Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn:PGS TS Nguyễn Thị Hường
LỜI CAM ĐOAN
Em là : Tô Thị Nhâm
Sinh viên lớp : Quản trị kinh doanh quốc tế K39
Khoa : Thương mại và kinh doanh quốc tế
Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp “ Nâng cao năng lực cạnh
tranh mặt hàng mì ăn liền trên thị trường Châu Âu của Công ty Acecook Việt
Nam ” được thực hiện với sự tìm tòi nghiên cứu cuae bản thân em, dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Hường và sự giúp đỡ của các anh chị
Phòng Kinh doanh tại Công ty Acecook Việt Nam.
Em xin cam đoan các số liệu trong chuyên đề là trung thực, được cung
cấp bởi phòng kinh doanh Công ty Acecook Việt Nam. Tôi không sao chép
các bài là chuyên đề tốt nghiệp của các khoá trước. Nếu vi phạm lời cam
đoan trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với nhà trường và khoa Thương
mại và Kinh tế quốc tế.
Lớp: QTKD Sinh viên: Tô Thị Nhâm
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn:PGS TS Nguyễn Thị Hường
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị
Phòng kinh doanh Công ty Acecook Việt Nam và sự chỉ bảo hướng dẫn của
PGS.TS Nguyễn Thị Hường, Em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của
mình. Tuy nhiên, do hạn chế về kỹ năng, kinh ngiệm thực tế nên chuyên đề
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, Em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các anh chị trong Phòng kinh
doanh và các bạn để Em có thể nâng cao kiến thức và hoàn thiện hơn chuyên
đề tốt nghiệp của mình.
Em xin trân thành cảm ơn!
Sinh viên
Tô Thị Nhâm
Lớp: QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Tô Thị Nhâm
2
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn:PGS TS Nguyễn Thị Hường
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
Trang
Lớp: QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Tô Thị Nhâm
3
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn:PGS TS Nguyễn Thị Hường
LỜI MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta đã từng bước phát triển
và lựa chọn con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhằm phát triển nền
kinh tế đất nước và hòa nhập vào xu thế chung của thế giới. Chúng ta đang
hướng tới sản phẩm chất lượng toàn diện, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người
tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Để tồn tại, các doanh nghiệp phải luôn luôn
chế tạo và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu của khách
hàng được tốt hơn, rẻ hơn, nhanh hơn, an toàn hơn và dễ sử dụng hơn các đối
thủ cạnh tranh.
Qua nghiên cứu tìm hiểu hoạt động tại một doanh nghiệp thực phẩm
chuyên sản xuất về Mì ăn liền Công ty CP ACECOOK VIỆT NAM nhận thấy
cần thiết phải “ Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng Mì ăn liền xuất khẩu
của Công ty ACECOOK VIỆT NAM ”.
Về mặt lý luận: Để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp được tiến hành liên tục, giữ vững vị trí trên thị trường đòi hỏi
phải đảm bảo nguyên nhiên vật liệu cho doanh nghiệp sản xuất, cũng như việc
đảm bảo hàng hóa cung cấp kịp thời cho khách hàng là rất quan trọng. Hơn
thế nữa, trong xu thế cạnh tranh khốc liệt ngày nay các doanh nghiệp không
thể nằm ngoài xu thế này, cuộc chiến mì ăn liền đang diễn ra khốc liệt và bắt
đầu bùng nổ trong những năm gần đây khi gia nhập thêm hàng loạt các công
ty sản xuất mì ăn liền. Để tăng tính cạnh tranh các doanh nghiệp không những
tập trung vào quảng cáo truyền thông mà còn tập trung vào chất lượng sản
phẩm, giá cả sản phẩm. Các doanh nghiệp chú trọng vào việc gia tăng các giá
trị nguồn lực từ quan điểm khách hàng, mang lại cho khách hàng: Những gì
họ muốn, khi họ cần, nơi nào họ muốn, với giá cả cạnh tranh.
Lớp: QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Tô Thị Nhâm
4
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn:PGS TS Nguyễn Thị Hường
Xét về mặt thực tiễn: Khách hàng luôn mong muốn có một sản phẩm
toàn diện mà họ không muốn trả thêm bất cứ chi phí nào không làm tăng
thêm giá trị của sản phẩm. Vì vậy buộc các doanh nghiệp tìm cách giảm chi
phí sản xuất tối đa, cải tiến liên tục, bình ổn giá. Đối với nghành công nghiệp
thực phẩm Việt Nam còn khá mới mẻ thì sự vận hành của nền kinh tế thị
trường đã làm cho các doanh nghiệp càng phải cạnh tranh quyết liệt mới có
thể tồn tại và phát triển.
Công ty cổ phần Acecook Việt Nam là công ty chuyên sản xuất và
kinh doanh mì và phở ăn liền. Đối với ngành sản xuất thực phẩm ăn liền ngày
càng phổ biến hơn vì sự tiện dụng của nó trong thời đại công nghiệp hóa thì
mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất loại sản phẩm này
đối với Acecook Việt Nam càng thêm quyết liệt, đồng thời sự cạnh tranh với
các doanh nghiệp cùng trong ngành thực phẩm nhưng có sản phẩm mang tính
thay thế cũng gay gắt không kém .
Tuy nhiên qua 15 năm hình thành và phát triển công ty đã phấn đấu
vươn lên thành nhà sản xuất và kinh doanh mì ăn liền hàng đầu Việt Nam.
Để tiếp tục giữ vững vị trí hiện tại và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới ,
giai đoạn 2010 – 2015, giai đoạn mà dự kiến tình hình sản xuất và kinh doanh
nghành thực phẩm nói chung và mì ăn liền nói riêng sẽ cạnh tranh rất gay gắt
và quyết liệt .
Qua thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Acecook Việt Nam, được
khảo sát thực tế tình hình Kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
và dựa trên cơ sở những kiến thức đã học, với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo
hướng dẫn PGS TS Nguyễn Thị Hường em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “
Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng mì ăn liền xuất khẩu của Công
Ty Acecook Việt Nam trên thị trường Châu Âu ” . Để làm chuyên đề tốt
nghiệp
Lớp: QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Tô Thị Nhâm
5
Chuyờn tt nghip GV hng dõn:PGS TS Nguyờn Thi Hng
2. MC CH V NHIM V NGHIấN CU
2.1. Mc ớch nghiờn cu
Phõn tớch cỏc im mnh v im yu ca sn phm mỡ n lin Vit
Nam so vi cỏc i th cnh tranh ca cụng ty c phn Acecook Vit Nam
trờn th trng Chõu u .
2.2. Nhim v nghiờn cu
- Nhim v 1: Nghiờn cu v lý lun v nng lc cnh tranh v s vn thit
phi nõng cao nng lc cnh tranh ca mt hng mỡ n lin xut khu ca
Cụng ty C phn Acecook Vit Nam trờn th trng EU.
- Nhim v 2: Nghiờn cu v thc trng cnh tranh v nng lc cnh tranh
mt hng mỡ n lin xut khu ca Cụng ty Acecook Vit Nam trờn th trng
EU giai on 2005 2009.
- Nhim v 3: xut phng hng v mt s gii phỏp nhm xỏc nh v
th cnh tranh ca cụng ty v sn phm mỡ n lin trờn th trng Chõu u
n nm 2015.
3. I TNG V PHM VI NGHIấN CU
3.1 i tng nghiờn cu
Nng lc cnh tranh ca hng xut khu ca cụng ty c phn Acecook
Vit Nam trờn th trng Chõu u.
3.2. Phm vi nghiờn cu
- Khụng gian : Nghiờn cu nng lc cnh tranh mt hng mỡ n lin ca
cụng ty Acecook Vit Nam trờn th trng Chõu u
- Thi gian : Nghiên cứu về thc trng nng lc cnh tranh Công ty
Acecook Việt Nam từ năm 2005 2009, xut định hớng và giải pháp đến
năm 2015.
4. KT CU CA TI
Ngoài phn m u, kt lun, cỏc bng, ph lc, ti liu tham kho
ti gm 3 chng chớnh:
Lp: QTKD Quc t K39 Sinh viờn: Tụ Th Nhõm
6
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn:PGS TS Nguyễn Thị Hường
Chương 1: Lý luận về năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng
cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng mì ăn liền xuất khẩu của công ty cổ
phần Acecook Việt Nam trên thị trường Châu Âu.
Chương 2: Thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh mặt hàng
mì ăn liền xuất khẩu của công ty Acecook Việt Nam trên thị trường Châu
Âu giai đoạn 2005-2009.
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh mặt hàng mì ăn liền xuất khẩu của công ty Acecook Việt
Nam trên thị trường Châu Âu đến năm 2015.
Lớp: QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Tô Thị Nhâm
7
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn:PGS TS Nguyễn Thị Hường
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG MÌ ĂN LIỀN XUẤT
KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOOK VIỆT NAM TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU.
1.1. LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG.
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
- Theo Cac Mac : “ Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa
các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và
tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch ”
1
- Theo kinh tế chính trị học : “Cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa
các đối thủ nhằm giành lấy thị trường, khách hàng cho doanh nghiệp mình”.
2
1.1.2 Bản chất của cạnh tranh
Cạnh tranh là yếu tố luôn gắn liền với nền kinh tế thị trường, tuỳ từng
cách hiểu và cách tiếp cận mà có nhiều quan điểm về cạnh tranh.
Ngày nay, dưới sự hoạt động của cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô
của nhà nước, khái niệm cạnh tranh có thay đổi đi nhưng về bản chất nó
không hề thay đổi : Cạnh tranh vẫn là sự đấu tranh gay gắt, sự ganh đua giữa
các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi
trong sản xuất và kinh doanh để đạt được mục tiêu của tổ chức hay doanh
nghiệp đó.
1
Sách chiến lược cạnh tranh trang 50 tác giả Michael Porter, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, năm 2006
2
Sách chiến lược cạnh tranh trang 50 tác giả Michael Porter, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, năm 2006
Lớp: QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Tô Thị Nhâm
8
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn:PGS TS Nguyễn Thị Hường
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh là một điều kiện và là
yếu tố kích thích sản xuất kinh doanh, là môi trường và động lực thúc đẩy sản
xuất phát triển, tăng năng suất lao động và tạo đà cho sự phát triển của xã hội.
Như vậy, cạnh tranh là qui luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá
vận động theo cơ chế thị trường. Sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá
bán ra càng nhiều, số lượng người cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng
gay gắt. Kết quả cạnh tranh sẽ có một số doanh nghiệp bị thua cuộc và bị gạt
ra khỏi thị trường trong khi một số doanh nghiệp khác tồn tại và phát triển
hơn nữa. Cạnh tranh sẽ làm cho doanh nghiệp năng động hơn, nhạy bén hơn
trong việc nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm giá cả và các dịch vụ
sau bán hàng nhằm tăng vị thế của mình trên thương trường, tạo uy tín với
khách hàng và mang lại nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.1.3. Phân loại cạnh tranh.
1.1.3.1. Phân loại theo mức độ cạnh tranh.
- Cạnh tranh gay gắt quyết liệt: Là cạnh tranh giữa sản phẩm của
doanh nghiệp và sản phẩm của đối thủ ở mức độ làm cho đối phương có thể
biết được và trở tay đối phó.
- Cạnh tranh trung bình: Là cạnh tranh giữa sản phẩm của doanh
nghiệp và sản phẩm của đối thủ ở mức độ làm cho đối phương có thể biết
được và trở tay đối phó.
- Cạnh tranh không gay gắt , không quyết liệt: Là mức độ cạnh tranh
xảy ra với tốc độ chậm chapjgaanf như không có hiện tượng cạnh tranh xảy
ra.
1.1.3.2. Chủ thể tham gia vào thị trường
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Người bán muốn bán hàng
hoá của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn bán hàng hoá của mình
với gái cao nhất, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất. Giá cả cuối
cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữ hai bên
Lớp: QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Tô Thị Nhâm
9
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn:PGS TS Nguyễn Thị Hường
- Cạnh tranh giữa người mua và người mua: Mức độ cạnh tranh phụ
thuộc vào quan hệ cùng cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc
cạnh tranh trở nên gay gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua
phải chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá hoá mà họ cần
- Cạnh tranh giữa người bán với người bán: Là cuộc cạnh tranh nhằm
giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi
cho người mua. Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức,
không chịu được sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của
mình cho các đối thủ mạnh hơn.
1.1.3.3. Tính chất cạnh tranh .
- Cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều người bán
trên thị trờng trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị
trường. Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức, tức là
không khác nhua về quy cách, phẩm chất mẫu mã. Để chiến thắng trong cuộc
cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành
hoặc làm khác biệt hoá sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh.
- Cạnh tranh không hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh giữa những
người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Mỗi sản phẩn đều
mang hình ảnh hay uy tín khác nhau cho nên để giành đựơc ưu thế trong cạnh
tranh, người bán phải sử dụng các công cụ hỗ trợ bán như: Quảng cáo,
khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả, đây là loại hình cạnh tranh phổ
biến trong giai đoạn hiện nay.
1.1.3.4. Cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành
- Cạnh tranh nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Kết
quả của cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển.
- Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong các nghành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất.
Lớp: QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Tô Thị Nhâm
10
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn:PGS TS Nguyễn Thị Hường
Trong quá trình này có sự phận bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giũa các
ngành, kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
1.1.4. Chiến lược và các công cụ cạnh tranh của hàng hóa.
1.1.4.1. Chiến lược cạnh tranh.
- Chiến lược cạnh tranh trực diện.
Cạnh tranh trực diện là là cạnh tranh mà Các doanh nghiệp có tiềm lực
và vị thế vững chắc trên thị trường, với các ưu thế đặc biệt về công nghệ kỹ
thuật, giá cả, uy tín sẽ trọn chiến lược này nhằm giành giật thị trường và loại
bỏ đối thủ cạnh tranh
Một số loại hình áp dụng trong chiến lược tấn công trực diện:
+ Tiến công mặt giáp mặt: ới cách làm này, kẻ tấn công sẽ nhảy vào
tranh khách hàng với đối thủ ngay trên cùng một trận địa, vì vậy, buộc kẻ tấn
công phải ở thế hơn hẳn đối thủ về nhiều mặt từ chất lượng, quảng cáo, giá cả
sản phẩm
+ Tiến công trực diện có giới hạn: kẻ tấn công khoanh vùng nhóm
khách hàng mà mình quan tâm đặc biệt và tìm cách giành giật nhóm khách
hàng này từ tay đối thủ cạnh tranh. Đây là một dạng cải tiến của tiến công mặt
giáp mặt.
+ Tiến công trực diện bằng giá cả: Phía tấn công bao giờ cũng tự tin ở
thắng lợi nhờ giá thành sản phẩm của mình thấp hơn đối thủ.
Tiến công trực diện dựa vào chất lượng: phía tiến công không ngừng cải
tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng do thành quả nghiên cứu mang lại.
- Chiến lược cạnh tranh thọc sườn.
Đây là chiến lược thường được các doanh nghiệp nhỏ áp dụng khi lần
đầu xâm nhập thị trường nhằm tránh sự đối đầu trực diện trong cạnh tranh và
tìm kẽ hở của đối thủ. Với chiến lược này, doanh nghiệp sẽ dùng sản phẩm
hàng hóa của mình để xâm nhập vào thị trường có đối thủ cạnh tranh yếu
hoặc thậm chí là không có đối thủ. Cốt lõi của chiến lược là lấy thế mạnh của
Lớp: QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Tô Thị Nhâm
11
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn:PGS TS Nguyễn Thị Hường
mình để lấn áp yếu điểm của đối phương, vượt lên, lấy đà cho bước tổng tiến
công tiếp theo. Một điều quan trọng khi thực hiện quá trình này là phải hết
sức tránh làm thức dậy những đối thủ nặng cân đang "tạm ngủ", hoặc chí ít
cũng đừng để bị lôi kéo vào cuộc chiến mà bản thân doanh nghiệp chưa sẵn
sàng vào cuộc.
Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự hiểu biết một cách tinh tế
mọi "ngóc ngách" của thị trường như: nhu cầu sản phẩm hàng hóa ở từng thị
trường là chủng loại gì, thị trường nào mà người tiêu dùng bỏ rơi v.v
Với chiến lược đánh thọc sườn, tồn tại 3 điều kiện đảm bảo cho sự
thành công:
- Khả năng quan sát, đánh giá quy mô phát triển, nhu cầu về sản phẩm
của từng bộ phận thị trường.
- Thị trường mà doanh nghiệp tiến hành xâm nhập nhìn chung có sự
tăng trưởng đáng kể, khiến sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra dưới dạng
một cuộc chơi mà tổng số các bên thu được là cấp số cộng chứ không hoàn
toàn là số không.
- Đối thủ cạnh tranh tỏ ra không cảnh giác và cho rằng sự có mặt của
doanh nghiệp mới không ảnh hưởng gì lắm đến họ.
- Chiến lược cạnh tranh theo kiểu du kích .
Đây là chiến lược thực hiện ở một vùng thị trường nhỏ bằng cách đối
đầu trực diện trong một thời gian ngắn với các thủ pháp Marketing, đặc biệt là
khi các đối thủ chưa kịp đề phòng để khai thác thị trường.
Các doanh nghiệp có thể dùng lối đánh chớp nhoáng và rút lui ngay
bằng cách tổ chức các điểm bán lẻ đột xuất với giá bán đặc biệt chỉ trong một
thời gian ngắn rồi chuyển sang một địa điểm khác.
1.1.4.2. Các công cụ cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp phải chịu rất nhiều sức ép
từ các đối thủ cạnh tranh. Để tồn tại và phát triển được trong điều kiện như
Lớp: QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Tô Thị Nhâm
12
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn:PGS TS Nguyễn Thị Hường
vậy, mỗi doanh nghiệp đều phải có những công cụ riêng của mình để tạo ra
những lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường.
Việc lựa chọn các công cụ cạnh tranh đối với các doanh nghiệp có tính
linh hoạt và phù hợp không theo một khuôn mẫu cứng nhắc nào. Các công cụ
cạnh tranh thường được sử dụng là: Cạnh tranh bằng sản phẩm, cạnh tranh
bằng giá cả, cạnh tranh bằng phân phối và các cạnh tranh khác…
- Cạnh tranh bằng sản phẩm
Sản phẩm là tập hợp các yếu tố vô hình và hữu hình có thể tạo ra sự thoả
mãn hay lợi ích cho người mua và người sử dụng.
Cạnh tranh bằng sản phẩm là công cụ được các doanh nghiệp sử dụng để
tác động vào những cảm nhận đầu tiên của khách hàng vào sản phẩm, tác
động trực tiếp đến quyết định mua của người tiêu dùng. muốn sản phẩm của
doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh được trên thị trường thì doanh nghiệp
phải có chiến lược dúng đắn, tạo ra được những sản phẩm phù hợp, đáp ứng
nhu cầu đa dạng của thị trường với chất lượng tốt.
Để sản phẩm của doanh nghiệp luôn là sự lựa chọn của khách hàng ở
hiện tại và trong tương lai thì việc cạnh tranh bằng sản phẩm luôn là cần thiết
với các doanh nghiệp. Cạnh tranh bằng sản phẩm thể hiện qua các nội dung
sau:
- Cạnh tranh về tính hữu dụng của sản phẩm.: Người tiêu dùng lựa
chọn một sản phẩm nào đónkhi nó đem lại lợi ích, sự thoả mãn cho họ. Tuỳ
theo nhu cầu của người tiêu dùng mà tính hữu dụng được thể hiện. Nếu doanh
nghiệp tăng tính hữu dụng cảu sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại của
đối thủ khác trênt hị trường phù hợp với thị yếu của người tiêu dùng, khả
năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp tăng lên.
- Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là tổng
thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn
nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định phù hợp với công cụ của
Lớp: QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Tô Thị Nhâm
13
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn:PGS TS Nguyễn Thị Hường
sản phẩm. Chất lượng sản phẩm trở thành công cụ cạnh trah quan trọng của
doanh nghiệp trên thị trường bởi nó biểu hiến sự thoả mãn nhu cầu khách
hàngcủa sản phẩm.
Cạnh tranh về mẫu mã, bao bì: Mẫu mã bao bì sản phẩm không chỉ là ề ngoài
của sản phẩm mà còn là biểu tượng của sản phẩm, của doanh nghiệp, giúp
người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm của doanh nghiệp. Người
tiêu dùng thường lựa chọn sản phẩm qua mẫu mã, bao bì mà mình cảm thấy
yên tâm và tin tưởng, vì vậy cạnh tranh về mẫu mã bao bì góp phần làm tăng
khả năng cạnh tranh của hàng hoá.
- Cạnh tranh về nhãn mác, uy tín sản phẩm: Uy tín của doanh nghiệp
được xây dựng trước tiên dựa trên uy tín của sản phẩm về chất lượng, giá trị
sử dụng, dịch vụ bán hàng của sản phẩm dịch vụ.Cạnh tranh về nhãn mác uy
tín cảu sản phẩmlà cách thức mà doanh nghiệp lựa chọn để tăng cường uy tín
của doanh nghiệp với người tiêu dùng.
Để tiến hành cạnh tranh về sản phẩm, Các doanh nghiệp thường sử
dụng các biện pháp sau: Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng
loại sản phẩm, kết hợp nâng cao chất lượng với đa dạng hoá chủng loẩin
phẩm
- Cạnh tranh bằng giá cả
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm mà người bán hay
doanh nghiệp dự định có thể nhận được từ người mua thông qua việc trao đổi
trên thị trường.
Mức giá có vai trò cực kỳ quan trọng trong cạnh tranh. Giá cả tác động
trựoc tiếp tới quyết định mua của người tiêu dùng. Nếu chênh lệch về giá giữa
doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng cảm nhận lợi ích khi sử
dụng sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn so với sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh. Vì lẽ đó sản phẩm của doanh nghiệp sẽ ngày càng chiếm được lòng tin
Lớp: QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Tô Thị Nhâm
14
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn:PGS TS Nguyễn Thị Hường
của người tiêu dùng và cũng có nghĩa là doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh
ngày càng cao.
Cạnh tranh về giá cả được thể hiện ở các nội dung sau;
- Nắm bắt, dự báo ảnh hưởng của các nhân tố tới các quyết định về giá.
- Xác định mức giá.
- Ra quyết định điều chỉnh thay đổi giá.
- Lựa chọn cách thức ứng xử phù hợp với các biện pháp cạnh tranh qua
giá cả của các đối thủ.
Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thể hiện thông qua chính
sách định giá bán mà doanh nghiệp áp dụng đối với các loại thị trường của
mình trên cơ sở kết hợp một số chính sách, điều kiện khác. Ngoài ra, doanh
nghiệp còn sử dụng biện pháp giảm chi phí sản xuất sản phẩm, tăng chi phí
sản xuất sản phẩm kết hợp với tằng cường dịch vụ sau bán hàng.
- Chính sách định giá bán: Đó là việc ấn định có hệ thống giá cả các sản
phẩm hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng. Các doanh nghiệp áp dụng các chính
sách định giá sau: Định giá thấp hơn giá thị trường, định giá cao hơn giá thị
trường và định giá ngang bằng với giá thị trường.
- Cạnh tranh bằng phân phối .
Kênh phân phối là tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ
thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình lưu thông hàng hoá, đưa hàng hoá từ
người sản xuất đến người tiêu dùng. Để hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp
được diễn ra thông suốt, thường xuyên và đầy đủ doanh nghiệp cần phải lựa
chọn các kênh phân phối nghiên cứu các đặc trăng của thị trường, của khách
hàng. Từ đó có các chính sách phân phối sản phẩm hợp lý, hiệu quả, đáp ứng
nhu cầu của khách hàng.
Kênh phân phối giúp doanh nghiệp tăng cừờng thúc đẩy lưu thông hàng
hoá, tạo điều kiện cho hàng hoá tới tay người tiêu dùng dễ dàng, tăng doanh
thu, tăng vòng quay của vốn, giúp cho doanh nghiệp tăng cường năng lực
Lớp: QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Tô Thị Nhâm
15
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn:PGS TS Nguyễn Thị Hường
cạnh tranh. Cạnh tranh bằng phân phối được thể hiện qua các nội dung
chủ yếu sau:
- Khả năng đa dạng hoá các kênh và chọn được kênh chủ lực.
Ngỳa nay, cơ cấu sản phẩm của các doanh ghiệp rất đa dạng thích ứng với
mỗi laọi sản phẩm có các kênh phân phối khác nhau. Việc phân định đâu là
kênh phân phối chủ lực có ý nghĩa quyết định trong tối thiểu hoá chi phí dành
cho tiêu thụ sản phẩm, đồng thời nó còn tạo cho doanh nghiệp một hệ thống
phân phối an toàn ổn định trong việc tiêu thụ sản phẩm.
- Tìm được những người điều khiển đủ mạnh
Đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều kênh phân phối, và trực tiếp quản
lý các kênh phân phối, phải tìm ra được kênh phân phối chủ đạo, chiếm tỷ lệ
chính trong tỷ lệ tiêu thụ của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sử
dụng các đại lý độc quyền thì cần phải xem xét đến sức mạnh của các doanh
nghiệp làm đại lý để phân phối sản phẩm cho doanh nghiệp: Có vốn lớn và đủ
sức chi phối được lực lượng bán hàng trong kênh thị trường.
- Hệ thống bán hàng phong phú: Chú trọng hệ thống các kho, đại lý
trong và ngoài nước. Các trung tâm này phải có cơ sở vật chất hiện đại.
- Có biện pháp liên kết các kênh phân phối: Đặc biệt cần có biện pháp
để quản lý người bán và điều khiển người bán đó.
Tuỳ theo từng mặt hàng kinh doanh, tuỳ theo vị trí địa lý, tuỳ theo nhu cầu
của người mua và người bán, tuỳ theo quy mô kinh doanh của doanh nghiệp
mà doanh nghiệp lựa chọn, sử dụng các kênh phân phối hiệu quả nhằm mục
đích đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, giải phóng nguồn hàng bù
đắp chi phí sản xuất, thu hồi vốn, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thông thường kênh phân phối của doanh nghiệp được chia thành 5 loại sau:
( xem hình 1.1)
Lớp: QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Tô Thị Nhâm
16
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn:PGS TS Nguyễn Thị Hường
Hình 1.1 : Hệ thống kênh phân phối trong các doanh nghiệp
- Các công cụ cạnh tranh khác
* Dịch vụ sau bán hàng
Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp không dừng lại sau lúc bán hàng
thu tiền của khách hàng mà để nâng cao uy tín và trách nhiệm đến cùng đối
với người tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải
làm tốt các dịch vụ sau bán hàng.
Nội dung của hoạt động dịch vụ sau bán hàng:
- Cam kết thu lại sản phẩm và hoàn trả tiền cho khách hoặc đổi lại hàng
nếu như sản phẩm không theo đúng yêu cầu ban đầu của khách hàng
- Cam kết bảo hành trong thời gian nhất định
Qua các dịch vụ sau bán hàng, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được sản phẩm
của mình có đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hay không.
* Quảng cáo: Là hình thức chuyển tải thông tintới người tiêu dùng về sản
phẩm và hình ảnh doanh nghiệp thông qua các phương tiện truyền thông.
* Quan hệ công chúng: Đó là tập hợp các hoạt động tổ chức dư luận xã hội
nhằm bảo đảm cho Công ty có hình ảnh, danh tiếng tốt, tác động tới mưc độ
hiểu biết của xã hội nhằm đạt các mục tiêu trên của xã hội.
Lớp: QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Tô Thị Nhâm
17
Người
sản
xuất
Người bán lẻ
Bán buôn
Người
tiêu
dùng
Người bán buôn
Người bán lẻĐại lý
Bán lẻ
Đại lý
Người bán lẻ
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn:PGS TS Nguyễn Thị Hường
* Phương thức thanh toán
Đây cũng là một công cụ cạnh tranh được nhiều doanh nghiệp sử dụng,
phương thức thanh toán gọn nhẹ, rườm rà hay nhanh chậm sẽ ảnh hưởng đến
công tác tiêu thụ và do đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường.
Các doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp như:
- Đối với khách hàng ở xa thì có thể trả tiền hàng qua ngân hàng, vừa
nhanh vừa đảm bảo an toàn cho cả khách hàng lẫn doanh nghiệp.
- Với một số trường hợp đặc biệt, các khách hàng có uy tín với doanh
nghiệp hoặc khách hàng là người mua sản phẩm thường xuyên của doanh nghiệp
thì có thể cho khách hàng trả chậm tiền hàng sau một thời gian nhất định.
- Giảm giá đối với khách hàng thanh toán tiền ngay hoặc mua với số
lượng lớn.
1.1.4.3 Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
- Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng:
Trên thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng diễn ra gay gắt
thì người được lợi nhất là khách hàng. Khi có cạnh tranh thì người tiêu dùng
không phải chịu một sức ép nào mà còn được hưởng những thành quả do cạnh
tranh mang lại như: chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá bán thấp hơn, chất
lượng phục vụ cao hơn Đồng thời khách hàng cũng tác động trở lại đối với
cạnh tranh bằng những yêu cầu về chất lượng hàng hoá, về giá cả, về chất
lượng phục vụ Khi đòi hỏi của người tiêu dùng càng cao làm cho cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn để giành được nhiều khách
hàng hơn.
- Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp:
Cạnh tranh là điều bất khả kháng đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị trường. Cạnh tranh có thể được coi là cuộc chạy đua khốc liệt mà các
doanh nghiệp không thể tránh khỏi mà phải tìm mọi cách vươn nên để chiếm
Lớp: QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Tô Thị Nhâm
18
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn:PGS TS Nguyễn Thị Hường
ưu thế và chiến thắng. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng
cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thay đổi kiểu dáng mẫu mã đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng
các công nghệ mới, hiện đại , tạo sức ép buộc các doanh nghiệp phải sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực của mình để giảm giá thành, nâng cao chất lượng,
cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới khác biệt có sức cạnh tranh cao.
Cạnh tranh khốc liệt sẽ làm cho doanh nghiệp thể hiện được khả năng “
bản lĩnh” của mình trong quá trình kinh doanh. Nó sẽ làm cho doanh nghiệp
càng vững mạnh và phát triển hơn nếu nó chịu được áp lực cạnh tranh trên thị
trường.
Chính sự tồn tại khách quan và sự ảnh hưởng của cạnh tranh đối với nền
kinh tế nói chung và đến từng doanh nghiệp nói riêng nên việc nâng cao khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền
kinh tế thị trường.
Cạnh tranh là qui luật khách quan của kinh tế thị trường, mà kinh tế thị
trường là kinh tế TBCN. Kinh tế thị trường là sự phát triển tất yếu và Việt
Nam đang xây dựng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định
hướng XHCN có sự quản lý vĩ mô của nhà nước, lấy thành phần kinh tế nhà
nước làm chủ đạo. Dù ở bất kỳ thành phần kinh tế nào thì các doanh nghiệp
cũng phải vận hành theo qui luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Nếu
doanh nghiệp nằm ngoài quy luật vận động đó thì tất yếu sẽ bị loại bỏ, không
thể tồn tại. Chính vì vậy chấp nhận cạnh tranh và tìm cách để nâng cao khả
năng cạnh tranh của mình chính là doanh nghiệp đang tìm con đường sống
cho mình.
- Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân:
Canh tranh là động lực phát triển kinh tế nâng cao năng suất lao động xã
hội. Một nền kinh tế mạnh là nền kinh tế mà các tế bào của nó là các doanh
nghiệp phát triển có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên ở đây cạnh tranh
Lớp: QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Tô Thị Nhâm
19
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn:PGS TS Nguyễn Thị Hường
phải là cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp cạnh
tranh nhau để cùng phát triển, cùng đi lên thì mới làm cho nền kinh tế phát
triển bền vững. Còn cạnh tranh độc quyền sẽ ảnh hưởng không tốt đến nền
kinh tế, nó tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng dẫn đến mâu thuẫn
về quyền lợi và lợi ích kinh tế trong xã hội, làm cho nền kinh tế không ổn
định. Vì vậy, Chính phủ cần ban hành lệnh chống độc quyền trong cạnh tranh,
trong kinh doanh để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Cạnh tranh hoàn
hảo sẽ đào thải các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Do đó buộc các
doanh nghiệp phải lựa chọn phương án kinh doanh có chi phí thấp nhất, mang
lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Như vậy cạnh tranh tạo ra sự đổi mới mang lại
sự tăng trưởng kinh tế.
1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA.
1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của hàng hóa:
Khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu
những năm 1990. Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng
cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất
lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế.
Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh
nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh
nghiệp”. Định nghĩa này cũng được nhắc lại trong “Sách trắng về năng lực
cạnh tranh của Vương quốc Anh” (1994). Năm 1998, Bộ thương mại và Công
nghiệp Anh đưa ra định nghĩa “Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là
khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời
điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu
quả hơn các doanh nghiệp khác”
Tuy nhiên, khái niệm năng lực cạnh tranh đến nay vẫn chưa được hiểu
một cách thống nhất. Theo Buckley (1988), năng lực cạnh tranh của doanh
Lớp: QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Tô Thị Nhâm
20
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn:PGS TS Nguyễn Thị Hường
nghiệp cần được gắn kết với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp với 3
yếu tố: các giá trị chủ yếu của doanh nghiệp, mục đích chính của doanh
nghiệp và các mục tiêu giúp các doanh nghiệp thực hiện chức năng của mình.
Điểm lại các tài liệu trong và ngoài nước, có nhiều cách quan niệm về
năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Dưới đây là một số cách quan niệm về
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý.
Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở
rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá
phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa,
dịch vụ so với các đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp.
Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu
trước sự tấn công của doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách
năng lực cạnh tranh của Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng
lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới… Ủy ban Quốc gia
về hợp tác kinh tế có trích dẫn khái niệm năng lực cạnh tranh theo Từ điển
Thuật Ngữ chính sách thương mại (1997), theo đó, năng lực cạnh tranh là
năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về
năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chất
định tính, khó có thể định lượng.
Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ
chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố
sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều
kiện cạnh tranh quốc tế. Theo M. Porter (1990), năng suất lao động
là thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, các quan niệm này
chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế
cạnh tranh. Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng, năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo
Lớp: QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Tô Thị Nhâm
21
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn:PGS TS Nguyễn Thị Hường
mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu (2005) cũng có
ý kiến tương tự: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi
thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ
cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền
vững”.
Ngoài ra, không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp với năng lực kinh doanh.
Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh vẫn chưa được
hiểu thống nhất. Để có thể đưa ra quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp phù hợp, cần lưu ý những đặc thù khái niệm này như Henricsson và
các cộng sự (2004) chỉ ra: đó là tính đa nghĩa (có nhiều định nghĩa), đa trị (có
nhiều cách đo lường), đa cấp (với các cấp độ khác nhau), phụ thuộc, có tính
quan hệ qua lại, tính chất động và là một quá trình. Ngoài ra, khi đưa ra khái
niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần lưu ý thêm một số vấn đề sau
đây:
Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối
cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong nền kinh tế
thị trường tự do trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và
năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng hóa hơn đối thủ
cạnh tranh; trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh trên cơ
sở tối đa hóa số lượng hàng hóa nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần;
còn trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với mở
rộng “không gian sinh tồn”, doanh nghiệp phải cạnh tranh không gian, cạnh
tranh thị trường, cạnh tranh tư bản và do vậy quan niệm về năng lực cạnh
tranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới.
Đối với Việt Nam hiện nay, với trình độ phát triển kinh tế còn thấp,
nhưng lại đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - cạnh tranh gay gắt,
việc đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh cho phù hợp với bối cảnh hiện nay
là không đơn giản.
Lớp: QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Tô Thị Nhâm
22
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn:PGS TS Nguyễn Thị Hường
Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành
giữa các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố
sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa, mà cả khả năng mở rộng không gian
sinh tồn của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới.
Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương
thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền thống và các
phương thức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế
cạnh tranh, dựa vào quy chế.
Từ những yêu cầu trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp như sau:
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chiếm lĩnh thị trường
trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng
có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.
1.2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của hàng hóa.
Một sản phẩm hàng hóa được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả.
Năng lực cạnh tranh của hàng hóa có được do năng lực cạnh tranh của
chủ thể doanh nghiệp tạo ra, nhưng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
không chỉ do năng lực cạnh tranh của hàng hóa mà phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác nữa. Vì thế nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải phân tích và phán
đoán các thế lực cạnh tranh trong môi trường ngành để xác định các cơ hội và
đe doạ đối với doanh nghiệp. Được biểu hiện qua mô hình Swot:
SWOT là viết tắt của 4 chữ: Strength - điểm mạnh, Weaknesses - điểm
yếu,Opportunities - cơ hội, Threatens - đe doạ.
Ma trận SWOT là ma trận cho phép Việt Nam đánh giá điểm mạnh,
điểm yếu của công ty và ước lượng những cơ hội, nguy cơ của môi trường
kinh doanh bên ngoài, để từ đó có sự phối hợp giữa khả năng của công ty với
tình hình môi trường. Nếu doanh nghiệp có một ma trận SWOT phân tích kỹ
lưỡng và chính xác, công ty có thể nâng cao sức cạnh tranh qua việc phát huy
Lớp: QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Tô Thị Nhâm
23
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn:PGS TS Nguyễn Thị Hường
hiệu quả năng lực bên trong của mình song song việc nắm bắt tốt các cơ hội
cũng như xác định các thách thức trong thời gian tới. Trái lại, khi doanh
nghiệp không thể có được sự chính xác trong đánh giá thị trường bằng mô
hình này, doanh nghiệp sẽ không có những phản ứng kịp thời trước những
biến động từ bên ngoài và không phát huy hết các nguồn lực sản xuất bên
trong, từ đó dễ dẫn đến những sai lầm to lớn cho doanh nghiệp.
Ma trận SWOT có tác dụng giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển 4
loại chiến lược sau để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình:
- Các chiến lược điểm mạnh – cơ hội (S – O): Sử dụng những điểm
mạnh bên trong để tận dụng cơ hội bên ngoài.
- Các chiến lược điểm yếu – cơ hội (W – O): Cải thiện những điểm
yếu bên trong để tận dụng cơ hội bên ngoài.
- Các chiến lược điểm mạnh – đe dọa (S – T): Sử dụng các điểm
mạnh để tránh khỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của mối đe dọa bên ngoài.
- Các chiến lược điểm yếu – nguy cơ (W – T): Cải thiện điểm yếu bên trong
để tránh hay giảm bớt ảnh hưởng của mối đe dọa bên ngoài.
Bảng 1.1: Ma trận SWOT
Môi trường nội
bộ DN
Môi trường
Các điểm mạnh (S)
Liệt kê những điểm mạnh
quan trọng nhất từ bảng tổng
hợp môi trường nội bộ DN
Các điểm yếu (W)
Liệt kê những điểm yếu quan
trọng nhất từ bảng tổng hợp
môi trường nội bộ DN
Lớp: QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Tô Thị Nhâm
24
Chuyên đề tốt nghiệp GV hướng dẫn:PGS TS Nguyễn Thị Hường
bên ngoài DN
Các cơ hội (O)
Liệt kê những cơ hội
quan trọng nhất từ
bảng tổng hợp môi
trường bên ngoài DN
Các kết hợp chiến lược (SO)
Tận dụng thế mạnh của DN để
khai thác các cơ hội trong môi
trường kinh doanh bên ngoài
Các kết hợp chiến lược (WO)
Tận dụng các cơ hội bên
ngoài để khắc phục điểm yếu
bên trong doanh nghiệp
Các nguy cơ (T)
Liệt kê những nguy cơ
quan trọng nhất từ
bảng tổng hợp môi
trường bên ngoài DN
Các kết hợp chiến lược (ST)
Tậ dụng điểm mạnh bên trong
doanh nghiệp nhằm giảm bớt
tác động của các nguy cơ bên
ngoài
Các kết hợp chiến lược (WT)
Là những kết hợp chiến lược
mang tính phòng thủ cố gắng
khắc phục điểm yếu và giảm
tác động (hoặc tránh) nguy cơ
bên ngoài
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa
Một sản phẩm hàng hoá được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng,
tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì hơn hẳn so với những
sản phẩm hàng hoá cùng loại.
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đều phải chịu
tác động cảu các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài và các nhân tố tác động
thuộc nội tại doanh nghiệp. Do đó năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
không chỉ phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào các
nhân tố khách quan khác của môi trường bên ngoài.
Thông qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh
mà doanh nghiệp thấy rõ ảnh hưởng của các nhân tố trên thị trường xuất khẩu,
các nhân tố thuộc về bản thân hàng hoá xuất khẩu và các nhân tố thuộc về
Lớp: QTKD Quốc tế K39 Sinh viên: Tô Thị Nhâm
25