu cầu về nguồn vốn của Việt Nam là rất lớn để đầu tư cho hạ tầng
kinh tế – xã hội phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Tuy nhiên, một
vấn đề đặt ra là, mặc dù khả năng thu hút ODA của chúng ta tăng trưởng ở mức
khá nhưng việc thực hiện vốn cam kết hay nói cách khác là quá trình sử dụng
ODA của Việt Nam chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Chính việc sử
dụng chưa có hiệu quả nên đã gây ra lãng phí, thất thoát vốn, tạo ra gánh nặng
nợ không cần thiết cho thế hệ sau và gây ảnh hưởng xấu cho khả năng thu hút
các nguồn đầu tư quốc tế khác.
Căn cứ vào nhu cầu vốn đầu tư và định hướng phát triển theo ngành, lĩnh
vực và vùng lãnh thổ đề ra trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
14
SVTH: Vũ Văn Tiến KTQT49A
GVHD: TS.Mai Thế Cường Chuyên đề tôt
nghiệp
hội, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra định hướng chiến lược, chính sách và những
lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA cho từng thời kỳ. Gần đây nhất, trên cơ sở
tham vấn rộng rãi các nhà tài trợ, ngày 29 tháng 12 năm 2006 Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thu hút và sử
dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006-2010. 5 lĩnh vực ưu tiên
thu hút và sử dụng ODA trong thời kỳ 5 năm 2006-2010 bao gồm:
- Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi,

lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp xóa đói, giảm nghèo).
- Xây dựng hạ tầng kinh tế theo hướng hiện đại.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục và đào tạo, dân số và
phát triển và một số lĩnh vực khác).
- Bảo vệ môi truờng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao
công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai.
Tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA theo nghành được thể hiện bằng biểu đồ
sau:
15
SVTH: Vũ Văn Tiến KTQT49A
GVHD: TS.Mai Thế Cường Chuyên đề tôt
nghiệp

Hình 2.2: Cơ cấu ODA phân theo ngành nghề và lĩnh vực giai đoạn 2005-2010
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư)
Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy, các ngành thuộc hạ tầng như giao thông,
đô thị, nước sạch; công tác xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp là những
lĩnh vực thu hút được ODA nhiều nhất. Điều đó cho thấy, cơ cấu vốn ODA theo
các điều ước quốc tế về ODA đã được ký trong thời kỳ 2000-2010 (tính đến hết
tháng 10 năm 2010) về cơ bản phù hợp với những định hướng ưu tiên sử dụng
vốn ODA của chính phủ Việt Nam nêu trên.
Như vậy, qua chặng đường gần 20 năm thu hút ODA, chúng ta có thể kết
luận: Nguồn vốn ODA có vai trò quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo, phát
triển xã hội, tăng cường bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, tăng cường
thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật,
cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế theo lịch trình phù
16
SVTH: Vũ Văn Tiến KTQT49A
GVHD: TS.Mai Thế Cường Chuyên đề tôt

nghiệp
hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Namvà lộ trình chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường năng lực con người và góp phần đẩy
mạnh quan hệ đối tác với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, như đã phân tích ở
trên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì việc thu hút và sử dụng ODA ở Việt
Nam vẫn tồn tại những bất cập, nhất là khâu giải ngân và quản lý nguồn vốn
ODA. Điều này làm giảm đi những tác động tích cực mà ODA đem lại, dặt ra
yeu cầu cần phải nghiêm túc xem xét lại việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA.
Trong phần tiếp theo của bài nghiên cứu này, việc tìm hiểu trường hợp thu
hút và sử dụng nuồn vốn ODA của Nhật Bản( một trong những nhà tài trợ lớn
nhất về ODA cho Việt Nam), cụ thể là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng sẽ giúp
chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về thực trạng sử dụng ODA tai Việt Nam.
2.2 Tình hình thu hút và sử dụng ODA của Nhật Bản tại Việt Nam
Nhật Bản là nước có quan hệ viện trợ cho Việt Nam từ rất sớm và chính thức
được phát triển từ năm 1975, nhưng đến năm 1979 Nhật Bản đình chỉ vốn ODA
cho Việt Nam. Tháng 11 năm 1992 Nhật chính thức công bố nối lại viện trợ
ODA cho Việt Nam và bắt đầu cho Việt Nam vay 45,5 tỷ yên với lãi suất ưu đãi
1%/ năm trong vòng 30 năm, trong đó 10 năm đầu không phải trả lãi.
Quyết định của Nhật Bản khôi phục viện trợ ODA cho Việt Nam có một ý
nghĩa quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, mở ra một thời kỳ mới
trong quan hệ hợp tác trên rất nhiều lĩng vực giữa hai quốc gia.
2.2.1 Quy mô nguồn vốn ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam
Tính theo nhà tài trợ, nguồn vốn ODA mà Nhật Bản dành cho Việt Nam được
thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.2: Số vốn ODA cam kết của 10 nhà tài trợ hàng đầu cho Việt
Nam giai đoạn 1995 – 2009 ( Đơn vị: Triệu USD)
Nhà tài trợ Số lượng vốn cam kết
Nhật Bản 8469,73
WB 5329,82
ADB 2900,97

Pháp 912,26
Đức 597,35
17
SVTH: Vũ Văn Tiến KTQT49A
GVHD: TS.Mai Thế Cường Chuyên đề tôt
nghiệp
Đan Mạch 549,48
Thuỵ Điển 412,83
Trung Quốc 301,08
Ôxtrâylia 282,32
EU 269,83
(Nguồn: Vụ Kinh tế Đối ngoại – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể nhận thấy, ngay sau khi nối lại viên trợ cho
Việt Nam vào năm 1992, Nhật Bản đã liên tục dẫn đầu danh sách các quốc gia viên
trợ ODA cho Việt Nam .Với tổng số vốn cam kết lên tới 8469,73 triệu USD giai
đoạn 1995-2009, đây là con số cao hơn rất nhiều so với các nhà tài trợ khác trong
danh sách các nước tài trợ lớn nhất cho Việt Nam(cao gần gấp đôi so với nhà tài trợ
đứng thứ 2 là WB (5329.82 triệu USD)). Điều đáng lưu ý là sự gia tăng ODA của
Nhật Bản cho Việt Nam diễn ra ngay cả khi bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội Nhật
Bản đang có những dấu hiệu suy thoái và việc sử dụng có hiệu quả nguồn ODA này
ở Việt Nam còn gặp nhiều ách tắc, trở ngại. . Lí giải cho điều này, ông Tomoharu
Washio, Phó chủ tịch tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) đã có tầm
nhìn xa khi khẳng định trong khuyến cáo cho các nhà đầu tư Nhật Bản ở Việt Nam:
“Hãy nhìn vào viễn cảnh của Việt Nam trong 10 năm sau, Việt Nam sẽ tiếp tục duy
trì tốc độ tăng trưởng cao, đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật và hạ tầng đô thị,
nền công nghiệp phụ trợ cũng được phát triển, đội ngũ kỹ thuật và quản lý trung
gian vốn không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trưởng
thành, số lượng doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với Nhật Bản sẽ tăng lên. Dân số
Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 100 triệu, thu nhập bình quân tăng nhanh, kết quả là Việt
Nam sẽ trở thành một thị trường tiêu thụ lớn, vị thế trong ASEAN được nâng lên

tầm cao mới”.
Thực tế là từ khi bắt đầu chính thức nối lại viện trợ cho chúng ta, tổng số viện
trợ ODA của Nhật Bản chiếm khoảng 40% tổng số tiền cam kết của cộng đồng quốc
tế dành cho Việt Nam. Con số này tăng đều đặn qua các năm bất chấp những tác
động tiêu cực từ tình hình tài chính thế giới và có xu hướng tiếp tục tăng trong thời
gian tới. Điều này thể hiện rõ hơn qua bảng số liêu sau:
18
SVTH: Vũ Văn Tiến KTQT49A
GVHD: TS.Mai Thế Cường Chuyên đề tôt
nghiệp
Bảng 2.3: Tình hình cam kết và giải ngân viện trợ phát triển của Nhật Bản
giai đoạn 1992 – 2011 (Đơn vị: Tỷ Yên)
Năm Tổng khối
lượng ODA
Viện trợ cho
vay
Viện trợ
không hoàn
lại
Hợp tác kỹ
thuật
1992 47,4 45,5 1,6 0,3
1993 59,9 52,3 6,3 1,3
1994 66,0 58,0 5,7 2,4
1995 82,1 70,0 8,9 3,2
1996 92,4 81,0 8,0 3,4
1997 96,5 85,0 7,3 4,2
1998 100,8 88,0 8,2 4,6
1999 112,0 101,2 4,6 6,1
2000 86,4 70,9 8,1 7,4

2001 91,6 74,3 8,3 9,0
2002 92,4 79,3 5,2 7,9
2003 91,7 79,3 5,7 6,7
2004 94,6 82,0 9,37 3,23
2005 100,9 90.80 7,23 2,87
2006 103,9 95,10 3.095 5,7
2007 123,20 115,80 5.48 1,92
2008 90,47 83,20 5,36 1,91
2009 153,76 145,61 7 1,15
2010 96,97 86,5 8,15 2,32
2011 >145*
(Nguồn: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam)
(*: Theo công bố của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt
Nam trong cuộc họp báo công bố tổng vốn vay ODA hỗ trợ Việt Nam và những dự
án nhận được vốn ODA của Nhật Bản trong năm 2011)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, sự gia tăng nguồn vốn ODA Nhật Bản vào Việt
Nam đã thể hiện rất nhanh, từ 45,5 tỷ Yên năm 1992 đã lên đến 112 tỷ Yên năm
1999. Đây cũng là năm cao nhất trong gần 10 năm (giai đoạn 1992-2000). Điều cần
thấy là do ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế Đông Á (1997 – 1998) đã
buộc Nhật Bản phải điều chỉnh lại chính sách đối ngoại ODA theo hướng cắt giảm
dần quy mô cung cấp cho các nước trong khu vực để đề phòng các biến động rủi ro,
bất ổn. Thế nhưng đối với Việt Nam, sự cắt giảm đó hầu như lại là nhỏ nhất so với
19
SVTH: Vũ Văn Tiến KTQT49A
GVHD: TS.Mai Thế Cường Chuyên đề tôt
nghiệp
nhiều nước khác. Thực tế như số liệu từ bảng 2 đã phản ánh thì những năm 1997 -
1999 là thời gian mà Việt Nam đã được Nhật Bản cung cấp khối lượng ODA lớn
nhất từ trước đó cho đến thời điểm đó. Điều đó chứng tỏ Việt 'Nam đã chiếm vị trí,
vai trò quan trọng trong sự quan tâm của chính sách ODA Nhật Bản.

Mặc dù sau đó vào năm 2000, ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam đột ngột
giảm mạnh do họ thi hành chính sách cắt giảm 10% ODA chung cho các nước. Tuy
nhiên từ đó cho đến nay, nguồn vốn ODA mà Nhật Bản dành cho Việt Nam lại có xu
hướng tăng trở lại và đạt mức kỷ lục 153,76 tỷ Yên vào năm 2009.
2.2.2 Những lĩnh vực Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam
Theo dõi động thái tiến triển nguồn vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt
Nam, có thể thấy, dù có lúc lên, lúc xuống, nhưng cơ bản, là theo chiều hướng ngày
càng gia tăng, cả về chất lượng lẫn quy mô, nhằm hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế -
xã hội của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam
trước đây nhằm vào 5 lĩnh vực ưu tiên:
- Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế, trong đó chú trọng hỗ trợ
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường;
- Hỗ trợ cải tạo và xây dựng các công trình điện và giao thông;
- Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn và
chuyển giao công nghệ mới tại các vùng nông thôn;
- Hỗ trợ phát triển giáo dục và y tế;
- Hỗ trợ bảo vệ môi trường.
Từ năm 2007, có một điểm khác biệt trong cơ chế nhận hỗ trợ ODA so với
chính sách ODA cũ là các dự án nhận hỗ trợ sẽ được lựa chọn thông qua đối
thoại, chứ không phải theo yêu cầu như trước đây và khoản hỗ trợ được hoạch
định ngay tại nước nhận ODA nhằm sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả.
Do vậy, chính sách ODA mới của Nhật Bản ưu tiên hỗ trợ hàng đầu vào 3 lĩnh
vực sau:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện mục tiêu này, Nhật Bản sẽ tập
trung hỗ trợ vào lĩnh vực cải cách kinh tế như hoàn thiện môi trường đầu tư, hỗ
20
SVTH: Vũ Văn Tiến KTQT49A
GVHD: TS.Mai Thế Cường Chuyên đề tôt
nghiệp
trợ phát triển kinh tế tư nhân, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, điện

lực, công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách doanh nghiệp Nhà
nước.
- Cải thiện đời sống dân cư và các lĩnh vực xã hội.
- Hoàn thiện thể chế, pháp luật. Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam cải cách hành
chính, trong đó có cải cách chế độ công chức thông qua việc sử dụng kinh
nghiệm và các công nghệ tiên tiến của Nhật Bản.
Ba lĩnh vực này cũng phù hợp với những mục tiêu chính mà Chính phủ Việt
Nam đang đặt ra trong kế hoạch phát triển và xoá đói, giảm nghèo.
Thông qua các nguồn ODA, Nhật Bản đã giúp Việt Nam xây dụng nhiều công
trình hạ tầng kinh tế - xã hội; cung cấp một số lượng đáng kể học bổng để đào
tạo đại học và sau đại học cho các sinh viên và cán bộ khoa học - kỹ thuật của
Việt Nam. Một số lượng lớn chuyên gia và người tình nguyện Nhật Bản hiện
đang hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa,
giáo dục và đào tạo.
Ngoài ra, thông qua ODA, Nhật Bản còn hỗ trợ Việt Nam trong nhiều sáng kiến
hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, ASEM, Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng
21
SVTH: Vũ Văn Tiến KTQT49A

×